Trên cơ sở nghiên cứu về hoạt động kinh doanh của NHTM, về hoạt động huy động vốn ,
v ận dụng tổng hợp các ph ương pháp nghiên cứu và sử dụng những kinh nghiệm tích lũy được
của tác giả, luận văn về đề tài “Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh
Shinhan Vina” đã đạt được các kết quả như sau:
Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động của NHTM,
ho ạt động huy động vốn của NHTM, các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan ảnh hưởng
đ ến hoạt động huy động vốn của NHTM. Vì thế, l uận văn cung cấp những c ơ sở lý lu ận và làm
tài li ệu tham khảo cho những nghiên cứu sau này về hoạt động huy động vốn của các NHTM.
Thứ hai, thông qua việc phân tích và đánh giá về hoạt động huy động vốn, quy mô vốn huy
động, cơ c ấu vốn huy động, cơ c ấu khách hàng c ủa SVB, luận văn cho thấy quy mô vốn huy
động của SVB là rất nhỏ so với quy mô vốn huy động của một số NHTM khác, mức độ tăng
trưởng vốn huy động của SVB là khá thấp so với mức độ tăng trưởng vốn huy động bình quân
của các NHTM, vốn huy động của SVB chủ yếu bằng USD, tỷ lệ vốn huy động được từ các
doanh nghiệp cao hơn nhiều so với vốn huy động từ cá nhân, vốn huy động của SVB phụ thuộc
quá nhiều vào m ột số khách hàng lớn nên r ất thiếu tính ổn định.
Do đó, luận văn giúp Ban lãnh đạo của Ngân h àng hi ểu rõ hơn về thực trạng hoạt động huy động vốn.
70 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3482 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn tại ngân hàng liên doanh Shinhan Vina, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vietcombank có các loại sản phẩm như tiết kiệm thường, tiết kiệm trả lãi
định kỳ, tiết kiệm trả lãi tự động, tiết kiệm trả lãi trước , tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn;
ACB cung cấp tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm bằng vàng, tiết ki ệm lãi
suất thả nổi, tiết kiệm bảo hiểm, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi lãi suất thả
nổi, tiền gửi thanh toán linh hoạt… (Nguồn: tham khảo trang web của các ngân hàng
Techcombank, Vietcombank, ACB).
Như vậy, dù các sản phẩm tiền gửi xoay quanh các sản phẩm truyền thống như có kỳ hạn,
không kỳ hạn cho cá nhân hay cho các tổ chức, các NHTM đã nghiên cứu và đưa rất nhiều loại
sản phẩm tiền gửi làm phong phú về tên gọi và cách thức thực hiện cho phù hợp với thị hiếu
của khách hàng. Điểm hạn chế của SVB trong hoạt động huy động vốn là SVB chưa được
NHNN cho phép huy động tiết kiệm; bản thân các sản phẩm tiền gửi của SVB còn rất đơn điệu
về chủng loại, loại tiền được gửi có kỳ hạn chỉ có USD, EUR và VND, lãi chỉ được nhận cuối
kỳ hoặc khi phá ra trước hạn. Theo kết quả thăm dò ý kiến khách hàng v ề sự đa dạng của các
sản phẩm tiền gửi của SVB, 52% ý kiến cho rằng sản phẩm tiền gửi của SVB kém đa dạng. Đây
chính là một trong những nguyên nhân làm cho tỷ lệ vốn huy động từ cá nhân trong tổng số vốn
huy động là rất thấp.
2.3.2 Lãi suất huy động vốn
Trước đây, khi NHNN thực hiện chính sách tự do hóa lãi suất, lãi suất huy động đối với
tiền gửi có kỳ hạn bằng VND hay ngoại tệ khác của SVB thường thấp hơn lãi suất huy động
của khối các NHTMNN và NHTMCP. Gần đây, khi nền kinh tế thế giới suy thoái, khủng hoảng
xảy ra ở các cường quốc kinh tế như Mỹ, các nước khối EU, lạm phát trong nước tăng cao, vốn
huy động của các ngân hàng bị giảm sút. C ác NHTM gặp khó khăn về huy động vốn đã phải
đẩy lãi suất tiền gửi lên cao để giữ chân khách hàng, duy trì thanh khoản . Hiệp hội các Ngân
hàng Việt Nam (VNBA) đã nhiều lần triệu tập cuộc họp bàn về trần lãi suất huy động. Mặc dù
các thành viên của Hiệp hội sau khi nhất trí với trần lãi suất vẫn ngầm tăng lãi suất huy động
thông qua các hoạt động tặng quà, khuyến mãi, tặng lãi suất thưởng... Như vậy, lãi suất mà một
số NHTM (nhất là các NHTMCP quy mô nhỏ) huy động thực tế cao hơn lãi suất mà Hiệp hội
ngân hàng đã thỏa thuận rất nhiều. Trong bối cảnh đó, NHNN đã áp dụng trần lãi suất huy
động. Các văn bản pháp lý quy định về trần lãi suất huy động đối với tiền gửi bằng Đồng Việt
Nam và Đô la Mỹ đã được NHNNVN ban hành; các văn bản đang có hiệu lực là Thông tư số
14/2011/TT-NHNN ngày 01 tháng 06 năm 2011, quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa
bằng Đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng và Thông tư số 30/2011/TT-NHNN
ngày 28 tháng 9 năm 2011, quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của tổ
chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo Điều 1 của Thông tư số 14/2011/ TT-NHNN: “Lãi suất huy động vốn tối đa bằng Đô
la Mỹ áp dụng đối với tổ chức là người cư trú, tổ chức là người không cư trú (trừ tổ chức tín
dụng) là 0,5% năm. Lãi suất huy động vốn tối đa bằng Đô la Mỹ áp dụng đối với cá nhân là
người cư trú, cá nhân là người không cư trú là 2% năm”. Mục tiêu khống chế trần lãi suất huy
động bằng Đô la Mỹ của NHNNVN là để kéo lãi suất trong nước giảm xuống mức lãi suất
Libor, Sibor, dần xóa bỏ nạn đầu cơ Đô la Mỹ của các cá nhân và doanh nghiệp và tình trạng đô
la hóa tại Việt Nam.
Theo Điều 1 của Thông tư số 30/2011/TT -NHNN: “Tổ chức tín dụng ấn định lãi suất tiền
gửi bằng Đồng Việt Nam của các tổ chức (trừ tổ chức tín dụng) và cá nhân bao gồm cả khoản
chi khuyến mại dưới mọi hình thức như sau:
1. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 6%
năm.
2. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 14% năm; riêng
Quỹ Tín dụng Nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng trở
lên là 14,5%”.
Qua việc ban hành các thông tư này, NHNN quyết tâm khống chế lãi suất huy động để dần
hạ lãi suất cho vay xuống. Các văn bản pháp lý này sẽ tác động rất lớn đến nguồn vốn huy động
của các NHTM, nhất là những ngân hàng có quy mô nhỏ. Bởi lẽ khi lãi suất huy động bằng
nhau, khách hàng sẽ chọn NHTM nào an toàn hơn, uy tín hơn. Tuy nhiên, khi lãi suất huy động
trên thị trường được kiểm soát, lãi suất huy động của các NHLD trở nên ngang bằng với lãi suất
huy động của các NHTM khác. Vì thế, các NHLD sẽ có nhiều cơ hội hơn để giữ chân khách
hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng mới.
Như vậy, theo Phụ lục F: Lãi suất tiền gửi và theo kết quả thăm dò ý kiến khách hàng về
tính cạnh tranh của lãi suất tiền gửi, lãi suất tiền gửi của SVB là rất kém cạnh tranh so với lãi
suất của các NHTM khác đặc biệt là khi NHNN chưa quy định trần lãi suất huy động.
2.3.3 Mạng lưới ngân hàng
Như đã giới thiệu ở phần trên, SVB là một trong những NHLD đầu tiên được thành lập tại
Việt Nam. Với thời gian hoạt động là 19 n ăm tại Việt Nam, SVB mới chỉ có Hội sở chính và ba
chi nhánh. SVB cũng chưa thành lập sở giao dịch và không có một phòng giao dịch nào. Hơn
thế nữa, toàn bộ hệ thống của SVB mới chỉ có 20 máy ATM để phục vụ ch o việc rút tiền của
khách hàng và vẫn chưa lắp một POS nào.
Bảng số 2.10: Hệ thống mạng lưới giao dịch của một số NHTM
NGÂN HÀNG SỐ CHI NHÁNH SỐ PHÒNG GIAO DỊCH SỐ MÁY ATM
SVB 3 0 20
VIDPUBLIC BANK 8 0 6
INDOVINA BANK 10 17 36
VIETNAM RUSSIA BANK 6 10 12
VINASIAM BANK 9 1 0
VIETCOMBANK 77 303 1551
BIDV 112 349 1081
VIETINBANK 151 721 1261
ACB 76 241 204
TECHCOMBANK 176 106 823
(Nguồn: Website của các NHTM trên, tính đến 30/09/2011)
Trong bảng này, tác giả đã chọn chín NHTM khác thuộc ba nhóm ngân hàng khác nhau là
NHLD, NHTMNN, NHTMCP để làm cơ sở so sánh, thời điểm so sánh là ngày 30 /09/2011.
Các NHTMCP gồm có ACB và Techcombank; các NHTMNN gồm có Vietcombank,
Vietinbank và BIDV (mặc dù Vietcombank và BIDV là hai ngân hàng đã được cổ phần hóa
nhưng Nhà nước vẫn sở hữu hầu hết số cổ phần); tất cả năm NHLD được chọn hết.
Qua số liệu tổng hợp được, m ạng lưới của SVB là quá ít so với bốn NHLD khác, cụ thể số
lượng chi nhánh chỉ bằng non nửa so với Vidpublic Bank, Indovina Bank, Vinasiam Bank; số
lượng chi nhánh của SVB thậm chí ít hơn của Vietnam Rusia Bank hai chi nhánh dù Vietnam
Rusia Bank là ngân hàng mới được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 11 năm 2006. Trong
khi SVB không có phòng giao dịch nào thì Indovina Bank và Vietnam Rusia Bank lại có 17 và
10 phòng giao dịch tương ứng. Riêng số lượng máy ATM của SVB là tương đối khá so với các
NHLD khác.
Các NHTMNN với bề dày kinh nghiệm, tiềm lực về vốn và với chiến lược phát triển mở
rộng thị trường, đã có mạng lưới ngân hàng ở hầu hết các tỉnh, thành phố; số luợng các chi
nhánh và phòng giao dịch lên tới hàng trăm; số lượng máy ATM của mỗi ngân hàng lên tới
hàng nghìn.
Các NHTMCP dù có số năm hoạt động tương đương với SVB nhưng họ đã phát triển rất
tốt mạng luới ngân hàng của họ. Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch, số lượng máy ATM của
ACB và Techcombank đã lên tới hàng trăm, gấp nhiều lần so với SVB.
Như vậy, qua sự phân tích và so sánh ở trên cùng với kết quả thăm dò ý kiến khách hàng,
có thể thấy mạng lưới của SVB là quá mỏng, tốc đ ộ phát triển mạng lưới quá chậm; mạng lưới,
chi nhánh, phòng giao dịch lại rất bất tiện. Đây là một điểm yếu lớn hạn chế hoạt động huy
động vốn của SVB.
2.3.4 Các hoạt động truyền thông
Hầu như SVB không quảng cáo về Ngân hàng, về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng
trên các phương tiện thông tin đại chúng như Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt
Nam, các tờ báo viết hay báo điện tử. SVB chỉ đưa thông tin khi có yêu cầu theo quy định của
pháp luật như đổi tên ngân hàng, thay đổi trụ sở ngân hàng, thay đổi vốn điều lệ…
Các hoạt động truyền thông của SVB được thực hiện rất khác so với các NHTM khác tại
Việt Nam: việc quảng bá hình ảnh SVB chỉ được thực hiện qua các cơ quan, tổ chức có liên
quan đến Hàn Quốc như Đại sứ quán Hàn Quốc, Cơ quan Hợp tác Quốc tế của Hàn Quốc, Tổ
chức Xúc tiến Thương mạ i Hàn Quốc, Hiệp hội các Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam. Qua
đó, hình ảnh của SVB và các sản phẩm dịch vụ của SVB được giới thiệu đến các khách mục
tiêu thông qua hội thảo, phát tờ rớt. Ngoài ra, Ngân hàng Shinhan, Hàn Quốc - ngân hàng đối
tác của SVB là một trong ba NHTM lớn nhất Hàn Quốc. Nhờ vậy, các khách hàng Hàn Quốc
biết rất rõ về sự có mặt của SVB tại Việt Nam và các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng này cung
cấp. Bên cạnh đó, hoạt động marketing trực tiếp giữa cán bộ của SVB với khách hàng nhất là
mảng khách hàng Hàn Quốc cũng được thực hiện khá thường xuyên. Nhìn chung, với các thức
tiến hành các hoạt động marketing như vậy, Ngân hàng có thể thu hút được nhiều khách hàng
Hàn Quốc.
Tuy vậy, các hoạt động truyền thông của SVB chưa nhắm tới mảng khác h hàng là các cá
nhân và doanh nghiệp Việt Nam và các nước khác. Chính vì thế hình ảnh của SVB là rất mờ
nhạt đối với nhóm các khách hàng này. Trong năm 2009 và năm 2010, SVB đã thực hiện một
số đợt huy động vốn có khuyến mại quà tặng với mục tiêu chủ yếu là số lượng khách hàng Việt
Nam và tăng số dư tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của nhóm khách hàng này. Tuy nhiên, kết quả
đạt được thấp hơn nhiều so với kế hoạch đặt ra. Nguyên nhân là do các hoạt động truyền thông
chưa được SVB thực hiện thường xuyên và cũng chưa định hướng vào nhóm khách hàng phi
Hàn Quốc. Đây là lý do tại sao vốn huy động của SVB chủ yếu bằng Đô la Mỹ; huy động vốn
từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc chiếm phần lớn tổng số vốn huy động; tỷ lệ
huy động vốn từ cá nhân là rất thấp trong tổng số vốn huy động (chỉ chiếm 11,29% vào cuối
năm 2010).
2.4.5 Phân tích SWOT về hoạt động huy động vốn của SVB
2.4.5.1 Điểm mạnh
Thứ nhất, SVB là NHLD giữa Vietcombank và Ngân hàng Shinhan, hai NHTM hàng đầu
của Việt Nam và Hàn Quốc. Nhờ vậy, SVB có thể sử dụng thương hiệu, uy tín của hai ngân
hàng này để xây dựng và phát triển thương hiệu riêng phục vụ cho hoạt động huy động vốn.
Cho đến nay, thương hiệu SVB đã được khẳng định trong nhóm khách hàng Hàn Quốc.
Thứ hai, sau hơn 18 năm hoạt động tại Việt Nam, SVB đã xây dựng được một cơ sở khách
hàng ổn định, đặc biệt có nhiều khách hàng doanh nghiệp lớn có vốn đầu tư của Hàn Quốc như
Samsung, LG, LS, Hyundai, Daewoo, Amco, Posco (tham khảo thêm tại danh sách 100 khách
hàng lớn nhất của SVB).
Thứ ba, SVB có được hệ thống công nghệ ngân hàng tiên tiến được Ngân hàng Shinhan,
Hàn Quốc chuyển giao cho; hệ thống này lại thường xuyên được nâng cấp hàng năm. Vì vậy,
SVB có thể sử dụng nền tảng công nghệ này để đáp ứng nhu cầu đổi mới, phát triển sản phẩm
dịch vụ ngân hàng hiện đạ i.
Thứ tư, lãi suất cho vay cạnh tranh và nguồn ngoại tệ, nhất là Đô la Mỹ dồi dào là những thế
mạnh mà SVB có thể sử dụng để duy trì khách hàng hiện tại và thu hút thêm các khách hàng
mới, nhất là các khách hàng doanh nghiệp.
2.4.5.2 Điểm yếu
Thứ nhất, sản phẩm tiền gửi chỉ có các sản phẩm truyền thống, đơn điệu. Việc nghiên cứu
và phát triển sản phẩm mới hầu như không được tiến hành. Hơn nữa, các dịch vụ và tiện ích để
hỗ trợ hoạt động huy động vốn như mạng lưới ATM, mobile banking, in ternet banking chưa
được chú trọng phát triển hoặc tốc độ phát triển không theo kịp tốc độ phát triển của hệ thống
ngân hàng.
Thứ hai, trong thời kỳ lãi suất được N HNN thả nổi, lãi suất huy động tiền gửi của SVB là
rất thấp so với lãi suất của nhiều NHTM khác. Ngoài ra, các quyết định về điều chỉnh lãi suất
tiền gửi của SVB được đưa ra khá muộn so với nhiều NHTM nên nhiều khi không phản ánh
đúng bản chất của thị trường.
Thứ ba, mạng lưới giao dịch của SVB là quá khiêm tốn, mới chỉ có mặt tại các tỉnh thành
như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai. Hệ thống
mạng lưới này không cho phép Ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ đến gần khách hàng.
SVB khó có thể thu hút các khách hàng ở xa địa điểm giao dịch của Ngân hàng và như vậy khó
đẩy mạnh công tác huy động vốn.
Thứ tư , các hoạt động truyền thông, quảng cáo để giới thiệu về ngân hàng, về sản phẩm dịch
vụ ngân hàng, về các chiến dịch huy động vốn c hưa được tiến hành thường xuyên qua các
phương tiện thông tin đại chúng. Chính vì thế hình ảnh SVB là khá mờ nhạt trong nhóm khách
hàng là các tổ chức và cá nhân Việt Nam.
Thứ năm, trình độ và kỹ năng của đội ngũ nhân viên giao dịch chưa đồng đều . Nguyên nhân
là do chính sách nhân sự của SVB chưa hợp lý dẫn đến nhiều nhân viên xin nghỉ việc, chuyển
sang các NHTM khác, Ngân hàng phải liên tục tuyển dụng nhân viên mới để thay thế. Thêm
vào đó, chính sách đào tạo và tái đào tạo vẫn chưa được thực hiện hiệu quả.
2.4.5.3 Cơ hội
Thứ nhất, Hàn Quốc là một trong những quốc gia có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất vào
Việt Nam.Vốn đầu tư của Hàn Quốc không ngừng tăng lên trong n hững năm gần đây. Thêm
vào đó, tinh thần dân tộc của các doanh nghiệp Hàn Quốc và người Hàn Quốc là rất cao. Do
vậy, mảng khách hàng Hàn Quốc vẫn là một thị trường đầy tiềm năng, chưa được khai thác triệt
để. Đây chính là cơ hội để SVB mở rộng hoạt động huy động vốn từ nhóm khách hàng này.
Thứ hai, hiện nay, Việt Nam có 63 tỉnh thành trong khi đó các hoạt động đầu tư củ a Hàn
Quốc được tiến hành tại 47 tỉnh thành và SVB mới chỉ có mặt tại bốn tỉnh thành. Như vậy, SVB
còn nhiều cơ hội để phát triển hệ thố ng mạng lưới ngân hàng.
Thứ ba, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, với mức tăng trưởng kinh tế khá , khoảng
gần 6% cho năm 2011 và dự tính khoảng 7% cho năm 2012 (Nguồn: theo dự báo tăng trưởng
kinh tế Việt Nam của Ngân hàng HSBC). Dân số của Việt Nam là gần 87 triệu người (Nguồn:
theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến 11/2011). Có 23 tập đoàn và tổng công ty nhà
nước, có hàng nghìn doanh nghiệp lớn nhỏ đang hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực. Do
đó, Việt Nam được đánh giá là một thị trường đ ầy tiềm năng cho hoạt động ngân hàng nói
chung và hoạt động huy động vốn nói riêng.
2.4.5.4 Nguy cơ và thách thức
Thứ nhất, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khủng hoảng nợ công của một số quốc gia như Mỹ
và các quốc gia thuộc khối EU, sự sụp đổ của rất nhiều ngân hàng của Mỹ, Anh… trong ba năm
gần đây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của các NHTM, tác động xấu đến hoạt động huy động vốn
của các ngân hàng này.
Thứ hai, tỷ lệ lạm phát cao của Việt Nam sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động huy động
vốn của ngân hàng. Năm 2010, tỷ lệ lạm phát là 11,75% (nguồn: theo số liệu của Tổng Cục
Thống kê) và tỷ lệ lạm phát dự tính năm 2011 là khoảng 19% (nguồn: theo Báo cáo Triển vọng
Kinh tế Thế giới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố vào tháng 09/2011). Trong khi đó, để
thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính Phủ về các giải pháp kiềm chế
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ
thắt chặt, hiện đang khống chế lãi suất tiền gửi ở mức 14% năm đối với tiền gửi có kỳ hạn bằng
Đồng Việt Nam từ một tháng trở lên.
Thứ ba, thị phần huy động vốn của SVB từ mảng khách hàng Hàn Quốc có nguy cơ bị thu
hẹp dần. Nguyên nhân là do tốc độ phát triển nhanh của các NHTM khác về tài sản, vốn, mạng
lưới, trình độ công nghệ, trình độ của đội ngũ nhân viên, trình độ quản lý, về chính sách nhân
sự, chính sách huy động vốn; các ngân hàng này cũng đang tìm cách thu hút tiền gửi của các
khách hàng Hàn Quốc. Đây là một thách thức lớn đối với hoạt động huy động vốn của SVB.
Thứ tư, sự hấp dẫn của các kênh đầu tư khác như đầu tư vào chứng khoán, đầu tư vào bất
động sản, đầu tư vào vàng, đầu tư vào ngoại hối, tự kinh doanh làm phân tán nguồn vốn của nền
kinh tế, giảm quy mô vốn huy động của các NHTM.
Thứ năm, sự khan hiếm về nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao trong
lĩnh vực tài chính - ngân hàng làm cho nhân sự của Ngân hàng luôn bị biến động. Đây là một
thách thức cho hoạt động của các NHTM.
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Trong Chương II này, trước hết, tác giả đã giới thiệu k hái quát về lịch sử hình thành và
phát triển, về cơ cấu tổ chức, về tình hình nguồn vốn, tình hình sử dụng vốn, tình hình cung cấp
các dịch vụ khác và kết quả hoạt động kinh doanh của SVB trong giai đoạn từ năm 2008 đến
năm 2010. Đối với hoạt động huy động vốn, tác giả đã tiến hành phân tích quy mô vốn huy
động và tốc độ tăng trưởng vốn huy động, phân tích cơ cấu vốn huy động, phân tích cơ cấu
khách hàng của SVB. Qua đó, tác giả nhận thấy quy mô vốn huy động của SVB là rất nhỏ so
với nhiều NHTM khác; tốc độ tăng trưởng vốn huy động của SVB thấp hơn tốc độ tăng trưởng
bình quân của các NHTM; vốn huy động của SVB chủ yếu bằng USD và chủ yếu huy động
được từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc; vốn huy động của SVB phụ thuộc quá
nhiều vào một số khách hàng lớn nên rất thiếu tính ổn định.
Sau đó, tác giả tiến hành đánh giá tình hình phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động huy
động vốn. Tác giả cũng tiến hành phân tích các đánh giá của khách hàng về dịch vụ huy động
vốn của SVB dựa trên kết quả thăm dò ý kiến khách hàng về dịch vụ tiền gửi. Cuối cùng, tác
giả tiến hành đánh giá về các hoạt động huy động vốn của SVB trên các phương diện sản phẩm,
lãi suất huy động, mạng lưới ngân hàng và các hoạt động truyền thông. Tác giả cũng đã sử dụng
mô hình SWOT để đánh giá về hoạt động huy động vốn của SVB.
Như vậy, dựa trên việc phân tích đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn của SVB,
dựa trên kết quả phân tích theo mô hình SWOT đối với hoạt động huy động vốn của SVB và
dựa trên các đánh giá về kết quả thăm dò ý kiến khách hàng, tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp
và kiến nghị thiết thực nhằm đẩy mạnh hoạt động huy động vốn tại SVB. Đây là những nội
dung cơ bản sẽ được đề cập đến trong Chương III.
Chương III
GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA SVB
3.1 Định hướng hoạt động huy động vốn của SVB
Chiến lược huy động vốn của Ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 như
sau: mức tăng trưởng vốn huy động bình quân hàng năm đạt tối thiểu là 20% năm; nguồn vốn
huy động được phải có tính ổn định cao; cơ cấu vốn huy động phải hợp lý giữa Đồng Việt Nam
và Đô la Mỹ, giữa huy động không kỳ hạn và có kỳ hạn, giữa huy động từ tổ chức và huy động
từ dân cư; không ngừng tăng cường quy mô vốn huy động để giảm sự phụ thuộc của nguồn vốn
huy động vào các khách hàng lớn; áp dụng mức lãi suất cạnh tranh, tương đương với lãi suất
huy động của thị trường để duy trì giao dịch của các khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng
mới cho Ngân hàng; giảm thiểu việc huy động vốn với thời gian ngắn và với chi phí cao trên thị
trường liên ngân hàng. Ngân hàng phải đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ huy động vốn để
nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm dịch vụ của SVB so với các NHTM khác; phát
triển hệ thống mạng lưới ngân hàng để mang sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến gần với khách
hàng, tạo thuận tiện cho khách hàng trong các giao dịch với ngân hàng để nâng cao năng lực
huy động vốn; tăng cường công tác marketing, quảng bá ngân hàng, các sản phẩm dịch vụ, các
hình thức huy động vốn, các chương trình tặng quà, khuyến mãi. Chiến lược huy động vốn luôn
phải bám sát chiến lược kinh doanh của Ngân hàng .
3.2 Giải pháp để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của SVB
Trong phần này, tác giả sẽ đưa ra năm nhóm giải pháp cơ bản để đẩy mạnh hoạt động huy
động vốn của SVB, bao gồm giải pháp về việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, áp dụng
chính sách lãi suất huy động linh hoạt, phát triển mạng lưới giao dịch, tăng cường các hoạt
động truyền thông và đổi mới chính sách nhân sự.
3.2.1 Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ
SVB chủ yếu huy động vốn thông qua các tài khoản tiền gửi của khách hàng. Các loại tài
khoản tiền gửi bao gồm tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tích lũy định kỳ.
Ngân hàng vẫn chưa được phép huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân cư. Hơn nữa, cách thức trả
lãi cho các tài khoản tiền gửi chưa linh hoạt: lãi tiền gửi không kỳ hạn được trả một lần vào
cuối tháng; lãi tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tích lũy định kỳ được trả một lần vào ngày đến hạn
hoặc vào ngày khách hàng phá ra trước hạn . Trong khi đó, nhiều NHTM khác huy động tiền gửi
thông qua rất nhiều loại hình tài khoản như tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi
tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm bậc thang,
tiết kiệm tuổi già, tiết kiệm mu a nhà, tiết kiệm học đường…Các hình thức trả lãi cũng rất đa
dạng: lãi trả trước, lãi trả sa u, lãi trả hàng tháng, hàng quý, lãi nhập gốc. Để khắc phục điểm
yếu trong sản phẩm tiền gửi và để giảm thiểu n guy cơ quy mô vốn huy động bị thu hẹp, SVB
cần phải thực hiện chiến lược hạn chế điểm yếu để giảm thiểu nguy cơ (W -T).
Trước hết, Ngân hàng phải đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi và các dịch vụ hỗ trợ. Để có
thể tránh được nguy cơ các sản phẩm mới mà Ngân hàng đưa ra không được chấp nhận và để
giảm thiểu chi phí cho việc phát triển sản phẩm mới, SVB cần tiến hành việc phát triển các sản
phẩm theo hướng học tập sản phẩm của các NHTM khác và đưa ra các sản phẩm tiền gửi tương
tự hoặc sản phẩm tốt hơn. Theo đó, Ngân hàng phải thường xuyên nghiên cứu các sản phẩ m
tiền gửi đang được các NHTM khác áp dụng, tìm ra các ưu và nhược điểm của các sản phẩm
này. Qua đó, Ngân hàng có thể đa dạng hóa các sản phẩm hiện có, cải tiến các sản phẩm hiện
có, tăng độ hấp dẫn cho các sản phẩm hiện có, đưa ra các sản phẩm tiền gửi có ưu điểm vượt
trội, phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng. Ngay bây giờ, Ngân hàng có thể đa dạng hóa các
sản phẩm và dịch vụ bằng cách:
- Cung cấp các loại tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn bằng VND và nhiều loại ngoại tệ
khác hơn là chỉ giới hạn ở USD và EUR. Bổ sung thêm tài khoản cho một số loại n goại tệ mạnh
khác như JPY, GBP, SGD, HKD…
- Tăng tiện ích cho các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn như trả lãi trước, trả lãi hàng tháng, trả
lãi hàng quý, trả lãi định kỳ.
- Phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động huy động vốn như như dịch vụ thẻ, dịch vụ
ngân hàng điện thoại, dịch vụ ngân hàng trực tuyến, dịch vụ hỗ trợ tư vấn khách hàng qua tổng
đài, qua trung tâm cung cấp thông tin cho khách hàng.
- Lắp đặt thêm một số máy ATM và liên kết với các NHTM khác để tận dụng mạng lưới
ATM của các ngân hàng này.
Thứ hai, Ngân hàng phải đề nghị NHNN cho phép Ngân hàng được huy động tiền gửi tiết
kiệm của dân cư. Sau khi được NHNNVN cho phép thực hiện huy động tiết kiệm từ dân cư,
SVB cũng có thể sử dụng chiến lược trên để phát triển đa dạng các loại hình tiền gửi tiết kiệm
từ dân cư.
Đây là giải pháp đầu tiên mà tác giả đưa ra dựa trên chiến lược khắc phục điểm yếu để
giảm thiểu nguy cơ (W-T) nhằm duy trì quy mô tiền gửi của các khách hàng hiện tại, thu hút
thêm tiền gửi từ các khách hàng mới, dần dần mở rộng thị phần huy động vốn cho Ngân hàng.
3.2.2 Áp dụng chính sách lãi suất huy động linh hoạt
Lãi suất là một yếu tố rất quan trọng tác động trực tiếp đến qu y mô huy động vốn của các
NHTM. Khi có chênh lệch lãi suất lớn giữa các NHTM, khách hàng sẽ dịch chuyển tiền gửi của
họ từ ngân hàng có lãi suất thấp sang ngân hàng có lãi suất cao hơn. Qua phân tích ở các phần
trên, lãi suất tiền gửi của SVB thường thấp hơn của các NHTM khác nhất là lãi suất tiền gửi của
nhóm các NHTMNN và NHTMCP. Ngoài ra, SVB thường có phản ứng chậm trong việc điều
chỉnh lãi suất huy động cho sát với lãi suất huy động của thị trường. Thêm vào đó, Ngân hàng
chỉ áp dụng một mức lãi suất cho tất cả các khoản tiền gửi có kỳ hạn giống nhau, bất k ể giá trị
tiền gửi là lớn hay nhỏ. Đây là một trong những nguyên nhân vì sao tốc độ tăng trưởng quy mô
vốn huy động của SVB thấp hơn mức tăng trưởng vốn huy động bình quân của các NHTM. Tuy
nhiên, việc tăng lãi suất tiền gửi đồng nghĩa với tăng chi phí huy động vốn, đẩy lãi suất đầu ra
lên cao. Vì thế, Ngân hàng cần có một chính sách lãi suất linh hoạt, vừa đảm bảo huy động
được tiền gửi của khách hàng vừa kiểm soát được chi phí vốn.
Thông thường, để đưa ra mức lãi suất huy động, ngân hàng phải cân nhắc đến các yếu tố
bên trong và các yếu tố bên ngoài ngân hàng. Các yếu tố bên trong bao gồm khối lượng vốn cần
huy động, mức chi phí huy động tối đa có thể chấp nhận được, thời hạn huy động cần thiết, mục
tiêu marketing và một số yếu tố khác. Các yếu tố bên ngoài bao gồm tình hình nền kinh tế, tỷ lệ
lạm phát, chính sách của Nhà nước và NHNNVN, đặc điểm của thị trường tài chính, ngân hàng,
hành động của các đối thủ cạnh tranh và một số yếu tố khác. Một chính sách lãi suất linh hoạt
phải đảm bảo những nội dung sau:
- Mục tiêu của chính sách là duy trì quy mô vốn huy động hiện thời và tăng quy mô vốn
huy động từ các khách hàng tiềm năng của Ngân hàng.
- Lãi suất huy động đưa ra phải dựa trên việc phân tích cơ cấu chi phí vốn bao gồm các chi
phí trực tiếp và các ch i phí gián tiếp trong mối quan hệ với lãi suất cho vay.
- Lãi suất huy động đưa ra phải dựa trên việc t ham khảo và phân tích lãi suất huy động của
các NHTM khác trong từng thời điểm.
Ngân hàng áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt bằng cách đa dạng hóa các hình thức trả
lãi như trả lãi trước, trả lãi hàng tháng, trả lãi suất lũy tiến , trả lãi suất cao hơn cho các khoản
tiền gửi lớn hơn, trả lãi suất cao hơn cho các khách hàng lớn, khách hàng truyền thống, khách
hàng có nhiều đóng góp cho ngân hàng. Với chính sách lãi suất linh hoạt như vậy, SVB mới có
thể duy trì được các tài khoản tiền gửi hiện tại và thu hút thêm các khoản tiền gửi mới.
Tuy nhiên, hiện nay, lãi suất huy động bằng Đồng Việt Nam và Đô la Mỹ của NHTM bị
NHNN khống chế mức trần. Lãi suất huy đ ộng của các NHTM là hầu như không khác biệt nên
việc áp dụng giải pháp lãi suất không phát huy nhiều tác dụng. Sau này, khi trần lãi suất huy
động được gỡ bỏ, thực hiện giải pháp này cũng đồng thời là thực hiện chiến lược khắc phục
điểm yếu để giảm thiểu nguy cơ (W-T) sẽ giúp cho SVB hạn chế được sự dịch chuyển vốn huy
động của khách hàng từ SVB đi các NHTM khác, góp phần đẩy mạnh hoạt động huy động vốn
của Ngân hàng.
3.2.3 Phát triển mạng lưới giao dịch
Mở rộng mạng lưới giao dịch là mục tiêu hướng tới của rất nhiều NHTM. Thông qua quá
trình phát triển mạng lưới, ngân hàng có thể chủ động tập trung vào các khu vực có nhiều khách
hàng tiềm năng, mang sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng đến gần với khách hàng hơn, từ đó
mở rộng cơ sở khách hàng, phát triển c ác hoạt động và cung cấp các dịch vụ cho khách hàng.
Với hệ thống mạng lưới còn quá mỏng như hiện nay, SVB khó có thể tiếp cận được các khách
hàng tiềm năng, kể cả những khách hàng Hàn Quốc, ở xa những nơi Ngân hàng có mặt. Phát
triển mạng lưới giao dịch được coi là chiến lược khắc phục điểm yếu để tận dụng cơ hội (W-O).
Trong đó, điểm yếu của SVB là mạng lưới giao dịch quá khiêm tốn; Ngân hàng gồm hội sở
chính và ba chi nhánh mới chỉ có mặt ở bốn tỉnh và thành phố. Cơ hội ở đây là cơ hội để mở
rộng mạng lư ới ngân hàng và cơ hội để huy động vốn từ các khách hàng Việt Nam tiềm năng và
các khách hàng Hàn Quốc vốn chưa được khai thác triệt để.
Theo số liệu của Cục Đầu tư Nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên website
tính đến 23/03/2011, đã có 2.739 dự án đầu tư của Hàn Quốc và o Việt
Nam. Các dự án này được đầu tư vào 18 lĩnh vực khác nhau. Tổng vốn điều lệ của các dự án
này là 7,8 tỷ Đô la Mỹ; tổng số vốn đầu tư của các dự án này lên tới 22,38 tỷ Đô la Mỹ. Các dự
án đầu tư này được thực hiện tại 47 tỉnh thành của Việt Nam; trong đó, các tỉnh và thành phố
thu hút được số vốn đầu tư trên một trăm triệu Đô la Mỹ là 21 tỉnh thành. Mười tỉnh thành mà
Hàn Quốc đầu tư vào nhiều nhất, lần lượt là Hà Nội, Bà Rịa -Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí
Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Hải Phòng, Long An , Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Bắc Ninh (xem
Phụ lục G: Đầu tư trực tiếp Hàn Quốc vào Việt nam). Đó là chưa kể đến mảng khách hàng cá
nhân và khách hàng doanh nghiệp Việt Nam. Đến nay, SVB mới chỉ có mặt tại Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai. Do đó, khách hàng tại các tỉnh và thành phố khác ,
kể cả các khách hàng Hàn Quốc , dù muốn giao dịch với SVB, cũng khó có thể thực hiện giao
dịch vì khoảng cách địa lý. Hơn nữa, cho đến nay toàn hệ thống mới có 20 máy ATM và chưa
có một POS nào.
Tác giả đề suất giải pháp phát triển mạng lưới giao dịch theo hướng như sau:
- Mở chi nhánh ngân hàng tại các tỉnh và thành phố lớn , nhất là 21 tỉnh thành phố dẫn đầu
về đầu tư của Hàn Quốc. Trước hết, ưu tiên mở chi nhánh tại Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng,
Long An, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Bắc Ninh.
- Lắp đặt thêm một số máy ATM, tập trung vào các khu công nghiệp, trung tâm thương
mại để phục vụ cho hoạt động trả lương qua tài khoản của các doanh nghiệp, thông qua đó huy
động được ng uồn tiền gửi không kỳ hạn với chi phí thấp.
- Tiếp tục mở rộng việc liên kết thanh toán thẻ với các NHTM khác , nhất là các NHTM có
dịch vụ thẻ phát triển, để tận dụng hệ thống mạng lưới của các NHTM này , nâng cao tính cạnh
tranh cho sản phẩm thẻ của SVB, thu hút thêm các khách hàng mới, qua đó để tăng quy mô vốn
huy động.
- Lắp đặt các POS để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời phải chú ý đến việc phân
chia khoảng cách địa lý một cách hợp lý.
Như vậy, theo đánh giá của tác giả, mở rộng mạng lưới giao dịch là một giải pháp hữu hiệu
để phát triển hơn nữa mảng khách hàng Việt Nam và để khai thác triệt để mảng khách hàng
Hàn Quốc, góp phần phát triển các hoạt động ngân hàng nói chung và tăng cường quy mô vốn
huy động cho SVB nói riêng.
3.2.4 Tăng cường các hoạt động truyền thông
Để đẩy mạnh các hoạt động huy động vốn, SVB phải tập trung hơn nữa vào mảng khách
hàng phi Hàn Quốc nhất là các khách hàng Việt Nam. Mở rộng đối tượng khách hàng giúp cho
Ngân hàng đạt được mục tiêu tăng trưởng vốn huy động, giúp cho Ngân hàng bớt bị phụ thuộc
vào nguồn vốn của các khách hàng lớn, giúp cho Ngân hàng thay đổi cơ cấu vốn huy động, đảm
bảo sự cân đối giữa huy động bằng đồng Việt Nam và huy động bằng ngoại tệ. Tuy nhiên, cho
đến nay các hoạt động truyền thông của SVB chưa nhắm tới mảng khách hàng phi Hàn Quốc
này. Chính vì thế, hình ảnh của SVB là rất mờ nhạt đối với nhóm các khách hàng này. Để có
thể thu hút được tiền gửi của khách hàng nhất là các khách hàng Việt Nam, SVB cần phải thực
hiện các hoạt động sau:
- Tăng cường các hoạt động quảng cáo về Ngân hàng, về các sản phẩm và dịch vụ mà
Ngân hàng cung cấp, nhất là các sản phẩm huy động vốn . Phải kết hợp các hình thứ c quảng cáo
trên tivi, đài, báo để lưu giữ hình ảnh của ngân hàng trong tâm trí của khách hàng .
- Xây dựng thương hiệu và uy tín của SVB trong con mắt của khách hàng nói chung và của
các khách hàng Việt Nam nói riêng thông qua các công cụ như tổ chức hội thảo chuyên đề, phát
biểu công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạp chí ngân hàng, báo chí để xây dựng
hình ảnh tích cực cho Ngân hàng.
- Đẩy mạnh các hoạt động bán hàng trực tiếp thông qua giao tiếp giữa nhân viên Ngân
hàng và khách hàng để giới thiệu về sản phẩm và dịch vụ ngân hàng đến khách hàng và thuyết
phục khách hàng mở tài khoản, gửi ti ền tại ngân hàng; qua đó cũng thu thập được đánh giá của
khách hàng về chất lượng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
- Tham gia tài trợ cho các hoạt động văn hóa xã hội, lễ hội, thể thao, các hoạt động từ
thiện, các chương trình truyền hình trực tiếp. Thông qua đó, SVB có thể quảng bá hình ảnh của
Ngân hàng.
- Xây dựng các chương trình khuyến mại, tặng quà , tặng vật lưu niệm, tặng thẻ mua hàng
cho các khách hàng đến gửi tiền để tăng tính hấp dẫn của các loại hình tiền gửi.
Tóm lại, để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn, nhất là huy động vốn từ mảng khách hàng
là các doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam, SVB phải tăng cường các hoạt động truyền thông.
Giải pháp này được đưa ra dựa trên chiến lược khắc phục điểm yếu để tận dụng cơ hội phát
triển (W-O).
3.2.5 Đổi mới chính sách nhân sự
3.2.5.1 Chính sách lương, thưởng
Hiện nay, SVB vẫn áp dụng cơ chế lương bình quân nghĩa là các vị trí như nhau được trả
mức lương giống nhau bất kể người lao động đang làm việc ở phòng ban nào. Như vậy, người
làm việc ở những bộ phận chuyên môn đòi hỏi trình độ cao, hay bị nhiều áp lực chỉ được trả
như người làm việc ở các bộ phận khác. Hơn thế nữa, mức lương của SVB là thiếu tính cạnh
tranh với các NHTM khác nhất là các ngân hàng 100% vốn nước ngoài hay chi nhánh các ngân
hàng nước ngoài; thậm chí, mức lương trả cho các cấp trưởng phòng và giám đốc chi nhánh là
rất thấp so với mức lương bình quân của nhiều NHTM khác. Trong khi đó, tiêu chuẩn tuyển
dụng Ngân hàng yêu cầu là tương đối cao: ngoài kiến thức chung và kiến thức chuyên môn, các
ứng viên phải có khả năng giao tiếp tốt bằng tiếng Anh hoặc tiếng Hàn. Vì thế, việc tuyển dụng
cũng như việc giữ chân đội ngũ nhân viên giỏi của SVB gặp không ít khó khăn.
Bên cạnh đó, SVB áp dụng cơ chế thưởng cố định. Hàng năm, người lao động sẽ được
thưởng hai tháng, chia ra làm bốn lần bằng nhau, bất kể tình hình hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng như thế nào. Chính sách này không khuyến khích người lao động cố gắng hết sức
trong công việc bởi vì có làm nhiều hơn nữa hay làm ít đi cũng chỉ được thưởng vậ y thôi. Trong
khi đó, thưởng hay lương kinh doanh được nhiều NHTM nhất là các NHTMCP trả dựa trên
đóng góp thực tế của người lao động vào kết quả hoạt động kinh doanh, số tiền thưởng có thể
bằng một hay nhiều tháng lương của người lao động tùy theo mức độ hoàn thành công việc và
vị trí mà người lao động đảm nhận.
Như vậy, SVB phải xây dựng chính sách lương thưởng hợp lý: mức lương và thưởng phải
cao hơn mức bình quân của thị trường; mức lương và thưởng phải được trả dựa trên tính chất
công việc của các phòng ban và dựa trên đóng góp thực tế của người lao động vào kết quả hoạt
động kinh doanh. Có như vậy người lao động mới yên tâm công tác, hết lòng vì công việc và
Ngân hàng mới giảm thiểu nguy cơ bị cháy máu chất xám.
3.2.5.2 Chính sách đào tạo
Đào tạo và đào tạo lại đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch
vụ của Ngân hàng. Chất lượng dịch vụ ngân hàng thường được thể hiện thông qua các tiêu chí
sau: tốc độ phục vụ, mức độ chính xác, thái độ phục vụ, trình độ chuyên môn và các kỹ n ăng
mềm của nhân viên giao dịch, sự phù hợp của các sản phẩm dịch vụ với nhu cầu khách hàng, ưu
điểm của các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ. Theo kết quả thăm dò ý kiến khách hàng, 10% ý kiến
đánh giá trình độ chuyên môn của nhân viên giao dịch ở mức trung bìn h và yếu; 5% khách hàng
được hỏi vẫn chưa hài lòng với chất lượng dịch vụ của SVB. Nguyên nhân chủ yếu là do chính
sách đào tạo và tái đào tạo của Ngân hàng vẫn chưa được thực hiện tốt.
Mặc dù SVB là NHLD giữa một ngân hàng hàng đầu của Việt Nam và một ngâ n hàng
hàng đầu của Hàn Quốc, cả hai ngân hàng này đều có trung tâm đào tạo, SVB vẫn chưa tận
dụng được thế mạnh này để đào tạo và tái đào tạo cho cán bộ và nhân viên của Ngân hàng . Đến
nay, quá trình đào tạo được thực hiện như sau: việc đào tạo nghiệp vụ do trưởng các phòng ban
phụ trách, tự biên soạn tài liệu và tự giảng dạy ; để đào tạo kỹ năng mền, SVB cử nhân viên theo
học các khóa đào tạo do các trung tâm đào tạo bên ngoài tổ chức. Việc cử nhân viên đi đào tạo
ở Vietcombank hay Shinhan Bank cũng thỉnh thoảng được thực hiện nhưng hiệu quả không cao
vì mục đích chủ yếu là trao đổi kinh nghiệm.
Chính vì vậy, SVB phải thực hiện ngay chiến lược hạn chế điểm yếu về trình độ và kỹ
năng của nhân viên giao dịch chưa đồng đều để giảm thiểu nguy cơ thị phần huy động vốn của
Ngân hàng bị thu hẹp (W-T). Theo đó, Ngân hàng phải thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo
và tái đào tạo cho các cán bộ và nhân viên; tận dụng thế mạnh về trung tâm đào tạo của hai
ngân hàng đối tác để đào tạo theo những nội dung, chủ đề và chư ơng trình thống nhất ; ký hợp
đồng đào tạo với các công ty đào tạo chuyên nghiệp để mời chuyên gia về giảng dạy nâng cao
kiến thức và phát triển các kỹ năng mềm, nhất là kỹ năng chăm sóc khách hàng; hỗ trợ tài chính
cho cán bộ và nhân viên để họ tiếp tục họ c cao hơn nữa tại các trường đại học trong và ngoài
nước.
Như vậy, trong giải pháp về chính sách nhân sự, tác giả đề cập đến hai nội dung chính gồm
chính sách lương, thưởng và chính sách đào tạo. Nếu chính sách lương thưởng tốt, người lao
động sẽ yên tâm công tác, hạn chế được nguy cơ nhảy việc từ ngân hàng này sang ngân hàng
khác. Còn nếu chính sách đào tạo tốt, trình độ và kỹ năng c ủa người lao động được nâng cao,
chất lượng dịch vụ được cải thiện, ngân hàng sẽ ngày càng phục vụ khách hàng tốt hơn. Ngân
hàng phải nhắm đến mục tiêu “cung cấp chất lượng dịch vụ vượt trội cho khách hàng ” để phát
triển hoạt động kinh doanh và đẩy mạnh hoạt động huy động vốn.
3.3 Kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với NHNN và các cơ quan quản lý Nhà nước
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật nói chung và văn bản pháp luật về
hoạt động ngân hàng nói riêng, đảm bảo có đủ các văn bản, tính thực thi cao, trách tình trạng
trồng chéo của các văn bản, văn bản đã có nhưng không biết thực hiện như thế nào, có luật chờ
nghị định, có nghị định chờ thông tư, có thông tư chờ quyết định; dùng thông tư cũ để hiểu
Nghị định mới…
Ốn định về kinh tế vĩ mô, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững, tốc độ tăng trưởng
kinh tế ổn định. Hiện nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp là những
vấn đề lớn mà Nhà nước đang phải tập trung giải quyết. Kinh tế có phát triển, lạm phát và thất
nghiệp có được kiểm soát thì tỷ lệ tiết kiệm của nền kinh tế mới tăng lên, người dân mới có tiền
và yên tâm gửi vào ngân hàng. Nếu tỷ lệ lạm phát vẫn duy trì ở mức cao, hiện nay cao hơn mức
lãi suất tiền gửi tối đa mà NHNN quy định, tức lãi suất thực âm, thì các NHTM rất khó có thể
huy động vốn.
NHNN đã thành lập cơ quan thanh tra giám sát, mỗi chi nhánh của NHNN cũ ng có phòng
thanh tra giám sát; các văn bản pháp lý về thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng đã được ban
hành.Vì thế, NHNN cần tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên hoạt động của các NH TM nói
chung và hoạt động huy động vốn nói riêng; phát hiện và xử lý nghiêm khắc các NH TM huy
động vốn vượt trần lãi suất, lách luật, trái với quy định của NHNN , xử lý nghiêm các doanh
nghiệp niêm yết giá hàng hóa dịch vụ bằng đô la Mỹ, xử lý việc mua bán đầu cơ Đô la Mỹ
ngoài thị trường tự d o.
Rà soát và sàng lọc các NHTM hoạt động kém hiệu quả, thiếu sức cạnh tranh, quá nhỏ về
quy mô, uy tín và thương hiệu. Định hướng sáp nhập các NHTM nhỏ lại thành những NHTM
lớn hơn, để các NHTM có thể đứng vững trong môi trườ ng cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Sau khi sàng lọc và sắp sếp các NHTM, sức kh ỏe của hệ thống NHTM sẽ được cải thiện, giảm
bớt tình trạng cạnh tranh quá khốc liệt, giảm bớt các cuộc đua tăng lãi suất huy động, làm suy
giảm uy tín và làm méo mó hoạt động của các NHTM.
Ban hành các quy định mở rộng phạm vi thanh toán không dùng tiền mặt để yêu cầu các tổ
chức, cá nhân dần dần thay đổi thói quen dùng tiền mặt, làm quen với các hình thức thanh toán
qua ngân hàng.
Đến nay, NHNN đã cho phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Vì thế, NHNN
nên xem xét và cho phép các NHTM có vốn đầu tư nước ngoài được huy động tiền gửi tiết
kiệm từ khách hàng cá nhân để đảm bảo sự bình đẳn g giữa các NHTM trong hoạt động huy
động vốn.
3.3.2 Kiến nghị với SVB
Theo Điều lệ Liên doanh của SVB, nhân sự chủ chốt gồm các thành viện Hội đồng quản trị,
thành viên Ban điều hành, giám đốc các chi nhánh được biệt phái từ các ngân hàng đối tác sang
với nhiệm kỳ là bốn năm. Tuy nhiên, nhiều cán bộ sau khi được cử đi một, hai năm đã bị điều
về. Chính vì thế, các bên đối tác phải đổi mới quy định về việc đề cử nhân sự chủ chốt theo
hướng đảm bảo chỉ sau khi hết nhiệm kỳ, mới được rút nhân sự chủ chốt về hoặc nhân sự chủ
chốt có thể được thuê từ bên ngoài.
SVB phải thay đổi cơ cấu tổ chức hiện tại, trong đó phải tính đến việc thành lập phòng
quan hệ khách hàng, chuyên phụ trách về việc thiết lập, duy trì, phát triển quan hệ với khách
hàng. Hiện nay, mô hình tổ chức của Ngân hàng cũng chưa thuận tiện, nhiều phòng ban cùng
tiếp xúc với khách hàng, khách hàng muốn thực hiện giao dịch với Ngân hàng có khi phải liên
hệ với nhiều phòng ban cho giao dịch đó. Mô hình tổ chức này làm giảm hiệu quả của hoạt
động chăm sóc khách hàng của Ngân hàng.
Đề nghị Ngân hàng đổi mới chính sách nhân sự sao cho chính sách này có thể thu hút và
duy trì đội ngũ nhân sự chất lượng cao bằng việc áp dụng các chế độ đãi ngộ, lương và thuởng
hợp lý, chính sách đào tạo khoa học.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Dựa trên việc phân tích đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn của SVB trong
Chương II, tác giả đưa ra năm nhóm giải pháp cơ bản để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của
Ngân hàng. Các giải pháp được đưa ra ở đây gồm có giải pháp đa dạng hóa các sản phẩm dịch
vụ, giải pháp về áp dụng chính sách lãi suất huy động linh hoạt, giải pháp về phát triển mạng
lưới giao dịch, giải pháp về tăng cường các hoạt động t ruyền thông và giải pháp về đổi mới
chính sách nhân sự. Việc đưa ra các giải pháp này dựa trên nguyên tắc cơ bản là khắc phục
điểm yếu, phát huy điểm mạnh của Ngân hàng, tận dụng cơ hội, giảm thiểu nguy cơ bên ngoài.
Tác giả tin chắc rằng sau khi áp dụng các giải pháp nêu ra trong Chương III này, SVB sẽ
đẩy mạnh được hoạt động huy động vốn của Ngân hàng, cụ thể là nâng cao mức tăng trưởng
vốn huy động, đảm bảo sự cân đối trong nguồn vốn huy động, giảm sự phụ thuộc của vốn huy
động vào nhóm khách hàng lớn. Tuy vậy, mức độ thành công trong việc áp dụng các giải pháp
này lại phụ thuộc vào một số yếu tố khách quan. Chính vì lẽ đó, tác giả cũng đưa ra một số kiến
nghị thiết thực đối với NHNN và các cơ quan quản lý Nhà nước và kiến nghị đối với SVB.
PHẦN KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu về hoạt động kinh doanh của NHTM, về hoạt động huy động vốn,
vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu và sử dụng những kinh nghiệm tích lũy được
của tác giả, luận văn về đề tài “Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh
Shinhan Vina” đã đạt được các kết quả như sau:
Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động của NHTM,
hoạt động huy động vốn của NHTM, các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan ảnh hưởng
đến hoạt động huy động vốn của NHTM. Vì thế, luận văn cung cấp những cơ sở lý luận và làm
tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu sau này về hoạt động huy động vốn của các NHTM.
Thứ hai, thông qua việc phân tích và đánh giá về hoạt động huy động vốn, quy mô vốn huy
động, cơ cấu vốn huy động, cơ cấu khách hàng của SVB, luận văn cho thấy quy mô vốn huy
động của SVB là rất nhỏ so với quy mô vốn huy động của một số NHTM khác, mức độ tăng
trưởng vốn huy động của SVB là khá thấp so với mức độ tăng trưởng vốn huy động bình quân
của các NHTM, vốn huy động của SVB chủ yếu bằng USD, tỷ lệ vốn huy động được từ các
doanh nghiệp cao hơn nhiều so với vốn huy động từ cá nhân, vốn huy động của SVB phụ thuộc
quá nhiều vào một số khách hàng lớn nên rất thiếu tính ổn định. Do đó, luận văn giúp Ban lãnh
đạo của Ngân hàng hiểu rõ hơn về thực trạng hoạt động huy động vốn.
Thứ ba, luận văn đã chỉ ra rằng sản phẩm huy động vốn của SVB còn đơn điệu, chưa hấp
dẫn; lãi suất huy động vốn kém cạnh tranh; mạng lưới giao dịch của ngân hàng quá mỏng, tốc
độ mở rộng mạng lưới quá chậm; các hoạt động truyền thông chưa được tiến hành thường
xuyên và vẫn chưa định hướng vào nhóm khách hàng phi Hàn Quốc; khách hàng chưa hoàn
toàn hài lòng với chất lượng dịch vụ của SVB. Qua đó, Ngân hàng phải nhanh chóng khắc phục
những vấn đề tồn tại để có thể thực hiện thành công chiến lược huy động vốn đã đề ra.
Thứ tư, luận văn đã đưa ra năm giải pháp cơ bản để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của
SVB. Qua đó, SVB có thể duy trì được mảng khách hàng Hàn Quốc truyền thống, ngăn n gừa sự
dịch chuyển nguồn vốn của nhóm khách hàng này sang các NHTM khác; thu hút thêm các
khách hàng Hàn Quốc và các khách hàng phi Hàn Quốc tiềm năng; nâng cao tỷ lệ tăng trưởng
vốn huy động, đảm bảo cơ cấu vốn huy động hợp lý và ổn định.
Thứ năm, mặc dù mục tiêu của đề tài là đưa ra các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động huy
động vốn tại SVB, một số giải pháp đưa ra ở đây có thể được áp dụng cho các NHTM khác
nhất là các NHLD, những ngân hàng có nhiều điểm tương đồng với SVB về lịch sử hình thành
và phát triển, về cơ cấu tổ chức, về quy mô vốn, quy mô hoạt động… để tăng cường nguồn vốn
huy động cho ngân hàng.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, luận văn còn có một số hạn chế như phạm vi nghiên
cứu của đề tài chủ yếu tập trung vào hoạt động huy động vốn từ tài khoản tiền gửi của khách
hàng, số liệu sơ cấp thu thập được từ kết quả thăm dò ý kiến khách hàng chưa đại diện cho tất
cả khách hàng của SVB. Chính vì thế, các công trình nghiên cứu sau này về đề tài đẩy mạnh
hoạt động huy động vốn của các NHLD nói chung hay của SVB nói riêng, có thể tập trung vào
nghiên cứu vốn huy động từ vốn vay và vốn tự có.
Như vậy, với việc thực hiện đề tài này, tác giả đã có cơ hội để áp dụng những kiến thức đã
học được trong trường đại học, sử dụng những hiểu biết và kinh nghiệm thực tế cho việc nghiên
cứu. Hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tác giả cũng đã hoàn thành nhiệm vụ mà Hội đồng
Quản trị của SVB đã giao phó cho Ban lãnh đạo của Ngân hàng. Đó là “tìm ra các giải pháp để
tăng cường vốn huy động cho Ngân hàng”. Tác giả cũng sẽ làm báo cáo gửi lên Ban lãnh đạo
Ngân hàng đề suất áp dụng các giải pháp trong năm 2012 để nhanh chóng đẩy mạnh hoạt động
huy động vốn của SVB.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
NHTM Ngân hàng Thương mại
NHLD Ngân hàng Liên doanh
NHTMNN Ngân hàng Thương mại Nhà nước
NHTMCP Ngân hàng Thương mại cổ phần
SVB/ Ngân hàng Ngân hàng Liên doanh Shinhan Vina
Vietcombank Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
TCTD Tổ chức tín dụng
DN Doanh nghiệp
VND Đồng Việt Nam
USD Đô la Mỹ
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng số 2.1: Tình hình nguồn vốn của SVB từ năm 2008 đến năm 2010 21
Bảng số 2.2: Tình hình sử dụng vốn của SVB từ năm 2008 đến năm 2010 22
Bảng số 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của SVB từ năm 2008 đến năm 2010 25
Bảng số 2.4: Quy mô vốn huy động của SVB từ năm 2008 đến năm 2010 28
Bảng số 2.5: So sánh quy mô vốn huy động của một số NHTM 29
Bảng số 2.6: Số dư tiền gửi bình quân của SVB từ năm 2008 đến năm 2010 30
Bảng số 2.7: Phân loại vốn huy động theo kỳ hạn của SVB từ năm 2008 đến năm 2010 30
Bảng số 2.8: Cơ cấu vốn huy động theo số dư tiền gửi của các khách hàng lớn 32
Bảng số 2.9: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng 33
Bảng số 2.10: Hệ thống mạng lưới giao dịch của một số NHTM 39
Biểu 2.1: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của SVB từ năm 2008 đến năm 2010 23
Biểu 2.2: Các chỉ số ROA, ROE của SVB từ năm 2008 đến năm 2010 25
Biểu 2.3: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ của SVB từ năm 2008 đến năm
2010
31
CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục A: Danh sách các Ngân hàng thương mại
Phụ lục B: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của SVB
Phụ lục C: Danh sách 100 khách hàng tiền gửi lớn nhất
Phụ lục D: Phiếu thăm dò ý kiến khách hàng (về dịch vụ tiền gửi)
Phụ lục E: Kết quả thăm dò ý kiến khách hàng
Phụ lục F: Lãi suất tiền gửi
Phụ lục G: Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt N am
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Luật, Nghị định, Thông tư
1. Luật các tổ chức tín dụng, 2010, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam .
2. Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/07/2009, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
về tổ chức hoạt động của Ngân hàng Thương mại.
3. Thông tư số 02/2011/TT-NHNN ngày 03/03/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
về “Quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng Đồng Việt Nam”.
4. Thông tư số 04/2011/TT-NHNN ngày 10/03/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
về “Quy định áp dụng lãi suất trong trường h ợp tổ chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn
tại tổ chức tín dụng”.
5. Thông tư số 09/2011/TT-NHNN ngày 09/04/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
về “Quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng Đô la Mỹ của tổ chứ c, cá nhân tại
tổ chức tín dụng”.
6. Thông tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28/09/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
về việc “Quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá
nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
7. Thông tư số 14/2011/TT-NHNN ngày 01/06/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
về “Quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng Đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại
tổ chức tín dụng”.
II. Sách, giáo trình, tài liệu
1. Edward W. Reed PH.D, Edward K. Gill PH.D, Tổ chức biên dịch và hiệu đính
PGS.TS. Lê Văn Tề, TS. Hồ Diệu, 2004, Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống
Kê Hà Nội, 704 trang.
2. Frederic S. Mishkin, người dịch: Nguyễn Quang Cư, PTS. Nguyễn Đức Dỵ, 1995, Tiền
tệ, ngân hàng và thị trường tài chính , Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội, 955
trang.
3. PGS.TS.Nguyễn Văn Tiến (chủ biên), PGS.TS. Mai Văn Bạn, TS. Nguyễn Thị Kim
Thanh, TS. Châu Đình Phương, TS. Phạm Hữu Hồng Thái, 2010, Giáo trình kinh tế
tiền tệ ngân hàng , Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội, 711 trang.
4. Quý Long-Kim Thư, 2011, Kỹ năng quản lý ngân hàng, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà
Nội, 511 trang.
5. TS. Trịnh Quốc Trung (chủ biên), ThS. Nguyễn Văn Sáu, ThS. Trần Hoàng Mai , 2009,
Marketing Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh, 718 trang.
6. Tiến sĩ Lê Vinh Danh, 2009, Tiền và hoạt động ngân hàng, Nhà xuất bản Giao thông
Vận tải, Hà Nội, 694 trang.
7. Ngân hàng Liên doanh Shinhan Vina, 2007, Quy chế nội bộ.
8. Ngân hàng Liên doanh Shinhan Vina, 2007, 2008, 2009, 2010, Báo cáo tài chính.
9. Ngân hàng Liên doanh Shinhan Vina, 2007, 2008, 2009, 2010, Báo cáo tổng kết hoạt
động.
III. Các trang web
1. Website của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam:
2. Website của Hiệp hội Ngân hàng, Việt Nam:
3. Website của Ngân hàng liên doanh Shinhan Vina:
4. Website của Ngân hàng Indovina Bank:
5. Website của Vietcombank:
6. Website của Ngân hàng ACB:
7. Website của Ngân hàng Techcombank:
8. Website của Ngân hàng Vietinbank:
9. Website của Ngân hàng BIDV:
10. Website của Ngân hàng Vinasiam:
11. Website của Ngân hàng Vietnam Russia Bank:
Website của Ngân hàng Vidpublic Bank:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_dinh_van_thien_fba3_1168.pdf