Việc kiểm tra, đánh giá tri thức học sinh trong dạy học lịch sử là một
công việc hết sức cần thiết và quan trọng trong nhà trường phổ thông.Nó
chẳng những giúp cho giáo viên nắm bắt được tình hình học tập của học sinh
mà còn giúp cho giáo viên thấy được những thiếu sót trong phương pháp dạy
học của mình để từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp với tiến trình dạy
học.Trên cơ sở những kết quả kiểm tra giáo viên có thể đánh giá được trình
độ của học sinh, khả năng nhận thức của các em, bên cạnh đó còn có thể đánh
giá thái độ học tập và ý thức vươn lên trong học tập của học sinh.
113 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3805 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đổi mới việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc.
B. Ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền bắc
vào miền Nam.
C. Làm lung lay ý chí chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.
D. Xâm lược và đặt ách thống trị miền Bắc.
4. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt
Nam ra đời trong hoàn cảnh:
A. sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đơn phương”
B. sau phong trào “Đồng Khởi”
C. sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
D. sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
Câu 2: Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô □ trước các câu
sau: (1 điểm)
Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công
chiến lược.
Chiến thắng Vạn Tường đã thể hiện khả năng đánh thắng đế quốc
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
Mỹ về quân sự trong “ Chiến tranh đặc biệt”.
Mỹ đã dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” để lấy cớ đánh phá miền
Bắc bằng không quân và hải quân năm 1965- 1968.
Sau chiến thắng Phước Long của ta Mỹ đã có thái độ quyết liệt
bằng ngoại giao.
II. Phần tự luận.
Câu 1. (2 điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc hãy chứng minh phong trào
“Đồng Khởi” (1959- 1960) đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn
lực lượng sang thế tiến công?
Câu 2. (3 điểm)
Lập bảng so sánh 3 chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, “chiến tranh
cục bộ”, “Việt nam hóa chiến tranh” trên các tiêu chí sau: thời gian, đời tổng
thống, quy mô, lực lượng tham gia, kết quả. Từ bảng so sánh đó em hãy rút
ra nhận xét.
Câu 3. (2 điểm)
Trình bày khái quát những thành tựu cơ bản của miền Bắc từ 1965
đến 1975. Qua đó em hãy phân tích mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ: xây
dựng và bảo vệ ở miền Bắc. Em có suy nghĩ gì về mối quan hệ đó trong thời
đại ngày nay?
* Xây dựng đáp án, thang điểm.
Việc xây dựng đáp án, thang điểm rõ ràng có một vai trò hết sức quan
trọng trong kiểm tra, đánh giá. Nó đảm bảo cho việc nhiều giáo viên chấm
hay một giáo viên chấm nhiều lần cho cùng một kết quả hay kết quả tương
đương nhau.
Đáp án được đưa ra phải hướng dẫn cách cho điểm của từng câu trong
thang điểm và toàn bộ đề kiểm tra, đánh giá. Riêng đối với câu hỏi tự luận
đáp án phải chỉ ra được các ý đúng trong câu trả lời.
(Đáp án xem phụ lục 2B)
* Duyệt lại đề.
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
Đây là công việc cuối cùng trong khâu ra đề kiểm tra nhằm tránh
những sai sót, những sơ xuất khi đưa đề kiểm tra, đánh giá cho học sinh.
Có thể thấy, việc đổi mới khâu ra đề có tầm quan trọng đặc biệt trong
đổi mới kiểm tra, đánh giá. Thực hiện đúng quy trình ra đề đảm bảo cho
việc đánh giá đáp ứng đúng các yêu cầu đặt ra, không chỉ đánh giá đúng
trình độ học tập của học sinh mà còn có tác dụng động viên khuyến khích
hoạt động học tập của các em.
2.3.6. Cải tiến khâu coi, chấm kiểm tra, thi.
2.3.6.1.Khâu coi kiểm tra, thi.
Để việc đánh giá đạt kết quả chính xác, khoa học, cùng với việc ra đề
kiểm tra thì coi kiểm tra cũng có một vai trò quan trọng. Nếu việc ra đề đáp
ứng đủ các yêu cầu nhưng quá trình coi thi lại lỏng lẻo, dễ dàng thì sẽ ảnh
hưởng rất nhiều tới việc đánh giá học sinh. Đồng thời, quá trình coi thi
không nghiêm túc sẽ có tác động xấu tới việc giáo dục tư tưởng đạo đức của
học sinh, dẫn tới các em thiếu tinh thần học tập, lao động nghiêm túc. Vì
những lý do đó mà công tác coi thi cần đảm bảo sự nghiêm túc tuyệt đối,
chúng tôi xin đưa ra một só giải pháp sau:
Việc tổ chức kiểm tra, thi phải được thực hiện đúng quy chế.
Đối với kiểm tra 1 tiết: giáo viên trực tiếp giảng dạy không nên coi
kiểm tra, tuân thủ nguyên tắc khi coi kiểm tra.
Đối với thi cuối kỳ cần xếp số phòng thi theo thứ tự A, B, C; không
xếp quá nhiều số báo danh trong một phòng thi, mỗi bàn chỉ nên có từ 1 đến
2 học sinh.
Trong thời gian thí sinh làm bài cần thực hiện nghiêm túc các quy
định như không cho học sinh mang tài liệu vào phòng thi, coi thi nghiêm
túc...Nếu có những trường hợp vi phậm cần xử lý nghiêm khắc, đúng quy
chế, việc xử lý cần nhanh gọn để tránh ảnh hưởng tới những thí sinh khác.
Đồng thời trong công tác lựa chọn cán bộ coi thi cũng nên chú ý, cần
lựa chọn những cán bộ có ý thức trách nhiệm cao, nếu cán bộ coi thi vi
phạm quy chế thì đều bị xử lý nghiêm khắc.
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
2.3.6.2.Khâu chấm bài.
Chấm bài thi là khâu quan trọng quyết định đến kết quả kiểm tra,
đánh giá học sinh. Vì vậy chấm bài cần có sự công bằng, chính xác, khách
quan và ý thức trách nhiệm cao.
Hiện nay việc chấm bài kiểm tra chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của
công tác này. Nhiều giáo viên còn chấm bài một cách cẩu thả, không có
thang điểm, đáp án rõ ràng, giáo viên chỉ đánh giá kiến thức của học sinh mà
không chú ý tới cách diễn đạt, lỗi chính tả của các em. Có những trường hợp
giáo viên còn chấm bài dựa vào cảm tính. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới
việc đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh. Đồng thời cũng có tác
hại tới hứng thú học tập, ý thức vươn lên đạt điểm cao của học sinh và mối
quan hệ thầy, trò trong nhà trường.
Để việc chấm bài đạt kết quả tốt chúng ta cần thực hiện đầy đủ các
yêu cầu sau:
- Trước hết, để chuẩn bị cho chấm bài giáo viên cần có đáp án, thang
điểm rõ ràng. Với một bài thi học kỳ, thi cuối năm nếu chấm hội đồng cần phải
thực hiện chấm mẫu để thống nhất cách cho điểm và quan điểm. Điều này sẽ
giảm tới mức tối thiểu các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới việc chấm bài.
- Nên chấm hai vòng độc lập và do nhiều giáo viên chấm sau đó lấy
điểm trung bình.
- Chấm bài cần chú ý cả kỹ năng trình bày, kỹ năng viết bài của học
sinh.
Tóm lại, có thể thấy việc tổ chức tốt các khâu coi kiểm tra, thi và
chấm bài sẽ góp phần đắc lực vào đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá từ đó
nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
Trên đây là một số biện pháp đổi mới về kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập của học sinh. Các biện pháp trên cần được tiến hành một cách linh
hoạt, sáng tạo, chủ động tùy vào tình hình thực tế ở trường phổ thông. Nếu
áp dụng tốt các biện pháp đổi mới kiểm tra đánh giá trên sẽ góp phần tích
cực trong việc đổi mới kiểm tra, đánh giá nói riêng và đổi mới phương pháp
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
dạy học nói chung.
2.4. Thực nghiệm sư phạm.
2.4.1. Khái quát quá trình thực nghiệm.
2.4.1.1. Mục đích thực nghiệm.
Để thực nghiệm trong thực tế tính khả thi của một số biện pháp tiến
hành kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử theo yêu cầu đổi mới, chúng
tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT. Thông qua thực tiễn
việc thực nghiệm sư phạm sẽ khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng
các biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong
học tập lịch sử ở trường THPT. Kết quả thực nghiệm sẽ chứng tỏ sự đúng
đắn của lý luận về kiểm tra, đánh giá làm cơ sở thực tiễn góp phần thực hiện
đổi mới kiểm tra, đánh giá, nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở
trường phổ thông.
2.4.1.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm.
Đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp 12 trường THPT Ngô Sĩ Liên.
Trong đó lớp 12A1 là lớp thực nghiệm và lớp 12A6 là lớp đối chứng. Cả hai
lớp trên có số lượng tương đương nhau.
Ở lớp thực nghiệm 12A1 được áp dụng những biện pháp đổi mới
kiểm tra, đánh giá trong đó có việc thực hiện ra đề kiểm tra theo quy trình
đổi mới kết hợp câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận, nội dung đề thi
thể hiện tính toàn diện. Lớp 12A6 thực hiện theo lối kiểm tra truyền thống
dùng câu hỏi tự luận và ra đề không tuân thủ quy trình đổi mới, nội dung đề
chủ yếu kiểm tra, đánh giá việc ghi nhớ của học sinh.
2.4.1.3. Nội dung thực nghiệm và phương pháp tiến hành thực nghiêm.
Tại trường tiến hành thực nghiệm, cả hai lớp được chọn đều do cùng
một giáo viên giảng dạy, học sinh cùng học một chương trình, cùng một
khối lượng kiến thức. Trong quá trình kiểm tra lớp 12A1 được thông báo là
thực nghiệm các em sẽ làm bài kiểm tra kết hợp câu hỏi trắc nghiệm khách
quan và câu hỏi tự luận. Lớp 12A6 làm lớp đối chứng, các em sẽ làm bài
kiểm tra với câu hỏi tự luận, nội dung đề chủ yếu kiểm tra, đánh giá kiến
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
thức ở mức độ nhớ và hiểu. Hai bài kiểm tra của hai lớp được xây dựng
tương đương nhau về nội dung kiến thức. Hai lớp thực nghiệm và đối chứng
cùng làm bài trong thời gian, quy trình và địa điểm như nhau.
* Tiến trình thực nghiệm.
- Chúng tôi tiến hành thực nghiệm bài kiểm tra 1 tiết môn lịch sử sau
khi học sinh học xong chương IV “Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975”
- Trước khi tiến hành thực nghiệm đề kiểm tra được trao đổi, thảo
luận với giáo viên trực tiếp giảng dạy.
- Nội dung và phương pháp tiến hành cụ thể của kiểm tra (xem phần
phụ lục 2A)
* Các tiêu chuẩn trong đánh giá kết quả thực nghiệm.
- Về mặt định lượng:
Chúng tôi sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập đã xây dựng để tiến hành
kiểm tra 1 tiết đối với học sinh lớp 12 trường THPT. Nội dung những câu
hỏi nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh theo các mức độ:
+ Nhận biết và xác định đúng những kiến thức cơ bản của môn học.
+ Rèn luyện những kỹ năng thực hành cho học sinh.
- Về mặt định tính;
Chúng tôi quan sát, nhận xét trên các mặt sau:
+ Không khí lớp học.
+ Thái độ hứng thú học tập của học sinh.
+ Tổng hợp ý kiến của các giáo viên tham gia thực nghiệm.
2.4.2. Kết quả thực nghiệm.
2.4.2.1. Bài kiểm tra của lớp thực nghiệm
Bài kiểm tra của lớp thực nghiêm bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm
khách quan và câu hỏi tự luận. Các câu hỏi đưa ra đều đảm bảo được độ
khó. Số lượng câu hỏi được phân bổ một cách hợp lý theo bảng ma trận đã
lập bao gồm 2 câu hỏi trắc nghiệm khách quan và 3 câu hỏi tự luận.
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
2.4.2.2. Bài kiểm tra của lớp đối chứng
Do đặc điểm của bài tự luận truyền thống nên mỗi bài kiểm tra thông
thường được xây dựng 3 câu hỏi. Trong bài kiểm tra 1 tiết câu hỏi của lớp
đối chứng như sau:
Câu 1: Nêu những thành tựu xây dựng bước đầu cơ sở vật chất kỹ
thuật của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc từ năm 1961 đến 1965?
Câu 2: Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968: hoàn cảnh,
diễn biến, kết quả, ý nghĩa.
Câu 3: Đảng ta đã căn cứ vào điều kiện lịch sử nào để đề ra kế hoạch
giải phóng miền Nam? Nội dung kế hoạch đó là gì?
Qua nội dung của hai bài kiểm tra ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng
có thể thấy bài kiểm tra của lớp thực nghiệm bao quát, đề cập tới nhiều vấn
đề lịch sử hơn, yêu cầu đánh giá các mức độ biết, hiểu, vận dụng kiến thức
của học sinh và do đó giá trị nội dung cũng cao hơn, các mục tiêu đánh giá
về kỹ năng và thái độ đan xem trong các câu hỏi biết, hiểu, vận dụng.
2.4.2.3. Kết quả kiểm tra.
Bảng 1
Lớp
Số học
sinh
Loại giỏi
(9 -10)
Loại khá
(7 - 8)
Loại TB
(5 - 6)
Loại yếu
(< 5)
Thực nghiệm
12A1
50 (100%) 2 (4%) 31 (62%) 17 (34%) 0 (0%)
Đối chứng 12A6 50 (100%) 20 (40%) 27 (54%) 3 (6%)
* Nhận xét
Thông qua bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm đối với lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng chúng ta thấy: số học sinh đạt loại giỏi, khá của
lớp thực nghiệm cao hơn hắn lớp đối chứng. Điều đó phần nào cho thấy việc
áp dụng các biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá bước đầu có tác dụng.
Đồng thời, trong quá trình đánh giá kết quả thực nghiệm chúng tôi đã
tiến hành so sánh với kết quả của bài kiểm tra 1 tiết lịch sử lớp 12 học kỳ I
của hai lớp thực nghiệm và đối chứng. Kết quả của bài kiểm tra đó được cụ
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
thể như sau:
Bảng 2
Lớp
Số học
sinh
Loại giỏi
(9 -10)
Loại khá
(7 - 8)
Loại TB
(5 - 6)
Loại yếu
(< 5)
Thực nghiệm
12A1
50 (100%) 28 (56%) 21 (42%) 1 (2%)
Đối chứng 12A6 50 (100%) 25 (50%) 23 (46%) 2 (4%)
Trong bảng 2 này ta cũng nhận thấy kết quả học tập của học sinh lớp
12A1 có phần tốt hơn kết quả học tập của học sinh lớp 12A6 tuy nhiên cũng
không có học sinh nào đạt loại giỏi và vẫn có 1 học sinh thuộc loại yếu.
Qua bảng kết quả 1 và 2 chúng ta nhận thấy như sau:
Trước hết ở lớp thực nghiệm 12A1 trong bài kiểm tra học kỳ I với nội
dung và phương pháp kiểm tra theo lối truyền thống tức là chỉ sử dụng câu hỏi
tự luận và nội dung kiểm tra kiến thức ở mức độ nhớ và hiểu thì kết quả có
được không cao bằng lần kiểm tra thực nghiệm ở học kỳ II. Tuy nhiên khi so
sánh trong mức độ tương quan với kết quả của lớp 12A6 thì lớp 12A1 ở cả học
kỳ I và học kỳ II vẫn cao hơn. Điều này chứng tỏ rằng bài kiểm tra 1 tiết học
kỳ II ở lớp thực nghiệm 12A1 đã đánh giá đúng năng lực của học sinh. Hơn
nữa bài kiểm tra thực nghiệm vì đề ra có nội dung phát huy tính tích cực và trí
thông minh của học sinh nên đã phân loại được học sinh một cách rõ ràng và
cụ thể hơn, đã có số lượng học sinh giỏi và không còn học sinh yếu.
Còn với lớp 12A6, cả hai bài kiểm tra học kỳ I và học kỳ II đều cho
kết quả gần tương đương nhau. Với kết quả này giáo viên không đánh giá
được quá trình tiến bộ trong học tập của học sinh. Hơn nữa đề kiểm tra
không đòi hỏi học sinh thông minh khi làm bài mà chỉ ở mức độ nhớ và hiểu
kiến thức đã khiến cho kết quả bài kiểm tra không phân loại được học sinh
khá- giỏi một cách cụ thể.
Như vậy qua kết quả thực nghiệm có thể nhận thấy, bài kiểm tra thực
nghiệm đã đánh giá đúng khả năng của học sinh. Do đó nó mang tính giá trị
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
và đảm bảo độ tin cậy cao.
2.4.3. Ý kiến của giáo viên và học sinh về việc sử dụng các biện
pháp đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh.
* Ý kiến của giáo viên.
Qua công tác thực nghiệm, chúng tôi tham khảo ý kiến của một số
giáo viên và thấy rằng phần lớn các giáo viên đều cho rằng việc đổi mới
kiểm tra, đánh giá như vậy là có hiệu quả. Ưu điểm lớn là học sinh có thái
độ hứng thú học tập, trong giờ kiểm tra ít có hiện tượng căng thẳng và hầu
như không có tình trạng gian lận. Việc sử dụng phương pháp này cũng giúp
giáo viên đánh giá được học sinh một cách khách quan, công bằng. Song
vận dụng các biện pháp đổi mới giáo viên phải là những người có tâm huyết
với nghề và có lòng yêu học sinh. Xuất phát từ hai cơ sở đó mà giáo viên bỏ
thời gian và công sức không chỉ cho việc dạy học kiến thức mới mà còn cho
cả công tác kiểm tra, đánh giá. Việc sử dụng quy trình ra đề theo hướng đổi
mới với bảng ma trận hai chiều đã giúp ích rất nhiều cho giáo viên trong
công tác kiểm tra kết quả học tập của học sinh.
* Ý kiến của học sinh.
Trong quá tình thực nghiệm, chúng tôi cũng thu thập ý kiến của các
em học sinh. Phần lớn các em đều hứng thú với phương pháp kiểm tra này.
Em Đồng Thị Mỹ Duyên lớp 12A1 viết “ Em thấy cách kiểm tra kết
hợp cả câu tự luận và trắc nghiệm khách quan này rất hay. Đề cũng có một
số ý hỏi khó hơn nên có bạn nào muốn chép sách cũng không chép được”
Em Ngô Thị Hà lớp 12A1 nói: “Trong giờ kiểm tra em thấy không
khí rất thoải mái, tâm lý của em cũng không bị áp lực nhiều như khi làm bài
kiểm tra mà hoàn toàn là câu hỏi tự luận”.
Em Nguyễn Văn Cường lớp 12A6 nói “Kiểm tra, đánh giá bằng câu
hỏi tự luận với nội dung như vậy chỉ bắt học thuộc lòng sách giáo khoa, em
thích đề kiểm tra có sử dụng cả câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận, nội
dung câu hỏi cũng phải yêu cầu học sinh thông minh khi làm bài”.
Tóm lại, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử ở trường
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
phổ thông là một yêu cầu hết sức cần thiết và phải được thực hiện một cách
toàn diện. Những biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá được đưa ra đã bước
đầu được đưa vào thực nghiệm ở một số trường phổ thông và cũng cho
những kết quả khả quan. Đặc biệt việc ra đề kiểm tra theo quy trình đổi mới
vừa đảm bảo kiểm tra được mức độ nhận thức của học sinh bao gồm biết,
hiểu, vận dụng vừa đảm bảo tính vừa sức lại giúp giáo viên đánh giá đúng
trình độ học sinh. Nếu thực hiện tốt các biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh
giá nêu trên sẽ góp phần thiết thực trong việc nâng cao chất lượng dạy học
lịch sử ở trường phổ thông.
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
KẾT LUẬN
Việc kiểm tra, đánh giá tri thức học sinh trong dạy học lịch sử là một
công việc hết sức cần thiết và quan trọng trong nhà trường phổ thông. Nó
chẳng những giúp cho giáo viên nắm bắt được tình hình học tập của học sinh
mà còn giúp cho giáo viên thấy được những thiếu sót trong phương pháp dạy
học của mình để từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp với tiến trình dạy
học. Trên cơ sở những kết quả kiểm tra giáo viên có thể đánh giá được trình
độ của học sinh, khả năng nhận thức của các em, bên cạnh đó còn có thể đánh
giá thái độ học tập và ý thức vươn lên trong học tập của học sinh.
Kiểm tra, đánh giá được coi là một biện pháp quan trọng để nâng cao
chất lượng dạy học bộ môn. Nó không chỉ là công việc của giáo viên mà còn
là công việc của cả học sinh. Giáo viên kiểm tra, đánh giá tri thức của học
sinh còn học sinh tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của mình và kiểm
tra, đánh giá lẫn nhau. Tuy nhiên có thể nhận thấy trên thực tế việc kiểm tra,
đánh giá chưa được quan tâm đúng mức và thực hiện tốt. Vì vậy, việc đổi
mới kiểm tra, đánh giá cần được đặt ra và tiến hành một cách nghiêm túc,
toàn diện trên tất cả các mặt.
Xuất phát từ quan niệm đúng về kiểm tra, đánh giá khi tiến hành cần
phải đảm bảo việc ra đề thể hiện tính toàn diện về nội dung trên cơ sở chuẩn
kiến thức, kỹ năng và thái độ. Đó là việc thực hiện kiểm tra, đánh giá cả về
kiến thức, kỹ năng và kết quả giáo dục. Trong kiểm tra, đánh giá cần kết hợp
các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá một cách linh hoạt, nhuần
nhuyễn sáng tạo đặc biệt là việc thực hiện quy trình ra đề theo hướng đổi
mới. Đổi mới khâu ra đề là điều kiện đảm bảo cho quá trình kiểm tra, đánh
giá một cách chính xác và khách quan nhất.
Để việc đổi mới kiểm tra, đánh giá được thực hiện có hiệu quả cần có
sự giúp đỡ, hỗ trợ của cấp lãnh đạo, các ban ngành giáo dục, nhà trường và
giáo viên cần phải nắm vững lý luận về kiểm tra, đánh giá để hạn chế đến
mức tối đa những thiếu sót trong công tác kiểm tra, đánh giá hiện nay.
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
Đổi mới kiểm tra, đánh giá hiện nay cần được thực hiện một cách
đồng bộ và toàn diện, như vậy mới có thể nâng cao chất lượng và hiệu quả
dạy học bộ môn. Các biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá phải được thực
hiện từ quan niệm đến nội dung, hình thức, phương pháp, tổ chức. Các biện
pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá cần phải phù hợp với tình hình thực tiễn của
trường phổ thông. Giáo viên cần lựa chọn các hình thức, phương pháp kiểm
tra, đánh giá phù hợp và thí điểm dần dần các hình thức đó đặc biệt là trong
việc ra đề, coi và chấm thi. Bên cạnh đó cũng cần áp dụng các phương tiện
kỹ thuật hiện đại vào khâu chấm bài để đảm bảo tính khách quan.
Trước yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học, đòi hỏi giáo viên
lịch sử phải nắm vững nội dung, hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh
giá nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Để có được điều
đó trước hết người giáo viên phải nắm vững lý luận về kiểm tra, đánh giá
nói riêng và lý luận về dạy học nói chung.
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
TÀI LIỆU THAO KHẢO
1. Nguyễn Thị Quỳnh Anh, 2004, Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học
phổ thông (qua ví dụ chương II “Khái quát tiến trình lịch sử Việt
Nam từ giữa thế kỷ XIX đến hết chiến tranh thế giới lần thứ nhất” ở
lớp 11 trung học phổ thông), Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm, Hà
Nội.
2. Vũ Ngọc Anh- Nguyễn Anh Dũng, 2008, Kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập lịch sử 12, Nxb Giáo dục.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 11/2006,
Kỷ yếu hội thảo khoa học “Đổi mới phương pháp dạy học và
phương pháp đánh giá đối với giáo dục phổ thong, cao đẳng và đại
học sư phạm”, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Bích, 2007, Đổi mới quy trình xây dựng đề kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập môn lịch sử của học sinh trung học cơ sở,
Tạp chí Giáo dục số 154 (kỳ 2- 1/2007).
5. Nguyễn Thị Bích, 2008, Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở, Tạp
chí Giáo dục số 195 (kỳ 1- 8/2008).
6. Nguyễn Thị Bích, 2009, Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở, Luận
án Tiến sĩ giáo dục học, Hà Nội.
7. Nguyễn Thanh Bình, 2008, Giáo dục Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới, Nxb Đại học sư phạm.
8. Nguyễn Thị Côi, 1999, Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập trong DHLS ở trường phổ thông (Tài liệu Hội nghị đổi mới
phương pháp giảng dạy và học tập môn lịch sử ở THPT và THCS),
Hà Nội tập II.
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
9. Nguyễn Thị Côi, 2007, Hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ
thông, thực trạng và giải pháp, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số
7/2007.
10. Nguyễn Thị Côi, 2008, Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu
quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, (in lần hai), Nxb Đại học sư
phạm.
11. Nguyễn Thị Côi- Nguyễn Hữu Chí, 1999, Bài học lịch sử và việc
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử ở trường trung học phổ
thông, Nxb Giáo dục.
12. Nguyễn Thị Côi- Nguyễn Thị Bích, 2008, Kết hợp trắc nghiệm với
tự luận- biện pháp cần thiết trong đổi mới phương pháp kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập lịch sử ở trường phổ thông, Tạp chí Giáo
dục số 191, kỳ 1 - tháng 6/2008.
13. Nguyễn Thị Côi- Nguyễn Thị Thế Bình (đồng chủ biên)- Đoàn Văn
Hưng- Phạm Thị Tuyết, 2008, Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập
lịch sử 12 tập II Lịch sử Việt nam từ năm 1919- 2000 (chương trình
chuẩn và nâng cao), Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
14. Nguyễn Thị Côi (cb), Trịnh Đình Tùng- Trần Viết Thụ- Nguyễn
Mạnh Hưởng- Đoàn Văn Hưng- Nguyễn Thị Thế Bình, 2009, Rèn
luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn lịch sử, Nxb Đại học Sư
phạm.
15. N.G. ĐAIRI, 1973, Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào? (Đặng
Bích Hà- Nguyễn Cao Lũy dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
16. Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2006, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2007, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 52
(1992- 6/1993), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
18. Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2007, Văn kiện Hội nghị lần thứ II
BCHTW khóa VIII (02- NQ/HNTW, 24/12/1996), Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
19. Phạm Văn Đồng, 1994, Phương pháp dạy học phát huy tính tích
cực- một phương pháp vô cùng quý báu, Tạp chí Nghiên cứu giáo
dục số 12- 1994.
20. Hà Thị Đức, 2006, Giáo trình giáo dục học đại cương (sách dùng
cho hệ đào tạo từ xa), Nxb Giáo dục.
21. Nguyễn Phụng Hoàng- Võ Ngọc Lan, 1997, Phương pháp trắc
nghiệm trong kiểm tra và đánh giá thành quả học tập, Nxb Giáo
dục.
22. Trần Bá Hoành, 1997, Đánh giá trong giáo dục, Nxb Giáo Dục.
23. Trần Bá Hoành, 2007, Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình
và sách giáo khoa (tái bản lần thứ nhất), Nxb Đại học sư phạm.
24. Trần Bá Hoành- Vũ Ngọc Anh- Phan Ngọc Liên, 2003, Áp dụng dạy
và học tích cực trong môn lịch sử (Tài liệu tham khảo dùng cho
giảng viên sư phạm, giáo viên trung học cơ sở môn lịch sử, giáo viên
tiểu học môn tự nhiên và xã hội), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
25. Đặng Vũ Hoạt- Hà Thị Đức, 1996, Lý luận dạy học đại học, Nxb
Đại học quốc gia Hà Nội- Trường đại học sư phạm.
26. T.A. ILINA, 1973, Giáo dục học, tập II (lý luận dạy học) (Hoàng
Hạnh dịch), Nxb giáo dục, Hà Nội.
27. I.F. Kharlamốp, 1978, Phát huy tính tích cực học tập của học sinh
như thế nào? (Đỗ Thị Trang- Nguyễn Ngọc Quang dịch), Nxb Giáo
Dục, Hà Nội.
28. Trần Kiều, 1995, Đổi mới đánh giá đòi hỏi bức thiết của đổi mới
phương pháp dạy học, Tạp chí Khoa học giáo dục, 11/1995.
29. Trang Thị Lân, 1998, Về việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
học sinh, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, 5/1998.
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
30. I.Ia. LECNE, 1977, Dạy học nêu vấn đề, (Phạm Tất Đắc dịch), Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
31. Phan Ngọc Liên- Trần Văn Trị (cb), 1992, Phương pháp dạy học lịch
sử, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
32. Phan Ngọc Liên (cb), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, 2002,
Phương pháp dạy học lịch sử, tập 1, Nxb Đại học sư phạm.
33. Phan Ngọc Liên (cb), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, 2002,
Phương pháp dạy học lịch sử, tập 2, Nxb Đại học sư phạm.
34. Phan Ngọc Liên- Trịnh Đình Tùng- Nguyễn Thị Côi- Trần Vĩnh
Tường (đồng chủ biên), 2002, Một số chuyên đề phương pháp dạy
học lịch sử, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
35. Phan Ngọc Liên (cb)- Định Ngọc Bảo- Nguyễn Thị Côi- Nguyễn
Đình Lễ- Trương Hữu Quỳnh- Trịnh Đình Tùng- Nghiêm Đình Vì,
2003, Phương pháp luận sử học, Nxb Đại học sư phạm.
36. Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên), 2007, Lịch sử 12, Nxb Giáo dục.
37. Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên), 2007, Lịch sử 12 (Sách giáo viên),
Nxb Giáo dục.
38. Phan Ngọc Liên (cb), 2008, Đổi mới nội dung và phương pháp dạy
học lịch sử ở trường phổ thông, Nxb Đại học sư phạm.
39. Luật giáo dục năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009, 2009,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
40. Đức Minh, 1975, Một số vấn đề lý luận về việc kiểm tra, đánh giá
học sinh, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 36- 1975.
41. Hà Thế Ngữ- Đặng Vũ Hoạt, 1987, Giáo dục học, tập 1, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
42. Trần Thị Tuyết Oanh, 2007, Đánh giá và đo lường kết quả học tập,
Nxb Đại học sư phạm.
43. N.V. SAVIN, 1983, Giáo dục học, tập 1, (Nguyễn Đình Chỉnh dịch),
Nxb Giáo Dục.
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
44. Nguyễn Văn Tạo, 1997, Những biện pháp cơ bản đảm bảo tính
khách quan trong việc kiểm tra, đánh giá kiến thức học tập của học
sinh ở trường trung học CSNDI, Luận án Thạc sĩ khoa học giáo dục,
Hà Nội.
45. Dương Thiệu Tống, 2005, Trắc nghiệm và đo lường thành quả học
tập (phương pháp thực hành), Nxb Khoa học xã hội.
46. Vũ Ánh Tuyết, 2009, Phát triển năng lực thực hành cho học sinh
trung học phổ thông trong dạy học lịch sử, Tạp chí Giáo dục số 216
(kỳ 2- tháng 6/2009).
47. Nguyễn Cảnh Toàn (cb), Nguyễn Kỳ, Nguyễn Văn Tảo, Bùi Cường,
2001, Quá trình Dạy- tự học (tái bản lần 2), Nxb Giáo dục.
48. Nguyễn Xuân Trường (cb)- Trương Hồng Phương, 2008, Tự học, tự
kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn lịch sử lớp 12, Nxb Đại
học Sư phạm.
49. Trịnh Đình Tùng, 2007, Để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn
lịch sử ở trường phổ thông, Tạp chí Giáo dục số 155, Kỳ 1- tháng
2/2007.
50. Trịnh Đình Tùng, 2008, Trắc nghiệm hay tự luận trong môn lịch sử
ở trường phổ thông, Tạp chí Giáo dục số 183, Kỳ 1- tháng 2/2008.
51. Trịnh Đình Tùng (cb)- Hoàng Thanh Tú- Nguyễn Mạnh Hùng-
Nguyễn Thị Kim Hoa, 2008, Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và tự
luận lịch sử 12 (chương trình chuẩn và nâng cao), Nxb Đại học
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
52. Trịnh Đình Tùng (cb)- Nguyễn Mạnh Hưởng- Lê Thị Thu, 2009, Dạy
học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn lịch sử lớp 12, Nxb Đại học
Sư phạm.
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1A
Phiếu trưng cầu ý kiến
Phiếu điều tra thực tiễn việc kiểm tra- đánh giá kết quả học tập lịch sử
của học sinh trường trung học phổ thông.
Đối tượng trưng cầu: giáo viên giảng dạy môn lịch sử ở trường trung học
phổ thông.
Họ và tên:..........................................................................................................................................................................................
Nơi công tác:.................................................................................................................................................................................
Chuyên ngành: Lịch sử.
Số năm công tác:.......................................................................................................................................................................
Để nắm được những thông tin chính xác về tình hình thực tế việc
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử ở trường trung học phổ thông làm
cơ sở thực tiễn quan trọng giúp chúng tôi hoàn thành đề tài khóa luận tốt
nghiệp, tôi mong thầy (cô) hãy vui lòng điền dấu (x) vào những lựa chọn mà
mình thấy đúng hoặc đồng ý trong các câu dưới đây:
1. Trong dạy học lịch sử, theo thầy (cô) kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập của học sinh là:
Không cần thiết Bình thường
Quan trọng Rất quan trọng
2. Nội dung các câu hỏi trong bài kiểm tra lịch sử được thầy (cô) sử
dụng thường:
Mang tính học thuộc.
Đòi hỏi tư duy.
Cả hai loại trên.
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
3. Theo thầy cô nội dung kiến thức câu hỏi có cần thiết phải tuân
thủ ba mức độ nhớ, hiểu, vận dụng không? Vì sao? Nếu có thì với học
sinh lớp 12 thầy (cô) sẽ sử dụng với tỷ lệ nào?
.......................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................
4. Trong đề kiểm tra, thầy (cô) có sử dụng câu hỏi để đánh giá thái
độ và phát triển kỹ năng của học sinh không?
Không.
Khoảng 10% - 20% số điểm.
Khoảng 20 - 30% số điểm.
Khoảng 30 - 40% số điểm
5. Trong kiểm tra, đánh giá thầy (cô) thường xuyên sử dụng các
hình thức nào?
Kiểm tra miệng
Kiểm tra viết
Kiểm tra miệng và kiểm tra viết
Kiểm tra bằng bài tập về nhà và bài tập thực hành
Phối hợp các hình thức trên
6. Để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh thầy
(cô) thường sử dụng phương pháp nào?
Sử dụng loại câu hỏi tự luận.
Sử dụng các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Phối hợp các loại câu hỏi trên.
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
7. Trong khi làm bài kiểm tra, thầy (cô) cho biết sự trung thực của
học sinh đạt đến mức nào?
Nghiêm túc làm bài.
Còn trao đổi nhiều.
Thỉnh thoảng xem tài liệu.
Sử dụng tài liệu nhiều.
8. Để khắc phục tình trạng quay cóp trong khi thi, thầy (cô) chọn
phương pháp nào dưới đây:
Giáo viên cần nghiêm khắc hơn.
Cần đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá.
Gây sức ép với học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau.
9. Theo thầy (cô) việc kết hợp sử dụng phương pháp kiểm tra tự
luận và trắc nghiệm khách quan có cần thiết không?Vì sao?
Cần thiết.
Không cần thiết.
…………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………...
......................................................................................................................................................................................................…………
10. Theo Thầy (cô) có nên sử dụng hồ sơ học tập để theo dõi đánh
giá học sinh không? Vì sao?
.....................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
11. Thầy (cô) có hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá không?
Nếu có thì thường hướng dẫn các em sử dụng phương pháp nào?
Không.
Hướng dẫn học sinh lập lại dàn bài đã học.
Hướng dẫn học sinh tự trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
Ra bài tập và hướng dẫn học sinh làm bài tập về nhà
12. Để việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đạt hiệu
quả cao, thầy (cô) có ý kiến đóng góp gì?
.....................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn! ,ngày.....tháng....năm 2010.
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
PHỤ LỤC 1 B
PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH
Họ và tên:.......................................................................................................................................................................................
Lớp:.............................................................Trường:..................................................................................................................
Em hãy đánh dấu (x) vào những ô trống mà em thấy đúng với bản
thân trong quá trình học tập môn lịch sử ở trường trung học phổ thông vào
các câu dưới đây:
1. Môn học lịch sử ở trường trung học phổ thông đối với em như
thế nào?
Rất yêu thích.
Bình thường.
Không quan tâm vì nó là môn phụ.
2. Theo em , môn lịch sử là môn:
Rất quan trọng.
Khá quan trọng.
Không quan trọng.
3. Trong quá trình học tập lịch sử, theo em kiểm tra- đánh giá kết
quả học tập là công việc:
Rất cần thiết.
Cần thiết.
Không cần thiết.
4. Ở trường, em thấy việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập có tiến
hành thường xuyên không?
Được tiến hành đều đặn.
Chỉ kiểm tra vào cuối kỳ.
Khi thầy cô cần lấy điểm mới kiểm tra.
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
5. Trong kiểm tra- đánh giá các thầy (cô) thường sử dụng hình thức
nào?
Kiểm tra miệng.
Kiểm tra miệng và viết.
Kiểm tra bằng các bài tập thực hành.
Kết hợp tất cả các hình thức trên.
6. Các câu hỏi trong đề kiểm tra thường có mức độ nội dung như
thế nào?
Mang tính học thuộc.
Đòi hỏi tư duy
Cả hai loại trên.
7. Theo em thì đề kiểm tra có nên sử dụng câu hỏi đòi hỏi tư duy
không? Vì sao? Nếu có thì tỷ lệ loại câu hỏi đó như thế nào?
.....................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................
8.Mức độ yêu thích của các em với các phương pháp kiểm tra dưới
đây như thế nào?
STT Phương pháp kiểm
tra
Rất thích Bình thường
Không thích
1 Tự luận
2 Trắc nghiệm
3 Kết hợp hai loại trên
9. Khi kiểm tra em thường thấy?
Rất lo lắng. Bình thường Rất thoải mái.
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
10. Trong kiểm tra, theo em mức độ trung thực của các bạn trong
lớp như thế nào?
Rất nghiêm túc làm bài.
Thỉnh thoảng còn xem tài liệu.
Quay cóp rất nhiều.
11. Để việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử đạt độ chính
xác cao theo em:
Thầy (cô) phải nghiêm khắc hơn.
Sử dụng các phương pháp cũ.
Sử dụng hoàn toàn câu hỏi trắc nghiệm.
Kết hợp nhiều phương pháp kiểm tra.
12. Em có thường tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử
không? Nếu có thì em sử dụng phương pháp nào?
Không
Lập lại dàn bài đã học.
Tự trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa
Hoàn thành bài tập do giáo viên ra.
10. Để việc kiểm tra- đánh giá có kết quả, em có đóng góp suy nghĩ
gì?
...............................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn các em! , ngày......tháng......năm 2010
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
PHỤ LỤC 2A
Nội dung và phương pháp tiến hành thực nhiệm
Một trong những nội dung của đề tài là nhằm kiểm nghiệm trong thực
tế tính khả thi của việc kết hợp, sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách
quan với câu hỏi tự luận và việc xây dựng đề theo quy trình đổi mới. Chúng
tôi đã xây dựng và tiến hành kiểm tra một tiết đối với lớp thực nghiệm 12A1
trường THPT Ngô Sĩ Liên.
Vào đầu giờ kiểm tra, sau khi ổn định lớp, kiểm tra sĩ số học sinh,
giáo viên tiến hành phát bài kiểm tra cho các em, hướng dẫn các em làm bài
và nhấn mạnh việc đòi hỏi các em làm bài nghiêm túc, không trao đổi và
không sủ dụng bất kỳ tài liệu nào. Trong quá trình kiểm tra giáo viên không
giải thích gì thêm. Nội dung của bài kiểm tra được trình bày như sau:
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Họ và tên: ………………………………………………………………
Lớp:……………………………………………………………………..
I. Phần trắc nghiệm.
Câu 1: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng? (2 điểm).
1. Quan sát bản đồ dưới đây và cho biết các chiến thắng sau có ý
nghĩa như thế nào đối với cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
A. Phá tan những phòng thủ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn, mở
đường cho chiến dịch Hồ Chí Minh.
B. Là hiệu lệnh tiến công cho nhân dân Sài Gòn nổi dậy giành chính
quyền.
C. Là chiến thắng quyết định của chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng
hoàn toàn miền Nam.
D. Chiến thắng là cơ sở giúp Đảng ta đưa ra quyết định giải phóng
miền Nam trong năm 1975.
2. Nội dung nào không phải là sai lầm của cuộc cải cách ruộng đất
1954- 1956 ở miền Bắc?
A. Đấu tố lan tràn, thô bạo.
B. Đấu tố cả những địa chủ kháng chiến.
C. Quy nhầm một số nông dân, cán bộ, đảng viên thành địa chủ.
Phan Rang
Xuân Lộc
Phnôm pênh
Sài Gòn
Cà Mau
Bạc Liêu
Sóc trăng
Châu Đốc
Hà Tiên
Rạch giá
Phan Thiết
Tây Ninh
16/4
21/4
17/4
26/4
Hướng tiến công của ta
Tuyến phòng thủ của địch
Địch rút chạy theo
đường biển
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
D. Quy nhầm cả tư sản mại bản thành địa chủ.
3. Nội dung nào không phải là âm mưu của Mỹ khi tiến hành cuộc
chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất?
A. Phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc.
B. Ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền bắc
vào miền Nam.
C. Làm lung lay ý chí chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.
D. Xâm lược và đặt ách thống trị miền Bắc.
4. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” được Mỹ tiến hành ở miền Nam
Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đơn phương”
B. Sau phong trào “Đồng Khởi”
C. Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
D. Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
Câu 2: Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô □ trước các câu
sau: (1 điểm)
Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công
chiến lược.
Chiến thắng Vạn Tường đã thể hiện khả năng đánh thắng Mỹ về
quân sự trong “ Chiến tranh đặc biệt”.
Mỹ đã dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” để lấy cớ đánh phá miền
Bắc bằng không quân và hải quân năm 1965- 1968.
Sau chiến thắng Phước Long của ta Mỹ đã có thái độ quyết liệt
bằng ngoại giao.
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
II. Phần tự luận.
Câu 1. (2 điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc hãy chứng minh phong trào
“Đồng Khởi” (1959- 1960) đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn
lực lượng sang thế tiến công?
Câu 2. (3 điểm)
Lập bảng so sánh 3 chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, “chiến tranh
cục bộ”, “Việt nam hóa chiến tranh” trên các tiêu chí sau: thời gian, đời tổng
thống, quy mô, lực lượng tham gia, kết quả. Từ bảng so sánh đó em hãy rút
ra nhận xét.
Câu 3. (2 điểm)
Trình bày khái quát những thành tựu cơ bản của miền Bắc từ 1965
đến 1975. Qua đó em hãy phân tích mối quan hệ giữa hai nhiện vụ: xây
dựng và bảo vệ ở miền Bắc. Em có suy nghĩ gì về mối quan hệ đó trong thời
đại ngày nay?
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
PHỤ LỤC 2B
Đáp án bài kiểm tra 1 tiết lớp thực nghiệm
Phần I: Trắc nghiệm khách quan.
Câu 1:
1. A 2.D 3.D 4.C
Câu 2:
1. Đúng 2. Sai 3. Đúng 4. Sai
Phần II: Từ luận.
Câu 1: (3 điểm)
- Khái quát tình hình cách mạng miền Nam trước “Đồng Khởi”: nhân dân
miền Nam đấu tranh hòa bình đòi thực hiện hiệp định Gơnevơ, chính quyền
Mỹ- Diện tăng cường đàn áp, lực lượng cách mạng miền Nam tổn thất
nghiêm trọng. (0,5 điểm).
- Trình bày sơ lược phòng trào “Đồng Khởi” (0,75 điểm)
+ 1/1959: Hội nghị lần thứ 15 ban chấp hành Trung ương Đảng quyết định
đấu tranh bằng bạo lực cách mạng ở miền Nam. (0,25)
+ Phòng trào đấu tranh lúc đầu diễn ra lẻ tẻ ở một số địa phương sau đó lan
rộng ra khắp miền Nam. (0,25)
+ 17/1/1960 “Đồng Khởi” nổ ra lan ra các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và
Trung Trung Bộ. (0,25)
- Kết quả và tình hình cách mạng miền Nam sau “Đồng Khởi” (0,75 điểm).
+ Kết quả: Cuối năm 1960 ta làm chủ một địa bàn rộng lớn (0,25)
+ Tình hình sau “Đồng Khởi” (0,5)
● Chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm bị lung lay tận gốc, chính sách thực
dân mới của Mỹ bị giáng một đòn nặng nề, đánh dấu bước chuyển của cách
mạng miền Nam từ giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
● Sau “Đồng Khởi”, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra
đời.
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
● Sau chiến thắng “Đồng Khởi”, cách mạng miền Nam nhanh chóng phát
triển và giành nhiều thắng lợi quân sự lớn hơn đánh bại các chiến lược chiến
tranh của đế quốc Mỹ.
Câu 2 (3 điểm)
- Lập bảng so sánh (2,5 điểm)
Chiến tranh
đặc biệt
Chiến tranh
cục bộ
Việt Nam hóa
chiến tranh
Thời gian 1961- 1965 1965-1968 1968-1973
Đời tổng thống Kenơđi, Giôn- xơn Gôn – Xơn Ních – xơn, For
Quy mô Miền Nam Miền Nam- Miền
Bắc
Toàn Đồng Dương
Lực lượng tham
gia
Quân đội tay sai,
hệ thống cố vấn
Mỹ, trang bị vũ
khí, phương tiện
chiến tranh của Mỹ
Quân Mỹ, quân
đồng minh, quân
Sài Gòn, trang bị
vũ khí, phương
tiện chiến tranh
hiện đại.
Quan đội Sài Gòn là
chủ yếu, cố vấn Mỹ,
trang thiết bị, vũ khí
của Mỹ.
Kết quả Sau các chiến
thắng Ấp Bắc, An
Lão, Ba
Gia…chiến tranh
đặc biệt đã thất bại.
Sau Cuộc tổng
tiến công và nổi
dậy tết Mậu Thân
năm 1968, chiến
tranh cục bộ đã
thất bại, Mỹ buộc
phải thay bằng
chiến lược chiến
tranh mới.
Sau Cuộc tiến công
chiến lược Xuân Hè
1972 và chiến thắng
“Điện Biên Phủ trên
không” Mỹ đã phải
thừa nhận thất bại, ký
hiệp định Pari, rút quân
khỏi Việt Nam.
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
- Nhận xét (0,5 điểm)
● Mức độ, quy mô của các chiến lược chiến tranh mà Mỹ sử dụng tăng dần
theo thời gian. Thể hiện sự ngoan cố của Mỹ trong chiến tranh xâm lược
Việt Nam.
● Các chiến lược chiến tranh đều thất bại => thể hiện tinh thần chiến đấu
của nhân dân Việt Nam.
Câu 3 (2 điểm)
- Khái quát những thành tựu ở miền Bắc (1965- 1973) (1 điểm)
● Xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt nhiều thành tựu (0,25)
● Chi việc sức người và sức của cho miền Nam, làm tròn nghĩa vụ hậu
phương với miền Nam, nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia (0,25)
● Đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, bảo vệ miền Bắc
xã hội chủ nghĩa (0,5)
- Phân tích mối quan hệ giữa nhiệm vụ xậy dựng và bảo vệ đất nước (0,5)
- Liên hệ hiện nay (0,5 điểm)
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quy_lun_www_freebooks_vn__87.pdf