Cà Mau có vị trí địa lý nằm ở điểm cuối cùng “Cực Nam Tổ quốc”. Cà Mau
là một tỉnh có tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng: có biển, sông ngòi, rừng
ngập mặn, những vườn cây ăn trái , có nhiều tiềm năng và tài nguyên để phát
triển du lịch, có Vườn quốc gia Rừng ngập mặn và Vườn quốc gia U Minh Hạ. Đặc
biệt điều quan trọng nhất là có vườn quốc gia Đất Mũi – Khu dự trữ sinh quyển thế
giới, có khu bảo tồn thiên nhiên với nhiều đặc trưng cho du lịch sông nước Đồng
Bằng Sông Cửu Long, có nhiều di tích văn hóa lịch sử có giá trị, ngoài ra còn có các
giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của ba dân tộc anh em Kinh, Hoa, Khmer.
Những thuận lợi trên nếu được đầu tư khai thác tốt sẽ tạo cho du lịch Cà Mau những
bản sắc riêng đặc biệt hấp dẫn và thu hút du khách.
93 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7096 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong môi trường kinh
tế mang tính cạnh tranh quyết liệt như hiện nay. Ngoài ra còn phải nắm bắt kịp thời
nhu cầu của du khách để tạo ra sản phẩm thỏa mãn tốt cho nhu cầu của du khách.
Những năm gần đây Cà Mau chú trọng hơn đến phát triển loại hình du lịch
sinh thái-một loại hình du lịch được quan tâm và yêu thích hiện nay. Du lịch sinh
thái rừng ngập mặn với các điểm du lịch Mũi Cà Mau, Khai Long, Cồn Ông Trang,
khu bảo tồn sinh thái 184. Du lịch sinh thái với các rừng tràm với các điểm rừng đặc
dụng Vồ Dơi, rừng tràm ong mật U Minh, du lịch sông nước…
Bên cạnh đó chương trình du lịch của các doanh nghiệp còn quá nghèo nàn,
trùng lắp, hàng hóa sản phẩm của địa phương, hàng lưu niệm chưa được khai thác,
67
sản xuất chế biến, giới thiệu nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Vì thế ngành
du lịch Cà Mau cần phải:
Ngành văn hóa thông tin cần tiến hành quy hoạch tổ chức lại các nhà hát,
điểm trình diễn văn nghệ để phục vụ nhu cầu giải trí của người dân địa phương và
khách du lịch, cần có sự đầu tư đúng mức cho các Câu lạc bộ đờn ca tài tử tại các
huyện vì đờn ca tài tử là nét đặc trưng trong đời sống văn hóa của người dân địa
phương, cần được phát triển, nhân rộng và giới thiệu với khách du lịch.
Thời gian qua kinh doanh du lịch Cà Mau chì kinh doanh chủ yếu nhóm
hàng lưu trú và ăn uống, thời gian tới cần phải chú ý khai thác đầu tư các nhóm
hàng du lịch như: lữ hành, vận chuyển khách và dịch vụ.
Sở Văn hóa thông tin phải tích cực theo dõi tiến độ đầu tư thực hiện các dự
án: bảo tồn di tích lịch sử văn hóa tự nhiên, đầu tư nâng cấp công viên văn hóa, đầu
tư tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa như: di tích lịch sử Hòn Khoai và chứng tích
chiến tranh khu Hải Yến Bình Hưng, bia kỷ niệm đường Hồ Chí Minh trên biển tại
Rạch Gốc, Ngọc Hiển.
Khai thác các sản phẩm mang tính đặc thù của địa phương như: Ong mật U
Minh, dâu Cái Tàu, tôm khô, tôm lụi, cá khô Khoai, các loại thủy sản chế biến và
qua sơ chế, các ấn phẩm văn hóa địa phương.
Cần chú trọng phát triển thêm nhiều loại hình du lịch như du lịch thể thao, du
lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch tôn giáo…
Cần khôi phục, hỗ trợ những làng nghề truyền thống để đưa vào khai thác
phục vụ du lịch. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ: nón lá mật cật U Minh, các sản
phẩm từ dừa, mành trúc, chiếu hoa, các sản phẩm đan lát, xây dựng các làng nghề
cho khách tham quan và mua sản phẩm lưu niệm.
Cần dựa vào thế mạnh về điều kiện tự nhiên của tỉnh mà nghiên cứu, tạo ra
loại hình du lịch đặc thù cho tỉnh mình.
3.1.2.2. Đối với sản phẩm vô hình
Thường xuyên mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, nhân
viên du lịch nhất là đối với lực lượng nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch.
Giúp các nhân viên, đặc biệt là đội ngũ các hướng dẫn viên tăng thêm kiến thức ở
68
mọi lĩnh vực, giúp họ học cách ứng xử cộng đồng để tạo được ấn tượng tốt đẹp
trong lòng du lịch.
Thêm vào đó cần có biện pháp giúp cộng đồng địa phương học cách giao
tiếp với khách du lịch một cách lịch sự, thân thiện nhất để tạo được cái nhìn tốt đẹp
từ khách. Có như thế thì khi có cơ hội họ sẽ trở lại, hơn nữa khi tạo được ấn tượng
tốt thì khách đến sẽ giới thiệu cho người thân, bạn bè…Đây là một điều rất quan
trọng trong công tác cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch vì hoạt động du
lịch là hoạt động giao tiếp giữa người và người.
3.1.3. Định hướng đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du
lịch
Con người là yếu tố quyết định của mọi sự phát triển, vì vậy đào tạo trực
tiếp hay gián tiếp trong ngành du lịch là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển
của ngành du lịch cả nước nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng vì sản phẩm du lịch
có chất lượng và có sức cạnh tranh cao hay không phụ thuộc vào yếu tố con người
và trình độ nghiệp vụ của họ. Sẽ là một lãng phí rất lớn nếu chỉ có tập trung đầu tư
vào kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật mà bỏ qua yếu tố con người. Việc
nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch cho cán bộ và lao động trong ngành
du lịch là một công tác hết sức cần thiết và cực kỳ quan trọng. Nó bao gồm:
Chăm lo xây dựng đời sống và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên
lao động cả về chính trị, đạo đức, ý thức trước những vấn đề văn hóa xã hội dưới
tác động của du lịch. Nâng cao ý thức của họ trong công tác giữu gìn, bảo vệ môi
trường nhất là khi thế mạnh của Cà Mau là du lịch sinh thái và du lịch sông nước.
Rà soát, phân loại trình độ, cơ cấu đào tạo của nguồn nhân lực ngành, từ đó
có các khóa đào tạo mới và đào tạo lại về quản lý chuyên môn, nghiệp vụ du lịch
đối với tất cả cán bộ và lao động hiện đang công tác trong ngành du lịch của tỉnh.
Đào tạo mới các chuyên gia về lĩnh vực đầu tư, tiếp thị, tuyên truyền, quảng
bá, quản lý khu du lịch, khu vui chơi, giải trí…
Tuyển chọn cho đội ngũ hướng dẫn viên có năng khiếu giao tiếp, giỏi ngoại
ngữ, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ…
69
Có thể cử một số cán bộ du lịch sang các tỉnh bạn để học tập kinh nghiệm,
phối hợp với họ tổ chức các chương trình giao lưu để giao lưu, nắm bắt các thông
tin, tạo mối quan hệ đầu tư ngành.
Thực hiện xã hội hóa du lịch, nâng cao nhận thức của cán bộ nhân viên và
toàn dân về du lịch.
3.1.4. Định hướng đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ du
lịch
Quy hoạch, đầu tư các công trình hạ tầng chủ yếu trong các khu du lịch, tạo
điều kiện thu hút các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch. Sớm đầu
tư các tuyến giao thong đường bộ nối đến các khu, cụm du lịch, xây dựng bến tàu –
xe, bến đậu ca nô, xuồng máy phục vụ vận chuyển, đưa đón hành khách.
Đầu tư xây dựng nâng cao chất lượng dịch vụ tại các cơ sở lưu trú và các
công trình dịch vụ du lịch, xây dựng các khách sạn – nhà hàng có các công trình
dịch vụ đa dạng, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Khuyến
khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ du lịch.
Phát triển hệ thống công trình vui chơi giải trí, tại các khu du lịch quan trọng
như Đất Mũi Cà Mau, bãi biển Khai Long, đảo Hòn Khoai, công viên văn hóa Cà
Mau…cần đầu tư các công trình vui chơi giải trí với quy mô thích hợp gắn với các
cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, các quầy hang thương mại nhằm tăng sức hấp dẫn
của sản phẩm du lịch, nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch.
Phối hợp với ngành Văn hóa Thông tin trong việc tôn tạo các di tích văn hóa
–lịch sử, kết hợp giữa khai thác và đầu tư tôn tạo nhằm giữ gìn các giá trị văn hóa
lịch sử của các di tích.
3.1.5. Định hướng tăng cường công tác xúc tiến, quảng cáo, tiếp thị các sản
phẩm du lịch
Để khách du lịch có ấn tượng về Cà Mau, tỉnh cần xây dựng một thương hiệu
cho riêng mình, một khẩu hiệu du lịch cho Cà Mau để khách nhớ đến và điều này có
thể kích thích họ đến với tỉnh mình nhiều hơn. Để đạt hiệu quả cao trong kinh
doanh du lịch cần phải có sự tăng cường đầu tư cho công tác xúc tiến, tuyên truyền
về du lịch của tỉnh như:
70
Từng bước nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, tập quán, thói quen tiêu dung và có
những thông tin định hướng cho cơ sở kinh doanh và các địa phương tổ chức tạo
mức “cung” du lịch phù hợp.
Liên doanh với các hãng lữ hành lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh là giải pháp
phù hợp nhất trong điều kiện hiện nay để tìm và mở rộng khai thác thị trường khách
quốc tế và Thành phố Hồ Chí Minh – thị trường tiềm năng của tỉnh, sau đó vươn tới
kinh doanh lĩnh vực lữ hành quốc tế, tăng cường trao đổi thong tin, kinh nghiệm
Marketing, tham gia tích cực vào hoạt động du lịch của cả nước như các hội chợ du
lịch, lễ hội, hội thi…Khi đã có điều kiện thì nên đặt các văn phòng đại diện du lịch
cùa tỉnh Cà Mau tại các thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng…
Đẩy mạnh các hoạt động như: liên doanh với các tỉnh và thành phố để tổ
chức các tour liên vùng, nối tour, nối tuyến; tuyên truyền quảng cáo dưới nhiều hình
thức đa dạng để thu hút khách.
Nâng cao nhận thức về du lịch trong các cấp, các ngành và nhân dân; tạo lập
và nâng cao hình ảnh của du lịch Cà Mau trong khu vực và trên thế giới để qua đó
thu hút khách du lịch và nguồn vốn đầu tư vào du lịch.
Xây dựng các hệ thống trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin cho
khách du lịch ở những đầu mối giao thông quan trọng.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, phối hợp các cơ quan
thông tin đại chúng, các lực lượng thông tin đối ngoại, đặt các văn phòng xúc tiến
du lịch tại các thị trường trọng điểm; tranh thủ hỗ trợ quốc tế để xúc tiến quảng bá
du lịch có hiệu quả.
Thực hiện các chương trình thông tin tuyên truyền, công bố những sự kiện
thể thao, văn hóa, lễ hội lớn trên phạm vi toàn quốc; tổ chức các chiến dịch xúc tiến,
sự kiện quảng bá, phát động thị trường theo chuyên đề; tổ chức và tham gia hội chợ,
triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch ở trong nước và quốc tế để giới thiệu rộng rãi
tiềm năng du lịch, kích thích nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế.
Có kế hoạch quan hệ báo chí và PR (public relation – quan hệ công chúng)
như:
71
Định kỳ đặt các nhà báo viết bài về Cà Mau đăng ở những bài báo lớn hoặc
một năm nên 1 – 2 lần mời các nhà báo, đài truyền hình xuống làm chuyên đề tại Cà
Mau.
Ngành du lịch có thể kết hợp với ngành văn hóa thông tin mời các đoàn làm
phim xuống đóng phim lấy bối cảnh Cà Mau, nếu được như vậy thì các điểm tham
quan trong tỉnh sẽ có nhiều người biết đến.
Phát hành những ấn phẩm có chất lượng và những thông tin chính về du lịch
Cà Mau như bản đồ du lịch Cà Mau, bưu ảnh về du lịch Cà Mau để giới thiệu về
tiềm năng du lịch, con người, cảnh quan của tỉnh Cà Mau cung cấp những thông tin
cần thiết cho khách về các cơ sở lưu trú, các điểm tham quan, các dịch vụ du lịch,
xây dựng chuyên đề trên báo đài truyền hình địa phương và Trung ương để giới
thiệu về cảnh quan thiên nhiên, con người Cà Mau.
Bước đầu có thể gởi một số tập gấp, tờ bướm giới thiệu về du lịch Cà Mau
đến các nơi mà được nhận thấy là sẽ có khả năng mua sản phẩm du lịch của mình,
chẳng hạn như các hãng lữ hành lớn của Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, một số
công ty lớn để họ thưởng tuor cho nhân viên khi hoàn thành tốt công việc.
Cần tăng cường cập nhật thông tin cho website du lịch của tỉnh để nhiều
người biết đến hình ảnh con người và du lịch Cà Mau nhiều hơn nhất là đối với du
khách nước ngoài.
3.1.6. Định hướng kế hoạch đầu tư phát triển
Để phát triển du lịch tỉnh cần đưa ra những đề xuất kêu gọi các nhà đầu tư
nước ngoài và thực hiện nhũng chính sách ưu đãi đầu tư du lịch. Đề xuất những giải
pháp cơ bản sau:
Miễn giảm tiền thuê đất, dành sự ưu đãi cho các dự án du lịch vì đây là
ngành kinh tế có thu nhập cao, thu hút nhiều nhân lực, giải quyết việc làm cho
người dân địa phương mà lại ít gây ô nhiễm môi trường.
Khuyến khích bằng cách miễn giảm thuế thu nhập đầu với những nhà đầu tư
có dự án vào Tăng cường liên doanh trong nước và nước ngoài nhằm xây dựng
thêm các khách sạn, nhà hàng, mua sắm phương tiện vận chuyển khách du lịch…
Đầu tư xây dựng, tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lượng tốt, độc đáo,
hấp dẫn để đưa ra thị trường giới thiệu.
72
3.1.7. Định hướng các thị trường mục tiêu
Ngành du lịch tỉnh cần xác định được thị trường mục tiêu mà tỉnh nhắm đến
là thị trường nào để đề ra chiến lược xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và dịch vụ
một cách phù hợp nhất.
Với cơ sở hạ tầng hiện có và được xây dựng thêm trong thời gian sắp tới thì
tỉnh nên chú trọng những thị trường sau:
Khách du lịch nội địa trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long trong những
ngày lễ, tết. Cần chú ý các tỉnh lân cận, nhất là Thành Phố Cần Thơ vì đây là đối
tượng khách tương đối dễ tính, lại cách những các điểm tài nguyên du lịch sinh thái
vườn quốc gia không xa lắm, nên họ có thể đi tham quan, nghỉ ngơi vào cuối tuần.
Khách nội địa từ Thành Phố Hồ Chí Minh và những tỉnh miền Đông Nam Bộ
đến tham quan, nghỉ ngơi, tắm biển và thả hồn mình vào trong những khu du lịch
sinh thái với màu xanh bạt ngàn, yên tĩnh. Không chỉ dừng lại đó còn có thể tham
gia vào những lễ hội diễn ra trong tỉnh như: Lễ hội “Ba Khía”, lễ hội vía Bà Thiên
Hậu, Chnam Thmay…Và trên tất cả, một điều rất đặc biệt là du khách đến với Cà
Mau để tận mắt được nhìn thấy Mũi Cà Mau_ “Mũi thuyền ta đó”, nơi đây có cột
mốc quốc gia và bất cứ du khách nào khi đến đây đều nép mình vào đó để chụp vài
tấm ảnh về làm kỷ niệm.
Đối tượng sinh viên, học sinh đi nghiên cứu, học tập, cắm trại vào mùa hè.
Khách nước ngoài yêu thích thiên nhiên, khách ba lô, khách đi xe đạp.
Thông thường khách người Pháp, Tây Ban Nha rất thích phong cảnh đồng quê,
thiên nhiên hoang dã, nhất là xưa kia người Pháp đã để lại dấu ấn xây dựng ở đây.
Hơn nữa người Pháp luôn cho rằng được đi thăm dòng sông MêKông là điều huyền
diệu.
3.2. Quy hoạch các cụm, tuyến, điểm du lịch
Quy hoạch các cụm du lịch
Trong không gian du lịch tỉnh Cà Mau việc xác định cụm du lịch có thể căn
cứ vào những tiêu chuẩn sau:
73
Sự phân bố tài nguyên du lịch và sự hấp dẫn của cảnh quan trên toàn cụm và
ở những điểm dừng tham quan.
Các khu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí và khả năng thu hút khách của chúng.
Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng.
Sự trong sạch về môi trường, các điều kiện về trật tự an toàn xã hộ
Những tiêu chuẩn trên có thể là yếu quyết định độ dài chuyến du lịch của
khách. Dựa vào những cơ sở lập cụm du lịch trên có thể xác định những cụm du
lịch chính của tỉnh:
Các cụm du lịch nội tỉnh
Cụm du lịch nội ô thành phố Cà Mau và vùng phụ cận: Đặc điểm nỗi bật
của cụm du lịch này là tuyến du lịch trung tâm gắn với thành phố Cà Mau là trung
tâm của cả tỉnh đồng thời cũng là một đầu mối giao thông quan trọng. Đây cũng là
một trung tâm điều hành hoạt động du lịch của cả tỉnh. Cụm du lich này qui tụ nhiều
điểm tài nguyên du lịch. Đặc nỗi bật và điển hình của tuyến du lịch này là tìm hiểu
đời sống, phong tục, tập quán, tính cách của con người Cà Mau thông qua các hoạt
động giao lưu, buôn bán, sinh hoạt, sản xuất ở các điểm du lịch như:
Chợ nổi Cà Mau.
Chợ Cà Mau.
Miệt vườn Tân Thành.
Hay các điểm du lịch văn hóa như:
Công viên văn hóa Cà Mau.
Đình Tân Hưng (di tích lịch sử cách mạng).
Hồng Anh Thư Quán.
Và điểm du lịch tâm linh như:
Chùa Quan Âm cổ tự.
Hoặc sự phát triển đi lên trong thời kỳ hiện đại với điểm du lịch công trình
Khí – Điện – Đạm Khánh An, hồ Vân Thủy…
Cụm du lịch này có cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ du lịch tốt nhất với hệ
thống khách sạn, nhà nghỉ đầy đủ tiện nghi, các cơ sở vui chơi giải trí, hệ thống giao
thông, ngân hàng và bưu chính viễn thông rất tốt là cơ sở thu hút khách du lịch.
74
Cụm du lịch Năm Căn – Đất Mũi – Hòn Khoai: Đây là cụm du lịch quan
trọng nhất của du lịch Cà Mau với nhiều dạng tài nguyên đa dạng và phong phú.
Nói đến Cà Mau là gắn liền với các điểm cực Nam của Tổ quốc – Đất Mũi, đồng
thời cũng là nơi quy tụ của hệ sinh thái ngập nước điển hình – rừng ngập mặn với
khu bảo tồn thiên nhiên Đất Mũi, cồn Ông Trang. Bên cạnh đó còn có hệ thống đảo
ven bờ (hòn Khoai, hòn Sao, hòn Đá Lẻ) với đặc trưng hệ sinh thái đảo đồng thời
gắn với nhiều chiến công oanh liệt của nhà giáo Phan Ngọc Hiển. Thăm điểm cuối
cùng của đường mòn Hồ Chí Minh trên biển tại Vàm Lũng, thăm khu du lịch Khai
Long, khu du lịch sinh thái lâm ngư trường 184, các sân chim, vườn chim Ngọc
Hiển, Cái Keo.
Đây là tuyến du lịch tiềm năng lớn của tỉnh với khả năng thu hút khách du
lịch rất cao nếu hình thành được các điểm đón tiếp khách ngay tại Đất Mũi, có thể
xây dựng một sân bay trực thăng để đón khách trực tiếp từ Thành phố Hồ Chí Minh
xuống hay từ Phú Quốc lên hoặc từ Côn Đảo sang. Đồng thời xây dựng hệ thống
đướn bộ Năm Căn ra Đất Mũi để sẵn sang đón khách, cải tạo cảng đường thủy đón
khách tại Đất Mũi để có thể khai thác tốt tuyến đường thủy từ Thành phố Hồ Chí
Minh xuống. Đồng thời hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở, dịch vụ lưu trú, tiếp đón
để phục vụ khách du lịch. Biến khu du lịch Đất Mũi thành một cực thu hút khách du
lịch của tỉnh. Các sản phẩm du lịch đặc thù là:
Nghiên cứu, tìm hiểu hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Nghiên cứu, tìm hiểu đời sống của các loài chim.
Nghiên cứu và tìm hiểu về bãi bồi và vị trí địa lý Mũi Cà Mau.
Tắm biển.
Câu cá, câu mực ở đảo Hòn Khoai.
Các trò thể thao nước.
Cắm trại.
Tham quan mốc tọa độ Quốc gia.
Tham quan các sân chim, vườn chim.
Ấm thực.
Du lịch sông nước.
75
Cụm du lịch Vồ Dơi – hòn Đá Bạc – Sông Đốc: Đây cũng là cụm du lịch
quan trọng của tỉnh với hệ sinh thái rừng tràm đặc trưng ở khu rừng đặc dụng Vồ
Dơi. Mặc dù với diện tích không lớn nhưng rừng đặc dụng Vồ Dơi cũng qui tụ khá
nhiều các loài động vật quý hiếm có tên trong sách đỏ của Việt Nam và Thế giới
như: loài Dơi Qụa, Rái cá long mũi, Trăn đất, Rùa răng…
Cụm du lịch này còn nỗi tiếng với cụm đảo Đá Bạc với nhiều huyền thoại
gắn với các truyền thuyết về tiên nữ gián trần như: bàn chân tiên, bàn tay tiên, giếng
tiên…trên đảo còn có ngôi đền Cá Ông nổi tiếng với tiêu bản cá voi dạt vào biển Cà
Mau, đây là ngôi đền thiêng liêng của các như dân đi biển. Ngoài ra cụm du lịch
này còn nổi tiếng với một danh nhân mà tên tuổi của ông gắn liền với các tác phẩm
đã không còn bị bó hẹp trong phạm vi tỉnh Cà Mau mà nổi tiếng khắp vùng Đồng
Bằng Sông Cửu Long, đó là nhà và mộ Bác Ba Phi với các truyện thông minh, dí
dỏm đã xua tan đi bao nhiêu cực nhọc của người nông dân Đồng Bằng Sông Cửu
Long cần cù, lam lũ.
Cụm du lịch này rất có vị trí thuận lợi, khu rừng đặc dụng Vồ Dơi chỉ cách
thành phố Cà Mau 20km, và khu du lịch hòn Đá Bạc chỉ cách thành phố 50km và
hiện tại đã có đường trãi nhựa tới tận khu du lịch hòn Đá Bạc, do đó trong việc tiếp
cận khhu du lịch này, khách du lịch có thể tiếp cận bằng đường thủy hoặc đường bộ
để tới nơi. Tuy nhiên, cần phải hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú để
tiếp đón, xây dựng các sản phẩm du lịch đa dạng và phong phú để lưu giữ khách du
lịch.
Cùng với sự kiện lịch sử hào hung của các dân tộc tại cửa sông Đốc: địa
danh này gắn liền với những chuyến tàu đưa cán bộ, bộ đội miền Tây tập kết ra Bắc
để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc chống đế quốc Mỹ giành
lại độc lập, tự do hoàn toàn cho dân tộc.
Các sản phẩm du lịch đặc thù của cụm du lịch này là:
Nghiên cứu, tìm hiểu hệ sinh thái rừng tràm.
Cắm trại.
Nghỉ cuối tuần.
Các trò thể thao nước.
Vui chơi giải trí.
76
Du lịch nhân văn.
Du lịch sự kiện lịch sử cách mạng.
Ngoài ra còn có các cụm du lịch khác như:
Cụm du lịch Cà Mau – Sông Trẹm – Khánh Hội.
Cụm du lịch Cà Mau – Vườn quốc gia U Minh Hạ - Khánh Hội.
Quy hoạch các tuyến du lịch
Các tuyến du lịch nội tỉnh
Tuyến du lịch Cà Mau – Đất Mũi – Hòn Khoai: Đây là tuyến du lịch quan
trọng nhất vì nối hai điểm du lịch quan trọng của tỉnh và khả năng thu hút lượng du
khách lớn với nhiều dạng tài nguyên và sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú bao
gồm:
Chợ nổi Cà Mau.
Chùa Bà Thiên Hậu.
Di tích lịch sử - văn hóa Chùa Phật Tổ.
Công viên văn hóa – Sân chim Cà Mau.
Khu văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau.
Mốc tọa độ quốc gia – Panô biểu tượng Mũi Cà Mau.
Vọng lâm đài cao 20,5 mét.
Khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia Đất Mũi.
Mô hình thu nhỏ làng rừng kháng chiến Mũi Cà Mau.
Khu nghỉ mát, tắm biển Hòn Khoai.
Phong cảnh Hòn Khoai.
Hải đăng – Di tích lịch sử khởi nghĩa Hòn Khoai.
Tuyến du lịch Cà Mau – Vồ Dơi – Đá Bạc – Sông Đốc: Tuyến này thuận
tiện di chuyển cả đường bộ lẫn đường thủy, bao gồm các đối tượng tham quan:
Chợ nổi Cà Mau.
Chùa Bà Thiên Hậu.
Di tích lịch sử - văn hóa Chùa Phật Tổ.
Công viên văn hóa – Sân chim Cà Mau.
Hệ sinh thái đặc trưng rừng tràm, các loài động vật ở khu rừng đặc
dụng Vồ Dơi.
77
Di tích Dấu chân Tiên – Bàn tay Tiên.
Chùa Ông nơi thờ bộ xương Cá Ông.
Bia chiến thắng CM12.
Thăm nhà và mộ của Bác Ba Phi.
Tham quan cửa sông Ông Đốc – Tượng đài nơi diễn ra chuyến tàu tập
kết ra Bắc năm 1954.
Tuyến du lịch Cà Mau – Tân Thành – rừng U Minh Hạ: Bao gồm các
điểm tham quan:
Tham quan thành phố Cà Mau.
Di tích lịch sử đình Tân Hưng
Hồng Anh Thư Quán.
Chùa bà Mã Châu – Nét văn hóa truyền thống của người Hoa.
Quan Âm Cổ Tự và huyền thoại về một ngôi cùa cổ.
Tham quan, tự hái và ăn trái cây trong các nhà vườn ở Tân Thành.
Tham quan và học các làng nghề truyền thống như dệt chiếu ở Tân
Thành.
Xem cảnh Âu thuyền – một sáng tạo độc đáo của người dân Cà Mau ở
rừng U Minh Hạ.
Tham quan sân chim với các loài chim Quắm, Diệc Mốc, Diệc Lửa,
Sen Ốc…
Vào rừng xem và thưởng thức tổ ong mật thiên nhiên và các đặc sản
khác của rừng U Minh Hạ.
Các tuyến du lịch liên tỉnh, liên khu vực
Tuyến Cà Mau – Bạc Liêu – các tỉnh khác trong khu vực Đồng Bằng Sông
Cửu Long.
Tuyến Hà Nội – Huế - Đà Nẵng – Thành phố Hồ Chí Minh – Cà Mau (bằng
đường hàng không, đường bộ).
Tuyến du lịch biển nối Cà Mau với các nước trong khu vực, trước mắt mở
rộng liên kết phát triển du lịch với Campuchia, Thái Lan, Malaysia…
Quy hoạch các điểm du lịch
Đầm Thị Tường
78
Đầm Thị Tường rộng trên 700 ha, nằm giữa ranh giới thuộc hai huyện Trần
Văn Thời và Phú Tân. Do đặc điểm địa hình nên đầm được chia ra làm ba đầm: đầm
Trên, đầm Giữa và đầm Dưới. Đầm là nơi cư trú của hàng nghìn loài động vật thủy
sinh, là nguồn kiếm sống của khoảng 200 hộ dân đang sinh sống trên mặt đầm, hiện
tại chưa có nhiều nghiên cứu về thành phần các loài sống trong đầm. Ngoài ra có
thể kết nối thêm một số điểm du lịch lịch sử hấp dẫn khác như khu căn cứ Xẻo
Đước, là nơi tỉnh ủy Cà Mau – Bạc Liêu làm căn cứ trong thời kỳ và khu chứng tích
chiến tranh biệt khu Hải Yến – Bình Hưng xã Phú Tân, là một “Địa ngục trần gian”
còn sót lại, minh chứng điển hình cho những tội ác dã man của Mỹ - Ngụy trong
thời kỳ kháng chiến. Sản phẩm du lịch chủ yếu của điểm này là:
Du lịch sông nước.
Thể thao nước.
Du lịch văn hóa.
Ẩm thực.
Hòn Khoai
Cụm đảo hòn Khoai thuộc xã Tân An, huyện Ngọc Hiển, gồm 5 đảo: Hòn
Khoai (4,96km2), Hòn Sao (0,7km2), Hòn Gò (Hòn Gỗ, Hòn Tượng : 0,3km2), Hòn
Đồi Mồi (0,03km2) và Hòn Đá Lẻ (0,005km2), tổng cộng 5,72km2. Đảo Hòn Khoai
còn có tên gọi theo truyền thuyết là đảo Giáng Tiên, cách đất liền (bãi Khai Long)
khoảng 14 km, cách Rạch Gốc 27 km.
Đảo Hòn Khoai được cấu tạo bởi đá granit, bị phong hóa bốc mòn mạnh tạo
nên những dạng địa hình hấp dẫn với một số bãi tắm. Thảm thực vật bao gồm các
quần hệ chính: thực vật ngập mặn nhiệt đới, thực vật trên cát và rừng rậm thường
xanh nhiệt đới mùa mưa với 278 loài được ghi nhận, trong đó có tới 7 loài quý
hiếm.
Bước đầu đã thống kê được 61 loài động vật, trong đó có 12 loài quý hiếm,
đặc biệt loài Gầm ghì trắng, rất có giá trị du lịch.
Mặc dù có diện tích không lớn, Hòn Khoai là một thắng cảnh hấp dẫn với
những giá trị về địa chất và đa dạng sinh học cao rất có ý nghĩa cho phát trển du lịch
Cà Mau.
Sân chim trên đất Cà Mau
79
Cà Mau là một vùng đất lành nên từ xa xưa vùng này đã là điểm dừng chân
của nhiều loài chim trong hành trình di trú. Theo ước tính có khoảng 19 sân chim,
vườn chim, bãi đậu và tràm chim trên một diện tích chiếm khoáng 146ha.
Sân chim Chà Là với diện tích 14ha sân chim Tân Duyệt thuộc huyện Đầm
Dơi rộng khoảng 132ha là những nơi tập trung của rất nhiều loài chim khác nhau.
Tuy nhiên gần đây do nhiều lý do nên 2 sân chim này có nguy cơ bị suy thoái, mặc
dù vậy đã hình thàh nhiều sân chim của ông Tạ Tấn Minh ở khu vực III ngay trong
thị trấn Đầm Dơi. Sân chim này ước tính lúc cao điểm có khoảng 10.000 con thuộc
nhiều loài khác nhau, chiếm chủ yếu là các loài Cồng Cộc, Cò Trắng, Cò Xám,
Vạc…và một số loài quý hiếm như Điểng Điểng, Giang Sen, Quắm trắng…
3.3. Đề xuất các tour du lịch cho từng loại khách
Đối với khách nội địa trong tỉnh và khu vực
Tổ chức các tour tắm biển, chèo thuyền, câu các loại cá, bắt các loại hải sản
vào dịp hè, cuối tuần, ngày nghỉ lễ…
Tổ chức các tour xem lễ hội trong tỉnh như Chol Chnam Thmay, lễ cúng Kỳ
Yên, Nghinh Ông, Ba Khía…
Các tour khác như:
Cắm trại hè trên các hòn.
Tour thăm vườn kết hợp với hái trái cây.
Tour câu cá ở biển Khai Long.
Tour cắm trại hè ở các sân chùa.
Đối với khách du lịch nội địa ngoài khu vực
Tổ chức các tour xem lễ hội kết hợp thăm những chùa Khmer, Hoa cổ kính.
Kết hợp với các hang lữ hành ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh tổ chức
những tour chèo xuồng, tắm biển, câu cá các loại, bắt các loại thủy hải sản vào
những dịp cuối tuần, nghỉ hè, tết…
Các tour khác như:
Tour văn hóa: thăm chùa, thăm thư viện, thăm nhà của Bác Ba Phi, thưởng
thức những câu vọng cổ miệt vườn, nghe những câu chuyện mang đậm chất Nam
Bộ nói chung và Cà Mau nói riêng cuốn hút, làm say hồn người của Bác Ba Phi.
Tour câu cá, lặn bắt nghêu-sò-ốc-hến.
80
Tour tham quan cụm khu công nghiệp Khí – Điện - Đạm Khánh An, Thành
phố Cà Mau và mua sắm ở chợ.
Tour tham quan, học tập, nghiên cứu ở các điểm du lịch sinh thái như vườn
quốc gia U Minh Hạ, Lâm Ngư Trường 184…
Tour tham quan,nghiên cứu và xem chim các loại ở các sân chim tại thành
phố và ở các huyện của tỉnh.
Tour ở nhà dân, thăm làng quê, bắt ve ban đêm.
Tour lễ hội Nghinh Ông, lễ cúng Kỳ Yên, lễ hội Ba Khía, Đoan Ngọ.
Tour học làm đèn trời, làm diều thi thả trên các hòn như: hòn Khoai, hòn Đá
Bạc...
Tour thi nhau bắt các loại đặc sản Cà Mau trong những ngày lễ hội.
Khách đến từ Châu Âu và Mỹ
Tour du lịch bằng xuồng trên sông Gành Hào tham quan chợ nổi Cà Mau,
chùa Bà, tham quan thành phố.
Tour ngủ nhà vườn, tuy nhiên khi tổ chức các tour này cần phải chú ý vấn đề
an ninh và vệ sinh cho du khách.
Tour tham quan các làng nghề truyền thống và học cách dệt chiếu ở Tân
Đức, Tân Thành, đan lát ở U Minh.
Tour tìm hiểu văn hóa miệt vườn, thu hoạch các sản phẩm của nghề vườn tại
Cà Mau như dưa hấu Cái Keo, dâu Cái Tàu, vườn cây ăn trái các loại ở Tân Thành.
Các mô hình tour khác:
Tour nông nghiệp, thăm và làm ruộng, tát mương bắt cá, ngủ đêm tại nhà
dân.
Tour đi xe đạp vòng quanh các tuyến đường liên huyện kết hợp tham quan
nhà vườn, ăn trong vườn.
Tour xem chim, cò vào buổi chiều ở các huyện và tại thành phố Cà Mau.
Tour đi tham quan vòng quanh thành phố Cà Mau bằng xe đạp.
Tour hưởng tuần trăng mật tại điểm du lịch Đất Mũi Cà Mau du khách sẽ
được viếng thăm cột mốc quốc gia, ngắm biển trên chòi cao. Đặc biệt tại nơi đây
du khách trong một ngày có thể ngắm mặt trời lên ở biển Đông và lặn ở biển Tây.
Khách ba lô
81
Đây là đối tượng khách không yêu cầu dịch vụ cao cấp, dễ khai thác. Thích
hợp với các tour du lịch trên sông thăm nhà vườn, tắm biển và bắt các loài thủy hải
sản đặc sản của Cà Mau, vào các khu rừng lấy ong mật, ngủ nhà dân…
3.4. Các giải pháp khác
3.4.1. Giải pháp về đầu tư
Những dự án ưu tiên đầu tư
Xây dựng khu du lịch Khai Long
Sự cần thiết phải có của dự án: Khai Long là bãi biển duy nhất của tỉnh Cà
Mau, nằm trọn vẹn trong vườn quốc gia Mũi Cà Mau, bãi Khai Long được bao bọc
xung quanh là các dải rừng ngập mặn xum xê. Bãi Khai Long là bải biển bồi tụ, bải
nông, thoải, sóng thấp, nhỏ, tần số sóng đều đặn rất thích hợp để khai thác loại hình
tắm biển, đặc biệt là cát ở bải biển Khai Long là một loại cát không giống bất cứ bãi
biển nào khác của Việt Nam, cát có màu vàng óng, hạt nhỏ, mịn. Hiện tại đã hình
thành Khu du lịch Khai Long để phục vụ khách du lịch tuy nhiên hiệu quả khai thác
còn thấp.
Quy mô dự án:
Dự án được xây dựng trên quy mô diện tích 229 ha.
Mục tiêu của dự án:
Khai thác các dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ, bãi tắm, thể thao dưới nước, ẩm
thực, giải trí, tham quan, nghiên cứu…
Khôi phục các làng nghề truyền thống như làm nước mắn, chế biến khô,
hàng thủ công mỹ nghệ…tạo ra những sản phẩm du lịch có nguồn gốc từ địa
phương.
Tạo việc làm, góp phần đào tạo lao động, sử dụng lao động nông nhàn tại địa
phương.
Dự kiến các hạng mục công trình:
Khu trung tâm chính.
Khu nhà nghỉ Bungalow và các dịch vụ khác.
Khu khách sạn, nhà nghỉ phục vụ các Ban ngành trong tỉnh.
Khu cắm trại, dã ngoại, bãi tắm, vui chơi trên biển.
Khu thể thao.
82
Khu nhà nghỉ nghỉ gia đình gắn với mô hình sản xuất và nuôi trồng thủy hải
sản.
Khu vườn cây ăn trái.
Khu bảo tồn động thực vật hoang dã, các loài thủy sản quý hiếm và bảo tồn
hệ sinh thái rừng đước, mắn tự nhiên…
Tổng số vốn đầu tư: 10.000.000.000 đồng.
Khu du lịch quốc gia sinh thái rừng ngập mặn Cà Mau
Sự cần thiết phải có của dự án:
Rừng ngập mặn của Cà Mau có giá trị phòng hộ, môi trường và kinh tế cao.
Đây là khu vực của hệ sinh thái rừng ngập nước với quần thể thực vật đặc trưng là
đước, mắn và rừng ngập mặn hỗn giao, chính điều này đã góp phần quan trọng
trong việc hình thành các sân chim tự nhiên lớn với những loài chim di cư có giá trị
cao trên toàn cầu như: Điêng điểng cổ trắng, Giang sen, Gìa đẫy Giava, Quắm đầu
đen, Cồng Cộc…và là nơi lưu giữ, bảo tồn các nguồn gen quý hiếm. Ngoài ra với
phân khu bảo tồn biển với nhiều cửa sông lớn, trữ lượng hải sản cao và phong phú
về chủng loại với khoảng 33 loài tôm biển, sò huyết…
Với vị trí địa lý và tiềm năng tài nguyên du lịch đặc sắc, phong phú, rừng
ngập mặn Cà Mau có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Chính vì vậy,
rừng ngập mặn Cà Mau được chọn để phát triển thành một trong 22 Khu du lịch
Quốc gia. Sự phát triển của Khu du lịch sẽ đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát
triển kinh tế của địa phương và vào sự nghiệp phát triển du lịch của cả nước.
Dự kiến các hạng mục công trình:
Xây dựng tuyến giao thông bộ trong khu du lịch.
Xây dựng tuyến giao thông thủy trong khu du lịch bao gồm các nộ dung như
nạo vét, mở rộng và đào tạo mới một số tuyến kênh nhằm nối các điểm du lịch Cồn
Ông Trang với Mũi Khai Long và Mũi Cà Mau; xây dựng cầu tàu và bến xe du lịch
tại thị trấn Năm Căn.
Xây dựng một số hạng mục chính như đường kè vành đai biển; hệ thống cầu
xuyên rừng; đường giao thông xuyên rừng; hồ điều hoà, bãi đậu xe, đài quan sát.
Khu nhà nghỉ dân dã, bãi cắm trại.
Dự án chia làm 2 giai đoạn:
83
Giai đoạn đầu: xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và cầu cảng, bãi
đỗ xe, kinh phí khoảng 110 tỷ đồng.
Giai đoạn sau: xây dưng hệ thống nhà nghỉ, kinh phí dự kiến khoảng 19 tỷ
đồng.
Tổng vốn đầu tư: khoảng 129.000.000.000 đồng.
Công viên Văn hóa - Du lịch Mũi Cà Mau
Sự cần thiết phải có của dự án:
Xây dựng khu công viên trung tâm thành phố Cà Mau thành tổ hợp các hoạt
động dịch vụ du lịch, tham quan, thể thao, và vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu nghỉ
ngơi của Tỉnh.
Xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và các
dịch vụ có chất lượng cao phục vụ du khách.
Đa dạng hóa các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí, tham quan,
nghỉ dưỡng…để thu hút du khách đến thành phố và có thể từ đó đến các điểm du
lịch khác trong tỉnh, trong vùng.
Quy mô dự án:
Dự án được xây dựng trên quy mô diện tích 45,5 ha.
Mục tiêu của dự án:
Đảm bảo nhu cầu phục vụ sự gia tăng nhanh về số lượng du khách hiện nay
(cả du lịch quốc tế và du lịch trong nước) và phù hợp phát triển tương lai.
Kết hợp hài hòa giữa cải tạo, tôn tạo, phục chế và xây dựng mới, nghiêm
cấm sự vi phạm môi trường, cảnh quan tự nhiên và nhân văn vốn có của khu vực.
Đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đã được quy hoạch.
Dự kiến các hạng mục công trình:
Xây dựng trung tâm điều hành và thông tin du lịch.
Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch.
Xây dựng khu trung tâm dịch vụ bao gồm các nhà hàng, nhà nghỉ…phục vụ
các món ăn đặc sản cùa Cà Mau và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Cải tạo cảnh quan tự nhiên và xây dựng một số công trình như làng rừng
kháng chiến, các vườn cảnh quan tự nhiên, khu vui chơi giải trí công cộng.
Bảo tồn, cải tạo khu sân chim trong thành phố.
84
Tổng số vốn đầu tư: 15.000.000.000 đồng.
Khu du lịch Hòn Đá Bạc
Hòn Đá Bạc thuộc huyện Trần Văn Thời cách Cà Mau 50km đường thủy. Có
diện tích khoảng 6,4km2 gồm 3 đảo nằm sát nhau và sát bờ biển. Trên đảo có nhiều
cảnh đẹp như Sân Tiên, Giếng Tiên, Bàn Chân Tiên, Bàn Tay Tiên, chùa Cá
Ông…giữa một thảm thực vật tự nhiên phong phú. Cảnh quan tự nhiên, khí hậu ở
đây thích hợp xây dựng thành một khu du lịch tổng hợp với các loại hình vui chơi,
giải trí, leo núi và các hoạt động gây cảm giác mạnh. Trong tương lai chắc chắn hòn
Đá Bạc là một địa chỉ du lịch hấp dẫn của Cà Mau.
Quy mô dự án:
Dự án được xây dựng trên quy mô diện tích: 65,88 ha.
Dự kiến các hạng mục công trình:
Xây dựng thành điểm du lịch biển tổng hợp.
Phát triển hệ thống cây xanh chuyên đề và khu vườn sinh thái.
Xây dựng thành khu nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống đặc sản trên biển.
Khu du lịch sinh thái Đầm Thị Tường
Đầm Thị Tường là một đầm tự nhiên có chiều dài khoảng 7 km với diện tích
khoảng 700 ha. Phía Bắc và phía Tây đầm giáp xã Phong Lạc huyện Trần Văn Thời,
phía Nam giáp xã Phú Mỹ và phía Đông giáp xã Hưng Mỹ huyện Cái Nước.
Đầm không phải là một đầm khép kín mà nó được thông với sông Ông Đốc
bằng một con rạch nhỏ, hiện nay đầm gần như là một hồ nước mặn cạn là nơi hội tụ
của các loài thủy sản phong phú.
Với vị trí khá thuận lợi, gần cửa sông Mỹ Bình, cách không xa các điểm du
lịch Hòn Đá Bạc và khu di tích lịch sử Xẻo Đước, có thể thấy đây là một địa điểm
hội tụ đầy đủ các điều kiện sinh thái tự nhiên và nhân văn để triển khai xây dựng
một khu du lịch sinh thái lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước.
Một trong những yếu tố hấp dẫn khách du lịch và sự quan tâm của các nhà
đầu tư du lịch ở khu vực này chính là một không gian tĩnh lặng, sự trong sạch của
môi trường tự nhiên gắn với một vùng dân cư rộng lớn với những nét sinh hoạt đặc
thù của người dân vùng đất ngập nước. Đầm Thị Tường là một khu vực lý tưởng
đảm bảo phát triển thành khu du lịch sinh thái. Trong tương lai khi khu vực cửa
85
sông Mỹ Bình được nạo vét, mở rộng và quy hoạch thì lượng khách du lịch đến khu
du lịch sinh thái Thị Tường sẽ ngày một tăng.
Dự kiến các hạng mục công trình:
Xây dựng thành điểm du lịch sinh thái tổng hợp.
Phát triển hệ thống nhà nghỉ dân dã.
Tổng số vốn đầu tư: 45.900.000.000 đồng.
Các ưu đãi đối với các nhà đầu tư
Các nhà đầu tư khi đến Cà Mau sẽ được tạo điều kiện thuận lợi về các thủ tục
đầu tư, các tài liệu nghiên cứu xây dựng dự án và chính sách ưu đãi như không thu
tiền sử dụng đất, giảm miễn thuế có thời hạn, cho vay với lãi suất ưu đãi đối với
những trường hợp đầu tư khai thác khác.
3.4.2. Giải pháp về thị trường
Do vị trí địa lý của Cà Mau không thuận lợi cũng như không có những sản
phẩm đặc biệt so với những tỉnh khác trong vùng nên có thể thăm nhập vào thị
trường khách quốc tế và nội địa thì tỉnh cần áp dụng chiến lược marketing “nhiều
sản phẩm cho nhiều thị trường”. Khách du lịch đến Cà Mau có thể vừa nghỉ ngơi
kết hợp tham quan, lễ hội hoặc kết hợp mục đích thương mại, công vụ với nghỉ cuối
tuần.
Chiến lược cạnh tranh thị trường: Để cạnh tranh với các khu nghỉ khác ở
vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, Cà Mau có ba khả năng có thể áp dụng được là:
giá rẻ, chiến lược sản phẩm độc đáo và chiến lược thị trường thích hợp. Để cạnh
tranh được với các nơi khác và thu hút nhiều khách đến thì biện pháp tiềm năng
nhất có tính chiến lược sẽ là “giá rẻ”.
Thế mạnh của du lịch Cà Mau là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lễ
hội…trong đó đáng chú ý là hệ sinh thái biển và đất ngập nước. Tuy nhiên không
phải là nguồn tài nguyên vô hạn do đó cần phải có kế hoạch sử dụng hợp lý nguồn
tài nguyên này, tránh hiện tượng xây dựng các sản phẩm du lịch vội vàng, hoặc các
sản phẩm có chất lượng thấp tạo một hình ảnh không đẹp về du lịch Cà Mau.
Về thị trường, Cà Mau cần tranh thủ nguồn khách truyền thống là khách du
lịch nội tỉnh và các địa phương lân cận, từng bước có kế hoạch để thu hút khách
trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và các tỉnh phía Nam.
86
3.4.3. Giải pháp về sản phẩm
Hiện nay các tài nguyên du lịch của Cà Mau còn chưa được khai thác có hiệu
quả nên các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu dẫn đến mang lại lợi ích từ
du lịch chưa cao. Vì thế muốn khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên nhằm thu hút
nhiều khách, nhất thiết phải có một biện pháp nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất
lượng sản phẩm du lịch. Một số giải pháp cơ bản sau:
Tiến hành điều tra đánh giá hiện trạng các sản phẩm du lịch chính của tỉnh và
những tiềm năng chưa được khai thác, lấy kết quả làm cơ sở cho việc xây dựng kế
hoạch có tính khả thi, tạo ra sản phẩm du lịch có chất lượng, có khả năng cạnh tranh
cao so với sản phẩm của tỉnh khác trong khu vực.
Tiến hành đánh giá phân loại khách sạn và hệ thống dịch vụ theo tiêu chuẩn
quốc gia, quốc tế, có những qui định chặt chẽ về tiện ích và tiện nghi, dịch vụ trong
nhà hàng, khách sạn. Cần thường xuyên kiểm tra để đảm bảo chất lượng không bị
xuống cấp.
Tiến hành hợp tác chặt chẽ với các tỉnh lân cận, đặc biệt là Thành phố Hồ
Chí Minh, Cần Thơ, Kiên Giang và những tỉnh khác nhằm tạo điều kiện cho các sản
phẩm du lịch có chất lượng cao thông qua các tuyến điểm du lịch liên vùng.
Thế mạnh của du lịch Cà Mau là: Du lịch sinh thái (rừng ngập mặn, sân
chim, biển…), du lịch sinh thái cộng đồng, Mũi Cà Mau_nơi tận cùng của tổ quốc,
vị trí rất đặc biệt, các căn cứ cách mạng, và sự liên kết vùng…Chính vì thế cần phải
có những giải pháp như đầu tư, khai thác, thiết kế sản phẩm để tạo nên sự hấp dẫn,
thu hút du khách, cái ấn tượng khó phai trong long du khách. Và trên hết tránh sự
trùng lấp với các sản phẩm trong cùng một khu vực.
3.4.4. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực là quá trình đầu tư lâu dài, để ngành du lịch Cà
Mau có đội ngũ lao động đáp ứng được yêu cầu hiện tại thì nhân tố đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực là rất cần thiết. Nên phát triển nguồn nhân lực một cách đồng
bộ cả về số lượng lẫn chất lượng, là động lực thúc đẩy du lịch trở thành kinh tế mũi
nhọn.
Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực hoạt động trong
ngành du lịch:
87
Lấy nòng cốt là đội ngũ đang phục vụ trong ngành du lịch, đây là lực lượng
có ít nhiều kinh nghiệm và có tâm huyết cao đào tạo thêm và truyền đạt lại cho địa
phương.
Thực tế trình độ ngoại ngữ của nhân viên du lịch còn rất yếu kém, cần đào
tạo lại, khuyến khích cách tự học ngoại ngữ, có thể thực hành giao tiếp trong cơ
quan, với bạn đồng nghiệp, học thêm ở các trường dạy thêm ngoại ngữ.
Kết hợp với các ngành văn hóa và giáo dục nhằm phát triển du lịch bền
vững, chú ý lôi kéo thu hút sự tham gia của các đoàn thể và cơ sở tôn giáo như
chùa, nhà thờ…
Kết hợp với Đồng Bằng Sông Cửu Long đặc biệt là các tỉnh lân cận như Bạc
Liêu, Kiên Giang, Cần Thơ…trong việc chia sẽ nguồn lực, chia sẽ chi phí đào tạo…
Chú ý thu hút đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch từ cộng đồng Khơmer,
Hoa…
Tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế để giúp đỡ địa phương trong việc đào tạo
nguồn nhân lực.
Tranh thủ mời gọi những hướng dẫn viên cho các tour dã ngoại là người dân
trong tỉnh hiện có tâm huyết với nghề đang làm việc ở các thành phố lớn về gắn bó
lâu dài với Cà Mau.
Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, đảm nhiệm vị trí điều hành, lãnh
đạo trong các cơ quan quản lý của ngành. Thực hiện bằng cách đưa nhân viên, cán
bộ trẻ có năng lực trong cơ quan đi du học đào tạo nước ngoài.
3.4.5. Giải pháp khắc phục tính mùa vụ, kéo dài thời gian lưu trú của du khách
Cà Mau có lợi thế nổi trội về phát triển du lịch biển, tuy nhiên loại hình du
lịch này phụ thuộc nhiều vào các điều kiện khí hậu và do vậy mang tình mùa vụ rất
cao. Yếu tố này đã hạn chế thời gian lưu trú và khả năng chi tiêu của du khách; ảnh
hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn lao động và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch. Để khắc phục những hạn chế này, song song với việc phát triển du lịch biển,
Cà Mau cần khai thác các lợi thế khác về tài nguyên để phát triển các loại hình du
lịch khác mà ít bị tác động bởi các yếu tố khí hậu. Theo hướng đó có thể đẩy mạnh
khai thác các loại hình du lịch sau:
88
Du lịch sinh thái – mạo hiểm ở Vườn quốc gia U Minh Hạ, Vườn quốc gia
Đất Mũi.
Đầu tư tôn tạo, khôi phục các sân chim, các lễ hội của địa phương…
Phát triển du lịch công vụ: tổ chức các hội nghị, hội thảo: đăng ký tổ chức
các sự kiện văn hóa – thể thao lớn của cả nước.
Đẩy mạnh liên kết với các địa phương lân cận như Bạc Liêu, Sóc Trăng,
Kiên Giang…trong đó đáng chú ý là tỉnh Kiên Giang với đảo Phú Quốc đã được
chính phủ đồng cho phép đầu tư xây dựng thành khu du lịch có tầm cỡ khu vực và
quốc tế. Việc liên kết khai thác nguồn khách từ Phú Quốc đến khu du lịch Đất Mũi
Cà Mau là hết sức thuận lợi, góp phần thúc đẩy du lịch Cà Mau phát triển.
3.4.6. Giải pháp hướng đến việc khai thác tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là linh hồn của khu du lịch, điểm du lịch. Vì vậy, phải tạo
ra sản phẩm du lịch độc đáo, có chiều sâu, mang đậm sắc thái của Cà Mau, tránh sự
trùng lấp với các tỉnh trong khu vực…
Khai thác các loại hình du lịch tham quan, nghiên cứu, học tập dành cho học
sinh, sinh viên hay cho tất cả những ai muốn thư giản, giảm stress sau một ngày
căng thẳng với công việc hay những bộn bề của cuộc sống đô thị náo nhiệt, ồn ào
tại các sân chim ở các huyện và tại thành phố Cà Mau. Đây là tài nguyên du lịch
không thể bỏ qua, điều đặc biệt Cà Mau là“vùng đất lành chim đậu”, vì ngay giữa
lòng thành phố có một sân chim hiện hữu.
Khai thác mạnh các loại hình du lịch biển kết hợp với loại hình nghiên cứu
khoa học ở rừng ngập mặn Mũi Cà Mau (vừa được công nhận là Khu dự trữ sinh
quyển thế giới) và rừng tràm U Minh Hạ. Đến đây bạn sẽ được đắm mình giữa thiên
nhiên bạt ngàn, với vô vàn sản vật quý hiếm, khám phá vùng đất sông ngòi chằng
chịt và bãi bồi Đất Mũi…Là nơi duy nhất trên đất liền Việt Nam vừa thấy mặt trời
mọc lên khi bình minh và lặn xuống khi hoàng hôn…
Khai thác các loại hình du lịch sinh thái, du lịch biển ở các cụm đảo Hòn
Khoai, Hòn Đá Bạc, bãi biển Khai Long, cồn Ông Trang, đầm Thị Tường…
Chú trọng khai thác phát triển du lịch ở các khu du di tích lịch sử cách mạng
để qua đó giáo dục tinh thần yêu nước của người Việt Nam. Ví dụ như thường
89
xuyên tổ chức các tour về nguồn, tham quan đoạn cuối của đường Hồ Chí Minh trên
biển tại cửa Vàm Lũng.
Khai thác nền văn hóa bản địa cũng như nếp sống của cư dân địa phương,
văn hóa ẩm thực thôn quê độc đáo (phát triển các loại đặc sản Cà Mau như tôm sú,
các loại khô, mắm ba khía, mật ong…để làm phong phú thêm văn hóa ẩm thực Cà
Mau, đồng thời đây sẽ là những món quà lưu niệm mà du khách sẽ nhớ mãi khi đến
Cà Mau), ví dụ như nên tổ chức các tour du lịch trãi nghiệm cuộc sống của các cư
dân vùng biển hay người dân của các làng nghề truyền thống ở Cà Mau, bên cạnh
đó lồng ghép vào tour những chương trình hội chợ ẩm thực, kết hợp với đàn ca tài
tử Nam Bộ…như vậy mới tạo sự mới mẻ, độc đáo và thu hút khách du lịch.
3.5. Các kiến nghị
3.5.1. Đối với Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch
Đề nghị Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch xây dựng phương án đào tạo
nguồn nhân lực riêng cho ngành du lịch của tỉnh để đáp ứng yêu cầu phát triển du
lịch.
Sở thường xuyên theo dõi, nghiên cứu sở thích thị hiếu của khách du lịch để
có kế hoạch cải tiến các sản phẩm du lịch phù hợp với chất lượng cao nhất.
Cần tích cực đưa những sản phẩm du lịch của tỉnh mình lên trang web nhằm
là phong phú hơn nội dung website du lịch của tỉnh, có như thế mới thu hút nhiều
người truy cập để tìm hiểu thêm về thông tin hoạt động du lịch của tỉnh.
Tổ chức hội nghị công bố điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
Tỉnh năm 2010 và định hướng đến năm 2020; phối hợp với các Sở: Kế hoạch và
Đầu Tư, Tài Chính, Nội Vụ, Giao thông vận tải,Văn hóa thông tin, Khoa học công
nghệ, Tài nguyên môi trường, Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các ban
ngành khác có liên quan xây dựng các chương trình liên ngành cùng tổ chức thực
hiện điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch năm 2010 và định hướng đến
năm 2020.
90
3.5.2. Đối với Tổng cục du lịch và Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Cà Mau
Tổng cục du lịch cần tiếp tục có sự hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách đối với
việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, hoạt động xúc tiến, tuyên truyền quảng cáo và đào tạo
nguồn nhân lực cho du lịch Cà Mau.
Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh cần chỉ đạo các ban ngành chức năng cùng phối hợp
với sở Ngoại Vụ Du Lịch để xây dựng kế hoạch, triển khai và giám sát quá trình
phát triển sản phẩm du lịch để đảm bảo khai thác hợp lý các tiềm năng du lịch của
địa phương. Chỉ đạo xây dựng và ban hành các cơ chế phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt
động phát triển du lịch đạt được các chỉ tiêu đề ra, đưa du lịch Cà Mau phát triển
tương xứng với tiềm năng vốn có và nhanh chóng hội nhập với khu vực.
3.5.3. Đối với Sở Ngoại Vụ - Du lịch
Phối hợp với các sở: Kế Hoạch và Đầu Tư, Văn Hóa – Thông Tin, Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Tài Nguyên – Môi Trường…cùng các ban ngành,
quận huyện có liên quan trong việc lập, triển khai xây dựng và giám sát các dự án
quy hoạch phát triển du lịch trong toàn tỉnh, trong việc quảng bá sản phẩm du lịch
Cà Mau đến với du khách. Sở cần thiết kế logo riêng cho du lịch Cà Mau, cần quan
tâm hơn nữa các hoạt động văn hóa – lễ hội ở các địa phương nhằm đa dạng hóa sản
phẩm du lịch của tỉnh.
3.5.4. Đối với Uỷ Ban Nhân Dân các huyện, thị trực thuộc Tỉnh
Uỷ Ban Nhân Dân các huyện, thị - nơi có nguồn tài nguyên du lịch đã được
xác định trong các dự án có trách nhiệm bảo vệ, giữ nguyên hiện trạng, tránh tình
trạng lấn chiếm, mua bán trái phép…
Có biện pháp bảo tồn và tôn tạo các tài nguyên du lịch, các cảnh quan, môi
trường tự nhiên và xã hội trên địa bàn; tuyên truyền giáo dục và nâng cao nhận thức
cùa toàn dân trong việc tăng cường giữ gìn bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch.
Tổ chức chỉ đạo và thực hiện quản lý theo chức năng của chính quyền sở tại
các dự án đầu tư phát triển du lịch tại địa phương đảm bảo theo đúng quy hoạch,
bảo vệ tài nguyên môi tường du lịch, giữ gìn trật tự kỹ cương và từng bước đưa
công tác quản lý du lịch vào nề nếp.
91
PHẦN KẾT LUẬN
Cà Mau có vị trí địa lý nằm ở điểm cuối cùng “Cực Nam Tổ quốc”. Cà Mau
là một tỉnh có tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng: có biển, sông ngòi, rừng
ngập mặn, những vườn cây ăn trái…, có nhiều tiềm năng và tài nguyên để phát
triển du lịch, có Vườn quốc gia Rừng ngập mặn và Vườn quốc gia U Minh Hạ. Đặc
biệt điều quan trọng nhất là có vườn quốc gia Đất Mũi – Khu dự trữ sinh quyển thế
giới, có khu bảo tồn thiên nhiên với nhiều đặc trưng cho du lịch sông nước Đồng
Bằng Sông Cửu Long, có nhiều di tích văn hóa lịch sử có giá trị, ngoài ra còn có các
giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của ba dân tộc anh em Kinh, Hoa, Khmer.
Những thuận lợi trên nếu được đầu tư khai thác tốt sẽ tạo cho du lịch Cà Mau những
bản sắc riêng đặc biệt hấp dẫn và thu hút du khách.
Du lịch Cà Mau trong những năm qua đã vượt qua những khó khăn và đạt
được những thành tựu quan trọng, có những chuyển biến tích cực cả về lượng và
chất, số lượng du khách trong nước và quốc tế đến Cà Mau ngày càng tăng, các sản
phẩm du lịch ngày càng phong phú và đa dạng hơn.
Tuy nhiên hoạt động du lịch ở Cà Mau còn có nhiều khó khăn do:
92
Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch của Cà Mau còn chưa
phát triển mạnh mặc dù trong những năm gần đây đã được đầu tư nâng cấp tu sữa.
Vì vậy, để phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng cần thiết phải có sự tiếp
tục có sự cải thiện đáng kể điều kiện hạ tầng của tỉnh, đặc biệt là các tuyến giao
thông đường bộ nối với các điểm du lịch ở xa trung tâm hành chính và khu đô thị.
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch mặc dù được phát
triển trong những năm gần đây nhưng chưa đồng bộ, chất lượng trang thiết bị cũng
như trình độ, thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên phục vụ còn thấp chưa tương
xứng với nhu cầu phát triển. Sự phân bố và đầu tư cho mạng lưới khách sạn còn
chưa hợp lý, kém hiệu quả, nặng về kiến trúc, xem nhẹ yếu tố cảnh quan nhưng đây
lại là yếu tố quan trọng.
Đội ngũ cán bộ quản lý, cũng như nhân viên hoạt động trong nành du
lịch còn yếu về nghiệp vụ, phong cách phục vụ cũng như trình độ ngoại ngữ để đáp
ứng nhu cầu phát triển du lịch hiện tại cũng như trong tương lai của tỉnh.
Mặc dù đã nhận thức được những tiềm năng du lịch, xác định được du
lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, nhưng các ngành chức năng của tỉnh
vẫn chưa có chủ trương, biện pháp chỉ đạo cụ thể trong chiến lược phát triển du
lịch.
Quản lý nhà nước về du lịch vẫn chưa được quan tâm đúng mức, cơ
quan quản lý nhà nước về du lịch chưa làm tốt vai trò tham mưu, các doanh nghiệp
hoạt động du lịch còn yếu.
Dòng khách du lịch đến Cà Mau trong thời gian qua có tăng lên
nhưng còn chậm, đặc biệt là dòng du khách quốc tế. Trong tình hình phát triển
chung của cả nước và xu thế hội nhập của khu vực, khả năng thu hút du khách của
Cà Mau với vị trí là điểm liên kết với các thị trường du lịch Thành phố Hồ Chí
Minh, Cần Thơ, Phú Quốc…là cơ hội thuận lợi để phát triển.
Trong thời gian tới, du lịch Cà Mau sẽ tô đậm thêm ấn tượng, thân thiện đối
với du khách trong nước và bạn bè quốc tế bằng sự tích cực và sự nỗ lực hơn nữa
trong công tác đầu tư, khai thác tiềm năng lợi thế du lịch sinh thái của mình, góp
phần nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng. Nhằm
93
thúc đẩy cho du lịch Cà Mau không ngừng phát triển và hội nhập nhanh với du lịch
trong khu vực, cả nước và quốc tế, không ngừng bảo vệ, tôn tạo, phát triển bền
vững du lịch sinh thái – văn hóa đầy tiềm năng của vùng đất phương Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lv_sphamdulich_camau_4909.pdf