Luận văn Đối chiếu hành vi cho, nhận trong tiếng Việt với hành vi cho, nhận trong tiếng Trung

Cũng giống như tiếng Việt, tiếng Trung là từ đơn, cách sử dụng của các từ cũng có sự tương đồng. Do vậy mà, cả trong tiếng trung và tiếng Việt các từ ngữ biểu thị hành vi nhận cũng rất đa dạng, tùy vào từng trường hợp và hoàn cảnh cụ thể, với mục đích sử dụng cụ thể sẽ sử dụng các từ khác nhau để biểu đạt. Phần trên chỉ là những ví dụ cụ thể cho hành vi nhận, chứ không phải là tất cả các từ biểu thị hành vi nhận trong cả tiếng Việt và tiếng Trung.

doc35 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6727 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đối chiếu hành vi cho, nhận trong tiếng Việt với hành vi cho, nhận trong tiếng Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Đề tài: Đối chiếu hành vi cho, nhận trong tiếng Việt với hành vi cho, nhận trong tiếng Trung MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ LUẬN 3 1. Lý luận hành vi ngôn ngữ 3 1.1 Lý thuyết hành vi ngôn ngữ của J.L Austin. 3 1.2 Khái niệm“ cho” và“ nhận” trong tiếng Việt và tiếng Trung 5 1.2.1 Khái niệm từ “ cho” trong tiếng Việt 5 1.2.2 Khái niệm từ “ cho” trong tiếng Trung 6 1.2.3 Khái niệm từ “nhận” trong tiếng Việt 7 1.2.4 Khái niệm từ “nhận” trong tiếng Trung 7 2. Lý luận lịch sự 9 3. Lý luận giao tiếp 11 3.1 Định nghĩa về giao tiếp 11 3.2 Mục đích giao tiếp 11 3.3 Phân loại giao tiếp 11 CHƯƠNG II:SO SÁNH HÀNH VI“CHO”TRONGTIẾNGVIỆTVÀTIẾNGTRUNG…12 1. Khái niệm hành vi“cho” 12 2. Hành vi “cho” trong tiếng Việt 12 2.1 Xét về các phương diện ngữ nghĩa, ngữ pháp, từ loại 12 2.2 Khả năng kết hợp 15 3. Hành vi “ cho” trong tiếng Trung 17 3.1 Xét về các phương diện ngữ nghĩa, ngữ pháp, từ loại 17 3.2 Khả năng kết hợp 19 4. Những nhận xét so sánh khi đối chiếu 21 4.1 Giống nhau 21 4.2 Khác nhau 21 4.2.1 Về mặt ngữ nghĩa 21 4.2.2 Về mặt cấu trúc 21 4.2.3 Khả năng kết hợp 22 CHƯƠNG III: SO SÁNH HÀNH VI “NHẬN” TRONG TIẾNG VIỆT VÀTIẾNG TRUNG 23 1.Khái niệm hành vi “nhận”. 23 2.Hành vi “nhận” trong tiếng Việt. 23 2.1 Xét về các phương diện ngữ nghĩa, ngữ pháp, từ loại 23 2.2 Khảnăng kết hợp từ. 27 3. Hành vi “nhận” trong tiếng Trung. 28 3.1Xét về các phương diện ngữ nghĩa, ngữ pháp, từ loại 28 3.2 Khả năng kết hợp từ 30 4. Sự giống và khác nhau của hành vi nhận trong tiếng Việt và tiếng Hán 31 Kết Luận 35 Tư liệu tham khảo 36 LỜI MỞ ĐẦU Trong xã hội hiện đại, việc sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp là vô cùng phổ biến. Môn nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ ra đời nhằm giúp mọi người phân biệt được những điểm giống và khác giữa các ngôn ngữ, đồng thời cũng nhằm làm cho người học hiểu rõ hơn về các ngôn ngữ đó để có thể sử dụng một cách chuẩn xác trong các trường hợp cụ thể. Nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “Đối chiếu hành vi cho, nhận trong tiếng Việt với hành vi cho, nhận trong tiếng Trung”. Với mục đích tìm ra điểm giống và khác nhau giữa cho, nhận trong tiếng Việt và cho, nhận trong tiếng Trung để giúp cho người đọc có thể hiểu rõ hơn nghĩa của những từ này và vận dụng nó đúng đắn. Hành vi “cho” và “nhận” là những hành động phổ biến trong giao tiếp, nó được thể hiện thông qua ngôn từ, thông qua hành động cụ thể. Qua mỗi phần, chúng tôi đều đưa ra những nhận xét chung . qua tiểu luận đối chiếu này, chúng tôi hy vọng rằng sẽ giúp ích cho người đọc, không chỉ việc học ngoại ngữ, tra cứu từ mà còn có thể tạo tiền đề, cơ sở dữ liệu cho những người muốn đi chuyên sâu nghiên cứu về vấn đề này. Bài tiểu luận gôm có 3 phần chính Chương I: Tổng quan lý luận Chương II: Đối chiếu hành vi “cho” trong tiếng Việt và tiếng Trung Chương III: Đối chiếu hành vi “ nhận” trong tiếng Việt và tiếng Trung CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ LUẬN Lý luận hành vi ngôn ngữ: Lý thuyết hành vi ngôn ngữ của J.L Austin. Có thể nói rằng nhà triết học người Anh J. L. Austin được xem là người đặt nền móng cho việc phát hiện nghĩa tương tác xã hội. Ông đã trình bày 12 chuyên đề ở trường Đại học Tổng hợp Harvard (Mỹ). Những chuyên đề này được tập hợp lại xuất bản thành sách với nhan đề “How to do things with words” (hành động như thế nào bằng lời nói) J. L. Austin nhận thấy rằng, cho đến thời gian đó, các nhà logic và các nhà ngôn ngữ chỉ quan tâm đến những câu khảo nghiệm (còn gọi là khẳng định, trần thuyết, xác tín, miêu tả), xem chúng là đối tượng nghiên cứu cơ bản. Đây là những câu về mặt ngữ nghĩa đều có thể được đánh giá theo tiêu chuẩn chân ngụy còn những phát ngôn khác, mặc dù rất giống với những phát ngôn khảo nghiệm về hình thức nhưng không thể đánh giá nội dung theo tiêu chuẩn chân ngụy. Một số câu nói ở 1 số trường hợp tùy theo phong tục và thẩm mỹ riêng của từng người mà được coi là đúng hay sai, và nói chung, là không thể xác định được là đúng hay sai. J. L. Austin phê phán cái gọi là Ngụy thuyết miêu tả, tức khuynh hướng nghiên cứu chỉ chú trọng đến nghĩa miêu tả của câu, là loại nghĩa có thể kiểm nghiệm theo chân ngụy khi đối chiếu với thực tế. Nhấn mạnh đến chiều kích tương tác mang bản chất xã hội trong ý nghĩa của câu nói. J.L. Austin đề nghị chia câu nói thành hai loại: câu tường thuật (constative) và câu ngôn hành. Câu tường thuật là câu nêu nhận định (có thể đánh giá theo tiêu chuẩn chân ngụy), còn câu ngôn hành là phát ngôn mà khi nói ra chúng, người nói đã đồng thời làm một điều gì đó hơn là nêu một nhận định về một điều gì đó. Thử xem hai câu: “ Tao hứa từ nay sẽ không hút thuốc lá nữa” Và “ Mời cụ lớn xơi nước ạ,” Chúng ta thấy người nói chẳng hề nêu ra một nhận định nào hết mà chỉ đơn giản là thực hiện các hành động “hứa” và “mời”. J. L. Austin cho rằng những câu này không phải là những câu giả- khẳng định, cũng không phải là những câu vô nghĩa.Chúng được phát ngôn ra không nhằm trình bày một kết quả khảo nghiệm, một sự miêu tả về các sự vật, sự kiện, chúng không phải là những báo cáo về hiện thực mà nhằm làm một việc gì đó, chẳng hạn việc hỏi, việc mời, việc đánh cuộc… Như vậy ta thấy rằng nhờ phân biệt được phát ngôn tường thuật miêu tả và phát ngôn ngôn hành, J. L. Austin đã phát hiện ra bản chất hành động của ngôn ngữ. Tuy nhiên vốn không phải là một nhà ngôn ngữ học cho nên sau đó J. L. Austin đi đến từ bỏ sự phân biệt về hai loại câu này (câu tường thuật miêu tả đối lập với câu ngôn hành) để khẳng định rằng, tất cả các câu đều là ngôn hành sau khi phân biệt các biểu thức ngôn hành tường minh và các biểu thức ngôn hành hàm ẩn. Ông cho rằng một câu ngôn hành không nhất thiết phải sử dụng một vị từ ngôn hành. Ông viết: “Tuyệt nhiên không nhất thiết một câu ngôn hành phải được thực hiện trong một hình thái được coi là bình thường như vậy… nói “ Đóng cửa lại đi!” rõ ràng là cũng có tính ngôn hành, cũng là thực hiện một hành động đúng như khi ta nói “Tôi ra lệnh cho anh đóng của lại”. J. L. Austin phân loại ra năm phạm trù hành động ngôn từ: 1. Phán xử (Verditives, verditifs) Đây là những hành động đưa ra lời phán xét (verdicts) về một sự kiện hoặc một giá trị dựa trên những chứng cớ hiển nhiên hoặc dựa vào lý lẽ vững chắc như: xử trắng án, xem là, tính toán miêu tả, phân tích, đánh giá, phân loại, cho là, nêu đặc điểm… 2. Hành xử (Exercitives, exercitifs). Đây là những hành động đưa ra những quyết định thuận lợi hay chống lại một chuỗi hành động nào đó: ra lệnh, chỉ huy, biện hộ cho, khẩn cầu, đặt hàng, giới thiệu, van xin, khuyến cáo và các hành vi ngôn ngữ như: bổ nhiệm, đặt tên, tuyên bố khai mạc, bế mạc, cảnh cáo, tuyên ngôn. 3. Cam kết (Commissives, commissifs). Những hành động này ràng buộc người nói vào một chuỗi những hành động nhất định: hứa hẹn, bày tỏ lòng mong muốn, giao ước bảo đảm, thề nguyền, thông qua các quy ước, tham gia một phe nhóm. 4. Trình bày (Expositives, expositifs). Những hành động này được dùng để trình bày các quan niệm, dẫn dắt lập luận, giải thích cách dùng các từ nhưkhẳng định, phủ định, chối, trả lời, phản bác, nhượng bộ, dẫn ví dụ, chuyển dạng lời, báo cáo các ý kiến... 5. Ứng xử (Behabitives, comportementaux). Đây là những hành vi phản ứng với cách xử sự của người khác, đối với các sự kiện có liên quan, chúng cũng là cách biểu hiện thái độ đối với hành động hay số phận của người khác: xin lỗi, cảm ơn, khen ngợi, chào mừng, phê phán, chia buồn, ban phước, nguyền rủa, nâng cốc, chống lại, thách thức, nghi ngờ… 1.2 Khái niệm“ cho” và“ nhận” trong tiếng Việt và tiếng Trung: 1.2.1: Khái niệm từ “ cho” trong tiếng Việt động từ Chuyển cái của mình sang người khác mà không đổi lấy gì: “chị cho em cái áo” “cho chứ không bán” Để người khác nhận được “cho bạn tấm ảnh” “bài toán này làm đúng cho mười điểm” Tạo ra một hoạt động “công nhân cho máy chạy” Chuyển đi dưới sự điều khiển của mình “cho sách lên kệ” “ cho bò đi ăn cỏ” Đòi lại một vật mượn, vay “cho tôi lấy quyển sách anh mượn hôm trước” Nghĩ là “đừng vội cho là không ai biết” Chuyển, đưa, bán,... “chị cân cho tôi chục cam” “anh cho tôi cây viết đỏ” kết từ đối tượng của phục vụ, của cái vừa nói đến “mừng cho anh chị mua được căn nhà” điều sắp nêu chịu ảnh hưởng của tính chất, trạng thái vừa nói đến “thuận lợi cho công việc” điều sắp nêu là yêu cầu, mức độ cần đạt tới “cố làm cho xong việc” kết quả mà điều vừa nói đến có thể mang lại “ăn nói thế làm cho người ta buồn” “cái mặt vênh vênh làm cho người ta ghét” trạng từ mức độ có thể như thế “biết bao giờ cho xong?” một tác động phải chịu đựng “bị cho một cái tát” biểu thị một đề nghị, một yêu cầu mong có sự đồng ý “mong ông giúp cho” 1.2.2 Khái niệm từ “ cho” trong tiếng Trung Cho: 使对方得到某些东西或某种遭遇。 “叔叔给他一支笔。” “ chú cho cậu ấy 1 cái bút” giao cho; đưa cho: 用在动词后面,表示交与,付出。 “送给他” “ Đưa cho anh ta.” làm… cho: 为(wèi)2.。 “他给我们当翻译。” “Anh ấy làm phiên dịch cho tôi” Với (dẫn đến đối tượng có động tác):引进动作的对象,跟'向'相同。 “小朋友给老师行礼。” “Các em nhở chào thầy giáo” Các nghĩa sau: a. để; để cho。叫;让。 b. cho; để cho (cho ai làm việc gì đó): 表示使对方做某件事。 “农场拔出一块地来给他们做试验。” “ Nông trường tách ra 1 mảnh đất cho họ làm thí nghiệm.” c. cho phép; cho (cho phép đối phương làm một động tác gì đó): 表示容许对方做某种动作。 “那封信他收着不给看。” “Anh ấy giữ bức thư lại không cho xem.” d. bị (chỉ rõ một cảnh ngộ): 表示某种遭遇。 “羊给狼吃了。” “Dê bị sói ăn thịt rồi.” Bị (trợ từ biểu thị bị động): 助词,直接用在表示被动、处置等意思的 子的谓语动词前面,以加强语气。 “弟弟把花瓶给打了。” “Lọ hoa bị em trai đánh vỡ rồi.” 1.2.3 Khái niệm từ “nhận” trong tiếng Việt động từ Dìm cho ngập nước. “Sóng lớn nhận chìm thuyền.” Lấy về cái được trao cho mình. “Nhận tiền lương.” Đồng ý làm theo yêu cầu. “Nhận đổi công tác.” Chịu là đúng. “Nhận khuyết điểm.” Biết rõ, nhờ phân biệt được. “Nhận ra người quen.” 1.2.4 Khái niệm từ “nhận” trong tiếng Trung Nhận: ( Áp dụng với những đối tượng trừu tượng ) nhận; được:接受。 “受贿。” “ Nhận hối lộ” bị: 遭受。 “受灾。” “Bị nạn” chịu đựng:忍受;禁受。 “受不了。” “Không chịu nổi nữa” Nhận: ( Áp dụng với những đối tượng cụ thể) thu vào:把外面的事物拿到里面;把摊开的或分散的事物聚拢。 “收拾。” “Thu dọn” thu lấy: 取自己有权取的东西或原来属于自己的东西。 “收回。” “Thu hồi ” đạt được (lợi ích kinh tế): 获得(经济利益)。 “收入。” “ Thu nhập” thu hoạch; gặt hái: 收获;收割。 “收成。” “ Thu hoạch” tiếp nhận; dung nạp: 接;接受;容纳。 “收报。” “ Nhận báo” kiềm hãm; khống chế; dằn lòng (tình cảm; hành động): 约束;控制(感情或行动)。 “我的心像断了线的风筝似的,简直收不住了。” “ Lòng tôi như 1 con diều đứt dây, thật không kìm chế được.” bắt: 逮捕;拘禁。 “收监。” “Bắt giam” kết thúc; đình chỉ (công tác): 结束;停止(工作)。 “收工。” “Kết thúc công việc.” Tóm lại, hành vi “cho” và “nhận” được thể hiện phong phú qua các tình huống trong đời sống. Thông qua ngôn từ, hành động được thực hiện. Và những nét ý nghĩa đó đồng thời cũng thể hiện qua nhiều điểm giống và khác nhau trong cả tiếng Việt và Tiếng Trung. Lý luận lịch sự Phép lịch sự chính là một tổng hợp các nghi thức được biểu hiện ra trong cách giao tiếp với người xung quanh. Những nghi thức đó không phải là những ứng xử máy móc mà là những hành động linh hoạt, nhiều vẻ, gắn với hoàn cảnh, môi trường cụ thể, tuỳ theo đối tác gặp gỡ. Nó nói lên cách xử thế của mỗi cá nhân trong các trường hợp giao tiếp khác nhau, tránh hiểu nhầm hoặc đụng độ để xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp. Về lý thuyết lịch sự, có rất nhiều luồng suy nghĩ, ở đây nhóm tiểu luận xin được nhắc đến đại diện tiêu biểu cho lịch sự chiến lược là P.Brown và S. Levinson. Các tác giả này đều quan niệm về lịch sự là chiến lược tránh đụng độ trong giao tiếp. Nếu như J.N. Leech xây dựng lý thuyết về lịch sự dựa theo hai yếu tố là tổn thất và lợi ích thì P. Brown và S. C. Lenvinson lại dựa trên cơ sở khái niệm thể diện của E. Goffman. Khái niệm thể diện được E. G đề cập lần đầu tiên trong ngôn ngữ học khi ông xem xét mối quan hệ giữa hoạt động giao tiếp và ứng xử ngôn ngữ. Theo ông, "thể diện là giá trị xã hội tích cực mà một người muốn người khác nghĩ mình có được trong một tình huống giao tiếp cụ thể". Khái niệm này được P. Brown và S. C. Lenvinson chia làm hai loại, với mỗi loại các tác giả lại đưa ra những chiến lược lịch sự riêng: Thể diện tiêu cực (thể diện âm tính):là những điều mà mỗi người muốn mình được coi là người lớn, không bị cản trở trong hành động; tức là mỗi người sẽ có một không gian cá nhân (về thể xác và tâm hồn) mà người khác không được xâm phạm. Chiến lược lịch sự: bao gồm 10 chiến lược: + Dùng lối nói gián tiếp đã thành quy ước. + Dùng các yếu tố rào đón. + Hãy tỏ ra bi quan. + Giảm thiểu sự áp đặt. + Tỏ ra kính trọng + Xin lỗi. + dùng những diễn ngôn phiếm chỉ. + Dùng những hành động làm phương hại. + Định danh hóa. + Bày tỏ bằng lối nói tránh Thể diện tích cực (thể diện dương tính): là những điều mà mỗi người muốn mình được khẳng định, được những người khác tôn trọng; tức là mỗi người sẽ tự đánh giá cao mình. Chiến lược lịch sự tích cực: bao gồm 15 chiến lược. + Bày tỏ cho người nghe thấy được sự chú ý của mình dành cho người nghe. + Nói quá sự tán dương, thiện cảm của mình với người nghe. + Gia tăng sự quan tâm của mình với người nghe. + Sử dụng những dấu hiệu báo hiệu mình cùng nhóm với người nghe. + Tìm kiếm sự tán đồng. + Tránh sự bất đồng. + Nêu ra những lẽ thường. + Biết nói đùa, nói vui. + Quan tâm tới sở thích của người khác. + Mời, hứa hẹn. + Hãy bày tỏ lạc quan. + Lôi kéo người nghe làm chung với mình + Nêu lí do của hành động. + Đòi hỏi sự có đi, có lại. + Trao tặng người nghe cái gì đó Thể diện tích cực và tiêu cực thể hiện rõ qua hành vi “cho” và “ nhận” trong cả tiếng Trung và tiếng Việt. Ví dụ như hành động cho nhưng trong từng trường hợp lại có những ý nghĩa khác nhau: “ Mẹ tớ cho tớ cái này đấy.” ( Thể diện tích cực) Và “ Tao bố thí cho mày cái này .”( Thể diện tiêu cực) Thì thể diện tích cực và tiêu cực ở hai câu này thể hiện rất rõ ràng. Tương tự với từ “ nhận”. Tóm lại, tùy vào từng ngữ cảnh, tình huống mà từ “ cho” và “nhận” được thể hiện theo bình diện tích cực và bình diện tiêu cực trong cả hai ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Trung. Chúng ta cần lưu ý sử dụng hợp lý để không phạm những sai lầm đáng tiếc về lịch sự trong giao tiếp. Lý luận giao tiếp 3.1 Định nghĩa về giao tiếp Giao tiếp là hoạt động cơ bản của con người để truyền tải và tiếp nhận thông tin giữa người này và người kia, với cá nhân và vô số hoặc ngược lại và trong chính bản thân mỗi người.Trên cơ sở đó các bên tham gia vào giao tiếp sẽ có chung 1 quan điểm, chung 1 nội dung, trên các cở sở thông tin đã đề cập nhằm đạt được mục đích giao tiếp. Bản chất của giao tiếp chính là sự truyền và tiếp nhận thông tin. Mục đích giao tiếp Đi thăm hỏi: Giao tiếp phổ biến nhất. Trao đổi thông tin: Truyền đạt những vấn đề mà một bên còn chưa biết. Giao tiếp để động viên, để thuyết phục, để đi đến một nhận thức chung, một cách giải quyết chung. Giao tiếp để tạo sự tín nhiệm của người khác đối với mình. Giao tiếp để chấm dứt hoặc phá vỡ một mối quan hệ 3.3 Phân loại giao tiếp Phân theo tính chất có 2 loại : giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp Theo tính chất giao tiếp có 2 loại: Giao tiếp chính thức và giao tiếp không chính thức Theo số người tham gia giao tiếp có: giao tiếp song phương, giao tiếp theo nhóm và giao tiếp xã hội Theo đặc điểm hoạt động có: giao tiếp sư phạm, giao tiếp kinh doanh và giao tiếp ngoại giao Theo khoảng cách với đối tượng giao tiếp có: giao tiếp ngoại giao, giao tiếp thân mật, giao tiếp tình cảm và giao tiếp rất tình cảm Giao tiếp là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống. Trong đó hành vi “cho” và “nhận” cũng thể hiện rất rõ qua rất nhiều tình huống của của cuộc sống. Mặc dù có một số điểm giống và khác trong giao tiếp “cho” và “nhận” ở hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Trung nhưng cũng không ngoài những mục đích và đặc điểm kể trên đây. CHƯƠNG II: SO SÁNH HÀNH VI “CHO” TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG TRUNG Giao tiếp là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống, và hành vi “cho” là một hành động phổ biến trong giao tiếp, nó được thể hiện thông qua ngôn từ, thông qua hành động cụ thể. Những nét ý nghĩa đó đồng thời cũng thể hiện qua nhiều điểm giống và khác nhau trong cả tiếng Việt và Tiếng Trung. Khái niệm hành vi “cho” Theo “Tân hoa tự điển” “cho” là sự chuyển cái sở hữu của mình sang người khác mà không đổi lấy gì cả, các nhà biên soạn từ điển tiếng Việt cũng có quan điểm gần giống với các nhà Ngôn ngữ học Trung quốc về hành vi “cho” khi định nghĩa: “cho” là đưa đi cái mình sở hữu sang cho người khác. Hành vi “cho” trong tiếng Việt 2.1 Xét về các phương diện ngữ nghĩa, ngữ pháp, từ loại + Xét về phương diện ngữ nghĩa: Trong mỗi một hoàn cảnh cụ thể hành vi “cho” lại có một ý nghĩa khác nhau. Dưới đây là những ý nghĩa chính thường gặp của từ “cho” Đưa trao một vật gì cho một người nào và thuộc về quyền sở hữu của người ấy: Ví Dụ: Anh cho cậu con mèo này. Ăn thì no cho thì tiếc( thành ngữ),….. Làm người khác có được, nhận được Ví Dụ: Cho cậu thời gian chuẩn bị là 5 phút. Lịch sử cho ta nhiều bài học quý. Làm, khiến Ví Dụ: Ai cho anh uống thuốc này để anh mệt Ai cho anh đi Bỏ vào: Ví Dụ: Mẹ cho củi vào lò. Mọi người cho phiếu vào hòm. Dùng như một giới từ có nghĩa: Phải nên Ví Dụ: Đói cho sạch rách cho thơm Hãy cho nó đi đi Dành riêng cho ai Ví Dụ: Trả tiền cho người bán, … Giúp đỡ Ví Dụ: (1) Để tôi làm cho (2) Nấu cơm cho mẹ nhé! Dùng như một túc từ tỏ ý hiểu ngầm một ý gì trước Ví Dụ: Lựa lời tôi mới nói cho,… Làm người khác có được điều kiện làm việc gì Ví Dụ: Mẹ cho con bú. Chủ toạ cho nói. Trong một số trường hợp cụ thể “Cho” còn có nghĩa tương đồng với các từ “tặng”, “dâng”, “hiến”…. Ví Dụ: Tôi tặng bạn một cái đồng hồ. Hành động “tặng” chính là biểu hiện của hành động “cho” nhưng mang hàm ý lịch sự, thể hiện được tình cảm của tôi với bạn. Nhà trường kêu gọi các sinh viên đi hiến máu. Hành động “hiến” ở đây cũng chính là hành động “cho” biểu thị ý nghĩa tự nguyện, Tôi xin dâng cả cuộc đời này cho Tổ Quốc. Hành động “dâng” cũng chính là hành động “cho”. thể hiện sự cho đi không hối tiếc. Tôi không cần sự bố thí của anh. Hành động “bố thí” cũng là “cho”, biểu thị ý mỉa mai, hoặc khi cho những người ở tầng lớp thấp hơn mình. + Xét về phương diện từ loại: “Cho” là động từ Ví Dụ: (1) Cậu cho nó một cây viết. (2) Chúng ta cho địch một đòn công kích khá nặng nề. (3) Vì tôi đi thăm người thân nên ông chủ anh ấy đặc biệt cho anh ấy nửa ngày phép. “Cho” là giới từ Ví Dụ: (1) Giao cho tôi một lá thư. (2) Xưởng trưởng phát cho anh ấy một bộ đồng phục. (3) Thị cứ ngồi đây cho mát. “Cho” là trợ từ Ví Dụ: (1) Để tôi đi cho. (2) Ông thông cảm cho. (3) Mặc cho mưa gió, vẫn cứ đi. + Xét về phương diện ngữ pháp: “Cho” đóng vai trò là thành phần vị ngữ trong câu. Cô ấy cho tôi hai cái kẹo. Cô ấy: Chủ ngữ Cho tôi hai cái kẹo: Vị ngữ Trong đó “cho” là vị ngữ chính. 2.2.Khả năng kết hợp Trong một câu có từ “cho” thường có Ns ( là đại từ chỉ chủ thể của hành động),N1 ( là tân ngữ gián tiếp, thường là người nhận, có thể là đại từ hoặc danh từ chỉ người, động vật ), N2 ( là tân ngữ trực tiếp, thường là danh từ chỉ vật cụ thể) (Ns)+ “cho” + N1 + N2 Ví Dụ : Tôi cho nó một quả cam. Anh ấy cho em hai cái kẹo. Chúng ta cho địch một đòn công kích khá nặng nề. (Ns)+“cho” +N2 Ví Dụ: Tôi hi vọng sẽ có người cho một câu trả lời đầy đủ nhất. Chính phủ nói: “ Lên lớp mới cho tiền. ” (Ns)+ Động từ + N2 + “cho” + N1 Ví Dụ: Tôi đem cái đệm gấm vàng cho Cô Tô rồi. Anh mua hai con búp bê cho em rồi. N2 +(Ns)+ “cho” +  N1 Ví Dụ: Tiền của anh ấy là mượn từ bà dì, anh ấy vốn không biết tiêu càng không thể nói đến cho người khác. Nếu như là đồ ăn, những thứ không ngon thì cho người giúp việc. Tiền cho anh ấy hết rồi. N1 + (Ns) + “cho” + (N2) Ví Dụ: Em này (tôi) đã cho (bánh) rồi. Bạn này (cô) đã cho (bút) rồi (Ns)+ “cho” Ví Dụ: Có một đêm, bác trưởng Canh của cô ấy lại đến mượn tiền- đây là chuyện thường xảy ra - Cô ấy không cho, trưởng Canh liền cười nhạt nói: Cô đừng có mà kiêu ngạo, chồng cô cũng chả hơn gì tôi! Sau việc này cô rất buồn và cũng xấu hổ với bác, không tiện hỏi, chỉ khóc mà thôi. Cho càng tốt, không cho cũng chả sao, tôi cũng đã có rồi. (Ns)+ “cho” + N1 + N2 +Động từ Ví Dụ: Cho anh một tí nếm thử. Xã cho trường mảnh đất này làm sân vận động. 3.Hành vi “ cho” trong tiếng Trung Từ “cho” trong tiếng Trung chính là “给”. 3.1 Xét về các phương diện ngữ nghĩa, ngữ pháp, từ loại + Xét về phương diện ngữ nghĩa: 使对方得到或遭受到 ( khiến cho đối phương nhận được hay giữ được …) Ví Dụ : 给他一张票(cho anh ta một chiếc vé) 给脸(giữ thể diện),…. 让;使;叫( để, khiến cho,làm cho..) Ví Dụ: 给我看看(để tôi xem xem nào) 别叫风给刮散了(đừng để gió làm cho giấy bay tứ tung),… 表示对象、目的,相当于“为”、“替”(biểu thị dối tượng, mục đích, tương đương với “để”,”thay”) Ví Dụ: 为给人类带来利益而工作(làm việc vì mang lợi ích dến cho con người) 给饥饿者所需要的食物(vì người nghèo mà mang những lương thực cần thiết đến ) 寄给我的信 给老师们(thay tôi gửi bức thư đến các thầy cô giáo) 引进动作行为的主动者,或表示被动语态,相当于“被”( biểu thị trạng thái bị động) Ví Dụ: 机器给弄坏了(máy móc bị hỏng rồi) 屋子里给弄得乱七八糟(trong phòng bị làm cho lộn xộn hết lên) 表示方向,相当于“朝”、“对”、“向” ( biểu thị phương hướng) Ví Dụ: 给这儿灌水(đổ nước ở đây) 给他送礼(tặng quà anh ta) 给老师行礼(hành lễ với cô giáo) 用在某些动词前面,用以加强语气(đứng trước động từ nào đó biểu thị ngữ khí tăng cường) Ví Dụ: 保不住给忘了(nhất định không được quên) 风把门给吹开了(gió đã là cửa bung ra) 您给找个人 ( ngài phải tìm được người đó) 另见:供应或富裕(cũng có nghĩa là cung cấp hoặc giàu có) Ví Dụ : 百姓充给(nhân dân no đủ),… + Xét về phương diện từ loại: “给” là động từ Ví Dụ: 给他几句。 不等他把话说完,我就给他两脚了。 久之,才又懒懒的问:“你给了钱么? “给” là giới từ Ví Dụ : 回去我会告诉你父亲,你看看。 晒衣服出阳光给快干. “给” là trợ từ Ví Dụ: 我现在就给你一个耳光。 + Xét về phương diện ngữ pháp: Ví Dụ: 今天妈妈给我一只猫。 今天: Trạng ngữ 妈妈: Chủ ngữ 给我一只猫: Vị ngữ 给: Vị ngữ chính 3.2 Khả năng kết hợp Trong một câu có từ “cho” thường có Ns ( là đại từ chỉ chủ thể của hành động),N1 ( là tân ngữ gián tiếp, thường là người nhận, có thể là đại từ hoặc danh từ chỉ người, động vật ), N2 ( là tân ngữ trực tiếp, thường là danh từ chỉ vật cụ thể). (Ns)+ “给” + N1 + N2 Ví Dụ : 太阳给草叶的露珠一点儿金光也照亮了祥子的眉发,照暖了他的心 。 ( Mặt trời cho hạt sương của lá những ánh quang vàng, chiếu sáng anh ấy và sưởi ấm trái tim của anh ấy.) 在政治上,他们绝对不给我们人民任何一点自由和民主。 ( Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.) (Ns)+“给” +N2 Ví Dụ : 我希望有人给一个圆满的解答。 (Tôi hi vọng sẽ có người cho một câu trả lời đầy đủ nhất.) 久之,才又懒懒的问:“你给了钱么?” ( Rất lâu, mới gắng gượng hỏi được một câu: “ Anh đã cho tiền chưa?”) (Ns)+ Động từ + N2 + “给” + N1 Ví Dụ : “我就把黄锦垫儿给了姑苏。” ( Tôi đem cái đệm gấm vàng cho Cô Tô rồi.) “将亲生的孩子白白给人,做母亲的怕不能就这么松爽罢?” ( Đem con đẻ của mình cho không người khác, người làm mẹ sợ rằng không thể cảm thấy thoải mái như thế chứ? ) N2 +(Ns)+ “给” +  N1 Ví Dụ : “妈,这个给我!”秀儿伸手来抢葵绿纸;在外面玩耍的小女儿招儿也跑到了。 (“Mẹ, cái này cho con!” Tú Nhi vươn tay để giật lấy tờ giấy hướng dương màu xanh, cô nhóc Chiêu Nhi đang vui đùa ngoài sân cũng chạy đến.) 他的钱必须借着姨太太的手才会出去,他自己不会花,更说不到给人。 (Tiền của anh ấy là mượn từ bà dì, anh ấy vốn không biết tiêu càng không thể nói đến cho người khác.) N1 + (Ns) + “给” + (N2) Ví Dụ : 这小朋友(我)已经 给(饼)了。(Em này (tôi) đã cho (bánh) rồi.) (Ns)+ “给” Ví Dụ : 有一夜,她的伯伯长庚又来硬借钱——这是常有的事——她不给,长庚就冷笑着说:你不要骄气,你的男人比我还不如!她从此就发了愁、又伯羞、不好问、只好哭。 (Có một đêm, bác trưởng Canh của cô ấy lại đến mượn tiền- đây là chuyện thường xảy ra - Cô ấy không cho, trưởng Canh liền cười nhạt nói: Cô đừng có mà kiêu ngạo, chồng cô cũng chả hơn gì tôi! Sau việc này cô rất buồn và cũng xấu hổ với bác, không tiện hỏi, chỉ khóc mà thôi.) (Ns)+ “给” + N1 + N2 +Động từ Ví Dụ : 给你一点儿尝尝。 (Cho anh một tí nếm thử.) 好姐姐,给我一丸尝尝。 (Chị gái tốt bụng, cho em một viên thử nào.) 4. Những nhận xét khi đối chiếu Giống nhau Về mặt ngữ nghĩa “Cho” và “ 给” làm động từ, giới từ, trợ từ trong câu Về mặt cấu trúc “Cho” và “ 给” đều có khả năng kết hợp lớn. Kết hợp với các từ: 不,没有,không, chưa, chẳng,… để biểu thị phủ định Khả năng kết hợp - “Cho” và “ 给” là động từ có thể kết hợp với danh từ, đại từ, hay kết hợp với những từ đã, sẽ, đừng, chớ,…để thành cụm động từ. - “Cho” và “ 给” là giới từ đều đặt sau dộng từ. - “Cho” và “ 给” là trợ từ thì biểu thị ngữ khí, không có ý nghĩa gì. Khác nhau 4.2.1. Về mặt ngữ nghĩa Vị trí của “Cho” và “给” được sử dụng ở vị trí khác nhau VD: Vì tôi chưa hiểu anh có thì giờ giúp cho không? 因为 我 不知 你 有 时间 帮助 给 吗? Tiếng Trung phải viết là :因为我不知你有时间帮助我吗? Ông Ba biếu mấy quả cam cho bà Tư. 三叔叔 送 几个 橘子 给 太太四 Tiếng Trung phải viết là : 三叔叔送几个橘子给四太太。 4.2.2. Về mặt cấu trúc Từ “cho” trong Tiếng Việt kết hợp được với các hư từ như: cho xong, cho hết,…Còn từ “给” trong Tiếng Trung thì không. 4.2.3. Khả năng kết hợp Khi “cho” làm giới từ thì khi dịch sang tiếng tiếng Trung thì sẽ không có từ “给” Ví Dụ: Thị cứ ngồi đây cho mát.(你就坐这儿,凉快些。) Tao về tao mach ba mày cho xem.(回去我会告诉你父亲,你看看。) Khi “cho” làm trợ từ biểu thị ý mong muốn giúp đỡ ai đó làm việc gì thì khi dịch sang tiếng Trung sẽ không có từ “给” Ví Dụ: Để tôi đi cho.(来我走吧。) Ông thông cảm cho.(请您谅解。) Già cả rồi chạy xe làm gì nguy hiểm lắm, đưa đây tụi này chạy cho.(老了,骑车不太安全让我们小火子帮你骑吧。) CHƯƠNG III: SO SÁNH HÀNH VI “NHẬN” TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG TRUNG Giao tiếp là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống, và hành vi “nhận” là một hành động phổ biến trong giao tiếp, nó được thể hiện thông qua ngôn từ, thông qua hành động cụ thể. Những nét ý nghĩa đó đồng thời cũng thể hiện qua nhiều điểm giống và khác nhau trong cả tiếng Việt và Tiếng Trung. 1. Khái niệm hành vi “nhận”. Theo “Tân hoa tự điển” “nhận” là “sự dung nạp sự vật, sự việc mà không từ chối”,các nhà biên soạn từ điển tiếng Việt cũng có quan điểm gần giống với các nhà Ngôn ngữ học Trung quốc về hành vi “nhận” khi định nghĩa “nhận là lấy hoặc lĩnh về cái được trao gửi cho mình”. Như vậy Nhận có nghĩa là sự tiếp nhận, thu về những cái được trao gửi về phía mình mà không từ chối. 2. Hành vi “nhận” trong tiếng Việt. 2.1. Xét về các phương diện ngữ nghĩa, ngữ pháp, từ loại + Xét về phương diện ngữ nghĩa: Trong mỗi một hoàn cảnh cụ thể hành vi “nhận” lại có một ý nghĩa khác nhau. Dưới đây là những ý nghĩa chính thường gặp của từ Nhận mang nghĩa “Lấy về cái được trao cho mình”. Ví dụ: A: Cậu được nhận lương chưa? B: Rồi. Công ty tớ cứ ngày 28 hàng tháng phát lương. A: Anh cả bảo gửi cho con máy tính sách tay về rồi đấy, con nhận được chưa? B: Con nhận được rồi mẹ ạ! Nhận mang nghĩa “Đồng ý làm theo yêu cầu”. Trong trường hợp này “nhận” đồng nghĩa với “đồng ý”… Ví dụ: A: Cậu cầu hôn cô ấy chưa, thế nào cô ấy nói sao? B:ừ!!.... Cô ấy nhận lời làm vợ tớ rồi. A: Trời! Họ chuyển cậu xuống làm ở đó mà cậu cũng nghe sao? B: Đành nhận thôi, không lẽ thôi việc à. Cả ví dụ (1), (2) đều biểu thị sự đồng ý với sự sắp đạt của đối phương. Nhận mang nghĩa “Chịu là đúng”. Ví dụ : Nhận khuyết điểm, nhận trách nhiệm, nhận lỗi…. (1) A: Đến nước này rồi mà cậu vẫn không chịu nhận lỗi lại còn đổ trách nhiệm cho người khác nữa, cậu có phải là đàn ông không thế? Nhận mang nghĩa “Biết rõ, nhờ phân biệt được”. Ví dụ : Nhận ra người quen, nhận ra một vấn đề nào đó (1) A: Mới có mấy năm không gặp mà cậu thay đổi nhiều quá, suýt chút nữa tôi không nhận ra. B: Cậu tưởng tớ nhận được ra cậu chắc. Nhận mang nghĩa “Dìm cho ngập nước”. Ví dụ : Sóng lớn nhận chìm thuyền Trong một số trường hợp cụ thể “Nhận” còn có nghĩa tương đồng với các từ “đón”, “cầm”, “đón nhận”…. Ví dụ: Thấy Nam đi học về qua, Bác An liền gọi vào rồi đưa cho Nam quả táo lúc chiều chị Hà con bác mang biếu. Nam đưa tay đón lấy quả táo mà không quên cảm ơn bác. Hàng động “đón” món quà bác An cho chính là biểu hiện của hành động “nhận” của Nam nhưng mang hàm ý tôn trọng đối với người trên,cùng sự biết ơn. Ngày 20 tháng 9 vừa qua trường Đại học Ngoại Thương đã long trọng tổ chức lễ đón nhận Huân chương Độc lập hạng nhất. Hành động “đón nhận” ở đây cũng chính là hành động “nhận” nhưng mang hàm nghĩa trang trọng, tự hào, vinh dự. Như vậy có thể thấy trong một số trường hợp cần biểu thị ý nghĩa trang trọng, lịch sự hay tôn kính, biết ơn chúng ta hay sử dụng những từ như “đón nhận”, “đón” thay cho từ “nhận” nhưng vẫn mang ý nghĩa của từ “nhận”. A: Tớ biết bây giờ cậu đang rất cần tiền để lo cho bố nhập viện, đây là một ít đóng góp của tớ. B: Tớ không thể nhận được, hoàn cảnh của cậu cũng có hơn gì tớ. A: Cậu cứ cầm lấy đi, tớ cũng không có để cho cậu, coi như đây là tiền tớ cho cậu vay khi nào có trả cậu trả tớ. Ý của A ở trong hoàn cảnh này là mong B nhận lấy số tiền B đưa cho A, nhưng thay vì sử dụng động từ “nhận” B lại sử dụng động từ “cầm” mà vẫn giữ được nguyên ý nghĩa của câu. Như vậy trong một số trường hợp khi giao tiếp giữa những người đồng trang lứa, hay giữa người nhiều tuổi với người ít tuổi, hoặc trong trường hợp suồng sã, không cần trang trọng chúng ta có thể sử dụng động từ “cầm” thay cho hành động “nhận”. + Xét về phương diện từ loại: “Nhận” là động từ Vì “nhận” là hành động mà một đối tượng tác động nên đối tượng khác, phần lớn là chỉ sự tiếp nhận về phía mình. Vd: (1) Tớ đã nhận được thư của cậu rồi (Nhận = hành động tiếp nhận thay thu về thư của một người khác gửi về phía mình.) (2) Cô ấy nhận lời sẽ tới tham dự bữa tiệc sinh nhật của tôi (Nhận= hành động không từ chối lời mời được người mời gửi về phía mình) + Xét về phương diện ngữ pháp: “Nhận” đóng vai trò là thành phần vị ngữ trong câu. Cô ấy nhận được một món quà giáng sinh từ ba của cô ấy. Cô ấy: Chủ ngữ Nhận được một món quà giáng sinh từ ba của cô ấy: Vị ngữ Trong đó Nhận là vị ngữ chính. + Ý nghĩa tình thái của hành động biểu thị hành vi nhận: Trong mỗi một hoàn cảnh cụ thể người ta lại sử dụng các từ ngữ khác nhau để biểu thị hành vi nhận. Dưới đây là một số trường hợp cụ thể. Hành vi nhận mang nghĩa trung tính. - Các từ ngữ được sử dụng: Nhận, Đón, Cầm, Thu, Hứng…. - ví dụ: A: Anh cả bảo gửi cho con máy tính sách tay về rồi đấy, con nhận được chưa? B: Con nhận được rồi mẹ ạ! (2) An ở trên cây gọi với xuống: Đón lấy nè Thu ơi. (3) A: Tớ biết bây giờ cậu đang rất cần tiền để lo cho bố nhập viện, đây là một ít đóng góp của tớ. B: Tớ không thể nhận được, hoàn cảnh của cậu cũng có hơn gì tớ. A: Cậu cứ cầm lấy đi, tớ cũng không có để cho cậu, coi như đây là tiền tớ cho cậu vay khi nào có trả cậu trả tớ. (4) Vụ mùa năm nay nhà cậu thu hoạch thế nào? (5) Chuẩn bị hứng nhé, tớ đáp xuống nè 2. hành vi nhận mang nghĩa trang trọng lịch sự. - Các từ ngữ thường sử dụng: Đón, Xin, kết nạp… - ví dụ: (1)Thấy Nam đi học về qua, Bác An liền gọi vào rồi đưa cho Nam quả táo lúc chiều chị Hà con bác mang biếu. Nam đưa tay đón lấy quả táo mà không quên cảm ơn bác. Hàng động “đón” món quà bác An cho chính là biểu hiện của hành động “nhận” của Nam nhưng mang hàm ý tôn trọng đối với người trên,cùng sự biết ơn. (2)Ngày 20 tháng 9 vừa qua trường Đại học Ngoại Thương đã long trọng tổ chức lễ đón nhận Huân chương Độc lập hạng nhất. Hành động “đón nhận” ở đây cũng chính là hành động “nhận” nhưng mang hàm nghĩa trang trọng, tự hào, vinh dự Anh ấy là người trẻ tuổi nhất được kết nạp Đảng năm nay. 2.2 Khả năng kết hợp từ. - Khả năng kết hợp với các danh từ, cụm danh từ. Vd: (1) Tớ đã nhận thư của cậu rồi (2) Cô ấy nhận lời sẽ tới tham dự bữa tiệc sinh nhật của tôi - Khả năng kết hợp với bổ ngữ: được. (1) Anh ấy được nhận vào làm ở đó rồi. - Khẳ năng kết hợp với trạng từ: đã, rồi Ví dụ: Tớ cầm quyển sách đấy rồi nhé Mẹ gửi tiền rồi đó, con đã nhận được chưa? + Khảo sát phạm vi sử dụng của từ chỉ hành vi nhận Trong giao tiếp hàng ngày, tần suất sử dụng của các từ chỉ hành vi nhận với nghĩa trung tính được sử dụng nhiều hơn các từ mang nghĩa trang trọng lịch sự. 3. Hành vi “nhận” trong tiếng Trung. 3.1 Xét về các phương diện ngữ nghĩa, ngữ pháp, từ loại + Xét về ngữ nghĩa của từ Để biểu thị hành động tiếp nhận ta có: 受到,受,接受,接纳,收,收到. Tất cả những từ này đều mang nghĩa: nhận, nhận được , tiếp nhận. Ví dụ: (1) 暖暖回过头,接过橘色的奶茶,大口喝了起来。 (Noãn Noãn quay đầu lại nhận lấy cốc trà sữa màu quýt uống một ngụm lớn) (2) 你收到我的邀请信了没? ( Bạn đã nhận được thiệp mời của tớ chưa?) 他被接纳到一家电子公司工作了 ( Anh ấy được nhận vào một công ty điện tử làm việc rồi) 你接不接受这份工作? ( Bạn có muốn nhận công việc này không?) Cùng là biểu thị sự tiếp nhận, dung nạp, nhận nhưng căn cứ vào đối tượng của hành vi, ta cũng có thể phân ra thành 2 nhóm: Nhóm 1: Áp dụng với những đối tượng trừu tượng. Sử dụng “受到”,”受”,“接纳”,“接受”,“接收”“收”。 Ví dụ: 这次考试他受到很大的压力。 ( làn thi này anh ấy bị áp lực rất nhiều) 新政策让很多人受益不浅 (chính sách mới giúp nhiều người được lợi ích hơn) 他这么努力是因为受到很多人的鼓励。 (anh ấy có thể cố gắng như vậy vì anh ấy nhận được sự cổ vũ của rất nhiều người) 他被接纳到共产党的的队伍。 ( anh ấy được kết nạp vào hàng ngũ đảng cộng sản) 请你收下我的心吧。 (Xin hãy nhận chút lòng thành của tôi) Nhóm 2: Áp dụng với những đối tượng có thể. Sử dụng “收到”, “收”“接收”。 她从她的爸爸收到一份生日礼物。 (Cô ấy nhận được một món quà sinh nhật từ bố của cô) 这个学期他收到一家日本公司的奖学金。 (Học kỳ này cô ấy nhận được học bổng của một công ty Nhật Bản) 听说他家刚收一个孤儿小孩。 ( Nghe nói gia đình cô ấy mới nhận một đứa trẻ mồ côi). + Xét về phương diện từ loại: Khi mang ý nghĩa là nhận, dung nạp, tiếp nhận thì tất cả các từ trên đều là động từ. + Xét về phương diện ngữ pháp: “受到”,”受”,“接纳”,“接受”,“接收”“收”Đều đóng vai trò là vị ngữ trong câu. Ví dụ: 这个学期他收到一家日本公司的奖学金 - 这个学期: Trạng ngữ - 他: Chủ ngữ - 收到一家日本公司的奖学金: Vị ngữ - 收: Vị ngữ chính (2) 请你收下我的心吧 - 请: Từ ngữ chỉ sự khẩn cầu - 你: Chủ ngữ - 收下我的心吧: Vị ngữ - 收: Vị ngữ chính 3.2 Khả năng kết hợp từ Khả năng kết hợp với danh từ Ví dụ: 这个学期他收到一家日本公司的奖学金 ( Học kỳ này anh ấy nhận được học bổng của Nhật) Khả năng kết hợp vói trạng từ Ví dụ: 请你收下我的心吧 ( Xin hãy nhận lấy tấm lòng của tôi ) 你寄给我的信,我收到了。 + Khả năng kết hợp với trợ từ. Kết hợp với các trợ từ : 了,着, 过。 Ví dụ: 你的心意我受了,这份礼物带回去吧。 ( tấm lòng của bạn mình nhận rồi, còn món quà này cậu mang về đi) + Khảo sát phạm vi sử dụng của từ chỉ hành vi nhận trong tiếng trung. Vì sự phân loại các từ biểu thị hành vi nhận căn cứ vào đối tượng của hành vi, vì vậy mà trong tiếng trung, tần suất sử dụng của các từ là tương đối đồng đều. Không có sự phân biệt rõ ràng. 4. Sự giống và khác nhau của hành vi nhận trong tiếng Việt và tiếng Hán + Xét về phương diện ngữ nghĩa. Cả trong tiếng trung và tiếng việt hành vi “nhận” đều chỉ sự tiếp nhận, dung nạp, thu về phía mình mà không từ chối. Nhưng bên cạnh đó vẫn có sự khác biệt _Mục nghĩa Tiếng Việt: Hành vi nhận trong tiếng việt trong một số trường hợp đồng nghĩa với các hành động khác như: Đón, đón nhận, cầm. Và ngoài ý nghĩa là sự tiếp nhận còn biểu thị : sự đồng ý làm theo yêu cầu, chịu là đúng hay biết Tiếng Trung: Hành vi nhận trong tiếng trung trong một số trường hợp lại đồng nghĩa với hành động : bị, được Tuy nhiên ý nghĩa chính của các từ đều có sự trùng hợp, ít tìm thấy sự khác biệt Phân loại Nếu như trong tiếng Việt hành động nhận phân theo vai vế, trường hợp, hoàn cảnh sử dụng từ thì trong tiếng trung lại phân theo đối tượng của hành động. + Xét về phương diện từ loại và ngữ pháp Cả tiếng trung và tiếng Việt hoàn toàn giống nhau Như vậy có thể thấy ó rất nhiều yếu tố tạo nên sự khác biệt về cách sử dụng một động từ, một hành vi trong các ngôn ngữ, ví dụ như yếu tố dân tộc, yếu tố phong tục tập quán, hay thói quen. Tuy nhiên giữa cách sử dụng của hành vi nhận trong trung và tiếng việt ta không cảm thấy có sự khác biệt quá lớn. Đó cũng là do có sự tương đồng trong phong tục tập quán, trong văn hóa của hai quốc gia. + Số từ biểu thị hành vi nhận. Cũng giống như tiếng Việt, tiếng Trung là từ đơn, cách sử dụng của các từ cũng có sự tương đồng. Do vậy mà, cả trong tiếng trung và tiếng Việt các từ ngữ biểu thị hành vi nhận cũng rất đa dạng, tùy vào từng trường hợp và hoàn cảnh cụ thể, với mục đích sử dụng cụ thể sẽ sử dụng các từ khác nhau để biểu đạt. Phần trên chỉ là những ví dụ cụ thể cho hành vi nhận, chứ không phải là tất cả các từ biểu thị hành vi nhận trong cả tiếng Việt và tiếng Trung. + Phân loại từ Nếu như trong tiếng Việt hành vi nhận thường được căn cứ vào từng hoàn cảnh, từng trường hợp cụ thể, từng mục đích cụ thể để lựa chọn sử dụng từ phù hợp. Thì trong tiếng Trung thường phân loại theo đối tượng của hành vi nhận, để biểu thị mục đích, thái độ, tình cảm...họ thường thông qua ngữ điệu để diễn đạt. + Xét về Khả năng kết hợp Tiếng Việt: Từ biểu thị hành vi nhận thường là động từ, nên có khả năng kết hợp với danh từ, bổ ngữ, trạng từ. Tiếng trung: có khả năng kết hợp với danh từ, bổ ngữ, và trợ từ. + Tần suất sử dụng Tiếng Việt: Từ mang nghĩa trung tính được sử dụng nhiều hơn. Tiếng Trung: tần suất sử dụng của các nhóm từ là như nhau. * Bảng tổng kết so sánh hành vi nhận trong tiếng Việt và tiếng Trung. Tiêu chí so sánh Tiếng Việt Tiếng Trung Số lượng từ Nhiều Nhiều Tiêu chí phân loại Căn cứ vào mục đích, hoàn cảnh, tình thái Căn cứ vào đối tượng của hành vi Khả năng kết hợp Danh từ, trạng từ, bổ ngữ Danh từ, bổ ngữ, trợ từ Tần suất sử dụng Nhóm từ trung tính nhiều hơn Như nhau Như vậy có thể thấy có rất nhiều yếu tố tạo nên sự khác biệt về cách sử dụng một động từ, một hành vi trong các ngôn ngữ, ví dụ như yếu tố dân tộc, yếu tố phong tục tập quán, hay thói quen. Tuy nhiên giữa cách sử dụng của hành vi nhận trong trung và tiếng việt ta không cảm thấy có sự khác biệt quá lớn. Đó cũng là do có sự tương đồng trong phong tục tập quán, trong văn hóa của hai quốc gia.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docngon_ngu_doi_chieu_gan_hoan_chinh__4433.doc
Luận văn liên quan