Luận văn Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học trong ương cá lăng nha (mystus wyckioides)

PH thích hợp cho sựphát triển của cá nằm trong khoảng 6,5-9, khi pH của nước quá cao hay quá thấp cũng sẽ ảnh hưởng đến sựsinh trưởng và sinh sản của cá (Trương Quốc Phú, 2000). Kết quảthểhiện ởBảng 4.2 cho thấy giá trịpH trung bình của các bể ương cá dao động trong khoảng 7,93-7,97, đây là khoảng pH thích hợp cho sựsinh trưởng và phát triển của cá Lăng nha vì theo Nguyễn Trọng Tài (2010) thì pH thích hợp cho sựsinh trưởng và phát triển của cá Lăng nha dao động 6-8,2.

pdf51 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2835 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học trong ương cá lăng nha (mystus wyckioides), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh vật hữu ích” rất dạng với nhiều tên thương mại khác nhau. Thành phần các chế phẩm này cũng rất khác nhau, có thể chứa một loài hay rất nhiều loài vi khuẩn, có thể có bổ sung thêm các men phân giải hữu cơ, các vitamin hay các chất chiết xuất sinh học,...Về công dụng có thể phân loại một cách đơn giản các sản phẩm này chia thành hai nhóm: Nhóm xử lý ao nuôi và nhóm hỗ trợ tiêu hóa. Đối với nhóm xử lý ao nuôi gồm một dòng hay một tập đoàn vi khuẩn, các men phân hủy hữu cơ và có thể có cả chất chiết xuất sinh học. Các chế phẩm này giúp giảm ô nhiễm đáy ao do thức ăn thừa và các bài tiết của tôm cá, cải thiện chất lượng nước, có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong ao. Thành phần chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản gồm những sản phẩm chính là dùng vi sinh vật sống. Những nhóm thường sử dụng như Bacillus sp, lactobacillus, Pseudomonas, Nitrosomonas, Nitrobacter, Saccharomyces,...Và sản phẩm có chứa acid hữu cơ, vitamin, các chất vi lượng và enzym (Protease, amylase, cellulase,...) (Nguyễn Thanh Phương, 2005). Kiểm soát sinh học Probiotic Cải thiện sinh học CÁC CHẾ PHẨM SINH HỌC Đối kháng với vi sinh vật gây bệnh Cải thiện chất lượng môi trường Có mặt nhất thời hoặc cư trú thường xuyên trong đường ruột Không nhất thiết cư trú trong ruột Nhất thiết cư trú thường xuyên trong ruột 46 Theo Nguyễn Đình Trung (2004), các enzym phân hủy các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các hợp chất hữu cơ đơn giản. Sau đó các chủng vi sinh vật phát huy tác dụng như sau: • Vi sinh vật dị dưỡng chuyển hóa các hợp chất hữu cơ đơn giản thành các chất vô cơ. NH3 được làm giảm do hai loài vi sinh vật tự dưỡng theo chu trình, Nitrosomonas sử dụng ammonia NH4+ làm chất dinh dưỡng. Nhóm vi sinh vật này khi sử dụng Ammonia sẽ sinh ra Nitrit (NO2- ) cũng gây sốc cho tôm. Nitrobacter sẽ chuyển Nitrite (NO2- ) thành dạng Nitrate (NO3-) là chất không độc đối với tôm cá. • Vi sinh vật thuộc nhóm Bacillus vừa sử dụng trực tiếp chất hữu cơ trong ao, vừa khử Nitrate (NO3-) thành Nitơ (N2) dạng khí thoát ra ngoài, làm giảm muối dinh dưỡng trong ao, từ đó làm hạn chế sự gia tăng mật độ tảo, duy trì độ trong trong ao nuôi tôm cá. • Vi sinh vật thuộc nhóm Bacillus sẽ phát triển số lượng lớn, cạnh tranh sử dụng hết thức ăn của nguyên sinh động vật, các vi sinh vật và nhóm vi khuẩn Vibrio có hại, ngăn ngừa sự phát triển của chúng. Từ đó làm giảm các tác nhân gây bệnh cho tôm cá nuôi. Nhờ đó, hạn chế được việc sử dụng các hóa chất, thuốc kháng sinh, giảm thay nước trong quá trình nuôi, góp phần cải thiện chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản. 2.7 Qui trình sản xuất giống 2.7.1 Kích thích cá Lăng nha sinh sản nhân tạo Chọn cá Lăng nha bố mẹ cho sinh sản nhân tạo + Cá cái: khỏe mạnh, có bụng to mềm đều, lỗ sinh dục có màu hồng + Cá đực: khỏe mạnh, có gai sinh dục dài và ửng hồng Cá cái sau khi được chọn cho sinh sản nhân tạo sẽ được chích liều sơ bộ bằng HCG. Cá đực không chích liều sơ bộ và được nhốt riêng với cá cái trong bể composite có sục khí mạnh. Sau 5 – 6 giờ chích liều sơ bộ cá cái, sẽ được tiến hành chích liều quyết định với liều lượng là 100µg LHR-Ha + 5mg Motilium/kg cá cái và liều lượng hormone dùng cho cá đực bằng 1/3 liều dùng cho cá cái. Cá cái sau khi chích liều quyết định sẽ được thăm trứng thường xuyên để kiểm tra mức độ rụng trứng của cá để tiến hành vuốt trứng. Trứng cá sau khi vuốt ra sẽ bám vào giá thể là khung lưới và cho vào thau có sục khí mạnh để ấp. Sau khi thu hoạch cá bột được 3 ngày tuổi, tiến hành ương cá trong ao đất. 47 2.7.2 Nội dung quy trình ương cá bột thành cá hương Lựa chọn ao ương Trước khi ương phải lựa chọn những ao tốt, đạt những tiêu chuẩn sau: Nguồn nước phải chủ động dẫn và tiêu dễ dàng: Theo qui trình ương thì thời gian đầu dẫn nước vào từ từ và nâng cao dần mực nước. Cá bột thích sống ở những vùng nước nông. Sau một thời gian cho thêm nước vào ao để làm cho môi trường sống của cá rộng hơn, đồng thời cải thiện trạng thái hoá học của nước Chất đáy phải thích hợp: Chất đáy có tác dụng điều chỉnh độ béo của nước, nếu chất đáy tốt có độ pH trung bình 6,5-7,5 thì dễ dàng tạo ra nguồn nước tốt. Nếu chất đáy kém độ pH thấp hoặc rất cao thì khó gây được màu nước và phân bón cũng lãng phí. Theo kinh nghiệm thực tế thì đất bùn là tốt nhất. Độ dày của bùn từ 20-25cm là vừa, nếu quá dày thì dễ gây ra chất độc và trở ngại chi việc kéo lưới. Diện tích và độ sâu vừa phải: Ao ương cá bột vừa nhất là có diện tích khoảng 500-1000m2. Ao rộng quá khó chăm sóc, điều chỉnh màu nước chậm, khi có gió dễ có sóng đánh dạt cá bột vào bờ. Ngược lại ao quá nhỏ thì ương cá bột được ít, chất nước sẽ thay đổi đột ngột do ảnh hưởng của những điều kiện ngoại cảnh sẽ không tốt cho sức khoẻ của cá. Độ sâu của ao chỉ từ 1-1,2m, cá bột thích sống ở vùng nước nông, gần bờ nên không cần ao sâu. Bờ ao chắc chắn không bị rò rỉ: Bờ ao sẽ hình thành dòng nước chảy, cá tập trung nhiều vào đó không kiếm được mồi sẽ gây yếu, đồng thời cá dữ cũng theo nước chảy mà lọt vào ao. Những ao bị rò rỉ không chủ động điều tiết mực nước, mất chất màu mỡ, cá sinh trưởng kém và tỷ lệ hao hụt cao. Ánh sáng đầy đủ: Thức ăn của cá bột là sinh vật phù du, sinh vật phù du cần ánh sáng để sinh trưởng và phát triển. Do đó bờ ao không nên có nhiều bụi rậm và cây cao, ao thoáng khí nhiều ánh sáng, thức ăn cho cá phong phú hơn. Thuận tiện cho việc quản lý chăm sóc: Để gây thức ăn cho cá ương, thường hay dùng nhiều đến phân chuồng vì vậy ao ương nên ở gần nhà để dễ chăm sóc quản lý. Tuy nhiên, trong thực tế ít có ao đủ các tiêu chuẩn trên, các gia đình nên chú trọng 2 tiêu chuẩn chính là nguồn nước và chất đáy tốt, còn những yêu cầu khác có thể khắc phục dần thông qua những biện pháp tích cực của con người. 48 Chuẩn bị ao ương Tu bổ ao: Đắp lại những bờ thấp và rò rỉ, chú ý đến mực nước cao nhất để hàng năm đắp thêm những quáng bờ thấp hoặc bị sạt lở, lấp những hang hốc quanh bờ và san phẳng đáy ao. Tẩy ao: Sau khi tu bổ, tiến hành việc tẩy ao nhằm tiêu diệt các loài địch hại cá, có các phương pháp tẩy ao như: + Tẩy bằng vôi : Nếu dùng vôi cục để tẩy ao thì tháo nước vào khoảng 7-10 cm để vôi phân bố đều (khoảng 6-10 kg vôi cho 100m2 ao). Cách làm: Đào 1 vài hồ ở xung quanh bờ, cho vôi vào tôi rồi dùng gáo vảy đều khắp ao, ngày hôm sau dùng cào, vồ đảo bùn với nước vôi để nước vôi ngầm sâu, tăng hiệu quả của vôi (tuỳ loại nhiều bùn hay ít bùn mà điều chỉnh lượng vôi). Nếu tẩy ao bằng vôi bột cũng có hiệu quả tốt. Ao sau khi tát dọn, dùng vôi bột (10kg/100m2ao) rải đều khắp đáy ao và xung quanh ao. Sau đó cũng dùng cào sục cho vôi ngấm đều. Tẩy vôi nên làm vào ngày nắng, khi làm nên tập trung nhiều vôi vào những nơi nước đọng, các mạch nước rỉ màu vàng hoặc nâu đỏ. + Tẩy vôi ao có tác dụng: Diệt trừ cá dữ, trứng ếch nhái hoặc nòng nọc, một số loại côn trùng có hại, các ký sinh trùng gây bệnh; giải phòng một số chất khoáng bị giữ lại trong bùn; giảm độ chua của ao; giữ độ pH trong ao ổn định. Bón lót gây màu: Bón phân trước nhằm mục đích tăng cường các chất dinh dưỡng cho đáy ao, gây nuôi các loại sinh vật nổi có kích thước nhỏ bé phát triển làm thức ăn cho cá để sau khi thả là cá đã có sẵn thức ăn ngay. Cá mau lớn, ít hao hụt. Thời gian bón lót thích hợp nhất là 6-7 ngày trước khi thả cá. Bón sớm quá các loại địch hại có thời gian sinh sản phảttiển. Phân bón thường dùng là phân chuồng. Một sào Bắc bộ dùng 80-100kg phân (khoảng 30-50kg/100m2). Nếu dùng phân bắc thì sử dụng 15-20kg/100m2 ao. Đối với những ao ở miền rừng núi, trung du khó gaya màu thì số lượng phân nhiều hơn số lượng nêu trên. Phân vẩy đều khắp ao. Nếu có điều kiện thì bừa hoặc cào để trộn đều phân với bùn. Tháo nước: Sau khi đã bón lót thì tháo nướcvào ao. Lúc đầu chỉ giữ mức nước 50-60cm. Chỉ tháo nước trước khi thả cá 1-2 ngày. Khi tháo nước vào phải kiểm tra, lọc sạch sinh vật địch hại của cá không cho chúng theo vào. Những công việc trên cần tiến hành tuần tự và kỹ lưỡng. Công việc chuẩn bị ao làm sao chi sát ngày thả cá bột. Nếu chuẩn bị ao quá sớm, ngoài 10 ngày trở ra thì các loài sinh vật địch hại phát triển trở lại, khi đó phải chuẩn bị lại lần nữa thì rất tốn công và lãng phí phân. 49 Mật độ thả Mật độ ương cá bột là 250 - 400 con/m2 ao. Tiêu chuẩn về giống cá bột Cá khỏe mạnh hoật động nhanh nhẹn Đồng đều kích cỡ Màu sắc tươi sang Không bị xây sát ,dị tật Thức ăn Thức ăn tự chế gồm: cá tạp tươi: 60-70% + cám gạo hoặc thức ăn viên 30 - 40% + vitamin C: 1mg/kg thức ăn. Trộn thật đều rồi rãi điều khắp mặt nước ao để cá ăn. Thức ăn viên (độ đạm trên 30%): Khẩu phần ăn: 2 - 3% tổng trọng lượng cá. Ngày cho ăn 3 - 4 cữ. Cá lăng nha thích ăn chìm hơn ăn nổi nên muốn sử dụng thức ăn viên phải tập cho cá quen dần rồi mới thay toàn bộ thức ăn tự chế. Chăm sóc ao ương Sau khi thả cá bột cá được cho ăn chủ yếu là Moina kết hợp với thức ăn công nghiệp. Khi cho ăn, thức ăn được cho vào sàn để kiểm tra và điều chỉnh đủ số lượng theo mức ăn của cá. Hàng ngày cho cá bột ăn 3 - 4 lần. Buổi sáng cho cá ăn lúc 5 - 6 giờ và 10 -11 giờ; buổi chiều cho cá ăn lúc 15 -16 giờ và 19 - 20 giờ. Hàng ngày phải quan sát tình hình hoạt động và mức ăn của cá, chất lượng nước, và độ sâu nước ao để kịp thời điều chỉnh lượng thức ăn và thay nước hoặc cấp thêm nước vào ao. Đối với ao định kỳ 15 - 20 ngày thay nước một lần, mỗi lần khoảng 30% lượng nước cũ. Định kỳ 15 ngày/lần khử trùng ao nuôi bằng vôi bột (3 - 5 kg/100 m3 nước) hoặc BKC hoặc formol (liều lượng theo hướng dẫn). Thu hoạch và vận chuyển cá hương Sau thời gian ương 50 - 65 ngày, cá đạt cỡ 8 - 10 cm. Khi cá ương đã đạt cỡ cá hương theo quy định, dùng lưới mềm, mắt dày để kéo gom cá, rồi dùng vợt bằng vải mềm để thu cá. Trong khi thu cá phải thao tác nhẹ nhàng để tránh cá bị dính vào vợt hoặc lưới. Trước khi vận chuyển đi xa, cá phải được luyện trong ao có nước chảy trong khoảng thời gian từ 6 đến10 giờ. 50 CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu ương nuôi cá Lăng nha (Mystus wyckioides) sử dụng chế phẩm sinh học 3.1.2 Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành bố trí thí nghiệm tại khu nhà nằm trong Phòng kinh tế thị xã Hồng Ngự. Địa chỉ: Đường Ngô Quyền, phường An Thạnh, thị xã Hồng Ngự - tỉnh Đồng Tháp. 3.1.3 Thời gian nghiên cứu Tiến hành thí nghiệm trong vòng 8 tuần: từ 10/03/2011 đến ngày 10/05/2011. 3.2 Vật liệu nghiên cứu Sử dụng 16 thùng để ương, có hệ thống cấp thoát nước. Nguồn giống cá Lăng nha sinh sản nhân tạo tại Hồng Ngự-Đồng Tháp. Thức ăn các loại: trứng nước, trùng chỉ, thức ăn công nghiệp. Hệ thống sục khí Dụng cụ, hóa chất để phân tích các yếu tố môi trường và test tại chỗ. Dụng cụ kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá, cân đo cá Chế phẩm sinh học xử lý nước dạng bột Cơ sở sản xuất 12/14 đường 3/2 Hưng Lợi-Ninh Kiều-Cần Thơ Thành phần bao gồm: Lactobacillus sp. 109 CFU Bacillus subtilis 1010 CFU Nitrosomonas sp. 107 CFU Nitrobacter sp. 107 CFU Chất độn vừa đủ 1000gCách sử dụng: Do chế phẩm sinh học ở dạng bột, vi sinh vật sống tiềm sinh, nên phải hồi sinh chúng trong nước ấm 40-45oC. Hồi sinh trong nước ấm khuấy đều, để yên 30 phút mới được sử dụng. 51 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Bố trí thí nghiệm Trước khi thả cá ở các bể thí nghiệm đều được kiểm tra chất lượng. Cỡ cá đồng đều, phản ứng của cá nhanh, bơi cuộn thành từng đàn, không có dấu hiệu bệnh lý. Nghiên cứu sẽ được chia làm 2 thí nghiệm: Thí nghiệm 1: Xác định liều lượng tốt nhất của chế phẩm sinh học lên sự sinh trưởng và tỷ lệ sống cũng như chất lượng cá Lăng nha giống. Thí nghiệm được bố trí trên 16 thùng nhựa (thể tích 100 lít) với mật độ là 1con/ lít, được bố trí làm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 4 lần. Thí nghiệm sẽ được tiến hành nghiên cứu trong trong 20 ngày (giai đoạn từ cá bột lên cá giống). Cá giống được mua tại Trại giống thuỷ sản Phước Long (Địa chỉ: Phú Thuận B - Hồng Ngự - Đồng Tháp, điện thoại: 0918567455). Hàm lượng chế phẩm sinh học sẽ được bổ sung vào các thùng trước khi thả cá 1 ngày và sau đó được bổ sung chế phẩm sinh học 4 ngày/lần với liều lượng cụ thể như sau: Bảng 3.1: Liều lượng chế phẩm sinh học trong từng nghiệm thức Nghiệm thức Liều lượng Nghiệm thức 1 (NT1) 0 g/100 lít (đối chứng) Nghiệm thức 2 (NT2) 0,1 g/100 lít Nghiệm thức 3 (NT3) 0, 5 g/100 lít Nghiệm thức 4 (NT4) 1 g/100 lít Phương pháp thu và phân tích mẫu vi khuẩn: Mẫu nước được thu trước khi sử dụng chế phẩm sinh học và định kì thu mẫu với thời gian là 4 ngày/lần sau khi bổ sung chế phẩm sinh học, các mẫu thu để phân tích vi khuẩn được đựng bằng chai thủy tinh 100ml đã tiệt trùng và giữ lạnh khi chuyển về phòng thí nghiệm phân tích mẫu. Dùng phương pháp pha loãng và cấy trên môi trường agar để xác định mật độ vi khuẩn. Các bước tiến hành: • Lắc đều mẫu nước 52 • Mẫu nước được pha loãng bằng cách dùng pipet hút 1ml cho vào ống nghiệm thứ nhất chứa 9ml dung dịch nước muối sinh lý. Lắc trộn đều ống nghiệm. Tiếp tục, hút 1ml nước mẫu từ ống nghiệm thứ nhất sang ống nghiệm thứ hai chứa 9ml dung dịch nước muối sinh lý, rồi làm tương tự với ống nghiệm thứ thứ ba. • Từ mẫu nước ban đầu lấy 0,1ml mẫu cho vào đĩa môi trường agar. Dùng que thủy tinh cấy đều dung dịch trên bề mặt môi trường và đánh dấu. Làm tương tự đối với các mẫu nước pha loãng. • Mẫu được ủ trong tủ ấm ở nhiệt độ 30oC khoảng 24 giờ và đọc kết quả. Tất cả các thao tác được thực hiện trong đều kiện vô trùng. • Những đĩa có khuẩn lạc từ 25-250 được chọn để tính kết quả theo công thức: số tế bào/ml (CFU/ml)= số khuẩn lạc × độ pha loãng × 10 Đối với vi khuẩn lactic dùng micropipette hút mỗi lần 5 µl dung dịch từ các mẫu pha loãng chấm vào 5 điểm khác nhau trên môi trường M17 Agar với 3 độ pha loãng liên tiếp nhau. Mẫu được ủ trong tủ ấm ở nhiệt độ 28 - 38oC trong thời gian khoảng 24 giờ và đem ra đọc kết quả. Thí nghiệm 2: Xác định nhịp sử dụng tốt nhất của chế phẩm sinh học lên sự sinh trưởng và tỷ lệ sống cũng như chất lượng cá Lăng nha giống. Thí nghiệm này dùng liều lượng tốt nhất từ thí nghiệm 1 và được bố trí trên 16 thùng nhựa (thể tích 100 lít) với mật độ là 1con/lít, chia làm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 4 lần. Liều lượng bổ sung vào các nghiệm thức là như nhau nhưng chu kỳ thời gian bổ sung vào các nghiệm thức là khác nhau. Hàm lượng chế phẩm sinh học bổ sung vào các bể được cụ thể như sau: Bảng 3.2: Nhịp sử dụng chế phẩm sinh học trong từng nghiệm thức Nghiệm thức Thời gian sử dụng chế phẩm sinh học Nghiệm thức 1 (NT1) sử dụng 1 ngày/lần Nghiệm thức 2 (NT2) sử dụng 3 ngày/lần Nghiệm thức 3 (NT3) sử dụng 5 ngày/lần Ghi chú: Mẫu nước được thu về phòng thí nghiệm phân tích tương tự như thí nghiệm 1 53 3.3.2 Quản lý chăm sóc Chế độ cho ăn: Trong quá trình ương sử dụng thức ăn tươi sống (thức ăn tự nhiên chủ yếu là moina và trùng chỉ) ở giai đọan nuôi. Bảng 3.3: Phương thức cho ăn theo từng giai đoạn ương Ngày tuổi Thức ăn Số lần cho ăn/ngày 3 - 7 Moina 80-120% 6 8 - 15 Moina 40-80% 4 16 - 30 Moina 12-40% 4 Nguồn nước: nước được cấp từ hệ thống nước máy, được sục khí và để lắng trong 24 giờ, sau đó đưa vào sử dụng. 3.3.3 Phương pháp thu mẫu và phân tích Nhiệt độ: được đo vào 6 giờ sáng, 14 giờ chiều mỗi ngày, bằng nhiệt kế hay máy đo và số liệu được ghi nhận tại hiện trường. Cách đo: Đưa nhiệt kế xuống dưới mặt nước khoảng 15 phút sau ghi nhận số liệu trong nhiệt kế. pH: được đo vào 6 giờ sáng, 14 giờ chiều mỗi ngày, bằng máy đo pH và số liệu được ghi nhận từ máy đo hoặc bằng dụng cụ bộ Test Kit. Cách đo: Rữa sạch lọ thủy tinh bằng mẫu nước cần kiểm tra nhiều lần, sau đó đổ đầy 5 ml nước mẫu vào lọ, lau khô bên ngoài . Nhỏ 2 giọt thuốc từ bộ Test kit, sau đó lắc đều so sánh màu kết tủa của lọ với cột màu của nhà sản xuất và xác định hàm lượng pH. TAN: được đo 4 ngày /lần, bằng dụng cụ bộ Test Kit Cách đo : Rữa sạch lọ thủy tinh bằng mẫu nước cần kiểm tra nhiều lần, sau đó đổ đầy 10 ml nước mẫu vào lọ, lau khô bên ngoài . • Nhỏ 3 giọt thuốc thử số 1 vào lọ, lắc nhẹ cho thuốc phân tán • Nhỏ 3 giọt thuốc thử số 2 và lắc tiếp • Nhỏ 3 giọt thuốc thử số 3, tiếp tục lắc nhẹ, sau 5 phút đối chiếu kết quả thử nghiệm với bảng so màu , đơn vị tính mg/l. 54 NO2-: được đo 4 ngày /lần, bằng dụng cụ bộ Test Kit Cách đo: Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. Lắc đều các chai thuốc thử trước khi sử dụng. • Rữa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ. • Nhỏ 5 giọt thuốc thử số 1 và 5 giọt thuốc thử số 2 vào lọ chứa mẫu nước cần kiểm tra. • Đóng nắp lọ và lắc nhẹ sau đó mở nắp ra. • Chờ 3 - 5 phút, sau đó đem đối chiếu với bảng so màu. Nên thực hiện việc so màu dưới ánh sáng tự nhiên, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào. COD: được đo 4 ngày /lần và sẽ được thu, cố định tại chỗ và mang về phòng thí nghiệm phân tích. COD được thu vào chai nút mài trắng 125 ml, cố định bằng 2 ml H2SO4 4M, lắc đều. Được xác định bằng phương pháp chuẩn độ KMnO4 trong môi trường kiềm. Xác định tăng trưởng khối lượng theo ngày (mg) Wc - Wđ DWG (mg/ngày) = t Trong đó: DWG: mức tăng trọng của cá t: là thời gian thí nghiệm Tăng trưởng chiều dài theo ngày Lc - Lđ DLG (mm/ngày) = t Trong đó: 55 DLG: chiều dài của cá Tỷ lệ sống của cá : Xác định tỉ lệ sống của cá khi thu hoạch toàn bộ, đếm số mẫu con/kg, số kg cá thu được. Số cá thu hoạch Tỷ lệ sống của cá = × 100 Số cá thả 3.4 Phương pháp xử lý Các thông số được tính toán cho từng bể riêng biệt. Các yếu tố môi trường được thống kê lấy trị số trung bình so sánh khoảng thích hợp đối với sinh trưởng phát triển của cá. So sánh mức độ khác nhau ở mỗi bể về trọng lượng cá, chiều dài, tỉ lệ sống để so sánh ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên quá trình ương Số liệu được xử lý trên máy tính, chương trình Excel, Statistica 5.0. 3.5 Môi trường ban đầu trước khi thả cá Mỗi loài động vật thủy sản có ngưỡng chịu đựng đối với điều khiện môi trường khác nhau. Động vật thủy sản sống trong môi trường nước, sự sống phụ thuộc vào môi trường nước, sự thay đổi của môi trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc giáp tiếp lên sự sinh trưởng và phát triển của chúng. Cá lăng nha cũng vậy, nếu giá trị pH, nhiệt độ…quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá. 56 Hình 3.1 Nơi bố trí thí nghiệm Trước khi tiến hành thí nghiệm, các bể của các nghiệm thức đều được kiểm tra môi trường và được trỉnh bày ở bảng sau: Bảng 3.4: Điều kiện môi trường ban đầu của nước nuôi Điều kiện ban đầu Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3 Nghiệm thức 4 Thể tích bể (lít/bể) 120 120 120 120 Nhiệt độ (0C) 27.0 27.1 27.0 27.0 pH 7.80 8.00 8.20 8.24 Oxy hòa tan (mgO2/lít) 5.12 5.28 5.12 4.96 Các chỉ tiêu NO2-, TAN, NH3 chủ yếu được đo bằng dụng cụ Test kit, nên số mẫu nước thu, khi so màu nằm ở khoảng gần bằng 0, do các bể được bố trí trong nhà nên nhiệt độ tương đối thấp. Theo nghiên cứu của Trương Quốc Phú (2000), tác giả cho rằng Oxy hòa tan (mgO2/lít) lớn hơn 4, NO2- nhỏ hơn 0.1ppm, pH khoảng 6-9, nhiệt độ 25-32, NH3 khoảng 0.02ppm thích hợp để nuôi cá. Vậy điều kiện môi trường nước trên phù hợp cho việc thả giống nuôi cá. 57 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Ảnh hưởng của liều lượng tốt nhất của chế phẩm sinh học lên sự sinh trưởng và tỷ lệ sống cá Lăng nha giống 4.1.1 Biến động các yếu tố thủy lý Nhiệt độ, pH là những yếu tố tác động trực tiếp đến đời sống của cá, đây là những giá trị biến thiên, thay đổi phụ thuộc vào thời tiết, chế độ chăm sóc…nên đôi khi sự thay đổi của chúng có thể gây bất lợi cho cá. Chính vì thế, những yếu tố này được theo dõi và đo hàng ngày để có biện pháp xử lý kịp thời. 4.1.1.1 Nhiệt độ nước Thí nghiệm ương nuôi được tiến hành vào thời điểm giao mùa (khô-mưa), vì vậy có sự biến động lớn tới nhiệt độ nước các bể thí nghiệm. Tuy nhiên, nhiệt độ giữa các nghiệm thức không có sự biến động đáng kể, nhiệt độ nước trung bình buổi sáng và buổi chiều của các bể thí nghiệm tương đối ổn định, chỉ chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa buổi sáng và buổi chiều dao động trong khoảng 1oC. Nghiệm thức 1 nhiệt độ sáng 25,5±1,01oC, nhiệt độ chiều 25,8±0,88 oC, nghiệm thức 2 nhiệt độ sáng 25,5±0,86 oC, nhiệt độ chiều 25,6±0,75 oC, nghiệm thức 3 nhiệt độ sáng 25,6±0,8 oC, nhiệt độ chiều 25,7±0,75 oC, nghiệm thức 4 nhiệt độ sáng 25,6±0,91 oC, nhiệt độ chiều 25,6±0,77 oC. Do bố trí thí nghiệm trong nhà, nên nhiệt độ ít có sự biến động. Bảng 4.1: Biến động nhiệt độ giữa các nghiệm thức ở thí nghiệm 1 Nghiệm thức Nhiệt độ sáng (oC) Nhiệt độ chiều (oC) NT1 NT2 NT3 NT4 25,5±1,01 25,5±0,86 25,6±0,81 25,6±0,91 25,8±0,88 25,6±0,75 25,7±0,75 25,6±0,77 Nhiệt độ thấp nhất trong thời gian thí nghiệm là 23oC (ở các bể thí nghiệm vào ngày ương thứ 15) và cao nhất là 27oC (ở các bể thí nghiệm ngày đầu bố trí). Kết quả nghiên cứu cho thấy trong các bể ương thì nhiệt độ nước dao dộng từ 23-27oC. Đây là khoảng nhiệt độ khá thích hợpcho sự sinh trưởng và phát triển 58 của cá Lăng nha vì theo Nguyễn Trọng Tài (2010) thì nhiệt độ nước thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá Lăng nha dao động 21-29oC. 4.1.1.2 pH pH thích hợp cho sự phát triển của cá nằm trong khoảng 6,5-9, khi pH của nước quá cao hay quá thấp cũng sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và sinh sản của cá (Trương Quốc Phú, 2000). Kết quả thể hiện ở Bảng 4.2 cho thấy giá trị pH trung bình của các bể ương cá dao động trong khoảng 7,93-7,97, đây là khoảng pH thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá Lăng nha vì theo Nguyễn Trọng Tài (2010) thì pH thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá Lăng nha dao động 6-8,2. Bảng 4.2: Biến động pH giữa các nghiệm thức ở thí nghiệm 1 Nghiệm thức pH sáng pH chiều NT1 NT2 NT3 NT4 7,95±0,12 7,95±0,10 7,95±0,10 7,97±0,10 7,93±0,10 7,90±0,90 7,90±0,09 7,95±0,09 Suốt quá trình thí nghiệm giá trị pH trung bình giữa các nghiệm thức ít có sự chênh lệch vào buổi sáng và buổi chiều, dao động trong khoảng 0,1 đơn vị. Nghiệm thức 1 pH sáng 7,95±0,12, pH chiều 7,93±0,10, nghiệm thức 2 pH sáng 7,95±0,10, pH chiều 7,90±0.90, nghiệm thức 3 pH sáng 7,95±0,10, pH chiều 7,90±0,09, nghiệm thức 4 pH sáng 7,97±0,10, pH chiều 7,95±0,09. Tuy không có sự chênh lệch lớn giữa sáng và chiều, nhìn chung pH các nghiệm thức đều có xu hướng giảm vào cuối thí nghiệm, cá càng lớn thì càng bài tiết nhiều chất thải và lượng thức ăn thừa càng nhiều, đồng thời khi bổ sung chế phẩm sinh học vào, các vi sinh trong chế phẩm phân hủy các vật chất hữu cơ, làm tăng CO2 trong nước dẫn đến làm pH trong nước có xu hướng giảm. Giá trị pH của các nghiệm thức không có ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cá Lăng nha. Tuy nhiên, ảnh hưởng trực tiếp của pH cao hay thấp thường không quan trọng bằng ảnh hưởng giáp tiếp của nó. Trong các thủy vực có pH thấp sẽ làm tăng hàm lượng Ion kim loại trong nước dẫn đến ngộ độc cá. Môi trường kiềm làm tăng Ammonia tổng số tồn tại dạng NH3- dạng độc đối với cá, sự acid hóa nước kéo theo sự tăng nồng độ các ion kim loại như Al3+ là một trong những ion kim loại độc có trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng đến sinh trưởng cá (Boyd, 1996). 59 pH là một trong các yếu tố sinh thái ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cá, nên cần được quan tâm và có thể điều chỉnh bằng một số biện pháp, để ổn định kiềm và pH. Độ pH 7,8-8,2 được xem là tối ưu cho tất cả các giống loài thủy sản sinh trưởng và phát triển (Boyd, 1996). 4.1.2 Biến động các yếu tố thủy hóa 4.1.2.1 Hàm lượng TAN Hàm lượng TAN được hình thành trong nước là nhờ quá trình phân hủy mùn bả hữu cơ, sản phẩm bài tiết của cá và các động vật khác. Bảng 4.3 cho thấy hàm lượng TAN trung bình các nghiệm thức dao động trong khoảng 0,38-0,58 ppm, các giá trị này vẫn nằm trong giá trị thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá (TAN nhỏ hơn 4 ppm) (Dương Nhựt Long, 2002). Bảng 4.3: Biến động của hàm lượng TAN (ppm) ở thí nghiệm 1 Nghiệm thức TAN (ppm) NT1 NT2 NT3 NT4 0,58±0,37 0,48±0,32 0,47±0,32 0,38±0,19 Kết thúc thí nghiệm, kết quả hàm lượng TAN các nghiệm thức đều có xu hướng tăng. Ở nghiệm thức 1 có hàm lượng TAN tăng nhanh hơn các nghiệm thức có bổ sung chế phẩm sinh học, nghiệm thức 4 có hàm lượng TAN tăng chậm nhất, nhưng về cuối thí nghiệm thì hàm lượng TAN có xu hướng tăng lên và ở nghiệm thức 2 và 3 cũng có khuynh hướng tăng , nhưng chậm hơn so với thí nghiệm 1. Có sự khác biệt về hàm lượng TAN giữa các nghiệm thức sử dụng chế phẩm sinh học so với nghiệm thức đối chứng. Do trong chế phẩm sinh học có các chủng vi khuẩn (Nitrosomonas, Nitrobacter) nên việc chuyển hoá đạm dạng TAN thành dạng nitrite hay nitrate hóa sẽ chuyển hóa NH3 và NH4+ thành các dạng NO2 – và NO3- diễn ra nhanh hơn và tốt hơn. Hàm lượng NH4+ và NH3 trong nước liên quan rất chặt chẽ với nhau. Hàm lượng NH4+ và NH3 trong các bể của các nghiệm thức đều tăng dần theo thời gian ương, có thể do các chất thải cá tăng, vi khuẩn phân hủy axit amin (amôn hóa) dẫn đến sự gia tăng NH3 (Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1, 2005). 60 Bảng 4.4: Biến động của hàm lượng NH3 (ppm) ở thí nghiệm 1 Nghiệm thức NH3 (ppm) NT1 NT2 NT3 NT4 0,03±0,020 0,03±0,019 0,01±0,023 0,02±0,021 Kết quả thí nghiệm, hàm lượng NH3 trung bình ở nghiệm thức 1 là 0,03±0,020 ppm, nghiệm thức 2 là 0,03±0,019 ppm, nghiệm thức 3 là 0,01±0,023 ppm, nghiệm thức 4 là 0,02±0,021 ppm. Hàm lượng NH3 thích hợp nuôi cá dao động trong khoảng 1 ppm (Nguyễn Văn Bé, 1987). Kết quả nghiên cứu ở các nghiệm thức cho thấy hàm lượng NH3 trung bình ở các nghiệm thức dao động trong khoảng 0,01-0,03 ppm, các giá trị này vẫn nằm trong khoảng thích hợp để cá sinh trưởng và phát triển. 4.1.2.2 Hàm lượng NO2- Kết quả thí nghiệm cho thấy hàm lượng NO2- trung bình dao động trong khoảng 0,45-1,05 ppm. Nghiệm thức 1 có hàm lượng NO2- trung bình là 1,05±1,97 ppm, nghiệm thức 2 có hàm lượng NO2- trung bình là 0,55±0,80 ppm, nghiệm thức 3 có hàm lượng NO2- trung bình là 0,45±0,78 ppm, nghiệm thức 4 có hàm lượng NO2- trung bình là 0,97±1,98 ppm. Theo Bảng 4.5 hàm lượng NO2- trung bình ở các nghiệm thức có bổ sung chế phẩm sinh học thấp hơn nghiệm thức không bổ sung chế phẩm sinh học, có thể do các vi khuẩn trong chế phẩm sinh học làm cho hàm lượng NO2- hạn chế tăng. Vì thế để khống chế và hạn chế sự tăng cao của các hàm lượng đạm này, cần chú trọng việc cho ăn, không nên cho ăn quá dư thừa. Bảng 4.5: Biến động NO2- (ppm) suốt thời gian thí nghiệm 1 Nghiệm thức NO2- (ppm) NT1 NT2 NT3 NT4 1,05±1,97 0,55±0,80 0,45±0,78 0,97±1,98 Sự hình thành NO2- từ NH4+ do vi khuẩn Nitrosomonas, quá trình này xảy ra chậm trong điều kiện môi trường pH thấp (Nguyễn Đình Trung, 2004). Nitrite là dạng đạm độc hầu hết đối với loài động vật thủy sản, chúng kết hợp với Hemo- 61 globine của máu, làm máu có màu Chocolate, ngăn cản việc oxy kết hợp với Hemoglobine Hình thành Oxyhemoglobine làm cá chết ngạt (Trương Quốc Phú, 2000). Hàm lượng NO2- thích hợp cho nuôi cá là phải nhỏ hơn 0,1ppm. 4..2.3 Hàm lượng COD COD là một chỉ tiêu dùng để đánh giá mức độ dinh dưỡng của nước, Hàm lượng COD nhỏ hơn 10mgO2/lít biểu thị là nghèo dinh dưỡng, hàm lượng COD thích hợp dao động từ 10-20 mgO2/lít, giá trị được cho là giàu dinh dưỡng thì hàm lượng COD dao động từ 20-30 mgO2/lít (Nguyễn Đức Hội, 2004). Kết quả thí nghiệm cho thấy hàm lượng COD là rất thấp, trung bình dao động từ 3,05-3,9 ppm. Hàm lượng COD trung bình ở nghiệm thức 1, nghiệm thức 2, nghiệm thức 3 và nghiệm thức 4 lần lượt là 3,05±0,96 ppm, 3,68±0,98 ppm, 3,90±1,54 ppm và 3,70±1,19ppm. Qua đây nhận thấy nhu cầu oxy hoá học trong các bể có bổ sung chế phẩm cao hơn nghiệm thức đối chứng. Bảng 4.6: Biến động của hàm lượng COD (ppm) ở thí nghiệm 1 Nghiệm thức COD (ppm) NT1 NT2 NT3 NT4 3,05±0,96 3,68±0,98 3,90±1,54 3,70±1,19 Kết quả thí nghiệm, cho thấy sự biến động của COD ở các nghiệm thức đều có xu hướng tăng vào cuối thí nghiệm, điều này cũng hoàn toàn hợp lý vì càng về cuối thí nghiệm thì hàm lượng vật chất hữu cơ trong bể tăng do cất thải của cá, thức ăn thừa, sinh vật chết tăng dần theo thời gian nuôi…phân hủy càng nhiều. Các nghiệm thức có bổ sung các vi khuẩn có lợi, nên chúng phân hủy nhanh các cặn bã trong môi trường nuôi trong các bể thí nghiệm và làm hạn chế sự biến động cũng như tích lũy vật chất hữu cơ trong bể ương. 4.1.3 Vi khuẩn Tiến hành thu mẫu nước của tất cả các mẫu nước để xác định mật số vi khuẩn tổng có trong 16 bể. Kết quả cho thấy, mật độ vi khuẩn tổng cộng của các nghiệm thức giống nhau (4.160 CFU/ml). Theo khuyến cáo từ bộ thủy sản (2000) mật độ vi khuẩn tổng cộng trong môi trường nuôi thủy sản được chấp nhận ở mức 106 CFU/lít nhằm hạn chế sự lây nhiễm vào động vật thủy sản trong quá trình ương nuôi. 62 Bảng 4.7: Mật độ vi khuẩn tổng (CFU/ml) ở thí nghiệm 1 Số ngày thu Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3 Nghiệm thức 4 1 4160 4160 4160 4160 4 4200 180 1260 760 8 250 140 2860 500 12 220 900 440 450 16 840 720 320 700 20 730 340 100 590 Qua đây cho thấy, mật độ vi khuẩn tổng (trước khi thả cá) trong các nghiệm thức phù hợp cho việc bố trí ương nuôi cá Lăng nha. Trong suốt quá trình thí nghiệm mật độ vi khuẩn các nghiệm thức biến động lớn và có xu hướng giảm dần về cuối thí nghiệm, sau đó ổn định nhưng ở mức thấp dưới 1.000 CFU/ml. Hình 4.1: Biến động vi khuẩn tổng suốt thời gian thí nghiệm 1 Qua Hình 4.1 cho thấy, mật số vi khuẩn tổng ở các nghiệm thức bổ sung chế phẩm sinh học mạnh, có thể được do vi khuẩn được bổ sung vào môi trường đã ức chế sự phát triển của các nhóm vi khuẩn khác có sẵn trong môi trường ương, điều này thấy rõ ở nghiệm thức đối chứng mật độ vi khuẩn tổng được duy trì và sau đó giảm xuống vào ngày thứ 8. Hơn nữa, trong suốt quá trình ương cá thức ăn chủ yếu là thức ăn tươi sống (Moina) nên hàm lượng dinh dưỡng trong bể ương thấp (3,05-3,90 ppm) dẫn đến nguồn dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển quần thể vi sinh của tổng vi khuẩn Điều này có thể giải thích tại sao mật độ vi khuẩn tổng ở nghiệm thức 3 sau khi giảm lại có khuynh hướng tăng trở lại vào ngày thứ 8, do nghiệm thức 3 có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất. 63 Khi phân tích ở khía cạnh tỉ lệ vi khuẩn Lactic có lợi trong tổng vi khuẩn cho thấy ở nghiệm thức đối chứng không bổ sung chế phẩm tỉ lệ vi khuẩn Lactic trong tổng vi khuẩn bể ở 8 ngày đầu có tỉ lệ rất thấp không vượt quá 2%, đến ngày thứ 12 mật độ vi khuẩn lactic tăng lên 15% trong tổng vi khuẩn, ngày 16 thì chúng lại giảm thấp và chuẩn bị cho một bước nhảy mới. Ở nghiệm thức 2 tỉ lệ vi khuẩn lactic trong bể bổ sung với liều lượng 0,1g ở 4 ngày đầu có tỉ lệ rất thấp không vượt quá 5%, đến ngày thứ 8 mật độ vi khuẩn lactic tăng lên 35% trong tổng vi khuẩn, ngày 12 thì chúng lại giảm thấp và chuẩn bị cho một bước nhảy mới ở ngày 20. Hình 4.2: Biến động vi khuẩn lactic suốt thời gian thí nghiệm 1 Đối với nghiệm thức 3 tỉ lệ vi khuẩn lactic trong bể bổ sung vi sinh vật với liều lượng 0,5g ở 12 ngày đầu có tỉ lệ rất thấp trong tổng vi khuẩn không vượt quá 5%, đến ngày thứ 20 mật độ vi khuẩn lactic tăng lên 46% trong tổng vi khuẩn. Ở nhiệm thức có bổ sung lượng chế phẩm cao nhất với liều lượng 1g thì tỉ lệ vi khuẩn lactic trong bể tăng ngay sau khi bổ sung từ 0,5% lên 10% và duy trì từ ngày thứ 4 - 8 sau đó giảm xuống vào ngày thứ 12 và chuẩn bị cho một bước nhảy mới cao ở ngày 16 và ngày 20 lần lượt là 15% và 22%. Nhìn chung, khi bổ sung chế phẩm sinh học nhận thấy mật độ vi khuẩn lactic trung bình cao hơn so với nghiệm thức đối chứng từ 2-7 lần, khi phân tích cho thấy các bể bổ sung chế phẩm chu kỳ phát triển của vi khuẩn lactic trong bể kéo dài khoảng 10 ngày, trong khi đó vi khuẩn này trong bể đối chứng có chu kỳ phát triển ngắn hơn khoảng 7 ngày. Nhìn chung mật độ vi khuẩn lactic trong tất cả các bể ương còn rất thấp (70 MPN/ml). 64 4.1.4 Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá thí nghiệm 1 4.1.4.1 Các chỉ tiêu tăng trưởng Kết quả nghiên cứu sự tăng trưởng của cá Lăng nha có sử dụng chế phẩm sinh học, sau 20 ngày nuôi được thể hiện qua Bảng 4.8, trung bình trọng lượng cuối thí nghiệm, nghiệm thức 1 là 194,3±4,99 mg, nghiệm thức 2 là 243,8±18,03 mg, nghiệm thức 3 là 202,3±7,18 mg, nghiệm thức 4 là 204,5±9,47 mg. Qua đây cho thấy tốc độ tăng trưởng trọng lượng cao nhất là nghiệm thức 2 tăng 10,1 mg/ngày (có thể do mật độ sống của cá trong nghiệm thức 2 thấp làm mật độ thưa hơn, giúp cá phát triển trọng lượng hơn) và tốc độ tăng trưởng trọng lượng chậm nhất là nghiệm thức 1, chỉ tăng 7,71 mg/ngày. Khi phân tích thống kê, cho thấy nghiệm thức 2 có sự sai khác về tăng trọng lượng so với các nghiệm thức còn lại. Các nghiệm thức còn lại, nghiệm thức 1, 3 và 4 thì không có sự khác biệt thống kê (p>0,05). Bảng 4.8: Trọng lượng cá nuôi ở các nghiệm thức thí nghiệm 1 Nghiệm thức TB trọng lượng thả (mg/con ) TB trọng lượng thu (mg/con ) Tăng trưởng (mg) Tăng trọng (mg/ngày) Nghiệm thức 1 40 194,25±4,99 154,25±4,99a 7,71 Nghiệm thức 2 42 243,8±18,03 201,8±18,03b 10,1 Nghiệm thức 3 41 202,25±7,18 161,25±7,18a 8,06 Nghiệm thức 4 41 204,50±9,47 163,5±9,47a 8,18 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Với cùng một điều kiện chăm sóc như nhau, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng giữa các nghiệm thức có sử dụng chế phẩm với nghiệm thức không sử dụng có khác nhau và nghiệm thức không sử dụng chế phẩm sinh có tốc độ tăng trưởng trọng lượng thấp hơn so với các nghiệm thức có sử sụng chế phẩm sinh học, có thể do việc sử dụng chế phẩm sinh học, đã cải tạo môi trường nên ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá nuôi, chế phẩm sinh học làm giảm và hạn chế các chất gây độc cho các (NH3 và NO2) trong bể bể nuôi đã được đề cập ở phần trên, do có các vi khuẩn có lợi được đưa vào các bể thí nghiệm theo định kỳ duy trì môi trường nuôi ổn định, kích thích sử dụng thức ăn và sinh trưởng cá. 65 Bảng 4.9: Kích thước cá nuôi ở các nghiệm thức thí nghiệm 1 Nghiệm thức TB kích thước thả (mm/con ) TB kích thước thu (mm/con ) Tăng trưởng (mm) Tăng kích thước (mm/ngày) Nghiệm thức 1 9,6 20,0±1,41 10,4±1,41a 0,52 Nghiệm thức 2 9,6 21,5±1,29 11,9±1,29a 0,56 Nghiệm thức 3 9,6 20,5±1,29 10,9±1,29a 0,55 Nghiệm thức 4 9,6 20,0±0,82 10,4±0,82a 0,52 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Theo Bảng 4.9, cho thấy tăng trưởng chiều dài của các nghiệm thức có khác nhau. Tuy nhiên, khi phân tích thống kê cho thấy đối với tăng trưởng kích thước giữa các nghiệm thức không có khác biệt, thường trong giai đoạn cá nhỏ, cá thường tăng nhanh về chiều dài hơn là trọng lượng, nhưng ở đây cá chỉ tăng nhanh về trọng lượng, sỡ dĩ không có sự sai khác kích thước có thể do môi trường nuôi chưa thật sự thích hợp với tập tính sống của cá (vì cá Lăng nha thích sống trong hốc, ở những nơi nước chảy (Mai Đình Yên, 1978, Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Như vậy, chế phẩm sinh học sử dụng trong các nghiệm thức có ảnh hưởng tới sự tăng trưởng về trọng lượng cá. 4.1.4.2 Tỷ lệ sống Kết thúc thí nghiệm, tỷ lệ sống của nghiệm thức 1 là 79,25%, nghiệm thức 2 là 77,50%, nghiệm thức 3 80,25%, nghiệm thức 4 91,25%. Theo kết quả nghiên cứu của Ngô Văn Ngọc và Lê Thị Bình (2005), ương cá trong bể composite và ương cá trong ao đất, tỷ lệ sống ở hai thí nghiệm đều cao, tỷ lệ sống trong bể composite (90,8±2,8%) cao hơn tỷ lệ sống cá ở ao đất(88,6±3,2%), nhưng nó lại không có sự khác biệt thống kê. Như vậy, qua đó cho thấy được cá Lăng nha, ương trong bể hay ương trong ao đất đều phát triển tốt và có sức sống cao. Qua Hình 4.4 cho thấy rõ ở nghiệm thức 4 có tỷ lệ sống cao nhất, nghiệm thức 3 và 4 thì cao hơn nghiệm thức 1. Có thể do nghiệm thức 4 được bổ sung chế phẩm sinh học cao hơn các nghiệm thức còn lại, nên giúp cải tạo môi trường sống tốt hơn, tỷ lệ sống cao hơn. Nhưng nghiệm thức 2 lại thấp so với nghiệm thức 1 (đối chứng), có thể do liều lượng ở nghiệm thức 2 quá ít, không đủ ảnh hưởng, nên không có khác biệt với nghiệm thức 1. Tuy nhiên, phân tích thống kê, cho thấy tỉ lệ sống nghiệm thức 4 có khác biệt với các nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức 3, 2 và 1 thì không có khác biệt thống kê (p>0,05). 66 Hình 4.3: Tỉ lệ sống của các nghiệm thức thí nghiệm 1 Điều này cho thấy liều lượng chế phẩm sinh học bổ sung vào các nghiệm thức, có ảnh hưởng tới tỉ lệ sống và liều lượng tốt nhất là 1 g/100lít. 4.2 Ảnh hưởng của nhịp sử dụng tốt nhất của chế phẩm sinh học lên sự sinh trưởng và tỷ lệ sống cá Lăng nha giống Trước khi tiến hành thí nghiệm 2, tất cả các bể đều được xử lý lại bằng Chlo- rine. Kết thúc, thí nghiệm 1 liều lượng tốt nhất là 1 g/100lít, ta sẽ sử dụng liều lượng này tiến hành cho thí nghiệm 2 để tìm ra nhịp sử dụng tốt nhất. 4.2.1 Biến động các yếu tố thủy lý 4.2.1.1 Nhiệt độ nước Thí nghiệm 2 được tiến hành bố trí thí nghiệm trong nhà, nên nhiệt độ tương đối thấp và ổn định. Nhiệt độ giữa các nghiệm thức không có sự biến động đáng kể, nhiệt độ nước trung bình buổi sáng và buổi chiều của các bể thí nghiệm tương đối ổn định, chỉ chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa buổi sáng và buổi chiều dao động trong khoảng 1oC. Bảng 4.10: Biến động nhiệt độ giữa các nghiệm thức ở thí nghiệm 2 Nghiệm thức Nhiệt độ sáng (oC) Nhiệt độ chiều (oC) NT1 NT2 NT3 26,21±0,42 25,96±0,39 25,99±0,47 26,53±0,45 26,35±0.55 26,32±0,49 Nhiệt độ buổi sáng và buổi chiều ở nghiệm thức 1 trung bình lần lượt là 26,21±0,42 oC và 26,53±0,45 oC. Nhiệt độ buổi sáng và buổi chiều ở nghiệm 67 thức 2 trung bình lần lượt là 25,96±0,39 oC và 26,35±0.55 oC. Nhiệt độ buổi sáng và buổi chiều ở nghiệm thức 3 trung bình lần lượt là 25,99±0,47 oC và 26,32±0,49 oC. Kết quả theo dõi cho thấy, nhiệt độ nước thấp nhất trong thời gian thí nghiệm là 25 oC và cao nhất là 27 oC. Qua Bảng 4.10, cho thấy nhiệt độ thấp và khá ổn định trong suốt thời gian thí nghiệm. Nhìn chung các nghiệm thức đều có nhiệt độ dao động trong khoảng 25-27 oC. 4.2.1.2 Giá trị pH Nghiệm thức 1 pH sáng 7,84±0,26, pH chiều 7,76±0,29, nghiệm thức 2 pH sáng 7,85±0,25, pH chiều 7,78±0,28, nghiệm thức 3 pH sáng 7,86±0,25, pH chiều 7,79±0,28. Kết quả thể hiện ở Bảng 4.11 cho thấy giá trị pH trung bình sáng và chiều của các nghiệm thức dao động trong khoảng 7,76-7,86. Khoảng này thích hợp để cá sinh trưởng và phát triển. Bảng 4.11: Biến động pH giữa các nghiệm thức ở thí nghiệm 2 Nghiệm thức pH sáng pH chiều NT1 NT2 NT3 7,84±0,26 7,85±0,25 7,86±0,25 7,76±0,29 7,78±0,28 7,79±0,28 Trong suốt thí nghiệm 2, giá trị pH trung bình giữa các nghiệm thức vẫn không có sự chênh lệch nhiều vào buổi sáng và buổi chiều. Qua kết quả nghiêm cứu, cho thấy nghiệm thức 1 có pH vào buổi sáng và buổi chiều tương đối hơi thấp hơn nghiệm thức 2 và 3, dao động trong khoảng 0,1, có thể do nghiệm thức 1 được bổ sung chế phẩm sinh học nhiều hơn (một ngày/lần) các nghiệm thức 2 và 3, nên các vi khuẩn (có acid) trong chế phẩm đã làm cho pH thấp đi. Nhưng nhìn chung, giá trị pH của các nghiệm thức đều giảm vào cuối thí nghiệm, có thể do quá trình hô hấp và chất thải của cá ngày càng tăng và có thể do ảnh hưởng từ chế phẩm sinh học. 4.2.2 Biến động các yếu tố thủy hóa 4.2.2.1 Hàm lượng TAN Bảng 4.12 cho thấy hàm lượng TAN trung bình nghiệm thức 1 là 1,05±1,94 ppm, hàm lượng TAN trung bình nghiệm thức 2 là 0,50±0,32 ppm, hàm lượng TAN trung bình nghiệm thức 3 là 0,58±0,32 ppm. Hàm lượng TAN trung bình 68 các nghiệm thức thí nghiệm, dao động trong khoảng 0,50-1,05 ppm, các giá trị này vẫn nằm trong giá trị thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá. Bảng 4.12: Biến động của hàm lượng TAN (ppm) ở thí nghịêm 2 Nghiệm thức TAN NT1 NT2 NT3 1,05±1,94 0,50±0,32 0,58±0,32 Hàm lượng TAN trung bình cao nhất là nghiệm thức 1 (1,05±1,94 ppm), có thể do mật độ sống ở nghiệm thức 1 cao hơn các nghiệm thức còn lại, do đó lượng chất thải cá nhiều hơn. Cũng như thí nghiệm 1, hàm lượng NH4+ và NH3 có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hàm lượng NH3 của nghiệm thức 1 lúc đầu tăng chậm hơn nghiệm thức 2 và 3 và sau đó là tăng cao hơn có thể do số lượng cá sống của nghiệm thức 1 nhiều hơn, nên có lượng chất thải cá nhiều hơn và vi khuẩn phân hủy acid amin gây ra. Nhìn chung thì, cuối thí nghiệm, các nghiệm thức đều có xu hướng giảm, do chế phẩm sinh học làm cho pH giảm vào cuối thí nghiệm và trong chế phẩm có các vi khuẩn nitrite và nitriate hóa (Nitrosomonas, Nitrobacter). Bảng 4.13: Biến động của hàm lượng NH3 (ppm) ở thí nghịêm 2 Nghiệm thức NH3 NT1 NT2 NT3 0,07±0,101 0,02±0,015 0,02±0,016 Nghiệm thức 1 có hàm lượng NH3 trung bình là 0,07±0,101 ppm, nghiệm thức 2 0,02±0,015 ppm, nghiệm thức 3 0,02±0,016 ppm. Kết quả nghiên cứu ở các nghiệm thức cho thấy hàm lượng ở các nghiệm thức dao động trong khoảng 0,1- 0,3 ppm, các giá trị này vẫn này trong khoảng thích hợp để cá sinh trưởng và phát triển. 4.2.2.2 Hàm lượng NO2- Kết quả thí nghiệm cho thấy, nghiệm thức 1 có hàm lượng NO2- trung bình là 1,45±1,88 ppm, nghiệm thức 2 có hàm lượng NO2- trung bình là 1,45±1,88 ppm, nghiệm thức 3 có hàm lượng NO2- trung bình là 1,60±1,99 ppm. Nhìn chung hàm lượng NO2- trung bình ở nghiệm thức được bổ sung chế phẩm sinh học 1 ngày/lần và 3 ngày/ lần thấp hơn 5 ngày/lần. Có thể do nghiệm thức 1 được bổ 69 sung ngày ngày, nên giúp cải thiện môi trường hơn, hạn chế hàm lượng NO2- tăng hơn nghiệm thức 3. Bảng 4.14: Biến động NO2- suốt thời gian thí nghiệm 2 Nghiệm thức NO2- (ppm) NT1 NT2 NT3 1,45±1,88 1,45±1,88 1,60±1,99 Hàm lượng NO2- cũng là một chỉ thị về sự ô nhiệm môi tăng theo thời gian nuôi. Theo Bảng 4.14 cho thấy hàm lượng NO2- trung bình các nghiệm thức dao động trong khoảng 1,45-1,60 ppm. Hàm lượng NO2- trung bình ở các nghiệm thức khá cao và hàm lượng NO2- ở các nghiệm thức có tăng theo thời gian nuôi vì giai đoạn cá dần lớn nên lượng chất thải của cá thải ra môi trường lớn và được tích tụ từ các ngày nuôi trước. 4.2.2.3 Hàm lượng COD Kết quả thí nghiệm, cho thấy các nghiệm thức đều có xu hướng tăng, đó là điều hợp lý, nhưng các nghiệm thức trong lúc ương nuôi có hàm lượng COD biến động nhiều, vì do các nghiệm thức đều có sử dụng chế phẩm sinh học, gồm các vi khuẩn có lợi phân hủy nhanh các chất cặn bã trong môi trường, làm giảm bớt các chất hữu cơ trong khoảng thời gian nuôi. Bảng 4.15: Biến động COD suốt thời gian thí nghiệm 2 Nghiệm thức COD NT1 NT2 NT3 9,9±2,28 8,5±3,44 6,8±2,60 Theo Bảng 4.15, hàm lượng COD trung bình ở các nghiệm thức dao động trong khoảng 6,8-9,9 ppm. Hàm lượng COD môi trường ta đang ương nuôi là dinh dưỡng trung bình, hàm lượng này vẫn nằm trong khoảng thích hợp thích hợp cho cá phát triển (Quách Sĩ Quý, 2006). 4.2.3 Vi khuẩn Tiến hành nghiên cứu thí nghiệm 2, tương tư tượng thí nghiệm 1. Tiến hành thu mẫu nước của tất cả các mẫu nước để xác định mật số vi khuẩn tổng có trong 16 bể. 70 Bảng 4.16: Mật độ vi khuẩn tổng (CFU/ml) ở thí nghiệm 2 Số ngày thu Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3 1 5100 5100 5100 4 2700 2340 2090 8 1860 2030 1210 12 1470 1330 1290 16 2520 1200 1380 20 2190 560 2050 Kết quả cho thấy, mật độ vi khuẩn tổng cộng của các nghiệm thức giống nhau (5.100 CFU/ml). Qua đây cho thấy, mật độ vi khuẩn tổng trong các nghiệm thức thí nghiệm 2 cũng phù hợp cho việc bố trí ương nuôi cá Lăng nha. Trong suốt quá trình thí nghiệm mật độ vi khuẩn các nghiệm thức nhiều biến động lớn. Hình 4.4: Biến động vi khuẩn tổng suốt thời gian thí nghiệm 2 Qua Hình 4.4 các nghiệm thức mật số vi khuẩn tổng đều giảm dần có thể được do vi khuẩn được bổ sung vào môi trường đã ức chế sự phát triển của các nhóm vi khuẩn khác có sẵn trong môi trường ương. Trong giai đoạn 4 đến 12 ngày tuổi, mật số vi khuẩn tổng cao nhất cao nhất là nghiệm thức 1 (1.470CFU/ml) và thấp nhất là nghiệm thức 3 (1.290CFU/ml). Có thể do lượng vi khuẩn ở nghiệm thức 1 được bổ sung 1 ngày/lần còn nghiệm thức 2 là 3 ngày/lần và nghiệm thức 3 là 5 ngày/lần nên mật số vi khuẩn tổng ở nghiệm thức 1 cao hơn so với nghiệm thức 2 và 3. 71 Hình 4.5: Biến động vi khuẩn lactic suốt thời gian thí nghiệm 2 Từ kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ vi khuẩn lactic trong bể bổ sung chế phâm vi sinh mỗi ngày ở 16 ngày đầu có tỉ lệ vi khuẩn Lactic rất thấp (5-10%) trong tổng vi khuẩn khoảng đến ngày thứ 20 mật độ vi khuẩn lactic tăng lên 25% trong tổng vi khuẩn. Ở nghiệm thức 2 cho thấy tỉ lệ vi khuẩn lactic trong bể bổ sung chế phẩm vi sinh với nhịp 3 ngày/lần cho thấy ở 16 ngày đầu có tỉ lệ rất thấp trong tổng vi khuẩn dao động trong khoảng 5%, đến ngày thứ 16 mật độ vi khuẩn lactic tăng lên 11% và tăng cao nhất là 32% ở ngày 20. Nghiệm thức với nhịp bổ sung 5 ngày/lần sau 8 ngày thì tỉ lệ vi khuẩn lactic tăng từ 0,5% lên 8% và sau đó giảm xuống vào ngày thứ 12 để chuẩn bị cho một bước nhảy mới cao hơn ở ngày 16 và ngày 20 lần lượt là 13% và14%. Nhìn chung, càng về cuối thí nghiệm vi khuẩn có lợi thì càng tăng, trong khi mật độ vi khuẩn tổng giảm đồng nghĩa với chế phẩm sinh học đã làm giảm đi những vi khuẩn có hại, đều đó cho thấy sử dụng chế phẩm sinh học có hiệu quả tốt cho môi trường ương nuôi. 4.2.4 Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá thí nghiệm 2 4.2.4.1 Các chỉ tiêu tăng trưởng Trung bình trọng lượng cuối thí nghiệm, nghiệm thức 1 là 133±11,79 mg, nghiệm thức 2 là 141±4,32 mg, nghiệm thức 3 là 161±21,28 mg. Theo Bảng 4.17, cho thấy tốc độ tăng trưởng trọng lượng cao nhất là nghiệm thức 3 tăng 6,84 mg/ngày, thấp nhất là nghiệm thức 1, do cùng chế độ chăm sóc, cho ăn nhưng mật độ sống của nghiệm thức 1 cao hơn nghiệm thức 3, điều này cho thấy mật độ càng thưa, cũng giúp tăng trọng lượng. Khi phân tích thống kê về tăng trọng lượng, thì nghiệm thức 3 chỉ khác so với nghiệm thức 1, còn nghiệm thức 2 không có khác biệt với nghiệm thức 1 và 3 (p>0,05). 72 Bảng 4.17: Trọng lượng cá nuôi ở các nghiệm thức thí nghiệm 2 Nghiệm thức TB trọng lượng thả (mg/con ) TB trọng lượng thu (mg/con ) Tăng trưởng (mg) Tăng trọng (mg/ngày) Nghiệm thức 1 28 133±11,8 105±11,8a 5,26 Nghiệm thức 2 27 141±4,32 114±4,32ab 5,70 Nghiệm thức 3 25 161±21,3 136±21,3ab 6,84 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Theo Bảng 4.18, cho thấy tăng trưởng chiều dài của các nghiệm thức ở thí nghiệm cũng có khác nhau, phát triển kích thước lớn nhất là nghiệm thức 1, nhưng khi phân tích thống kê, tăng trưởng về kích thước giữa các nghiệm thức ở thí nghiệm 2 không có khác biệt. Bảng 4.18: Kích thước cá nuôi ở các nghiệm thức thí nghiệm 2 Nghiệm thức TB kích thước thả (mm/con ) TB kích thước thu (mm/con ) Tăng trưởng (mm) Tăng kích thước (mm/ngày) Nghiệm thức 1 9,6 22 ±0,96 12,15±0,96a 0,61 Nghiệm thức 2 9,6 20±0,82 10,40±0,82a 0,52 Nghiệm thức 3 9,6 21±1,83 11,40±1,83a 0,57 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Như vậy, từ 2 bảng kết quả trên, có thể thấy rằng nhịp sử dụng chế phẩm sinh học sử dụng trong các nghiệm thức không ảnh hưởng tới sự tăng trưởng về sinh trưởng của cá. 4.2.4.2 Tỷ lệ sống Kết thúc thí nghiệm, tỷ lệ sống của nghiệm thức 1 là 78,75%, nghiệm thức 2 là 69,75%, nghiệm thức 3 là 70,75%. Qua Hình 4.8 cho thấy khi bổ sung chế phẩm sinh học với nhịp 1 ngày/lần tỷ lệ sống cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức bổ sung chế phẩm sinh học với nhịp là 3 ngày/lần và 5 ngày/lần, do liều lượng ở nghiệm thức 1 được bổ sung hàng ngày, nên chế phẩm sinh học đã xử lý hàm lượng thức ăn dư thừa, làm cho môi trường nuôi được cải thiện ngày ngày, hạn chế được các độc tố gây chết cá. Còn nghiệm thức 2 và 3, thì chế phẩm sinh học được bổ sung cách 3 ngày và 5 ngày, để giúp cho môi trường nuôi được cải thiện cũng phải cách 3 ngày và 5 ngày nên môi trường sống không tốt bằng nghiệm thức 1. khi phân tích thống kê, giữa nghiệm thức 2 và 3 thì không có sự khác biệt thống kê (p<0,05). 73 Hình 4.6: Tỉ lệ sống của các nghiệm thức thí nghiệm 2 Qua cả 2 thí nghiệm cho thấy, chế phẩm sinh học đã giúp cải thiện, duy trì môi trường nuôi ổn định làm tăng tỷ lệ sống, kích thích sử dụng thức ăn và sinh trưởng cá. Điều này cho thấy nhịp bổ sung chế phẩm sinh học, có ảnh hưởng tới tỉ lệ sống. Liều lượng là 1 g/100lít với nhịp sử dụng là 1 ngày/lần, là tốt nhất trong thí nghiệm vì có tỷ lệ sống của cá cao nhất. 74 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận Chế phẩm sinh học duy trì ổn định các hàm lượng TAN, COD, NO2- nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá. Với liều lượng là 1 g/100lít sẽ có tỷ lệ sống cao nhất là 91.25% và tốc độ tăng trưởng của cá là 8,18 mg/ngày, chiều dài là 0,52 mm/ngày. Với nhịp sử dụng là 1 ngày/lần sẽ có tỷ lệ sống cao nhất 78.75% và tốc độ tăng trưởng trọng lượng của cá là 5,26 mg/ngày, chiều dài là 0,61 mm/ngày. 5.2 Đề xuất Cần tiếp tục nghiên cứu và đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học này với mật độ ương cá Lăng nha cao hơn và với thời gian bố trí thí nghiệm dài hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflvltxuanthanh_913.pdf
Luận văn liên quan