Gần đây một số dịch giả đã phải lên tiếng than thở về tình trạng dịch
ẩu, kém chất lượng và không đáng tin của nhiều bản dịch tác phẩm văn học nước
ngoài ở VN. Không kể đến những bản dịch của những dịch giả không tên tuổi,129
theo chị, vì sao không ít người thậm chí có bằng cấp cao về ngoại ngữ, ngôn ngữ
nhưng bản dịch vẫn chưa hoàn hảo?
Công việc gì cũng vậy, thường có người này làm thành công hơn người kia. Ở
đâu, thời nào cũng có nhiều thầy giáo / bác sĩ / kỹ sư / nông dân / thợ mộc / chính
khách / dịch giả / ca sĩ giỏi và vô số thầy giáo / bác sĩ / kỹ sư / nông dân / thợ mộc /
chính khách / dịch giả / ca sĩ dở. Điều này bình thường. Và nên thấy rằng người giỏi
cũng không hoàn hảo, mà người dở cũng cần phải kiếm sống.
Sống ở nước ngoài chắc là chị có điều kiện đọc nhiều tác phẩm văn
học của các nước. Trong lĩnh vực truyện ngắn và tiểu thuyết, nhìn chung chị cảm
thấy về mặt ý tưởng, bút pháp, khuynh hướng sáng tác. các nhà văn đương đại
VN có “cũ” lắm không so với các nhà văn đương đại ở các nước?
Tôi sống ở hai nơi, như năm 2005 này tôi ở Mỹ 6 tháng và ở Việt Nam 6
tháng, nên có điều kiện đọc cả sách của người lẫn sách của ta, nhưng dù chăm chỉ
đọc mỗi ngày tôi cũng chỉ đọc được một phần rất rất, rất nhỏ trong thế giới tiểu
thuyết (dài, ngắn), nên tôi cố chọn đọc những thứ KHÁC NHAU, và nếu “nhìn
chung” qua những gì tôi đọc thì tính chất nổi bật là ĐA DẠNG, phong phú, biến
đổi, và tất cả đều khả dĩ tồn tại hay tiêu vong. Mình có chỗ giống và chỗ khác người
ta, chứ mình không cũ hay mới hơn người ta.
Là một nhà văn người Việt gốc Hoa, có thể thấy trong sáng tác của
chị từ tạp bút, truyện ngắn, tiểu thuyết cho tới kịch bản phim. những năm qua đã
phần nào vẽ nên diện mạo, tâm tư, cuộc sống của cộng đồng này trên quê hương
thứ hai của mình. Sắp tới chị vẫn sẽ tiếp tục mảng đề tài này hay sẽ viết về người
Việt trên đất Mỹ?
Tôi vẫn đang viết tiếp tập 2 Người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh và còn nuôi
tham vọng viết Người Hoa ở Việt Nam nữa. Còn người Việt trên đất Mỹ thì tôi mới
làm xong phần Người Việt ở Bellingham (đề tài được Quỹ Rockefeller tài trợ thông130
qua Trung tâm Nghiên cứu chiến tranh và hậu quả William Joiner của Trường Đại
học Massachusetts ở Boston).
Chị có thể nói một chút về cuộc sống hiện nay và người chồng của
chị? Anh có quan tâm đến những gì chị viết, chị làm không?
Hiện nay tôi vẫn đọc, viết và dịch như trước đây. Kiểu lao động tự do này
thích hợp với tánh khí và thói quen làm việc thất thường, tùy hứng, vô kỷ luật, vô
nguyên tắc của tôi. Chồng tôi, Mart Stewart, là người đàn ông rất nhẫn nại với vợ
(hồi tôi chưa về nhà chồng, em gái tôi đã khốn khổ biết bao!). Anh phải đi làm (giáo
sư lịch sử ở Trường Đại học Western Washington) để nuôi vợ, về nhà phải xuống
bếp vì vợ nấu ăn dở quá. Tôi nghĩ mình rất may mắn tìm được một người bạn đời
ủng hộ hết lòng hết sức công việc của mình, lại giúp đỡ mình rất nhiều trong việc
nghiên cứu, học tập, và quan trọng là chia sẻ buồn vui sướng khổ với mình. Tập thơ
đầu tiên của tôi là để tặng anh.
Anh có bao giờ nói với chị điều gì ở người phụ nữ VN khiến anh thích
nhất và quyết định lấy làm vợ không?
Có. Nhưng tôi xin giữ riêng bí mật này.
Đồng nghiệp bạn bè nhiều người nói rằng Lý Lan là một người rất có
ý chí, đọc, học và làm việc không mệt mỏi, một người rất độc lập nhưng ít cởi mở,
hơi thiếu sự nồng nhiệt. Còn chị, chị tự nhận xét về mình như thế nào?
Tôi là mình!
Thư Hiên thực hiện
Phỏng vấn Lý Lan (2006), “Nhà văn Lý Lan: Tôi là mình!”,
134 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Diễn ngôn về giới nữ trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại (Khảo sát sáng tác của Dạ Ngân, Y Ban, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bí mật nhất
của tâm hồn, xoa dịu những vết xước trong trái tim người đàn bà, đem đến những
an ủi dịu dàng, sự động viên, quan tâm lo lắng vừa tinh tế vừa sâu xa mà ngay cả
người thân gần gũi nhất trong đời sống (thực) cũng không có được. Người đàn bà
ấy như được hồi sinh, được yêu và sống bằng thứ năng lượng tinh thần quý giá, đó
chính là sự đồng điệu, hòa nhịp từ trong sâu thẳm mỗi con người. Tất cả những
buồn khổ, uất ức, sự nén nhịn, chịu đựng trong đời sống chất chồng lo toan, bon
chen của người đàn bà được giải tỏa, thấu hiểu và cảm thông, để có thể yên tâm
khóc, cười, chia sẻ trọn vẹn với một đối tượng hoàn toàn không biết mặt. Cho đến
một ngày người đàn bà ấy nhận được bức thư báo tin mừng chiến thắng trong trò
chơi Hủy diệt cảm xúc trực tuyến, liền đó là những bí mật của cuộc chơi được giải
mã. Trong suốt tám tháng ròng, người đàn bà đã mê mải tâm sự với một con rô
bốt được lập trình để chuyên viết những bức thư. Và cảm xúc của người chiến
thắng: “Trống rỗng. Tôi không còn một cảm xúc nào. Tôi đã tham gia trò chơi. Tôi
đã giết chết những cảm xúc của mình. Tôi không còn phân biệt được đâu là thật đâu
là giả. Tôi không còn nhận chân được tôi là ai.”
4. ABCD
“ABCD” là cuốn tiểu thuyết về những câu chuyện tưởng như rời rạc trong
cuộc sống: Chuyện mẹ yêu con mụ mị, mẹ mang thai rồi sinh con, mẹ mang thai rồi
bỏ con, chuyện một tình yêu tưởng không thể có giữa người chồng tàn tật và người
vợ xinh đẹp, Cả chuyện bên sông, trong làng trên phố, đi học, đất đai, abcdTrong
vô vàn những câu chuyện ABCD của cuộc sống đời thường ấy, Y Ban tập trung vào
những câu chuyện về số phận người phụ nữ trong xã hội đương đại.
Câu chuyện về Linh Lang, một cô gái trẻ đẹp đang mộng mơ trên giảng đường
đại học thì bị trúng tiếng sét của thần tình yêu và kết hôn với một người đàn ông
103
đứng tuổi làm quan chức. Linh Lang được chồng yêu chiều hết mức nhưng lại
không được lòng mẹ chồng. Sau một cơn đau đẻ đến chết đi sống lại trong phòng
sinh mà mẹ chồng nhất định bắt sinh thường không cho mổ đẻ, Linh Lang sinh hạ
một bé trai bụ bẫm, kháu khỉnh. Không biết có phải do cơn đau đẻ hay vì cô không
muốn mất đi vẻ đẹp của cơ thể mà cô nhất định không cho con bú. Thằng bé vì thế
mà không thích chơi với mẹ và mỗi khi mẹ vạch vú ra bắt nó bú, nó không thích
điều đó. Những mâu thuẫn với mẹ chồng, sự xa lánh của đứa con khiến người mẹ
trẻ rơi vào trầm cảm.
Câu chuyện tình yêu giữa người chồng tàn tật và người vợ xinh đẹp. Phũ là
một đứa bé gái mồ côi được ông bà Tràng đem về nuôi, càng lớn Phũ càng xinh
đẹp. Vẻ đẹp mơn mởn của người con gái dậy thì khiến người cha nuôi không kìm
chế được dục vọng. Ông Tràng đã hiếp dâm người con gái nuôi mà ông yêu thương
như con đẻ. Phũ có thai, ông tìm cách gả chồng cho Phũ. Phàng, một chàng trai tàn
tật teo hết hai chân, bán quán nước bên bến sông bỗng dưng cưới được cô vợ xinh
đẹp vui mừng khôn xiết. Mặc bao lời dị nghị, biết đám cưới chỉ là sự hợp lý hóa cái
thai trong bụng vợ nhưng Phàng hết lòng yêu thương, chăm sóc, che chở cho mẹ
con Phũ. Cơn sốt đất đai tràn về nông thôn, Phàng nhờ mối lái cũng kiếm được ít
tiền để lo cho vợ con. Số phận thật chớ trêu khi Phàng mất, thằng con trai mà bao
công sức vợ chồng Phàng mới có được đã đuổi mẹ ra khỏi nhà để chiếm tài sản.
Đau đớn, bất lực, Phũ lao mình xuống dòng nước cuồn cuộn.
Câu chuyện về nhà Dỉn - một đôi vợ chồng già, hiếm muộn mãi mới sinh
được mụn con trai, nhưng lớn lên đứa trẻ không nhận cha mẹ, nó cho rằng mình là
một đứa trẻ con nhà giàu đầu thai từ kiếp trước. Nó gọi bố mẹ là ông bà và nhờ ông
bà đi tìm ngôi nhà trước kia nó đã từng sống. Dù rất thương con nhưng đôi vợ
chồng già vẫn cất công đi tìm ngôi nhà như đứa con miêu tả. Thằng bé và đôi vợ
chồng già chuyển về ở trong ngôi nhà đó. Tuy nó gọi bố mẹ là ông bà nhưng nó rất
hiếu thả với cha mẹ. Con nhà Dỉn chính là kiếp sau của con nhà Linh Lang.
Tuy là chuyện của mỗi nhà: Chuyện nhà Phũ này, chuyện nhà Linh Lang này,
chuyện nhà Dỉn này, chuyện nhà Thục này, chuyện nhà Thân này, nhưng ABCD
104
lại kết nối với nhau bởi ý nghĩa các câu chuyện:lòng yêu thương con người, phải
học cách yêu thương sơ đẳng bắt đầu từ ABCD.
5. Xích lô
Trời mưa, trong căn nhà lụp xụp tối mù mù, hai người đàn ông còng lưng trên
chiếu rượu. Ngươi đàn ông trẻ là con vùng đứng lên đi ra khỏi nhà, tháo chiếc xích
lô buộc trên vách, rồi đạp trong trời mưa. Đến một mái hiên có người đàn bà và hai
đứa trẻ đang co ro, gã bảo họ về nhà.Người đàn bà trở về nhà, hai đứa trẻ chơi trong
lặng lẽ rồi lăn ra ngủ. Người đàn ông già đã ngủ. Người đàn bà sửa soạn cho mấy
đứa trẻ ngủ, rồi ra nằm cạnh người đàn ông già. Gã đuổi “đi, không phải phiên”.
Đúng 6 giờ chiều, đúng như giờ vào ca của nhà máy, người đàn ông trẻ trở về nhà.
Cả nhà cùng ăn cơm trong lặng lẽ. Người đàn bà thu dọn, người đàn ông trẻ pha ấm
trà. Người đàn bà xong việc dẫn hai đứa trẻ sang hàng xóm xem ti vi nhờ. Đúng 9
giờ tối thị cùng hai đứa trẻ về nhà. Nửa đêm người đàn bà thức giấc đúng như giờ
vào ca, thị khẽ nằm xuống cạnh người đàn ông trẻ.
Sau mấy ngày mưa trời cũng tạnh.
Đúng 6 giờ mâm cơm dọn ra, hai người đàn ông ăn trước. Người đàn ông già
đạp xích lô ra đường, người đàn bà thu dọn, người đàn ông trẻ đến chiếu của gã.
Hôm ấy người đàn ông trẻ xốc chị đến chiếu cũa gã, gã hối hả trên người chị như
một cuốc xích lô đạp vội.Người đàn ông trẻ khoảng 30 tuổi, người đàn bà 20 tuổi,
người đàn ông già là bố. Họ có công việc để sống là đạp xich lô. 12 tuổi mẹ mất, hai
cha con đạp xích lô kiếm sống, một nghề cha truyền con nối, dễ học lại không mất
vốn nhiều. Nay người đàn ông già đã có tuổi, họ chia nhau lịch để làm. Cha già thì
làm ban ngày, đêm để người con. Hai cha con mong muốn giành iền để cưới cho
con một người vợ tử tế.
Một hôm người đàn ông già dẫn về một người đàn bà gã gặp ngoài đường về
nhà. Không ai nói nhưng đều hiểu đó là người đàn bà của cha. Rồi một đứa trả ra
đời, số tiền dành dụm ngày một vơi dần, công việc ngày một khó khăn bởi nhiều
người ở quê ra phố đều tìm nghề đạp xich lô để sống. những đứa trẻ ra đời, số tiền
dành dụm để cưới vợ cho con ngày càng vơi. Và điều khó xử là không biết đứa nào
105
là con của con, đứa nào là con của cha. Ý định lấy một người vợ tử tế dần không
còn. Dần dần không ai nói nhưng họ đều hiểu lịch trình của mình định sẵn, đứng
như giờ nhà mày vào ca. Người đàn bà hiểu thị phải biết ơn hai cha con. Ba người
lớn dần dần rất ít trò chuyện. Họ sợ nhất những ngày mưa. Vì mưa hai gã đàn ông
sẽ ở nhà, nghĩa là người đàn bà sẽ phải dẫn hai đứa trẻ ra chỗ khác. Trong nhà chỉ
còn hai gã đàn ông gò lưng trên chiếu rượu.
6. Người đàn bà có ma lực
Một người đàn bà phù phiếm. ngỡ rằng tình yêu là một trò đùa và suốt đời đã
thử sức hút của mình bằng trò chơi đó. Bây giờ người đàn bà đã có tuổi.
Tiếng lao xao, cãi cọ của gia đình hàng xóm khiến người đàn bà khát khao
một gia đình và người đàn bà nhớ về quá khứ với những kỉ niệm tình yêu. Người
đàn bà mở chiếc tráp màu đỏ giở ra những vật kỉ niệm, cuốn sổ nhật kí năm 17 tuổi.
17 tuổi bước vào đại học, không xinh đẹp, không có duyên, nhưng thông minh, học
giỏi. Ngưỡng cửa cuộc đời, sự nghiệp và tình yêu dang rộng. Ai cũng yêu mến,
khâm phục nhưng vẫn chưa được các chàng trai để ý. Một hôm có người biết xem
bói nói chị có tài chinh phục đàn ông. Chị nửa tin nửa ngờ vì biết mình không xinh
đẹp, không có duyên, mà chẳng có chàng trai nào lại bị thu hút bởi một cô gái xấu
xí. Ngày 1- 7, trên chuyến tàu về quê, một người đàn ông trẻ bắt chuyện, sau tìm về
tận nhà cô. Người đàn ông đến, cô thấy mình trẻ trung xinh đẹp hơn. Mối tình đầu
với Sơn– người đàn ông trên tàu – rất ngọt ngào, đầy kỉ niệm tình yêu mà không có
kỉ niệm buồn, nhưng họ vẫn chia tay. Năm thứ tư đời sinh viên, khi tình yêu với
Sơn vấn rất đẹp thì cô lại rung động trước chàng trai khoa toán đàn rất hay. Chàng
trai bị thu hút khi gặp cô trong phòng tự học. Đêm đêm đem đàn ra hát. Cô đến với
chàng trai khoa toán vì bắt đàu thấy Sơn quá nhạt nhẽo. Chàng trai khoa toán dạy cô
đàn, cô hát. Cô đàn và hát rất hay. Một lần chàng đưa cô đi dự sinh nhật bạn. Cô
đàn và hát một bài độc đáo. Chàng nhà văn trẻ bị thu hút bởi cô, coi cô là nàng thơ
của mình. Cô nhìn lại bản thân và bắt đàu tu sữa bản thân cho thêm hấp dẫn. Một
cậu bé thi rớt đại học lên ở ôn thi ở cùng anh trai là bạn học cô. Cậu bé yêu cô nhất
quyết muốn cưới cô làm vợ. Gia đình phản đối nhưng vô hiệu, họ đành để cậu bé đi
106
xuất khẩu lao động. Năm thứ tư cô vẫn để cuộc sống trượt dài.Một chiều đi lang
thang, cô vào xem ca nhạc. Người nhac công trẻ khiến cô chú ý. Cô hoảng sợ khi
thấy bản năng giống như người nhạc công kia được núp dưới bóng tình yêu. Cô ngỡ
tất cả đều là tình yêu thật sự. Tốt nghiệp đại học. Công tác và sống ở môi trường
mới nhưng quan niệm tình yêu không thay đổi. Cô chưa có người yêu.
Một hôm đi dạo một mình cô gặp hai cha con, cô bé rất thích cô vì thấy cô
cũng mặc chiếc áo len đỏ như nó. Người đàn ông mời cô về nhà để ciều lòng con
gái. Cô thi thoảng đến nhà hai cha con, bản năng làm mẹ của người phụ nux khiến
cô trở nên thật dịu dàng khéo léo. Cô bé không có mẹ rất quý mến cô côi cô như
mẹ. Người đàn ông cũng rung động nhưng lại sợ người đàn bà như cô bởi cô rất dễ
bỏ anh ta. Một người đàn ông nữa đén, chàng thực tập sinh ở nức ngoài về. Anh ta
là kiểu người thực dụng, chỉ nghĩ đến cách kiếm tiền, và là kẻ bần tiện. Giờ đây
người đàn bà đã cảm thấy mệt mỏi. Tiếng ồn ã của gia đình hàng xóm khiến người
đàn bà dứt mình khỏi quá khứ. Người đàn bà cảm thấy không còn chút sinh lực nào,
cái cả giác dễ sợ, cố vùng vẫy mà không thoát ra được. Tiếng một cô bé khiến
người đàn bà choàng tỉnh. Tiếng hát của cô bé về mẹ khiến người đàn bà xúc động
rơi nước mắt, người đàn bà nhẩm hát theo cô bé, cái mệt nhọc chán chường dần bay
đi theo tiếng hát. Quá khứ là dĩ vãng, phía trước là tất cả.
6. Con quỷ nhỏ trong lòng tôi
Chiều tối làm được bài thơ đầu tiên, đêm cô mơ một giấc mơ kì lạ về con ngựa
có cánh với vòng nguyệt quế trên đầu. Cô thấy một gương mặt phụ nữ u buồn. Ngày
ấy vừa tốt nghiệp đại học, trước ngưỡng cửa cuộc đời là những ngày tháng dài chờ
việc. Không biết làm gì cho chóng qua những ngày chờ đợi, cô nảy ra ý định viết
văn. Ngày phổ thông cô cũng từng viết. Cô viết những cảm xúc, viết những yêu
mến. Cô thích viết về người lính. Thoáng có ý nghĩ gửi đăng báo nhưng bị xua đi
ngay. Nhưng con quỷ nhỏ bắt đầu xuất hiện trong cô thôi thúc cô viết. Cô gửi đi
một truyện ngắn dự thi cuocj thi viết truyện. Mất mấy ngày hoảng loạn bối rối khi
nghĩ đến việc người ta sẽ cười khi đọc truyện của cô. Nhưng cô nhận được thư của
tòa báo. Con quỷ nhỏ lại thôi thúc cô. Cô viết thư cho người biên tập, một nhà văn.
107
Người biên tập nhận và viết thư cho cô. Con quỷ nhỏ thỏa mãn. Ước mơ của cô như
được chắp cánh. Cô tiếp tục viết. Người biên tập rất muốn gặp cô. Cô đã quyết định
tìm đến tòa soạn cùng một người bạn. Cuộc gặp gỡ đầu tiên rồi những lần sau. Con
quỷ nhỏ thích thú với cuộc hẹn ngoài công viên. Người ấy ôm và hôn cô gái. Trong
giây phút đầu cô hôn trả lại. Sau đó hoảng sợ. Họ chia tay nhau, con quỷ nhỏ nằm
im chỉ còn lí trí. Cô gái đã biết thêm về cuộc đời mà đáng lẽ chưa nên biết. Cô gái
dằn vặt khắc khoải mà không biết thổ lộ cùng ai. Điều làm cô khổ sở nhất là ý nghĩ
chính người ấy sẽ khinh miệt coi cô như một kẻ tầm thường dễ dãi. Tất cả dồn nén
trong bức thư cô gửi người ấy. Khoảng một tuần sau người ấy viết thư trả lời. Bức
thư làm cô vui và quên đi mọi sự dằn vặt. Ngày hôm sau đang tràn đầy niềm vui
hạnh phúc thì nỗi bất hạnh ập xuống. Lá thư cô gửi người ấy không hiểu sao lại ở
trong tay chị Phương cùng làm. Chị khuyên cô đừng dại dột như thế người ấy đã có
vợ. Cô nghĩ đến cảnh người ta , những người vợ kéo đến xem mặt cô gái đã cám dỗ
chồng họ, để họ biết mà tránh. Hàng tháng trời cô gái sống khốn khổ với ngoại
cảnh, nhìn ai cũng thấy họ đang dò xét mình. Cô giãy giụa với số mệnh và tìm cách
chống trả hiện tại. Quyết định viết cho chị vợ một lá thư. Ba ngày sau, người vợ tìm
đến nhà gặp cô. Người vợ nói cho cô biết cô đã quá non nớt, dễ tin. Họ đã bị lừa
dối. Người vợ đưa cho cô một lá thư khác của người biên tập gửi cho một cô gái.
Mọi thứ như sụp đổ trong cô.
Một tuần sau với sự sắp xếp của người vợ, người ấy đến gặp cô và kể một câu
chuyện giả dối. Cô bình thản lắng nghe và kể một câu chuyện khác về sự giả dối.
Cô phá lên cười và nhìn thẳng vào mắt người ấy. Bỗng nhiên người ấy già nua kinh
khủng. Người ấy đứng dậy và đi ra cửa như ai đuổi. Cô gái gục mặt xuống bàn
khóc, cô không cần thứ vốn sống giả dối ấy.
7. Phút dành cho tình yêu
Ngày mai cô gái đi lấy chồng. Đêm nằm trằn trọc với bao ý nghĩ về tương lai.
Chợt tiềm thức đưa cô quay về một câu chuyện đã qua. Đó là phiên trực đàu tiên
trong đời bác sĩ của cô. Đêm trăng đẹp. Buồng số hai, buồng của một bệnh nhân nữ.
Một cảnh tượng khiến cô bác sĩ ngỡ ngàng: cái bóng tráng của nữ bênh nhân kéo lê
108
mình trên sàn đá hoa, đến chỗ chiếc đi văng có người đàn ông đang nằm. Cái bống
trắng ngồi thạt sát đi văng, gục mặt vào lòng người đàn ông, hai tay đu lên cổ người
đàn ông thì thào những lời yêu thương. Người đàn ông tỉnh dậy hốt hoảng bế xốc cô
gài lên trên đi văng rồi quỳ xuống bên cạnh. Hạnh phúc nhất với cô là được ở bên
người đàn ông. Cô muốn mình sẽ sống để yêu anh, để hạnh phúc bên anh.
Bốn giờ sáng, phòng số hai bật đèn sáng trưng, soi rõ cái bóng trắng tôi qua
là một cô gái trẻ, gầy khủng khiếp. Cô gái đau đớn. Bác sĩ phải tiêm mooc phin
cho cô. Cô chưa kịp mang đến hạnh phúc cho anh. Liều thuốc cuối cùng giúp cô
ngủ và vĩnh viễn không phải chịu đau đớn nữa.Người đàn ông cúi xuống làm rơi
tờ giấy từ trong túi áo. Cô bác sĩ cầm lên đọc và ngạc nhiên không hiểu: giấy gọi
ra tòa li hôn lần thứ nhất. Người đàn ông buông xuôi tay đau đớn. Đưa trả anh tờ
giấy, anh vồ lấy và ép chặt vào mặt cười sằng sặc, cười mãi đến khi tờ giấy nhũn
ra rơi lả tả. Người đàn ông buông thõng tay và khẽ rên lên: ít ỏi quá. Cô bác sĩ
không hiểu gì cả.
8. Biển và người đàn bà
Anh nhập vào nàng như một đám bọt bèo sóng đánh dạt vào bờ. Nếu không có
nàng chắc anh sẽ tan rữa ra hòa vào nước biển. Đó là những ngày tồi tệ nhất trong
đời anh khi anh không tự chủ được mình. Toàn bộ sức mạnh đàn ông anh biến mất
thay vào đó là cảm giác muốn được vỗ về, ôm ấp. Anh như một kẻ mồng du tìm đến
bến tình của những kẻ đồng tính. Anh che giấu vợ con, bạn bè tình cảnh khốn khổ
của mình.Một ngày anh bị vợ bắt gặp khi anh luồn tay vào hốc khóa mà bạn tình đã
để sẵn cho anh. Anh chết đứng. Vợ đi khỏi anh gục xuống và không biết gì nữa. Từ
bên trong cửa sổ một ngôi nhà đối diện nàng đã chứng kiến tất cả. Nàng đưa anh đi
bệnh viện với chẩn đoán của bác sĩ – hôn mê thận. Nàng không để người nhà anh
biết anh đang hoạn nạn, nàng muốn anh là của riêng mình. Xuất viện nàng đón anh
về nhà. Anh coi nàng như mẹ. anh kể về cuộc đời mình một nhà khoa học giỏi,
kiêm quản lí. Công việc quản lí khiến anh lúng túng. Cùng lúc ở nhà vợ con anh lại
có những đòi hỏi, thúc ép anh. Người ta đòi hỏi ở anh những thứ anh không có.
Không cho anh làm công việc anh rất thành đạt là nghiên cứu khoa học. Anh bị
109
thanh tra chất vấn khổ sở. Về nhà vợ anh vẫn đẹp rực rỡ và không ngừng đòi hỏi.
Vợ lại cho rằng anh có người đàn bà khác bên ngoài. Vợ bắt quả tang, anh như đã
chết. Nàng xáu xí, nàng thấu hiểu toàn bộ câu chuyện của anh. Nàng bán hết nhà
cửa, đưa anh đi về phía biển. Nàng mua căn nhà nhỏ và một phòng thí nghiệm cho
anh. Nàng làm tất cả để anh thành đạt. Anh nghiên cứu về lượng vàng hòa trong
nước biển.
Một ngày anh thành công. Anh bán công nghệ cho một nhà máy. Anh trở nên
giàu có, trở thành người đàn ông với đày đủ sức mạnh. Nàng đi ra biển, biển rì rào.
DẠ NGÂN
1. Gia đình bé mọn
Mỹ Tiệp là một nữ văn sĩ miền Nam say mê nghề nghiệp, có nhan sắc, giàu cá
tính. Do hoàn cảnh chiến tranh xô đẩy, cuộc hôn nhân không tình yêu với Tuyên
khiến cho Tiệp dần cảm thấy ngột ngạt, không chịu đựng nổi. Sự xuất hiện của “anh
nhà báo cỡ bự” - người mà Tiệp đã lao vào như con thiêu thân, “hy sinh một cách u
mê như thần dân với vị vua của mình” chỉ sau vài lần bất chợt gặp nhau tại các cuộc
họp hay ngoài đường đã mang đến không ít tai tiếng và những vết nứt đầu tiên cho
gia đình nàng.
Dưới sức ép của dòng họ, nhất là sự uy nghi của cô Tư Ràng, Tiệp đã cố làm
lành với chồng nhưng cuộc sống hôn nhân vẫn không thể trụ vững được. Tiệp gặp
Đính. Anh chàng nhà văn lãng tử của xứ Nghệ đến và làm thay đổi hoàn toàn cuộc
đời Tiệp, đánh thức mọi phương diện trong con người Tiệp. Nhưng phải mất mười
một năm sau nhiều phen sóng gió, nàng mới được chính danh cùng người yêu.
Tưởng chừng cuộc sống hạnh phúc sẽ đến với Tiệp sau những khó khăn mà nàng đã
trải qua nhưng sự dằn vặt, cắn rứt, cảm thấy có lỗi với con luôn ám ảnh hạnh phúc
từng ngày của Tiệp và Đính.
Tiểu thuyết khép lại với cảnh Tiệp phải trở lại miền Nam, giúp đứa con gái,
người cũng vừa có một bước đi sai lầm trong việc thiết kế một “gia đình bé mọn”
của riêng mình như thể đang giẫm lại dấu xe đỗ ngày xưa của nàng.
110
PHỤ LỤC 4:
TÊN TẬP TRUYỆN
VÀ TRUYỆN CÓ CỤM TỪ “NGƯỜI ĐÀN BÀ”
STT TÁC GIẢ TÁC PHẨM THỂ LOẠI
1 Nguyễn Thị
Thu Huệ
Người đàn bà ám khói Truyện ngắn
2 Dạ Ngân Gánh đàn bà Tập tản văn
3 Lý Lan Người đàn bà kể chuyện Tập truyện,
truyện ngắn
Ba người đàn bà Truyện ngắn
Tiểu thuyết đàn bà Tiểu thuyết
4 Y Ban Người đàn bà sinh ra trong bóng
đêm
Tập truyện
Người đàn bà có ma lực
Tập truyện,
Truyện ngắn
Biển và người đàn bà xấu xí
Tập truyện
Truyện ngắn
Người đàn bà và những giấc mơ Tập truyện
Truyện ngắn
Cuối cùng thì đàn bà muốn gì Tập truyện
Truyện ngắn
I am đàn bà Tập truyện
Truyện ngắn
Đứa con và người đàn bà tàn tật Truyện ngắn
Mỗi người đàn ông chỉ của riêng
một người đàn bà
Truyện ngắn
Đàn bà xấu thì không có quà Tiểu thuyết
Người đàn bà đứng trước gương Truyện ngắn
111
PHỤ LỤC 5:
TÊN TẬP TRUYỆN
VÀ TRUYỆN GỢI HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NỮ
STT TÁC GIẢ TÁC PHẨM THỂ
LOẠI
1 Nguyễn Thị Thu
Huệ
Giai nhân
Thiếu phụ chưa chồng
Truyện ngắn
2 Dạ Ngân Vợ lính
Làm mẹ
Trên mái nhà người phụ nữ
Truyện ngắn
3 Lý Lan Chị ấy lấy chồng chưa
Mẹ và con
Cô con gái
Người mẹ
Truyện ngắn
4 Y Ban Thiếu phụ và những đôi cò
Gái góa là gái góa ơi
Bức thư gửi mẹ Âu cơ
Nữ hoàng cô đơn
Truyện ngắn
112
PHỤ LỤC 6:
SỰ XUẤT HIỆN CỦA CỤM TỪ “NGƯỜI ĐÀN BÀ”
& “NGƯỜI ĐÀN ÔNG” TRONG CÁC TÁC PHẨM
S
TT
TÁC PHẨM NGƯỜI
ĐÀN BÀ
NGƯỜI
ĐÀN ÔNG
CON
ĐÀN BÀ
1 Thần cây đa và tôi (Y
Ban)
75
2 Đàn bà xấu thì không
có quà (Y Ban)
27
3 Trò chơi hủy diệt cảm
xúc(Y Ban)
45
25
4 Người đàn bà có ma
lực (Y Ban)
22
5 Tiểu thuyết đàn bà
(Lý Lan)
35
45
6 ABCD (Y Ban) 32
113
PHỤ LỤC 7:
PHỎNG VẤN CÁC TÁC GIẢ KHẢO SÁT TRONG LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Thu Huệ muốn tận hưởng tình yêu đích thực
"Khi va chạm ngoài đời, từng trải hơn trong cuộc sống, tôi mới thấy hết giá trị
của tình yêu. Hãy dành cho tình yêu sự tôn trọng xứng đáng", nữ văn sĩ tâm sự.
Những năm 1990-1995, chị có chuỗi thành công liên tiếp với 3 tập
truyện xuất bản và nhiều giải thưởng. Chị giải thích chúng như thế nào dưới góc
độ tình yêu?
Đó là khoảng thời gian tôi không hề biết yêu thực sự là gì, và tôi cũng chẳng
tin có tình yêu lớn trong đời. Tôi đi làm, đẻ con, nuôi con, bận túi bụi với cuộc sống
gia đình. Cuộc đời của tôi như một quy trình ngược. Dường như tôi tìm thấy tình
yêu ở tuổi 40, lúc còn trẻ, tôi chẳng biết yêu là gì, chỉ biết đến công việc.
Điều đó ảnh hưởng tới những nhân vật của chị ra sao?
Hình như trong cách truyện ngắn đã in trước đây của tôi, các nhân vật nam đều
rất tệ, không đáng yêu chút nào. Một là không phải đàn ông đích thực. Hai là rất hay
ho nhưng không có thật ngoài đời, hoặc nếu có, rất hiếm.
Nhiều phụ nữ cho rằng phái mạnh không mạnh như họ nghĩ. Bản thân
chị nghĩ sao?
Lúc này, tôi nghĩ phái mạnh lúc nào cũng là phái mạnh. Họ không hề xoàng
trong bất cứ chuyện gì. Ít nhất cũng là người tôi đang gặp lúc này. Chính người đó
làm thay đổi những quan niệm của tôi trước đây về phái mạnh.
Là một nhà văn, lại là giám đốc một hãng phim truyền hình, chị nghĩ
thế nào về người đàn bà thời hiện đại?
114
Khác với nhiều người nghĩ, thực ra người đàn bà lúc nào cũng muốn nương
tựa. Bất đắc dĩ mới phải tự mình đứng thẳng, vì bị xô đẩy mà phải gánh vác việc của
đàn ông. Người đàn ông phải hiểu điều đó.
Tình yêu, nó có gì thay đổi từ ngày chị cầm bút cho đến bây giờ?
Tình yêu đúng là một thế giới mà không ai có thể hiểu đến tận cùng ý nghĩa
của nó. Ở từng thời điểm, người ta gặp, yêu và nhìn nhận nó bằng những gì họ sống
nên tình yêu có nhiều khuôn mặt.
Với tôi, từ khi cầm bút viết đến nay tôi luôn tôn thờ tình yêu, đấy là điều làm
nên mọi giá trị của cuộc sống. Nhưng thường thì ngày trước tôi viết về tình yêu với
mơ ước được như vậy, còn bây giờ, hình như không còn là mong ước nữa mà nó là
có thực trong cuộc đời tôi. Nhưng tệ thật, lúc biết là nó có thật thì mình lại quên
viết. Hóa ra tôi muốn tận hưởng tình yêu đích thực hơn cả viết về nó.
Người ta phải làm gì để giữ gìn tình yêu?
Khi va chạm ngoài đời, từng trải hơn trong cuộc sống, tôi mới thấy hết giá trị
của tình yêu. Tôi nghĩ rằng nhiều người có nó, nhưng lại không biết hoặc không thấy
hết giá trị, từng ngày lãng phí và đánh mất nó. Hãy dành cho tình yêu sự tôn trọng
xứng đáng
Chị nghĩ gì về đời sống tình cảm gia đình hiện nay?
Cuộc sống không còn quá khó khăn như trước, nhưng chính vì thế mà các mâu
thuẫn trong gia đình dễ bùng nổ hơn. Theo tôi quan sát, nhiều gia đình giờ đây đang
có vấn đề. Họ che giấu điều đó nhưng sự thật nhiều người đang phải đối mặt với nó.
Tôi nghĩ người đàn ông, trên đường đời của anh ta, anh ta cần ngoái lại nhìn người
vợ mình. Anh ta sẽ biết mình cần phải làm gì.
Bị nhiều đối tượng tấn công, chị làm thế nào với những đối tượng ấy?
115
Tôi biết nhiều người thích tôi, nhưng tôi không yêu họ. Tôi phải giữ một tình
cảm tế nhị và tôn trọng họ, phải giữ để không trở thành kẻ thù của nhau. (cười)
Khuyết điểm của đàn ông nói chung theo chị là gì?
Một số ích kỷ và vô tâm. Người phụ nữ rất sợ những người đàn ông kém tinh
tế. Nhưng không phải người đàn ông nào cũng tinh tế.
Một gia đình cần có những yếu tố gì mới trọn vẹn?
Cần 3 yếu tố. Phải yêu nhau. Phải tôn trọng nhau. Phải có tinh thần gìn giữ
hạnh phúc của chính mình.
Còn công việc của nhà văn viết về tình yêu thì sao?
Phải viết nên những trang viết trở thành bạn tri âm tri kỷ với người đọc, làm
cho cuộc đời thêm ấm áp bình yên.
Phỏng vấn Nguyễn Thị Thu Huệ (2005), “Nguyễn Thị Thu Huệ
muốn tận hưởng tình yêu đích thực”, www.vnexpress.net
“Gia đình bé mọn” có phải là câu chuyện
về tình yêu của nhà văn Dạ Ngân”
“Sau đúng 20 ngày, tôi đặt dấu chấm cuối cùng cho tác phẩm ‘Gia đình bé mọn’
tại nhà sáng tác Đại Lải”, nhà văn Dạ Ngân tâm sự với VNCA về tác phẩm được đồn
là câu chuyện tình yêu của chị cũng như tình yêu thực với nhà văn Nguyễn Quang
Thân...
Tổ ấm của hai nhà văn Nguyễn Quang Thân và Dạ Ngân - “cặp vợ chồng son”
luống tuổi - là một căn gác có tới 10 cửa sổ ở ngoại vi Hà Nội, trên nóc nhà có 60m2
trồng rau sạch, cây cối um tùm. Rời bàn viết, nhà văn Nguyễn Quang Thân tìm những
niềm vui nho nhỏ trong việc tưới tắm mấy cây rau. Vài năm nữa Dạ Ngân về nghỉ hưu,
116
có thể họ sẽ vào Nam sống để chị được gần gia đình - bù đắp những năm tháng chị
phải xa con.
Nhà văn Dạ Ngân vừa cho ra mắt độc giả cuốn tiểu thuyết “Gia đình bé mọn”-
một cuốn sách được đồn rằng chính là câu chuyện về tình yêu của chị và nhà văn
Nguyễn Quang Thân. “Gia đình bé mọn” vừa vinh dự nhận Giải thưởng của Hội Nhà
văn Hà Nội.
Tiểu thuyết “Gia đình bé mọn” có phải chính là câu chuyện về tình
yêu của chị và nhà văn Nguyễn Quang Thân?
Tôi không nghĩ đây là một cuốn sách về tình yêu. “Gia đình bé mọn” là cuốn
tiểu thuyết về đề tài hậu chiến. Sống trong đất nước của những cuộc chiến kéo dài,
thân phận người Việt nào cũng có một quá khứ chung là chiến tranh, chiến tranh
ảnh hưởng đến rất nhiều thế hệ, còn dấu vết cho tới tận bây giờ.
Tôi viết “Gia đình bé mọn” với tâm thế ấy, chứ không phải ca ngợi hay lý giải
cho một chuyện tình. Khung xã hội trong tiểu thuyết này khá rộng. Câu chuyện tình
yêu xuyên suốt tập sách là chuyện tình của một đôi tình nhân luống tuổi. Thân phận,
quá khứ và các tâm trạng của họ đều trĩu nặng những thế sự
Tôi không thay đổi tiểu sử, nhân thân cho các nhân vật nguyên mẫu, tôi nói
các nhân vật vì tiểu thuyết nó vốn ôm được nhiều con người, nhiều số phận. Hai
nhân vật nam và nữ là nhà văn bởi những sóng gió của họ cũng bắt đầu từ hệ lụy
của nghề văn mà ra. Họ quyết liệt, cực đoan, đắm đuối đến thế cũng bởi họ là nhà
văn. Khi viết những chương nói về công việc, lý tưởng nghề văn của nhân vật chính
là Tiệp, tôi rất thích.
Là những trải nghiệm của chính cuộc đời chị, hẳn “cuộc sinh thành”
Gia đình bé mọn rất nhiều vật vã?
Tôi viết “Gia đình bé mọn” theo kiểu ốc sên, cứ leo lên lại tụt xuống. Tôi viết
đi viết lại rất nhiều lần rồi lại bỏ, năm nào cũng viết rồi bỏ, năm lần bảy lượt như
vậy. Khi không viết được cứ thấy ấm ách như người mắc nợ. Khi bắt đầu cầm bút
117
viết, tôi đã biết đây là tác phẩm rất quan trọng trong đời văn của mình. Nếu chưa kết
thúc nó, tôi chưa thể làm được gì. Nó cứ “mắc kẹt” như vậy chỉ vì lý do không có
thời gian dành trọn vẹn cho việc hoàn thành nó.
Năm 2004, tôi lên Đại Lải 20 ngày, một mình một “cõi” viết mỗi ngày một
chương. Tôi xóa hết kết quả viết lách của 5 năm, bắt tay lại từ đầu. 20 ngày ấy tôi
không màng đến tiện nghi là điện thoại, tôi trốn chồng và bạn bè, tôi không có cảm
giác về mọi thứ bên ngoài mình, khi ăn cũng không biết mình đang nhai cái gì. Khi
viết, tôi chay tịnh theo đúng nghĩa đen, ăn sợ thịt thà, sợ no nê. Sau đúng 20 ngày,
tôi đặt dấu chấm cuối cùng cho “Gia đình bé mọn”. Rồi sau đó, về nhà sửa chữa
trên máy tính chen với việc công sở mất vài tháng nữa.
Sau 12 năm chung sống, điều gì đã giữ cho Dạ Ngân và Nguyễn
Quang Thân vẫn “Yêu nhau một cách dị thường”?
Có lẽ đơn giản vì chúng tôi yêu nhau quá. Bà cô tôi tiên đoán từ khi tôi còn
nhỏ rằng, mẫu đàn ông của tôi phải là người đứng tuổi, có trí tuệ, lành mạnh về tinh
thần tôi yêu anh Thân là gặp được đúng người. Nhưng hai nhà văn ở với nhau
cũng va chạm chan chát ấy chứ: khác vùng miền, con riêng, chủ kiến mạnh và sự
cực đoan của mỗi người, cuộc sống giữa một Hà Nội khắc nghiệt như thế này
Nói thật, có nhiều điều ở anh Thân cũng không hoàn hảo: dấu ấn vùng miền
trong tính cách, sự cực đoan, tính căn cơ gay gắt, sự ồn ào về dòng họ nếu nhìn
dưới khía cạnh tiêu cực thì tôi sẽ phải cảm thấy buồn khổ. Nếu cho những “tiêu
cực” ấy là nét chính trong người đàn ông của mình thì sẽ thấy mình bất hạnh.--
PageBreak--
Nhưng nếu cho nó là chuyện vặt thì những khiếm khuyết sẽ chỉ là chi tiết buồn
cười, và mình hoàn toàn hạnh phúc với “quà tặng” mà số phận trao cho mình. Bí
quyết của sự chung sống là hãy nhìn vào những đức tính quan trọng của nhau, lấy
điều đó làm nền tảng của cuộc sống lứa đôi. Việc điều hòa mâu thuẫn luôn nằm
trong tay người phụ nữ.
118
Chuyện “con anh con tôi” thường là điểm nhạy cảm phát sinh mâu
thuẫn của các đôi vợ chồng “tập 2”, cho dù họ rất yêu nhau. Anh chị đã ứng xử
như thế nào về chuyện con riêng?
Tôi không phân biệt đối xử, luôn công bằng và chăm chút con chồng. Tôi rất
tự tin với sự công tâm của mình trong việc đối xử với các con và gia đình lớn của
anh Thân. Công sức ấy vất vả không thua chuyện viết văn, khi tôi gánh trên vai
những trách nhiệm của con dâu trưởng: việc nhà thờ, mồ mả, giỗ chạp, các việc lễ
nghĩa trong họ mạc
Ngược lại, tình cảm của anh Thân với các con tôi cũng rất sâu sắc. Các con tôi
hiểu anh rất thương chúng nó, và thế là đủ. Tình thương ấy có nền tảng của hơn 20
năm gắn bó về tinh thần, thời gian các con tôi hiểu ba Thân còn nhiều hơn chúng
hiểu và sống với cha ruột. Quan trọng hơn, các con tôi chúng biết ba Thân yêu mẹ
chúng nó quá. Khi vợ chồng chúng tôi đi chơi, người ta hay hỏi “anh chị có bao
nhiêu cháu”, chúng tôi luôn nói “5 đứa”. Thực sự trong tình cảm của chúng tôi luôn
trọn vẹn cả 5 đứa con.
Trở lại ngày chị 30 tuổi, nếu không gặp mối tình quá lớn ấy, liệu chị
có yên phận với “cuộc hôn nhân do chiến tranh thu xếp” của mình?
Nếu không gặp anh Thân tôi cũng không thể tiếp tục cuộc hôn nhân với người
chồng đầu tiên. Chúng tôi quá khác nhau, một người phụ nữ quyết liệt như tôi chắc
chắn sẽ không chịu đựng để tiếp diễn cuộc sống không bắt nguồn từ tình yêu ấy.
Đọc “Gia đình bé mọn”, hẳn bạn nhớ sự dấn thân của Tiệp (nhân vật nữ chính) -
“Trái tim mình nhất thiết phải được biết đến một tình yêu đích thực là như thế
nào”
Giới văn chương vẫn đồn tình yêu của Nguyễn Quang Thân và Dạ
Ngân “hoang đường như cổ tích”
Tôi yêu anh Thân khi mới là một thiếu phụ 30 tuổi, lúc về với nhau đã gần hết
tuổi xanh (Dạ Ngân 41 tuổi, Nguyễn Quang Thân 58 tuổi). 11 năm yêu nhau với
119
khoảng cách hơn 2.000 cây số, thư từ gửi phải qua một trạm trung chuyển, điện
thoại thì chỉ công sở mới có. Chúng tôi dù có nhớ nhung phát điên cũng không dám
điện thoại vì sợ lộ chuyện tổ chức sẽ cho ăn đòn, mà họ cũng đã thường xuyên cho
tôi ăn đòn rồi.
Làm việc và dồn góp tiền để một hoặc hai năm đi thăm nhau được một lần,
gặp nhau không có chỗ riêng tư, phải ở tá túc nhà bạn bè đó chỉ là vài chi tiết
khái quát về những cơ cực chúng tôi đã trải qua để đến được với nhau. Chúng tôi
ơn sự cưu mang của bạn bè nhiều lắm.
Nhà văn Nguyễn Quang Thân đã bị “hạ gục” trước Dạ Ngân vì
Tôi có phẩm chất làm vợ tốt. Anh Thân biết điều đó. Chứ còn văn chương,
nhan sắc thì ở Hà Nội đâu thiếu. Tôi luôn tự hào về phẩm chất “nội tướng” được
thừa hưởng từ những người phụ nữ trong gia đình mình, những người phụ nữ được
nuôi dưỡng trong nền văn hóa miệt vườn không bị hỗn tạp. Họ nền nã, gia giáo, biết
khoan biết nhặt, rất linh hoạt và quyết đoán trong ứng xử với đời sống
Phỏng vấn Dạ Ngân (12/2005), “Gia đình bé mọn có phải là câu
chuyện về tình yêu của nhà văn Dạ Ngân?”, Văn nghệ công an, số 25.
Nhà văn Dạ Ngân – Những lời tự thú chân thật
Thẳng thắn, và chân thành, Dạ Ngân giờ đã là người đàn bà 55 tuổi, và người
chồng của mình, nhà văn Nguyễn Quang Thân 72 tuổi, vẫn sống hạnh phúc trong
căn nhà nhỏ, sau những năm tháng nhọc nhằn chịu đựng bao cay đắng vì tình yêu.
Xin được mượn lời của dịch giả Trần Thiện Đạo để làm tên của bài phỏng vấn
nhà văn Dạ Ngân, tác giả cuốn tiểu thuyết Gia đình bé mọn (đoạt Giải thưởng của
Hội Nhà văn Hà Nội 2005, Hội Nhà văn Việt Nam 2006 và được tái bản lần thứ 3
trong vòng một năm). Nhân vật chính là một nữ nhà báo, nhà văn, đã có gia đình và
hai con. Sau này, cô yêu một người đàn ông đã có gia đình. Cuộc sống, hôn nhân,
120
cay đắng, nước mắt, buồn tủi nhưng quyết liệt và chân tình, cuối cùng, cô đã có
được người đàn ông của cuộc đời. Thẳng thắn, và chân thành, Dạ Ngân giờ đã là
người đàn bà 55 tuổi, và người chồng của mình, nhà văn Nguyễn Quang Thân 72
tuổi, vẫn sống hạnh phúc trong căn nhà nhỏ, sau những năm tháng nhọc nhằn chịu
đựng bao cay đắng vì tình yêu.
Có thể hiểu Gia đình bé mọn (GĐBM) là một lời tự thú?
Tôi thích định nghĩa của dịch giả Trần Thiện Đạo. Nó không phải tự truyện,
không phải là tự thuật, nó là tự thú, một thể loại hẳn hoi ở phương Tây. Tự thú theo
thuật ngữ văn học, và tự thú theo đúng nghĩa ngoài đời. “Yêu và sống” của Lê Vân
theo tôi chưa hẳn là một tự truyện, bởi tự truyện là phải chân thật và sòng phẳng.
Với GĐBM, gần như tôi đã bóc tách hết, phơi bày hết chính con người tôi, cuộc
sống của tôi. Trần Đăng Khoa hỏi, bà chị đã tiêu đến đồng xu cuối cùng cho cuốn
này chưa, tôi cười, tôi là một khối vuông ru-bích, tôi còn nhiều bộ mặt nữa nhưng
với đề tài gia đình trong cái phông xã hội hậu chiến, tôi đã viết đến kỳ cùng cố gắng
của tôi.
Con gái miền Tây, có cá tính, lại theo đường văn nghiệp, cô có biết người ta
đánh giá mình là quá mạnh bạo, sắc sảo và ghê gớm không?
Không, không nhà văn nào quan tâm đến dư luận về chính con người mình.
Hãy khen chê họ qua tác phẩm. Cá tính đậm là phẩm chất của văn xuôi đường
trường. Nếu mình nhạt, vào văn, mình cũng sẽ nhạt lắm. Hơn nữa, cũng do nền tảng
gia đình và miền đất sống. Con gái miền Tây mềm mại, phóng khoáng. Tôi giống cô
Ràng (một nhân vật trong GĐBM) của tôi, có nhiều đàn ông ngưỡng mộ.
Tình yêu đối với cô?
Có yêu nhau, mới sống với nhau được. Mà đã yêu nhau, không điều kiện luôn.
Không Nam, không Bắc, không trong, không ngoài nước, không xấu, không đẹp.
Nhưng tình yêu chân chính, bao giờ cũng có sự khao khát được sống với người
121
mình yêu. Ở chuyện tình của tôi, tôi phải xả thân, hy sinh rất nhiều. Tình yêu, luôn
vừa phải lãng mạn, vừa thực tế, vừa phóng khoáng, lại đòi hỏi bao dung.
Cô đã từng thất bại trong cuộc tình với một nhà báo?
Lúc đó, tôi, hay chính nhân vật Tiệp của tôi, một người đàn bà có hai con, sau
thất vọng với người chồng đầu tiên, bỗng thấy thật phí đời nếu sống mà chỉ có như
vậy. Cái khác giữa một người đàn bà, với một cô gái là khi cần tình yêu, đàn bà họ
rất quyết đoán, như bà Bovary của Flaubert hay Anna Karenina của Lep Tônxtoi.
Họ có thể tuẫn tiết vì tình yêu, nhưng thôi, khi tôi nhận ra anh nhà báo đó không
yêu gì mình, tôi cũng chẳng cay đắng, chẳng hận thù gì. Tự mình đến với người ta
kia mà.
Lần đầu cô gặp nhà văn Nguyễn Quang Thân như thế nào?
Chúng tôi gặp nhau ở Trại sáng tác của Hội nhà văn ở Vũng Tàu vào tháng 4
năm 1982. Lúc ấy tôi đã trục trặc với chồng và có 2 con. Anh Thân cũng vậy,
nhưng có tới 3 con, khao khát kiếm tìm. Ngay từ lần đầu tiên nhìn thấy tôi đứng
giúp chia cơm cho các mâm trong Trại, anh nói anh biết rằng đây là người phụ nữ
mà anh ao ước. Anh bảo ở tôi có sự từng trải của người đi từ chiến tranh ra, có vẻ
nền nã của gái miệt vườn và có sự đôn hậu của một nhà văn nhiều nữ tính, cái chính
là tôi luôn buồn buồn như “Người đàn bà có con chó nhỏ” của Tchekhov. Đầu tiên,
tôi thấy ngại cái ông Nghệ Tĩnh phong tình này nhưng sau rồi anh đã chinh phục
được tôi bằng hàm lượng trí tuệ, sự hóm hỉnh và cả cái kiểu cần cù của một ông “cá
gỗ” nữa.
Và chấp nhận yêu một người đàn ông đang có vợ?
Vâng. Và đau khổ. Biết bao nhiêu nước mắt đã chảy. Hơn mười một năm trời,
hồi ấy đã ai có điện thoại riêng đâu. Chúng tôi liên lạc với nhau bằng điện tín, bằng
thư, những lần gặp nhau cách quãng, người Nam, kẻ Bắc. Tôi vẫn còn nguyên cái
kho thư tình, khoảng nửa tháng thư vào thì nửa tháng thư ra, mỗi bên 99 lá của ngần
122
ấy năm. Anh Thân viết thư hay hơn tôi, sâu sắc yêu thương, còn thư tôi thì toàn cằn
nhằn thôi à. Nếu anh Thân yêu ít mãnh liệt hơn và ít bền bỉ hơn chắc tôi “chạy
thoát” rồi.
Tại sao lại toàn những lời cằn nhằn?
Vì khổ quá. Vì sức ép chính danh của tổ chức, của gia tộc, của con cái, của
bạn bè, nói chung là càng nhiều thâm niên yêu thì sự “câu lưu” nhau càng vô lý chỉ
vì chưa có một cái giấy cởi trói cho anh ấy.
Còn dư luận xung quanh thì sao?
Dư luận bao giờ mà chẳng phù thịnh đạp suy? Các cuộc họp kiểm điểm do
những lá thư tố cáo của người đàn bà kia, và sự từ bỏ của gia tộc vì tôi đã làm “xấu
mặt” người thân của mình Nhiều thứ áp lực như thể tôi bị nhốt vào thùng phuy
mà nện vậy.
Có bao giờ cô tự dằn vặt mình là người phá hoại hạnh phúc của
người khác không?
Không. Tôi có quan niệm tận cùng của một nhà văn trong vấn đề này. Một khi
người ta chán nhau thì người thứ ba sẽ xuất hiện, nếu không phải là tôi, anh Thân
cũng sẽ có người khác và phía tôi cũng vậy. Nếu tôi mặc cảm, tôi sẽ không dám làm
gì cả. Mẹ anh Thân, các em của anh ấy và con cái hai bên đều âm thầm chấp nhận
mối tình của chúng tôi. Vấn đề vẫn là làm thế nào để chính danh và được ngẩng mặt
dưới ánh mặt trời.
Tâm trạng của cô chú trong ngày đi đăng ký kết hôn, khi cô đã 41,
còn chú 58 tuổi?
Khó tả lắm. Cầm tờ giấy đăng ký trong tay, trao nhau đôi nhẫn cưới, mà chiếc
nhẫn của anh Thân to đến nỗi bà chủ tiệm vàng đeo vào ngón chân vẫn vừa ấy,
chúng tôi đặt vài chục thiếp báo hỷ rằng chúng tôi đã đăng ký kết hôn với nhau.
123
Đơn giản vậy thôi, nhưng nó đã giúp mình cởi bỏ hết xiềng xích trong tâm trạng của
chính mình.
Và hết bị mang tiếng?
Vâng. Hết bị mang tiếng lăng nhăng, cho dù hơn 11 năm xa cách, chúng tôi
chỉ “lăng nhăng” với nhau, chứ không lăng nhăng với ai khác. Tôi cảm thấy may
mắn vì đã tìm được người bạn đời, người đồng nghiệp giỏi hơn tôi, góc cạnh hơn tôi
để có thể chịu được tôi và để tôi vừa yêu vừa nể trọng.
Cô chú có con chung nào không?
Không. Chúng tôi đã có quá đủ. Con chung của chúng tôi là văn chương. Con
cái, không thể nào ràng buộc được nếu như người ta không chịu được sự ràng buộc.
Cả hai gộp lại năm đứa, nhiều đến phát mệt đi rồi.
Nhân vật nữ của cô luôn có sự mạnh mẽ trong tình dục?
Đúng. Đời sống tình dục của vợ chồng hiện đại đều phải như thế. Đàn ông
thích người vợ đôi khi cũng chủ động, chứ không phải lúc nào cũng e ấp.
Thật bất ngờ khi được biết cô chính là Dạ Hương – chuyên gỡ rối tâm
tình cho các bạn trẻ trên báo Nông Nghiệp Việt Nam suốt 5 năm qua. Có khi nào,
cô gặp những cảnh ngộ giống như mình chưa?
Bi kịch, mỗi người một kiểu, không ai giống ai hoàn toàn. Với bi kịch tình yêu
của một người đã có gia đình, tôi sẽ tùy theo từng hoàn cảnh mà khuyên người ta
nên theo, hay bỏ mối tình đó. Bởi con đường đến đích bao giờ cũng đòi hỏi một tình
yêu hai chiều, đòi hỏi sự hy sinh ghê gớm mới có hạnh phúc, nó khác với sự lựa
chọn chính xác từ đầu.
Phỏng vấn Dạ Ngân (2007), “Nhà văn Dạ Ngân: Những lời tự
thú chân thật”,
124
Y Ban hạ thấp cái tôi để làm phụ nữ bình thường
"Từng có lần chồng tôi lục trong đống bản thảo của tôi và tìm được 8 lá đơn
xin ly hôn. Có lần tôi đã xách vali, ôm con ra khỏi nhà, đi tìm khách sạn ở, vậy rồi
chồng tôi cũng đi theo", nhà văn Y Ban thổ lộ về cuộc sống gia đình.
Theo chị, hạnh phúc riêng của một nhà văn nữ có gì khác một phụ nữ
bình thường?
Có một sự khác biệt cơ bản, người phụ nữ làm văn chương trong gia đình luôn
luôn "bắt" con người mình quay trở về như một người phụ nữ bình thường. Bởi rõ
ràng, người phụ nữ viết văn là không -bình - thường. Cái không - bình - thường tôi
nói ở đây không phải là cái gì cao siêu, mà bởi tính chất công việc của chúng tôi.
Chúng tôi cố gắng trở thành người đàn bà bình thường trong gia đình, nấu một
bữa cơm bình thường, yêu con như người mẹ bình thường. Những đứa con cần một
người mẹ khi ôm ấp chúng phải toàn tâm toàn ý yêu thương, đầu óc không được
vẩn vơ chuyện khác.
Còn tôi, đôi lúc vừa bế con vừa nấu ăn lại vừa nghĩ ngợi đến chuyện văn
chương. Đến nỗi có lần con gái tôi bảo: "Mẹ ơi, mặt mẹ giãn ra một chút được
không ạ?". Người ta hay nói phải biết phân thân, hoàn cảnh nào thì con người đó.
Thế nhưng, "phân thân" không phải chuyện dễ dàng.
Câu chuyện gia đình chị đã khi nào trở thành đề tài trong tác phẩm
văn học của chị?
Tôi có một số tác phẩm lấy chất liệu là câu chuyện gia đình mình, nhưng nó đã
được thăng hoa, được lọc qua một lăng kính rồi. Chưa có ai đọc xong mà bảo đó là
chuyện gia đình tôi. Tôi chưa bao giờ kể thật thà mọi chuyện của mình trong tác
phẩm, dù tôi nghĩ, chỉ cần ghi chép lại chân thực cũng đã có thể là một tác phẩm
hay.
125
Tôi sợ làm tổn thương thành viên nào đó trong gia đình. Tuy nhiên, những
khát vọng tôi gửi gắm trong tác phẩm đều chính là khát vọng của gia đình tôi.
Người ta bảo, một người đàn ông có vợ là nhà văn cũng chẳng sung
sướng gì. Chị biện hộ thế nào cho điều đó?
Hạnh phúc gia đình rất khó cân, đo, đong, đếm. Tôi có người chồng làm họa
sĩ. Ban đầu khi lấy nhau, chúng tôi cũng có nhiều mâu thuẫn tưởng chừng không thể
hòa hợp. Nhưng giờ đây cả hai đã học được cách "sống chung với lũ". Khi hai cá
tính nghệ sĩ va đập nhau, chúng tôi tìm cách hòa giải ngay, không căng thẳng nữa.
Mặt khác, hai đứa con chúng tôi chính là chiếc máy "điều hòa nhiệt độ" của
gia đình. Chúng tôi nhất trí quan điểm dạy con, là biến chúng thành bầu bạn, cho
chúng bình đẳng với mình. Con cái tôi được đối thoại với bố mẹ nên chúng rất cởi
mở, hồn nhiên. Để có một gia đình tồn tại, chúng tôi phải hy sinh rất nhiều.
Người ta nói, phía sau gia đình hạnh phúc là người phụ nữ biết lo toan, thu
vén. Nhưng tôi phải nói rằng, chồng tôi cũng hy sinh cho gia đình, vì gia đình rất
nhiều, bởi anh cũng là một nghệ sĩ. Chúng tôi tìm ra cách để "khớp" với nhau, lo
chung nỗi lo cùng nhau.
Tất nhiên, tôi là phụ nữ, tôi phải lo lắng nhiều chuyện cụ thể hơn. Có giai đoạn
tôi phải lo cơm áo gạo tiền rất nặng nề. Mà bạn biết đấy, chuyện cơm áo gạo tiền nó
kéo con người ta xuống như thế nào, nhất là khi ta lại là một người cầm bút.
Vậy kinh nghiệm của chị trong việc giữ gìn ngọn lửa gia đình, để gia
đình luôn "trong ấm ngoài êm" là gì?
Trước tiên, tôi cho rằng phải quan niệm gia đình khác đi. Không nên áp đặt
một khái niệm cho tất cả. Mỗi gia đình là một tiểu vũ trụ. Các cụ xưa kia nói "nồi
nào úp vung ấy" là rất đúng. Khái niệm "trong ấm ngoài êm" nếu áp dụng cho gia
đình bình thường khác chưa chắc đã đúng với gia đình tôi. Bởi lẽ, nhiều gia đình
thích sự bằng phẳng. Còn gia đình tôi, lúc nào cũng ồn ã và chúng tôi thích sự ồn ã
ấy.
126
Nếu nhìn bằng cặp mắt bình thường sẽ chẳng bao giờ thấy gia đình tôi bằng
phẳng. Nhưng chúng tôi tồn tại, trọn vẹn là bởi sự ồn ã ấy. Kinh nghiệm bản thân
tôi là luôn hạ thấp cái tôi xuống, để trở thành một người phụ nữ bình thường nhất
hoặc thấp hơn thế nữa. Người phụ nữ làm nghệ thuật luôn phải biết cách "đi vắng"
trong gia đình của mình.
Từng có nhiều mâu thuẫn, vợ chồng chị đã khi nào đứng bên bờ vực
của sự chia ly?
Từng có lần chồng tôi lục trong đống bản thảo của tôi và tìm được 8 lá đơn xin
ly hôn. Nhưng thực ra chưa khi nào chúng tôi căng thẳng đến mức phải mang chúng
đến tòa án. Có lần tôi đã xách vali, ôm con ra khỏi nhà, đi tìm khách sạn ở, vậy rồi
chồng tôi cũng đi theo. Chúng tôi chưa bao giờ rời nhau cả. Chúng tôi luôn quần tụ
và tồn tại trong sự "nóng bỏng" ấy.
Nhưng cũng có lần vì quá mệt mỏi, vợ chồng ngồi nói chuyện với nhau, chồng
tôi bảo, nếu được làm lại thì bọn mình sẽ không lấy nhau, hoặc vẫn lấy nhau thì sẽ
không có con. Nhưng tôi phản đối, chúng ta có thể không lấy nhau ngay từ đầu, chứ
không thể lấy nhau mà không có con. Bởi không có con thì không thành một gia
đình.
Chị từng bán gà tần nuôi gia đình trước khi đi làm báo. Vậy khả năng
nấu ăn của chị thế nào?
Tôi có thể làm cả nhà hài lòng về chuyện nấu nướng. Tôi đi ăn tiệc ở đâu, có
món gì mới là về học nấu cho cả gia đình ăn ngay. Tôi cũng không thích đi nhà
hàng. Nhìn đồ ăn thừa ở đấy tôi hay tiếc xót, ngậm ngùi, và chỉ muốn mang chúng
về nhà. Đó là dấu ấn từ tuổi thơ nghèo, đói miếng ăn của tôi.
Nếu chị không viết văn, gia đình hôm nay của chị sẽ thế nào?
Trời đã cho tôi tính cách "vừa độc đoán vừa ghê gớm" từ thuở nhỏ. Nếu tôi
không làm văn chương thì mọi thành viên trong gia đình vẫn phải chịu đựng tính
127
cách ấy của tôi, hoặc tôi phải thay đổi. Văn chương với riêng tôi cũng là lý do để
đôi khi gia đình có thể tha thứ cho tôi mọi điều.
Sau những hoạn nạn của đời sống, chị thấy gia đình có ý nghĩa ra sao
với mình?
Tôi vừa nếm trải một cơn sóng gió trong đời sống, để hiểu ra rằng gia đình
quan trọng với mình đến đâu. Tôi được chồng, các con hậu thuẫn, làm chỗ dựa
trong lúc chới với. Nếu trong những chuyện bất hạnh của cuộc đời mà không có gia
đình thì tuyệt vọng lắm.
Ngày hôm nay, người phụ nữ có thể tự làm nên một gia đình với đứa
con của mình mà không cần tới đôi vai đàn ông. Nếu chị rơi vào hoàn cảnh ấy, chị
sẽ làm gì để giữ tốt vai trò?
Tôi luôn nghĩ, khái niệm gia đình có thể thay đổi theo cách nào đó. Nhưng gia
đình không có người đàn ông vẫn là một gia đình khiếm khuyết, không thể nào gọi
là hoàn hảo. Phụ nữ vẫn chỉ là phụ nữ, dù họ có là ai và làm bất cứ công việc gì.
Phụ nữ viết văn tưởng là mạnh mẽ, nhưng về bản chất lại vô cùng yếu đuối, dễ
tổn thương. Chẳng qua họ phải cố gắng gồng mình lên để che đậy sự yếu đuối trong
tâm hồn đó thôi.
Phỏng vấn Y Ban (2008), “Y Ban: Hạ thấp cái tôi để làm phụ nữ
bình thường”, https://giaitri.vnexpress.net.
128
Nhà văn Lý Lan: “Tôi là mình”!
“Nên thấy rằng, người giỏi cũng không hoàn hảo, người dở cũng phải kiếm
sống. Đó là điều bình thường
Khoảng 20 năm trước, tôi bắt đầu quen biết nhà văn Lý Lan cũng từ một cuộc
phỏng vấn để viết một bài báo. Khi ấy chị đang là giáo viên Anh văn của Trường
Hùng Vương, Q.5 - TPHCM. Trong hai mươi năm qua, Lý Lan đã kịp làm thêm
nhiều việc khác, có thêm nhiều “chức danh” khác- ngoài nhà giáo, nhà văn chị còn
là nhà báo, nhà thơ, nhà biên kịch điện ảnh và dịch giả; đã giành được một suất học
bổng Fulbright về Cao học Văn chương ở Mỹ và hoàn tất chương trình học này,
đồng thời cũng đã kịp xây dựng cho mình một tổ ấm riêng. Không ồn ào phô
trương, không vội vàng đua chen, bền bỉ tự đặt ra cho mình những “cột mốc” riêng
để tự vượt qua chính mình, Lý Lan lẳng lặng học và làm việc.
Chào chị Lý Lan. Độc giả VN nhất là các em thiếu nhi, thiếu niên VN
rất thích bản dịch Việt ngữ cuốn Harry Potter của chị. Sau cuốn sách này chị có
định tiếp tục công việc dịch thuật không? Và nếu có thì chị sẽ giới thiệu đến độc
giả VN những cuốn sách gì tiếp theo?
Tôi đang dịch truyện ngắn của 24 nữ văn sĩ Mỹ sang Việt ngữ, đang hoàn tất
bản dịch tập thơ của nhà thơ Ái Nhĩ Lan Yeats. Tôi cũng đang cộng tác với nhà thơ
Bruce Weigl dịch thơ của tôi sang tiếng Anh và một kế hoạch cùng với nhà thơ Joe
Duemer dịch Chinh phụ ngâm sang tiếng Anh. Tôi cũng đang cân nhắc vài ba bộ
sách thiếu nhi rất hay khác xem có thể chọn bộ nào để tiếp tục giới thiệu cho độc
giả nhỏ tuổi VN (hóa ra các em rất chịu đọc sách và đã gởi hàng ngàn email cho tôi
để mong tôi dịch tiếp Harry Potter và những tác phẩm hay khác trên thế giới cho
các em đọc).
Gần đây một số dịch giả đã phải lên tiếng than thở về tình trạng dịch
ẩu, kém chất lượng và không đáng tin của nhiều bản dịch tác phẩm văn học nước
ngoài ở VN. Không kể đến những bản dịch của những dịch giả không tên tuổi,
129
theo chị, vì sao không ít người thậm chí có bằng cấp cao về ngoại ngữ, ngôn ngữ
nhưng bản dịch vẫn chưa hoàn hảo?
Công việc gì cũng vậy, thường có người này làm thành công hơn người kia. Ở
đâu, thời nào cũng có nhiều thầy giáo / bác sĩ / kỹ sư / nông dân / thợ mộc / chính
khách / dịch giả / ca sĩ giỏi và vô số thầy giáo / bác sĩ / kỹ sư / nông dân / thợ mộc /
chính khách / dịch giả / ca sĩ dở. Điều này bình thường. Và nên thấy rằng người giỏi
cũng không hoàn hảo, mà người dở cũng cần phải kiếm sống.
Sống ở nước ngoài chắc là chị có điều kiện đọc nhiều tác phẩm văn
học của các nước. Trong lĩnh vực truyện ngắn và tiểu thuyết, nhìn chung chị cảm
thấy về mặt ý tưởng, bút pháp, khuynh hướng sáng tác... các nhà văn đương đại
VN có “cũ” lắm không so với các nhà văn đương đại ở các nước?
Tôi sống ở hai nơi, như năm 2005 này tôi ở Mỹ 6 tháng và ở Việt Nam 6
tháng, nên có điều kiện đọc cả sách của người lẫn sách của ta, nhưng dù chăm chỉ
đọc mỗi ngày tôi cũng chỉ đọc được một phần rất rất, rất nhỏ trong thế giới tiểu
thuyết (dài, ngắn), nên tôi cố chọn đọc những thứ KHÁC NHAU, và nếu “nhìn
chung” qua những gì tôi đọc thì tính chất nổi bật là ĐA DẠNG, phong phú, biến
đổi, và tất cả đều khả dĩ tồn tại hay tiêu vong. Mình có chỗ giống và chỗ khác người
ta, chứ mình không cũ hay mới hơn người ta.
Là một nhà văn người Việt gốc Hoa, có thể thấy trong sáng tác của
chị từ tạp bút, truyện ngắn, tiểu thuyết cho tới kịch bản phim... những năm qua đã
phần nào vẽ nên diện mạo, tâm tư, cuộc sống của cộng đồng này trên quê hương
thứ hai của mình. Sắp tới chị vẫn sẽ tiếp tục mảng đề tài này hay sẽ viết về người
Việt trên đất Mỹ?
Tôi vẫn đang viết tiếp tập 2 Người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh và còn nuôi
tham vọng viết Người Hoa ở Việt Nam nữa. Còn người Việt trên đất Mỹ thì tôi mới
làm xong phần Người Việt ở Bellingham (đề tài được Quỹ Rockefeller tài trợ thông
130
qua Trung tâm Nghiên cứu chiến tranh và hậu quả William Joiner của Trường Đại
học Massachusetts ở Boston).
Chị có thể nói một chút về cuộc sống hiện nay và người chồng của
chị? Anh có quan tâm đến những gì chị viết, chị làm không?
Hiện nay tôi vẫn đọc, viết và dịch như trước đây. Kiểu lao động tự do này
thích hợp với tánh khí và thói quen làm việc thất thường, tùy hứng, vô kỷ luật, vô
nguyên tắc của tôi. Chồng tôi, Mart Stewart, là người đàn ông rất nhẫn nại với vợ
(hồi tôi chưa về nhà chồng, em gái tôi đã khốn khổ biết bao!). Anh phải đi làm (giáo
sư lịch sử ở Trường Đại học Western Washington) để nuôi vợ, về nhà phải xuống
bếp vì vợ nấu ăn dở quá. Tôi nghĩ mình rất may mắn tìm được một người bạn đời
ủng hộ hết lòng hết sức công việc của mình, lại giúp đỡ mình rất nhiều trong việc
nghiên cứu, học tập, và quan trọng là chia sẻ buồn vui sướng khổ với mình. Tập thơ
đầu tiên của tôi là để tặng anh.
Anh có bao giờ nói với chị điều gì ở người phụ nữ VN khiến anh thích
nhất và quyết định lấy làm vợ không?
Có. Nhưng tôi xin giữ riêng bí mật này.
Đồng nghiệp bạn bè nhiều người nói rằng Lý Lan là một người rất có
ý chí, đọc, học và làm việc không mệt mỏi, một người rất độc lập nhưng ít cởi mở,
hơi thiếu sự nồng nhiệt. Còn chị, chị tự nhận xét về mình như thế nào?
Tôi là mình!
Thư Hiên thực hiện
Phỏng vấn Lý Lan (2006), “Nhà văn Lý Lan: Tôi là mình!”,
https://nld.com.vn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_dien_ngon_ve_gioi_nu_trong_van_xuoi_nu_viet_nam_duo.pdf