Hiện tại, các xã đang phải đối mặt với thực trạng ô nhiễm môi trường
khá nghiêm trọng bao gồm môi trường không khí, môi trường nước, chất thải
rắn và chất thải nguy hiểm. Môi trường không khí bị ô nhiễm vì bụi, tiếng ồn
và khí thải gây ra nhiều nhất là khu vực thị trấn tại các khu, cụm, điểm
công nghiệp đang trong giai đoạn san lấp, xây dựng kết cấu hạ tầng, các làng
nghề sản xuất cơ kim khí, dệt nhuộm, các làng nghề chế biến nông sản, chế
biến xương, sừng, da trâu bò.
55 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2771 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đề xuất 1 số giải pháp quản lý môi trường tại các xã nghèo tại Hà Nội ( Hà Tây cũ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đặc điểm sản xuất đặc trưng của các làng nghề, các tác động của
chúng đến môi trường không khí cũng mang tính đặc trưng. Hiện nay các tác
nhân gây ô nhiễm sinh ra từ các làng nghề của địa phương chủ yếu là hơi, khí
26
thải, mùi và tiếng ồn tại các làng chế biến nông sản, các làng sản xuất các sản
phẩm cơ khí, các làng nghề sản xuất mộc, mây tre, giang, dan…có thể nói,
hiện nay tác nhân gây ô nhiễm có nguồn gốc từ các làng nghề hiện nay là rất
đa dạng và với số lượng nhiều tác động đến môi trường không khí là rất lớn
và trên diện rộng.
- Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Hiện nay các cơ sở sản xuất
tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn các xã là rất lớn, tuy nhiên các cơ sở này
thường không tập trung và nằm rải rắc hầu hết các khu vực trong địa bàn.
Loại sản phẩm này chủ yếu là các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng như gạch,
ngói, vôi đá. Hiện nay hầu hết các cơ sở này phải sử dụng một lượng than đá
rất lớn. Đây là nguyên nhân chính làm phát sinh ra các bụi khí CO, SO2,
CO2, … và bụi. Do tính chất và khả năng phát tán cao nên các loại khí này
có khả năng gây ô nhiễm trên một diện rộng và ảnh hưởng trực tiếp đến môi
trường không khí, năng suất hoa mầu và sức khoẻ của cộng đồng.
- Khí thải sinh ra từ quá trình phân huỷ chất thải rắn. Đây là nguồn
gây ô nhiễm mang tính cục bộ cao, đây là nguồn ô nhiễm có khả năng tác
động rất nguy hại đến môi trường và sức khoẻ của cộng đồng. Nguồn gốc của
các ô nhiễm này tập trung tại các bãi thu gom và chôn lấp rác thải sinh hoạt
trên địa bàn xã. Hiện nay, trên địa bàn 3 xã đã có các điểm bãi rác tập trung
nhưng phần lớn chưa bảo đảm hợp vệ sinh môi trường. Là nơi tạo điều kiện
các loại khí độc hại phát tán trực tiếp vào môi trường không khí của khu vực.
Do thành phần và tính chất nguy hại cao của các loại rác thải nên khí thải
được sinh ra từ quá trình phân huỷ các loại rác này mang tính chất tổng hợp
và có tính chất nguy hại rất cao.
- Các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Do tập quán canh tác của một
số địa phương, thường sử dụng các loại phân hữu cơ chưa ủ để hoại, mục
hoàn toàn trong trồng trọt, gây ô nhiễm mùi cho các khu dân cư xung quanh.
Bên cạnh đó, hàng năm một lượng khói thải đáng kể có chứa CO do đốt rơm
rạ sau khi thu hoạch được phát sinh, xả thải tự do và gây tác động đến môi
27
trường không khí, giảm tầm nhìn tại các trục đường giao thông gần các cánh
đồng. Tuy nhiên, ô nhiễm này chỉ mang tính thời điểm, ô nhiễm mùi thường
tập trung vào những thời điểm bắt đầu cây trồng, đầu mùa vụ và ô nhiễm khói
tập trung vào cuối vụ từ quá trình đốt rơm rạ sau khi thu hoạch.
2.2.2. Tác động của ô nhiễm không khí và tiếng ồn.
Từ thực tế quan trắc môi trường cho thấy, chất lượng không khí và
tiếng ồn trên địa bàn 3 xã đang bị ô nhiễm trên diện rộng, tập trung vào các
khu vực có đường giao thông chạy qua, các khu đô thị và các khu vực có công
trường đang hoạt động. Điều này là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh về đường
hô hấp và mắt cho cộng đồng dân cư. Ngoài ra sụ ô nhiễm bụi cũng là nguyên
nhân gây ra mất mỹ quan của nhiều khu vực trên địa bàn các xã. Đối với ô
nhiễm tiếng ồn, đây là nguyên nhân gây ra một số bệnh về thính giác. Hiện
nay, sự ô nhiễm tiếng ồn đã xẩy ra trên nhiều địa bàn các xã.
Cả làng hiện có 48 lò mổ qui mô vừa và nhỏ tại hộ gia đình. Nơi đây,
mỗi ngày đã giết mổ từ 70-90 con trâu bò để đưa thực phẩm tươi sống đi tiêu
thụ khắp thi trường trong và ngoài tỉnh.
Như vậy, lượng trâu bò hàng ngày tập kết về các bãi đất trống của làng
cùng sân vườn của các hộ lên tới 100-200 con; nguồn phân, rác thải xả ra
khắp nơi; chất thải gom thành đống, đổ bừa bãi ra đường làng, ngõ xóm gây ô
nhiễm nghiêm trọng về nguồn nước, không khí, tác động xấu đối với đời sống
nhân dân quanh vùng.
Mỗi ngày các lò giết mổ trâu, bò thải ra môi trường 2- 4m3 nước thải
và 10-30kg chất thải/hộ gồm phân, lông và cỏ, rác...Tuy cả thôn có 30 hộ đã
xây dựng hầm khí sinh học và 2 gia đình đầu tư xây dựng được nhà lạnh bảo
quản xương nhưng lượng chất thải được xử lý không thấm tháp gì; tình trạng
ô nhiễm môi trường vẫn chưa được cải thiện.
Số hộ còn lại thì tự do tuỳ tiện xả nước và chất thải bừa bãi; nước chảy ra
ao hồ, đồng ruộng tràn lan khắp mương máng, gây ứ đọng ở nhiều nơi. Hệ thống
giao thông, cống rãnh xây dựng không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, không
28
thông thoáng; nước thải và chất thải cùng xả ra nên dễ gây ứ đọng và lâu ngày
không được khơi thông. Vào mùa hè, mùi hôi thối càng bốc lên nồng nặc.
Ngoài ra, một số hộ còn gom xương thành từng đống, chỉ qua thời gian
1-2 ngày đã bốc mùi, gây ô nhiễm không khí khắp vùng. Trên 1.000 hộ dân
nơi đây còn phải chịu ô nhiễm tiếng ồn do tiếng kêu khi trâu bò bị giết phát
ra, tiếng xoong chảo, dao, thớt khua vang suốt ngày đêm...
2.3. Hiện trạng chất thải rắn.
2.3.1. Hiện trạng phát sinh các nguồn chất thải rắn.
Hiện nay chất thải rắn của các xã được sinh ra từ nhiều nguồn phát sinh
khác nhau. Do những đặc trưng của các nguồn phát sinh nên loại chất thải rắn
được sinh ra cũng có thành phần, tính chất và số lượng mang tính đặc trưng
cao tại Biểu 5, dưới đây:
Biểu 5: Những thông tin nguồn gốc và tính chất của chất thải rắn
1
Chất thải sinh hoạt:
- Từ hộ gia đình, khu dân cư.
- Từ các cơ quan hành chính,
trường học, chợ,…
Thành phần rất đa dạng như nilong, quần áo, vải vóc
cũ, các loại thức ăn thừa, rau củ quả bỏ,….đây là loại
rác có tính chất rất phức tạp bao gồm cả những thành
phần rất khó phân huỷ như (nilong, quần áo, vải vóc, xỉ
than…) và những thành phần dễ phân huỷ (thực vật
bỏ, thức ăn thừa, vỏ hộp giấy..)
2
Chất thải y tế: Từ các trung
tâm y tế
Thành phần khá phức tạp với nhiều loại khác nhau như
vỏ hộp, vỏ ống thuốc, bơm kim tiêm, băng gạc, bệnh
phẩm…Đây là những loại chất thải rắn có tính chất
nguy hại rất cao, mang mền bệnh có khả năng o nhiễm
vi sinh cho môi trường sống
3
Chất thải xây dựng: Từ các hộ
gia đình; từ các công trình xây
dựng
Chất thải xây dựng có thành phần đơn giản hơn so với
các loại chất thải khác. Chủ yếu là các loại vật liệu xây
dựng thừa, bỏ như gạch, ngói, đất, đá, vữa xây
29
dựng…chúng là một trong những nguồn có khả năng
gây ô nhiễm bụi trong không khí
4
Chất thải nông nghiệp: Từ
hoạt động sản xuất nông
nghiệp
Chất thải nông nghiệp được sinh ra từ nhiều giai đoạn
trong sản xuất nông nghiệp như chăm bón (vỏ chai, lọ
các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc khích thích…) thu
hoạch rơm, rạ, chế biến vỏ, trấu…Ngoại trừ các vỏ
chai, lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc khích thích
thì đây là loại chất thải có tính chất nguy hại thấp,
thường được người dân tái sử dụng vào các mục dích
khác nhau như làm phân bón, làm chất đốt…
5
Chất thải lâm nghiệp: từ các
hoạt động sản xuất, chế biến
lâm sản
Đây là chất thải được sinh ra trong quá trình sản xuất
lâm nghiệp như củi vụn, cành, lá cây.. các loại chất
thải này được người dân thu gom và làm chất đốt.
6.
Chất thải công nghiệp từ các
khu công nghiệp, từ các cơ sở
sản xuất có quy mô lớn
Đây là loại chất thải có thành phần rất đa dạng, phụ
thuộc vào đặc điểm của cơ sở sản xuất. Hiện nay
nguồn chất thải công nghiệp là nguồn chất thải có tính
chất nguy hại cao và số lượng rất lớn
7.
Chất thải thủ công nghiệp và
dịch vụ: Từ các làng nghề
truyền thống, từ các cơ sở sản
xuất tiểu thủ công nghiệp
Đây là loại chất thải được sinh ra từ các làng nghề
truyền thống trên địa bàn. Do đặc điểm sản xuất của
từng làng nghề nên loại chất thải được sinh ra cũng có
tính chất đặc trưng khác nhau. Tuy nhiên do số lượng
chất thải quá lớn. Nên hiện nay đây là nguồn gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng tại các làng nghề.
8.
Các nguồn khác: Các loại
bùn, cặn từ quá trình thông tắc
cống rãnh
Đây là loại chất thải có tính chất nguy hại rất cao, nó có
khả năng gây ô nhiễm mùi, bụi cho không khí; kim
loại, chất hữu cơ và ví sinh vật cho các nguồn nước.
30
Qua bảng trên, có thể thấy hiện nay các loại chất thải rắn được sinh ra
trên địa bàn là rất đa dạng về nguồn gốc, thành phần và tính chất. Tuy nhiên,
thành phần rác thải trên địa bàn thay đồi theo mùa trong năm. Hàng năm, vào
mùa hè và thời gian tết cổ truyền, tỷ lệ lá và giấy trong rác thải tăng lên đáng
kể, tuy nhiên vào khoảng tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau vào mùa
xây dựng tỷ lệ gạch, ngói, đất, đá… trong rác thải tăng rất cao. Ngoài ra thành
phần rác thải cũng phụ thuộc vào mức sống của người dân trong các khu vực,
khu dân cư khác nhau có mức thu nhập khác nhau thì tỷ lệ các thành phần
trong rác thải cũng khác nhau.
Theo số liệu thống kê cho thấy, thành phần rác thải sinh hoạt phát sinh
trên địa bàn xã chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân huỷ và nước, chiếm tỷ lệ
rất lớn. Các thành phần còn lại là các chất khó phân huỷ như kim loại, nhựa
và các chất không phân huỷ được như thuỷ tinh, sành sứ chiến tỷ lệ nhỏ tại
Biểu 6, dưới đây:
Biểu 6: Những thông tin về các thành phần chính có mặt trong chất thải
TT Thành phần chất thải Tỷ lệ (%)
1 Rác hữu cơ 80
2 Rác vô cơ 7
3 Nhựa và chất dẻo 3
4 Các chất khác 10
Từ các số liệu trên về rác thải trên địa bàn có thể thấy nguồn gốc, thành
phần và tính chất của các loại chất thải rắn được sinh ra với tính chất đang
dạng, phức tạp và nguy hại từ các nguồn chất thải sẽ ảnh hướng đến môi
trường sinh thái là điều khó tránh khỏi. Để giảm thiểu những tác động ảnh
hưởng của các loại chất thải rắn, công tác thu gom, phân loại và xử lý cẩn
phải được thực hiện triệt để.
31
2.3.2. Hiện trạng thu gom chất thải.
Hiện nay công tác thu gom rác thải đã được hầu hết chính quyền 3 xã
quan tâm nhiều hơn. Công việc thu gom được UBND xã hoặc tổ chức xã hội
như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh…đứng ra thực hiện.
Tuy nhiên lượng chất thải rắn được thu gom hàng ngày còn chưa cao kéo theo
công tác xử lý rác thải theo đúng quy trình còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ,
chưa triệt để. Việc ký hợp đồng với các công ty có chức năng thu gom, vận
chuyển, xử lý rác mới bắt đầu thực hiện từ năm 2006. Tại Cẩm Yên công tác
thu gom rác thải đã được xã thành lập các tổ/đội thu gom vận chuyển rác thải
từ các thôn ra bãi tập kết của xã. Mức thu phí vệ sinh áp dụng là 10.000
đồng/hộ/năm. Hiện nay, xã chưa ký hợp đồng với Công ty URENCO Xuân
Mai để chuyên chở và xử lý vì chưa có kinh phí mà chỉ đổ thành đống rồi đốt.
Theo ước tính chủa chuyên gia thì tổng lượng rác thải tính bình quân tốc độ
phát sinh chất thải rắn hàng ngày của xã là 0.5 kg/người thì tổng lượng rác
thải theo tháng khoảng 69,76 tấn/tháng, năm là 844,81 tấn/năm. Nếu thực
hiện tốt quy chế bảo vệ môi trường của xã thì số thu gom được theo tháng
khoảng 55,81 tấn/tháng, năm là 679,05 tấn/năm đạt 80%. Tại xã Đại Đồng Xã
đã thành lập các tổ/đội thu gom vận chuyển rác thải từ các thôn ra bãi tập kết
của xã, mức thu áp dụng là 50.000 đồng/hộ/năm. Công tác thu gom vận
chuyển và xử lý rác được Chính quyền xã ký hợp đồng với Công ty URENCO
Xuân Mai để chuyên chở, xử lý năm 2006 là 1.003 tấn, năm 2007 là 572 tấn,
Quý I/2008 là 213 tấn, vào 3 ngày trong tháng và được huyện hỗ trợ 50%
kinh phí còn lại 50% xã trả với số tiền là 122.000 đồng/tấn. Tổng kinh phí thu
gom rác thải áp dụng 50.000 đồng/hộ/năm chỉ đủ trả công cho người lao động
vận chuyển từ thôn ra bãi rác tập trung (50% kinh phí thu được chi cho công
tác vận chuyển), 50% chi cho xử lý, còn lại xã chi 50% xử lý. Các thôn đều
duy trì tốt tổ thu gom rác thải, 1 tháng 4 lần vận chuyển ra khu bãi tập trung
của xã. Ngân sách xã năm 2007 đã chi cho công tác xử lý rác thải là
60.542.000 đồng, năm 2008 dự kiến trả cho xử lý rác tổng kinh phí là 160
triệu đồng. Theo ước tính tổng lượng rác thải tính bình quân tốc độ phát sinh
32
chất thải rắn hàng ngày là 0.5 kg/người thì tổng lượng rác thải theo tháng
khoảng 142,50 tấn/tháng, năm là 1.733,75 tấn/năm; Số thu gom được theo
tháng khoảng 114 tấn/tháng, năm là 1.387 tấn/năm đạt 80%. Trong năm
2007, xã đã tiến hành đổ bê tông 200 m2 và xây dựng tường bao quanh 1 bãi
tập kết rác với kinh phí 35 triệu đồng và ngân sách xã chi cho công tác xử lý
rác là 60.542.000 đồng. Tại xã Kim Quan Hiện nay, công tác thu gom rác thải
đã được xã thành lập các tổ/đội thu gom vận chuyển rác thải từ các thôn ra bãi
tập kết của xã, mức thu áp dụng hiện nay cho tất cả các hộ trong xã là 5.000
đồng/hộ/tháng. Từ năm 2007, Chính quyền xã đã ký hợp đồng với Công ty
URENCO Xuân Mai để chuyên chở, xử lý năm 2007 là 160 tấn, Quý I/2008
là 65 tấn và được huyện hỗ trợ 50% kinh phí còn lại 50% xã trả với số tiến là
122.000 đồng/tấn. Theo các chuyên gia ước tính tổng lượng rác thải tính bình
quân tốc độ phát sinh chất thải rắn hàng ngày là 0.5 kg/người thì tổng lượng
rác thải theo tháng khoảng 97,89 tấn/tháng, năm là 1.190,99 tấn/năm; Nếu
như thực hiện tốt quy chế bảo vệ môi trường của xã thì số lượng thu gom
được theo tháng khoảng 73,42 tấn/tháng, năm là 893,25 tấn/năm đạt 75%.
Hiện tượng lượng rác thải được xử lý, chôn lấp chiếm tỷ lệ thấp so với
tổng lượng rác thải được sinh ra. Hiện tượng có địa phương chưa có điểm
chôn lấp, xử lý rác do đó toàn bộ lượng rác thải đều được xả thẳng, đổ vào
những vị trí trũng như ao, hồ, đầm, ven đê, sông, kênh mương…như Kim
Quan, Cẩm Yên. Có hiện tượng một số nơi đổ bãi ra ven quốc lộ, tỉnh lộ gây
mất mỹ quan, ảnh hưởng tới môi trường, sức khoẻ của nhân dân. Các bãi tập
kết tạm thời của xã chưa được quy hoạch, chất lượng bãi thu gom, chôn lấp
chưa hợp vệ sinh.
Qua quá trình tìm hiểu thu thập thông tin số lượng chất thải rắn (CTR)
phát sinh và được thu gom, các chuyên gia dự kiến ngay sau khi triển khai
thực hiện Quy chế bảo vệ môi trường. Các xã sẽ thu gom được tổng lượng
chât thải rắn hàng ngày của từng xã, chi tiết tại Biểu 7như sau:
33
Biểu 7: Dự kiến về tổng lượng chất thải phát sinh và được thu gom
TT
Tên xã
Số hộ
gia
đình
Dân số
(người)
Tốc độ phát sinh
CTR
(kg/người/ngày)
Tổng lượng CTR (kg/ngày)
Phát sinh Được thu gom
1 Kim Quan 1.630 6.526 0,50 3.263 2.447
2 Cẩm Yên 987 4.651 0,50 2.326 1.860
3 Đại Đồng 2.207 9.500 0.50 6.676 5.007
Nguồn: Thu thập từ xã cung cấp
2.3.3. Tác động của ô nhiễm chất thải rắn.
Như chúng ta đã thấy hiện nay hiện trạng về nguồn gốc, thành phần và
số lượng phức tạp của các loại chất thải rắn sinh ra trên địa bàn là rất đa dạng
và phức tạp. Với những đặc điểm đó việc thu gom, phân loại và xử lý, nếu
không được thực hiện tốt thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái,
sức khoẻ cộng đồng là điều không thể tránh khỏi. Trong thực tế đã có rất
nhiều bãi rác không hợp vệ sinh đã trở thành nguyên nhân gây nên ô nhiễm
mùi, ô nhiễm kim loại nặng, chất hữu cơ cho các nguồn nước cho các khu dân
cư. Ngoài ra các bãi rác cũng còn là nơi phát sinh và trung chuyển các bệnh
dịch gây hại trực tiếp đến sức khoẻ cộng đồng.
Đối với môi trường tự nhiên, rác thải, chất thải rắn là nguyên nhân gây
ra hiện tượng mất cảnh quan, gây bạc màu đất đai, gây ô nhiễm nguồn nước
và phát sinh các dịch bệnh nguy hiểm. Với tác hại nguy hiểm của chất thải rắn
như trên chính quyền và mọi người dân địa phương cần có các định hướng
thích hợp dài hơi trong lĩnh vực thu gom, phân loại rác và chất thải rắn.
Theo đánh giá thống kê của chuyên gia, trong các loại chất thải nguy
hại( chất thải công nghiệp và chất thải y tế) là mối hiểm họa đặc biệt. Chất
thải rắn ảnh hưởng sức khỏe của cộng đồng; nghiêm trọng nhấtlfa đối với dân
34
cư khu vực làng nghể, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng
nông thôn ô nhiễm chất thải rắn đã đến mức báo động.
Nhiểu bệnh đau mắt, bệnh hô hấp, bệnh ngòai da, tiêu chảy, dịch tả
thưong hàn… do loại chất thải rắn gây ra.
2.4. Hiện trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong
nông nghiệp.
Ô nhiễm môi trường hiện nay không riêng gì ở thành phố và các khu,
cụm công nghiệp mà còn ở các vùng nông thôn, trong đó đáng ngại nhất là
tình trạng sử dụng bừa bãi các loại thuốc trừ sâu, trừ cỏ, phân bón hóa học…
không đúng cách.
Mùi thuốc trừ sâu từ đồng ruộng lan tỏa trong không khí được gió đưa
vào các khu dân cư, nồng nặc cả đêm ngày. sử dụng thuốc BVTV không đúng
cách sẽ gây hại cho môi trường và sức khỏe con người qua nhiều đường khác
nhau (ngấm vào nguồn nước, không khí, nhiễm vào thức ăn, đồ uống và vào
cơ thể con người). Thế nhưng do không hiểu biết nên nông dân bơm thuốc
BVTV không mang đồ bảo hộ lao động, để thuốc chảy qua bình ngấm ướt da.
Khi bơm thuốc xong lại tắm qua loa. Có người trong lúc bơm thuốc vẫn uống
rượu, hút thuốc vô tư không hề biết nguy hiểm. Trong sản xuất rau một số hộ
không biết vô tình hay hữu ý, đã sử dụng quá mức lượng thuốc trừ sâu, dẫn
đến dư lượng thuốc tồn đọng trên rau khá lớn, làm ngộ độc không ít người
tiêu dùng.
Trên thị trường hiện nay các chủng loại thuốc BVTV khá đa dạng. Có
loại thuốc bị nghiêm cấm hoặc hạn chế sử dụng vẫn được dùng, vì hiệu quả
diệt sâu cao. Việc phun thuốc vượt nồng độ cho phép so với hướng dẫn ghi
trên bao bì, lại không bảo đảm thời gian cách ly từ phun lần cuối đến khi thu
hoạch, làm cho sản phẩm có nguy cơ nhiễm độc cao. Nhiều người sử dụng
thuốc BVTV không bao giờ đọc các thông tin trên nhãn mác, ai bày gì cũng
làm nên hết sức nguy hại. Bơm thuốc xong nhiều người súc rửa bình ngay
trên các sông, mương, vứt bỏ bừa bãi bao bì vỏ chai thuốc trừ sâu trên đồng
35
ruộng, kênh mương thủy lợi không những gây nguy hiểm cho việc đi lại sản
xuất mà cũng là tác nhân trực tiếp gây ô nhiễm môi trường.
Trong những năm gần đây với sự phát triển mạnh mẽ của nền khoa học
kỹ thuật đã tạo ra rất nhiều loại phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật hữu
ích cho sản xuất nông nghiệp. Với những thành quả đáng kể của các loại hoá
chất sử dụng cho nông nghiệp đã góp phần to lớn trong việc nâng cao năng
suất cây trồng và phòng ngừa sâu bệnh. Tuy nhiên theo số liệu điều tra xã hội
học cho thấy hầu hết các bà con nông dân sử dụng các loại phân bón hoá học
và thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, hoá chất kính thích tăng trưởng cho
tất cả các mùa vụ trong năm. Số lượng sử dụng tuỳ thuộc vào loại cây trồng,
loại đất, mùa vụ…Theo số liệu thống kê cho thấy lượng hoá chất được sử
dụng mỗi vụ trung bình từ 2-5 lít hoá chất bảo vệ thực vật/ha; 500 kg-900kg
phân bón hoá học các loại/ha. Hiện các loại hoá chất bảo vệ thực vật thường
được người dân sử dụng trong sản xuất nông nghiệp là các loại hoá chất thuộc
loại vô cơ photpho như Bitures, Wofatox…đây hầu hết là các loại hoá chất có
sản xuất hoá chất đã cấm do tính độc hại cao đến sức khoẻ và môi trường sinh
thái như Chlordrane, Aldrin, Hexachlorobenzen…
Có thể thấy với những thuận lợi và hiệu quả của các loại hoá chất này,
nên trong nhiều năm qua đã được người nông dân sử dụng và trở thành thói
quen sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên với những lợi ích của
việc sử dụng các loại hoá chất khác nhau như phân bón, hoá học, thuốc bảo vệ
thực vật, kích thích tăng trưởng,…trong sản xuất nông nghiệp thì việc lạm
dụng quá mức các loại hoá chất này đã trở thành những tác nhân nguy co biến
đổi chất lượng đất, đặc biệt là vùng đất phù xa mầu mỡ bị ô nhiễm trong đất.
Ngoài ra đối với các vùng có độ ẩm thấp việc sử dụng hoá chất quá mức còn
là nguyên nhân gây bạc mầu đất, gián tiếp gây ô nhiễm nguồn nước ngầm,…
Như vậy, hiện nay nguồn tài nguyên đất của các đang đứng trước
những nguy cơ bị gây ô nhiễm từ nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại
chất hoá học, các chất thải, nhằm giảm thiểu phòng ngừa và cải thiện chất
36
lượng của các nguồn tài nguyên này, Chính quyền và người dân cần làm tốt
công tác quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất hợp lý. Bên cạnh đó cần
tích cực và thường xuyên thực hiện tốt chương trình phủ xanh đất trống, đồi
núi trọc, đặc biệt là những nơi khu vực có độ dốc lớn nhằm hạn chế sự sụt lở,
xói mòn và rửa trôi đất. Ngoài ra khuyến khích người dân sử dụng hợp lý các
loại phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý và đặc biệt là
quản lý chặt chẽ, không cho phép sử dụng các loại hoá chất, thuốc bảo vệ
thực vật có độ độc hại cao ảnh hưởng tới sức khoẻ và môi trường.
Chính vì vậy, giải quyết hài hòa giữa việc quản lý, sử dụng thuốc
BVTV để bảo vệ sản xuất nông nghiệp với việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng
và môi trường là một đòi hỏi và thách thức lớn đối với các cơ quan quản lý
nhà nước. Để đạt được mục tiêu đó cần có một số giải pháp sau:
- Nhà nước cần có chế độ ưu đãi, hỗ trợ cho các chương trình sản xuất và ứng
dụng các sản phẩm hữu cơ, vi sinh vào công tác phòng trừ sinh vật gây hại tài
nguyên thực vật; chọn lọc các loại thuốc, dạng thuốc BVTV an toàn có tính
chọn lọc cao, phân giải nhanh trong môi trường; duy trì và mở rộng việc áp
dụng IPM vì chương trình này không chỉ tiết kiệm chi phí cho việc mua thuốc
BVTV mà còn góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường; tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực BVTV; phối hợp các
lực lượng liên ngành trong kiểm tra, kiểm soát việc nhập lậu thuốc BVTV;
chú trọng việc thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng và kiên
quyết đình chỉ các cơ sở sản xuất, gia công thuốc BVTV có dây chuyền công
nghệ lạc hậu gây ô nhiễm.
Đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, nâng cao
hiểu biết của người nông dân trong việc sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu
quả, từ đó giảm lượng thuốc BVTV sử dụng; nghiên cứu ứng dụng và phát
triển các dạng thuốc BVTV mới thân thiện với môi trường, ít ảnh hưởng đến
sức khỏe cộng đồng; xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh sản xuất
các sản phẩm nông nghiệp sạch không dùng phân bón hóa học và thuốc
37
BVTV nhằm nâng cao chất lượng nông sản phục vụ cho tiêu dùng và xuất
khẩu.
Đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao năng
lực quản lý môi trường, nâng cao nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của
những người sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV
38
CHƯƠNG 3:
ĐỂ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI BA XÃ KIM QUAN, CẨM YÊN
VÀ ĐẠI ĐỒNG.
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp.
Để đề xuất các giải pháp của một vấn đề mang tính chất quản lý, theo
em cơ sở của vấn đề ta nên đi từ lý luận đến thực tiễn.
Các giải pháp quản lý môi trường trước tiên cần phải đảm bảo:
- Bảo đảm tính hệ thống: trên cơ sở thu thập tổng hợp và xử lý thông
tin về trạng thái hoạt dộng của đối tượng quản lý đưa ra những quyết định
quản lý phù hợp, thúc đẩy các phần tử cấu thành hoạt động đều đặn, cân đối,
hài hòa hướng tới mục tiêu đã định.
- Bảo đảm tính tổng hợp: cần phải dựa trên cơ sở tác động tổng hợp của
hoạt động phát triển lên đối tượng quản lý. Các hoạt động phát triển thường
diễn ra với dưới nhiều hình thái rất đa dạng ( hoạt động sản xuất và hoạt động
tiêu thụ, hoạt động thương mại, hoạt động dịch vụ, hoạt động đầu tư, sinh
hoạt vật chất và tinh thần của các cộng đồng…). Trong khi hoạt định chính
sách và chiến lược môi trường, trong việc điều ra các quyết định quản lý môi
trường, cần phải tính đến các tác động và hậu quả của chúng.
- Bảo đảm tính nhất quán: môi trường là một hệ thống liên tục, tồn tại,
hoạt động và phát triển thông qua chu trình trao đổi vật chất, năng lượng và
thông tin “chảy” liên tục trong không gian và thời gian. Từ đó phài nâng cao
năng lực dự đoán và xử lý tổng hợp cũng như bản lĩnh của quản lý vĩ mô của
Nhà nước.
- Bảo đảm tính dân chủ: đây là một đặc tính cơ bản của của quản lý
kinh tế và quản lý xã hội. Quản lý môi trường được thực hiện nhiểu cấp khác
39
nhau. Do đó cần bảo đảm mối quan hệ chặt chẽ và tối giữa tập trung và dân
chủ trong quản lý môi trường.
- Kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ: quản lý các thành phần
môi trường như không khí đất, nước, sông hồ, biển sinh vật các hệ sinh thái
các khu dân cư, khu sản xuất khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên
nhiên,danh lam thắng cảnh. Nếu không kết hợp quản lý các ngành theo thì sẽ
giảm hiệu lực của hiệu quả quản lý môi trường và tại nguyên thiên nhiên tiếp
tục bị khai thác sử dụng không hợp lý và lãng phí, môi trường tiếp tục bị suy
thoái.
- Kết hợp hài hòa các lợi ích: quản lý môi trường trước hết là quản lý
các hoạt động phát triển do con người vì mục đích phát triển bền vững. Con
người dù là cá nhân tập thể hay hay cộng đồng đều có những lợi ích, những
nguyện vọng và những nhu cầu phát triển nhất địn. Do đó một trong những
nhiệm vụ của quản lý môi trường là phải chú ý đến lợi ích của con người để
khuyến khích có hiệu quả hành vi thái độ ứng xử phù hợp với mục tiêu bảo vệ
môi trường của họ.
Trên đây là cơ sở đề đề xuất những giải pháp mang tính chất lý thuyết,
hơn nữa xét từ thực tiễn của ba xã nghèo như ở chương 2.
Hiện tượng ô nhiễm môi trường như trên là do ý thức của người dân và
năng lực điều hành của chính quyền xã đối với việc hướng dẫn, truyên truyền
các quy định về bảo vệ môi trường có nhiều bất cập và hạn chế, thiếu các quy
định cụ thể về công tác bảo vệ môi trường.
Công tác vệ sinh môi trường thu gom rác thải vẫn được duy trì nhưng
chưa được rộng khắp. Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách pháp luật
về bảo vệ môi trường trên thông tin đại chúng số giờ phát thanh còn ít, tin bài
chưa phong phú, nên chưa kịp thời phục vụ các nhiệm vụ bảo vệ môi trường
của địa phương.
Tại các cụm, điểm công nghiệp san lấp, xây dựng, xe cơ giới lưu thông
trên đường...tạo ra nhiều khói bụi làm cho không khí bị ô nhiễm. Các đơn vị
40
thi công đã có áp dụng các biện pháp hạn chế ảnh hưởng đến môi trường (che
kín xe chở dất, cát, phun nước rửa và làm ướt đường…) nhưng lượng đất rơi
vải trên dường còn nhiều và là nguồn gây bụi khi xe khác chạy qua.
Trong sản xuất trồng trọt, người nông dân còn sử dụng nhiều thuốc trừ
sâu bệnh và các chế phẩm hoá học cũng gây tác động không nhỏ đến môi
trường.
Quy hoạch khu xử lý rác sử dụng chưa hợp lý, việc phát triển các ngành
sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ như: Sản
xuất đồ mộc, sản xuất gạch, ngói, mây tre giang…là nguyên nhân chính dẫn
đến ô nhiễm môi trường do những hành vi vứt rác thải bừa bãi trong khu dân
cư, khu chợ; vỏ chai, túi đựng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật vứt tràn
lan ...Ý thức của nhân dân về bảo vệ môi trường chưa cao, hiện tượng đổ rác,
xả rác dọc quốc lộ 6 và hệ thống kênh mương, các hồ ao và khu chợ diễn ra
thường xuyên ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, làm ô nhiễm nguồn
nước. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do ý thức của người dân và năng
lực điều hành của chính quyền xã đối với việc hướng dẫn, truyên truyền các
quy định về bảo vệ môi trường có nhiều bất cập và hạn chế đối với công tác
bảo vệ môi trường
Để từng bước nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong xã hội,
các tổ chức, cá nhân coi sự nghiệp bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn
dân, toàn xã hội, cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Một là, Sớm nghiên cứu xây dựng và thực hiện Quy chế bảo vệ môi
trường cấp xã nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của địa phương,
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phù hợp với pháp luật
về môi trường. Thiết lập các cơ chế đảm bảo sự tham gia của cộng đồng
nghèo trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách, luật pháp và các quy
định về môi trường trên địa bàn của xã.
Hai là, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật
về bảo vệ môi trường trên thông tin đại chúng để nâng cao ý thức tự giác của
41
nhân dân về công tác bảo vệ môi trường, nhằm tạo điều kiện cho người dân
tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và nâng cao
năng lực giám sát, thực thi pháp luật của chính quyền địa phương.
Ba là, Xây dựng và ban hành và thực thi các chính sách, công cụ kinh tế
trong lĩnh vực bảo môi trường để thu hút vốn đầu tư, xã hội hoá công tác bảo
vệ môi trường, phát triển dịch vụ môi trường thông qua các quy định cấp xã.
3.2. Các giải pháp cụ thể.
Để thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường trong thời gian tới,
trước mắt cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
Một là: Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động phối hợp triển khai ở các địa
phương trong triển khai xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường theo quy
định pháp luật về bảo vệ môi trường, đồng thời đề nghị các xã sớm ban hành
Quy chế bảo vệ môi trường ở từng địa phương nhằm thực hiện tốt tinh thần
Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị, Chiến
lược BVMT quốc gia đến 2010 và định hướng đến 2020 và các quy định của
Luật Bảo vệ môi trường về xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường.
Hai là: Tại các xã cần có chương trình hành động cụ thể lồng ghép
trong công tác bảo vệ môi trường với xoá đói, giảm nghèo vào kế hoạch công
tác phát triển kinh tế xã hội hàng năm của xã.
Ba là: Việc xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường với xoá đói giảm
nghèo của các xã cần được chi tiết theo từng địa bàn và từng tổ chức về ngắn
hạn, trung hạn và dài hạn để làm căn cứ đề nghị phân bổ nguồn kinh phí cho
phù hợp với nội dung triển khai.
Bốn là: Tăng cường hơn nữa sự chỉ đạo của Chính quyền và các tổ
chức đoàn thể trong xã đối với cơ sở trong công tác xã hội hoá công tác bảo
vệ môi trường kết hợp với xoá đói, giảm nghèo; bố trí cán bộ chuyên trách và
kiêm nhiệm về môi trường đáp ứng được việc theo dõi, triển khai các hoạt
động bảo vệ môi trường ở địa bàn cấp xã/phường.
42
Năm là: Tập trung nguồn nhân lực và tài chính để hỗ trợ cho Chính
quyền và các tổ chức đoàn thể nhân dân các cấp để triển khai các hoạt động
bảo vệ môi trường ở mức cần thiết để duy trì và phổ biến nhân rộng các mô
hình điểm hình thành công kết hợp với xoá đói, giảm nghèo, có hướng dẫn và
chuyển giao công nghệ hoặc khuyến khích các tổ chức đứng ra vay Quỹ Bảo
vệ môi trường, NH chính sách với lãi suất ưu đãi đầu tư vào các công trình vệ
sinh, thu gom rác thải... và hỗ trợ một phần kinh phí để nuôi dưỡng các mô
hình đang triển khai xây dựng và nhân rộng mô hình trong phạm vi cả nước.
Sáu là: Thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực cho các
cán bộ làm công tác môi trường trong Chính quyền xã và các đoàn thể nhân
dân, cũng như việc cung cấp thông tin, tài liệu, trao đổi kinh nghiệm cho
Chính quyền xã và các tổ chức đoàn thể nhân dân ở các địa phương phải được
quan tâm nhiều hơn.
Bảy là: Tổ chức tập huấn, hội thảo rút kinh nghiệm, giới thiệu những
bài học hay, những điển hình bảo vệ môi trường với xoá đói giảm nghèo tốt,...
Hỗ trợ cho cán bộ của xã và các tổ chức được tham quan, nghiên cứu, học tập
các mô hình, loại hình hài hòa giữa đói nghèo và bảo vệ môi trường của các
nước trên thế giới, đặc biệt là các nước có điều kiện sống của cộng đồng dân
cư giống với địa phương.
Tám là: Chủ động lồng ghép các chương trình, dự án, nhiệm vụ phối
hợp giữa Chính quyền xã và các tổ chức đoàn thể trong các hội nghị sơ, tổng
kết, kiểm điểm thực hiện phát triển kinh tế - xã hội với nhau trên cùng một địa
bàn trong triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường với xoá đói giảm nghèo
để hạn chế sự trùng lặp. (Chương trình đa mục tiêu, kết hợp giữa bảo vệ môi
trường với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội khác)
3.3. Các khuyến nghị đề xuất.
3.3.1 Lâm nghiệp và Thuỷ sản
- Tái nghèo vì không có sinh kế mới.
43
- Nguồn nước là vấn đề, nguồn sinh thủy cạn kiệt. Các dòng sông Tích,
Đáy, Nhuệ bị ô nhiễm nặng còn do ảnh hưởng xả thải từ Hà Nội và hàng trăm
làng nghề
- Nghèo đói là vấn đề nan giải khó có thể xóa được trong ngắn hạn;
trách nhiệm là ở phía chính sách còn chưa phù hợp do trách nhiệm của các
nhà quản lý
- Một số hộ nghèo có mặt nước để nuôi thủy sản nhưng do bị ô nhiễm
bởi các cơ sở sản xuất kinh doanh nên không thể nuôi trồng được
- Việc đánh bắt thủy sản trên các dồng sông như sông Đà, sông Hồng
ngày càng khó khăn do lượng nước sông thường xuyên cạn
- Nghề thủy sản trên các sông Nhuệ, Đáy không còn gì do ô nhiễm quá cao
3.3.2 Tài nguyên – Môi trường và Năng lượng tái tạo
- Thiếu nguồn nước: nhiều vùng chất lượng nước kém hay thiếu nước
sinh hoạt. Khu vực kinh tế khó khăn của tỉnh, người dân không có điều kiện
trả tiền nước.
- Nguồn nước bị ô nhiễm, đặc biệt ở các làng nghề.
- Số lượng làng nghề nhiều, tạo nhiều việc làm, thu nhập cao. Tuy
nhiên ô nhiễm ở làng nghề là nhức nhối. Số tiền thu được từ hoạt động kinh tế
không đủ để chi trả để đảm bảo sức khỏe lao động, làm sạch môi trường sau
này. Vấn đề nhận thức về môi trường của dân nghèo là một chuyện và hơn
thế nữa diện tich chật hẹp cho nên họ cũng khó cỏ thề sử dụng và thực hiện
một phần nhận thức nhỏ bé nếu có đó để bảo vệ môi trường.
- Người nông dân mất rất nhiều đất là tư liệu SX chủ yếu của người dân.
3.3.3Các chỉ tiêu thể hiện mối liên hệ nghèo đói – môi trường
Ngoài ra ta cũng nên bắt đầu để ý hơn đến những chỉ số sau.
- Tỷ lệ người nghèo mất đất được giải quyết việc làm
44
- Tỷ lệ số hộ nghèo được đảm bảo có nước hợp vệ sinh
- Diện tích đất sản xuất/số lao động trực tiếp của hộ nghèo
- Tỷ lệ số hộ nghèo được thu gom rác thải.
- Tỷ lệ số hộ nghèo được quan tâm giải quyết việc làm
- Tỷ lệ hộ nông dân nghèo sống trong vùng đất bạc màu.
- Tỷ lệ các xã vùng đệm nghèo về cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường,
trạm, chợ, nước sạch)
- Tỷ lệ hộ nghèo vùng đất dốc trượt lở mất 20% sản nghiệp trở lên do
trượt lở đất trong 5 năm
- Tỷ lệ lao động có kỹ thuật ( được đào tạo ) trong vùng nghèo do môi
trường của tỉnh.
45
KẾT LUẬN
Từ lý luận cho đến thực tiễn đề tài của em được tìm hiểu và nghiên
cứu trên ba xã nghèo điển hình của Hà Nội và Hà Tây cũ. Với địa hình điển
hình của những làng quê với đời sống phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp và
cũng hòa vào trong bước tiến của xã hội là CNH-HĐH tuy nhiên từ nghèo đói
cho đến môi trường lại là những vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay, làm sao
để bảo vệ môi trường mà vẫn có thể thúc đầy nghèo kinh tế, đó chính là mục
tiêu của các nhà quản lý hiện nay.
Tuy nhiên chuyên để của em cũng mới chỉ phản ánh một phần nhỏ của
hiện thực đời sống của người dân nghèo ở Hà Nội nói riêng và của những tình
nghèo khác nói riêng, một hiện thực và thách thức có thể mở ra là làm sao để
cải thiện tình trạng môi trường đang ở mức báo động như hiện nay.
Tháng 8/2008 tỉnh Hà Tây được sát nhập vào Thủ đô Hà Nội theo
quyết định của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thành Thủ đô Hà Nội mở
rộng. Sự kiện này đem lại cho Hà Tây cả những thuận lợi và cả những khó
khăn. Liên quan tới các vấn đề đói nghèo và môi trường, bên cạnh thuận lợi
(như nguồn cho phát triển của Hà Nội (cũ) lớn có thể được huy động cho giải
quyết các vấn đề nghèo đói và môi trường trên địa bàn Hà Tây (cũ), sự phối
hợp trong lập kế hoạch phát triển thuận lợi hơn, ...) có những vấn đề đặt ra
như sau:
- Mức sống và kèm theo đó là chuẩn nghèo của Hà Nội (cũ) và Hà
Tây (cũ) khác nhau và do vậy sẽ tác động tới việc xác định các mục tiêu và
chỉ tiêu kế hoạch cho giai đoạn kế hoạch sau sát nhập.Hiện tại (2008), chuẩn
nghèo đang áp dụng với Hà Nội (cũ) là 350.000 đ/người/tháng đối với khu
vực thành thị và 270.000 đ/người/tháng với khu vực nông thôn. Chuẩn nghèo
của Hà Tây (cũ) theo mức chung của cả nước tương ứng là mức 260.000
đ/người/tháng và 200.000 đ/người/tháng. Sau sát nhập, Hà Nội đang đề nghị
46
Chính phủ cho áp dụng chuẩn nghèo mới là 500.000 đ/người/tháng đối với
khu vực thành thị và 330.000 đ/người/tháng với khu vực nông thôn, nghĩa là
so mới chuẩn nghèo cũ của Hà Tây thì chuẩn nghèo mới sẽ tăng gần gấp đôi
(1,92 lần) đối với khu vực đô thị và 1,65 lần đối với khu vực nông thôn. Việc
nâng chuẩn nghèo lên cao như vậy cũng đồng nghĩa với không chỉ tỷ lệ nghèo
trên địa bàn tỉnh Hà Tây (cũ) sẽ tăng lên nhiều mà còn ảnh hưởng tới các mục
tiêu và chỉ tiêu kế hoạch về giảm nghèo.
- Trong đội hình Thủ đô mở rộng, tất yếu quá trình đô thị hoá, công
nghiệp hoá trên địa bàn Hà Tây (cũ) cũng sẽ được đẩy nhanh hơn và mạnh mẽ
hơn và đi liền với tất yếu này sẽ là sự mở rộng nhanh hơn và mạnh mẽ hơn
diện tích đất dành cho các quá trình đó. Điều này, về phần mình, tất yếu cũng
sẽ có tác động tiêu cực tới cuộc sống và sinh kế của người nông dân, trong đó
mạnh mẽ và trực tiếp hơn cả là bộ phận nông dân có thu nhập thấp, gần với
ngưỡng nghèo. Thực trạng này làm tăng nguy cơ bổ sung số hộ nông dân vào
diện nghèo1.
- Hà Tây vốn nổi tiếng là nơi tập trung nhiều làng nghề thủ công,
trong đó có nhiều làng nghề chế biến (lương thực, thực phẩm) và tái chế chất
thải (giấy, nhựa, kim loại, …). Các hoạt động này được khuyến khích phát
triển và được thể hiện trong các quy hoạch và kế hoạch phát triển của tỉnh Hà
Tây (cũ) và sự khuyến khích phát triển này đã là một định hướng và giải pháp
quan trọng trong quy hoạch và kế hoạch phát triển của tỉnh Hà Tây (cũ) trong
giảm nghèo, nhưng đồng thời cùng là một tác nhân/nguyên nhân làm gia tăng
các vấn đề về môi trường, nhất là về môi trường nước. Trong quy hoạch, kế
hoạch phát triển của Hà Nội mới, định hướng và giải pháp này vẫn sẽ tiếp tục
được coi trọng, nhưng mức độ và quy mô có thể sẽ không như trước đây do
những tác động của tính chất của một Thủ đô và yêu cầu cao hơn về bảo vệ
môi trường.
- Mối liên hệ nghèo đói – môi trường ở Hà Nội và Hà Tây trước khi
sát nhập (trước tháng 8/2008) có những khác nhau (do tính chất của một đô
47
thị đặc biệt (Hà Nội) và của một tỉnh (Hà Tây). Sau sát nhập, “mẫu số” chung
cho mối liên hệ này cũng là một vấn đề đặt ra đối với việc lồng ghép mối liên
hệ này trong kế hoạch phát triển mới của Hà Nội mới. Điều này cũng đặt ra
nhiều câu hỏi để thảo luận và đặc biệt ở những xã nghèo như Kim Quan ,
Cẩm Yên, Đại Đồng. Những kiến nghị từ phía những cuộc hội thảo ví dụ như
“ chúng tôi có thể có muốn bảo vệ môi trường nhưng chưa có kinh phí”, “ xin
hãy hỗ trợ cho chúng tôi những cơ sở vật chất để có thể thực hiện tốt nhiệm
vụ bảo vệ môi trường”…có thể sau khi sát nhập vào Hà Nội bước đầu sẽ có
những sự vênh nhau trong các chỉ số tuy nhiên cần hướng đến những mục
đích tốt đẹp và lâu dài từ phía điều chỉnh của chính quyền chính sách, giá đất,
mức hỗ trợ cho đào tạo nghề cho nông dân ở những khu vực chuyển dổi mục
đích sử dụng đất,
Điều này cũng được thể hiện trong một số ý kiến thảo luận tại Hội thảo
tập huấn trong khuôn khổ Dự án Đói nghèo và Môi trường tổ chức tại Khoang
Xanh, Hà Tây (cũ) ngày 23-24/10/2008 cũng đề cập nhiều tới thực tế này.
Chính quyền Hà Nội mới đang cố gắng nỗ lực rà soát lại các cơ chế chính
sách của các địa phương cũ, trong đó có các quy định liên quan tới người
nghèo và tài nguyên - môi trường để khắc phục những “vênh nhau” trong các
quy định cụ thể, như giá đất, mức trợ cấp hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân ở
khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
- Cũng giống như thực tế lập kế hoạch phát triển ở nhiều địa phương
khác, các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội trung hạn và hàng năm của tỉnh
Hà Tây (cũ) được yêu cầu chú ý tới các mục tiêu xoá đói giảm nghèo và bảo
vệ môi trường. Tuy vậy, ở Hà Tây yêu cầu này được thực hiện trên thực tế
cũng còn ít và mới tập trung nhiều hơn vào nội dung xoá đói giảm nghèo so
với nội dung về tài nguyên và môi trường. Mối liên kết giữa nghèo đói – môi
trường được thể hiện trong kế hoạch cấp địa phương lại càng ít và yếu hơn.
Quản lý môi trường hiện nay là vấn đề không chỉ của các ngành các
nhà lãnh đạo mà phải đi vào ý thức của từng người dân. Bài chuyên đề nhỏ
48
của em một phần chỉ ra thực trạng và những thách thức hiện thởi của các làng
quê giữa kinh tế và môi trường. Một mặt nên thúc đầy các nhà quản lý có
những phương pháp quản lý hữu hiệu đưa ra những biện pháp kịp thời và phù
hợp với đời sống của người từng địa phương, một mặt nữa đóng một vai trò
quan trọng là ý thức của cộng đồng và người dân. Theo những ý kiến thăm dò
và những hội tho đã diễn ra em nhận thấy hầu hết nhân dân có thể nhận thức
đây họ có thể nhận thức được thế nào là ô nhiễm thế nào là hiểm họa môi
trường và họ có ý thức để bảo vệ tuy nhiên vấn đề quyết định lại là họ không
có điều kiện họ không có kinh phí để đảm bảo cho hành động của mình. Họ
chỉ cần hỗ trỡ những phương tiện hay những trang thiết bị rất nhỏ để có thể
giúp đỡ mình hòan thành nhiệm vụ cũng như trách nhiệm bảo vệ môi trường
hiện nay. Đó cung là một phần lớn nhờ cơ quan chính quyền quản lý và tuyên
truyền và hướng dẫn đến từng gia đình từng hộ dân. Dù công việc ban đầu họ
làm chỉ đơn thuần là thu góp phế thải vào đúng nơi quy định, và có thể trong
những bước quản lý đổi mới của chính quyền ví dụ qua quản lý môi trường và
có biện pháp phát triển kinh tế thì công tác bảo vệ môi trường sẽ ngày càng
nâng cao hơn.
49
Tóm lại:
Nguyên nhân chính là công tác bảo vệ môi trường chưa được chú trọng
đúng mức, thậm chí các biện pháp, giải pháp đúng đắn, có tính cấp bách chưa
được triển khai. Một trong những biện pháp cấp bách thể hiện trong Quyết
định 64/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý triệt để các cơ sở
gây ô nhiễm môi trường có hiệu lực thi hành từ hơn một "nhiệm kỳ" đã qua,
đến nay cũng chỉ mới có 80% cơ sở được nêu tên đích danh thực hiện.
Hiện tại, các xã đang phải đối mặt với thực trạng ô nhiễm môi trường
khá nghiêm trọng bao gồm môi trường không khí, môi trường nước, chất thải
rắn và chất thải nguy hiểm. Môi trường không khí bị ô nhiễm vì bụi, tiếng ồn
và khí thải gây ra nhiều nhất là khu vực thị trấn …tại các khu, cụm, điểm
công nghiệp đang trong giai đoạn san lấp, xây dựng kết cấu hạ tầng, các làng
nghề sản xuất cơ kim khí, dệt nhuộm, các làng nghề chế biến nông sản, chế
biến xương, sừng, da trâu bò.
Nguồn nước ngầm có nhiều chỉ tiêu hoá lý vượt tiêu chuẩn; tình hình ô
nhiễm nước ngầm do nồng độ asen quá cao dẫn đến làng ung thư đang ở mức
báo động.
Về chất thải rắn, chất thải nguy hại, khối lượng phát sinh hàng ngày
hiện ở mức 1.244 tấn/ngày, trong đó lượng rác thải bệnh viện phát sinh lên tới
gần 5.000 kg/ngày.
Theo đánh giá chung, thực trạng ô nhiễm môi trường ở các xã trên địa
bàn đang ở mức báo động nhưng nhiều cấp uỷ, chính quyền chỉ đạo khắc
phục chưa toàn diện, thiếu đồng bộ và chưa thường xuyên. Nhận thức về bảo
vệ môi trường của các cấp, các ngành, nhân dân và doanh nghiệp (DN) trên
địa bàn chưa đồng đều dẫn đến việc thực hiện chưa triệt để. Nhiều DN chưa
thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý về bảo vệ môi trường. Công tác đánh giá
tác động về môi trường còn chung chung, chưa ghi rõ công nghệ xử lý trong
thủ tục đầu tư để xét duyệt các dự án đầu tư, dẫn đến việc thực hiện thiếu
nghiêm túc. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường
50
ở các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề chưa thường xuyên, thiếu nghiêm
túc.
Cùng chung với tình hình là không có hệ thống quan trắc môi trường
nên công tác quan trắc chất lượng môi trường chưa đảm bảo tính định kỳ, chủ
động. Công tác quy hoạch môi trường cấp huyện, thành phố chậm triển khai.
Công tác bảo vệ môi trường chưa được chú trọng đúng mức đã làm cho
việc triển khai các dự án trọng điểm về xử lý chất thải rắn, dự án nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn triển khai rất chậm.
Bên cạnh nguyên nhân yếu kém trong công tác quản lý bảo vệ môi
trường mà báo đã nêu thì nguyên nhân chính của tình trạng này là ý thức của
người dân trong việc bảo vệ môi trường sống còn quá kém. Chính từ ý thức
kém nên việc tùy tiện vứt rác thải ra đường phố, xuống lòng sông, lấn chiếm
sông rạch thu hẹp dòng chảy vẫn còn phổ biến.
Các công ty vẫn tùy tiện thải bỏ các chất thải công nghiệp độc hại chưa
được xử lý ra môi trường tự nhiên. Các loại khói bụi từ xe cộ, từ các cơ sở sản
xuất vẫn từng ngày từng giờ thải vào môi trường.
Hậu quả do môi trường ô nhiễm là hết sức lớn. Những khu vực đất bị
sạt lở, những xóm ung thư, bệnh dịch và gần đây nhất là tình trạng ngập úng
của thành phố sau mưa, trong những đợt triều cường... là những minh chứng
cụ thể cho những hậu quả mà xã hội, cộng đồng phải gánh chịu.
Để khắc phục hậu quả đó đòi hỏi một thời gian lâu dài, tốn kém rất
nhiều công sức và tiền của. Thế nhưng sự thiếu ý thức vẫn liên tục tiếp diễn
và môi trường vẫn tiếp tục bị xâm hại. Dường như chúng ta chỉ thấy được sự
tiện lợi trước mắt như giảm bớt chi phí sản xuất khi bỏ qua việc xây dựng hệ
thống xử lý chất thải, hạn chế chi phí thu gom rác cho gia đình... mà quên đi
những hậu quả thiệt hại lớn của cộng đồng, trong đó có chính chúng ta, phải
gánh chịu do hành vi vô ý thức của mình.
Vì vậy việc bảo vệ môi trường phải xuất phát từ xây dựng ý thức của
mỗi người. Để từng người dân, từng doanh nghiệp có ý thức và thực sự có
51
trách nhiệm trong bảo vệ môi trường thì không chỉ đơn giản bằng biện pháp
tuyên truyền, giáo dục. Cần có những chế tài thật nghiêm khắc xử lý kiên
quyết đối với hành vi thiếu ý thức gây ô nhiễm môi trường.Đã có những quốc
gia mà hình phạt đối với người thiếu ý thức xả rác bừa bãi là bị đánh bằng roi
tại nơi xả rác. Đây là hình thức xử lý có ảnh hưởng đến uy tín danh dự của
người bị xử phạt, tuy nhiên điều đó là cần thiết để xây dựng ý thức bảo vệ môi
trường và nếp sống văn minh
Ô nhiễm môi trường ở nước ta thực sự đang là một vấn đề đáng báo
động. Do đó, có lẽ chúng ta cũng cần phải có những chế tài tương tự để bảo
vệ môi trường. Bởi nếu ngay từ hôm nay chúng ta không kiên quyết và có
những biện pháp mạnh mẽ, hữu hiệu để bảo vệ môi trường sống thì mười năm
tiếp theo tình trạng sẽ ra sao? Hãy bảo vệ môi trường khi còn chưa muộn.
52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Department for international development, thu nhập từ môi trường và
người nghèo, Hà Nội(2008).).
2. GS.TSKH Đặng Như Toàn, Giáo trình quản lý môi trường, nhà xuất
bản Hà Nội
3. 2001Manfred Schreiner, Quản lý môi trưởng, Hà Nội(2000).
4. Phạm Ngọc Thu, báo cáo Hà Tây.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG .................... 4
1.1 Khái niệm chung về quản lý môi trường. ........................................... 4
1.2 Đối tượng của quản lý môi trường. .................................................... 5
1.2.1 Có cấu trúc phức tạp. .................................................................... 5
1.2.2 Tính hoạt động. .............................................................................. 6
1.2.3 Tính mở. ......................................................................................... 6
1.2.4 Khả năng tổ chức và điều chỉnh. .................................................. 6
1.3. Mục tiêu của quản lý môi trường. ..................................................... 7
1.3.1 Mục tiêu duy trì chất lượng môi trường. ..................................... 7
1.3.2 Mục tiêu cho phát triển bền vững. ................................................ 7
1.4 Các biện pháp quản lý môi trường. .................................................. 10
1.4.1 Khái niệm. .................................................................................... 10
1.4.2 Các phương pháp quản lý nội bộ hệ thống môi trường............. 11
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG TẠI CÁC XÃ NGHÈO TẠI HÀ NỘI ..................................... 14
1. Tình hình kinh tế xã hội ...................................................................... 14
1.1. Địa hình. ......................................................................................... 14
1.2. Tình hình kinh tế- xã hội. .............................................................. 15
2. Tổng quan về tình hình môi trường. .................................................. 19
2.1. Hiện trạng môi trường nước. ........................................................ 19
2.2. Hiện trạng không khí tiếng ồn ...................................................... 25
2.3. Hiện trạng chất thải rắn. ............................................................... 28
2.4. Hiện trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong
nông nghiệp .......................................................................................... 34
CHƯƠNG 3: ĐỂ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI BA XÃ KIM QUAN, CẨM
YÊN VÀ ĐẠI ĐỒNG. ................................................................................ 34
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp. ................................................................... 38
3.2. Các giải pháp cụ thể. ........................................................................ 41
3.3. Các khuyến nghị đề xuất. ................................................................. 42
3.3.1 Lâm nghiệp và Thuỷ sản ............................................................. 42
3.3.2 Tài nguyên – Môi trường và Năng lượng tái tạo ....................... 43
3.3.3Các chỉ tiêu thể hiện mối liên hệ nghèo đói – môi trường .......... 43
KẾT LUẬN ................................................................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 52
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1. Tình hình sử dụng đất tự nhiên và mật độ dân số.
Bảng 2: Giá trị tổng sản lượng và tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Bảng 3: Dân số và thu nhập bình quân đầu người.
Biểu 4: Giá trị sản xuất nông nghiệp và CN, TTCN, TMDV
Biểu 5: Những thông tin nguồn gốc và tính chất của chất thải rắn
Biểu 6: Những thông tin về các thành phần chính có mặt trong chất thải
Biểu 7: Dự kiến về tổng lượng chất thải phát sinh và được thu gom
CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ Nghĩa Tiếng Việt
WTO
BVMT Bảo vệ môi trường
CNH-HĐH
Công nghiệp hóa
hiện đại hóa
UBND Uỷ ban nhân dân
CTR Chất thải rắn
NH Ngân hàng
SX Sản xuất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lv_moi_truong_24__1807.pdf