Luận văn Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên vùng đất dốc ở huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài: Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là địa bàn phân bố của con người, là nơi phát triển xây dựng các cơ sở kinh tê – văn hoá – xã hội. Đặc biệt đất là tài liệu không có gì thay thế được trong sản xuất nông - lâm – ngư nghiệp. Hầu hết các nước trên thế giới đều xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát triển nông nghiệp dựa vào khai thác tiềm năng của đất, lấy đó làm cơ sở cho sự phát triển của các ngành khác. Do đó, việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất hợp lý đầy đủ và đem lại hiệu quả cao theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết. Trong mấy thập kỷ gần đây, do sự gia tăng của dân số quá nhanh cùng với sự phát triển của Khoa học kỹ thuật đã làm cho yêu cầu sử dụng đất ngày càng cao. Đất không những dành cho nông – lâm – ngư nghiệp mà còn tham gia vào mục đích khác như công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, giao thông, Việc sử dụng đất vào nhiều mục đích khác nhau đã làm ảnh hưởng tới đất theo nhiều hướng khác nhau. Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm tới vấn đề phát triển bền vững, trong đó việc sử dụng đất bền vững là một lí do để FAO đề ra “Hiến chương đất đai “ hợp lí vì sự an toàn lương thực và sự tồn tại của loài người trên thế giới. Vấn đề cấp thiết có tính toàn cầu là cần có kế hoạch, biện pháp bảo vệ và xây dựng đầy đủ, hợp lí tài nguyên đất - nguồn tài nguyên đang trở nên khan hiếm để phát triển nông nghiệp bền vững. trong đó việc sử dụng những vùng đất dốc được đặt lên hàng đầu vì việc sử dựng vùng đất dốc nếu không được chú trọng quản lí một cách chặt chẽ sẽ gây ra hiện tượng xói mòn rửa trôi làm thoái hoá đất một cách nhanh chóng. Đặc biệt, ở Việt Nam là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nguồn tài nguyên đất phong phú với ¾ diện tích đất tự nhiên là đồi núi và trong tổng số 61 tỉnh thành thì đất đồi núi có mặt trong 41 tỉnh thành , chúng thường tập trung thành những dải liên tục suốt từ Bắc xuống Nam. Vùng đất dốc ở nước ta có vai trò rất quan trọng cho sản xuất nông lâm nghiệp và các ngành khác, tuy nhiên việc sử dụng đất dốc gặp rất nhiều trở ngại do địa hình bị chia cắt, đất dốc dễ bị rửa trôi xói mòn dẫn đến thoái hóa gây suy kiệt nguồn dinh dưỡng trong đất làm ảnh hưởng tới vấn đề môi trường và sự tồn tại của các thế hệ trong tương lai. Chính bởi vậy việc sử dụng tài nguyên đất dốc cần phải được nhìn nhận một cách khoa học trên cơ sở sử dụng có hiệu quả và bền vững để tránh những hậu hoạ khôn lường do sử dụng chúng một cách thiếu ý thức và duy ý chí. Huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh với diện tích 75.578 ha. Huyện có đồi núi không cao, thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam bao quanh là các dãy núi cao từ 300 – 400 m. Vùng trung tâm với nhiều dãy đồi bát úp thấp và thoải, xen kẽ giữa chúng là các thung lũng bằng phẳng với độ cao trung bình từ 50 – 70 m. Với điều kiện địa hình như vậy đã tạo cho huyện có nhiều diện tích đất canh tác tốt. Tuy nhiên, nhìn chung toàn bộ diện tích đất canh tác của huyện đều nằm trên địa hình cao nên việc sử dụng đất ở đây cũng gặp nhiều trở ngại , dễ bị xói mòn gây suy thoái đất. Nghiên cứu thực trạng, đánh giá hiệu quả sử dụng đất dốc ở Nghĩa Đàn để phát triển các yếu tố tích cực và khắc phục các yếu tố hạn chế là rất cần thiết từ đó làm cơ sở định hướng đối với người quản lí và sử dụng đất ở địa phương. Xuất phát từ những vấn đề trên và nhằm góp một phần sức mình trong chiến lược phát triển quê hương, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên vùng đất dốc ở huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An” 1.2. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu: 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu: - Đánh giá các loại hình sử dụng đất dốc và lựa chọn các loại hình sử dụng đất dốc có hiệu quả và bền vững ở huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An. - Đề xuất hướng sử dụng đất hợp lí, bền vững cho vùng đất dốc trên địa bàn nghiên cứu. 1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu: - Số liệu thu thập phải đảm bảo chính xác, trung thực và có ý nghĩa đối với mục đích sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. - Các điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của vùng cần được xem xét, cân nhắc kỹ cho các hướng sử dụng đất hợp lí, hiệu quả và biện pháp. - Các phương pháp và các hệ thống chỉ tiêu vận dụng trong đánh giá phải mang tính khoa học phù hợp với thực tiễn. - Phương hướng, giải pháp đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất dốc của địa phương nghiên cứu phải đảm bảo tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế của vùng.

docChia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4904 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên vùng đất dốc ở huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ích đất lâm nghiệp và khoảng 2,45 % tổng diện tích tự nhiên cả huyện. 4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội: a. Dân số và lao động: Theo số liệu thống kê đến 1/10/2008, dân số huyện Nghĩa Đàn có 28.772 hộ, 130.140 người (bằng 2,2% dân số cả tỉnh) và phần lớn tỷ lệ lao động gắn với sản xuất nông nghiệp (chiếm 93,88% so với dân số cả huyện). Mật độ dân số bình quân ở huyện Nghĩa Đàn khoảng 212 người /Km2.Tốc độ tăng dân số bình quân năm 2008 khoảng 0,67%. Dân số Nghĩa Đàn được định cư tương đối ổn định trên 307 thôn (bản), bao gồm 3 dân tộc cùng chung sống là Kinh, Thái và Thổ. ( Phụ bảng 01). Người Kinh có bộ phận ít là người bản địa, còn phần lớn được di dân từ miền xuôi lên từ những năm 60 của thế kỷ trước, phân bổ ở hầu khắp các xã trong huyện. Người Thái được di cư đến Nghĩa Đàn và các huyện miền Tây Nghệ An từ lâu đời, thích sống ven sông suối, sớm định cư và sản xuất lúa nước. Dân tộc Thổ còn lại khoảng 8% dân số (10.434 người) cũng vốn đã có mặt ở Nghĩa Đàn từ xa xưa, đại đa số người Thổ sống trên rẫy dốc, nhưng vẫn sản xuất lúa nước. Toàn huyện có 81.077 lao động trong độ tuổi (chiếm 62,3% dân số chung), trong đó lực lượng lao động chính 70.490 người: - Lao động trong các ngành có 68.698 người, chiếm 91,25 % dân số. Trong đó: + Lao động công nghiệp - xây dựng 7.330 người, chiếm 10,67 % lao động trong khối. + Lao động nông - lâm - thuỷ sản 50.074 người, chiếm 72,89% lao động trong khối. + Lao động dịch vụ 11.294 người, chiếm 16,44% lao động trong khối. - Tổng số lao động đã qua đào tạo 22.080 người, chiếm 31,56 %. - Lao động thất nghiệp 581 người, chiếm 0,83% b. Thực trạng phát triển kinh tế: So với cả tỉnh, vị trí kinh tế của Nghĩa Đàn hiện tại đang ở mức thấp: - Tổng giá trị gia tăng (theo giá hiện hành) đạt bình quân đầu người/năm là 5, 94 triệu đồng, (ước cả tỉnh: 10, 5 triệu đồng). - Hiện tại Nghĩa đàn đang là huyện thuần nông, với tỷ trọng ngành Nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tới 59,3%; Công nghiệp - xây dựng: 15,7% và Dịch vụ thương mại 24,47 %. Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế đến 60,0% từ nông - lâm - ngư, dịch vụ chiếm 25,0% và công nghiệp - xây dựng chỉ chiếm 15,0%. - Tổng thu ngân sách của huyện năm 2008 còn thấp, chỉ đạt 24.302 triệu đồng, trong khi chi ngân sách là 134.955 triệu đồng. - Cả huyện vẫn còn tới 23,12% hộ nghèo (toàn tỉnh 27,17% năm 2005). Biểu đồ 1: Cơ cấu của các ngành kinh tế trong huyện Trong ngành nông nghiệp của huyện, trồng trọt đang chiếm ưu thế và phát triển khá nhanh với nhiều kiểu canh tác khác nhau, trong đó huyện đang chú trọng phát triển các cây công nghiệp trọng điểm của tỉnh như cà phê, cao su, mía... bên cạnh đó vẫn quan tâm tới các cây lương thực để tránh ảnh hưởng tới an ninh lương thực của huyện nói riêng và trong tỉnh nói chung. Ngành công nghiệp và dịch vụ trong huyện đang phát triển chậm, chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp khai thác khoáng sản và các ngành dịch vụ nhỏ lẻ chưa tập trung. c. Thực trạng cơ sở hạ tầng: * Giao thông: Hệ thống đường giao thông ở Nghĩa Đàn được đầu tư đồng bộ, đáp ứng kịp thời các nhu cầu trong sản xuất và sinh hoạt của nhân dân: Đường bộ: - Có 2 trục giao thông chính là Đường Hồ Chí Minh đã được rải thảm giai đoạn 1 (đoạn qua Nghĩa Đàn dài 32 km) và Quốc lô 48 (đoạn qua huyện Nghĩa Đàn dài 7 km) đang trong thời gian nâng cấp, rải thảm nhựa, cắt dọc, ngang giữa huyện và toả theo 4 hướng: + Phía Đông, theo Quốc lộ IA qua vùng phía Tây Bắc huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, gặp Quốc lộ IA tại Yên Lý. + Phía Tây, theo Quốc lộ 1A lên cửa khẩu Thông Thụ (Quế Phong). + Phía Nam, theo Đường Hồ Chí Minh qua huyện Tân Kỳ, gặp Quốc lộ 7 ở xã Khai Sơn huyện Anh Sơn). + Phía Bắc, theo Đường Hồ Chí Minh ra tỉnh Thanh Hoá. - Đường Quốc lộ 15 A, đi trùng Quốc lộ 48 đến Đông Hiếu,dài khoảng 23 km, đã được rải nhựa. - Tỉnh lộ 545: tiếp nối Quốc lộ 15 A tại Thị xã Thái Hoà Đoạn qua Nghĩa Đàn dài khoảng 18 Km, đã được rải nhựa. - Đường nguyên liệu (tỉnh lộ 598) như một vòng cung thông suốt giữa các xã vùng cao ở vòng ngoài phía Tây - Nam, Tây - Bắc và Đông - Bắc. Toàn tuyến dài khoảng 70 Km, hầu hết là đường cấp phối, có đoạn được rải nhựa. - Có 20 truyến đường huyện với tổng chiều dài 236, 9 Km. Các tuyến đường này chủ yếu là đường đất (173,4 km) và đường cấp phối hoặc rải đá dăm (53,5 km). 100% tuyến đường đạt tiêu chuẩn từ đường cấp 5 đến loại A đường giao thông nông thôn (nền rộng 6,5 m; mặt rộng 5 m). - Ngoài ra trong huyện còn có 17 tuyến đường xã với tổng chiều dài khoảng 89 km, trong đó có 43, 2 km đã được cấp phối, còn lại là đường đất; có 306 tuyến đường nội đồng tổng chiều dài 802,7 km, gần 50% đang là đường đất. Các tuyến đường liên thông với các trục giao thông chính, tạo mạng lưới vận chuyển vật tư, hàng hoá thông suốt đến hầu khắp các thôn xóm. Đường sắt: Có tuyến đường sắt từ ga Thái Hoà nối với tuyến đường sắt Bắc - Nam tại ga Cầu Giát (Quỳnh Lưu), dài khoảng 30 Km, đã từng là tuyến vận chuyển hàng hoá chính của vùng Phủ Quỳ những năm 70, 80 của thế kỷ trước. Nhìn chung hệ thống giao thông có trong huyện tương đối đồng bộ, trước mắt đang được tiếp tục nâng cấp sửa chữa nên khai thác sử dụng tốt; tuy nhiên để tiến tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì các tuyến giao thông nói trên đều cần được nâng cấp lên ở cấp độ mới. * Thuỷ lợi: Huyện Nghĩa Đàn có 152 công trình hồ đập, 21 trạm bơm cùng 441Km kênh mương, trong đó đã được xây dựng kiên cố 162Km. Tổng diện tích tưới thực tế khoảng 2.249 ha. Hầu hết các công trình có quy mô nhỏ, dung tích hữu ích dưới 200.000 m3, năng lực tưới thiết kế dưới 40 ha và được xây dựng những năm 80 về trước của thế kỷ trước. Một số ít công trình quy mô trên 700.000 m3, như: - Hồ Sông Sào (Nghĩa Bình), có dung tích 51, 42 triệu m3, là công trình hồ chứa lớn thứ 2 của tỉnh (sau hồ Vực Mấu ở Quỳnh Lưu). Diện tích tưới thiết kế 5.562 ha, trong đó tưới tự chảy 2.285 ha. Hiện tại hệ thống kênh mương chưa xây dựng xong. - Hồ Khe Canh (Nghĩa Yên), xây dựng năm 1983- 1987, dung tích 4, 2 triệu m3, năng lực tướt thiết kế 300 ha, tưới thực tế 65 ha. - Hồ Khe Đá vừa mới được cải tạo nâng cấp, mở rộng thân đập và xây tường chắn sóng bảo vệ đập trong mùa mưa lũ,... Nhìn chung do phần lớn công trình thuỷ lợi trong huyện là công trình nhỏ, hệ thống kêng mương đã được xây dựng kiên cố 221.270 Km, phần lớn các công trình đã xuống cấp, nên hiệu suất tưới chưa cao; Trong đó có 5 hồ chứa có dung tích trên 700.000 m3 cần được đầu tư nâng cấp. Kết quả tưới so với diện tích thiết kế mới đạt khoảng 37,3%, (riêng các các công trình hồ chứa hiệu suất tưới chỉ đạt 34,2% so với thiết kế). Diện tích được tưới chủ yếu là lúa, các cây trồng khác có diện tích tưới không đáng kể. ( Phụ bảng 02) 4.1.3. Nhận xét chung về tình hình cơ bản của huyện nghiên cứu: a. Thuận lợi: - Nghĩa đàn có vị trí địa lý là một lợi thế rất quan trọng, nói đến Phủ Quỳ là người ta nghĩ ngay đến địa danh quen thuộc " Nghĩa Đàn ". Cùng với mạng lưới giao thông sắt, bộ, là yếu tố thuận lợi giúp huyện xây dựng các mối liên kết trong đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ du lịch với các địa phương trong và ngoài tỉnh, cả với các tỉnh Trung và Bắc Lào. - Nghĩa Đàn có nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Cùng với việc có nhiều doanh nghiệp nông - lâm - công nghiệp đang đóng trên địa bàn và vùng phụ cận cũng là lợi thế lớn của Nghĩa Đàn trong việc tiếp nhận và chuyển giao tiến bộ khoa học vào sản xuất và đời sống. - Nghĩa Đàn có nhiều tài nguyên, nhất là tài nguyên đất và tài nguyên khoáng sản là lợi thế so sánh khác của huyện, cơ sở tạo đà cho huyện có những bước đột phá mạnh thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng sản xuất gắn với chế biến và thực hiện Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. - Sản phẩm hàng hoá khai thác ở Nghĩa Đàn thường là hàng quý, hiếm không phải nơi nào cũng có như là đá trắng, đá bọt Bazan, là cao su, cà phê…ít chịu sự cạnh tranh của thị trường và luôn có giá trị hàng hoá, xuất khẩu cao. - Nghĩa Đàn luôn có sự ổn định về chính trị, an ninh quốc phòng cũng là thuận lợi lớn cho phát triển kinh tế - xã hội. b. Những hạn chế, thách thức: - Trong sản xuất, Nghĩa Đàn cũng như các huyện miền Tây khác của tỉnh là luôn phải chịu sự chi phối về khí hậu thời tiết hơn các huyện đồng bằng, nhất là trong sản xuất nông nghiệp. - Nghĩa Đàn nguyên là huyện có nền kinh tế phát triển cân đối và có sự chuyển dịch đúng hướng. Nhưng từ nay, sau khi tách và thành lập Thị xã Thái Hoà thì Nghĩa Đàn trở lại là huyện thuần nông, sẽ là thách thức lớn, có nguy cơ tụt hậu so với các huyện khác nếu huyện không có khâu đột phá mạnh. - Là huyện duy nhất của cả nước không có dân cư đô thị. Theo định hướng chung của tỉnh thì để đuổi kịp và vượt các huyện trong vùng, Nghĩa Đàn có nhu cầu đầu tư rất lớn cho phát triển sản xuất, cho xây dựng hạ tầng đô thị. Huyện cần có đối sách chiến lược nhằm thu hút các nhà đầu tư trong nước, và cả ở nước ngoài. B. ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA CÁC LOẠI ĐẤT TRONG HUYỆN: Như đã nói ở trên, huyện Nghĩa Đàn có diện tích đất khoảng 57.325ha bao gồm nhóm đất: 4.2.1. Nhóm đất Phù sa : Diện tích 9.708 ha, chiếm 17,06% đất toàn huyện, có 3 loại đất: - Phù sa được bồi hàng năm của hệ thống sông Hiếu (Pb), diện tích 1.278 ha, đây là địa bàn gieo trồng ngô bãi và một số cây màu như khoai lang, đậu... - Phù sa không được bồi, chua, không Glây hoặc Glây yếu (Pc), diện tích 3.910 ha, là quỹ đất canh tác lúa chính của huyện, chủ yếu trồng 2 vụ lúa và rau màu các loại. - Phù sa cổ có nhiều sản phẩm Feralit (Pj), diện tích 4.520 ha, thích hợp cho trồng màu, cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày ( mía, sắn...) 4.2.2. Nhóm đất nâu vàng: Tại Nghĩa Đàn tập trung loại đất nâu vàng phát triển trên phù sa cổ và lũ tích (F), diện tích 3.400 ha, chiếm 5,93% đất toàn huyện, nằm rải rác thành từng giải đồi thấp ven sông suối và phân bố nhiều ở các xã Nghĩa Minh, Nghĩa Mai, Nghĩa Lâm. Loại đất này có thể trồng cây ăn quả (cam, chanh), nơi đất nhẹ có thể trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày( mía, sắn). 4.2.3- Nhóm đất lúa vùng đồi núi: Diện tích 3.410 ha, chiếm 5,95% đất toàn huyện, là sản phẩm đất phong hoá bị nước mưa cuốn trôi được lắng đọng ở thung lũng dưới các chân đồi núi hoặc các ruộng bậc thang trồng lúa trên các loại đất thuộc nhóm đất đỏ vàng. Loại đất này thường thích hợp để trồng lúa và các loại cây ngắn ngày. Có 2 loại đất: - Đất dốc tụ (D): 3.250 ha. - Đất Feralít biến đổi do trồng lúa nước (Fl): 871 ha. 4.2.4- Nhóm đất Feralít đỏ vàng vùng đồi núi (170-200m): Diện tích 30.207 ha, chiếm 52,69% đất thổ nhưỡng toàn huyện, trong đó có 2 loại đất chính: - Đât nâu đỏ phát triển trên đá Mac ma trung tính và Bazơ (Fk- đất đỏ Bazan), diện tích 9.527 ha, phân bổ nhiều ở Nghĩa An, Nghĩa Đức, Nghĩa Liên và các nông trường cũ. Là loại đất tốt, tầng đất dày, thích hợp để phát triển nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả các loại. - Đất Feralít vàng đỏ phát triển trên đá phiến sét (Fs), diện tích 19.081 ha. Loại đất này có thành phần cơ giới từ thịt nặng, giữ nước tốt, có thể trồng Cà phê, cam, chanh, nơi ít dốc trồng cây hoa màu lương thực và đang là loại đất chính được khai thác trồng mía và dứa nguyên liệu. Ngoài ra còn có khoảng 1.548 ha các loại đất khác cùng nhóm (chủ yếu là phát triển trên đá vôi (Fv ) và phát triển trên đất cát kết (Fq), cũng là loại đất tốt, thích hợp để trồng nhiều loại cây trồng. 4.2.5- Nhóm đất đen: Diện tích 3.870 ha, chiếm 6,75% đất toàn huyện. Gồm có 2 loại đất: - Đất đen trên tuf vôi (Rk ): diện tích 1.675 ha. đất có nhiều sét, ẩm, rất dính dẻo, khi khô lại rất cứng, phần lớn đất tầng mỏng, có thể trồng cây ăn quả nhưng rất khó khăn vì khả năng cung cấp dinh dưỡng, nước cho cây trồng là rất thấp. - Đất đen trên đá vôi (Rv ): diện tích 2.195 ha. Phân bổ ở các thung lũng đá vôi. Đất có phản ứng trung tính, thành phần cơ giới thịt nặng. Nơi thấp và đủ nước có thể trồng lúa. 4.2.6- Nhóm đất Feralít đỏ vàng vùng núi thấp (200-1.000m): Diện tích 6.730 ha, chiếm 11,62% đất thổ nhưỡng toàn huyện, chủ yếu là đất Feralít đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét, có tầng dày trung bình, thành phần cơ giới thịt trung bình đến nặng, có thể trồng các cây ăn quả dứa, mía hoặc cây ngắn ngày. C. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT DỐC CỦA HUYỆN NGHĨA ĐÀN 4.3.1. Tình hình chung về sử dụng đất của huyện: Bảng 4.1: Tình hình chung sử dụng quỹ đất của huyện năm 2008 Loại đất Diện tích (ha) cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 61.785 100 1- Đất nông nghiệp 50.320 81,4 1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 27.142 1.1.1- Đất trồng cây hàng năm 19.467 1.1.2- Đất trồng cây lâu năm 7.675 1.2- Đất lâm nghiệp 22.862 1.2.1- Rừng sản xuất 18.156 1.2.2- Rừng phòng hộ 4.705 1.3- Đất nuôi trồng thuỷ sản 276 1.4- Đất nông nghiệp khác 40 2- Đất phi nông nghiệp 8.882 14,4 3- Đất chưa sử dụng 2.583 4,2 3.1- Đất bằng chưa sử dụng 66 3.2- Đất đồi chưa sử dụng 1.697 3.3- Núi đá không có rừng cây 820 ( Nguồn: Kết quả thống kê của phòng TN & MT) Từ số liệu thống kê trên cho thấy quỹ đất ở Nghĩa Đàn cơ bản đã được khai thác sử dụng triệt để cho các mục đích. Diện tích đất chưa sử dụng còn lại không lớn, chỉ chiếm khoảng 4,2% tổng diện tích tự nhiên, trong đó chỉ có 0,1% là đất bằng chưa sử dụng (66 ha). Còn lại là đất đồi dốc, đất tầng mỏng, khả năng khai hoang mở rộng diện tích để sản xuất nông nghiệp ở đây là rất hạn chế, chỉ có thể khai thác một số diện tích trên loại đất phát triển trên đá vôi, hoặc đất Feralít phát triển trên phiến thạch sét để trồng rừng là chính. 4.3.2. Tình hình sử dụng đất theo các cấp độ dốc của huyện: Nếu như trước đây, sử dung đất dốc với hệ thống canh tác truyền thống là nương rẫy nhằm đáp ứng nhu cầu tự cung ,tự cấp của nhân dân trong huyện thì nay việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng đang trở thành điểm khởi đầu để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo, đồng thời bảo vệ môi trường đất được tốt hơn. Đất dốc trên địa bàn huyện nay đã được đưa vào sử dụng trồng cây nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp… và xây dựng các trang trại nông – lâm kết hợp. Bảng 4.3: Tình hình chung sử dụng đất theo các cấp độ dốc khác nhau của huyện: Loại cây trồng Độ dốc Loại đất Hình dáng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Cây hàng năm < 150 Đất đỏ bazan và đất đỏ vàng Đất đồi và thung lũng 19.467 31.51 -Ngô 3 - 150 -Đậu -Lạc 3 – 80 Cây hàng năm nhờ nước tưới -Dưa hấu 8 - 100 Đất cát -Rau 3 - 50 Đất đỏ vàng biến đổi và đất cát -Sắn 3 - 150 -Lúa nước 3 - 50 2.Cây CN 10 - 150 Đất đỏ bazan và đất đen Đất đồi thấp 7.675 12.42 -Cà phê -Cao su -Mía 3.Cây ăn quả 5 - 150 Đất feralit đỏ vàng vùng núi thấp Đất đồi thấp và đất bằng -Nhãn,vải -Cây có múi -Dứa -Xoài -Chuối 4. Cây lâm nghiệp 15 - 250 Đất feralit đỏ vàng trên đồi trung bình Đất đồi, núi cao 22.862 37.0 ( Nguồn: Kết quả tổng hợp của phòng TN & MT huyện) Như vậy , nhìn chung đất của huyện Nghĩa Đàn tập trung chủ yếu ở độ dốc từ 3 – 150 được sử dụng phần lớn cho cây hàng năm(chiếm 31.51% diện tích đất tự nhiên) và cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê. Với các loại đất khác nhau, độ cao khác nhau huyện đã bố trí hợp lý các loại cây trồng để từ đó thu lại được hiệu quả khá cao trong mỗi vụ thu hoạch. 4.3.3. Diện tích, cơ cấu của 1 số cây NN chính qua các năm của huyện: Theo kết quả thống kê của phòng NN & PTNT qua một số năm, thì d iện tích một số cây trồng thể hiện dưới các biểu đồ sau: Trong hệ thống cây nông nghệp ngắn ngày ở huyện Nghĩa Đàn thì Lúa, ngô, lạc là những loại cây chính. Qua biểu đồ 2 ta có thể thấy diện tích của các loại cây này biến động rất nhanh qua các năm. Trong đó diện tích Lạc bị giảm đi đáng kể từ 447 ha năm 2000 chỉ còn 220 ha năm 2008, diện tích lúa tăng đều qua các năm từ 4.604ha năm 2000 đến năm 2008 có 5340 ha. Đối với diện tích ngô thì đến năm 2005 bị giảm đi nhưng đến năm 2008 thì lại tăng nhanh với diện tích 2.300 ha. Các loại cây công nghiệp trong huyện đều là những cây trồng thuộc loại cây chủ đạo của tỉnh nên đã được huyện chú trọng đầu tư mở rộng. Vì vậy, diện tích của các loại cây công nghiệp này tăng đều qua các năm. Trong đó, diện tích mía và cao su là tăng nhanh nhất. Diện tích mía đến năm 2008 tăng thêm 4.000 ha so với năm 2000 tăng khoảng 160 %, diện tích cao su năm 2008 tăng 1.000 ha so với năm 2000. Bên cạnh đó, diện tích cà phê bị giảm đi 1.000 ha năm 2008. Đối với diện tích cây ăn quả, qua biểu đồ 5 có thể thấy rằng, diện tích các cây ăn quả tăng đều qua các năm, ngoại trừ nhãn, vải năm 2005 tăng lên 213 ha so với năm 2000 nhưng đến năm 2008 lại giảm đi 103 ha, diện tích cam năm 2008 tăng 400 ha so với năm 2000, diện tích dứa năm 2008 tăng 299 ha so với năm 2000. Qua các biểu đồ trên ta thấy tổng diện tích cây trồng tăng đều theo các năm. Tăng nhanh chủ yếu là diện tích sắn, mía, cây ăn quả và cao su. Các cây nông nghiệp chủ đạo của huyện là ngô (diện tích 2300 ha ), lúa ( 5340 ha ), mía ( 10009 ha ) và cao su ( 2067 ha ). Nhìn chung ngành NN huyện Nghĩa Đàn phát triển tương đối bền vững, theo hướng tập trung, chuyên canh, phát triển nông sản hàng hoá, cây nguyên liệu trên nguyên tắc đảm bảo an ninh lương thực : - Chuyển dịch cơ cấu nội ngành theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng trồng trọt từ 71,7 % năm 2000 xuống còn 65,8 % năm 2008. - Đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, trình độ thâm canh và theo hướng gắn sản xuất với phát triển vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến , đã xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu mía tập trung cho nhà máy đường NAT& L với quy mô trên 10.000 ha, vùng cao su trên 2.000 ha. 4.3.4. Kết quả sản xuất của 1 số cây công nghiệp chính trong huyện: Bảng 4.5: Sản lượng một số cây NN chính qua các năm Loại cây Sản lượng qua các năm ( tấn ) 2000 2005 2008 1. Cây lương thực - Lúa 18.368 21.288 28.462 - Ngô 2.859 1.490 6.440 - Sắn 54.000 82.518 85.856 Tổng sản lượng lương thực: có hạt 21.233 22.776 34.902 Bình quân kg/người/năm 181 188 268 2. Cây CN hằng năm: - Mía 334.875 456.890 540.486 - Lạc 547 554 330 3. Cây ăn quả: -Cam 391 447 745 4. Cây CN lâu năm - Cà phê 470 534 459 - Cao su 936 1.196 ( Nguồn: Phòng Thống kê huyện) Qua đây cho thấy số lượng lương thực tăng mạnh hằng năm,từ mức bình quân 180kg/ người/ năm 2000 lên 268kg/ người/ năm 2008 tăng 150 %. Năng suất cây trồng năm 2008 tăng mạnh trong đó nổi bật là: Năng suất lúa năm 2008 tăng 21.4 % so với năm 2005 và 34.0 % so với năm 2000. Năng suất ngô năm 2008 tăng 76.1 % so với năm 2005 và 61.7 % so với năm 2000. Năng suất lạc năm 2008 tăng 75.2 % so với năm 2005 và 22.7 % so với năm 2000. Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, việc phát triển nông nghiệp ở Nghĩa Đàn vẫn có một số vấn đề cần được quan tâm như sau: - Tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn chậm, đặc biệt đối với các cây trồng có tính chiến lược quan trọng của tỉnh như cao su, cà phê, cam. So với năm 2000, đến năm 2008 diện tích cây cao su chỉ tăng thêm được khoảng 1000 ha ( bình quân mỗi năm chỉ trồng được 100 – 150 ha ), diện tích trồng cam tăng được khoảng 300 – 400 ha, diện tích cây cà phê giảm 1000 ha. Diện tích dành cho trồng cỏ chăn nuôi còn ít, cả huyện mới có 138 ha. - Diện tích vùng mía nguyên liệu đến năm 2008 tăng thêm 4000 ha so với năm 2000 ( tăng khoảng 160 % ) nhưng việc quan tâm đầu tư thâm canh tăng năng suất còn hạn chế ( nhất là đối với những diện tích mía trồng trên đất đỏ ) nên năng suất mía còn thấp ( 500 – 550 ta/ha ), hiệu quả sử dụng cây mía còn kém thua so với một số cây khác trên cùng loại đất, sự bền vững của vùng nguyên liệu bị ảnh huởng. 4.3.5. Tình hình sản xuất đất dốc trong sản xuất lâm nghiệp của huyện: Diện tích đất lâm nghiệp ở Nghĩa Đàn không lớn, chỉ chiếm khoảng 5.2% tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh. Trong những năm qua, hằng năm huyện đã trồng được 800 – 1000 ha rừng, trong đó chủ yếu là cây nguyên liệu. Quỹ đất lâm nghiệp của huyện được phân bố như sau: Bảng 4.6: Quỹ đất lâm nghiệp phân theo tính chất rừng: TT Tính chất rừng Diện tích ( ha ) Cơ cấu ( % ) Tổng cộng 22.862 37 1 - Rừng tự nhiên 12.440 20.13 - Rừng gỗ 11.475 - Rừng hỗn giao 23 - Rừng tre nứa 942 2 Rừng trồng 8.907 14.42 -Rừng có trữ lượng 1.606 - Rừng không có trữ lượng 7.301 3 Đất trống đồi núi trọc 1.515 1.85 ( Nguồn: Phòng thống kê huyện ) Qua đó ta nhận thấy , trong 18.156 ha rừng sản xuất thì rừng tự nhiên có 9.015 ha trong đó chỉ có 942 ha rừng tre nứa, còn lại 8.013 ha rừng gỗ lá rộng. Tuy nhiên chất lượng rừng nghèo, không có rừng giàu, chỉ có khoảng 900 ha rừng trung bình, diện tích còn lại là rừng nghèo và rừng phục hồi. Rừng trồng có 7.958 ha, trong đó có 1.606 ha rừng trồng có trữ lượng, 6.352 ha rừng chưa có trữ lượng. Công tác giao khoán rừng ở Nghĩa Đàn được thực hiện tốt , đến nay có khoảng 90.1 % diện tích lâm nghiệp đã có chủ rừng quản lý, với 5.600 hộ được nhận khoán. Trong đó, nhận khoán rừng lớn nhất là các hộ gia đình với diện tích 12.761,1 ha ( chiếm 55.8 % ), tiếp đến là các doanh nghiệp nông nghiệp 8.229,4 ha ( chiếm 36 % ), các UBND xã quản lý 1.162 ha ( chiếm 5,1 % )… Bảng 4.6: Cơ cấu diện tích rừng phân theo chủ quản lý Chủ rừng Tổng DT ( ha ) Tỷ lệ ( % ) DT Rừng sản xuất (ha) DT Rừng phòng hộ (ha) Tổng cộng 22.862 100 16.027 6.835 Doanh nghiệp nông nghiệp 8.229,4 36,0 6.625 1.604,4 Hộ gia đình 12.761,6 55,8 9.013 3.748,6 Tập thể 707 3,09 210 497 Lực lượng vũ trang 2 0,01 2 UBND xã 1.162 5,1 177 985 ( Nguồn: Thống kê huyện ) Với hiện trạng đất lâm nghiệp trên, hoạt động ngành lâm nghiệp của Nghĩa Đàn từ nhiều năm nay chủ yếu tập trung cho khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng. Tiềm năng khai thác lâm sản không đáng kể, khoảng 10.000 m3 - 15.000 m3 gỗ rừng trồng, 200.000 – 250.000 xe củi và khoảng 16.000 cây tre nứa/năm. Giá trị sản xuất từ ngành lâm nghiệp năm 2008 đạt 31.840,1 triệu đồng, chỉ chiếm 12,04 % cơ cấu nội ngành nông- lâm - thuỷ sản. Hiện tại còn 1.515 ha đất trống đồi trọc, tập trung nhiều trên đất rừng sản xuất, rất cần được đầu tư phủ xanh trồng mới bằng cây nguyên liệu hoặc cây cao su nhằm nâng cao hiệu quả. D. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT DỐC TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN : Đánh giá hiệu quả sử dụng đất dốc trong phát triển nông – lâm nghiệp, tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát thực tế ở một số xã trong huyện theo từng loại cây trồng kết hợp với các kết quả điều tra trong phạm vi toàn huyện năm 2008 của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nghĩa Đàn từ đó rút ra kết luận rằng: Các mô hình canh tác trên đất có độ dốc từ 50 – 150 được bố trí theo từng mức độ dốc khác nhau và bao gồm rất nhiều loại cây trồng khác nhau. Tuỳ theo từng độ dốc khác nhau, các loại cây trồng được bố trí khác nhau. Bảng 4.7: Các LUT canh tác chính trên đất dốc trong huyện LUT Diện tích ( ha) Tỷ lệ ( %) 1. Đất dốc 3 – 50 được tưới Lúa xuân hè + màu đông ( ngô xen đậu tương...) 5.340 10,61 Rau đông + màu xuân hè ( ngô, khoai, lạc...) 2.300 4,57 2. Đất dốc 8 – 150 nhờ nước tưới a. Cây công nghiệp ngắn ngày - Sắn 2.352 4,67 - Mía 10.009 19,89 b. Cây công nghiệp dài ngày - Cao su 2.067 4,11 - Cà phê 571 1,13 c. Cây ăn quả theo mô hình nông lâm kết hợp - Cam 1.004 2,0 - Nhãn, vải 354 0,7 - Dứa 882 1.75 ( Nguồn: Kết quả thống kê của phòng tài nguyên và môi trường) 4.4.1. Hiệu quả kinh tế của một số LUT canh tác cây hàng năm: 4.4.1.1 LUT Lúa xuân hè + Màu vụ đông ( Ngô + Lạc, Đậu tương ) ở độ dốc 30 – 50 : LUT lúa xuân hè + màu vụ đông ( thông thường là ngô xen đậu tương) là LUT trồng cây lương thực đem lại hiệu quả cao cho người dân của huyện về cả mặt kinh tế lẫn môi trường xã hội. LUT lúa xuân hè + ngô xen đậu tương vụ đông được trồng trên đất dốc ở độ dốc 30 – 50 tập trung chủ yếu ở các xã Nghĩa Mai, Nghĩa Lộc, Nghĩa Thọ… Lúa xuân hè được trồng vào đầu tháng 2, thu hoạch cuối tháng 7, vụ ngô xen đậu tương được trồng vào giữa tháng 8 ( giữa mùa mưa) để đảm bảo nước tưới cho cả ngô và đậu tương, và thường thu hoạch vào đầu tháng 11. Thông qua Phụ biểu 02 ( Về hiệu quả kinh tế của các LUT cây trồng hàng năm) cho thấy, tổng giá trị sản xuất thu được của LUT này đạt khoảng 56,2 triệu/ha/năm trong khi đó tổng chi phí phải bỏ ra mỗi vụ chỉ mất khoảng 20,6 triệu đồng/ha/năm, thu nhập đem lại cho người nông dân ở LUT này khoảng 35,5 triệu đồng/ha/năm. Một đồng vốn bỏ ra có thể thu về được gần gấp 2 lần giá trị, mỗi công lao động bỏ ra được trả lại khoảng 216 nghìn đồng.Như vậy , LUT này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, nó vừa đem lại thu nhập cao vừa giúp giữ đất tốt trong mùa mưa. Tuy nhiên , vẫn cần phải chú trọng trong việc ngăn thoái hóa đất trong quá trình canh tác, để từ đó đem lại hiệu quả ngày càng cao hơn từ LUT này. 4.4.1.2 LUT sắn xen lạc vụ thu đông + dưa hấu vụ xuân hè trên đất có độ dốc 80 – 150 : Mô hình này được áp dụng phổ biến ở các xã Nghĩa Trung, Nghĩa Lợi, Nghĩa An… Đây là mô hình đem lại hiệu quả khá cao và có khả năng bảo vệ đất ở những vùng đất dốc khá tốt , do có khả năng che phủ tốt của lạc và dưa hấu. Sắn và lạc thường được gieo, trồng vào đầu tháng 8 vào cuối mùa mưa và thu hoạch vào tháng 1 – 2 năm sau. Dưa hấu bắt đầu được trồng vào tháng 3 hoặc tháng 4 và cho thu hoạch vào đầu tháng 7.Đây là những loại cây trồng được trồng nhiều trong huyện , sắn được trồng nhiều ở những vùng đất dốc và cho thu nhập khá cao trong khi đó giống sắn trong vùng chủ yếu là giống nội địa và thường không phải mất tới tiền giống , chi phí để trồng 1ha sắn vì vậy mà được giảm đi đáng kể. Theo phụ biểu 02, tổng thu nhập mà LUT này đem lại khoảng 54,8 triệu đồng/ha/năm, chi phí bỏ ra mất khoảng 24,5 triệu/ha/năm, có thể thấy lãi suất từ LUT này đem lại khá cao, mỗi năm trừ tất cả các chi phí gia đình có thể thu về khoảng 30,7 triệu đồng/ha/năm. Một đồng vốn bỏ ra cho thu về gấp 1,4 lần giá trị của nó, một công lao động được 209 nghìn đồng/công. 4.4.1.3. LUT trồng mía trên đất có độ dốc 80 – 150 : Mía là lại cây công nghiệp ngắn ngày được trồng ngày càng nhiều ở Nghĩa Đàn, diện tích mía hiện nay ở Nghĩa Đàn có khoảng 10.009 ha mang lại nguồn thu nhập khá cao và ổn định trong khoảng 4 năm trở lại đây cho nhân dân trong huyện. Hiện nay cây mía đang là cây nguyên liệu trọng điểm của huyện , vì vậy sự quan tâm đầu tư vào cây mía đang được chú trọng. Qua tổng hợp các thông tin điều tra từ phiếu thống kê tại Phụ biểu 02 cho thấy năng suất mía trồng ở huyện là khá cao, đạt trung bình 75 tấn/ha, bởi vậy tổng giá trị sản xuất thu được từ LUT này khá cao, đạt 52,5 triệu đồng/ha/vụ, trong khi tổng chi phí bỏ ra để chăm sóc và trồng chỉ mất 12,5 triệu đồng/ha/vụ. Như vậy lãi suất từ mía mang lại khoảng 39,9 triệu đồng/ha/vụ. Một đồng chi phí bỏ ra có thể thu về gấp 3,2 lần giá trị của nó. Mặt khác, đây là kiểu sử dụng đất cho thu nhập/ công lao động rất cao đạt 1,3 triệu đồng/công. LUT trồng mía đang là một LUT đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất và được người dân trong huyện áp dụng rất nhiều. Cây mía là 1 cây dễ trồng, thông thường một lần trồng có thể thu hoạch 2 – 3 vụ tuỳ từng giống mía, bởi vậy nhìn chung chi phí đầu tư cho mía thấp mà hiệu quả thu lại rất lớn. Tuy nhiên trồng mía cũng gặp phải nhiều khó khăn trong khâu nước tưới. Do trồng ở địa hình cao , nên hay bị thiếu nước vào mùa khô. Hiện nay, để hạn chế việc thiếu nước trong mùa khô, người ta đã bố trí trồng xen cây đậu , lạc vào mía trong mùa khô để tăng độ che phủ đất, giảm được sự thoát hơi nước từ đất, mặt khác còn giúp một phần vào việc cải tạo, bảo vệ đất rất tốt. Việc áp dụng mô hình trồng xen các loại cây họ đậu vào vườn mía đã mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với trồng mía thuần, thông thường 1ha mía trồng xen cây họ đậu cho thu nhập cao hơn 1ha mía trồng thuần khoảng 6 – 8 triệu đồng ( Theo nghiên cứu của trung tâm thí nghiệm giống cây trồng Phủ Quỳ ) Vì lợi ích của việc trồng xen mía với các loại cây họ đậu, người dân đã được vận động và hướng dẫn sử dụng mô hình này từ giữa năm 2008 và đã được hưởng ứng rất nhiệt tình. Biểu đồ 6: So sánh hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng cây hằng năm cơ bản trong huyện: Qua biểu đồ 6 ta thấy, LUT trồng mía trên đất có độ dốc 8 – 150 mang lại hiệu quả thấp nhất, nhưng so với hiệu quả tưng vụ thì cây mía lại cho thu nhập cao nhất vì chỉ đầu tư trồng một lần có thể cho thu hoạch 2 – 3 vụ. Vì vậy có thể chọn LUT này làm phương thức canh tác sản xuất phổ biến cho địa phương, chi phí ban đầu của LUT này lại thấp hơn hẳn các LUT kia mà cho thu hoạch 2 – 3 vụ trong khi đó chỉ mất thêm một ít chi phí nhỏ cho phân bón. Tuy nhiên cũng cần chú ý trồng thêm cây băng xanh chống gió xung quanh rẫy mía để tránh chống đổ mía vào mùa mưa bão, đồng thời có thể bảo vệ đất tốt hơn. 4.4.2. Hiệu quả sử dụng đất dốc trong của các LUT trồng cây dài ngày ở đất có độ dốc từ 8 – 150 nhờ tưới: 4.4.2.1. LUT cây ăn quả xen cây hàng năm theo mô hình nông lâm kết hợp: Do địa hình của huyện chủ yếu là đồi thoải có độ cao từ 70- 200m . Và xen kẽ giữa các đồi thoải là những thung lũng có độ cao từ 40 – 80m, nên trong thời gian gần đây mô hình trang trại trồng cây ăn quả đang được áp dụng khá rộng rãi ở trên nhiều loại đất khác nhau, được áp dụng nhiều ở vùng đất Feralit đỏ vàng vùng đồi núi. Các mô hình cây ăn quả được bố trí theo kiểu trang trại với cây ăn quả trồng xen với cây hàng năm, xung quanh bố trí đào ao nuôi cá đang là mô hình phổ biến nhất trong huyện và cũng đem lại thu nhập cao cho người dân. a. Hiệu quả kinh tế của mô hình nhãn, vải xen đậu tương : Mô hình nhãn, vải xen đỗ tương được đánh giá là có hiệu quả kinh tế cao trên diện tích đất đồi thấp và trung bình và ở một số trang trại mới được phát triển. Mô hình này cho thu hoạch từ những năm đầu và đảm bảo được yêu cầu lấy ngắn nuôi dài , đảm bảo cho nông hộ có được thu nhập trong những năm đầu đầu tư trồng cây ăn quả. Mô hình này được đưa vào áp dụng ở những diện tích đất đồi thấp, vườn tạp, đất quy hoạch phát triển trang trại. Cây nhãn vải được chăm sóc trong cả chu kỳ kinh doanh là 10 năm, do chủ yếu giống cây được tạo ra từ quá trình chiết cành nên năm thứ 2 trở đi đã bắt đầu cho thu hoạch quả nhưng năng suất thấp. Càng về cuối chu kỳ kinh doanh tuổi cây cao dần, tán cây lớn dần, năng suất sẽ đạt cao hơn. Tuy nhiên , cây trồng có quy luật sống và phát triển theo chu kỳ sinh học, do vậy thời kỳ ổn định của cây nhãn vải là từ năm thứa 6 đến năm thứ 10 cho năng suất cao nhất, sau đó sẽ giảm dần. Đậu tưong được trồng xen ngay từ vụ đầu tiên của chu kỳ kinh doanh, trồng vào tháng 6,7 đến tháng 10,11 cho thu hoạch , sau đó lại trồng kế tiếp đậu đen hoặc ngô trong vụ đông. Đỗ tương và đậu đen chỉ được trồng xen vào năm thứ nhất đến năm thứ 4, sau năm này do cây nhãn , vải phát triển tán rộng ra nên diện tích đậu bị thu hẹp dần và năng suất giảm dần. Qua phụ biểu 03 cho thấy, tổng thu nhập đem lại từ mô hình này cung tương đối cao đạt 47,7 triệu đồng/ha/năm, chi phí ban đầu phải bỏ ra mất khoảng 21,2 triệu đồng/ha/năm như vậy lãi suất thu được từ mô hình này đạt 26,4 triệu đồng/ha/năm. Một đồng chi phí bỏ ra thu lại được gấp 1,24 lần giá trị của nó, mỗi công lao động thu được 264 nghìn đồng/công. Đây là một mô hình điển hình của huyện về phương thức canh tác theo mô hình nông lâm kết hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao và tương đối ổn định qua các năm. Mặc dù chi phí ban đầu hơi cao nhưng nhờ có kết hợp trồng xen cây ngắn ngày nên người dân có vốn quay vòng nhanh đảm bảo thu nhập những năm đầu khi cây ăn quả chưa cho thu nhập. b.. Hiệu quả mô hình cam, dứa trồng thuần ở độ dốc 10 – 150: Mô hình cam, dứa được trồng nhiều tại các sườn dốc thoải, có độ dốc từ 10 – 150 . Chi phí đầu tư cho cam và dứa không đáng kể, thị trường tiêu thụ cam và dứa ở Nghĩa Đàn đang rất tốt. Đối với cam , năng suất sản lượng trên đất dốc ở Nghĩa Đàn thường rất cao. Năm thứ 3 trở đi cam bắt đầu cho thu hoạch , bắt đầu năng suất chỉ mới khoảng 30 tạ / ha nhưng từ năm thứ 4 đến năm thứ 8 , năng suất cam lên tới 130 – 140 tạ / ha, năng suất trung bình đạt 70 tạ/ha.Điều này có thể cho thấy điều kiện đất và khí hậu ở đây rất phù hợp cho cây cam phát triển. Dứa cũng là một loại cây phát triển rất tốt trên đất dốc của huyện Nghĩa Đàn , trung bình từ năm thứ 2 trở đi , dứa bắt đầu cho thu hoạch và năng suất đạt tối đa có thể là 40 – 50 tạ / ha. Do ở đây có nguồn đầu ra cho quả dứa nên 4 năm trở lại đây , cây dứa được trồng khá nhiều trên các vùng đất dốc của huyện. Như vậy , 2 mô hình trồng cam và dứa ở huyện phù hợp với điều kiện kinh tế của những hộ gia đình có mức sống trung bình. Đây là điều kiện lý tưởng để phát triển 2 mô hình này. Qua phụ biểu 03 ta thấy , tổng giá trị sản xuất thu được đối với mô hình dứa trung bình khoảng 30 triệu / năm. Tổng chi phí phải bỏ ra ban đầu chi khoảng 7,7 triệu đồng /ha.Điều này có thể thấy , hiệu quả thu được từ mô hình này khá cao. Với mức giá dứa hằng năm ổn định từ 5000đ – 6000đ/kg sẽ đem lại cho hộ gia đình từ 10 – 15 triệu / ha / năm . Mỗi công lao động sẽ thu được 249 nghìn/công. Do huyện dứa được nhập cho nhà máy chế biến nước dứa cô đặc ở Quỳnh Lưu nên thị trường tiêu thụ dứa khá ổn định. Đối với cam, có mức thu nhập cao hơn dứa nhìn chung đạt thu nhập trung bình khoảng 33,2 triệu đồng / năm. Một đồng chi phí bỏ ra thu được 2,87 lần giá trị của nó, mỗi công lao động thu được 445 nghìn đồng. Với hai mô hình này thì cần chú ý tới khả năng chống xói mòn đất vào mùa mưa đặc biệt với mô hình cam trồng thuần trên đất dốc. Biểu đồ 7: So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình nhãn, vải xen đậu và mô hình cam, dứa trồng thuần: Như vậy, trong ba mô hình cây ăn quả chính trong huyện thì mô hình cam trồng thuần trên đất đồi đang là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cả, nó vừa cho thu nhập cao nhất mà chi phí phải bỏ ra lại thấp nhất. Với hiệu quả cao mô hình trồng cam đang được nông dân trong huyện áp dụng phổ biến, tuy nhiên trong quá trình canh tác cần chú ý bảo vệ đất để tránh hiện tượng xói mòn rửa trôi diễn ra trên đất được áp dụng mô hình này. 4.4.2.2. Hiệu quả sử dụng đất của mô hình trồng cây công nghiệp dài ngày trên đất có độ dốc từ 100 – 200 : Cây công nghiệp dài ngày của huyện chủ yếu là 2 loại cây cà phê (diện tích 571 ha ) và cao su ( diện tích 2.067 ha ) , đây là 2 loại cây tương đối thích hợp với điều kiện tự nhiên , đặc biệt là điều kiện đất của huyện cho nên năng suất sản lượng cũng như chất lượng tương đối cao. Từ trước, cây cà phê đã được trồng rất nhiều tại đây nhưng những năm trở lại đây diện tích cà phê giảm được thay vào đó là diện tích mía và cao su. Cây cà phê và cao su thường được bà con nông dân trồng phổ biến với mô hình trồng thuần sau này để sử dụng đất tối ưu và tăng thu nhập thì trồng xen thêm các loại cây ngắn ngày. Tuy nhiên các mô hình trồng xen này chỉ mang tính cục bộ chưa được mở rộng toàn huyện. a. Hiệu quả kinh tế của mô hình cà phê trồng thuần: Mô hình cà phê trồng thuần được phát triển trên cơ sở khai thác tiềm năng đất vườn đồi sườn thoải, đặc biệt trên loại đất đỏ bazan ở độ dốc từ 80 – 150 . Cà phê bắt đầu trồng vào mùa mưa đến năm thứ 4 cà phê có thể cho thu hoạch với năng suất khoảng 15,5 tạ / ha, từ năm thứ 5 trở đi năng suất cà phê tăng dần và đến năm thứ 6 có thể đạt 20 – 21 tạ / ha đến năm thứ 9 đến 10 năng suất cà phê bắt đầu giảm dần chỉ còn 7 – 8 tạ / ha. Bình quân cả chu kỳ kinh doanh cà phê cho năng suất khoảng 15 – 18 tạ/ha. Theo phụ biểu 03 tổng thu hàng năm cây cà phê mang lại khoảng 23,2 triệu đồng/ha/năm, mức chi phí bỏ ra chỉ mất khoảng 13 triệu đồng/ năm. Mỗi năm người dân trồng cà phê có thu nhập khoảng 10,2 triệu đồng/ha. Nhưng nhìn chung giá trị công la động lại thấp chỉ đạt khoảng 78 nghìn/ công, điều này do công trồng và chăm sóc cà phê trong cả chu kỳ khá lớn, bởi vậy một đồng vốn bỏ ra chỉ thu lại được 0,78 lần giá trị của nó. Giá cà phê trên thị trường thường không ổn định nên thu nhập từ cà phê hay bị bấp bênh nên gây ảnh hưởng rất xấu tới mức sống của người dân. b. Hiệu quả kinh tế của mô hình cao su trồng thuần: Cây cao su là một trong những loại cây công nghiệp dài ngày phát triển rất tốt trên đất đỏ bazan, nó rất thích hợp với điều kiện tự nhiên của Nghĩa Đàn, do vậy những năm gần đây diện tích cao su đang được mở rộng dần, cây cao su đem lại thu nhập không nhỏ cho người dân trong huyện. Theo phụ bảng 03, tổng giá trị sản xuất thu được từ cây cao su đạt 84 triệu/ha/năm, mức chi phí phải đầu tư là 16.8 triệu/ha/năm như vậy thu nhập mà cây cao su đem lại đạt 67 triệu/ha/năm. Cây cao su là cây có giá trị kinh tế cao bởi vậy trổng cao su đã đem lại thu nhập rất cao, một đồng vốn bỏ ra để trồng cao su thu về được gần gấp 4 lần giá trị của nó, mỗi công lao động thu được 377 nghìn đồng. Trồng cao su đang là một thế mạnh của huyện nhưng do cây cao su chỉ cho thu hoạch từ năm thứ 5 trở đi nên người dân cần kết hợp trồng xen các loại cây ngắn ngày vào vườn cao su để có thể đảm bảo được thu nhập từ những năm đầu trồng cao su. 4.4.3. Hiệu quả môi trường và xã hội của các mô hình cây trồng ở độ dốc từ 3 – 150 : 4.4.3.1. LUT trồng cây hàng năm: Các mô hình trồng cây hàng năm nhìn chung đem lại thu nhập thường xuyên cho người dân, đạt hiệu quả kinh tế cao. a. Hiệu quả môi trường: Về mặt môi trường, do các mô hình trồng cây hàng năm ở huyện chỉ thực hiện trong khoảng 7 – 10 tháng mỗi năm vì vậy khả năng đất bị xói mòn hoặc bị khô hạn vào những tháng đất bị để trống là rất lớn. Tuy nhiên do các loại cây hàng năm được trồng chủ yếu là các cây thuộc họ đậu nên hàm lượng dinh dưỡng trong các loại đất ở đây thường không bị suy kiệt sau vụ thu hoạch và đến các vụ sau có thể giảm bớt được lượng phân cần bón cho cây. - LUT lúa xuân hè + ngô xen đậu tương vụ đông: LUT này có khả năng che phủ khá tốt, thường tránh cho đất bị ảnh hưởng trực tiếp của nước mưa nhờ được che phủ của đậu tương và ngô vào tháng 8, 9 đây là thời điểm mưa nhiều nhất trong huyện. Với việc bố trí ở độ dốc không cao, việc mất đất do xói mòn ở mô hình này thấp. Đến tháng 10, ngô và đậu tương đã phát triển mạnh che phủ được hầu hết mặt đất nên vào những tháng khô ( 10, 11.12) đất được giữ ẩm rất tốt. - LUT sắn xen lạc vụ thu đông + dưa hấu vụ xuân hè: Đây cũng là LUT có khả năng giữ đất và tránh cho đất bị xói mòn rất tốt. Sắn và lạc được gieo trồng vào đầu tháng 8, vào thời điểm mùa mưa đến nên tận dụng được tối đa nguồn nước đồng thời lúc này trên đất có vật cản để ngăn sự chảy quá nhanh của nước mưa vì vậy làm giảm tối đa khả năng gây xói mòn đất. Đến tháng 10, 11 hầu như bề mặt đất của LUT này đã được che phủ bởi cây lạc và sắn nên khả năng bốc thoát hơi nước vào mùa khô được giảm đi đáng kể. Do hai LUT trên được bố trí theo cơ cấu 2 vụ nên có khả năng chống bốc thoát hơi nước từ đất tốt hơn LUT trồng mía thuần. Việc trồng mía độc canh sẽ làm cho khả năng mất đất do xói mòn hoặc khả năng bốc thoát hơi nước bề mặt là rất lớn, nên bố trí trồng xen các loại cây ngắn ngày khác để tăng thêm thời vụ gieo trồng ở những nương mía tránh được các ảnh hưởng xấu trên. b. Hiệu quả xã hội: 4.4.3.2. Mô hình trồng cây ăn quả: a. Hiệu quả môi trường: Mô hình trồng cây ăn quả được áp dụng ở nhiều địa bàn vùng núi không chỉ riêng Nghĩa Đàn vì nó là một hệ thống được khẳng địng là khá bền vững. Nó có nhiều ưu việt là dễ thích ứng, dễ chuyển đổi và đem lại thu nhập khá cao cho người dân góp phần lớn vào cải tạo môi trường sinh thái. Mô hình nhãn, vải xen cây ngắn ngày: Mô hình này có khả năng che phủ đất khá tốt do nhãn, vải là loại cây có tán rộng, phát triển nhanh và có tuổi thọ lâu dài. Khi áp dụng trồng các loại cây này trên đất dốc sẽ có khả năng hạn chế xói mòn và bốc hơi nước rất tốt. Mặt khác, cây nhãn vải có bộ rể phát triển sâu và rộng nên khả năng giữ đất trong mùa mưa bão là rất cao. Mô hình cam, dứa trồng thuần: Hai mô hình trồng thuần này nói chung về khả năng chống xói mòn và choonhs sự thoát hơi nước bề mặt kém hơn mô hình cây nhãn, vải trồng xen cây hàng năm. Mô hình trồng cây ăn quả về lâu dài đem lại hiệu quả xã hội cao, đối với các hộ sản xuất nông nghiệp thuần tuý nếu trồng cây ăn quả với các mô hình trồng xen thêm cây hàng năm sẽ là cơ sở tăng thêm thu nhập, mức sống. Mô hình nhãn, vải xen đỗ tương cho thu hoạch từ những năm đầu đã giải quyết nhanh nhu cầu lương thực trước mắt mặc dù mô hình này có mức đầu tư chi phí cao song vì nó cho thu nhập ngay từ những năm đầu nhờ có cây đậu tương nên dễ dàng được người dân chấp nhận. Theo thống kê của huyện có 325 trang trại, trong đó gần 65% số trang trại có phát triển mô hình trồng cây ăn quả. Các mô hình trồng cây ăn quả cần nhiều lao động nên góp phần vào việc giải quyết nhu cầu lao động tại chỗ, đồng thời thu hút được sự chú ý của người dân của huyện khác, tăng them mặt hàng để trao đổi, buôn bán đi các nơi. 4.4.3.3.Mô hình trồng cây công nghiệp dài ngày: + Hiệu quả môi trường: Do đặc điểm của cà phê và cao su là phát triển nhanh và phát triển theo đường đồng mức trên đất dốc nên có tác dụng rất lớn đối với việc ngăn chặn lượng đất bị rửa trôi , chống xói mòn và bảo vệ được đất. Tuy nhiên khoảng 3 năm đầu cần phải chú ý chống quá trình trên do cây còn nhỏ và chưa tạo tán để che phủ đất, nên khả năng chống bốc thoát hơi nước vào mùa khô và chống xói mòn đất vào mùa mưa đang rất thấp. Để hạn chế điều này nên bố trí trồng xen các loại cây ngắn ngày để vừa tăng thu nhập vừa hạn chế được các tác hại trên. + Hiệu quả xã hội: Cây cà phê và cao su rất thích hợp với địa hình đất dốc của địa phương, đồng thời với diện tích rộng lớn đất Feralit đỏ vàng vùng đồi núi ( chiếm 52,69 % đất toàn huyện) là cơ sở cho việc phát triển rộng vườn cây cà phê và cao su ở đây. Số công lao động ban đầu để trồng một ha cà phê hoặc cao su khoảng 100 – 150 công. Số ngày công/ năm chăm sóc và thu hoạch của hai mô hình này khoảng 30 – 40 ngày. Khả năng xóa đói giảm nghèo từ mô hình trồng cây công nghiệp lâu năm tuy có chậm trong thời gian đầu khi cà phê và cao su chưa cho thu hoạch nhưng về sau tình trạng đói nghèo được giảm đi rất nhanh nhờ có mức thu nhập cao từ cây cao su và cà phê. Bên cạnh đó, hạn chế của hai mô hình này là mức đầu tư ban đầu khá lớn và thường không cho thu nhập vào những năm đầu của chu kỳ kinh doanh, đây là một điều khó khăn cho các hộ gia đình có thu nhập trung bình và thấp. Để giả quyết được việc này lãnh đạo trong huyện nên khuyến khích người dân canh tác theo mô hình trồng xen các loại cây ngắn ngày vào vườn cà phê, cao su thay cho việc trồng thuần chúng đồng thời thu hút đầu tư vốn của Nhà nước để hỗ trợ những gia đình nghèo. E. ĐỀ XUẤT HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT DỐC VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT DỐC TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP: 4.5. Đề xuất hướng sử dụng đất dốc trong sản xuất nông nghiệp: Huyện Nghĩa Đàn tuy có địa hình chủ yếu là đồi núi thoải, độ dốc ở nhữn vùng đất canh tác khoảng từ 8 – 150 tuy nhiên không thể tránh khỏi những vấn đề tiêu cực trong quá trình sản xuất như sự xói mòn, rửa trôi đất, hiện tượng thoái hoá khô cằn đất… Để hạn chế được những hiện tượng này, người dân cũgn như chính quyền địa phương trong huyện có nhiêu fbiện pháp hiệu quả hơn nữa trong việc bố trí hợp lí cơ cấu cây trồng trên những vùng đất dốc của huyện . Để có được những đề xuất trong đinh hướng sử dụng đất dốc tại địa bàn huyện Nghĩa Đàn, tôi đã căn cứ vào những quan điểm sau: Căn cứ định hướng sử dụng đất: Điều kiện thích nghi của các loại cây trồng trên các điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai. Dựa vào hiệu quả mà cây trồng đó đem lại. cây trồng đó đem lại hiệu quả môi trường, hiệu quả xã hội và góp phần tham gia cải tạo đất. Những quan điểm sử dụng đất: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên quan điểm sản xuất hàng hoá đạt kết quả cao ở cả ba phương diện kinh tế - xã hội – môi trường. Chuyển đổi hệ thống cây trồng nhằm đa dạng hoá nông sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Phát triển kinh tế hộ nông dân kinh tế hộ gia đình. Đảm bảo vấn đề an toàn lương thực, xây dựng hệ thống canh tác bền vững. Thông qua các căn cứ trên kết hợp với quá trình điều tra nghiên cứu và kế thừa một số mô hình canh tác đã có trên địa bàn huyện, tôi xin đưa ra một số hướng sử dụng đất ở Nghĩa Đàn như sau: Đối với những vùng đất có độ dốc khoảng từ 3 – 80 thường được bố trí trồng cây hàng năm thì nên sử dụng đất để canh tác 3 vụ/ năm thay vì 2 vụ/ năm để tránh thời gian đất bị bỏ hoá quá dài trong mùa khô hoặc mùa mưa. Có thể áp dụng các LUT canh tác như: 4.5.1.LUT canh tác cây hàng năm ở độ dốc 3 - 80: Lúa vụ xuân hè + Màu vụ thu đông: Trong đó sau khi vụ lúa thu hoạch vào khoảng tháng 6 bắt đầu làm đất để canh tác màu theo kiểu luống cao để tránh bị úng nước của ruộng lúa và trong mùa mưa, màu có thể được thu hoạch vào tháng cuối tháng 9, đến tháng 10. Với LUT này theo tôi có thể cho thu nhập cao và giải quyết được nguồn lao động dư thừa trong địa phương mặt khác còn che phủ được đất thường xuyên. Trồng sắn theo mô hình có băng chắn ở trên đất có độ dốc từ 8 – 150 xen cây ngắn ngày với băng cây phân xanh chống xói mòn, theo các công thức như: CT 1: Sắn trồng xen cây màu ( đậu, lạc, ngô…) CT2: Sắn trồng xen cây màu cùng với băng cây chống xói mòn khác ( dứa, xả, cốt khí…) Đây có thể nói là những LUT canh tác kiểu nương rẫy đem lại hiệu quả tốt nhất. Khi trồng các mô hình sắn trồng xen với các loại cây khác không những tăng thêm thu nhập mà giảm được khả năng thoái hóa đất tốt hơn so với trổng thuần sắn hay ngô, khoai... 4.5.2. LUT trồng cây dài ngày: Với các mô hình trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả cũng nên bố trí theo mô hình trồng xen với các loại cây ngắn ngày khác nhất là các loại cây họ đậu thay vì các mô hình trồng thuần như hiện nay. Theo nghiên cứu của TT thí nghiệm giống cây trồng Phủ Quỳ thì việc bố trí trồng xen các loại cây ngắn ngày trong các vườn cây công nghiệp đã làm tăng thu nhập của người dân hàng năm khoảng 10.6 – 12.5 triệu đồng so với trồng thuần. Các mô hình trồng xen có thể áp dụng như: Cao su xen mía Cà phê xen ngô, đậu, lạc… Cà phê xen cao su Cao su xen sắn… Mía xen đậu, lạc. - Cam xen dứa - Cam xen đậu, lạc, ngô... 4.6. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất dốc trong huyện: Đứng trên quan điểm khai thác sử dụng đất dốc ( Nông – lâm kết hợp) đầu tư theo chiều sâu, kết hợp giữa hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường để sử dụng vùng đất dốc của huyện một cách bền vững, có hiệu quả cao thì huyện Nghĩa Đàn cần giải quyết được những vấn đề sau: Hạn chế tối đa xói mòn rửa trôi đất Khống chế được quá trình bốc thoát hơi nước về mùa khô và hình thành kết von trong đất Việc sử dụng đất phải nâng cao được độ phì nhiêu trong đất, bảo vệ môi trường sinh thái. Để đạt được mục tiêu trên, trong quá trình khai thác và sử dụng đất dốc vào sản xuất nông lâm - nghiệp của huyện tôi xin đưa ra một số giải pháp sau: 4.6.1.Cần xác định cơ cấu cây trồng phù hợp với loại đất và độ dốc: Đất ở huyện Nghĩa Đàn có rất nhiều loại, mỗi loại đất lại thích hợp với từng loại cây trồng cụ thể. Bởi vậy việc xác định cơ cấu cây trồng để phù hợp với loại đất và độ dốc là rất quan trọng. Thông thường các loại đất như đất phù sa, đất lúa vùng đồi núi ở độ dốc khoảng 3 – 80 nên bố trí các loại cây nông nghiệp ngắn ngày theo cơ cấu 2 – 3 vụ trong năm như lúa – màu, lúa – rau, rau – lúa – màu... Các loại đất như đất nâu vàng, đất đen, đất feralit đỏ vàng vùng đồi núi ở độ dốc khoảng 8 – 150 nên sử dụng để canh tác các loại cây công nghiệp ngắn ngày xen cây nông nghiệp hoặc cây ăn quả theo các LUT như mía xen đậu, sắn xen cam, dứa... Ở loại đất Feralit đỏ vàng vùng đồi núi nhất là loại đất nâu đỏ phát triển trên đá bazan nên sử dụng trồng các loại cây công nghiệp dài ngày. 4.6.2. Nâng cao khả năng chống xói mòn cho đất: Hiện tượng xói mòn đất là một hiện tượng xẩy ra rất phổ biến ở vùng đất dốc, vì vậy khi canh tác trên vùng đất dốc các lãnh đạo của huyện nên chú ý hướng dẫn nông dân canh tác theo cơ cấu 2 – 3 vụ trong năm, tránh để trống đất trong thời gian dài nhất là vào mùa mưa và mùa khô. Nên phát triển mô hình luân canh giữa các cây ngắn ngày hoặc trồng xen các loại cây ngắn ngày với cây dài ngày. Các kiểu canh tác này vừa làm tăng thu nhập lại vừa có khả năng bảo vệ đất rất tốt. 4.6.3. Cần ổn định trong định hướng hàng hóa nông sản: PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận: Qua kết quả đánh giá hiệu quả sử dụgn đất dốc trong nông nghiệp của huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An, tôi rút ra kết luận sau: Nghĩa Đàn là một huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An có vị trí địa lý thuận lợi và mạng lưới giao thông có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, thông thương buôn bán phát triển kinh tế. Vì vậy, đa dạng hoá cây trồng đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả đang rất được huyện chú trọng. Huyện có nguồn tài nguyên đất dồi dào với 6 nhóm đất khác nhau. + Nhóm đất phù sa: Diện tích 9.708 ha chiếm 17,06 % diện tích đất toàn huyện. + Nhóm đất nâu vàng: Diện tích 3.400 ha chiếm 5,93% diện tích đất toàn huyện. + Nhóm đất lúa vùng đồi núi: Diện tích 3.410 ha chiếm 5,95 % diện tích đất toàn huyện. + Nhóm đất Feralit đỏ vàng vùng đồi núi : Diện tích 30.207 ha chiếm 52,69 % diện tích đất toàn huyện. + Nhóm đất đen: Diện tích 3.870 ha chiếm 6,75 % diện tích đất toàn huyện. + Nhóm đất Feralit đỏ vàng vùng núi thấp: Diện tích 6/730 ha chiếm 11,62 % diện tích đất toàn huyện. Cơ cấu cây trồng đa dạng, nhìn chung là phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, địa hình của huyện. Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn đa dạng về loại đất đặc biệt huyện có một diện tích lớn đất đỏ bazan đã giúp cho huyện trở thành một vùng kinh tế trọng điểm phát triển cây công nghiệp quan trọng của tỉnh. 5.2 Kiến nghị: Do việc sử dụng quỹ đất dốc trong huyện cần chú ý tới nhiều tác động xấu của quá trình sản xuất, cùng với việc trong sản xuất nông nghiệp còn có nhiều yếu tố làm hạn chế tới quá trình sử dụng đất . Vì vậy tôi xin đưa ra một số đề nghị sau: Chú trọng quan tâm hơn đối với những xã vùng sâu, vùng xa về cả vốn đầu tư lẫn kỹ thuật canh tác để nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở các xã này góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo cho người dân trong huyện. Nâng cao vốn đầu tư, chú trọng vào những loại cây mang lại hiệu quả sử dụng lâu dài và có giá trị cao. Khuyến khích mở các nhà máy chế biến nhỏ tại địa phương để các nông sản được đảm bảo chất lượng ngay sau khi thu hoạch về.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên vùng đất dốc ở huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An.doc
Luận văn liên quan