Được thành lập từ năm 1993, cho đến nay thì công ty cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng đã khẳng định được vai trò, vị thế của mình trong nền kinh tế nước ta nói chung và công nghiệp xây lắp nói riêng.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường nhiều biến động như hiện nay, việc nắm rõ thực trạng tài chính và thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty rồi từ đó có những chiến lược, kế hoạch phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty là điều cực kỳ quan trọng đối với các nhà quản trị. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn này, em đã thực hiện việc nghiên cứu, vận dụng những lý luận, kiến thức đã học đồng thời tiếp cận với tình hình thực tế tại công ty Cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng để có thể đưa ra được những đánh giá về tình hình hoạt động sản xuất của công ty trong thời gian qua cũng như những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, do khả năng, kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, các giải pháp cần được nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện hơn.
93 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2572 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Kinh doanh vật tư và xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2. Giá vốn hàng bán
Trđ
134,858.2
169,684.2
-34,826
3. Chi phí bán hàng
Trđ
5,618.5
4,319.8
1,298.7
4. Chi phí quản lý doanh nghiệp
Trđ
4,560.03
3,642.35
917.68
Các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí
5. Tỷ suất GVHB trên DTT (5=2/1)
lần
0.85
0.89
-0.04
6. Tỷ suất CPBH trên DTT (6=3/1)
lần
0.04
0.02
0.02
7. Tỷ suất CPQLDN trên DTT (7=4/1)
lần
0.03
0.02
0.01
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011)
Qua bảng 06 ta thấy, doanh thu bán hàng và doanh thu thuần của công ty trong năm 2010 là khá cao, tuy nhiên lại giảm vào năm 2011, cụ thể so với năm 2010 thì doanh thu năm 2011 giảm 31,100 trđ với tỷ lệ giảm là 16.4%. Như chúng ta đã biết thì trong năm 2011, tình hình thị trường có nhiều biến động, đặc biệt là đối với đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí nguyên vật liệu tăng (đặc biệt là giá cả sắt, thép, xi măng biến động tương đối mạnh), chi phí vay vốn tăng cao (trung bình khoảng 21%) do lạm phát và chính sách thắt chặt của Nhà nước đồng thời thị trường bất động sản đóng băng. Đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến doanh thu giảm và chi phí tăng. Cụ thể :
Chi phí tài chính tăng mạnh, năm 2011 so với năm 2010 tăng 7,707.25 trđ, với tỷ lệ tăng 99.14%, chứng tỏ lãi suất vay vốn trong năm 2011 cao hơn so với năm 2010 đã làm cho chi phí tài chính của công ty tăng đáng kể. Nếu như lãi suất cho vay năm 2010 trung bình khoảng 18% thì năm 2011 trung bình lên tới 21%, thêm vào đó, vay ngắn hạn ngân hàng về cuối năm chiếm tới hơn 90% trong số vay và nợ ngắn hạn. Do đó, chi phí lãi vay tăng là tất yếu.
Các khoản chi phí bán hàng và chi phí QLDN năm 2011 so với năm 2010 đều tăng, trong đó CPBH tăng 1,298.7 trđ với tỷ lệ tăng 30.6% và CPQLDN tăng 917.68 trđ với tỷ lệ tăng 25.19% trong khi doanh thu giảm, đã làm cho tỷ suất CPBH trên DTT và tỷ suất CPQLDN trên DTT năm 2011 so với năm 2010 tăng lên. CPBH của công ty tập trung chủ yếu vào chi phí vật liệu bán hàng (chiếm khoảng 40%, còn lại là các khoản chi phí như chi phí NVBH, chi phí DCBH…). CPQLDN lại tập trung chủ yếu vào chi phí NVQL (chiếm khoảng 51.16% trong tổng CPQLDN), chứng tỏ bộ máy quản lý doanh nghiệp của công ty cần phải có chính sách rút gọn hơn.
Các khoản chi phí đều tăng trong khi doanh thu giảm, đã làm cho lợi nhuận của công ty giảm. Cụ thể thì tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2011 so với năm 2010 đã giảm 2,846.69 trđ với tỷ lệ giảm 54.13%, và lợi nhuận sau thuế giảm 2,094.9 trđ với tỷ lệ giảm 52.31%.
Có thể thấy rằng, tình hình kinh doanh của công ty trong năm 2011 có dấu hiệu không tốt, tuy vẫn có lợi nhuận nhưng so với năm trước đó đã giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, do ảnh hưởng mạnh mẽ của thị trường nên kết quả này của công ty là vẫn chấp nhận được và đáng khích lệ, đó là nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên và người lao động trong công ty.
Kết luận chung:
Qua phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2011 chúng ta thấy rằng, hoạt động xây lắp là hoạt động mang lại lợi nhuận chính cho công ty, tuy nhiên do hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trong năm qua gặp nhiều khó khăn nên việc giảm sút lợi nhuận của công ty so với mấy năm trước là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, tỷ lệ vay nợ của công ty là khá cao nên tình hình tài chính của công ty được đánh giá là rủi ro và mức độ phụ thuộc tài chính vào bên ngoài khá lớn. Để đánh giá được mức độ rủi ro cao hay thấp chúng ta sẽ phân tích qua các hệ số tài chính đặc trưng.
2.2.1.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng năm 2011 qua các hệ số tài chính đặc trưng
2.2.1.2.1 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty năm 2011
a) Phân tích tình hình công nợ
Tình hình công nợ của công ty cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng năm 2011 được phản ánh qua Bảng 06.
Bảng 08: Bảng phân tích tình hình công nợ năm 2011
I. Công nợ phải thu
Cuối năm (Trđ)
Đầu năm (Trđ)
Chênh lệch
Số tiền (Trđ)
Tỷ lệ
(%)
1. Phải thu của khách hàng
89,696
93,270
-3,574
-3.83
2. Trả trước cho người bán
2,133
913
1,220
133.63
3. Các khoản phải thu khác
92,821
74,588
18,233
24.44
Tổng cộng
184,650
168,771
15,879
9.41
II. Công nợ phải trả
1. Phải trả người bán
19,822
17,925
1,897
10.58
2. Người mua trả tiền trước
19,554
37,618
-18,064
-48.02
3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
3,987
6,818
-2,831
-41.52
4. Phải trả người lao động
204
-79
283
-358.23
Tổng cộng
43,567
62,282
-18,715
-30.05
III. Chênh lệch công nợ phải thu và công nợ phải trả
141,083
106,489
34,594
33.33
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2011)
Qua bảng trên ta thấy, cả đầu năm và cuối năm thì công nợ phải thu đều lớn hơn so với công nợ phải trả, chứng tỏ mức độ bị chiếm dụng vốn của công ty lớn hơn nhiều so với đi chiếm dụng. Thêm vào đó, công nợ phải thu cuối năm so với đầu năm tăng, trong khi công nợ phải trả giảm, làm cho mức độ bị chiếm dụng vốn của công ty càng tăng so với đi chiếm dụng. Như vậy, vấn đề đặt ra đó là nếu công ty bị chiếm dụng quá nhiều, vốn bị ứ đọng ở các khoản phải thu này quá lớn, đã làm cho vốn quay vòng chậm, tốn chi phí thu hồi nợ. Tuy nhiên, mức độ chiếm dụng của công ty cũng được đánh giá là khá lớn, chủ yếu là các khoản chiếm dụng ngắn hạn, điều này đặt nặng vấn đề thanh toán trong ngắn hạn. Nếu thanh toán không tốt sẽ ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Để đánh giá thực tế chiếm dụng vốn như vậy có ảnh hưởng như thế nào khả năng thanh toán của công ty, chúng ta sẽ phân tích qua các hệ số khả năng thanh toán.
b) Phân tích khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của công ty trong năm 2011 được thể hiện qua bảng 09.
Qua bảng 09 ta thấy, nhìn chung thì các hệ số khả năng thanh toán tại thời điểm cuối năm 2011 đều giảm so với đầu năm. Cụ thể :
Đối với hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Đầu năm 2011, hệ số này đạt 1.085 cho biết tài sản ngắn hạn tại thời điểm này có khả năng thanh toán được 1.085 lần nợ ngắn hạn. Cuối năm hệ số này giảm 0.015 lần so với đầu năm, chỉ đạt 1.07 lần cho thấy tài sản ngắn hạn tại thời điểm này có thể thanh toán được 1.07 lần nợ ngắn hạn. Nguyên nhân là do trong năm, nợ ngắn hạn tăng với tốc độ lớn hơn so với tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn, công ty tăng vay nợ về cuối năm, chủ yếu là vay ngắn hạn ngân hàng. Nợ ngắn hạn tăng cũng đồng nghĩa với việc tăng rủi ro tài chính, tuy nhiên cả đầu năm và cuối năm thì hệ số này đều lớn hơn 1, chứng tỏ tài sản ngắn hạn đảm bảo lớn hơn nợ ngắn hạn, như chúng ta đã phân tích ở phần mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn.
Bảng 09: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty CP KDVT và XD năm 2011
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2011
Chênh lệch
Đầu năm
Cuối năm
Số tuyệt đối
Tỷ lệ (%)
1
Tài sản ngắn hạn
Trđ
254,118
283,208
29,090
11.45
2
Nợ ngắn hạn
Trđ
234,272
264,060
29,788
12.72
3
Hàng tồn kho
Trđ
54,545
93,652
39,107
71.7
4
Tiền và các khoản tương đương tiền
Trđ
12,205
5,761
(6,444)
(52.8)
5
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (5) =(1):(2)
lần
1.085
1.07
(0.015)
6
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
(6) =(1-3):(2)
lần
0.85
0.72
(0.13)
7
Hệ số khả năng thanh toán tức thời
(7) =(4):(2)
lần
0.05
0.02
(0.03)
Năm 2010
Năm 2011
8
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Trđ
13,033
17,894
4,861
37.3
9
Số lãi tiền vay phải trả trong kỳ
Trđ
7,774
15,481
7,707
99.14
10
Hệ số thanh toán lãi vay
(10) =(8):(9)
lần
1.68
1.16
(0.52)
(Nguồn: Bảng CĐKT và báo cáo KQKD năm 2011)
Mô hình tài trợ của công ty đảm bảo được một mức độ an toàn tài chính nhất định. Tài sản ngắn hạn được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn và một phần nguồn vốn dài hạn. Vấn đề đặt ra ở đây đó là công ty cần chú ý đến thời hạn thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và thời hạn chuyển hóa tài sản thành tiền để đảm bảo khả năng thanh toán đúng hạn và kịp thời.
Đối với hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số này đầu năm đạt 0.82 cho thấy tài sản có tính thanh khoản có khả năng thanh toán được 0.82 lần nợ ngắn hạn, về cuối năm hệ số này giảm còn 0.72 tức là cuối năm các tài sản có tính thanh khoản chỉ thanh toán được 0.72 lần nợ ngắn hạn. Tài sản có tính thanh khoản cao ví dụ như Tiền và tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn… Nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu lại do hàng tồn kho tăng (chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, chi phí nguyên vật liệu chính, phụ) đều là những tài sản có tính thanh khoản kém. Cả đầu năm và cuối năm thì hệ số này đều nhỏ hơn 1 và có xu hướng giảm. Nếu xét tổng thể thì tài sản có tính thanh khoản không đủ để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngắn hạn của công ty, nhưng trên thực tế thì các khoản nợ có thời hạn thanh toán khác nhau. Do đó, ở những thời điểm thanh toán cụ thể thì tài sản loại này vẫn có khả năng thanh toán được những khoản nợ đó.
Đối với hệ số khả năng thanh toán tức thời
Cuối năm so với đầu năm hệ số này giảm nhanh, nếu như ở đầu năm đạt 0.05 tức là tiền và tương đương tiền có khả năng thanh toán được 0.05 lần nợ ngắn hạn, thì đến thời điểm cuối năm chỉ còn 0.02 chứng tỏ tiền và tương đương tiền chỉ thanh toán được 0.02 lần nợ ngắn hạn. Trong năm tiền và tương đương tiền của công ty giảm nhanh, hơn 50% trong khi nợ ngắn hạn tăng, điều này đã làm cho hệ số này cuối năm giảm hơn 1 nửa so với đầu năm. Hệ số này nhỏ hơn 1 là điều hợp lý vì tiền và tương đương tiền chỉ chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tài sản ngắn hạn (dưới 5%). Do hệ số này giảm khá nhanh cũng đặt ra cho công ty vấn đề dự trữ tiền mặt, công ty phải xem xét đến lượng tiền mặt có sẵn nhằm đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn một cách kịp thời, nhanh chóng.
Đối với hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay năm 2011 đạt 1.16 tức là lợi nhuận trước lãi vay và thuế có khả năng thanh toán được 1.16 lần lãi vay trong kỳ và so với năm 2010 thì hệ số này giảm 0.52 lần. Năm 2011 thì vay nợ của công ty tăng đáng kể so với năm 2010, và lãi suất vay vốn cũng tăng, đã làm cho chi phí lãi vay năm 2011 tăng nhanh so với năm 2010 (tăng hơn 99%), trong khi lợi nhuận trước thuế lại giảm. Do đó, đã làm cho tốc độ tăng của lợi nhuận trước lãi vay và thuế nhỏ hơn tốc độ tăng của lãi vay. Việc vay nợ nhiều gây gánh nặng về áp lực trả nợ cho công ty, trong điều kiện lãi suất cho vay của ngân hàng và các tổ chức tín dụng cao như hiện nay thì gánh nặng lãi vay làm cho lợi nhuận của công ty giảm. Nhưng hệ số này vẫn đảm bảo lớn hơn 1, tức là chi trả xong lãi vay thì công ty vẫn đảm bảo có lợi nhuận.
2.2.1.2.2 Các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản
a) Đối với cơ cấu nguồn vốn
Qua bảng 10, nhận thấy cả đầu năm và cuối năm 2011 thì nợ phải trả đều chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của công ty (đều lớn hơn 80%) và có xu hướng tăng về cuối năm. Dẫn đến hệ số nợ của công ty cao ở cả 2 thời điểm, cuối năm so với đầu năm tăng 0.01 lần. Tăng hệ số nợ đồng nghĩa với việc gia tăng sử dụng đòn bẩy tài chính, đòn bẩy tài chính được sử dụng ở mức độ cao, đồng thời sẽ gia tăng mức độ rủi ro về tài chính và gánh nặng nợ cho công ty. Gia tăng hệ số nợ làm cho hệ số vốn chủ giảm, cuối năm so với đầu năm giảm 0.01 lần. Mức độ tự chủ về tài chính của công ty đang ở mức khá thấp.
Hệ số bảo đảm nợ khá thấp, đạt 0.18 lần tại thời điểm đầu năm và đạt 0.16 lần ở thời điểm cuối năm. Có nghĩa 1 đồng vốn nợ tại thời điểm đầu năm chỉ được đảm bảo bằng 0.18 đồng vốn chủ và đến cuối năm thì chỉ còn được đảm bảo bằng 0.16 đồng vốn chủ. Hệ số này thấp cho thấy mức độ rủi ro của công ty trong vấn đề thanh toán nợ và mức độ rủi ro mà các chủ nợ có thể gặp phải trong trường hợp xấu nhất.
Bảng 10: Bảng các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản công ty CP KDVT và XD năm 2011
Chỉ tiêu
Đầu năm
(trđ)
Cuối năm
(trđ)
Chênh lệch
Số tiền (trđ)
Tỷ lệ (%)
1. Tổng nguồn vốn
277,981
306,580
28,599
10.29
2. Nợ phải trả
235,934
264,491
28,557
12.10
3. Vốn chủ sở hữu
42,047
42,089
42
0.10
4. Tài sản ngắn hạn
254,118
283,208
29,090
11.45
5. Tài sản dài hạn
23,863
23,372
-491
-2.06
Các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản
I. Cơ cấu nguồn vốn
A. Hệ số nợ (=2/1)
0.85
0.86
0.01
B. Hệ số vốn chủ sở hữu (=3/1)
0.15
0.14
-0.01
C. Tỷ suất đảm bảo nợ (=3/2)
0.18
0.16
-0.02
II. Cơ cấu tài sản
A. Tỷ lệ đầu tư vào TSNH (=4/1)
0.91
0.92
0.01
B. Tỷ lệ đầu tư vào TSDH (=5/1)
0.09
0.08
-0.01
C. Hệ số cơ cấu tài sản (=4/5)
10.65
12.12
1.47
D. Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ (=3/5)
1.76
1.80
0.04
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2011)
b) Đối với cơ cấu tài sản
Tỷ lệ đầu tư vào tài sản ngắn hạn hay dài hạn phản ánh trình độ sử dụng vốn của công ty. Qua tỷ lệ này, ta thấy được tình hình trang bị cơ sở kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.
Cơ cấu tài sản của công ty chủ yếu tập trung vào tài sản ngắn hạn, cả đầu năm và cuối năm tài sản ngắn hạn đều chiếm tỷ trọng hơn 90% trong tổng tài sản. Tài sản ngắn hạn về cuối năm tăng lên tập trung chủ yếu vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn cuối năm so với đầu năm có xu hướng giảm nhẹ. Tuy nhiên đầu tư vào tài sản cố định lại tăng, chủ yếu là công ty tiếp tục đầu tư vào nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc và thiết bị vận tải, vật truyền dẫn…
Hệ số cơ cấu tài sản ở mức cao, đầu năm đạt 10.65 lần cho thấy 1 đồng vốn đầu tư và TSDH thì dành ra 10.65 đồng cho việc đầu tư vào TSNH, cuối năm tăng 1.47 lần đạt 12.12 lần cho thấy ở thời điểm này cứ 1 đồng vốn đầu tư vào TSDH thì có 12.12 đồng đầu tư cho TSNH, như vậy công ty chủ yếu tập trung đầu tư cho TSNH hơn là TSDH. Công ty CP KDVT và XD là công ty có lịch sử hoạt động khá lâu, do đó không tập trung vào đầu tư cho TSDH là hợp lý, và tập trung cho tài sản lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh hằng ngày.
Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ cho biết cứ 1 đồng TSDH thì được tài trợ bởi bao nhiêu đồng vốn chủ. Cuối năm, tỷ suất tự tài trợ TSCĐ đạt 1.8 so với đầu năm tăng 0.04 lần, do trong khi TSDH giảm thì vốn chủ sở hữu tăng nhẹ. Hệ số này có ý nghĩa cho thấy việc tận dụng nguồn lực nội sinh của công ty vào đầu tư tài sản dài hạn, điều này thể hiện được mức độ an toàn trong chính sách tài trợ của công ty, góp phần gia tăng tự chủ tài chính và giảm gánh nặng trả nợ trong tương lai.
2.2.1.2.3 Các hệ số khả năng hoạt động
Các hệ số phản ánh khả năng hoạt động của công ty trong năm 2011 được thể hiện qua bảng 11.
a) Số vòng quay hàng tồn kho
Năm 2010 số vòng quay hàng tồn kho của công ty là 2.8 vòng, đến năm 2011 giảm 0.66 vòng chỉ còn 2.14 vòng. Số vòng quay hàng tồn kho là chưa cao, phản ánh thời gian quay vòng vốn chậm, lý do là hàng tồn kho của công ty tập trung chủ yếu ở chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Lĩnh vực chính chiếm hàng tồn kho nhiều nhất là xây lắp, mà đặc trưng của ngành là thu hồi vốn chậm. Hàng tồn kho bình quân năm 2011 tăng 9.21% so với năm 2010, trong khi doanh thu thuần lại giảm. Đây chính là lý do khiến cho số vòng quay HTK giảm. Trong năm 2011 công ty nhận thêm nhiều công trình do đó hàng tồn kho tăng là điều đương nhiên, nhưng doanh thu thuần giảm 1 phần do thị trường có nhiều biến động, gặp phải sự cạnh tranh gay gắt. Vì vậy, công ty nên đẩy nhanh tiến độ thi công để bàn giao công trình trước thời hạn nhằm thu hồi vốn nhanh hơn, tăng vòng quay HTK.
b) Số vòng quay các khoản phải thu
Số vòng quay các khoản phải thu năm 2010 là 1.42 vòng, năm 2011 chỉ đạt 1.04 vòng, so với năm 2010 đã giảm 0.38 vòng. Theo đó thì kỳ thu tiền bình quân năm 2011 so với năm 2010 đã tăng 92 ngày.
Số vòng quay các khoản phải thu giảm là do trong khi doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm thì các khoản phải thu bình quân lại tăng. Chứng tỏ trong năm vốn bị chiếm dụng của công ty tăng, tín dụng khách hàng giảm nhưng lại tăng ở các khoản phải thu khác. Do đó có thể thấy khách hàng đã tăng trả nợ, chính sách thu nợ của công có chuyển biến tích cực, quản lý khá chặt chẽ các khoản phải thu khách hàng, nhưng công ty vẫn gặp khó khăn trong việc thu hồi các khoản chiếm dụng khác, tăng vòng quay các khoản phải thu sẽ làm tăng chi phí thu hồi nợ của công ty.
c) Vòng quay vốn lưu động
Năm 2010, số vòng quay vốn lưu động đạt 0.76 vòng tức là cứ 1 đồng VLĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0.76 đồng DTT. Năm 2011 so với năm 2010 đã giảm 0.19 vòng chỉ còn 0.59 vòng tức là trong năm cứ 1 đồng VLĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì chỉ tạo ra 0.59 đồng DTT. Có thể thấy, số vòng quay vốn lưu động của công ty như vậy là khá thấp, trong khi tài sản chủ yếu là tài sản ngắn hạn. Vấn đề ở đây chính là có phải hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty chưa cao. Trong khi VLĐ năm 2011 so với năm 2010 tăng thì DTT lại giảm, đây chính là nguyên nhân dẫn đến số vòng quay VLĐ giảm. VLĐ tăng do chủ yếu ở các khoản đi chiếm dụng có chi phí thấp. Vì vậy, trong trường hợp này tăng VLĐ sẽ đặt nặng vấn đề trả nợ đối với công ty.
c) Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2010 là 9.01 vòng cho biết trong năm 1 đồng VCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được 9.01 đồng DTT. Năm 2011 so với năm 2010 đã giảm 1.7 vòng, chỉ đạt 7.31 vòng cho thấy trong năm này 1 đồng VCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh chỉ tạo ra được 7.31 đồng DTT.
Hiệu suất sử dụng VCĐ giảm là do DTT năm 2011 so với năm 2010 giảm trong khi VCĐ bình quân lại tăng. Tuy nhiên, nhìn chung thì hiệu suất sử dụng VCĐ của công ty như trên được đánh giá là khá cao. Mặc dù tài sản cố định của công ty chỉ chiếm tỷ trong tương đối nhỏ trong tổng tài sản nhưng đã mang lại hiệu quả khá cao, chứng tỏ công ty đã có biện pháp quản lý và khai thác TSCĐ một cách hợp lý, đã khai thác môt cách tối đa công suất của máy móc thiết bị vào hoạt động sản xuất như là máy trộn bê tông, các trạm trộn bê tông…
Bảng 11: Các hệ số khả năng hoạt động của công ty CP KDVT và XD năm 2011
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2010
Năm 2011
Chênh lệch
Số tiền (trđ)
Tỷ lệ (%)
1. Tổng vốn bình quân
Trđ
267,048
292,281
25,233
9.45
2. Tài sản tài chính dài hạn bình quân
Trđ
1,642
1,914
272
16.53
3. VKD bình quân (3=1-2)
Trđ
265,406
290,367
24,961
9.40
4. VCĐ bình quân
Trđ
21,062
21,704
643
3.05
5. VLĐ bình quân
Trđ
244,344
268,664
24,320
9.95
6. Hàng tồn kho bình quân
Trđ
67,852
74,099
6,247
9.21
7. Số dư bình quân các khoản phải thu
Trđ
146,494
167,503
21,009
14.34
8. DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Trđ
189,691
158,591
-31,100
-16.40
9. Doanh thu toàn bộ hoạt động
Trđ
190,474
162,836
-27,637
-14.51
10. Giá vốn hàng bán
Trđ
1,696,824
134,858
-1,561,966
-92.05
Các hệ số khả năng hoạt động
Chênh lệch
A. Số vòng quay hàng tồn kho (=8/6)
vòng
2.80
2.14
-0.66
B. Số vòng quay các khoản phải thu (=8*1.1/7)
vòng
1.42
1.04
-0.38
Kỳ thu tiền trung bình (=360/B)
ngày
254
346
92
C. Vòng quay vốn lưu động (=8/5)
vòng
0.78
0.59
-0.19
D. Hiệu suất sử dụng VCĐ (=8/4)
vòng
9.01
7.31
-1.70
E. Vòng quay vốn kinh doanh toàn bộ hoạt động (=9/1)
vòng
0.71
0.56
-0.16
Vòng quay vốn kinh doanh của hoạt động chính (=8/3)
vòng
0.71
0.55
-0.17
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 và 2011)
d) Vòng quay vốn kinh doanh
Đối với toàn bộ hoạt động, vòng quay VKD cả năm 2010 và năm 2011 đều nhỏ hơn 1, thậm chí năm 2011 còn giảm so với năm 2010 (nếu như ở năm 2010 là 0.71 vòng thì năm 2011 chỉ còn 0.56 vòng). Có nghĩa là nếu 1 đồng VKD năm 2010 sẽ tạo ra được 0.71 đồng doanh thu thì đến năm 2011 chỉ tạo ra được 0.56 đồng doanh thu. Có thể thấy rằng, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh như vậy là chưa cao. Toàn bộ hoạt động ở đây bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh chính và hoạt động tài chính. Doanh thu từ hoạt động chính chủ yếu là doanh thu từ xây lắp và bán bê tông thương phẩm, còn doanh thu tài chính chủ yếu từ lãi tiền gửi và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khác. Số vòng quay giảm do VKD tăng nhưng doanh thu lại giảm đã làm cho số vòng quay giảm nhanh hơn.
Đối với hoạt động chính, vòng quay VKD năm 2010 là 0.71 vòng cho biết 1 đồng VKD trong năm tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ tạo ra được 0.71 đồng DTT, đến năm 2011 giảm 0.16 vòng còn 0.55 vòng cho biết 1 đồng VKD chỉ tạo ra được 0.55 đồng DTT. Như vậy so với toàn bộ hoạt động thì số vòng quay VKD của hoạt động chính lại giảm nhanh hơn. Càng cho thấy hiệu quả sử dụng VKD của công ty là chưa cao, đặc biệt là trong hoạt động sản xuất chính, mà ở đây chính là xây lắp và sản xuất bê tông thương phẩm.
Nhận xét :
Qua việc phân tích các hệ số khả năng hoạt động nhìn chung đã cho thấy hiệu quả chưa cao trong sử dụng vốn của doanh nghiệp, điều này làm tăng tính rủi ro về mặt tài chính. Vốn đi chiếm dụng nhiều làm tăng gánh nặng trả nợ, mặt khác vốn bị chiếm dụng cũng tương đối lớn làm tăng chi phí sử dụng vốn và chi phí thu hồi nợ của công ty. Vốn huy động trong năm 2011 tăng trong khi doanh thu giảm, đã làm cho hầu hết các hệ số đều giảm đi so với năm 2010. Yêu cầu đặt ra cho công ty đó là phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
2.2.1.2.4 Các hệ số khả năng sinh lời
Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta tính được các hệ số khả năng sinh lời trong năm 2011(cụ thể đối với hoạt động sản xuất kinh doanh chính) như sau :
Qua bảng 12 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty năm 2011 đều giảm so với năm 2010, thậm chí giảm đáng kể, có một số chỉ tiêu âm. Ở đây chúng ta chỉ xét đối với hoạt động sản xuất bán hàng của công ty. Cụ thể :
Đối với chỉ tiêu Tỷ suất LNST trên doanh thu phản ánh 100 đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra mấy đồng LNST. Nhận thấy năm 2010 chỉ tiêu này đạt 1.69 % cho biết trong năm này 100 đồng doanh thu thuần sẽ tạo ra 1.69 đồng LNST, nhưng đến năm 2011 chỉ tiêu này âm và đạt -0.91%, có nghĩa là DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ không đủ bù đắp các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh như CPBH, CPQLDN, giá vốn hàng bán và chi phí lãi vay. Nguyên nhân là trong năm 2011, hầu hết các khoản chi phí đều tăng mạnh so với năm 2010 (như trên đã phân tích, chi phí tăng bao gồm CPBH, CPQLDN, và đặc biệt là chi phí lãi vay) trong khi doanh thu thuần bán hàng lại giảm, làm cho doanh thu không đủ bù đắp chi phí.
Bảng 12: Các hệ số phản ánh khả năng sinh lời của công ty CP KDVT và XD năm 2011
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2010
Năm 2011
Chênh lệch
Số tiền (trđ)
Tỷ lệ (%)
1. DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ
trđ
189,691
158,591
-31,100
-16.40
2. Giá vốn hàng bán
trđ
169,684
134,858
-34,826
-20.52
3. Chi phí bán hàng
trđ
4,320
5,619
1,299
30.07
4. Chi phí quản lý doanh nghiệp
trđ
3,642
4,560
918
25.21
5. Chi phí lãi vay
trđ
7,774
15,481
7,707
99.14
6. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
trđ
12,045
13,554
1,509
12.53
7. Lợi nhuận trước thuế
trđ
4,271
-1,927
-6,198
-145.12
8. Lợi nhuận sau thuế của hoạt động sản xuất chính
(= (1-2-3-4-5)*0.75)
trđ
3,203
-1,445
-4,649
-145.12
9. VKD bình quân
trđ
265,406
290,367
24,961
9.40
10. Vốn chủ sở hữu bình quân
trđ
34,658
42,068
7,411
21.38
Hệ số phản ánh khả năng sinh lời
A. Tỷ suất LNST trên doanh thu (=8/1)
%
1.69
-0.91
-2.60
B. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (=6/9)
%
4.54
4.67
0.13
C. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên VKD (=7/9)
%
1.61
-0.66
-2.27
D. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD (=8/9)
%
1.21
-0.50
-1.70
E. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (=8/10)
%
9.24
-3.44
-12.68
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán và Báo cáo KQHĐKD của công ty năm 2011 và 2010)
Sự tăng lên quá nhiều của chi phí lãi vay năm 2011 so với năm 2010 là nguyên nhân chính làm cho chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên VKD đã giảm đáng kể, từ 1.61% năm 2010 chỉ còn - 0.66% năm 2011. Trong khi Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản lại tăng, từ 4.54% năm 2010 lên 4.67% năm 2011. Như vậy, chi phí lãi vay chiếm tỷ lệ khá lớn trong lợi nhuận trước thuế và lãi vay, so với năm 2010 thì lãi vay năm 2011 tăng hơn 99%. Đây là mức tăng lớn, cho thấy ảnh hưởng đáng kể của việc vay nợ nhiều, chính vay nợ nhiều làm tăng gánh nặng trả lãi, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ sau khi bù đắp chi phí sản xuất kinh doanh thì không đủ khả năng để thanh toán lãi vay.
LNST giảm nhanh, trong khi VKD bình quân và Vốn chủ sở hữu bình quân tăng đã làm cho Tỷ suất LNST trên VKD và Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu năm 2011 giảm với tốc độ nhanh hơn so với năm 2010, và do LNST năm 2011 âm đã kéo theo 2 hệ số này bị âm. Đặc biệt, tỷ suất LNST năm 2010 đạt tới 9.24% thì năm 2011 đã giảm đáng kể, xuống tới - 3.44%.
Nhận xét :
Qua phân tích các hệ số khả năng sinh lời năm 2011, ta nhận thấy chi phí lãi vay lớn và tăng nhanh là nguyên nhân chính làm cho LNST của hoạt động sản xuất bán hàng bị âm. Điều này đã kéo theo các hệ số sinh lời nhỏ hơn 0. Có thể thấy rằng, hoạt động sản xuất kinh doanh luôn là hoạt động mang lại lợi nhuận chính cho công ty trong mấy năm qua, nhưng năm 2011 này làm ăn không tốt, lợi nhuận từ hoạt động chính âm, doanh thu bán hàng đã không đủ bù đắp chi phí sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân chính đó là do vốn vay quá nhiều cộng thêm các yếu tố thị trường biến động, chi phí đầu vào tăng làm cho các chi phí khác cũng tăng, thêm yếu tố cạnh tranh gay gắt về thị trường bê tông thương phẩm, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp…
Như vậy, công ty huy động từ vốn vay nhiều, việc sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức độ cao đã không đem lại hiệu quả khi mà lãi suất vay vốn trong năm khá cao, từ đó đã không làm khuếch đại được tỷ suất sinh lời vốn chủ, ngược lại đã làm hệ số này giảm nhanh hơn, đồng thời cũng làm tăng gánh nặng nợ của công ty, từ đó mức độ an toàn tài chính giảm sút. Vì thế, giảm hệ số nợ là yêu cầu bức thiết cho công ty trong giai đoạn tới để đạt được lợi ích tối ưu của việc sử dụng đòn bẩy tài chính.
2.3 Những ưu điểm và hạn chế trong tổ chức tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng năm 2011
2.3.1 Ưu điểm
Qua đánh giá sơ lược về Công ty CP Kinh doanh Vật tư và Xây dựng, ta thấy Công ty có những ưu điểm đáng chú ý sau:
Mô hình tài trợ một phần tài sản ngắn hạn được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn đã đem lại cái nhìn khả quan hơn cho tình hình tài chính của công ty.
Tình hình thanh toán công nợ phải trả tuy trong năm có nhiều biến động nhưng không có khoản tranh chấp, quá hạn cũng như mất khả năng thanh toán, tuân thủ đúng kỷ luật thanh toán. Công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán.
Cuối năm so với đầu năm 2011, công ty không phải trích lập thêm dự phòng các khoản phải thu chứng tỏ tình hình thanh toán công nợ phải thu được đánh giá là khá an toàn.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ tương đối cao, chứng tỏ công ty đã có biện pháp khai thác một cách tối đa công suất của máy móc thiết bị trong sản xuất kinh doanh.
Công ty có đội ngũ lao động có trình độ cao, có sức khỏe tốt, năng động, nhiệt tình, sáng tạo và nghiêm túc trong công việc.
Mạng lưới tiêu thụ vật liệu xây dựng nói chung và sản phẩm bê tông thương phẩm nói riêng khá rộng lớn và khối lượng tiêu thụ lớn, đem lại thu nhập đáng kể cho Công ty.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh công ty đã tận dụng được các nguồn lực nhàn rỗi đem lại nguồn thu khác, đồng thời cũng tận dụng được lượng vốn đi chiếm dụng ở mức độ nhất định, giảm chi phí sử dụng vốn.
Bộ máy quản lý của Công ty đã tạo một cơ cấu tổ chức cân đối, phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công ty cũng đặc biệt chú trọng đến việc đảm bảo chế độ làm việc của cán bộ công nhân viên theo đúng luật lao động của Nhà nước, khen thưởng kịp thời, thỏa đáng.
Trong cùng một thời gian, công ty thường triển khai thực hiện nhiều hợp đồng xây dựng khác nhau, trên các địa điểm khác nhau nhằm hoàn thành yêu cầu của các chủ đầu tư theo hợp đồng đã ký kết. Với một năng lực sản xuất như hiện có, để có thể thực hiện được nhiều hợp đồng xây dựng, Công ty đã tổ chức lực lượng lao động thành nhiều xí nghiệp xây dựng, các ban chủ nhiệm công trình, đội công trình và trung tâm tư vấn.
Công ty luôn coi trọng chữ tín với khách hàng, đặc biệt đã luôn đảm bảo sự tín nhiệm về chất lượng, tiến độ cung cấp khối lượng lớn bê tông chất lượng cao cho những hạng mục công trình đòi hỏi điều kiện thi công khắt khe, thời gian thi công ngắn. Vì vậy, trong những năm qua công ty luôn được các khách hàng trong và ngoài nước lựa chọn thi công xây lắp các công trình mới. Những hạng mục công trình có phần cung cấp bê tông do công ty đảm nhận đều được các nhà thầu đánh giá cao về chất lượng.
Những hạn chế chủ yếu.
Bên cạnh những ưu điểm nói trên thì trên thực tế công ty vẫn có những hạn chế nhất định, những hạn chế bao gồm cả chủ quan lẫn khách quan, có ảnh hưởng đáng kể đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong năm vừa qua. Cụ thể :
Cơ cấu tài sản nghiêng về TSNH thể hiện ở tỷ lệ đầu tư vào TSNH cao (hơn 90%), chứng tỏ trong năm công ty chưa chú trọng vào đầu tư TSCĐ mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, chưa tận dụng được đòn bẩy kinh doanh.
Tuy là công ty cổ phần nhưng vốn huy động từ các cổ đông còn thấp, chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn do đó mức độ tự chủ về tài chính không cao, thể hiện ở hệ số nợ cao. Có thể do công ty mới chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần nên việc huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu vẫn gặp khá nhiều khó khăn.
Vốn vay nợ nhiều, chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu từ vay ngắn hạn (tỷ trọng vay ngắn hạn ngân hàng lên tới 90% trong vay và nợ ngắn hạn) do đó gánh nặng nợ và áp lực trả nợ lớn.
Tỷ suất đảm bảo nợ thấp cho thấy mức độ rủi ro đối với các chủ nợ, cho thấy cái nhìn tổng quan về khả năng đảm bảo nợ của công ty là chưa cao.
Các khoản chi phí : CPBH, CPQLDN tăng trong khi doanh thu bán hàng giảm, chứng tỏ công tác quản lý chi phí của công ty chưa thực sự hợp lý, hiệu quả.
Hiệu quả sử dụng vốn vay còn thấp, trong khi tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản nhỏ hơn lãi suất vay vốn, đã không khuếch đại được tỷ suất sinh lời vốn chủ.
Các hệ số phản ánh khả năng thanh toán được đánh giá là thấp, tuy công ty vẫn đủ khả năng thanh toán nhưng những hệ số này thấp cho thấy mức độ rủi ro trong thanh toán là vẫn tồn tại.
Các hệ số phản ánh khả năng sinh lời tính riêng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính (Tỷ suất LNST trên doanh thu, Tỷ suất LNTT trên VKD, Tỷ suất LNST trên VKD, Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu) trong năm đều âm, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả chưa cao.
Chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí và tăng đáng kể so với năm trước do chủ yếu từ khoản vay ngắn hạn. Chi phí lãi vay cao là nguyên nhân làm cho lợi nhuận sau thuế giảm mạnh.
Phương thức tổ chức thu tiền chưa hiệu quả nên số vốn bị khách hàng chiếm dụng lớn.
Bộ phận xây lắp chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã chiếm lượng tồn kho khá lớn, do đó vốn bị ứ ở bộ phận này nhiều là nguyên nhân khiến cho vốn quay vòng chậm.
Thị trường nhiều biến động, lãi suất tăng, lạm phát cao đã đẩy chi phí đầu vào tăng mạnh.
Công ty đã chú trọng đến công tác vệ sinh an toàn lao động cho người lao động, song hiệu quả vẫn chưa cao.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VẬT TƯ VÀ XÂY DỰNG
3.1 Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới
3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội
Năm 2011 vừa qua được xem là một năm đầy khó khăn và thách thức đối với kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Kinh tế thế giới phải đối mặt với khủng hoảng nợ công, thâm hụt ngân sách và thất nghiệp xảy ra ở hầu hết các châu lục, Việt Nam không nằm ngoài ảnh hưởng của những biến động đó khi phải đối mặt với bội chi ngân sách, lạm phát cao, lãi suất tăng cao…
Năm 2011, chi ngân sách đã vượt dự toán là 9.7% tương đương khoảng 70.400 tỷ đồng. Để bù đắp bội chi ngân sách, chính phủ đã phải phát hành trái phiếu để huy động vốn và trở thành đối thủ của chính các doanh nghiệp Việt Nam, người nộp tiền cho ngân sách nhà nước, từ đó đã đẩy lãi suất tăng cao. Thêm vào đó, lạm phát cũng đang ở mức cao, trung bình 13% mỗi năm, cao gấp 3 lần so với các nước trong khu vực, cuối năm 2011 lên tới 18%, đã làm cho giá cả các mặt hàng tăng và có một số mặt hàng tăng phi lý. Hệ quả là hơn 70% doanh nghiệp Việt Nam phải gánh chịu các khoản vay quá cao và 50% thiếu vốn lưu động. Doanh nghiệp đã khó khăn lại càng thêm khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã phải ngừng hoạt động, thất nghiệp gia tăng.
Theo nhiều dự báo trong khoảng từ cuối 2011 đến đầu 2012 cho thấy tình hình kinh tế đang tiếp tục xấu đi, tăng trưởng kinh tế còn có thể thấp hơn so với dự báo trước đây. Tình hình không khả quan bao trùm lên nhiều nhóm nước, trong đó những nền kinh tế mới nổi như khu vực Đông Á cũng phát triển chậm lại, dù vẫn là động lực tăng trưởng kinh tế thế giới. Những diễn biến này gây bất lợi cho tình hình thương mại và đầu tư của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng theo dự báo thì nền kinh tế nước ta sẽ có nhiều chuyển biến tích cực trong thời gian tới. Lạm phát đang giảm dần và được dự báo sẽ về mức 1 con số vào cuối năm 2012, tạo cơ hội cho Ngân hàng nhà nước cắt giảm lãi suất. Đây là tín hiệu tốt đối với các doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nước ta nói chung.
3.1.2 Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới
Như chúng ta đã đề cập ở trên, năm 2012 được xác định là năm còn nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của năm 2011. Nhiều thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng nói riêng. Các công trình, các dự án đầu tư bị cắt giảm do giá cả nguyên vật liệu biến động thường xuyên, lãi suất cao, cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng và bê tông thương phẩm ngày càng gay gắt, công ăn việc làm ngày càng khó khăn. Thêm vào đó, nguồn vốn vay hạn hẹp do chính sách thắt chặt của nhà nước, vốn huy động từ các cổ đông bị hạn chế do thị trường chứng khoán ảm đạm. Căn cứ vào tình hình thực tế, công ty đã đặt ra những mục tiêu và định hướng cụ thể cho hoạt động của mình trong thời gian tới như sau :
3.1.2.1 Mục tiêu hoạt động
Mục tiêu cụ thể năm 2012 của công ty thể hiện qua một số chỉ tiêu chủ yếu sau :
Bảng 13: Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch năm 2012
TT
Chỉ tiêu chủ yếu
ĐVT
Kế hoạch năm 2012
I
Tổng giá trị SXKD
Trđ
318,000
1
Giá trị sản xuất xây lắp
Trđ
240,000
2
Giá trị sản xuất công nghiệp, VLXD
Trđ
74,500
3
Giá trị kinh doanh nhà và hạ tầng
Trđ
120
4
Giá trị sản xuất khác
Trđ
3,380
II
Chỉ tiêu tài chính
Trđ
1
Doanh thu
Trđ
223,332.01
2
Lợi nhuận trước thuế TNDN
Trđ
5,583.3
3
Lợi nhuận sau thuế TNDN
Trđ
4,187.5
4
Nộp ngân sách nhà nước
Trđ
5,976.13
5
Vốn chủ sở hữu
Trđ
44,219.4
(Nguồn: Theo tài liệu phòng kế hoạch - kỹ thuật)
3.1.2.2 Định hướng hoạt động
- Tiếp tục giữ ổn định và bền vững
- Hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, nhưng không bằng mọi giá chạy theo thành tích tăng sản lượng, mà mẫu chốt là phải tăng doanh thu, nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, bảo đảm việc làm và nâng cao đời sống người lao động.
- Tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa ngành nghề, đa dạng hóa sở hữu, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và kinh doanh có hiệu quả.
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng
Đứng trước tình hình kinh tế và thực tế của công ty hiện nay, nhằm khắc phục những hạn chế, vượt qua mọi khó khăn, phát huy những thuận lợi, đạt được mục tiêu đã đề ra, em xin đưa ra một số giải pháp hoạt động cho công ty trong thời gian tới như sau :
3.2.1 Đầu tư đổi mới công nghệ
Công ty cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng có lịch sử hoạt động khá lâu, nhận thấy trong cơ cấu tài sản của công ty, TSDH mà cụ thể là TSCĐ chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ so với TSNH. Trong thời gian qua, công ty đã đầu tư vào thiết bị, công nghệ sản xuất nhưng nhìn chung là vẫn chưa được chú trọng ở mức tối ưu. Ví dụ, hiện nay công ty có 3 xí nghiệp sản xuất bê tông thương phẩm với 3 trạm trộn hoạt động với công suất 180m3 /h. Trong đó, trạm trộn ORU do hãng ORU – Italia lắp đặt năm 1996; trạm trộn C45 có thiết bị gốc của Liên Xô, Cộng hòa Liên bang Đức và một phần do Việt Nam chế tạo.
Tình hình cụ thể của công ty cho thấy, hao mòn lũy kế TSCĐ hữu hình lớn, chiếm gần 60% nguyên giá, trong đó hao mòn máy móc thiết bị chiếm tới hơn 60% nguyên giá máy móc thiết bị, hao mòn phương tiện vận tải truyền dẫn cũng chiếm hơn 60% nguyên giá.
Như vậy, nhiệm vụ trước mắt đó là công ty phải tập trung vào đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải... nhằm khai thác hết mức công suất máy móc trong sản xuất, cải thiện mức độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh, đạt hiệu quả cao hơn. Cụ thể :
- Trong tình hình cạnh tranh gay gắt về thị trường bê tông thương phẩm hiện nay thì công ty nên đầu tư lắp đặt thêm trạm trộn bê tông mới, với công suất và dung tích hoạt động lớn hơn, vừa nhằm đáp ứng được nhu cầu bê tông thương phẩm trên thị trường vừa phục vụ nhu cầu của công ty trong lĩnh vực xây lắp.
- Mua sắm thêm xe bơm bê tông, đầu xe chuyên dụng hiện đại để chở bê tông từ trạm trộn tới các công trình một cách kịp thời.
- Mua sắm máy phát điện và các thiết bị phụ trợ.
- Tiến hành bảo dưỡng định kỳ các thiết bị thay cho tình trạng cứ khi nào gặp sự cố mới sửa chữa như hiện nay.
- Khi mua máy móc thiết bị công ty có thể thương lượng với các đối tác để được thanh toán theo phương thức trả chậm.
- Tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân lành nghề nhằm sử dụng các trang thiết bị một cách có hiệu quả nhất.
3.2.2 Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn hợp lý
Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty, nợ phải trả chiếm tỷ trọng hơn 80%, chủ yếu tập trung vào vay và nợ ngắn hạn ngân hàng. Khoản tài trợ này có chi phí sử dụng cao, và đầy rủi ro, tăng gánh nặng nợ và làm tăng nguy cơ mất khả năng thanh toán cho công ty. Thêm vào đó, do ROAE nhỏ hơn lãi suất vay vốn (năm 2011 ROAE đạt 6.12% trong khi lãi suất vay vốn bình quân là 21%) nên việc sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao đã không đem lại hiệu quả khuếch đại tỷ suất sinh lời vốn chủ, ngược lại còn làm cho tỷ suất này giảm nhanh hơn.
Yêu cầu về điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn đối với công ty là cần thiết nhằm giảm rủi ro về tài chính, đưa mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính về mức hợp lý từ đó sẽ đạt được hiệu quả cao trong việc tăng tỷ suất sinh lời vốn chủ. Những biện pháp cụ thể em xin đề xuất như sau :
1) Sử dụng lợi nhuận để lại một cách tối ưu và hiệu quả nhất. Nguồn vốn này có ý nghĩa rất lớn vì chỉ khi công ty làm ăn có lãi thì mới bổ sung được lợi nhuận để lại. Do đó để tăng được lợi nhuận chưa phân phối thì công ty phải tăng mọi nguồn thu và giảm những chi phí không cần thiết.
2) Trong tương lai công ty nên tăng nguồn vốn chủ sở hữu, giảm dần nguồn vốn vay nợ, đặc biệt là giảm vay và nợ ngắn hạn, nhằm giảm gánh nặng nợ và áp lực thanh toán trong ngắn hạn. Tăng vốn chủ bằng cách huy động thêm vốn góp của cổ đông, từ đó tăng tỷ trọng vốn chủ trong tổng nguồn vốn, giảm hệ số nợ.
3) Tận dụng những nguồn vốn nhàn rỗi một cách có hiệu quả, giảm chi phí sử dụng vốn. Ví dụ : thu từ thanh lý TSCĐ, thu từ vận chuyển thuê…
3.2.3 Quản lý hàng tồn kho
Trong năm hàng tồn kho của công ty tồn đọng ở bộ phận chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là chủ yếu, dưới dạng công trình chưa hoàn thành của bộ phận xây lắp. Tồn kho các công trình tính cả những nguyên vật liệu xây dựng như cát, sạn, xi măng, sắt, thép… Do đó, ngoài việc cần đẩy nhanh tốc độ thi công các công trình nhưng vẫn đảm bảo chất lượng thi công, mang lại hiệu quả cao nhất thì công ty cần có chính sách tồn kho hợp lý, phù hợp với tiến độ công trình, không tồn kho quá nhiều gây ứ đọng vốn và làm giảm chất lượng nguyên vật liệu (ví dụ xi măng). Để đạt được điều này cần đáp ứng những yêu cầu sau:
1) Xác định được nhu cầu nguyên vật liệu của từng công trình một cách chặt chẽ nhất, tránh tình trạng thất thoát nguyên vật liệu, gây lãng phí và làm giảm chất lượng công trình.
2) Đầu tư trang bị máy móc thi công phù hợp để nâng cao chất lượng các công trình.
3) Thường xuyên tổ chức các đội thanh tra nhằm kiểm tra tình hình thi công, xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình thi công như tiến độ thi công có theo dự tính ban đầu hay không, chất lượng công trình có đảm bảo theo hợp đồng..., đồng thời tiến hành bàn giao từng phần công trình hoàn thành nhằm thu thu hồi vốn nhanh, góp phần tăng vòng quay hàng tồn kho.
4) Đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giám sát công trình thi công và đội ngũ công nhân xây dựng lành nghề, làm việc mang lại hiệu suất cao.
5) Tìm kiếm mở rộng thị trường cho sản phẩm bê tông thương phẩm.
3.2.4 Tăng cường biện pháp quản lý các khoản công nợ
Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở khả năng chi trả các khoản cần phải thanh toán. Việc xem xét các khoản phải thanh toán của doanh nghiệp cần kết hợp với việc thu hồi các khoản bị chiếm dụng để giảm bớt vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán, tăng khả năng chi trả của doanh nghiệp. Việc chiếm dụng và đi chiếm dụng vốn là điều bình thường trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tuy nhiên nếu để lượng vốn bị chiếm dụng lớn sẽ dẫn đến lãng phí vốn, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
a) Đối với công nợ phải trả
Công nợ phải trả của công ty có xu hướng giảm về cuối năm 2011, tuy nhiên phải trả cho người bán và phải trả người lao động lại tăng. Công ty đã tăng chiếm dụng mấy khoản vốn này, trong đó khoản chiếm dụng của người bán sẽ cho công ty có thời gian để trả nợ nhưng mặt khác cũng gây áp lực trả nợ cho công ty khi đến hạn, nếu thanh toán không tốt sẽ làm mất uy tín của công ty đối với nhà cung cấp; đối với khoản chiếm dụng của người lao động, nếu không thanh toán kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tâm lý người lao động.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đi chiếm dụng này công ty cần phải thực hiện tốt yêu cầu sau :
1) Cần tổ chức quản lý các khoản công nợ theo từng đối tượng cụ thể. Trong đó, phải cụ thể về từng nhà cung cấp, ví dụ nhà cung cấp chính của công ty bao gồm : Công ty TNHH thương mại Sông Hồng, Công ty TNHH Trường Xuân, Công ty vận tải vật liệu xây dựng Hoàng Minh cung cấp cát; Công ty TNHH Duy Chiến cung cấp đá; Công ty TNHH Hành Tiến, Công ty CP vật liệu xây dựng Hà Nội cung cấp xi măng… Đồng thời phân loại theo giá trị hợp đồng và phân loại theo thời hạn thanh toán theo hợp đồng, nhằm chủ động trong công tác thanh toán, tránh tình trạng khi đến hạn thanh toán hợp đồng mà công ty vẫn chưa có nguồn để trả nợ.
2) Đối với công nợ với người bán, công ty nên xem xét từng điều kiện cụ thể về tài chính của công ty và điều kiện hợp đồng để hưởng tín dụng thương mại hợp lý.
b) Đối với công nợ phải thu
Trong khi công nợ phải trả giảm thì công nợ phải thu có xu hướng tăng về cuối năm, tăng chủ yếu ở các khoản phải thu khác, trong khi phải thu khách hàng giảm. Tuy nhiên phải thu khách hàng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn bị chiếm dụng. Do đó, để đạt được hiệu quả trong quản lý nguồn vốn bị chiếm dụng, công ty cần :
1) Tổ chức theo dõi, quản lý khách hàng lớn theo từng đối tượng, theo thời hạn hợp đồng, chính sách thương mại, tín dụng nhằm nắm rõ về tình hình thanh toán, thu hồi nợ đúng hạn.
2) Tổ chức đánh giá, nghiệm thu công trình từng phần để thu theo mức độ hoàn thành công trình, thu hồi vốn kịp thời. Do đó, công ty cần thành lập được đội ngũ nghiệm thu chất lượng, đánh giá được mức độ hoàn thành các công trình một cách hiệu quả nhất.
3) Tìm hiểu đối tượng khách hàng lớn, có uy tín trong thanh toán để thực hiện chính sách tín dụng thương mại hợp lý. Cung cấp bê tông thương phẩm chủ yếu cho các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng như khu đô thị mới Linh Đàm, Trung Yên, làng quốc tế Thăng Long, nhà máy nhiệt điện Uông Bí, sân vận động quốc gia, Trung tâm Hội nghị quốc gia… Tuy nhiên, trong điều kiện giá cả cạnh tranh trên thị trường như hiện nay thì công ty nên thiết lập mối quan hệ với những khách hàng khác, mở rộng mạng lưới tiêu thụ. Nhưng để đạt được hiệu quả trong thu hồi nợ thì cần có chính sách thương mại hợp lý, chính sách thu hồi nợ tích cực, thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ đúng thời hạn. Ví dụ, phải lập danh sách những khách hàng có nợ đến hạn thu, từ đó có biện pháp nhắc nhở, thu nợ, trích lập Dự phòng các khoản phải thu một cách hợp lý nếu cần thiết...
3.2.5 Quản lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp hiệu quả
So với năm 2010, thì năm 2011 doanh thu giảm trong khi hầu hết các khoản chi phí đều tăng, trong đó chi phí bán hàng và chi phí QLDN cũng tăng đáng kể. Trong đó, CPBH tập trung chủ yếu ở chi phí VLBH và CPKH ở bộ phận bán hàng; còn CPQLDN lại tập trung chủ yếu ở CPNVQL, chi phí khấu hao tài sản quản lý như xe cộ, phương tiện tiếp khách... Để quản lý chi phí một cách hiệu quả công ty cần lập dự toán chi phí đầu năm để từ đó định hướng chi phí một cách hiệu quả tiết kiệm. Cụ thể như một số biện pháp sau :
- Đối với CPBH
1) Bảo quản các phương tiện vận tải, phương tiện chuyên chở hàng hóa, xe chở bê tông trong điều kiện tốt để những phương tiện này làm việc với công suất cao nhất, tiết kiệm chi phí về nhiên liệu.
2) Tận dụng quỹ khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng để nâng cấp, mua mới tài sản phục vụ cho công tác bán hàng, vận chuyển hàng hóa.
3) Theo dõi tình hình sử dụng vật liệu ở khâu bán hàng nhằm thực hiện tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí, thất thoát như công tác thiết lập định mức chi phí, đánh giá tình hình thực hiện chi phí từng thời kỳ (ví dụ theo quý) nhằm điều chỉnh kịp thời mức độ sử dụng chi phí trong kỳ tiếp theo...
- Đối với CPQLDN
1) Thực hiện tinh giản bộ máy quản lý một cách hợp lý mà vẫn đạt hiệu quả.
2) Theo dõi tình trạng hoạt động của các phương tiện quản lý nhằm sửa chữa kịp thời nếu có hỏng hóc nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động.
3) Tránh tình trạng sử dụng phương tiện công cho mục đích riêng của từng cá nhân trong công ty.
3.2.6 Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động
Đội ngũ lao động là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sản xuất của một doanh nghiệp. Đây là nguồn lực cần thiết nhằm biến những nguồn lực vô tri khác thành sản phẩm có chất lượng. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, lao động có tác động đến mọi quá trình từ khâu thu mua nguyên vật liệu, đến khâu sản xuất, cuối cùng là khâu tiêu thụ. Do đó, công ty cần phải phát huy được sức mạnh của đội ngũ lao động, cũng như tạo mọi điều kiện để họ có cơ hội thăng tiến và phát triển. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty cần :
1) Nâng cao tiêu chuẩn tuyển chọn lao động, đảm bảo chất lượng lao động tuyển thêm.
2) Khuyến khích người lao động không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
3) Tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, thích ứng và phù hợp với các máy móc có công nghệ hiện đại.
4) Có chính sách lương thưởng công bằng, động viên, quan tâm và hỗ trợ kịp thời đối với công nhân viên và người lao động trong công ty.
5) Bên cạnh việc ngâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, công ty cũng nên tổ chức những buổi giao lưu, tạo cơ hội để người lao động hiểu rõ hơn bộ máy quản lý, đồng thời cũng là cơ hội để bộ máy quản lý hiểu rõ hơn tâm tư người lao động, để biết đâu là cái mà người lao động cần để có thể đáp ứng kịp thời.
6) Trích lập ngân quỹ phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động…
KẾT LUẬN CHUNG
Được thành lập từ năm 1993, cho đến nay thì công ty cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng đã khẳng định được vai trò, vị thế của mình trong nền kinh tế nước ta nói chung và công nghiệp xây lắp nói riêng.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường nhiều biến động như hiện nay, việc nắm rõ thực trạng tài chính và thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty rồi từ đó có những chiến lược, kế hoạch phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty là điều cực kỳ quan trọng đối với các nhà quản trị. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn này, em đã thực hiện việc nghiên cứu, vận dụng những lý luận, kiến thức đã học đồng thời tiếp cận với tình hình thực tế tại công ty Cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng để có thể đưa ra được những đánh giá về tình hình hoạt động sản xuất của công ty trong thời gian qua cũng như những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, do khả năng, kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, các giải pháp cần được nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện hơn...
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn TS. Đoàn Hương Quỳnh cùng các cán bộ phòng Tài chính – Kế toán công ty Cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 02/05/2012
Sinh viên thực tập
Lê Thị Thùy Trang
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, chủ biên PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm – TS Bạch Đức Hiển, nhà xuất bản Tài chính năm 2008
2. Hệ thống câu hỏi và bài tập Tài chính doanh nghiệp, chủ biên TS Bùi Văn Vần, nhà xuất bản Tài chính năm 2009
3. Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp lý thuyết – lý thuyết và thực hành, chủ biên PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ – TS Nghiêm Thị Thà, nhà xuất bản Tài chính năm 2009
4. Quản trị Tài chính doanh nghiệp, Chủ biên Nguyễn Hải Sản, NXB Thông kê năm 2001
5. Nghị định 09/2009/NĐ –CP (Ngày 30/02/2009) “Quy chế quản lý Tài chính của công ty Nhà nước và quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác”, thông tư 55 hướng dẫn NĐ 09
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TS
Tài sản
CT
Công trình
TSCĐ
Tài sản cố định
ATLĐ
An toàn lao động
KQHĐKD
Kết quả hoạt động kinh doanh
VSMT
Vệ sinh môi trường
CĐKT
Cân đối kế toán
NVBH
Nhân viên bán hàng
DT
Doanh thu
DCBH
Dụng cụ bán hàng
HĐKD
Hoạt động kinh doanh
NVQL
Nhân viên quản lý
CPBH
Chi phí bán hàng
SXKD
Sản xuất kinh doanh
CPQLDN
Chi phí quản lý doanh nghiệp
VLXD
Vật liệu xây dựng
GVHB
Giá vốn hàng bán
VLBH
Vật liệu bán hàng
DTT
Doanh thu thuần
CPKH
Chi phí khấu hao
TSNH
Tài sản ngắn hạn
VCĐ
Vốn cố định
TSLĐ
Tài sản lưu động
VKD
Vốn kinh doanh
TSDH
Tài sản dài hạn
LN
Lợi nhuận
HTK
Hàng tồn kho
LNST
Lợi nhuận sau thuế
VLĐ
Vốn lưu động
VKD bq
Vốn kinh doanh bình quân
VCSH
Vốn chủ sở hữu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_2084.doc