Luận văn Điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015

Các tác phẩm điêu khắc tượng tròn bằng gỗ sẽ khai thác mạnh mẽ hơn yếu tố không gian, gắn kết chặt chẽ với không gian. Tác phẩm không còn đứng đơn lẻ trong dáng hình của một khối hình độc lập với không gian xung quanh và chúng sẽ gắn kết chặt chẽ với không gian đó để tạo nên hiệu quả thị giác khác biệt, đánh thức thêm các giác quan cảm nhận khác của con người. Sự sáng tạo của người nghệ sỹ sẽ mang đến cho các tác phẩm sức sống mới mẻ, sự phá cách, độc đáo. Gỗ là nguồn chất liệu đem lại nguồn cảm hứng vô tận cho người nghệ sỹ, có ưu thế trong quá trình chế tác, nhưng gỗ lại là nguồn tài nguyên thiên nhiên lâu phục hồi. Việc sử dụng những thân gỗ lâu năm có đường kính lớn sẽ không còn nhiều. Sự khai thác nguồn nguyên liệu này với tốc độ nhanh chóng không đủ thời gian cho thế hệ cây sau phục hồi, thậm chí có nơi sau khi khai thác, rừng cây không nhận được sự phục hồi cần thiết. Nguồn nguyên liệu dần cạn kiệt. Thiên tai lũ lụt, hiện tượng nóng lên của trái đất, nước biển dâng cao là những hiểm họa con người phải đối mặt. Những người nghệ sỹ sẽ tận dụng những cây gỗ đã chết, những cành cây khô gẫy, những khúc gỗ nhỏ để thực hiện tác phẩm của mình. Đó vừa là cách thức làm việc hiệu quả vừa góp phần bảo vệ môi trường sống

pdf86 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến như: Tác phẩm Bổng trầm hương thu (2002) của Nguyễn Quốc Thể (HN), (H2.55); Tác phẩm Hạn (2015) của Nguyễn Việt Hà (HN) (H2.56); Tác phẩm Lặng thầm (2006) của Hà Chí Dũng (HN) (H2.57); Tác phẩm Tâm ( 2013) của Nguyễn Văn Điều (HN) (H2.58); Tác phẩm Hạnh phúc (2007). Hồ Thu (Quảng Ngãi) H2.59; Tác phẩm Nấc thang kép (2001) của Đinh Rú (TP.HCM) (H2.61); Tác phẩm Bến đợi (2010) của Bùi Nam (Quảng Ngãi) 34 (H2.62); Tác phẩm Bài ca của nước (2002) của Anh Vũ (Bắc Giang), (H2.63); Tác phẩm Ngôi nhà của chúng ta (2003) của Nguyễn Sáng (H2.64); Tác phẩm Người đang đi (2015) của Nguyễn Hữu Thái (Bắc Giang) (H2.65); Tác phẩm Thiếu nữ (2003) của Phạm Minh Tuấn (HN) (H2.66); Tác phẩm Tự tình (2002) Bùi Nam (Quảng Ngãi) (H2.67); Tác phẩm Hoa lăn lóc (2015) của Nguyễn Thăng Long (HN), (H2.68); Tác phẩm Thời gian đi qua (2010) của Nguyễn Huy Tín (HN),(H2.69); Tác phẩm Nhạc trưởng (2009) của Nguyễn Ngọc Lâm (HN) (H2.70); Tác phẩm Nêm của Trần Mai Quốc Khánh (TP. HCM) (H2.71); Tác phẩm Răng 1 (2014) của Lê Hoài Nam (TP. HCM);Tác phẩm Hoa gạo (2015) của Đinh Trọng Văn (HN) (H2.73); Tác phẩm Hồi sinh (2015) của Đỗ Bá Quang (H2.74) Hoàn toàn khác với hiện thực, cách điệu và biểu hiện, các tác phẩm trựu tượng nói chung và các tác phẩm điêu khắc tượng tròn trừu tượng nói riêng cần cách tiếp nhận khác biệt. Các khối hình trong các tác phẩm không còn là sự ghi dấu lại những hình ảnh tồn tại thực tế mà thị giác con người nhìn thấy, không cách điệu biến hóa đi đôi chút hay mang tính gợi tả những xúc cảm của biểu hiện. Ngôn ngữ trong các tác phẩm trừu tượng đó được mã hóa theo những cảm nhận riêng của tác giả về đối tượng. Chính vì vậy, khi đứng trước những ký hiệu được mã hóa đó, người xem không cần cố gắng nhìn xem những hình khối lạ lẫm, thậm chí là kỳ dị kia đang biểu hiện cho hình ảnh gì trong thực tế. Người xem nên thả lỏng tâm chí, để những xúc cảm của mình tự xây dựng nên những ý nghĩa cho tác phẩm. Và, cũng chính vì đặc trưng đó mà mỗi cá nhận với sự khác biệt ở tính cách, giới tính, xúc cảm, địa vị, tôn giáo sẽ có những cảm nhận riêng mình với mỗi tác phẩm. Hay nói cách khác, những hình ảnh của tác phẩm sẽ khơi dậy nên trong mỗi cá thể những cảm nhận không hề giống nhau. Với một người, mỗi lần tiếp xúc với tác phẩm với những thời điểm khác nhau, tâm trạng, cảm xúc, bối cảnh khác nhau sẽ mang đến cho bản thân người xem đó những cảm nhận có ít nhiều 35 khác biệt. Các tác phẩm trừu tượng có thể đơn thuần mang lại sự sảng khoái, thỏa mãn trong tiếp nhận thị giác bởi sự sắp đặt, điều chỉnh những khối hình, sắc màu, ánh sáng nhưng cũng có thể khiến người xem có những cung bậc cảm xúc: vui, buồn, lo âuqua thần thái của từng đường nét, hay thậm chí có thể gợi nên những triết lý về nhân sinh quan, thế giới quan. Về mặt hình thức, các tác phẩm điêu khắc tượng tròn bằng gỗ có đa dạng hình thức thể hiện: hình thức hiện thực, cách điệu, biểu hiện và trừu tượng. Mỗi người nghệ sỹ có những quan điểm thẩm mỹ khác nhau, họ lựa chọn những ngôn từ nghệ thuật và có những cách thức khai thác chất liệu để diễn đạt ngôn ngữ nghệ thuật của mình. Các tác phẩm có thể được tạo nên bởi những khối gỗ lớn, nhưng cũng có thể được ghép từ những mảnh gỗ nhỏ. Người nghệ sỹ có thể thay đổi toàn bộ dáng hình nguyên thủy của chất liệu, nhưng cũng thế thể hạn chế những tác động vào chất liệu để làm nên tác phẩm theo đúng ý đồ của mình. Vậy nên, có thể thấy, các tác phẩm điêu khắc tượng tròn bằng chất liệu gỗ là một văn bản mang nội dung thông tin được thể hiện qua ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình. Lý giải về sự đa dạng trong thế giới tượng tròn chất liệu gỗ giai đoạn 2000 - 2015 có thể thấy: Những thay đổi trong đời sống xã hội – kinh tế - chính trị - văn hóa đã mang đến những biến đổi trong cả đời sống vật chất, tinh thần của con người. Nền kinh kế trú trọng phát triển công nghiệp – thương mại sản xuất hàng hóa nâng cao chất lượng đời sống của người dân nhưng cũng có không ít những hệ lụy ảnh hưởng đến môi trường sống của con người với các vấn nạn về: môi trường, áp lực trong cuộc sống, công việc, sự thay đổi của các mối quan hệ và những quan niệm trong cuộc sống Sự phát triển mạnh của khoa học công nghệ, các phương tiện thông tin truyền thông, đặc biệt là mạng internet đã thúc đẩy tiến trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ. Chưa bao giờ tốc độ là lưu lượng thông tin trao đổi giữa các cá nhân, tổ chức, nhóm người, quốc gia lại có thể diễn ra nhanh chóng và 36 hiệu quả đến vậy. Bởi sự trợ giúp đắc lực của các thành tựu khoa học kỹ thuật mà các nhà điêu khắc tiếp cận nhanh chóng thông tin, hình ảnh và các hoạt động về điêu khắc trong và ngoài nước. Việc giao lưu, hợp tác với các tổ chức, dự án nghệ thuật và nghệ sỹ quốc tế cũng đã góp phần quan trọng trong việc thay đổi cách nhìn nhận, thúc đẩy sức sáng tạo, đòi hỏi làm mới các tác phẩm của mình ở mỗi người nghệ sỹ. Người nghệ sỹ đã có những nhìn nhận mới thậm chí thay đổi cả tư duy thẩm mỹ để làm nên các tác phẩm mới mẻ. Sự ra đời của các thiết bị máy móc kỹ thuật cũng đã hỗ trợ nhiều cho người nghệ sỹ trong việc tạo tác các tác phẩm. Các loại máy gia công chất liệu như máy đục vi tính, máy định hình và máy in 3D đã giúp các nhà điêu khắc dễ dàng tạo hình trên các chất liệu gỗ, đá, kim loại và các loại chất liệu nguyên khối khác với độ chính xác cao so với mẫu phác thảo tác phẩm. Tiểu kết chương 2 Vào giai đoạn 2000 – 2015, nghệ thuật điêu khắc nói chung và đặc biệt là điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ nói riêng đã đạt được nhiều thành công. Đây là kết quả của quá trình học hỏi những thành tựu nghệ thuật đi trước, kết hợp với những sáng tạo, đổi mới tư duy của các nghệ sỹ ,mang đến cho các tác phẩm một diện mạo mới, góp phần xây dựng nên một thế giới nghệ thuật giai đoạn 2000 – 2015 độc đáo. Trong quan niệm về tác phẩm, người nghệ sỹ không chỉ dừng lại ở việc ghi khắc lại những hình ảnh đẹp đẽ trong cuộc sống mà còn coi các tác phẩm của mình là nơi chia sẻ những tình cảm, những tâm sự, quan điểm cá nhân. Có không ít các tác phẩm thể hiện rõ nét nhân sinh quan, thế giới quan của tác giả, xây dựng được tính tư tưởng trong những khối hình, đường nét tác phẩm của mình. 37 Chương 3 NHỮNG ĐIỀU RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 3.1. Những thành công và hạn chế của điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 Trong mối tương quan với nghệ thuật điêu khắc tượng tròn bằng chất liệu gỗ trên thế giới, các tác phẩm của Việt Nam vẫn còn chưa thật sự có tiếng vang lớn, tạo nên những bước đột phá mới mẻ trong quan điểm thẩm mỹ, kỹ thuật tạo hình, thu hút sự chú ý của quốc tế. Nền mỹ thuật Việt Nam nói chung vẫn còn đi chậm hơn so với nhiều nước trên thế giới và cần nỗ lực nhiều hơn nữa để xây dựng được những thành tựu riêng. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, có thể thấy rằng vào giai đoạn 2000 – 2015, điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ Việt Nam đã có không ít các tác phẩm rất đáng ghi nhận về giá trị nghệ thuật. Nhìn nhận lại trong bối cảnh xã hội giai đoạn 2000 – 2015, đây là thời kỳ đất nước hội nhập mạnh mẽ cùng với thế giới, giao lưu và học hỏi được với nhiều nền văn hóa ngoại quốc. Nền kinh tế thương mại - sản xuất - dịch vụ được chú trọng phát triển tạo nên nhiều thay đổi lớn trong cơ cấu tổ chức, vận hành xã hội và trong tư duy, nhận thức của mỗi con người trong xã hội. Đặc biệt, sự bùng nổ của khoa học công nghệ thông tin đã xây dựng nên một thế giới thông tin liên lạc rộng lớn và thông suốt, tạo nên những tác động rất lớn tới việc trao đổi thông tin giữa các cá nhân và giữa các quốc gia, các vùng miền địa lý, văn hóa. Việt Nam nhanh chóng đón nhận những thành tựu của thế giới công nghệ thông tin. Do vậy, so với những thời kỳ trước đó, việc tiếp nhận và cập nhật thông tin giữa Việt Nam và quốc tế diễn ra nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Các nguồn thông tin đến với người dân trở nên đa chiều hơn, khách quan hơn nên con người có nhiều nguồn dữ liệu để phân tích, đối chiếu, góp phần quan trọng trong việc thay đổi tư duy và những nhận 38 định cố hữu. Chưa kể đến những hệ quả trái chiều, thì những thay đổi diễn ra trong đời sống xã hội con người là sự tất yếu, thuận theo tiến trình phát triển của nhân loại. 3.1.1. Những thành công của điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 Sự thay đổi trong nền tảng xã hội nói trên đã mang đến nhiều cơ hội để phát triển và đổi mới. Con người là một phần gắn bó hữu cơ trong bối cảnh xã hội, mang đến nhưng sự thay đổi cho đời sống xã hội và cũng chịu ảnh hưởng của những điều thay đổi mà mình tạo nên. Trong bối cảnh xã hội có nhiều điều mới mẻ đó, não trạng con người tất yếu cũng sẽ dần thích nghi và có thêm những phân tích, nhận định mới. Cách nhìn nhận của con người với cuộc sống cũng trở nên đa chiều và sâu sắc hơn. Vậy nên, tư duy sáng tác của các nghệ sỹ nói chung và các nhà điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ nói riêng cũng có nhiều thay đổi. Ở góc độ chuyên môn, các nghệ sỹ và cả công chúng yêu mến nghệ thuật đã có nhiều cơ hội hơn để tìm hiểu các nguồn thông tin nghệ thuật đa chiều cũng như làm việc trực tiếp với nhiều nghệ sỹ quốc tế qua các buổi nói chuyện chuyên đề về nghệ thuật (art – talk), các dự án (workshop), khóa học, chương trình hợp tác trao đổi, lưu trú nghệ thuật Các vấn đề lý thuyết, thực hành như: các luận thuyết, quan điểm nghệ thuật của các tác phẩm, trường phái nghệ thuật, những phương thức sử dụng chất liệu trong quá trình sáng tác, kỹ năng hoàn thiện tác phẩm... có đa dạng nguồn ý kiến khiến cho hệ thống thông tin nghệ thuật ngày càng phong phú hơn. Đứng trước một thế giới nghệ thuật Quốc tế đa dạng và phát triển như vậy, các tác phẩm nghệ thuật Việt Nam cũng nhận được nhiều đòi hỏi khắt khe hơn trong sáng tạo và chất lượng nghệ thuật của những người yêu mến và quan tâm đến nghệ thuật. Đó là những đòi hỏi khách quan và mang tính tất yếu, góp phần thúc đẩy sự phát triển không ngừng của nền nghệ thuật nước nhà. 39 Những đòi hỏi đổi mới trong sáng tác nghệ thuật không chỉ đến từ đời sống khách quan mà còn xuất hiện ở ngay chính nội tại người nghệ sỹ. Khi tiếp cận với đời sống nghệ thuật quốc tế luôn biến hóa đa dạng, nhiều nghệ sỹ Việt Nam đã nhìn nhận lại những sáng tác đã và đang có nguy cơ lặp lại chính mình, lặp lại những điều xưa cũ đang ăn mòn tư duy mà khao khát kiếm tìm những sáng tạo mới. Nghệ thuật luôn đòi hỏi những điều mới mẻ và người nghệ sũ luôn mưu cầu sáng tạo. Đó là những yếu tố tạo nên sức sống cho các tác phẩm nghệ thuật. Nhiều tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ giai đoạn 2000 – 2015 đã đáp ứng lại những đòi hỏi khách quan, chủ quan đó. Các tác phẩm cũng ghi dấu ghi dấu sự phát triển đa dạng của nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam nói chung cũng như nghệ thuật điêu khắc chất liệu gỗ nói riêng. Về nội dung, người nghệ sỹ tự do hơn trong việc khai thác các đề tài trong cuộc sống ở tất cả các khía cạnh tích cực và tiêu cực. Trong các tác phẩm, người nghệ sỹ có thể chia sẻ những tâm sự của riêng mình hay đưa ra những nhận định cá nhân về đời sống xã hội: sự phát triển kinh tế - công nghiệp và những hệ quả trong xã hội, đời sống lao động bình dị, những câu chuyện tình cảm gia đình, tình cảm gắn bó giữa người với người Chính vì vậy, đề tài trong các tác phẩm điêu khắc tượng tròn bằng gỗ giai đoạn 2000 – 2015 này rất đa dạng. Có người nghệ sỹ dành những tình cảm yêu thương đặc biệt tới những người đồng bào miền núi, có những người cảm động với những người lao động nghèo khổ, vất vả, có những người luôn hồi nhớ về những ký ức tuổi thơ đẹp đẽ và dành tình yêu cho trẻ nhỏ Có không ít tác phẩm không chỉ mang tính miêu tả lại hiện tượng đơn thuần mà còn chứa đựng cả sự phân tích, bóc tách đối tượng, đưa đối tượng về những hình ảnh biểu đạt mới hay góc nhìn mới. Tiếng nói cá nhân trong mỗi tác phẩm được thể hiện rõ nét. Các tác phẩm nghệ thuật không giới hạn về nội dung thể hiện và thậm chí còn luôn 40 đòi hỏi khai thác những nội dung hoặc những góc nhìn mới mẻ. Sự nhạy cảm và tư duy thẩm mỹ người nghệ sỹ luôn được khuyến khích phát triển. Có thể nói đây cũng là một bước phát triển mới của xã hội khi con người ngày càng độc lập, nhận thức rõ hơn về vị trí và vai trò của nhân của mình trong xã hội, coi trọng cái Tôi cá nhân của bản thân mình và của những người khác. Việc trân trọng tiếng nói cá nhân cho thấy sự nhân văn trong thế giới nghệ thuật. Đây thực sự là thế giới mà con người tìm kiếm, làm chỗ dựa tinh thần, hoàn thiện nhân cách. Về hình thức, điêu khắc chất liệu gỗ cũng có đa dạng hình thức biểu đạt tùy theo ý thức của tác giả và yêu cầu tác phẩm: hiện thực, cách điệu, biểu hiện, trừu tượng Mỗi tác phẩm có một hình thức thể hiện riêng khiến cho nghệ thuật điêu khắc tượng tròn bằng gỗ trở nên sinh động và đa dạng. Người xem khi tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật này có thể có được những tư duy nghệ thuật khác nhau. Đơn giản nhất là việc hiểu các tác phẩm hiện thực vốn lấy nguồn cảm hứng và trung thành với đời sống hiện thực. Qua bàn tay và khối óc người nghệ sỹ, những dáng hình thực tế nhận được sự biến đổi đi ít nhiều để trở thành những tác phẩm được cách điệu đi rất sống động. Rồi qua những phương thức tư duy nghệ thuật khác nhau mà các tác phẩm mang ngôn ngữ thể hiện tượng trưng, trừu tượng mang đến cho người xem những cơ hội tiếp xúc để tư duy về tác phẩm theo những cách thức khác nhau. Việc người nghệ sỹ lựa chọn cho tác phẩm của mình ngôn ngữ và sự thể hiện nào đó đều là quyết định của cá nhân người nghệ sỹ và luôn được tôn trọng. Về quá trình tạo hình tác phẩm, có thể thấy rằng nghệ thuật điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ Việt Nam được xây dựng dựa trên nền tảng kết hợp những thành tựu của nghệ thuật điêu khắc truyền thống dân gian với những kiến thức nghệ thuật tạo hình hàn lâm. Các nghệ sỹ luôn cố gắng học hỏi, tiếp thu khá nhiều kinh nghiệm của các nghệ nhân điêu khắc gỗ dân gian. Kho 41 tàng nghệ thuật dân gian vừa là nguồn cảm hứng lại vừa là nền tảng, là kho tư liệu cho người nghệ sỹ phát triển các tác phẩm của mình. Về chất liệu, gỗ vốn là chất liệu điêu khắc truyền thống ở Việt Nam. Với đặc thù địa lý đa dạng loại hình, khí hậu nhiệt đới gió mùa, thảm thực vật ở Việt Nam vô cùng phong phú. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào mà cha ông ta đã khia thác từ lâu đời để tạo nên những sản phẩm phục vụ cho đời sống. Gỗ là vật liệu dễ chế tác, dễ tạo hình và có tính chất biểu đạt đa dạng nên từ lâu đã trở thành chất liệu được yêu thích trong điêu khắc tượng tròn. Bởi tính chất tự do trong sáng tác mà người nghệ sỹ có thể chế tác chất liệu tùy theo ý thích và ý đồ nghệ thuật của mình. Gỗ là chất liệu có nhiều ưu thế sáng tác nhưng cũng có những điểm hạn chế nhất định. So với những loại chất liệu cứng như đá, gỗ dễ chế tác hơn, dễ vận chuyển hơn nhưng cũng khó sửa chữa. Đây lại là chất liệu không bền vững, dễ bị hủy hoại bởi tác động của môi trường và thời gian (nấm mốc, nứt gãy). Tuy vậy, đây vẫn là chất liệu được khá nhiều nghệ sỹ điêu khắc yêu thích bởi khả năng biểu đạt sống động, đa dạng của chúng. Thừa hưởng những thành tựu của khoa học kỹ thuật, người nghệ sỹ cũng đã áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế những yếu điểm vốn có của chất liệu. Dù có không ít hạn chế trong việc tạo tác tác phẩm nhưng người nghệ sỹ vẫn luôn có gắng vận dụng chất liệu này thể hiện những ngôn từ, hình ảnh của các hình thức tả thực, biểu hiện, tượng trưng và trừu tượng. Kết hợp với những chất liệu và vật liệu khác, các tác phẩm điêu khắc gỗ trở nên sống động và phong phú hơn. Bên cạnh đó, gỗ vốn là vật liệu tạo mỹ cảm tự nhiên và có nhiều biểu hiện phong phú. Vẻ đẹp nguyên thủy của chất liệu này được không ít các nghệ sỹ khai thác (vẻ đẹp của thớ gỗ, vân gỗ, vỏ vây). Chính những yếu tố tự nhiên đã góp phần mang đến cho các tác phẩm điêu khắc gỗ vẻ đẹp rất duyên và tự nhiên. Người nghệ sỹ đã cố gắng khai thác triệt để khả năng biểu đạt của chất liệu, tìm hiểu những cách thức biểu đạt ngôn ngữ và tạo hiệu 42 quả trong cảm nhận tác phẩm ở tất cả các giác quan. Sau này, khi điêu khắc gỗ kết hợp cùng hình thức sáng tác sắp đặt, vẻ đẹp thô mộc của gỗ càng được khai thác triệt để hơn, để chúng giữ nguyên tiếng nói tự thân của chất liệu, mang đến hiệu quả biểu đạt cao. Để tạo tác được những tác phẩm điêu khắc bằng gỗ đòi hỏi tay nghề tạo tác thuần thục cũng như sự am hiểu về chất liệu này. Đây lại là hình thức tạo tác trực tiếp lên chất liệu nên cần nhiều thời gian và sự tính toán chi tiết, tỷ mỉ. Nếu có những sai sót xảy ra trong quá trình thực hiện thì việc sửa chữa là hết sức khó khăn và thậm chí là khó có thể khắc phục được. Việc nắm bắt những lợi ích của khoa học kỹ thuật, áp dụng những thành quả nghiên cứu khoa học đã mang đến nhiều thuận lợi cho người nghệ sỹ trong quá trình tìm hiểu, khai thác chất liệu, tạo hình tác phẩm. Máy móc được đưa vào sử dụng để rút ngắn thời gian thực hiện, tăng hiệu quả thể hiện tác phẩm. Hóa chất được ứng dụng trong việc sử lý chất liệu, khắc phục những yếu điểm, đẩy mạnh những ưu điểm. Để hạn chế phần nào những khó khăn nêu trên, đã có nghệ sỹ đắp tượng bằng đất sét, cho đổ khuôn tượng bằng thạch cao hoặc nhựa rồi cho vào chạy máy CNC ra sản phẩm gỗ. Khi cần thiết, người nghệ sỹ có thể sửa chữa các chi tiết sản phẩm bằng tay để hoàn thiện sản phẩm của mình. Hình thức kết hợp với máy móc này thường được áp dụng cho các tác phẩm mang hình thức hiện thực có yêu cầu chi tiết cao. Bằng sự sáng tạo không ngừng nghỉ của mình, người nghệ sỹ đã kết hợp các chất liệu khác (sắt, đồng, kẽm) trong các tác phẩm của mình để tạo hiệu quả thẩm mỹ, thể hiện ý đồ sáng tác. Trong bối cảnh nền nghệ thuật tạo hình thế giới đang phát triển theo chiều hướng nghệ thuật đa phương tiện, ở Việt Nam cũng đã xuất hiện tác phẩm điêu khắc chất liệu gỗ phát triển theo hướng này. Các tác phẩm theo khuynh hướng này mang tinh thần đương đại phá cách, khai thác toàn bộ 43 không gian bao quanh để hợp nhất chúng trở thành một phần của tác phẩm, khiến tác phẩm trở thành một chỉnh thế thống nhất với không gian, tạo hiệu quả thị giác. Có thể gọi đây là hình thức nghệ thuật Điêu khắc - Sắp đặt. Hiện có các tác phẩm đem lại cảm quan tốt như: Cành cây (2014) (H3.1), Hoa của gỗ (2009) (H3.5) , Cây cao su (2007) (H3.10) của Nguyễn Ngọc Lâm (HN) (H3.1); Lúa trời (2015) của Bùi Hải Sơn (TP. HCM) (H3.2)Có nhiều tác phẩm đem lại nhìn nhận sâu hơn về tư duy hình khối cũng như sự liên kết ý tưởng, cảm xúc thị giác. Trong tương lai, ở Việt Nam, những tác phẩm thuộc xu thế phát triển chung của thế giới đó sẽ phát triển rộng khắp. Đó là những tác phẩm phức hợp không chỉ tạo hiệu quả thị giác mà người xem còn có thể tiếp cận chúng bằng xúc giác, thính giác, thậm chí cả khứu giác, vị giác. Sự mạnh dạn thể nghiệm hứa hẹn những thay đổi trong tư duy nghệ thuật, tạo dựng nên một nền nghệ thuật tương lai đa dạng. 3.1.2. Những hạn chế của điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 Nghệ thuật điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 đã đạt được những thành công nhất định trong việc đổi mới quan điểm sáng tác, đưa tinh thần thời đại và hình thức thể hiện mới mẻ vào tác phẩm. Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều tác phẩm vẫn còn ít nhiều những hạn chế cần khắc phục và rút kinh nghiệm trong quá trình sáng tác. Gỗ là chất liệu tự nhiên có nhiều ưu điểm rất thuận lợi cho việc chế tác. Tuy nhiên, các nghệ sỹ cần trau dồi kỹ năng xử lý, khai thác chất liệu, chế tác công cụ hơn nữa để có tay nghề kỹ thuật linh hoạt hơn khi cần thiết. Điêu khắc gỗ vốn là hình thức nghệ thuật dân gian truyền thống đã xuất hiện ở nước ta từ lâu đời. Trải qua quá trình lao động, các nghệ nhân đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý báu mà truyền dạy cho các thế hệ sau. Đó là những kinh nghiệm về cách thức khai thác chất liệu, kỹ thuật chế tác cũng như 44 những quy chuẩn ứng với các loại hình sản phẩm, tác phẩm. Có những nghệ sỹ xuất thân từ những làng nghề điêu khắc gỗ truyền thống. Họ có lợi thế khi đã tiếp thu được rất nhiều kinh nghiệm từ cha ông cũng như tự đúc rút được qua quá trình học nghề từ thuở nhỏ. Tư duy thẩm mỹ khi sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đã được hình thành khá vững vàng. Đấy vừa là lợi thế mà cũng là điều hạn chế của các nghệ sỹ. Để tiếp tục áp dụng những kiến thức được truyền dạy nhưng vẫn bứt phá được khỏi những khuôn thước quy định đã “ăn sâu” vào nhận thức của họ là điều cần thiết nhưng cũng không mấy dễ dàng. Ngày nay, cùng với sự hỗ trợ đắc lực của khoa học - kỹ thuật, thao tác chế tác tác phẩm đã tiết kiệm đc nhiều thời gian và đạt hiệu quả cao hơn. Máy móc được đưa vào các công đoạn xử lý chất liệu (xẻ, cắt), hoàn thiện tác phẩm (mài, cắt). Thậm chí, để hạn chế những yếu điểm, đẩy mạnh những ưu điểm của chất liệu, các kiến thức khoa học cũng được ứng dụng (chống ẩm móc, sấy khô chống ẩm mốc, ngâm hóa chất chống mối mọt, sơn phủ chống nứt rạn). Vậy rằng, để có thể hoàn thiện tác phẩm điêu khắc tượng tròn bằng gỗ, người nghệ sỹ vừa cần có những kỹ năng và kiến thức học hỏi từ nền nghệ thuật dân gian của cha ông, vừa cần có sự hiểu biết một cách khoa học về những vấn đề căn bản của chất liệu, xử lý chất liệu và thậm chí là sử dụng máy móc, công nghệ trong quá trình làm tác phẩm. Còn một điểm đáng lưu ý nữa về nguồn tài nguyên gỗ, đây là chất liệu có nguồn gốc tự nhiên, khai thác từ loài cây lấy gỗ nên việc sử dụng nguồn nguyên liệu này cần có sự gắn kết khoa học với quy trình khai thác gỗ để tránh ghiện tượng tận diệt tự nhiên, ảnh hưởng xấu tới môi trường sống. Đã có không ít các nghệ sỹ tận dụng gỗ của những loài cây đã chết, những bộ phận bị gãy, đổ của cây hay lắp ghép các mảnh gỗ nhỏ thành những khối lớn trong các tác phẩm của mình. Đó là phương thức sáng tác rất đáng ghi nhận. Người nghệ sỹ cần tập trung hơn nữa trong việc khai thác tối đa khả năng biểu đạt của chất liệu. Gỗ là chất liệu đa biểu cảm bởi nó có nhiều tính 45 chất. Bản thân mỗi cây lấy gỗ, mỗi khối gỗ đều có sự khác biệt về màu sắc, hình dáng vân gỗChất liệu gỗ có tiếng nói tự thân của riêng mình. Nếu biết cách khai thác, ngôn ngữ của tác phẩm sẽ rất sống động và độc đáo. Các nghệ sỹ trẻ cần trau dồi nhiều hơn về tư duy hình khối, sự liên kết các ý tưởng, tạo hiệu quả thị giác. Những sáng tạo trong tư duy nghệ thuật là điều đặc biệt cầm thiết để đem lại sức sống cho các tác phẩm. Có thể thấy rằng các tác phẩm điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ giai đoạn 2000 – 2015 vẫn tiếp tục phát triển dựa trên nền tảng mà giai đoạn trước đã xây dựng nên. Nhiều tác phẩm ưa chuộng những quan niệm thẩm mỹ trước đây nhưng cũng có nhiều tác phẩm đi theo tinh thần nghệ thuật mới, phá cách. Dù các tác giả lựa chọn hình thức biểu đạt nào, cách thức chế tác ra sao và phát triển ý tưởng nghệ thuật nào thì cũng đều cần có sự sáng tạo không ngừng để tác phẩm mới mẻ, độc đáo và nâng cao kỹ thuật chế tác đạt được hiệu quả thẩm mỹ nhất định. 3.2. Nhận định về sự phát triển của điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ Việt Nam giai đoạn tiếp theo Theo quy đạo phát triển của xã hội, thế giới nghệ thuật sẽ tiếp tục có những chuyển biến mới mẻ đáp ứng những nhu cầu của đời sống và thỏa mãn chính nhu cầu sáng tạo trong mỗi người nghệ sỹ. Đó là chu trình phát triển tất yếu của xã hội. Các nhà khoa học dự đoán trong tương lai, xã hội loài người sẽ tiếp tục có những thành tựu vượt bậc trong khoa học, kỹ thuật. Tuy nhiên, những hệ lụy theo đó cũng sẽ tương ứng với sự phát triển. Con người sẽ tiếp tục đối diện với nhiều hơn các vấn đề về nhiễm độc môi trường, sự suy yếu sức khỏe thể chất và tâm lý, khoảng cách xã hội dựa trên đánh giá kinh tế ngày một sâu sắc hơn, sự thâu tóm quyền lực của các thế lực nắm trong tay nguồn tài lực, vật lực của xã hội Do những hệ lụy nghiêm trọng đó mà sự bất đồng quan điểm với xã hội cũng sẽ theo đó mà trở nên ngày một gay gắt hơn. Con người sẽ bước vào thời kỳ khủng hoảng mới: khủng hoảng chất 46 lượng môi trường sống, khủng hoảng sức khỏe sinh học và tinh thầnXu hướng tìm về với tự nhiên để cân bằng và cứu vãn cuộc sống sẽ ngày càng phát triển hơn nữa. So với những khủng khoảng mà hai cuộc đại chiến thế giới trước đây gây ra thì có lẽ cuộc khủng khoảng trong tương lai sẽ diện ra trên diện rộng hơn và có ảnh hưởng sâu sắc hơn. Chính vì lẽ đó, các tác phẩm nghệ thuật nói chung và các tác phẩm điêu khắc gỗ nói riêng cũng sẽ có những bước chuyển đổi phù hợp. Trong bối cảnh cuộc sống xuất hiện nhiều điều phức tạp, dòng suy nghĩ của con người cũng sẽ có nhiều hoang mang nghi ngại. Song hành với các tác phẩm phát triển theo quan điểm thẩm mỹ hàn lâm thì các tác phẩm phá cách trong tư duy sáng tạo, ngẫu nhiên, phi biểu hình sẽ xuất hiện nhiều hơn nữa. Người nghệ sỹ không ngừng tìm tòi, mở rộng biên độ sáng tạo trong các tác phẩm của mình để thỏa mãn nhu cầu nội tại trong chính bản thân mình và nhu cầu đến từ xã hội. Về nội dung, các tác phẩm điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ sẽ hướng nhiều hơn đến những nỗi âu lo của cuộc sống, giãi bày câu chuyện thân phận của con người, nỗi cô đơn và sự hữu hạn của cuộc đời. Nghệ thuật sẽ tiếp tục là phương tiện để cân bằng cuộc sống của chính người sáng tạo nên chúng, đồng thời cũng là phương tiện để con người chia sẻ, tìm kiếm sự đồng cảm, nói lên tiếng nói của cá nhân. Các tác phẩm điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ cũng sẽ mang nhiều tinh thần đương đại hơn, phá cách hơn.. Về chất liệu và hình thức sáng tác của các tác phẩm tượng tròn chất liệu gỗ sẽ trở nên ngày một linh hoạt hơn. Gỗ tiếp tục phát huy thế mạnh trong tạo hình tác phẩm. Những yếu điểm của chất liệu này sẽ tiếp tục được khắc phục bởi sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật. Cùng với sự sáng tạo không ngừng trong thế giới nghệ thuật, chất liệu gỗ sẽ tiếp tục được người nghệ sỹ khai thác đến tận cùng khả năng biểu đạt và kết hợp với các chất liệu khác nhằm thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình. Thậm chí, gỗ sẽ được kết hợp nhiều hơn với các chất 47 liệu khác trong các tác phẩm, điêu khắc tượng tròn gỗ sẽ được kết hợp với các ngành nghệ thuật khác nhau (sân khấu, điện ảnh) để trở thành các tác phẩm nghệ thuật đa phương tiện, đánh thức tất cả các giác quan của con người như chính đặc trưng của đời sống công nghệ hiện nay. Trong một xã hội truyền thông phát triển mạnh mẽ, công nghệ thông tin sẽ là chất liệu được khai thác nhiều trong các tác phẩm, là một phần cấu thành nên tác phẩm hoặc hoàn thiện không gian nghệ bày đặt tác phẩm theo ý đồ của tác giả. Các tác phẩm điêu khắc tượng tròn bằng gỗ sẽ khai thác mạnh mẽ hơn yếu tố không gian, gắn kết chặt chẽ với không gian. Tác phẩm không còn đứng đơn lẻ trong dáng hình của một khối hình độc lập với không gian xung quanh và chúng sẽ gắn kết chặt chẽ với không gian đó để tạo nên hiệu quả thị giác khác biệt, đánh thức thêm các giác quan cảm nhận khác của con người. Sự sáng tạo của người nghệ sỹ sẽ mang đến cho các tác phẩm sức sống mới mẻ, sự phá cách, độc đáo. Gỗ là nguồn chất liệu đem lại nguồn cảm hứng vô tận cho người nghệ sỹ, có ưu thế trong quá trình chế tác, nhưng gỗ lại là nguồn tài nguyên thiên nhiên lâu phục hồi. Việc sử dụng những thân gỗ lâu năm có đường kính lớn sẽ không còn nhiều. Sự khai thác nguồn nguyên liệu này với tốc độ nhanh chóng không đủ thời gian cho thế hệ cây sau phục hồi, thậm chí có nơi sau khi khai thác, rừng cây không nhận được sự phục hồi cần thiết. Nguồn nguyên liệu dần cạn kiệt. Thiên tai lũ lụt, hiện tượng nóng lên của trái đất, nước biển dâng cao là những hiểm họa con người phải đối mặt. Những người nghệ sỹ sẽ tận dụng những cây gỗ đã chết, những cành cây khô gẫy, những khúc gỗ nhỏđể thực hiện tác phẩm của mình. Đó vừa là cách thức làm việc hiệu quả vừa góp phần bảo vệ môi trường sống Nghệ thuật tạo hình Việt Nam phát triển chậm hơn so với nhiều nền nghệ thuật trên thế giới. Sự phát triển này cũng khá tương đồng với nhịp phát triển của văn minh và văn hóa nhân loại bởi mỗi xã hội khi bước đến một bậc 48 phát triển mới thì nền nghệ thuật cũng có sự đổi khác. Mỗi cá nhân nhân, mỗi dân tộc thuộc các vùng miền, văn hóa có nhân sinh quan và thế giới quan riêng nên quan niệm về cái đẹp và về nghệ thuật cũng có ít nhiều khác biệt. Tuy nhiên, một tác phẩm nghệ thuật tạo hình nói chung vẫn cần đến khả năng biểu đạt, tạo hiệu quả thị giác, quan điểm, tư tưởng. Mỗi người nghệ sỹ đều có những quan điểm và tư duy nghệ thuật riêng. Có những nghệ sỹ yêu thích cách tạo hình truyền thống trước đây với những quy chuẩn hàn lâm cổ điển. Bên cạnh đó có không ít nghệ sỹ yêu thích sự phá cách, luôn kiếm tìm những hình thức biệu đạt mới mẻ và không ngừng khám phá cuộc sống xã hội, cuộc sống của chính bản thân mình để có những cái nhìn sâu sắc hơn cho tác phẩm. Dù người nghệ sỹ có đưa quan điểm nghệ thuật nào thì điều quan trọng nhất vẫn là họ sẽ làm nên những tác phẩm như thế nào. Nội dung có thể cũ nhưng cần có những góc nhìn mới, thể hiện mới. Ngôn ngữ có thể cũ nhưng tinh thần và hình ảnh thể hiện cần sự khác lạ. Các tác phẩm không đơn thuần mang tính thẩm mỹ mà còn thể hiện nhân sinh quan, thế giới quan của tác giả, có tác động nhất định đến nhận thức của người thưởng lãm. Tiểu kết chương 3 Các tác phẩm nghệ thuật tạo hình nói chung và cụ thể hơn ở đây là các tác phẩm tượng tròn chất liệu gỗ sẽ phát triển theo hai hướng chính: tiếp tục bảo lưu hình thức sáng tác nghệ thuật hàn lâm, khai thác những giá trị nghệ thuật bản địa và phát triển theo quan điểm nghệ thuật đương đại, kiếm tìm những điều mới mẻ hơn trong sáng tác nghệ thuật. Về nội dung, các tác phẩm sẽ hướng nhiều hơn đến tâm sự của con người, những câu chuyện, quan điểm của mỗi cá nhân, của xã hội và mang tính dự báo cho tương lai sau này. Về hình thức, gỗ sẽ được kết hợp với nhiều chất liệu khác nhau và điêu khắc tượng tròn gỗ sẽ phối hợp với nhiều ngành nghệ thuật khác nhau, làm nên những tác phẩm đa phương tiện, tiếp cận tới khán giả từ mọi giác quan. 49 KẾT LUẬN Điêu khắc tượng tròn là một trong những hình thức nghệ thuật tạo hình ra đời sớm trên thế giới khi còn người bắt đầu phát triển ý thức và tư duy thẩm mỹ. Điêu khắc tượng tròn bằng chất liệu gỗ là các tác phẩm được người nghệ sỹ tạo nên trong không gian thực đa chiều (chiều cao , rộng , sâu). Tùy theo ý muốn tạo hình và đặc điểm của tác phẩm mà các nghệ sỹ điêu khắc sẽ có những phương thức khai thác chất liệu, tạo hình sản phẩm riêng. Các phương pháp chế tác cơ bản của điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ là: khắc, tạc, chạm, cưa, cắt, lắp ghép. Những đổi mới trong tư duy sáng tác và sự không ngừng sáng tạo đã mang đến cho các tác phẩm tượng tròn bằng gỗ một diện mạo mới, góp phần xây dựng nên một thế giới nghệ thuật giai đoạn 2000 - 2015 khá độc đáo. Trong quan niệm về tác phẩm, người nghệ sỹ không chỉ dừng lại ở việc ghi khắc lại những hình ảnh đẹp đẽ trong cuộc sống mà còn coi các tác phẩm của mình là nơi chia sẻ những tình cảm, những tâm sự, quan điểm cá nhân. Có không ít các tác phẩm thể hiện rõ nét nhân sinh quan, thế giới quan của tác giả, xây dựng được tính tư tưởng trong những khối hình, đường nét tác phẩm của mình. Các tác phẩm đa dạng hình thức: hiện thực, cách điệu, biểu hiện, trừu tượng. Trong những giai đoạn tiếp theo, xã hội loài người sẽ có nhiều chuyển biến. Khoa học kỹ thuật và những phương tiện phục vụ cho đời sống sẽ ngày càng hiện đại hơn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, sự phát triển và tăng trưởng đó cũng kéo theo những hệ quả không lường ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người: sự nhiễm độc môi trường sống, suy giảm sức khỏe thể chất và tinh thần con người Với sáng tác nghệ thuật, những chuyển biến sâu sắc trong đời sống xã hội đó cũng là yếu tố quan trọng tác động đến sự thay đổi trong nhận thức và tư duy thẩm mỹ của người nghệ sỹ, thúc đẩy họ không ngừng lao động, tìm kiếm, sáng tạo những điều mới mẻ. 50 Các tác phẩm nghệ thuật tạo hình nói chung và cụ thể hơn ở đây là các tác phẩm tượng tròn chất liệu gỗ sẽ phát triển theo hai hướng chính: tiếp tục bảo lưu hình thức sáng tác nghệ thuật hàn lâm, khai thác những giá trị nghệ thuật bản địa và phát triển theo quan điểm nghệ thuật đương đại, kiếm tìm những điều mới mẻ hơn trong sáng tác nghệ thuật. Về nội dung, các tác phẩm sẽ hướng nhiều hơn đến tâm sự của con người, những câu chuyện, quan điểm của mỗi cá nhân, của xã hội và mang tính dự báo cho tương lai sau này. Về hình thức, gỗ sẽ được kết hợp với nhiều chất liệu khác nhau và điêu khắc tượng tròn gỗ sẽ phối hợp với nhiều ngành nghệ thuật khác nhau, làm nên những tác phẩm đa phương tiện, tiếp cận tới khán giả từ mọi giác quan. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước 1. Nguyễn Lương Tiểu Bạch (chủ biên - 2005), Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, Đại học Mỹ thuật Việt Nam – Viện Mỹ thuật, HN. 2. Nguyễn Thị Biển, (2007), “Điêu khắc Việt Nam giai đoạn 1993 – 2003”, đề tài cơ sở, (Tư liệu thư viện Viện Mỹ thuật Việt Nam), HN. 3. Bộ Văn hóa – Thông tin, Hội mỹ thuật Việt Nam (2005), Triển lãm mỹ thuật toàn quốc (2000 – 2005), HN. 4. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Hội mỹ thuật Việt Nam (2010), Triển lãm mỹ thuật toàn quốc (2005 – 2010), HN. 5. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Hội mỹ thuật Việt Nam (2015), Triển lãm mỹ thuật Việt Nam 2015, Nxb Mỹ thuật, HN. 6. Bộ Văn hóa – Thông tin, Hội mỹ thuật Việt Nam (2003), Triển lãm điêu khắc toàn quốc lần thứ 4 (1993 – 2003), HN. 7. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Hội mỹ thuật Việt Nam (2013), Triển lãm 10 năm điêu khắc toàn quốc lần thứ 5 (2003 – 2013). 8. Trần Khánh Chương (2013), Mỹ thuật thủ đô Hà Nội thế kỷ 20, Nxb Mỹ thuật, HN. 9. Nguyễn Ngọc Dũng (2013), “Tìm hiểu về ngôn ngữ điêu khắc”, Tạp chí Mỹ thuật - Nhiếp ảnh, 5 (11), tr. 14-16. 10. Lê Đình Dương, Lê Đình Lục, Lê Hồng Vân (2009), Mỹ học đại cương, NXB Giáo dục Việt Nam, HN. 11. Lê Thanh Đức, (2003), Nghệ thuật Môđéc và Hậu Môđéc, Nxb Mỹ thuật, HN. 52 12. Cynthia Freeland, Nguyễn Như Huy (dịch) (2009), Thế mà là nghệ thuật ư ?, NxbTri thức, HN. 13. Lê Thị Hiền (2015), “Chất liệu gỗ của Emile Van Der Kruk trong Điêu khắc đương đại”, Tạp chí Mỹ thuật - Nhiếp ảnh, 9 (39), tr. 34-38. 14. Trang Thanh Hiền (2013), “Điêu khắc của những người trẻ đã thực trẻ về tư duy và hình thức”, Tạp chí Mỹ thuật - Nhiếp ảnh, 8 (14), tr. 16-18. 15. Nguyễn Phi Hoanh (1984), Lược sử mỹ thuật Việt Nam, Nxb TPHCM, TP HCM. 16. Lê Thanh Lộc (1997), Từ điển mỹ thuật, Nxb Văn hóa – Thông tin, HN. 17. Denis Huisman, Xuân Lộc (dịch) (2004), Mỹ học, Nxb Văn hóa Thông tin, HN. 18. Đặng Bích Ngân (2012), Từ điển Mỹ thuật phổ thông, Nxb Mỹ thuật, HN. 19. Nhóm tác giả (1997),Điêu khắc hiện đại Việt Nam,Nxb Mỹ thuật, HN. 20. Nhóm tác giả (2014), Kỷ yếu hội thảo triển lãm điêu khắc toàn quốc lần thứ 5(2003 – 2013) và điêu khắc Việt Nam trong giai đoạn hiệnnay, Công ty cổ phần in Savina, HN. 21. Nhóm tác giả (2016), Triển lãm điêu khắc Hà Nội Sài Gòn lần thứ 4 22. Nxb Mỹ thuật (2008), Mỹ thuật Việt Nam thời kỳ Đổi mới, Nxb Mỹ thuật, HN. 23. Hoàng Phê (2011), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 24. Nguyễn Hồng Phong (2012), “Điêu khắc gỗ Việt Nam từ 1986 đến nay”, luận văn Thạc sỹ Mỹ thuật, trường đại học Mỹ thuật Việt Nam, HN. 25. Quang Phòng, Trần Tuy (1996), Mỹ thuật hiện đại Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, HN. 26. Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng (1989), Mỹ thuật của người Việt, Nxb Mỹ thuật, HN. 53 27. Nguyễn Quân (2010), Mỹ thuật Việt Nam thể kỷ 20, Nxb Mỹ thuật, HN. 28. Nguyễn Quân, Nguyễn Trân (1995), Những kiến thức cơ bản về nghệ thuật tạo hình, Đại học Mỹ thuật Hà Nội, HN. 29. Leonard Shlain, Trần Mạnh Hà, Phan Văn Thiều (dịch) (2010), Nghệ thuật và vật lí – Những cái nhìn tương đồng về không gian, thời gian và ánh sáng, Nxb Tri thức, HN. 30. Ocvirk – Stinsok – Wigg – Bone – Cayton, Lê Thành (dịch) (2006), Những nền tảng của mỹ thuật,Nxb Mỹ thuật, HN. 31. Nguyễn Trân (2005), Các thể loại và loại hình mỹ thuật, Nxb Mỹ thuật, HN. 32. Trần Trọng Tri (2012), “Giá trị tự thân của chất liệu điêu khắc”, luận văn Thạc sỹ Mỹ thuật, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, HN. 33. Chu Quang Trứ, Phạm Thị Chỉnh, Nguyễn Thái Lai (1998), Lược sử mỹ thuật và mỹ thuật học, Nxb Giáo dục HN 34. Chu Quang Trứ (2001),Tượng cổ Việt Nam với truyền thống điêu khắc dân tộc, Nxb Mỹ thuật, HN. 35. Trịnh Quang Vũ (2009), Lược sử mỹ thuật Việt Nam, NXB Từ điển bách khoa, HN. 36. Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam- Viện Mỹ thuật (2007), Kỷ yếu hội thảo khoa học 20 năm mỹ thuật Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Mỹ thuật, HN. 37. Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam ( 2013), Đình làng vùng châu thổ bắc bộ - Nxb thế giới, HN. Tài liệu nước ngoài 38. Judith Collins, (2007), Sculpture today, Nxb Phaidon Tài liệu internet 39. https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%C3%AAu_kh%E1%BA%AFc 54 40. https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%81m_Ph%C3%B9n g_Th%E1%BB%8B 41. pham-dieu-khac-404842.vov 55 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM NGUYỄN VĂN TUỆ ĐIÊU KHẮC TƯỢNG TRÒN CHẤT LIỆU GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2015 LUẬN VĂN THẠC SỸ MỸ THUẬT Chuyên ngành: Mỹ thuật tạo hình (Điêu khắc) Mã số: 60210102 Khóa 18 (2015 – 2017) PHẦN PHỤ LỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. NGÔ TUẤN PHONG Hà Nội - 2017 56 MỤC LỤC PHẦN PHỤ LỤC Phụ lục 1: Điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ Việt Nam hiện đại 57 Phụ lục 2: Điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ Việt Nam giai đoạn 2000- 2015.............................................................................. 60 Phụ lục 3: Một số tác phẩm kết hợp sắp đặt, đa chất liệu............ 79 57 PHỤ LỤC 1 Điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ Việt Nam hiện đại. H1.1. Đinh Rú(TP.HCM), vòng tay lớnvòng tay nhỏ -1979, chất liệu gỗ, kích thước: cao 145 cm, nguồn ảnh [ 1 tr 236]. H1.2. Hứa Tử Hoài (), Song Sly - 1983, chất liệu gỗ, kích thước: cao 64 cm, nguồn ảnh [19, tr 261]. H1.3. Lê Thị Hoài , Người mẹ - 1991, chất liệu gỗ, kích thước: cao 85 cm, nguồn ảnh [19 tr 74]. H1.4. Tạ Quang Bạo , Cây sống đời - 1991, chất liệu gỗ, kích thước: cao 70 cm, nguồn ảnh [1 tr 329]. 58 H1.5. Đinh Rú(TP.HCM),Người đội nước -1986, chất liệu gỗ, kích thước: cao 100 cm, nguồn ảnh [1 tr 328]. H1.6.Lê Đình Bảo(Hà Nội), Tình của đất -1995, chất liệu gỗ, kích thước: nguồn ảnh [ 19 tr 63]. H1.7. Phan Hùng(), Đi chợ - 1993, chất liệu gỗ, kích thước: nguồn ảnh [19 tr 94] H1.8. Hứa Tử Hoài(), Bên bếp lửa - 1985, chất liệu gỗ, kích thước: cao 40 cm, nguồn ảnh [1 tr 322] 59 H1. 9 . Vũ Xuân Tiệp, Dân quân - 1984, chất liệu gỗ, kích thước: cao 50 cm nguồn ảnh [19 tr 60] H1.10. Lê Duy Ứng, Bài ca người mẹ - 1985, chất liệu gỗ, kích thước: cao 110 cm, nguồn ảnh [19 tr 60] H1.11. Hoàng văn để(), Gia đình - 1982, chất liệu gỗ, kích thước nguồn ảnh [19 tr 60]. H1.12. Vương Học Báo (Hà Nội), Đường lượn - 1993, chất liệu gỗ, kích thước: cao 45 cm, nguồn ảnh [19 tr 98]. 60 PHỤ LỤC 2 Điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 -2015 * Nội dung chủ đề về sinh hoạt, lao động H2.1.Trần Văn Đức (Quảng Nam), Phía thượng nguồn – 2013, chất liệu gỗ, kích thước 155 x 30 cm,Nguồn ảnh [7 tr66] H2.2. Nguyễn Hữu Thiện (Bến Tre), Công nhân vét cống – 2010, gỗ, kích thước 170 x 60 x 60 cm, Nguồn ảnh [7 tr127] H2.3 Lê Quốc Tiến (TP.HCM), Mùa gặt - 2012, chất liệu gỗ,kích thước: 40 x 95 x 30 cm, Nguồn ảnh [7 tr 139] H2.4. Trần Đức (Quảng Nam),cái chữ vùng cao - 2001, chất liệu gỗ, kích thước: cao 150 cm, Nguồn ảnh [6 tr] 61 H2.5. Vũ Văn Hợp (Vũng Tàu), Chợ vùng cao – 2011, Chất liệu: Gỗ, Kích thước : 50 x 50 x 30, Nguồn ảnh [7 tr81] H2.6. Lương Văn Nghĩa (Tp. HCM), Dưới lòng thành phố - 2005, Chất liệu gỗ, Kích thước :41x70x40 cm, Nguồn ảnh [7 tr99] H2.7. Nguyễn Hữu Thiện (Bến Tre), Mùa gặt – 2008, chất liệu gỗ, kích thước 50 x 140 x 45 cm Nguồn ảnh [7 tr126] H2.8. Trần Thanh Long (TP.HCM ), Bám biển – 2012 , chất liệu gỗ, kích thước: 83 x 120 x 40 cm, Nguồn ảnh [7 tr90] 62 * Nội dung chủ đề về đời sống tinh thần , tình cảm H2.9. Châu Trâm Anh (Bình Dương), Gia tài - 2007, chất liệu gỗ, kích thước :150 x 40 x 50 cm, Nguồn ảnh [7 tr48] H2.10. Phạm Ngọc Dương (), Hoàng Sa bất tử – 2007, chất liệu gỗ, kích thước: 120cm Nguồn ảnh [7 tr151] H2.11. Lê Duy Ứng (Hà Nội), Lưu luyến phút chia tay - 20, chất liệu gỗ, kích thước : cao 75 cm Nguồn ảnh [7 tr96] H2.12. Tạ Quang Bạo (Hà Nội), Vú mẹ – 2014, chất liệu gỗ kích thước: cao 80cm Nguồn ảnh [5 tr51] 63 H2.13. Đỗ Hồng Sơn (HN) Gia đình, chất liệu gỗ, kích thước: cao 45 cm Nguồn ảnh [29 tr] H2.14. Nguyễn Hồng Phong (TP. HCM), Ký ức tuổi thơ – 2005, chất liệu Gỗ, kích thước 84 x 24 x 28 cm, Nguồn ảnh [7 tr103] H2.15. Đinh Rú (TP.HCM), Giúp bà qua đường – 2012, chất liệu gỗ, kích thước: 90x60x120 cm, Nguồn ảnh [internet] H2.16. Đỗ Bá Quang ( HN), Đấu vật-2012, Chất liệu gỗ, kích thước: 75cm, Nguồn ảnh [28 tr] 64 H2.17. Lê Lang Biên (TP.HCM ), Tĩnh lặng và thoát – 2012 , chất liệu gỗ, kích thước: 135 x 60 x 50 cm, Nguồn ảnh [7 tr51] H2.18. Phạm Ngọc Đường (Quảng Ngãi), Khát Vọng– 2011 , chất liệu gỗ , kích thước cao: 92 cm, Nguồn ảnh [7 tr 69] H2.19. Nguyễn Minh Thùy (HN), Đôi bạn – 2012, chất liệu gỗ, kích thước: 140 x 85 x 50 cm, Nguồn ảnh [7 tr136] H2.20. Nguyễn Ngọc Thạch (Vĩnh Phúc), Ngày trở về – 2009, chất liệu gỗ, kích thước 125 cm, Nguồn ảnh [7 tr120] 65 * Nội dung chủ đề về phản biện xã hội H2.21. Nguyễn Ngọc Lâm (HN), Không chạm tay vào -2003, chất liệu gỗ, kẽm gai,kích thước 158 x 25 x 25 cm, Nguồn ảnh [tác giả] H2.22. Phạm Bá Cường (Tây Ninh), Truy cập – 2015 , chất liệu gỗ, kích thước: cao 150 cm, Nguồn ảnh [5 tr 166] H2.23. Nguyễn Hoài Huyền V ( Bình Dương), Đời sống đô thị II– 2012, chất liệu gỗ, kích thước: 75 x55 x 40 cm, Nguồn ảnh [7 tr154] H2.24. Kù Kao Khải (Ninh Bình ), chuyện quê– 2013 , chất liệu gỗ, kích thước: 120 x 240 x 60 cm, Nguồn ảnh [7 tr25] 66 H2.25. Trần Mai Hữu Quý (TP.HCM), Hội chứng vô cảm – 2015, chất liệu gỗ, kích thước, Nguồn ảnh [29 tr] H2.26. Nguyễn Ngọc Lâm (HN), Xâm lấn -2014, Chất liệu gỗ, kích thước: 200cm: Nguồn ảnh [tác giả] H2.27. Đoàn Văn Bằng (HN), Bất tử -2012, Chất liệu gỗ, đồng đá , kích thước : 220 x 30 cm, Nguồn ảnh [7 tr30] H2.28. Đỗ Xuân Diệu (TP.HCM ), Leo – 2010 , chất liệu gỗ , kích thước: 100 x 45 x 45 cm, Nguồn ảnh [7 tr64] 67 * Hình thức Hiện thực. H2.29. Hà Mạnh Chiến (HN), Tuổi thơ-2013, chất liệu gỗ, kích thước:130 x 120 cm, Nguồn ảnh [7 tr26] H2.30.Nguyễn Văn Tuệ (HN), 28 – 2015 , chất liệu gỗ, sắt, kích thước: 200 x 60 x 60 cm, Nguồn ảnh [tác giả] H2.31. Huỳnh Đăng Viên (TP.HCM), Niềm vui của bà – 2011, chất liệu gỗ, kích thước: 55 x 120 x 40 cm, Nguồn ảnh [7 tr149] H2.32. Trần Quốc Thịnh (HN), Chân dung I -2011, chất liệu gỗ, kích thước 62 x 25 x 25 cm, Nguồn ảnh [7 tr127] 68 * Hình thức Cách điệu. H2.33. Nguyễn Hoài Huyền Vũ (Bình Dương), Mùa xuân – 2002, chất liệu gỗ, kích thước: cao130 x 40 cm, Nguồn ảnh [6] H2.34. Nguyễn Văn Lợi (HN), Cầu phúc (2013), chất liệu gỗkích thước 125 x 40cm, Nguồn ảnh [5] H2.35. Trần Văn Đức (Quảng Nam), Mắt biển – 2013, kích thước :96 x 70 x 30 cm, Nguồn ảnh [5 tr 66] H2.36. Nguyễn Phú Văn (Ninh Bình), Người gác kinh thành Hoa Lư 2 – 2015 , chất liệu gỗ, kích thước: cao 126 cm, Nguồn ảnh [5 tr 184] 69 H2.37. Lê Đình Nguyên (HN ), Trâu cối – 2010 , chất liệu gỗ , kích thước59 x 240 x 50 cm, Nguồn ảnh [5 tr 100] H2.38. Vũ Quang Sáng (HN), Mẹ con - 2013, chất liệu gỗ, kích thước 50 x 40 x 20 cm, Nguồn ảnh [7 tr112] H2.39. Đỗ Bá Quang (HN), Lời ru , chất liệu gỗ, kích thước:80x30 cm, Nguồn ảnh [28 tr145] H2.40. Nguyễn Minh Thùy (HN), Người đàn bà đợi – 2008, chất liệu gỗ, kích thước: 108 x 30 x 40 cm, Nguồn ảnh [7 tr135] 70 H2.41. Ngô Tuấn Phong (HN), Đăng quang – 2012, chất liệu gỗ, kích thước: 100 x 20 x 20, Nguồn ảnh [5 tr 101] H2.42.Phan Thanh Quang ( Huế ), Bóng nắng – 2011, chất liệu gỗ, kích thước: cao 140 cm, Nguồn ảnh [7 tr108] H2.43. Phạm Văn Tuấn (HN), Sự phát triển – 2012, chất liệu gỗ, kích thước: 35 x 250 x 15 cm, Nguồn ảnh [5] H2.44. Nguyễn Thanh Giang (Kiên Giang ), Chợ – 2012 , chất liệu gỗ, kích thước: 40 x 195 x 18 cm, Nguồn ảnh [7 tr70] 71 * Hình thức Biểu hiện. H2.45.Minh Tuấn(Lâm Đồng), Cầu mưa–2002, Chất liệu gỗ, kích thước: 120 cm, Nguồn ảnh [6] H2.46. Quách Hùng (Yên Bái), Theo Mẹ -, Chất liệu gỗ, kích thước: 135cm, Nguồn ảnh [7 tr 81] H2.47. Đinh Xuân Việt (HN), Thời gian – 2008, chất liệu gỗ, kích thước 45x30 cm, Nguồn ảnh [6] H2.48. Trần Việt Hà (Hòa Bình), Vũ điệu mùa xuân – 2001, chất liệu gỗ, kích thước : 35 cm, Nguồn ảnh [6] 72 H2.49. Nguyễn Văn Hàm (Quảng Nam), Âm vang, chất liệu gỗ, kích thước: cao 170 cm, Nguồn ảnh [7 tr72] H2.50. Đinh Rú (TP.HCM), Người đầu làng - 2007, Chất liệu gỗ, kích thước: 50 cm, Nguồn ảnh [internet] H2.51. Nguyễn Chí Đức (HN), Đuốc sống – 2002, chất liệu gỗ, kích thước 100 cm, Nguồn ảnh [6] H2.52. Lê Đức Lai (TP.HCM), Vận động viên khuyết tật – 2009, chất liệu gỗ, kích thước : 60 cm, Nguồn ảnh [6] 73 * Hình thức Trừu tượng. H2.53.Vương Học Báo (HN), Nhớ Bạch Long Vĩ - 2010, Chất liệu gỗ, đá, sắt , kích thước: 152 x 40 cm, Nguồn ảnh [7 tr50] H2.54. Vương Học Báo (HN), Nhớ Bạch Long Vĩ - 2012, Chất liệu gỗ, kích thước: 94 x 30 cm, Nguồn ảnh [7 tr 50] H2.55. Nguyễn Quốc Thể (HN), Bổng trầm hương thu – 2002, chất liệu gỗ, kích thước 54,5 cm, Nguồn ảnh [6] H2.56. Nguyễn Việt Hà (HN), Hạn – 2015, chất liệu gỗ, kích thước :40 x 50 x 35 cm, Nguồn ảnh [41] 74 H2.57. Hà Chí Dũng (HN), Lặng thầm -2006, chất liệu gỗ,kích thước: cao 68 cm,Nguồn ảnh [7 tr 67] H2.58. Nguyễn Văn Điều (HN ), Tâm - 2013 , chất liệu gỗ, kích thước:103 x 123 x 68 cm, Nguồn ảnh [7 tr65] H2.59. Hồ Thu (Quảng Ngãi), Hạnh phúc – 2007, chất liệu gỗ, Kích thước: cao 110 cm Nguồn ảnh [7 tr131] H2.60. Phạm Sinh (HN), Trước thời gian – 2015, chất liệu gỗ, kích thước: 65 x 24 x 40 cm Nguồn ảnh [41] 75 H2.61. Đinh Rú (TP.HCM), Nấc thang kép - 2001, Chất liệu gỗ,kích thước:150 cm, Nguồn ảnh [6] H2.62. Bùi Nam (Quảng Ngãi), Bến đợi - 2010, Chất liệu gỗ, kích thước: 95 cm, Nguồn ảnh [4] H2.63. Anh Vũ (Bắc Giang), Bài ca của nước – 2002, chất liệu gỗ, kích thước - 90 cm, Nguồn ảnh [6] H2.64. Nguyễn Sáng () Ngôi nhà của chúng ta – 2003, chất liệu gỗ,kích thước :80 cm, Nguồn ảnh [41] 76 H2.65.Nguyễn Hữu Thái (Bắc Giang), Người đang đi - 2015, Chất liệu gỗ,kích thước:53cm, Nguồn ảnh [21] H2.66. Phạm Minh Tuấn (HN), Thiếu nữ - 2003, Chất liệu gỗ, kích thước: 110 cm, Nguồn ảnh [6] H2.67. Bùi Nam (Quảng Ngãi), Tự tình – 2002, chất liệu gỗ, kích thước –85 cm, Nguồn ảnh [6] H2.68. Nguyễn Thăng Long (HN) Hoa lăn lóc – 2015, chất liệu gỗ, kích thước : 60 cm, Nguồn ảnh [41] 77 H2.69. Nguyễn Huy Tính (HN ), Thời gian đi qua– 2010, chất liệu gỗ, kích thước: 174 x 350 x 200 cm, Nguồn ảnh [7 tr140] H2.70. Nguyễn Ngọc Lâm (HN), Nhạc trưởng - 2009, Chất liệu gỗ, kích thước: 180x80x60 cm, Nguồn ảnh [tác giả] H2.71.Nguyễn Thăng Long (HN), Không gian phục sinh – 2015, chất liệu gỗ, inox, kích thước: 60 x 70x 150cm, Nguồn ảnh: [41] H2.72. Lê Hoài Nam(TP.HCM), Răng 1 – 2014, chất liệu gỗ, kích thước : 30x30x40cm, Nguồn ảnh [21] 78 H2.73.Đinh Trọng Văn (HN), Hoa gạo - 2015, Chất liệu gỗ, kích thước:53cm, Nguồn ảnh [41] H2.74. Đỗ Bá Quang (HN), Hồi sinh - 2015, Chất liệu gỗ, kích thước: 70 cm, Nguồn ảnh [41] H2.75. Trần Văn An (Nam Định), Mạch Sống – 2015, chất liệu gỗ, kích thước –85 cm, Nguồn ảnh [41] H2.76. Phạm Sinh (HN) Suy tưởng – 2015, chất liệu gỗ, kích thước : 60 cm, Nguồn ảnh [41] 79 PHỤ LỤC 3 Một số tác phẩm kết hợp sắp đặt, đa chất liệu, màu sắc H3.1. Nguyễn Ngọc lâm (HN), Cành cây – 2014, chất liệu gỗ, kích thước: 200 cm, Nguồn ảnh [tác giả] H3.2. Bùi Hải Sơn (TP.HCM), Lúa Trời - 2015, Chất liệu gỗ, kích thước: 80x80x350 cm, Nguồn ảnh [21] H3.3.Trần Mai Quốc Khánh (TP.HCM), Nêm – 2015, chất liệu gỗ, inox, kích thước: 60 x 70x 150cm, Nguồn ảnh [21] H3.4. Nguyễn Hoài Huyền Vũ ( Bình Dương), Đời sống đô thị I– 2012, chất liệu gỗ, kích thước: 75 x55 x 40 cm, Nguồn ảnh [7 tr154] 80 H3.5. Nguyễn Ngọc Lâm (HN), Hoa của gỗ – 2009, chất liệu gỗ, kích thước: cao 80-160 x 20cm, Nguồn ảnh [tác giả] H3.6. Kù Kao Khải (Ninh Bình), Chuyện quê - 2015, Chất liệu gỗ, kích thước: 60x60x300 cm, Nguồn ảnh [41] H3.7.Lê Anh Vũ (HN), Hồi sinh – 2015, chất liệu gỗ, inox, kích thước: 60 x 70x 50cm, Nguồn ảnh [41] H3.8. Nguyễn Việt Hà (HN), Mùa hạ – 2012, chất liệu gỗ, kích thước: 60 cm, Nguồn ảnh [41] 81 H3.9. Nguyễn Ngọc lâm (HN), Lực ép – 2009, chất liệu gỗ, kích thước:120x80x20cm, Nguồn ảnh [tác giả] H3.10. Nguyễn Ngọc lâm (HN), Cây Cao su – 2007, chất liệu gỗ, kích thước: 300cm, Nguồn ảnh [tác giả] H3.11. Vũ Hữu Nhung (Bắc Ninh ), Chồi – 2014, chất liệu gỗ, kích thước: 65 cm Nguồn ảnh [41]. H3.12. Nguyễn Việt Hà (HN), Ngược dòng – 2012, chất liệu gỗ, kích thước :40 x 50 x 35 cm, Nguồn ảnh [7 tr71]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdieu_khac_tuong_tron_chat_lieu_go_viet_nam_giai_doan_2000_2015_1573_2075321.pdf
Luận văn liên quan