Luận văn Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Đông hưng, tỉnh Thái Bình

Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương cho thấy muốn chuyển đổi cây trồng nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa thì vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp là vấn đề đặc biệt quan trọng. Vì vậy việc nghiên cứu, xác định và mở rộng thị trường là hết sức cần thiết. Việc thúc đẩy quan hệ ngoại giao giữa các huyện trong khu vực cũng như các tỉnh lân cận Thái Bình cũng là 1 yếu tố quan trọng để tìm ra những nguồn thu mua sản phẩm nông nghiệp với số lượng lớn và giá thành cao hơn. Đặc biệt cần khuyến khích và vận động bà con trồng những loại cây có năng suất cao, thu nhập tốt hơn và tỉ lệ mất mùa là ít nhất.

pdf97 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 4011 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Đông hưng, tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS Tập quản sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại địa phương là thâm canh lúa nước với trình độ khá cao kết hợp với các quy trình công nghệ, khoa học kỹ thuật trong việc sản xuất các loại cây hàng hoá. Tuy nhiên, việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong việc sản xuất còn chưa đồng đều, ý thức khai thác gắn liền với bồi dưỡng cải tạo đất ở một bộ phận dân cư chưa thật tốt gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đất nói riêng, môi trường sinh thái nói chung. Trong tương lai cần có những biện pháp, chính sách ngăn chặn triệt để hiện tượng này. Phần lớn diện tích đã được khai thác sử dụng triệt để song hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa khai thác hết tiềm năng đất đai nhất. Tiềm năng cho sản xuất nông nghiệp của huyện chủ yếu được khai thác theo hướng đầu tư thâm canh nâng cao hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp hiện có bằng các biện pháp khoa học kỹ thuật, đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi và chuyển đổi cơ cấu cây trồng con nuôi, cơ cấu mùa vụ, hình thành các vùng chuyên canh cây trồng tập trung, nâng cao hệ số sử dụng đất canh tác, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, 50 3.2.1.b.Biến động các loại đất nông nghiệp tại huyện Đông Hưng Bảng 3. 2: Biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Đông Hưng Thứ tự MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Mã Diện tích năm 2017 (ha) So với năm 2014 So với năm 2016 Diện tích năm 2014 (ha) Tăng (+) giảm (-) Diện tích năm 2016 (ha) Tăng (+) giảm (-) Tổng diện tích đất của ĐVHC (1+2+3) 19930.23 19929.9 0.3 19930.3 0.0 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 13859.2 14097.0 -237.8 13947.8 -88.6 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 12676.6 12911.6 -235.0 12764.2 -87.7 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 11854.2 12092.3 -238.1 11941.5 -87.3 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 11516.3 11745.5 -229.2 11619.6 -103.3 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 337.9 346.8 -8.9 321.9 16.0 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 822.4 819.3 3.1 822.8 -0.4 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 924.4 942.5 -18.1 924.8 -0.4 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 258.2 243.0 15.3 258.8 -0.5 2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 6033.3 5795.6 237.7 5944.7 88.6 2.1 Đất ở OCT 1809.6 1782.7 27.0 1800.2 9.4 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1793.7 1766.8 26.9 1770.8 22.9 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 15.9 15.8 0.1 29.4 -13.5 2.2 Đất chuyên dùng CDG 3706.2 3505.7 200.5 3626.9 79.3 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 22.7 22.1 0.6 22.6 0.1 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 10.6 9.7 0.9 9.7 0.9 2.2.3 Đất an ninh CAN 2.4 2.2 0.2 2.4 0.0 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 149.5 148.4 1.1 150.0 -0.5 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 272.4 213.3 59.1 237.2 35.2 51 Thứ tự MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Mã Diện tích năm 2017 (ha) So với năm 2014 So với năm 2016 Diện tích năm 2014 (ha) Tăng (+) giảm (-) Diện tích năm 2016 (ha) Tăng (+) giảm (-) 2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 3248.6 3110.0 138.6 3205.1 43.5 2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 41.3 41.3 0.0 41.3 0.0 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 23.8 23.4 0.4 23.8 0.0 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà HT NTD 204.4 197.3 7.0 204.2 0.2 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 219.6 216.6 3.0 219.6 0.0 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 21.9 22.1 -0.1 22.1 -0.1 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 6.6 6.7 -0.1 6.7 -0.1 3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 37.7 37.3 0.4 37.8 0.0 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 37.7 37.3 0.4 37.8 0.0 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS Theo bảng ta thấy: Diện tích đất nông nghiệp của huyện có sự thay đổi qua các năm. Từ năm 2014 đến năm 2017 diện tích đất nông nghiệp có sự thay đổi rõ rệt giảm 237,8ha. Cụ thể: + Chuyển sang đất quốc phòng 0,54 ha. + Chuyển sang đất cụm công nghiệp 95,00 ha + Chuyển sang dất thương mại dịch vụ 5,58 ha. + Chuyển sang đất cơ sở sản xuất PNN 25,43ha. + Chuyển sang đất phát triển hạ tầng là 107,93 ha. + Chuyển sang đất bãi thải, xử lý chất thải là 8,52ha. + Chuyển sang đất ở tại nông thôn 113,72 ha. + Chuyển sang đất trụ sở cơ quan 3,22ha. + Chuyển sang đất tôn giáo 0,24ha. 52 + Chuyển sang đất nghĩa trang, nghĩa địa là 7,08ha. + Chuyển sang đất sinh hoạt cộng đồng là 3,42ha. + Chuyển sang đất khu vui chơi giải trí 1,40 ha. Hàng năm huyện đã triển khai thường xuyên công tác Thống kê đất đai. Qua Thống kê đã nắm được những biến động tăng giảm về đất đai trên địa bàn huyện quản lý, từ đó có hướng điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất. Do đất đai thường xuyên có sự biến động vì thế việc thống kê đất đai hàng năm có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đảng uỷ và chính quyền huyện đã chỉ đạo các ngành có liên quan thực hiện nghiêm chỉnh việc thống kê đất đai hàng năm. Vì vậy số liệu về cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn huyện đã sát với thực tế. - Sở dĩ có một số loại đất thực hiện còn có sự sai khác về diện tích so với kế hoạch là do trong quá trình thực hiện các hạng mục bị thiếu vốn như đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp tại Đông Sơn, Đông La, Phú Châu.. đất ở tai đô thị thuộc thị trấn Đông Hưng, đất ở nông thôn tại Chương Dương, Đông á, Đông Động, Đông Lĩnh, Đông Phương - Việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất cụm công nghiệp đạt thấp chủ yếu cũng là công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn chậm, nhất là thiếu vốn để thực hiện nên việc thực hiện các hạng mục của quy hoạch gặp khó khăn như cụm công nghiệp Đông La, Đông Xuân, Đông Động, Hồng Châu - Công tác thống kê đất đai năm 2015 được thực hiện theo quy trình mới làm thay đổi diện tích một số loại đất và tổng diện tích đất tự nhiên. - Các xã khi xác định nhu cầu sử dụng đất cho địa phương mình còn tư tưởng dự phòng “thừa còn hơn thiếu” dẫn đến một số chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất chưa thực sự sát với thực tế làm cho kết quả thực hiện đạt thấp. - Một lý do khác cũng làm cho kết quả một số chỉ tiêu thực hiện đạt thấp như đất khu vui chơi giải trí, đất cơ sở thể dục thể thao, đất cơ sở giáo dục đào 53 tạo là do thực tế để đảm bảo về đích nông thôn mới đã đăng ký với UBND tỉnh các xã trong đã thực hiện xây dựng các công trình công cộng nhưng chưa hoàn thiện các thủ tục về đất đai. 3.2.2. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Đông Hưng và mô tả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp Sự hình thành và phân bố của các các loại hình sử dụng đất xuất phát từ đặc điểm tự nhiên của huyện, tập quán sản xuất của nhân dân địa phương, từ yêu cầu tiêu thụ sản phẩm, điều kiện kinh tế xã hội của huyện Đông Hưng và của tỉnh Thái Bình. Quá trình nghiên cứu xác định sự hình thành và phân bố của các loại hình sử dụng đất huyện Đông Hưng, cụ thể như sau: - LUT chuyên lúa: là LUT phổ biến nhất, chiếm ưu thế lớn trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Đông Hưng nói riêng và cả tỉnh Thái Bình nói chung. Đây là LUT có diện tích lớn nhất trong huyện và được phân bố tại tất cả các xã trong huyện. - LUT 2 lúa – 1 màu: Chủ yếu là 2 vụ lúa và 1 vụ đông.LUT này có 4 kiểu sử dụng đất chính là: Lúa xuân – lúa mùa – khoai tây, Lúa xuân – lúa mùa – ngô đông, lúa xuân – lúa mùa – đậu tương và lúa xuân – lúa mùa – cải bắp. LUT này được bà con nông dân áp dụng khá hiệu quả, mang lại them lợi ích kinh tế cho các nông hộ. - LUT 2 màu – 1 lúa: LUT này có tổng diện tích trong toàn huyện là 129,80 ha, với 3 kiểu sử dụng đất chính là Lạc - lúa mùa - khoai tây, Lạc - lúa mùa - cải bắp, Lạc – lúa mùa - đậu tương - LUT chuyên rau màu: LUT này phân bố chủ yếu ở các xã mạn trên như Hoa Nam, Hoa Lư, Hồng Việt, và 1 số xã mạn dưới như Đà Giang, Đông La, Liên Giang. - LUT thuy sản: chủ yếu nuối cá nước ngọt như trắm, trôi, mè Dưới đây là bảng thể hiện cụ thể các loại hình sử dụng đất và diện tích 54 sử dụng đất theo thống kê qua các số liệu điều tra nông hộ cùng 1 số tài liệu về kết quả sản xuất nông nghiệp qua 1 vài năm của phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đông Hưng. Bảng 3. 3: Các loại hình sử dụng đất chính tại huyện Đông Hưng. LUT Kiểu sử dụng đất Diện tích (ha) Chuyên lúa (2 vụ lúa) Lúa xuân – Lúa mùa 8284,34 2Lúa -1 màu Lúa xuân- Lúa mùa- Khoai lang 1354,26 Lúa xuân- Lúa mùa- Đậu tương 443,32 Lúa xuân- Lúa mùa- Cải bắp 709,84 Lúa xuân- Lúa mùa- Ngô 854,09 2 Màu- 1lúa Lạc-lúa mùa - khoai tây 57, 40 Lạc- lúa mùa- cải bắp 34,56 Lạc- lúa mùa- đậu tương 37,84 Chuyên rau màu Sắn- Ngô- Su hào 12,54 Đậu tương- Ngô- Bắp cải 18,26 Ngô- Đỗ(đen, xanh) - Bí xanh 15,73 Lạc- Ngô- Cà chua 24,65 Lạc - Ngô - Sắn 22,34 Lạc - Ngô - Cà rốt 16,28 Ngô - Đậu tương - Su hào 24,59 Ngô- Cà chua - Đậu tương 25,36 Ngô - Khoai lang - Đậu tương 20,41 Lạc- Ngô- Su hào 18,09 Lạc- Ngô- Cải bắp 17,63 Ngô- Sắn- Đậu tương 13,21 Khoai tây- Khoai lang- Đậu tương 24,98 Nuôi trồng thủy sản Cá thịt 14,23 55 Mô tả một số loại hình sử dụng đất a. Hai vụ lúa (chuyên lúa) Lúa xuân - Lúa mùa: Diện tích sử dụng phân bố ở hầu hết các loại đất trong huyện. - Vụ xuân người dân thường gieo trồng các giống lúa thuần (như Khang Dân 18, Bắc thơm số 7, Hương thơm số 1, Q5, TBR1). - Vụ mùa có 2 trà lúa chính: lúa mùa sớm và lúa mùa chính vụ. Vụ mùa sớm: cấy từ 20/6 – 25/6, gặt khoảng từ 25/9 – 2/10. Vụ mùa chính vụ thường gieo mạ cuối tháng 6, đầu tháng 7, cấy từ 10/7 – 15/7; gặt vào khoảng 10/10 – 15/10; Mùa chính vụ chủ yếu gieo trồng các giống lúa thuần chiếm tới (85 - 90%) tổng diện tích lúa mùa. Các giống đặc sản như: Nếp cái hoa vàng, Nếp Thái Bình, Nếp bắc,), lúa nếp thường đạt khoảng 46,0 tạ/ha. Các giống mới (các giống lúa lai) có diện tích gieo trồng chiếm tỷ lệ thấp (10 – 15%). Năng suất bình quân vụ mùa thấp hơn vụ xuân, đạt bình quân khoảng 50,0 – 60,0 tạ/1ha. b. Hai vụ lúa – 1 vụ (rau – màu): Mô hình này có nhiều loại rau màu được trồng trong vụ đông luân canh trên đất 2 lúa, sau đây là mô tả loại hình sử dụng đất: lúa xuân – lúa mùa – cà chua. - Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua: Hai vụ lúa xuân – lúa mùa cơ bản giống như loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa nêu trên, tuy nhiên cơ cấu mùa vụ thường được bố trí lúa xuân – lúa mùa sớm để đảm bảo thời vụ cho gieo trồng vụ đông. Vụ đông cà chua gieo trồng từ cuối tháng 9, đến đầu tháng 10 với các giống cà chua bao tử, cà chua nhót, cà chua Hồng Ngọc (C95, trang nông TN005, Thuý Hồng, TN060, HT144, mócgan11, savier). Năng suất cà chua bình quân khoảng 27 - 33 tấn/ha. Nhìn chung, hệ thống sử dụng đất 2 vụ lúa - 1 vụ cà chua là 1 trong các công thức luân canh 2 vụ lúa - 1 vụ rau, màu cho hiệu quả kinh tế khá cao của huyện. Sản phẩm cà chua có thể cung cấp chủ yếu cho nhà máy chế biến nông sản hoặc tiêu thụ tự do trên thị trường. 56 Điểm hạn chế lớn nhất của hệ thống sử dụng đất này là việc tiêu thụ sản phẩm cây cà chua, vì thu hoạch diễn ra trong thời gian ngắn, cà chua khó bảo quản, chi phí bảo quản cao, quá trình vận chuyển tiêu thụ khó khăn hơn vì cà chua dễ bị dập nát, nếu không có nhà máy chế biến nông sản thu mua mà chỉ bán ra thị trường cho người tiêu dùng trên địa bàn huyện thì khả năng tiêu thụ một khối lượng lớn cà chua (hàng ngàn tấn) khi vào mùa thu hoạch đại trà trên địa bàn huyện sẽ gặp rất nhiều khó khăn. c. Loại hình sử dụng đất 1 vụ lúa - 2 màu Giống như mô hình 2 vụ lúa – 1 vụ rau - màu, mô hình 1 lúa – 2 màu cũng có rất nhiều công thức luân canh trên đồng đất Đông Hưng đã được người nông dân áp dụng. Hệ thống này phân bố chủ yếu trên diện tích đất phù sa không được bồi có địa hình vàn hoặc vàn cao. Hệ thống này có đặc điểm là lúa xuân được thay thế bằng cà chua hoặc bí xanh xuân hoặc các loại cây rau màu khác trồng trong vụ xuân như đậu tương hoặc ngô. d. Chuyên rau, màu (2 - 3 vụ rau, màu/năm) Đất chuyên rau – màu tập trung chủ yếu ở đất vườn trong các khu dân cư, các khu đất gò, bãi, bờ sông, ngòi, ao đầm nuôi thủy sản, tập trung nhiều ở một số xã Đà Giang, Liên Giang, An Châu, Hoa Nam..., quy mô sản xuất nhỏ và không tập trung. Tuỳ theo lịch thời vụ của người nông dân mà trong 1 năm có thể trồng 2, 3 vụ, cá biệt, có nơi người nông dân có thể canh tác 4 vụ rau – màu các loại. Tuỳ điều kiện tự nhiên của từng vùng, khả năng bố trí lao động, khả năng và tập quán canh tác mà các cây trồng chuyên rau – màu được bố trí 2, 3 hoặc 4 vụ. Nhưng cây trồng chính trong vụ xuân là cà chua, lạc xuân, rau các loại, vụ đông là rau các loại, dưa các loại, hành, tỏi, cà chua bắp cải, su hào, súp lơ, cây cải dầu đông, v.v..., còn vụ mùa có thể trồng ngô, đậu, đỗ các loại, mùng tơi, rau đay, bí, bầu, rau muống, rau ngót, v.v... Đặc điểm của hệ thống này là cần dự báo nhu cầu thị trường (đặc biệt là khi trồng các cây vụ đông) và khả năng cung ứng sản phẩm trên thị trường của người sản xuất, khả năng tiêu 57 thụ sản phẩm, khả năng bảo quản và chế biến nông sản nhằm sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. e. Thủy sản Do LUT thủy sản có diện tích bé và phân bố nhỏ lẻ ko tập trung nên tôi ko đưa ra đánh giá hiệu quả kinh tế của LUT này. 3.2.3. Xây dựng và mô tả các đơn vị bản đồ đơn vị đất đai huyện Đông Hưng 3.2.3.a Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu cho các yếu tố đất đai Trên cơ sở hướng dẫn của FAO trong việc lựa chọn các chỉ tiêu để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, căn cứ vào thực trạng số liều điều tra, phân tích bổ sung về điều kiện tài nguyên đất, địa hình tương đối, thành phần cơ giới, độ phì nhiêu, chế độ tưới, tiêu, các tính chất lý hoá của đất, v.v..., căn cứ quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cấp huyện theo tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 8409:2010) về quy trình đánh giá đất sản xuất nông nghiệp; quy trình đánh giá đất sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 8409:2011) xuất bản lần 2 năm 2011; các chỉ tiêu được lựa chọn để tiến hành xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Đông Hưng gồm 5 chỉ tiêu: loại đất, địa hình tương đối, thành phần cơ giới, chế độ tưới,chế độ tiêu. Trên cơ sở đã lựa chọn 3 nhóm yếu tố, tiến hành phân cấp và mã hoá các chỉ tiêu để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai thể hiện qua bảng 3.4 . Bảng 3. 4. Phân cấp và mã hoá các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai Nhóm yếu tố Chỉ tiêu Ký hiệu Phân cấp thực tế Yếu tố thổ nhưỡng 1. Loại đất So 7 2. Thành phần cơ giới Tx 2 Yếu tố địa hình 3. Địa hình tương đối To 3 Chế độ nước 4. Chế độ tiêu Dr 2 5. Chế độ tưới I 2 58 - Loại đất - ký hiệu So: Loại đất phản ánh hàng loạt chỉ tiêu lý, hóa tính cơ bản của đất. Loại đất còn cho ta khái niệm ban đầu về khả năng sử dụng với mức độ tốt xấu tương đối. Để đánh giá đất đai cho huyện trên bản đồ, sử dụng loại đất để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và được phân thành 7 loại từ So1 – So7. Bảng 3. 5: Phân cấp đất theo Loại đất Mã số Ký hiệu Loại đất Ký hiệu Diện tích Ha % 1 SP2 Đất phèn tiềm tàng sâu So1 14622, 10,3 2 Pbe Đất phù sa được bồi, trung tính, ít chua So2 916,77 7,2 3 Pe Đất phù sa trung tính ít chua So3 924,5 7,5 4 Pc Đất phù sa không được bồi, chua So4 5275,3 37,3 5 Pg Đất phù sa gờ lây So5 4025,2 30,9 6 Pf Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng So6 406,3 3,0 7 P/C Đất phù sa trên nên cát biển So7 528,6 3,8 Tổng 13539,27 100 - Địa hình tương đối - ký hiệu To: có liên quan đến chế độ canh tác như: làm đất, đặc biệt là tưới và tiêu nên địa hình chi phối bố trí sử dụng đất, v.v... Địa hình tương đối được phân thành 3 cấp từ To1 – To3. Bảng 3. 6: Phân cấp đất theo địa hình tương đối Mã số Phân cấp Ký hiệu Diện tích Ha % 1 Vàn cao To1 1270,3 9,3 2 Vàn (vàn trung bình) To2 7536,57 55,6 3 Vàn thấp To3 4732,4 35,1 Tổng 13539,27 100 59 - Thành phần cơ giới - ký hiệu Tx: có mối liên quan chặt chẽ tới khả năng giữ nước, dinh dưỡng, chế độ không khí, nhiệt độ đất nên ảnh hưởng đến tính thấm nước, độ xốp, lượng không khí trong đất và ảnh hưởng trực tiếp đến khâu làm đất. Yếu tố này chia làm 2 cấp từ Tx1- Tx2. Bảng 3. 7 : Phân cấp đất theo thành phần cơ giới Mã số Ký hiệu Phân cấp thành phần Ký hiệu Diện tích cơ giới theo Soil Taxonomy Ha % 1 C Thịt trung bình Tx1 7539,20 55,7 2 D Thịt nhẹ Tx2 6000,07 44,3 Tổng 13539,27 100 - Chế độ tưới - ký hiệu I: Chế độ tưới ảnh hưởng lớn tới năng suất cây trồng và sự sinh trưởng phát triển của cây. Chế độ tiêu có thể chia làm 2 cấp I1 – I2 (chủ động, bán chủ động). Bảng 3. 8: Phân cấp đất theo chế độ tưới Mã số Phân cấp Ký hiệu Diện tích Ha % 1 Chủ động I1 12568,2 92,9 2 Bán chủ động I2 971,07 7,1 Tổng 13539,29 100 - Chế độ tiêu - ký hiệu Dr: bên cạnh việc cung cấp đầy đủ nước cho sản xuất nông nghiệp, tiêu nước cũng trở thành vấn đề không thể thiếu và là yếu tố quan trọng trong đánh giá đất đai. Chế độ tiêu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất cây trồng và sự sinh trưởng phát triển của cây, nhất là trong mùa mưa bão. Chế độ tiêu chia làm 2 cấp Dr1 – Dr4 (chủ động, bán chủ động). 60 Bảng 3. 9: Phân cấp đất theo chế độ tiêu Mã số Phân cấp Ký hiệu Diện tích Ha % 1 Chủ động I1 10021,57 74,1 2 Bán chủ động I2 3517.7 25,9 Tổng 13539,27 100 3.2.3.b. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai Kết quả chồng xếp các bản đồ đơn tính đã tạo ra một bản đồ tổ hợp duy nhất chứa đựng thông tin thuộc tính của tất cả các lớp. Các thông tin trên bản đồ tổ hợp được sắp xếp, thống kê và kết xuất ra bản đồ đơn vị đất đai huyện Đông Hưng tỷ lệ gồm 21 đơn vị đất đai, đặc tính và tính chất của các đơn vị đất đai được thể hiện qua bảng 3.10. Bảng 3. 10. Đặc điểm và tính chất đất đai của các đơn vị bản đồ đất đai Đơn vị đất đai (LMU) Loại đất Địa hình tương đối (To) Thành phần cơ giới (Tx) Chế độ tưới Chế độ tiêu Diện tích (So) (I) (Dr) (ha) 1 1 2 1 1 1 704,6 2 1 3 1 1 2 432,1 3 1 2 1 1 1 376 ,7 4 2 2 1 1 1 132,2 5 2 3 2 1 2 204,1 6 2 2 2 1 1 126,7 7 2 1 2 2 1 432,2 8 2 3 2 1 2 108,8 9 3 2 1 1 1 706,2 10 3 2 2 1 1 247,8 11 4 1 1 2 1 619,9 12 4 2 1 1 1 2975,3 13 4 2 2 1 1 912,27 61 14 4 3 2 1 1 968,1 15 5 2 1 1 2 1925,2 16 5 3 1 1 1 1007,4 17 5 3 2 1 2 700,2 18 6 2 1 1 2 256,0 19 6 1 2 2 1 200,3 20 7 2 1 1 1 328,4 21 7 2 2 1 1 174,8 Tổng 13539,23 3.2.4. Phân hạng thích hợp đất đai của các loại hình đất được lựa chọn 3.2.4.a. Xác định yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất được lựa chọn Trên cơ sở các kết quả điều tra về hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, hiện trạng các LUT, đánh giá hiệu quả các LUT và xác định các LUT được lựa chọn trên địa bàn huyện, tiến hành lựa chọn được 5 loại hình sử dụng đất điển hình và có triển vọng của huyện Đông Hưng đó là: 2 vụ lúa (lúa xuân – lúa mùa), 2 vụ lúa - 1 vụ (rau - màu), 1 vụ lúa – 2 vụ (rau - màu), chuyên rau – màu, nuôi trồng thuỷ sản. Riêng nuối trồng thủy sản do diện tích ít nên ta không phân hạng thích hợp đất đai cho LUT này. Dựa vào yêu cầu sinh thái của từng cây trồng, dựa vào yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất để xác định và phân cấp mức độ thích hợp của các LUT với các chỉ tiêu phân cấp bản đồ đơn vị đất đai (bảng 3.11 ). Bảng 3. 11: Yêu cầu sử dụng đất và phân cấp thích hợp của các loại hình đất được lựa chọn TT Loại hình sử dụng đất Yếu tố đất đai Mức độ thích hợp S1 S2 S3 N 1 Loại đất (So) Pbe, Pe, Pf, Pg Pc P/C SP2 2 lúa Địa hình tương đối (Vàn; vàn thấp) (Vàn cao) - - TPCG (TE) D c c - Chế độ tưới (I) Chủ động Bán chủ động Chế độ tiêu (DRA) Chủ động Bán chủ động 62 2 Loại đất (So) Pbe,Pe Pc,Pf,Pg P/C SP2 2 lúa - 1 mầu Địa hình tương đối (Vàn; ) (Vàn cao) (vàn thấp) TPCG (TE) C d - - Chế độ tưới (I) Chủ động Bán chủ động Chế độ tiêu (DRA) Chủ động Bán chủ động 3 Loại đất (So) Pbe,Pe Pc,Pf,Pg P/C SP2 1 lúa – 2 rau/mầu Địa hình tương đối Vàn; Vàn cao vàn thấp TPCG (TE) C - D - Chế độ tưới (I) Chủ động Bán chủ động Chế độ tiêu (DRA) Chủ động Bán chủ động Tiêu khó khăn Ngập úng 4 Loại đất (So) Pbe,Pe, Pf Pc P/C,Pg SP2 Chuyên rau màu Địa hình tương đối vàn thấp Vàn Vàn cao TPCG (TE) C d D - Chế độ tưới (I) Chủ động Bán chủ động Chế độ tiêu (DRA) Chủ động Bán chủ động 3.2.4.b. Phân hạng thích hợp đất đai đối với các các loại hình sử dụng đất được lựa chọn Bảng 3. 12. Phân hạng thích hợp đất đai đối với các loại hình sử dụng đất Đơn vị đất đai số Diện tích (ha) Nuôi thuỷ sản nước ngọt 2 lúa 2 lúa - 1 màu 1 lúa - 2 màu Chuyên rau – màu 1 724,6 - N N N N 2 432,1 - N N N N 3 376 - N N N S3 4 132,2 - S1 S1 S3 S3 5 204,1 - S1 S2 S2 S1 6 126,7 - S1 S2 S2 S2 7 462,2 - S2 S3 S2 S1 8 108,8 - S1 S2 S3 S2 9 776,2 - S1 S1 S1 S1 10 247,8 - S1 S2 S2 S1 63 Đơn vị đất đai số Diện tích (ha) Nuôi thuỷ sản nước ngọt 2 lúa 2 lúa - 1 màu 1 lúa - 2 màu Chuyên rau – màu 11 689,9 - S1 S1 S2 S2 12 3175,3 - S1 S1 S2 S2 13 1012,0 - S2 S2 S2 S2 14 998,1 - S1 S2 S1 S1 15 2225,2 - S1 S1 S1 S1 16 1367,4 - S1 S1 S1 S1 17 733,2 - S1 S1 S1 S2 18 256,0 - S1 S2 S1 S1 19 200,3 - S2 S1 S1 S1 20 348,4 - S2 S2 S2 S2 21 174,8 - S2 S3 S2 S2 Qua bảng trên ta thấy: do đặc tính là vùng đồng bằng sông Hồng nên hầu hết các loại đất, thành phần cơ giới, địa hình hay chế độ tưới tiêu đều phù hợp với canh tác lúa và rau màu. Riêng LUT1 (2 vụ lúa) là LUT có tính tích hợp cao nhất, cho năng suất ổn định và cũng là tập quán canh tác lâu đời của bà con nông dân ở địa phương. 3.3. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Hưng 3.3.1. Hệ thống cây trồng và các loại hình sử dụng đất nông nghiệp phổ biến trên địa bàn huyện Kết quả nghiên cứu cho thấy Đông Hưng có hệ thống cây trồng đa dạng với một số cây trồng chủ lực như lúa, ngô, khoai lang, cà chua, bắp cải, su hào, cà rốt, lạc, đậu tương, đỗ, khoai tây, v.v Trên địa bàn huyện có 5 loại hình sử dụng đất phổ biến (LUT), gồm các LUT: 2 vụ lúa, 2 vụ lúa-1 cây vụ màu, 1 vụ lúa - 2 vụ màu, chuyên màu, nuôi trồng thuỷ sản. 3.3.2 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 3.3.2.a.Năng suất một số loại cây trồng, vật nuôi chính 64 Bảng 3. 13.Kết quả điều tra năng suất một số cây trồng chính Loại cây trồng, Đơn vị tính Năng suất Loại cây trồng, Đơn vị tính Năng suất Lúa xuân (BT7) tấn/ha 7,6 Bí xanh tấn/ha 27,77 Lúa mùa (BC7) tấn/ha 6,9 Lạc tấn/ha 3,17 Khoai tây tấn/ha 13,72 Khoai lang tấn/ha 8,33 Cà rốt tấn/ha 15,8 Su hào tấn/ha 20,06 Ðậu tương tấn/ha 1,72 Đỗ tấn/ha 1,9 Ngô tấn/ha 4,22 Bắp cải tấn/ha 55,56 Cà chua tấn/ha 32,56 (Theo kết quả điều tra nông hộ và kết quả sản xuất trung bình trong 3 năm 2015-2017) 3.3.3.b. Đánh giá hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá chất lượng hoạt động của các loại hình sử dụng đất trong vùng nghiên cứu. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất tại huyện Đông Hưng được thể hiện trong bảng 3.14 sau Bảng 3. 14: Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất GTSX (triệu đồng/ha) CPTG (triệu đồng/ha) GTGT (triệu đồng/ha) GTGT/ CPTG (lần) Chuyên lúa (LUT1) Lúa xuân - lúa mùa 101,86 43,23 58,63 1,35 2 Lúa – 1 màu (LUT2) Lúa xuân- Lúa mùa- Khoai lang 166,96 64,51 102,45 1,58 Lúa xuân- Lúa mùa- Đậu tương 102,96 39,67 63,29 1,59 Lúa xuân- Lúa mùa- Cải bắp 154,64 63,66 90,98 1,43 Lúa xuân- Lúa mùa- Ngô 122,34 53,35 68,99 1,29 65 Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất GTSX (triệu đồng/ha) CPTG (triệu đồng/ha) GTGT (triệu đồng/ha) GTGT/ CPTG (lần) 1 lúa – 2 rau2, màu (LUT 3) Lạc-lúa mùa - khoai tây 156,23 57,43 92,98 1,61 Lạc- lúa mùa- cải bắp 198,46 114,71 83,75 1,63 Lạc- lúa mùa- đậu tương 109,65 39,82 69,83 1,75 Chuyên rau màu (LUT4) Lạc - Ngô - Cà rốt 186,23 62,21 124,02 1,90 Ngô - Đậu tương - Su hào 149,76 47,96 99,80 2,12 Ngô- Cà chua - Đậu tương 156,23 56,75 99,48 1,75 Ngô - Khoai lang - Đậu tương 176,23 51,34 124,89 2,23 Lạc- Ngô- Su hào 158,12 46,76 111,36 2,12 Lạc- Ngô- Cải bắp 145,20 47,98 97,31 2,02 Ngô- Sắn- Đậu tương 168,54 67,20 101,23 1,65 Khoai tây- Khoai lang- Đậu tương 167, 23 54,34 112,89 2,09 Theo bảng ta thấy: LUT (Chuyên lúa) cho thu nhập ở mức thấp và tương đối đồng đều giữa các vùng với GTGT trung bình đạt 58.63 triệu đồng/ha và hiệu quả đồng vốn chỉ đạt 1,35 lần. Tuy nhiên, đây là loại hình sử dụng đất đảm bảo an ninh lương thực cho huyện nên vẫn cần tiếp tục sử dụng và phát triển. Vì vậy cần có biện pháp nghiên cứu về giống lúa, thời vụ và thâm canh để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn LUT 2 lúa 1 màu và 2 màu – 1 lúa cho hiệu quả kinh tế tương đối đồng đều nhau và khá ổn định qua các năm, thiết nghĩ đây là mô hình kinh tế nên được áp dụng rộng rãi vì nó vừa cung cấp được lương thực cần thiết lại vừa tạo them được thu nhập cho bà con nông dân vào vụ đông. LUT chuyên rau màu cho hiệu quả kinh tế cao hơn cả so với các LUT khác 3.3.3.c. Đánh giá hiệu quả về xã hội Ngoài việc xác định hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất thì hiệu quả xã hội mà quá trình sử dụng đất mang lại cũng hết sức quan trọng. 66 Chỉ tiêu về mặt xã hội là một chỉ tiêu phức tạp, khó định lượng được. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu: Mức độ chấp nhận của người dân với các loại hình sử dụng đất; khả năng thu hút lao động, giải quyết côngăn việc làm và đảm bảo thu nhập thường xuyên, ổn định cho nhân dân; sự đa dạng sản phẩm và chất lượng sản phẩm hàng hóa, tăng thêm sản phẩm thu nhập của người dân. Giải quyết lao động nông nhàn và dư thừa trong nông thôn là vấn đề lớn cần được quan tâm. Việc phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm vànâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp là một giải pháp quan trọng để tạo việclàm, tăng thu nhập cho nông dân và tăng thêm của cải vật chất cho xã hội. Mặt khác, việc phát triển sản xuất nông nghiệp tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động là gián tiếp góp phần củng cố an ninh chính trị và trật tự an toàn xãhội, hạn chế tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất tại huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình được thể hiện ở bảng 3.15 sau: Bảng 3. 15: Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất Loại hình sử dụng đất Chỉ tiêu định lượng Khả năng cung cấp lương thực (tạ/ha) Chỉ tiêu định tính Công lao động (công/ha) GTGT/côn g lao động (1000 đồng) LUT1 490 119 110 - 120 Phù hợp với năng lực sản xuất của hộ về đất, nhân lực, vốn, kỹ thuật (NL) ở mức trung bình đến cao; đáp ứng nhu cầu sản phẩm hàng ngày của người dân và xã hội (NC) ở mức cao; phù hợp với tập quán canh tác địa phương (TQ) ở mức cao 67 Loại hình sử dụng đất Chỉ tiêu định lượng Khả năng cung cấp lương thực (tạ/ha) Chỉ tiêu định tính Công lao động (công/ha) GTGT/côn g lao động (1000 đồng) LUT2 623 – 798 100,57 - 150,03 118,88- 120 (NL) ở mức trung bình; (NC) ở trung bình đến mức cao; (TQ) ở mức cao LUT3 550 169 61,90 (NL) ở mức thấp đến trung bình; (NC) ở mức cao; (TQ) ở mức thấp, hạn chề về điều kiện đất đai LUT4 618-792 91- 142 - (NL) ở mức trung bình; (NC) ở mức cao; (TQ) ở mức trung bình đến cao 3.3.3.d. Đánh giá hiệu quả môi trường Nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của hệ thống cây trồng hiện tại với môi trường sinh thái là vấn đề đòi hỏi phải có số liệu phân tích về các mẫu đất, nước và nông sản trong một thời gian dài. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi chỉ xin đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến môi trường sinh thái trong sử dụng đất thông qua đánh giá mức độ sử dụng phân bón, sử dụng thuốc thuốc bảo vệ thực vật của các cây trồng trên địa bàn huyện - Sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp Việc sử dụng phân bón cũng đã làm xuất hiện mặt trái về vấn đề môi trường, nhất là khi chúng ta không sử dụng đúng thời gian và liều lượng. Việc sử dụng phân bón bất hợp lý gây ảnh hưởng xấu tới năng suất cây trồng cũng như ảnh hưởng tới môi trường. + Phân bón bị rửa trôi theo chiều dọc xuống tầng nước ngầm chủ yếu là 68 phân đạm vì các loại phân lân và kali dễ dàng được giữ lại trong keo đất.Nếu như phân đạm làm tăng nồng độ nitrat trong nước ngầm thì các loại hóa chất cải tạo đất làm tăng độ mặn, độ cứng nguồn nước. Phân bón trong quá trình bảo quản hoặc bón vãi trên bề mặt gây ô nhiễm không khí do bị nhiệt làm bay hơi khí ammoniac có mùi khai, là hợp chất gây độc hại cho người và động vật + Ảnh hưởng đến tính chất hóa học trong đất: Phân vô cơ có khả năng làm mặn hóa do tích lũy các muối, làm cho đất bị phèn hóa, đất phèn tiềm tàng thành đất phèn hoạt động khi bón phân chứa gốc sunphát. Bón nhiều phân hóa học có thể làm tăng hàm lượng kim loại nặng trong đất. + Ánh hưởng đến tính chất sinh học của đất: Phân vô cơ sẽ gây hại đến hệ sinh vật trong đất do làm thay đổi tính chất của đất như độ pH, độ thoáng khí, hàm lượng kim loại nặng trong đất - Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Thuốc BVTV là các loại hóa chất do con người sản xuất ra để trừ sâu bệnh và cỏ dại có hại cho cây trồng. Các loại thuốc này có ưu điểm là diệt sâu bệnh, cỏ dại nhanh, sử dụng lại đơn giản, nên được nông dân sử dụng nhiều. Nhưng thuốc BVTV lại có tác hại đối với môi trường khi không được sử dụng đúng Bảng 3. 16 Bảng so sánh lượng thuốc bảo vệ thực vật Cây trồng Tên thuốc Thực tế sử dụng Tiêu chuẩn cho phép Số lần phun (lần/vụ) Liều lượng/ha Liều lượng/ha Ghi chú Lúa Acemidax 17wp (diệt cỏ) Regent 800wg (trừ sâu đục thân, sâu cuồn lá) Bassa 50cc 2 1 1 2 450 gr 30 gr 450ml 0,85 gr 400 gr 30gr 400ml 50-75 gr 69 Cây trồng Tên thuốc Thực tế sử dụng Tiêu chuẩn cho phép Số lần phun (lần/vụ) Liều lượng/ha Liều lượng/ha Ghi chú Virtako 40WWG Validacin 5L Tilt super 300EC Acofit 300EC Bayluscide 250EC Biorat 3-4 1 1 1-2 2-3 1,1 lít 0,28 lít 1,1 lít 0,8 lít 10 gr 0,7-1,0 lít 0,3 lít 0,97-1,39 lít 1 lít 7-11 gr/m Lạc, đậu, đỗ Vertimex (trừ sâu vẽ bùa) Match, Ammate (trừ sâu đục quả) Selecron (diệt bọ phấn) Daconil 75wp Anvil 5 SC Angun 5WDG Eagle 50WDG 2-3 2-3 1 2 2-3 2-3 3 300- 600ml 450- 600ml 450- 600ml 450 gr 0,9 lít 195 gr 132 gr 400ml 450ml 450ml 400 gr 0,8 lít 150-250 gr 139 gr Cà chua, khoai tây Arygreen 75wp Altracol 70wp Daconil 75wp 2-3 2-3 2-3 1,2kg 1,8kg 2,7kg 0,8-1,2kg 1,4-3,5 kg 1,5-2,5 kg Rau Angun 5wdg Eage 50wdg Vibamec 3.6ec 2-3 2 2 200gr 125 gr 0,10 lít 150-250 gr 139 gr 0,08-0,14 lít Cây hàng năm Địch bách trùng (diệt bọ xít) 1-2 600gr 500gr (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và nông hộ) Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của bà con nông dân trên địa bàn huyện ngày càng nhiều đặc biệt là với cây rau màu. Qua điều tra thực tế cho thấy thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng chủ yếu như là Antonik 1.8DD, Balaxanh, Vithadan 95WP, Damycin 3SL,Batdan300w. Nhiều vỏ thuốc 70 bảo vệ thực vật sử dụng xong còn vứt bỏ vỏ ngay trên bờ hay trên các kênh, mương gần đó. 3.4. Đề xuất định hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Hưng 3.4.1. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất nông nghiêp có hiệu quả Trên cơ sở đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện trạng, lựa chọn các loại hình sử dụng đất thích hợp cho địa bàn nghiên cứu, phải đảm bảo phù hợp giữa các mục tiêu chiến lược quốc gia, mục tiêu phát triển của địa phương và nhu cầu của người sử dụng đất. Đảm bảo an toàn lương thực, đa dạng hóa cây trồng, tăng tổng sản lượng sản phẩm nông nghiệp hàng hóa, mở rộng diện tích đi đôi với thâm canh tăng vụ, bảo vệ độ phì cho đất, đầu tư có hiệu quả cao. Để lựa chọn được các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn nghiên cứu thì dựa vào các tiêu chí sau: + Hiệu quả về mặt kinh tế: Loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm được thị trường chấp nhận. + Hiệu quả về mặt xã hội: Tạo công ăn việc làm cho người dân, nâng cao trình độ canh tác và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất. + Hiệu quả vè mặt môi trường: Bảo vệ đất tốt, duy trì, cải thiện độ phì, k có nguy cơ gâp ô nhiễm đất. Dựa vào kết quả đánh giá hiệu quả của các LUT trên địa bàn huyện Đông Hưng tôi nhận thấy: - LUT chuyên lúa: LUT này mang lại hiệu quả kinh tế thấp nhưng do vấn đề về đảm bảo an ninh lương thực cho người dân và vẫn được xã hội chấp nhận nên vẫn được lựa chọn ưu tiên. Hướng tới sẽ mở rộng thêm 1 vụ đông. - LUT Chuyên rau màu: Đây là LUT mang lại hiệu quả kinh tế cao, hiệu quả xã hội cũng cao nhưng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao do lượng 71 thuốc bảo vệ thực vật cũng như lượng phân bón được người dân sử dụng cho LUT này là tương đối nhiều. Tuy nhiên đây là LUT đặc trưng về hiệu quả kinh tế nên LUT này sẽ được lựa chọn để đảm bảo sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả. Cần hướng dẫn người dân canh tác bền vững theo tiêu chuẩn VietGap. - LUT 2 màu – 1 lúa, 2 lúa- 1 màu: đây cũng là LUT được lựa chọn để phát triển trong tương lai. LUT này cũng rất ổn định về hiệu quả kinh tế, xã hội cũng như môi trường . Bảng 3. 17: Các LUT được lựa chọn Loại hình sử dụng dất Kiểu sử dụng đất LUT 1 lúa xuân - lúa mùa Lúa xuân- lúa mùa- khoai lang LUT 2 lúa xuân - lúa mùa - khoai tây lúa xuân- lúa mùa - ngô Lạc- lúa mùa- cải bắp LUT 3 lạc- lúa mùa- khoai tây lạc- lúa mùa- đậu tương Lạc - ngô – khoai lang LUT 4 Ngô - khoai tây – khoai lang lạc- ngô - bắp cải khoai tây- khoai lang- đậu tương 3.4.2. Đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Hưng Căn cứ vào quỹ đất hiện có: diện tích đất nông nghiệp trên toàn huyện là 13859,2ha ha chiếm 69,5% diện tích tự nhiên. Căn cứ vào định hướng trong những năm tới kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Thái Bình nói chung cũng như của huyện Đông Hưng nói riêng cần tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, phát triển bền vững và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp , phát triển sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao, nâng cao năng suất, 72 chất lượng và sức cạnh tranh các sản phẩm. Xây dựng các vùng chuyên canh nông sản hàng hoá tập trung quy mô thích hợp. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện đã được đánh giá ở trên và theo những mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện thì hướng phát triển nông nghiệp của huyện trong giai đoạn tới là đa dạng hóa hệ thống cây trồng với cơ cấu mùa vụ và hệ số sử dụng đất tăng. Căn cứ vào thực tế điều tra trên địa bàn và các số liệu phân tích về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng đất, tôi xin đề xuất định hướng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Đông Hưng đến năm 2020 như sau: Bảng 3. 18 : Định hướng các loại hình sử dụng đât năm 2020 Loại hình sử dụng dất Kiểu sử dụng đất Diện tích 2017 (ha) Diện tích 2020 (ha) Chuyên lúa lúa xuân - lúa mùa 8284,34 8024,50 Lúa xuân- lúa mùa- khoai lang 1354,26 1362,26 2 lúa - 1 màu lúa xuân - lúa mùa - cải bắp 709,84 710,98 lúa xuân- lúa mùa ngô 854,09 867,21 Lạc- lúa mùa- cải bắp 34,56 35,65 2 màu - 1 lúa lạc- lúa mùa- khoai tây 57,40 58,60 lạc- lúa mùa- đậu tương 37,84 38,20 Lạc - ngô - cà chua 24,65 25,00 chuyên màu Ngô - hoai tây - đậu tương 20,41 21,76 lạc- ngô - bắp cải 17,63 19,13 khoai tây- khoai lang- đậu tương 24,98 26,03 Từ kết quả bảng trên ta thấy: Định hướng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của toàn huyện từ nay đến năm 2020 được đề xuất như sau: Ta vẫn cần canh tác chủ yếu là LUT chuyên lúa để đảm bảo lượng cung cấp lương thực, thực phẩm. Gỉam dần diện tích canh tác 2 vụ lúa chuyển sang 73 canh tác xen xanh, luân canh theo hình thức 2 lúa – 1 màu hoặc 2 màu – 1 lúa. 3.4.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả. 3.4.3.a. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương cho thấy muốn chuyển đổi cây trồng nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa thì vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp là vấn đề đặc biệt quan trọng. Vì vậy việc nghiên cứu, xác định và mở rộng thị trường là hết sức cần thiết. Việc thúc đẩy quan hệ ngoại giao giữa các huyện trong khu vực cũng như các tỉnh lân cận Thái Bình cũng là 1 yếu tố quan trọng để tìm ra những nguồn thu mua sản phẩm nông nghiệp với số lượng lớn và giá thành cao hơn. Đặc biệt cần khuyến khích và vận động bà con trồng những loại cây có năng suất cao, thu nhập tốt hơn và tỉ lệ mất mùa là ít nhất. 3.4.3.b. Giải pháp tài chính Tài chính là điều kiện quan trọng cho quá trình phát triển sản xuất. Hiện nay, với sản xuất của nông hộ, vốn có vai trò to lớn, quyết định tới 50 - 60% kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ. Vốn đang là một nhu cầu cấp bách không chỉ với các hộ nông dân nghèo và trung bình mà ngay cả đối với các hộ giỏi nhu cầu về vốn cũng càng ngày càng tăng. Mặc dù Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ vốn cho nông dân sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc vay vốn còn có những yêu cầu về thế chấp tài sản, mặt khác sản xuất hàng hoá còn gặp khó khăn về thị trường đã hạn chế đến việc vay vốn để đầu tư cho sản xuất nông nghiệp. Để giải quyết vấn đề tài chính tôi có đề ra 1 số giải pháp như: - Đa dạng hoá các hình thức cho vay, ưu tiên người vay vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá. - Cải tiến các thủ tục cho vay và giảm lãi suất cho vay đối với các hộ nông dân, sử dụng nhiều hình thức bảo đảm tiền vay đối với tín dụng dạng 74 nhỏ, mở rộng khả năng cho vay đối với tín dụng không đòi thế chấp. 3.4.3.c. Giải pháp về nguồn nhân lực và khoa học kỹ thuật Cần có biện pháp phân bố dân cư và lao động để tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu lao động cục bộ trong những thời vụ nhất định. Cần có lao động có trình độ tiếp thu nhanh các khoa học kỹ thuật canh tác tiên tiến trong quá trình sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp. Tăng cường các hoạt động công tác khuyến nông, nâng cao hiểu biết kỹ thuật cho nông dân các tiến bộ kỹ thuật mới về trồng trọt. 3.4.3.d. Giải pháp về chính sách - Quản lý, giám sát việc thực hiện phuơng án quy hoạch sử dụng đất, cụ thể như quy hoạch quỹ đất trồng lúa với quy mô tố thiểu khoảng trên 19.000 ha đến 2020 để đảm bảo cung cấp lương thực cho khu vực. - Đẩy nhanh tốc độ thực hiện dồn điền đổi thửa phục vụ xây dựng cánh đồng mẫu lớn, cải thiện mặt bằng phục vụ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sử dụng đất. Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn như vùng lúa, vùng hoa, vùng chuyên canh rau, cây ăn quả... - Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để hình thành các hợp tác xã sản xuất chuyên canh. - Có cơ chế chính sách ưu đãi về đất, các chính sách hỗ trợ để huy động sự tham gia của các doanh nghiệp liên doanh, liên kết với nông dân xây dựng vùng rau an toàn, hoa cây cảnh.... từ khâu sản xuất, thu mua, chế biến và bao tiêu sản phẩm đầu ra. - Hỗ trợ một phần chi phí về giống và hướng dẫn kỹ thuật để hộ nông dân chuyển đổi các mô hình sử dụng đất kém hiệu quả sang mô hình có hiệu quả, bền vững, hình thành vùng sản xuất hàng hóa. Trước mắt vào các mô hình như 2 lúa – 1 màu, chuyên rau màu, hoa cây cảnh, cây ăn quả. 75 - Tuyên truyền, tập huấn cho người dân các kỹ thuật mới về thâm canh trong trồng trọt, các quy trình sản xuất nông sản an toàn và sự cần thiết phải sản xuất nông sản an toàn. 76 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận -Đông Hưng là một huyện nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng thuộc tỉnh Thái Bình có ví trí địa lý, đất đai, khí hậu thuận lợi, nông dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Đông Hưng có nguồn lao động dồi dào nhưng chưa được sử dụng hợp lý và triệt để. Sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, thiếu vốn đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật còn chậm nên thu nhập bình quân còn thấp. Nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của huyện, sự phát triển kinh tế, xã hội và tốc độ đô thị hóa đang tạo ra áp lực lớn đối với quỹ đất nông nghiệp. -Hiện trạng năm 2017 huyện Đông Hưng có 5 loại hình sử dụng đất chính là: LUT chuyên lúa, LUT 2 Lúa – 1 màu, LUT 2 màu – 1 lúa, LUT chuyên rau màu và LUT nuôi trồng thủy sản. Trong đó LUT chuyên lúa là LUT chiếm diện tích lớn nhất với 8284,34 ha được phân bố ở khắp các xã. Và LUT có diện tích nhỏ nhất là LUT chuyên rau màu với 133,6 ha. - Kết quả đánh giá thích hợp đất đai Đông Hưng đã xây dựng được bản đồ đơn vị đất đai của huyện gồm 21 đơn vị đất đai. Kết quả phân hạng thích hợp đất đai cho các LUT huyện Đông Hưng đã xác định được diện tích thích hợp đất đai ở các mức S1, S2, S3, N cho các LUT. - Qua đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tôi có những định hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Đông Hưng đến năm 2020: Giữ ổn định các LUT chuyên lúa với kiểu sử dụng đất Lúa xuân – lúa mùa và LUT chuyên rau màu với kiểu sử dụng đất Lạc – ngô – khoai tây để đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn huyện và góp phần cung ứng gạo, khoai tây cho thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Một số loại hình sử 77 dụng đất phù hợp với các vùng kinh tế, sinh thái của huyện, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cũng như môi trường cao như LUT chuyên rau màu cần phải phát triển mở rộng nhằm nâng cao thu nhập và giải quyết công ăn việc làm cho người dân trong lúc nông nhàn.Và đặc biệt cần đưa giống mới có năng suất, chất lượng cao vào các công thức luân canh để thu được hiệu quả kinh tế cao hơn. - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Đông Hưng cho thấy huyên tồn tại hạn chế về: thị trường tiêu thụ sản phẩm, giống cây trồng, vốn đầu tư sản xuất của người dân .... và chưa khai thác được hết tiềm năng của huyện. 2. Kiến nghị Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Đông Hưng, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững, UBND tỉnh Thái Bình, UBND huyện Đông Hưng cần tiếp tục tìm kiếm nguồn vốn đầu tư nhằm nâng cấp hệ thống đê biển, đê sông, hệ thống kênh, cống tưới, tiêu nhằm chủ động phục vụ kịp thời và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp, UBND huyện cần thiết lập cơ chế phối hợp trong mối quan hệ của bốn nhà (nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các LUT theo hướng sản xuất hàng hoá và ổn định thị trường dịch vụ nông nghiệp cho các loại hình sử dụng đất. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng, giống cây trồng, sử dụng các giống cây trồng có hiệu quả kinh tế cao vào trong công thức luân canh. Phối hợp các cơ quan nghiên cứu tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân. Ngoài ra, cần nhanh chóng hình thành các tổ chức hợp tác tiêu thụ nông sản, chế biến nông sản trong nông thôn. Cung cấp đầy đủ các thông tin về thị trường cho người dân một cách thường xuyên. 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đình Bồng (2013). Quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên đất đai, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Lê Thái Bạt (2009). Thoái hóa đất và vấn đề sử dụng đất bền vững, Hội thảo khoa học sử dụng đất bền vững hiệu quả, Hà Nội. 3. Lê Huy Bá, Vũ Chí Hiếu, Võ Đình Long (2004), Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, Nxb ĐHQGHN. 4.Tôn Thất Chiểu và nnk (1984), Đánh giá phân loại đất khái quát toàn quốc, Báo cáo khoa học, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Hà Nội. 5. Đỗ Nguyên Hải (2000). Đánh giá đất và hướng sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội 6. Đỗ Nguyên Hải (1999). Xác định chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp. Tạp chí Khoa học đất số 11/1990. tr. 120 7. Doãn Khánh (2000). Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam 10 năm qua. Tạp chí cộng sản. tr. 41. 8.Võ Quang Minh(2005), Bài giảng hệ thống thông tin đạ lý, BM Tài nguyên Đất đai 9. Nguyễn Khang, Đỗ Đình Đài (1994). Tài nguyên đất và hướng sử dụng đất đai Tây Nguyên, Báo cáo khoa học hội thảo lần thứ nhất quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên và Duyên Hải Nam Trung Bộ. 10. Bùi Quang Toản (1995), Nghiên cứu đánh giá đất và quy hoạch sử dụng đất hoang ở Việt Nam, Báo cáo đề tài 02-15-02-01, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Hà Nội. 11. Đào Châu Thu, Nguyễn Khang (1998), Đánh giá đất, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. 79 12. Nguyễn Duy Tính (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội 13. Vũ Cao Thái, Phạm Quang Khánh, Nguyễn Văn Khiêm. Điều tra đánh giá tài nguyên đất đai theo phương pháp FAO/UNESCO và quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn một tỉnh, Tập 1, NXB Nông nghiệp, TPHCM, 1997. 14. Trần Văn Tuấn, Bài giảng đánh giá đất phục vụ quy hoạch phát triển nông nghiệp và quy hoạch sử dụng đất, Trường ĐHKHTN, ĐHQG HN 15. Phạm Anh Tuấn (2013) Đánh giá tiềm năng đất đai và đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội. 16. Trần An Phong (1995). Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 17. Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (2006). Đánh giá tác động của các TBKHKT đã được công nhận trong 10 năm qua đối với ngành nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 18. Quốc hội (1993). Luật đất đai năm 1993, NXB chính trị Quốc gia 19. Quốc hội (2003). Luật đất đai năm 2003, NXB chính trị Quốc gia 20. Quốc hội (2013). Luật đất đai năm 2013, NXB chính trị Quốc gia 21. Báo cáo thuyết minh về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Đông Hưng 22. Niên giám thông kê (2015) của huyện Đông Hưng 23. Báo cáo và kế hoạch sản xuất vụ xuân, mùa năm 2015,206,2017 của huyện 24. Viện Khoa học NLN miền núi phía Bắc (NOMAFSI-2012) – Nghiên cứu một số kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc ở vùng núi phía Bắc VN 25. Đánh giá một số mô hình đa dạng hoá cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng. Nxb nông nghiệp, Hà Nội. 80 26. Kinh tế tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Nxb Thống kê, Hà Nội. 27. Thông tư 60/2015/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai ngày 15/12/2015 Tiếng Anh 28. Baier W. (1990), Characterization of the environment for sustainable agriculture in semi arid tropics. In: Sustainable Agriculture: issues, perspectives and prospects in semi arid tropics. Proceedings of the International Symposium on Natural Resource Management for Sustainable Agriculture, New Delhi, Indian Soc, page 90 - 128. 29. Committee on Fisheries (COFI)/Food and Agriculture Organization (FAO) (1991), Fisheries Report - R459 - Report of the Nineteenth Session of the Committee on Fisheries, Rome, page 8 - 12. 30. Crosson P. and Anderson J. R (1993), Concerns for Sustainability Integration of Natural Resource and Environmental Issues in the Research Agendas of NARS, Copyright 1993 by the International Service for National Agricultural Research (ISNAR), Netherland. 31. Ehrlich.P and J.Roughgarden, The Science of Ecology. Macmillan Publishing Company, New York, 1987 32. Miguel.A.Altieri (2004) Genentic engineering in agriculture. The Myths, Environmental Risks, and Alternatives 33. Eugene Odum, Ecosystem Ecologist and Enviromentalist 34. FAO (1976). A Framework for Land Evaluation. Soil Bulletin N0.32, Food and Agriculture Organisation of the United Nations, Rome, Italy. 35. FAO (1991)Guidelines.Land Evaluation for extensive grazing. Soil bulletin 58,FAO,Rome. 81 36. FAO (1993) Land evalution and Farming system analisys for land use planning, FAO, Rome. 37. FAO (1995) An international Frameword for Evaluating Sustainiable Land Management, FAO, Rome. XÁC NHẬN QUYỂN LUẬN VĂN ĐỦ ĐIỀU KIỆN NỘP LƯU CHIỂU CHỦ NHIỆM KHOA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH T.S Phạm Anh Tuấn T.S Lê Thị Kim Dung LÝ LỊCH TRÍCH NGANG I.Sơ lược lý lịch Họ và tên : Trần Thị Thanh Hoa giới tính: Nữ Ngày tháng năm sinh: 06/05/1994 Nơi sinh(Tỉnh mới): xã Nam Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình Quê quán: xã Nam Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình Dân tộc : Kinh Chức vụ : Nhân viên Đơn vị công tác : Công ty TNHH hợp tác và đào tạo quốc tế FPLUS Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: số nhà 3, đường Phạm Hưng Văn, thị trấn Đông Hưng, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình Điện thoại di động: 0389367484 Email:tranhoa.dh2gmail.com II.Qúa trình đào tạo 1. Đại học - Hệ đào tạo( Chính quy, tại chức, chuyên tu) : Chính quy Thời gian đào tạo: từ 2012 đến 2016 - Trường đào tạo: Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội - Ngành học: Quản lý đất đai Bằng tốt nghiệp loại: Trung bình khá 2. Thạc sỹ - Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo : từ 2016 đến 2018 - Chuyên ngành : Quản lý đất đai - Tên luận văn “ Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình” - Người hướng dẫn khoa học : GVHD: T.S Lê Thị Kim Dung 3. Trình độ ngoại ngữ (Biết ngoại ngữ gì, mức độ nào) : Tiếng anh – B1 III. Qúa trình công tác chuyên môn kể từ khi tốt nghiệp đại học Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhận 9/2016- 1/2018 Công ty cổ phần xây dựng và tư vấn môi trường Huy Hoàng Nhân viên IV. Các công trình khoa học đã công bố Tôi xin cam đoan những nội dung viết trên đây là đúng sự thật. Ngày tháng năm 2018 NGƯỜI KHAI KÝ TÊN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthanh_hoa_3635_2085184.pdf
Luận văn liên quan