Với đề tài “Đóng góp của Trần Quang Nghiệp trong quá trình hiện đại hoá
truyện ngắn Nam bộ đầu thế kỉ XX”, chúng tôi xem đó như lời tri ân của cháu con
miền Nam đối với người đã góp công vun đắp, tôn tạo khu vườn văn học Nam bộ với
những hoa thơm trái ngọt cho hậu thế. Đồng thời người viết cũng kiến nghị nên đưa
tác giả Trần Quang Nghiệp vào các chuyên nghành có liên quan đến Văn học Việt
Nam ở bậc Đại học và Cao đẳng để mọi người có cơ hội tiếp nhận và nghiên cứu sâu hơn.
Luận văn chưa hẳn được khai thác thỏa đáng, thấu đáo do hạn chế về mặt tư
liệu nghiên cứu – cuộc đời và tác phẩm của Trần Quang Nghiệp. Hơn nữa, trong số
những sáng tác của Trần Quang Nghiệp, có nhiều truyện ngắn đã bị thất lạc hoặc một
vài văn bản bị hỏng không thể tìm hiểu được. Cho nên sự nghiệp sáng tác của Trần
Quang Nghiệp vẫn là một đề tài cần tiếp tục khai thác
129 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1503 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đóng góp của Trần Quang Nghiệp trong quá trình hiện đại hóa truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỉ XX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những rối ren, chướng tai gai mắt. Ở đó, những chuyện vong
tình bạc nghĩa, đồi phong bại tục, bi kịch gia đình, đạo đức băng họa không phải là ít.
Ở đó đồng tiền có uy lực vạn năng chi phối đạo đức con người và pháp luậtQua
những thiên truyện ngắn của mình, ta thấy được thái độ phê phán nhẹ nhàng nhưng
rất sâu sắc, ý vị của ông đối với nhân tình thế thái. Ẩn sau thái độ đó là một Trần
Quang Nghiệp: yêu nước, giàu lòng vị tha, nhân ái, nhìn đời nhìn người bằng con mắt
tinh tường
2. Ngoài cảm hứng hiện thực là chủ đạo, trong tác phẩm của Trần Quang
Nghiệp còn lấp lánh xuyên suốt một cảm hứng đạo đức. Trong tác phẩm của mình
ông luôn bày tỏ trăn trở nhiệm vụ khuyến thiện trừng ác nên đan cài vào những câu
chuyện éo le gay cấn là những bài học cảnh tỉnh sâu sắc, những tấm gương giữ gìn
đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Nếu như truyện ngắn của Thạch Lam đi sâu khơi gợi
tình cảm và cảm giác người đọc, truyện của Nam Cao “mổ xẻ” những ngõ ngách tâm
lí thầm kín bên trong của nhân vật, truyện của Nguyễn Công Hoan nhằm nâng cao
năng lực nhận thức và khám phá các hiện tượng phức tạp của xã hội thì truyện của
Trần Quang Nghiệp nhằm đánh thức bản ngã của mỗi con người từ đó thức tỉnh
lương tri và lòng thương cảm đồng loại của họ. Có thể thấy quan niệm văn dĩ tải đạo
trong văn chương truyền thống vẫn còn ảnh hưởng khá nhiều trong những sáng tác
của Trần Quang Nghiệp nhưng có nhiều tiến bộ, manh tính thời sự nóng hổi của xã
hội đương đại. Nhiều người xem ông như là một trạng thái tinh thần của dân tộc, một
người dân Nam Kì tiêu biểu với niềm ưu ái trước cuộc đời, mong muốn lưu giữ
những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chừng đó cũng đủ thấy đóng góp rất quý của
Trần Quang Nghiệp đối với văn học Nam bộ.
3. Ở khía cạnh nghệ thuật, yếu tố hiện đại được Trần Quang Nghiệp thể hiện
trong: nghệ thuật xây dựng nhân vật, người kể chuyện, cách xây dựng cốt truyện và
kết cấu, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữNhững yếu tố hiện đại này mang đậm cá tính
sáng tạo của Trần Quang Nghiệp và đã tạo nên sự đột phá mang tính bước ngoặt.
Trần Quang Nghiệp đã có ý thức quan tâm đến những thủ pháp cơ bản của nghệ thuật
văn xuôi hiện đại. Ông đã vứt bỏ một số lối mòn xưa cũ trong phong cách sáng tác,
mạnh dạn đưa ra những thử nghiệm táo bạo. Tuy những thử nghiệm này chưa hẳn là
thành công mỹ mãn, nhưng cũng có thể coi đó là những đóng góp đáng trân trọng
mang tính chất mở đường. Tác phẩm của ông chưa thật sự mang tính hiện đại triệt để
nhưng đó là những đóng góp quý báu, có giá trị cho tiến trình hiện đại hóa truyện
ngắn Nam bộ đầu thế kỉ XX.
4. Tất cả những điều trên đã làm cho truyện ngắn Trần Quang Nghiệp có
những độc đáo riêng khó lẫn. Một Trần Quang Nghiệp đi sâu khám phá hiện thực xã
hội với những biến động lớn lao làm thay đổi đời sống của người dân Nam bộ. Một
Trần Quang Nghiệp luôn trau dồi nghệ thuật viết truyện của mình. Có thể khẳng định
truyện ngắn Trần Quang Nghiệp là nỗi niềm ưu tư da diết của một người trí thức tân
học muốn đóng góp công sức của mình cho nền văn xuôi quốc ngữ Nam bộ vốn còn
non trẻ. Một đóng góp rất đáng trân trọng, cần được nhìn nhận.
5. Những phân tích trên có thể khẳng định: Trần Quang Nghiệp là một trong
những người đặt nền móng truyện ngắn Nam bộ hiện đại. Ông thuộc lớp những nhà
văn có tài, có tâm với văn chương. Công lao của ông là giữa những con đường đan
nhau ở các ngã ba, ngã tư, nơi mà những người cầm bút còn đang phân vân, thậm chí
có thể lạc lối giữa những nguồn ảnh hưởng phức tạp, cũ mới tốt xấu lẫn lộn, ông đã
chọn con đường cho mình con đường đi thích hợp. Đó là con đường có sự kết hợp hài
hòa giữa cũ và mới, truyền thống và dân tộc với mong muốn đổi mới và sáng tạo Văn
học. Truyện ngắn của Trần Quang Nghiệp đã bắt đầu chứa đựng những yếu tố của
truyện ngắn hiện đại. Thiết nghĩ cần kíp phải nên xác lập một ví trí cho ông trong nền
văn xuôi quốc ngữ đầu thế kỉ XX đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn. Những nghiên
cứu tiếp tục về ông hứa hẹn sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về
tiến trình phát triển của thể loại truyện ngắn hiện đại.
Với đề tài “Đóng góp của Trần Quang Nghiệp trong quá trình hiện đại hoá
truyện ngắn Nam bộ đầu thế kỉ XX”, chúng tôi xem đó như lời tri ân của cháu con
miền Nam đối với người đã góp công vun đắp, tôn tạo khu vườn văn học Nam bộ với
những hoa thơm trái ngọt cho hậu thế. Đồng thời người viết cũng kiến nghị nên đưa
tác giả Trần Quang Nghiệp vào các chuyên nghành có liên quan đến Văn học Việt
Nam ở bậc Đại học và Cao đẳng để mọi người có cơ hội tiếp nhận và nghiên cứu sâu
hơn.
Luận văn chưa hẳn được khai thác thỏa đáng, thấu đáo do hạn chế về mặt tư
liệu nghiên cứu – cuộc đời và tác phẩm của Trần Quang Nghiệp. Hơn nữa, trong số
những sáng tác của Trần Quang Nghiệp, có nhiều truyện ngắn đã bị thất lạc hoặc một
vài văn bản bị hỏng không thể tìm hiểu được. Cho nên sự nghiệp sáng tác của Trần
Quang Nghiệp vẫn là một đề tài cần tiếp tục khai thác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoài Anh, Thành Nguyên, Hồ Sĩ Hiệp (1988), Văn học Nam Bộ từ đầu đến giữa
thế kỷ XX (1900 – 1945), NXB TP.HCM.
2. Nguyễn Kim Anh (2003), Về những tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ đầu tiên của
một số cây bút nữ Việt Nam, TCKHXH, số 5.
3. Nguyễn Kim Anh (2004), Những đóng góp của báo Nông cổ Mín Đàm trong sự
hình thành tiểu thuyết Nam Bộ đầu thế kỷ XX, TCVH, số 5.
4. Nguyễn Kim Anh (chủ biên) (2004), Tiểu thuyết Nam bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX, NXB ĐHQG TP.HCM.
5. Vũ Tuấn Anh (2002), Ba mươi năm đầu thế kỉ: Sự định hình tính chất mới, hệ
thống thể loại mới của văn học Việt Nam hiện đại, TCVH, số 12.
6. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội.
7. Nguyễn Huỳnh Kiều Nguyệt Diễm Cầm (2005), Tìm hiểu tiểu thuyết trên báo Lục
tỉnh tân văn đầu thế kỷ XX, Khóa luận tốt nghiệp ngành Văn học, trường
ĐHKHXH&NV TPHCM.
8. Nguyễn Huệ Chi (2002), Thử tìm vài đặc điểm của văn xuôi tự sự quốc ngữ Nam
bộ trong bước khởi đầu, TCVH, số 5.
9. Đỗ Quang Chính (1972), Lịch sử chữ quốc ngữ 1620-2659, tủ sách Ra Khơi, SG,
1972.
10. Nguyễn Việt Chước (1974), Lược sử báo chí Việt Nam, Nam Sơn, in lần thứ
nhất.
11. Hồng Chương (1987), Tìm hiểu lịch sử báo chí Việt Nam, NXB Sách giáo khoa
Mác-Lênin, Hà Nội.
12. Tôn Thất Dụng (1993), Sự hình thành và vận động của thể loại tiểu thuyết văn
xuôi tiếng Việt ở Nam Bộ giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến 1932, Luận án phó
tiến sĩ trường ĐHSP Hà Nội.
13. Tôn Thất Dụng (1993), Thể loại tiểu thuyết trong quan niệm của các nhà văn
Nam Bộ đầu thế kỷ XX, TCVH, số 2.
14. Phan Cự Đệ – Trần Đình Hượu – Nguyễn Trác – Nguyễn Hoành Khung – Lê
Chí Dũng – Hà Văn Đức (2003), Văn học Việt Nam 1900 – 1945, NXB Giáo dục.
15. Phan Cự Đệ (1978), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập 1, NXB ĐH& THCN, Hà
Nội.
16. Phan Cự Đệ (chủ biên, 2005), Văn học Việt Nam thế kỷ XX - Những vấn đề lịch
sử và lý luận, NXB Giáo dục, Hà Nội.
17. Phan Cự Đệ (2007), Truyện ngắn Việt Nam: Lịch sử - Thi pháp - Chân dung,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
18. Bằng Giang (1992), Văn học quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865 – 1930, NXB Trẻ,
TP.HCM.
19. Đoàn Lê Giang (2006), Văn học quốc ngữ Nam bộ từ cuối thế kỷ XIX đến 1945 –
thành tựu và triển vọng nghiên cứu, TCNCVH, số 7.
20. Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Công Bình (đồng chủ biên) (1998),
Địa chí văn hóa Thành Phố Hồ Chí Minh, 3 tập, NXB TP.HCM.
21. Trúc Hà (1932), Lược khảo về sự tiến hóa của quốc văn trong lối viết tiểu thuyết,
TC Nam Phong, số 175-176.
22. Dương Quảng Hàm (1996), Việt Nam văn học sử yếu, NXB Hội Nhà Văn.
23. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1999) - Lí luận văn học- vấn đề và suy
nghĩ - NXB Giáo dục.
24. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), (2010), Từ điển
thuật ngữ văn học, Tái bản lần thứ tư, NXB Giáo dục, Hà Nội.
25. Đỗ Đức Hiểu (1997), Suy nghĩ về phong cách lớn và phân kì lịch sử văn học Việt
Nam, TCVH, số 3.
26. Nguyễn Văn Hoàn (2000), Chữ quốc ngữ và sự phát triển của văn hóa Việt Nam
trong thế kỉ XX, TCVH, số 9, 2000.
27. Nguyễn Thị Lệ Huyền (2005), Tìm hiểu tiểu thuyết trên báo Công Luận (đầu thế
kỷ XX), Khóa luận tốt nghiệp ngành Văn học, trường ĐHKHXH&NV TPHCM.
28. Đào Duy Hiệp (2009), Cấu trúc kì ảo trong truyện ngắn Maupassant, Tạp chí
nghiên cứu văn học, số 9.
29. Nguyễn Văn Hiệu (2002), Văn chương quốc ngữ Nam bộ cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX nhìn từ quá trình xã hội hóa chữ quốc ngữ, TCVH, số 5.
30. Đỗ Đức Hiểu - Nguyễn Huệ Chi - Phùng Văn Tửu - Trần Hữu Tá (chủ biên,
2003), Từ điển văn học (Bộ mới), NXB Thế giới, Hà Nội.
31. Đỗ Quang Hưng (2001), Lịch sử báo chí Việt Nam 1865 -1945, NXB ĐHQG Hà
Nội.
32. Trần Đình Hựu (1998), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, NXB Giáo
dục.
33. M. Gorki (1970), Bàn về văn học (tập 2), NXB Văn học, Hà Nội.
34. Nguyễn Khuê (2002), Phác thảo quá trình hình thành tiểu thuyết văn xuôi quốc
ngữ ở Nam Kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, TCVH, số 5.
35. Đinh Xuân Lâm (chủ biên) (2001), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, 1858 –
1945, NXB Giáo dục.
36. Mã Giang Lân (2002), Nhìn lại một thế kỷ văn học (1900 – 2000), một công
trình nghiên cứu nghiêm túc và có giá trị văn học, TCVH, số 5.
37. Nguyễn Lộc (1985), Vấn đề phân kì trong lịch sử văn học dân tộc và quy luật
vân động của văn học dân tộc, TCVH, số 3.
38. Bùi Văn Lợi (1999), Mối quan hệ giữa tính chân thực lịch sử và hư cấu nghệ
thuật trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, TCVH, số 9.
39. Phong Lê (2001), Phác thảo buổi đầu văn xuôi quốc ngữ, TCVH, số 11.
40. Phong Lê (2001), Trên quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam vào nửa đầu thế
kỷ XX, TCVH, số 1, tr.11-16.
41. Phong Lê (2002), Văn xuôi những năm 20 (thế kỷ XX) - phòng chờ cho bước
chuyển giai đoạn sau 1932, TCVH, số 5.
42. Mai Quốc Liên (chủ biên), Cao Thị Xuân Mỹ(chủ biên), Văn xuôi Nam bộ nửa
đầu thế kỉ XX, Trung tâm Quốc học và NXB Tổng hợp TP.HCM.
43. Trương Thị Linh (2006, Tìm hiểu sự ra đời của nền văn học mới qua một số báo
chí và tạp chí Nam bộ đầu thế kỉ XX (thập niên 20), luận văn thạc sĩ trường
ĐHKHXH&NV.
44. Nguyễn Lộc (1976), Lịch sử văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX, NXB Đại
học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
45. Nguyễn Lộc (1985), Vấn đề phân kì trong lịch sử văn học dân tộc và quy luật
vân động của văn học dân tộc, TCVH, số 3.
46. Phương Lựu chủ biên (1997), Lí luận văn học, NXB. Giáo dục.
47. C.Mac, Ăgghen, Lê Nin (1977), Về văn học và nghệ thuật, NXB Sự Thật, Hà
Nội.
48. Nguyễn Đăng Mạnh (1997), Quá trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam nửa
đầu thế kỷ XX, TCVH, số 5.
49. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật
của nhà văn, NXB Giáo Dục.
50. Cao Thị Xuân Mỹ (1996), Vài nét về các đoản thiên tiểu thuyết của Trần Quang
Nghiệp, TCKHXH, số 30 – IV/96.
51. Cao Thị Xuân Mỹ (2002), Quá trình hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam từ cuối
thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, Luận án tiến sĩ ngữ văn, ĐHSP TP.HCM.
52. Cao Thị Xuân Mỹ (1998) Truyện dài đầu tiên và tuyển tập các truyện ngắn Nam
bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Tập 1, NXB Văn nghệ TP. HCM.
53. Cao Thị Xuân Mỹ (1999-2000), Văn xuôi Nam bộ nửa đầu thế kỉ XX, Trung tâm
Quốc học và NXB Tổng hợp TP.HCM.
54. Trần Thị Ngoạn (2006), Người ơi Người! Giờ ở phương nào?, được đăng trong
Tập tham luận hội nghị khoa học: Văn học quốc ngữ Nam bộ cuối thế kỉ XIX –
1945, ĐHKHXH&NV.
55. Vương Trí Nhàn (1996), Những lời bàn về tiểu thuyết trong văn học Việt Nam,
từ đầu thế kỷ XX đến 1945, NXB Hội nhà văn.
56. Võ Văn Nhơn (2000), Con đường đến với tiểu thuyết hiện đại của hai nhà văn
tiên phong Nam Bộ, TCVH, số 3.
57. Nguyễn An Ninh (2010), Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục.
58. Huỳnh Thị Lan Phương, Tính giao thời trong văn học Việt Nam giai đoạn 1900
– 1930, nguồn: www.hobieuchanh.com
59. Claudine Salmon (biên soạn) (2004), Tiểu thuyết truyền thống Trung Quốc ở
Châu Á (từ thế kỷ XVII-thế kỷ XX), Trần Hải Yến dịch, NXB KHXH, Hà Nội.
60. Lê Văn Siêu (1974), Văn học sử thời kháng Pháp (1858 – 1945), NXB Trí Đăng.
61. Trần Đình Sử (2003)( chủ biên), Tự sự học, NXB Giáo dục.
62. Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam (1987), Lý luận văn học (tập 2),
NXB Giáo dục, Hà Nội.
63. Trần Đình Sử, tuyển tập, NXB Giáo dục, H. tập 2.
64. Trần Đình Sử (2005), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
65. Trần Hữu Tá (2000), Nghĩ về bình minh của tiểu thuyết Nam bộ, TCVH, số 10.
66. Trần Hữu Tá (2000), Nhìn lại một chặng đường văn học, NXB. TPHCM
67. Vũ Thanh (tổng thuật) (2002), Hội thảo khoa học văn xuôi quốc ngữ Nam bộ
cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, TCVH, số 5, 2002.
68. Bùi Đức Tịnh (2002), Những bước đầu của Báo Chí, truyện ngắn, tiểu thuyết và
thơ mới (1865 – 1932), NXB TP.HCM.
69. Bích Thu (2001), Tiểu thuyết Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa văn học đầu
thế kỷ, TCVH, số 4.
70. Đỗ Lai Thúy (2000), Phê bình văn học chòng chành mà tiến tới, TCVH, số 6.
71. Đỗ Lai Thúy (2005), Về khái niệm hiện đại và hiện đại hóa trong văn học Việt
Nam, NXB Giáo dục.
72. Lê Ngọc Thúy (2001) Đóng góp của văn học quốc ngữ ở Nam Bộ, cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX vào tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam, Luận án tiến sĩ,
ĐHSP TP.HCM.
73. Huỳnh Văn Tòng (2000), Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945, NXB
TP.HCM.
74. Lê Ngọc Trà (2005), Lí luận và văn học, NXB Trẻ.
75. Trần Văn Trọng, Đặc điểm truyện ngắn Trần Quang Nghiệp (1907-1983),
TCNCVH, số 6.
76. Lê Dục Tú (2001), Hành trình của nghiên cứu – phê bình văn học Việt Nam thế
kỷ XX, TCVH, số 4.
77. Nguyễn Văn Trung (1974), Chữ văn quốc ngữ thời kỳ đầu Pháp thuộc, Nam Sơn,
Sài Gòn.
78. Nguyễn Văn Trung (1987), Những áng văn chương quốc ngữ đầu tiên: Truyện
thầy Lazarô Phiền (1987), tư liệu dung cho giảng dạy bậc cao học trường ĐHSP
TP.HCM.
79. Nguyễn Văn Trung, Nhìn lại vấn đề viết tiểu thuyết theo lối Tây phương,
nguồn: www.hobieuchanh.com
80. Nguyễn Văn Trung, Về các thể loại viết bằng chữ quốc ngữ vào cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX ở Việt Nam, nguồn: www.hobieuchanh.com
81. Nguyễn Thị Thanh Xuân (2000), Văn học hiện đại Việt Nam, bước khởi đầu
quan trọng ở Sài Gòn – Nam Bộ, TCVH, số 3.
82. Nguyễn Thị Thanh Xuân (2004), Phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
(1900-1945), NXB ĐHQG TP.HCM.
83. Nguyễn Văn Xuân (1967), Một trăm năm báo chí quốc ngữ, Tạp chí Văn, Sài
Gòn.
84. C.Mac, Ăgghen, Lê Nin (1977), Về văn học và nghệ thuật, NXB Sự Thật, Hà
Nội.
85. C.Schaffer và Thế Uyên (1994), Tiểu thuyết xuất hiện ở Nam Kì, TCVH, số 8.
86. Nhiều tác giả (2006), Tập tham luận hội nghị khoa học: Văn học quốc ngữ Nam
Bộ cuối thế kỷ XIX – 1945, ĐHQG, ĐHKHXH&NV TP.HCM.
87. Công luận báo ( 1916 – 1939).
88. Thần Chung (1929 – 1930).
89. Đông Pháp thời báo (1923 – 1928).
88. Báo Văn nghệ Tiền Giang
2. MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA NHÀ VĂN TRẦN QUANG NGHIỆP (Ảnh do
gia đình cung cấp)
TRẦN QUANG NGHIỆP – “CẬU NĂM NHÀ VĂN”
(Năm ông 20 tuổi, khi mới bắt đầu cầm bút)
TRẦN QUANG NGHIỆP
(1907-1983)
Bàn thờ Gia tiên tại nhà riêng của Trần Quang Nghiệp
Song thân của nhà văn Trần Quang Nghiệp:
Ông Trần Quang Xuân và Bà Dương Thị Quý
Nhà văn Trần Quang Nghiệp và vợ
Vợ nhà văn Trần Quang Nghiệp – cô Nguyễn Thị Nhàn
Năm 1953, Trần Quang Nghiệp dẫn đoàn Việt Nam
thi đấu bóng bàn tại Nam Vang (campuchia)
Trần Quang Nghiệp (thứ hai, từ phải sang) chụp ảnh cùng vô địch bóng bàn
Campuchia (thứ nhất, từ trái sang)
Năm người con của nhà văn Trần Quang Nghiệp (từ trên xuống dưới, từ trái
qua phải): Trần Quang Nhuận, Trần Quang Nhụy, Trần Quang Nhường, Trần
Thị Ngoạn, Trần Thị Kim Ngôn.
Trần Quang Nghiệp, hàng đầu, thứ nhất từ phải sang.
Ngôi nhà của Trần Quang Nghiệp tọa lạc trên
đường Tôn Thất Tùng - quận I, nơi ông gầy dựng
lò bóng bàn đầu tiên ở Sài Gòn - Nam Việt.
Căn cứ vào tờ phổ ý của ông Bá Hộ Trần Văn Minh (Đức Hòa) bắt đầu viết năm 1848,
Tự Đức nguyên niên, Trương Ngọc Tường đã vẽ tông chi họ Trần, công bố
trong quyển Thiên Hộ Vương với cuộc kháng chiến Đồng Tháp Mười.
Chi thứ 7 là cụ thân sinh của Trần Quang Nghiêp – Ông Trần Quang Xuân.
3. DANH MỤC TRUYỆN NGẮN CỦA TRẦN QUANG NGHIỆP
Trên Đông Pháp thời báo
Stt Tên truyện Số, ngày In lại lần đầu Hiện nay được in ở
1 Ai đành phụ nghĩa 683 – 16/2/1928
684 – 18/2/1928
Tập Chuyến xe trưa, NXB Đức
Lưu Phương, SG 1931
Photo từ bản sưu tầm của TS. Cao Thị
Xuân Mỹ
2 Chuyến xe trưa 704 – 5/4/1928
705 – 7/4/1928
TS. Cao Thị Xuân Mỹ, “Văn xuôi Nam bộ
nửa đầu thế kỉ XX”, Trung tâm Quốc học
và NXB. Tổng hợp, 1999-2000 (Tài liệu
tham khảo số 52)
3 Tủi phận thuyền quyên 706 – 12/4/1928
707 – 14/4/1928
Tập Hai bó giấy, NXB Đức Lưu
Phương,SG 1931
Photo từ bản sưu tầm của TS. Cao Thị
Xuân Mỹ
4 Hai bó giấy 743 – 12/7/1928
744 – 12/7/1928
Tập Chuyến xe trưa, NXB Đức
Lưu Phương, SG 1931
Tài liệu tham khảo số 52
5 Ba cô áo trắng 765 – 6/9/1928 Tài liệu tham khảo số 52
6 Chẳng mất đi đâu 770 – 18/9/1928 Tập Hai bó giấy, NXB Đức Lưu
Phương, SG 1931
Photo từ bản sưu tầm của TS. Cao Thị
Xuân Mỹ
7 Nông nỗi vì đâu (2 kỳ báo) 719–12/5/1928
720 – 15/5/1928
như trên
8 Tấm hình của ai?
(3 kỳ báo)
721 – 19/5/1928
722 – 21/5/1928
725 – 31/5/1928
như trên
9 Đi coi hát mất vợ 726 – 2/6/1928 Tập Chuyến xe trưa, NXB Đức Photo từ bản sưu tầm của TS. Cao Thị
Lưu Phương, SG 1931 Xuân Mỹ
10 Chọn đá thử vàng (2 kỳ báo) 728 – 7/6/1928
729 – 9/6/1928
Tài liệu tham khảo số 52
11 Bài hành vân 771 – 20/9/1928 Photo từ bản sưu tầm của TS. Cao Thị
Xuân Mỹ
Trên báo Thần chung
12 Trời phật công bình 114 – 6/6/1929 Tập Chuyến xe trưa, NXB Đức
Lưu Phương, SG1931
TS. Cao Thị Xuân Mỹ, “Truyện dài đầu
tiên và tuyển tập các truyện ngắn Nam bộ
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”, NXB.Văn
nghệ, 1998 (Tài liệu tham khảo số 51).
Truyện này cũng được đăng ở tài liệu
tham khảo số 52
13 Lòng người khó biết ( Tên gọi
khác Con của ai?)
120 – 13/6/1929 Tài liệu tham khảo số 51
14 Đêm thứ bảy 131 – 26/6/1929 Photo từ bản sưu tầm của TS. Cao Thị
Xuân Mỹ
15 Thêm một lá thăm của 138 – 15/1/1929 như trên
16 Hồng Hoa 190 – 6/9/1929 Tập Chuyến xe trưa, NXB Đức
Lưu Phương, SG 1931
như trên
Trên Công luận báo
17 Tiệm Việt Hưng gần đóng cửa 2024 – 22/3/1931 Tập Người thương của tôi,
impr.de Nguyễn Khắc, SG 1932
Photo từ bản sưu tầm của TS. Cao Thị
Xuân Mỹ
18 Giả thiệt là ai? 2029 – 28/3/1931 Tài liệu tham khảo số 51 và 52
19 Cô gái phá thai (có khi được
gọi Cô gái đẹp mà buồn, Vì đâu
mà buồn)
2035 – 4/4/1931 Tập Người thương của tôi,
impr.de Nguyễn Khắc, SG 1932
Photo từ bản sưu tầm của TS. Cao Thị
Xuân Mỹ
20 50 $ của thầy Năm Phụng 2046– 18/04/1931 Sưu tầm được từ vi phim Thư viện Tổng
hợp TP. HCM
21 Bồng lai quán 2052 – 25/04/1931 Sưu tầm được từ vi phim Thư viện Tổng
hợp TP. HCM
22 Lỗi bù lỗi 2058 – 2/5/1931 Tập Chuyến xe trưa, NXB Đức
Lưu Phương, SG 1931
Tài liệu tham khảo số 52
23 Chuyến xe tối 2064 – 9/5/1931 Sưu tầm được từ vi phim Thư viện Tổng
hợp TP. HCM
24 Gương can đảm 2067 – 13/05/1931 Tập Người thương của tôi,
impr.de Nguyễn Khắc, SG 1932
Photo từ bản sưu tầm của TS. Cao Thị
Xuân Mỹ
25 Vào hang cộng sản 2069 – 16/5/1931 Sưu tầm được từ vi phim Thư viện Tổng
hợp TP. HCM
26 Cái tội năm xưa 2086 – 6/6/1931 Sưu tầm được từ vi phim Thư viện Tổng
hợp TP. HCM
27 Ai muốn làm giàu 2075 – 23/5/1931 Tài liệu tham khảo số 51
28 Ăn mày trúng số
2103 – 27/6/1931 Tài liệu tham khảo số 51 và 52
29 Trái bom ai để giữa đường 2109 – 4/7/1931 Sưu tầm được từ vi phim Thư viện Tổng
hợp TP. HCM
30 Trên lầm dưới lỗi 2120 – 18/07/1931 Tài liệu tham khảo số 51
31 Người thương của tôi 2223 – 20/10/1931 Sưu tầm được từ vi phim Thư viện Tổng
hợp TP. HCM
32 Gặp người gái đẹp 2126 – 25/7/1931
Tài liệu tham khảo số 51
33
Gặp người bạn cũ
2132 – 1/8/1931
Tập Người thương của tôi,
impr.de Nguyễn Khắc, SG 1932
Photo từ bản sưu tầm của TS. Cao Thị
Xuân Mỹ
34 Gặp người khách quý (viết cùng
Nguyễn Văn Tao)
2138 – 8/8/1931 Tài liệu tham khảo số 51 và 52
35 Kẻ trộm là ai? 2242 – 12/10/1931 Sưu tầm được từ vi phim Thư viện Tổng
hợp TP. HCM
36 Lỗi trước đã nhiều 2097 – 20/6/1931 như trên
37 Quảng cáo 2433 – 10/8/1932 như trên
38 Ngờ đâu 2441 – 20/8/1932 như trên
39 Nửa đêm 2464 – 16/9/1932 như trên
40 Mỗi người một nơi 2468 – 21/9/1932 như trên
Các truyện không đăng báo
41 Người đàn bà ghen Tập Hai bó giấy, NXB Đức Lưu Phương,SG 1931 Tài liệu tham khảo số 52
42 Xâu chìa khóa như trên Tài liệu tham khảo số 51 và 52
43 Ông tơ cắt cớ như trên Tài liệu tham khảo số 52
44 Cái áo màu xanh như trên Tài liệu tham khảo số 52
45 Số bạc mười ngàn Tập Chuyến xe trưa, NXB Đức Lưu Phương, SG 1931 Tài liệu tham khảo số 52
4. MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA TRẦN QUANG NGHIỆP
Hình bìa tập truyện Chuyến xe trưa, NXB Đức Lưu Phương, SG 1931
Hình bìa tập truyện Hai bó giấy, NXB Đức Lưu Phương, SG 1931
Bản chụp các truyện ngắn của Trần Quang Nghiệp
chụp trên vi phim “Công Luận báo”
Kẻ trộm là ai?
Kẻ trộm là ai? (tt)
Bồng lai quán
Bồng lai quán (tt)
NÔNG NỔI VÌ ĐÂU?
Thầy ba Long làm việc hãng buôn, ăn lương một tháng một trăm chín mươi lăm
đồng ba cắt; lương bổng thì nhiều mà tháng nào cũng không dư, vừa đủ là may.
Vợ chồng ở với nhau đặng một năm không đều chi xích mích, làm việc về thì
nói chuyện với vợ cũng đủ vui, không cần đi chơi đâu hết; Thầy có sắm một cái xe
nhỏ ba chỗ ngồi, chiều chiều, chồng cầm bánh, vợ ngồi một bên, chạy cùng châu-
thành Saigon, chạy vòng lăng, chạy Lăng tô, vô sở thú.
Qua năm sau là năm thứ hai, là năm thầy không dư giả. Tại sao?
Thầy mua một cái vợt đánh banh hiệu Nguyễn-văn-Trận rồi mỗi buổi chiều làm
việc thầy chạy thẳng lên Cercle mà chơi. Từ đó về sau, ngày chúa-nhựt và chiều thứ
bảy thầy không mấy khi ở nhà, người nào lại nhà kiếm thì cô nói thầy đi đánh tennis.
Từ ngày thầy bày ra chơi tennis thì trong nhà không có dư tiền, sự xài phí không
đặng hời hợt; cô buồn hay cằn nhằn thì thầy cắt nghĩa nói tại chơi tennis tốn kém
nhiều, nào là đóng tiền hội mỗi tháng, nào là mua vớ, mua sơ-mi, may quần, mua
giày, tiền đương ra-kết; đánh mệt thì phải uống rượu, uống không lẽ không mời anh
em, mời thì họ uống thiệt tình, uống thẳng tay, mình trả tiền ráo túi. Thầy kể ra một
tháng thầy chơi tennis tốn mất ba chục đồng là ít.
Cô nói nếu tốn kém như vậy còn chơi làm chi, thầy trả lời cũng hay, làm cho cô
không rầy được. Thầy nói thầy ốm yếu nhờ thể thao mới ăn được ngủ được, thân thể
tráng cường làm việc mới nỗi, tuy tốn hai ba chục mà lợi được gần hai trăm nếu cô sợ
tốn mà không cho thầy chơi thì thầy ăn không vô, ngủ không thẳng giấc, ốm o gầy
mòn làm sao làm việc cho nỗi mà nuôi cô. Hễ ốm o gầy mòn thì có khi cũng chết;
hay là cô muốn thầy chết đặng cô lấy chồng khác.
Thầy cải lẻ hay quá, làm cho cô nghẹn họng không nói nữa được. Thầy thương
vợ, thầy nghĩ mình chơi chơi mà nó không chơi cũng tội nghiệp nên bữa nào thầy
cũng bảo sớp-phơ đam xe về cho vợ đi chơi vài vòng rồi ghé sân tennis mà rước thầy
về luôn.
Buỗi chiều thầy đánh tennis buỗi tối ở không, thầy nói buồn, thầy đi đánh bi-da.
Thầy với cô rằng đánh bi-da vui lắm, thầy đánh mau giỏi, thầy ham lắm, cho nên bữa
nào cũng đi khuya lơ khuya lắc mới về. Không biết thầy đánh bi-da bị thức khuya hay
sao mà bây giờ thầy suy nhiều. Thuở trước cân năm chục kí-lô hai trăm năm mươi ba
cà-ram, bây giờ còn có bốn mươi bốn kí-lô bốn trăm bốn mươi bốn mà thôi.
Cô thấy thầy suy nhược quá, thường nằm đêm than thở với thầy bảo thầy muốn
đánh tennis thì đánh, chớ cái bi-da thì cô xin thầy thôi chơi. Thầy cải lẽ nữa, thầy nói
chơi bi-da cũng có ích vậy.
Đường giao thiệp rộng, thầy nhờ đó mà quen biết được với mấy vị thương-gia ở
Saigon, lục tỉnh. Cô nói quá, thầy hứa một bữa chơi, một bữa nghỉ.
Thầy sợ cô ở nhà buồn, bảo cô có muốn chơi câu tôm thì qua nhà ỹ Xảnh, thím
Ngoảnh mà câu, song câu nho nhỏ vậy, đừng câu lớn quá hết gạo mà nấu.
Một bửa tối thầy lại hội-quán Nam ký công-thương kỷ-nghệ mà chơi bi-da, song
chẳng thấy tay chơi, thầy bước trở ra kêu sớp-phơ lại bảo. Tên sốp-phơ nầy mới ở,
thầy ngó nó một hồi rồi hỏi rằng: Mầy biết nhà ngủ Tân-Hòa không?
- Dạ bẩm không.
- Nhà ngủ ở đường Bonnard gần tiệm Nguyễn-văn-Trận đó. Mầy biết tiệm
Nguyễn -văn-Trận không?”
- Dạ, tiệm Nguyễn-văn-Trận ai lại không biết, tiệm đó bán đồ thể-thao nhiều lắm,
bán ra-kết (raquette) bán banh. Cái nón tôi đội đây cũng mua ở đó.
- Được lắm! Nhà ngủ Tân Hòa cách tiệm Nguyễn-văn-Trận hai ba căn; mầy đem
xe lại đó, lên phòng số 8 mầy nói với cô, nói có tao đương chờ cô bãi cô sửa soạn cho
mau, mầy đem cô lại góc đường Espagne và Filippini có tao ở đó.
- Thầy không lại nhà ngủ sao?
- Chủ tiệm Nguyễn-văn-Trận biết tao, tao lại sợ ổng ngó thấy. Thôi đi đi;ờ mầy
nhớ về đừng cho cô ở nhà hay nghe không.
Bữa đó thầy không đánh bi-da thầy đi xuân-trường tắm suối với cô ở phòng số 8.
Thuở giờ đêm nào thầy đi khuya là đi chơi với cô số 8 ở Thủ-đức hoặc Lăng-tô
song cô nào có biết được. Cô chẳng biết song cũng nghi thầy có nầy nầy nọ nọ chớ
nào không. Cô nghi như vậy mà chẳng ló môi cho thầy biết, cô làm như cô tin bụng
chồng lắm vậy.
Một bữa thầy cũng chơi mửng củ thầy bảo sớp-phơ mới của thầy đi rước cô ở
phòng số 8.
Xe đi có nửa giờ mà không thấy trở lại làm cho thầy xốn xang bứt rứt đi xuống
đi lên đương Filippini không biết mấy hiệp. Xe nào chạy tới thầy cũng ngóng xem coi
phải xe mình hay không. Thầy chờ lâu nói chắc tại cô sửa soạn thoa một chút phấn
nơi hai gò má, và dưới cổ, điểm một chút son nơi môi, ướp dầu thơm trên đầu,
choàng cái khăn ê sạt, gò thắt cái nơ khăn cho khéo, đi qua đi lai trước mặt kiếng mà
nhắm cho nên mới hại thầy chờ lâu như vậy song thầy không giận.
Xe thầy chạy lại thầy khoát tay bão sớp-phơ ngừng, thầy bước lên thấy cô không
sửa soạn, lại nép mặt trong tay mà chẳng nói rằng, làm như giận thầy vậy.
Thầy vịn vai cô mà hỏi rằng: Em không sửa soạn mà sao lâu lắm vậy? Bộ em
giận qua hay sao?
Ngước mặt lên coi.
Cô ngước mặt lên mặt mũi chàm ngoàm miệng hỏi rằng: Bữa nay mình cũng đi
đánh bi-da nữa sao?
Thấy gương mặt, nghe tiếng nói rõ ràng là vợ, thầy ba Long nghẹn ngào, thầy
ngoát sớp-phơ đi xa xa mà nói rằng: “Mầy hại tao phen nầy”.
- Cái đó tại cô biểu vậy. Tại cô chớ chẳng phải tại tôi.
- Cô biểu thì mầy nói cho tao hay đặng ta chừa mững chớ sao mầy y kế với cô
mà hại tao?
- Dạ không nghe lời cô sao được, cái thơ của con ba Nhỏng Nhảnh gởi cho tôi ở
trong tay cô, cô đưa ra thì vợ tôi nắm đầu tôi còn gì?
(Đông Pháp thời báo, số 719-720 - ngày 12-15/5/1928)
ĐI COI HÁT MẤT VỢ
Bà huyện Nam năm nay mới bốn mươi tuổi mà đã góa chồng, bà đầu đuôi có
một người con gái mà thôi. Một mẹ một con sơm trưa hủ hỉ nhà tuy nghèo mà vui,
mẹ con đều phải làm mới nuôi miệng được.
Ban ngày làm tối nghỉ nọ nghỉ kia, bà huyện nhớ chuyện mười năm về trước
thuở chồng còn đương quyền, tổng dạ làng thưa, lên dù xuống võng, ngày nay chồng
bà khuất đi rồi, bà ở vậy nuôi con bà tùng buyên an phận, chẳng trách đất hờn trời
song nghỉ củng hơi buồn hơi tủi.
Con gái bà là cô hai Tâm, tuy không đặng đẹp cho lăm, trắng cho lắm, song da
mặt mịn màng tướng đi tốt lắm, thuở nhỏ cô có đi học cô đậu cấp-bằng sơ học ngày
nay cha cô khuất, gia đạo bần hàng cô mới xin dạy tại trường Chợ-đủi lấy đồng tiền
nuôi dưởng mẹ già đẽ trả ơn cúc dục.
Nuôi cha mẹ mà thiếu lòng cung kính thì có khác nào nuôi con súc vật; cô hai
Tâm thương mẹ lắm, miếng cơm chỗ ngủ không bao giờ sai sót, cô làm cho mẹ vui
lòng luôn luôn, bà huyện thấy con hiếu thảo cũng có lòng, mẹ con bây giờ của tiền
cũng không, tước quyền cũng hết, song nhờ mẹ hiền con hiếu cho nên trong nhà vui
vẻ luôn luôn.
Mấy năm nay có nhiều nơi gấm ghé, song cô chẳng ưng chỗ nào, cô muốn ở vậy.
Ít năm đặng nuôi dưỡng mẹ già, bà huyện, giàu sang vinh hiển bà đã chán ngán rồi,
bà không còn ham muốn chi nữa cho nên việc đôi bạn của con bà đễ cho cô tùy ý lựa
chọn, bà thấy cô chịu phòng không cũng thương tình bảo cô hãy lo xuất giá.
Thím Ngánh ở chợ cử quen với bà huyện đã lâu, hai người thân mật nhau lắm,
tới lui thường, thím thấy cô hai Tâm năm nay cũng trọng nên thím mới kiếm chỗ chỉ
giùm. Kiếm chỗ nào chẳng được thím nói với bà huyện cho cháu thím là chú Xinh
khách trú lai làm việc tại nhà băng cưới.
Bà huyện không phải ham giàu mà gả con cho chệt, song nghe nói chú nọ đẽ
thương lại không lẽ từ chối cũng khó lòng với thím Ngành cho bên bà bằng lòng cho
chú Xinh cưới cô hai Tâm. Cô hai Tâm là con hiếu, mẹ bằng lòng chỗ nào thì cô bằng
lòng chỗ đó.
Hai đàng ưng thuận giao ngày hai mươi bảy tháng bảy sẽ làm lễ đưa dâu thế thì
còn ba tháng nữa cô hai Tâm sẽ về làm dâu Trung-quốc, xứ ta phải mất hết một người
dân Annam.
Bấy giờ có nhiều ông đi Trung-quốc bày đặt ra nhiều phiếm ảnh hát tuồng Tàu
toàn là người Huê-kiều đóng tuồng. Họ hát hay dở thế nào chẳng biết song mấy thầy
Annam và người Tây ít coi tuồng của họ, họ hát họ coi mà thôi.
Một bữa hát tuồng Bát- giải cầu hôn bà huyện muốn xem chơi cho biết nên tối
dọn dẹp nhà cửa xong hai mẹ con dắt nhau ra đi coi.
Mới vô đầu khởi sự hát cuộc đua chạy bộ của hiệu Nguyễn-văn-Trận và Cognac
Jules Robin xướng lập. Bà huyện thấy nhiều anh chạy không nổi ngã qua ngả lại như
con lật đật thì tức cười lắm. Saint Maxent là lính sơn đá chạy về tới trước giựt giải
nhứt; coi tới lúc Nguyễn-văn-Huê về hạng nhì thì có người khêu chơn cô hai Tâm
làm cho cô vừa giận vừa thẹn. Bây giờ lâu lâu lại khêu chơn cô một cái, cô giận quá
song ráng dằn lòng làm thinh.
Người ngồi phía sau khều cô một cái nữa, co day lại, đèn bực sáng lên cô thấy rõ
ràng... một người bận đồ tây, đội nón nỉ, người đó vừa thấy mặt cô thì lật đật xây
lưng cút mất.
Cô hai Tâm giận lắm đêm đó về ngủ không được lăn qua trở lại hoài.
Chí Xinh gần cưới được cô hai Tâm thì mừng lắm đi đâu cũng nói với anh em
rằng cô hai Tâm nước da tốt, gương mặt đều, không chổ nào chê được.
Còn mấy bữa nữa là ngày chú Xinh cưới cô hai Tâm; chú mừng lắm, đêm nào
ngủ củng nằm chiêm bao.
Bữa kia chú được một phong thơ, chú mở ra xem, thơ chữ quốc-ngữ viết như
vầy:
“Saigon le..................
Tôi với người không có duyên nợ với nhau khiến cho nên gần ngày giao hiệp mà
nó xảy ra chuyện lôi thôi.
Tôi gởi bức thơ nầy cho người, cho người biết rằng tôi chẳng ưng người đâu, tôi
xin hồi, người hảy kiếm nơi khác cho xong chớ đừng chờ tôi.
Người biết tại sao tôi không ưng người hay không? Tại người đi coi hát hay
khều chơn người ta, còn tôi thì không ưa mấy chuyện làm vậy.
Tâm”
Chú Xinh coi hết thơ thì cào tai gải má tức mình ấm ách nói tại xuôi xẻo ai bảo
bữa đó đi coi hát làm chi cho mất vợ. Thím Ngành nổ giận la lớn rằng: “Coi hát làm
sao mất vợ được, nói vậy người ta coi hát người ta mất vợ hết hay sao? Ai bảo mầy
khều chơn cổ mà làm chi?”
Chú Xinh thì nói tại coi hát, thím Ngành nói tại khều chơn còn người chép
truyện thì nói tại cô hai Tâm không ưa mấy chú dê.
(Đông Pháp thời báo, số 726 - ngày 02/6/1928)
TRỜI PHẬT CÔNG BÌNH
Đêm nay ngọn gió thổi nà, mây bay vần vũ, trăng đương tỏ bỗng lu, phút chúc
trời tối đen ngửa bàn tay không thấy. Gió bay qua, mưa tuông xuống, mưa càng to
gió càng lớn đêm lại càng khuya; giữa tiếng ồn ào, cảnh trời đen nịch ấy lâu lâu lại
nghe một tiếng sấm vang, một lằn điện chớp.
Mười giờ rưỡi bữa thứ sáu, chuyến xe đêm Sài Gòn - Nha Trang lướt gió tuôn
mưa, lăn trên hai con đường sắt. Cửa đóng chặc, ngọn đèn lu, khách trong xe tựa hồ
đã mệt, người dựa gối cuối đầu, người nghiêng mình nghẽo cổ. Trước đầu xe, anh coi
máy chụm lửa thêm, cho xe chạy vụt qua một quãng rừng rậm cao ngất trời.
Trong gian phòng hạng nhất, một người tuổi lối bốn mươi lăm đang ngồi xem
sách. Ông lấy kiếng xuống, xếp sách lại, gục đầu suy nghĩ bỗng có người vạch màng
bước vào. Một chàng tuổi trẻ mạnh mẽ, tay cầm con dao nhọn... Ông chữa kịp la thì
đã bị một mũi xuyên ngay vào ngực chết liền.
Anh trai lập tức thò tay đoạt của, sẵn thấy áo lạnh để nằm đó bèn lấy mang vào.
Mưa gió đùng đùng, xe tuông vụt vụt, vụ án mạng xảy ra không một người hay
biết.
Xe gần tới cầu, bớt trớn chạy, anh chàng thừa cơ nhảy ra xuống đi đào thoát.
Mưa mặc mưa, gió mặc gió, anh choàng áo mưa lầm lũi đi hoài coi bộ hăng hái lắm
chứ không có chút gì hối hận về chuyện mình mới làm khi nãy.
Trời chớp sáng lòa, anh ta thấy xa xa một túp nhà tranh bèn đi ngay lại đó;
cũng nhờ lằn chớp nọ mà trong nhà kia vợ chồng hai Môn dòm ra thấy một người
dầm mưa đi lại. Vợ chồng ngó nhau gương mặt mừng rỡ tuy không nói ra mà đã rõ ý
nhau nên chồng lật đật lấy một khúc cây to cầm tay, một con dao dắt lưng, vợ cũng
nịch theo dao phay bén ngọt.
Khỏi nhà một đỗi, vợ chồng bèn nấp lại gốc cây to bên đàng. Vợ chồng tên nầy
là một cặp giết người giựt của chẳng gớm tay nay gặp anh chàng này cũng người
đồng nghiệp mà chẳng biết rồi đây sẽ trời báo ứng kẻ nào.
Anh chàng ăn cướp lầm lủi đi lại mà không dè người chực giết mình.
Phịch!... Cây hèo để ngay hông... Giữa rừng vắng nghe có tiếng la vang, anh
chàng ngã ngay xuống đất, vợ hai Môn chạy ra cho thêm một dao nín thở.
Hai vợ chồng ngồi xuống, lấy cả tiền bạc trong mình anh chàng nọ rồi chị vợ
mới đưa đèn rọi xem cho biết mặt.
- Húy trời ơi!
- Chuyện gì vậy?
- Thằng Lành!
- Trời ơi,... Thiệt quả... con tôi, nó đi mất mấy năm nay bây giờ...
Sét đánh một tiếng lớn vang động cả rừng rồi không nghe tiếng người nói nữa...
(Thần Chung, số 114 - ngày 06/6/1929)
LÒNG NGƯỜI KHÓ BIẾT
Thầy Hai Minh làm việc hãng Charuer Saigon có chung tình với một cô ả cũng
làm trong một sở. Thầy thương cô vì sắc mà quả vậy, sắc cô thiệt đẹp, thầy yêu cô vì
nết nhưng cái sắc đẹp còn thấy được chớ cái nết là một cái khó thấy mà lại hay lầm
nữa. Tình nồng nghĩa mặn tuy cha mẹ thầy rất không bằng lòng, mấy phen rầy la
trách mắng nhưng cũng không làm sao cho thầy xa người thương được.
Tình sâu, hiếu nặng, thầy tuy vui với người thương mà buồn cùng cha mẹ, cha
mẹ thầy để vậy thì không vui còn làm ra cho tới nước chia rẽ đôi đàng thì bởi thương
con không nỡ.
Một bữa thầy tiếp đặng phong thơ của cha xé ra coi như vầy:
“Cha không lẽ tùy ý con mà con cũng không lẽ làm buồn lòng cha mẹ, vậy cha
mẹ tính như vậy:
“Kể từ ngày nầy, trong hai năm mà con ở với nó có đặng chút con cha mẹ sẽ vui
lòng để vậy, bằng như không thì con phải ép lòng xa nó để cha mẹ lo chỗ khác cho”
Từ đây thầy có hơi lo một chút, trong túi thấy có để đầy thuốc mà nhứt là thuốc
Phụ khoa kim phụng hoàn để cho cô uống, năm tháng như vậy không thấy linh
nghiệm gì, thầy bảo cô nghỉ uống để dùng thuốc tây, chích thuốc bổ. Ba tháng như
vậy nữa mà cũng không con.
Trong hãng thầy làm việc có anh chà không vợ không con thấy nhà thầy rộng rãi
xin ở đậu, thầy bằng lòng vì thầy thấy anh nọ tính ý thiệt thà dễ thương. Anh chà về ở
bộ tịch rất nhu mì, ngày tối không hay nói chuyện, cũng ít đi chơi, thường hay xem
sách.
Trong kỳ hạn hai năm, năm đầu thầy buồn, thầy lo, nhưng bước đầu năm sau
thầy vui mừng vô hạn. Cô có thai hy vọng thầy chỉ có bấy nhiêu. Thầy mua thuốc
dưỡng thai cho cô uống, lo từ bữa ăn giấc ngủ, không cho cô làm công chuyện gì
nặng; một chuyện thầy cũng không quên là viết thơ về cho cha mẹ hay.
Gần đến ngày sanh, mình cô mạnh mẽ ăn được ngủ được, mụ lại nói đẻ con trai
làm cho thầy càng mừng hơn nữa.
Mẹ thầy đặng thơ xách gói lên nuôi dâu, cách ít ngày, cha thầy cũng lót tót theo
lên. Cuộc tiệc trong lúc lâm bồn thầy lo đủ, áo quần giường nệm cho đứa nhỏ thầy
cũng lo xong. Bữa lâm bồn thầy mời thầy rước mụ mua thuốc lăng xăng mà không
biết mệt.
Mười hai giờ khuya thầy mua thuốc về vừa nghe trong phòng có tiếng con nít
khóc tu oa, thầy mừng quá dắt cha mẹ vào mừng cháu. Ba người vô vừa tới thì chưng
hửng đứng sựng lại mà có một mình thầy Hai Minh ngơ ngác hơn hết, thầy nhìn mặt
cha mẹ mà không nói đặng tiếng gì. Thầy xem kỹ lại thấy đứa nhỏ nước da đen ngâm,
bộ mạnh mẽ giống hệt anh chà ở đậu.
Thầy mở miệng nói nhỏ: “Không phải con tôi mà”.
Cô day qua trả lời: “Vậy chớ ai nói con mình bao giờ?”
Thầy không nói nữa dắt cha mẹ bước ra khỏi nhà coi bộ mặt giận dữ lắm, lúc đi
ngang qua mặt anh chà thầy ngó trân anh ta mà nói lầm bầm: “Thôi để luôn cái nhà
nầy cho chúng bây ở luôn thể.”
(Báo Thần chung, số 120 - ngày 13/6/1929)
GẶP NGƯỜI BẠN CŨ
Năm nay, mà nhứt là lóng nầy, tôi cũng như ai bị cái buổi kinh-tế quẫn-bách mà
đồng tiền túng ngặt.
Mấy lần đi Saigon chỉ có lần nầy, - nếu không phải là một chuyện xấu hổ thì tôi
xin thưa thật, - trong mình chẳng còn được một xu.
Chẳng còn một xu thì lấy gì mà ăn, lấy gì mà làm sở phí về đường âu là ta phải
chạy đi vai đi mượn. Ở Saigon có hai chỗ mà tôi có thể mượn được chút ít tiền là
tiệm Nguyễn-văn-Trận và nhà bán máy vô-tuyến-điện Radio-Dakao. Nhưng hôm nay
ông chũ nhà buôn Nguyễn-văn-Trận đi vắng thì làm gì mượn được, tôi chĩ có trông
cậy vào nơi anh Nguyễn-văn-Tạo ở hiệu Radio-Dakao.
Từ chợ mới Saigon tới Đất-hộ, đường không phải là gần, - không nói ra các ngài
cũng rõ rằng tôi đi xe hay đi bộ.
Mang một bộ đồ nỉ mà không tiền đi xe phải đi bộ từ Saigon đến Dakao thì mồ
hôi không phải là ít. Nếu một người nào họ biết rằng tôi giày nón đàng hoàng, quần
áo bảnh bao như vậy mà trong lưng vắng bặt hơi đồng thì chắc là họ không thể không
cười thầm được.
Thử một lần đi ra mà chẳng có tiền thì các ngài sẽ rõ nó khó khăn dường nào. Thấy
một gái đẹp tôi không dám ngó, ngó mà làm gì, may rủi cô mời mình đi chơi thì tiền đâu
mà trả?
Gặp một gánh gì của chệt ngoài đường thì tôi mau tránh cho xa; đi gần mà làm
gì, rủi đụng đổ gánh thì bạc đâu mà thường?
Con đường Saigon Đất-hộ hôm nay đối với tôi không khác nào một con đường
chông gai, qua được một khoản nào thì tôi mừng khoản nấy.
Tới Cầu-Bông, gương mặt tươi cười, xung xăng vào hiệu Radio-Dakao hỏi thăm
anh Nguyễn-văn-tạo thì anh không có ở nhà, anh đi Rachgia
Trở lộn về Saigon thì trời đã tối, bụng đói rã, đèn đường đã cháy tự hồi nào. Đi
thất thơ trên con đường Sabourain, ngay trước cửa hiêu đóng giày Huê-Mỹ bỗng gặp
người cũng râu mày nhẵn nhụi, củng quần ái bảnh bao đương đứng dòm vào trong tủ.
Tôi ngó anh, anh nhìn tôi. Tôi nhìn anh, anh ngó tôi. Lạ là quen nhau thì phải. Anh
cười, tôi cũng cười. Anh đưa tay tôi cũng đưa tay.
Anh hỏi tôi: “Anh còn nhớ tôi không?”
Tôi trã lời: “Nhớ mài mại”.
- Cơ khỗ, học nhau một lớp ngồi chung một bàn, như con một cha rồi ra trường
không đầy hai năm mà đã quên nhau Sao, lóng nầy anh làm gì, có khá hay không?...
Vợ con gì chưa? Bữa nay làm gì đâu đây?
Anh hỏi câu nào tôi trảlời câu nấy. Gặp tôi coi bộ anh mừng rỡ lắm. Anh dắt tôi
đi lên xuống nói chuyện không hở môi nghỉ miệng. Anh bảo rằng anh mới cưới được
vợ giàu mà có thể nhờ được, anh đi chuyến nầy tính mua một cái xe hơi mui kiến sau
máy mười tám mã lực Anh nói anh còn một người em vợ vừa đẹp vừa hiền, như tôi
có muốn gì thì đi với anh một chuyến là được nay. Nghe anh nói tôi cũng mê. Anh
nói một hồi rồi mời tôi xuống nhà hàng “Anh-Anh” mà dùng một bữa cơm. Anh
muốn kêu xe kéo, tôi không cho, bảo rằng còn sớm chưa đói bụng gì, đi bộ nói
chuyện chơi.
Nói chuyện gì nói, một hồi anh cũng nhắc lại rằng bên vợ anh giàu, anh còn một
người em vợ đẹp lắm rồi anh đốc tôi đi coi, đi nói.
Vào nhà hàng, anh ăn thật nhiều mà tôi ăn cũng không phải là ít. Tôi không uống
rượu, một mình anh, anh làm hết trọng một chai mà coi bộ cũng là còn thiếu, anh nói
chuyện thật nhiều mà thật hay, chuyện nào tôi nghe cũng vui, cũng thích. Ăn uống no nê
rồi sửa soạn ra về, kêu bồi lại tính tiền, - hai đứa làm không bao nhiêu - bốn đồng chín
cắt năm su
Anh bạn của tôi móc túi lấy tiền ra trả. Anh bỏ quên cái bóp ở đằng phòng của
anh. Bấy giờ mới làm sao? Phải chi tôi có sẵn tiền thì tôi trả ngay.
Anh bảo tôi ngồi chờ anh, trong chừng năm phút đồng hồ, anh chạy về phòng
lấy tiền đem lại. Anh mau lấy nón đội lên, đi ngay ra cửa lên xe kéo ngồi. Tôi ngồi
một mình, kêu thêm một tách cà-phe uống mà chờ anh.
Năm phút, mười phút, mười lăm phút, nửa giờ mà anh đâu không thấy lại,
ráng chờ thêm nửa giờ nữa mà anh không lại thì cũng là không lại. Lòng tôi nghi ngại
vô cùng. Tôi sợ cho anh bị lính bắt vì không có giấy thuế trong mình Tôi sợ cho
anh bị rủi ro, xe đụng nhằm mang bịnh mà phải đã nằm nhà thương rồi. Tôi lo sợ cho
anh mà cũng là lo sợ cho tôi; nếu không có anh thì làm gì tôi ra tiệm được mà về.
Đợi hoài, đợi mãi cho tới người ta đóng cửa tiệm đi ngủ mà cũng còn đợi. Túng
quá tôi phải thế giấy thuế thân mới về được.
Ra đường, vắng vẻ bóng người, một mình tôi thủng thẳng bước đi mà có ý trông
chừng coi có gặp anh bạn nọ hay không. Về phòng tôi không ngủ được, lấy giấy viết
ra viết mấy hàng nầy. Lấy gì trả tiền phòng lấy gì chuộc giấy thuế thân? Mấy đều
nầy tôi lo nghĩ ít, lo nghĩ nhứt là sợ cho anh bạn chẳng may gặp chuyện rủi ro.
(Công luận báo, số 2132 - ngày 01/8/1931)
ĂN MÀY TRÚNG SỐ
Một con sông rộng, cầu sắt bắt ngang. Người qua kẻ lại trong cái buổi sớm mai
nầy kể có hằng chục, hằng trăm mà không ai để ý lão ăn mày kia đang dựa mình vào
lan can vừa cúi đầu suy nghĩ. Không một ai để ý đến lão, mà chẳng dè lão là người
đóng vai tuồng trong chuyện nàỵ Không một ai tưởng rằng lão mừng lão vui mà
chẳng ai dè lão đương mừng vui hơn cả mấy trăm người đã qua lại trước mặt lão từ
sớm mai cho đến bây giờ.
Hôm nay gương mặt lão không thèm làm bộ đau đớn, thảm khổ; cái miệng của
lão không thèm nói tiếng than vãn rên xiết. Ai đi ngang qua trước mặt lão thì mặc họ,
lão cũng chẳng buồn đưa tay ra xin từng đồng xu lớn nhỏ như mọi bữa nữa.
Lão có mua một tấm giấy số mà tấm giấy số ấy lại trúng độc đắc mười ngàn
đồng!
Mười ngàn đồng bạc! Một triệu xu! Theo ý tưởng của lão và những người như
lão thì mười ngàn đồng bạc là một số tiền to tát, một số tiền nhiều không biết là bao
nhiêu mà kể. Lão đứng dựa lan can cầu tự hồi hừng đông cho tới bây giờ. Bụng lão
suy, trí lão nghĩ, suy nghĩ nghĩ suy mãi mà không biết phãi chi dùng số bạc 10.000đ
mà lão sẽ đặng lãnh vào việc gì?
Lão đứng ngó mông lại đằng xa kia thì thấy một toà nhà ngói, vách tường rất là
đẹp mắt. Gương mặt của lão bỗng lộ vẻ vui mừng. Lão nhìn ngay lại toà nhà ấy mãi.
Lão đã thấy chỗ dùng số bạc 10.000 đ của lão rồi. Trước hết lão phải lo cho lão một
chỗ ở. Lão muốn một cái nhà rộng, thật khéo, thật đẹp, chung quanh có vườn tược, có
đủ thứ cây ăn trái và đủ thứ bông hoa kiểng vật. Bấy giờ đứng dựa lan can mà lão đã
tưởng rằng đương đứng trong ngôi nhà tốt đẹp ấy rồị Một chiếc xe mui kiến sơn láng
bóng chạy ngang qua cầu, trước mặt lão làm cho lão chống hai con mắt ngó theo
không nháy, mà bụng bảo dạ rằng: - Rồi đây mình cũng sẽ phải có một xe hơi cũng
đẹp cũng tốt như cái xe đó, mới cho là sướng. Mình ở trong một cái nhà lớn tốt mà
nếu như không có sắm xe hơi không khác gì là một người con gái lịch sự mà què
chơn. Phải! Lão ăn mày ta trúng số độc đắc 10.000 đ thì thật là có trúng nhưng vậy
tiền chưa lãnh đồng nào, nhà cữa chưa cất, xe hơi cũng chưa sắm, thế mà lão ta
nghiễm nhiên làm bộ tịch như một bực giàu sang, phong lưu, quyền quí đâu tự mấy
đời rồị Dầu cho có lầu cao cửa rộng, xe hơi, ca nốt, thì cũng chưa đầy đủ cái lòng
ham muốn của lão đâu. Lão cũng như ai, phải cây cỏ chi chi mà chẳng có tình. Ngoài
những chuyện món ăn, nhà ở, xe đi, lão còn tính cần phãi có một cô vợ vừa non vừa
đẹp đẽ cùng nhau trong lúc canh vắng chia cái buồn vui. Lão tính tới tính lui, tưởng
xa tưởng gần rồi gục mặt xuống sông, nhấm xem hình bóng của mình dưới dòng
nước chảy. Bộ tướng xấu xa, thân hình dơ dáy làm cho lão có một điểm buồn cho lão
rồi. Nầy là cây gậy, nầy là cái bị, hôm nay lão cần giữ lấy nó mà làm gì đây nữa. Lão
đã có 10.000 đ bạc là tấm giấy số trong mình thì lão đã thành một ông nhà giàu rồi,
lão phải mau mau cởi cái lớp ăn mày đi.
Lão cầm cây gậy quăng ngay xuống sông, nó trôi lờ đờ trên mặt nước. Lão cầm
cái bị mà quăng theo luôn cho nước chảỵ Cây gậy trôi trước, cái bị trôi sau, lão đưa
mắt nhìn theo mà lòng khoan khoáị Lão đưa tay lên xuống làm như muốn xô đuổi hai
cái món vật ấy trôi đi cho mau, cho xa lão. Thình lình gương mặt lão vùng biến sắc,
lão nhớ lại rằng tấm giấy số của lão đương nằm trong bị mà cái bị ấy đang lờ đờ đằng
xa kia.
Nóng quá mà quên rằng mình không biết lội nên lão vùng nhảy xuống sông ý
muốn vớt cái bị lại, nhưng vậy không được, cái bị cứ trôi lần lần xa ra còn lão thì
chìm lần xuống đáy.
Than ôi! Nhà lầu, xe hơi, gái đẹp, những đều mơ tưởng trôi theo dòng nước,
còn lão ăn màyta thì nằm dưới đáy sông làm cho giấy số mười ngàn không ai lãnh
được.
(Thần Chung, số 2103-ngày 23/5/1931)
Anh chị em của Trần Quang Nghiệp
1. Anh trai: Trần Văn Thủ, được học bổng của chính phủ pháp (1920) sang Paris
học ở Viện Cao đẳng thương mại.
2. Chị gái: Trần Thị Hạnh, có chồng là Lâm Văn Huê, chủ tỉnh Bình Dương và Bến
Tre.
3. Chị gái: Trần Thị Phúc, chồng là Võ Duy Thạch, bác sĩ làm việc ở Sài Gòn.
4. Em trai: Trần Quang Huấn, học kiến trúc sư ở Hà Nội (1940), học đạo diễn ở
Pháp (1953), là một trong những người đi đầu điện ảnh Việt Nam những năm 50, mở
câu lạc bộ thể hình đầu tiên ở Sài Gòn, sau đó định cư ở Pháp.
5. Em gái: Trần Thị Hường, tốt nghiệp Khoa hóa trang sân khấu ở Pháp (1954), sau
đó giảng dạy tại Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn (1960-1975), trường Cao đẳng sân khấu
Sài Gòn (1975 – 1990).
Các con của Trần Quang Nghiệp
1. Trần Quang Nhụy (1933), vô địch bóng bàn Việt Nam (1949), là bác sĩ chuyên
khoa tim mạch ở Pháp.
2. Trần Thị Ngoạn (1936), cử nhân Văn khoa Sài Gòn, dạy văn các trường: Nữ
trung học Lê Văn Duyệt, Trung học phổ thông Võ Thị Sáu, trường Dân Chính I,
trường Trung học Sư Phạm thành phố.
3. Trần Thị Kim Ngôn (1939), vô địch bóng bàn miền Nam 7 năm (1955 – 1962).
4. Trần Quang Nhuận (1943), tiến sĩ khoa học, hiện là trưởng phòng sinh hoá Đại
học y dược Paris.
5. Trần Quang Nhưỡng (1946), cử nhân khoa học, đang sinh sống và làm việc ở Bỉ.
TÔI VÀ “THẦY NĂM BÓNG BÀN NAM VIỆT”(Ô. Trần Quang Nghiệp)
(Hồi ức của danh thủ Bóng bàn Trần Văn Đức (Trần Cảnh Được), cựu vô địch
Việt Nam 1951 – 1952, Huy chương vàng Á Châu năm 1957).
******
Tôi và vợ tôi, Phan Kim Nhan (cựu vô địch bóng bàn nữ Đà Lạt) vừa về thăm
quê hương Việt Nam sau 13 năm định cư tại Mỹ.
Nhân dịp về nước lần này, việc đầu tiên của chúng tôi là đến thăm lại “Lò bòng
bàn Nam Việt” do Thầy Năm Trần Quang Nghiệp lập ra từ năm 1948 tại Quận 1, Sài
Gòn.
Chính nơi này đã sản sinh ra nhiều danh thủ bóng bàn từng mang nhiều vinh
quang về cho Tổ Quốc Việt Nam qua các giải thi đấu quốc tế như: Trần Quang Nhụy
(con trai thầy Năm, vô địch Việt Nam năm 1949 lúc 16 tuổi), Trần Văn Đức, Trần
Văn Liễu, anh em Mai Văn Hòa – Mai Văn Chất, Nguyễn Kim Hằng, Trần Cảnh
đếnVề nữ thi có các chị Mỹ Linh, Như Mai, Kim Ngôn (con gái thầy Năm, vô địch
nữ miền nam 10 năm liền từ năm 1955 - 1965)cũng từng tập luyện tại đây.
Đối với riêng tôi, giữa tôi và thầy Năm Nghiệp đã có nhiều kỷ niệm sâu sắc:
Thầy là người đầu tiên phát hiện ra năng khiếu bẩm sinh của tôi. Chính thầy đã
bỏ công động viên và bồi dưỡng kỹ thuật chơi bóng bàn cho tôi. Và thật là không
uổng công thầy: năm 1950, tôi đoạt chức vô địch Nam Việt (lúc ấy nước ta còn chia
ba miền), năm sau trở thành vô địch toàn quốc lúc 18 tuổi.
Kế tiếp là một chuỗi dài thành tích quốc tế mà tôi và các danh thủ của Hội
bóng bàn Nam Việt đã đạt được, trong đó có thể kể đến chức vô địch đôi nam châu Á
(tôi cùng đứng chung với Mai Văn Hòa – và chính Hòa đã đạt giải đơn nam năm
1953 – 1954). Đặc biệt vào năm 1958, đội tuyển Việt Nam đã đánh bạ đội Nhật
(đương kim vô địch thế giới) với tỷ số 5/3 ở trận chung kết, đoạt huy chương vàng Á
Vận Hội 1958.
Sáng chói nhất là vào năm 1959, đội Việt Nam, sau khi đánh bại các đội Châu
Âu như Thụy Điển, Tiệp Khắc (đương kim vô địch Châu Âu), Anh, Pháp làm rúng
động cả giới bóng bàn. Chỉ tiếc thua lại đội Nhật ở bán kết với tỷ số 3/5 và đành xếp
hạng 3 thế giới.
Chiếc huy chương vàng cuối cùng mà tôi đạt được là vô địch đồng đội nam
(cùng với Huỳnh Văn Ngọc và em trai tôi là Trần Cảnh Đến) ở Seap Game I tổ chức
tại Bang Kok (Thái Lan).
Nhớ lại ngay cả tên tôi khi thi đấu bóng bàn cũng do thầy Năm đặt cho.
Nguyên trong khai sinh, tên tôi là Trần Cảnh Được, do tôi quá say mê tập bóng bàn
nên cha tôi (Ô. Trần Cảnh Vi) sợ điều ấy sẽ ảnh hưởng không tốt cho việc học văn
hóa, và đã cấm không cho tôi chơi bóng bàn nữa.
Tuy nhiên, tôi không thể từ bỏ môn thể thao này. Thế là sau những giờ học văn
hóa ở trường, tôi vẫn lén tập luyện đều đặn tại “Lò bóng bàn Nam Việt”, và muốn có
một cái tên khác khi thi đấu, để nếu báo chí có đăng tin thì cha tôi vẫn không biết
được! Và Thầy Năm đã khuyên tôi cố gắng cả hai mặt văn hóa – thể thao, và đặt cho
tôi cái tên thứ hai: “Trần Văn Đức”. Chính cái tên này đã gắng với tôi trong suốt cuộc
đời cầu thủ bóng bàn.
Những kỷ niệm đó làm sao tôi quên được!
Năm nay, vợ chồng tôi về thăm quê hương lại trùng khớp với ngày giổ thứ 23
của Thầy Năm Trần Quang Nghiệp.
Chúng tôi đã đến nhà cũ của thầy ở số 90, Tôn Thất Tùng, Quận 1, thắp nén
hương tưởng nhớ công ơn của thầy ngày xưa.
Bản thân tôi, cũng như các anh em cầu thủ bóng bàn xuất thân từ “Lò Nam
Việt”, chắn chắn sẽ không bao giờ quên được thầy Năm Trần Quang Nghiệp (nghe
nói hồi còn trẻ, Thầy Năm còn là một nhà văn viết nhiều truyện đăng báo vào những
năm 1928 – 1932), là một người thầy tận tâm, một người yêu thể thao chân chính,
một thành viên kỳ cựu trong Tổng cục bóng bàn Miền Nam, đã từng đóng góp nhiều
công sức cho làng bóng bàn nước nhà.
Tp. HCM, tháng 03 năm 2006
Trần Văn Đức (Trần Cảnh Được)
1273 Thornmill
SanJose – CA.9512
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dong_gop_cua_tran_quang_nghiep_trong_qua_trinh_hien_dai_hoa_truyen_ngan_nam_bo_dau_the_ki_xx_7361.pdf