Điều kiện giao dịch chung đôi lúc cũng bị lạm dụng để thực hiện những
mục đích che đậy thông tin nhằm đạt đƣợc lợi thế trên thị trƣờng. Bên đƣa ra
điều kiện giao dịch chung bao giờ cũng là bên đã có sự tìm hiểu kỹ lƣỡng đối
với lĩnh vực mà mình kinh doanh bao gồm cả những quy định của luật pháp
có liên quan. Việc lựa chọn điều khoản nào để đƣa vào điều kiện giao dịch
chung đã đƣợc tính toán lƣờng trƣớc những biến động của thị trƣờng có thể
ảnh hƣởng tới các khâu của thƣơng vụ. Bên đƣợc đề nghị chấp nhận điều kiện
giao dịch chung lúc này sẽ rơi vào thế bị động và ít thông tin hơn do không
trực tiếp khảo sát thị trƣờng và soạn thảo điều khoản, do đó, rất dễ gặp tổn
thất lớn nếu rủi ro xảy ra.
104 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2535 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Điều kiện giao dịch chung trong hoạt động kinh doanh quốc tế và khả năng áp dụng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiện giao dịch chung đòi hỏi sự chú
trọng đầu tƣ nâng cao kỹ thuật lập hợp đồng nói riêng và kỹ thuật về mua bán
quốc tế nói chung. Đây lại chính là một trong những hạn chế đối với các
doanh nghiệp Việt Nam , dƣới đây là một ví dụ:
60
Ví dụ: Tranh chấp trong hợp đồng mua bán phân bón urê (Hồng Kông -
Việt Nam) ký bằng tiếng Anh8.
Tóm tắt vụ việc:
Nguyên đơn, một công ty Hồng Kông, đàm phán ký kết hợp đồng với Bị
đơn, một doanh nghiệp Việt Nam. Sau khi thống nhất đƣợc với nhau hàng hoá
và giá cả, Bị đơn đã chuyển cho Nguyên đơn một hợp đồng mẫu mà Bị đơn
đã ký với bạn hàng nƣớc ngoài trƣớc đây để Nguyên đơn tham khảo soạn thảo
các điều khoản của hợp đồng.
Sau đó, Nguyên đơn và Bị đơn đã chính thức ký hợp đồng mua bán (ngày
6 tháng 12 năm 1992), theo đó Nguyên đơn bán cho Bị đơn 1000MT + 5%
phân bón urê với giá 215USD/MT CFR cảng Quy Nhơn, L/C phải đƣợc mở
chậm nhất ngày 15 tháng 12 năm 1996, quá hạn này mà chƣa mở bên mua
phải nộp phạt 3% trị giá hợp đồng, tiền phạt này phải đƣợc trả trong vòng 3
ngày kể từ ngày hết hạn mở L/C, ngƣời bán phải giao hàng trong vòng 30
ngày kể từ ngày mở L/C.
Ngày 10 tháng 12 năm 1996, Nguyên đơn gửi trả Bị đơn bản dự thảo giấy
yêu cầu mở L/C, trong đó chỉ đồng ý ba điểm sửa đổi, từ chối việc sửa đổi
bốn điểm khác. Bị đơn lại tiếp tục đàm phán đề nghị Nguyên đơn chấp thuận
bốn điểm sửa đổi còn lại. Đến ngày 14/12/1996, Nguyên đơn trả lời dứt khoát
là không đồng ý với bốn điểm sửa đổi đó.
Đến ngày 20/12/21996, Bị đơn vẫn chƣa mở L/C nên Nguyên đơn điện
khiếu nại đòi Bị đơn nộp phạt 3% trị giá hợp đồng với số tiền 64.500USD
theo đúng quy định của hợp đồng.
Bị đơn từ chối yêu cầu này của Nguyên đơn với lý do là Nguyên đơn
không đƣa vào hợp đồng những điều khoản giống nhƣ trong hợp đồng mẫu
mà Bị đơn đã chuyển cho Nguyên đơn trƣớc khi chính thức ký kết hợp đồng
và không thiện chí trong việc đàm phán để tiếp tục hợp đồng.
8
“50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc” – Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam
(VIAC) bên cạnh Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam
61
Sau nhiều lần thƣơng lƣợng (trong đó Nguyên đơn đã đồng ý giảm một
phần tiền bồi thƣờng) nhƣng không đạt kết quả, Nguyên đơn kiện Bị đơn ra
trọng tài đòi nộp phạt 64.500USD.
Phán quyết của Trọng tài
Trong bản giải trình, Bị đơn trình bày rằng Bị đơn chỉ đồng ý ký kết hợp
đồng với điều kiện hợp đồng đó tuân thủ hợp đồng mẫu mà Bị đơn chuyển
cho Nguyên đơn. Việc trên thực tế Bị đơn đã ký vào hợp đồng với những điều
khoản khác là do Bị đơn không thạo tiếng Anh (mà hợp đồng lại đƣợc ký
bằng tiếng Anh).
Uỷ ban trọng tài cho rằng các điều khoản trong hợp đồng là do các bên
thoả thuận với nhau. Trong vụ việc này, việc Nguyên đơn đƣa hay không đƣa
vào hợp đồng những điều khoản giống nhƣ trong hợp đồng mẫu do Bị đơn
chuyển là quyền của Nguyên đơn. Bị đơn có quyền chấp nhận hoặc từ chối
Hợp đồng do Nguyên đơn soạn thảo. Trƣớc khi ký hợp đồng cần phải đọc kỹ
nội dung hợp đồng, nếu không đồng ý thì Bị đơn có quyền không ký. Một khi
đã ký vào bản hợp đồng thì các bên phải có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đó.
Vì thế lý do “không thạo tiếng Anh” không phải là căn cứ xác đáng cho việc
không mở L/C (không thực hiện hợp đồng).
Sau khi ký hợp đồng, mọi bổ sung, thay đổi hợp đồng phải đƣợc làm bằng
văn bản, có chữ ký của hai bên. Một bên không thể bằng đề nghị của đơn
phƣơng của mình mà sửa đổi hợp đồng ban đầu. Do đó, Bị đơn không thể viện
dẫn lý do nêu trên để từ chối mở L/C. Trên thực tế Bị đơn không mở L/C đúng
hạn thì phải có nghĩa vụ mở L/C đúng hạn theo quy định của hợp đồng. Không
mở L/C đúng hạn, Bị đơn phải nộp phạt theo đúng quy định của hợp đồng.
Từ những điều phân tích trên, trọng tài ra phán quyết buộc Bị đơn phải
nộp phạt cho công ty Hồng Kông 64.500USD tiền phạt (3% giá trị hợp đồng)
theo yêu cầu của Nguyên đơn.
62
Bình luận
Bên Bị đơn là doanh nghiệp Việt Nam, phía doanh nghiệp này đã có ý
định áp dụng điều kiện giao dịch chung đã đƣợc soạn thảo sẵn. Tuy nhiên,
doanh nghiệp này lại không tự soạn thảo hợp đồng mà lại chỉ đƣa cho phía
doanh nghiệp của Hồng Kông tham khảo và để phía họ tự soạn thảo hợp đồng.
Điều này cho thấy kỹ năng soạn thảo hợp đồng của doanh nghiệp Việt Nam
còn hạn chế, họ chƣa đủ tự tin để tự soạn thảo lấy hợp đồng sử dụng điều
khoản mẫu đã có của mình.
Bên cạnh đó, vụ kiện trên còn cho thấy một vấn đề khá phổ biến đối với
các doanh nghiệp của Việt Nam là trình độ ngoại ngữ. Chính vì trình độ tiếng
Anh của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế nên doanh nghiệp mới ký hợp
đồng khi chƣa phát hiện ngay những lỗi còn tồn tại trong hợp đồng.
(2). Nhóm nguyên nhân do lạm dụng thế mạnh của doanh nghiệp
Trong thời gian gần đây, việc sử dụng điều kiện giao dịch chung có xu
hƣớng phổ biến trong một số lĩnh vực kinh doanh đặc thù nhƣ trong các lĩnh
vực dịch vụ xây dựng, ngân hàng, bảo hiểm, bƣu chính viễn thông… Đặc biệt,
những loại điều kiện giao dịch chung này thƣờng đƣợc các cơ quan chủ quản
phê duyệt. Tuy nhiên, việc sử dụng những điều kiện giao dịch này còn chƣa
đảm bảo đƣợc quyền lợi của bên khách hàng. Dƣới đây là ví dụ điển hình:
của công ty FPT
FPT – Telec
.
:
của pháp
luật
63
côn
:
,
Thƣơng năm
.
: “
.
Hợp đồng mở tài khoản và sử dụng dịch vụ thẻ rút tiền tự động (ATM)
Tóm tắt sự việc9
Một trong ngành có đối tƣợng khách hàng nhỏ, lẻ nhiều là ngành ngân
hàng. Hiện nay, với chính sách hạn chế giao dịch tiền mặt, khuyến khích sử
dụng giao dịch qua tài khoản ngân hàng, ngày càng nhiều ngƣời dân đã tham
gia sử dụng dịch vụ thẻ rút tiền tự động (ATM) của các ngân hàng.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây số vụ khiếu nại mất tiền từ ATM đã
tăng lên rất nhiều, điều đáng nói là phần thiệt luôn rơi vào khách hàng. Gây
xôn xao nhất là vụ chị Trần Thị Thanh Thủy (Hà Nội) cho rằng đã bị mất 30
9
Nguồn:
64
triệu đồng, khởi kiện Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ thƣơng
(Techcombank) ra tòa. Thẻ của chị Thủy sử dụng do Techcombank phát
hành trên cơ sở liên kết với Vietcombank. Tòa xử thua và chị Thủy đã kháng
cáo. Mới đây, ông Huỳnh Đức Tích (Quận Thanh Khê, Đà Nẵng) cũng đã
khiếu nại Vietcombank Đà Nẵng vì tài khoản của ông bỗng nhiên bị mất 8
triệu đồng. Phổ biến và ít gây xôn xao hơn là các trƣờng hợp chủ thẻ khiếu
nại ATM chi thiếu tiền. Bà Phạm Thị Chi (Quận 1, TP.HCM), khách hàng
của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV), cho biết đã mất
500.000 đồng vì máy chi tiền thiếu. BIDV trả lời rằng qua kiểm tra, đối
chiếu file, kết quả cho thấy “giao dịch thành công” - đặt dấu chấm hết cho
các nỗ lực khiếu nại của chủ thẻ ATM bị mất tiền. Khá nhiều chủ thẻ cũng
gặp tình trạng tài khoản vẫn bị trừ dù không rút đƣợc tiền, khiếu nại thì ngân
hàng phục hồi tài khoản. Một cán bộ chuyên về ATM cho biết sự cố này là
do mất điện. Khách hàng ra lệnh rút tiền, lệnh đó đƣa về ghi lại ở trung tâm
điều khiển và trừ tiền trên tài khoản. Khi lệnh chi tiền đƣợc truyền trở lại
đến máy ATM, ở nơi đặt máy có sự cố nhƣ mất điện, khi điện đƣợc tái lập
thì ATM không còn lƣu lệnh chi…
Bình luận
Theo điều kiện giao dịch chung do phía Ngân hàng sử dụng để giao kết
hợp đồng sử dụng dịch vụ với khách hàng quy định, chủ thẻ đƣợc quyền
khiếu nại khi xảy ra sai sót trong giao dịch. Nhƣng thực tế thì câu trả lời của
ngân hàng thƣờng không đƣợc chủ thẻ chấp nhận.
Liên quan đến vấn đề này, một số điều khoản của Bản điều kiện giao
dịch chung của các ngân hàng có nêu:
Khoản 4 Điều 3 về Quyền và trách nhiệm của ngân hàng tại Bản điều
kiện giao dịch chung của hợp đồng đăng ký mở tài khoản sử dụng giao dịch
thẻ của Vietcombank áp dụng cho khách hàng là cá nhân có nêu “Chịu trách
nhiệm những thiệt hại, vi phạm, lợi dụng trên tài khoản của khách hàng do lỗi
của mình”.
65
Điều 2.2 về Trách nhiệm của Chủ thẻ trong Bản điều kiện giao dịch
chung của hợp đồng đăng ký mở tài khoản sử dụng giao dịch thẻ của
Techcombank áp dụng cho khách hàng là cá nhân có nêu: “Công nhận và chịu
hoàn toàn trách nhiệm đối với các Giao dịch thẻ”. Trong khi đó, tại điều 3.1
về Quyền của Ngân hàng có nêu: “Đƣợc miễn trách nhiệm trong trƣờng hợp
hệ thống xử lý, hệ thống truyền tin… bị trục trặc ngoài khả năng kiểm soát
của Ngân hàng”.
Rõ ràng, phía ngân hàng – bên soạn thảo hợp đồng – đã cố tình bỏ đi
cái phần liên quan tới trách nhiệm của mình nếu khách hàng gặp những sự cố
tƣơng tự nhƣ trên. Khi đã ký vào những bản điều kiện giao dịch chung trên,
khách hàng đã mặc nhiên phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu phía ngân hàng
kết luận rằng máy tính cho kết quả “giao dịch đã thành công”. Nhẹ nhàng
hơn, Vietcombank tỏ ra sẵn sàng chấp nhận đền bù thiệt hại nếu “do lỗi của
mình”, nhƣng trên thực tế thì không ngân hàng nào chịu nhận là do lỗi của
mình mà đổ lỗi cho mất điện, do máy móc...Tuy nhiên, máy và việc kiểm tra
giao dịch có thành công hay không lại do chính ngân hàng tiến hành, khách
hàng không có biện pháp nào để kiểm chứng việc này.
Vấn đề đáng nói ở đây là khi gặp sự cố, khách hàng không có cơ quan
nhà nƣớc nào đứng ra bảo vệ quyền lợi cho mình. Ngân hàng Nhà nƣớc đƣa
ra quy chế phát hành thẻ cách đây sáu năm, trong đó không có điều khoản nào
ràng buộc các ngân hàng phải đảm bảo chất lƣợng dịch vụ. Quả là mâu thuẫn
khi Ngân hàng Nhà nƣớc muốn khuyến khích ngƣời dân thanh toán không
dùng tiền mặt nhƣng lại không có một cơ chế bảo vệ quyền lợi của chủ thẻ và
cơ chế ràng buộc chất lƣợng dịch vụ của ngân hàng.
(3). Nhóm nguyên nhân do quyền đàm phán bị hạn chế
Hiện nay, nhà nƣớc ta vẫn giữ độc quyền kinh doanh một số ngành
hàng nhƣ: cung cấp điện, nƣớc,... Việc kinh doanh những ngành hàng này
đƣợc giao cho các Tổng công ty. Đối tƣợng khách hàng của các ngành hàng
66
này là các hộ dân, các doanh nghiệp trên toàn quốc. Với số lƣợng khách hàng
lớn lại có nội dung giao dịch trong hoạt động mua bán nên các Tổng công ty
này đã áp dụng điều kiện giao dịch chung từ rất sớm. Điều kiện giao dịch
chung trong các bản hợp đồng do chính các tông công ty soạn thảo ra và đƣợc
các cơ quan chủ quản phê duyệt. Tuy nhiên, vấn đề tồn tại ở đây là tính chất
độc quyền của ngành đã tạo ra những bất cập khi những xung đột về lợi ích
giữa các bên xảy ra. Ngƣời dân và doanh nghiệp muốn sử dụng điện, nƣớc,…
thì buộc phải ký vào bản hợp đồng do Tổng công ty đƣa ra, không có quyền
đàm phán thêm hay sử dụng các biện pháp nhằm hạn chế tính rủi ro từ hợp
đồng. Chính vì thế, trong giai đoạn gần đây, khi hệ thống điện nƣớc cũ đã quá
tải với nhu cầu sử dụng tăng cao, sự cố đã xảy ra và ngƣời tiêu dùng luôn phải
chịu thiệt thòi trong giải quyết tranh chấp. Dƣới đây là một ví dụ điển hình về
sự cố trong ngành điện lực.
Tóm tắt vụ việc:
Năm 2005, ngành điện lực Việt Nam quyết định thay điện kế cơ bằng
điện kế điện tử. Lô hàng điện kế điện tử do Công ty điện lực TP.Hồ Chí Minh
nhà thầu Linkton Singapore cung cấp. Phía công ty của Singapore đã lợi dụng
sơ hở của Công ty điện lực TP. Hồ Chí Minh trong khâu kiểm định chất lƣợng
để cung cấp những mặt hàng điện kế điện tử kém chất lƣợng. Sau khi lắp đặt,
tính đến tháng 5 năm 2005 đã có tới 12000 đơn khiếu nại đƣợc tới Sở Công
nghiệp về việc điện kế điện tử đo lƣợng điện cao hơn mức thực tế sử dụng của
các tổ chức, hộ gia đình…
Sau khi Sở Công nghiệp đề nghị Tổng Công ty điện lực xem xét kiểm
tra lại điện kế điện tử đã lắp đặt tại TP.Hồ Chí Minh đã phát hiện ra hàng loạt
sai phạm của ngành điện: quy trình mua bán điện kế điện tử đã không tiến
hành đúng theo luật định; quá trình giao nhận hàng cũng không chú trọng tới
chất lƣợng,… Công ty điện lực TP.Hồ Chí Minh đã chấp nhận thay lại điện kế
và bồi hoàn số tiền thu thừa cho các hộ dân bị thiệt hại.
67
Tuy nhiên, với lý do số lƣợng cán bộ hạn chế và khối lƣợng công việc
lớn nên cuối cùng Công ty điện lực TP.Hồ Chí Minh đã tạm tính theo phƣơng
thức bằng phƣơng pháp nội suy với lý do “đảm bảo chủ trƣơng tăng giá điện
từ ngày 1/1/2007”10.
Bình luận
-
điều kiện đƣợc quy
định , chặt chẽ
.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng điện, có nhiều vấn đề phát sinh gây
thiệt hại cho ngƣời tiêu dùng nhƣng những chế tài đối với các sự việc này lại
không đƣợc đề cập đến trong hợp đồng mua bán điện. Liên quan đến sự việc
nêu trên, tại Điểm 9 Điều 6 về hợp đồng mua bán điện về trách nhiệm bồi
thƣờng thiệt hại của Bên bán điện quy định „Nếu Bên bán điện ghi sai địa chỉ
số công tơ dẫn đến thu tiền điện nhiều hơn thực tế sử dụng của Bên mua điện
thì Bên bán điện hoàn trả số tiền điện thu thừa cho Bên mua điện‟. Với quy
định nhƣ vậy, khi loạt điện kế điện tử chất lƣợng kém do Công ty điện lực TP.
Hồ Chí Minh lắp đặt cho khách hàng chỉ có trách nhiệm hoàn trả phần tiền
thu thừa. Và trên thực tế, phần tiền thu thừa này cũng chỉ đƣợc phía Công ty
điện lực tạm tính bằng phƣơng pháp nội suy với lý do “đảm bảo chủ trƣơng
tăng giá điện từ ngày 1/1/2007”. Có thể thấy rằng, khách hàng không những
không đƣợc phía nhà cung cấp điện hoàn trả đúng số tiền điện bị thiệt hại mà
10
www.sggp.org.vn
68
còn không đƣợc bồi hoàn những chi phí phát sinh do việc tính sai điện gây ra
nhƣ việc phải tham gia khiếu nại, niềm tin đối với nhà cung cấp bị ảnh hƣởng,
quyền đƣợc lựa chọn thiết bị điện lắp đặt tốt…
Nhƣ vậy, bên cạnh việc áp dụng điều kiện giao dịch chung một cách
chuyên nghiệp và lâu đời của doanh nghiệp các nƣớc trên thế giới thì ở Việt
Nam điều kiện giao dịch chung đã bƣớc đầu đƣợc áp dụng trong hoạt động
kinh doanh thƣơng mại trong nƣớc và quốc tế. Sự du nhập này đã khiến cho
những khiếm khuyết trong các chế định về điều kiện giao dịch chung, những
khiếm khuyết trong kỹ năng soạn thảo hợp đồng của các bên khi tham gia vào
hợp đồng sử dụng điều kiện giao dịch chung, …dẫn đến những tranh chấp
không đáng có trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng
rõ ràng hơn, đòi hỏi cần phải sự điều chỉnh từ phía chính phủ cũng nhƣ từ
phía doanh nghiệp.
69
CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG SỬ DỤNG ĐIỀU
KIỆN GIAO DỊCH CHUNG TẠI VIỆT NAM
3.1. XU HƢỚNG SỬ DỤNG ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG TẠI
VIỆT NAM
Hiện nay trên thế giới chƣa có nghiên cứu chính thức nào về việc áp
dụng điều kiện giao dịch chung của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi tác giả sử
dụng công cụ tìm kiếm của google (google search) với từ khoá “General
Terms and Conditions + +” thì có khoảng 3,7 triệu kết quả. Tuy chƣa xem
xét đƣợc hết nội dung các kết quả, nhƣng có thể thấy phần lớn kết quả trên là
điều kiện giao dịch chung của các doanh nghiệp. Điều này có thể thấy việc sử
dụng điều kiện giao dịch chung đang trở nên rất phổ biến.
Ngày nay khi công nghệ đã đi vào mọi mặt của đời sống cũng nhƣ sản
xuất kinh doanh thì việc giao dịch trên mạng đã đƣợc ứng dụng nhiều trong
các hoạt động giao dịch kinh doanh quốc tế. Ngƣời tiêu dùng Việt Nam ngày
nay đã quen với cụm từ “mua hàng qua mạng” hay các doanh nghiệp cũng đã
bắt đâu tìm kiếm đối tác qua các công cụ tìm kiếm trên mạng. Một trong
những đặc điểm của việc giao dịch kinh doanh trên mạng đấy là không tồn tại
hoặc tồn tại rất ít việc đàm phán nội dung hợp đồng. Chúng ta có thể thấy, đa
phần tại phần giao dịch (contact us) của các web bán hàng sẽ là một bản hợp
đồng có sẵn các điều khoản, ngƣời tiêu dùng và đối tác chỉ còn một việc là
điền thông tin của mình vào nếu đồng ý giao dịch. Đây chính là tiền đề cho
việc sử dụng điều kiện giao dịch chung cho các doanh nghiệp khi muốn tìm
kiếm khách hàng qua mạng.
Hội nhập - yếu tố tác động nhiều nhất đến các nét văn hoá trong kinh
doanh - là một trong những nguyên nhân chính của sự ra đời những quy tắc
hay những tập quán trong hoạt động kinh doanh. Khi các quy tắc, tập quán
này đã đƣợc phổ biến ở nhiều quốc gia đã tạo tiền đề cho xu hƣớng chuyên
môn hoá trong ký kết hợp đồng. Sự đồng nhất hoá các nghiệp vụ kinh doanh
70
quốc tế giữa các quốc gia, khu vực sẽ tạo nên tính ổn định trong các điều
khoản đƣợc lựa chọn đƣa vào bản điều kiện giao dịch chung của các doanh
nghiệp. Và khi các điều khoản đã trở nên quen thuộc thì sự e ngại từ những
bất cập của điều kiện giao dịch chung sẽ đƣợc giải toả. Khi đó, điều kiện giao
dịch chung sẽ là giải pháp tối ƣu cho việc tiết kiệm thời gian soạn thảo và
đàm phán hợp đồng.
Nếu nhƣ thời gian đầu ra đời, điều kiện giao dịch chung chủ yếu phục
vụ cho các hoạt động thƣơng mại trong ngành hàng có khối lƣợng lớn nhƣ
lƣơng thực thì ngày nay nó đã trở nên phổ biến hơn và đã xuất hiện không chỉ
ở những hợp đồng có đối tƣợng hữu hình mà còn cả những hợp đồng hàng
hoá vô hình. Các ngành có nhiều đối tƣợng khách hàng nhỏ lẻ nhƣ: ngân hàng,
bảo hiểm, vận tải… lại chính là ngành sử dụng điều kiện giao dịch chung
nhiều và chuyên nghiệp nhất.
Việc thiết lập những điều kiện giao dịch chung nhằm áp dụng đồng đều
cho mọi khách hàng, trƣớc tiên vì mục tiêu hợp lý hoá bán hàng. Qua đó, các
bên đều có thể “tiết kiệm” đƣợc thời gian, sức lực trong đàm phán và thoả
thuận. Xa hơn nữa và thực tiễn đã thừa nhận là, thông qua việc thiết lập các
quy tắc bán hàng thống nhất, các nhà cung cấp cùng với các hiệp hội nghề
nghiệp của mình đã phát triển nhiều chủng loại hợp đồng cụ thể mà nhà làm
luật chƣa hề biết tới. Điều này có ý nghĩa về nhiều phƣơng diện:
Một là, thông qua đó, các nhà cung cấp hình thành đƣợc những “luật
chơi riêng” của mình. Đây cũng là yếu tố thể hiện bản sắc và uy tín của doanh
nghiệp, là điều kiện và yếu tố hình thành khả năng và cơ hội cạnh tranh của
doanh nghiệp.
Hai là, thông qua những điều kiện giao dịch chung, pháp luật hợp đồng
sẽ đƣợc cụ thể hoá trong những chủng loại giao dịch cụ thể. Theo nghĩa đó,
điều kiện giao dịch chung có chức năng mang tính điều chỉnh hành vi. Chúng
đƣợc coi là sự phát triển tiếp tục những tƣ tƣởng của nhà làm luật.
71
Ba là, khi đƣợc áp dụng trong một quan hệ hợp đồng, các điều kiện
giao dịch chung có khả năng ngăn ngừa những rủi ro nhận thức của các bên
tham gia quan hệ hợp đồng liên quan đến việc giải thích hợp đồng. Bên cạnh
đó, các điều kiện giao dịch chung cũng là công cụ hữu hiệu của việc phân chia
rủi ro pháp lý, trách nhiệm giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng.
3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG SỬ DỤNG ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH
CHUNG TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM
3.2.1. Nâng cao nghiệp vụ giao dịch kinh doanh quốc tế của
doanh nghiệp
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã gia nhập vào thị
trƣờng thế giới nhiều hơn. Sản phẩm và dịch vụ mang thƣơng hiệu Việt đang
dần đƣợc khẳng định trên thế giới. Doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tích lũy
nhiều hơn kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên, một
điểm yếu còn tồn tại trong đa phần các doanh nghiệp - mà phần thực trạng
tình hình tranh chấp về điều kiện giao dịch chung đã phân tích - chính là sự
yếu kém về nghiệp vụ giao dịch kinh doanh quốc tế. Điểm yếu này sẽ đƣợc
khắc phục hữu hiệu khi vận dụng điều kiện giao dịch chung. Điều này đòi hỏi
các doanh nghiệp phải thay đổi đƣợc nhận thức về điều kiện giao dịch chung
và có sự quan tâm đầy đủ tới việc xây dựng các hợp đồng mẫu.
Nhìn ra nƣớc ngoài chúng ta thấy rằng, hầu hết các doanh nghiệp xây
dựng bản điều kiện giao dịch chung thƣờng là các tập đoàn lớn, các hiệp hội,
các liên đoàn… Trong khi đó, các doanh nghiệp của ta quá nhỏ bé so với các
tập đoàn đó. Với doanh số của hoạt động xuất nhập khẩu còn thấp, các doanh
nghiệp chƣa chú trọng tới hoạt động nâng cao nghiệp vụ giao dịch kinh doanh
quốc tế cũng nhƣ kỹ thuật soạn thảo hợp đồng. Chính vì vậy, việc thu gom
đầu mối, tạo nên những doanh nghiệp tƣơng đối lớn trong hoạt động xuất
nhập khẩu là điều rất cần thiết. Mặt khác, các tập đoàn lớn, các tổng công ty,
các hiệp hội, câu lạc bộ doanh nghiệp có thể xây dựng những bản điều kiện
chung mẫu cho các doanh nghiệp trong tổ chức của mình tham khảo.
72
Muốn có các điều khoản trong bản điều kiện giao dịch chung phù hợp
với hoàn cảnh, điều kiện và cơ sở vật chất của mình, các doanh nghiệp cần có
sự tổng kết về nghiệp vụ. Trên cơ sở tổng kết nhƣ vậy, doanh nghiệp mới xác
định đƣợc cách xử lý có lợi nhất về nghiệp vụ trong hoạt động của mình. Từ
đó các điều khoản của bản điều kiện giao dịch chung mới hợp lý.
Về phƣơng diện pháp lý, hợp đồng sử dụng điều kiện giao dịch chung
là tài liệu rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Do đó, nó cần đƣợc soạn thảo
cẩn thận, chặt chẽ. Muốn vậy, cần phải tập trung những ngƣời giỏi về pháp
luật, thành thạo về giao dich kinh doanh để soạn thảo điều kiện giao dịch
chung. Sự tập trung nhƣ vậy chỉ có thể có đƣợc do nhận thức của doanh
nghiệp về tính cấp thiết của điều kiện giao dịch chung, sự nhiệt tình của các
nhà khoa học giúp đỡ của các cơ quan pháp luật…
Một khi đã có đầy đủ điều kiện soạn thảo điều kiện giao dịch chung
nhƣ vậy, các doanh nghiệp cần phải soạn thảo nhiều bản đề vận dụng tùy từng
trƣờng hợp cụ thể của giao dịch. Chẳng hạn:
- Về mỗi mặt hàng có thể có điều kiện giao dịch chung cho xuất khẩu
và hợp đồng mẫu nhập khẩu
- Về mỗi điều kiện giao dịch lại có một bản điều kiện giao dịch chung
riêng, ví dụ, có điều kiện giao dịch chung xuất khẩu theo điều kiện
FOB, có điều kiện giao dịch chung xuất khẩu theo điều kiện CIF…
- Về mỗi nhóm khách hàng giao dịch lại có một bản điều kiện giao dịch
riêng, ví dụ, có nhóm điều kiện giao dịch chung xuất khẩu gạo đi
Đông Âu theo điều kiện FOB, có điều kiện giao dịch chung xuất khẩu
gạo đi Singapore theo điều kiện CIF…
3.2.2. Khắc phục những hạn chế của điều kiện giao dịch chung
Nhƣ đã phân tích ở Chƣơng I, điều kiện giao dịch chung còn tồn tại khá
nhiều điểm bất cấp khi doanh nghiệp sử dụng chúng. Các doanh nghiệp, khi
73
áp dụng điều kiện giao dịch chung trong kinh doanh, bên cạnh việc phát huy
các ƣu điểm của điều kiện giao dịch chung còn cần phải nghiên cứu những
biện pháp nhằm hạn chế điểm bất cập của nó. Dƣới đây là một số ý kiến nhằm
hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết vấn đề này dựa trên việc xem xét các quy định
pháp lý liên quan đến điều kiện giao dịch chung của quốc tế và Việt Nam.
3.2.2.1. Gíải pháp hạn chế điểm bất cập từ góc độ pháp lý
Về vấn đề bất cân bằng thông tin, Joseph Stiglitz đặt ra vấn đề là bản
thân những ngƣời có ít thông tin hơn cũng có thể tự cải thiện tình trạng của
mình thông qua cơ chế sàng lọc (screening). Ông đã chỉ ra rằng bên có ít
thông tin hơn có thể thu thập thông tin từ bên kia bằng cách đƣa ra các điều
kiện giao dịch hợp đồng khác nhau. Ví dụ điển hình là các công ty bảo hiểm
thƣờng cung cấp những loại hợp đồng bảo hiểm với các mức phí bảo hiểm
khác nhau, tƣơng ứng với mức bồi thƣờng khác nhau. Các khách hàng sẽ tự
lựa chọn loại hợp đồng bảo hiểm phù hợp với mình, do đó tự phân hóa thành
các loại khách hàng khác nhau. Những khách hàng có rủi ro thấp thƣờng thích
loại hợp đồng có phí bảo hiểm thấp trong khi khách hàng có rủi ro cao lại lựa
chọn hợp đồng có phí bảo hiểm cao.
Nhằm hạn chế việc lạm dụng điều khoản soạn sẵn với nội dung gây bất
lợi cho các đối tác của các doanh nghiệp, pháp luật hợp đồng của Việt Nam
và pháp luật hợp đồng quốc tế đã có những quy định nhằm bảo vệ cho bên
đƣợc đề nghị chấp nhận điều kiện giao dịch chung. Đó là:
Ưu tiên giải thích theo hướng có lợi cho bên không soạn thảo điều kiện
giao dịch chung.
Biện pháp này đƣợc nêu rõ trong Khoản 2 Điều 407 Bộ luật Dân sự:
"Trong trƣờng hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràng thì bên
đƣa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó".
Khoản 1 Điều 2.20 PICC cũng thể hiện tinh thần trên: "Một điều khoản bất
ngờ trong hợp đồng soạn sẵn, không đƣợc phía bên kia lƣờng trƣớc trong giới
74
hạn hiểu biết của mình, sẽ không có hiệu lực, trừ khi chúng đã đƣợc phía bên
kia chấp nhận một cách rõ ràng"
Có những nguyên nhân khác mà một điều khoản soạn sẵn có thể gây
bất ngờ cho bên chấp nhận nhƣ sử dụng ngôn từ khó hiểu, hoặc có thể hiểu
theo nhiều nghĩa, hoặc đƣợc viết bằng chữ quá nhỏ. Để xác định xem điều
khoản này có phải là điều khoản gây ngạc nhiên hay không hay không, cần
phải xem xét cách trình bày và cách soạn thảo những điều khoản soạn sẵn đó ,
dựa vào chuyên môn và kinh nghiệm, có đƣợc các thƣơng nhân hoặc nhũng
ngƣời có cùng hoàn cảnh nhƣ bên chấp nhận, sử dụng hay không ... Do đó,
cách dùng từ cùng một lúc có thể là khó hiểu hoặc dễ hiểu, tuỳ theo bên chấp
nhận có phải là ngƣời chuyên nghiệp hay trong việc sử dụng những điều
khoản đƣợc soạn sẵn hay không .
Ví dụ 1: A - một công ty bảo hiểm hoạt động tại nƣớc X - là công ty
con của B - một công ty bảo hiểm hoạt động tại nƣớc Y. Các điều khoản đƣợc
soạn sẵn của A gồm 50 điều khoản đƣợc in bằng chữ nhỏ. Một trong các điều
khoản qui định luật đƣợc áp dụng là luật của nƣớc Y. Trừ khi điều khoản này
đƣợc in đậm hoặc bằng cách nào đó để gây chú ý cho bên chấp nhận, nó
không có hiệu lực vì khách hàng ở nƣớc X không thể nào nghĩ là một hợp
đồng đƣợc thực hiện hoàn toàn ở nƣớc mình lại phải chọn luật nƣớc ngoài
làm luật điều chỉnh hợp đồng trong các điều khoản soạn sẵn.
Ví dụ 2: A - Một thƣơng nhân trên thị trƣờng Hamburg, thƣờng sử
dụng các điều khoản soạn sẵn trong các hợp đồng với khách hàng của mình,
trong đó có điều khoản "Hamburg – Freundschaftliche Arbitrage". Đối với
khách hàng trong nƣớc điều khoản này có nghĩa là các bên sẽ đƣa tranh chấp
(nếu có) ra một hội đồng trọng tài đặc biệt và thủ tục tranh chấp đƣợc xử là
theo thủ tục của địa phƣơng. Trong các hợp đồng với khách hàng nƣớc ngoài,
điều khoản này có thể bị coi là vô hiệu, cho dù bên kia đã hoàn toàn chấp
nhận hợp đồng soạn sẵn này, bởi vì một ngƣời nƣớc ngoài không thể nào hiểu
rõ ý nghĩa của điều khoản này, bất kể điều khoản này đã dịch ra tiếng nƣớc họ
hay chƣa
75
Nêu ra điều khoản này không nhằm mục đích hạn chế việc sử dụng
điều kiện giao dịch chung, mà nhằm mục đích khuyến khích các doanh nghiệp
ở vị thế yếu hơn trên thƣơng trƣờng không phải quá e dè trƣớc những điều
kiện giao dịch chung do các đối tác đƣa ra.
Cấm một số điều khoản vi phạm nghiêm trọng quyền của bên kia
Khoản 3 Điều 407 Bộ Luật Dân sự quy định về biện pháp này nhƣ sau:
"Trong trƣờng hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản miễn trách nhiệm của
bên đƣa ra hợp đồng theo mẫu, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính
đáng của bên kia thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trƣờng hợp có thoả
thuận khác". PICC không tách riêng hai biện pháp này thành 2 khoản nhƣ
Điều 407 Bộ luật Dân sự Việt Nam mà cả hai biện pháp này đều thể hiện
trong Điều 2.20 của PICC.
Nhƣ vậy, điều khoản có nội dung nhƣ thế nào đƣợc coi là vi phạm
nghiêm trọng quyền của bên kia?
Một điều khoản có thể nằm trong bản điều kiện giao dịch chung và có
thể gây ngạc nhiên cho bên chấp nhân nội dung vì nội dung của điều khoản
soạn sẵn này làm cho một ngƣời bình thƣờng, ở cùng hoàn cảnh nhƣ bên chấp
nhận, khó có thể tƣởng tƣợng là trong hợp đồng lại có điều khoản nhƣ trên.
Để xác định một điều khoản có phải là bất thƣờng hay không, một mặt cần
phải xem xét điều khoản này có thƣờng đề cập trong các điều khoản soạn sẵn
trong lĩnh vực kinh doanh đó hay không. Mặt khác, cũng cần phải xét đến cả
các nội dung của các cuộc đàm phán riêng giữa các bên. Ví dụ một điều
khoản miễn trừ hoặc giới hạn trách nhiệm hợp đồng của bên đề nghị có thể
hay không thể coi là một điều khoản "bất ngờ" và do đó có thể hay không thể
làm hợp đồng vô hiệu.
Mặt khác việc vô hiệu này còn tuỳ thuộc vào việc các điều khoản này
có phổ biến trong lãnh vực kinh doanh đó hay không, và có phù hợp với cách
thức mà hai bên đã đàm phán giao kết hợp đồng hay không.
76
Ví dụ: A - một công ty du lịch chào mời một chuyến du lịch trọn gói.
Các điều kiện trong quảng cáo này làm mọi ngƣời nghĩ rằng A sẽ chịu toàn bộ
trách nhiệm về mọi dịch vụ trong chuyến du lịch trọn gói này. B đặt chỗ cho
chuyến du lịch dựa trên các điều khoản soạn sẵn của A. Cho dù B đã chấp nhận
toàn bộ các điều khoản trong hợp đồng mẫu, A không thể dựa trên các điều
khoản này mà nói rằng: theo một điều khoản trong hợp đồng họ chỉ làm đại lý
cho khách sạn, nên không chịu mọi trách nhiệm về việc lo chỗ ở cho khách.
Khi có mâu thuẫn giữa điều khoản soạn sẵn và không soạn sẵn, điều
khoản không soạn sẵn chiếm ưu thế áp dụng
Theo định nghĩa, các điều khoản soạn sẵn có thể đƣợc một bên hay bên
thứ ba soạn sẵn từ trƣớc và đƣợc gắn liền với hợp đồng, mà không thông qua
việc thảo luận giữa các bên. Vì thế, bất kỳ khi nào các bên đàm phán kỹ càng
và đồng ý về một vài điều khoản cụ thể nào đó trong hợp đồng, thì đƣơng
nhiên những điều khoản đó sẽ có ƣu thế áp dụng hơn so với những điều khoản
đƣợc soạn sẵn, nếu nhƣ có sự mâu thuẫn về cách giải thích giữa hai loại điều
khoản này, vì các điều khoản đƣợc thảo luận thƣờng phản ánh đúng ý chí
chung của các bên trong hợp đồng.
Các điều khoản đƣợc thoả thuận riêng có thể xuất hiện cùng với các
điều khoản soạn sẵn trong cùng một văn bản, nhƣng chúng cũng có thể đƣợc
ghi trong một văn bản khác. Trong trƣờng hợp thứ nhất, chúng có thể đƣợc dễ
dàng nhận ra bằng cách đƣợc viết kiểu chữ khác so với kiểu chữ của các điều
khoản đƣợc soạn sẵn. Nhƣng trong trƣờng hợp thứ hai thì rất khó phân biệt sự
khác nhau giữa các điều khoản đƣợc soạn sẵn và các điều khoản không đƣợc
soạn sẵn, và cũng khó xác định chính xác thứ tự ƣu tiên của những văn bản
khác nhau. chính vì thế các bên thƣờng ghi một điều khoản trong hợp đồng
chỉ rõ những văn bản nào là thuộc một phần hợp đồng và thứ tự ƣu tiên áp
dụng của chúng nhƣ thế nào.
77
3.2.2.2. Giải pháp hạn chế điểm bất cập từ góc độ kinh tế
Lợi thế về mặt kinh tế của bên có điều kiện giao dịch chung là không
thể phủ nhận. Tuy nhiên, giành đƣợc lợi thế đó không phải là dễ dàng đối với
tất cả các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế. Nhƣ đã phân
tích ở trên, lợi thế này thƣờng rơi vào các doanh nghiệp lớn, có khả năng chi
phối thị trƣờng hoặc ít nhất là chi phối đối tác.
Tuy nhiên, không phải cứ là bên yếu thế hơn thì không thể áp dụng
điều kiện giao dịch chung hay mặc nhiên lúc nào cũng phải chấp nhận điều
kiện của đối tác. Các doanh nghiệp có thể sử dụng các kỹ năng trong giao
dịch kinh doanh quốc tế để hạn chế những áp lực từ phía đối tác. Chẳng hạn,
chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm từ các điều kiện giao dịch chung của
hợp đồng mua bán bông của doanh nghiệp Ai Cập. Điều khoản về cách xác
định phẩm chất bông là điều khoản quan trọng trong hợp đồng mua bán bông,
do áp lực từ phía ngƣời mua mạnh hơn về kinh tế và do sức cạnh tranh của thị
trƣờng, hợp đồng của các doanh nghiệp Ai Cập đã thu hẹp các giới hạn sai
chệch phẩm chất (tới mức kém phẩm chất quy định là 1/4 đơn vị tiêu chuẩn,
do trọng tài xác nhận) so với các hợp đồng của các quốc gia khác. Tuy nhiên,
nhằm đảm bảo lợi ích của ngƣời bán, các doanh nghiệp Ai Cập đã thu hẹp
quyền của ngƣời mua bằng "biện pháp hành chính": Người mua chỉ có thể từ
chối hàng kém phẩm chất quy định là 1/4 đơn vị, nếu người mua xin trọng tài
xác nhận phẩm chất trước khi dỡ hàng. Còn nếu đã dỡ hàng thì nói chung,
không được từ chối hàng. Trong trường hợp hàng bị từ chối vì phẩm chất,
người bán phải thay thế bằng cách gửi hàng đúng phẩm chất trong thời hạn
đã quy định từ đầu.
Ví dụ trên để thấy rằng, mặc dù điều kiện giao dịch chung thƣờng
đƣợc các tập đoàn, doanh nghiệp lớn áp dụng, nhƣng không có nghĩa, trong
thƣơng vụ nào cũng chỉ có một bên có tiềm lực mạnh hơn đƣợc đƣa ra điều
kiện giao dịch chung. Trong thực tiễn kinh doanh quốc tế, vẫn có những
78
trƣờng hợp các bên của hợp đồng cùng sử dụng điều kiện giao dịch chung.
PICC đã có những quy định dành cho trƣờng hợp này tại Điều 2.22: "Khi cả
hai bên trong hợp đồng đều sử dụng các điều khoản soạn sẵn và đạt được
thoả thuận, trừ một vài điều khoản, thì hợp đồng được giao kết trên cơ sở của
những điều khoản đã thoả thuận và bất kỳ điều khoản soạn sẵn nào tương
đồng về nội dung, trừ khi một bên ghi rõ trước, hoặc sau đó thông báo kịp
thời cho bên kia rằng họ không có ý định ràng buộc bởi hợp đồng như vậy".
Nội dung điều này có thể hiểu:
Các bên có thể sử dụng các điều khoản được soạn sẵn khác nhau.
Một điều thƣờng xảy ra trong các giao dịch thƣơng mại đối với bên đề
nghị giao kết khi lập bản đề nghị giao kết hợp đồng, và đối với bên chấp nhận
khi chấp nhận, là việc mỗi bên đều viện dẫn các điều khoản soạn sẵn của
mình. Khi các điều khoản soạn sẵn của cả bên đề nghị lẫn bên chấp nhận vẫn
chƣa đƣợc bên nào chấp nhận, sẽ nảy sinh vấn đề là liệu hợp đồng có đƣợc
giao kết hay chƣa, và nếu nhƣ hợp đồng đƣợc giao kết thì những điều khoản
soạn sẵn của bên nào sẽ đƣợc coi là điều khoản hợp đồng chính thức.
"Ưu thế giữa hai hợp đồng soạn sẵn" và những quy tắc chung về đề
nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Nếu các qui tắc chung về đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng đƣợc áp dụng, thì sẽ không có một hợp đồng nào đƣợc giao kết, vì việc
chấp nhận của một bên sẽ là một đề nghị mới, hoặc nếu cả hai bên bắt đầu
thực hiện hợp đồng mà không có phản đối gì về các điều khoản soạn sẵn của
nhau, thì hợp đồng đã đƣợc coi nhƣ đã đƣợc giao kết dựa trên các điều khoản,
mà bên cuối cùng đƣợc nhận đến hay chuyển đến (thuyết "last shot").
Thuyết "knock-out"
Có một ngoại lệ quy tắc chung về đề nghị và chấp nhận đề nghị giao
kết hợp đồng là nếu nhƣ các bên đạt đến một thoả thuận chung, ngoại trừ các
79
điều khoản đƣợc soạn sẵn của họ, thì hợp đồng đƣợc giao kết dựa trên các
điều khoản chung đã đƣợc thoả thuận và bất kỳ các điều khoản đƣợc soạn sẵn
nào xuất hiện chung trong cả hai văn bản (thuyết "knock-out").
Thuyết "Last shot "có thể là thích hợp, nếu các bên ghi việc áp dụng
các điều khoản soạn sẵn của họ là một điều kiện cần thiết để giao kết hợp
đồng. Mặt khác, trong thực tế thƣờng xảy ra các truờng hợp viện dẫn các điều
khoản soạn sẵn của mình, ví dụ nhƣ khi trao đổi các văn bản đƣợc in sẵn và
công nhận mọi điều khoản trong đó bằng việc ký vào mặt sau của văn bản, họ
thƣờng không để ý đến sự mâu thuẫn giữa các điều khoản đƣợc soạn sẵn của
mình và của bên kia. Khi đó các bên không có lý do gì cho phép nghi ngờ về
sự tồn tại của hợp đồng, hoặc nếu các bên đã tiến hành việc thực hiện hợp
đồng, thì theo thuyết "last shot" các bên có thể cứ tiếp tục áp dụng các điều
khoản đƣợc gửi đến hoặc chuyển đến lần cuối.
Ví dụ 1: A ký hợp đồng mua thiết bị của B, trong đó có ghi rõ chủng
loại, giá cả, phƣơng thức thanh toán, ngày và nơi giao nhận. Ngoài ra, A sử
dụng một mẫu đặt hàng có tên "điều kiện chung khi mua hàng" đƣợc A soạn
vào mặt sau của mẫu. B chấp nhận bằng cách ký tên vào mặt sau của mẫu do
A soạn. Khi A định rút lui khỏi hợp đồng, A viện cớ rằng hợp đồng chƣa
đƣợc giao kết do hai bên chƣa đạt đƣợc thoả thuận về các điều khoản soạn sẵn
nào sẽ đƣợc áp dụng. Tuy nhiên, vì các bên đã thoả thuận những điều khoản
chủ yếu của hợp đồng, nên hợp đồng đƣợc coi là đã giao kết dựa trên những
điều khoản chủ yếu và dựa trên các điều khoản do A soạn sẵn.
Nhƣ vậy theo thuyết "knock-out" A không thể từ chối việc ký kết/thực
hiện hợp đồng.
Tuy nhiên, một bên luôn có thể loại bỏ thuyết "knock-out" bằng cách
ghi rõ trƣớc khi giao kết hợp đồng hoặc sau đó thông báo kịp thời cho bên kia
rằng họ có ý định ràng buộc vào một hợp đồng không dựa trên các điều khoản
soạn sẵn theo tiêu chuẩn của họ. Mặc dầu vậy, việc chỉ dẫn "rõ ràng" nhƣ đã
80
nêu, không đƣợc phép ghi tuỳ tiện trong mọi điều khoản, nhất là các điều
khoản soạn sẵn. Khi này, các điều khoản soạn sẵn thƣờng không đƣợc coi là
đã đƣợc thông báo đầy đủ cho bên kia, vì cần phải có sự nhấn mạnh về điều
khoản này giữa bên đề nghị và bên chấp nhận.
Ví dụ 2: Tƣơng tự nhƣ ví dụ 1, nhƣng chỉ khác là A khiếu nại là hợp
đồng đã đƣợc giao kết dựa trên các điều khoản A đã soạn sẵn, trong đó có một
điều khoản quy định rằng "việc sửa đổi những điều khoản soạn sẵn của bên
chấp nhận đơn đặt hàng là không có giá trị, trừ khi được chúng tôi xác nhận
bằng văn bản". Khi này hậu quả cũng giống ví dụ 1, vì khi có một điều khoản
nhƣ vậy trong các điều khoản soạn sẵn, A đã không chỉ ra một cách rõ ràng
cho B rằng việc quyết định giao kết hợp đồng của A chỉ dựa vào các điều
khoản soạn sẵn của A.
Ví dụ 3: Cùng ví dụ 1, chỉ khác là trong điều khoản không đƣợc A
soạn sẵn (hoặc đƣợc ghi riêng theo đề nghị của A) có một câu là A chỉ có ý
định giao kết hợp đồng trên cơ sở những điều khoản mà A đã soạn sẵn. Khi
này, B không thể chối cãi việc hợp đồng bị giao kết dựa trên các điều khoản
đƣợc soạn sẵn của A, bằng cách viện dẫn các điều khoản soạn sẵn của B vào
chấp nhận giao kết hợp đồng của mình
Nếu trong trƣờng hợp doanh nghiệp chƣa đủ khả năng và điều kiện để
đƣa ra điều kiện giao dịch chung, thì theo PICC, doanh nghiệp sẽ đƣợc bảo vệ
khi xuất hiện các điều khoản bất thƣờng trong điều kiện giao dịch chung của
đối tác.
Trên nguyên tắc, khi một bên chấp nhận các điều khoản soạn sẵn của
bên kia thì sẽ bị ràng buộc bởi những điều khoản này, bất kể họ có biết nội
dung chi tiết và hoàn toàn hiểu nội dung của các điều khoản đó hay không.
Tuy nhiên, một ngoại lệ quan trọng mà Điều 2.20 - PICC nêu ra là: cho dù
một bên chấp nhận các điều khoản soạn sẵn trong hợp đồng một cách toàn bộ,
thì bên chấp nhận vẫn không bị ràng buộc bởi những điều khoản có nội dung,
81
ngôn từ, hoặc cách diễn đạt không thể hiểu đƣợc một cách hợp lý. Nguyên
nhân của ngoại lệ là nhằm tránh một bên lợi dụng những điều khoản soạn sẵn
để gây bất lợi về kinh tế cho bên kia. Nếu bên kia đƣợc hiểu một cách đầy đủ
thì sẽ không chấp nhận các điều khoản bất lợi đó.
Nhƣ vậy, điều kiện giao dịch chung là một tiến bộ trong kỹ thuật hợp
đồng kinh doanh quốc tế, nó không chỉ thích nghi với các doanh nghiệp lớn
mà sẽ phù hợp với tất cả các doanh nghiệp có quy mô khác nhau.
3.3. HOÀN THIỆN CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH ĐIỀU KIỆN GIAO
DỊCH CHUNG
Điều kiện giao dịch chung ẩn chứa trong đó là những “quy phạm”
mang tính tuỳ nghi, các khách hàng có thể thoả thuận lại hay bảo lƣu. Song,
một điều dễ hiểu là khi thiết kế việc phân chia rủi ro pháp lý, tác giả của các
điều kiện giao dịch chung bao giờ cũng:
- Tìm cách hạn chế tính tuỳ nghi của các quy tắc, chèn ép khách hàng,
dồn họ vào tình thế khó lựa chọn, hạn chế hay vi phạm nguyên tắc tự do khế
ƣớc trong giao dịch,
- Cố gắng dùng các thủ thuật pháp lý để phân chia rủi ro pháp lý và lợi
ích một cách không công bằng hay không chính đáng, bất lợi cho khách hàng
hay ngƣời tiêu dùng.
Đây là tiền đề để công quyền và pháp luật can thiệp.
3.3.1.
Thông thƣờ
ảnh hƣởng tiêu cực đến quyền lợ
, việc điều chỉ ối với các điều kiện giao dịch
chung của doanh nghiệp là rất cần thiết. Bởi vậy, pháp luật điều chỉnh điều
kiện giao dịch chung cần đáp ứng những yêu sau:
82
- Pháp luật điều chỉnh điều kiện giao dich chung phải đảm bảo quyền tự
do khế ƣớc trong Bộ luật dân sự, tƣơng thích với những quy định hiện có khác
điều chỉnh mối quan hệ hợp đồng ở các lĩnh vực kinh doanh đặc thù…
- Pháp luật điều chỉnh điều kiện chung phải đảm bảo sự bình đẳng
tƣơng đối của các bên trong các giao dịch tƣơng ứng, phải bảo vệ đƣợc quyền
lợi của bên khách hàng trƣớc sự lạm dụng vị thế của mình đối với các doanh
nghiệp đƣa ra điều kiện giao dịch chung.
- D
ịnh
của pháp luật phải đảm bả
điều kiệ
ủ i c
ột số dịch vụ
các .
- Phải đƣa ra các biện pháp và hình thức xử lý đối với những chủ thể
kinh doanh khi vi phạm các quy định điều chỉnh điều kiện giao dịch chung.
3.3.2. Việ ều chỉ
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chƣa có các quy định riêng dành cho
việc ban hành và áp dụng điều kiện giao dịch chung trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Trƣớc xu thế chung của thế giới về việc sử dụng
điều kiện giao dịch chung ngày càng nhiều nhƣ hiện nay thì việc ban hành
Luật về điều kiện giao dich chung là rất cần thiết.
Việc ban hành pháp luật điều chỉnh điều kiện giao dich chung phải có
sự nghiên cứu toàn diện và tham khảo kinh nghiệm trong việc quy định của
pháp luật về điều kiện giao dịch chung ở những nƣớc có hệ thống pháp luật
tiên tiến.
83
Việc ban hành pháp luật điều chỉnh điều kiện giao dịch chung cần phải
có ý kiến từ các doanh nghiệp, ngƣời tiêu dùng, các cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền, các hiệp hội kinh doanh…
Theo
liên quan tới
:
- Thể hiện đƣợc mục đích điều chỉnh điều kiện giao dị
.
- ủ tụ
ởi các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Quy
trách nhiệm nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc này nếu phê chuẩn những điều
kiện giao dich chung mà khi áp dụng nó sẽ vi phạm đến quyền lợi cơ bản củ
, c
ản hoá trong giao
kết hợp đồ
.
-
.
-
chung.
84
KẾT LUẬN
Khi khái niệm “hội nhập” không còn xa lạ với xã hội hiện đại thì nền
kinh tế thế giới cũng đã chấp nhận nhiều hơn những công cụ kinh doanh mới.
Trong đó, điều kiện giao dịch chung là một trong những công cụ hữu hiệu của
các doanh nghiệp trong quá trình soạn thảo hợp đồng. Công cụ này đã đƣợc
các doanh nghiệp trên thế giới khai thác hiệu quả từ thế kỷ 19 và cho tới nay
cũng đã trở nên khá phổ biến đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Điều kiện giao dịch chung là sản phẩm tất yếu của quá trình chuyên
nghiệp quá kỹ năng soạn thảo hợp đồng, nó đã đem lại những tính năng đáng
quan tâm cho các doanh nghiệp nhƣ sự tiết kiệm về thời gian soạn thảo hợp
đồng; hạn chế rủi ro do ngôn ngữ hợp đồng không chính xác, chặt chẽ; những
lợi thế trong việc đƣa ra nội dung hợp đồng… Tuy nhiên, bên cạnh những ƣu
điểm, điều kiện giao dịch chung vẫn còn những bất cập cần giải quyết khi
muốn áp dụng trong hoạt động kinh doanh nhƣ: gây hạn chế quyền đàm phán
hợp đồng, bất cân xứng thông tin,…
Với tiền đề trên, luận văn đã đi sâu vào phân tích các quan điểm về
khái niệm điều kiện giao dịch chung trên thế giới và Việt Nam, những ƣu
điểm và bất cập trong việc ứng dụng điều kiện giao dịch chung; phân tích
thực tiễn xử dụng điều kiện giao dịch chung của quốc tế và Việt Nam; từ đó
dự báo xu hƣớng sử dụng điều kiện giao dịch chung và đƣa ra giải pháp cho
việc áp dụng điều kiện giao dịch chung tại Việt Nam.
Do thời gian và tài liệu tham khảo có hạn nên luận văn chƣa bao quát
đƣợc toàn bộ mọi vấn đề của điều kiện giao dịch chung và chắc chắn vẫn còn
thiếu sót. Để có thể phát triển mảng đề tài này sâu rộng hơn nữa, tác giả rất
mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của bạn đọc.
85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tiếng Việt:
-
, Thành phố .
- Nguyễ
6, 2003.
- Vũ (2006)
Thƣơng, , .
- Vũ Hữu Tửu (1995), Chuyên đề Hợp đồng mẫu trong buôn bán
quốc tế về hàng có khối lƣợng lớn, Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng Hà Nội.
2. Tài liệu tiếng Anh:
M. J. Trebilock and D. N. Dewees, Judicial control of standard form
contracts, Contract I - Paper no. 7 (summary-Flaviu).
The council of the European Community, Council Directive
93/13/EEC of 5 Apirl 1993 on unfair terms in consumer contracts.
UNIDROIT - Principles of international commercial contract
(version 2004).
Worlk Trade Press, Karla C.Shippey (2003), A Short Course in
International Contracts: Drafting the International Sales Contract: For
Attorneys and Non-Attorneys, 2nd Edition.
3. Một số trang Web:
www.google.com/standard-form-contract
www.google.com/general-terms-and-conditons
www.tuoitre.com.vn/
86
PHỤ LỤC 1
87
88
89
90
PHỤ LỤC 2
91
92
93
94
PHỤ LỤC 3
95
96
97
98
99
100
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. 1
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................... 2
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 3
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG ............................ 7
1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG ............................................... 7
1.1.1. Nguyên tắc tự do hợp đồng ................................................................................. 7
1.1.2. Khái niệm điều kiện giao dịch chung .............................................................. 10
1.1.2.1. Khái niệm .................................................................................................... 10
1.1.2.2. Phân biệt Điều kiện giao dịch chung với Hợp đồng mẫu ........................... 13
1.2. ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ ................... 15
1.2.1. Tổng quan về điều kiện giao dịch chung ......................................................... 15
1.2.2. Khả năng áp dụng điều kiện giao dịch chung trong kinh doanh quốc tế ...... 17
1.3. ƢU ĐIỂM VÀ BẤT CẬP CỦA ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG TRONG KINH
DOANH QUỐC TẾ ......................................................................................................... 18
1.3.1. Ưu điểm trong ứng dụng Điều kiện giao dịch chung ..................................... 18
1.3.1.1. Từ góc độ pháp lý: ...................................................................................... 18
1.3.1.2. Từ góc độ kinh tế ........................................................................................ 19
1.3.2. Bất cập trong ứng dụng điều kiện giao dịch chung ........................................ 21
1.3.2.1. Từ góc độ pháp lý: ...................................................................................... 21
1.3.2.2. Từ góc độ kinh tế ........................................................................................ 23
1.4. MỘT SỐ NỘI DUNG ĐIỂN HÌNH TRONG ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG 25
1.4.1. Điều khoản giao hàng ...................................................................................... 26
1.4.2. Điều khoản vận tải ............................................................................................ 28
1.4.3. Điều khoản giá cả và thanh toán ..................................................................... 28
1.4.4. Nội dung liên quan đến luật áp dụng và giải quyết tranh chấp .............................. 31
CHƢƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ......................................................................................... 36
2.1. ÁP DỤNG ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG TRONG THỰC TIỄN KINH
DOANH QUỐC TẾ ......................................................................................................... 36
2.1.1. Sơ lược pháp luật điều chỉnh điều kiện giao dịch chung ............................... 36
2.1.1.1. Quy đị h Châu Âu ............... 36
2.1.1.2. Luật quốc gia .............................................................................................. 39
2.1.1.3. Soft law (“luật mềm”) ................................................................................. 41
2.1.2. Thực tiễn áp dụng điều kiện giao dịch chung của một số tổ chức, doanh
nghiệp trên thế giới ..................................................................................................... 43
2.2.2.1. Trong các hợp đồng về mua bán ngũ cốc ................................................... 44
2.1.2.2. Trong các hợp đồng về hạt có dầu, dầu thực vật và các sản phẩm của nó . 48
2.2. THỰC TIỄN SỬ DỤNG ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG TẠI VIỆT NAM .... 50
2.2.1. Quy định của pháp luật điều kiện giao dịch chung ........................................ 50
2.2.1.1. Những nội dung cơ bản trong các quy định về điều kiện giao dịch chung .............. 50
2.2.1.2. So sánh với một số nguồn luật khác ........................................................... 53
2.2.2. Thực tiễn sử dụng điều kiện giao dịch chung trong kinh doanh quốc tế tại
Việt Nam ...................................................................................................................... 56
2.2.2.1. Thực tiễn áp dụng tại Việt Nam .................................................................. 56
2.2.2.2. Một số tranh chấp phát sinh điển hình ........................................................ 59
CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG SỬ DỤNG ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH
CHUNG TẠI VIỆT NAM ................................................................................................. 69
3.1. XU HƢỚNG SỬ DỤNG ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG TẠI VIỆT NAM .... 69
3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG SỬ DỤNG ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG
TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM ................................................... 71
3.2.1. Nâng cao nghiệp vụ giao dịch kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp .......... 71
3.2.2. Khắc phục những hạn chế của điều kiện giao dịch chung ............................ 72
3.2.2.1. Gíải pháp hạn chế điểm bất cập từ góc độ pháp lý ..................................... 73
3.2.2.2. Giải pháp hạn chế điểm bất cập từ góc độ kinh tế ...................................... 77
3.3. HOÀN THIỆN CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH
CHUNG ........................................................................................................................... 81
............................... 81
3.3.2. Việ ều chỉ ............................... 82
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 85
PHỤ LỤC 1 ......................................................................................................................... 86
PHỤ LỤC 2 ......................................................................................................................... 90
PHỤ LỤC 3 ......................................................................................................................... 94
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3192_48.pdf