Luận văn Đánh giá thực trạng hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai và phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái - Tỉnh Yên Bái

Thành phố Yên Bái là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Yên Bái với tổng diện tích tự nhiên là 10.678,1 ha, dân số 99.830 người, là địa bàn có tốc độ đô thị hoá nhanh, giá trị tổng sản lượng các ngành kinh tế năm 2017 đạt trên 2.084 tỷ đồng. (2) Công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và hoạt động của Văn phòng ĐKĐĐ đai và Phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái nói riêng mặc dù còn nhiều khó khăn, song đã đạt được những kết quả nhất định, dần đưa công tác quản lý đất đai trên địa bàn đi vào nề nếp, trong đó việc giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai có nhiều tiến triển. Công tác lập và quản lý HSĐC thực hiện khá tốt. Đến hết năm 2017, công tác cấp GCN đất nông nghiệp đạt 93,59% về số hộ đăng ký với diện tích đạt 55,0%, còn lại 45% là diện tích chưa đủ điều kiện; đất lâm nghiệp tỷ lệ tương ứng là 87,49%, 77,95% và 42,36%; đất ở đô thị tương ứng là 94,85%, 74,59% và 18,82%; đất ở nông thôn tương ứng là 94,21%, 94% và 2,54%. Từ năm 2015 - 2017 đã thực hiện 6.187 hồ sơ chuyển nhượng trên cơ sở quy trình 7 bước, thời gian thực hiện 10 ngày. Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; phát triển quỹ đất và đấu giá QSDĐ được thực hiện theo đúng quy định của Luật, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

pdf127 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1785 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá thực trạng hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai và phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái - Tỉnh Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hố Yên Bái tổng thời gian thực hiện quy trình giải quyết hồ sơ chuyển nhượng QSDĐ tính từ khi tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ là 10 ngày không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính, trong đó Văn phòng ĐKĐĐ và Phát triển quỹ đất có 01 ngày để thẩm tra hồ sơ và viết phiếu chuyển thông tin địa chính, Chi cục Thuế có 02 ngày để tính thuế và ra thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính. Sau khi nhận được kết quả thực hiện nghĩa vụ tài chính của công dân, Văn phòng ĐKĐĐ và Phát triển quỹ đất có 02 ngày để làm các thủ tục cấp 83 GCNQSDĐ cho bên nhận chuyển nhượng trình cấp có thẩm quyền xét và ký duyệt. Theo Luật đất đai quy định, chỉnh lý và cấp GCN ngay sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ đồng thời với việc chuyển thông tin xác định nghĩa vụ tài chính sang Chi cục Thuế rồi sau khi người dân thực hiện xong nghĩa vụ tài chính thì trao GCN cho người SDĐ; còn Thành phố quy định chỉ thực hiện thủ tục cấp GCNQSDĐ sau khi nhận được kết quả thực hiện nghĩa vụ tài chính của các bên tham gia chuyển nhượng. Như vậy có thể thấy, quy định này chặt chẽ và cụ thể hơn so với Luật đất đai, đảm bảo tất cả các trường hợp chuyển nhượng QSDĐ đều phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính mới được cấp và chỉnh lý GCNQSDĐ, tránh trường hợp việc cấp và chỉnh lý GCN diễn ra trong khi chưa có thông báo và người dân chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính. Thực tế cho thấy, quy trình giải quyết hồ sơ đã có một số thay đổi mang tính khoa học hơn. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả ra đời, đóng góp vai trò quan trọng hỗ trợ cho Phòng TN&MT, Văn phòng ĐKĐĐ và Phát triển quỹ đất thực hiện tốt công tác của mình. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đảm nhận các việc: tiếp dân, nhận và trả hồ sơ, lúc này cán bộ thụ lý hồ sơ có thời gian tập trung giải quyết công việc chuyên môn. Chính vì vậy đã tạo thuận lợi cho công tác giải quyết hồ sơ hành chính về đất đai của Thành phố, nhất là hồ sơ chuyển nhượng QSDĐ. Như vậy, so với các quy định của pháp luật đất đai, về cơ bản quy trình thực hiện thủ tục chuyển nhượng QSDĐ tại thành phố Yên Bái đã theo đúng quy định của Luật đất đai về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm quyền cũng như quy trình làm việc đúng thời gian quy định. Đây được đánh giá là một trong những quy trình thực hiện tốt của UBND thành phố Yên Bái nói chung và của Văn phòng ĐKĐĐ và Phát triển quỹ đất nói riêng nhằm đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ nhân dân thông qua cơ chế “một cửa”, đảm bảo công 84 dân nhận được kết quả đúng thời gian quy định trên giấy biên nhận hồ sơ. * Đánh giá kết quả thực hiện chuyển nhượng QSDĐ tại thành phố Yên Bái từ năm 2015 đến 2017 Thành phố Yên Bái là địa bàn có tốc độ đô thị hóa cao nhất trên địa bàn tỉnh Yên Bái nên trong những năm qua việc chuyển nhượng QSDĐ tại đây diễn ra khá sôi động. Theo kết quả thống kê từ năm 2015 đến 2017, toàn thành phố có 6.187 hồ sơ đăng ký chuyển nhượng QSDĐ với tổng diện tích đất là 247,96 ha và 8.241 GCN, được thể hiện tại Bảng 3.14. Bảng 3.14. Tình hình thực hiện chuyển nhượng QSDĐ từ năm 2015 - 2017 trên địa bàn thành phố Yên Bái STT Xã, phường Số lượng hồ sơ Số lượng GCN Diện tích (ha) 1 P. Nguyễn Phúc 296 336 4,27 2 P. Hồng Hà 370 432 5,25 3 P. Minh Tân 510 613 14,17 4 P. Nguyễn Thái Học 528 593 6,70 5 P. Đồng Tâm 712 919 13,57 6 P. Yên Thịnh 630 855 17,70 7 P. Yên Ninh 940 1.242 26,61 8 Xã Minh Bảo 157 315 24,61 9 Xã Tân Thịnh 260 329 21,88 10 Xã Tuy Lộc 141 230 4,31 11 Xã Nam Cường 283 411 8,55 12 Xã Hợp Minh 245 317 7,87 13 Xã Phúc Lộc 160 230 10,04 14 Xã Giới Phiên 356 677 33,32 15 Xã Văn Tiến 167 232 8,03 16 Xã Văn Phú 128 245 17,02 17 Xã Âu Lâu 287 268 24,06 TỔNG 6.187 8.241 247,96 (Nguồn: Văn phòng ĐKĐĐ và Phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái, 2017) 85 Qua bảng 3.14 cho thấy thị trường chuyển nhượng QSDĐ diễn ra sôi động nhất tại các phường thuộc khu vực trung tâm như phường Yên Ninh, Đồng Tâm, Yên Thịnh và các xã ven khu vực trung tâm, các xã mới được quy hoạch các trường học và có các khu trụ sở cơ quan đặt trên địa bàn, các xã có các tuyến đường quan trọng đi qua như Giới Phiên Tân Thịnh, Minh Bảo. * Đánh giá chung: Nhìn chung công tác thực hiện chuyển nhượng QSDĐ trên địa bàn Thành phố đã đạt được những kết quả nhất định, đó là: - Công tác tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả hồ sơ chuyển nhượng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật với quy trình chặt chẽ, thời gian cụ thể; việc thực hiện cơ chế “một cửa” góp phần giải quyết công việc nhanh gọn và hiệu quả. - Tỷ lệ thực hiện chuyển nhượng QSDĐ đảm bảo đầy đủ các thủ tục với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có sự biến chuyển theo chiều hướng tích cực, không chỉ phát huy được quyền của người SDĐ mà còn đưa công tác quản lý đất đai đi vào nề nếp. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn một số tồn tại, khó khăn, cụ thể: - Việc thực hiện thủ tục chuyển nhượng QSDĐ ở một số đơn vị phường, xã còn chưa đáp ứng được yêu cầu về thời gian. - Việc chưa hoàn thành công tác cấp Giấy CNQSDĐ đất đã ảnh hưởng đến nhu cầu chuyển nhượng QSDĐ của người dân. - Giá đất tại một số tuyến đường mới có giá trị chuyển nhượng cao (như đường Âu Cơ...) chưa được xác định và đưa vào bảng giá đất của tỉnh, gây khó khăn cho việc áp giá khi chuyển nhượng QSDĐ. d. Đánh giá kết quả thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phát triển quỹ đất và đấu giá QSDĐ Với nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 86 khi Nhà nước thu hồi đất; tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm qua công tác này đã được Văn phòng Đăng ký đất đai và Phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái thực hiện với kết quả từ năm 2015 đến 2017 cụ thể như sau: * Kết quả thực hiện thu hồi đất, bồi thường, GPMB: - Năm 2015 - 2016, thực hiện thu hồi đất, bồi thường, GPMB để thực hiện 28 công trình dự án với tổng diện tích đất thu hồi là 135,42 ha, tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ 123,72 tỷ đồng, trong đó một số dự án trọng điểm như: + Dự án đường tránh ngập thành phố Yên Bái đoạn nối Trung tâm Km5 với Quốc lộ 32C: Tổng diện tích đất thu hồi 77,80 ha (đất do hộ gia đình quản lý sử dụng là 71,70 ha; đất do tổ chức và UBND xã, phường quản lý là 6,10 ha); tổng số hộ thuộc diện thu hồi là 594 hộ, trong đó 167 hộ phải di chuyển chỗ ở đủ điều kiện bố trí tái định cư. Kết quả đã thực hiện bồi thường, hỗ trợ với tổng số tiền là 10,75 tỷ đồng, tái định cư cho 136 hộ (đạt 81,44%), trong đó xã Tân Thịnh 88 hộ, Văn Phú 23 hộ, Phúc Lộc 10 hộ, phường Đồng Tâm 15 hộ; còn lại 31 hộ (thuộc phường Đồng Tâm) chưa đăng ký bốc thăm, trong đó 01 hộ chưa nhận tiền, chưa bàn giao mặt bằng, 07 hộ đã nhận tiền nhưng chưa bàn giao mặt bằng dẫn đến phải tổ chức đối thoại, cưỡng chế. + Công trình khu tái định cư khu Công nghiệp Âu Lâu giai đoạn 2 - Nhà máy may UNICO GLOBAL: Tổng diện tích thu hồi 15,8 ha (gồm 0,33 ha đất phi nông nghiệp; 14,83 ha đất nông nghiệp) do hộ gia đình, cá nhân quản lý là 13,25 ha, do tổ chức quản lý là 1,58 ha. Tổng số hộ bị thu hồi đất là 47 hộ, trong đó số hộ phải di chuyển chỗ ở và đủ điều kiện tái định cư là 13 hộ. Kết quả là đã hoàn thành xong việc bố trí tái định cư, tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ là 13,34 tỷ đồng. - Năm 2017, thành phố Yên Bái đã triển khai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với 31 công trình, dự án (trong đó có 18 87 công trình triển khai mới trong năm 2017 và 13 công trình chuyển tiếp từ năm 2016). Tổng diện tích đất thu hồi 126,63 ha; tổng số hộ thuộc diện thu hồi là 1.809 hộ, trong đó 506 hộ phải di chuyển chỗ ở đủ điều kiện bố trí tái định cư. Đến nay, về cơ bản thực hiện xong công tác GPMB một số công trình như: Mở rộng Chi cục Thuế thành phố Yên Bái, Cục Thuế tỉnh Yên Bái; xây dựng trụ sở Đội Cảnh sát cơ động Công an tỉnh Yên Bái, Trung tâm Thể dục thể thao xã Minh Bảo, xã Phúc Lộc; mở rộng đường Hà Huy Tập và cầu vào trường mầm non Yên Thịnh. Tổng diện tích đất đã GPMB là 88,5 ha (đạt 69,89% tổng diện tích đất thu hồi) với tổng số tiền bồi thường là 81,61 tỷ đồng cho 1.760 hộ gia đình, cá nhân (chiếm 96,23% tổng số hộ). Bên cạnh đó, Thành phố đang tiếp tục triển khai thực hiện GPMB đối với 11 công trình, dự án mới gồm: Dự án xây dựng Trụ sở Tỉnh ủy và các Ban đảng tỉnh Yên Bái; Dự án Hạ tầng kỹ thuật công viên Đồng Tâm, thành phố Yên Bái; Dự án đầu tư nâng cấp hạ tầng thành phố Yên Bái; công trình Khu vực đèn tiếp cận thuộc Dự án cải tạo và nâng cấp sân bay Yên Bái; Công trình chỉnh trang khu dân cư nông thôn kết hợp khu tái định cư hạng mục Đường trục I kéo dài; Công trình trường bắn, thao trường huấn luyện Bộ chỉ huy quân sự tỉnh - Quân khu II (xã Tân Thịnh) với diện tích đất thu hồi là 9,56 ha. * Kết quả thực hiện công tác phát triển quỹ đất, đấu giá QSDĐ: Năm 2017, trên địa bàn thành phố Yên Bái đã thực hiện đo đạc, GPMB, hoàn thiện hồ sơ đấu giá đất đối với 12 quỹ đất dân cư, chỉnh trang đô thị tại các xã, phường: Nguyễn Thái Học, Nam Cường, Tuy Lộc, Yên Ninh, Phúc Lộc, Nguyễn Phúc, Hồng Hà, Minh Bảo; trong đó có 2 công trình chuyển tiếp từ các năm trước; 4 công trình xây dựng năm 2016, thực hiện đấu giá năm 2017 và 6 công trình thực hiện mới năm 2017. Tổng diện tích đưa ra đấu giá là 1,68 ha. Tổng số thửa đất đấu giá thành công là 93 thửa thuộc 8 quỹ đất, thu nộp ngân sách với tổng số tiền là 11,924 tỷ đồng. 88 * Đánh giá chung: Về cơ bản, việc thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, GPMB; phát triển quỹ đất và đấu giá QSDĐ trên địa bàn Thành phố được thực hiện theo đúng quy định của Luật và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc đó là: Một số hộ dân không đồng thuận với chủ trương thu hồi đất để chỉnh trang đô thị, không phối hợp trong việc đo đạc lập hồ sơ thu hồi và không phối hợp trong công tác GPMB. Đối với các quỹ đất tồn, giá khởi điểm còn cao chưa phù hợp với thực tế, gây khó khăn trong công tác đấu giá QSDĐ để thu ngân sách. Ngoài ra, các hộ dân trúng đấu giá chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đúng thời hạn; trong khi đối với các quỹ đất thực hiện giao đất có thu tiền SDĐ khi người dân không thực hiện nghĩa vụ tài chính thì chưa có chế tài xử lý. Nguyên nhân chủ yếu là do: giá bồi thường thấp hơn giá thực tế; nguồn vốn chi trả tiền bồi thường và xây dựng cơ bản các quỹ đất chưa được bố trí kịp thời; công tác thẩm định hồ sơ chuyển mục đích SDĐ còn chậm do sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan chưa chặt chẽ; một số đơn vị xã phường chưa có bản đồ địa chính (giáp ranh giữa xã Phúc Lộc và xã Minh Quân, huyện Trấn Yên) gây khó khăn trong công tác lập bản đồ thu hồi; việc xác nhận nguồn gốc và thời điểm SDĐ của một số hộ chưa rõ ràng, gây khó khăn cho việc lập phương án bồi thường; công tác quản lý quy hoạch chưa thực sự được quan tâm, vẫn còn tình trạng xây dựng nhà trái mục đích SDĐ ghi trên GCNQSDĐ đã cấp, gây khó khăn trong quá trình GPMB... e. Đánh giá của người dân về hoạt động của Văn phòng ĐKĐĐ và phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái Trên cơ sở tổng hợp kết quả từ hệ thống phiếu điều tra cho thấy, đánh giá của người dân về hoạt động của Văn phòng ĐKĐĐ và phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái như sau: 89 * Mức độ công khai thủ tục hành chính Cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo tính công khai, minh bạch không chỉ làm tăng chất lượng, hiệu quả giao dịch, niềm tin của người dân mà còn là cơ sở đảm bảo cho Văn phòng ĐKĐĐ và Phát triển quỹ đất thành phố vận hành theo đúng quy trình. Việc niêm yết công khai tại bộ phận “một cửa” các văn bản pháp quy, tài liệu giúp cho người SDĐ biết loại giấy tờ của hồ sơ, lịch tiếp nhận các loại hồ sơ, trình tự thủ tục đăng ký, thời hạn nhận kết quả, các khoản phí, lệ phí phải nộp... Bảng 3.15. Ý kiến của người dân về mức độ công khai thủ tục hành chính STT Đơn vị Số phiếu điều tra Tổng hợp ý kiến trả lời Công khai Tỷ lệ (%) Không công khai Tỷ lệ (%) 1 Đồng Tâm 15 15 100,0 0 0,0 2 Yên Thịnh 15 10 66,6 5 33,4 3 Yên Ninh 15 13 86,6 2 13,4 4 Phúc Lộc 15 13 86,6 2 13,4 Tổng cộng 60 51 85,0 9 15,0 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Khi hỏi người SDĐ đến giao dịch về thủ tục hành chính, có 85,0% ý kiến cho rằng thủ tục tiếp nhận hồ sơ tại Văn phòng ĐKĐĐ và Phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái được giải quyết công khai, minh bạch, rõ ràng. Điều đó cho thấy việc xây dựng mô hình Văn phòng “một cửa” nói chung và Văn phòng ĐKĐĐ nói riêng đã và đang hướng tới mục đích giản đơn, công khai, minh bạch thủ tục hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tiến độ triển khai cấp giấy gắn với công tác cải cách thủ tục hành chính của thành phố Yên Bái. 90 Bảng 3.16. Đánh giá của người dân về mức độ tiếp cận dịch vụ cấp GCN STT Đơn vị Số phiếu điều tra Tổng hợp ý kiến trả lời Hài lòng Tỷ lệ (%) Không hài lòng Tỷ lệ (%) 1 Đồng Tâm 15 15 100,0 0 0,0 2 Yên Thịnh 15 12 80,0 3 20,0 3 Yên Ninh 15 14 93,3 1 6,7 4 Phúc Lộc 15 11 73,3 4 26,7 Tổng cộng 60 52 87,0 8 13,0 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Kết quả Bảng 3.16 cho thấy, có tới 87% số người được hỏi cho rằng hài lòng trong việc tiếp cận dịch vụ ĐKĐĐ cấp GCN, qua đó phản ánh công tác này đã và đang có những tiến bộ rõ rệt, tạo được lòng tin trong nhân dân. Tuy nhiên vẫn còn ý kiến phàn nàn của người dân về khả năng tiếp cận dịch vụ (mặc dù chỉ có 13%) và có sự chênh lệch khá rõ giữa các địa bàn với nhau; điều này không chỉ phản ánh phần nào vai trò lãnh đạo, trách nhiệm của cán bộ giữa các địa phương mà còn cho thấy tính công khai, minh bạch về thủ tục hành chính nói chung và dịch vụ đăng ký, cấp GCN nói riêng. * Đánh giá về thời gian thực hiện các thủ tục Thời gian giải quyết khi đến giao dịch tại Văn phòng ĐKĐĐ ở các địa phương nói chung và ở thành phố Yên Bái nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính. Việc thực hiện thủ tục hành chính trong quan hệ giao dịch về đất đai theo quy trình đã được Luật Đất đai 2013 quy định tạo thuận lợi cho người SDĐ (Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục hành chính về đất đai nếu ở xã thì nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của UBND xã, người SDĐ trên địa bàn phường thì nộp hồ sơ tại Văn phòng ĐKĐĐ) nhưng hiện nay trên thành phố Yên Bái, các thủ tục về cấp GCNQSDĐ, đăng ký thế chấp bảo lãnh người dân đều tự trực tiếp đến đăng 91 ký tại Văn phòng ĐKĐĐ và Phát triển quỹ đất, người SDĐ đến giao dịch chỉ nhận phiếu hẹn và trả kết quả, phần còn lại do cơ quan chuyên môn thực hiện. Do vậy áp lực làm việc cho cán bộ rất lớn do hồ sơ gửi đến Văn phòng nhiều và phải giao dịch đến từng hộ dân, gây mất nhiều thời gian giải quyết hồ sơ. Bảng 3.17. Đánh giá của người dân về tiến độ giải quyết hồ sơ STT Đơn vị Số phiếu điều tra Tổng hợp ý kiến trả lời Đúng phiếu hẹn Chậm so với phiếu hẹn Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Đồng Tâm 15 13 86,6 2 13,4 2 Yên Thịnh 15 10 66,6 5 33,4 3 Yên Ninh 15 13 86,6 2 13,4 4 Phúc Lộc 15 6 40,0 9 60,0 Tổng cộng 60 42 70,0 18 30,0 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Kết quả điều tra cho thấy, có 70,0% số ý kiến được hỏi cho rằng thời gian giải quyết các thủ tục hành chính là đúng hẹn, còn tới 30,0% ý kiến cho rằng thời gian giải quyết không đúng hẹn. Điều đó chứng tỏ thời gian giải quyết hồ sơ ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ vẫn còn phải khắc phục, đặc biệt là đối với các địa bàn có tỷ lệ không đúng hẹn cao như Phúc Lộc, Yên Thịnh. Nguyên nhân do khối lượng hồ sơ quá lớn nhưng thiếu nhân lực làm việc, trang thiết bị máy móc chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong khi thủ tục về đất đai khá phức tạp, chỉ cần thiếu tập trung, làm sai sót hồ sơ dẫn đến phải làm đi làm lại. Ngoài ra, sự phối hợp của chính quyền địa phương còn hạn chế, bị động làm ảnh hưởng đến thời gian, tiến độ. Đối với thành phố Yên Bái - địa bàn có lượng biến động đất đai lớn, tỷ lệ hồ sơ được đánh giá quá hẹn ở mức cao 30% là một thực tế đáng quan tâm, cần sớm được khắc phục. 92 * Thái độ và mức độ hướng dẫn cho người dân của cán bộ Một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả trong hoạt động của công tác ĐKĐĐ là thái độ và năng lực của cán bộ thực thi, trong đó đòi hỏi người cán bộ phải có năng lực chuyên môn tổng hợp, nắm vững các quy định của pháp luật, trách nhiệm cao, nhiệt tình trong công việc và có thái độ cư xử đúng mực, không được cửa quyền, sách nhiễu khi người dân đến giao dịch. Với trình độ của cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn hiện có cùng với ý thức trách nhiệm và phương pháp tận tình hướng dẫn, giải thích cho người SDĐ có yêu cầu khi đến giao dịch đã làm cho đa phần người dân hài lòng, đánh giá cao và chấp nhận hoạt động của Văn phòng ĐKĐĐ và Phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái. Điều đó được thể hiện thông qua có tới 90,0% ý kiến được hỏi đánh giá mức độ hướng dẫn của cán bộ là đầy đủ, có trách nhiệm cao, chỉ có 10,0% ý kiến đánh giá mức độ hướng dẫn của cán bộ là chưa đầy đủ, tuy nhiên cũng có sự chênh lệch khá lớn giữa các địa bàn, được thể hiện tại Bảng 3.18. Bảng 3.18. Đánh giá mức độ hướng dẫn, giải quyết công việc của cán bộ STT Đơn vị hành chính Số phiếu điều tra Mức độ hướng dẫn Hài lòng Không hài lòng Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Đồng Tâm 15 15 100,0 0 0,0 2 Yên Thịnh 15 14 93,3 1 6,7 3 Yên Ninh 15 12 80,0 3 20,0 4 Phúc Lộc 15 13 86,6 2 13,4 Tổng cộng 60 54 90,0 6 10,0 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Từ thực tế cho thấy, để Văn phòng ĐKĐĐ và Phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái hoạt động có hiệu quả, trước hết phải giải quyết tốt vấn đề về 93 thẩm quyền và trách nhiệm đã được phân cấp. Đồng thời cán bộ thực thi phải có trách nhiệm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ theo hướng chuyên nghiệp và cải cách. Ngoài ra, cơ quan cấp trên phải có kế hoạch kiểm tra thường xuyên, kịp thời phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu để sửa chữa và phát huy, có chế độ khen thưởng, kỷ luật rõ ràng và minh bạch trong công tác tiếp thu các ý kiến đóng góp của công dân. * Các khoản lệ phí phải đóng Từ thực tiễn cho thấy, phí và các khoản lệ phí khi làm các thủ tục hồ sơ là vấn đề nhạy cảm và phức tạp bởi vì các thủ tục khác nhau sẽ có mức thu phí và lệ phí khác nhau, hoặc cùng thủ tục nhưng tình trạng giấy tờ liên quan khác nhau thì có mức thu khác nhau, trong khi giao dịch thực hiện thủ tục cấp GCN mức tiền nộp thuế thường cao hơn so với thu nhập của người dân. Hiện nay mặc dù khoản thu lệ phí trước bạ đã giảm xuống còn 0,5% và thuế thu nhập cá nhân 2% nhưng vẫn là quá cao so với thu nhập của nhiều người dân đặc biệt là đối với những hộ nghèo khi cấp GCN lần đầu, làm cho nhiều người dân không muốn nộp hoặc không mặn mà trong việc đề nghị cấp GCN, từ đó dẫn đến tình trạng người dân không làm thủ tục với Nhà nước mà chỉ mua bán bằng giấy tờ viết tay hoặc hợp đồng ủy quyền công chứng. Theo kết quả điều tra, có đến 92,0% số ý kiến cho rằng họ không phải đóng thêm bất kỳ chi phí gì khác ngoài các khoản lệ phí quy định. Điều này cho thấy việc thu phí của Văn phòng ĐKĐĐ và Phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái cơ bản được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên vẫn còn một số ý kiến (8,0%) cho rằng họ phải đóng thêm chi phí khác ngoài các khoản lệ phí quy định, đây là vấn đề cần sớm được khắc phục. 94 Bảng 3.19. Đánh giá của người dân về các khoản chi phí ngoài quy định STT Đơn vị hành chính Số phiếu điều tra Các khoản chi phí ngoài quy định Không Có Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Đồng Tâm 15 14 93,3 1 6,7 2 Yên Thịnh 15 13 86,6 2 13,4 3 Yên Ninh 15 14 93,3 1 6,7 4 Phúc Lộc 15 14 93,3 1 6,7 Tổng cộng 60 55 92,0 5 8,0 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) 3.3.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của Văn phòng ĐKĐĐ và Phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về hoạt động của Văn phòng ĐKĐĐ và Phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái, thu thập ý kiến đánh giá của người dân cho thấy: a. Những mặt được và thuận lợi - Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh Yên Bái, Sở TN&MT, UBND thành phố Yên Bái cũng như sự quan tâm phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan có liên quan trên địa bàn Thành phố. - Công tác quản lý Nhà nước về đất đai được quan tâm, chú trọng, nhất là trong việc lập và quản lý hồ sơ, bản đồ địa chính. - Quy trình, thời gian giải quyết hồ sơ, thành phần hồ sơ giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai nói chung, chuyển nhượng QSDĐ nói riêng được quy định chi tiết, cụ thể, giúp cho việc thực hiện được thuận lợi, đúng pháp luật. 95 - Công tác cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo tính công khai, minh bạch với cơ chế “một cửa” được thực hiện tốt, góp phần giải quyết các thủ tục nhanh gọn và hiệu quả. - Trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm của cán bộ thực thi ngày càng được nâng cao, cơ bản đáp ứng được yêu cầu công việc, tạo được niềm tin và sự hài lòng của người dân. b. Những khó khăn, hạn chế - Việc sát nhập Văn phòng ĐKĐĐ và Tổ chức Phát triển quỹ đất thành một đơn vị dẫn đến áp lực lớn về khối lượng công việc, số lượng hồ sơ đất đai. - Vẫn còn xảy ra các trường hợp thực hiện chưa đúng về quy trình thủ tục, hồ sơ chưa đầy đủ, tình trạng giao đất trái thẩm quyền, tranh chấp đất đai dẫn đến khó khăn trong công tác cấp GCNQSDĐ nói riêng và hạn chế đến hiệu quả hoạt động của Văn phòng nói riêng. - Tình trạng một số hộ dân không phối hợp trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, việc xác nhận nguồn gốc và thời điểm SDĐ của một số hộ chưa rõ ràng, tình trạng xây nhà trái mục đích SDĐ ghi trên GCN... đã gây khó khăn cho công tác GPMB. - Việc xác định giá đất để bồi thường, giá khởi điểm để đấu giá QSDĐ còn chưa phù hợp, gây khó khăn trong công tác GPMB, đấu giá QSDĐ, thiếu chế tài xử lý đối với các trường hợp không thực hiện nghĩa vụ tài chính. - Vẫn còn tình trạng một số ít người dân chưa hài lòng về hoạt động của Văn phòng trong việc giải quyết các thủ tục hành chính đất đai, cũng như còn tình trạng phải đóng thêm chi phí khác ngoài các khoản lệ phí quy định. c. Nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai và Phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái Từ kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả hoạt động của Văn phòng ĐKĐĐ đai và Phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái còn hạn chế bởi một số 96 nguyên nhân sau đây: * Về tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động - Việc chưa thành lập Văn phòng ĐKĐĐ cấp tỉnh và có các chi nhánh ở cấp huyện theo quy định của Luật Đất đai 2013 đã làm hạn chế đến tính chuyên nghiệp trong hoạt động của Văn phòng, nhất là khi thành phố Yên Bái thực hiện cả chức năng, nhiệm vụ của ĐKĐĐ và phát triển quỹ đất trong cùng một tổ chức. - Một số cơ chế hoạt động còn chưa rõ ràng, nhất là về cơ chế tài chính, còn phụ thuộc nhiều vào kinh phí hỗ trợ của nhà nước, trong khi khả năng tự đảm bảo chi phí hoạt động còn hạn chế. - Còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời giữa các bộ phận trong quá trình giải quyết công việc do đặc thù của nội dung công việc liên quan đến nhiều bộ phận giải quyết, nhiều cơ quan đơn vị phối hợp. Mặc dù đã có quy chế phối hợp giữa các cơ quan, song đối với hệ thống công chứng đa dạng như hiện nay (công chứng nhà nước và tư nhân) nên vẫn xảy ra tình trạng đã làm thủ tục công chứng, song hồ sơ không thụ lý được. * Về trình độ, năng lực và ý thức, trách nhiệm của cán bộ - Một số cán bộ còn hạn chế về trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, nhất là trình độ tin học của các cán bộ chuyên môn không đồng đều, năng lực phát triển phần mềm chưa mạnh. Mặc dù công nghệ số là xu hướng tất yếu trong hệ thống quản lý nhà nước về đất đai, song do chưa được chuyên môn hóa, thiếu thông tin hoặc các thông tin biến động đất đai không được theo dõi, cập nhật thường xuyên hoặc có thông tin nhưng không đầy đủ nên còn nhiều hạn chế khi thực hiện chức năng cung cấp thông tin. - Vẫn còn tình trạng một số cán bộ ý thức, trách nhiệm chưa cao, chưa nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ người dân, còn có biểu hiện tiêu cực trong giải quyết thủ tục hồ sơ về đất đai. Ngoài ra do số lượng cán bộ ít trong khi lượng 97 hồ sơ nhiều (7 cán bộ phụ trách 17 xã, phường), nhất là khi nguồn lương của các cán bộ lao động hợp đồng do Văn phòng tự trả lương, không có sự hỗ trợ từ nguồn thu sự nghiệp làm ảnh hưởng đến tâm lý của các cán bộ này. * Về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ - Hiện nay do có quá nhiều văn bản pháp luật trong lĩnh vực đất đai cũng như những văn bản này luôn thay đổi, do vậy khi người SDĐ có nhu cầu thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai thường không nắm vững và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, do đó phải đi lại nhiều lần. - Công tác đăng ký biến động đất đai, chỉnh lý trên GCN chưa được thực hiện kịp thời, thường xuyên từ các xã, phường đến Thành phố. Theo quy định của pháp luật đất đai 2013 thì HSĐC (gồm bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai) có nhiều thay đổi về nội dung so với trước đây, song việc cập nhật biến động vào hệ thống này theo quy định mới hầu như ít được địa phương quan tâm. - Công tác định giá đất còn nhiều hạn chế, việc xác định và cập nhật đưa vào bảng giá đất của tỉnh đối với một số tuyến đường mới chưa được quan tâm thực hiện. - Chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin đất đai một cách thống nhất do số lượng hồ sơ đăng ký biến động nhiều, nhất là ở một số khu vực còn chưa đo đạc, thiếu bản đồ địa chính chính quy, dữ liệu không gian còn chưa đầy đủ, có độ chính xác không cao và chưa được chuẩn hóa. * Về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật - Trụ sở làm việc nhỏ, điều kiện làm việc chật hẹp (bình quân 3,2 m2/người), việc bố trí các bộ phận chuyên môn không tập trung do việc sáp nhập 2 đơn vị thành một đơn vị, thiếu diện tích bố trí kho lưu trữ hồ sơ nên khó khăn trong quá trình cung cấp thông tin khi người dân có nhu cầu. - Máy móc, trang thiết bị kỹ thuật (máy tính, máy in) hầu hết đã lạc 98 hậu, khó khăn trong công tác in GCN, cài đặt sử dụng các phần mềm mới như VLIS, phần mềm in GCN * Một số nguyên nhân khác - Nhận thức của người dân về pháp luật đất đai nói chung của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai về tổ chức đăng ký QSDĐ còn hạn chế, dẫn đến người SDĐ khi thực hiện các thủ tục hành chính phải bổ sung thông tin nhiều lần, kéo dài thời hạn giải quyết. - Một số quy định về các loại thuế và lệ phí cao, vượt quá khả năng tài chính của người dân làm cho kế hoạch cấp GCN trên địa bàn Thành phố chưa hoàn thành, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chung của Văn phòng. 3.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐKĐĐ VÀ PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT THÀNH PHỐ YÊN BÁI Trên cơ sở những kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân, có thể đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng ĐKĐĐ và Phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái như sau: 3.4.1. Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động Khẩn trương xây dựng, trình UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt, quyết định thành lập Văn phòng ĐKĐĐ để đi vào hoạt động theo đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai và Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04/04/2015 của Bộ TN&MT, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng ĐKĐĐ trực thuộc Sở TN&MT. Cùng với đó cần xây dựng, phê duyệt cơ chế tài chính cho hoạt động 99 của Văn phòng ĐKĐĐ theo đúng cơ chế đơn vị sự nghiệp bán tự chủ, trên cơ sở cân đối giữa khả năng tự chủ tài chính từ các nguồn thu phí, lệ phí, dịch vụ được giữ lại sử dụng của từng đơn vị và nguồn kinh phí phải được bố trí từ ngân sách cho biên chế sự nghiệp không có thu; kinh phí thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng và mua sắm, sửa chữa thiết bị, tài sản. Trên cơ sở điều kiện thực tế của Yên Bái, cần nghiên cứu, rà soát, sửa đổi bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về các khoản thu, mức thu phí, lệ phí khi thực hiện các thủ tục hành chính và cung cấp thông tin đất đai; đồng thời sửa đổi quy định về sử dụng các nguồn thu để bảo đảm kinh phí cho việc kiện toàn và hoạt động của Văn phòng ĐKĐĐ, trong đó, cần quy định cụ thể hơn việc Nhà nước giao, đặt hàng đơn vị sự nghiệp (nhất là đối với Văn phòng ĐKĐĐ) thực hiện nhiệm vụ (gồm quy định trách nhiệm của Nhà nước đối với các nhiệm vụ sự nghiệp; loại nhiệm vụ sự nghiệp phải đặt hàng; cơ chế đặt hàng). Nhà nước thực hiện bù đắp các khoản thu cho Văn phòng ĐKĐĐ khi thực hiện miễn, giảm các khoản thu từ phí, lệ phí cho người SDĐ; các nhiệm vụ phải thực hiện nhưng không có khoản thu do có yêu cầu từ các cơ quan quản lý nhà nước, tòa án... Tăng nguồn thu tài chính từ hoạt động dịch vụ để Văn phòng ĐKĐĐ đai và Phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái hiện nay cũng như sau khi thành lập Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh Yên Bái, Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ thành phố Yên Bái tự đảm bảo chi phí hoạt động theo hướng lâu dài và bền vững, giảm bớt phụ thuộc vào kinh phí Nhà nước cấp. Ngoài ra cần thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa các cơ quan hiện nay cũng như sau khi thành lập Văn phòng ĐKĐĐ, nhất là đối với cơ quan Thuế, hệ thống công chứng cũng như UBND các xã, phường. 100 3.4.2. Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Phát triển nguồn nhân lực hoạt động trong bộ máy tổ chức Văn phòng ĐKĐĐ là một trong những yêu cầu cấp bách nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động và nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động. Trước thực trạng một số cán bộ còn hạn chế về trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, phương pháp làm việc và tinh thần trách nhiệm còn thiếu thực tế, do đó giải pháp tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức của Văn phòng ĐKĐĐ đai và Phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái hiện nay cũng như Văn phòng ĐKĐĐ (trong đó có Chi nhánh tại thành phố Yên Bái) sau khi thành lập là rất quan trọng nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ có kiến thức chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, có khả năng chủ động giải quyết công việc được giao. Trình độ của các cán bộ quyết định đến hiệu quả công việc của Văn phòng ĐKĐĐ. Các cán bộ cần có chuyên môn sâu, vững để giải quyết một cách nhanh nhất và đúng nhất. Do đó cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm việc tại Văn phòng ĐKĐĐ, đồng thời thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ của các chi nhánh Văn phòng về chuyên môn, nghiệp vụ như phần mềm MICRO (sử dụng quản lý bản đồ địa chính, thực hiện công tác trích đo, trích lục thửa đất, công tác cập nhật chỉnh lý...), phần mềm VILIS được sử dụng in GCN..., nâng cao trình độ về công nghệ thông tin để phù hợp với yêu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, tạo nên kỹ năng làm việc cho các cán bộ đạt hiệu quả cao. Tiếp tục nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân cho đội ngũ cán bộ thông qua việc tuyên truyền, giáo dục, động viên tư tưởng, tăng cường kiểm tra, giám sát trong thực thi công vụ. Việc đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã có ý nghĩa rất rất quan trọng bởi các quan hệ đất đai đều được xác lập từ cơ sở, mọi biến động đều phát sinh 101 trên những thửa đất cụ thể và con người cụ thể, vì vậy cần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã. 3.4.3. Giải pháp về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ Trước hết cần ưu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương cho thực hiện nhiệm vụ thường xuyên hàng năm về đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký, cấp GCN, xây dựng cơ sở DLĐĐ trên toàn địa bàn Thành phố. Đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn rà soát theo từng tờ bản đồ địa chính, trong đó xác định cụ thể có bao nhiêu thửa đất đã biến động, những tờ bản đồ nào đã chỉnh lý biến động, những thửa đất thửa đất, tờ bản đồ nào chưa chỉnh lý biến động và đánh giá phần trăm (%) số thửa đất biến động trong tờ bản đồ so với tổng số thửa đất có trong tờ bản đồ; rà soát số lượng, chất lượng các loại sổ trong HSĐC như: sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp GCN, sổ theo dõi biến động đất đai. Trên kết quả đã rà soát, xây dựng kế hoạch, tiến độ thực hiện dự án đo vẽ, chỉnh lý biến động HSĐC. Thực hiện kịp thời việc cung cấp hồ sơ, biên bản kiểm tra hiện trạng, trích đo thửa đất để đẩy nhanh công tác kê khai đăng ký cấp GCN lần đầu, cấp mới. Sau khi làm thủ tục cấp GCN trả kết quả cho người dân theo đúng phiếu hẹn trả kết quả phải gửi thông báo về UBND xã, phường để các cán bộ quản lý và cập nhật sổ sách. Đối với những địa bàn HSĐC chưa có bản đồ số hóa, cần khắc phục bằng biện pháp tăng cường công tác cấp đổi GCN hàng loạt sang bản đồ địa chính nhằm thống nhất dữ liệu bản đồ, tránh sai sót khi thực hiện các giao dịch sau này như công tác đăng ký biến động, giao dịch bảo đảm. Phối hợp tốt với các cơ quan, bộ phận có liên quan khi thực hiện các dự án thu hồi đất của người dân trên địa bàn Thành phố để tiến hành chỉnh lý kịp thời GCN của người dân nơi thu hồi đất; trong trường hợp không chỉnh lý được thì thực hiện cấp đổi bìa mới theo bản đồ địa chính cho người dân phục 102 vụ cho công tác quản lý sau này. Tiếp tục đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở DLĐĐ, đảm bảo công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai được đồng bộ hóa, hiện đại hóa. Nhanh chóng hoàn thiện việc ứng dụng phần mềm VILIS để xây dựng cơ sở DLĐĐ trên địa bàn toàn Thành phố nói riêng và toàn tỉnh Yên Bái nói chung. Với mô hình tổ chức mới, Văn phòng ĐKĐĐ (tỉnh và các chi nhánh) phải có trách nhiệm thực hiện cập nhật, chỉnh lý biến động HSĐC thường xuyên và cung cấp bảo sao HSĐC (dạng số và dạng giấy) cho UBND cấp xã theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ TN&MT. Công tác cập nhật chỉnh lý, hoàn thiện HSĐC cần được phân cấp rõ ràng giữa Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh Yên Bái và các chi nhánh, trong đó có chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ thành phố Yên Bái. Văn phòng ĐKĐĐ cập nhật các tổ chức, các chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ cập nhật chỉnh lý hộ gia đình, cá nhân, tuy nhiên cần thống nhất dùng chung trên một nền bản đồ địa chính và các loại sổ sách hiện có. Đồng thời đối với những xã, phường mà sổ sách, hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có những sổ sách bị thất lạc, cần tiến hành lập sổ mới tránh quản lý bị gián đoạn lâu. Thực hiện quản lý tốt hồ sơ dạng giấy hiện đang sử dụng và tiến hành thành lập HSĐC dạng số theo quy định tại Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về HSĐC. 3.4.4. Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật Để thực hiện những công việc chuyên môn có liên quan đến hoạt động của Văn phòng ĐKĐĐ đai và Phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái hiện nay cũng như sau khi thành lập Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh Yên Bái có chi nhánh tại thành phố Yên Bái, một trong những điều không thể thiếu là cơ sở vật chất, trang thiết bị. 103 Trước thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế như hiện nay, trước hết cần đầu tư cơ sở, trang thiết bị phải đảm bảo đáp ứng những điều kiện, phương tiện tối thiểu bao gồm: phòng làm việc để đảm bảo điều kiện làm việc cho cán bộ; phòng (kho) lưu trữ hồ sơ để đảm bảo cho công tác lưu trữ và khai thác tài liệu; mua thêm máy móc trang thiết bị kỹ thuật như máy đo điện tử, máy tính, máy in A3, máy scan, phầm mềm về bản đồ để phục vụ công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đất đai, cấp GCN và đăng ký biến động, hoàn thiện HSĐC; cũng như các thiết bị đo đạc phục vụ thành lập, chỉnh lý bản đồ địa chính và sổ sách địa chính, thực hiện chuẩn hóa dữ liệu đã có và chuẩn hóa quy trình thu thập, cập nhật thông tin đất đai; xây dựng các công cụ phần mềm hỗ trợ cho công tác thu thập và cập nhật thông tin đất đai. Việc đầu tư trang thiết bị, máy móc, đặc biệt là hệ thống máy tính cần phải được xem xét, tính toán để đảm bảo tính năng nâng cấp, cập nhật thường xuyên, đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở DLĐĐ, bảo đảm cho mô hình Văn phòng ĐKĐĐ hoạt động có hiệu quả theo mô hình dịch vụ công điện tử; đồng thời đầu tư hạ tầng kỹ thuật và hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin cho Văn phòng ĐKĐĐ để có thể trao đổi thông tin với cơ quan thuế theo hình thức điện tử khi xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của người SDĐ... 3.4.5. Các giải pháp khác Ngoài các giải pháp nêu trên cũng cần quan tâm thực hiện đồng bộ một số giải pháp khác như: - Tiếp tục lồng ghép các thủ tục hành chính có liên quan nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính để sớm giải quyết yêu cầu của người SDĐ đúng hoặc trước hạn trả kết quả theo quy định, tránh gây phiền hà cho người dân, trong đó Bộ phận “một cửa” tiếp nhận hồ sơ phải tăng cường hướng dẫn, cung cấp 104 các mẫu đơn, tờ khai xác định nghĩa vụ tài chính cho người SDĐ ghi đầy đủ các thông tin trong đơn và tờ khai để việc thẩm tra hồ sơ, xác định được nghĩa vụ tài chính được thuận lợi, tránh cho người SDĐ phải đi lại nhiều lần. - Đẩy mạnh, đổi mới phương thức trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật đất đai để nâng cao nhận thức của người dân nói chung cũng như các quy định về thủ tục hành chính, ĐKĐĐ cho người SDĐ nói riêng. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về hoạt động của tổ chức ĐKĐĐ để nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cán bộ thực thi công vụ cũng như tìm ra giải pháp khắc phục những tồn tại, mâu thuẫn trong quá trình thực thi hệ thống pháp luật đất đai. - Nghiên cứu, tiếp tục đề xuất các chính sách về thuế, lệ phí trong hoạt động tài chính đất đai phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Yên Bái nói chung và trên địa bàn thành phố Yên Bái nói riêng. 105 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN (1) Thành phố Yên Bái là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Yên Bái với tổng diện tích tự nhiên là 10.678,1 ha, dân số 99.830 người, là địa bàn có tốc độ đô thị hoá nhanh, giá trị tổng sản lượng các ngành kinh tế năm 2017 đạt trên 2.084 tỷ đồng. (2) Công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và hoạt động của Văn phòng ĐKĐĐ đai và Phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái nói riêng mặc dù còn nhiều khó khăn, song đã đạt được những kết quả nhất định, dần đưa công tác quản lý đất đai trên địa bàn đi vào nề nếp, trong đó việc giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai có nhiều tiến triển. Công tác lập và quản lý HSĐC thực hiện khá tốt. Đến hết năm 2017, công tác cấp GCN đất nông nghiệp đạt 93,59% về số hộ đăng ký với diện tích đạt 55,0%, còn lại 45% là diện tích chưa đủ điều kiện; đất lâm nghiệp tỷ lệ tương ứng là 87,49%, 77,95% và 42,36%; đất ở đô thị tương ứng là 94,85%, 74,59% và 18,82%; đất ở nông thôn tương ứng là 94,21%, 94% và 2,54%. Từ năm 2015 - 2017 đã thực hiện 6.187 hồ sơ chuyển nhượng trên cơ sở quy trình 7 bước, thời gian thực hiện 10 ngày. Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; phát triển quỹ đất và đấu giá QSDĐ được thực hiện theo đúng quy định của Luật, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. (3) Đa số người dân đều đánh giá hoạt động của Văn phòng ĐKĐĐ và Phát triển quỹ đất thành phố đã có nhiều tiến bộ, cải thiện rõ ràng với tỷ lệ ý kiến cho rằng thủ tục hành chính được công khai đạt 85%, mức độ tiếp cận dịch vụ cấp GCN là 87%, tiến độ giải quyết hồ sơ đúng hẹn đạt 70% và 90% hài lòng về thái độ, mức độ hướng dẫn cho người dân của cán bộ, 92% ý kiến cho rằng không phải đóng các khoản lệ phí ngoài quy định. Tuy nhiên vẫn 106 còn một tỷ lệ nhất định người dân chưa hài lòng đối với các nội dung nêu trên, điều này đòi hỏi cần sớm được khắc phục trong thời gian tới. (4) Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng ĐKĐĐ và Phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái cần sớm thành lập Văn phòng ĐKĐĐ có chi nhánh tại thành phố Yên Bái theo đúng quy định của pháp luật đất đai 2013, hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp bán tự chủ; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức; hoàn thiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ về đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký, cấp GCN, xây dựng cơ sở DLĐĐ; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; tăng cường phổ biến pháp luật, thanh tra, kiểm tra cũng như cần có các chính sách thuế, lệ phí về đất đai cho phù hợp. 2. KIẾN NGHỊ - Đề tài nghiên cứu trong bối cảnh tỉnh Yên Bái chưa thành lập Văn phòng ĐKĐĐ cũng như việc sáp nhập 2 đơn vị (gồm Văn phòng ĐKĐĐ và Tổ chức Phát triển quỹ đất) trên địa bàn Thành phố nên không đủ điều kiện để đánh giá đầy đủ tất cả các hoạt động của Văn phòng theo chức năng, nhiệm vụ được giao, vì vậy cần có những nghiên cứu tiếp theo toàn diện hơn. - Đề tài chỉ nghiên cứu điểm trên 4 đơn vị hành chính là phường Đồng Tâm, phường Yên Thịnh, phường Yên Ninh, xã Phúc Lộc và điều tra 60 phiếu đối với người dân, do đó những đánh giá còn chưa đảm bảo tính khách quan, chính xác về hoạt động của Văn phòng ĐKĐĐ và Phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái, vì vậy cần có nghiên cứu tiếp đầy đủ trên toàn bộ địa bàn 17 đơn vị hành chính cấp xã cũng như cần nhiều hơn về số lượng phiếu điều tra. 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Kinh nghiệm nước ngoài về quản lý và pháp luật đất đai, Hà Nội. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Hà Nội. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính, Hà Nội. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính (2015), Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04/04/2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội. 6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Thông tư số 07/2015/TT-BTNMT ngày 26/02/2015 quy định việc phương án sử dụng đất; lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; đo đạc, lập bản đồ địa chính; xác định giá thuê đất, giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đối với công ty nông, lâm nghiệp, Hà Nội. 7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017), Báo cáo tình hình thành lập Văn phòng đăng ký đất đai đến ngày 31 tháng 5 năm 2017, Hà Nội. 8. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2017), Nghị định số 01/2017/NĐ- CP về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai, Hà Nội. 108 9. Nguyễn Đình Bồng (2005), Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội. 10. Nguyễn Thanh Trà & Nguyễn Đình Bồng (2005), Quản lý thị trường bất động sản, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 11. Nguyễn Văn Chiến (2006), Nghiên cứu các mô hình và phương thức hoạt động của tổ chức đăng ký đất đai của một số nước trong khu vực và một số nước phát triển, Tổng cục Quản lý đất đai, Hà Nội. 12. Nguyễn Thị Song Hiền (2012), Nghiên cứu đặc điểm và tính kế thừa của hệ thống chính sách, pháp luật đất đai từ năm 1945 đến nay nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đất đai ở Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội. 13. Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Yên Bái (2015), Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, Yên Bái. 14. Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Yên Bái (2015), Báo cáo kết quả đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất lần đầu trên địa bàn thành phố Yên Bái, Yên Bái. 15. Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Yên Bái (2016), Số liệu thống kê đất đai năm 2016 của thành phố Yên Bái, Yên Bái. 16. Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Yên Bái (2017), Số liệu thống kê đất đai năm 2017 của thành phố Yên Bái, Yên Bái. 17. Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Yên Bái (2017), Báo cáo tổng kết công tác năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ 2018, Yên Bái. 18. Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Yên Bái (2017), Báo cáo kết quả đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên 109 địa bàn thành phố Yên Bái, Yên Bái. 19. Tổng cục Quản lý đất đai (2009), Tài liệu hội thảo đăng ký đất đai ở Pháp, Hà Nội. 20. Tổng cục Quản lý đất đai (2013), Báo cáo đánh giá hoạt động của hệ thống Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất các cấp trong cả nước, Hà Nội. 21. UBND thành phố Yên Bái (2017), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2018, Yên Bái. 22. UBND tỉnh Yên Bái (2016), Quyết định số 664/QĐ-UBND ngày 06/4/2016 về việc thành lập Văn phòng Đăng ký đất đai và Phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái, Yên Bái. 23. UBND tỉnh Yên Bái (2017), Quyết định số 19/2017/QĐ-UBND ngày 25/9/2017 về việc ban hành Quy định về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Yên Bái. 24. Văn phòng Đăng ký đất đai và Phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái (2016), Quyết định số 123/QĐ-VPĐKĐĐ ngày 15/8/2016 về việc Ban hành Quy chế làm việc của Văn phòng Đăng ký đất đai và Phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái, Yên Bái. 110 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 thành phố Yên Bái Phụ lục 2: Biến động sử dụng đất năm 2016 - 2017 trên địa bàn thành phố Yên Bái Phụ lục 3: Mẫu phiếu kết quả điều tra 111 Phụ lục 1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 thành phố Yên Bái Đơn vị:ha STT Chỉ tiêu Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 10.678,1 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 7.149,1 66,95 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 3.020,5 42,25 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 1.001,8 33,17 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 658,7 65,75 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 343,1 34,25 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 2.018,7 66,83 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 3.904,0 54,61 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 3.904,0 100,00 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 220,5 3,08 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 4,0 0,06 2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.452,9 32,34 2.1 Đất ở OTC 681,0 19,72 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 244,2 35,86 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 436,8 64,14 2.2 Đất chuyên dùng CDG 1.888,6 54,70 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 29,9 1,58 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 418,6 22,16 2.2.3 Đất an ninh CAN 42,9 2,27 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 174,1 9,22 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 473,1 25,05 2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 749,9 39,71 2.3 Đấtcơ sở tôn giáo, tín ngưỡng TON 3,1 0,09 112 STT Chỉ tiêu Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2.4 Đấtcơ sở tín ngưỡng TIN 5,7 0,17 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT NTD 45,6 1,32 2.6 Đất sông ngòi, kênh rạch, suối SON 598,8 17,34 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 224,8 6,51 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 5,4 0,16 3 Đất chưa sử dụng CSD 76,1 0,71 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 43,5 57,16 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 32,6 42,84 (Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường thành phố Yên Bái, 2017) 113 Phụ lục 2: Biến động sử dụng đất năm 2016 - 2017 trên địa bàn thành phố Yên Bái Đơn vị:ha Thứ tự MỤC ĐÍCH SDĐ Mã Diện tích năm 2016 Diện tích năm 2017 Tăng (+) giảm(-) (1) (2) (3) (4) (5) (6)=(4)- (5) Tổng diện tích tự nhiên 10678,10 10678,10 0 1 Đất nông nghiệp NNP 7180,80 7149,10 -31,7 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 3042,80 3020,50 -22,3 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 1012,60 1001,80 -10,8 1.1.1. 1 Đất trồng lúa LUA 667,40 658,70 -8,7 1.1.1. 2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 354,20 343,10 -11,1 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 2030,10 2018,70 -11,4 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 3913,70 3904,00 -9,7 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 3913,70 3904,00 -9,7 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 0 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 0 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 224,30 220,50 -3,8 1.4 Đất làm muối LMU 0 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 4,0 4 2 Đất phi nông nghiệp PNN 3420,20 3452,90 32,7 2.1 Đất ở OTC 662,60 681,00 18,4 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 227,40 244,20 16,8 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 435,20 436,80 1,6 2.2 Đất chuyên dùng CDG 1872,60 1888,60 16 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 29,70 29,90 0,2 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 418,60 418,60 0 2.2.3 Đất an ninh CAN 42,90 42,90 0 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 174,50 174,10 -0,4 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 475,10 473,10 -2 2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 731,70 749,90 18,2 2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 3,30 3,10 -0,2 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 5,40 5,70 0,3 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễNHT NTD 45,60 45,60 0 2.6 Đất sông ngòi, kênh rạch, suối SON 598,80 598,80 0 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 226,50 224,80 -1,7 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 5,40 5,40 0 3 Đất chưa sử dụng CSD 77,10 76,10 -1 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 44,80 43,50 -1,3 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 32,30 32,60 0,3 (Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường thành phố Yên Bái, 2017)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvu_thi_bich_thuy_4002_2085190.pdf
Luận văn liên quan