Luận văn Đánh giá mức độ đầu tư chi phí cho hệ thống xử lý khí thải của cơ sở sản xuất nhôm gia dụng Tân Đức Thành ở Quận Cái Răng

- Tiếng ồn xử lý đạt TCVN 5949:1998. Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư. Mức ồn tối đa cho phép - Đối với chất thải rắn công nghiệp, Công ty cam kết bố trí khu vực lưu trữ riêng biệt, có mái che và ký hợp đồng với đơn vị có đầy đủ chức năng để thu gom và xử lý đúng quy định. Chất thải nguy hại của dự án sẽ được thu gom triệt để và hợp đồng thu gom xử lý với đơn vị có đủ chức năng theo Thông tư 12/2006/TT-BTNMT và Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT. - Chất thải rắn sinh hoạt sẽ được Công ty công trình đô thị TP Cần Thơ thu gom chuyển ra bãi rác theo quy định. - Không sử dụng các loại hóa chất, chủng vi sinh trong danh mục cấm của Việt Nam và trong các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

doc50 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2498 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá mức độ đầu tư chi phí cho hệ thống xử lý khí thải của cơ sở sản xuất nhôm gia dụng Tân Đức Thành ở Quận Cái Răng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ban giám đốc cùng sự ủng hộ của tập thể cán bộ công nhân viên trong Xưởng, sản phẩm của Tân Đức Thành vẫn duy trì và ngày càng khẳng định vị thế vững chắc của mình trên thị trường. Hình ảnh sản phẩm Tân Đức Thành ngày nay gắn liền với sự tin tưởng của người tiêu dùng về sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng, là biểu tượng cho nếp sống văn minh của vùng đồng bằng sông nước Cửu Long. 3.2.2. Giới thiệu về cơ sở sản xuất nhôm gia dụng Tân Đức Thành - Tên giao dịch: CƠ SỞ SX NHÔM GIA DỤNG TÂN ĐỨC THÀNH - Địa chỉ: 63 ql 1A, KV2, P. Ba Láng. Quận Cái Răng, TPCT - Điện thoại: (071).3913113. - Fax: (071). 3913113. - Chủ cơ sở: Từ Quốc Cường - Loại hình pháp lý: Doanh nghiệp Tư Nhân. 3.2.3. Hình thức sở hữu vốn - Vốn tự có của doanh nghiệp. - Nguồn vốn khởi sự ban đầu: 200.000.000 đồng. 3.2.4. Chức năng và nhiệm vụ a. Chức năng: Sản xuất các loại sản phẩm nhôm gia dụng. Bao gồm 2 loại sản phẩm chính: - Loại sản phẩm đánh bóng. - Loại sản phẩm xi - mạ. b. Nhiệm vụ: - Tuân thủ các chính sách về quản lý sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường,… - Đảm bảo đời sống cán bộ, công – nhân viên, làm tốt các công tác bảo vệ an ninh, bảo vệ an toàn lao động. - Tự tạo nguồn vốn trong kinh doanh của xưởng, quản lý khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đó, trang bị máy móc thiết bị đảm bảo đầu tư mở rộng trong sản xuất. - Nghiên cứu nắm vững nhu cầu sản phẩm từ thị trường, thị hiếu sử dụng sản phẩm của xã hội trong từng thời kỳ, khả năng sản xuất của ngành tại địa phương, nghiên cứu để đầu tư sản xuất sản phẩm đa dạng về mẫu mã và chất lượng, tổ chức thực hiện các phương án kinh doanh tốt và có hiệu quả nhất. 3.2.5. Cơ cấu tổ chức của cơ sở nhôm Tân Đức Thành 3.2.5.1. Sơ đồ tổ chức Cơ cấu tổ chức của cơ sở Nhôm Gia Dụng Tân Đức Thành được lập ra theo quyết định của Giám Đốc của cơ sơ. Và sau nhiều lần sắp xếp đã được cơ cấu lại, sau đây là cơ cấu tổ chức của cơ sở được thực hiện như sau: (Nguồn: Phòng kế toán của cơ sở Nhôm Gia Dụng Tân Đức Thành) CÁC PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT BỘ PHẬN VẬT TƯ SX THIẾT BỊ SX BỘ PHẬN CHẤT LƯỢNG SẢN XUẤT BỘ PHẬN VẬT TƯ TỔNG HỢP BỘ PHẬN THỦ KHO, ĐÓNG GÓI VẬN CHUYỂN BỘ PHẬN KINH DOANH BÁN HÀNG PHÒNG KINH DOANH CHỦ DOANH NGHIỆP PHÒNG SẢN XUẤT PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN BỘ PHẬN TÀI CHÍNH BỘ PHẬN KẾ TOÁN QUỸ BỘ PHẬN HC - NS BỘ PHẬN BẢO VỆ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ XƯỞNG NHÔM TÂN ĐỨC THÀNH 3 3.2.5.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban Đứng đầu là chủ Doanh Nghiệp, người có quyền hành cao nhất chịu trách nhiệm trước các cơ quan chủ quản, trước Nhà nước, trước tập thể công - nhân viên. - Phòng sản xuất: có trách nhiệm quản lý và điều hành các phân xưởng sản xuất, bộ phận vật tư sản xuẩt - thiết bị sản xuất, bộ phận chất lượng sản xuất. + Các phân xưởng sản xuất: trực tiếp sản xuất sản phẩm. + Bộ phận vật tư sản xuất - thiết bi sản xuất: quản lý quá trình nhập - xuất vật tư va thiết bị cho các bộ phận sản xuất. + Bộ phận chất lượng sản xuất: chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm và báo cáo kết quả cho phòng sản xuất. - Phòng hành chính – nhân sự: có trách nhiệm quản lý và điều hành các công nhân, nhân viên của xưởng và nhân viên bảo vê. + Bộ phận bảo vệ: có nhiệm vụ kiểm tra việc ra vào cổng của công nhân,nhân viên cũng như người ngoài xưởng. + Bộ phận hành chính nhân sự: công việc chủ yếu là theo dõi số lượng công nhân và nhân viên trong xưởng, điều hành công việc cho công – nhân viên, chịu trách nhiệm chi trả lương cho công – nhân viên. Và lắng nghe những ý kiến đóng góp của công – nhân viên. - Phòng tài chính - kế toán: chịu trách nhiệm quản lý và điều hành công việc của bộ phận tài chính và kế toán, kiểm soát việc thu chi của thủ quỹ. + Bộ phận tài chính: công việc chủ yếu là cân đối việc sử dụng các khoản tiền và tương đương tiền liên quan đến tài chính của xưởng. + Bộ phận kế toán: thu thập số liệu để thực hiện phần hành của mình, yêu cầu thủ quỹ xuất tiền sử dụng cho việc chung và báo cáo lại cho bộ phận tài chính của xưởng. + Thủ quỹ: thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt và các khoản tương đương tiền. - Phòng kinh doanh: chịu trách nhiệm quản lý, điều hành, kiểm soát các bộ phận vật tư tổng hợp, bộ phận thủ kho, đóng gói, vận chuyển, bộ phận kinh doanh bán hàng. + Bộ phận vật tư tổng hợp: có nhiệm vụ quản ly vật tư tổng hợp và nhập - xuất vật tư khi có nghiệp vụ phát sinh. + Bộ phận thủ kho, đóng gói, vận chuyển: là tổ hợp các bộ phận đơn lẻ, thực hiện các quyền hành của mình. + Bộ phận kinh doanh bán hàng: có công việc chủ yếu là tiếp khách hàng, giới thiệu sản phẩm và thực hiện xuất hóa đơn bán hàng. Sau đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý xưởng Nhôm Tân Đức Thành: 3.2.6. Việc xây dựng nhà máy tại cơ sở sản xuất Cơ sở sản xuất nhôm Tân Đức Thành thuộc Cty Cổ phần sản xuất thương mại Tân Đức Thành được đặt tại số 63 QL1A, Phường Ba Láng, Quận Cái Răng, TP.Cần Thơ. Toàn bộ công trình toạ lạc trên khu đất có tổng diện tích mặt bằng 5.000 m2. Trong đó, diện tích đất xây dựng là 3500 m2 (trệt 1). Ngày 22 tháng 12 năm 2008 chính thức hoạt động, và sau đây là các công trình hạng mục được trình bày trong bảng sau: BẢNG 1: CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH STT HẠNG MỤC DIỆN TÍCH (m2) MẬT ĐỘ (%) 1 Cổng và nhà bảo vệ 50 1.5 2 Nhà ăn công nhân 100 2,8 3 Nhà văn phòng 100 2,8 4 Nhà xưởng sản xuất 1 700 19,8 5 Nhà xưởng sản xuất 2 700 19,8 6 Nhà kho 1.000 28,4 7 Hồ nước sinh hoạt và chữa cháy 30 0,85 8 Nhà chứa rác 50 1.5 9 Khu xử lý nước thải 50 1.5 10 Hệ thống cây xanh 150 4,25 11 Trạm điện 40 1,10 12 Hệ thống đường giao thông 500 14,2 13 Nhà vệ sinh 50 1.5 Tổng cộng 3.520 100,00 (Nguồn: Phòng kế toán của cơ sở Nhôm Gia Dụng Tân Đức Thành) 3.3. SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT NHÔM 3.3.1. Thị trường tiêu thụ của cơ sở sản xuất nhôm Xưởng Nhôm gia dụng TÂN ĐỨC THÀNH chuyên sản xuất và bán các loại sản phẩm nhôm gia dụng như: Thau, Nồi, Chảo, Lẩu, Mâm, Chun Đá,… Hiện nay những sản phẩm của Nhôm Tân Đức Thành có hệ thống phân phối khá rộng: cung cấp và phục vụ cho tất cả các Tỉnh, Thành Phố trên cả nước mà đặc biệt là ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long như: Cần Thơ, An Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, Vĩnh Long,… 3.3.2. Trang thiết bị của cơ sở sản xuất nhôm BẢNG 2: DANH MỤC CÁC LOẠI THIẾT BỊ MÁY MÓC STT Tên thiết bị Số lượng Xuất xứ Năm sản xuất Tình trạng sử dụng THIẾT BỊ - MÁY MÓC SẢN XUẤT 1 Máy đánh bóng 20 Trung Quốc 2007 Mới 100% 2 Máy tạo hình 10 Đức 2007 80% 3 Máy máy đóng nắp 3 Đài Loan 2007 80% 4 Máy đóng nhản 2 Đài Loan 2007 80% THIẾT BỊ THỬ NGHIỆM 26 Máy đo độ màu 1 Đài Loan 2007 80% 27 Máy đo pH 1 Trung Quốc 2007 80% PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN 36 Xe nâng 1 tấn 1 Nhật 2007 80% 37 Xe tải 2,5 tấn 1 Nhật 2007 80% 38 Xe du lịch 7 chỗ 1 Nhật 2007 80% (Nguồn: Phòng kế toán của cơ sở Nhôm Gia Dụng Tân Đức Thành) 3.4. SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT 3. Ép Cục 2. Phân Loại 1. Phế liệu đầu vo Phế liệu trong xưởng nấu 5. Tề đầu máng 4. Nấu Tinh 3. Sơ chế 9. Làm mát hạ nhiệt độ 8. Xệp ủ nhôm 10. Cán tấm quy cách 7. Tề đầu mà 6. Cán phá 14. Xử lý bề mặt nhôm nếu cần 13. Làm mát hạ nhiệt độ 12. Xệp ủ nhôm 11. Cắt, dập tròn theo quy cách 16a. Tán quai: Hàn vòi-lau bóng 15a. Đánh bóng: Thau, nồi thường, chảo cắt, chảo nắp,… 14. Tạo hình: lận, dập, vuốt 16b. Làm khô bề mặt 15b. Tán quai: Nồi xi bầu, nôi xi dầy,vỉ dẻo, nồi nhật 20. Vận chuyển 19. Nhập kho 18. Đóng gói – dán nhãn 17. Kiểm tra chất lượng sản phẩm KCS 20. Vaän chuyeån (Nguồn: Cơ sở Nhôm Gia Dụng Tân Đức Thành) Giải thích quy trình sản xuất nhôm Các sản phẩm nhôm gia dụng tại Xưởng được sản xuất theo một qui trình công nghệ phức tạp. Để tạo ra 1 sản phẩm hoàn chỉnh thì sản phẩm đó phải trải qua một dây chuyền sản xuất. Cụ thể dây chuyền sản xuất được chia thành 2 công đoạn chính. Ở mỗi công đoạn sẽ có 2 phân xưởng chịu trách nhiệm gia công sản phẩm. Sau đây là mô tả chi tiết quá trình sản xuất sản phẩm. - Công đoạn sản xuất nhôm tròn có 2 phân xưởng: phân xưởng nấu tinh đảm nhiệm việc sản xuất nhôm cục và phân xưởng sản xuất nhôm tròn phụ trách công việc sản xuất nhôm cục. + Phân xưởng nấu tinh: Nhôm phế liệu sau khi được thu mua từ các điểm thu mua phế liệu nhỏ lẻ trong khu vực sẽ được đem về nhập kho nguyên vật liệu. Nhôm phế liệu sẽ được phân loại, ép cục và đưa vào lò sơ chế để lọc tạp chất và cho ra nhôm dẻo. Sau đó, nhôm dẻo được đưa vào lò tinh chế cùng với nhôm hợp, tạp chấp sẽ được lọc kĩ càng hơn để cho ra những máng Nhôm đúng chất lượng kỹ thuật. + Phân xưởng sản xuất nhôm tròn: Nhận những máng nhôm của phân xưởng nấu tinh sản xuất và tiếp tục gia công. Máng nhôm sẽ được tề (cắt) bớt đi những phần thừa để đạt được trọng lượng cho phép. Sau đó, những máng nhôm sẽ được cán láng phá, tề (cắt) nhỏ theo tỷ lệ đã được bộ phận kỹ thuật sản xuất tính toán trước. Tất cả những máng nhôm đã được cán láng phá, tề (cắt) sẽ được đem vào lò ủ mềm (xệp). Những máng nhôm sau khi được ủ mềm và làm mát (hạ nhiệt độ), máng nhôm sẽ được tiếp tục cán láng thành phẩm. Tùy theo loại sản phẩm mà những máng nhôm sẽ được cán đơn hay cán đôi. Những máng nhôm sau khi được láng thành phẩm sẽ được đột và cắt tròn thành những tấm nhôm tròn đúng theo qui cách để tạo nên sản phẩm đó. Tùy theo từng loại sản phẩm mà trọng lượng tấm nhôm tròn và kích thước (đường kính) tấm nhôm tròn khác nhau. Sau đó những tấm nhôm tròn sẽ được ủ mềm thêm một lần nữa để tạo độ dẻo, độ dai và độ bền. Đến giai đoạn này thì những tấm nhôm tròn đã được xem như là nhôm thành phẩm vì những tấm nhôm tròn có thể được xuất bán cho các cơ sở khác để họ gia công hoặc xưởng giữ lại chuyển sang bộ phận lận, dập, vuốt để tiếp tục gia công. - Công đoạn sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh chia làm 2 phân xưởng: phân xưởng lận, dập, vuốt thực hiện công việc tạo hình cho sản phẩm, phân xưởng đánh bóng – xi mạ chịu trách nhiệm hoàn thành sản phẩm. + Phân xưởng lận - dập - vuốt: Sau khi ủ mềm và làm mát xong, những tấm nhôm tròn sẽ được kiểm tra và xử lý bề mặt (nếu cần). Những tấm nhôm tròn sẽ được các công nhân tạo hình một cách tỉ mỉ bằng cách lận, thục, ben, vuốt để cho ra hình thù đặc trưng của sản phẩm. + Phân xưởng đánh bóng – xi mạ: Đến đây, sản phẩm sẽ được chia làm 2 loại cơ bản. Loại sản phẩm đánh bóng và sản phẩm xi,mạ. * Đối với sản phẩm đánh bóng: sau khi đã tạo hình xong sản phẩm sẽ được các công nhân đánh bóng 1 cách tỷ mỹ. Sản phẩm sẽ sáng bóng hơn. * Đối với sản phẩm xi: sau khi sản phẩm được tạo hình xong. Tất cả sản phẩm sẽ được đưa vào lò hóa chất xi, mạ. Chịu tác dụng của dòng điện và dung dịch hóa chất, các sản phẩm sẽ được áo lên một lớp kim loại sáng. - Đối với các loại sản phẩm có quai như: nồi, chảo,… còn phải trải qua công đoạn tán quai. Cuối cùng, các sản phẩm hoàn thành phải được kiểm phẩm một cách cẩn thận. Các sản phẩm sẽ được đóng mộc của xưởng, được đánh bóng, lau sạch, dán nhãn (bao gồm: số hiệu loại sản phẩm và logo xưởng), kết thúc là công việc đóng gói thành phẩm. Đến đây thì sản phẩm đã hoàn chỉnh và được nhập kho thành phẩm. 3.5. MỨC ĐỘ ĐẦU TƯ XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG Trong quá trình xây dựng hệ thống xử lý Cơ sở đã cho xây dựng hệ thống cục bộ nghĩa là hệ thống không tập trung 1 chổ và với hệ thống như thế thì mức độ đầu tư của nó cũng tương đối cao số tiền đầu tư là: 61.572.600 VNĐ 3.3. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT NHÔM GIA DỤNG TÂN ĐỨC THÀNH TỪ QUÍ III, QUÍ IV ĐÉN QUÍ I NĂM 2010 BẢNG 3: CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ QUÍ III, QUÍ IV ĐÉN QUÍ I NĂM 2010 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Qúi III Quí IV Quí I 1 Chi phí hoạt động kinh doanh 155.700.000 165.600.000 191.300.000 - Chi phí sản xuất nhôm 2 - Tiền lương nhân viên 180.000.000 180.000.000 180.000.000 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ 34.200.000 34.200.000 34.200.000 3 Chi phí hoạt động tài chính 4 Chi phí khác 5 Chi phí thuế TNDN hiện hành Tổng 369.000.000 379.800.000 405.500.000 6 Doanh thu 325.000.000 394.992.000 425.775.000 7 Lợi nhuận -44.000.000 45.192.000 20.275.000 8 Lợi nhuận sau thuế - 37.250.000 30.522.500 30.320.000 (Nguồn: Phòng kế toán của cơ sở Nhôm Gia Dụng Tân Đức Thành) Qua bảng phân tích trên ta thấy lợi nhuận sau thuế của cơ sở đạt được sự tăng trưởng qua các quí III, IV 2009 và quí I 2010: Lợi nhuận sau thuế ở quí IV 2009 là -37.250.000, quí IV 2009 tăng tăng tuyệt đối 30.522.500 nhưng cơ sở còn bị lổ 6.628.000 VNĐ. Mặc dù tiền thân của cơ sở là cơ sở Đức Thành nhưng cơ sở lại mới đi vào hoạt động kinh doanh và do việc xây dựng hệ thống xử lý khí thải nên dẫn đến chi phí cao hơn doanh thu làm lợi nhuận bị âm.. Lợi nhuận sau thuế ở quí III 2009 là 30.522.500, quí I 2010 giảm tuyệt đối - 202.500 VNĐ . Tình hình hoạt động đã được khắc phục song lợi nhuận vẫn là âm 202.500 VN. Vì thế cơ sở cần khắc phục những mặt thiếu xót do mới bắt đầu hoạt động kinh doanh để từ đó nâng cao lợi nhuận trong thời gian tới. CHƯƠNG 4 ẢNH HƯỞNG CỦA KHÍ THẢI VÀ HIỆU QUẢ VỀ CHI PHÍ CỦA CÁC HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT NHÔM GIA DỤNG TÂN ĐỨC THÀNH 4.1. CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA CÔNG TY ĐẾN MÔI TRƯỜNG 4.2.1. Các loại chất thải phát sinh Khi đi vào sản xuất thì có một lường chất thải ra môi trường làm ô nhiễm đến môi trường xung quanh như: khí thải, nước thải, chất thải rắn. Nhưng ở đây chúng ta quan tâm đến ô nhiễm không khí. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường phát sinh trong giai đoạn vận hành nhà xưởng được trình bày trong Bảng 4 dưới đây. BẢNG 4: CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM TRONG QUÁ TRÌNH DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG STT Ô nhiễm Nguồn gây tác động Nguồn phát sinh ô nhiễm Tác nhân ô nhiễm chính 1 Không khí Khí thải từ khâu sản xuất; Công đoạn nấu Hơi khối, mùi Bụi và khí thải từ các phương tiện giao thông Quá trình vận chuyển của phương tiện giao thông; Bụi, SO, CO,CuO Khí thải từ máy đánh bóng Vận hành máy Bụi, hơi Tiếng ồn, độ rung, nhiệt độ Hoạt động sản xuất, sinh hoạt Tiếng ồn, độ rung, nhiệt độ 2 Nước Nước thải sản xuất Nước thải từ hệ rửa sản phẩm pH, cặn lắng, Nước thải sinh hoạt; Sinh hoạt của công nhân viên pH, SS, COD, BOD, tổng N, tổng P, Coliform, dầu; Nước mưa chảy tràn Tự nhiên pH, SS, COD, BOD, tổng N, tổng P, dầu; 3 Chất thải rắn Chất thải rắn sinh hoạt, Sinh hoạt của công nhân viên Rác hữu cơ Rác vô cơ Chất thải công nghiệp nguy hại; Quá trình sản xuất Bao bì dính hóa chất, bóng đèn huỳnh quang, thùng chứa hóa chất, giẻ lau dính dầu nhớt Chất thải công nghiệp không nguy hại Quá trình sản xuất Vật liệu kim loại thừa, thùng giấy, giấy vụn (Nguồn: Cơ sở Nhôm Gia Dụng Tân Đức Thành) 4.2.1.1. Khí thải Khi cơ sở sản xuất đi vào hoạt động, việc vận hành các thiết bị máy móc để sản xuất ra thành phẩm nhôm gia dụng, sẽ gây ra những tác động xấu đến môi trường xung quanh và sức khỏe người dân khu vực lân cận. Khí thải từ công đoạn nấu Quá trình sản xuất của dự án bao gồm công đoạn nấu sẽ phát sinh các loại khí thải gây ô nhiễm. Mỗi ngày nguồn nguyên liệu Công ty đưa vào sản xuất bình quân là 800 lít dầu FO/ngày. Trong quá trình nấu, nồng độ từng chất sẽ phụ thuộc vào tốc độ bay hơi, nhiệt độ nấu, sức căng bề mặt và tỷ trọng. Khí thải sinh ra từ công đoạn nấu là do các phản ứng đốt cháy. Vì trong nguyên liệu có các chất dể bay hơi, quá trình nấu sẽ bay hơi… Ngoài ra, các chất này tạo ra mùi khó chịu. Lưu lượng khí thải Trong quá trình đốt nhiên liệu của lò nấu thường có hệ số khí dư so với tỉ lệ hợp thức là 30%, khi nhiệt độ khí thải là 12000C, thì lượng khí thải thực tế sinh ra được tính theo công thức: Trong đó a: Hàm lượng % lưu huỳnh có trong dầu FO (0.05%) b: Hàm lượng % Nitơ có trong dầu FO (0,2%) c: Hàm lượng % Hydro có trong dầu FO (22,8%) d: Hàm lượng % Carbon có trong dầu FO (76%) T: Nhiệt độ khí thải (473oK) Vt: Thể tích khí thải ở nhiệt độ T (với hệ số đốt dư 30%) Thay số liệu trung bình về thành phần dầu FO vào công thức trên ta có Vt = 37,5 m3. Như vậy khi đốt một kg dầu FO chạy máy phát điện với hệ số đốt dư là 30% khí sạch sẽ thải ra 37,5 m3 khí thải ở 12000C. Lưu lượng khí thải từ máy phát điện của công ty trong một giờ là 262,5 m3/h và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải như sau: Nồng độ khí thải của máy phát điện được tính trên cơ sở tải lượng ô nhiễm và lưu lượng khí thải. BẢNG 5: NỒNG ĐỘ KHÍ THẢI CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN Các chất ô nhiễm Nồng độ chất ô nhiễm Cột A(mg/m3) Nồng độ chất ô nhiễm ở ĐKC(mg/Nm3) TCVN 5939:2005 Cột B(mg/Nm3) Bụi 18,93 32,8 200 SO2 266,66 462 500 NOx 256 443 850 CO 58,40 101 1000 (Nguồn: Cơ sở Nhôm Gia Dụng Tân Đức Thành Khí thải từ máy dánh bóng Công ty trang bị máy 10 máy dánh bóng cho 2 khu xưởng. Tuy nhiên máy dánh bóng chỉ để sử dụng phòng kính. Khi máy đánh bóng hoạt động sẽ phát sinh ra khí thải, trong đó có các thành phần ô nhiễm: bụi, axit,... Như vậy nồng độ khí thải phát sinh từ máy đánh bóng đạt Qui chuẩn môi trường Việt Nam QCVN 19:2009/BTNMT – cột A. Bụi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm Bụi và khí thải còn phát sinh do quá trình vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm ra vào nhà máy. Khí thải từ các phương tiện giao thông mang tính chất đặc trưng của khí thải do đốt nhiên liệu, thành phần của chúng chủ yếu chứa bụi, SO2, NO2, CO, CO2 và CuO Tải lượng các chất ô nhiễm chứa trong khí thải giao thông phụ thuộc vào lưu lượng xe, chất lượng nhiên liệu sử dụng, tình trạng kỹ thuật của phương tiện…Tuy nhiên, do nhà máy nằm trong Cụm công nghiệp, tần suất ra vào các xe vận chuyển không cao và đường nội bộ đã được bê tông hóa hoàn toàn nên tác động trên là rất thấp. 4.2. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHI HỆ THỐNG HOẠT ĐỘNG 4.3.1. Thực trạng môi trường không khí của hệ thống xử lý khí thải 4.3.1.1. Các nguồn gây ô nhiểm - Ô nhiễm do bụi: Các nơi có thể phát sinh ra bụi: + Quá trình vận chuyển của phương tiện giao thông, vận hành máy móc. + Trong quá trình bóc vở nguyên liệu, + Ở khâu đầu tiên của quá trình sản xuất, đánh bóng, xử lý bề mặt nhôm. Thành phần ô nhiễm của chúng là các loại bụi nguyên liệu chủ yếu là vô cơ. Mức độ ảnh hưởng của chúng tới sức khỏe con người còn phụ thuộc vào thành phần và nồng độ của chúng. Ô nhiễm do khí thải: Khí thải từ máy phát điện dự phòng. Thành phần của lượng khí thải này là các loại khí CO2, CO, SO2, và CuO… Nguồn nhiên liệudùng làm chất đốt cho các máy móc là dầu FO. Ngoài ra, khí thải từ các phương tiện vận chuyển không phải là nguồn gây ô nhiễm quan trọng nhưng không thể không kể đến. Thành phần gây ô nhiễm bao gồm: CO2, CO, SO2, và CuO. Tuy nhiên, lượng khí thải này không thường xuyên, phân bố không đều, và đã được xử lý làm giảm tác hại của nó. - Ô nhiễm do tiếng ồn Ô nhiễm tiếng ồn phát sinh từ các thiết bị máy móc của phân xưởng như: máy đánh bóng, phát sinh từ các hoạt động động cơ hoặc do va chạm cơ học của vật liệu với nhau, phát sinh do hoạt động của các phương tiện nguyên liệu và sản phẩm,… Tuy nhiên, nguồn ồn này chỉ có tính chất cục bộ và gián đoạn. Tai người chỉ có thể chịu được tối đa tác động của tiếng ồn trong một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày phụ thuộc vào mức ồn khác nhau. Nếu tác dụng của tiếng ồn lặp lại nhiều lần, hiện tượng mệt mỏi kéo dài, thích giác không có khả năng phục hồi hoàn toàn về trạng thái bình thường. Sau một thời gian dài sẽ phát triển thành những biến đổi có tính chất bệnh lý, dẫn đến thoái hóa trong tai, gây ra các bệnh nặng tai và bệnh điếc – Handbook of Air pollution, 2003 - USA. Cũng theo tài liệu này, mức giảm yếu rõ rệt của tai quan sát thấy khi công nhân làm việc trong mức ồn 90-100 dB là sau 20 năm, khi mức ồn 100-105 dB là sau 14 năm và khi mức ồn quá 105 dB là sau 6 năm. Giai đoạn đầu công nhân có cảm giác đau đầu và ù tai, đôi khi thấy chóng mặt và buồn nôn. Sau đó, hiện tượng này trở thành thường xuyên hơn. Trong quá trình bệnh nặng tai phát triển, màng nhĩ sẽ dày lên và hơi bị lõm trong, đồng thời ở các đầu dây thần kinh thính giác có một số thay đổi. BẢNG 6: THỜI GIAN CHỊU ĐƯỢC TỐI ĐA TIẾNG ỒN CỦA TAI NGƯỜI Thời gian tác động (số giờ trong ngày) Mức ồn (dB) Thời gian tác động (số giờ trong ngày) Mức ồn (dB) 8 90 2,0 100 6 92 1,5 102 4 95 1,0 105 3 97 0,5 110 Nguồn: Handbook of Air pollution, 2003 - USA. Tiếng ồn có cường độ cao và trung bình kích thích mạnh hệ thống thần kinh trung ương, gây ra rối loại về chức năng thần kinh và thông qua hệ thống thần kinh tác động lên các cơ quan và hệ thống khác của cơ thể. Tiếng ồn cũng gây ra những thay đổi trong hệ thống tim mạch kèm theo sự rối loạn trương lực bình thường của mạch máu và rối loạn nhịp tim. - Rung động Quá trình sản xuất của Công ty làm phát sinh rung động do va chạm của các máy móc, các bề mặt tiếp xúc. Có ba loại rung động chính: + Rung động chung: gây ra rung động của toàn bộ cơ thể; +Rung động cục bộ: chỉ làm cho từng bộ phận của cơ thể rung động; +Rung động tổ hợp: công nhân làm việc chính chịu tác động của rung động chung và rung động cục bộ. Các tác động của sự rung động đến sức khỏe con người: + Rung động cục bộ không chỉ ảnh hưởng giới hạn trong phạm vi chịu tác động của nó mà còn ảnh hưởng đến thần kinh trung ương và thay đổi chức năng của các cơ quan và bộ phận khác. + Rung động chung làm tính ổn định thăng bằng của cơ thể bị tổn thương. + Hiện tượng cộng hưởng: xảy ra khi tần số rung động xấp xỉ tần số rung động riêng của cơ thể gây ra các biến đổi về sinh lý dẫn đến bệnh lý. + Rung động gây ra thay đổi của tuyến giáp trong và thay đổi chức năng hoạt động của tuyến sinh dục. + Rung động gây bệnh đau khớp xương. + Rung động làm rối loạn hệ thần kinh ngoại biên và trung ương, gây ra bệnh rung nghề nghiệp. Triệu chứng điển hình của bệnh này là thần kinh mạch ở các ngón tay bị hủy hoại. Ở nơi lạnh tay bị tê xanh thấy đau ở các khớp tay. Đây còn gọi là bệnh bàn tay trắng thường gặp ở những công nhân thao tác với dụng cụ rung. Tác động đến môi trường và sức khỏe do bụi, khí thải và tiếng ồn. - Bụi: được sinh ra trong quá trình sản xuất, quá trình vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm ra vào nhà máy nhưng chủ yếu là bụi vô cơ, vì vậy về tính chất bụi này có độc tính không cao, nhưng khi phải làm việc trong môi trường có nhiều bụi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân. Bụi xâm nhập vào cơ thể qua 3 đường: đường hô hấp, đường tiêu hóa và đường da. Đường hô hấp có thể là nguyên nhân gây kích thích gây khó khăn cho hoạt động của phổi, chúng có thể là nguyên nhân gây các bệnh về đường hô hấp như: viêm thanh quản, viêm phế quản, ho kéo dài, hen suyễn,... Xâm nhập qua đường da tùy thuộc vào độc tính của từng loại có thể gây viêm da, ngứa ngáy. Những trường hợp trên tuy không gây ô nhiễm đến tính mạng nhưng gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và năng suất làm việc. - Tác hại của khí thải: Tác hại của khí axit SO2 + Đối với sức khỏe con người: SO2 là chất kích thích, khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt tạo thành các axit. SO2 vào cơ thể qua đường hô hấp được hòa tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hóa, sau đó phân tán vào máu trong hệ tuần hoàn. SO2 khi kết hợp với bụi tạo thành các hạt bụi lo lửng, nếu kích thước nhỏ hơn 2-3 micromet sẽ vào tới phế nang, bị đại thực bào phá hủy hoặc đưa đến hệ thống bạch huyết. Ngoài ra, SO2 có thể nhiễm độc qua da gây sự chuyển hóa và làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amoniac ra nước tiểu và kiềm đưa ra nước bọt. Độc tính chung của SO2 là có khả năng gây bệnh cho hệ tạo huyết và methemoglobin tăng cường quá trình oxy hóa Fe2+ thành Fe3+. Đối với thực vật: SO2 bị oxy hóa trong không khí và kết hợp với mưa tạo nên mưa axit gây ảnh hưởng đến sự phát triểm của cây trồng và thảm thực vật. Khi nồng độ SO2 trong không khí khoảng 1-2ppm có thể gây chấn thương đói với lá cây sau vài giờ tiếp xúc. Đối với các loài thực vật nhạy cảm thì giới hạn gây độc kinh niên khoảng 0,15-0,30ppm. Nhạy cảm nhất đối với SO2 là thực vật bậc thấp như: rêu, địa y. Đối với vật liệu và công trình xây dựng: Sự có mặt của SO2 trong không khí ẩm sẽ làm tăng cường quá trình ăn mòn km loại, phá hủy vật liệu bêtông và các công trình xây dựng nhà cửa. Tác hại của CO, CO2 Các loại khí này là sản phẩm của quá trình đốt nhiên liệu. Khí CO xuất hiện trong quá trình đốt không hoàn toàn. CO dể gây đọc do kết hợp khá bền vững với hemoglobin thành cacbõyhemoglobin dẫn đến làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu đến các tổ chức, tế bào. Nồng độ cho phép khi khảo sát liên tục 24h là 5mg/m3. Sự liên hệ giẫ nồng độ CO với các triệu chứng sau: BẢNG 7 : TÁC HẠI CỦA CO STT Nồng độ CO (ppm) Triệu chứng chính 1 50 Độc nhẹ 2 100 Độc vừa – chóng mặt 3 250 Độc nặng –say 4 500 Buồn nôn, nôn, trụy mạch 5 1.000 Hôn mê 6 10.000 Chết (Nguồn: EPC) Tác hại của khí axit CO2 Tác hại của khí axit CuO 4.3. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI VÀ THÀNH PHẦN CẤU TẠO CỦA NÓ 4.3.1. Công xuất xử lý Hệ thống xử lý khí thải tại cơ sở nhôm Tân Đức Thành có công suất xử lý như sau: Lưu lượng khí thải từ máy phát điện của công ty trong một giờ là 262,5 m3/h. 4..3.2. Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải LÒ NẤU 4 4.3.3. Thuyết minh sơ đồ hệ thống xử lý khí thải và nguyên tắc hoạt động Khí thải từ quá trình sản xuất chủ yếu gồm NOx, SOx, CO2, hơi dung môi, bụi kim loại , và bụi được chụp hút thu gom và đưa vào tháp giải nhiệt bằng nước. Tại đây dòng khí nóng sẽ được làm nguội nhờ sự tiếp xúc trực tiếp giữa dòng khí và dòng nước được phun vào tháp. Một phần lượng khí thải cũng được hấp thụ tại đây. Nước sau khi phun vào tháp giải nhiệt được tuần hoàn sử dụng lại và định kì thu gom xử lý. Dòng khí thải sau khi được hút vào được đi qua tháp hấp thụ. Dung dịch hấp thụ có thể sử dụng: NaOH, Ca(OH)2,…Tại tháp hấp thụ hầu như các khí SOx, NOx,..., mùi điều được hấp thụ để tạo thành các muối. Dung dịch sau hấp thụ được tuần hoàn sử dụng lại và phần cặn lắng xuống đáy tháp được định kì thu gom xử Đầu tiên hơi, khí thải từ quá trình pha chế được các chụp hút (số 1) hút vào đường ống của hệ thống xử lý. Sau đó, các quạt hút (số 2) sẽ dẫn khí thải ô nhiễm vào tháp hấp thụ (số 3). Tháp hấp thụ được trang bị vật liệu tiếp xúc và ống phun dung dịch. Dung dịch hấp thụ là dung dịch NaOH 5%, được lấy từ bể chứa hóa chất hấp thụ (số 4) và bơm tuần hoàn vào tháp hấp thụ nhờ bơm hóa chất. Tháp hấp thụ có nhiệm vụ hấp thu hơi, mùi có trong dòng khí thải. Cuối cùng khí sạch được hút ra khỏi tháp hấp thụ bằng một thiết bị quạt hút khác (số 5) và đi ra ống khói cao (số 6). Lượng khí sạch này sẽ đảm bảo Qui chuẩn QCVN 19:2009/BTNMT và QCVN 20:2009/BTNMT. Sau thời gian sử dụng, dung dịch hấp thụ mất hoạt tính ( trung bình 01 tháng thải bỏ khoảng 5 m3) phải thay mới và phần thải bỏ được thu gom lưu trữ riêng biệt và chuyển giao cho Đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại để xử lý theo qui định. 4.3.5. Ưu điểm và nhược điểm 4.1.4.1. Ưu điểm - Công suất dao động: ……………… - Hệ thống máy hoạt động ổn định, bền tuổi thọ cao. - Lắp đặt và vận hành tương đối dể dàng. - Khử bụi và các khí thải từ lò nấu tương đối tốt - Hệ thống có lắp đặt những cây quạt lớn ở cuối hệ thống nên đã làm giảm lượng khí thải. - Giá thành tương đối rẻ. 4.1.4.1. Nhược điểm. - Hệ thống là hệ thống cục bộ. - Người đứng ra vận hành máy phải có chuyên môn. - Nhiên liệu tương đối nhiều. 4.4. CHI PHÍ ĐẦU TƯ VÀ VẬN HÀNH CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT NHÔM GIA DỤNG TÂN ĐỨC THÀNH 4.4.1. Chi phí xây dựng Cơ sở Nhôm gia dụng Tân Đức Thành đã xây dựng hệ thống và hoạt động vào năm ngày1 tháng 1 năm 2010 với chi phí thiết bị chính được thể hiện như sau: Chi phí thiết bị: - Diện tích thân thiết bị = Chu vi * chiều cao= đường kính* = 0.8*3.14 = 2.5 (m2) - Diện tích 4 thân thiết bị = 2.5 *4 = 20 (m2) Ta có: BC2= AC2 + AB2 = 0.52 + 0.4 2 = 0.41 (m2) - Diện tích đáy thiết bị = đường kính** BC2 = 0.8*3.14*0.41 1.03 (m2) - Diện tích 4 đáy thân thiết bị = 1.03*4 = 4.12 (m2) - Diện tích ống dẫn khí = 0.2+0.3+0.8 = 1.3 (m2) - Diện tích cả hệ thống ống dẫn khí = 1.3*4 = 5.2 (m2) - Diện tích toàn bộ hệ thống khí thải = 20 + 4.12 + 5.2 = 29.32 (m2) Mà 1 m2 = 24 kg và 1 kg = 70.000 (đồng) - Chi phí của hệ thống = 29.32*24*70.000 = 49.257.600 VNĐ Chi phí gia công = 25% vốn đầu tư = 49.257.600*25% = 12.314.400 VNĐ Tổng chi phí đầu tư lắp đặt thiết bị = chi phí hệ thống + chi phí gia công = 49.257.600 + 12.314.400 = 61.572.000 VNĐ 4.4.2. Chi phí vận hành hệ thống hoạt động/năm 4.4.2.1. Chi Phí tốn điện năng của trang thiết bị/năm Hoạt động hệ thống dựa vào điện là chủ yếu do đó chi phí điện là chi phí chính trong trổng chi phí vận hành của hệ thống. Vận hành hệ thống thực chất là vận hành các máy móc trong hệ thống như: quạt khí, tháp hấp thu, quạt hút khí thải ra ống khói, bơm,… Thống kê tất cả lượng điện của hệ thống là thống kê lượng điện tiêu thụ của máy trong hệ thống. Do phân xưởng nấu nhôm làm việc 8h/ngày và sau đây là cách tính điện năng của hệ thống. - 4 bơm = Hp = 0.25Kw*4 =1Kw - 2 bơm = 5Hp= 3.5Kw*2 = 7 Kw điện năng = 1 kw + 7 kw = 8 kw Mà xưởng nhôm làm việc 8h/ngày nên 8*8kw = 64 kw - Chi phí điện/ngày = tổng điện năng tiêu thụ/ngày*1.000 = 64*1000 = 64.000 VNĐ/ngày - Chi phí điện/năm = chi phí điện/ngày* 312 ( sử dung điện 26 ngày/tháng) = 19.968.000 VNĐ 4.4.2.2. Chi phí nhân công/năm Hệ thống hoạt động có tính tự động hóa cao, do vậy đòi hỏi người vận hành phải có trình độ. Do đó công ty đã thuê 1 kỹ sư vận hành hệ thống với mức lương hàng tháng là 2.000.000 đồng. Vậy chi phí nhân viên vận hành/năm = 24.000.000 VNĐ. 4.4.2.3. Chi phí các loại máy móc trong thiết bị - Chi phí quạt hút khí tới tháp hấp thu là 10.000.000/cái - Chi phí lắp đặt thiết bị = 20% vốn đầu tư = 20%* 49.257.600 = 9.851.520 VNĐ 4.4.2.3. Tổng hợp chi phí vận hành/năm Tổng chi phí vận hành thiết bị = chi phí điện năng + chi phí nhân công + Chi phí máy móc = 19.968.000 + 24.000.000 + 9.851.520 = 53.819.520 VNĐ 4.4.4. Tổng hợp chi phí của hệ thống xử lý khí thải chi phí của hệ thống = chi phí đầu tư lắp đặt thiết bị + chi phi vận Hành = 61.572.000 + 53.819.520 = 115.391.520 VNĐ 4.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHI PHÍ CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI 4.5.1. Tổng hợp chi phí hệ thống xử lý khí thải Tổng hợp chi phí của hệ thống xử lý khí thải bao gồm: chi phí xây dựng, chi phí vận hành. Trong đó chi phí xây dựng là con số ổn định còn con số chi phí vận hành có thể thay đổi theo từng năm tùy theo tình hình thay đổi giá của nhà cung cấp điện và thay đổi tiền lương của nhân viên nên ta lấy con số giá điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiền lương nhân viên vận hành tháng 1 năm 2010 làm con số đại diện cho chi phí vận hành. Tổng hợp tất cả chi phí của hệ thống từ khâu xây dựng tới khâu vận hành được thể hiện trong bảng sau: BẨNG 8: TỔNG HỢP CHI PHÍ CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI STT Chi phí Thành tiền (VNĐ) Thời gian khấu hao (năm) Chi phí trung bình/ năm (VNĐ) Chênh lệch (%) 1 Chi phí xây dựng 61.572.000 5 11.144.253,39 2 Chi phí vận hành 53.819.520 - 9.741.019,6 Tổng 20.885.272.99 4.5.1.Đánh giá chi phí hệ thống xử lý khí thải Thông thường thì cách tính truyền thống mà ta đang sử dụng chỉ tính được chi phí đầu vào là vốn, lao động, công ngệ mà bỏ qua chi phí đầu vào khác đó là những phí tổn bỏ ra để khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường do không có hệ thống xử lý khí thải hay những đóng góp của môi trường cho nền kinh tế. Các chi phí này thường được lồng vào bảng hạch toán của doanh nghiệp, khiến cho người gây ô nhiễm không thấy được mức phí tổn mà họ phải bỏ ra để bù đắp cho tổn hại cho môi trường. Vì thế có nhiều doanh nghiệp không thực hiện các hành động thân thiện với môi trường. Việc lắp đặt hệ thống xử lý khí thải ở mỗi công ty là vấn đề hết sức quan trọng đó là điều kiện đẻ cơ sở nhôm Đức Thành và bây giờ cơ sở sản xuất nhôm Tân Đức Thành tồn tại (trước đó xưởng nhôm Đức Thành đã cho lắp đặt hệ thống này và kết quả thu được rất khả quan). Đối với các doanh nhgiệp hoặc cơ sở không lắp đặt hệ thống xử lý khí thải thì theo quy định của Cục Môi Trường nếu cơ sở cũng như doanh nghiệp nào thải nhiều chất gây ô nhiễm vượt mức cho phép thì tạm thời cơ sở đó ngưng hoạt động đến khi nào khấc phục được mức ô nhiễm thì sẽ được hoạt động trở lại. Việc ngưng hoạt động sản xuất sẽ làm gián đoạn sản xuất sẽ gây thiệt hại về doanh thu và sản lượng ảnh hưởng trực tiếp đến lị nhuận của doanh nghiệp. Đó là chưa kể dến việc bồi thường thiệt hại cho môi trường và sức khỏe con người ảnh hưởng trực tiếp từ khí thải. Do hệ thống xử lý khí thải này chính thức được đưa vào hoạt động vào đầu năm 2009 nên chi phí khấu hao và chi phí vận hành của hệ thống được cơ sở bắt đầu tính vào khoảng chi phí hoạt động giữa năm 2009. Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở năm 2009 được hợp lại từ các chi phí sau: - Chi phí hoạt sản xuất nhôm. - Chi phí hoạt động tài chính. - Chi phí khác BẢNG 9: TỔNG HỢP CHI PHÍ CỦA CƠ SỞ NĂM 2009 STT CHI PHÍ SỐ TIỀN 1 Chi phí hoạt động kinh doanh Chi phí sản xuất nhôm 191.300.000 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ 1.231.200 2 Chi phí hoạt động tài chính 3 Chi phí khác 4 Chi phí thuế TNDN hiện hành Tổng 192.531.200 (Nguồn: Phòng kế toán của cơ sở Nhôm Gia Dụng Tân Đức Thành) Qua bảng tổng hợp chi phí trên, năm 2009 ta thấy tổng số chi của cơ sở là 192.531.200 VNĐ , chiếm 100% trong tổng chi phí của công ty năm 2009. Đây là con số rất lớn so với cơ sở chỉ mới hoạt động và so với vốn đầu tư. Dựa vào chi phí hoạt động khinh doanh năm 2009 ta có thể phân tích ảnh hưởng của phí bảo vệ môi trường mà năm qua cơ sở đến chi phí hoạt động kinh doanh: Tổng chi phí bảo vệ môi trường Tỷ lệ chi phí bảo vệ môi trường = Tổng chi phí HĐKD 115.391.520 = 100% 192.531.200 = 59.93% Có thể nói bên cạnh chi phí dành cho việc sản xuất nhôm; đầu tư cơ sở hạ tâng, máy móc thiết bị và nghiên cứu công nghệ sản xuất tiên tiến, công ty đã đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống điều tiết và xử lý khí thải trong phân xưởng nhôm với chi phí trung bình 1 năm là 115.391.520 VNĐ. So với tổng chi phí 2009 là 59.93% tổng chi phí dành cho các hoạt động của công ty. Việc xây dựng hệ thống xử lý khí thải đóng vai trò không thể thiếu trong đầu tư xây dựng một xưởng nhôm. Do đó xét về nguồn kinh phí bỏ ra để đầu tự cho hệ thống xử lý khí thải so với chi phí được tính ở bảng trên là tương đối lớn. Việc xây dựng hệ thống xử lý khí thải trung tâm ở mỗi cơ sở cũng là vấn đề rất quan trọng và đó là điều kiện cần cho 1 doanh nghiệp sản xuất nhôm tồn tại và phát triển. Đối với các doanh nghiệp không xây dựng hệ thống xử lý khí thải sẽ bị ngưng hoạt động (theo luật sửa đổi năm 2008). Với việc đóng cửa sẽ gây thiệt hại về doanh thu và sản lượng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Tóm lại, chi phí trung bình cho việc đầu tư lắp đặt Hệ hống xử lý khí thải là một gánh nặng rất lớn cho chi phí và lợi nhuận và chi phí của công ty trong năm đầu tư xây dựng hệ thống xử lý khí thải. Tuy nhiên, nó mang lại hiệu quả rất lớn về môi trường, nếu không có hệ thống này thì tác động đến môi trường từ việc thải khí của cơ sở là rất nghiêm trọng. Có thể nói cơ sở sản xuất nhôm Gia dụng Tân Đức Thành luôn đẩy mạnh đầu tư, nâng cao lợi nhuận và xây dựng và củng cố thương hiệu ( do thành lập từ cơ sở sản xuất nhôm Đức Thành) nhưng không lơ là trong việc quan tâm đến tác hại đối với môi trường qua việc xây dựng hệ thống xử lý khí thải. CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆC PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG XƯ LÝ KHÍ THẢI VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT NHÔM GIA DỤNG TÂN ĐỨC THÀNH 6.1. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ KHÔNG KHÍ 6.1.1. Gỉai pháp đối với tinh hình chi phí 6.1.1.1. Chi phí sử dụng điện Cũng giống như các công ty khác nằm trong khu dân cư, Công ty cổ phần sản xuất thương mại Tân Đức Thành cũng sử dụng nguồn điện cung cấp từ khu dân cư, được lấy từ mạng lưới điện quốc gia thông qua hệ thống đường dây đấu nối với mạng lưới điện dẫn ngang qua khu vực và một số thiết bị điều chỉnh. Khi dự án đi vào hoạt động ổn định thì nhu cầu điện sử dụng điện hàng năm là khoảng 1.000.000 kWh/năm tương đương 900.000.000 đ, phục vụ cho cả sản xuất và sinh hoạt. 6.1.1.2. Chi phí sử dụng nhiên liệu Các máy móc thiết bị của cơ sở chủ yếu là vận hành bằng điện. Tuy nhiên, lò đốt công ty nhiên liệu là dầu FO. Lượng nhiên liệu tiêu hao cho lò đốt là 100lit/giờ. Ước tính nhiên liệu dùng khoảng 800 lít/ngày. 6.1.1.3. Chi phí công nhân Cơ sở đã thuê một nhân viên vận hành hệ thống với mức lương 2.000.000 VNĐ và như vậy hàng năm cơ sở phải bỏ ra một khoảng chi là 24.000.000 VNĐ. Đât là con số nhỏ sơ với chi phí vận hành của hệ thống…………….. Để tận dụng chi phí công nhân hiệu quả thì cần có những giải pháp sau: Tăng cường năng lực của công nhân vận hành bằng cách đào tạo chuyên môn trực tiếp giám sát quản lý vận hành hệ thống xử lý khí thải theo đúng hướng dẫn kỹ thuật. Thường xuyên cho dự các lớp tập huấn đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ đang đảm nhiệm nhằm nâng cao tay nghề của người lao động. Nhận biết, kiểm tra, đánh giá tình trạng, lắp đặt và thử nghiệm được các thiết bị điện lạnh và các thiết bị điện tử cơ bản trong hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí thông dụng. Lắp đặt được, vận hành, bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa, thay thế thiết bị trong các hệ thống máy lạnh và hệ thống xử lý không khí. Trong thời gian trực vận hành hệ thống thì không được việc riêng. 6.1.1.4. Chi phí khấu hao của hệ thống xử lý khí thải Cơ sở sản xuất Nhôm Gia Dụng Tân Đức Thành đã lựa chọn lắp đặt hệ thống xử lý khí thải với chi phí khấu hao là:……………………… chiếm …………trong tổng chi phí trung bình vận hành trên năm. Việc tìm ra một số giải pháp làm giảm được chi phí khấu hao của hệ thống có thể ứng dụng và ứng với khả năng làm tăng hiệu quả haọt động của hệ thống trong tương lai. Sau đây là một số giải pháp được nêu ra. Yêu cầu nhân viên vận hành phải thường xuyên theo dõi, bảo trì, khiểm tra các thiết bị điện, các thiết bị chính của hệ thống, phải nắm vững nguyên tắc vận hành để thực hiện cho chúng để tránh hư hỏng thiết bị làm giảm được chi phí khấu hao hệ thống , nâng cao hiệu quả giúp các thiết bị được lâu hơn. Sử dụng các thiết bị công nghệ theo lập trình PLC của các nước Châu Âu để tiết kiệm điện ăng hư hỏng thiết bị. 6.1.2. Các sự cố thường gặp và cách khắc phục sự cố của hệ thống xử lý khí thải 6.1.2.1. Phòng chống cháy Các biện pháp phòng chống cháy nổ như: - Thường xuyên bảo trì và sửa chữa các thiết bị sản xuất của cơ sở. Thường xuyên ghi chép, lưu giữ các thông số vận hành và quá trình vận hành tuân thủ theo các quy định của nhà chế tạo để đảm bảo sự hoạt động an toàn và hiệu quả của các thiết bị. - Chủ dự án sẽ trang bị bình cứu hỏa, thùng cát, bể chứa nước và một số trang thiết bị phòng cháy cá nhân khác. Bố trí các hộp cứu hỏa trong phân xưởng sản xuất, các hộp đều có hệ thống ống đủ dài để kéo mỗi điểm trong cở sở. - Các máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất của công ty có hồ sơ lý lịch đi kèm và có đầy đủ các thông số kỹ thuật thường xuyên được kiểm tra giám sát. - Trong các khu sản xuất và kho chứa nguyên liệu, sản phẩm sẽ được lắp đặt hệ thống báo cháy, hệ thống thông tin, báo động. Các phương tiện phòng cháy, chữa cháy sẽ được kiểm tra thường xuyên và ở trong tình trạng sẵn sàng. - Phối hợp chặt chẽ với công an PCCC của TP Cần Thơ để có kế hoạch triển khai các công việc cụ thể nhằm đảm bảo an toàn PCCC tuyệt đối cho Cơ sở. - Đặc biệt, chủ đầu tư sẽ có quy định cấm công nhân viên hút thuốc lá và mang theo các đồ có khả năng gây cháy vào khu vực sản xuất. - Công nhân hoặc cán bộ vận hành sẽ phải được huấn luyện và thực hành thao tác đúng cách khi có sự cố và luôn luôn có mặt tại vị trí của mình, thao tác và kiểm tra, vận hành đúng kỹ thuật. - Các loại nhiên liệu như dầu FO sẽ được bảo quản, cất xa nơi có thể là nguồn gây cháy nổ như nhà bếp, trạm biến điện, … - Tổ chức thường xuyên các đợt tập dợt chữa cháy cho công ty. - Ngoài các phương pháp khống chế nguồn ô nhiễm, các biện pháp phòng cháy chữa cháy như trên. - Để đảm bảo vệ sinh an toàn lao động, thực hiện các biện pháp hỗ trợ sau để giảm sự ảnh hưởng của tác nhân ô nhiễm đối với sức khỏe công nhân: - Có chương trình giám sát định kỳ và theo dõi sức khỏe cho công nhân. - Đảm bảo các yếu tố vi khí hậu và điều kiện vệ sinh an toàn lao động đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế. - Khống chế các nguồn gây ô nhiễm theo quy định để tránh bệnh nghề nghiệp. - Đào tạo và cung cấp thông tin về vệ sinh an toàn lao động. 6.1.2.2. Hệ thống chống sét Hệ thống chống sét sẽ được lắp đặt tại các điểm cao nhất của nhà xưởng như nóc nhà. Lắp đặt hệ thống thu sét, thu tĩnh điện tích tụ theo quy định 76VT/QĐ ngày 2/3/1983 của Bộ Vật tư. - Điện trở tiếp đất xung kích £ 10W khi điện trở suất của đất < 50.000 W/cm2. - Điện trở tiếp đất xung kích ³ 10W khi điện trở suất của đất >50.000 W/cm2. - Kiểm tra hệ thống chống sét theo quy định. 6.1.2.3 Biện pháp an toàn lao động Để đảm bảo an toàn lao động và sức khỏe cho công nhân, cơ sở phải: - Ban hành các quy định về an toàn lao động và bắt buộc tất cả các công nhân viên trong sản xuất phải chấp hành nghiêm chỉnh. - Đầu tư dụng cụ lao động và các trang thiết bị bảo hộ lao động đúng tiêu chuẩn cho các công nhân tham ra trực tiếp sản xuất. - Tổ chức tập huấn thường xuyên về nghiệp vụ cũng như việc chấp hành kỹ thuật và kỹ luật lao động nhằm nâng cao hiệu quả công việc và ý thức về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho toàn bộ công nhân. - Thành lập bộ phận y tế trong nhà máy nhằm theo dõi sức khỏe cho công nhân và tiến hành sơ cấp cứu khi cần thiết. - Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho công nhân. 6.1.2.4. Các biện pháp hỗ trợ khác Ngoài các giải pháp kỹ thuật và công nghệ là chủ yếu và có tính chất quyết định để làm giảm nhẹ các ô nhiễm gây ra cho con người và môi trường, các biện pháp hỗ trợ cũng góp phần hạn chế ô nhiễm và cải tạo môi trường: - Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường và vệ sinh công nghiệp cho cán bộ công nhân viên trong và ngoài công ty. Thực hiện thường xuyên và có khoa học các chương trình vệ sinh, quản lý chất thải của dự án. - Cùng với các bộ phận khác trong khu vực này, tham gia thực hiện các kế hoạch hạn chế tối đa các ô nhiễm, bảo vệ môi trường theo các qui định và hướng dẫn chung về bảo vệ môi trường. - Đôn đốc và giáo dục các cán bộ công nhân viên trong dự án thực hiện các qui định về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ. Thực hiện việc kiểm tra sức khỏe, kiểm tra y tế định kỳ. Dự án sẽ quan tâm đến vấn đề về khí hậu nhằm đảm bảo môi trường lao động an toàn và hợp vệ sinh cho công nhân; trang bị đầy đủ các trang phục cần thiết về an toàn lao động bao gồm quần áo và phương tiện bảo hộ lao động. Công ty đảm bảo diện tích cây xanh trong khuôn viên dự án: cây xanh có tác dụng che nắng, hút bớt bức xạ mặt trời, hút và giữ bụi, lọc sạch không khí, lọc tiếng ồn, tạo mỹ quan. Do vậy, để hạn chế tác động môi trường tự nhiên, dự án quan tâm quy hoạch hàng rào cây xanh, đảm bảo 15% diện tích cây xanh, thảm cỏ theo quy định. 6.1.3. Các công trình xử lý môi trường, chương trình giám sát môi trường 6.1.3.1. Các công trình xử lý môi trường: Các công trình xử lý môi trường cho nhà xưởng được trình bày trong bảng sau. BẢNG 12: DANH MỤC VÀ TIẾN Độ LẮP ĐẶT CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG STT Chất thải Hoạt động phát sinh Công trình xử lý Thời gian thực hiện 1 Bụi Bốc dỡ sản phẩm Phương tiện giao thông Trang bị bảo hộ lao động. Thiết bị vệ sinh nhà xưởng Định kỳ Phân công vệ sinh 2 Khí thải Quá trình nấu chảy nguyên liệu Quá trình in sản phẩm. Máy phát điện dự phòng. Trang bị ống khói cao 10m. Xây dựng hệ thống xử lý khí thải. Ngay khi lắp đặt máy móc 3 Tiếng ồn Máy phát điện dự phòng. Công đoạn sản xuất Phương tiện giao thông Trang bị buồng tiêu âm Trang bị nút bịt tai. Ngay khi trang bị máy phát điện. Theo định kỳ 4 Nhiệt thừa Quá trình nấu chảy nguyên liệu. Nấu ăn cho nhân viên . Máy móc thiết bị Thiết kế nhà xưởng cao. Quạt hút. Quạt thông gió. Khi xây dựng nhà xưởng Ngay khi lắp máy móc 5 Nước thải Nước thải sinh hoạt. Nước thải sản xuất Nước mưa chảy tràn Hệ thống bể tự hoại Hệ thống xử lý nước thải công suất 15 m3/ngày. Hợp đồng với đơn vị thu gom, xử lý nước thải. Hệ thống thoát nước mưa, nước thải. Khi xây dựng nhà xưởng và trước khi đi vào hoạt động 6 Chất thải rắn không nguy hại Sinh hoạt. Sản xuất. Trang bị thùng chứa rác. Hợp đồng thu gom. Ngay khi lắp đặt máy móc thiết bị và trước khi đi vào hoạt động 7 Chất thải nguy hại Quá trình sản xuất Quá trình bảo trì máy móc, thiết bị Hệ thống xử lý khí thải Thùng chứa Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom. 6.1.3.2. Chương trình giám sát môi trường Giám sát chất lượng môi trường là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý môi trường. Giám sát chất lượng môi trường là quá trình tổng hợp các biện pháp khoa học, kỹ thuật, công nghệ và tổ chức nhằm kiểm soát, theo dõi một cách chặt chẽ và có hệ thống các khuynh hướng biến đổi chất lượng môi trường.Việc thiết lập hệ thống các điểm quan trắc giám sát môi trường trong dự án được thực hiện dựa trên các số liệu nền về hiện trạng chất lượng môi trường, để tiến hành theo dõi sự biến đổi của các thông số lý học, hoá học và sinh học trong môi trường. Kết quả của công tác giám sát chất lượng môi trường một cách liên tục và lâu dài sẽ góp phần phát hiện những thay đổi về môi trường một cách nhanh nhất, từ đó đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời, tránh được những rủi ro về môi trường, tạo ra sự ổn định cho khu vực Dự án. Công tác giám sát chất lượng môi trường tại Nhà máy được thực hiện dưới sự giám sát của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đức Hòa và Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Long An, bao gồm các nội dung chính sau đây: Giám sát chất lượng môi trường không khí. Giám sát chất lượng môi trường nước. Giám sát chất thải rắn Giám sát chất lượng môi trường không khí Đối với môi trường không khí trong khu vực sản xuất Vị trí giám sát: gồm 02 điểm trong khu vực sản xuất. Các thông số cần giám sát: nhiệt độ, ánh sáng, Bụi, Cu, Zn, SO2, NO2, CO, Toluen, tiếng ồn. Tần suất giám sát: 6 tháng/1lần. Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động 3733/2002/QĐ-BYT. Đối với môi trường không khí bên ngoài nhà xưởng và xung quanh: Vị trí giám sát: gồm 02 điểm ở 2 hướng tiếp giáp. Thông số chọn lọc: Bụi, Cu, Zn, SO2, NO2, CO, Toluen, tiếng ồn, nhiệt độ. Tần suất giám sát: 6 tháng/1 lần Qui chuẩn so sánh: Theo Qui chuẩn chất lượng môi trường xung quanh QCVN 05: 2009/BTNMT. Đối với ống khói sau hệ thống xử lý khí thải Vị trí giám sát: gồm 01 điểm trong ống phát tán Thông số chọn lọc: bụi, SO2, CO, NOx, Cồn, mùi Tần suất giám sát: 6 tháng/1 lần Qui chuẩn so sánh: Theo qui chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ QCVN 19:2009/BTNMT và qui chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ QCVN 20:2009/BTNMT. Đối với máy điện Vị trí giám sát: gồm 01 điểm trong ống khói máy phát điện Thông số chọn lọc: tiếng ồn, bụi, SO2, CO, NOx, Tần suất giám sát: 6 tháng/1 lần Qui chuẩn so sánh: Theo qui chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ QCVN 19:2009/BTNMT . CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7.1. KẾT LUẬN Nguồn gây ô nhiễm không khí của cơ sở chủ yếu là bụi và khí thải nhưng ô nhiễm cao nhất là nồng độ bụi khi chưa qua xử lý cao gấp nhiều lần mức quy định cho phép. Do đó Cơ sở đã cho xây dựng hệ thống xử lý khí thải với kinh phí đầu tư là 61.572.000 VNĐ Bên cạnh những ảnh hưởng xấu của chi phí xây dựng hệ thống xử lý đến chi phí và lợi nhuận ………………. Hiện nay công ty đã không ngừng mở rộng hoạt động liên tục tìm kiếm khách hàng mới và duy trì quan hệ với khách hành thân thích. Có thể nói cơ sở có nhiều tiềm năng phát triễn vững chắc cũng là doanh nghiệp tuân thủ đúng tiêu chuẩn quy định về môi trường với hệ thống xử lý khí thải. Trong quá trình họat động, cơ sở đã cam kết đảm bảo xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam cụ thể như sau: Theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 18 tháng 12 năm 2006 về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường thì dự án phải xử lý khí thải đảm bảo: - Chất lượng không khí xung quanh đạt Qui chuẩn: QCVN 05:2009/BTNMT (Qui chuẩn chất lượng không khí xung quanh); QCVN 05:2005 (nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh); - Chất lượng khí thải tại đầu ra hệ thống xử lý khí thải đạt Qui chuẩn: QCVN:19:2009 /BTNMT (Qui chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ); QCVN 20:2009 (Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ). - Chất lượng không khí khu vực sản xuất: Qui định 3733/2000/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 qui định về điều kiện môi trường làm việc của Bộ Y tế. - Tiếng ồn xử lý đạt TCVN 5949:1998. Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư. Mức ồn tối đa cho phép - Đối với chất thải rắn công nghiệp, Công ty cam kết bố trí khu vực lưu trữ riêng biệt, có mái che và ký hợp đồng với đơn vị có đầy đủ chức năng để thu gom và xử lý đúng quy định. Chất thải nguy hại của dự án sẽ được thu gom triệt để và hợp đồng thu gom xử lý với đơn vị có đủ chức năng theo Thông tư 12/2006/TT-BTNMT và Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT. - Chất thải rắn sinh hoạt sẽ được Công ty công trình đô thị TP Cần Thơ thu gom chuyển ra bãi rác theo quy định. - Không sử dụng các loại hóa chất, chủng vi sinh trong danh mục cấm của Việt Nam và trong các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. 7.2.KIẾN NGHỊ Nay chi phí hệ thống xử lý khí thải này chiếm cũng tương đối cao so với vốn doanh nghiệp và khá cao so với vốn cơ sở sản xuất kinh doanh. Nhà quản lý môi trường các đơn vị tư vấn môi trường phải biết giúp đở các doanh nghiệp cũng như các cơ sở thấy được lợi ít trong việc áp dụng các hệ thống xử lý khí thảitiên tiến từ việc cải thiện môi trường sống đến sức khỏe công nhân và người dân địa phương. Các cơ sở và doanh nghiệp sản xuất nhôm hàng năm phải đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường và phải báo cáo hiện trạng môi trường tại khu vực sản xuất của doanh nghiệp để phục vụ cho công tác quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_van_tot_nghiep_csxs_nhom_gia_dung_tan_duc_thanh_1827.doc