Luận văn Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế tại Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Công thương Việt Nam

NHNN cần phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ cho ra đời một bảng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất trong nền kinh tế quốc dân để tất cả các ngành các doanh nghiệp trong đất nước Việt Nam phải cùng chung một hệ thống sổ sách kế toán, một hệ thống báo cáo kế toán. Có như vậy các số liệu thống kê của các ngành, của toàn bộ nền kinh tế mới dễ dàng tổng hợp và chính xác. Như hiện nay hệ thống tài khoản kế toán trong ngành NH khác hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ngoài ngành NH. Quá trình giảng dạy kế toán tại các trường cũng gặp nhiều khó khăn. NH là ngành kinh tế đặc thù thì có thể qui định một số tài khoản đặc biệt dùng riêng cho ngành NH.

pdf141 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2507 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế tại Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đạt chuẩn quốc tế cho đội ngũ CBQLKT NHCT. Năm là, xây dựng đội ngũ giảng viên chuyên trách và giảng viên kiêm chức, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của TTĐT NHCT. Gắn đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ... với nghiên cứu khoa học của NHCT phục vụ công tác giảng dạy, đào tạo và kinh doanh; đưa đào tạo thành một khâu trong công nghệ kinh doanh NH: sản phẩm mới -> đào tạo -> ứng dụng trong kinh doanh. Sáu là, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho TTĐT, có trang thiết bị hiện đại, có môi trường sư phạm đảm bảo đào tạo, bồi dưỡng nhiều lớp trong cùng một thời gian, tạo điều kiện tốt nhất để học viên học tập, nghiên cứu đạt kết quả cao. 3.2. Các giải pháp cơ bản tiếp tục đổi mới, hoàn thiện đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý kinh tế tại Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Công thương 3.2.1. Nâng cao năng lực hoạt động và khả năng hội nhập khu vực, quốc tế của Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Công thương Đào tạo nghiệp vụ - kỹ thuật - kỹ năng - quản lý cho cán bộ phải đi trước một bước, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và hiện đại hóa NH. Tạo điều kiện phát huy mạnh mẽ năng lực cạnh tranh, thúc đẩy và phát triển kinh tế - xã hội, động lực quan trọng để thực hiện tăng trưởng kinh tế, góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Đứng trước xu thế hội nhập và toàn cầu hóa về kinh tế, bản thân các trường đại học, các học viện, các cơ sở đào tạo trong nước cũng đã và đang cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực đào tạo. Những cơ sở đào tạo nước ngoài với những lợi thế về kinh nghiệm, uy tín, phương tiện đào tạo, thiết bị giảng dạy, Maketing trong lĩnh vực tài chính - NH hơn hẳn đã khiến các cơ sở đào tạo trong nước đứng trước những thách thức hết sức to lớn. Vì vậy, TTĐT NHCT trước hết phải đổi mới, kiện toàn lại bộ máy tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho học tập và giảng dạy, tăng cường hợp tác quốc tế để nâng cao năng lực hoạt động của TTĐT. Công tác đào tạo và đào tạo lại cần tập trung đào tạo các kỹ năng sâu về chuyên môn, nghiệp vụ, giỏi về tin học, ngoại ngữ, có khả năng quản trị, điều hành công nghệ NH hiện đại, có đạo đức nghề nghiệp nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn nữa, có sức mạnh cạnh tranh trên thị trường và có khả năng hội nhập khu vực và quốc tế. 3.2.2. Tăng cường đào tạo, xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cải tiến phương pháp giảng dạy Thứ nhất: Đòi hỏi phải có kế hoạch đào tạo, qui hoạch nguồn đội ngũ giảng viên. Xây dựng đội ngũ giảng viên chuyên trách có đủ số lượng, đảm bảo về năng lực có phẩm chất nghề nghiệp. Thứ hai: Qui tụ được những cán bộ có trình độ, học vị, có kinh nghiệm thực tiễn tham gia vào công tác đào tạo tại TTĐT. Cần có cơ chế khuyến khích, động viên thích hợp về tinh thần cũng như vật chất đối với đội ngũ giảng viên để họ chuyên tâm vào công tác giảng dạy. Có chính sách luân chuyển cán bộ hợp lý như: những người làm công tác giảng dạy được hưởng các quyền lợi, đãi ngộ cao hơn những người làm công tác QLKT tại các đơn vị thành viên; được ưu tiên tham gia các khóa học trong nước và nước ngoài, được tham gia các hội thảo khoa học các hội nghị chuyên đề, tập huấn nghiệp vụ, được cung cấp các tài liệu, văn bản pháp qui của ngành NH và của NHCT. Thứ ba: Định kỳ theo qui định luân chuyển, bổ nhiệm lại cán bộ, được bổ nhiệm vào các chức danh CBQL tại trụ sở chính hoặc tại các đơn vị thành viên để bổ sung kiến thức và nghiên cứu, giải quyết trực tiếp những nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại cơ sở do thực tế hoạt động NH đòi hỏi. Đồng thời, những CBQLKT giỏi chuyên môn nghiệp vụ tại trụ sở chính và các đơn vị thành viên trước khi qui hoạch bổ nhiệm một chức danh cao hơn lại được đưa về TTĐT NHCT để nghiên cứu lý luận, học tập kiến thức mới, trang bị nghiệp vụ sư phạm đào tạo thành giảng viên, sau đó 2 đến 3 năm sau lại đưa xuống cơ sở kinh doanh. Với cách đào tạo như vậy sẽ có một đội ngũ giảng viên có lý luận gắn liền với thực tế, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, yêu NHCT, yêu nghề đào tạo. Bởi vì, khi CBQL được điều động về TTĐT hoặc giảng viên từ TTĐT chuyển công tác xuống các đơn vị đều là một bước thăng tiến trên con đường sự nghiệp. Thứ tư: Cải tiến phương pháp giảng dạy của giảng viên theo hướng lấy học viên là trung tâm, tăng cường thảo luận, đưa ra nhiều bài tập tình huống, động viên phát huy sự năng động sáng tạo, tự nghiên cứu, tự học của học viên. Giảng viên là người đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra; nêu những vấn đề, nội dung cốt lõi của bài giảng, xây dựng các tình huống điển hình. Chú trọng việc tổ chức giảng dạy lý thuyết với việc đi tham quan, xử lý các tình huống thực tế ngay tại NH thực hành. 3.2.3. Từng bước hoàn thiện chương trình, mục tiêu, nội dung đào tạo cho từng đối tượng đào tạo * Mục tiêu đào tạo Mục tiêu chung là đào tạo đội ngũ CBQLKT NHCT hiểu biết và thành thạo kỹ năng - nghiệp vụ, kết hợp đào tạo nghề với đào tạo kiến thức tổng hợp - lý luận-quản trị; lấy thực tập tại cơ sở làm nền tảng, kết hợp lý luận với thực hành; tinh thông công việc; có nhân cách và đạo đức nghề nghiệp, tận tụy phục vụ khách hàng và phục vụ sự nghiệp phát triển NHCT. * Nội dung đào tạo + Các lĩnh vực đào tạo chủ yếu: - Kiến thức lý luận - kinh tế - kỹ thuật - nghiệp vụ; - Quản trị và chiến lược; - Quản trị hệ thống; - Nhân cách, tác phong, kỹ năng cá nhân làm việc; - Giảng viên chuyên trách và giảng viên kiêm chức. + Các lĩnh vực đào tạo bổ trợ: - Tin học thực hành và quản lý; - Ngoại ngữ chuyên ngành. Tập trung vào các nội dung chính: Đào tạo, đào tạo lại theo hệ thống chứng chỉ có giá trị trong hệ thống NHCTVN, trước mắt: Một là: Chứng chỉ hành nghề nghiệp vụ NH (bắt buộc mọi người phải có không phân biệt trình độ) - Chức năng, nhiệm vụ, vai trò NH trong nền kinh tế thị trường; - Các nghiệp vụ chính: tiền tệ - kho quỹ, tín dụng - bảo lãnh, kế toán -tài chính, kế toán thanh toán VNĐ và thanh toán ngoại tệ, dịch vụ thẻ, dịch vụ NH, kinh doanh ngoại tệ, kiểm tra - kiểm toán, quản trị văn phòng; - Chuyên sâu từng nghiệp vụ đảm đương; - Quyền, nghĩa vụ lao động và trách nhiệm CBQLKT NHCT. Hai là: Chứng chỉ cán sự NH (đối tượng là cán bộ trình độ trung cấp) - Nắm vững những vấn đề lý luận cơ bản về NHTM trong nền kinh tế thị trường; - Các nghiệp vụ chính đào tạo nghề theo từng chuyên đề nghiệp vụ chuyên sâu chú trọng kỹ năng thực hành; - Văn hóa giao tiếp, ứng xử, trách nhiệm, đạo đức CBQLKT NHCT. Ba là: Chứng chỉ kinh tế viên nghiệp vụ - kỹ thuật NH (đối tượng là cán bộ trình độ tốt nghiệp đại học, cao đẳng). - Lý luận về NH trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, khủng hoảng kinh tế - tài chính; tái cấu trúc hệ thống tài chính - tiền tệ quốc tế; nhà nước và pháp luật; NH trong đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - thời cơ, thách thức, giải pháp; phát triển kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta; kiến thức kinh doanh và quản trị NH hiện đại.... Bốn là: Chứng chỉ quản trị NH cấp trung (đào tạo các chức danh giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng chi nhánh và trưởng phó phòng ban ở hội sở và các chức danh qui hoạch tương đương). - Năng lực quản lý như: tâm lý lãnh đạo và quản lý; kỹ năng cơ bản để trở thành giám đốc; kỹ năng lãnh đạo và quản lý sự thay đổi; kỹ năng trình bày nâng cao; kỹ năng trình bày; kỹ năng giao tiếp đối ngoại, đàm phán; kỹ năng điều hành nghiệp vụ; quản lý nguồn nhân lực; quản lý hoạt động kinh doanh và quản lý rủi ro NH... - Năng lực chuyên môn: các chiến lược phát triển; chiến lược marketing và lựa chọn khách hàng mục tiêu;hệ thống thông tin... Năm là: Chứng chỉ quản trị viên NH cấp cao (các chức danh Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và kinh tế viên chính, kinh tế viên cao cấp đương chức và qui hoạch). Trên cơ sở chương trình quản trị NH cấp trung, phải nghiên cứu chuyên sâu thêm các chuyên đề sau: - Kỹ năng quản trị: Kỹ năng lãnh đạo và quản lý sự thay đổi; quyền uy, uy tín và quyền lực; quyền lực và nghệ thuật sử dụng quyền lực; quản trị tổ chức và nhân sự; đào tạo và phát triển kỹ năng quản trị thực hiện công việc; nghệ thuật lãnh đạo; phân cấp và ủy quyền... - Kỹ năng chuyên môn: quản trị các mục tiêu và chính sách kinh doanh NH; phân tích tình huống kinh doanh; thị trường tiền tệ và sản phẩm thị trường; chính sách tiền tệ và kiểm soát tiền tệ; chính sách ngoại hối và sản phẩm ngoại hối; chính sách và điều hành tỷ giá... Ngoài ra, còn phải đào tạo các kiến thức bổ trợ, phù hợp cho từng đối tượng CBQLKT: + Chương trình đào tạo tin học thực hành và quản lý; + Chương trình đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành. 3.2.4. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo NHCTVN là NHTM nhà nước, hoạt động đa năng, có gần 130 chi nhánh và trên 13.800 CBNV, có mạng lưới hoạt động rộng khắp trên cả nước. Do vậy, trong công tác đào tạo cần thiết phải thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo, phù hợp với nhu cầu đào tạo của từng mặt nghiệp vụ, với vị trí địa lý và đặc thù hoạt động kinh doanh của mỗi khu vực và từng chi nhánh, vừa đảm bảo thực hiện kế hoạch đào tạo sát với tình hình kinh doanh tạo nên lợi thế của mỗi chi nhánh, vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh bình thường của các đơn vị thành viên, đồng thời tiết giảm chi phí, tập trung nhiều nhất kinh phí cho đào tạo. Một là, đào tạo tập trung tại TTĐT và các cơ sở đào tạo trực thuộc TTĐT NHCT và các chi nhánh. Những khóa đào tạo cán bộ mang tính chỉ đạo, điều hành mang tính tập trung thống nhất cao có thể tập trung đào tạo tại TTĐT Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh. Các nghiệp vụ đào tạo mang tính phổ cập, hoặc theo yêu cầu phục vụ kinh doanh đặc thù của chi nhánh có thể đào tạo tại chi nhánh hoặc cụm chi nhánh... Hai là, cử các cán bộ có năng lực, phẩm chất và tâm huyết đi nghiên cứu, học tập dài ngày, ngắn ngày tại các trường đại học, các học viện trong và ngoài nước đào tạo trở thành những chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của NHCT, những nhà quản trị giỏi của NHCT trong tương lai. Có thể tổ chức các đoàn cán bộ, chuyên gia NHCT thăm quan, khảo sát nghiệp vụ ở nước ngoài. Gửi các nhân viên giỏi nghiệp vụ và ngoại ngữ đi thực tập tại các NHTM của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Ba là, liên kết với các trường, học viện các TTĐT hoặc thuê chuyên gia nước ngoài đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ NHTM hiện đại cho CBQLKT NHCT. Đây là hình thức cử cán bộ đi "du học" tại chỗ, tiết kiệm chi phí tạo điều kiện cho CBQL tiếp cận nhanh chóng kiến thức chuyên môn của NH hiện đại, phương pháp học tập nghiên cứu của các nước tiên tiến trên thế giới. Bốn là, ngoài các hình thức như đào tạo tại nơi làm việc, đào tạo ngoài giờ làm việc, TTĐT cần xây dựng, phát triển hình thức đào tạo từ xa. Muốn vậy, tại Trụ sở chính NHCT và các đơn vị thành viên đều phải xây dựng một hệ thống thông tin quản lý nhân sự riêng, phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ đào tạo cán bộ. Hệ thống thông tin nội bộ hiện đại thuận tiện và đồng nhất sẽ phục vụ đắc lực cho công tác đào tạo, tăng hiệu quả đào tạo cho từng cá nhân và cho cả NHCT. Các thông tin đều phải thống nhất và rõ ràng từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo, NHCT mới phát huy được nội lực của mỗi CBNV, của từng đơn vị thành viên và của toàn hệ thống thực hiện mục tiêu vừa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực công tác của đội ngũ CBQLKT đáp ứng yêu cầu kinh doanh hiện tại, vừa chuẩn bị nguồn cán bộ chất lượng cao để hội nhập và phát triển trong tương lai, sớm thực hiện tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ. 3.2.5. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện giảng dạy hiện đại cho giảng viên và học viên, đổi mới cơ chế quản lý trung tâm đào tạo Một là, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện giảng dạy hiện đại cho giảng viên và học viên. - Tạo môi trường sư phạm cho hoạt động đào tạo, từng bước phấn đấu, xây dựng: Trường ra trường, lớp ra lớp với những trang thiết bị, kỹ thuật giảng dạy hiện đại phù hợp với nội dung, đối tượng và lượng học viên, tạo điều kiện để học viên kết hợp lý thuyết với thực hành, tạo khí thế thi đua học tập sôi nổi, hiệu quả tại TTĐT. - Để giảng dạy nghiệp vụ NH được tốt ngoài việc xây dựng khu giảng đường có đầy đủ máy móc thiết bị giảng dạy học tập, khu nhà làm việc cho giáo viên, nhà nghỉ, nhà ăn cho học viên còn phải xây dựng NH thực hành, xây dựng điểm giao dịch mẫu, mô hình NH trực tuyến... - Giảng dạy ngoại ngữ phải có phòng Lab để luyện các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Giảng dạy tin học phải có phòng máy vi tính, cài đặt các chương trình phần mềm hiện đại, truy cập internet... - Ngoài ra, cần xây dựng khu vui chơi, giải trí, sân bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, bể bơi, sân tennis... để phục vụ nhu cầu rèn luyện thể lực cho giảng viên và học viên. Kế hoạch của Ban lãnh đạo NHCT xây dựng TTĐT ở Hà Nội có trụ sở tại xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội hơn 10 km với diện tích xây dựng gần 10 ha, một chi nhánh TTĐT tại Huế với diện tích gần 6 ha và một chi nhánh TTĐT tại khu công nghiệp Biên Hòa. Có trang thiết bị hiện đại phục vụ nhu cầu đào tạo tương đối lớn của CBNV NHCT. Hai là, đổi mới cơ chế quản lý TTĐT Như trên đã phân tích tầm quan trọng của công tác đào tạo và đào tạo lại CBQLKT NHCT, đây là yếu tố quyết định khả năng phát triển cạnh tranh, vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của NHCT, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực chính là tăng cường khả năng cạnh tranh cũng như tăng cường động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của NHCT. Vì vậy, việc đổi mới hoạt động TTĐT NHCT nhằm phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại theo mô hình TTĐT hiện tại và đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của NHCT Việt Nam, góp phần tạo động lực để NHCT Việt Nam sớm hội nhập các tổ chức tài chính, NH quốc tế và khu vực. Những lý do cần phải đổi mới hoạt động TTĐT NHCT - Để thực hiện được mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo của NHCT Việt Nam trong thời gian tới, trước hết phải đáp ứng được những yêu cầu chủ yếu, vừa mang tính bức xúc, vừa mang tính chiến lược lâu dài của NHCTVN. - Thông qua đào tạo cấp các chứng chỉ của TTĐT làm cơ sở để thực hiện đầy đủ, đúng đắn các qui trình về bổ nhiệm, đánh giá cán bộ. Thực tế lâu nay các loại chứng chỉ này chưa có và chưa được quan tâm. - Tạo cơ sở và bước đi quan trọng cho việc xác lập và xây dựng một chiến lược đào tạo lâu dài cho đội ngũ cán bộ QLKT NHCT; - Tạo tiền đề xây dựng hệ thống chương trình đào tạo đồng bộ, thống nhất và linh hoạt với tính chuẩn nghề nghiệp cao; - Tập hợp và xây dựng được đội ngũ giảng viên có kỹ năng sư phạm, có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế sâu rộng. - Tăng cường vị thế nhằm tập hợp và huy động nguồn vốn đầu tư mở rộng hệ thống cơ sở hạ tầng và tăng cường trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ; - Xây dựng hệ thống giáo trình, tài liệu phù hợp, có nội dung cập nhật thông tin về kiến thức, nghiệp vụ và thị trường. Nhanh chóng đảm bảo hỗ trợ đắc lực cho các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và quản trị viên cấp trung, cấp cao; - Tạo điều kiện cần thiết đáp ứng việc tổ chức và triển khai các chương trình, các khóa đào tạo bồi dưỡng ở các khía cạnh, lĩnh vực liên quan với khối lượng học viên lớn hơn, mang tầm qui mô và hệ thống nhằm nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu thực tế trong hoạt động kinh doanh của NHCT với thời lượng chi phí thấp nhất. Với những lý do trên, việc đổi mới hoạt động TTĐT NHCT là một bước đi then chốt giúp NHCT đạt tới các kết quả và mục tiêu hoạt động kinh doanh cao hơn trên cơ sở nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo và chất lượng nhân lực trong toàn hệ thống. * Nhiệm vụ mới của TTĐT TTĐT NHCTVN có nhiệm vụ đào tạo nghề cho đội ngũ CBQL và tác nghiệp, thành thạo công việc, có kỹ năng nghề nghiệp, thực hành giỏi; có kiến thức quản trị NH hiện đại; rèn luyện nhân cách, có đạo đức, tri thức và lý luận cần thiết. Nhiệm vụ cụ thể của TTĐT NHCTVN là đào tạo - phát triển và tư vấn về: - Kiến thức hỗ trợ: tin học, ngoại ngữ, v.v...; - Kiến thức lý luận - kinh tế - kỹ thuật - nghiệp vụ NH hiện đại; - Cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp; - Trình độ và năng lực quản trị NH hiện đại,... Tiến đến đạt chuẩn quốc tế cho độ ngũ cán bộ QLKT bao gồm: CBNV tác nghiệp, chuyên viên chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ quản trị NH cấp trung và cấp cao của hệ thống NHCTVN. Để phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ mới TTĐT cần xây dựng bộ máy quản lý, điều hành mới, để đáp ứng nhiệm vụ được giao theo sơ đồ dưới đây: Ban lãnh đạo NHCTVN (Hội đồng quản trị và ban điều hành Giám đốc TTĐT Hội đồng khoa học Các phòng, khoa nghiệp Các phó giám đốc Phân hiệu Huế Phân hiệu TP. Hồ Chí Minh Ban thông tin học liệu Sơ đồ 3.1: Quản lý và điều hành TTĐT Chú thích: - Các phòng, khoa; ban thông tin, học liệu chỉ có ở TTĐT Hà Nội - Phân hiệu tại Huế, Phân hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh bố trí bộ máy quản lý gọn nhẹ, chỉ từ 7 đến 10 cán bộ, không bố trí cán bộ hành chính đơn thuần. Bố trí cán bộ theo hướng kiêm nhiệm là chính. - Chương trình, nội dung, tài liệu, giảng viên, triệu tập học viên các khóa đào tạo do TTĐT chịu trách nhiệm, thống nhất trong toàn hệ thống. Các phân hiệu có trách nhiệm quản lý học viên, tổ chức ăn, nghỉ và báo cáo kết quả đào tạo về TTĐT NHCT. - Ban thông tin chịu trách nhiệm thông báo chương trình, nội dung các lớp học, thời gian, đối tượng đào tạo, học viên đăng ký đào tạo. Đưa lên mạng nội bộ các thông tin về đào tạo và đào tạo lại của TTĐT NHCT... - Bộ phận học liệu có trách nhiệm cập nhật in ấn tài liệu các khóa đào tạo nội bộ của TTĐT NHCT, in ấn chứng chỉ... - Ban thông tin, học liệu chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý thư viện; xây dựng các trang Web về đào tạo và đào tạo lại. 3.2.6. Đổi mới, hoàn thiện công tác quản lý Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Công thương Để đổi mới, hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác quản lý đào tạo và đào tạo lại cần thực hiện một số nội dung sau: Một là, nghiên cứu, xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ chế quản lý bao gồm tiến hành rà soát, nghiên cứu bổ sung hoặc sửa đổi những qui định không phù hợp. Ví dụ: ban hành sửa đổi các văn bản qui chế đào tạo, đào tạo lại cán bộ QLKT, qui chế giảng Các lớp học viên viên kiêm chức. Bổ sung qui chế cần thiết như: qui chế hoạt động TTĐT NHCT, qui chế cấp chứng chỉ, qui chế giảng viên, qui định về hệ thống chương trình, tài liệu. Nghiên cứu đề xuất những chế độ thích hợp, những cơ chế động lực như: lương kinh doanh, khen thưởng, thi đua, gắn đào tạo với sử dụng cán bộ để khuyến khích họ không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Hai là, đi đôi với việc đổi mới hoạt động của TTĐT cần tăng cường đội ngũ CBQL đào tạo có năng lực và tâm huyết với sự nghiệp đào tạo của NHCT. Quản lý đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ của TTĐT NHCTVN rất cần một đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ về chuyên môn, khả năng về sư phạm, biết quản lý, tổ chức đào tạo có hiệu quả và một trái tim nhiệt huyết, có trách nhiệm với sự nghiệp đào tạo. Bởi vậy, muốn TTĐT đào tạo có hiệu quả đáp ứng yêu cầu kinh doanh luôn năng động, đổi mới, hiện đại của NHCT rất cần sự quan tâm đến công tác tổ chức và cán bộ dành cho TTĐT của Ban lãnh đạo NHCT. Đầu tư phát triển TTĐT, đặc biệt là đầu tư về con người sẽ góp phần quan trọng phát triển nguồn nhân lực của NHCT, nâng cao chất lượng kinh doanh từ các chi nhánh NH cơ sở và toàn hệ thống, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ NHCT trên thương trường. Năng lực, trình độ, đạo đức nghề nghiệp và phong cách giao dịch của CBNV sẽ quyết định thành công của NHCTVN. Ba là, đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, qui hoạch đào tạo tại TTĐT. Kế hoạch đào tạo tại TTĐT là một bộ phận kế hoạch đào tạo của NHCT. Bởi vậy, khi xây dựng kế hoạch đào tạo tại TTĐT cần lựa chọn nội dung đào tạo vừa cập nhật được các thông tin, văn bản, chế độ mới ban hành liên quan đến nghiệp vụ cần đào tạo, vừa sát với thực tiễn kinh doanh diễn ra sinh động trên thương trường; trao đổi, phổ biến những kinh nghiệm công tác trong nội bộ NHCT. Do đó, việc xây dựng kế hoạch đào tạo tại TTĐT phải xuất phát từ chủ trương của Ban lãnh đạo; từ thực tiễn hoạt động của các chi nhánh cần đào tạo nghiệp vụ gì, đối tượng nào,... từ ý kiến tham mưu của các phòng, ban nghiệp vụ trụ sở chính. Xây dựng kế hoạch đào tạo phải có luận cứ khoa học, nội dung cụ thể của từng chuyên đề, nếu được Ban lãnh đạo duyệt thì ai là người chịu trách nhiệm biên soạn tài liệu? Những giảng viên nào được giao nhiệm vụ giảng dạy từng chuyên đề, v.v... Có như vậy kế hoạch đào tạo mới có tính khả thi cao. Đổi mới và nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch đào tạo nói chung, kế hoạch đào tạo tại TTĐT nói riêng có ý nghĩa quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ QLKT NHCT. Qui hoạch đào tạo phải gắn với sử dụng và nguồn cán bộ lâu dài. Đảm bảo số lượng và chất lượng cán bộ bố trí vào các vị trí công việc trước mắt và lâu dài. Công tác xây dựng kế hoạch, qui hoạch đào tạo phải được thực hiện từ dưới lên trên, dựa trên nhu cầu thực tế và điều kiện thực hiện cụ thể. Tránh tình trạng đào tạo tràn lan, học theo phong trào sẽ tốn kém kinh phí và không hiệu quả. Khi kế hoạch đào tạo đã được thông qua, nó phải trở thành chỉ tiêu bắt buộc mọi người phải thực hiện nghiêm chỉnh. Bốn là, nâng cao chất lượng biên soạn tài liệu phục vụ công tác giảng dạy tại TTĐT. Tài liệu giảng dạy là căn cứ để giảng viên soạn giáo án, là cơ sở để TTĐT quản lý công tác giảng dạy của giảng viên, để học viên nghiên cứu trước và trong quá trình học. Xây dựng và hoàn chỉnh tài liệu đào tạo phù hợp với nội dung cần đào tạo và đối tượng đào tạo, rất quan trọng để đảm bảo chất lượng đào tạo với những nội dung lãnh đạo duyệt và quản lý nội dung giảng dạy của giảng viên thông qua giáo án. Để nâng cao chất lượng biên soạn tài liệu phải có một đội ngũ cán bộ, chuyên gia có trách nhiệm biên soạn tài liệu, và có hội đồng thẩm định tính khoa học, tính thực tiễn nội dung tài liệu. Tùy mức độ quan trọng của tài liệu mà có thể tổ chức Hội đồng khoa học thẩm định phù hợp. Kết luận và kiến nghị Kết luận Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CBQLKT là một khâu rất quan trọng trong quá trình tồn tại, phát triển của NHCTVN. Hoạt động đào tạo và đào tạo lại cán bộ làm cho nguồn lực con người của NHCTVN ngày càng giá trị, đóng góp tích cực để thực hiện mục tiêu: Xây dựng NHCTVN thành một NHTM chủ lực và hiện đại của Nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa chức năng, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam, xếp loại BB trên thị trường quốc tế. Để đáp ứng mục tiêu trên đòi hỏi hoạt động đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ QLKT tại TTĐT NHCT phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện. Trong thời đại kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hóa đang phát triển, càng khẳng định Nghị quyết của Đảng và nhà nước ta xác định: "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của nhà nước và của toàn dân" là hoàn toàn đúng đắn. Các sản phẩm và công nghệ của các NHTM không khác nhau lắm. Sức mạnh tạo nên sự khác nhau trong kết quả kinh doanh giữa các NHTM lại là trình độ, năng lực và phẩm chất của đội ngũ CBQLKT. Tại các tổ chức tín dụng, có nhiều nhân tố cấu thành nên hoạt động và thành công trong kinh doanh như: vốn, trụ sở làm việc, trang thiết bị, nhân sự, môi trường pháp luật... trong đó, nhân sự là tiền đề tạo ra các nhân tố khác. Khi các tổ chức tín dụng có những cán bộ và nhân viên đạt đến trình độ tối thiểu cần thiết thì tổ chức tín dụng đó có khả năng huy động được mọi nguồn lực để tổ chức kinh doanh, phát triển mạng lưới, tăng vốn và mức lợi nhuận... trình độ học vấn của CBNV ngân hàng là một trong những tiêu chí đánh giá thanh danh của NH đó trong hệ thống các tổ chức tín dụng [6, tr. 101]. Qua nghiên cứu những vấn đề đã trình bày trong luận văn: "Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế tại Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Công thương Việt Nam" tác giả xin rút ra những kết luận sau: 1- Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ QLKT của NHCTVN trong điều kiện khoa học công nghệ hiện đại, nền kinh tế tri thức, tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế về kinh tế bao gồm: Các khái niệm và đặc điểm của hoạt động đào tạo và đào tạo lại; khái niệm và đặc điểm của CBQLKT ngành NH nói chung và NHCTVN nói riêng. Sự cần thiết khách quan, yêu cầu mới đối với đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ QLKT của NHCTVN, từ đó xây dựng chương trình, nội dung đào tạo và lựa chọn loại hình đào tạo và đào tạo lại phù hợp với đặc điểm đội ngũ CBQLKT tại TTĐT NHCT. Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng và kinh nghiệm thực tiễn đào tạo và đào tạo lại CBQLKT ngành NH của một số nước như: Cộng hòa Liên bang Đức, Thụy Sĩ, Thái Lan và một số NHTM trong nước như Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam; NHNo; Ngân hàng cổ phần á châu để rút ra những bài học, điều kiện và khả năng vận dụng tại TTĐT NHCTVN. 2- Trên cơ sở đưa ra và phân tích một cách có hệ thống thực trạng đội ngũ CBQLKT của NHCT, những số liệu về tình hình số lượng, chất lượng CBQLKT NHCTVN có so sánh với các NH trong nước và nước ngoài, thực trạng đào tạo và đào tạo lại CBQLKT tại TTĐT NHCT, luận văn đã nêu bật được những thành công và kết quả, hạn chế và tồn tại, những nguyên nhân trong công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CBQLKT làm cơ sở để đưa ra giải pháp hoàn thiện hoạt động đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CBQLKT của NHCT và kiến nghị đối với NHNNVN và NHCT về hoàn thiện công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CBQLKT của ngành NH nói chung, NHCT nói riêng. 3- Trên cơ sở đề án cơ cấu lại NHCT giai đoạn 2001-2010, xây dựng định hướng hoạt động kinh doanh của NHCT là căn cứ để định hướng hoạt động đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CBQLKT NHCT; qua những nhận xét rút ra từ lý luận và thực tiễn về đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CBQLKT NHCT, luận văn đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CBQLKT NHCT. Những giải pháp chủ yếu được nhấn mạnh là: Trước hết phải đổi mới, nâng cấp hoạt động TTĐT NHCT gồm: Xác định yêu cầu, nhiệm vụ mới của TTĐT, cơ cấu lại bộ máy tổ chức quản lý, xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, nâng cao chất lượng, đổi mới nội dung chương trình, tài liệu giảng dạy, đổi mới hình thức và phương pháp giảng dạy, công tác quản lý, qui hoạch đào tạo và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho đào tạo và đào tạo lại. Cuối cùng là xây dựng hệ thống thông tin quản lý đào tạo từ NHCT Trung ương đến các chi nhánh NHCT cơ sở trong toàn quốc. Một số kiến nghị + Kiến nghị đối với NHNN Việt Nam - Qui định tiêu chuẩn chuyên gia trong ngành NH: Xây dựng, ban hành những văn bản qui định về tiêu chuẩn chuyên gia và đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia. Đội ngũ chuyên gia rất cần cho sự phát triển của đất nước nhưng chưa có văn bản của Nhà nước qui định tiêu chuẩn chuyên gia; xét công nhận chuyên gia, quyền lợi và nghĩa vụ của chuyên gia nên nhiều cán bộ giỏi không có hướng trau dồi kiến thức, tập trung nghiên cứu để trở thành chuyên gia giỏi mà chỉ tìm mọi cách phấn đấu để làm CBQL, cán bộ lãnh đạo có chức, có quyền. Một số khi được bổ nhiệm không phát huy được tác dụng nhưng rất khó bố trí các việc khác tạo nên tình trạng trì trệ của các cơ quan quản lý. Cần có chính sách hợp lý để khuyến khích các cán bộ giỏi, chuyên tâm phấn đấu trở thành chuyên gia, không nhất thiết cứ phải phấn đấu trở thành CBQL mới là người được trọng dụng; tạo nên tâm lý xã hội mới, quan niệm lao động mới, là điều kiện thuận lợi để thực hiện bổ nhiệm cán bộ có thời hạn đạt hiệu quả. - Qui định tiêu chuẩn các chức danh nghiệp vụ chủ chốt trong các NHTM nhà nước: Quản lý kinh tế là một nghề, cần được đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên. Thống đốc nên xem xét ban hành các văn bản qui định tiêu chuẩn các chức danh nghiệp vụ chủ chốt trong các NHTM nhà nước để đào tạo phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đạt hiệu quả. Căn cứ vào tiêu chuẩn các chức danh như: Tổng giám đốc, Giám đốc chi nhánh cấp I, chi nhánh cấp II, các trưởng phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ của NHTW và các chi nhánh.., để CBNV các NHTM phấn đấu học tập, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ một cách tự giác. Những người chưa đủ các tiêu chuẩn qui định sẽ có hướng để học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ để đạt trình độ đó, những người đã đạt trình độ lại cố gắng tu dưỡng rèn luyện chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp để được giao nhiệm vụ tương xứng. Đây chính là động lực thúc đẩy hoạt động đào tạo, đào tạo lại cán bộ QLKT tại các NHTM. - Chỉnh sửa, bổ sung hệ thống tài khoản kế toán thống nhất: NHNN cần phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ cho ra đời một bảng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất trong nền kinh tế quốc dân để tất cả các ngành các doanh nghiệp trong đất nước Việt Nam phải cùng chung một hệ thống sổ sách kế toán, một hệ thống báo cáo kế toán. Có như vậy các số liệu thống kê của các ngành, của toàn bộ nền kinh tế mới dễ dàng tổng hợp và chính xác. Như hiện nay hệ thống tài khoản kế toán trong ngành NH khác hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ngoài ngành NH. Quá trình giảng dạy kế toán tại các trường cũng gặp nhiều khó khăn. NH là ngành kinh tế đặc thù thì có thể qui định một số tài khoản đặc biệt dùng riêng cho ngành NH. - Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam  Trên cơ sở đề án cơ cấu lại, NHCT cần xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, trong đó đào tạo, đào tạo lại là một bộ phận của chiến lược này. Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh doanh, NHCT xây dựng những mục tiêu và biện pháp thực hiện của chiến lược phát triển nguồn nhân lực từ nay đến 2010. Có như vậy, TTĐT mới có cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo từng thời kỳ và hàng năm sát với yêu cầu phát triển của NHCT. Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CBQLKT phải đi trước một bước và là điều kiện cần thiết để phát triển kinh doanh.  Trong kế hoạch tài chính hàng năm cần xây dựng tỷ lệ kinh phí chi cho đào tạo tương xứng với yêu cầu phát triển kinh doanh của NHCT. Coi đầu tư cho đào tạo là đầu tư phát triển, đầu tư chiều sâu và được phân bổ vào chi phí hàng năm như khấu hao tài sản cố định, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh.  Trong phạm vi quyền hạn theo qui định, Ban lãnh đạo NHCT nên có kế hoạch thực hiện tiêu chuẩn hóa các chức danh CBQLKT NHCT. Công khai hóa tiêu chuẩn CBQLKT các cấp, công khai hóa qui hoạch đào tạo để mọi người phấn đấu, học tập bổ sung tiêu chuẩn... có những tiêu chuẩn có thể thực hiện được ngay, có những tiêu chuẩn qui định thời hạn thực hiện. Mặt khác, căn cứ vào nhu cầu đào tạo thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ để có kế hoạch đào tạo phù hợp.  Đổi mới và nâng cao chất lượng lập kế hoạch đào tạo vừa đáp ứng các yêu cầu thực hiện hiện đại hóa NHCT và kế hoạch kinh doanh hiện nay, xây dựng kế hoạch đào tạo ngắn hạn và kế hoạch đào tạo dài hạn để chủ động đào tạo, phát triển đội ngũ CBQLKT theo định hướng và mục tiêu phát triển NHCT.  Cần đổi mới, nâng cấp hoạt động TTĐT. Trung tâm Đào tạo hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo của NHCT. Nhu cầu đào tạo CBQLKT NHCT rất lớn, nếu cứ đào tạo như hiện nay khoảng 25% tổng số cán bộ QLKT một năm thì bình quân sau 4 năm mỗi CBNV mới được học một khóa tại TTĐT. Vì vậy, NHCT cần phải khẩn trương tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho TTĐT, đồng thời đổi mới công tác quản lý bổ sung thêm chức năng nhiệm vụ, bổ sung CBQL có đủ năng lực và tâm huyết với sự nghiệp đào tạo của NHCT, xây dựng đội ngũ giảng viên và có kế hoạch thu hút những giảng viên giỏi trên cơ sở nghiên cứu, ban hành các cơ chế khuyến khích về vật chất, tinh thần, chú trọng bồi dưỡng giảng viên kiêm chức một cách thường xuyên, để phát huy tốt vai trò đào tạo, đào tạo lại CBQLKT, phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh doanh có hiệu quả. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Phạm Thanh Bình (1998), Giải pháp đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực Ngân hàng Việt Nam đầu thế kỷ 21, Đề tài nghiên cứu khoa học, Học viện Ngân hàng, Hà Nội. 2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2004), Kinh tế học vĩ mô, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Báo cáo chính trị đại hội Đảng lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Đinh Xuân Hạ (2005), "Đào tạo nguồn nhân lực cho các tổ chức tín dụng ở Việt Nam - hình thức và giải pháp phối hợp", Khoa học và đào tạo Ngân hàng (1+2), tr. 101. 7. Harold Koontz, Cyril Odonnell (2004), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, (Người dịch: Vũ Thiếu), Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 8. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2003), Giáo trình quản lý kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Phân viện Hà Nội (2000), Tập bài giảng về quản lý kinh tế, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Học viện Ngân hàng (2002), Giáo trình quản trị và kinh doanh ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội. 12. Học viện Ngân hàng (2001), Giáo trình lý thuyết tiền tệ và ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội. 13. Nguyễn Thanh Hội (1998), Quản trị nhân sự, Nxb Thống kê, Hà Nội. 14. Hội đồng Bộ trưởng (1988), Nghị định số 53/NĐ của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về chuyển hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh, Hà Nội. 15. Phạm Huy Hùng (2005), "Năm 2005, Ngân hàng Công thương tập trung xử lý dứt điểm nợ đọng", Báo Nhân dân, (18059), ngày 10/1, tr2. 16. Lê Viết Huyến (2002), "Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Công thương khâu quan trọng để phát triển nguồn nhân lực", Thông tin Ngân hàng công thương, (6), tr. 12. 17. Lê Trọng Khanh (1998), Đào tạo nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngân hàng, Đề tài nghiên cứu khoa học, Học viện Ngân hàng, Hà Nội. 18. Ngô Tuấn Kiệp (2003), "Những ngày đầu mới thành lập Ngân hàng Công thương Việt Nam", Thông tin Ngân hàng Công thương Việt Nam, (Số đặc biệt kỷ niệm 15 năm ngày thành lập), Hà Nội, tr. 16. 19. Lê Thị ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo kinh nghiệm Đông á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 20. V.I. Lênin (1971), Toàn tập, tập 27, 28, Nxb Sự thật, Hà Nội. 21. V.I. Lênin (1974), Toàn tập, tập1, Nxb Tiến bộ, Matxcơva. 22. Vũ Thị Liên (2001), Những vấn đề cơ bản về đổi mới công tác quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học phù hợp với hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, Học viện Ngân hàng, Hà Nội. 23. Luật Các tổ chức tín dụng (2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Luật Giáo dục (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. C.Mác - Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Matsusita (1999), Nhân sự chìa khóa của thành công, (Người dịch: Trần Quang Tuệ), Nxb Giao thông, Hà Nội. 28. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 5, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Ngân hàng Công thương Việt Nam (1998), Qui chế tạm thời về công tác đào tạo trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam (Ban hành theo Quyết định 13/QĐ- HĐQT-NHCT1 ngày 26/2/1998 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam). 30. Ngân hàng Công thương Việt Nam (1998), Qui chế tổ chức và hoạt động của trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng công thương, (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-HĐQT ngày 01/01/1998, Hội đồng quản trị NHCTVN), Hà Nội. 31. Ngân hàng Công thương Việt Nam (2001), Đề án cơ cấu lại Ngân hàng Công thương Việt Nam giai đoạn 2001-2010, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Hà Nội. 32. Ngân hàng Công thương Việt Nam (2002), "Thư của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương gửi cán bộ nhân viên Trung tâm đào tạo", Thông tin Ngân hàng Công thương Việt Nam, (6), tr. 11. 33. Ngân hàng Công thương Việt Nam (2003), Báo cáo thường niên 2003, Hà Nội. 34. Ngân hàng Công thương Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng 2004 và các giải pháp tín dụng chủ yếu năm 2005, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Hà Nội. 35. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1996), Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực ngân hàng công thương việt nam, Dự án SIDA/WORLBANK, Hà Nội. 36. Nguyễn Đình Nguộc (2000), "Đôi điều suy nghĩ về công tác đào tạo trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam", Ngân hàng, (10), tr. 35. 37. Đỗ Văn Phức (2004), Quản lý nhân lực của doanh nghiệp, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 38. Nguyễn Tấn Thịnh (2003), Giáo trình quản lý nhân lực trong doanh nghiệp, Nxb Lao động và xã hội, Hà Nội. 39. Thủ tướng Chính phủ (2004), Một số qui định pháp luật về đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40. Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam (2000), Nền kinh tế tri thức những hứa hẹn và hiểm họa, Nxb Bưu điện, Hà Nội. 41. Hoàng Việt Trung (2002), "Hiệu quả đào tạo nghiệp vụ của Trung tâm đào tạo đối với các đơn vị thành viên Ngân hàng Công thương Việt Nam", Thông tin Ngân hàng công thương, (6), tr. 17. 42. Viện Nghiên cứu đào tạo về quản lý (2004), Phương pháp kỹ năng quản lý nhân sự, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. 43. Viện Nghiên cứu kinh tế và quản trị kinh doanh (2004), Đề án và điều lệ nâng cấp Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Công thương thành trường đào tạo phát triển nhân lực ngân hàng công thương, Phân viện Nghiên cứu kinh tế, Hà Nội. 44. Viện Ngôn ngữ học (1996), Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 45. Nguyễn Như ý (Chủ biên) (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Thành phố Hồ Chí Minh. phụ lục Phụ lục 1 Lập tài liệu về các nhu cầu đào tạo Phân loại nhu cầu Nội dung của từng lĩnh vực Kiến thức cơ bản Các nguyên tắc của kinh tế thị trường Kiến thức kinh tế ngành Nguyên lý kế toán Thống kê và phân tích kinh tế Lý thuyết tiền tệ và tín dụng Các mối quan hệ giao tiếp Chính sách, luật lệ và các qui định Hệ thống luật pháp liên quan Cập nhật các chính sách, luật lệ và qui định mới Tuân thủ các luật lệ và duy trì khả năng sinh lời Luật quốc tế về tài chính - thương mại Quan hệ xã hội Quan hệ với khách hàng Quan hệ với đồng nghiệp tại nơi làm việc Các kỹ năng giao tiếp Quan hệ với các NH khác Quản lý Các phương pháp kiểm tra, theo dõi Phương pháp lãnh đạo trong NH Lập kế hoạch chiến lược Quản lý phát triển nguồn nhân lực Kiểm toán Quản lý kinh doanh Phân loại nhu cầu Nội dung của từng lĩnh vực Hệ thống nhân sự Phát triển hệ thống mô tả công việc Đánh giá kết quả công tác cá nhân Đánh giá kết quả đào tạo Các phương pháp tuyển chọn nhân viên Các phương pháp hướng nghiệp nhân viên Nghiệp vụ tín dụng Thẩm định dự án trong từng ngành kinh tế Phân tích rủi ro trong tín dụng Các dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ cầm cố Đánh giá bất động sản Đánh giá tài sản thế chấp Thuê mua tài chính ủy thác đầu tư Nghiệp vụ thị trường mở Kiến thức kinh tế ngành Sản xuất và phân phối sản phẩm công nghiệp Kiến thức chuyên môn về các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp chế biến... Kiến thức về công nghệ trong khai thác chế biến thủy hải sản Kiến thức về ngành du lịch và khách sạn Các qui trình xuất nhập khẩu Kiến thức về ngành tiểu thủ công nghiệp Các hệ thống thanh toán Thanh toán VNĐ Thanh toán ngoại tệ trong lãnh thổ Việt Nam Thanh toán quốc tế Rút tiền tự động (ATM) và các dịch vụ bán lẻ Phân loại nhu cầu Nội dung của từng lĩnh vực Thẻ quốc tế: VISA CARD, MASTE R CARD.... Phương pháp nhận biết tiền thật, tiền giả.... Nghiệp vụ NH quốc tế Ngoại hối Nghiệp vụ NH đại lý Tài trợ thương mại Kinh doanh vàng bạc đá quí Cân đối quản lý vốn Quan hệ đại lý Công nghệ NH Quản lý thông tin Các giải pháp ứng dụng tin học NH Đào tạo các kỹ năng phần cứng, phần mềm, truyền thông cho cán bộ kỹ thuật Nghiên cứu và phát triển Đào tạo cán bộ vận hành Thị trường liên NH Thị trường liên NH trong nước và quốc tế Thị trường chứng khoán Thị trường vốn Hạn chế rủi ro trong thanh toán Tài chính và kế toán Lập kế hoạch tài chính Kế toán tổng hợp Báo cáo tài chính Phân tích tài chính Các dịch vụ tư vấn và bảo hiểm Trợ giúp kỹ thuật cho cán bộ NH Tư vấn cho các khách hàng trong việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ NH Tư vấn đầu tư Phân loại nhu cầu Nội dung của từng lĩnh vực Các dịch vụ bảo hiểm Quản lý và phát triển các dịch vụ bảo hiểm Tiếp thị và tư vấn khách hàng trong hoạt động bảo hiểm Đào tạo ngoại ngữ Ngoại ngữ chuyên ngành Ngoại ngữ nâng cao Phiên dịch, biên dịch Các kỹ năng khác Phụ lục 2 Tổng hợp số liệu đào tạo từ năm 1997 đến năm 2004 (từ tháng 9 năm 1997 đến tháng 12 năm 2004) Các khoa đào tào 1997 1998 1999 2000 2001 Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Bồi dưỡng CBQL – GVKC Nghiệp vụ sư phạm cơ bản Phát triển kỹ năng quản lý & lãnh đạo 1 21 Quản trị NH quốc tế 1 26 Quản trị NHTM 2 81 2 102 Nghiệp vụ KD ĐN (cho Các khoa đào tào 1997 1998 1999 2000 2001 Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên LĐ CN) Đào tạo giảng viên kiêm chức 1 12 1 18 Quản lý trung tâm đào tạo 1 14 Nghiệp vụ tín dụng Quản lý tín dụng Bồi dưỡng nghiệp vụ TD 15 527 7 399 7 370 6 315 Bồi dỡng nghiệp vụ TD (Việt - Đức) 10 377 6 228 4 177 Nghiệp vụ tín dụng (chuyên đề) 5 249 Kế toán & phân tích tài chính DN 1 19 Nghiệp vụ tài trợ XNK Thẩm định dự án đầu tư 2 30 Marketing 1 25 2 59 Quản lý rủi ro tín dụng 1 24 1 26 1 40 2 101 Doanh nghiệp khởi sự 10 370 10 373 10 397 Các khoa đào tào 1997 1998 1999 2000 2001 Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên lập nghiệp nghiệp vụ TTQT – KDĐN Nghiệp vụ KD ĐN & TTQT Thanh toán quốc tế 4 157 2 156 2 98 2 154 Thanh toán quốc tế (cơ bản) 2 101 Tài trợ thơng mại Nghiệp vụ chuyển tiền nhanh 2 142 Kinh doanh ngoại tệ 2 76 2 104 Nghiệp vụ ATM Thẻ tín dụng 1 44 2 60 Nghiệp vụ Kiểm tra - Kiểm toán Kiểm toán 2 83 2 98 Nghiệp vụ tín dụng (cho CBKT) 2 99 Nghệp vụ TTQT (cho Các khoa đào tào 1997 1998 1999 2000 2001 Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên CBKT) Nghiệp vụ kế toán (cho CBKT) 2 107 Tin học Tin học cơ bản 9 101 1 26 2 38 Tin học cơ bản-Chơng trình Samis Tin học nâng cao (CB Điện toán) 2 74 3 100 Tin học văn phòng Th điện tử Thơng mại điện tử – Internet Chuyên viên mạng CISCO Chứng chỉ ORACLE Các loại nghiệp vụ khác Quản trị dự án đầu tư Bồi dỡng kế toán tr- 2 74 2 81 2 77 Các khoa đào tào 1997 1998 1999 2000 2001 Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên ưởng Nghiệp vụ kế toán Nhận biết ngoại tệ, séc du lịch.... 3 142 2 79 2 88 2 120 Tiếng Anh TCNH 1 26 1 25 Hội thảo chiến lợc Marketing Nghiệp vụ bảo hiểm Nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ Kế toán doanh nghiệp bảo hiểm Dịch vụ NH mới Nghiệp vụ pháp chế 2 124 Nghiệp vụ an toàn kho quĩ 4 111 Nghiệp vụ chứng khoán Nghiệp vụ cho thuê Tài chính 1 23 Tập huấn TCCB - ĐT 2 75 2 60 3 141 Các khoa đào tào 1997 1998 1999 2000 2001 Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Tập huấn nghiệp vụ cho CN mới Thử nghiệm tài liệu dự án Mê Kông 1 10 Bồi dỡng Thi Nghiệp vụ NH giỏi 3 85 Tập huấn Pháp Luật Dự án osfa Giao dịch DN & giao dịch khách hàng Nghiệp vụ kho quỹ Dự án hiện đại hóa Đào tạo theo nghiệp vụ Cộng 6 105 49 1503 40 1654 51 2116 46 2161 Các khoa đào tào 2002 2003 2004 Tổng Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Các khoa đào tào 2002 2003 2004 Tổng Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Bồi dưỡng CBQL – GVKC Nghiệp vụ sư phạm cơ bản 1 36 1 36 Phát triển kỹ năng quản lý & lãnh đạo 1 21 Quản trị NH quốc tế 1 26 Quản trị NHTM 2 81 2 69 8 333 Nghiệp vụ KD ĐN (cho LĐ CN) 2 70 1 73 3 143 Đào tạo giảng viên kiêm chức 2 30 Quản lý trung tâm đào tạo 1 14 Nghiệp vụ tín dụng Quản lý tín dụng 36 1781 12 568 48 2349 Bồi dưỡng nghiệp vụ TD 9 504 11 625 55 2740 Bồi dỡng nghiệp vụ TD (Việt - Đức) 20 782 Các khoa đào tào 2002 2003 2004 Tổng Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Nghiệp vụ tín dụng (chuyên đề) 5 249 Kế toán & phân tích tài chính DN 1 19 Nghiệp vụ tài trợ XNK 1 113 2 113 Thẩm định dự án đầu tư 2 30 Marketing 2 98 5 182 Quản lý rủi ro tín dụng 4 197 9 388 Doanh nghiệp khởi sự lập nghiệp 8 311 38 1451 nghiệp vụ TTQT – KDĐN Nghiệp vụ KD ĐN & TTQT 2 110 2 110 Thanh toán quốc tế 10 565 Thanh toán quốc tế (cơ bản) 2 90 4 191 Tài trợ thơng mại 2 180 2 180 Nghiệp vụ chuyển tiền nhanh 2 142 Các khoa đào tào 2002 2003 2004 Tổng Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Kinh doanh ngoại tệ 4 180 Nghiệp vụ ATM 1 15 1 15 Thẻ tín dụng 3 104 Nghiệp vụ Kiểm tra - Kiểm toán Kiểm toán 4 181 Nghiệp vụ tín dụng (cho CBKT) 2 99 Nghệp vụ TTQT (cho CBKT) 2 105 2 105 Nghiệp vụ kế toán (cho CBKT) 2 107 Tin học Tin học cơ bản 12 165 Tin học cơ bản-Chơng trình Samis 15 585 15 585 Tin học nâng cao (CB Điện toán) 2 79 2 73 9 326 Tin học văn phòng 1 39 3 80 8 294 6 413 Th điện tử 2 114 2 114 Các khoa đào tào 2002 2003 2004 Tổng Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Thơng mại điện tử – Internet 2 77 2 77 Chuyên viên mạng CISCO 1 20 2 38 3 58 Chứng chỉ ORACLE 1 20 1 20 Các loại nghiệp vụ khác Quản trị dự án đầu tư 1 49 1 49 Bồi dỡng kế toán tr- ưởng 2 103 8 335 Nghiệp vụ kế toán 2 108 2 108 Nhận biết ngoại tệ, séc du lịch.... 2 105 2 132 2 128 15 794 Tiếng Anh TCNH 1 28 1 34 4 113 Hội thảo chiến lợc Marketing 1 29 1 29 Nghiệp vụ bảo hiểm 1 29 1 29 Nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ 1 50 1 51 2 101 Kế toán doanh nghiệp 1 8 1 8 Các khoa đào tào 2002 2003 2004 Tổng Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên bảo hiểm Dịch vụ NH mới 2 178 2 178 Nghiệp vụ pháp chế 2 124 Nghiệp vụ an toàn kho quĩ 4 111 Nghiệp vụ chứng khoán 1 56 1 56 Nghiệp vụ cho thuê Tài chính 1 23 Tập huấn TCCB - ĐT 7 276 Tập huấn nghiệp vụ cho CN mới 3 49 3 49 Thử nghiệm tài liệu dự án Mê Kông 1 10 Bồi dỡng Thi Nghiệp vụ NH giỏi 3 85 Tập huấn Pháp Luật 8 1077 8 1077 Dự án osfa Giao dịch DN & giao dịch khách hàng 4 243 4 243 Nghiệp vụ kho quỹ 2 36 2 36 Các khoa đào tào 2002 2003 2004 Tổng Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Dự án hiện đại hóa Đào tạo theo nghiệp vụ 27 703 45 1570 72 2273 Tổng cộng 52 2350 102 4258 97 4603 435 18750 Nguồn: Phòng quản lý chương trình đào tạo TTĐT-NHCT. Mục lục Trang mở đầu 1 Chương 1: Một số vấn đề lý luận, thực tiễn và yêu cầu mới đối với đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế của Ngân hàng công thương Việt Nam 6 1.1. Một số khái niệm liên quan và vai trò, lợi ích của đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý kinh tế ngành ngân hàng 6 1.2. Sự cần thiết khách quan và yêu cầu mới đối với đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế Ngân hàng Công thương Việt Nam 17 1.3. Đặc điểm, chức năng, nội dung, tiêu chuẩn và các chỉ tiêu đánh giá đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý kinh tế Ngân hàng Công thương Việt Nam 28 1.4. Kinh nghiệm đào tạo cán bộ quản lý kinh tế ngành ngân hàng ở một số cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế 40 Chương 2: Thực trạng đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý kinh tế tại Trung tâm Đào tạo Ngân hàng công thương Việt nam 57 2.1. Quá trình hình thành và chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Công thương Việt Nam. 57 2.2. Thực trạng đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý kinh tế tại Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Công thương Việt Nam 62 2.3. Đánh giá chung 87 Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý kinh tế tại Trung tâm Đào tạo Ngân hàng công thương Việt Nam 96 3.1. Định hướng hoàn thiện Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Công thương 96 3.2. Các giải pháp cơ bản tiếp tục đổi mới, hoàn thiện đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý kinh tế tại Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Công thương Việt Nam 102 Kết luận và kiến nghị 115 Danh mục tài liệu tham khảo 120 phụ lục 124

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế tại Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Công thương Việt Nam 2.pdf
Luận văn liên quan