Bài luận văn đã khái quát vai trò của ngành CNĐT trong nền kinh tế quốc dân và
kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc phát triển công nghiệp điện tử,
qua đó rút ra bài học hữu ích đối với sự phát triển của ngành CNĐT Việt Nam và
Hà Nội. Trên cơ sở đó, bài luận văn cũng đã cố gắng đánh giá thực trạng về tình
hình đầu tư vào ngành CNĐT Hà Nội và so sánh trong m ối liên hệ với ngành CNĐT
cả nước. Mặc dù đã đạt được những thành tựu ban đầu khả quan nhưng nhìn chung,
sự phát triển của ngành CNĐT Hà Nội còn chưa đáp ứng được tiềm năng, vị thế
Thủ đô và yêu cầu xây dựng CNĐT thành ngành kinh tế mũi nhọn và công nghiệp
chủ lực trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Thành phố.
126 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2945 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đầu tư phát triển ngành công nghiệp điện tử Hà Nội. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o năm 2006.
103
Phải xác định rõ các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là công ty nào, ở nước nào. Để
cạnh tranh được cần so sánh tiềm năng về vốn, công nghệ, nhân lực, quản lý, thị
trường của họ, của ta ra sao, phương thức bán hàng cạnh tranh của họ ra sao…để
tìm các biện pháp thích hợp cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật quốc tế cho phép
(ví dụ sáng tạo nên các hàng rào kỹ thuật mới), đồng thời tăng cường năng lực cạnh
tranh của chính mặt hàng của mình.
Về phía các doanh nghiệp cần chuẩn bị:
- Đầu tư cho phát triển sản xuất, chiếm lĩnh thị trường trong nước;
- Bảo vệ và phát triển thị trường nội địa
- Không tồn tại được thì phải có phương án giải thể, thanh lý, giải quyết
thất nghiệp sao cho ít thiệt hại nhất.
Để đảm bảo năng lực cạnh tranh của ngành CNĐT Hà Nội trong điều kiện hội
nhập, Hà Nội phải tiến hành các giải pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất Trước mắt CNĐT Hà Nội cần phải đầu tư xây dựng được những tổ
hợp công nghiệp quy mô và hợp lý, đây là yếu tố quyết định đến khả năng cạnh
tranh bởi vì để có thể cạnh tranh trên phạm vi quốc tế, CNĐT hay bất kỳ ngành
công nghiệp khác không thể phát triển một cách riêng lẻ tách biệt với sự phát triển
của các ngành có liên quan khác.
Thứ 2 Hà Nội cần phải xây dựng chính sách thông thoáng, cải thiện môi trường
thu hút đầu tư, đặc biệt là môi trường pháp lý nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn
vốn đầu tư trong nước và nước ngoài để phát triển công nghiệp điện tử vì đây là
ngành công nghiệp công nghệ cao, phát triển nhanh, cần vốn lớn.
Thứ 3 Hà Nội cần hỗ trợ nghiên cứu phát triển, kinh nghiệm các nước cho thấy
không có nghiên cứu phát triển thì không có ngành CNĐT, doanh nghiệp điện tử
nào không có trung tâm nghiên cứu phát triển thì chắc chắn sẽ không tồn tại. Tuy
nhiên, nghiên cứu phát triển cần có một lượng vốn đầu tư rất lớn, do vậy đối với mọi
quốc gia Chính Phủ đều hỗ trợ và đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu phát
triển. Vì vậy, để giúp ích cho nghành CNĐT, Hà Nội cần thiết lập sớm các trung
tâm nghiên cứu phát triển trước mắt đặt tại doanh nghiệp.
Thứ 4 Hà Nội cần nâng cao chất lượng đào tạo chính quy, tăng cường đầu tư
vào việc đào tạo nguồn nhân lực, có chính sách hợp lý sử dụng nguồn lực đó cũng là
điều kiện tiên quyết để phát triển công nghiệp điện tử trong điều kiện cạnh tranh và
hội nhập.
104
Thứ 5 Hà Nội cần hình thành một tập đoàn kinh tế mạnh hoạt động trong lĩnh
vực sản xuất, kinh doanh hàng công nghiệp điện tử trên cơ sở tự liên kết với nhiều
cấp độ của các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước
ngoài với hạt nhân là Tổng công ty, công ty của nhà nước hiện nay.
4-Một số giải pháp về vốn đầu tư
4.1- Các giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Đầu tư nước ngoài vào Hà Nội phải gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế xã
hội của Thành Phố, lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm tiêu chuẩn hàng đầu, kết hợp
chặt chẽ với an ninh quốc phòng.
Liên doanh, liên kết với các nước, tập đoàn, công ty xuyên quốc gia có công
nghệ phát triển cao và siêu sao thuộc ngành công nghiệp điện tử – tin học – viễn
thông, ưu tiên các dự án đầu tư vào công nghệ cao và phần mềm.
Ưu tiên các đối tác có ý định làm ăn lâu dài, đào tạo nguồn nhân lực ngiêm túc,
chuyển giao công nghệ sâu, tổ chức nghiên cứu triển khai tại chỗ, giúp sản phẩm
Việt Nam thâm nhập vào thị trường thế giới.
Không liên doanh sản xuất các sản phẩm thuộc nhóm công nghệ trung bình.
Không nhập dây chuyền để lắp ráp máy thu hình, radio cassette vì hiện nay có nhiều
dây chuyền không sử dụng hết công suất, thậm chí phải dừng sản xuất nhiều năm.
Các sản phẩm trong nước đã sản xuất được cần cân nhắc kỹ khi liên doanh, liên kết
với nước ngoài (ví dụ vỏ nhựa cho các sản phẩm điện tử cao cấp, xốp chèn, bao
bì..).
Bên cạnh luật đầu tư nước ngoài mới được sửa đổi, Chính Phủ đã ban hành
Nghi Định hướng dẫn số 24/2000/NĐ-CP về một số biên pháp khuyến khích và đảm
bảo hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Nghị định đã góp phần cải
thiện môi trường đầu tư của Việt Nam, cũng như cam kết đảm bảo lợi ích của các
nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các dự án,
địa bàn ưu tiên, cải thiện thủ tục đầu tư …Trong danh mục các dự án đặc biệt
khuyến khích đầu tư, có các dự án sản xuất sản xuất vật liệu điện tử mới, ứng dụng
công nghệ mới trong công nghiệp điện tử – thông tin – tin học. Như vậy, môi trường
đầu tư vào ngành CNĐT ở nước ta hiện nay cho các nhà đầu tư nước ngoài đã được
cải thiện và khá thuận lợi. Tuy nhiên, để thu hút đầu tư nước ngoài mạnh hơn, nhà
nước cần một số chính sách ưu đãi như sau:
105
- Xây dựng chính sách “bảo hộ giai đoạn” trong khoảng thời gian nhất định
nhằm thu hút các công ty điện tử hàng đầu thế giới vào nước ta.
- Xây dựng một số đơn đặt hàng hấp dẫn để thu hút các nhà sản xuất nước
ngoài thiết lập cơ sở sản xuất tại Việt Nam và Hà Nội.
- Giảm các sắc thuế đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất linh kiện,
cum linh kiện điện tử.
Trên cơ sở pháp luật chung, đề nghị nhà nước cho phép Hà Nội được xác lập
chính sách giá cho thuê đất, thuê lao động, giá điện, nước, nguyên vật liệu…với các
nhà đầu tư nước ngoài một cách phù hợp trên nguyên tắc kết hợp giữa lợi ích quốc
gia với lợi ích địa phương và cơ sở để khuyến khích và thu hút tối đa các nhà đầu tư
nước ngoài vào Hà Nội.
Các cơ quan xúc tiến đầu tư của Thành Phố phải chú ý đến việc thu hút đầu tư
cho phát triển ngành CNĐT như một ưu tiên hàng đầu. Thành phố nên có cơ chế
thưởng khi cơ quan xúc tiến đưa về được các hợp đồng đầu tư nước ngoài để
khuyến khích các hoạt động xúc tiến có hiệu quả hơn. Thành Phố cũng cần tổ chức
thường những hội nghị xúc tiến đầu tư nước ngoài để thu hút vốn đầu tư vào tất cả
các ngành kinh tế nói chung trong đó lưu ý đặc biệt đến ngành CNĐT. Hướng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực CNĐT vào các khu công nghiệp tập trung
của Thành Phố.
Vốn đầu tư nước ngoài cần được thu hút để xây dựng mới các cơ sở sản xuất
có quy mô lớn hoặc vừa, có trình độ sản xuất tiên tiến. Việc huy động đầu tư trực
tiếp nước ngoài thực hiện bằng hình thức liên doanh hoặc cơ sở 100% vốn nưóc
ngoài. Với hình thức liên doanh, ngoài phần góp vốn bằng tài nguyên, đất đai, cần
mạnh dạn vay vốn nước ngoài để nhập thiết bị và trả dần bằng sản phẩm. Khuyến
khích các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư các cơ sở sản xuất để xuất khẩu.
Trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển CNĐT nên chú ý các
đối tác lớn, trước mắt quan tâm tiếp cận các nhà đầu tư Nhật Bản để tìm kiếm các
dự án sản xuất máy thu hình, điện thoại di động, điện tử viễn thông…
Cần tranh thủ các tổ chức tài chính quốc tế để vay tín dụng lãi xuất ưu đãi đầu
tư xây dựng mới các cơ sở sản xuất lớn; tranh thủ các khoản hỗ trợ và viện trợ
không hoàn lại để phát triển cơ sở hạ tầng nói chung, phục vụ ngành CNĐT nói
riêng.
106
Kêu gọi người Việt Nam ở nước ngoài tham gia đầu tư xây dựng đất nước.
Hiện nay, tiềm năng của cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài rất
lớn về vốn, kỹ thuật, công nghệ người. Nhiều doanh nghiệp của Việt kiều hoạt động
trong những ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhon. Khai thác tôt tiềm năng của đội ngũ
người Việt Nam ở nước ngoài không chỉ góp phần xây dựng và phát triển đất nước
mà còn tăng cường tình cảm dân tộc, quê hương, tình đoàn kết của người Việt Nam
trong và ngoài nước.
4.2- Giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước
Nếu như thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào thị trường đầu tư
quốc tế, vào hệ thống chính sách và luật pháp vĩ mô, thì với nguồn vốn đầu tư trong
nước, Thành Phố hoàn toàn có thể chủ động cân đối và lên kế hoạch, đặc biệt với
vốn ngân sách và vốn tín dụng đầu tư nhà nước. Vì vậy, Thành Phố cần xây dựng
riêng chương trình đầu tư bằng nguồn vốn trong nước như một phần của toàn bộ
chương trình đầu tư phát triển ngành CNĐT nói chung.
Hiện nay đầu tư trong nước vào ngành CNĐT của cả khu vực nhà nước và tư
nhân còn rất thấp, mặc dù nhà nước đã có những chính sách khuyến khích cụ thể.
Theo Nghị định 51/1999/ NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành luật
khuyến khích đầu tư trong nước, ngành CNĐT thuộc diện ưu đãi, cụ thể “…các dự
án đầu tư nếu được nhà nước giao đất thì không phải trả tiền sử dụng đất, nếu thuê
đất thì được miễn tiền thuê đất trong 5 năm đầu và giảm 50% tiền thuê đất trong 5
năm tiếp theo kể từ khi ký hợp đồng thuê”. Đối với các dự án đầu tư sản xuất hàng
xuất khẩu, thay thế nhập khẩu được:
- Các ngân hàng thương mại quốc doanh cho vay tín dụng xuất khẩu với lãi
suất ưu đãi.
- Ưu tiên đầu tư từ quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia.
- Rút ngắn 50% thời gan khấu hao tài sản cố định được sử dụng vào sản xuất,
chế biến hoặc lắp ráp hàng xuất khẩu.
Như vậy, nguyên nhân đầu tư vào ngành CNĐT trong nước còn chậm không
hẳn là do thiếu chính sách khuyến đầu tư mà là do khả năng đầu tư trong nước
không lớn, hiệu quả của các chính sách huy động vốn thấp.
Để tăng cường đầu tư vào ngành CNĐT trong thời gian tới, nhà nước và
Thành Phố có thể thực thi một số chính sách và giải pháp sau:
107
a- Định hướng chung
Cần xây dựng lại cơ cấu đầu tư theo hướng tăng tỷ lệ đầu tư trên GDP cao
hơn. Nhu cầu đầu tư cho kinh tế nói chung, cho ngành CNĐT nói riêng là rất lớn. Vì
vậy, để đảm bảo vốn, trước hết phải coi trọng tích luỹ đầu tư từ nội bộ nền kinh tế,
từ bản thân ngành công nghiệp và CNĐT.
Ngoài đầu tư trực tiếp cho CNĐT, cần đầu tư cho các ngành, lĩnh vực sử
dụng sản phẩm hoặc ứng dụng điện tử ( như công nghệ thông tin ) để kích thích sự
phát triển CNĐT.
Bên cạnh việc đầu tư trực tiếp từ ngân sách cho ngành CNĐT, Nhà nước có
thể đầu tư gián tiếp bằng việc tạo nhu cầu đầu tư dưới hình thức tín dụng cho mua
sắm các sản phẩm điện tử của các ngành, các lĩnh vực kinh tế xã hội khác.
Đối với các doanh nghiệp trong nước, giải pháp đầu tư chủ yếu là để đổi mới
công nghệ, trang thiết bị, còn đối với đầu tư nước ngoài nên định hướng vào phát
triển các cơ sở sản xuất mới.
b- Các giải pháp
- Ban hành chính sách thúc đẩy tích tụ và tập trung vốn thông qua các kênh
khác nhau, nhất là thị trường chứng khoán.
- Đẩy mạnh cải cách DNNN trong ngành CNĐT bằng các hình thức cổ phần
hoá, giao, bán, khoán, cho thuê DNNN để huy động được vốn nhàn rỗi trong dân,
huy động vốn của các thành phần kinh tế, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư
nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Đề nghị nhà nước cho các doanh nghiệp CNĐT thuộc các thành phần kinh
tế được vay vốn tín dụng nước ngoài để đầu tư phát triển ( nghĩa là coi CNĐT như
một ngành cơ sở hạ tầng ).
- Khẳng định vai trò tích cực và có chính sách phát triển lâu dài đối với kinh
tế tư bản tư nhân để khuyến khích họ bỏ vốn đầu tư phát triển CNĐT.
- Đẩy mạnh huy động vốn trong các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp muốn
đầu tư phải tự huy động vốn, Nhà nước sẽ tạo môi trường pháp lý với các quy định
cụ thể thuận lợi cho việc tạo vốn của các doanh nghiệp, đồng thời tạo động lực để
các doanh nghiệp đầu tư chiều sâu. Các giải pháp cần được thực hiện là:
+Nhà nước đảm bảo vốn đầu tư ban đầu và vốn lưu động cho các DNNN.
108
+ Thực hiện cơ chế tạo vốn cho các doanh nghiệp từ các nguồn khấu hao, thuế
thu nhập. Cho phép các doanh nghiệp khấu hao hết tài sản cố định được để lại phần
khấu hao đó làm vốn phát triển sản xuất.
+ Nâng cao thời gian miễn thuế thu nhập cho các cơ sở sản xuất đã đầu tư đổi
mới công nghệ để tạo tiền trả vốn. Cụ thể là nếu chỉ mở rộng quy mô một cách
thông thường (không thay đổi về chất) thì được miễn thuế cho phần thu nhập tăng
thêm trong vòng 1 năm. Nếu nâng cao được chất lượng, tạo ra các sản phẩm đang
có nhu cầu cao, thì tuỳ theo mức độ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho
phần thu nhập tăng thêm từ 2-3 năm.
+ Nhà nước xem xét lại các quy định về tài sản thế chấp. Nếu lấy giấy chứng
nhận sở hữu tài sản làm điều kiện vay vốn thì Thành Phố Hà Nội cần giải quyết
nhanh chóng việc cấp giấy chứng nhận này. Ví dụ cần đẩy nhanh quá trình cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất vì đây là tài sản thế chấp lón nhất mà các doanh
nghiệp có thể có được.
+ Tại các doanh nghiệp co thể thực hiện huy động vốn bằng cách vay của cán bộ
công nhân viên để thực hiện đầu tư chiều sâu cho một dây chuyền, một thiết bị chủ
yếu để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
+ Phát huy tối đa hình thức thuê mua thiết bị, kể cả thuê vận hành và thuê tài
chính.
+ Nhà nước cần có chính sách tạo vốn tự có ban đầu cho các doanh nghiệp, cộng
với nguồn vốn khấu hao tài sản cố định để lại, phấn đấu hai nguồn vốn này đạt mức
20-30%, còn lại 70% là vốn vay (vay tín dụng ưu đãi, vốn vay nhàn rỗi trong dân,
vay nước ngoài). Ngoài ra, các doanh nghiệp phải tăng cường tiết kiệm để tích luỹ
vốn đầu tư.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp thuộc thành
phần kinh tế tư nhân được tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng một cách thuận lợi.
Thành Phố cần xây dựng chương trình ưu đãi tín dụng cho phát triển CNĐT. Dù
doanh nghiệp vay vốn từ nguồn nào, khi giải trình với Thành Phố về khoản đầu tư
đó, Thành Phố sẽ hỗ trợ lãi suất. Có thể Thành Phố hỗ trợ 30-50% hoặc toàn bộ lãi
suất vốn vay cho dự án đầu tư. Phải có chính sách rõ ràng bằng các quy định của
trung ương và Thành Phố về việc cho các doanh nghiệp CNĐT được vay vốn ưu đãi
để đầu tư phát triển.
109
- Phát triển thị trường chứng khoán để tạo thêm kênh trực tiếp đưa vốn đến
doanh nghiệp, không qua các trung gian tài chính tín dụng.
- Huy động vốn trong dân: Vốn trong dân huy động cho phát triển CNĐT
được thực hiện chủ yếu thông qua hình thức mua cổ phiếu công ty để tăng cường
vốn cho các doanh nghiệp đầu tư chiều sâu phát triển. Ngoài ra cần phát huy nguồn
vốn trong dân vào phát triển các dịch vụ điện tử. Các giải pháp: Phát hành tín phiếu
trung và dài hạn với lãi suất hợp lý để huy động vốn trong dân đầu tư phát triển
CNĐT; bán cổ phiếu xây dựng xí nghiệp ( cụ thể cho từng nhà máy ); thực hiện
chính sách người vào làm tại xí nghiệp CNĐT tuỳ theo khả năng góp một khoản tiền
nhất định cho doanh nghiệp để làm vốn sản xuất và được hưởng lãi suất theo quy
định.
- Cần tận dụng tốt nguồn vốn từ quỹ đất để phát triển kết cấu hạ tầng của
ngành.
- Huy động vốn từ các tỉnh, thành khác liên doanh, liên kết đầu tư phát triển
CNĐT Thủ Đô. Mặc dù vốn cho phát triển tại các tỉnh, thành khác cũng là một vấn
đề hết sức khó khăn, bản thân các tỉnh, thành cũng đang thiếu vốn, cũng đang tìm
cách huy động vốn từ bên ngoài. Nhưng trong cơ chế thị trường, nếu các tỉnh thành
khac, đặc biệt là những địa phương lớn như Thành Phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng,
Bình Dương…muốn hợp tác đầu tư phát triển CNĐT ở Hà Nội thì Hà Nội cần sẵn
sàng và tạo moị điều kiện để các dự án sớm được thực hiện.
- Hình thành quỹ tài chính để cấp vốn cho phát triển CNĐT.
4.3- Các hình thức liên doanh sản xuất, từng bước đầu tư ra nước ngoài
Nếu ngành CNĐT hiện nay nghĩ đến việc đầu tư ra nước ngoài có lẽ là hơi
sớm, nhưng trong định hướng chiến lược dài hạn của mình trong vài chục năm tới
phải đề cập tới khả năng này. Chúng ta không dập khuôn các mô hình phát triển
CNĐT của một số nước đã tương đối thành công, nhưng để có một ngành CNĐT
tương đối hiện đại, xác lập được vị trí trong khu vực và thế giới thì rõ ràng phải
được xây dựng trên cơ sở một ngành sản xuất hướng về xuất khẩu và từng bước
vươn dài đầu tư ra các nước khác.
110
5. Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực
5.1- Chính sách thu hút nhân lực
Thành Phố cần kết hợp với các doanh nghiệp xây dựng một chương trình thu
hút nhân lực trong ngành CNĐT, CNTT (Thành Phố là người xây dựng chính sách
và hỗ trợ một phần kinh phí, các doanh nghiệp cung cấp phần kinh phí chủ yếu còn
lại). Chương trình này phải được tiến hành triển khai rất cụ thể dựa trên thực trạng
nguồn nhân lực hiện nay cũng như nhu cầu phát triển của ngành trong tương lai.
Các doanh nghiệp phải xây dựng và hiện đại hoá hệ thống cơ sở vật chất trong
sản xuất kinh doanh để thực sự hấp dẫn người lao động, các chính sách về công ăn
việc làm, thu nhập, bảo trợ xã hội cần được quan tâm đúng mức và đảm bảo công
bằng. Các doanh nghiệp nhà nước cần ngiên cứu bố trí, sắp xếp lại lao động theo
hướng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí. Bản thân các doanh
nghiệp trong ngành phải xây dựng hình ảnh của mình cho người lao động thấy thực
sự hấp dẫn về: thu nhập, điều kiện làm việc, đào tạo tay nghề, cơ hội phát triển ... để
thu hút họ vào làm việc trong doanh nghiệp của mình. Các doanh nghiệp nhà nước
cũng cần ngiên cứu, tìm ra giải pháp thu hút những lao động giỏi, có tay nghề vào
làm việc, tránh tình trạng chảy máu chất xám ra ngoài.
Thường xuyên tổ chức hội thảo, gặp gỡ các doanh nghiệp giữa các tỉnh thành,
các miền, giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo, giữa doanh nghiệp trong nước
và doanh nghiệp nước ngoài để trao đổi, tìm kiếm các hợp đồng đào tạo giữa các
đối tác. Đặc biệt coi trọng phương pháp đào tạo qua việc làm đối với những công
nhân kỹ thuật và đào tạo theo hình thức du học tại chỗ (có chuyên gia nước ngoài
giảng dạy tại doanh nghiệp ) đối với đội ngũ cán bộ kỹ thuật.
Đối với đội ngũ chuyên gia đầu ngành, Thành Phố cùng với doanh nghiệp cần
đề ra những chính sách khuyến khích và thu hút người tài, người có chuyên môn
cao, các chuyên gia giỏi đang ở các địa phương khác về công tác cũng như tạo điều
kiện thuận lợi cho gia đình họ được định cư tại Hà Nội, nhất là trong trường hợp các
giáo sư Việt kiều đầu ngành về lĩnh vực điện tử – công nghệ thông tin thực sự muốn
về làm ăn sinh sống tại quê hương và muốn đóng góp trí tuệ cho sự nghiệp phát triển
ngành CNĐT ở Việt Nam, ở Hà Nội.
Thành phố cần có chính sách ưu đãi các dự án sản xuất thu hút lao động dưới
nhiều hình thức. Chẳng hạn, đối với các dự án thu hút được từ 100 lao động trở lên,(
111
không phân biệt thành phần kinh tê), Thành Phố có thể miễn tiền thuê đất trong 3
năm đầu và giảm 50% trong 5 năm tiếp theo để thực sự khuyến khích doanh nghiệp
sử dụng lao động. Hoặc đối với dự án thu hút được nhiều lao động có tay nghề cao,
trình độ cao, ví dụ trong các dự án CNTT, trong giai đoạn đầu Thành Phố có thể hỗ
trợ tạo điều kiện về trụ sở làm việc, đơn giản thủ tục giấy tờ cho chuyên gia nước
ngoài vào nghiên cứu, làm việc.
5.2- Đầu tư vào đào tạo nhân lực
Các trường đại học, các cơ sở đào tạo cần ngiên cứu cải tiến nội dung và
chương trình đào tạo cho đội ngũ chuyên gia và công nhân kỹ thuật theo hướng đảm
bảo học viên khi ra trường có thể ứng dụng kiến thức vào thực tế sản xuất kinh
doanh ngay, doanh nghiệp không phải mất thêm thời gian đào tạo lại khi tiếp nhận
lao động. Trong trường hợp này, cần thí điểm một số mô hình đào tạo theo hợp
đồng, hoặc theo chỉ tiêu giữa doanh nghiệp và nhà trường để tuyển một số lao động
theo đúng yêu cầu và các tiêu chuẩn của doanh nghiệp đề ra. Về chương trình đào
tạo, cần đổi mới và cải tiến theo các tiêu chuẩn quốc tế hiện đại, tránh tình trạng học
lý thuyết thuần tuý, xa rời thực tế.
Cần đầu tư cho việc ngiên cứu, xây dựng một chiến lược đào tạo nghề trong
đó chú trọng những ngành nghề chủ chốt (cơ điện, điện tử) song song với chiến lược
phát triển kinh tế xã hội khác của Thành Phố để giải quyết nhanh việc mất cân đối
trong các ngành nghề đào tạo và các bậc đào tạo hiện nay giữa đại học – cao đẳng –
công nhân kỹ thuật. Thành Phố phối hợp với các doanh nghiệp đầu tư đào tạo lại đội
ngũ cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý các doanh nghiệp CNĐT, CNTT để nắm bắt
kịp thời tiến bộ khoa học công nghệ cũng như quản lý của thế giới một cách thường
xuyên và cập nhật.
Phải đưa ra được một chương trình và kế hoạch dài hạn và đồng bộ mang tầm
chiến lược trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật có trình
độ cao. Việc phát triển đào tạo phải được tiến hành theo phương châm vừa phát
triển theo chiều rộng nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt, nhưng đồng thời vừa phải có
kế hoạch đào tạo chuyên sâu, nhất là đội ngũ cán bộ ngiên cứu ứng dụng khoa học
kỹ thuật trong ngành CNĐT để chuẩn bị tiền đề cho sự phát triển của ngành trong
tương lai.
112
5.3- Các hình thức đào tạo
Phát triển thêm các lớp đào tạo chuyên ngành CNĐT ở các trường đại học và
cao đẳng theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp nhằm trang bị kiến thức cơ bản về
kỹ thuật điện tử, công nghệ thông tin và các kiến thức về công nghệ sản xuất (đang
được doanh nghiệp sử dụng).
Thành Phố khuyến khích và hỗ trợ kinh phí ban đầu thành lập trung tâm dạy
nghề chất lượng cao của Hà Nội không những phục vụ cho ngành nghề chất lượng
cao (tin học, điện tử, viến thông, vật liệu mới, tự động hoá…) hoặc đào tạo phục vụ
xuất khẩu lao động trong ngành CNĐT; đối với một số ngành nghề có chuyên môn
đặc thù Thành Phố cần hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí đào tạo để khuyến
khích các doanh nghiệp tự đào tạo tại chỗ. Song song với việc đó, Thành Phố cần
sớm có biện pháp quản lý tốt các trung tâm, cơ sở dạy nghề điện tử tư nhân để
hướng dẫn các chương trình đào tạo và nội dung đào tạo theo đúng tiêu chuẩn, định
hướng dựa trên cơ sở tính toán nhu cầu đầu tư và khả năng tiếp nhận của các doanh
nghiệp, tránh tình trạng đào tạo tràn lan hiện nay nhưng kém chất lượng như hiện
nay.
Đa dạng hoá và xã hội hoá các hình thức đào tạo nghề nhưng vẫn phải có một
quy hoạch cụ thể. Khuyến khích các tổ chức, trung tâm dạy nghề, các cơ sở đào tạo,
đặc biệt là các cơ sở đào tạo CNĐT chất lượng cao phục vụ cho các doanh nghiệp
liên doanh trong các khu công nghiệp, có chính sách đãi ngộ, ưu tiên cho đội ngũ
cán bộ giảng dạy.
5.4– Các giải pháp tổ chức thực hiện
Trong giai đoạn 2001-2005, cần nâng cấp và mở rộng quy mô đào tạo công
nhân kỹ thuật nhằm cân đối lại cơ cấu đào tạo nhân lực hiện nay, đồng thời tăng
cường mở các trường dạy nghề CNĐT có chất lượng trên địa bàn Thành Phố. Kêu
gọi thu hút sự đầu tư ban đầu về cơ sở vật chất kỹ thuật của trường từ các tổ chức,
dự án nước ngoài và các doanh nghiệp CNĐT lớn tại Hà Nội. Riêng đối với lĩnh vực
CNTT, hiện tại mới chỉ có các hình thức đào tạo tại các khoa ở rải rác trong một số
trường đại học. Sắp tới cần mở một trường, trung tâm đào tạo có quy mo vừa về
CNTT ( mỗi năm đào tạo khoảng 800-1000 kỹ sư) chuyên đào tạo đội ngũ kỹ sư có
trình độ đại học và trên đại học về CNTT vì đây là lĩnh vực rất mới mẻ mà chúng ta
có rất nhiều thế mạnh và tiềm năng. Việc mở ra một cơ sở đào tạo như vậy làm tiền
113
đề chuẩn bị nguồn nhân lực trong lĩnh vực này cho các khu công nghệ cao, khu công
viên phần mềm thành phố.
Thí điểm mô hình phối hợp đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp, giữa
các doanh nghiệp trong nước và các trung tâm ngiên cứu triển khai nước ngoài, ví
dụ như công ty điện tử Hà Nội (Hanel) với đại học Bách Khoa chuyên đào tạo cán
bộ kỹ thuật có trình độ đại học, cao đẳng, trên đại học. Đây là một giải pháp tốt để
các học viên trong trường có được cơ hội tham gia vào thực tiễn sản xuất và ngược
lại những người lao động cũng được biết đến môi trường đào tạo bài bản về chuyên
môn.
6.Các giải pháp khác
6.1 – Giải pháp hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Đây là nhóm giải pháp có vị trí rất quan trọng để phát triển ngành CNĐT
Thành Phố, cụ thể là:
Thứ 1 Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và lấp đầy các khu công nghiệp tập trung
tại các huyện ngoại thành (như Sài Đồng B, Gia Lâm, Nam Thăng Long, Bắc Thăng
Long, Sóc Sơn) với hạ tầng cơ sở thuận lợi nhất, thực hiện các ưu đãi cao nhất để
thu hút các nhà đầu tư. Từng bước nghiên cứu hình thành khu chế suất cho các
ngành CNĐT và công nghiệp phần cứng. Giải pháp này có ý nghĩa rất quan trọng vì
ngành công nghiệp điện tử và công nghiệp phần cứng có yêu cầu rất cao, cần tạo
dựng nhanh các doanh nghiệp có vốn lớn, có thương hiệu uy tín và doanh nghiệp sản
xuất gia công với thương hiệu quốc tế.
Thứ 2 Bên cạnh khu công nghệ cao Hoà Lạc, Thành Phố cần khuyến khích
triển khai thêm các trung tâm phần mềm quy mô hợp lý tại nội thành để thu hút các
nhà đầu tư phần mềm trong nước. Từng bước xúc tiến xây dựng công viên phần
mềm để thu hút các nhà đầu tư phần mềm nước ngoài. Giải pháp này còn có ý nghĩa
là tập hợp lion kết các doanh nghiệp phần mềm Thành Phố, mà phần lớn có quy mô
nhỏ, tiến tới thực hiện các hợp đồng phần mềm xuất khẩu lớn.
Thứ 3 Cho phép các doanh nghiệp công nghệ tin học (trực tiếp hoặc liên
doanh với các tổ chức khác) giao dịch thoả thuận với các doanh nghiệp công nghiệp
nội thành về phương án tiếp nhận địa điểm sản xuất cũ để hoạt động công nghệ tin
học, được đền bù trực tiếp (bên cạnh phần hỗ trợ đền bù của Thành Phố) cho việc di
dời doanh nghiệp nội thành ra ngoại thành. Trước mắt giải quyết tập trung đối với
114
doanh nghiệp công nghiệp có kế hoạch di dời tại quận Hoàn Kiếm, Ba Đình là nơi
có vị trí thuận lợi cho hoạt động công nghệ tin học.
6.2 – Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp
Với chiến lược phát triển theo định hướng xuất khẩu, các sản phẩm CNĐT
muốn xâm nhập được vào thị trường quốc tế cần phải đạt các tiêu chuẩn chất lượng
đảm bảo an toàn về kỹ thuật và môi trường, đặc biệt đối với thị trường các nước
phát triển như Mỹ, Nhật, EU… thì các tiêu chuẩn chất lượng được đặt lên hàng đầu
và có quy trình giám định rất ngiêm ngặt. Ngoài các việc đảm bảo hệ thống chất
lượng ISO 9000, một số nước còn yêu cầu tiêu chuẩn về môi trường ISO 14000. Do
đó các doanh nghiệp điện tử Hà Nội ngay từ bước phát triển đầu tiên cần phải chú ý
đến những vấn đề này để phù hợp với từng thị trường nhất định. Trước mắt, Thành
Phố có chính sách hỗ trợ kinh phí và hướng dẫn để các doanh nghiệp điện tử Hà Nội
tổ chức lại sản xuất và quản lý theo hệ thống chất lượng ISO 9000, coi đó là điều
kiện bắt buộc, dần dần hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực hiện
ISO 9000 phiên bản 2000 và ISO 14000 để đảm bảo an toàn môi trường. Khi các
doanh nghiệp nhận được chứng chỉ ISO, Thành Phố sẽ hỗ trợ 60-100% kinh phí (
kinh phí theo mảng khoa học công nghệ).
Ngoài ra, trước xu thế phát triển tất yếu của thương mại điện tử trên thế giới,
để có thể nhanh chóng áp dụng thương mại điện tử và tăng cường truy cập thông tin
phục vụ phát triển kinh tế trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hoá, Hà Nội cần
mạnh dạn hỗ trợ các doanh nghiệp điện tử nhanh chóng đi đầu trong lĩnh vực này.
6.3- Giải pháp hợp tác với các địa phương khác trong và ngoài nước
Thành Phố tổ chức nghiên cứu, nhanh chóng hoàn thiện cơ chế một cửa, một
dấu trong cấp giấy phép đầu tư và cấp giấy đăng ký kinh doanh nhằm tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư có ý định kinh doanh tại Hà Nội.
Thành Phố có chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với cácdự án liên doanh,
liên kết, hợp tác với các địa phương khác trong lĩnh vực CNĐT (ưu tiên địa điểm
thuê đất, hỗ trợ về nhân lực, hỗ trợ một phần tiền thuế…)
Thành Phố cần nhanh chóng xây dựng cơ chế phối hợp và hợp tác giữa trung
ương với địa phương trong quá trình xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển
ngành CNĐT (vốn đầu tư, công nghệ,đào tạo và sử dụng nhân lực..); phối hợp xây
115
dựng các cơ chế, chính sách cho Hà Nội và tiến hành hợp tác triển khai các chương
trình, dự án đầu tư trên địa bàn, đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả, tránh lãng phí
các nguồn lực; phối hợp và tạo điều kiện cho Thành Phố mở rộng các quan hệ hợp
tác với các địa phương khác, đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế, phối hợp trong việc
cung cấp thong tin thị trường, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, mở rộng thị
trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm điện tử.
IV- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
1- Một số kiến nghị và đề xuất với Trung ương
Đề nghị Chính phủ nghiên cứu cải tiến chính sách thuế: Giảm thuế nhập khẩu
linh kiện máy tính và thuế giá trị gia tăng đối với sản xuất linh kiện máy tính; thuế
nhập khẩu thiết bị để sản xuất máy tính, máy in xuống mức 0%. Từ nay đến năm
2005 giảm thuế nhập khẩu linh kiện rời xuống 0-3% để thúc đẩy nghiên cứu sản
xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Đề nghị Chính phủ tiếp tục sửa đổi và ban hành các chính sách liên quan đến
đầu tư nước ngoài.
Đề nghị Chính phủ ban hành các biện pháp đẩy mạnh công tác chống gian lận
thương mại, buôn lậu hàng điện tử để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp điện tử
trong nước cũng như các nhãn hiệu hàng hoá phải có nhà máy sản xuất mới được
mang tên.
Đề nghị Chính Phủ có chính sách chuyển đổi các cơ sở sản xuất CNĐT hoạt
động kém hiệu quả trên địa bàn Thành phố: bán, khoán, cho thuê hoặc tiến hành giải
thể.
2- Một số kiến nghị và đề xuất với Thành phố Hà Nội
Đề nghị UBND Thành phố sớm ban hành Quy chế hỗ trợ phát triển ngành công
nghiệp Thủ đô nói chung và ngành CNĐT nói riêng.
Đề nghị Thành phố dành khoản kinh phí xứng đáng để đầu tư phát triển một số
doanh nghiệp trở thành những tập đoàn điện tử mạnh, đạt trình độ khu vực và thế
giới (giai đoạn tới cần tập trung đầu tư cho công ty điện tử Hà Nội).
Đề nghị Thành phố triển khai di dời một số doanh nghiệp gây ô nhiễm, hoạt
động kém hiệu quả ở nội thành ra ngoại thành để dành mặt bằng lại cho các doanh
nghiệp phần mềm thuê lại (trước mắt thí điểm ở quận Hoàn Kiếm, Ba Đình).
Đề nghị Thành phố tiếp tục tiến hành cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực
thu hút đầu tư nưóc ngoài. Khẩn trương tiến hành giải phóng mặt bằng trong các khu
116
công nghiệp để tạo cơ sở hạ tầng thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước
tiến hành đầu tư.
Đề nghị Thành phố miễn tiền thuê đất trong 5 năm và giảm 50% tiền thuê đất
trong 10 năm tiếp theo đối với các doanh nghiệp công nghiệp điện tử.
Đề nghị Thành phố sử dụng ngân sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp ngành
CNĐT của Thành phố (nhất là hỗ trợ thêm về thuế cho các doanh nghiệp trong khi
chính sách thuế của nhà nước chưa được điều chỉnh), cụ thể:
- 10% số thuế giá ttrị gia tăng phải nộp trong 3 năm đầu kể từ khi bắt đầu hoạt
động.
- 100% số thuế nhập khẩu hàng mẫu để phục vụ sản xuất;
- 50- 100% kinh phí khảo sát thị trường nước ngoài theo phương án chiến lược
mở rộng thị trường nước ngoài đã được Thành phố phê duyệt;
- 60-100% kinh phí xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn
quốc tế sau khi doanh nghiệp nhận được chứng chỉ.
Nhằm khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm mới, đề nghị Thành
phố mua sản phẩm mẫu cho doanh nghiệp hoặc hỗ trợ giá khi bán lô đầu.
Đề nghị Thành phố lập Quỹ đầu tư mạo hiểm với vốn đầu tư ban đầu do Ngân
sách hỗ trợ để tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu, đầu tư phát triển sản phẩm và
thị trường CNĐT và CNTT.
117
KẾT LUẬN
Bài luận văn đã khái quát vai trò của ngành CNĐT trong nền kinh tế quốc dân và
kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc phát triển công nghiệp điện tử,
qua đó rút ra bài học hữu ích đối với sự phát triển của ngành CNĐT Việt Nam và
Hà Nội. Trên cơ sở đó, bài luận văn cũng đã cố gắng đánh giá thực trạng về tình
hình đầu tư vào ngành CNĐT Hà Nội và so sánh trong mối liên hệ với ngành CNĐT
cả nước. Mặc dù đã đạt được những thành tựu ban đầu khả quan nhưng nhìn chung,
sự phát triển của ngành CNĐT Hà Nội còn chưa đáp ứng được tiềm năng, vị thế
Thủ đô và yêu cầu xây dựng CNĐT thành ngành kinh tế mũi nhọn và công nghiệp
chủ lực trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Thành phố. Từ thực trạng đó bài
luận văn đã đưa ra các quan điểm cũng như định hướng, các mục tiêu để và các giải
pháp đầu tư nhằm phát triển ngành CNĐT Thủ đô nhanh chóng tiếp cận với trình độ
của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên, để ngành CNĐT thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Hà Nội
cũng như của cả nước thì chỉ sự nỗ lực của các doanh nghiệp thuộc ngành CNĐT
Hà Nội là chưa đủ mà còn cần được sự hỗ trợ của các cơ quan, ban, ngành liên quan
từ phía Chính Phủ và UBND Thành Phố.
118
PHỤ LỤC
DANH SÁCH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NĂM 2002
1-Nhà máy điện tử công nghệ cao Hanel
Tổng vốn đầu tư: 103 tỷ đồng
Địa điểm: Khu công nghệ Sài Đồng B- Gia Lâm- Hà Nội
Mục tiêu: sản xuất ti vi các loại, Ti vi Card, các bộ chuyển đổi ti vi số – Ti vi
tương tự, PCB máy tính, PCB các thiết bị điện tử dân dụng.
Công suất: 200.000 chiếc/ năm.
Lao động: 250 người
2- Nhà máy sản xuất nhựa cao cấp
Tổng vốn đầu tư : 11.8 tỷ đồng
Địa điểm: Khu công nghiệp Sài Đồng B – Gia Lâm – Hà Nội
Mục tiêu: Sản xuất nhựa cao cấp các loại, mũ bảo hiểm xe máy, phao cứu sinh
Lao động: 120 người
3- Nhà máy sản xuất xốp nhựa cao cấp
Tổng vốn đầu tư : 17 tỷ đồng
Địa điểm: khu công nghiệp Sài Đồng B – Gia Lâm – Hà Nội
Mục tiêu: Sản xuất xốp các loại chủ yếu cho công ty Canon
4- Dự án đầu tư xây dựng công ty cổ phần viễn thông Hà Nội
Tổng vốn pháp định: 11 tỷ đồng
Địa điểm : Số 2- Chùa Bộc- Đống Đa- Hà Nội
Mục tiêu: Kinh doanh phần mềm, dịch vụ Internet, dịch vụ viến thông công
cộng.
5- Dự án xây dựng trung tâm công nghệ phần mềm Hà Nội
Tổng vốn đầu tư : 34,2 tỷ đồng
Địa điểm: Số 2 – Chùa Bộc - Đống Đa – Hà Nội
119
Mục tiêu : Xây dựng khu công nghệ phần mềm Hà Nội
lao động : 50 người
6- Dự án liên doanh giữa công ty Hanel và công ty thương mại và hợp tác
quốc tế Việt Nam ( VTC)
Tổng vốn đầu tư : 4.700.000 USD tương đương 71 tỷ đồng
Địa điểm: Khu công nghiệp Subhan Industry – Ku wait
Mục tiêu: Sản xuất các sản phẩm điện tử bao gồm Ti vi, radio cassette, VCD,
DVD, Monitor máy tính
công suất: 120000 chiếc/ năm
Lao đông: 120 người
7- Dự án liên doanh sản xuất khuôn mẫu chính xác Singapore – Hanel
Tổng vốn đầu tư : 1.000.000 USD
8- Dự án đầu tư mở rộng sản xuất đèn hình của công ty đèn hình ORION –
Hanel
Mục tiêu: tăng công suất từ 2 triệu sản phẩm/ năm lên 4 triệu sản phẩm / năm
Tổng vốn đầu tư : 50 triệu USD.
9- Dự án liên doanh sản xuất thuỷ tinh cho đèn hình.
Mục tiêu: Sản xuất thuỷ tinh cho đèn hình ti vi
Đối tác nước ngoài: Công ty ACBC ( Trung Quốc)
Đối tác Việt Nam : Công ty điện tử Hanel
Tổng vốn đầu tư : 200 triệu USD
10- Trung tâm công nghệ thông tin Hàm Long – Best
Tổng vốn đầu tư: 67 tỷ
Trong đó: Ngân sách 5 tỷ
Vốn vay là 62 tỷ
120
MỘT SỐ DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CNĐT HÀ NỘI
TRONG NĂM 2003
1- Dự án bổ xung vốn cho trung tâm công nghệ phần mềm Thành Phố
Hà Nội
Tổng vốn đầu tư : 200 tỷ đồng
Chủ đầu tư : Công ty điện tử Hà Nội
2- Dự án đầu tư sản xuất đồ điện gia dụng
Tổng vốn đầu tư : 20 tỷ đồng
3- Dự án đầu tư hệ thống phát truyền hình kỹ thuật số mặt đất
Tổng vốn đầu tư : 1.7 triệu USD
4- Hệ thống sản xuất chương trình truyền hình tương tác
Tổng vốn đầu tư : 900.000 USD
5- Dự án đầu tư lắp ráp máy tính
Tổng vốn đầu tư : 20 tỷ đồng
7 – Dự án sản xuất màn hình tinh thể lỏng
Tổng vốn đầu tư: 200,000,000 USD
Trong đó: vốn vay là 140,000,000 USD chiếm 70%
Sản phẩm: Màn hình tinh thể lỏng dùng cho máy tính và ti vi.
8 – Nhà máy lắp ráp, sản xuất thiết bị thu hình kỹ thuật số
Tổng vốn đầu tư : 6,000,000 USD
Trong đó: vốn vay là 4,000,000 USD chiếm 66,7%.
9 – Nhà máy sản xuất đĩa quang
Tổng vốn đầu tư: 6,000,000 USD
Trong đó vốn vay là 5,000,000 USD
121
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH
CNĐT HÀ NỘI
Đơn vị: USD
STT Năm Doanh nghiệp Sản phẩm Vốn đăng ký
1 1993 ORION- HANEL (liên
doanh Hàn Quốc)
Đèn hình 178.584.000
2 1993 Nhựa Deawoo- Viettronics Vỏ xốp, nhựa Ti vi 2883000
3 1994 Điện tử Daewoo- Hanel (
Liên doanh Hàn Quốc)
Ti vi, tủ lạnh, linh kiện
điện tử
52.000.000
4 1995 Điện tử y tế kỹ thuật cao Thiết bị điện tử y tế 623.464
5 1995 orion- Hà Nội Kim loại
(100% vốn Hàn quốc)
Các chi tiết kim loại
dùng trong công nghiệp
điện tử
4850000
6 1995 Linh kiện Video Daewoo
Việt Nam
Linh kiện Video 9800000
7 1996 Sumi- Hanel (Liên doanh
Nhật Bản)
Mạng dây điện và điện tử 14218000
8 1996 Điện tử Ashin (100% vốn
Hàn Quốc)
Các linh kiện điện tử 883320
9 1996 Điện tử Jaewon (100% vốn
Hàn Quốc)
Dây dẫn và linh kiện điện
tử
1210000
10 1997 Hệ thống công nghiệp LG-
VINA
Tủ điều khiển điện 8000000
11 2000 Cự Thăng (100% vốn Đài
Loan)
Linh kiện điện tử 1100000
12 2001 Dây cáp điện Kawamura
(100% vốn Nhật Bản)
Các bộ dây dẫn điện và
dây nguồn
600000
13 2001 Canon Việt Nam (100% vốn
Nhật Bản)
Các loại máy in phun 76700000
14 2001 Sumitomo Bakelite (100%
vốn Nhật Bản)
Mạch dẻo dùng trong
sản xuất máy vi tính và
các sản phẩm điện tử
35000000
15 2001 Công ty TNHH TOA Việt
Nam (100% vốn Nhật Bản)
Sản xuất và tiêu thụ linh
kiện, thiết bị điện tử
(camera giám sát và bộ
phận chuyển mạch video)
2210000
16 2002 SIN – HANEL (liên doanh
Singapore)
Sản xuất khuôn mẫu
chính xác
1000000
17 2002 ACBC – HANEL (liên Sản xuất thuỷ tinh cho 200000000
122
doanh Trung Quốc) đèn hình
Tổng vốn đầu tư 589611784
Nguồn: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hà Nội
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế đầu tư – Nhà xuất bản Giáo dục, 1998
2. Giáo trình Lập và Quản lý dự án – Nhà xuất bản Giáo dục, 2000.
3. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX.
4. Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 15/12/2000 về phương
hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001 –2010.
5. Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội.
6. Văn kiện Đại hội đại biểu Thành Phố Hà Nội lần thứ XIII.
7. Chương trình 04-Ctr/TU ngày 22/5/2001 của Thành uỷ Hà Nội về ứng dụng
phát triển công nghệ thông tin.
8. Chương trình 13-Ctr/TU ngày 8/11/2001 của Thành uỷ Hà Nội về tiếp tục
củng cố, đổi mới quan hệ sản xuất, phát triển một số ngành công nghiệp chủ
lực.
9. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội đến năm
2010.
10. Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2010.
11. Quyết định số 95/2002/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy
hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển CNTT ở Việt Nam đến 2005.
12. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội 12 quận huyện của Hà Nội.
13. Niên giám thống kê Hà Nội 1997, 1998,1999,2000,2000.
14. Chính sách công nghiệp của Nhật Bản – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm
2000.
15. Hệ thống ngành kinh tế quốc dân – Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm
2000.
16. Tạp chí Cộng sản các năm 2000, 2001, 2002.
17. Tạp chí PC World các năm 2000, 2001, 2002.
123
18. Tạp chí bưu chính viễn thông các năm 2000, 2001, 2002.
19. Thời báo kinh tế Việt Nam các năm 2000, 2001, 2002.
20. Báo đầu tư các năm 2001, 2002.
21. Trang Web WWW.vneconomy.com.vn.
22. Trang Web WWW.worldbank.Org.vn.
124
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................................ 1
CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG ................................................... 4
I- Cơ Sở lý luận chung về đầu tư ...................................................................... 4
1- Khái niệm đầu tư và đầu tư phát triển ...................................................... 4
2- Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển ................................................ 5
II- Đầu tư phát triển ngành Công nghiệp điện tử ............................................ 6
1- Khái quát về ngành CNĐT ........................................................................ 6
1.1- Khái niệm công nghiệp điện tử ............................................................. 6
1.2- Đặc điểm của ngành CNĐT ................................................................. 6
1.3- Phân loại sản phẩm công nghiệp điện tử ............................................... 7
2- Đặc thù của hoạt động đầu tư phát triển ngành CNĐT............................ 8
3- Sự cần thiết phải đầu tư phát triển ngành CNĐT ..................................... 8
4- Nội dung đầu tư phát triển ngành CNĐT ............................................... 10
4.1- Đầu tư vào máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, cơ sở hạ tầng .... 10
4.2- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực........................................................ 12
4.3- Đầu tư cho công tác tiếp thị, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường 15
4.4- Đầu tư cho thương hiệu, bản quyền, R&D .......................................... 15
5- Nguồn vốn đầu tư phát triển ngành CNĐT ............................................ 16
5.1- Nguồn vốn đầu tư trong nước ............................................................. 17
5.2- Nguồn vốn đầu tư nước ngoài ............................................................ 17
III- Kinh nghiệm một số nước trên thế giới và khu vực về phát triển CNĐT
......................................................................................................................... 19
1- Khái quát về quá trình phát triển CNĐT trên thế giới ............................ 19
2- Chính sách phát triển CNĐT của một số nước ....................................... 20
3- Một số bài học kinh nghiệm cho việc phát triển ngành CNĐT ở Việt Nam
và Hà Nội ..................................................................................................... 23
4-Tác động của sự phát triển kinh tế thế giới, xu thế hội nhập và hợp tác
quốc tế và hợp tác quốc tế tới sự phát triển ngành CNĐT Hà Nội ............. 25
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH CNĐT
HÀ NỘI ........................................................................................................................ 28
I- Quá trình hình thành và phát triển của ngành CNĐT Việt Nam .............. 28
II- Quá trình hình thành và phát triển của ngành CNĐT Hà Nội ................ 32
1- Tình hình phát triển chung của ngành CNĐT Hà Nội ........................... 32
2- Quy mô và phân bố các doanh nghiệp công nghiệp điện tử trên địa bàn33
2.1- Các doanh nghiệp có quy mô lớn ....................................................... 33
2.2- Các doanh nghiệp quy mô vừa ........................................................... 34
2.3- Các doanh nghiệp nhỏ ........................................................................ 34
4- Thị trường tiêu thụ và doanh thu ............................................................ 35
5- Một số doanh nghiệp CNĐT điển hình của Hà Nội ................................ 36
III- Thực trạng về tình hình đầu tư ............................................................... 37
1- Thực trạng về tình hình đầu tư trong nước ............................................ 37
125
1.1- Quy mô vốn đầu tư ............................................................................ 37
1.2- Cơ cấu vốn đầu tư vào ngành CNĐT.................................................. 39
1.2.1- Cơ cấu vốn theo nguồn vốn đầu tư .............................................. 39
1.2.2- Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực sản xuất ................................... 41
1.2.3- Cơ cấu vốn đầu tư theo loại hình doanh nghiệp............................ 43
1.2.4- Cơ cấu vốn đầu tư theo hạng mục công trình ............................... 44
2 - Đầu tư nước ngoài vào ngành CNĐT .................................................... 45
2.1- Quy mô vốn đầu tư ............................................................................ 45
2.2- Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài ............................................................ 47
2.2.1- Cơ cấu vốn đầu tư theo quốc gia ................................................. 47
2.2.2- Cơ cấu vốn đầu tư theo hình thức đầu tư ..................................... 48
3- Nội dung đầu tư phát triển ngành CNĐT ............................................... 51
3.1- Đầu tư vào khoa học công nghệ ......................................................... 51
3.2- Đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật ...................................................... 55
3.3- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực........................................................ 58
3.4- Đầu tư cho hoạt động marketing......................................................... 63
III- Kết quả và hiệu quả đầu tư của ngành CNĐT Hà Nội ........................... 65
1- Kết quả hoạt động đầu tư ........................................................................ 65
1.1-Kết quả sản xuất kinh doanh ............................................................... 65
1.2- Giá trị xuất khẩu ................................................................................ 66
1.3- Năng suất lao động ............................................................................ 69
2- Hiệu quả hoạt động đầu tư ...................................................................... 70
iV- Một số Đánh giá về ngành CNĐT Hà Nội ............................................... 72
1- Đánh giá mức độ đầu tư vào ngành CNĐT ............................................ 72
2- Đánh giá về công nghệ và công tác ngiên cứu triển khai ....................... 72
3- Đánh giá về nguồn nhân lực và công tác đào tạo nguồn nhân lực ........ 73
4- Đánh giá về hạ tầng kỹ thuật .................................................................. 73
5- Đánh giá về khung khổ pháp lý và công tác quản lý nhà nước đối với
ngành CNĐT ............................................................................................... 74
6- Đánh giá về khả năng cạnh tranh và hội nhập ....................................... 75
7- Đánh giá về hợp tác quốc tế .................................................................... 75
8- Đánh giá chung ....................................................................................... 75
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH CNĐT HÀ NỘI ............. 77
I- Một số quan điểm, định hướng và chương trình trọng điểm đầu tư phát
triển ngành CNĐT trong thời gian tới ........................................................... 77
1- Một số quan điểm phát triển ngành CNĐT Hà Nội ................................ 77
2- Định hướng phát triển ngành CNĐT Hà Nội đến 2010.......................... 78
3- Các chương trình đầu tư trọng điểm của Hà Nội trong thời gian tới ..... 79
II- Nhu cầu về vốn đầu tư ............................................................................... 82
1- Nhu cầu vốn đầu tư theo từng giai đoạn ................................................. 82
2- Nhu cầu vốn đầu tư theo cơ cấu các nguồn vốn ..................................... 83
126
3-Nhu cầu vốn đầu tư theo cơ cấu sản phẩm, lĩnh vực thuộc CNĐT trong
đầu tư phát triển CNĐT ............................................................................... 83
III- Một số giải pháp đầu tư phát triển ngành CNĐT Hà Nội ...................... 85
1 - Giải pháp về cơ chế chính sách, quản lý nhà nước ............................... 85
1.1- Nhóm giải pháp về quản lý ................................................................. 85
1.2- Nhóm giải pháp về tài chính và thuế ................................................... 86
1.3- Nhóm giải pháp cơ chế chính sách đặc thù của Thủ Đô liên quan đến
phát triển ngành CNĐT ............................................................................. 88
2- Giải pháp đầu tư phát triển khoa học công nghệ .................................... 91
2.1- Giải pháp đầu tư, tạo bước đột phá .................................................... 91
2.2- Giải pháp về chuyển giao, tiếp nhận công nghệ và tri thức .................. 92
2.3- Giải pháp đầu tư phát triển và tạo môi trường cạnh tranh về công nghệ ........ 93
2.4- Giải pháp tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu triển khai........ 94
3- Giải pháp đầu tư mở rộng thị trường ...................................................... 95
3.1- Giải pháp đáp ứng thị trường trong nước ............................................ 95
3.2- Giải pháp đầu tư phát triển thị trường nước ngoài ............................... 97
3.3- Chính sách đối với từng thị trường ................................................... 100
3.4- Giải pháp đảm bảo khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập ..... 101
4-Một số giải pháp về vốn đầu tư .............................................................. 104
4.1- Các giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.......................... 104
4.2- Giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước ................................ 106
4.3- Các hình thức liên doanh sản xuất, từng bước đầu tư ra nước ngoài .. 109
5- Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực ........................................ 110
5.1- Chính sách thu hút nhân lực ............................................................. 110
5.2- Đầu tư vào đào tạo nhân lực ............................................................. 111
5.3- Các hình thức đào tạo ...................................................................... 112
5.4- Các giải pháp tổ chức thực hiện ....................................................... 112
6- Các giải pháp khác ................................................................................ 113
6.1- Giải pháp hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật ..................................... 113
6.2- Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ................................................... 114
6.3- Giải pháp hợp tác với các địa phương khác trong và ngoài nước ...... 114
IV- Một số kiến nghị và đề xuất ................................................................... 115
1- Một số kiến nghị và đề xuất với Trung ương ........................................ 115
2- Một số kiến nghị và đề xuất với Thành phố Hà Nội ............................. 115
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 117
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 122
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Đầu tư phát triển ngành công nghiệp điện tử Hà Nội. Thực trạng và giải pháp.pdf