Luận văn Dịch vụ bảo hiểm và phát triển dịch vụ bảo hiểm Việt Nam đáp ứng nhu cầu hội nhập

Nhanh chóng phối hợp với các cơ quan chức năng như Ngân hàng Nhà nước, Bộ kế hoạch và Đầu tư để xây dựng, sớm ban hành và tổ chức thực hiện các quy định hướng dẫn về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng; xóa bỏ những hạn chế mang tính phân biệt đối xử về đầu tư giữa doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước, đặc biệt là cho phép doanh nghiệp bảo hiể m có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng phí bảo hiểm thu được để đầu tư tại Việt Nam được áp dụng cơ chế chính sách về đầu tư như các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước; đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong phê duyệt và thực hiện các dự án đầu tư, nhất là các dự án đầu tư bất động sản; nâng dần và đi tới xóa bỏ các hạn chế về đầu tư gián tiếp, đặc biệt là tỷ lệ góp vốn của các doanh nghiệp bảo hiể m có vốn đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp trong nước - Luật kinh doanh bảo hiểm cần phải được sửa đổi, có thể cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi của mình vào tài sản ở nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được phép đầu tư ra nước ngoài từ nguồn vốn lấy từ quỹ dự phòng kỹ thuật.

pdf117 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2107 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dịch vụ bảo hiểm và phát triển dịch vụ bảo hiểm Việt Nam đáp ứng nhu cầu hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tính chất kinh doanh, thương mại mà mang tính xã hội rất cao nên cần có sự quan tâm của nhiều cấp, nhiều ngành và cả xã hội. Kinh nghiệm của một số nước triển khai thành công dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp cho thấy: dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp không chỉ là công việc riêng của doanh nghiệp bảo hiểm hay cá nhân người nông dân mà có sự chung vai gánh vác của toàn xã hội, được cụ thể hoá bằng những chính sách của nhà nước về dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp. Đối tượng bảo hiểm nông nghiệp rất phong phú: cây trồng, vật nuôi, bảo hiểm rủi ro thị trường, rủi ro thiên tai... và trên diện rộng. Ưu tiên phát triển dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp trong thời gian tới sẽ góp phần bù đắp những thiệt hại cho nông dân khi họ gặp phải rủi ro. Sự đứng ngoài cuộc trong đại dịch cúm gia cầm vừa qua của dịch vụ bảo hiểm là minh chứng rõ ràng cho thấy cần ưu tiên phát triển loại hình dịch vụ bảo hiểm này trong bước phát triển tiếp theo của dịch vụ bảo hiểm nước ta. - Cung ứng dịch vụ bảo hiểm cho các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Người dân vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn là đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi gặp phải rủi ro. Mặc dù những đối 80 tượng này nằm trong diện trợ cấp của Chính phủ nhưng việc tạo điều kiện cho khu vực này tham gia tiêu dùng dịch vụ bảo hiểm sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn cho người dân. * Về nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm: Chất lượng dịch vụ bảo hiểm là đầu mà nhiều khách hàng quan tâm khi tham gia sử dụng nó. Việc quyết định giao kết một hợp đồng dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ của cá nhân thọ, tổ chức hay doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào chất lượng dịch vụ bảo hiểm trên thị trường. Chất lượng của dịch vụ thể hiện ở khả năng bồi thường tổn thất; mức độ chi trả hợp đồng dịch vụ bảo hiểm; chính sách chăm sóc khách hàng; thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết… Chất lượng dịch vụ bảo hiểm trên thị trường được tăng lên sẽ thu hút nhiều khách hàng tiêu dùng sản phẩm. Để nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm cần có chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo; nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết của mình với khách hàng. Về phần mình, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cần phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc quản lý chất lượng dịch vụ bảo hiểm thông qua hoạt động của Hiệp hội. 3.2.3 Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cần phải nâng cao được khả năng của mình, nhằm có được một vị thế tốt trên thị trường bảo hiểm nước ta và trong khu vực. Do đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, việc mua bán và cung cấp các dịch vụ bảo hiểm không chỉ nằm trong phạm vi của một quốc gia mà có tính chất toàn cầu, do đó khi nói đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm, không những cần chú trọng đến khả năng cạnh tranh ở trong nước, mà còn phải chú ý đến khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nếu như các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam có khả năng 81 cạnh tranh trên phạm vi quốc tế thì người mua bảo hiểm, ngoài các đối tượng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, còn có thể là các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, hoặc các cá nhân hoạt động và sinh sống ở các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam sẽ tham gia vào thị trường tái bảo hiểm quốc tế không phải chỉ với tư cách là người chuyển nhượng tái bảo hiểm mà sẽ với tư cách là người nhận tái bảo hiểm từ nước ngoài chuyển tới. Để có thể đạt được khả năng cạnh tranh một cách toàn diện trên thị trường, doanh nghiệp bảo hiểm cần phải đáp ứng được tổng hợp rất nhiều yếu tố, cần có sự phối hợp của các cấp ngành và doanh nghiệp như: * Sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp bảo hiểm bán cho khách hàng phải có chất lượng tốt, phù hợp với tâm lý tiêu dùng của khách hàng. * Doanh nghiệp bảo hiểm phải có lượng vốn đủ lớn và phải quản lý hiệu quả vốn, tài sản trong doanh nghiệp mình để đáp ứng cho như cầu khai thác và phát triển thị trường. * Năng lực chuyên môn của lực lượng cán bộ công nhân viên trong các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam phải đáp ứng được các phần công ty việc trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. * Tăng cường trang thiết bị kỹ thuật công nghệ hiện đại trong các doanh nghiệp bảo hiểm. * Hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, để tạo ra một hành lang pháp lý thực sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm. * Cần phải phát triển thị trường vốn một cách nhanh chóng. * Cần phải xem xét lại Luật kinh doanh bảo hiểm, luật thuế và các luật khác có liên quan. 3.2.4 Tăng trƣởng và phát triển dịch vụ bảo hiểm theo hƣớng bền vững 82 Về sự phát triển bền vững dịch vụ bảo hiểm, tuy không còn mới song trên thực tế vẫn còn có sự nhầm lẫn giữa tăng trưởng với phát triển, giữa phát triển và phát triển bền vững. Hơn nữa, yêu cầu về phát triển đặt ra trước thềm của nền kinh tế hội nhập toàn cầu (khi Việt Nam gia nhập WTO) đối với dịch vụ bảo hiểm Việt Nam lại là một khía cạnh khá mới mẻ. Tăng trưởng và phát triển có mối quan hệ mật thiết với nhau. Phát triển là khái niệm chỉ sự thay đổi về qui mô và chất lượng của một sự vật, hiện tượng trong thời gian và không gian nhất định. Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (đầy đủ) về mọi mặt của một ngàh hay một nền kinh tế trong một thời gian nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội. Phát triển chính là tăng trưởng cùng với sự thay đổi về chính trị, về thể chế, về văn hoá, về đời sống theo hướng tích cực. Tăng trưởng là chỉ sự so sánh sản lượng giữa các kỳ, còn phát triển là một sự thay đổi toàn diện, liên tục trong quá trình dài và là một quá trình nội sinh. Phát triển bền vững đề cập đến phương diện ổn định lâu dài của quá trình phát triển. Phát triển bền vững thiên về phát triển đồng bộ hơn là phát triển đến ngưỡng cho phép. Phát triển đồng bộ tức là phát triển đồng thời các bộ phận hợp thành hệ thống. Nếu phát triển thiếu đồng bộ, mục tiêu phát triển bền vững bị phá vỡ. Khái niệm phát triển bền vững trên thực tế đã được sử dụng rộng rãI trong bản báo cáo của Uỷ ban Thế giới và các vấn đề phát triển kinh tế (WCED) năm 1987 và được cụ thể hoá, đó là sự phát triển nhằm thoả mãn được các nhu cầu của hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng của thế hệ tương lai thoả mãn những nhu cầu của họ. Phát triển bền vững phải cùng một lúc đạt được ba vấn đề lớn, đó là kinh tế, xã hội và môi trường. 83 Dịch vụ bảo hiểm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất và lưu thông hàng hoá được thông suốt, nó bình quân rủi ro của cá nhân cho cộng đồng. Do đó phát triển bền vững và toàn diện dịch vụ bảo hiểm là yêu cầu khách quan của quá trình tái sản xuất xã hội và lưu thông hàng hoá. Mặt khác, kinh tế xã hội ngày càng phát triển, trình độ nhận thức của các chủ thể cũng được nâng lên tương ứng, vì vậy dịch vụ bảo hiểm cũng tự nó phát triển lên phù hợp với quá trình đó của nền kinh tế. Theo lôgic vận động nội tại, phát triển toàn diện và bền vững dịch vụ bảo hiểm đảm bảo không chỉ cho ngành mà còn cho xã hội và dân cư. Dịch vụ bảo hiểm có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, cùng với yêu cầu phát triển bền vững kinh tế xã hội, dịch vụ bảo hiểm cũng cần được phát triển bền vững. Phát triển bền vững đáp ứng yêu cầu tiêu dùng dịch vụ bảo hiểm của nền kinh tế và dân cư là điều kiện tiên quyết cho hội nhập dịch vụ bảo hiểm quốc tế. 3.3 Giải pháp phát triển các dịch vụ bảo hiểm Việt Nam 3.3.1 Giải pháp về phía nhà nƣớc * Tăng cường quản lý nhà nước - Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của thị trường bảo hiểm Để tạo ra sự phát triển toàn diện, an toàn và lành mạnh cho thị trường bảo hiểm Việt Nam thì không thể thiếu sự tăng cường kiểm tra giám sát các hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên thị trường. Với tốc độ tăng trưởng của thị trưòng bảo hiểm hiện nay và quy mô ngày càng mở rộng kéo theo nhiều vấn đề phức tạp. Nếu không kiểm tra, giám sát thường xuyên sẽ không đảm bảo thực hiện được định hướng phát triển thị trường bảo hiểm giai đoạn 2003- 2010. Nhà nước cần tăng cường kiểm tra giám sát dịch vụ bảo hiểm một cách toàn diện từ hoạt động soạn thảo hợp đồng bảo hiểm, định phí bảo hiểm; tiêu chuẩn hoá các hoạt động quản lý và tiếp thị của các công ty bảo hiểm tránh 84 tình trạng cạnh tranh không lành mạnh thông qua việc chi trả hoa hồng quá cao, giảm phí bảo hiểm và mở rộng phạm vi bảo hiểm; xây dựng các chỉ tiêu giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm công khai; giám sát chặt chẽ khả năng tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm; thống nhất một cơ quan kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm... - Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư của DNBH Cần coi đảm bảo hiểm các yêu cầu an toàn, hiệu quả là một nội dung quan trọng trong kiểm tra, giám sát thường xuyên tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm. Đặc biệt, cần chú trọng kiểm tra việc cho vay theo hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, nhằm đảm bảo cho vay đúng mục đích, đúng đối tượng, tránh thất thoát tài sản… Mặt khác, cần nghiên cứu để tiến tới áp dụng quy định về định giá danh mục đầu tư nhằm xác định chính xác chất lượng đầu tư và gắn chất lượng đầu tư với khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm. Ngoài ra, cần sớm ban hành quy định cụ thể về hoạt động đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu nhằm đảm bảo hiểm nguồn vốn này được sử dụng an toàn, hiệu quả và đảm bảo hiểm khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm. * Thống nhất văn bản pháp quy - Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về kinh doanh bảo hiểm phù hợp với tiến trình hội nhập. Hiện nay, hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh nghiệp dịch vụ bảo hiểm rất nhiều song phân tán và còn nhiều bất cập. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam có thể điều chỉnh của nhiều nguồn luật: Bộ Luật dân sự, Bộ Luật hàng hải; Luật Hàng không dân dụng; Luật Kinh doanh bảo hiểm...Ngoài ra còn có các văn bản dưới luật như các thông tư, nghị định hướng dẫn, giải thích luật khi áp dụng, 85 thi hành... đã gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý và thi hành, cản trở việc phát triển thị trường bảo hiểm. Mặc dù đã có Luật Kinh doanh bảo hiểm nhưng phạm vi điều chỉnh lại không áp dụng với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại hình bảo hiểm khác do Nhà nước thực hiện không mang tính kinh doanh. Khoản 3 và 4 điều 12 của Chương II - Luật Kinh doanh bảo hiểm qui định "Hợp đồng bảo hiểm hàng hải áp dụng theo qui định của Bộ luật hàng hải" - "Những vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm không qui định trong chương này, được áp dụng theo qui định của Bộ luật dân sự và các qui định khác của Pháp luật có liên quan". Quy định như vậy rất phân tán nên khi cần tra cứu nội dung và trích dẫn để tham chiếu rất khó. Có quy định chồng chéo như: Bộ Luật dân sự Việt Nam đã giành toàn bộ mục 11 từ điều 571 đến điều 584 để qui định về hợp đồng bảo hiểm; các loại hợp đồng bảo hiểm; đối tượng bảo hiểm; sự kiện bảo hiểm; phí bảo hiểm; thì tất cả các nội dung này cũng lại được đề cập tương tự trong Luật Kinh doanh bảo hiểm. Thêm vào đó, trong Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2005 dành riêng chương XVI từ mục 1 đến mục 8 quy định về Hợp đồng bảo hiểm hàng hải. Bên cạnh đó, còn tồn tại qui định trong Luật Kinh doanh bảo hiểm mà chưa có hướng dẫn thi hành như: khoản 1 điều 6 của Luật kinh doanh bảo hiểm qui định "Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam", như vậy sẽ khó áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất nhập khẩu theo hình thức bán FOB, FCA, CFR mua CIF, CIP... Tóm lại, để phát triển dịch vụ bảo hiểm Việt Nam nhà nước cần thống nhất các hoạt động kinh doanh bảo hiểm vào một nguồn luật để tránh chồng chéo; điều chỉnh những qui định trái ngược nhau; ban hành hướng dẫn thi hành 86 luật; ... để phát huy vai trò của hệ thống pháp luật trong quản lý dịch vụ bảo hiểm, tạo điều kiện cho dịch vụ bảo hiểm phát triển toàn diện và lành mạnh. - Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm. Nhanh chóng phối hợp với các cơ quan chức năng như Ngân hàng Nhà nước, Bộ kế hoạch và Đầu tư… để xây dựng, sớm ban hành và tổ chức thực hiện các quy định hướng dẫn về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng; xóa bỏ những hạn chế mang tính phân biệt đối xử về đầu tư giữa doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước, đặc biệt là cho phép doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng phí bảo hiểm thu được để đầu tư tại Việt Nam được áp dụng cơ chế chính sách về đầu tư như các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước; đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong phê duyệt và thực hiện các dự án đầu tư, nhất là các dự án đầu tư bất động sản; nâng dần và đi tới xóa bỏ các hạn chế về đầu tư gián tiếp, đặc biệt là tỷ lệ góp vốn của các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp trong nước… - Luật kinh doanh bảo hiểm cần phải được sửa đổi, có thể cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi của mình vào tài sản ở nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được phép đầu tư ra nước ngoài từ nguồn vốn lấy từ quỹ dự phòng kỹ thuật. Theo điều 98 của Luật kinh doanh bảo hiểm nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được phép sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực sau đây: + Mua trái phiếu Chính phủ. + Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp. + Kinh doanh bất động sản. 87 + Góp vốn vào các doanh nghiệp khác + Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng + Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng Hiện nay Chính phủ không cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư nguồn tài chính nhàn rỗi là các khoản chi phí bảo hiểm được trích lập từ các quỹ dự phòng kỹ thuật của chủ hợp đồng bảo hiểm ra khỏi phạm vi lãnh thổ của Việt Nam, đây là một bất lợi lớn đối với việc nâng cao hiệu quả đầu tư, cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh nghiệp trong các doanh nghiệp bảo hiểm, nhất là đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. * Xây dựng lộ trình mở cửa và chiến lược dài hạn Trước sức ép mạnh mẽ của hội nhập, tự do hoá thương mại, ngành dịch vụ bảo hiểm không tránh khỏi việc phải mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài. Song do đây là một ngành kinh tế hết sức nhạy cảm nên đòi hỏi phải xây dựng một lộ trình mở cửa hợp lý và chiến lược phát triển lâu dài. Trong quá trình đàm phán ra nhập Tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam phải cam kết mở cửa thị trường, do vậy cần phải nghiên cứu xây dựng chiến lược dài hạn để có thể vừa mở cửa vừa bảo vệ được ngành dịch vụ còn non trẻ này. Có thể học tập kinh nghiệm của các nước như Mỹ, Nhật, EU,.... đây là những nước và khu vực có doanh thu phí bảo hiểm lớn nhất thế giới song họ cũng có những qui định rất chặt chẽ với các ngành dịch vụ bảo hiểm. Bên cạnh đó, có thể học tập kinh nghiệm của Trung Quốc, một nước mới gia nhập WTO. Muốn tiến hành mở cửa an toàn thì trước hết cần phải củng cố và thành lập thêm các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước, đồng thời cho các công ty bảo hiểm nước ngoài mở văn phòng đại diện để thâm nhập dần thị trường. Tiếp đó cho phép các công ty bảo hiểm nước ngoài thành lập các liên doanh 88 bảo hiểm rồi mới tiến đến cho phép hạn chế một số công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài thành lập tại Việt Nam. Xây dựng được lộ trình hợp lý giúp dịch vụ bảo hiểm Việt Nam phát triển và hội nhập được với quốc tế vì tranh thủ được vốn, kinh nghiệm, công nghệ và kỹ năng quản lý của nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm nước ngoài, đồng thời tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam. 3.3.2 Giải pháp hiệp hội Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 51 của Ban tổ chức cán bộ Chính phủ ngày 9/7/1999, là một tổ chức phi chính phủ, đại diện cho các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trên thị trường Việt Nam để cùng nhau hợp tác, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, tạo ra thị trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần thúc đẩy thị trường bảo hiểm Việt Nam ổn định và phát triển. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam được quy định tại chương II, điều 4 trong bản Điều lệ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam. Từ 10 doanh nghiệp bảo hiểm hội viên sáng lập ban đầu khi mới thành lập năm 1999 là các công ty Bảo Việt, Bảo Minh, Bảo Long, PVIC, VINARE, PJICO, VIA, PTI, UIC, BIDV-QBE, đến nay Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đã có số thành viên là 21 doanh nghiệp bảo hiểm. Cùng với các hội viên là các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, doanh nghiệp tư vấn giám định bảo hiểm, văn phòng đại diện của các công ty bảo hiểm nước ngoài và các trường đại học có bộ môn bảo hiểm. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đã đưa được tiếng nói chung của các doanh nghiệp bảo hiểm hội viên trong việc xây dựng khung pháp lý công bằng và tạo thuận lợi cho việc phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam, giữ vai trò cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp bảo hiểm. Hiệp hội đã cùng một số doanh nghiệp bảo hiểm xây dựng một số sản phẩm bảo hiểm bắt buộc, kiến nghị với nhà nước cho phép triển khai. Chủ 89 động đưa ra một số đề xuất để các doanh nghiệp bảo hiểm có sự hợp tác trong việc triển khai một số nghiệp vụ bảo hiểm. Các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường đã được hiệp hội phát hiện kịp thời và có biện pháp can thiệp, ngăn chặn…Tuy nhiên trước những cơ hội và thách thức vô cùng to lớn của dịch vụ bảo hiểm nước nhà trước yêu cầu hội nhập kinh tế, mở cửa để phát triển, để thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước và công chúng, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cần tiếp tục nâng cao vai trò của mình hơn nữa theo hướng: Kiện toàn lại Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, Tổ chức lại bộ máy tổ chức, từ lãnh đạo đến các ban chuyên trách của Hiệp hội đảm bảo lãnh đạo và cán bộ nhân viên của Hiệp hội phải là những người có năng lực chuyên môn, có trình độ nghiệp vụ bảo hiểm. Nhà nước cần tăng thêm chức năng và quyền hạn cũng như là quyền lợi và trách nhiệm, có những mức khen thưởng và kỷ luật tương xứng cho cơ quan hiệp hội, đồng thời hiệp hội cũng phải xây dựng mức lương thưởng thoả đáng cho cán bộ nhân viên của mình nhằm tạo động lực cho bản thân Hiệp hội cũng như từng cá nhân làm việc, đóng góp và cống hiến cho sự phát triển của dịch vụ bảo hiểm Việt Nam. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cần xem xét và sửa đổi bổ sung Điều lệ của Hiệp hội để khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia hiệp hội, gắn quyền lợi và trách nhiệm của các doanh nghiệp bảo hiểm hội viên với hiệp hội. Hiệp hội phải là cầu nối tích cực hơn nữa giữa các doanh nghiệp theo hướng xây dựng và đẩy mạnh sự hợp tác giữa các doanh nghiệp bảo hiểm hội viên về các vấn đề trao đổi thông tin, hợp tác kinh doanh, đánh giá thị trường, đánh giá rủi ro, tính phí bảo hiểm, đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm, cùng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất và đào tạo nhân lực. Hiệp hội bảo hiểm phải là người đánh giá được thực trạng cũng như sự phát triển của dịch vụ bảo hiểm một cách sát thực nhất. Đồng thời hiệp hội 90 cũng là người nắm được và tập hợp nguyện vọng của các doanh nghiệp hội viên để từ đó Hiệp hội bảo hiểm phải là người đóng vai trò kiến nghị và cố vấn cho cơ quan quản lý Nhà nước và chính phủ trong việc đưa ra những chính sách vĩ mô nhằm điều tiết thị trường bảo hiểm cũng như để bảo vệ cho các doanh nghiệp bảo hiểm. Song hiệp hội cũng cần phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chủ quản để kiểm tra, giám sát việc thực hiện các thoả thuận, cam kết của các doanh nghiệp hội viên, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp không tuân thủ cam kết, quy chế hợp tác, có hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, và các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý dịch vụ bảo hiểm. Bên cạnh đó, hiệp hội bảo hiểm cũng cần phải chủ động phối hợp với các ngành các cấp có liên quan (như hàng hải, hàng không…) để hoàn thiện hơn nữa và phát triển các sản phẩm bảo hiểm trên thị trường. Hiệp hội bảo hiểm phải là người đóng vai trò trung gian giữa doanh nghiệp và công chúng, chính vì vậy hiệp hội cần phải thu hút các doanh nghiệp bảo hiểm, không chỉ là các hội viên, cùng nhau xây dựng các chương trình kế hoạch đào tạo những kiến thức cơ bản về bảo hiểm nhằm tăng cường nhận thức của người dân, giúp họ thấy được sự cần thiết tham gia các loại hình bảo hiểm, vai trò và ý nghĩa của dịch vụ này đối với đời sống sinh hoạt, hoạt động sản xuất kinh doanh, đối với không chỉ riêng nền kinh tế quốc dân mà với cả xã hội. Thực hiện tốt các giải pháp trên, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam sẽ thực hiện đúng vai trò và chức năng của mình, góp phần xây dựng và thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ, an toàn và lành mạnh của dịch vụ bảo hiểm Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu hội nhập dịch vụ bảo hiểm Việt Nam với thị trường bảo hiểm khu vực và quốc tế. 3.3.3 Giải pháp doanh nghiệp 91 3.3.3.1- Tăng cƣờng khả năng quản lý áp dụng phƣơng thức quản lý tiên tiến Quản trị doanh nghiệp bảo hiểm có ảnh hưởng quan trọng tới mục tiêu hoạt động, chiến lược phát triển của doanh nghiệp bảo hiểm. Quản trị doanh nghiệp bảo hiểm sẽ theo dõi và đánh giá rủi ro tác động tới doanh nghiệp, qua đó giúp doanh nghiệp bảo hiểm tối ưu hoá hoạt động kinh doanh của mình. Hiện tại các doanh nghiệp bảo hiểm đang kinh doanh trên thị trường Việt Nam (ngoại trừ các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) chưa có chương trình quản trị doanh nghiệp bảo hiểm hiện đại, phù hợp với những nguyên tắc bắt buộc trong quản lý kinh doanh bảo hiểm. - Xây dựng nền tảng vững chắc cho công tác quản lý và giám sát doanh nghiệp bảo hiểm Để cho việc quản lý và giám sát doanh nghiệp bảo hiểm đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải có đội ngũ, bộ máy lãnh đạo có quyền hạn và trách nhiệm đối với công việc và cần phải phân định rạch ròi từng vị trí lãnh đạo cũng như các trách nhiệm gắn liền với những vị trí đó. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc điều hành hoạt động trong doanh nghiệp bảo hiểm, cũng như trong việc kiểm tra quản lý doanh nghiệp bảo hiểm. Bởi vì, thực hiện được điều này sẽ tránh được tình trạng trùng lắp trong các phần công ty việc và tình trạng “cha chung không ai khóc”. Việc làm rõ vai trò, trách nhiệm của các thành viên Hội đồng quản trị và của Ban Giám đốc điều hành, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao uy tín của cán bộ lãnh đạo trong doanh nghiệp đối với cổ đông, đồng thời nâng cao được uy tín của khách hàng. Bên cạnh đó, cần phải sắp xếp “quyền lực” của các thành viên lãnh đạo trong doanh nghiệp cho phù hợp, điều đó không đồng nghĩa với việc: không có cá nhân nào gánh quá nhiều quyền hạn, bởi vì điều này sẽ gây ra sự độc 92 quyền trong quản lý, tác nghiệp của doanh nghiệp, ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp bảo hiểm, đôi khi còn có thể lan truyền ra bên ngoàI và gây ra những điều “không thiện cảm” của khách hàng và các đối tác của doanh nghiệp bảo hiểm. - Bảo đảm tính trung thực trong các báo cáo tài chính Đảm bảo tính trung thực trong các báo cáo tài chính, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển bền vững trong các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nói riêng. Trên thực tế hiện nay các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thường có sự không rõ ràng trong việc xác định Nợ và Vốn của chủ sở hữu. Điều này xuất phát từ những "lỗ hổng" trong việc áp dụng các phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ. Hiện nay, một số phương pháp trích lập dự phòng kỹ thuật đang áp dụng tại các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam chưa thực sự phù hợp với kỹ thuật bảo hiểm. Hơn nữa nếu như chuyên gia tính phí bảo hiểm, liên kết với bộ phận kế toán trong việc tạo ra tình trạng lãi giả, lỗ thật; lấy nợ mới trả nợ cũ. Điều này sẽ làm cho việc đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không đúng. Do đó, sẽ không xác định đúng được khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm. Đây là nguyên nhân dẫn tới việc mất khả năng thanh toán và dẫn tới phá sản, giải thể trong tương lai của doanh nghiệp bảo hiểm. Để có thể bảo vệ tính trung thực trong các báo cáo tài chính, đòi hỏi doanh nghiệp bảo hiểm, đặc biệt là các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, phải có một cơ chế kiểm tra, giám sát phù hợp đối với việc hạch toán và quy trình định phí sản phẩm bảo hiểm, quy trình trích lập dự phòng kỹ thuật, để cho các quy trình này vừa đảm bảo đúng theo những quy định của pháp luật tài chính doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, vừa đảm bảo phù hợp với đặc thù kỹ thuật 93 của các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ. Cơ chế này bao gồm các yếu tố sau đây: - Kiểm tra các tài khoản và các báo cáo tài chính một cách định kỳ, việc kiểm tra này phải do một công ty kiểm toán độc lập thực hiện. - Xây dựng quy trình kiểm tra nội bộ, do doanh nghiệp bảo hiểm tự kiểm soát. Quy trình này phải đảm bảo tính độc lập và tránh bị chi phối bởi các sức ép từ các "thế lực" trong doanh nghiệp. - Xây dựng hệ thống sổ kế toán, phù hợp với đặc thù kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, nhằm kiểm tra giám sát năng lực tài chính của doanh nghiệp. - Đánh giá và quản lý những rủi ro có thể tác động đến doanh nghiệp bảo hiểm Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm có quy mô hoạt động vừa và lớn, cần thiết phải lập một phòng quản lý rủi ro, bao gồm một số thành viên của Hội đồng quản trị. Phòng quản lý rủi ro, thực hiện các chức năng chủ yếu là: - Thiết lập và xây dựng các chính sách về quản lý rủi ro trong doanh nghiệp. Nội dung của những chính sách này, bao gồm các vấn đề liên quan tới việc đánh giá mức độ rủi ro trong quá trình triển khai các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp và công tác quản lý rủi ro của doanh nghiệp, đồng thời đánh giá hiệu quả của việc xử lý các rủi ro tác động tới doanh nghiệp bảo hiểm đã đạt hay chưa. Từ đó đưa ra các đề xuất thích hợp về tổng mức trách nhiệm được phép giữ lại, số lượng trách nhiệm cần phải tái bảo hiểm cho phù hợp, nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp bảo hiểm được an toàn. Thông qua việc đánh giá mức độ rủi ro về đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm, phòng quản lý rủi ro sẽ đưa ra các điều chỉnh cần thiết, phù hợp với việc đầu tư trên thị trường của doanh nghiệp bảo hiểm. Từ đó tạo ra hiệu quả 94 đầu tư cao mà vẫn đảm bảo tính an toàn trong hoạt động đầu tư các nguồn vốn nhàn rỗi trong doanh nghiệp bảo hiểm. Phòng quản lý rủi ro, sẽ đánh giá mức độ rủi ro, sai sót trong chu trình định phí sản phẩm bảo hiểm và các thiệt hại do trục lợi, gian lận bảo hiểm gây ra, từ đó đưa ra những biện pháp điều chỉnh thích hợp, nhằm giúp doanh nghiệp bảo hiểm, hoạt động an toàn và có hiệu quả. - Nâng cao chất lượng công việc của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp bảo hiểm Thường xuyên đào tạo, cập nhật kiến thức cho các thành viên trong hội đồng quản trị, Ban Giám đốcvà các lãnh đạo các phòng ban chức năng. Điều này sẽ giúp nâng cao năng lực làm việc cho các cán bộ quản lý ở tất cả các bộ phận trong bộ máy hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, như vậy sẽ tạo ra hiệu quả làm việc cao hơn trong công tác điều hành của doanh nghiệp bảo hiểm. 3.3.3.2- Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tƣ vốn của các doanh nghiệp bảo hiểm - Nâng cao tính chuyên nghiệp của hoạt động đầu tư về tổ chức cũng như trình độ của đội ngũ cán bộ; sớm xây dựng đội ngũ các chuyên gia về đầu tư… Trước mắt, cần khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm có đủ tiêu chuẩn "thành lập quỹ đầu tư, quỹ tín thác và công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật" (trích Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việ Nam 2003-2010). - Các doanh nghiệp bảo hiểm đa dạng hóa danh mục đầu tư, đảm bảo cân đối giữa nhu cầu thanh toán trước mắt và hiệu quả đầu tư lâu dài; - Sớm xây dựng và thực hiện nghiêm các quy chế, quy trình đầu tư thích hợp và gắn với chiến lược kinh doanh. Xét về lâu dài, lĩnh vực đầu tư chủ yếu của các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ là cổ phiếu và trái phiếu. 95 - Tạo sự gắn kết giữa hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đặc biệt là trong khâu thiết kế, phát triển sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả đầu tư nói riêng. 3.3.3.3- Nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ của đội ngũ cán bộ Nhân lực và phát triển nguồn nhân lực là giải pháp quan trọng và có tính chất quyết định đối với sự thành công hay thất bại của bất kỳ doanh nghiệp nào. Việt Nam vì vậy chú trọng hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo hiểm hiện nay. Hiện nay trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, do đặc điểm của sản phẩm và của loại hình dịch vụ này là sản phẩm vô hình nên chất lượng của nguồn nhân lực là rất quan trọng. Hiện nay, tại hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước đều xảy ra tình trạng thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao. Phần lớn nguồn nhân lực làm việc trong các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam hiện nay là làm theo kinh nghiệm dẫn đến những hạn chế trong việc giải quyết những vấn đề mới phát sinh nhanh nhạy và hiệu quả. Bên cạnh đó, cùng với sự xuất hiện của các công ty và văn phòng đại diện của các công ty bảo hiểm nước ngoài đã kéo theo sự chuyển dịch nguồn nhân lực sang các công ty và văn phòng đại diện này, dẫn đến việc các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam gặp khó khăn trong việc đào tạo, phát triển nhân lực và giữ gìn nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam phải gắn việc đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo số lượng và chất lượng với việc nguồn nhân lực phải phát đáp ứng nhu cầu hội nhập của dịch vụ bảo hiểm Việt Nam với dịch vụ bảo hiểm trong khu vực và trên thế giới. Các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cần phải có các biện pháp như: 96 * Coi trọng việc đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực cả trong nước và ở nước ngoài bằng cách hợp tác chặt chẽ với các trường đại học, trung học dạy nghề, các tổ chức, …có liên quan tới nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trong và ngoài nước trong việc đào tạo, nâng cao kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn phục vụ cho nhu cầu kinh doanh dịch vụ này. * Xây dựng bộ máy nhân sự gọn nhẹ, hiệu quả, phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng vị trí. Luôn bổ sung và áp dụng các biện pháp quản lý mới. Từ đó, có xây dựng quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm, bãi miễn cán bộ một cách chặt chẽ, chính xác. * Xây dựng chính sách tiền lương, thưởng cạnh tranh, hợp lý gắn liền với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và hiệu quả công việc của mỗi cá nhân; đảm bảo thu nhập xứng đáng cho người lao động, nhằm thu hút và duy trì nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Hơn thế nữa, cần có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích việc đào tạo các chuyên gia giỏi tham gia quản lý và tham gia các hoạt động quan trọng như : tính phí bảo hiểm, quản lý rủi ro, đầu tư và quản lý vốn đầu tư… Sự cần thiết cũng như lợi ích vô cùng to lớn của công tác đào tạo nguồn nhân lực là rất rõ ràng, song mỗi doanh nghiệp cần có giải pháp và chiến lược đào tạo phát triển con người riêng phù hợp với nhu cầu, khả năng và điều kiện hoàn cảnh của mình nhằm đạt được hiệu quả và lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp mình. Xây dựng chiến lược phát triển con người ở đây, có nghĩa là xây dựng một văn hoá riêng của doanh nghiệp, đặc thù cho mỗi doanh nghiệp bảo hiểm. Bởi thương hiệu bảo hiểm không chỉ được mọi người biết đến qua tên gọi, lôgô,… mà phần nhiều lại chính là sự tiếp xúc trực tiếp với một bên là người có nhu cầu tham gia bảo hiểm và một bên là đại diện của công ty bảo hiểm. Bên đại diện công ty bảo hiểm có thể là đội ngũ cán bộ, nhân viên, đại lý, tư vấn viên bảo hiểm và môi giới bảo hiểm. Chính sự tiếp xúc trực tiếp này 97 làm cho người tham gia bảo hiểm hiểu và tin tưởng ở công ty bảo hiểm và quyết định mua dịch vụ bảo hiểm. Không chỉ dừng lại ở một người khách hàng này, mà chính họ lại là cầu nối đắc lực để quảng bá rộng rãi tên công ty bảo hiểm mà họ tham gia. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm cần phải xây dựng cho mình một chiến lược phát triển con người thật bài bản, mang nét đặc trưng cho doanh nghiệp của mình và các doanh nghiệp bảo hiểm khác và qua đó thể hiện văn hoá doanh nghiệp. 3.3.3.4- Phát triển kênh phân phối hiệu quả, hiện đại Kênh phân phối đối với các sản phẩm dịch vụ có một vai trò rất quan trọng, nó đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của một thương hiệu. Bởi vậy các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cần phải đa dạng hoá các kênh phân phối sản phẩm, kênh phân phối qua đại lý bảo hiểm cần được mở rộng hoặc bổ sung bằng các kênh phân phối sản phẩm mới như bán hàng uỷ thác qua ngân hàng thương mại hoặc hệ thống internet… nhằm giúp cho các tổ chức và cá nhân có nhiều cơ hội tiếp cận với bảo hiểm. 3.3.3.5- Tăng cƣờng quan hệ công chúng, quảng cáo, quảng bá hình ảnh công ty, thƣơng hiệu. Chiến lược Marketing có đạt được hiệu quả như mong muốn hay không còn phụ thuộc vào phương thức thực hiện như thế nào, thông qua công việc xúc tiến yểm trợ, đó là phương thức quảng cáo, khuyến mãi, dịch vụ chăm sóc khách hàng. Trong phương thức quảng cáo phải nêu bật được sự hấp dẫn của hình thức, ngôn từ dễ hiểu, hình ảnh gợi nhớ và ấn tượng hơn so với các doanh nghiệp bảo hiểm khác. Quảng cáo trên truyền hình được coi là phương tiện hữu hiệu nhất bởi sự kết hợp hoàn chỉnh giữa âm thanh và hình ảnh. Bên cạnh đó là các hoạt động phụ kèm theo như thực hiện các chương trình tài trợ cho các sự kiện, các chương trình lớn để quảng bá thương hiệu, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng. Trong thời gian hợp đông 98 bảo hiểm còn hiệu lực, các công ty bảo hiểm phải có một dịch vụ chăm sóc khách hàng thật độc đáo và gây ấn tượng với khách hàng, thông qua hỗ trợ khách hàng các thông tin về tình trạng hiện tại của hợp đồng bảo hiểm, kịp thời giảI đáp những tình huống mới có thể nảy sinh trong hợp đồng bảo hiểm và trả lời những thắc mắc, băn khoăn của khách hàng, nhằm hạn chế tối đa các rủi ro mang lại. Có như vậy mới tạo được sự tin tưởng của khách hàng- những người đã chọn mua và sử dụng sản phẩm của mình. 3.3.3.6 Xây dựng chiến lƣợc sản phẩm và chiến lƣợc về giá (phí bảo hiểm ) Xây dựng chiến lược sản phẩm Doanh nghiệp cần xác định chất lượng sản phẩm là vũ khí cạnh tranh cơ bản và giữ vị trí xương sống, trụ cột quyết định trực tiếp đến hiệu quả uy tín của nhà kinh doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trước nhu cầu bảo hiểm ngày càng đa dạng của khách hàng hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm cần nhanh chóng nắm bắt được cơ hội đưa ra sản phẩm mới, chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng. Chiến lược về giá (phí bảo hiểm ) Giá phí bảo hiểm đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thành công ty của một sản phẩm bảo hiểm. Người Việt Nam có tâm lý thích mua hàng giá rẻ, bên cạnh đó, mức thu nhập bình quân của người Việt Nam không cao, bởi vậy các doanh nghiệp bảo hiểm cần có chiến lược định giá hợp lý như: định giá theo mức giá mà người tiêu dùng có thể chấp nhận được, thay đổi chính sách tính phí và phương thức đóng phí sao cho có lợi cho khách hàng. 3.3.3.7 Tăng cƣờng trang thiết bị kỹ thuật công nghệ hiện đại trong các doanh nghiệp bảo hiểm Các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải xây dựng phần mềm tin học hiện đại phục vụ việc thống kê rủi ro, tổn thất trong các nghiệp vụ bảo hiểm. 99 Thống kê rủi ro tổn thất và thống kê những vấn đề có liên quan đến hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp bảo hiểm là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp bảo hiểm, bởi lẽ: - Chương trình thống kê rủi ro sẽ giúp cho doanh nghiệp bảo hiểm tính toán được một cách chính xác các loại rủi ro sẽ giúp cho doanh nghiệp bảo hiểm tính toán được một cách chính xác các loại rủi ro có thể tác động đến doanh nghiệp của mình và mức độ ảnh hưởng của các loại rủi ro đó đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp đang triển khai trên thị trường, từ đó đề ra được các biện pháp phòng tránh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. - Các loại dự phòng kỹ thuật trong các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có thể được tính toán một cách đầy đủ và chính xác khi và chỉ khi các doanh nghiệp bảo hiểm có chương trình thống kê rủi ro tổn thất. Thông qua phần mềm tin học đối với việc thống kê này, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể cập nhật được số liệu hàng ngày một cách đầy đủ về số lượng hợp đồng bảo hiểm được ký kết trong ngày, số lượng hợp đồng bị huỷ bỏ, số lượng các vụ tổn thất xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào của từng loại hợp đồng bảo hiểm khác nhau. - Nếu như không có phần mềm thống kê liên quan tới các hoạt động trong các doanh nghiệp bảo hiểm thì các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không thể nào áp dụng được các phương pháp tính dự phòng kỹ thuật hiện đại phù hợp với bản chất của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, và như vậy, việc đánh giá những khoản nợ mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả đối với khách hàng sẽ không chính xác, không đánh giá đúng được khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc không thể đánh giá đúng năng lực tài chính trong các doanh nghiệp bảo hiểm. 100 Tóm lại, dịch vụ bảo hiểm Việt Nam phát triển trong điều kiện mở cửa hội nhập có nhiều diễn biến phức tạp. Để phát triển thị trường bảo hiểm toàn diện, an toàn và lành mạnh theo định hướng chiến lược mà Đảng và Nhà nước ta đã chỉ ra cho ngành bảo hiểm, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của các ngành, các cấp, các đơn vị tổ chức có liên quan. Sự kết hợp đồng bộ hệ thống các giải pháp từ Nhà nước, Hiệp hội bảo hiểm đến từng doanh nghiệp bảo hiểm tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ bảo hiểm Việt Nam trước yêu cầu hội nhập thị trường dịch vụ bảo hiểm khu vực và thế giới. 101 KẾT LUẬN Sau hơn 10 năm xoá bỏ tình trạng độc quyền, thị trường bảo hiểm non trẻ của nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Từ một công ty bảo hiểm duy nhất đến nay đã có 30 công ty bảo hiểm khai thác dịch vụ này, đó là chưa kể đến các văn phòng đại diện của các công ty bảo hiểm nước ngoài. Quy mô thị trường tăng gấp hơn 17 lần, và tốc độ tăng trưởng trung bình của dịch vụ bảo hiểm là 24%/ năm. Sản phẩm bảo hiểm trên thị trường đã được đa dạng hoá, rất phong phú, đáp ứng được đa dạng các nhu cầu bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Tuy nhiên, cũng còn nhiều bất cập được bộc lộ như quy mô thị trường còn rất nhỏ bé so với nhu cầu của thị trường, sự thiếu hụt nhân lực có trình độ cao, kỹ năng quản lý còn hạn chế,… Tham gia mở cửa hội nhập nền kinh tế sẽ mang đến rất nhiều cơ hội cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo hiểm nếu nhưng doanh nghiệp này nhanh nhạy và kịp thời nắm bắt và tận dụng được những cơ hội đó. Song cũng sẽ có rất nhiều thách thức to lớn mà các doanh nghiệp sẽ buộc phải nỗ lực vượt qua để tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, để dịch vụ bảo hiểm Việt Nam phát triển an toàn, toàn diện và lành mạnh, đáp ứng được yêu cầu hội nhập thì cần tiếp tục nhanh chóng sắp xếp lại các doanh nghiệp theo hướng tăng cường năng lực tài chính và chuyên môn hóa lĩnh vực kinh doanh; đa dạng hóa cơ cấu sở hữu; khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia kinh doanh dịch vụ bảo hiểm dưới hình thức các công ty liên doanh, công ty cổ phần … Trước những yêu cầu mạnh mẽ và khắt khe của quá trình hội nhập đặt ra đòi hỏi phải tiến hành các giải pháp đồng bộ từ phía Nhà nước, phía Hiệp hội bảo hiểm và từ chính các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trên thị trường để dịch vụ bảo hiểm Việt Nam tiếp tục phát triển. Với những gì đã và đang làm được cho thấy dịch vụ bảo hiểm Việt Nam hứa hẹn một tương lai 102 phát triển rất tốt theo đúng định hướng trong Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm giai đoạn 2003 - 2010 và cả trong những năm tiếp theo. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TRONG NƯỚC 1. Bộ Tài chính (2005), Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2004. NXB Tài chính. Hà Nội. 2. Bộ Thương mại (2000), Kết quả vòng đàm phán Uruquay về hệ thống thương mại đa biên. Hà Nội. 3. Bảo Việt (2005), Bảo Việt 40 năm xây dựng và phát triển,NXB Văn hoá thông tin. Hà Nội. 4. Hồ Ngọc Cẩn (2004), Hệ thống các văn bản pháp quy hiện hành về bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, NXB Lao động xã hội. Hà Nội. 5. Hoàng Văn Châu (Ch.b), Vũ Sĩ Tuấn, Nguyễn Như Tiến (2002), Giáo trình bảo hiểm trong kinh doanh, Đại học Ngoại thương, NXB Khoa học kỹ thuật. Hà Nội. 6. Nguyễn Văn Định (Ch.b), Hồ Sỹ Hà, Phạm Thị Định (2004), Giáo trình bảo hiểm, NXB Khoa học kỹ thuật. Hà Nội. 7. Nguyễn Văn Định (Ch.b) (2003), Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm, NXB Thống kê. Hà Nội. 8. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (1995), Từ điển bách khoa Việt Nam 1A-Đ. Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội. 9. Lan Hương (2006), "Những cơ hội và thách thức 2006, Dự báo xu hướng kinh doanh bảo hiểm năm nay", Thời báo Kinh tế Việt Nam, (31), tr. 9. 10. Lan Hương (2006), "Môi giới bảo hiểm trong nước vẫn nép vế", Thời báo Kinh tế Việt Nam, (36), tr. 9. 11. Lê Song Lai (2005), "Thị trường bảo hiểm Việt Nam 6 tháng đầu năm 2005- Bức tranh sáng màu", Tài chính tháng 7/2005, tr. 38. 12. Lê Song Lai (2005), “Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư vốn của các doanh nghiệp bảo hiểm”, Tài chính tháng 10/2005, tr. 18-22. 13. GS. TS. Trương Mộc Lâm, Lưu Nguyên Khánh (2000), Một số điều cần biết về pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm, NXB Thống kê. Hà Nội. 14. Phùng Đắc Lộc (2006), "Hình ảnh thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2005", Tài chính tháng 3/2006, tr. 42-43. 15. Phạm Minh (2001).Tìm hiểu Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và quy chế thương mại đa phương. NXB Thống kê. Hà Nội. 16. Ngân hàng thế giới (2004), Sổ tay về Phát triển, thương mại và WTO. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. 17. Nhà xuất bản chính trị quốc gia (2001), Luật kinh doanh bảo hiểm. Hà Nội. 18. Nhà xuất bản chính trị quốc gia (1995), Luật hàng không Việt Nam. Hà Nội. 19. Nhà xuất bản chính trị quốc gia (2005), Luật thương mại. Hà Nội. 20. Nhà xuất bản văn hoá thông tin (2005), Bảo Việt 40 năm xây dựng và phát triển. Hà Nội. 21. Đỗ Thị Xuân Quỳnh (2002), Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam và một số vấn đề cần lưu ý khi áp dụng. Khoá luận tốt nghiệp. Trường đại học Ngoại thương. Hà Nội. 22. Vũ Đình Trường Sơn (2006), “Thương hiệu của doanh nghiệp bảo hiểm ”, Tài chính tháng 2/2006, tr. 26-27. 23. PGS.TS. Nguyễn Như Tiến (2005). Thị trường bảo hiểm và giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. Trường đại học Ngoại thương. Hà Nội. 24. Thủ tướng Chính phủ (2003), “Chiến lược phát triển thị trường Việt Nam từ năm 2003 - 2010”. Quyết định 175/2003/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ. Hà Nội. II. MỘT SỐ TRANG WEB. 1. Bộ tài chính 2. Bộ thương mại 3. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 4. Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam 5. Công ty bảo hiểm Prudential 6. Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH ĐẾN NĂM 2010 Chỉ tiêu 2001 2002 2005 2010 Tăng trưởng BQ 2002-2010 1. Doanh thu phí bảo hiểm (Tỷ đồng) a. Phi Nhân thọ b. Nhân thọ c. Tổng doanh thu phí 2.189 2.793 4.982 2.624 4.368 6.992 4.328 12.412 16.740 8.900 30.900 39.810 16,5%/ năm 27,7%/ năm 24,3%/ năm 2. Tỷ trọng tổng doanh thu phí bảo hiểm so với GDP (%) 0,99% 13% 2,5% 4,2% --- 3. Tích lũy dự phòng nghiệp vụ (Tỷ đồng) 5.000 8.330 28.000 112.000 --- 4. Nộp NSNN (Tỷ đồng) 234 290 640 1.200 20%/ năm 5. Số người lao động trong ngành bảo hiểm 42.000 51.600 72.000 103.500 --- (Nguồn: Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010). PHỤ LỤC 2: YÊU CẦU VỀ VỐN TỐI THIỂU, VỐN THỰC VÀ VỐN CẦN CÓ ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 TT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1 Doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ 2.189 2.624 3.104 3.709 4.328 5.053 5.952 6.963 7.923 8.910 2 Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ 2.793 4.368 6.295 8.337 12.412 15.478 19.000 22.800 26.700 30.900 3 Dự phòng nhân thọ 3.433 6.491 10.898 16.733 25.422 36.256 49.556 65.516 84.206 30.900 4 Tổng doanh thu phí bảo hiểm 4.982 6.992 9.399 12.046 16.740 20.531 24.982 29.763 34.623 39.810 5 Vốn tối thiểu theo quy định đối với bảo hiểm PNT (20% phí giữ lại) 350 472 590 705 822 960 1.137 1.323 1.505 1.693 6 Vốn tối thiểu theo quy định đối với bảo hiểm NT (7% phí giữ lại) 240 454 763 1.171 1.780 2.538 3.469 4.586 5.894 7.400 7 Yêu cầu về vốn tối thiểu 591 927 1.353 1.876 2.602 3.498 4.606 5.909 7.400 9.101 8 Vốn thị trường thực có - Bảo hiểm phi nhân thọ - Bảo hiểm nhân thọ 1515 899 616 1515 899 616 1515 899 616 1515 899 616 1515 899 616 1515 899 616 1515 899 616 1515 899 616 1515 899 616 1515 899 616 9 Vốn cần để phát triển - Vốn phát triển phi nhân thọ (40% giữ lại) - Vốn phát triển nhân thọ (10% dự phòng) 1.044 700 343 1.594 945 649 2.269 1.180 1.090 3.083 1.409 1.673 4.187 1.645 2.542 5.546 1.920 3.626 7.229 2.273 4.956 9.198 2.646 6.552 11.431 3.011 8.421 13.969 3.386 10.584 10 Chênh lệch yêu cầu về vốn tối thiểu và vốn thực có - Bảo hiểm phi nhân thọ - Bảo hiểm nhân thọ (924) (594) (376) (588) (427) (162) (162) (309) 147 361 (194) 555 1.087 (77) 1.164 1.983 61 1.922 3.091 238 2.853 4.394 424 3.970 5.885 606 5.278 7.586 794 6.793 11 Chênh lệch về vốn phát triển và vốn thực có - Bảo hiểm phi nhân thọ - Bảo hiểm nhân thọ (471) (199) (273) 97 46 33 754 281 474 1.586 510 1.057 2.672 746 1.926 4.031 1.021 3.010 5.714 1.374 4.340 7.683 1.747 5.936 9.916 2.112 7.805 12.454 2.487 9.968 Nguồn: Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010. PHỤ LỤC 3: DỰ KIẾN KHẢ NĂNG KHAI THÁC BẢO HIỂM ĐẾN NĂM 2010 TT Chỉ tiêu đánh giá 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1 GDP (người) 500.000 537.000 577.813 612.148 667.735 717.815 771.651 829.525 891.739 958.619 2 Dân số (triệu người) 78,45 79,55 80,66 84,79 82,94 83,93 84,94 85,96 86,99 88,03 3 Quy mô hộ gia đình (người) 4,50 4,40 4,40 4,35 4,12 4,12 4,10 4,10 4,05 4,00 4 Tổng số hộ gia đình (nghìn hộ) 17,434 18,079 18,333 18,803 20,131 20,372 20,717 20,966 21,479 22,009 5 Thu nhập BQ hộ/năm (nghìn đồng) 28.680 29.730 31.518 33.035 33.170 35..235 37.247 39.566 41.516 43.556 6 Chỉ tiêu BQ hộ/năm (nghìn) 22.590 23.031 24.150 24.929 24..254 25.606 26.847 28.334 29.386 30.455 7 Tiết kiệm BQ hộ/năm (nghìn đồng) 6.090 6.699 7.369 8.106 8.916 9.630 10.400 11.32 12.130 13.101 8 Tổng tiết kiệm của toàn bộ số hộ (tỷ đồng) 106.170 121.113 135.089 152.141 179.489 196.174 215.457 235.486 260.554 288.335 9 Tỷ lệ tiết kiệm trên GDP (%) 21,2% 22,5% 23,4% 24,5% 27,0% 27,0% 28,0% 28,0% 29,0% 30,0% 10 Thị trường tiềm năng % của tiết kiệm 9,0% 9,75% 10% 10,5% 11% 11,5% 13% 13,5% 14% 15% Nguån: ChiÕn l•îc ph¸t triÓn thÞ tr•êng b¶o hiÓm ViÖt Nam tõ n¨m 2003 ®Õn n¨m 2010. PHỤ LỤC 4: CÁC CAM KẾT TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI BẢO HIỂM (NHÂN THỌ VÀ PHI NHÂN THỌ) TRONG GATS Khu vực Các cam kết toàn bộ đối với 3 phương thức đầu tiên Cam kết về trao đổi qua biên giới (phương thức 1) Cam kết về tiêu dùng ở nước ngoàI (phương thức 2) Cam kết về hiện diện thương mại (phương thức 3) Toàn bộ Hạn chế Toàn bộ Hạn chế Toàn bộ, hoặc chỉ hạn chế về hình thức pháp lý Hạn chế Chỉ về số lượng các nhà cung cấp Chỉ về sở hữu nước ngoài Số lượng nhà cung cấp và sở hữu nước ngoài Châu Phi Gambia Gabon Gambia Ai Cập, Ghana, Kenya, Nigeria, Tunisia Ai Cập, Gabon, Gambia, Lesotho, Nam Phi Ghana, Kenya, Tunisia Gambia, Lesotho, Nigeria, Senegal, Sierra Leone, Nam Phi Gabon, Mauritius, Morocco Ghana, Kenya Ai Cập Châu Á vµ khu vùc Th¸i B×nh D•¬ng Bahrain, §¶o Solomon Bahrain, §¶o Solomon Ấn §é, Hµn Quèc, Malaysia, Phillippines, Qatar, Sri Lanka, Th¸i Lan, Thæ NhÜ Kú Bahrain, §¶o Solomon, Th¸i Lan Brunei, Darussalam, Hång K«ng Macau (Trung Quèc), Malaysia, Qatar, Sri Lanka, Bahrain, Hång K«ng, Indonesia, Israel, Macau (Trung Quèc), §¶o Solomon, Qatar Hµn Quèc Brunei, Darussalam, Ên §é, Malaysia, Parkistan, Phillippines, Singapore, Sri Lanka, Thæ NhÜ Kú Thæ NhÜ Kú Th¸I Lan Đông Âu Bulgaria, Cộng hoà Czech, Hungary, Cộng hoà Slovak, Slovenia Cộng hoà Czech, Hungary, Cộng hoà Slovak, Slovenia Ba Lan, Romania Cộng hoà Czech, Hungary, Cộng hoà Slovak Bulgaria Slovenia Mỹ Latinh và vùng Caribe Guyana Guyana Argentina, Brazil, Colombia Guyana Argentina Guyana, Panama, Paraguay Argentina, Bolivia, Brazil, Chile, Colombia, Ecuador, Jamaica, Nicaragua, Peru, Uruguay, Venezuela Cuba, Mexico Cộnh hoà Dominica, Honduras a. Không hạn chế, cấp giấy phép tự do, điều kiện qua lại, hoặc các hạn chế khác. Nguồn: Sổ tay về Phát triển, thương mại và WTO, NXB Chính tri quốc gia, năm 2004, trang 315

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3086_7283.pdf
Luận văn liên quan