Khu công nghiệp, khu chế xuất là mô hình kinh tế mà các nước đang
phát triển, nhất là các nước Châu á, đã và đang sử dụng như một công cụ để
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.Các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam được thành lập cũng
không nằm ngoài mục tiêu đó.
92 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2525 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông nghiệp có thể cho thuê. Nhiều khu ở
miền Bắc và miền Trung tỷ lệ cho thuê đất rất thấp và không có dự án đầu tư
trực tiếp nước ngoài nào.
- Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khu công nghiệp, khu
chế xuất có một số bất hợp lý,nên hiệu quả kinh tế- xã hội chưa cao, gây phân
hoá giữa các vùng, các ngành.
Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung nhiều vào những khu ở
vùng có điều kiện thuận lợi như vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ, Bắc Bộ,
Trung Bộ. Chẳng hạn, tại vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ, tỷ trọng của vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký trong các khu trên tổng vốn đầu tư trực
65
tiếp nước ngoài đăng ký trong cả vùng là 31% (tính đến hết năm 1999) trong
khi tại vùng núi Bắc Bộ và Tây Nguyên vẫn là con số 0. Chính vì vậy, đầu tư
trực tiếp nước ngoài trong các khu chưa thực hiện tốt vai trò thu hẹp chênh
lệch trong khoảng cách kinh tế giữa các vùng của đất nước.
Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khu công nghiệp, khu chế
xuất chủ yếu là các dự án của ngành công nghiệp nhẹ, điện tử, công nghiệp
thực phẩm. Các dự án công nghiệp nặng để góp phần xây dựng cơ sở vật chất
kỹ thuật thực hiện chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước còn rất
ít.
Ngoài những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất hàng xuất
khẩu như giày dép, đồ điện, sản phẩm điện tử, dệt sợi, may mặc có tỷ lệ huy
động công suất tương đối cao, những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm dùng
cho nhu cầu trong nước mới huy động công suất thiết kế ở mức thấp, hoặc
đang trong thời kỳ xây dựng, chưa đi vào sản xuất.
- Chủ trương đa phương hoá nguồn đầu tư chưa được thực hiện tốt.
Vốn đầu tư từ các nước Châu Á chiếm vị trí áp đảo, đặc biệt là Nhật
Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, một số nước ASEAN, trong khi vốn đầu tư từ Tây,
Bắc Âu, Bắc Mỹ còn thấp. Do vậy, khi các nước chung quanh lâm vào khủng
hoảng, hoạt động của hàng loạt các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
trong các khu bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Cạnh tranh giữa các khu công nghiệp, khu chế xuất để có thể thu hút
được nhiều hơn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Trong hoàn cảnh doanh nghiệp trong nước còn hạn chế về năng lực tài
chính, kỹ thuật, công nghệ... thì làm thế nào để thu hút được ngày càng nhiều
dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu đã trở thành vấn đề quyết định sự
thành công hay thất bại của khu đó. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
hiện tập trung chủ yếu ở phía Nam, nơi có môi trường đầu tư thuận lợi và sự
quan tâm, chỉ đạo kịp thời của các cấp lãnh đạo tỉnh, thành phố, Ban quản lý
khu... Nhưng vì chính sách thu hút đầu tư là khác nhau đối với từng vùng,
từng khu khác nhau, nên một khi ở vùng hay khu nào đó có chính sách ưu đãi
66
và thông thoáng hơn thì dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ có xu hướng tập
trung đến vùng hay khu này. Vì vậy, đã hình thành cuộc "chiến tranh ngầm"
giữa các khu để có thể thu hút được nhiều hơn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Kết quả là sự phân hoá giữa các địa phương đã trầm trọng lại càng
thêm trầm trọng, hoạt động đầu tư diễn biến khó kiểm soát, Nhà nước và địa
phương cuối cùng lại trở thành những người chịu thiệt.
67
CHƯƠNG III:
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT
Ở VIỆT NAM.
I. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP,
KHU CHẾ XUẤT TRONG THỜI GIAN TỚI.
Hướng công tác chủ yếu trong thời gian tới của các khu công nghiệp,
khu chế xuất Việt Nam là:
1. Tiếp tục phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất theo hướng xây dựng
khu gần với mô hình thực thể kinh tế- xã hội. Kết hợp phát triển công nghiệp
địa phương với việc hình thành khu dân cư và các công trình hạ tầng xã hội,
phát triển khu gắn với vấn đề xã hội và môi trường, xây dựng hạ tầng ngoài
hàng rào khu như hệ thống giao thông, bưu chính viễn thông, nhà máy cung
cấp nước sạch, nhà máy sản xuất điện...
2. Phấn đấu trong vài ba năm tới sẽ thu hút các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà
đầu tư nước ngoài, đầu tư vào khu sao cho lấp đầy trên 50% diện tích. Trừ
những dự án gần vùng nguyên liệu, với các dự án khác cần kiên quyết hướng
nhà đầu tư đầu tư vào khu.
3. Công tác quản lý thường xuyên quan tâm đến những vấn đề như qui hoạch
phân khu chức năng, qui hoạch ngành nghề đầu tư vào khu, xử lý chất thải, hạ
tầng xã hội... vốn là những vấn đề hết sức nhạy cảm, nếu lơ là sẽ hạn chế tác
dụng của khu, thậm chí còn gây thiệt hại nghiêm trọng.
Ban quản lý sẽ rà soát lại việc thực hiện qui hoạch chi tiết khu, chỉ đạo công
ty phát triển hạ tầng có phương án điều chỉnh lại qui hoạch cho phù hợp với
tình hình thực tế để trình Bộ Xây dựng phê duyệt điều chỉnh; có phương án
giải quyết vấn đề xử lý chất thải cho các doanh nghiệp trong khu đã xây dựng
xong đi vào hoạt động trong khi chờ đợi xây dựng hệ thống xử lý chất thải
68
cho toàn khu, phối hợp với Sở Khoa học- Công nghệ- Môi trường xây dựng
qui chế quản lý môi trường cho toàn khu.
4. Có kế hoạch hợp lý phân kỳ việc đầu tư cơ sở hạ tầng theo phương thức
cuốn chiếu để tiếp tục thu hút đầu tư vào khu. Sẽ cố gắng hoàn tất trước mắt
những hạng mục chính như đường giao thông, hệ thống thoát nước, điện sản
xuất... đủ đảm bảo cho các nhà máy đã xây dựng xong đi vào hoạt động.
5. Tăng cường hơn nữa công tác vận động đầu tư, vốn là công tác thường
xuyên, trọng tâm và cấp bách.
Để triển khai có hiệu quả, Ban quản lý khu sẽ có kế hoạch thành lập tổ
chuyên trách vận động đầu tư dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban. Tổ sẽ có
nhiệm vụ:
- Đề xuất các biện pháp, tiếp cận thị trường, lập chương trình tiếp thị cụ
thể để chủ động triển khai thực hiện.
- Phối hợp cùng chủ đầu tư cơ sở hạ tầng tăng cường công tác tiếp thị kêu
gọi đầu tư, chú ý dến các nhà đầu tư của Châu Âu, Nhật và Mỹ, thu hút các
dự án có công nghệ cao.
- Nghiên cứu, đề xuất các chính sách khuyến khích và chính sách ưu đãi
đầu tư vào khu, giá đất và các phương thức thanh toán, các loại thuế, các
nguồn vốn hỗ trợ nhất là đối với vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, các phương án
trao đổi nhà xưởng, định giá nhà xưởng hợp lý...
6. Ban quản lý sẽ nhanh chóng ngiên cứu, ban hành các qui định và hướng
dẫn cụ thể về hoạt động của khu để các nhà đầu tư hiểu rõ hơn môi trường
đầu tư vào khu, tạo tâm lý thông thoáng cho các nhà đầu tư.
Để tiếp tục thực hiện cơ chế quản lý một cửa tại chỗ mà các nhà đầu tư rất
hoan nghênh, Ban quản lý sẽ cố gắng nhanh chóng hướng dẫn các vấn đề mà
các nhà đầu tư quan tâm như:
+ Dịch vụ cấp mới, gia hạn, sửa đổi thị thực cho chuyên gia nước ngoài
làm việc cho các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khu.
+ Dịch vụ xin cấp hộ chiếu, thị thực cho lao động Việt Nam đi đào tạo ở
nước ngoài để đáp ứng yêu cầu công việc.
69
+ Dịch vụ sao y các văn bản theo thẩm quyền...
II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ
XUẤT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
1. Thuận lợi.
1.1 Hệ thống khu công nghiệp, khu chế xuất phát triển mạnh mẽ từ Bắc đến
Nam.
Được mở đầu bằng sự ra đời của khu chế xuất Tân Thuận và khu chế
xuất Linh Trung ở thành phố Hồ Chí Minh trong những năm 1991- 1992, cho
đến nay, hệ thống khu công nghiệp, khu chế xuất đã phát triển rộng khắp, bao
gồm 67 khu nằm trải dài từ Bắc đến Nam. Chính vì vậy, một dự án đầu tư trực
tiếp nước ngoài sẽ có nhiều sự lựa chọn địa điểm đầu tư khi muốn đầu tư vào
khu công nghiệp, khu chế xuất. Hay nói cách khác, các nhà đầu tư có cơ hội
tìm hiểu và so sánh những thuận lợi và ưu đãi của từng khu để lựa chọn
phương án đầu tư có hiệu quả nhất.
1.2 Chính phủ ban hành nhiều văn bản khuyến khích đầu tư nói chung và đầu
tư trực tiếp nước ngoài nói riêng vào khu công nghiệp, khu chế xuất.
Ngay từ khi khu chế xuất Tân Thuận ra đời, Chính phủ đã ban hành các
văn bản để điều chỉnh hoạt động đầu tư ở trong khu. Chẳng hạn như Luật đầu
tư nước ngoài với một số điều khoản qui định về khu chế xuất; Nghị định 18/
CP ngày 16 tháng 4 năm 1994 hướng dẫn thi hành Luật đầu tư nước ngoài;
Qui chế khu chế xuất.
Sau đó, nhận thấy khu chế xuất, khu công nghiệp là những mô hình kinh
tế hết sức linh hoạt, có khả năng thu hút đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt là đầu tư
trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế đất nước nếu có những qui định cụ
thể, chặt chẽ nhưng hấp dẫn, Chính phủ đã sửa đổi những văn bản đã ban
hành trước đó, đồng thời ban hành thêm những văn bản mới cho phù hợp với
tình hình thực tế. Có thể kể đến Qui chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao ban hành kèm Nghị định số 36/ CP ngày 24 tháng 4 năm 1997
70
để thay thế cho Qui chế khu chế xuất cũ; Nghị định 12/ CP ngày 28 tháng 2
năm 1997 qui định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài được sửa đổi năm
1996 từ Luật Đầu tư nước ngoài cũ; Nghị định 10/ CP ngày 23 tháng 1 năm
1998 về một số biện pháp khuyến khích và đảm bảo đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam; Quyết định số 53 ngày 26 tháng 3 năm 1999 của Thủ
tướng Chính phủ về một số biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước
ngoài...
Gần đây là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam ngày 09 tháng 6 năm 2000 và Nghị định số 24/ 2000/ NĐ- CP
của Chính phủ, qui định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài mới. Đây là
những văn bản pháp lý mới nhất, có kế thừa ưu điểm của các văn bản trước,
đồng thời sửa đổi, bổ sung một số điều khoản, nhằm tiếp tục tạo dựng môi
trường pháp lý đồng bộ, thông thoáng, ổn định cho hoạt động đầu tư, tăng
cường tính hấp dẫn và cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam so với các
nước trong khu vực và trên thế giới. Luật sửa đổi, bổ sung lần này tập trung
vào 3 nội dung chủ yếu:
+ Sửa đổi, bổ sung một số qui định của Luật hiện hành nhằm tháo gỡ kịp
thời những khó khăn, vướng mắc và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Mở rộng quyền tự chủ trong tổ chức, quản lý kinh doanh của doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài, xoá bỏ sự can thiệp không cần thiết của cơ quan
Nhà nước vào hoạt động bình thường của doanh nghiệp.
+ Qui định một số ưu đãi về thuế đối với đầu tư nước ngoài nhằm tăng
cường tính hấp dẫn và cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam.
Theo đó, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp,
khu chế xuất sẽ nhận được thêm nhiều ưu đãi, đảm bảo cho chủ đầu tư nước
ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh thuận lợi, nhanh chóng thu hồi vốn và
lợi nhuận...
1.3 Sự quan tâm, chỉ đạo của các Bộ, ngành, chính quyền các cấp.
71
Sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ
Tài chính, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Tổng cục Hải quan...
trong thời gian qua đã làm cho việc thực hiện chính sách mới của Nhà nước
tại các khu công nghiệp, khu chế xuất được triển khai thuận lợi. Các Bộ,
ngành đã phân cấp, uỷ quyền cho các địa phương và Ban quản lý khu thực
hiện một số phần việc liên quan đến chức năng của mình. Cụ thể Bộ Thương
mại đã phân cấp uỷ quyền việc xét duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu; Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội phân cấp uỷ quyền việc cấp giấy phép lao động
cho người nước ngoài; Bộ Công an phân cấp việc khắc và đăng ký sử dụng
con dấu của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài; Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam uỷ quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá...
Lãnh đạo Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thường xuyên
kiểm tra tình hình, giúp đỡ tháo gỡ khó khăn và chỉ đạo chặt chẽ tiến độ xây
dựng và hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất. Lãnh đạo các
Quận, huyện có khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc có công ty đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng trong khu rất quan tâm, chỉ đạo công tác triển khai xây
dựng khu và xây dựng các công trình nối kết khu với cơ sở hạ tầng bên ngoài.
Việc tiếp nhận, thẩm định, cấp giấy phép đầu tư cho các dự án trong
phạm vi được phân cấp của các địa phương phần lớn đảm bảo thời gian qui
định. Hầu hết các trường hợp cần có ý kiến của cơ quan có liên quan, trước
khi xem xét và quyết định việc cấp giấy phép đầu tư đã được địa phương thực
hiện nghiêm túc, phù hợp với qui định hiện hành. Cơ quan chức năng của địa
phương cũng đã nhanh chóng giải quyết những vấn đề phát sinh sau khi cấp
giấy phép, thúc đẩy dự án triển khai đúng mục tiêu.
1.4 Cơ chế một cửa thông qua Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất.
Rõ ràng, khu công nghiệp, khu chế xuất chỉ thu hút được ngày càng
nhiều các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài khi chủ đầu tư nước ngoài không
phải tiếp xúc, giao dịch với quá nhiều cơ quan quản lý Nhà nước cho hoạt
động của họ.
72
Ở Việt Nam, doanh nghiệp khu công nghiệp, khu chế xuất chỉ cần làm
việc trực tiếp với Ban quản lý các khu để giải quyết một vấn đề nào đó liên
quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Ban quản lý, trên
cơ sở được các Bộ, ngành uỷ quyền, phân cấp, sẽ ra quyết định cho vấn đề đó,
còn khi vấn đề vượt ra ngoài quyền hạn của Ban quản lý thì các Bộ và cơ
quan quản lý Nhà nước phối hợp giải quyết thông qua "cửa" là Ban quản lý.
Trong thời gian qua, Ban quản lý đã thực hiện ngày càng có hiệu quả cơ
chế "một cửa tại chỗ".
+ Được Bộ Kế hoạch và Đầu tư uỷ quyền, các Ban quản lý đã tiến hành
cấp giấy phép đầu tư cho dự án có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Thực hiện phân cấp, uỷ quyền của các Bộ, ngành liên quan khác.
+ Phát hiện và kiến nghị với các Bộ, ngành xử lý các vướng mắc trong
chính sách hoặc hướng hẫn thực hiện chính sách đối với doanh nghiệp trong
khu.
+ Giúp đỡ một số doanh nghiệp gặp khó khăn tiếp tục hoạt động hoặc
sang nhượng cho các nhà đầu tư khác, khỏi phải đóng cửa hoặc giải thể.
+ Phối hợp cùng cơ quan chuyên ngành để kiểm tra doanh nghiệp về môi
trường, vệ sinh công nghệp, an toàn lao động...
Ban quản lý giúp các nhà đầu tư nước ngoài giải toả về mặt tâm lý đối
với chính sách của Nhà nước ta trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài,
giải quyết nhanh chóng thủ tục hành chính, tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí,
công sức nếu họ bỏ vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất.
2. Khó khăn.
2.1 Khu công nghiệp, khu chế xuất phát triển thiên về số lượng, mặt chất
lượng còn hạn chế.
Như trên đã đề cập, hệ thống khu công nghiệp, khu chế xuất phát triển
mạnh về số lượng bao gồm 67 khu nằm dọc theo chiều dài đất nước. Nhưng
hiện nay, đa số các khu chưa xây dựng xong cơ sở hạ tầng và còn gặp nhiều
khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư để hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
73
Trừ một số khu như khu công nghiệp Nomura Hải Phòng, khu công
nghiệp Nội Bài Hà Nội, khu chế xuất Tân Thuận và khu chế xuất Linh Trung
ở thành phố Hồ Chí Minh... có cơ sở hạ tầng đã được xây dựng xong, các khu
còn lại đều đang trong quá trình triển khai xây dựng. Chủ đầu tư của nhiều
khu (nhất là các khu do doanh nghiệp Việt Nam đảm nhận) thường thực hiện
đầu tư theo hình thức cuốn chiếu, vừa xây dựng vừa cho thuê đất, đồng thời
vừa phải huy động thêm các nguồn vốn khác như vốn Ngân sách, vốn tài trợ
từ các tổ chức phi Chính phủ... để có thể tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng.
Chính vì vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu còn hạn chế, đó là
chưa kể xu hướng giảm sút của dòng đầu tư này do cuộc khủng hoảng tài
chính- tiền tệ, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nước đang phát triển để có thể
thu hút được nguồn vốn của các nước khác... Hiện tại, các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước mới chỉ thuê hết 2063
ha diện tích đất công nghiệp trong các khu (chiếm 28,25% tổng diện tích đất
công nghiệp).
2.2 Phương thức thành lập khu công nghiệp và cho thuê lại đất còn sơ hở.
Cho đến nay, việc thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất thực hiện
theo phương thức Nhà nước giao quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp xây
dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng. Doanh nghiệp này sẽ cho các doanh nghiệp
trong khu thuê lại đất đã phát triển hạ tầng và thu tiền thuê lại đất và phí sử
dụng hạ tầng. Làm như vậy có ưu điểm là đơn giản, song nhiều trường hợp
các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng trở thành đầu cơ đất,
Nhà nước không chi phối được giá cho thuê lại đất theo chính sách chung
được điều chỉnh trong từng thời kỳ.
Trong khi đó, đối với chủ đầu tư nước ngoài, trước khi ra quyết định có nên
đầu tư vào một khu công nghiệp, khu chế xuất nào đó hay không, họ phải tính
toán rất kỹ những khoản chi phí phải bỏ ra. Giá thuê đất cao cũng có nghĩa là
chi phí bỏ ra ban đầu cao, ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của họ. Do đó, nhà
đầu tư hoặc sẽ tìm đến một khu khác, hoặc sẽ chuyển sang đầu tư ở một nước
khác- nơi họ được hưởng một mức giá thuê đất "mềm" hơn.
74
2.3 Xây dựng cơ sở hạ tầng bên trong và các công trình phụ cận ngoài hàng
rào còn thiếu đồng bộ.
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào các khu công nghiệp,
khu chế xuất vốn đã yếu kém lại còn chưa đồng bộ. Trong hoàn cảnh Ngân
sách địa phương luôn gặp khó khăn và năng lực tài chính của các công ty phát
triển hạ tầng trong các khu quá thiếu thốn thì việc dành một khoản kinh phí
nhất định để đầu tư xây dựng công trình phụ cận ngoài hàng rào, tạo điều kiện
hấp dẫn ban đầu đối với các nhà đầu tư là rất khó thực hiện. Cũng có trường
hợp công ty phát triển hạ tầng muốn đầu tư, nhưng vì tâm lý e ngại trong việc
thu hồi vốn (do công trình phụ cận ngoài hàng rào cũng là những công trình
đòi hỏi vốn đầu tư lớn như đường giao thông, hệ thống cung cấp điện,
nước...), nên lại không dám đảm nhận.
Có những khu đã được xây dựng một cách "tương đối" cơ sở hạ tầng bên
trong, nhưng công trình phụ cận ngoài hàng rào của khu còn rất yếu kém.
Chẳng hạn như khu công nghiệp Đức Hoà I và khu công nghiệp Đức Hoà II
thuộc tỉnh Long An, hai trục giao thông chính ở bên ngoài khu là tỉnh lộ 9 và
tỉnh lộ 10 đang xuống cấp trầm trọng, các cầu nằm trên hai trục giao thông
không đảm bảo cho việc vận chuyển bằng container, dù chỉ là loại 20 feet.
Còn về điện, ngành điện lực đang thi công tuyến đường điện để thực hiện cho
kế hoạch lắp trạm 18 MVA và đường dây 22 KV trong năm 1999, phục vụ
giai đoạn đầu cho 2 khu công nghiệp; nhưng do khó khăn về kinh phí và bồi
hoàn giải toả mặt bằng, hệ thống này chỉ được hoàn thành vừa mới đây.
Sự thiếu đồng bộ này đã khiến một số lượng không nhỏ các dự án đầu tư
nước ngoài không được thực hiện.
2.4 Công tác xúc tiến và vận động đầu tư chưa thực sự hiệu quả.
Xúc tiến và vận động đầu tư là một trong số những nội dung chủ yếu của
quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công
nghiệp, khu chế xuất. Trên thực tế, công tác này chưa được quan tâm đúng
mức bằng các chính sách thoả đáng. Việc tiến hành ở từng khu gần như tự
phát, dựa chủ yếu vào sáng kiến và kinh phí của các công ty xây dựng hạ
75
tầng. Sự phối hợp xúc tiến và vận động đầu tư giữa Ban quản lý khu, cơ quan
quản lý Nhà nước cấp tỉnh, thành phố, doanh nghiệp phát triển hạ tầng... còn
rời rạc. Các phái đoàn, hiệp hội, đoàn doanh nghiệp của các nước đến thăm
Việt Nam thường được các Bộ, ngành và cơ quan Trung ương tập trung giới
thiệu đến các tỉnh, thành phố lớn thăm quan và tìm kiếm cơ hội đầu tư, trong
khi ở các địa phương khác lại không có cơ hội này và phải bỏ tiền ra để đi
nước ngoài giới thiệu và tìm kiếm nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, công tác xúc tiến và vận động đầu tư mới chỉ hướng mạnh
vào các nước Châu Á,"bỏ quên" các nước Châu Âu và Bắc Mỹ. Trong thời
gian tới, nếu muốn thu hút nhiều hơn nữa các dự án đầu tư nước ngoài, cần
phải đa dạng hoá công tác này bằng nhiều hình thức vận động như thông qua
báo, đài, đi vận động trực tiếp... sang các khu vực quan trọng đã có và triển
vọng sẽ có nhiều dự án đầu tư ở nước ta.
2.5 Những điểm yếu trong quản lý Nhà nước đối với khu công nghiệp, khu chế
xuất.
Quản lý Nhà nước thông qua cơ chế "một cửa, tại chỗ" đã khẳng định
tính tích cực và được các nhà đầu tư hoan ngênh. Tuy nhiên qua thực tế áp
dụng vẫn còn nhiều điều phức tạp.
Một là, do nhận thức về vị trí, vai trò của khu công nghiệp, khu chế xuất,
Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất chưa đúng nên sự phối hợp giữa
Ban quản lý với các Sở, ban, ngành của tỉnh còn có nhiều bất cập. Chính
quyền địa phương ở nhiều tỉnh, thành phố chưa thực sự quan tâm đến phát
triển các khu.
Hai là, trên một địa bàn tỉnh, thành phố đã hình thành 2 bộ máy quản lý
về đầu tư, cụ thể là 2 bộ phận cấp phép đầu tư, 2 bộ phận theo dõi dự án, 2 bộ
phận quản lý lao động, 2 bộ phận quản lý thương mại...; một bên là Ban quản
lý với cơ chế uỷ quyền, một bên là các Sở, ban ngành. Nhiều Ban quản lý
được thành lập với đầy đủ bộ máy biên chế, cơ sở vật chất nhưng từ nhiều
năm nay mới chỉ cấp được vài giấy phép đầu tư trong khi đó ở các Sở vẫn tồn
tại bộ máy có thể đảm đương tốt nhiệm vụ. Điều đó đã làm bộ máy hành
76
chính cồng kềnh hơn, không phù hợp với chủ trương tinh giảm biên chế, cải
tổ bộ máy Quản lý Nhà nước đối với khu công nghiệp, khu chế xuất.
Khắc phục được khó khăn này, nhà đầu tư nước ngoài sẽ yên tâm hơn khi bỏ
vốn đầu tư vào các khu.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT Ở
VIỆT NAM.
1. Chú trọng công tác qui hoạch phát triển và xây dựng khu công nghiệp,
khu chế xuất.
Công tác qui hoạch phát triển và xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất
có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các
khu. Thời gian vừa qua, chúng ta chủ yếu chú trọng vào xây dựng những khu
công nghiệp, khu chế xuất có qui mô lớn với cơ sở hạ tầng hiện đại, nhưng
chưa chú trọng hình thành và phát triển những cụm công nghiệp nhỏ tại các
địa phương. Hay nói cách khác, hình thức đầu tư phát triển khu công nghiệp,
khu chế xuất chưa đa dạng. Do đó, dẫn đến tình trạng các khu công nghiệp,
khu chế xuất lớn thiếu vốn đầu tư và thu hút đầu tư kém hiệu quả, việc xây
dựng chậm và manh mún, cơ sở hạ tầng không đồng bộ, tỷ lệ lấp kín khu
công nghiệp, khu chế xuất thấp; trong khi tại các địa phương tình trạng ô
nhiễm môi trường do các cơ sở sản xuất thủ công phân tán ngày càng trở nên
trầm trọng. Theo tính toán sơ bộ, để lấp đầy tất cả các khu đã được thành lập,
phải thu hút được khoảng 6.000 doanh nghiệp với tổng số vốn đầu tư 20 - 25
tỷ USD. Vì vậy, trong những năm tới phải thu hút thêm khoảng 5450 doanh
nghiệp mới với tổng số vốn đầu tư đăng ký 18 - 23 tỷ, trong đó chủ yếu là
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với tốc độ thu hút đầu tư nước ngoài
của cả nước trong các năm qua, nếu tập trung tất cả các dự án có vốn đầu tư
77
trực tiếp nước ngoài vào các khu thì cũng phải mất 15 - 20 năm nữa, chúng ta
mới có thể lấp đầy được các khu.
Bên cạnh đó, tình hình phát triển và hoạt động của các khu công nghiệp,
khu chế xuất đã có những biểu hiện phá vỡ cân đối, thành lập quá nhiều khu
trong khi khả năng thu hút đầu tư hạn chế, không phát huy được hiệu quả vốn
đầu tư xây dựng hạ tầng. Vì vậy, đáng lẽ phải thành lập các khu để tránh đầu
tư phân tán nhưng ở một số địa phương đã xuất hiện tình trạng đầu tư phân
tán do mỗi khu có rất ít dự án. Điều đó dẫn đến sự cạnh tranh giữa các khu và
sử dụng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kém hiệu quả. Nếu không tính những
khu công nghiệp, khu chế xuất do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xây
dựng, 53 khu còn lại với tổng diện tích 9.041 ha do các doanh nghiệp trong
nước đầu tư xây dựng hạ tầng đòi hỏi một khối lượng vốn đầu tư rất lớn
(khoảng 14.000 - 15.154 tỷ đồng) mà chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay ưu đãi.
Với tổng vốn đầu tư như vậy nếu chia ra theo thời hạn đầu tư xây dựng hạ
tầng khu trung bình khoảng 4 năm thì trong kế hoạch hàng năm phải bố trí
3.500 - 3.800 tỷ đồng, chưa kể khối lượng vốn đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ
tầng ngoài hàng rào các khu đó, khu dân cư, khu thương mại dịch vụ và các
khu phụ trợ khác.
Để khắc phục những tồn tại liên quan đến công tác qui hoạch phát triển
và xây dựng hệ thống khu công nghiệp, khu chế xuất, cần phải tập trung thực
hiện một số vấn đề chính sau:
- Xem xét thật chặt chẽ việc thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất
mới, cần rà soát kỹ tất cả các khu này, tập trung vốn đầu tư hoàn thành xây
dựng hạ tầng cho những khu đang xây dựng dở dang, đình hoãn tất cả các khu
chưa xây dựng hoặc không có triển vọng thu hút đầu tư. Đối với các địa
phương chưa có khu công nghiệp, cần qui hoạch xây dựng khu công nghiệp;
nhưng trước hết chưa nên thành lập vội mà nên cho phép UBND tỉnh xây
dựng qui hoạch chi tiết khu vực này để kêu gọi đầu tư. Những doanh nghiệp
đầu tư vào khu vực qui hoạch được hưởng các ưu đãi như đối với doanh
78
nghiệp khu công nghiệp, khu chế xuất; khi khu vực hội tụ đủ các điều kiện
cần thiết sẽ quyết định thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Cân nhắc kỹ số lượng của các khu cần xây dựng trong từng giai đoạn
cụ thể.
Một vấn đề được đặt ra trong bối cảnh phát triển kinh tế đất nước và tăng
cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là hiện nay nên thành lập bao
nhiêu khu công nghiệp, khu chế xuất ở nước ta? Việc xây dựng khu công
nghiệp, khu chế xuất trước hết phải xuất phát từ hiệu quả kinh tế - xã hội,
không thể làm theo phong trào hay xuất phát từ nhu cầu chủ quan mang tính
cục bộ. Khi một khu mới được hình thành nó có tác động không chỉ đối với
sự phát triển khu vực lãnh thổ, mà còn tạo nên những biến đổi trên phạm vi
rộng xét dưới giác độ kinh tế và xã hội, đòi hỏi huy động những nguồn lực rất
lớn cả về vốn đầu tư, nguồn nhân lực, cung cấp kĩ thuật, quản lý và tổ chức,
cơ cấu lại kinh tế khu vực và lãnh thổ. Hơn nữa, nếu quan niệm khu công
nghiệp, khu chế xuất là hạt nhân trong các chuỗi qui hoạch đô thị, sẽ được
hình thành trong tương lai với hệ thống kết cấu hạ tầng ngoài khu có chất
lượng cao, gắn với sự hình thành các khu dân cư, khu thương mại dịch vụ và
các khu phụ trợ khác, thì việc ra đời và đưa vào hoạt động của một khu trở
nên phức tạp hơn nhiều.
Trong từng giai đoạn cụ thể, cần phải đưa ra một con số hợp lý các khu công
nghiệp, khu chế xuất được thành lập mới và thực hiện thật nghiêm việc tuân
thủ theo qui hoạch khu công nghiệp, khu chế xuất. Đồng thời, nên chú trọng
hình thành và phát triển những cụm công nghiệp nhỏ tại các địa phương. Việc
xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp nhỏ tại các địa phương sẽ tạo
điều kiện thuận tiện để kiểm soát môi trường, giải quyết công ăn việc làm cho
số lao động dôi dư, tăng thu nhập cho dân chúng quanh vùng, góp phần giảm
sức ép về dân số và việc làm ở các đô thị lớn. Và quan trọng hơn cả là góp
phần hạn chế số lượng khu công nghiệp, khu chế xuất tại các địa phương; giải
quyết tình trạng bổ sung qui hoạch và thành lập các khu mới do áp lực của địa
79
phương mà không xem xét đến tính khả thi của dự án, khả năng thu hút đầu tư
nói chung và đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng.
- Nhà nước cần có chính sách đặc biệt để giúp đỡ các khu phát triển về
mặt "chất". Như đã đề cập, đa số các khu hiện nay chưa xây dựng xong cơ sở
hạ tầng và còn gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư để hoàn
thiện cơ sở hạ tầng. Chính vì vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu còn
rất hạn chế. Nhà nước có thể hỗ trợ thông qua một số biện pháp chính sau:
+ Nhà nước hỗ trợ một phần vốn đầu tư cơ sở hạ tầng (khoảng 40- 50%
tổng vốn đầu tư), phần còn lại chủ đầu tư có thể vay tín dụng hoặc huy động
dưới nhiều hình thức, hoặc có thể cho chủ đầu tư vay với lãi suất thấp hơn.
+ Hiện tại thời hạn hoàn vốn vay cho các khoản vốn vay ưu đãi của
Chính phủ cho các dự án này là trong vòng 10 năm, một khoảng thời gian rất
ngắn. Đề nghị Chính phủ cho thời hạn vay ưu đãi là 20 năm và miễn lãi vay
trong thời gian thi công xây dựng cơ sở hạ tầng.
+ Việc áp dụng 10% thuế giá trị gia tăng đối với công ty phát triển hạ
tầng là quá cao, gây khó khăn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là hệ
thống xử lý nước thải. Đề nghị giảm bớt mức thuế này (có thể là 5%), đồng
thời cho phép nộp thuế giá trị gia tăng theo doanh thu từng năm nhằm huy
động nguồn vốn ứng trước của các nhà đầu tư, tập trung xây dựng nhanh cơ
sở hạ tầng trong các khu...
Các biện pháp hỗ trợ này sẽ giúp hệ thống khu công nghiệp, khu chế
xuất ở Việt Nam được hoàn thiện về cơ sở hạ tầng bên trong, thực sự hấp dẫn
các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn để đầu tư vào các khu.
80
2. Gắn chặt việc triển khai xây dựng khu công nghiệp với vấn đề lao động
và việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội ngoài hàng rào khu công
nghiệp, khu chế xuất.
Các nhà đầu tư nước ngoài trước khi quyết định bỏ vốn đầu tư vào khu
công nghiệp, khu chế xuất thì họ phải thấy được những yếu tố có lợi cho việc
đầu tư của họ. Được cung cấp lao động có tay nghề của nước chủ nhà là một
trong những yếu tố đó. Nói cách khác, nếu việc tuyển dụng cung cấp lao động
cho các khu công nghiệp, khu chế xuất thuận lợi thì sẽ góp phần đẩy mạnh
dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào các khu.
Nhìn chung, việc tuyển dụng cung cấp lao động cho các doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khu công nghiệp, khu chế xuất về cơ
bản được hình thành gần như tự phát thông qua quan hệ cung cầu trên thị
trường lao động, dựa vào sự cung cấp lao động sẵn có trên thị trường và
"hưởng thụ" kết quả đào tạo của Nhà nước. Việc cung cấp này cũng đang gặp
mâu thuẫn, một mặt thiếu lao động kỹ thuật, có tay nghề, mặt khác trong khi
số lao động cần tạo công ăn việc làm ở các địa phương còn hết sức dư thừa,
cần giải quyết, thì mức độ thu hút như trên vào các khu công nghiệp, khu chế
xuất chưa phải là lớn. Tình hình thiếu lao động kỹ thuật đã có tay nghề được
đào tạo không chỉ gay gắt đối với các khu ở Bình Dương, Đồng Nai... mà còn
đối với các khu ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Để giải quyết tình trạng
này, chủ doanh nghiệp buộc phải tuyển dụng lao động ngoại tỉnh, và trong
hầu hết các trường hợp phải tổ chức đưa đi đào tạo, kể cả ở nước ngoài mới
đáp ứng tiêu chuẩn tay nghề để vận hành dây chuyền sản xuất.
Do đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cần nghiên cứu và thành lập
những trung tâm đào tạo lao động lành nghề để cung cấp cho các doanh
nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Hay có thể khuyến khích, hỗ trợ
81
chính các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu đứng ra thành lập, giống
như trường hợp của công ty liên doanh xây dựng hạ tầng khu công nghiệp
Việt Nam - Singapore. Công ty đã thành lập Trung tâm đào tạo công nhân kỹ
thuật lành nghề, hàng năm, thực hiện đào tạo gần 200 công nhân kỹ thuật,
cung cấp cho các doanh nghiệp công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại
không chỉ trong khu công nghiệp Việt Nam- Singapore mà còn cho cả các
doanh nghiệp trong tỉnh Bình Dương và trong vùng.
Việc triển khai xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất còn phải gắn
chặt với việc xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào. Hiện nay, kết cấu hạ
tầng trong và ngoài hàng rào đã yếu kém lại còn không đồng bộ, đặc biệt việc
xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào chưa được quan tâm giải quyết đúng
mức nên cũng làm giảm tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Các công
trình ngoài hàng rào, thường là những công trình đòi hỏi vốn đầu tư lớn như
đường giao thông, hệ thống cung cấp điện... chủ yếu mới chỉ trong qui hoạch,
chưa được triển khai, cấp vốn xây dựng. Nhiều công trình đã gây nên tốn kém
thời gian vì việc điều chỉnh qui hoạch, thoả thuận với các cơ quan hữu quan
như công trình đường vào khu công nghiệp Đài Tư và khu công nghiệp
Daewoo - Hanel, đường vào các khu ở Bà Rịa - Vũng Tàu, hệ thống đường
điện vào khu công nghiệp Nội Bài...
Để khắc phục tình trạng này, chính quyền địa phương cần phải quan tâm
giải quyết tốt cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đường sá, cung cấp điện, nước...) và cơ
sở hạ tầng xã hội (trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại...) ngoài hàng
rào của các khu. Đồng thời, khi thành lập khu mới, các bên cần chú trọng
đến vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào, trong đó nêu rõ
các phương án về nguồn (nguồn vốn, nguồn cung cấp điện, nước), các điểm
nối và trách nhiệm của các đơn vị liên quan (giao thông, điện, nước, doanh
nghiệp phát triẻn hạ tẩng, cơ quan quản lý địa phương...). Tại Bình Dương,
Uỷ ban nhân dân tỉnh đã linh hoạt tìm nguồn vốn đầu tư cho các công trình
ngoài hàng rào như các công trình đường giao thông, nhà máy cấp nước được
thực hiện theo hình thức BOT để huy động vốn.
82
Sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua chủ trương, chính sách ưu đãi trong
việc vận động đầu tư vào cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào các khu cũng rất quan
trọng. Chẳng hạn, vừa qua, Nhà nước có chủ trương hoàn lại vốn của các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xây dựng hệ thống điện ngoài hàng
rào. Theo thống kê của Tổng công ty điện lực Việt Nam, số vốn các công
trình lưới điện ngoài hàng rào do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(cả trong và ngoài khu) đã đầu tư là 238 tỷ đồng - một con số không nhỏ.
Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang cùng Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính,
Tổng công ty điện lực Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan đang giải quyết
việc hoàn trả lại số vốn đầu tư này cho các doanh nghiệp.
3. Tăng cường công tác vận động và xúc tiến đầu tư.
Xúc tiến, vận động đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất là một
trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý Nhà nước đối với khu
công nghiệp, khu chế xuất, đồng thời giữ vai trò quyết định sự thành công của
khu. Song trên thực tế, công tác này chưa được quan tâm một cách đúng mức,
thiếu hệ thống tổ chức chung của Nhà nước và chưa có chính sách thoả đáng
đối với hoạt động này của đầu tư trực tiếp nói chung và đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất nói riêng. Đây trước hết thuộc trách
nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước, mà trực tiếp là của các Ban quản lý khu
công nghiệp, khu chế xuất. Nhưng do thiếu đầu mối quản lý chung, nên ngoài
một số cuộc hội thảo về đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó có lồng nội
dung giới thiệu và vận động đầu tư vào các khu đã được thành lập do một số
Bộ, ngành tổ chức ở trong và ngoài nước, thời gian qua công tác này được
tiến hành gần như tự phát ở từng khu, dựa chủ yếu vào sáng kiến chủ động và
kinh phí của các công ty xây dựng hạ tầng khu, trước hết là của chủ đầu tư
nước ngoài trong các liên doanh xây dựng hạ tầng.
Một trong những biện pháp xúc tiến vận động đầu tư hiệu quả nhất đối
với nhà đầu tư nước ngoài là việc giải quyết, xử lý và tháo gỡ khó khăn cho
các doanh nghiệp đang xây dựng hoặc đang sản xuất kinh doanh, trước hết
trong những vấn đề trong thủ tục hành chính, thuế, hải quan, xuất nhập khẩu,
83
lao động, xây dựng... Vừa qua việc xử lý đối với một số doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài tiến hành chưa được tốt; thêm vào đó việc phản
ánh về hoạt động của các doanh nghiệp này trên các phương tiện thông tin đại
chúng cũng đã gây không ít hoài nghi về chính sách nhất quán và thiện chí
của Nhà nước ta, tác động không tốt tới việc vận động, thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài trong bối cảnh hiện nay.
Cái được cơ bản của Nhà nước khi xây dựng khu công nghiệp, khu chế
xuất không phải là nguồn thu tài chính trong kinh doanh cho thuê đất, mà
chính là những năng lực sản xuất mới và hiệu quả kinh tế- xã hội to lớn thu
được sau này (bảo vệ môi trường, tao việc làm và thu nhập cho dân chúng...).
Hơn nữa việc giảm giá thuê đất vừa qua theo Quyết định 179/ QĐ- BTC đã
làm cho giá thuê lại đất trong các khu công nghiệp, khu chế xuất cao hơn
nhiều so với ngoài khu (do phải thực hiện đền bù, giải toả, đầu tư xây dựng hạ
tầng lớn và đồng bộ) nên đã làm cho khu công nghiệp, khu chế xuất kém sức
hấp dẫn hơn về giá thuê lại đất.
Do vậy, vận động đầu tư phải được coi là nhiệm vụ quan trọng nhất
trong phát triển hệ thống khu công nghiệp, khu chế xuất. Ngoài Châu Á, cần
hướng mạnh đầu tư vào các nước Châu Âu, Bắc Mỹ. Để chủ động vận động
đầu tư và tiếp thị vào khu công nghiệp, khu chế xuất, cần nghiên cứu thành
lập các tổ chức xúc tiến mậu dịch và đầu tư ở một số nước và khu vực quan
trọng đã có nhiều dự án đầu tư ở nước ta, ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản,
đồng thời dành kinh phí thỏa đáng từ Ngân sách Nhà nước cho công tác này,
không chỉ dựa vào nỗ lực của doanh nghiệp phát triển hạ tầng hoặc bên nước
ngoài trong các liên doanh xây dựng hạ tầng trong các khu.
Mặt khác, thời gian vừa qua, cấp lãnh đạo các tỉnh, thành phố chưa chú
trọng nhiều đến công tác vận động đầu tư vào các khu trên địa bàn, phó mặc
công tác này cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất cấp tỉnh và
doanh nghiệp phát triển hạ tầng. Để nhanh chóng lấp kín các khu đã được
thành lập và đạt được mục tiêu đề ra khi thành lập khu trên địa bàn, đòi hỏi
các tỉnh, thành phố phải phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý khu công nghiệp,
84
khu chế xuất, doanh nghiệp phát triển hạ tầng trong việc vận động định hướng
đầu tư vào khu.
4. Hoàn thiện việc ban hành và hướng dẫn thi hành chính sách đối với các
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Cơ sở pháp lý chủ yếu điều chỉnh hoạt động khu công nghiệp, khu chế
xuất là Nghị định 36/CP ban hành Qui chế khu công nghiệp, khu chế xuất và
khu công nghệ cao. Nghị định này được xây dựng trên cơ sở hệ thống pháp
luật hiện hành, cốt lõi là Luật đầu tư nước ngoài, Luật khuyến khích đầu tư
trong nước, Luật doanh nghiệp và các luật khác. Do tồn tại hai hệ thống luật
khác nhau điều chỉnh các doanh nghiệp trong khu công nghiệp (Luật khuyến
khích đầu tư trong nước áp dụng với doanh nghiệp trong nước, Luật đầu tư
nước ngoài áp dụng với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), nên đã tạo
sự khác biệt trong tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các loại
hình doanh nghiệp, nhất là điều kiện ưu đãi thuế, giá một số yếu tố đầu vào
(điện, nước), dịch vụ...
Để cải thiện môi trường đầu tư hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư, đặc biệt
là các nhà đầu tư nước ngoài, Chính phủ đã ban hành Nghị định 10/ CP về
những biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài với những qui định thông thoáng hơn, ưu đãi hơn cho các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài nói chung trong đó có các doanh nghiệp khu công
nghiệp, khu chế xuất, song vẫn chưa giải quyết được vấn đề phân biệt đối xử
giữa hai hệ thống doanh nghiệp.
Nhằm từng bước xoá bỏ sự khác biệt về điều kiện kinh doanh giữa doanh
nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định 53/ 1999/ QĐ-TTg qui định giảm giá một
số hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,
người nước ngoài, qui định dùng đồng tiền Việt Nam để thanh toán các loại
giá dịch vụ, phí và lệ phí. Nhưng việc thực hiện các qui định này diễn ra rất
chậm. Vừa rồi, Quyết định này đã không còn hiệu lực. Thay thế cho Quyết
định là Nghị định 24/ CP. Nghị định 24/ CP, về cơ bản, có nội dung kế thừa
85
nội dung của Nghị định 12/ CP ngày 18 tháng 2 năm 1997, Nghị định 10/
1998/ NĐ-CP ngày 23 tháng 1 năm 1998 của Chính phủ, Quyết định số 53/
1999/ QĐ-TTg ngày 26 tháng 3 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ cũng
như các văn bản pháp qui khác có liên quan nhằm nâng cao hiệu lực pháp lý,
đảm bảo tính đồng bộ, ổn định của chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Nghị định cũng cập nhật và điều chỉnh một số qui định đã nêu tại
một số văn bản pháp qui nói trên nhưng không còn phù hợp để đảm bảo tính
nhất quán với các văn bản pháp qui mới được ban hành sau này. Việc áp dụng
đem lại hiệu quả như thế nào, thời gian sẽ trả lời, tuy nhiên, sự tuyên truyền,
hướng dẫn của các cơ quan quản lý Nhà nước đến các chủ đầu tư và sự theo
sát hoạt động của doanh nghiệp, kịp thời tìm ra những điểm chưa phù hợp để
điều chỉnh chính sách với các doanh nghiệp là rất cần thiết.
Có thể đưa ra vấn đề: nghiên cứu cho phép doanh nghiệp khu công
nghiệp, khu chế xuất thuê lại đất của doanh nghiệp phát triển hạ tầng được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như các doanh nghiệp ngoài khu để
tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp huy động vốn sản xuất - kinh doanh và
yên tâm đầu tư.
Để giải quyết vấn đề này, Quyết định 53/ 1999/ QĐ - TTg đã qui định
doanh nghiệp khu công nghiệp, khu chế xuất được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất trong thời hạn hợp đồng ký với doanh nghiệp xây dựng và
kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất. Tuy nhiên, đến hết
năm 1999, các Bộ, ngành liên quan vẫn chưa ban hành văn bản hướng dẫn
thực hiện, nên việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp
thứ cấp mới chỉ được thực hiện cho các khu do doanh nghiệp Việt Nam xây
dựng cơ sở hạ tầng; trường hợp doanh nghiệp thứ cấp thuê đất doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng thì vẫn chưa
có văn bản hướng dẫn nên không thực hiện được.
Trong Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư nước ngoài mới nhất và Nghị
định số 24/ 2000/ NĐ-CP qui định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam, vấn đề này được đề cập như sau:" Doanh nghiệp có vốn đầu tư
86
nước ngoài, các bên hợp doanh thuê đất, thuê lại đất trong khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất theo hướng dẫn của Tổng cục Địa chính". Nhưng để đi vào thực tế, chủ
đầu tư nước ngoài rất cần sự giúp đỡ cụ thể của các cơ quan quản lý Nhà
nước.
Hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong
khu công nghiệp, khu chế xuất cũng chịu sự điều chỉnh của các luật liên quan
khác. Các luật này hiện còn nhiều điểm bất hợp lý, đòi hỏi được sớm nghiên
cứu, điều chỉnh, trình Chính phủ ban hành để đơn giản các thủ tục, giảm thời
gian và chi phí, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. Chẳng hạn như cơ chế tuyển
dụng lao động và tuyển dụng người nước ngoài vào làm việc tại các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cơ chế này còn phức tạp, chưa đáp ứng
được nhu cầu của doanh nghiệp vì qui định tuyển dụng lao động là người
nước ngoài đòi hỏi tiêu chuẩn rất cao và không hợp lý (một số nghề nghiệp
người lao động ở Việt Nam vẫn có thể đáp ứng được nhưng nhà đầu tư muốn
giữ bí mật công nghệ, bí mật kinh tế nên họ cần sử dụng người của chính
nước họ). Vì vậy, Bộ Lao động nên nghiên cứu, điều chỉnh và trình Chính phủ
ban hành cho phù hợp.
87
KẾT LUẬN
Khu công nghiệp, khu chế xuất là mô hình kinh tế mà các nước đang
phát triển, nhất là các nước Châu á, đã và đang sử dụng như một công cụ để
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.Các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam được thành lập cũng
không nằm ngoài mục tiêu đó.
Nhưng trong quãng thời gian xây dựng và đi vào hoạt động của các khu,
dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu liên tục biến đổi do ảnh hưởng
của nhiều nguyên nhân khác nhau. Để các khu có thể hoạt động hiệu quả, góp
phần ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế, khai thác hiệu quả các nguồn lực
trong nước, thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại... phải có những biện pháp cụ
thể nhằm lôi cuốn dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài"chảy mạnh" vào các khu.
Bài khoá luận này đã đi vào thực trạng của hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam trong thời
gian vừa qua, đồng thời rút ra được thành tựu và tồn tại, thuận lợi và khó
khăn. Thông qua đó, có đưa ra những giải pháp để khắc phục khó khăn, tăng
cường thuận lợi, nhằm từng bước hoàn thiện dần hoạt động này.
Nói chung, khoá luận đã cố gắng đi vào vấn đề một cách hệ thống. Tuy
nhiên, vì thời gian có hạn, trong khuôn khổ một số trang nhất định và với
trình độ của một sinh viên sắp tốt nghiệp còn nhiều hạn chế, khoá luận chắc
chắn không tránh khỏi thiếu sót nhất định. Người viết rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến và chỉ dẫn của các thầy cô giáo, các chuyên gia có kinh
nghiệm cũng như những người có quan tâm khác.
88
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
2. Nghị định số 24/ 2000/ NĐ-CP.
3. Nghị định 10/ CP ngày 23 tháng 1 năm 1998.
4. Nghị định 12/ CP ngày 28 tháng 2 năm 1997.
5. Qui chế khu chế xuất ban hành kèm Nghị định 322/ HĐBT ngày 18 tháng
10 năm 1991.
6. Qui chế khu công nghiệp ban hành kèm Nghị định 192/ CP ngày 28 tháng
12 năm 1994.
7. Qui chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ban hành kèm
Nghị định 36/ CP ngày 24 tháng 4 năm 1997.
8. Quyết định số 233/ 1998/ QĐ-TTg ngày 1 tháng 12 năm 1998.
9. Quyết định số 53/ 1999/ QĐ-TTg ngày 26 tháng 3 năm 1999.
10. Công văn số 04/ CP-KCN ngày 16 tháng 3 năm 1999.
11. Công văn số 182/ BQL ngày 4 tháng 9 năm 1999.
12. Báo cáo tình hình phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất năm 2000 -
Vụ quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
13. Bản tổng kết, đánh giá tình hình cấp giấy phép đầu tư của các Ban quản lý
khu công nghiệp kể từ khi được uỷ quyền - Vụ quản lý dự án đầu tư nước
ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
14. Hướng dẫn đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao
ở Việt Nam - Nhà xuất bản thống kê.
15. Báo Thời báo Kinh tế các số.
89
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT - ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT
I. Vài nét về khu công nghiệp, khu chế xuất. 1
1. Khái niệm. 1
1.1. Khu chế xuất. 1
1.2. Khu công nghiệp. 3
1.3. Sự giống và khác nhau giữa khu công nghiệp, khu chế xuất. 7
2. Mục tiêu và đặc điểm của khu công nghiệp, khu chế xuất. 9
2.1. Mục tiêu. 9
2.2. Đặc điểm. 14
II. Quan hệ giữa việc phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt
Nam với việc tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. 15
1. Khu công nghiệp, khu chế xuất - sự phát triển tất yếu của hoạt động
đầu tư trực tiếp nước ngoài. 15
2. Sự cần thiết xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở
Việt Nam để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. 17
CHƯƠNG II: TRỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO
KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN
QUA
I. Tình hình các khu công nghiệp, khu chế xuất cho đến hết quý II
năm 2000 21
1. Sự thành lập và quy hoạch khu công nghiệp, khu chế xuất. 21
1.1. Sự thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất. 21
1.2. Quy hoạch khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2010. 24
2. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp, khu chế xuất. 25
3. Thực trạng thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất. 27
II. Đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công
nghiệp, khu chế xuất. 31
1. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo nước 31
2. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài trong một số ngành, lĩnh vực công 35
90
nghiệp.
3. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo vùng lãnh thổ. 38
III. Quản lý Nhà nước với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
khu công nghiệp, khu chế xuất. 45
1. Cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp có đầu tư trực tiếp nước ngoài. hoạt
động trong khu công nghiệp, khu chế xuất. 45
2. Những nội dung chính trong quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất. 47
2.1. Thành lập ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất - cơ quan
thực hiện cơ chế "một cửa" để thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài. 49
2.2. Định hướng cơ cấu ngành trong khu công nghiệp, khu chế xuất. 53
2.3. Phương thức xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu chế
xuất bằng nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 55
IV. Đánh giá chung hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu
công nghiệp, khu chế xuất. 57
1. Thành tựu 57
2. Tồn tại. 59
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT.
I. Phương hướng hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất
trong thời gian tới. 62
II. Những thuận lợi và khó khăn cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất ở nước ta. 64
1. Thuận lợi. 64
2. Khó khăn. 67
III. Một số giải pháp để tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam. 71
1. Chú trọng công tác quy hoạch phát triển và xây dựng khu công nghiệp,
khu chế xuất. 71
2. Gắn chặt việc triển khai xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất với
vấn đề lao động và việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ngoài
hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất. 74
91
3. Tăng cường công tác vận động và xúc tiến đầu tư. 76
4. Hoàn thiện việc ban hành và hướng dẫn ban hành chính sách đối với
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 78
MỤC LỤC CÁC BẢNG MINH HOẠ
Bảng 1: Diện tích đất tự nhiên và đất công nghiệp của các khu công
nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao ....................................... 22
Bảng 2: Số các khu đã được thành lập tại các vùng. ........................................ 23
Bảng 3: Số các khu công nghiệp, khu chế xuất tại các vùng theo qui
hoạch. ................................................................................................. 24
Bảng 4: Phân loại khu công nghiệp, khu chế xuất theo tỷ lệ cho thuê
đất. ..................................................................................................... 29
Bảng 5: Tổng vốn đầu tư đăng ký tại các khu tính theo vùng đến đầu
năm 2000. .......................................................................................... 31
Bảng 6: Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài trong một số ngành, lĩnh
vực công nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. ............... 36
Bảng 7: Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các khu công
nghiệp, khu chế xuất theo vùng lãnh thổ tính đến đầu năm
2000. .................................................................................................. 38
Bảng 8: Tình hình cấp giấy phép đầu tư của các Ban quản lý khu công
nghiệp kể từ khi được uỷ quyền. ......................................................... 52
92
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất Thực trạng và giải pháp.pdf