Nhờ sự phát triển của công nghệ âm thanh, khoa học điện tử,
các chuyên gia âm thanh và nhạc cụ đã áp dụng kỹ thuật điện tử vào
để sản xuất ra cây đàn phím điện tử là thành tựu khoa học của thế
kỷ XX .Với tính năng vượt trội, một cây Đàn phím điện tử có thể
thay thế cho một dàn nhạc điện tử khi biểu diễn.
Đàn phím điện tử được xem là nhạc cụ rất linh hoạt, có tính
ứng dụng cao, dễ học và khả năng trình diễn đa dạng, giữ vai trò
quan trọng trong đệm hát.và có thể thay thế cho một ban nhạc. Hiện
nay, đàn phím điện tử rất được ưa thích và được sử phổ biến.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời đại ngày nay,
Trường Cao đẳng VHNT Đăk Lăk rất quan tâm, chú trọng đầu tư về
cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ cho môn học này, đặc biệt
là việc học đệm đàn.Hiện nay, Trường chưa có giáo trình tài liệu
chính thức cho phần học đệm đàn. Đây là lý do để đề tài của chúng
tôi hướng dẫn soạn đệm ca khúc thiếu nhi trên đàn phím điện tử
một cách cụ thể cho hệ Cao đẳng chuyên ngành sư phạm âm nhạc.
26 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dạy học soạn đệm ca khúc thiếu nhi trên đàn phím điện tử cho sinh viên sư phạm âm nhạc tại trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGHỆ THUẬT TW
NGUYỄN VIỆT CHÂU
DẠY HỌC SOẠN ĐỆM CA KHÚC THIẾU NHI TRÊN ĐÀN
PHÍM ĐIỆN TỬ CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM ÂM NHẠC TẠI
TRƢỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT ĐĂK LĂK
Chuyên ngành: Lý luận và Phƣơng pháp dạy học Âm nhạc
Mã số 60 14 01 11
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC
KHÓA 1 TÂY NGUYÊN (2015 – 2017
Hà Nội, 2017
LUẬN VĂN ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG
ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƢƠNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Thị Hoa
Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Phúc Linh
Phản biện 2: PGS.TS Trần Hoàng Tiến
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm tốt nghiệp Thạc sĩ
họp tại: Trường Đại học sư phạm Nghệ thuật TW
vào hồi .8h30 ngày .08 tháng 01 năm 2018.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
* Thư viện Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đàn phím điện tử là một cụm từ dùng để gọi một loại nhạc cụ
điện tử có cấu trúc phím như piano. có thể mô phỏng được đa dạng
âm sắc của nhiều loại nhạc cụ trên thế giới, hệ thống bộ đệm tự động
được cài sẵn, nhiều loại tiết điệu phong phú là nhạc cụ rất linh hoạt,
có tính ứng dụng cao, dễ học và khả năng trình diễn đa dạng, có thể
thay thế cho cả một ban nhạc. Hiện nay tại Việt Nam, đàn phím điện
tử rất được ưa thích và được sử phổ biến.
Trong chương trình đào tạo, đàn phím điện tử đã trở thành
môn học của chương trình đào tạo ở các trường Đại học, Cao đẳng và
Trung cấp âm nhạc chuyên nghiệp hay sư phạm âm nhạc trên toàn
quốc, được sử dụng rộng rãi trong đời sống, trong các chương trình
biểu diễn ca nhạc, là phương tiện dạy học thông dụng trong bộ môn
Âm nhạc.
Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk là một trong
những trường chuyên nghiệp của tỉnh, được nâng cấp từ Trường
Trung cấp Văn hóa nghệ thuật Đăk Lăk. Qua nhiều năm đào tạo
chuyên ngành Sư phạm âm nhạc là một trong những chuyên ngành
chiếm vị trí quan trọng của nhà trường. Trong chương trình giảng dạy
Sư phạm âm nhạc có môn dạy soạn đệm hát trên đàn phím điện tử,
gồm 3 nội dung chính: nội dung thứ nhất là bài tập gam và các bài kỹ
thuật; nội dung thứ hai là phương pháp đàn các tác phẩm; nội dung
thứ ba là học đệm ca khúc. Trong đó, học đệm ca khúc được chú
trọng nhiều hơn cả. Cũng như các môn học khác, Trường Cao đẳng
Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk đã không ngừng cải tiến nội dung
chương trình học, tăng cường việc biên soạn tài liệu, giáo trình riêng
cho môn đệm hát trên Đàn phím điện tử.
Việc hướng dẫn soạn đệm ca khúc cho sinh viên không phải
là một việc làm dễ thực hiện, yêu cầu giảng viên dạy đàn phải có
trình độ và kinh nghiệm đệm đàn trong thực tiễn, thực tế thì không
2
phải giảng viên âm nhạc nào cũng có khả năng soạn đệm được những
ca khúc, kể cả bài hát thiếu nhi đơn giản, một điều thiết yếu là phải
có giáo trình, tài liệu hướng dẫn soạn đệm cụ thể.
Qua nhiều năm trực tiếp dạy môn đệm hát tại Trường Cao
đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk, tôi đã tích lũy được một số kinh
nghiệm trong việc hướng dẫn dạy soạn đệm ca khúc cho hệ Cao đẳng
chuyên ngành Sư phạm âm nhạc. Với thực tế của việc thiếu tài liệu
dạy học và mong muốn đáp ứng nhu cầu cho người học, để góp phần
nâng cao chất lượng giảng dạy, tôi chọn đề tài: Dạy học soạn đệm ca
khúc thiếu nhi trên đàn phím điện tử cho sinh viên Sư phạm âm
nhạc tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trong chương trình dạy đàn phím điện tử ở nước ta đã có
một số tác giả biên soạn tài liệu dạy học đàn phím điện tử và viết
sách đệm ca khúc cho đàn phím điện tử như :
- Hướng dẫn thực hành phần đệm trên đàn Organ, của Phạm
Chỉnh do Nxb Âm nhạc Hà Nội, xuất bản năm 2001. Tác giả đưa ra
cách đặt hợp âm cho một bản nhạc, hướng dẫn tìm vòng công năng
cơ bản của giọng điệu, gợi ý cách đặt hợp âm, chọn tiết điệu một
cách đơn giản cho người mới học đệm đàn.
- Phương pháp soạn đệm trên đàn organ của Đoàn Phương
Hải là đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường thực hiện năm 2011tại
Học viện Âm nhạc Huế. Đề tài chủ yếu nghiên cứu về phương pháp
soạn đệm đàn organ Trong chương trình dạy đàn phím điện tử ở nước
ta đã có một số tác giả biên soạn tài liệu dạy học đàn phím điện tử và
viết sách đệm ca khúc cho đàn phím điện tử như :
- Hướng dẫn thực hành phần đệm trên đàn Organ, của Phạm
Chỉnh do Nxb Âm nhạc Hà Nội, xuất bản năm 2001. Tác giả đưa ra
cách đặt hợp âm cho một bản nhạc, hướng dẫn tìm vòng công năng
cơ bản của giọng, không nghiên cứu phương pháp dạy học.
- Phương pháp dạy và học Đàn phím điện tử (Electronic
Keyboard), tập 1 của Nguyễn Xuân Tứ do Nxb Đại học Sư phạm
3
xuất bản năm 2004 Cuốn sách này giúp người học cách giai điệu hóa
phần đệm bằng thủ pháp nối tiếp giữa các hợp âm theo nhiều dạng
khác nhau, đưa ra nhiều vòng hòa thanh luyện tập để đệm ca khúc
nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể về cách đặt hợp âm.
- Năm 2005, Nguyễn Xuân Tứ lại xuất bản một cuốn nữa là
Phương pháp dạy và học Đàn phím điện tử tập 2, do Nxb Đại học Sư
phạm ấn hành. Trong cuốn này, tác giả đưa ra một số thủ pháp phối
hợp âm cho giai điệu, sáng tạo bè. Tuy vậy, sách chưa nêu được các
thủ pháp phối cho giai điệu phong phú, thông dụng.
- Nghiên cứu biên soạn tài liệu dạy học môn đàn phím
điện tử cho hệ Đại học Sư phạm âm nhạc của Lại Thị Phương
Thảo năm 2013, tài liệu nội bộ của Trường ĐHSP Nghệ thuật
TW. Nghiên cứu gồm 2 nội dung: tác phẩm độc tấu và đệm hát.
Ở nội dung đệm hát, tác giả đã tổng hợp và biên soạn các bài
đệm theo kỹ thuật của piano và đệm tự động trên đàn phím điện
tử, chủ yếu là cho ca khúc nước ngoài nhưng không có phần
hướng dẫn soạn đệm.
- Học đệm Organ tập 1, 2, 3, tác giả Cù Minh Nhật
(2015), Nxb Âm nhạc, Hà Nội. Tài liệu đưa ra khái quát về bố
cục bài đệm, cách chọn và cài đặt các dữ liệu về tiết tấu, âm sắc,
tốc độ, cách ghi nhớ hợp âm đệm, nhạc dạo, kết bài...
- Tự đặt hợp âm cho đàn Guitar và Organ của Sơn Hồng
Vỹ (2004), Nxb Giao thông Vận tải, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả đã biên soạn một số vấn đề về thành lập các hợp âm
trong nhạc nhẹ, âm hình tiết tấu của một số tiết điệu đệm thông
dụng trên đàn và một số bài có soạn sẵn hợp âm mẫu
Các công trình nghiên cứu, biên soạn nêu trên đều là những tài
liệu hữu ích để đề tài của chúng tôi tham khảo. Hiện tại, chưa thấy có
công trình nào biên soạn tài liệu dạy học soạn đệm ca khúc thiếu nhi
trên đàn phím điện tử cho sinh viên sư phạm âm nhạc tại Trường Cao
đẳng VHNT Đăk Lăk. Nên đề tài của chúng tôi không trùng với đề
tài đã được nghiên cứu, biên soạn của các tác giả khác.
4
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Dạy học soạn đệm ca khúc thiếu nhi trên đàn phím điện tử,
nhằm từng bước hoàn chỉnh và thống nhất chương trình dạy học môn
đệm Đàn phím điện tử cho sinh vên ngành Sư phạm âm nhạc hệ Cao
đẳng 3 năm Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đáp ứng nhu thực tiễn
hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đàn phím điện tử trong việc đệm cho ca khúc.
- Tình hình dạy học đệm đàn phím điện tử ở hệ Cao đẳng Sư
phạm âm Trường Cao đẳng VHNT Đăk Lăk.
- Dạy học soạn đệm ca khúc thiếu nhi trên đàn phím điện
tử cho sinh viên Sư phạm âm nhạc tại Trường Cao đẳng Văn hóa
Nghệ thuật Đăk Lăk.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hướng dẫn soạn đệm ca khúc thiếu nhi trên đàn phím điện tử
cho sinh viên chuyên ngành Sư phạm âm nhạc hệ Cao đẳng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Môn đệm hát trên Đàn phím điện tử hệ Cao đẳng Sư
phạm âm nhạc tại Trường Cao đẳng VHNT Đăk Lăk.
- Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi chỉ
đề cập tới dạy học cách soạn đệm một số ca khúc thiếu nhi trong
chương trình học hát THCS. Phương pháp soạn đệm được kết hợp
giữa soạn trên văn bản và thực hành ngay trên đàn.
Ca khúc thiếu nhi đến nay số lượng có tới hàng trăm bài, do
đó trong luận văn này chúng tôi chỉ chọn một số bài có tính chất tiêu
biểu để dạy cho sinh viên biết cách soạn đệm.
5
Riêng trong phần thực nghiệm, chúng tôi chọn bài Tuổi hồng
(Nhạc và lời: Trương Quang Lục) để đưa vào cho sinh viên tập soạn
đệm, trên cơ sở đó sẽ có cơ sở đánh giá kết quả nghiên cứu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp
nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp sưu tầm, phân tích, so sánh, tổng hợp
- Phương pháp điều tra, thực nghiệm
6. Những đóng góp của luận văn
- Luận văn được công nhận, có thể đưa ra một cách thức mới
trong việc soạn đệm cho ca khúc thiếu nhi, sử dụng làm tài liệu dạy
học cho hệ Cao đẳng ngành Sư phạm âm nhạc, góp phần hoàn thiện
và thống nhất tài liệu giảng dạy phần học đệm đàn trong môn học
đệm hát trên Đàn phím điện tử tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ
thuật Đăk Lăk.
- Luận văn cũng hy vọng sẽ là tài liệu được tham khảo rộng
rãi cho các đối tượng dạy và học soạn đệm trên đàn phím điện tử.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục,
luận văn gồm có 2 chương:
Chương 1: Vai trò của đàn phím điện tử và thực trạng dạy
học đệm ca khúc ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk lăk
Chương 2:Biện pháp nâng cao chất lượng hướng dẫn soạn
đệm trên đàn phím điện tử
Chƣơng 1
VAI TRÒ CỦA ĐÀN PHÍM ĐIỆN TỬ VÀ TÌNH HÌNH DẠY
HỌC ĐỆM CA KHÚC Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA
NGHỆ THUẬT ĐĂK LĂK
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Đàn phím điện tử
6
Đàn phím điện tử (hay đàn Organ điện tử) là cụm từ dùng
để gọi một loại nhạc cụ điện tử. Đây là loại đàn có cấu tạo độc đáo,
phím đàn giống piano, thường làm bằng chất liệu nhựa với các nút
chức năng được cài đặt sẵn trên đàn theo các tổ hợp bộ cài đặt tiết tấu
(style), âm sắc (voice), nút bật bấm hợp âm tự động (ACMP), cài đặt
bộ nhớ tiếng, căn chỉnh âm thanh... tạo được sự linh hoạt và đa dạng
trong biểu diễn.
Đàn phím điện tử hầu hết đều có chức năng đệm tự động, các
tiết tấu tự động (style) theo nhiều phong cách khác nhau. Hiện nay tại
Việt Nam, đàn phím điện tử rất được ưa thích và được sử dụng phổ
biến. Để thống nhất cách gọi nhạc cụ electronic keyboard trong luận
văn này chúng tôi gọi là đàn phím điện tử.
1.1.2. Đệm cho ca khúc
Đệm cho ca khúc là một thành tố của hoạt động ca hát biểu
diễn. Đệm là trang trí, tô điểm xung quanh phần chính, làm nổi bật
cho cái chính. Việc đệm đòi hỏi khá nhiều kỹ năng như chơi đàn, viết
phần đệm Một tác phẩm có thể không thành công nếu như phần
đệm không hay hoặc bị hỏng. Muốn phần đệm hay, trước hết phải có
phần đặt hợp âm đệm tốt, trong đó việc soạn hòa âm cho phần đệm
có một ý nghĩa quan trọng.
Tính năng chính và nổi bật của đàn là sử dụng bộ đệm tự
động và âm sắc được cài sẵn, người đệm có thể sử dụng các kỹ thuật
đệm như khi đàn trên piano. Không phủ nhận khái niệm cho rằng
đệm chỉ là yếu tố phụ nhưng để đệm được trên đàn phím điện tử
có hiệu quả và linh hoạt thì không phải là việc đơn giản.
1.1.3. Phương pháp soạn đệm
Đối với việc soạn đệm có dùng bộ đệm tự động:
Bước đầu hướng dẫn là cách chọn tiết tấu, âm sắc, tốc độ
phù hợp với tác phẩm, sau đó là cách đặt hòa thanh, phân đoạn,
phân câu để sử dụng bộ đệm tự động cho hiệu quả.
Bước tiếp theo soạn đoạn nhạc dạo đầu, dạo giữa, câu
dẫn (câu nối) và đoạn nhạc kết cho mỗi bài soạn đệm cũng là
7
một kỹ năng rất cần thiết mà các giảng viên cần luôn chú ý
hướng dẫn rèn luyện cho sinh viên.
Bên cạnh đó, giảng viên hướng dẫn cách thức soạn các
âm hình đệm phù hợp với từng thể loại bài hát, cần phải nắm
vũng được những chức năng điều chỉnh của tiết điệu như: đổi tiếng
nhấn (main), chức năng dồn - đảo trống (fill in), các chế độ nhạc đệm
và cách khởi động, nắm được cách cài đặt và lưu giữ liệu chuẩn bị
cho phần đậm với các nút chức năng như: bộ ghi nhớ (memory), nơi
đăng ký và lưu trữ giữ liệu (regist), ngân hàng giữ liệu (regist bank).
Theo chúng tôi phương pháp soạn đệm là các thao tác mang
tính trình tự từ khi tiếp cận văn bản âm nhạc, đến khi hoàn thiện tác
phẩm (ca khúc) phần đệm của nhạc cụ (mà ở đây là cây đàn phím
điện tử).
1.1.4. Ca khúc thiếu nhi
Là loại ca khúc viết cho đối tượng thuộc lứa tuổi thiếu
niên và nhi đồng (từ 6 đến 16 tuổi). Ca khúc thiếu nhi là một
nhánh của âm nhạc mới Việt Nam, chiếm một số lượng không
nhỏ trong nền âm nhạc của nước nhà.
Tính chất âm nhạc trong ca khúc thiếu nhi thường vui
tươi, nhẹ nhàng, trong sáng dễ nhớ, dễ thuộc.Nhiều bài ca khúc
thiếu nhi, trong quá trình sáng tác, các nhạc sĩ đã kế thừa, chọn
lọc từ nguồn chất liệu âm nhạc dân gian như thang âm, điệu
thức... để rồi hòa quyện cùng với bút pháp sáng tác mới nhằm
tạo ra sự trong sáng, dễ hiểu, phù hợp với lứa tuổi và chứa đựng
ý nghĩa giáo dục cao qua từng bài hát.
Về cấu trúc, “những bài hát này thường được viết ở một
đoạn, hoặc hai đoạn có và không có tái hiện. Loại cấu trúc ba
đoạn đơn, cấu trúc nhiều phần cũng được sử dụng”
Ca khúc thiếu nhi Việt Nam cũng thuộc dòng âm nhạc
mới nên có nhiều thể loại khác nhau. Có loại mang ngôn ngữ
âm nhạc châu Âu với điệu thức trưởng 7 bậc diatonic, tạo màu
sắc tươi vui, trong sáng như: Reo vang bình minh của nhạc sĩ
8
Lưu Hữu Phước, Bay trong đêm pháo hoa của nhạc sĩ Phạm
Tuyên... Có những bài mang âm hưởng dân gian hoặc yếu tố
dân gian thông qua việc được lấy thang 5 âm hoặc những từ láy,
từ đệm để đưa vào ca khúc như: Đi học của Bùi Đình Thảo -
Minh Chính, Em đi giữa biển vàng(Nhạc: Bùi Đình Thảo; Thơ:
Nguyễn Khoa Đăng), Niềm vui của em (Nhạc và lời: Nguyễn
Huy Hùng),
1.2.Đàn phím điện tử trong việc đệm cho ca khúc
Trong môi trường âm nhạc chuyên nghiệp, đàn phím điện
tử luôn được xuất hiện trong tất cả các chương trình biểu diễn ca
múa nhạc. với tính năng linh hoạt, khả năng thể hiện được nhiều
âm sắc của các loại nhạc cụ, đàn phím điện tử luôn có thể tạo ra
nhiều âm sắc khác nhau hết sức phong phú cho phần đệm. Đàn
phím điện tử thường được sử dụng trong hoạt động giảng dạy âm
nhạc gồm: học hát, đọc nhạc, nghe nhạc tại các trường phổ thông
rất hữu hiệu,
Với những lợi thế về tính năng hiện đại, gọn nhẹ, tiện lợi,
di chuyển được mọi nơi, đàn phím điện tử đã chiếm một ưu thế
lớn trong các chương trình biểu diễn, các hoạt động văn hóa văn
nghệ, chương trình quảng cáo, phục vụ lễ hội, tiệc cưới trong
đời sống âm nhạc của toàn xã hội.
1.3. Dạy học soạn đệm ca khúc trên đàn phím điện tử ở hệ Cao
đẳng Sƣ phạm âm nhạc
Số lượng giảng viên trong trường họ đến từ nhiều chuyên
ngành khác nhau như: piano, acordeon, violon hoặc lý luận âm
nhạc nhưng vẫn trực tiếp giảng dạy. Điểm quan trọng là nhà
trường chưa có bộ giáo trình cụ thể cho môn học.
Các bài đệm hát là ca khúc viết cho đối tượng học sinh
khối TH và THCS chủ yếu do giảng viên sưu tầm và đưa vào
giảng dạy.
9
1.3.1. Đôi nét về nhà Trường
1.3.1.1. Khái quát chung
Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đăk Lăk tiền thân
là Trường Nghiệp vụ Văn hóa Thông tin Đăk Lăk thành lập ngày
16 tháng 4 năm 1977; qua quá trình phát triển từ Sơ cấp lên
Trung cấp, ngày 15 tháng 6 năm 2005 Bộ Giáo dục & Đào tạo ra
Quyết định số 3224 QĐ-BGD&ĐT-TCCB, thành lập Trường Cao
đẳng Văn hoá Nghệ thuật Đăk Lăk trên cơ sở Trường Trung
cấp Văn hoá Nghệ thuật Đăk Lăk.
Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Đăk Lăk là cơ sở
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực văn hóa
nghệ thuật; Bảo tồn phát triển các giá trị văn hóa nghệ thuật
truyền thống, nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu phát triển
kinh tế - văn hóa - xã hội trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực
miền trung Tây nguyên.
Phấn đấu từ năm 2015-2020 trở thành Trường Đại học
Văn hóa Nghệ thuật Tây nguyên,
1.3.1.2. Khoa Âm nhạc - Múa
Khoa Âm nhạc và Múa là một trong những khoa mũi nhọn,
góp phần lớn vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nhà trường.
Chức năng, nhiệm vụ của Khoa là tổ chức thực hiện quá trình đào
tạo, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tham gia hoạt động biểu diễn
và các phong trào khác theo kế hoạch của nhà trường.
Về đội ngũ giáo viên, hiện nay Khoa có 34 giảng viên (cả
trong biên chế và hợp đồng), trong đó có tất cả đạt trình độ Đại
học Âm nhạc, 6 người có trình độ Thạc sĩ: Lý luận và phương
pháp dạy học Âm nhạc, đa số các giảng viên tốt nghiệp Học viện
Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và Học viện Âm nhạc Huế, nhạc
viện Thành phố Hồ chí minh...
1.3.2. Tình hình học âm nhạc của sinh viên học chuyên ngành
Sư phạm âm nhạc.
1.3.2.1. Tiếp thu của sinh viên
10
Sinh viên năng khiếu
Là những sinh viên có đủ điều kiện thuật lợi trong học
tập, các em có sự vượt trội về năng khiếu âm nhạc. Các sinh viên
này luôn nắm bắt được những vấn đề mà giảng viên trao đổi, các
em luôn có được sự tư duy và biết cách thức quy nạp vấn đề.
Sinh viên hạn chế năng khiếu
Bên cạnh những em có năng khiếu âm nhạc tốt và có khả
năng tiếp thu cao, số sinh viên có năng khiếu hạn chế số lượng
chiếm cũng không ít. Trong giờ lên lớp các sinh viên này dù rất
cố gắng, nhưng vẫn không thực hiện được hết những yêu cầu
giảng viên đề ra.
1.3.2.2. Học đệm đàn
Trong quá trình dạy học môn Đệm đàn cho 10 sinh viên
của lớp sư phạm âm nhạc k.14 (năm thứ 3), qua số liệu điều tra
tôi nhận thấy khả năng đệm đàn của sinh viên như sau: có 4 10 =
40% sinh viên tiếp thu đệm đàn một cách khó khăn, 4 10 = 40%
sinh viên tiếp thu ở mức trung bình, chỉ có 2 10 = 20% sinh viên
tiếp thu nhanh.
Với khả năng học đệm đàn của sinh viên như trên có thể
thấy, để dạy cho sinh viên ra trường đáp ứng được nhiệm vụ đệm
đàn trong thực tế là không dễ dàng, đòi hỏi sự nỗ lực của không
chỉ sinh viên mà cả giảng viên và sự quan tâm của nhà trường..
Để có năng lực đệm đàn tốt trước tiên cần phải có khả
năng (năng khiếu) về kỹ thuật, tai nghe, năng lực sáng tác... và
phải hiểu biết các kiến thức hòa âm, phối khí... Muốn vậy,
ngoài giờ trên lớp sinh viên cần phải tự học tập, nghiên cứu,
rèn luyện ở nhà thường xuyên, học có phương pháp khoa học,
học không chỉ với thầy mà học bạn, học trong thực tế...
1.3.3.Dạy và học đệm đàn phím điện tử
1.3.3.1. Chương trình môn Đàn phím điện tử
11
Với thời lượng là 120 tiết 1 sinh viên 3 năm học, trong
đó có 6 đơn vị học phần = 12 đơn vị học trình. Gồm 3 nội dung
chính:
Nội dung thứ nhất là gam và các bài kỹ thuật, sinh viên
được tìm hiểu về đàn phím điện tử và các tính năng tác dụng của
đàn, rèn luyện các kỹ thuật cơ bản trong các bài gam và etudes;
Nội dung thứ hai phương pháp đàn các tác phẩm; sv đàn
được một số bài tiểu phẩm viết cho đàn phím điện tử
Nội dung thứ ba là học đệm ca khúc, phần học đệm môn
Đàn phím điện tử là: soạn đệm và thực hành đệm cho ca khúc
học đường
1.3.3.2.Giáo trình - tài liệu
Giáo trình là hệ thống chương trình giảng dạy của một môn
học. Từ giáo trình giảng viên có thể khai thác những vấn đề cơ
bản, thiết thực, cung cấp kiến thức cần thiết cho sinh viên trong
giờ học, đồng thời có thể lược bớt những vấn đề không quan
trọng để sinh viên tự nghiên cứu giáo trình ở nhà cho phù hợp
với thời gian giảng dạy trên lớp, phù hợp với từng đối tượng để
đạt được mục tiêu đào tạo
Bên cạnh giáo trình, tài liệu dạy học cũng là vấn đề rất
quan trọng và cần thiết, là thông tin và phương tiện hỗ trợ cho
giảng viên mở rộng kiến thức, nâng cao hiểu biết, chi tiết cụ thể
hơn. Ngoài ra, tài liệu giúp bổ sung những kiến thức cần thiết,
giúp các em nâng cao nhận thức nắm bắt được nội dung
1.3.3.3.Dạy và học đệm
Trong quá trình dạy đệm, mỗi giảng viên tham khảo theo
đa nguồn tài liệu và dạy theo cách riêng của mình nên chưa có sự
đồng bộ và thống nhất trong phương pháp, chưa chi tiết được hết
từng phần.
Về phía sinh viên, ngoài những em đệm tốt vẫn còn một
số em chưa chủ động sáng tạo trong học đệm. Nguồn tài liệu bên
12
ngoài để các em tham khảo chủ yếu là các bài hát được viết sẵn
hợp âm, không có các phần hướng dẫn chi tiết và dẫn chứng
minh họa để các em có thể tìm hiểu, so sánh việc tự nghiên
cứu của sinh viên cũng bị hạn chế. nên kết quả học tập về chất
lượng và kỹ năng soạn đệm và thực hành đệm của một số em vẫn
chưa đạt được yêu cầu.
1.3.3.4 Dạy học soạn đệm ca khúc thiếu nhi
Phần lớn giảng viên giảng dạy dựa trên kinh nghiệm có
được của mỗi người. Đa số ở các lớp, bài học được thực hiện
theo lối dạy trực tiếp, chưa thực sự có sự vận dụng từ lý thuyết
để sinh viên có thể tự luyện tập,. Tất cả các nội dung từ kỹ thuật
sử dụng đàn, các phương pháp luyện tập đều được thực hiện do
mô tả của giảng viên Ít sinh viên có khả năng tự luyện tập vừa
đệm đàn vừa hát. Hạn chế này một phần ảnh hưởng bởi việc
không có giáo trình chính thức
Quy trình soạn đệm thường được sử dụng:
Chọn tiết điệu ( style)
Những bài hát thông thường được sáng tác ở những loại
nhịp cơ bản như 2 4, 3 4, 4 4, 6 8 thì có thể ứng dụng nhiều loại
tiết điệu khác nhau. Ví dụ: với nhịp 2 4 có thể chọn Disco, Polka,
March, nhịp 3 4, 6 8 có thể chọn Vallse...
Chọn âm sắc ( voice)
Với những bài hát có tính chất trữ tình, chọn những âm
sắc có tính chất nhẹ nhàng, du dương như tiếng: Piano,
Saxophone, Guitar, Violon, Strings, Flute....
Những bài hát có tính tươi vui, trong sáng thì sẽ chọn âm
sắc của Synth lead, Synth pad, Sweet dream, Sunbell...
Đặt hợp âm cho giai điệu
Khi đặt hòa âm đệm vẫn luôn dựa trên sức hút của điệu
thức. Do đó, vòng hòa thanh chủ yếu được xây dựng trên bậc I -
IV - V hoặc trên bậc I - VI - II - V.
13
Nhạc dạo đầu:
Cách soạn câu nhạc dạo đầu đơn giản nhất là lấy câu nhạc
đầu tiên hoặc câu cuối cùng của bài hát làm thành khúc nhạc dạo.
Nhạc dạo giữa:
Soạn nhạc dạo giữa cũng không khác dạo đầu bao nhiêu,
dùng cách đàn lặp lại câu cuối hoặc một phần câu cuối của ca
khúc đó nhưng có phát triển làm cho câu cuối thay đổi, chỉ giống
tương đối chứ không giống hệt câu nhạc chính.
Câu kết:
Kết cùng câu hát, đây là kiểu kết đơn giản nhất, không cần
phải soạn thêm nét nhạc nào sau câu hát cuối.
1.3.3.5 Kết quả của dạy học soạn đệm
Ưu điểm
Qua thực tế giảng dạy, các giảng viên đã hướng dẫn cho
sinh viên được những vấn đề cơ bản nhất của việc học soạn đệm,
người học được người dạy trang bị, cung cấp cho các bước để soạn
đệm, những kiến thức, kỹ năng cơ bản đạt yêu cầu tối thiểu về
nội dung của môn học.
Những năm gần đây, số lượng sinh viên biết đệm hát và
soạn đệm đã có chiều hướng tăng lên đáng kể so với nhiều năm
trước đây do niềm yêu thích, đam mê, hứng thú, điều kiện học
tập của sinh viên cùng với sự tập trung chỉ dạy, hướng dẫn, định
hướng tích cực trong học tập của giảng viên.
Nhược điểm
Hạn chế ở đây là sự không tập trung về đội ngũ giảng dạy,
dẫn đến các vấn đề trao đổi, điều chỉnh trong chương trình đào
tạo không được diễn ra thường xuyên. Việc chưa thống nhất nội
dung, tài liệu, giáo trình cũng như phương pháp giảng dạy là một
yếu tố quan trọng trong việc dạy học dẫn đến chưa đạt hiệu quả.
Khả năng soạn đệm của sinh viên cũng là một điều cần
nói đến, đa số sinh viên vẫn chưa thực sự nắm bắt được phương
pháp đệm hát, và soạn đệm một cách bài bản, thành thạo.
14
Tiểu kết
Đàn phím điện tử là nhạc cụ ra đời ở phương Tây vào đầu
thế kỷ XX, giờ đây được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế
giới và trở thành một môn học ở nhiều trường đào tạo âm nhạc.
Đệm hát là một phần quan trọng trong môn học Đàn phím
điện tử. Nó góp phần nâng cánh cho lời ca, giai điệu, tạo sự ấn
tượng, độc đáo và thành công cho ca khúc.
Khoa âm nhạc – múa được hình thành và hoạt động từ
những ngày đầu tiên thành lập trường. Khoa có hai ngành chính
là Âm nhạc chuyên ngành và Sư phạm âm nhạc. Đội ngũ giảng
viên của khoa có trình độ, có tâm huyết, đa số họ được đào tạo
tại Học viện âm nhạc quốc gia, học viện âm nhạc Huế, nhạc viện
Thành phố Hồ chí minh... dẫu vậy, số lượng đội ngũ giáo viên,
giảng viên của nhà trường vẫn còn chưa đồng đều về trình độ
chuyên môn.
Sinh viên sư phạm âm nhạc, đa số được sinh ra ở nông thôn,
vùng sâu, vùng xa với những hoàn cảnh điều kiện sống khác nhau. do
đó khả năng tiếp thu âm nhạc của em là không đồng đều.
Chƣơng 2
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
HƢỚNG DẦN SOẠN ĐỆM TRÊN ĐÀN PHÍM ĐIỆN TỬ
Trong phần soạn đệm ca khúc thiếu nhi, sinh viên cần nắm
vững các kiến thức và kỹ năng cơ bản để có thể soạn đệm và đệm
các bài hát THCS, các ca khúc Việt Nam và nước ngoài khác có
sử dụng hoặc không sử dụng bộ đệm tự động tùy thuộc vào khả
năng của từng em và tính chất của tác phẩm.
Quá trình soạn đệm cần thực hiện các bước sau:
2.1. Đặt hợp âm
Khi đặt hợp âm đệm cần phải lưu ý: dù ca khúc được viết
bởi chất liệu âm nhạc dân gian của vùng miền, dân tộc nào đi
chăng nữa thì vẫn phải luôn dựa trên sức hút của điệu thức. Do
15
đó, vòng hòa thanh chủ yếu được xây dựng trên bậc I - IV - V
hoặc trên bậc I - VI - II - V.
2.1.1. Sử dụng hợp âm
- Hợp âm chính:
Hợp âm chính của điệu thức Trưởng và thứ.gồm các hợp
âm bậc I, IV, V(7) Trong âm nhạc, có một số ca khúc, thường
thấy xuất hiện ở ca khúc thiếu nhi có thể sử dụng xuyên suốt
một cách khá hiệu quả chỉ với 3 hợp âm này.
- Hợp âm phụ:
Khi soạn đệm, việc đưa thêm các hợp âm phụ để soạn cho
phần đệm sẽ làm tăng thêm phần phong phú về màu sắc và hòa thanh
cho giai điệu bài hát.
- Hợp âm cho các bài dân ca, mang âm hƣởng dân ca
Các bài hát dân ca Việt Nam thường được viết ở điệu
thức 5 âm. Khi đặt hợp âm cho những bài dân ca nên là những
chồng âm, hợp âm liên quan đến điệu thức của bài. Một số chồng
âm được sử dụng đệm trong dân ca có cấu tạo giống các hợp âm
trong nhạc nhẹ như: sus, add... nên trong các trường hợp này có
thể mượn kí hiệu của nhạc nhẹ cho các chồng âm được sử dụng
trong bài.
2.1.2. Hướng dẫn đặt hợp âm
2.1.2.1. Đặt theo ô nhịp
Là đặt hợp âm ở phách mạnh đầu ô nhịp và mỗi ô nhịp có
thể là 1 hợp âm hay nhiều hơn trong một ô nhịp hoặc vài ô nhịp
chỉ sử dụng 1 hợp âm. Có thể nói đây là lối tiến hành theo chiều
dọc và là cách tiến hành khá đơn giản
2.1.2.2. Đặt hợp âm theo chiều ngang
Như ở trên chúng ta thấy, đặt hợp âm theo ô nhịp là cách
đặt theo chiều dọc, đôi khi hiệu quả chưa cao mà cần luôn chú ý
tới chiều ngang, nghĩa là mối liên quan giữa các hợp âm với
nhau.theo vòng hòa âm.
2.1.2.3. Một vài lưu ý khi đặt hợp âm
16
Để đặt hợp âm cho một ca khúc người soạn đệm có thể có
nhiều cách để đặt, với các cách đặt hợp âm thường dùng như trên
không phải là duy nhất mà còn phải tùy theo quan điểm thẩm mỹ
của từng người nên cách đặt hợp âm cho một ca khúc sẽ không
giống nhau, vấn đề là hiệu quả có được người nghe chấp nhận ở
mức độ nào.
2.2. Chọn tiết điệu
2.2.1. Những yếu tố khi chọn tiết điệu
Đàn phím điện tử luôn được cài đặt sẵn tiết điệu khác nhau,
tạo điều kiện thuận lợi cho người chơi đàn trong việc lựa chọn tiết
điệu cho bài hát, để có thể chọn được tiết điệu phù hợp, điều này
thường dựa trên ba yếu tố chính sau:
2.2.1.1. Loại nhịp
Một trong những yếu tố để xác định tiết điệu là loại nhịp.
Có rất nhiều loại nhịp khác nhau, thường được sử dụng nhiều là
một số loại nhịp đơn, nhịp phức như: 2 4; 4/4; 3/4; 3/8; 6/8;Những
bài hát hầu như được các tác giả viết ở những loại nhịp cơ bản như
2/4, 3/4, 4/4, 6/8 thì có thể ứng dụng nhiều loại tiết điệu khác nhau.
2.2.1.2. Nhịp độ
Sự chuyển động giai điệu nhanh hay chậm của bài
hát được gọi là nhịp độ. Có thể chia thành bảy nhịp độ chính cho
tất cả các loại ca khúc, tác phẩm âm nhạc như sau:
- Rất nhanh, Nhanh, Hơi nhanh
- Trung bình
- Hơi chậm, Chậm, Rất chậm
2.2.1.3. Tiết tấu chủ đạo
Tiết tấu chủ đạo bao gồm một nhóm tiết tấu chính để từ
đó phát triển tiết tấu cho toàn bài.Tùy trường hợp mà chúng ta
chọn tiết điệu có tốc độ cho phù hợp với bài hát
2.2.2. Áp dụng cho một số ca khúc cụ thể
17
Việc chọn tiết điệu cho bài hát được tiến hành sau khi xác
định được giọng điệu thức, loại nhịp, tốc độ, âm hình tiết tấu, tính
chất âm nhạc của từng thể loại bài hát khác nhau. Chọn tiết điệu cho
phần đệm ca khúc không có một đáp án duy nhất mà phụ thuộc vào
người soạn đệm.
2.3. Chọn âm sắc
Việc chọn âm sắc cho bài hát được tiến hành sau khi xác
định được giọng điệu thức, loại nhịp, tốc độ, âm hình tiết tấu, tính
chất âm nhạc của từng thể loại bài hát khác nhau. Chọn tiết điệu cho
phần đệm ca khúc không có một đáp án duy nhất mà phụ thuộc vào
người soạn đệm.
Đối với nhũng ca khúc trữ tình nhẹ nhàng nên chọn những
âm sắc như: Flute, Oboe, Strings, Violin, Choir, Guitar
- Ca khúc mang tính chất hành khúc, khỏe mạnh, hùng
tráng, nghị lực, có thể sử dụng các âm sắc trong bộ kèn đồng
như: Trumpet, Brass, Tuba Trombone,
Những bài hát có tính tươi vui, trong sáng, rộn ràng, dí dỏm
thì có thể chọn âm sắc của Synth lead, Synth pad, Sweet dream,
Sunbell, Hamonica, Accordion...
2.4. Soạn nhạc dạo đầu – nhạc dạo giữa – nhạc kết và các câu
nhạc nối
2.4.1. Nhạc dạo đầu
Nhạc dạo đầu là yếu tố rất cần thiết giúp người hát xác định
được cao độ, tốc độ, nhịp điệu, sắc thái... của bài hát..
2.4.1.1. Chọn câu nhạc mở đầu hoặc câu kết thúc
Lấy câu nhạc đầu tiên hoặc cuối cùng của bài hát làm thành
khúc nhạc dạo là cách đơn giản nhất, người soạn có thể giữ
nguyên hoặc biến đổi đôi chút để người hát bắt vào câu đầu tiên
của bài hát.
2.4.1.2. Dựa vào nét nhạc điệp khúc
18
Là thủ pháp sử dụng phần nét nhạc điệp khúc của bài hát
để thực hiện dạo, có thể giữ y nguyên hoặc thay đổi khác đi đôi
chút về mặt cao độ, tiết tấu hoặc bằng cách tô điểm thêm các nốt
hoa mĩ, luyến, láy Đây là cách dạo thường được dùng phổ biến.
dễ vào nhịp và giọng cho người hát.
2.4.1.3. Theo vòng hòa âm
Sử dụng vòng hòa âm là cách soạn câu dạo dựa trên một
vòng hòa âm của bài hát hoặc một số vòng hòa âm phổ biến
thường dùng. Cách này tạo cho người soạn ngẫu hứng viết giai
điệu. Yếu tố quan trọng ở đây là kĩ thuật ngón phải điêu luyện kết
hợp với tư duy sáng tạo. Vì là ngẫu hứng dựa trên tư duy kinh
ngiệm nên có nhiều cách biến tấu khác nhau có thể nhanh, chậm
hay nhẹ nhàng...
2.4.1.4. Mô phỏng trên âm hình chủ đề hoặc nét nhạc đặc trưng
Đây là một thủ pháp đòi hỏi nhiều về khả năng ngẫu
hứng, năng lực tư duy sáng tạo của người soạn đệm.
Từ giai điệu là nhân tố chủ đề hoặc nét đặc trưng của bài
hát sẽ tiến hành phát triển về tiết tấu, cao độ từ đó làm tăng
thêm sự phong phú, biến đổi làm mới giai điệu cho câu nhạc dạo.
2.4.2. Nhạc dạo giữa
Thường xuất hiện khi ca khúc hát hết một lần, chuẩn bị hát
lần hai. Thông thường, mỗi ca khúc thường được trình bày từ 2
lần trở lên, có thể quay lại hát từ đầu hoặc chỉ hát nhắc lại đoạn
điệp khúc, do đó sau khi kết thúc một ca khúc thường có đoạn
dạo giữa hay gọi là giăng tấu.
Kỹ thuật soạn nhạc dạo giữa cũng không khác dạo đầu bao
nhiêu có tác dụng khắc họa thêm hình tượng âm nhạc của tác
phẩm, đồng thời có một khoảng thời gian để tạo ra sự thay đổi
giữa phần hát với phần trình bày của nhạc cụ.
2.4.2.1. Lấy lại nhạc dạo đầu
19
Đây là thủ pháp lấy lại câu nhạc dạo đã được soạn sẵn
(dạo đầu) sử dụng làm câu nhạc dạo giữa khi hát lại lần 2, là cách
được nhiều người hay dùng rất thông dụng và phổ biến, thủ pháp
này đều có thể áp dụng cho tất cả các ca khúc hiện nay.
2.4.2.2. Soạn mới khác với dạo đầu
Với cách soạn này thì câu dạo giữa sẽ khác đôi chút hoặc
mới hoàn toàn về tiết tấu, cao độ hoặc độ ngắn, dài so với dạo
đầu. Thay đổi khác với dạo đầu sẽ làm tăng tính nghệ thuật cho
các tác phẩm, dẫn người nghe đến một cảm xúc, màu sắc, hình
tượng mới
Thông thường đoạn nhạc dạo giữa thường chọn dựa trên
phần điệp khúc của bài. Có thể lấy 4 đến 6 (hoặc nhiều hơn) ô
nhịp của dạo đầu làm đoạn dạo giữa.
2.4.3. Câu nhạc kết
Khi kết thúc bài hát không phải bao giờ phần đệm cũng
chấm dứt cùng giai điệu mà có nhiều cách xử lý khác nhau để
tạo ra một phần kết. Tùy theo tính chất của từng bài để soạn
phần kết.
Câu kết có nhiệm vụ tạo nên sự ổn định cho toàn bài hát,
mang đến cho người nghe những ấn tượng khó quên. Không
những thế, câu kết còn tạo ra cảm xúc mạnh mẽ cho người biểu
diễn, đó cũng là một trong những động lực giúp họ dễ tiếp cận và
dễ thuộc bài hát hơn.
2.4.3.1. Kết bằng một đoạn nhạc
Là soạn một đoạn nhạc có thể ít ô nhịp hay nhiều ô nhịp
để kết sau câu hát cuối cùng của bài.
2.4.3.2. Kết bằng một câu nhạc
Thủ pháp này là dùng một câu nhạc để làm dạo kết cho bài
hát, có thể là sáng tạo câu nhạc mới hay sử dụng lại một câu, ý nhạc
trong giai điệu của bài hát để làm phần kết.
20
2.4.3.3. Kết cùng câu hát
Kết cùng câu hát là kiểu kết đơn giản dễ nhất, không cần
phải soạn thêm nốt nhạc nào sau câu hát cuối nữa mà sẽ dừng lại
cùng câu hát cuối cùng của bài.
Bên cạnh còn nhiều thủ pháp kết khác nhau như: kết bằng
âm nhạc nhỏ dần, nhịp độ chậm lại... có thể tự tìm hiểu và áp dụng
soạn các cách kết sao cho phù hợp với ca khúc theo tư duy của
mỗi người.
2.4.4. Câu nhạc nối
Những nốt ngân, nốt nghỉ dài thường xuất hiện nhiều trong
mỗi bài hát. Những nốt ngân dài và nghỉ có thể lên đến vài ô nhịp,
thường hayxuất hiện ở cuối câu, hết đoạn, hoặc hết một ý nhạc.
Người soạn đệm cần phải linh hoạt để tạo nên những câu nhạc nối,
giúp người hát lấp những khoảng trống, đồng thời định lượng được
những số nhịp ngân hoặc nghỉ trong bài, tạo cơ hội cho người hát chủ
động bắt vào câu hát tiếp theo mà không bị căng thẳng.
Có nhiều cách để soạn nét nhạc nối cho câu nhạc hay đoạn
nhạc, thông thường chúng ta hay sử dụng một số cách nối sau:
2.4.4.1. Nối bằng giai điệu liền bậc
Là nét nối có âm bắt đầu thuộc hợp âm trước và âm cuối
cùng nằm trong hợp âm sau.
2.4.4.2. Mô phỏng hoặc diễn lại ý nhạc
Mô phỏng ý nhạc là dựa trên ý nhạc đó có sự thay đổi đôi
chút về tiết tấu hoặc cao độ.
Diễn lại ý nhạc là thực hiện đệm lại y nguyên giai điệu,
tiết tấu vừa kết thúc câu.
2.4.4.3. Rải hợp âm
Thủ pháp này khá đơn giản vì không cần phải sáng tạo
thêm ngoài các âm trong hợp âm nhưng phải chú ý đến trường độ
và tiết tấu cho phù hợp. Là thủ pháp diễn tấu bằng cách rải các âm
trong hợp âm (ở thời điểm của nốt ngân dài) để tạo ra nét nhạc nối.
21
2.4.4.4. Âm hình hóa hợp âm
Âm hình hóa hợp âm là dùng tiết tấu hóa để tạo thêm âm
hình đệm làm cho nốt ngân dài không bị trống.
Nói chung, ta có thể kết hợp nhiều cách nối để áp dụng
cho một ca khúc nhằm đạt được sự phong phú cho phần đệm, vừa
đảm bảo được tính đồng nhất về ý nhạc mà vẫn không làm cho ca
khúc bị xáo trộn dày đặc.
2.5. Phần đệm tay phải
Trong soạn đệm ca khúc, để tăng thêm độ dày và làm
phong phú hơn cho phần đệm, người đệm cần sáng tạo phụ họa
thêm cho giai điệu bằng tay phải. Một số thủ pháp có thể áp dụng
sau đây:
2.5.1. Đệm hợp âm
Người soạn đệm thường sử dụng phần phụ họa nền bằng
hợp âm cho ca khúc, bằng 2 cách thường dùng sau đây:
Cách thứ nhất: sử dụng hợp âm đã soạn cho tay trái để
đệm cùng tay phải ở các thể (nguyên thể và thể đảo).
Cách thứ hai: Lấy âm cao nhất của hợp âm nối tiếp nhau
để tạo thành giai điệu, gọi là tạo giai điệu hóa âm cao của hợp âm.
Với cách đệm ở trên, có thể ứng dụng kết hợp một số mẫu
tiết tấu khác cho âm hình đệm, phải dựa theo tính chất của bài để
chọn mẫu âm cho phù hợp.
2.5.2. Rải âm trong hợp âm
Thường có nhiều kiểu rải âm khác nhau tùy theo ở mỗi
loại nhịp, trong một ca khúc nên sử dụng xen kẽ vài kiểu để tạo sự
phong phú cho phần đệm.
Để thực hiện được phần này sinh viên cần nắm vững thể
gốc và các thể đảo của hợp âm, từ đó sẽ tạo phản xạ nhanh khi
nhìn thấy một hợp âm để chủ động có cách rải phù hợp. Khi đệm
theo cách này cũng phải dựa vào loại nhịp, tốc độ và tính chất của
tác phẩm để có những nét rải âm khác nhau.
22
2.5.3. Sáng tạo bè đối xướng
Bè đối xướng là bè đệm có giai điệu tương phản với giai điệu
bài hát. Sáng tạo bè đối xướng là một bước nâng cao về nghệ thuật,
tư duy phong phú và đa dạng hơn trong phần đệm.
2.6. Một số bài soạn đệm mẫu
2.7. Thực nghiệm
2.7.1. Mục tiêu thực nghiệm
Đưa ra những biện pháp hợp lý nhất để nâng cao chất lượng
soạn đệm ca khúc thiếu nhi Đánh giá chất lượng nội dung và hiệu
quả sử dụng của cuốn tài liệu dạy học đệm trên Đàn phím điện tử
cho hệ 3 năm Cao đẳng chuyên ngành sư phạm âm nhạc trường
Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk.
2.7.2. Đối tượng thực nghiệm
Đối tượng là sinh viên khóa 14 hệ 3 năm Cao đẳng chuyên
ngành sư phạm âm nhạc.
Tiến hành chia nhóm gồm 10 sinh viên, chia thành 2
nhóm: nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
2.7.3. Nội dung thực nghiệm
Thực hành soạn đệm cho ca khúc Tuổi hồng (Nhạc và lời:
Trương Quang Lục) cho hai nhóm đối tượng sinh viên cao đẳng sư
phạm âm nhạc.
2.7.4. Thời gian thực nghiệm
Triển khai thực nghiệm trong 2 tuần, từ ngày 22 09 đến
06/10/2016 tại lớp khóa 14 hệ 3 năm Cao đẳng chuyên ngành sư
phạm âm nhạc.
2.7.5. Tiến hành thực nghiệm
Dạy học soạn đệm ca khúc Tuổi hồng (Nhạc và lời:
Trương Quang Lục) cho cả 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng.
23
+ Nhóm thực nghiệm: Áp dụng kiến thức trong tài liệu dạy
học đệm trên đàn phím điện tử cho hệ 3 năm và hướng dẫn soạn
đệm đã đề xuất như nội dung trong chương 2.
+ Nhóm đối chứng: học theo cách thức cũ không thực hiện
cụ thể như các nội dung đã đề xuất theo tài liệu dạy học đệm.
2.7.6. Kết quả thực nghiệm
Kết quả thực nghiệm là bài soạn đệm Tuổi hồng (Nhạc và
lời: Trương Quang Lục) của sinh viên Hoàng Gia - khóa 14 (Năm
thứ 3) - chuyên ngành sư phạm âm nhạc, thuộc nhóm thực nghiệm
Nhóm thực nghiệm thực hành đệm khá thành thạo, không
còn lúng túng trong giai đoạn mới học đệm so với nhóm đối
chứng. Điều này khẳng định việc có giáo trình, tài liệu dạy học
đệm đàn phím điện tử sẽ thu được kết quả cao hơn cho người dạy
và người học.
Tiểu kết
Khi tiến hành soạn đệm cho bất cứ loại ca khúc nào cũng đều
phải thực hiện theo các bước hay những nguyên tắc nhất định. Trong
chương 2 chúng tôi đã sắp xếp, biên soạn lại và đưa ra các bước thực
hiện quy trình soạn đệm ca khúc thiếu nhi một cách bài bản trình tự
rõ ràng. Với ca khúc thiếu nhi, chúng tôi đưa ra thứ tự các bước như
sau: xem đặc điểm ca khúc, cách đặt hợp âm, chọn tiết điệu, chọn âm
sắc, các thủ pháp soạn dạo đầu, dạo giữa, kết thúc, phụ họa nền tay
phải một cách chi tiết và có những minh họa đa dạng, tiêu biểu cụ thể
thông qua các ví dụ là ca khúc thiếu nhi để sát với mục tiêu của luận
văn để giảng viên và sinh viên có thể tự tham khảo tách rời các phần
trong và sau quá trình học.
Nhìn nhận từ thực tiễn chúng tôi thấy, ngoài việc dạy kỹ
thuật cơ bản, việc soạn đệm rất đa dạng và phong phú, cần phải
dạy cho các em những vấn đề cơ bản nhất về cách thức soạn đệm một
ca khúc, mà điểm khởi đầu là ca khúc thiếu nhi.
24
KẾT LUẬN
Nhờ sự phát triển của công nghệ âm thanh, khoa học điện tử,
các chuyên gia âm thanh và nhạc cụ đã áp dụng kỹ thuật điện tử vào
để sản xuất ra cây đàn phím điện tử là thành tựu khoa học của thế
kỷ XX .Với tính năng vượt trội, một cây Đàn phím điện tử có thể
thay thế cho một dàn nhạc điện tử khi biểu diễn.
Đàn phím điện tử được xem là nhạc cụ rất linh hoạt, có tính
ứng dụng cao, dễ học và khả năng trình diễn đa dạng, giữ vai trò
quan trọng trong đệm hát.và có thể thay thế cho một ban nhạc. Hiện
nay, đàn phím điện tử rất được ưa thích và được sử phổ biến.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời đại ngày nay,
Trường Cao đẳng VHNT Đăk Lăk rất quan tâm, chú trọng đầu tư về
cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ cho môn học này, đặc biệt
là việc học đệm đàn..Hiện nay, Trường chưa có giáo trình tài liệu
chính thức cho phần học đệm đàn. Đây là lý do để đề tài của chúng
tôi hướng dẫn soạn đệm ca khúc thiếu nhi trên đàn phím điện tử
một cách cụ thể cho hệ Cao đẳng chuyên ngành sư phạm âm nhạc.
Trên cơ sở đưa ra những nguyên tắc chung có tính cơ bản và
khái quát trong cách soạn đệm, chúng tôi áp dụng vào soạn đệm một
số ca khúc thiếu nhi cụ thể, trong tài liệu này chưa phải đã là đầy đủ
tất cả các hình thức soạn đệm cho ca khúc trên đàn phím điện tử,
còn có rất nhiều thủ pháp và cách soạn đệm khác nhau. Nhưng nói
chung, để soạn đệm cho ca khúc được hay thì còn phải phụ thuộc
vào khả năng và quan điểm thẩm mỹ riêng của người soạn đệm. Vì
vậy, bên cạnh việc có tài liệu thì người học cần phải chăm luyện tập,
tìm hiểu thêm ở các tài liệu khác, các thông tin trên trang mạng,
nghe băng, đĩa để có chiều sâu về tư duy và sáng tạo hơn thì kết quả
học tập mới hiệu quả.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_thac_si_ly_luan_va_phuong_phap_day_hoc_am_nhac_day_hoc_soan_dem_ca_khuc_thieu_nhi_t.pdf