Nhận thức được tiềm năng và hiệu quả của PES tại Việt Nam, dự án thí
điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đã được thực hiện tại Sơn La. Hiện nay
dự án mới chỉ đang trong giai đoạn bắt đầu triển khai nhưng thông qua việc
phân tích về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường có thể đánh giá phần nào
về khả năng thành công của dự án. Tuy nhiên, PES là một cơ chế còn nhiều
mới mẻ cả khi trên thế giới và khi áp dụng ở Việt Nam, vì thế cần thiết có sự
đầu tư nghiên cứu để PES phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
79 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3559 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả kinh tế - Xã hội của dự án chi trả dịch vụ môi trường tại tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h vụ môi trường rừng. Trong phạm vi dự án thí điểm
chi trả dịch vụ môi trường đang thực hiện tại 2 huyện là Mộc Châu và Phù
Yên, hệ số điều chỉnh K được xác định theo hai chỉ tiêu quyết định đến hiệu
quả môi trường của một khu rừng, đó là loại rừng và chức năng của khu rừng
đó. Như vậy, với những loại rừng có chức năng phòng hộ đầu nguồn và là
rừng tự nhiên thì hệ số này sẽ cao hơn đối với những loại rừng khác nhằm duy
trì và bảo vệ các khu rừng tự nhiên.
Gọi hệ số điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường cho rừng tự nhiên và
rừng trồng theo hiệu quả môi trường của chúng lần lượt là Kttr 1 và Kttr2. Ta
có:
Kttr1 = (HQ rtn) / ( (HQ rtn + HQ rt) /2)
Kttr2 = (HQ rt) / ( (HQ rtn + HQ rt) /2)
Trong đó: HQ rtn là hiệu quả môi trường của rừng tự nhiên;
HQ rt là hiệu quả môi trường của rừng trồng.
Hệ số điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường tính cho rừng tự nhiên và
rừng trồng được trình bày trong bảng dưới:
Bảng 3.1: Giá trị giữ nước và giữ đất của rừng và hệ số chi trả dịch vụ
MTR
Đại
lượng
Giá trị giữ nước của
rừng
Giá trị giữ đất của
rừng Trung bình
Rừng tự
nhiên
Rừng
trồng
Rừng tự
nhiên
Rừng
trồng
Rừng tự
nhiên
Rừng
trồng
Lượng
tiền 254 208 1530 1455 892 831.5
Ktrr 1.1 0.9 1.03 0.97 1.06 0.94
42
Như vậy, hệ số K của rừng tự nhiên và rừng trồng khi làm tròn đến 1 số lẻ thì hệ
số K cho rừng tự nhiên là Ktrr1 = 1.1 còn hệ số K cho rừng trồng Ktrr2 = 0.9.
Xây dựng công thức tính hệ số K theo chức năng rừng
Tính toán hệ số K theo mục đích sử dụng rừng, có 3 nhóm là rừng phòng
hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Tuy nhiên, rừng đặc dụng thường phân
bố ở những nơi cao, dốc, địa hình khó tiếp cận tương tự như rừng phòng hộ.
Vì vậy, hiệu quả môi trường của rừng đặc dụng được ước lượng tương tự như
rừng phòng hộ và được ghép chung thành một nhóm. Do đó, trong phạm vi
dự án thí điểm này, hệ số K theo mục đích sử dụng rừng sẽ được tính theo 2
nhóm có hiệu quả môi trường khác nhau.
Các nghiên cứu đã cho thấy không có sự khác biệt rõ rệt về hiệu quả giữ
nước của rừng phòng hộ và rừng sản xuất nhưng lại có sự khác biệt rất rõ
trong về giá trị giữ đất của chúng. Nguyên nhân chủ yếu là do điạ hình của 2
khu vực này, rừng phòng hộ thường phân bố ở những nơi có độ dốc cao, bình
quân là 28 độ. Trong khi đó, độ dốc trung bình của rừng sản xuất chỉ là 22 độ.
Chính sự khác biệt đã tạo nên sự khác biệt về tiềm năng xói mòn đất ở rừng
phòng hộ và rừng sản xuất. Đối với rừng phòng hộ, nơi có tiềm năng xói mòn
cao thì giá trị giữ đất của rừng lớn hơn so với rừng sản xuất là nơi có tiềm
năng xói mòn thấp. Công thức xác định hệ số K cho rừng phòng hộ (Kmdsd
1) và rừng sản xuất (Kmdsd 2) theo hiệu quả môi trường của chúng được sử
dụng là:
Kmdsd 1 = (HQ rph) / ( (HQ rph + HQ rsx)/2)
Kmdsd 2 = (HQ rsx) / ( (HQ rph + HQ rsx)/2)
Trong đó: HQ prh là hiệu quả môi trường của rừng phòng hộ
HQ rsx là hiệu quả môi trường của rừng sản xuất
Kết quả tính toán hệ số K được tổng hợp trong bảng dưới:
43
Bảng 3.2: Giá trị giữ đất của rừng phòng hộ và rừng sản xuất và hệ số chi
trả dịch vụ môi trường
Đại lượng
Giá trị giữ đất
Rừng phòng hộ Rừng sản xuất
Lượng tiền (đồng/ha/năm) 1867 1144
Kmdsd 1.24 0.76
Khi làm tròn đến 1 số lẻ ta có: hệ số điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường
cho rừng phòng hộ, Kmdsd 1 = 1.2 còn cho rừng sản xuất Kmdsd 2 = 0.8.
Tổng hợp hệ số K chung
Hệ số chi trả dịch vụ môi trường chung được xác định bằng tích số của hệ số
chi trả theo loại rừng và hệ số chi trả theo mục đích sử dụng rừng (hay chức
năng của rừng), sau đó được làm tròn đến 1 số lẻ:
K = Kttr x Kmdsd
Kết quả tính toán kết hợp theo 2 tiêu chí trên đựoc cho trong bảng dưới:
Bảng 3.3: Hệ số chi trả dịch vụ MTR theo loại rừng và chức năng của
rừng
TT Mục đích sử
dụng rừng
Kmdsd Loại rừng Kttr Tích các hệ
số
Hệ số chi
trả K
1 Phòng hộ 1.2 Tự nhiên 1.1 1.32 1.3
2 Phòng hộ 1.2 Rừng trồng 0.9 1.08 1.1
3 Sản xuất 0.8 Tự nhiên 1.1 0.88 0.9
4 Sản xuất 0.8 Rừng trồng 0.9 0.72 0.7
Dựa vào bảng trên đây, sau khi tính mức chi trả bình quân cho 1 ha rừng sẽ
xem xét với từng khu vực khác nhau để có mức chi trả khác nhau cho phù hợp
với từng đối tượng rừng được chi trả.
44
3.1.2. Tính toán mức chi trả dịch vụ môi trường rừng
Xác định số tiền các nhà máy thuỷ điện phải chi trả cho dịch vụ môi
trường theo Quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Quyết định này, các nhà máy thuỷ điện tại lưu vực sông Đà là những đối
tượng phải chi trả cho dịch vụ môi trường rừng, gồm có Nhà máy thuỷ điện
Hoà Bình, nhà máy thuỷ điện Suối Sập và các công ty cấp nước thuộc huyện
Mộc Châu và huyện Phù Yên. Kết quả điều tra tại các đơn vị trên được tổng
kết trong bảng ở trang sau.
Số tiền thu được này được dùng để chi trả cho các dịch vụ môi trường rừng
mà họ nhận được từ các khu rừng đầu nguồn.
Bảng 3.4: Số tiền nhà máy thuỷ điện phải chi trả
Đối tượng phải
chi trả
Đơn vị tính Sản lượng Đơn giá Thành tiền
Nhà máy thuỷ
điện Hoà Bình
KWh 9.000.000.000 20 180.000.000.000
Nhà máy thuỷ
điện Suối Sập
KWh 267.000.000 20 5.340.000.000
Chi nhánh cấp
nước Phù Yên
m 3 350.000 40 14.000.000
Chi nhánh cấp
nước Mộc Châu
m 3 325.000 40 13.000.000
Tổng cộng 185.367.000.000
Tổng số tiền thu được = 185.367.000.000 đồng
45
Xác định mức chi trả dịch vụ môi trường bình quân
Để xác định giá trị chi trả dịch vụ môi trường rừng cho Sơn La, trước tiên ta
xác định lưu vực phòng hộ sông Đà để làm cơ sở tính toán bình quân tiền chi
trả cho 1 ha rừng:
Tổng diện tích lưu vực sông Đà: 941.586 ha
Tổng số tiền thu được từ giá trị dịch vụ MTR: 185.367.000.000 đồng
Số tiền chi trả bình quân cho 1 ha rừng (P) là:
P = 0,9 x (185.367.000.000 : 941.586) = 196.866 đồng/ha
Như vậy mức chi trả bình quân cho 1 ha rừng là: 196.866 đồng
Xác định mức tiền nhận được từ dịch vụ MTR của 2 huyện Mộc Châu
và Phù Yên
Số tiền chi trả cho huyện Mộc Châu:
Bảng 3.5: Số tiền chi trả cho huyện Mộc Châu
Diện tích rừng Giá bình quân
Hệ số
K Diện tích Thành tiền
I. Rừng đặc dụng
1. Rừng tự nhiên 196866 1.3 15881.9 4064587963
2. Rừng trồng 196866 1.1 0 0
II. Rừng phòng hộ
1. Rừng tự nhiên 196866 1.3 60875.26 15579549616
2.Rừng trồng 196866 1.1 3596.44 778818432.7
III. Rừng sản xuất
1. Rừng tự nhiên 196866 0.9 4296.39 761231802.4
2. Rừng trồng 196866 0.7 628.6 86624977.32
Tổng cộng 85278.59 21270812791
Vậy số tiền huyện Mộc Châu nhận được là: 21.270.812.791 đồng
46
Số tiền chi trả cho huyện Phù Yên
Bảng 3.6: Số tiền chi trả cho huyện Phù Yên
Diện tích rừng
Giá bình
quân Hệ số K Diện tích Thành tiền
I. Rừng đặc dụng
1. Rừng tự nhiên 196866 1.3 5827 1491279637
2. Rừng trồng 196866 1.1 0 0
II. Rừng phòng hộ
1. Rừng tự nhiên 196866 1.3 38514.52 9856859343
2.Rừng trồng 196866 1.1 1345.49 291369357.8
III. Rừng sản xuất
1. Rừng tự nhiên 196866 0.9 2233.18 395673492.5
2. Rừng trồng 196866 0.7 260.17 35853039.05
Tổng cộng 48180.36 12071034869
Số tiền huyện Phù Yên nhận được là: 12.071.034.869 đồng
3.1.3. Tính toán lợi ích kinh tế của các bên tham gia
3.1.3.1. Lợi ích của những người chủ rừng
Lợi ích từ việc được chi trả cho việc cung cấp dịch vụ môi trường rừng
Đối với những người chủ rừng hay người dân sinh sống tại khu vực hai
huyện thí điểm, những giá trị họ nhận được từ rừng chủ yếu là giá trị trực tiếp.
Những giá trị này bao gồm giá trị về gỗ, lâm sản ngoài gỗ và các giá trị dịch
vụ du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng…, và thực tế thì những giá trị này là rất thấp.
Thu nhập trực tiếp của người dân từ rừng phòng hộ chủ yếu là tiền khoán
bảo vệ rừng của Nhà nước, trước đây là 50.000 đồng/ha/năm và nay là
100.000 đồng/ha/năm. Thu nhập từ rừng sản xuất tuy có cao hơn những vẫn ở
mức thấp, đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên mức thu nhập dao động từ
47
60.000 đồng đến 1.950.000 đồng/ha/năm. Sở dĩ có sự chênh lệch lớn như vậy
vì ở vùng sâu, vùng xa không có sự thuận lợi về giao thông thì thu nhập từ
rừng tre nứa và rừng phục hồi khoảng 60.000 đồng/ha/năm; rừng nghèo là
250.000 đồng/ha/năm còn đối với những vùng có sự thuận lợi về giao thông
thì mức thu nhập này cao hơn: rừng tre nứa đem lại mức thu nhập 200.000
đồng/ha/năm, rừng phục hồi là 360.000 đồng/ha/năm, rừng nghèo là 600.000
đồng/ha/năm, rừng trồng là 1.500.000 đồng/ha/năm và cuối cùng cao nhất là
rừng trung bình cho mức thu nhập là 1.950.000 đồng/ha/năm.
Tuy nhiên, các trạng thái rừng nghèo và rừng trung bình được trồng ở
những nơi có giao thông thuận lợi chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp, ít hơn 10%. Do
vậy, nhìn chung thu nhập của người dân dao động ở mức từ 100.000 đồng đến
360.000 đồng/ha/năm, thu nhập trung bình của họ từ nghề rừng khoảng
230.000 đồng/ha/năm. Nếu tính thêm rằng, họ vừa nhận được tiền trực tiếp từ
rừng sản xuất vừa nhận được tiền cho việc bảo vệ rừng phòng hộ thì mức thu
nhập là:
230.000 + 100.000 = 330.000 đồng/ha/năm
Con số này cho thấy hiện nay người làm nghề rừng có mức thu nhập thấp.
Thậm chí với các chính sách hiện nay của Nhà nước, yêu cầu người dân giữ
rừng, kinh doang rừng bằng pháp luật thì các mâu thuẫn về lợi ích càng nảy
sinh rõ hơn. Ở những nơi nào còn nhiều rừng, có tác dụng phòng hộ lớn, có
tính đa dạng sinh học cao thì ở đó những người làm rừng lại nghèo nhất, đời
sống khó khăn, ngày càng tách biệt so với các vùng kinh tế khác gây nên sự
tiềm ẩn bất ổn về xã hội. Chính vì thế những người trực tiếp làm nghề rừng
không muốn gắn với sản xuất lâm nghiệp mà tìm kiếm các công việc khác
như phá rừng để làm nương rẫy hoặc khai thác và buôn bán gỗ, động thực vật
hoang dã trái phép.
48
Khi người là rừng tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ môi trường
rừng, cụ thể ở đây là phòng hộ đầu nguồn, thay vì phá rừng họ sẽ giữ rừng và
nhận được tiền cho việc cung cấp của mình. Theo số liệu tính toán ở trên, với
việc bảo vệ và cung cấp dịch vụ MTR, người dân huyện Mộc Châu và huyện
Phù Yên nhận được số tiền khoảng 250.000 đồng/ha/năm. Trách nhiệm của
những chủ rừng khi tham gia PES là bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn
nhằm đảm bảo cung cấp dịch vụ môi trường cho các nhà máy thuỷ điện ở lưu
vực sông Đà, tuy nhiên họ vẫn có thể được khai thác rừng sản xuất và phải
đảm bảo việc khai thác này có kế hoạch và tiến hành trồng rừng bổ sung. Ta
giả thiết rằng, khi tham gia PES, họ chỉ được khai thác số lượng bằng 1/3 so
với trước đây do có tính toán đến sự phục hồi và khả năng tái sinh của rừng
và phải đảm bảo không phá rừng bừa bãi khi đã nhận được khoản chi trả cho
việc cung cấp dịch vụ môi trường. Mức thu nhập trực tiếp từ rừng sản xuất
của họ lúc này sẽ là:
230.000 : 3 = 76.666 đồng/ha/năm, xấp xỉ 77.000 đồng/ha/năm.
Đồng thời, Nhà nước vẫn giao việc quản lý rừng phòng hộ cho người làm
rừng, do vậy họ vẫn nhận được khoản tiền khoán cho việc bảo vệ rừng là
100.000 đồng/ha/năm. Như vậy, mức thu nhập của người dân làm rừng lúc
này sẽ là:
100.000 + 250.000 + 77.000 = 427.000 đồng/ha/năm
Tóm lại, dựa trên các tính toán đã thực hiện, có thể thấy mức thu nhập
của người làm rừng đã được tăng thêm 97.000 đồng/ha/năm. Tuy phần
tăng thêm này không được nhiều lắm nhưng nó cũng cho thấy, lợi ích của
người dân đã tăng lên và đây là cơ sở để họ tham gia vào việc cung cấp
dịch vụ môi trường rừng
49
Lợi ích từ hoạt động du lịch
Sơn La là một tỉnh miền núi với nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn, và Mộc
Châu là một trong những nơi thu hút được rất nhiều khách du lịch. Với những
lợi thế đặc biệt về tự nhiên, có cao nguyên rộng lớn, trải dài và đẹp nhất miền
núi phía Bắc, có khí hậu ôn đới gió mùa và có nhiều thắng cảnh du lịch, hàng
năm có hàng vạn khách du lịch tới thăm quan và nghỉ dưỡng. Hiện nay, huyện
cũng đang triển khai hoàn thành các khu du lịch sinh thái ở thị trấn Mộc Châu
nhằm mang đến nhiều lựa chọn hơn cho khách du lịch. Có thể thấy, khi tham
gia PES, ở Mộc Châu sẽ có nhiều rừng hơn đem lại cảnh quan đẹp hơn và
tiềm năng về du lịch sẽ càng được nâng cao.
Không chỉ thu hút khách du lịch tại các địa phương lân cận và khách trong
nước, Sơn La còn là điểm du lịch hấp dẫn với nhiều khách quốc tế. Số lượng
khách quốc tế và khách nội địa tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây. Tuy
nhiên, qua biểu đồ về lượng khách du lịch đến Sơn La, có thể thấy lượng
khách quốc tế tuy có tăng lên nhưng vẫn còn khá ít so với khách trong nước.
Vấn đề này có cơ hội cải thiện khi Sơn La phát triển những khu du lịch sinh
thái và thực hiện công tác bảo vệ và bảo tồn rừng một cách tốt hơn. Bởi vì xu
hướng du lịch hiện nay là quay về với thiên nhiên và các vùng hoang dã nên
việc phát triển du lịch gắn với hoạt động môi trường là cơ hội lớn để vừa có
nguồn thu nhập vừa bảo vệ môi trường.
Biểu đồ dưới đây thể hiện lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến
Sơn La từ năm 1995 đến năm 2006.
50
Lượng khách du lịch đến Sơn La từ 1995 - 2006
0
20,000
40,000
60,000
80,000
100,000
120,000
140,000
160,000
180,000
200,000
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Năm
Tổng số
khách
Khách quốc
tế
Khách nội
địa
Hình 3.1: Biểu đồ lượng khách du lịch đến Sơn La
(Dựa trên số liệu của website: www.sonla.gov.vn)
Theo một số điều tra về chi phí ăn ở và dịch vụ tại Sơn La. Chi phí này được
tính cho một tour du lịch từ 2-3 người trong 2 ngày, điều kiện ăn ở bình
thường, việc ước tính chi phí này chỉ bao gồm chi phí du lịch tại Sơn La,
không bao gồm chi phí tàu xe đến Sơn La.
- Chi phí ở: 100.000 đồng/ngày đêm
=> Chi phí ở cho 2 ngày: 100.000 x 2 = 200.000 đồng
- Chi phí ăn uống: 80.000 đồng/người/ngày
=> chi phí ăn uống cho 3 người trong 2 ngày: 80.000 x 3 x 2 = 480.000 đồng
- Chi phí cho mua bán đồ lưu niệm: 100.000 đồng /người
=> Chi phí mua đồ lưu niệm cho 3 người: 100.000 x 3 = 300.000 đồng
Tổng chi phí cho chuyến du lịch là:
200.000 + 480.000 + 300.000 = 980.000 đồng
Chi phí của 1 khách du lịch khi đến Sơn La: 980.000 : 3 = 326.666 đồng.
Ta làm tròn con số này là 327.000 đồng.
51
Phần chi phí khách du lịch bỏ ra chính là nguồn thu của những người dân
tại Sơn La. Trung bình với 1 khách du lịch họ sẽ thu được là 327.000 đồng.
Với lượng khách ngày càng tăng lên thì người dân sẽ thu được nhiều tiền hơn
từ hoạt động du lịch.
Hình 3.2:Du lịch tại Sơn La
Xem xét một kịch bản khác, khi người dân tại đây tham gia PES, họ sẽ
tạo ra môi trường rừng tốt hơn, cảnh quan đẹp hơn, tất yếu sẽ thu hút nhiều
khách du lịch hơn. Chẳng hạn như việc xây dựng các khu du lịch sinh thái,
thiết kế các tour du lịch khám phá rừng…Đối với những tour này sẽ tiến hành
thu phí tham quan, mức thu phí đề xuất từ 15.000 đồng – 20.000 đồng. Thêm
vào đó, phát triển các dịch vụ du lịch khác đi kèm như ăn ở với người dân bản
địa, đem lại cho khách du lịch cơ hội để tìm hiểu về văn hoá địa phương; bán
các mặt hàng thủ công của địa phương…Những dịch vụ này có khả năng đem
lại thêm thu nhập cho người dân từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng.
Như vậy, khi tham gia PES người dân có thể nhận thêm được lợi ích do
hoạt động du lịch trung bình từ 55.000 đồng đến 80.000 đồng.
52
Tóm lại, khi tham gia cung cấp các dịch vụ môi trường rừng, người làm
rừng không chỉ góp phần bảo vệ môi trường rừng nói riêng và môi trường nói
chung mà còn nhận thêm được lợi ích từ việc làm rừng. Theo kết quả tính
toán cho thấy, mức lợi ích do được chi trả chưa cao trong khi mức lợi ích từ
hoạt động du lịch là một con số đáng cân nhắc để người làm rừng tham gia
cung cấp dịch vụ môi trường rừng nhiều hơn, coi rừng là một nghề có thể đem
lại cho họ một cuộc sống tốt hơn.
3.1.3.2. Lợi ích của các nhà máy thuỷ điện
Nhà máy thủy điện Suối Sập, huyện Phù Yên
- Mô tả quá trình hoạt động sản xuất liên quan đến sử dụng nước của rừng
Lưu vực Suối Sập có tổng diện tích là 35.000 ha thuộc huyện Phù Yên;
diện tích rừng đầu nguồn của dòng Suối Sập là 14.000 ha. Phía cuối của dòng
chảy có 5 nhà máy thuỷ điện nhỏ được xây dựng với công suất thiết kế xấp xỉ
nhau đều là 14 MW. Đặc điểm chung của các nhà máy này là không có hồ
chứa nước mà chỉ có đập nhỏ ngăn và dẫn nước suối vào ống tới tuabin phát
điện đặt ở mực thấp hơn khoảng 100m.
Doanh thu của mỗi nhà máy trong thời kỳ đủ nước là 3 tỷ đồng/tháng. Tuy
nhiên do mưa thất thường nên chỉ có 4 tháng vào mùa mưa công suất của nhà
máy mới đạt 100%, còn 4 tháng công suất chỉ đạt 50% và 4 tháng vào mùa
khô thì công suất chỉ đạt được 25% so với công suất thiết kế.
- Xác định mức thu nhập từ hoạt động sản xuất trong kịch bản có rừng
Trong điều kiện các khu rừng đầu nguồn được duy trì và bảo vệ, tức là có
14.000 ha rừng đầu nguồn, tổng doanh thu của 1 nhà máy là:
T1 = 4 tháng x 3 tỷ/tháng + 4 tháng x 1,5 tỷ đồng/tháng + 4 tháng x 0,75 tỷ
đồng/tháng = 21 tỷ đồng/năm.
53
Tổng doanh thu tính cho 5 nhà máy là:
21 tỷ đồng/năm x 5 nhà máy = 105 tỷ đồng/năm
- Xác định mức thu nhập từ hoạt động sản xuất trong kịch bản không có
rừng
Trường hợp không có rừng giữ nước, nhà máy thuỷ điện này sẽ không có
đủ nước cho hoạt động sản xuất. Lúc này, công suất hoạt động trong 4 tháng
giữa mùa mưa là 100 %, nhưng 2 tháng tiếp theo công suất chỉ là 50% và 1
tháng tiếp sau đó công suất là 25%. Những tháng còn lại trong thời kỳ khô
hạn nhất nên sẽ không có nước phục vụ cho hoạt động của nhà máy. Tổng
doanh thu trong trường hợp này được tính như sau:
T2 = 4 tháng x 3 tỷ đồng/tháng + 2 tháng x 1,5 tỷ đồng/tháng + 1 tháng x 0,75
tỷ đồng/tháng = 15,75 tỷ đồng/năm.
=> Như vậy, nếu không có rừng đầu nguồn giữ nước hay nếu không có người
cung cấp dịch vụ môi trường rừng (ở đây là dịch vụ giữ nước của rừng) thì
mức thiệt hại của 1 nhà máy thuỷ điện là:
Thiệt hại doanh thu = T1 – T2 = 21 – 15,75 = 5,25 tỷ đồng/năm
Vậy, mỗi năm 1 nhà máy sẽ tiết kiệm được 5.25 tỷ đồng nếu có rừng giữ
nước. Kết quả này được tính cho 1 nhà máy trong tổ hợp 5 nhà máy thuỷ điện
được xây dựng tại Suối Sập. Do đó, tổng số tiền các nhà máy thuỷ điện tiết
kiệm được là:
5.25 tỷ đồng/năm x 5 nhà máy = 26.25 tỷ đồng/năm
Tóm lại, ta thấy rằng nhờ có giá trị giữ nước của rừng mà các nhà máy
thuỷ điện ở Suối Sập có thể giảm thiệt hại về doanh thu của mình rất nhiều
lần. Vì thế, vì nhu cầu cần có đủ nước cho hoạt động sản xuất, họ sẵn sàng
54
“mua” các dịch vụ môi trường cần thiết, mà ở đây chính là dịch vụ giữ nước
của rừng.
Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình
Tổng diện tích lưu vực của hồ Hoà Bình là 2.602.914 ha. Tỷ lệ che phủ
rừng cần thiết là 55%. Trong 5 tháng sau mùa mưa, nếu không có rừng lượng
nước được tạo ra là 48.723.255 m3, còn nếu có rừng lượng nước được tạo ra
là 4.383.818.547 m3.
Bảng 3. 5: Các thông số liên quan đến chi trả dịch vụ giữ nước đối với hồ
thuỷ điện Hoà Bình
Thông số và đơn vị tính Công thức Giá trị
Tổng diện tích lưu vực của hồ Hoà Bình
(ha)
2.602.914
Lượng nước tạo ra trong 5 tháng sau mùa
mưa từ lưu vực nếu không có rừng (m3)
a 48.723.255
Lượng nước tạo ra trong 5 tháng sau mùa
mưa từ lưu vực nếu có rừng (m3)
b 4.383.818.547
Sản lượng điện của nhà máy (kwh) 9.000.000.000
Tổng doanh thu của nhà máy (đồng) c 7500.000.000.000
Tổng lượng nước qua các tuabin trong 1
năm (m3)
d 63.072.000.000
Doanh thu từ 1 m3 nước (đồng/m3) e = c/d 119
Doanh thu tăng thêm nhờ rừng giữ nước f = e * (b-a) 515.493.637.239
Vậy, khi có rừng giữ nước doanh thu tăng thêm của nhà máy thuỷ điện Hoà
55
Bình hay phần giảm thiệt hại sản xuất do có rừng giữ nước là:
515.493.637.239 đồng.
Chi nhánh nhà máy cấp nước Phù Yên và Mộc Châu
- Mô tả chung hoạt động kinh doanh của chi nhánh có liên quan đến giá trị
giữ nước của rừng
Hai chi nhánh cấp nước này hiện nay hoạt động với năng suất cung cấp
nước lần lượt là: chi nhánh cấp nước Phù Yên cung cấp 350.000 m3
nước/năm; chi nhánh cấp nước Mộc Châu cung cấp 325.000 m3 nước/năm.
Giá bán một m3 nước cho sinh hoạt là 2.800 đồng/m3. Lượng cung cấp nước
như trên là trong điều kiện có rừng giữ nước; trong điều kiện không có rừng
giữ nước, khối lượng nước cung cấp của nhà máy nước sẽ giảm đi. Cụ thể: chi
nhánh Phù Yên chỉ cung cấp được 320.000 m3 nước/năm và chi nhánh Mộc
Châu chỉ cung cấp được 290.000 m3 nước/năm. Nguyên nhân là do khi không
có rừng các nhà máy thuỷ điện giảm công suất rõ rệt gây ra hiệu ứng lan toả
khiến các chi nhánh cấp nước này cũng bị giảm năng suất cấp nước, tuy
không bị ảnh hưởng nhiều như các nhà máy thuỷ điện.
- Tính toán doanh thu trong kịch bản có rừng:
Với sản lượng cung cấp 350.000 m3/năm và giá bán nước sinh hoạt là 2.800
đồng/m3, mỗi năm chi nhánh cấp nước Phù Yên thu được số tiền là:
T1 = 350.000 x 2.800 = 980.000.000 đồng/năm
Doanh thu mỗi năm của chi nhánh cấp nước Mộc Châu là:
T2 = 325.000 x 2.800 = 910.000.000 đồng/năm
- Tính toán doanh thu trong kịch bản không có rừng:
Không có rừng giữ nước, lượng nước cung cấp của các chi nhánh này bị giảm
56
sút gây ra sự thiệt hại về doanh thu:
Doanh thu của chi nhánh cấp nước Phù Yên:
T3 = 320.000 x 2.800 = 896.000.000 đồng/năm
=> Thiệt hại doanh thu = T1 – T3 = 980.000.000 – 896.000.000 = 84.000.000
đồng/năm
Doanh thu của chi nhánh cấp nước Mộc Châu:
T4 = 290.000 x 2.800 = 812.000.000 đồng
=> Thiệt hại doanh thu = T4 – T2 = 910.000.000 – 812.000.000 = 98.000.000
đồng/năm
Như vậy, nếu có rừng đầu nguồn giữ nước, các chi nhánh cấp nước này sẽ
không phải chịu ảnh hưởng lan toả từ các nhà máy thuỷ điện và có thể tiết
kiệm được 84.000.000 đồng và 98.000.000 đồng, các con số lần lượt cho chi
nhánh cấp nước Phù Yên và chi nhánh cấp nước Mộc Châu.
3.1.4. Đánh giá chung về lợi ích của các bên tham gia
Dựa trên cơ sở các kết quả tính toán ở trên, có thể thấy rằng dự án chi trả
dịch vụ môi trường không chỉ đem lại lợi ích cho người cung cấp dịch vụ môi
trường mà còn đem lại lợi ích cho cả người chi trả cho các dịch vụ môi trường
đó. Trong bối cảnh của dự án tại Sơn La, những người dân làm nghề rừng có
mức thu nhập cao hơn trực tiếp từ rừng cao hơn so với trước đây, đồng thời
có khả năng nhận thêm một nguồn thu lớn hơn từ hoạt động du lịch tại địa
phương. Bên cạnh đó, các nhà máy thuỷ điện, là những người chi trả, mua các
dịch vụ môi trường rừng cũng thu được nhiều lợi ích, đó là giảm thiệt hại về
doanh thu do không có các giá trị phòng hộ của rừng đầu nguồn. Tóm lại, xét
về hiệu quả kinh tế, dự án này đã mang lại nguồn lợi kinh tế cho cả hai bên
tham gia.
Trong phạm vi dự án thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Sơn
57
La mới chỉ tính toán các giá trị dịch vụ môi trường của rừng như giá trị giữ
nước, giữ đất, chống bồi lắng lòng hồ thuỷ điện, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên
mà chưa tính đến một dịch vụ nữa là hấp thu cac-bon. Không ai phủ nhận
được rằng rừng có tác dụng rất lớn trong hấp thụ CO2 phát thải ra ngày càng
nhiều từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp…Một số các doanh nghiệp
cũng sẵn sàng chi trả để nhận được dịch vụ về hấp thụ CO2 hay người dân
cũng có thể trồng rừng và bán các chứng chỉ giảm phát thải cho các doanh
nghiệp. Đây cũng là một nguồn lợi ích kinh tế khác từ PES. Nguồn lợi kinh tế
này thuộc về người chủ rừng hay bên bất cứ ai còn phụ thuộc ai là người đầu
tư và thiết lập thị trường mua bán các chứng chỉ này. Tuy nhiên, cũng cần
nhìn nhận thêm về thị trường mua bán phát thải cac-bon để thấy rằng PES
mang lại lợi ích kinh tế khá lớn cho các bên.
3.2. Phân tích hiệu quả về môi trường
Thứ nhất, phát triển cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng tất yếu đóng
góp lớn vào việc bảo vệ và phát triển rừng. Các cơ chế quản lý rừng từ trước
đến nay của Nhà nước chủ yếu là theo cơ chế khoán và bao cấp, vì thế mức
tiền người dân được hưởng quá thấp nên họ không có trách nhiệm với việc
bảo vệ rừng. Với sự có mặt của PES, người là rừng là những người cung cấp
hàng hoá dịch vụ môi trường, nếu dịch vụ môi trường càng tốt thì càng được
trả giá cao, điều này đưa đến hệ quả là người làm rừng có trách nhiệm bảo vệ
và phát triển chính hàng hoá của mình. Chính điều này sẽ giúp hạn chế tình
trạng chặt phá rừng bừa bãi, khai thác không có kế hoạch, làm cạn kiệt nguồn
tài nguyên rừng. Người làm rừng sẽ phải tính toán và lên kế hoạch khai thác
sao cho vẫn đảm bảo cung cấp được dịch vụ môi trường và vẫn thu được
nguồn lợi trực tiếp từ rừng sản xuất. Bên cạnh đó, tình trạng phá rừng làm
nương rẫy sẽ được hạn chế, góp phần giảm diện tích đất rừng bị hoang hoá,
58
không thể sử dụng được tiếp trong tương lai. Thay vào đó là phủ xanh đất
trống, đồi núi trọc nhằm phát triển rừng với diện tích ngày càng lớn.
Thứ hai, do rừng phát triển, động thực vật có nơi để cư trú nên PES cũng
góp phần duy trì và bảo vệ đa dạng sinh học. Như đã biết, Sơn La có một diện
tích rừng tương đối lớn và nhiều loại động thực vật quý hiếm, việc giữ gìn và
bảo vệ rừng có ý nghĩa quan trọng trong bảo tồn các loài hoang dã và duy trì
hệ sinh thái hiện có. Rừng bị huỷ hoại tất yếu có nhiều loài động vật bị chết
do thiếu nơi cư trú hay mất nguồn thức ăn, từ đó dẫn đến việc suy giảm về số
lượng loài, chất lượng loài làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học. Trong bối
cảnh hiện nay, khi đa dạng sinh học đang là vấn đề rất được quan tâm, nhất là
sắp tới sẽ có Luật Đa dạng sinh học thì phát triển PES là một trong những
cách để duy trì và bảo vệ các hệ sinh thái trong tự nhiên.
Thứ ba, ngoài việc đem lại các giá trị lợi ích về giữ nước, chống bồi lắng
lòng hồ thuỷ điện, chống xói mòn đất, rừng còn có giá trị quan trọng trong
việc giảm thiểu cac-bon, một trong những nhân tố gây ra biến đổi khí hậu
toàn cầu. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều đang có những giải phảp
khuyến khích trồng rừng nhằm giảm phát thải cac-bon thông qua một cơ chế
phát triển sạch (CDM) thì PES là một cơ chế tương đối hiệu quả trong giảm
thải cac-bon. Trong phạm vi dự án chi trả dịch vụ môi trường rừng chưa tính
đến việc bán các chứng chỉ về giảm thải CO2 nhưng không ai có thể phủ nhận
khả năng hấp thụ CO2 của rừng là rất lớn. Một phần trong cơ chế hoạt động
của PES là người chủ rừng phải có trách nhiệm bảo vệ rừng đầu nguồn và
những dịch vụ môi trường đã được mua, như vậy, diện tích rừng không hề bị
suy giảm mà còn có khả năng tăng lên. Lượng cac-bon được hấp thụ nhiều
hơn sẽ góp phần ngăn chặn bớt tác hại của hiện tượng ấm lên toàn cầu, không
chỉ bảo vệ môi trường cho Việt Nam mà còn góp phần cho hoạt động bảo vệ
59
môi trường toàn cầu. Một nghiên cứu gần đây của Anh đã tính toán được rằng
những cánh rừng nhiệt đới đang giúp hấp thụ 20% lượng CO2 từ khí quyển,
giúp con người tiết kiệm được 13 tỷ USD mỗi năm. Thêm vào đó, một điều
dễ nhận thấy, với diện tích rừng ngày càng tăng lên, đương nhiên môi trường
sẽ trong sạch hơn, giảm bớt các tác hại của ô nhiễm không khí và đem lại cho
con người môi trường sống tốt hơn, trong lành hơn.
Rừng nhiệt đới chỉ chiếm 7-10% diện tích đất liền, nhưng góp
phần làm giảm 1/5 lượng khí thải CO2 trong khí quyển. Ảnh:
globalcarbonproject.org.
Hình 3.3: Rừng nhiệt đới làm giảm lượng thải CO2
Thứ tư, dự án chi trả dịch vụ môi trường rừng đã xây dựng được quỹ cho
các hoạt động quản lý và phát triển rừng, góp phần tăng thêm vốn cho các
hoạt động môi trường. Theo Quyết định 380/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính
phủ, 10% số tiền thu được từ chi trả dịch vụ môi trường của các nhà máy thuỷ
điện sẽ được dùng để thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng. Quỹ này có
nhiệm vụ hỗ trợ các tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn có trong
60
chương trình hoạt động của dự án. Khoản hỗ trợ này được dùng cho công tác
tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện dự án, đào tạo nguồn nhân lực,
bảo vệ và phát triển rừng…Nhờ có quỹ này, các hoạt động bảo vệ môi trường
được nâng cao hơn, phát triển đa dạng hơn và có hiệu quả hơn.
3.3. Phân tích hiệu quả về xã hội
3.3.1. PES vì người nghèo
Đa số những người cung cấp các dịch vụ môi trường ở Sơn La nói riêng
và ở Việt Nam nói chung đều là người nghèo. Là một quốc gia đang phát
triển, đề cao công tác xoá đói giảm nghèo, do đó những dự án như chi trả dịch
vụ môi trường vừa gắn với người nghèo, vừa bảo vệ môi trường rất được
Chính phủ khuyến khích. PES vì người nghèo được định nghĩa là “tất cả các
tác động nhằm thúc đẩy và hỗ trợ người nghèo tham gia và hưởng lợi từ
PES”. PES có thể đem đến lợi ích cho người nghèo dưới hai hình thức trực
tiếp và gián tiếp. Các lợi ích trực tiếp bao gồm những chi trả bằng tiền để giúp
người cung cấp dịch vụ môi trường cải thiện thu nhập và đời sống của họ.
Theo kết quả tính toán thì mức thu nhập của người làm rừng là rất thấp, vì vậy
họ không có cơ hội tiếp cận với đời sống văn minh hơn, bị hạn chế trong quan
hệ cộng đồng với các khu vực khác và sẵn sàng tiến hành nhiều hoạt động bất
hợp pháp để có thêm thu nhập. Tác động tích cực của PES đến thu nhập mang
đến cho người làm rừng cơ hội nâng cao đời sống vật chật, tiếp cận với nhiều
điều mới mẻ hơn. Các lợi ích gián tiếp có thể kể đến là việc hỗ trợ người
nghèo có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong tiến trình đàm phán hợp đồng, giảm
các mâu thuẫn xã hội hay học hỏi được những kỹ năng tiên tiến (Pagiola et
al,2005; Wunder,2007; Leimona & Lee, 2008).
Ngoài ra, ở những khu vực vùng sâu vùng xa, PES sẽ trở thành một công
cụ hữu ích ổn định dân số và định hướng phân bổ nguồn vốn đề các vùng. Kết
61
hợp được các nguồn vốn an sinh xã hội và bảo vệ môi trường có thể nâng cao
mức chi trả nhằm tăng hiệu quả của xoá đói giảm nghèo. Như vậy, PES là
một cơ chế được thiết kế không chỉ nhằm mục đích bảo vệ môi trường mà còn
hướng tới những người nghèo, mang lại cho họ cơ hội tham gia vào những
hoạt động môi trường mà trước đây vì không có năng lực tài chính nên họ
không thể tham gia.
Một lợi ích tiềm năng có thể đưa đến từ PES là việc giảm tỷ lệ thất nghiệp
cho địa phương tham gia dự án. Nhìn thấy lợi ích từ PES, sẽ có nhiều người
tham gia cung cấp dịch vụ môi trường và giảm tỷ lệ người không có việc làm
tại địa phương. Thêm nữa, các hoạt động cũng cần có người giám sát và quản
lý, đây có thể là cơ hội phát triển cho nguồn lao động có trình độ tại nơi thực
hiện dự án. Việc này sẽ góp phần ổn định tình hình xã hội, giảm nguy cơ xảy
ra các tệ nạn xã hội như trộm cắp hay buôn bán trái phép…
3.3.2. PES cho doanh nghiệp
Hiện nay, PES vẫn còn là một cơ chế đầy mới mẻ với nhiều nước trên thế
giới, đặc biệt là ở Việt Nam, nên nhận thức về lợi ích của PES với bản thân
các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Doanh nghiệp cũng là một thành phần
của xã hội, do vậy lợi ích doanh nghiệp có được cũng trở thành một phần lợi
ích của toàn xã hội. Dựa trên kinh nghiệm của các nước đã thực hiện PES trên
thế giới và tiềm năng mở của Việt Nam, doanh nghiệp có thể nâng cao hình
ảnh của mình đối với khách hàng khi tham gia PES. Việc xây dựng thương
hiệu của doanh nghiệp gắn liền với môi trường đang trở thành một một xu
hướng của thời đại và các doanh nghiệp Việt Nam cũng không nằm ngoài xu
thế đó, đã kịp thời tiếp thu và áp dụng trong điều kiện của mình. Tham gia
PES mang lại hình ảnh thân thiện với môi trường cho doanh nghiệp, từ đó
xuất hiện nhiều cơ hội kinh doanh hơn, đặc biệt là với các đối tác nước ngoài.
62
Mặt khác, bằng việc chi trả một khoản tiền để duy trì và bảo tồn rừng, doanh
nghiệp đã đóng góp vào hoạt động bảo vệ môi trường cùng toàn xã hội, đem
lại lợi ích môi trường cho chính bản thân doanh nghiệp và những người khác.
3.3.3. Lợi ích cho toàn xã hội
PES không chỉ đem lại lợi ích cho người nghèo và doanh nghiệp mà còn
cho cả xã hội. Không thể phủ nhận rằng, việc nhận biết lợi ích của một dự án
chi trả dịch vụ môi trường là khá khó khăn, nhất là đối với những người
không nằm trong khu vực dự án hay thậm chí cách xa vùng dự án. Nhưng một
lợi ích có thể nhận thấy được đó là, rừng được bảo vệ và duy trì sẽ hạn chế
các thiên tai có thể xảy ra. Với chức năng giữ nước, giữ đất, rừng cung cấp
nguồn nước tưới tiêu và sinh hoạt cho vùng hạ lưu, hạn chế lũ lụt, xói mòn
đất, từ đó giảm bớt các thiệt hại đối với con người. Có thể lấy một ví dụ cụ
thể, PES góp phần làm tăng diện tích rừng nên có thể hạn chế việc nước lũ
tràn về từ đầu nguồn gây ngập úng cho khu vực hạ lưu. Nhờ thế, con người
tránh được các thiệt hại do giảm năng suất cây trồng, khắc phục thiệt hại sau
mưa lũ…
Thêm nữa, rừng còn là lá phổi xanh cho đời sống của con người, điều hoà
khí hậu, hấp thu cac-bon đem lại cho con người môi trường sống trong lành
hơn. Tác dụng điều hoà khí hậu không chỉ có ý nghĩa đối với địa phương và
các vùng lân cận mà còn có ảnh hưởng chung trên phạm vi vùng, cải thiện
môi trường sống và đem lại lợi ích môi trường cho toàn xã hội.
Ngoài ra, biến đổi khí hậu toàn cầu đang là vấn đề của toàn thế giới, PES
đóng góp vào việc tăng diện tích rừng cũng là cùng thế giới ngăn chặn hiện
tượng ấm dần lên của Trái đất. Như vậy, những lợi ích thu được từ PES
không còn cho riêng Việt Nam mà còn cho toàn thế giới trong việc chống lại
biến đổi khí hậu toàn cầu.
63
Bên cạnh những hiệu quả cho xã hội nêu trên, như đã phân tích, PES là
một cơ chế hướng đến người nghèo, vì người nghèo. PES mang đến việc làm,
cơ hội nâng cao năng lực tài chính cho những người làm rừng, góp phần giải
quyết các vấn đề đói nghèo, ổn định xã hội. Đặc biệt trong xã hội ngày nay,
khoảng cách giữa thu nhập ỏ vùng sâu vùng xa và thu nhập ở đô thị ngày càng
gia tăng thì đây cũng là biện pháp phân bố lại thu nhập. Số tiền người dân ở
đô thị chi trả cho các dịch vụ môi trường trở thành nguồn thu nhập cho
người dân ở vùng rừng núi, tăng thêm nguồn thu cho họ. Tuy số tiền họ
được trực tiếp chi trả chưa lớn, chưa thể khẳng định họ có thể làm giàu từ
rừng nhưng cũng cải thiện một phần cuộc sống. Từ những thay đổi từ đời
sống vật chất sẽ dẫn đến các thay đổi tích cực trong đời sống tinh thần. Họ
có cơ hội tiếp cận với nhiều phương tiện giải trí hơn, làm phong phú thêm
cho cuộc sống của mình.
Tóm lại, sự có mặt của PES sẽ đóng góp một phần ý nghĩa cho các vấn
đề đang tồn tại trong xã hội. Chính vì thế, cần thiết thực hiện thí điểm và
rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tê, môi
trường và xã hội của cơ chế chi trả dịch vụ môi trường và có thể được áp
dụng trên cả nước.
64
CHƯƠNG IV
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI
CỦA DỰ ÁN CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
4.1. Những thách thức khi thực hiện PES tại Việt Nam
Các nước trên thế giới đã và đang thực hiện PES đã đưa ra những tiêu chí
cho một mô hình PES hoàn thiện, gồm có:
- Tự nguyện trong giao dịch
- Các dịch vụ môi trường được xác định rõ
- Phải đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ môi trường (tính điều kiện)
- Có ít nhất một người cung cấp dịch vụ môi trường
- Có ít nhất một người mua các dịch vụ môi trường
Căn cứ theo 5 tiêu chí trên, mô hình dự án thí điểm chi trả dịch vụ môi trường
tại Lâm Đồng và Sơn La vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ, nhất là liên quan đến
các tiêu chí “tự nguyện” và “tính điều kiện”. Vì vậy, những thách thức và hạn
chế trong quá trình thực hiện là điều không tránh khỏi.
Thứ nhất, nhận thức của các tổ chức, cá nhân và chính quyền về PES
còn nhiều hạn chế và chưa chính xác.
Chi trả dịch vụ môi trường là một khái niệm mới mẻ ở Việt Nam do đó
đưa đến nhiều cách hiểu khác nhau về vấn đề này. Chính điều này sẽ gây ra
những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án vì không có cách hiểu đồng
nhất, chính xác giữa người chi trả, người cung cấp và bên trung gian. Chẳng
hạn, có rất nhiều người cho rằng PES là một loại thuế và phí mới về môi
trường, đây là quan niệm sai lầm vì PES dựa trên cơ chế chi trả tự nguyện. Do
đó, khi hiểu sai sẽ dẫn đến làm sai mà không mang lại hiệu quả mong muốn.
Người dân thiếu các hiểu biết phổ thông về PES trong khi các công chức
65
thiếu các hiểu biết chuyên môn để hướng PES đến với người nghèo, trong đó
có việc định hướng thị trường để hướng đến PES. Hệ quả kéo theo là không
định hướng đúng việc triển khai PES và người dân không thấy được lợi ích
mình sẽ có nên không mở rộng được số người tham gia cung cấp dịch vụ môi
trường.
Bên cạnh đó, thị trường về các dịch vụ môi trường chưa xuất hiện ở Việt
Nam, các giá trị của dịch vụ môi trường rừng chưa được đánh giá một cách
chính xác nên cũng tạo ra nhiều ngỡ ngàng trong cách tiếp cận PES. Trước
đây, chưa có ai đứng ra cung cấp dịch vụ về môi trường và không có ai bỏ
tiền ra cho việc hưởng các lợi ích từ môi trường. Vì thế chưa thiết lập được thị
trường về các dịch vụ sinh thái nên người dân chưa nhận thức được vai trò và
những lợi ích có được từ dự án.
Thứ hai, còn nhiều hạn chế trong tổ chức thực hiện dự án
Sự dàn trải và chống chéo trong tổ chức và phân công chức năng giữa và
trong các bộ làm tăng thêm chi phí giao dịch, đồng thời việc lập kế hoạch và
kiểm soát từ trên xuống dưới làm hạn chế sự độc lập của các cơ quan trong
việc đề xuất và thực hiện các cách tiếp cận mới. Thêm nữa, lãng phí nguồn
nhân lực và tăng chi phí giao dịch có thể xảy ra khi có nhiều cơ quan cùng
làm lại một việc. Đây là một vấn đề tồn tại lâu trong hệ thống hành chính của
nước ta, sự chồng chéo nhiệm vụ và chức năng trong thực hiện gây ra lãng phí
thời gian và nguồn lực không cần thiết. Do đó khi triển khai dự án cần chú ý
đến hạn chế này và khắc phục nó
Thứ ba, thể chế và các quy định cụ thể về PES vẫn còn rất sơ khai
Hiện nay, các quy định có tính pháp lý liên quan đến PES mới chỉ có
Quyết định 380/QĐ – TTg ngày 10 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng và Nghị
66
định số 05/2008/NĐ – CP ngày 14/1/2008 của Chính phủ về thành lập Quỹ
bảo vệ và phát triển rừng. Khi thực hiện PES tại các địa phương vẫn thiếu các
văn bản hướng dẫn cụ thể triển khai. Các chính sách đã có thì còn rất sơ khai,
mới chỉ là những bước định hướng ban đầu chưa rõ ràng. Chính phú mới chỉ
nhìn nhận PES qua dưới hình thức thuế và phí và mới chỉ quản lý PES qua
thu các loại phí môi trường; thiếu các quy định chặt chẽ liên quan đến PES
đối với bảo vệ nguồn nước và cảnh quan thiên nhiên. Hơn nữa, cách tiếp cận
về PES chủ yếu theo cách thức mệnh lệnh và kiểm soát nên nhiều khi không
khuyến khích được người dân và doanh nghiệp tham gia. Các chính sách quy
định về quyền sử dụng đất còn rất bấp bênh, không rõ ràng gây khó khăn
trong việc xác định chi trả cho ai và ai là người thực sự được hưởng lợi?
Thêm vào đó, các quy định về trách nhiệm của các bên tham gia chưa được
xây dựng sẽ gây khó khăn khi phải giải quyết các tranh chấp về quyền lợi
trong tương lai. Một kịch bản hoàn toàn có khả năng xảy ra là trong quá trình
tham gia dự án, người làm rừng nhận tiền chi trả nhưng không đảm bảo được
các dịch vụ môi trường cho bên mua (ở đây là các nhà máy thuỷ điện). Đây là
tình huống rất dễ xảy ra, vì thế cần phải xem xét và đưa ra giải pháp khắc
phục vấn đề này.
Thứ tư, năng lực của đội ngũ cán bộ thực hiện PES còn yếu kém
Các cán bộ địa phương chưa được tiếp cận với các vấn đề về dịch vụ môi
trường nên năng lực nhận thức và thực hiện còn rất hạn chế, thiếu năng lực để
xây dựng, quản lý và giám sát PES. Đội ngũ cán bộ chưa được đào tạo và tập
huấn nhiều về đánh giá, quản lý môi trường, chuyên môn về các vấn đề môi
trường chưa được nâng cao nên khả năng tiếp nhận và thực hiện cơ chế quản
l;ý môi trường mới còn nhiều khó khăn. Ngoài ta, các phương pháp và kỹ
năng để xác định, định lượng và giám sát PES còn nhiều thiếu thốn nên chưa
67
kiểm soát được hết trách nhiệm của doanh nghiệp và cộng đồng. Vì thế, hiện
tượng thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường và thực thi PES sẽ là
một thách thức lớn đối với những người thực hiện và quản lý PES.
Thứ năm, thiếu cơ chế ưu tiên cho người nghèo tham gia PES
Sự tham gia của người nghèo chưa nhiều và mức chi trả cho dịch vụ môi
trường trên 1ha và diện tích rừng giao cho người nghèo còn ít nên mức thu
nhập chỉ có thể nói là có cải thiện, chứ không thể đánh giá là giúp người dân
thoát nghèo nhanh chóng. Hơn nữa, nhiều người dân nghèo không có quyền
sửu dụng đất, quyền này chủ yếu tập trung trong tay những người giàu. Như
vậy, tình trạng thuê người nghèo làm việc và trả công thấp hơn mức chi trả
đáng lẽ họ được hưởng rất có thể xảy ra. Thực tế là những người mua thường
thích giao dịch trực tiếp với người chủ đất hơn là thông qua cộng đồng hay
đất không có chứng nhận pháp. Trong dự án thí điểm tại Sơn La, chính quyền
đã tiến hành giao đất giao rừng cho các hộ gia đình, nên đây có thể coi là một
cơ chế khuyến khích cho người nghèo tham gia, tuy nhiên số lượng những
chương trình như thế vẫn còn khá hạn chế.
4.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của dự án
Với những khó khăn và thách thức trong quá trình thực hiện, việc đưa ra
các giải pháp khắc phục hạn chế và nâng cao hiệu quả của dự án là hết sức
cấp thiết. Các đề xuất giải quyết cần có sự thực hiện đồng bộ giữa chính
quyền, doanh nghiệp và người dân để có thể đem lại hiệu quả tốt nhất cho dự
án. Một số các kiến nghị được đưa ra như sau:
Cần tăng thêm mức chi trả dịch vụ môi trường rừng cho người cung cấ
dịch vụ môi trường rừng. Theo các tính toán ở chương III, mức chi trả cho
68
người dân trung bình hiện nay là 196.866 đồng/ha/năm. Trong khi đó, số tiền
nhà máy thuỷ điện Hoà Bình tiết kiệm được do có rừng đầu nguồn là 515,493
tỷ đồng/năm mà phải chi trả có 180 tỷ đồng/năm; nhà máy thuỷ điện Suối Sập
tiết kiệm được 26,25 tỷ đồng/năm và phải chi trả 5,34 tỷ đồng/năm. Có thế
thấy rằng mức chi trả của các nhà máy này cho dịch vụ môi trường rừng thấp
hơn nhiều so với phần tổn thất mà họ tiết kiệm được. Do đó, mức chi trả cho
người dân cần được tăng thêm để tương xứng với công sức và trách nhiệm
cung cấp dịch vụ môi trường của người dân. Với mức chi trả thấp như hiện
nay, người dân chưa thể sống bằng nghề rừng mà chỉ có thể cải thiện phần
nào đời sống của họ hiện nay mà thôi.
Chính phủ nên có thêm những văn bản cụ thể hướng dẫn cách thức
tiến hành dự án đồng thời có chính sách khuyến khích nhiều người nghèo
tham gia PES. Những quy định có liên quan đến PES hiện nay mới chỉ mang
tính định hướng, chưa thực sự cụ thể để địa phương và người dân có thể làm
theo.Trong các hướng dẫn này nên giải thích rõ hơn về khái niệm dịch vụ môi
trường nói chung và dịch vụ môi trường rừng nói riêng.
Một vấn đề thêm nữa, PES là một cơ chế có nhiều lợi ích cho người nghèo
nên cần thêm những chính sách thực sự vì người nghèo. Trong hầu hết các mô
hình PES hướng nghèo trên thế giới, chi phí giao dịch giữa các bên khá cao,
nguyên nhân do số lượng lớn các hộ nghèo tham gia vào PES một cách nhỏ
lẻ. Khi áp dụng tại Việt Nam, các chi phí này có khả năng còn tăng cao hơn
do sự tham gia của quá nhiều bên có liên quan. Trách nhiệm các cơ quan
chồng chéo, phối hợp thiếu hiệu quả, do đó Nhà nước phải là người đứng ra,
mang lại có quyết sách hợp tác hiệu quả giữa các bên.
69
Chính phủ cần cải thiện điều kiện của hệ thống quyền sử dụng đất. Như
ta đã biết, tiền chi trả sẽ được chi trả trực tiếp cho những người cung cấp dịch
vụ môi trường. Việc thực hiện PES sẽ dễ dàng hơn khi những người cung cấp
dịch vụ môi trường có quyền sở dụng đất, như thế họ sẽ có thể quyết định đầu
tư thế nào, hoạt động cung cấp ra sao. Đồng thời, những người mua thường
muốn giao dịch với các chủ đất tư nhân hơn là thực hiện các giao dịch với cả
cộng đồng hay đất không có nguồn gốc rõ ràng. Trên phương diện vĩ mô,
Chính phủ cần đẩy mạnh công tác giao đất giao rừng cho người dân. Trong
phạm vi địa phương cần có một tổ chức đại diện được địa phương công nhận,
sẽ là người thiết lập các hợp tác để tiếp nhận quyền sử dụng và các quyền có
liên quan khác đối với đất. Đối với người nghèo tham gia cung cấp dịch vụ
môi trường, các hợp đồng cho thuê đất lâu dài với giá ưu đãi cũng là một cách
khuyến khích thêm nhiều người tham gia PES.
Ở Việt Nam, đất đai thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, nên để giải quyết
các vấn đề về đất nêu trên, Chính phủ cần phải quy hoạch sử dụng đất, chuyển
giao trách nhiệm quản lý cho các cộng đồng địa phương, thừa nhận quyền sử
dụng hợp pháp và quản lý tài nguyên của họ, như vậy mới khuyến khích họ
tham gia cung cấp các dịch vụ môi trường (Bracer, 2007).
Chính phủ cần xây dựng các quy định pháp lý chặt chẽ hơn về trách
nhiệm của các bên tham gia. Thực tế hiện nay, chúng ta chưa xây dựng được
một cơ chế quản lý nào đảm bảo rằng những người tham gia PES phải thực
hiện đúng trách nhiệm của mình. Chẳng hạn, những người làm rừng khi tham
gia PES cần có hợp đồng cam kết trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ rừng hay các
chứng chỉ chứng nhận họ đã duy trì dịch vụ môi trường. Đối với các doanh
nghiệp thì cần có quy định chi trả, thời hạn chi trả hợp lý. Có như vậy, mới có
thể vừa khuyến khích, vừa ràng buộc trách nhiệm giữa các bên tham gia.
70
Tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực xây dựng, giám sát, thực hiện
chính sách chi trả dịch vụ môi trường. Các cơ quan có liên quan đến PES
nên tiến hành nhiều khoá tập huấn, trang bị kiến thức cho cán bộ thực hiện dự
án. Phần lớn đội ngũ cán bộ hiện nay mới chỉ có những kiến thức rất sơ khai
về PES, chưa thực sự hiểu rõ cơ chế hoạt động cũng như các lĩnh vực liên
quan đến PES. Việc nâng cao nhận thức cho cán bộ hết sức quan trọng vì họ
là những người thực thi dự án tại địa phương, là một bên trung gian quan
trọng trong hiệu quả của PES.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho người dân các kiến thức thiết yếu về
dịch vụ môi trường, vai trò và trách nhiệm của họ khi tham gia PES. Hoạt
động này là một phần quan trọng nhằm nâng cao nhận thức của người dân và
khuyến khích thêm nhiều người tham gia cung cấp dịch vụ môi trường. Các
hình thức tuyên truyền nên thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, phong
phú và dễ hiểu và gắn với đời sống của nhân dân để họ hiểu được vai trò và
những lợi ích mình sẽ nhận được. Các hoạt động này cũng nên được tổ chức
thường xuyên chứ không chỉ trong giai đoạn khởi động triển khai dự án.
71
KẾT LUẬN
Chi trả dịch vụ môi trường rừng là mô hình quản lý và bảo vệ môi trường
đang được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới và đã có những hiệu quả đáng
kể. Không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế cho người cung cấp và người chi
trả các dịch vụ môi trường, mà PES còn mang lại hiệu quả trong bảo vệ môi
trường và hiệu quả trong giảm bớt các gánh nặng xã hội.
Nhận thức được tiềm năng và hiệu quả của PES tại Việt Nam, dự án thí
điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đã được thực hiện tại Sơn La. Hiện nay
dự án mới chỉ đang trong giai đoạn bắt đầu triển khai nhưng thông qua việc
phân tích về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường có thể đánh giá phần nào
về khả năng thành công của dự án. Tuy nhiên, PES là một cơ chế còn nhiều
mới mẻ cả khi trên thế giới và khi áp dụng ở Việt Nam, vì thế cần thiết có sự
đầu tư nghiên cứu để PES phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Nhà nước cần
có các chính sách, quy định rõ ràng và chặt chẽ hơn nhằm tăng cường khả
năng nhận thức của doanh nghiệp, cộng đồng; khuyến khích nhiều người
tham gia PES cũng như có cơ chế tài chính hỗ trợ trong giai đoạn ban đầu còn
nhiều khó khăn. Dự án mới thực hiện sẽ có nhiều thách thức phía trước vì thế
cần phải rút kinh nghiệm và hoàn thiện không ngừng để PES trở thành một cơ
chế quản lý và bảo vệ môi trường, hơn nữa còn là một cơ chế hướng nghèo,
mang lại lợi ich cho xã hội.
72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ môn Kinh tế và Quản lý môi trường (1998), Bài giảng Kinh tế môi
trường, Hà Nội, trang 14.
2.Chi cục kiểm lâm tỉnh Sơn La, Báo cáo kết quả thực hiện giao đất giao rừng
tỉnh Sơn La giai đoạn 2001 – 2006.
3. Hoàng Mình Hà, Phạm Thu Thuỷ và một số người khác (2008), Chi trả
dịch vụ môi trường: Kinh nghiệm và bài học ở Việt Nam, NXB Thông tấn,
Hà Nội
4. Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 1 năm 2008 của Chính phủ về
Quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
5. Nguyễn Công Thành, (2007), Chi trả cho dịch vụ môi trường (PES) và
nghèo đói- Những kinh nghiệm quốc tế, Tạp chí Kinh tế môi trường, Hội
Kinh tế môi trường Việt Nam, Hà Nội.
6. Quyết định 380/QĐ-TTg ngày 10 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính
phủ về Chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng.
7. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, Đề án thực hiện chính
sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Sơn La, tháng 8 năm 2008.
8. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, Báo cáo kết quả rà
soát quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Sơn La 2008.
Tài liệu tiếng Anh
1. Dang Thuy Nga (2008), Opportunities for PES in Quang Tri, Scoping
Study (WWF-DANIDA).
2. Rohit Jindal and John Kerr (2007), Basic Principles of PES, prepared for
USAID, p3.
73
3. R.O. Russo
and G. Candela (2006), Payment of environmental services in
Costa Rica: Evaluating impact and possibilities.
4. Stefano Pagiola (2003), Convention on International Trade in Endangered
Species of Wild Fauna and Flora, Workshop on Economic Incentives and
Trade Policies, Geneva, December 1-3, 2003.
5. Stefano Pagiola (2005), Payments for Environmental Services in Costa
Rica, prepared for ZEF – CIFOR workshop: Payments for environmental
services in developed and developing countries.
6. Sven Wunder (2005), Payments for Environmental Services: Some nuts
and bolts, pp. 3-21
7. Sven Wunder (2007), The Efficiency of Payments for Environmental
Services in Tropical Conservation.
8. WWF (2006), Payments for environmental services: An equitable approach
for reducing poverty and conserving nature.
Các website
1. Trang thông tin điện tử tỉnh Sơn La:
2. Trang tin điện tử Uỷ ban dân tộc:
3. Website của Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã (WWF): Payments for
ecosystem services:
4. Website của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN):
Environmental-Services-Training-Conducted-in-Lam-Dong-Province
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lv_moi_truong_22__4995.pdf