Qua quá trình nghiên cứu, tìm ra định hướng, giải pháp phát triển bền vững
VQGTC ta có thể rút ra kết luận như sau:
Trong bối cảnh toàn vùng đang trên đà phát triển mạnh, nhu cầu đất đai để
phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng, thì việc bảo vệ, đầu tư giữ gìn vùng đất
ngập nước quan trọng này càng thể hiện sự quan tâm và cố gắng của các cấp chính
quyền và nhân dân tỉnh Đồng Tháp trong việc phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo
vệ môi truờng của địa phương.
Tuy là VQG nhưng Tràm Chim chưa phát huy hết lợi thế về tiềm năng du
lịch của mình, sau hơn mười năm được công nhận là VQG nhưng việc phát triển du
lịch sinh thái VQGTC chưa được quan tâm mà chủ yếu là tập trung vào công tác
bảo tồn. Nhưng bên cạnh đó, Vườn vẫn chưa được các cấp lãnh đạo đầu tư nhiều
cho nổ lực bảo tồn, có chăng cũng là những dự án do nước ngoài tài trợ vốn.
80 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5919 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Định hướng và giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Tràm Chim – Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4 thì diện tích cháy đã lên đến trên 500 ha rừng, tuy nhiên
con số này vẫn chưa dừng lại. Đến ngày 29/4, Tràm Chim vẫn đang kêu cứu từng
giờ.
Theo Ban Giám Đốc Vườn Quốc Gia Tràm Chim, hiện vẫn chưa thể xác
định cụ thể diện tích rừng bị thiệt hại. Tuy nhiên, nhiều người trực tiếp tham gia
chữa cháy cho biết có khoảng trên 500 ha rừng bị thiệt hại vì hoả hoạn, trong đó có
1/4 là rừng Tràm. Đây được xem là vụ cháy lớn nhất ở Tràm Chim trong nhiều năm
gần đây.
Vụ cháy đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự đa dạng sinh học ở Vườn Quốc
Gia Tràm Chim và làm thu hẹp đồng cỏ năn - khu vực sống và nguồn thức ăn của
Sếu đầu đỏ.
Từ đầu năm đến nay khu rừng đã xảy ra 3 vụ cháy nhỏ chỉ có lần này lửa bốc
dữ dội. Trong khi đó, mặc dù nhiều điểm cháy đã được dập tắt hoàn toàn, nhưng
nguy cơ bùng cháy trở lại vẫn còn rất cao, do lớp mùn , thảm thực vật quá dày, công
tác chữa cháy chỉ dập lửa ở phần “ngọn”, chỉ cần gió lớn hoặc lơ là là lửa có thể
bùng phát lại ngay.
Nguyên nhân của vụ cháy này là có thể do người dân vào Vườn bắt ong, bắt
cá vô tình văng tàn thuốc gây cháy cộng với hiện nay thời tiết quá nóng trong cái
nắng gay gắt của mùa khô nguy cơ phát sinh cháy rất cao và việc chữa cháy trong
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng
SVTH: Võ Thị Ý Nhi 55
tình hình này cũng rất khó khăn do các khu vực cháy cách xa nguồn nước và thực tế
cho thấy các cánh rừng Tràm còn lại của VQGTC đang ở cấp 5 cấp cực kỳ nguy
hiểm. Tuy nhiên, “kịch bản” của các điểm cháy ở khu A1, A2 có phần tương đồng
nhau như cách kênh chính vài trăm mét, các điểm cháy xuất hiện nhiều và đồng loạt
từ 4 - 5 điểm… Trong mấy ngày qua là đáng nghi vấn, nhiều khả năng có ai đó phá
hoại. Hiện lực lượng kiểm lâm, công an đang tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân
của vụ cháy. Theo nhận xét của Ông Nguyễn Văn Hùng – Quyền Giám Đốc
VQGTC.
2.2.10 Đánh giá chung
Chức năng chính của VQGTC là bảo tồn và phát triển tài nguyên sinh vật
của hệ sinh thái đất ngập nước trên cơ sở đảm bảo chế độ thủy văn phù hợp.
Tài nguyên du lịch sinh thái VQGTC khá phong phú và đa dạng có đến 130
loài thực vật bản địa, 130 loài cá nước ngọt, 174 loài thực vật nổi, 110 loài động vật
nổi, 23 loài động vật đáy cùng các loài lưỡng cư, bò sát khác và 231 loài chim
trong đó có 32 loài quí hiếm. Đặc biệt là chim Hạc (Sếu đầu đỏ) là loại chim được
ghi vào sách đỏ có nguy cơ tuyệt chủng đang sinh sống tại VQGTC. VQGTC có thể
khai thác du lịch quanh năm nhưng đặc biệt từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau lúc
này là thời điểm các loài chim di cư về đây để kiếm ăn, làm tổ và sinh sản, đây là
thời điểm quan trọng và là thời gian thu hút rất đông du khách đến với Tràm Chim.
Tuy nhiên, hiện tại Tràm Chim vẫn chưa khai thác hết tiềm năng tài nguyên du lịch
vốn có của mình.
Sản phẩm du lịch chưa được chú trọng bổ sung, đổi mới, hàng hóa lưu niệm
còn nghèo nàn.
Song việc bảo tồn, phục hồi và phát triển cảnh quan tự nhiên, hệ sinh thái
chuẩn của vùng đồng lụt kín Đồng Tháp Mười như khi chưa được khai thác để phục
vụ cho nghiên cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục và phục vụ cho tham quan du
lịch vẫn là điều rất cần thiết không thể bỏ qua.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng
SVTH: Võ Thị Ý Nhi 56
VQGTC vẫn còn mang nhiều tiềm năng mà chưa được phát huy, các điều
kiện để phát triển du lịch sinh thái hoàn thiện như điều kiện giao thông vận tải, thời
gian rỗi, điều kiện kinh tế, chế độ chính trị xã hội…
Nhưng việc sẵn sàng đón tiếp du khách chưa được đảm bảo, nếu số lượng du
khách đến Tràm Chim tăng đột ngột thì cơ sở vật chất kĩ thuật và các dịch vụ không
đảm bảo phục vụ, điều kiện về môi trường càng trở nên phức tạp mối quan hệ giữa
du lịch sinh thái với bảo tồn tài nguyên môi trường tại Tràm Chim là mối quan hệ
cộng sinh, khu du lịch đang được quy hoạch mở rộng và có sự quan tâm kiểm soát
các tác động của hoạt động du lịch.
Nguồn nhân lực còn thiếu và yếu nhưng đang được quan tâm đào tạo.
Bên cạnh đó, Ban Giám Đốc Vườn cần phối hợp với chính quyền địa phương
bố trí lại dân cư sống quanh vùng sao cho hợp lý, tạo sự ổn định về nhà ở, đất canh
tác, ổn định cuộc sống, từ đó họ tự giác tham gia vào việc bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên của Vườn.
Hoạt động giáo dục môi trường tại đây được phổ biến và thực hiện khá tốt,
hệ thống rác thải vi sinh được xử lý tốt và không làm ảnh hường đến đời sống cộng
đồng dân cư quanh khu du lịch.
Căn cứ vào thực trạng phát triển tài nguyên và môi trường du lịch tại
VQGTC việc thực hiện đúng nguyên tắc bảo tồn tài nguyên và môi trường du lịch
sinh thái như sau: về hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho các
nổ lực bảo tồn.
Công tác phối hợp trong tham mưu quản lý nhà nước về du lịch chưa cao,
một số cơ chế quản lý không phù hợp nhưng chưa được kiến nghị điều chỉnh kịp
thời.
Bên cạnh đó việc phát triển cơ sở hạ tầng để làm nền tảng phát triển hoạt
động du lịch sinh thái, mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư và xã hội với đặc
trưng kiến trúc của vùng đồng bằng ngập lụt, vừa hiện đại, vừa mang bản sắc đồng
bằng nam bộ đang được kêu gọi đầu tư xây dựng và thu hút vốn từ các thành phần
kinh tế.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng
SVTH: Võ Thị Ý Nhi 57
Tạo điều kiện để người dân địa phương có cơ hội tham gia vào việc phục vụ
du lịch tại Vườn, nhằm cải thiện cuộc sống cho người dân địa phương. Cho nên, bên
cạnh việc làm thỏa mãn nhu cầu của du khách, gia tăng lợi nhuận kinh doanh cho
Vườn, đồng thời thúc đẩy lợi ích cho cộng đồng địa phương thì các nhà hoạch định
chính sách và các nhà quản lý lãnh thổ phải có những kế hoạch dài hạn cho hiện tại
và tương lai. Trước mắt VQG đang thực hiện tốt công tác bảo tồn tài nguyên môi
trường du lịch sinh thái và cần được duy trì để phát triển bền vững hơn.
Việc xây dựng, bảo vệ và phát triển Vườn Quốc Gia Tràm Chim có ý nghĩa
rất quan trọng không chỉ đối với tỉnh Đồng Tháp và vùng Đồng Tháp Mười mà còn
đối với cả vùng ĐBSCL và cả nước. Ngoài ý nghĩa về kinh tế còn có ý nghĩa rất
quan trọng về giá trị khoa học, văn hóa – lịch sử, tài nguyên môi trường sinh thái
giáo dục. Nhờ đó nhiều tổ chức quốc tế và cá nhân ở nhiều nước trên thế giới biết
đến Đồng Tháp, quan tâm và hợp tác với Việt Nam.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng
SVTH: Võ Thị Ý Nhi 58
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG KHU DU LỊCH SINH THÁI TRÀM
CHIM – ĐỒNG THÁP
3.1 Định hướng phát triển bền vững
3.1.1Định hướng về sản phẩm du lịch (đa dạng hóa sản phẩm du lich và
nâng cao chất lượng sản phẩm)
Dựa vào tài nguyên tự nhiên là rừng Tràm, sản phẩm du lịch của Vườn chỉ
đơn thuần là Tràm và xem Sếu, năn vào mùa khô, nước lên xem các đầm súng,
sen... Du khách tham quan bằng đường thủy hoặc bằng đường bộ đều có thể ngắm
được những cây Tràm cao và ngắm Sếu, bên cạnh đó du khách còn được ngắm
những các đầm sen, súng bát ngát, đồng năn kim xanh rì xa vút… Khi ngồi trên
thuyền thỉnh thoảng du khách lại được nghe tiếng cá vẫy đuôi lách tách, tiếng đốp
mồi của nhiều loài cá hòa lẫn với hương đồng cỏ nội, tiếng vo ve của muỗi rừng, tất
cả hòa quyện vào nhau tạo nên cho khu rừng vẻ hoang sơ, bí ẩn, có sức thu hút đến
lạ thường đối với những ai yêu thiên nhiên mà tìm đến với Tràm Chim. Khi đến
VQGTC vào mùa nước nổi du khách có thể tự mình lèo lái chiếc xuồng ba lá đi
khắp rừng theo sự chỉ dẫn của các hướng dẫn viên.
Phục vụ khách trên du thuyền ở các khu như: đàn ca tài tử, thưởng thức các
món ăn đặc sản của vùng.
Bên cạnh đó VQGTC còn có các loại hình du lịch được khai thác dựa vào tài
nguyên rừng Tràm, các loài chim, năn, lúa ma.. như:
Du lịch tham quan nghiên cứu học tập.
Du lịch sinh thái kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên rừng Tràm.
Tham quan các cảnh quan (các kiểu sinh cảnh hệ sinh thái đất ngập nước
Đồng Tháp Mười) bằng xuồng hoặc bằng ô tô.
Quan sát chim, đặc biệt là quan sát Sếu đầu đỏ.
Giải trí trong khung cảnh thiên nhiên (đặc biệt là câu cá, picnic).
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng
SVTH: Võ Thị Ý Nhi 59
Ban quản lý VQGTC cũng cần ra sức tìm cách nâng cao chất lượng và hình
thức hoạt động của khu du lịch.
Dựa trên góc độ tổng thể, VQGTC với tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn
nhưng khả năng khai thác chưa đồng bộ và khâu “bán” sản phẩm chưa hơp lý. Vì
”du lịch sinh thái là tham quan và có trách nhiệm với môi trường tại các điểm thiên
nhiên không bị tàn phá, để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn
tại trong quá khứ hoặc đang hiện diện, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn
chế những hoạt động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và đem lại lợi ích cho
người dân địa phương tham gia tích cực”
Du lịch sinh thái tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa con người và thiên nhiên
hoang dã cùng với ý thức được giáo dục đào tạo nên tinh thần trách nhiệm cao với
thiên nhiên tạo điều kiện để du khách tham gia vào công tác bảo vệ môi trường
bằng những công việc thiết thực nhất: trồng cây xanh, chăm sóc cây rừng và nhiều
hoạt động khác, từ đó làm nảy lên tình yêu thiên nhiên biến du khách trở thành
người đi tiên phong trong công tác bảo tồn môi trường làm giảm thiểu tác động tiêu
cực của du khách đến văn hóa và môi trường tham quan.
Nên tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo tránh sự trùng lấp với các khu hoặc các
điểm du lịch khác trong cùng địa phương hoặc các tỉnh lân cận. Tạo điều kiện để
phát triển các loại hình du lịch khác như: homestay, du lịch cộng đồng…
3.1.2 Định hướng chiến lược Marketing cho du lịch
Do đây là VQG mang tính chất bảo tồn, tái tạo lại cho giống vẻ hoang sơ khi
chưa khai thác lúc ban đầu nên hoạt động du lịch ở đây không mấy chú ý phát triển
nên chiến lược marketing chưa được sử dụng ở Vườn. Công tác tiếp thị du lịch
không được sự quan tâm từ lãnh đạo Vườn.
3.1.3 Định hướng về đào tạo nguồn nhân lực
Ngành du lịch là ngành mang tính phi sản xuất vật chất, nó không mang lại
sản phẩm vật chất mà thông qua cung cấp dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu của du
khách. Vì vậy, có thể cung cấp dịch vụ chất lượng tốt hay không là tiêu chí để đánh
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng
SVTH: Võ Thị Ý Nhi 60
giá trình độ phát triển của ngành du lịch và nó quyết định bởi số lượng và tố chất
của cán bộ nhân viên du lịch.
Công việc của mỗi cán bộ viên chức lao động luôn thay đổi theo mỗi khi có
nhân sự mới. Mặt khác, hầu hết các người được tuyển dụng đều chưa qua đào tạo về
chuyên môn có liên quan hoặc ngành nghề đào tạo không phù hợp với nhiệm vụ mà
đơn vị đang thực hiện.
Nên quy hoạch lại hệ thống cơ sở đào tạo và cơ sở nghiên cứu về du lịch.
Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên có trình độ cao.
Chúng ta phải đào tạo cho những người làm du lịch có kiến thức, kỹ năng
chứ không phải ai cũng làm du lịch được.
Lượng du khách đến với Vườn có ảnh hưởng rất đến khả năng kinh tế của
Vườn đặc biệt là sự phát triển số lượng nhân viên phục vụ tại đây. VQGTC là làm
sao có thể phát triển số lượng nhân viên phục vụ bằng cách tuyển dụng những lao
động có nghiệp vụ, đặc biệt là tận dụng nguồn lao động địa phương, tạo cơ hội giải
quyết việc làm cho họ trong những lúc nông nhàn, mặt khác có thể gia tăng doanh
thu du lịch cho địa phương và cho cộng đồng địa phương sống gần VQGTC.
Bất kể hoạt động trong lĩnh vực nào, bao giờ con người cũng đóng vai trò tối
quan trọng, đặc biệt trong ngành du lịch được biết đến là ngành “công nghiệp không
khói”, trong đó có xu hướng phát triển mạnh và mục tiêu là trở thành một ngành
kinh tế mũi nhọn của quốc gia, điều đó đòi hỏi rất lớn về lượng và chất của đội ngũ
cán bộ nhân viên phục vụ du lịch.
Nhìn chung, hoạt động du lịch có những nhiệm vụ phức tạp, vì thế đòi hỏi
nhân viên phục vụ trong ngành du lịch phải trang bị:
Có kiến thức rộng về các lĩnh vực văn học, lịch sử, địa lý, hội họa, thể
thao, quan hệ giao tiếp xã hội, phong tục tập quán, giúp cho cán bộ nhân viên du
lịch có khả năng giao tiếp tốt với du khách và chiếm được cảm tình của họ. Với
mong muốn họ sẽ tìm đến với mình trong những lần sau.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng
SVTH: Võ Thị Ý Nhi 61
Không chỉ dừng lại ở thái độ phục vụ, nhân viên du lịch còn phải được
trang bị kiến thức về kinh tế vững vàng, để nắm bắt được xu hướng phát triển của
nền kinh tế quốc gia, học hỏi và đưa ra định hướng mới cho sự phát triển Vườn.
Cán bộ nhân viên du lịch phải nắm vững kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ
để có thể mở rộng tầm mắt và nhận thấy được tầm quan trọng trong cương vị công
tác của mình, đều đó thể hiện qua những người hướng dẫn viên nơi đây họ là những
người rất nhiệt tình, thân thiện và cởi mở với du khách, nếu du khách có những thắc
mắc về VQG họ sẵn sàng cung cấp thông tin trong khả năng hiểu biết của mình để
giúp cho du khách hiểu thêm nhiều về Vườn nơi mà du khách đã chọn làm điểm
tham quan.
Thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ, tất cả những nhân viên
phục vụ tại VQGTC, đặc biệt là các hướng dẫn viên địa phương sẽ hướng dẫn du
khách tạo được thiện cảm và nhận được lòng yêu mến của du khách đối với Vườn
bằng tất cả sự nhiệt tình và những kiến thức đã được đào tạo.
3.1.4 Định hướng phát triển thành phần kinh tế
Do quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và nền kinh tế thị trường nên
nhà nước kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các hoạt động kinh
doanh. Điều đó giúp cho nhà nước giảm bớt tình trạng bao cấp tràn lan.
Do đây là Vườn Quốc Gia là khu bào tồn thiên nhiên nên mục đích chính vẫn
là công tác bảo tồn chứ không phải là khai thác du lịch để mang lại mục tiêu kinh tế
nên hầu như không có doanh nghiệp hay bất cứ thành phần kinh tế nào rót vốn vào
đây để kinh doanh cả.
Trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường là đơn vị sự
nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí, hạch toán độc lập, nhà nước hỗ trợ một
phần kinh phí hoạt động. Công tác đầu tư xây dựng chủ yếu là do nguồn kinh phí
hạn hẹp cùa nhà nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch phụ thuộc hoàn toàn
vào nguồn kinh phí nhà nước cấp. Bên cạnh đó trung tâm cũng đã đề xuất nhiều ý
kiến lên cấp lãnh đạo để xin đầu tư và trung tâm cũng đã được sự quan tâm của các
cấp lãnh đạo đầu tư cho các dự án như: lát nhựa một số đoạn khu A1, bến tàu du
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng
SVTH: Võ Thị Ý Nhi 62
lịch, tắc ráng, đài vọng cảnh, nhà nghĩ chân ở đài quan sát số 3, thay toàn bộ giường
cimen bằng giường sắt, và trang bị thêm một số tiện nghi như: ti vi, tủ lạnh, bàn tiếp
khách…
Vườn Quốc Gia đang kêu gọi vốn đầu tư để nâng cấp và mở rộng diện tích
để trồng thêm Tràm, xây dựng các công trình hiện đại kết hợp với cảnh quan thiên
nhiên để công tác phát triển song song với công tác bảo tồn.
Bên cạnh đó để phát triển tốt và mang lại hiệu quả cho những năm tiếp theo,
đồng thời kêu gọi các tổ chức quốc tế, các ban ngành trong và ngoài tỉnh tham gia
phát triển du lịch sinh thái ở Vườn nhằm hỗ trợ vốn, nhân lực và trong việc phát
triển du lịch sinh thái ở VQGTC. Trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái đề nghị Giám
Đốc VQGTC tiếp tục đầu tư các hạng mục chưa được đầu tư phương tiện phát triển.
Thời gian thực hiện và hoàn thành các dự án kêu gọi đầu tư từ năm 2010 – 2012.
3.1.5 Định hướng thị trường mục tiêu
Cần xác định đúng thị trường mục tiêu mà VQGTC hướng đến. Đây là đoạn
thị trường được chọn để sử dụng thu hút khách trong một thời gian kinh doanh nhất
định, để tiếp cận thị trường này đòi hỏi phải phân tích tiềm năng thu hút khách của
VQGTC, đó chính là lực hấp dẫn của nhiều yếu tố cấu tạo thành, từ đó xác định
được số lượng du khách hiện nay cũng như số lượng du khách tiềm năng và khả
năng chi tiêu của mỗi du khách tại VQGTC đưa ra nhận xét và có những kế hoạch
cụ thể nhằm khai thác hiệu quả thị trường này, nắm bắt được điều đó, nhà quản lý
có thể đưa ra những kế hoạch trong tương lai nhằm khai thác thị trường du lịch có
hiệu quả cao hơn.
3.1.6 Định hướng đầu tư phát triển
3.1.6.1 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Hạ tầng du lịch đã được nâng cấp với sự hỗ trợ từ nhà nước, tuy nhiên vẫn
còn hạn chế so với yêu cầu chung của du lịch sinh thái, đặc biệt là về kiến trúc trang
thiết bị…hệ thống thu gom và xử lý chất thải tại những điểm tập trung dịch vụ du
lịch chưa đầy đủ. Trong lĩnh vực du lịch cơ sở hạ tầng là một phần quan trọng trong
việc khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch. Hạ tầng du lịch của Vườn Quốc Gia
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng
SVTH: Võ Thị Ý Nhi 63
kém thì không thể kéo khách đến tham quan, sử dụng những sản phẩm của Vườn
tạo ra. Để nhà đầu tư bỏ vốn vào đầu tư thì phải cho họ thấy cơ sở hạ tầng ở nơi rót
vốn vào tốt như thế nào. Bên cạnh đó, các nhà quản lý du lịch phải tập trung vào
đầu tư nâng cấp các cơ sở hạ tầng để có thể khai thác du lịch tốt hơn.
Trước tiên phải chú trọng vào việc xây dựng các tuyến đường dẫn vào điểm
tham quan, nâng cấp sửa chữa những đoạn đường xuống cấp, giúp cho việc vận
chuyển đi lại dễ dàng để cho chuyến tham quan được thuận lợi ngay từ đầu.
Vấn đề về nguồn nước là vấn đề đau đầu của các nhà quản lý, vì hiện nay
nguồn nước của ĐBSCL bị ô nhiễm nghiêm trọng không phải chỉ riêng Đồng Tháp.
Để cung cấp được nước sạch đến với du khách là một việc rất cần thiết. Phải có biện
pháp xử lý nước sạch để đáp ứng nhu cầu của du khách và nhân viên tại điểm du
lịch cùng với cộng đồng địa phương.
Bên cạnh đó, vấn đề về hệ thống điện cũng như cung cấp thông tin liên lạc là
vấn đề tất yếu vì thời đại này là thời đại khoa học kỹ thuật đang phát triển mạnh.
3.1.6.2 Đầu tư đổi mới nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở lưu trú còn quá ít, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của du khách. Cùng với hạ
tầng du lịch thì cơ sở vật chất kỹ thuật cũng được nâng cấp với sự hỗ trợ từ phía nhà
nước, tuy nhiên vẫn còn thiếu sự đa dạng về dịch vụ, cơ sở vật chất còn hạn chế nên
chưa liên kết được với các công ty du lịch nội địa cũng như quốc tế.
Hiện nay tại VQGTC có phục vụ ăn uống với các món ăn mang tính địa
phương dân dã Nam Bộ mà không gây ảnh hưởng đến môi trường du lịch sinh thái
toàn khu.
Nhìn chung cơ sở du lịch của Vườn chưa được chú trọng nhiều, theo dự kiến
trong sơ đồ quy hoạch tổng thể của Vườn sẽ có các dự án đầu tư trong giai đoạn
2010 - 2012 như sau:
Phục vụ khách trên du thuyền trên các khu như: đàn ca tài tử, bán quà lưu
niệm, thưởng thức các món ăn đặc sản của vùng.
Trang bị thêm phương tiện tắc ráng để phục vụ du khách.
Xây dựng nhà nghĩ để phục vụ du khách ở các điểm du lịch của từng khu.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng
SVTH: Võ Thị Ý Nhi 64
Xây dựng vườn sinh vật cảnh.
Phòng trưng bày các tiêu bản động - thực vật.
Nhả bảo tàng văn hóa lịch sử Đồng Tháp Mười.
Nâng cấp toàn bộ các khu dịch vụ như: trang bị lại nhà khách có phòng
tiếp tân, điện thoại, máy giặt…
Xây dựng cơ sở vật chất và trang bị cần thiết phục vụ cho công tác tuyên
truyền giáo dục môi trường kể cả trụ sở tuyên truyền giáo dục và bảo tồn.
Xây dựng 23 chòi nghĩ chân và phục vụ dịch vụ câu cá giải trí.
Xây dựng nhà nấu ăn phục vụ khách tham quan du lịch tại đài quan sát số
3 khu trung tâm A1 khoảng 100 khách.
Xây dựng mới hoàn toàn 3 căn nhà phục vụ tiếp khách tham quan du lịch
tại khu trung tâm: 1 lớn = 120 m2, 2 nhỏ 80 x 2 = 160 m2.
Nhu cầu trước mắt cần thực hiện trong năm 2010:
Lót dal xung quanh nhà làm việc trung tâm.
Xây dựng 2 cổng tại đội cơ động và trạm Phú Hiệp để tổ chức bán vé cho
khách tham quan, du lịch, câu cá.
Trước khi thực hiện các dự án Giám Đốc cần cân nhắc đến sự phát triển bền
vững giữa khai thác phát triển và VQG cùng song song tồn tại mà không gây ra
những tác động tiêu cực đến hoạt động du lịch tại VQG cũng như hoạt động bảo
tồn.
3.1.6.3 Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng phục phục của nhân viên trong ngành du lịch đóng vai trò rất
quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm. Do đó, việc nâng cao chất lượng của đội ngũ
cán bộ trong ngành du lịch là rất quan trọng.
Vườn nên thường xuyên tạo điều kiện cho cán bộ tham gia vào các lớp đào
tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cho quản lý và nhân viên phục vụ, trong năm qua nhân
viên của Vườn đã tham dự 3 lớp do dự án EU và tổng cục du lịch tổ chức và đào tạo
tại chỗ cho nhân viên nghiệp vụ bàn, buồng, nấu ăn. Để chất lượng nghiệp vụ của
nhân viên ngày càng được nâng lên.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng
SVTH: Võ Thị Ý Nhi 65
Thành lập một ban kiểm tra để thường xuyên kiểm tra chất lượng phục vụ
của nhân viên để từ đó đưa ra kết luận và tìm phương hướng mới đào tạo với chất
lượng ngày càng tốt nhằm đáp ứng được nhu cầu của du khách, do nhu cầu du lịch
của du khách luôn luôn thay đổi theo thị hiếu của thị trường.
Cuối mỗi tháng hoặc mỗi quý Ban Giám Đốc nên phối hợp với các trung tâm
ngoại ngữ mở các lớp đào tạo ngoại ngữ ngắn hạn với các ngoại ngữ khác nhau
nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ của nhân viên.
Bên cạnh đó, cũng nên có chính sách khen thưởng để nhằm khuyến khích sự
nhiệt tình hăng say trong lao động của cán bộ nhân viên với mục đích mang lại kết
quả phục vụ tốt nhất cho du khách. Hàng năm cũng nên tổ chức cho nhân viên trong
Vườn những chuyến du lịch nghỉ ngơi, thư giản, đồng thời kết hợp những chuyến đi
này để nhân viên có thể học hỏi kinh nghiệm về nghiệp vụ, quản lý, kỹ năng,..từ các
điểm tham quan.
Luôn tạo cho nhân viên một môi trường luôn luôn học hỏi, trao dồi kiến thức
không ngừng nhằm nâng cao nghiệp vụ để mang lại kết quả phục vụ tốt nhất.
3.1.6.4 Khai thác, phục hồi các làng nghề truyền thống
Khai thác các làng nghề truyền thống địa phương kết hợp với nhân dân
quanh Vườn làm du lịch giúp cho người dân cải thiện đời sống có công ăn việc làm
và không vào Vườn để săn bắt, khai thác nông lâm thủy sản.
Tạo cơ hội giải quyết việc làm cho các hộ dân nghèo ở 5 xã xung quanh
Vườn được tham gia sử dụng tài nguyên có ý thức bảo vệ tốt tài nguyên thiên nhiên
của VQG. Người dân có thể vào Vườn tỉa những loại cây đổ ngã và cây đã chết khô
để giảm bớt lớp thực bì dễ gây cháy. Ngoài quần xã Tràm thì VQGTC còn có các
quần xã thực vật với trữ lượng rất lớn nếu không chủ động đốt hoặc cắt bỏ bớt nó sẽ
phân hủy và lâu ngày sẽ tích lũy thành vật liệu dễ gây cháy, từ đó VQGTC thí điểm
cho dân vào khai thác cỏ phục vụ cỏ cho việc làm rẫy, làm thức ăn gia súc. Đây vốn
là nghề truyền thống của người dân Nam Bộ. Đối với các loại rau đồng là nguồn tài
nguyên và thức ăn tự nhiên của người dân, sau khi thu hoạch các lọai rau đồng này
tái tạo lại rất nhanh và phù hợp cho việc khai thác và đây cũng là nguồn thu nhập
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng
SVTH: Võ Thị Ý Nhi 66
hàng ngày của người dân sống nơi đây. Với việc khai thác này đã giúp ích rất nhiều
cho các hộ dân nơi đây bằng việc giải quyết việc làm tăng thu nhập đáng kể cho
người dân. Bên cạnh đó các hộ nghèo có việc làm ổn định là làm giảm áp lực cho
Vườn trong công tác quản lý bảo vệ tài nguyên.
3.1.7 Định hướng về phương thức quảng cáo, tiếp thị.
Quảng bá xúc tiến du lịch ở VQG còn nhẹ nhàng, còn quá ít, trong khi đó
việc liên kết với các doanh nghiệp và các địa phương chưa được chú trọng nhiều.
Tập trung vào các mục tiêu chiến lược tiếp thị dựa trên phân khúc thị trường.
VQGTC phải có sự kết nối bằng cách tự giới thiệu về Vườn thông qua các
phương tiện truyền thông như tivi, báo đài, internet,…Đặc biệt đường đến VQGTC
hoặc những đường giao thông thuận tiện nối với các khu du lịch cần có những bảng
quảng cáo, những lời giới thiệu gây sự chú ý của du khách đến hoặc du khách đang
trên đường đến tham quan một điểm du lịch khác.
Mặt khác ban Giám Đốc Vườn cũng nên đề ra phương án “bán” sản phẩm
hợp lý hóa. Tự marketing cho Vườn bằng hình thức thư ngỏ gửi đến các công ty, cơ
quan, trường học với chương trình tour được thiết kế phù hợp giá cả hợp lý và mang
sức thuyết phục cao.
Thiết kế trang web đưa hình ảnh, thông tin, quảng bá du lịch ở Vườn Quốc
Gia Tràm Chim.
Cần quảng bá và phát triển du lịch nội địa qua việc tổ chức các sự kiện, lễ
hội du lịch, liên hoan ẩm thực trong vùng.
Tuy nhiên, công tác tiếp thị, quảng bá ở VQGTC như: website, pano, tờ
rơi… lại chưa đáp ứng được yêu cầu.
3.2 Các chỉ tiêu dự báo
3.2.1 Dự báo về doanh thu du lịch của khu du lịch Tràm Chim
Đây là doanh thu từ các phương tiện đưa - đón khách tham quan du lịch, thu
phòng nghỉ, thu dịch vụ câu cá, thu vé vào cổng và thu khác.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng
SVTH: Võ Thị Ý Nhi 67
Bảng 3.1: Dự báo doanh thu giai đoạng 2010 – 2012
Đơn vị tính: đồng
STT Nguổn thu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Sự nghiệp 324.000.000 500.000.000 700.000.000
2 Ngân sách 267.000.000 600.000.000 800.000.000
Tổng 591.000.000 1.100.000.000 1.500.000.000
Nguồn: Trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái Tràm Chim
3.2.2 Dự báo về lao động trong du lịch
Do tình hình thực tế, dịch vụ du lịch được mở rộng. Trung tâm du lịch đề
nghị xin thêm biên chế và hợp đồng dài hạn giai đoạn 2010 – 2012 là 25 người (kể
cả hợp đồng và biên chế hiện tại).
Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu lao động của Tràm Chim
SST Chỉ tiêu Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Ghi chú
1 Số biên chế được
giao
2 Số biên chế có mặt
đến 2009
6 9 12 Số biên chế nằm ở các bộ
phận chuyên môn
3 Hợp đồng dài hạn 8 10 13 Tạp vụ, bán quà lưu niệm,
phục vụ nhà hàng, bán vé
4 Tổng cộng 14 19 25
Nguồn: Trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái Tràm Chim
3.3 Định hướng tổ chức du lịch bền vững
Các loại hình du lịch sinh thái hiện đang khai thác
Những mục tiêu của chương trình phát triển DLST là lợi dụng những giá trị
về cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên, và những nét đặc sắc về văn hóa xã hội của
VQG và vùng đệm để phục vụ cho các hoạt động du lịch, nghĩ ngơi, giải trí của du
khách, đem lại lợi ích cho các cộng đồng dân cư ở địa phương.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng
SVTH: Võ Thị Ý Nhi 68
Tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái, đưa đón khách tham quan, nghiên
cứu khoa học, câu cá.
Kết hợp các hoạt động du lịch sinh thái với tuyên truyền giáo dục môi
trường, bảo vệ môi trường luôn xanh – sạch – đẹp.
Thông qua đó, nâng cao ý thức của xã hội đối với các giá trị của hệ sinh thái
đất ngập nước, bảo vệ đa dạng sinh học và quá trình sinh thái. Gắn hiệu quả và lợi
ích của DLST với việc bảo vệ môi trường và lợi ích kinh tế của địa phương.
3.4 Các giải pháp
3.4.1 Tiếp tục đổi mới giáo dục đào tạo để đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp CNH_HĐH
Ban quản lý VQGTC chủ động hớp tác với các viện nghiên cứu chuyên
ngành, các trường dại học và các tổ chức quốc tế xây dựng và thực hiện các hoạt
động nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học của VQG.
Phối hợp với các phòng chuyên môn và các đơn vị trực thuộc của Vườn biên
soạn tài liệu giáo dục môi trường tuyên truyền cho khách tham quan và lồng ghép
vào chương trình học ở các trường học nằm trên địa bàn huyện.
Hàng chục cuộc hội thảo về bảo tồn Tràm Chim được tổ chức nhiều năm qua
mà không hề có kết quả. Hôm 22/10/2009 một hội thảo về quy chế quản lý khoa
học VQGTC lại được tổ chức tại Cao Lãnh.
Hàng năm trung tâm đều thường xuyên tổ chức tuyên truyền giáo dục môi
trường đến nhiều đối tượng như:
Cộng đồng dân cư, kết hợp với các phòng, các đơn vị, tổ chức đoàn thể
phát động phong trào bảo vệ môi trường nhân các ngày lễ lớn.
Khách tham quan: trung tâm tổ chức chiếu phim, giới thiệu sơ lược về
Vườn, phát tin bướm.
Ngoài ra Trung tâm du lịch còn kết hợp với trung tâm giáo dục thiên nhiên
phát tài liệu tuyên truyền môi trường cho đối tượng là học sinh tiểu học 2 lần trên
năm.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng
SVTH: Võ Thị Ý Nhi 69
Năm 2003, Vườn đã xây dựng xong nhà tuyên truyền giáo dục, bố trí tranh
ảnh cho khách tham quan du lịch.
Trong những ngày đặc biệt hàng năm như: ngày môi trường thế giới (5/6),
ngày lâm nghiệp Việt Nam (28/11), ngày đất ngập nước thế giới (2/2), Vườn đã
phối hợp với các cơ quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền về rừng và môi
trường, tổ chức trồng cây xanh ở các điểm trường học, tổ chức sinh hoạt văn nghệ,
các hoạt động này đã thu hút sự nhiệt tình cổ vũ đặc biệt của nhân dân địa phương.
3.4.2 Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước
Ngày 29 và 30/3/2010 VQGTC phối hợp với công an Đồng Tháp tổ chức tập
huấn kỷ năng phòng cháy chữa cháy rừng VQGTC. Giới thiệu các nội dung của bản
chất cháy rừng, tác hại của cháy rừng. Qua đó trang bị thêm kiến thức về nguyên
nhân, tác hại của cháy rừng, các biện pháp cơ bản trong phòng cháy.
Bên cạnh đó, ngày 14/4/2010 VQGTC phối hợp với chi cục kiểm lâm và
cảnh sát phòng cháy chữa cháy tỉnh Đồng Tháp tổ chức tuyên truyền giáo dục môi
trường và phòng cháy chữa cháy rừng.
3.4.3 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
Về chất lượng lao động du lịch của VQGTC chưa được trang bị đúng và đủ
kiến thức, kỹ năng, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng
giao tiếp, tinh thần, thái độ phục vụ chu đáo, có năng lực ngoại ngữ, đảm bảo yêu
cầu của từng nghiệp vụ cụ thể.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là yếu tố được cân nhắc và đáng lưu ý
đối với nhân viên tại VQGTC, giúp cho nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, giúp
họ có những kỹ năng cần thiết cho các cơ hội thăng tiến và có thể thay thế cho các
cán bộ quản lý chuyên môn khi cần thiết.
Cần có những chương trình huấn luyện nhân viên định kỳ, kiểm tra kiến thức
cũng như kỹ năng nghiệp vụ cần thiết của nhân viên tại trung tâm, có chính sách
khen thưởng hợp lý, công bằng đối với mỗi nhân viên.
Mời các trường có chức năng về du lịch về để đào tạo nâng cao nghiệp vụ
cho nhân viên, để họ có những định hướng, sáng kiến nâng cao hiệu quả hoạt động
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng
SVTH: Võ Thị Ý Nhi 70
của Vườn, đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên mới, hoặc cử cán bộ nhân viên đi học
nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài việc trang bị những kiến thức cần thiết về
VQG, cần phải được trang bị thêm những kỹ năng như kể chuyện, ngâm thơ, hát hò
cho du khách nghe.
Trong quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi phải có sự thu
thập ý kiến phản hồi từ mỗi thành viên trong đội ngũ nhân viên tại Vườn, vì họ là
những người trực tiếp tiếp xúc với công việc nên họ hiểu những khó khăn mà Vườn
đang tồn tại.
Ban quản lý Vườn cần xây dựng chính sách khen thưởng, động viên nhân
viên của mình khi họ có những tiến bộ tốt trong công việc cũng như khuyến khích
nhân viên đưa ra những ý tưởng mới trong việc phát triển VQGTC.
3.4.4 Giải pháp về vốn
Cần huy động nhiều nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động của dự án:
Vốn xin ngân sách cấp cho các hoạt động quản lý bảo vệ, nghiên cứu khoa
học, hỗ trợ phát triển cộng đồng.
Vốn huy động từ các nguồn của quốc tế cho các hoạt động nghiên cứu
khoa học và bảo tồn đa dạng sinh học.
Vốn của các chương trình xóa đói giảm nghèo, vốn xây dựng cơ sở hạ
tầng, và vay tín dụng hỗ trợ cho các hoạt động phát triển của vùng đệm.
Huy động vốn của các nhà dầu tư cho các dịch vụ DLST.
3.4.4.1 Vốn ngân sách nhà nước
Từ năm 2003 - 2008 tổng vốn đầu tư của nhà nước vào VQGTC là 52 tỷ
đồng từ vốn chương trình mục tiêu quốc gia, ngoài ra tỉnh còn hỗ trợ kinh phí đền
bù. Trong năm 2010 Trung tâm dịch vụ DLST và GDMT dự kiến được ngân sách
nhà nước cấp là 267.000.000 đồng. Và dự kiến xin ngân sách nhà nước vào năm
2011 là 600.000.000 đồng và năm 2012 là 800.000.000 đồng. Ngân sách này được
dụng vào việc sửa chữa lớn, cải tạo nâng cấp xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết kế các
điểm tuyến, tour du lịch, mua sắm các trang thiết bị, công cụ làm việc.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng
SVTH: Võ Thị Ý Nhi 71
UBND nhân dân tỉnh Đồng Tháp cũng hỗ trợ hàng trăm triệu đồng cho
VQGTC để trang bị thêm những phương tiện, thiết bị máy móc, dụng cụ cần thiết
và đốt cỏ chủ động để phòng tránh cháy rừng.
Năm 2006 Vườn đã phối hợp với chi cục kiểm lâm, công an phòng cháy
chữa cháy tỉnh kiểm tra tình hình công tác phòng chống cháy rừng của Vườn,mở 12
lớp tuyên truyền về công tác phòng chống cháy rừng. Bên cạnh đó, sở tài Nguyên
và Môi Trường đã hỗ trợ kinh phí cho công tác tuyên truyền là 30.000.000 đồng.
3.4.4.2 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Coca Cola Việt Nam và WWF đang triển khai thực hiện dự án với kinh phí
hàng năm là 250.000 đô la Mỹ. Dự án được thực hiện trong 3 năm liên tiếp và là
một phần của chiến dịch bảo tồn tài nguyên nước ngọt toàn cầu do Coca Cola và
WWF hợp tác từ tháng 7/2007 với tổng số tài trợ lên đến 20 triệu đô la mỹ.
3.4.4.3 Nguồn vốn huy động khác
Chính quyền địa phương cũng đang đầu tư khoảng 200.000 đô la Mỹ để phát
triển cơ sở hạ tầng, trong đó có công trình cải thiện dòng chảy tự nhiên cho Vườn.
3.4.5 Giải pháp về sản phẩm
Dựa trên cơ sở sản phẩm tham quan, nghiên cứu khoa học tìm hiểu VQGCT
về giá trị tự nhiên bước đầu còn mang tính chất sơ khai, chưa phát huy hết tiềm lực
vốn có.
VQGTC đã hội đủ điều kiện của một VQG đặc dụng mang tính giáo dục và
nâng cao trách nhiệm cho du khách đối với môi trường thông qua hoạt động hướng
dẫn tại Vườn như chiếu những đoạn phim ngắn về bảo tồn cho du khách biết đến.
Việc xây dựng và phát triển VQGTC phải tuân thủ đúng các nguyên tắc quản
lý du lịch, tôn tạo và bảo vệ môi trường có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa
phương tại nơi du lịch.
3.4.6 Giải pháp tìm và mở rộng thị trường
Mở rộng tiềm năng du lịch sinh thái tại Vườn. Phối hợp với các phòng, ban
thiết kế các tour du lịch tạo điều kiện thu hút khách tham quan du lịch ngày càng
đông góp phần xây dựng ngành du lịch tỉnh nhà ngày càng vững mạnh.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng
SVTH: Võ Thị Ý Nhi 72
Xem xét xu hướng du lịch toàn cầu và khu vực, phân tích lượng du khách và
xu hướng du khách (quốc tế và nội địa) đến VQGTC để đưa ra những đánh giá cụ
thể về sức hấp dẫn du khách tại khu du lịch sinh thái.
Thông qua đó xác định các loại thị trường khu du lịch sinh thái đang nhắm
đến hiện nay (thị trường tiềm năng, thị trường mục tiêu)
Xây dựng các mục tiêu thị trường theo số lượng, loại hình, chất lượng của cơ
sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng trong tương lai có thể đáp ứng tốt cho nhu cầu của
du khách.
3.4.7 Giải pháp quảng bá xúc tiến du lịch
Tập trung vào các mục tiêu chiến lược tiếp thị dựa trên phân khúc thị trường.
Những kiến nghị liên quan đến các chương trình xúc tiến có đánh giá về giá
cả với nguồn tài nguyên có khả năng khai thác hợp lý tại Vườn.
3.4.8 Giải pháp khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương
Phối hợp với các chi, hội bảo tồn thiên nhiên, hội Phụ nữ huyện Tam Nông
phát triển các ngành nghề truyền thống địa phương để phục vụ khách.
Đặc biệt, đối với người dân nghèo ở địa phương, ban Giám Đốc Vườn còn
tìm mọi cách hỗ trợ vốn, giải quyết việc làm để từng bước nâng cao mức sống cho
người dân quanh vùng đệm nhằm hạn chế việc xâm nhập trái phép vào Vườn khai
thác những động - thực vật.
Vườn đã thành lập chi hội VQG, thành phần nòng cốt là các cán bộ, công
nhân viên của Vườn. Các hoạt động của hội đã vận động quần chúng nhân dân xung
quanh Vườn tham gia bảo vệ Vườn. Hiện nay chi hội của Vườn đã có 810 hội viên
tham gia.
Chương trình tái định cư và phát triển cộng đồng mục tiêu của chương trình
nhằm cải thiện nhận thức của cộng đồng và các ngành, các cấp về các giá trị và
Phuong pháp quản lý tài nguyên VQG. T5ao điều kiện để những hộ dân nghèo sống
phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên của VQG được tham gia quản lý và sử dụng
tài nguyên một cách bền vững. Chấm dứt tình trạng xâm lấn trái phép đất đai của
VQG. Hỗ trợ phát triển cộng đồng ở vùng đệm của VQG. Trên cơ sở đó hạn chế
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng
SVTH: Võ Thị Ý Nhi 73
những tác động trái phép vào VQG. Chương trình này có 3 nội dung hoạt động
chính là: tăng cường tham gia của cộng đồng vào việc quản lý VQG, tái định cư các
hộ dân, phát triển cộng đồng ở các vùng đệm.
3.4.9 Quản lý tài nguyên phát triển du lịch bền vững
Theo báo cáo, kể từ khi triển khai thực hiện vào tháng 4/2008 dự án phục hồi
sinh cảnh đất ngập nước Đồng Tháp Mười - VQGTC đã phục hồi diện tích đồng cỏ
từ 800 hecta lên 2700 hecta, tăng lượng Sếu đầu đỏ lên 126 con so với 41 con vào
năm 2005.
Do dự án tác động tích cực trong việc phục hồi sinh cảnh khu A3, là một
phân khu của VQGTC, trước đây là một bãi ăn quan trọng của Sếu, và kiểm soát sự
xâm lấn của thực vật ngoại lai.
Dự án giúp tăng thêm tính đa dạng sinh học của VQGTC, với hơn 130 loài
thực vật bản địa, gần 150 loài cá nước ngọt chiếm tới 33% tổng số cá nước ngọt tại
ĐBSCL, tạo môi trường sinh sống và phát triển tự nhiên cho 232 loài chim trong đó
có 16 loài nằm trong sách đỏ của tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế WWF và của
Việt Nam.
Ngoài ra, việc phục hồi sinh thái VQGTC còn góp phần cải thiện chất lượng
nước, khôi phục nguồn nước ngầm, điều tiết lũ và hạn hán cho khu vực hạ lưu và
Đồng Tháp Mười, qua đó ngăn chặn nhiễm mặn tại hạ lưu ĐBSCL và giảm tác
động của sự biến đổi khí hậu.
3.4.10 Lựa chọn thị trường cho du lịch phát triển bền vững
Xem xét xu hướng du lịch toàn cầu và khu vục, phân tích lượng du khách và
xu hướng du khách (quốc tế và nội địa) đến VQGTC đưa ra những đánh giá cụ thể
về sức hấp dẫn du khách tại Vườn để phát triển bền vững.
Thông qua đó xác định các loại thị trường mà Vườn đang nhắm đến hiện nay
(thị trường tiềm năng, thị trường mục tiêu)
Xây dựng các mục tiêu thị trường theo số lượng, loại hình, chất lượng của cơ
sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng trong tương lai có thể đáp ứng tốt cho nhu cầu
của du khách.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng
SVTH: Võ Thị Ý Nhi 74
3.4.11 Tổ chức khai thác có hiệu quả khu du lịch và mô hình
3.4.11.1 Tổ chức khai thác có hiệu quả khu du lịch
Tranh thủ sự hỗ trợ, đầu tư của các ngành chức năng của tỉnh để phát triển
xây dựng các điều kiện cần thiết đưa trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục
môi trường trở thành một địa điểm du lịch đầy tiềm năng của tỉnh và một địa chỉ du
lịch không thể thiếu trong hệ thống du lịch Việt Nam cũng như của thế giới.
Chức năng chính của VQGTC là nghiên cứu khoa học và bảo tồn. Ban quản
lý đang cố gắng khôi phục và giữ lại những gì nguyên sơ nhất. Do vậy du lịch tại
đây không phát triển. Tuy nhiên để khai thác tiềm năng du lịch sinh thái vẫn còn bỏ
ngỏ, địa phương đang tích cực xây dựng 200 ha hồ rừng Tràm Phú Cường. Tương
lai đây sẽ là một điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Đồng Tháp nói chung và của huyện
Tam Nông nói riêng.
3.4.11.2 Phát triển khu du lịch Tràm Chim trên quan điểm bền
vững
Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên toàn cầu và công ty nước giải khát Coca -
Cola đã thống nhất tài trợ 250.00USD/ năm từ năm 2007 - 2010 để tái tạo lại hệ
sinh thái đất ngập nước Vườn Quốc Gia Tràm Chim giống như hiện trạng ban đầu.
Dự án “Quản lý quang cảnh và phát triển sinh kế bền vững trong và xung
quanh Vườn Quốc Gia Tràm Chim” do tổ chức WWF Greater Mekong chương
trình Việt Nam thực hiện với các hoạt động chính như: nghiên cứu khoa học, thí
điểm phương án cộng đồng cùng tham gia quản lý và sử dụng tài nguyên hợp lý, để
tài nguyên có thể tái tạo, tái sinh. Dự án huy động sự tham gia của cộng đồng trong
việc kiểm soát cây Mai Dương một loài cây nguy hiểm đang xâm lấn Vườn Quốc
Gia Tràm Chim do quỹ môi trường toàn cầu liên hiệp quốc GEF tài trợ cũng mang
lại lợi ích thiết thực cho người dân.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng
SVTH: Võ Thị Ý Nhi 75
3.4.12 Biện pháp phòng tránh rủi ro và giải pháp khắc phục khi rủi ro
xảy ra
3.4.12.1 Biện pháp phòng tránh rủi ro
Ngay từ đầu mùa khô Vườn đã trang bị 1 la bàn, 1 máy định vị (GPS), 21
máy chữa cháy, 4 máy cưa và cắt cỏ, 17 máy bơm nước, 166 bình xịt chữa cháy, 21
bàn cào dập lửa, 45 lăng phun nước, 233 cuộn vòi chữa cháy với tổng chiều dài gần
5000m, hàng chục bộ quần áo găng ủng chống cháy, chống gai đồng thời tổ chức
trực 24/24 giờ trên 7 chòi canh lớn nhỏ để phát hiện cháy ngay từ ban đầu. Ban
quản lý VQGTC đã tổ chức điều tiết nước, cắt ranh tạo đường băng cản lửa, dọn vệ
sinh, đốt cỏ chủ động tạo đường ranh an toàn phòng chống cháy lan, đồng thời tổ
chức hỗ trợ vốn, giải quyết việc làm cho người dân sống xung quanh vùng đệm để
họ hạn chế xâm nhập trái phép vào vườn để khai thác động – thực vật ảnh hưởng
đến cháy rừng.
Nâng cao năng lực phòng chống cháy và kiểm soát lửa bằng các mục đích
sau:
Thay đổi nhận thức của cộng đồng về vai trò của lửa và các biện pháp
kiểm soát lửa đối với VQG.
Giảm vật liệu gây cháy ở rừng Tràm và đồng cỏ thông qua các biện pháp
sử dụng lửa có kiểm soát và điều chỉnh chế độ thủy văn.
Tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc kiểm soát
lửa.
Tăng cường năng lực phòng và chống lửa cho ban quản lý VQG.
Từ đầu năm 2010 đến nay, VQGTC đã chủ động nhiều đợt đốt cỏ trong
Vườn để tạo ranh an toàn phòng tránh cháy lan, nhắc nhở du khách về quy tắc sử
dụng lửa và cảnh giác cháy rừng, xây dựng thêm chòi canh, chốt bảo vệ, mở lớp tập
huấn và tổ chức diễn tập phòng chống cháy rừng mùa khô.
Theo như ông Huỳnh Thế Phiên Giám Đốc VQGTC cho biết họ đang chịu
nhiều sức ép giữ cho Vườn không bị cháy. Trong khi đó VQGTC chưa có các biện
pháp khác để kiểm soát cháy, phương án đào kênh và giữ nước cao quanh năm
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng
SVTH: Võ Thị Ý Nhi 76
nhằm làm giảm nguy cơ cháy được áp dụng. Tuy nhiên biện pháp đào kênh và giữ
nước chống cháy hiện nay không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái vùng
đất ngập nước Tràm Chim mà còn gia tăng nguy cơ gây cháy.
Việc đưa nước vào kênh giữ nước chống cháy lại có ảnh hưởng rất lớn đến
nhiều mặt cảu VQG như:
Nước phá vỡ hệ sinh thái:
Ngoài việc bao bọc bởi hệ thống kênh và bờ bao, bên trong khu Tràm Chim
còn có các kênh nhỏ như: Mười Nhẹ, kênh Bà Hồng, Lung A1 và một số kênh nhỏ
khác nối từ các tuyến kênh chính chạy sâu vào trong nội đồng.
Trong tự nhiên Tràm Chim có 6 tháng mùa khô và 6 tháng mùa lũ. Thậm chí
vào những tháng 1 cho đến tháng 4, đất ngập nước cũng có những nơi khô kiệt. Giữ
nước ngập kể cả trong mùa khô đã làm suy thoái đa dạng sinh học. Các loài bản địa
dần dần mất đất sống, khả năng tái sinh kém dần đi. Hệ sinh thái bản địa suy yếu tạo
điều kiện cho loài ngoại lai xâm nhiễm. Một trong những nguyên nhân làm VQGTC
bị mai dương lấn chiếm là kênh.
Nước đổ thêm dầu vào lửa:
Mặt khác, kênh đào tuy tạm thời khoanh vùng đám cháy và cung cấp nước
chữa cháy khi có cháy xảy ra, nhưng nó cũng sẽ làm cho độ ẩm trong đất giảm
mạnh khi mực nước hạ xuống trong mùa khô hạn do bốc hơi nhanh.
Giữ nước cao ở VQGTC kiểm soát được lửa trong thời điểm hiện tại, nhưng
làm chất hữu cơ tích lũy nhiều hơn, do đó tạo ra nguy cơ cháy lớn hơn trong tương
lai.
Trước kia, lũ tràn về đầy đồng khi đi sẽ mang theo các lớp hữu cơ từ các
đồng cỏ dày đặc hay dưới những tán rừng Tràm. Hiện nay, đê bao và giữ nước lại
nên lớp hữu cơ không trôi được mà tích tụ dưới chân Tràm mỗi lúc dày hơn. Nhưng
việc đào kênh giữ nước trong mùa khô đã làm giảm mức độ phân hủy chất hữu cơ
trong rừng Tràm và đồng cỏ. Đây chính là nguyên nhân tiềm ẩn của nạn cháy rừng
rộng lớn không thể kiểm soát.
Dùng lửa để kiểm soát lửa:
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng
SVTH: Võ Thị Ý Nhi 77
Chính sách quản lý lửa của đất ngập nước khác với quản lý lửa của rừng ở
trên cao. Vì rừng chỉ là một phần của hệ sinh thái đất ngập nước, nên cần có một
chế độ quản lý nước và lửa thích hợp để không làm tổn thương hệ sinh thái.
Chương trình MWBP sẽ dùng lửa như công cụ quan trọng để khốngê1 cháy
rừng. Với tần suất và cường độ cháy thích hợp lửa sẽ đóng vai trò quan trọng trong
việc nâng cao và duy trì tính đa dạng sinh học của đất ngập nước. Đồng thời lửa sẽ
làm tích lũy rủi ro có thể dẫn đến lửa cháy cường độ cao trong tương lai. Hàng
năm,VQGTC thường đốt cỏ chủ động vào mùa khô để phòng cháy và cũng đã từng
có những trận cháy rừng xảy ra.
Cháy ở những vùng nhất định như thế sẽ làm giảm nguy cơ lửa bùng phát
trên diện rộng. Chỉ cần đừng cháy hết cùng một lúc hệ sinh thái của rừng ngập nước
vẫn có thể tái tạo lại nhanh chóng.
3.4.12.2 Giải pháp khắc phục khi rủi ro xảy ra
Việc cháy rừng Tràm Chim rõ ràng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh
thái, cũng như môi trường sống của một số loài động - thực vật nơi đây.
Khi xảy ra cháy lực lượng chữa cháy rừng và người dân kết hợp với công an.
Quân sự Huyện Tam Nông, đội phòng cháy chữa cháy rừng của các xã, thị trấn
quanh vùng đệm huy động phương tiện máy móc và dụng cụ chữa cháy chia ra
nhiều điểm để dập tắt lửa, tiếp quăng ống dây, gắn ống dẫn nước xong rồi dùng các
nhánh cây dập lửa, mang bình xịt phun nước dập tắt đám cháy. Thay phiên nhau
tuần tra và cắt đường băng ngăn cản lửa với rừng Tràm, dập tắt lửa còn cháy âm ỉ
với lớp thực bì dày và làm mát khu vực xung quanh để phòng tránh lửa bùng phát
trở lại.
3.5 Các kiến nghị
3.5.1 Đối với UBND tỉnh Đồng Tháp
Chỉ đạo rà soát các quy hoạch thuộc lĩnh vực du lịch của tỉnh để điều chỉnh
phù hợp thực tế và theo dõi quản lý triển khai thực hiện.
Cần xác định tầm quan trọng của công tác đầu tư phát triển du lịch, xem đây
là ngành công nghiệp không khói để đầu tư thỏa đáng thúc đẩy cho VQGTC cũng
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng
SVTH: Võ Thị Ý Nhi 78
như du lịch tỉnh nhà phát triển, triển khai thế mạnh và thương hiệu của tỉnh. Trong
đầu tư chú ý phải tập trung, đồng bộ nhanh chóng để đưa các công trình vào khai
thác hiệu quả tránh lãng phí.
UBND Tỉnh nên có chính sách hỗ trợ đào tạo tại chỗ lực lượng phòng cháy
chữa cháy cũng như điều động lực lượng nhanh chóng kịp thời khi không may cháy
xảy ra.
Cũng đồng thời ban hành các chính sách về bảo vệ tài nguyên, bảo tồn đa
dạng sinh học nơi đây.
Nên có chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kỹ thuật ở
nơi đây sao cho xứng danh là VQGTC.
Có chính sách đầu tư hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư rót
vốn vào đế đầu tư nhằm giúp cho ngành du lịch có thể phát triển.
Tạo điều kiện thích hợp cho người dân quanh vùng có thể vào khai thác như
tỉa củi Tràm khô, bắt thủy sản, thu hoạch bông súng, rau, bắt ốc bưu vàng và khai
thác đồng cỏ cho đàn trâu bò ăn để giảm bớt nguồn vật liệu gây cháy trong mùa
khô. Đối với chính sách cho dân vào khai thác rau đồng giúp cho người dân nghèo
cải thiện được cuộc sống.
UBND tỉnh nên kiến nghị trung ương tháo gỡ khó khăn trong thủ tục xuất
nhập cảnh để thu hút khách nước ngoài tại 2 cửa khẩu quốc tế trên địa bàn tỉnh.
3.5.2 Đối với tổng cục du lịch
Đề nghị Tổng cục du lịch tiếp tục hỗ trợ vốn để Vườn có thể xây dựng theo
qui mô của mình. Đồng thời hỗ trợ vốn cho Vườn thực hiện tốt công tác bảo tồn,
tuyên truyền quảng bá, xúc tiến và đào tạo nguồn nhân lực du lịch thích ứng.
Bên cạnh đó cần quan tâm công tác nguồn nhân lực cho lĩnh vực du lịch.
3.5.3 Đối với sở văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Đồng Tháp
Nên phối hợp với các công ty du lịch xây dựng các tour, tuyến du lịch trong
tỉnh để khai thác lợi thế đặc thù của Vườn, đồng thời liên kết các tour ngoài tỉnh để
giới thiệu cho nhân dân trong vùng biết đến.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng
SVTH: Võ Thị Ý Nhi 79
Phối hợp tổ chức và cử đại diện tham dự các hội chợ thương mại du lịch của
tỉnh, các tỉnh trong vùng… Qua đó, xây dựng và quảng bá được tiềm năng và thế
mạnh của du lịch tỉnh nhà.
Nên chú trọng vào việc tạo ra sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch của tỉnh
chưa được chú trọng bổ sung, đổi mới, hàng hóa lưu niệm còn nghèo nàn.
Nên chú trọng vào nguồn nhân lực, do nguồn nhân lực hiện nay còn thiếu và
yếu nhưng chưa được quan tâm đào tạo.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng
SVTH: Võ Thị Ý Nhi 80
PHẦN KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu, tìm ra định hướng, giải pháp phát triển bền vững
VQGTC ta có thể rút ra kết luận như sau:
Trong bối cảnh toàn vùng đang trên đà phát triển mạnh, nhu cầu đất đai để
phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng, thì việc bảo vệ, đầu tư giữ gìn vùng đất
ngập nước quan trọng này càng thể hiện sự quan tâm và cố gắng của các cấp chính
quyền và nhân dân tỉnh Đồng Tháp trong việc phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo
vệ môi truờng của địa phương.
Tuy là VQG nhưng Tràm Chim chưa phát huy hết lợi thế về tiềm năng du
lịch của mình, sau hơn mười năm được công nhận là VQG nhưng việc phát triển du
lịch sinh thái VQGTC chưa được quan tâm mà chủ yếu là tập trung vào công tác
bảo tồn. Nhưng bên cạnh đó, Vườn vẫn chưa được các cấp lãnh đạo đầu tư nhiều
cho nổ lực bảo tồn, có chăng cũng là những dự án do nước ngoài tài trợ vốn.
Với những tiềm năng về tài nguyên hiện có tại VQGTC là những điều kiện
khá thuận lợi cho sự phát triển của khu du lịch, hiện tại VQG đã và đang có những
chuyển biến tích cực để phát triển du lịch nhưng không làm tổn hại đến các giá trị
tài nguyên môi trường, đồng thời làm gia tăng lợi ích cho cộng đồng địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu mà VQGTC đã đạt được trong những
năm qua thì VQGTC vẫn còn tồn tại những khó khăn, hạn chế về nhiều mặt như: cơ
sở hạ tầng vật chất kỹ thuật vẫn còn hạn chế, sản phẩm du lịch chưa phong phú và
độc đáo, nguồn nhân lực còn hạn chế về nhiều mặt, chưa đủ điều kiện để đáp ứng
nhu cầu của khách du lịch, công tác đầu tư quy hoạch không được chú trọng… chưa
được cải thiện nhanh. Nhưng phát huy lợi thế vốn có của mình và khắc phục những
khó khăn tồn tại với sự quan tâm đầu tư của các cấp quản lý, tăng cường kêu gọi các
nguồn vốn vào đầu tư vào công tác bảo tồn và du lịch, đào tạo đội ngũ lao động tay
nghề chuyên môn cao thì VQGTC sẽ đạt được những mục tiêu đặt ra trong tương lai
và trở thành điểm đến lý tưởng đầu tiên cho sự lựa chọn của du khách trong và
ngoài nước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dlsthai_y_nhi_0306.pdf