Dự án sản xuất và kinh doanh nước giảI khát rau câu là mới mẻ ở
việt nam,nhưng có triển vọng phát triển lâu dàI tạo cho nước ta có loại hàng
giảI khát phù hợp với đời sống kinh tế của người tiêu ding. Đảm bảo nâng
cao chất lượng đời sống của nhân dân.
Dựa trên các sản phẩm và nguyên vật liệu sẵn có trong nước ,với khẩu
vị hợp với người Việt nam thạch nước giảI khát tong bước đáp ứng yêu cầu
của người tiêu ding trong nước và nước ngoàI,. khai thác tiềm năng rau câu
trong nước
55 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5524 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dự án sản xuất và kinh doanh sản phẩm thạch nước rau câu Seaveg, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực hiện dự án cho
đến lúc kết thúc dự án.
Số vốn đầu tư bình quân hàng năm được tính theo bình quân số học trên
cơ sở tổng vốn đầu tư ở các năm trong suốt thời gian đầu tư và số năm bỏ
vốn đầu tư.
Để tính được số vốn bình quân đầu tư hằng năm cần phải xác định số vốn
đầu tư từng năm trong suốt các năm đầu tư. Số vốn đầu tư ở mỗi năm được
xác định là số vốn đầu tư ở thời điểm cuối năm trừ đi số khấu hao tài sản cố
định lũy kế ở thời điểm đầu mỗi năm.
Phương pháp này nói chung đơn giản, nhưng có mặt hạn chế là chưa tính
đến các thời điểm khác nhau nhận được lợi nhuận trong tương lai.
2.2. Phương pháp giá trị hiện tại thuần(NPV):
Giá trị hiện tại thuần (NPV) là tổng mức lãi cả đời dự án quy về thời điểm
hiện tại hay là hiệu số giữa giá trị hiện tại của các khoản thu và các khoản
chi được chiết khấu với mức lãi xuất thích hợp. Được xác định theo công
thức sau:
n
t
t
t
n
t
t
t
R
IC
R
CF
NPV
00 )1()1(
Trong đó :
- NPV : Giá trị hiện tại thuần của khoản đầu tư
- CFt : Khoản tiền thu từ đầu tư ở năm thứ t
- ICt : Khoản chi về vốn đầu tư ở năm thứ t
- n : Vòng đời của khoản đầu tư
- R : Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hiện tại hóa
Như vậy, giá trị hiện tại thuần thể hiện giá trị tăng thêm của khoản đầu tư
trù tính của người đầu tư có tính đến giá trị thời gian của tiền.
Một vấn đề phức tạp trong việc tính giá trị hiện tại thuần của khoản đầu tư
là xác định tỷ lệ chiết khấu thích hợp . Tỷ lệ chiết khấu sử dụng có thể là lãi
xuất thị trường, chi phí sử dụng vốn hoặc tỷ lệ sinh lời cần thiết . Việc sử
dụng tỷ lệ chiết khấu tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể do người đầu tư đặt ra
trong việc đánh giá và lựa chọn dự án, nó chi phối nội dung kinh tế của giá
trị hiện tại thuần của dự án. Việc sử dụng giá trị hiện tại thuần làm chỉ tiêu
đánh giá dự án được thực hiện như sau:
- Nếu NPV< 0 : Dự án bị từ chối
- Nếu NPV> 0 : Chấp nhận dự án
- Nếu NPV= 0 : Tùy thuộc vào tình hình cụ thể và sự cần thiết của dự án mà
doanh nghiệp có thể chấp nhận hoặc từ chối.
Ưu điểm:
- Có tính đến giá trị thời gian của tiền . Do vậy cho phép nhìn nhận hiệu quả
của dự án một cách xác đáng hơn.
- Cho phép đo lường trực tiếp giá trị tăng thêm do vốn đầu tư tạo ra, từ đó
giúp cho việc đánh giá và lựa chọn dự án phù hợp với mục tiêu tối đa hóa lợi
nhuận của doanh nghiệp.
Nhược điểm:
- Không phản ánh mức sinh lời của đồng vốn đầu tư
- Không cho thấy mối liên hệ giữa mức sinh lời vốn đầu tư và chi phí sử
dụng vốn.
2.3. Phương pháp tỷ xuất doanh lợi nội bộ (hay tỷ xuất nội hoàn IRR):
Tỷ xuất nội hoàn là tỷ lệ lãi do dự án đem lại hay là tỷ lệ chiết khấu mà tại
đó tổng giá trị hiện tại của các khoản tiền thu được bằng tổng giá trị hiện tại
của những khoản tiền chi đầu tư (tỷ lệ chiết khấu làm cho NPV=0)
Công thức tính:
n
t
t
t
n
t
t
t
IRR
IC
IRR
CF
00 )1()1(
Hay
n
t
t
t
n
t
t
t
IRR
IC
IRR
CFNPV
00 )1()1(
Trong đó:
NPV, CFt, ICt : Như chú thích ở trên
IRR : Tỷ suất doanh lợi nội bộ của khoản đầu tư
Phương pháp xác định IRR:
Có nhiều phương pháp xác định IRR. ở đây có thể dùng phương pháp nội
suy( chọn i1 sau đó tính NPV1 sao cho NPV1> 0 và gần bằng 0, chọn i2
sau đó tính NPV2 sao cho NPV2< 0 và gần bằng 0) hoặc ngoại suy(chọn i1,
i2 sao cho NPV1 và NPV2 đều dương và gần 0) để xác định IRR. Công thức
tính theo phương pháp nội suy:
)( 12
21
1
1 iiNPVNPV
NPViIRR
Thông thường để thực hiện phép thử người ta cho i2>i1, i2-i1=5%
Nguyên tắc quyết định: Khi sử dụng doanh lợi nội bộ làm chỉ tiêu xem
xét chấp nhận hay loại bỏ dự án, thông thường người ta dựa trên cơ sở so
sánh tỷ suất doanh lợi nội bộ với tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hiện tại hóa giá trị
dự án .
Ưu điểm :
Là đại lượng cho phép đánh giá mức sinh lời của dự án có tính đến giá trị
của thời gian của tiền tệ.
Đây là mức tiền vay cao nhất mà nhà đầu tư có thể chấp nhận được mà
không bị thua thiệt nếu toàn bộ số tiền đầu tư cho dự án đều là vốn vay và
do đó nợ vay(vốn gốc và lãi cộng dồn) được trả bằng nguồn thu của dự án.
Nhược điểm :
Trong phương pháp này, thu nhập của dự án được giả định tái đầu tư với
lãi xuất bằng với tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án . Điều đó thật không phù
hợp với thực tế , nhất là đối với dự án có tỷ suất doanh lợi nội bộ cao.
Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ không chú trọng đến quy mô vốn
đầu tư nên có thể dẫn đến trường hợp kết luận chưa thỏa đáng khi đánh giá
dự án .
2.4. Phương pháp chỉ số sinh lời:
Chỉ số sinh lời cũng là một thước đo khả năng sinh lời của một dự án đầu
tư, có tính đến giá trị thời gian của tiền tệ.
Chỉ số sinh lời được xác định bằng tỷ lệ giữa giá trị hiện tại các khoản thu
nhập do đầu tư mang lại và giá trị hiện tại của vốn đầu tư.
n
t
t
t
n
t
t
t
R
IC
R
CF
IR
0
0
)1(
)1(
Trong đó :
- IR: Chỉ số sinh lời của dự án
- CFt : Thu nhập của dự án trong năm thứ t
- ICt : Vốn đầu tư của dự án năm thứ t
- R : Tỷ suất chiết khấu ( thường được dùng là chi phí sử dụng vốn)
Đánh giá :
- Nếu IR>1 Dự án được chấp nhận
- Nếu IR<1Tức NPV < 0 : Dự án bị loại
- Nếu IR=1 Việc chấp nhận hay loại bỏ dự án tùy thuộc vào nhà đầu tư
Phương pháp này cho thấy mối quan hệ giữa các khoản thu nhập do đầu tư
đem lại với số vốn đầu tư bỏ ra để thực hiện dự án . Phương pháp này
thường cũng giả định tỷ lệ tái đầu tư bằng với chi phí sử dụng vốn, điều này
tương tự như phương pháp NPV, nó phù hợp hơn phương pháp tỷ suất
doanh lợi nội bộ.
Tuy vậy phương pháp này cũng giống như phương pháp tỷ suất doanh lợi
nội bộ ở chỗ : không phản ánh khối lượng lợi nhuận ròng của dự án .
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT NƯỚC GIẢI KHÁT RAU CÂU
SEAVEG™ :
1. Một số quy định về tiêu chuẩn sản xuất:
Phương pháp lấy mẫu ( Theo TCVN 4067-85)
Phương pháp xác định khối lượng tịnh, các chỉ tiêu cảm quan (TCVN
4068-85)
Phương pháp xác định hàm lượng đường tổng số(TCVN 4074-85)
Chỉ tiêu vệ sinh ( Theo TCVN 5908-1995)
BẢNG CHỈ TIÊU CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM THẠCH NƯỚC RAU CÂU SEAVEG™
STT Tên chỉ tiêu Quy định Phương pháp thử
1 Vi khuẩn gây bệnh(KL/g) Không được có TCVN 4991-89
2 Ecoli(KL/g) Không được có TCVN 5155-90
3 Clferingens(KL/g) Không được có TCVN 4991-89
4 ổng số vi khuẩn hiếu khí
(KL/g)
Không lớn hơn
5.103
TCVN 5165-90
5 ColiForm( con/g) Không lớn hơn 102 TCVN 4883-93
6 ấm mốc sinh độc Không được có TCVN 5166-90
7 ổng số nấm men(KL/g) Không lớn hơn 102 TCVN 4883-89
8 ất ngọt tổng hợp Không có Theo QĐ 23/TĐC
2. Nước giải khát rau câu và thị trường tiêu thụ:
Các yếu tố và chủ thể của thị trường nước giải khát rau câu:
- Chất lượng sản phẩm: Điều này có ý nghĩa sống còn đối với nhà sản xuất
khi muốn sản phẩm của mình có chỗ đứng trên thị trường nhằm đạt được giá
bán cao hơn trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khối lượng sản phẩm được sản xuất : Để dự đoán sản xuất đủ khối lượng
cần có những yếu tố hỗ trợ khác như các thông tin tổng hợp từ thị trường,
kết hợp với khả năng sản xuất của doanh nghiệp đáp ứng và thỏa mãn thị
trường tối đa.
- Tính liên tục về chất lượng sản phẩm: Có liên hệ chặt chẽ với hai yếu tố
trên nhằm tạo hiệu ứng “dòng chảy” liên tục để thu hút người bán và người
vận chuyển.
- Yếu tố cuối cùng là giá cả : Tính ổn định , liên tục của chất lượng sản
phẩm sẽ được thể hiện qua giá cả của hàng hóa của người sản xuất đến đâu
với chỗ đứng của sản phẩm trên thị trường.
Khi nhà sản xuất đã thỏa mãn được 3 yếu tố đầu tiên mà thị trường đòi hỏi
thì chắc chắn sẽ thu được giá trị cao hơn so với giá trị trung bình về khối
lượng và chất lượng.
CHƯƠNG II
DỰ ÁN SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH THẠCH NƯỚC RAU
CÂU SEAVEG ™.
I.TÓM TẮT CHÍNH YẾU:
- Sản phẩm được doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với thương hiệu là
Thạch nước rau câu Seaveg™.
- Địa điểm sản xuất : Nhà xưởng sản xuất của công ty được đặt tại KCN
Bình Hàn, phần đất thuê trong khu quy hoạch công nghiệp vừa và nhỏ của
thành phố Hải Dương, cách Hà Nội 60 km. Diện tích khoảng 5000 m2.
- Thời điểm hoạt động được bắt đầu từ ngày 1/1/2004. Thời gian hoạt động
của dự án là 5 năm.
- Thị trường: Do điều kiện khí hậu Việt Nam nằm trong khu vực nóng ẩm
(ở miền Bắc có một mùa nóng khoảng 4- 5 tháng , các tỉnh khu vực phía
Nam nóng quanh năm) nên nhu cầu về nước giải khát vào mùa hè là rất lớn.
Mặt khác, do được tinh chế từ nguồn nguyên liệu rau câu ở biển nên sản
phẩm rất tốt cho sức khỏe và sự kết hợp giữa hoa quả tự nhiên trên đất liền
và sản phẩm từ biển vào trong một thành phẩm là thức uống trên sẽ đáp
ứng nhiều tầng lớp khách hàng (đặc biệt là trẻ nhỏ) trong việc giải khát và
bồi dưỡng cơ thể. Do đó, đây là một mặt hàng rất có tiềm năng phát triển.
- Quản lý: Sản phẩm trên sẽ được công ty sản xuất thực phẩm Hoa Việt
Bình (có trụ sở tại Hà Nội), sản xuất và phân phối với hệ thống bán hàng
trên toàn quốc.
V. NHIỆM VỤ:
- Nhiệm vụ của doanh nghiệp được xác định là : sản xuất thạch nước rau
câu, thạch nước hoa quả…. đưa ra thị trường những sản phẩm giải khát an
toàn vệ sinh, giá cả phù hợp với người tiêu dùng.
- Doanh nghiệp chú trọng tới quản lý chất lượng, mẫu mã, tăng quy mô sản
xuất, tăng năng suất để giảm chi phí cho sản phẩm. Sẽ phát triển nhiều mặt
hàng chế biến từ thạch rau câu, các loại hoa quả đặc thù của vùng nhiệt
đới…tiến tới xuất khẩu sang các nước trong khu vực và trên thế giới.
III. THỊ TRƯỜNG:
1. Thực trạng của thị trường thạch nước giải khát hiện nay:
Một vàI năm trước, thạch rau câu và thạch nước giảI khát rau câu là một
loại sản phẩm tương đối mới mẻ đối với nhiều người dân. Nhưng một vàI
năm gần đây sản phẩm thạch rau câu và thạch nước rau câu được ngày càng
nhiều người tiêu dùng biết đến bên cạnh các sản phẩm giảI khát có tên tuổi
như: coca-cola, pepsi, vinamilk,… do sản phẩm thơm ngon, chất lượng tốt,
mẫu mã đẹp, có khả năng chữa bệnh và bổ xung vi lượng... Hiện tại trên thị
trường có một số loại thạch rau câu và thạch nước rau câu có thị phần tương
đối lớn, mẫu mã đa dạng, kiểu dáng phong phú, hệ thống bán hàng tốt như :
New Choice, ABC, Nghĩa Mỹ, Long HảI,… Nhưng theo số liệu thống kê
và dự báo của phòng kinh doanh thì tổng lượng thạch rau câu và thạch nước
rau câu năm 2003 là 18500 tấn và năm 2004 là 21500 tấn. Trong khi đó khả
năng cung cấp của các cơ sở trong nước và ngoàI nước và nhập khẩu mới
chỉ đạt 17824 tấn trong năm 2003 và 18320 tấn trong năm 2004. Từ sự
phân tích và đánh giá của phòng kinh doanh thì việc ra đời 1 công ty sản
xuất thạch nước giảI khát là hợp lý và đúng thời cơ.
2. Khách hàng và nhu cầu của khách hàng:
- Khách hàng của doanh nghiệp:
Qua số liệu điều tra của phòng kinh doanh- tiếp thị của doanh nghiệp thì
chỉ tính riêng trên thị trường Hà Nội có khoảng 20 siêu thị lớn nhỏ, 700 đến
900 cửa hàng kinh doanh tổng hợp các mặt hàng tiêu dùng trong đó có kinh
doanh mặt hàng giải khát và phân bố không đều theo từng khu vực. Tập
trung lớn nhất là các khu bán buôn tại quận Hoàn Kiếm, các quận khác là
Hai Bà Trưng, Đống Đa, Thanh Xuân… thì có hệ thống bán lẻ rất lớn tập
trung nhiều ở các khu đông dân cư, vui chơi giải trí…cũng như vậy với hệ
thống phân phối trên khắp các tỉnh thành : Thành phố Vinh, Huế, Đà Nẵng,
Thành phố Hồ Chí Minh… thì mạng lưới phân phối là vô cùng lớn và rất
nhiều tiềm năng là khách hàng trong hệ thống phân phối sản phẩm cho
doanh nghiệp. Cũng qua khảo sát và nghiên cứu, thì người tiêu dùng trực
tiếp sản phẩm cùng loại được sản xuất thì đối tượng chủ yếu là trẻ em từ 3-
10 tuổi có nhu cầu sử dụng sản phẩm cao hơn các nhóm khách hàng khác từ
20 đến 30% do thói quen ăn quà vặt và với khả năng tài chính có hạn(tiền ăn
quà của bố, mẹ cho buổi sáng hàng ngày)…
- Nhu cầu của khách hàng:
Thói quen tiêu dùng của khách hàng có nhiều thay đổi do điều kiện kinh
tế, khả năng thu nhập, thói quen tiêu dùng hiện đại ( thực phẩm chế biến
sẵn, lựa chọn sản phẩm của các hãng sản xuất có uy tín trên thị trường…).
Cho nên, họ e ngại và rất khắt khe với những sản phẩm mới có mặt trên thị
trường, đặc biệt là những sản phẩm thực phẩm chưa có tên tuổi, không có
nguồn gốc xuất xứ…Điều này khiến cho những nhà sản xuất cơ hội chinh
phục khách hàng bằng những sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp và đa
dạng, có nhiều công dụng(thực phẩm chữa bệnh, bổ xung vi lượng…).
3. Mô tả sản phẩm :
Sản phẩm dự kiến sản xuất của công ty sẽ có những đặc điểm chủ yếu như
sau:
Hình dạng bên ngoài : Sản phẩm nước giải khát rau câu được đóng trong
các cốc nhựa PE mầu trắng, nắp ni lông với thương hiệu Seaveg™ của cơ
sở, với trọng lượng tịnh là 100g/ cốc.
Thời hạn sử dụng: 1 năm kể từ ngày sản xuất.
Công dụng của sản phẩm: Thành phần chính của nước giải khát rau câu là
rong biển, một loại thực vật có chứa nhiều I-ốt( Giúp cơ thể bổ xung lượng
I- ốt thiếu hụt để đề phòng và trị bệnh bứu cổ, suy tuyến giáp, cung cấp chất
khoáng và các loại vitamin A, B1, B2, B6, C, E…, các axít amin, algin các
loại( từ 16-20), các loại cacborn hydrate có tác dụng nhuận tràng, hấp thụ
các chất độc hại( kim loại nặng, các chất phóng xạ).
Công nghệ sản xuất: được sản xuất trên dây chuyền công nghệ bơm sản
phẩm và ép gia nhiệt của Đài Loan, thanh trùng sản phẩm bằng phương
pháp Ô-zôn.
Trạng thái: Dạng thạch lỏng trong suốt, mịn, đồng nhất, không tách lớp,
không sạn.
Mùi vị: Có mùi thơm của hoa quả đặc trưng, vị ngọt, cảm giác mát của
thạch rau câu và không có mùi vị lạ.
Mầu sắc : Có màu sắc đặc trưng của các loại hoa quả.
NHÀ
SẢN
SUẤT
Đại
lý
Nhà
bán
buôn
Siêu
thị
Nhà
bán
lẻ
NGƯỜI
TIÊU
DÙNG
Giá bán dự kiến tới tận tay người tiêu dùng là 2000 đồng/ cốc.
Bảo quản ở nhiệt độ thường.
4. Chiến lược và tiếp cận thị trường:
Để tiếp cận thị trường, sản phẩm sẽ được phân phối trên hệ thống khách
hàng sẵn có của công ty. Điều này sẽ giảm rất nhiều những chi phí quản lý
cũng như củng cố thêm thị phần mà công ty đang nắm giữ là hệ thống kênh
phân phối một cấp và hệ thống kênh phân phối hai cấp như biểu đồ dưới đây
doanh nghiệp đang áp dụng:
- Kênh một cấp: Đó là từ doanh nghiệp sản xuất mang hàng đi bán trực tiếp
cho các siêu thị, các cửa hàng bán lẻ trong các khu dân cư.
- Kênh hai cấp: Đó là doanh nghiệp chỉ bán hàng cho các nhà bán buôn
chuyên nghiệp tại các chợ đầu mối như : phố Hàng Buồm, Nguyễn Siêu, chợ
Đồng Xuân…
1
2
Mỗi một kênh phân phối đều có mặt ưu và nhược điểm khác nhau như
kênh số 1 thì doanh nghiệp chủ động về thị trường, nắm sát hơn nhu cầu của
khách hàng nhưng lại không khỏa lấp hết được thị trường tiềm năng, và chi
phí quản lý cho cả hệ thống bán hàng rất cao (lương nhân viên, thuê văn
phòng, kho bãi…) nhưng đây là phương thức tạo và giữ vững thị trường của
các công ty có uy tín trên thị trường. Còn sử dụng kênh phân phối số 2 thì
chi phí lưu thông ra thị trường giảm đi, hệ thống này đã có sẵn các khách
hàng quen nên việc tiếp cận thị trường cho những hàng hóa mới là rất tốt
nhưng nhược điểm ở chỗ nhà sản xuất dễ bị ép giá hay phải đưa ra nhưng
điều kiện có lợi khi sản lượng phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống phân phối
này.
Nhằm kiểm soát thị trường một cách tối đa công ty có chủ trương phân
vùng bán hàng đồng thời áp đặt chế độ một giá, tăng cường kiểm soát giá
bán của các đại lý đến người tiêu dùng để tránh tình trạng nhiều giá cho một
sản phẩm. Điều này tuy khiến chi phí bán hàng của công ty tăng cao nhưng
phương thức kiểm soát này có rất nhiều ưu điểm như tăng mức độ kiểm
soát của doanh nghiệp đối với sản phẩm và từ đó có những điều chỉnh kịp
thời.
5. Cạnh tranh - thị phần dự kiến:
5.1. Cạnh tranh:
- Với hàng nhập lậu qua biên giới:
Hiện có rất nhiều sản phẩm cùng loại được lưu hành trên thị trường chủ
yếu sản xuất tại Trung Quốc, mặt hàng này tuy giá cả rất rẻ chỉ 40 -45 ngàn
đồng / thùng 10 kg, mẫu mã không đa dạng chất lượng sản phẩm không
được đảm bảo và có sử dụng các phụ gia bảo quản và chế biến bị Bộ Y Tế
cấm sử dụng như chất tạo ngọt hóa học, phẩm màu… Mặt khác tâm lý e
ngại khi sử dụng hàng ăn uống của người tiêu dùng với hàng hóa có nguồn
gốc từ Trung Quốc (đặc biệt là khu vực thành thị- nơi mà thu nhập, mức tiêu
dùng tương đối cao) là rất đáng quan tâm. Mặt hàng này không có một cơ
quan có chức năng của Bộ Y Tế thẩm định an toàn vệ sinh và cấp phép lưu
hành.
Dự đoán: trong thời gian tới họ sẽ mất 30- 40% thị phần.
- Với hàng sản xuất trong nước:
Một nét đặc trưng của các cơ sở trong nước là công nghệ nhập khẩu sử
dụng để chế biến là tương đối giống nhau (vì trong nước ta chưa sản xuất
được) cho nên việc phát triển thương hiệu gắn liền với sản phẩm là hướng đi
cho việc cạnh tranh trong bán hàng(đặc biệt các doanh nghiệp phía Nam).
Xu hướng dùng nguyên liệu hoa quả tự nhiên để chế biến nước giải khát
ngày càng tăng do nhu cầu của thị trường và việc phát huy thế mạnh khai
thác nguồn nguyên liệu hoa quả tại chỗ để chế biến vào sản phẩm sẽ tăng
tính cạnh tranh cho sản phẩm. Một số doanh nghiệp như công ty chế biến
thực phẩm Nghĩa Mỹ, Ten Ten (thành phố Hồ Chí Minh) có hệ thống bán
hàng mạnh tại các tỉnh miền Nam, đầu tư cơ sở hạ tầng mạnh và đa dạng
hóa chủng loại hàng cũng chế biến sản phẩm thạch rau câu đã phát huy
nguồn nguyên liệu tại chỗ chôm chôm, dứa, xoài… là hoa quả đặc trưng ở
miền Nam vào sản phẩm của mình. Ước tính mức tăng dự kiến về mặt thị
phần của họ khoảng 10-15%.
- Với hàng do các công ty kinh doanh hàng tiêu dùng nhập khẩu và phân
phối tại Việt Nam:
Đây là những đối thủ cạnh tranh nặng ký nhất, lợi thế của mặt hàng này là
rất lớn: có thị phần do đã xuất hiện trên thị trường lâu năm, mẫu mã đa
dạng, kiểu dáng phong phú, chất lượng ổn định và có hệ thống bán hàng siêu
thị, bán lẻ tốt, … Có thể kể đến các sản phẩm như : Sản phẩm ABC (Sản
xuất tại Đài Loan) do công ty Việt Thành (Hà Nội) nhập khẩu và phân phối,
sản phẩm New Choice (Đài Loan) của nhà phân phối Quang Lâm (Hà Nội),
và một số sản phẩm có xuất xứ từ Thái Lan, Malaysia (nhưng thị phần hàng
này còn khiêm tốn). Nhược điểm chung là hàng nhập khẩu cho nên chí phí
tính vào giá thành sản phẩm cao do chịu thuế nhập khẩu từ (20-30%), chi
phí vận chuyển, lưu kho lưu bãi , phụ thuộc lớn vào nguồn cung từ nước
ngoài nên cao hơn giá các hàng cùng loại được sản xuất trong nước từ 25-
35%.
BẢNG TỔNG HỢP CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
Đối thủ
cạnh tranh
Lượng hàng
bán(tấn)
Chất
lượng
Mẫu
mã
Hệ thống
phân phối
Giá bán
New Choice 3000-3250 Tốt Đẹp Toàn quốc Cao
Nghĩa Mỹ 1700-1800 Khá Khá Miền nam Trung
bình
Hàng T.Quốc 800-1100 Kém Kém Miền Bắc Rẻ
Ten Ten 1250-1400 Khá Khá Miền nam Trung
bình
ABC 2500-2700 Khá Đẹp Toàn quốc Cao
Long Hải 2150-2300 Khá Khá Toàn quốc Trung
bình
Loại khác Còn lại T.bình Khá Toàn quốc Rẻ
Nguồn : Phòng kế hoạch thị trường Long Hải
Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm được sản xuất:
Từ bảng trên cho thấy có một thị trường thích hợp tồn tại cho một cơ sở có
nhiều loại nước giải khát ở mức giá không quá cao, chất lượng tốt, đưa ra
nhiều sự chọn lựa cho khách hàng những sản phẩm tốt như ngoại nhập, giá
thành hạ hơn, và chăm sóc khách hàng tốt hơn.
5.2. Dự kiến về quy mô của thị trường:
Theo số liệu dự đoán, tổng lượng hàng nước giải khát chứa rau câu cùng
loại trên thị trường khoảng 18500 tấn/ năm. Do có sự điều tiết, chủ động về
lượng hàng hóa trên thị trường nên doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm
hàng lưu kho tránh việc tồn đọng vốn lưu động. Trong năm đầu tiên doanh
nghiệp sẽ đẩy mạnh xúc tiến bán hàng như : tăng cường khuyến mãi, tham
gia các hoạt động quảng bá sản phẩm trên các kênh phân phối toàn quốc, ở
các trung tâm hội chợ truyển lãm. Bằng tất cả nguồn lực của mình doanh
nghiệp sẽ cố gắng đạt 4% thị phần cho sản phẩm mới cho năm thứ nhất
(khoảng 740 tấn nước thành phẩm).
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH:
1. Đầu vào (nguyên vật liệu, lao động):
1.1. Nguyên vật liệu:
Trong hoạt động sản xuất, để làm ra sản phẩm cần rất nhiều loại nguyên
liệu được cung cấp bởi các công ty trong và ngoài nước. Sau đây là danh
sách các nhà cung cấp chính nguồn NVL:
Bột thạch rau câu được công ty nhập khẩu từ Đài Loan do sản phẩm trong
nước chưa đáp ứng được yêu cầu sinh hóa, độ tinh khiết (thường là 8200-
tiêu chuẩn của nhà sản xuất) của sản phẩm… Giá thành theo đơn chào hàng
của công ty sản xuất tại Đài Loan là 525 USD/ tấn đã bao gồm thuế các
khoản thuế GTGT, thuế nhập khẩu…Thời gian giao hàng 15 ngày.
Đường kính trắng dùng trong chế biến hàng thực phẩm(theo TCVN 1695-
87) do công ty mía đường Biên Hòa cung cấp giá thành khoảng 4.5 triệu /
tấn. Khả năng cung cấp không hạn chế về số lượng, thanh toán chậm sau 05
ngày.
Nước sử dụng trong sản xuất được xử lý qua hệ thống lọc than hoạt tính và
xốp sứ , doanh nghiệp đồng thời có phương án dự phòng là khai thác nước
ngầm được bơm lên và được xử lý để dự phòng khi nhà máy nước gặp sự
cố không cung ứng cho sản xuất.
Nước cốt trái cây được chào bán tùy theo loại do công ty chế biến nước
dứa cô đặc Nghệ An, công ty Delta thuộc tập đoàn Daso cung cấp. Giá trung
bình khoảng 50-80 000 đồng/ lít tùy loại. Thời gian giao hàng chậm nhất là
7 ngày sau khi đặt hàng. Dự kiến giai đoạn đầu sản phẩm sẽ được sản xuất
với 6 loại hoa quả phổ biến, hợp với nhu cầu thị trường là: cam, dừa, dứa,
xoài, dâu, và chanh.
Phương thức vận chuyển : trong phạm vi bán kính dưới 300 km công ty sẽ
thực hiện việc chuyên chở đến khách hàng. Ngoài ra, khi nghiên cứu vấn đề
vận chuyển đường dài và so sánh các chi phí thì doanh nghiệp quyết định ký
hợp đồng với một công ty chuyên doanh vận tải hàng hóa là Công ty TNHH
vận tải BẮC NAM (Vĩnh Tuy-Hà Nội) với mức cước tính theo mỗi kg hàng
hóa vận chuyển đường dài là 400 đồng/ kg không hạn chế số lượng. Giao
hàng tại kho nhà sản xuất.
Tem nắp: chỉ sử dụng cho một lần/ một sản phẩm, được cung cấp bởi công
ty bao bì TRAPACO với giá thành được chào bán là 120 000 đồng một cuộn
sử dụng cho 5 tấn sản phẩm.
Bao bì đựng thành phẩm : Bìa carton 3 sóng, kích thước 60x60x50cm , giá
thành 3200 đồng/ hộp, giao hàng sau 3 ngày, cung cấp bởi công ty bao bì
NGỌC DIỆP, địa chỉ tại : Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên. Dự kiến số
lượng bao bì cho năm đầu tiên sản xuất là 16 000 cái.
Cốc đựng sản phẩm: chỉ sử dụng cho một lần/ một sản phẩm. Được công
ty sản xuất nhựa DUY TÂN chế tạo khuôn và đúc mẫu khuôn sản phẩm, giá
thành được chào bán là 40 đồng/ cốc. Với doanh số dự tính khi bán hàng của
sản phẩm rau câu của doanh nghiệp thì số lượng cốc tiêu thụ sẽ là khoảng
500 000 đến 800 000 chiếc.
1.2. Lao động:
Với việc tận dụng nguồn nhân lực sẵn có của công ty nên không mất nhiều
chi phí đào tạo nghề cho công nhân(chủ yếu ở khâu đóng gói thành phẩm).
Hơn nữa, nguồn lao động tại địa phương rất lớn, rẻ so với các địa phương
khác như Hà Nội, Hải Phòng… Nên việc doanh nghiệp có thể thuê
ngoài(qua các trung tâm giới thiệu việc làm) khi thực hiện những đơn đặt
hàng lớn trong thời gian gấp mà không sợ thiếu nhân lực.
2. Các chi phí dự tính:
BẢNG CÁC CHI PHÍ BAN ĐẦU (DỰ KIẾN)
Đơn vị : Triệu đồng
Stt Khoản mục Số tiền
1 Chi phí XDCB 500
2 ết bị sản xuất 1005
3 ết bị vi tính 25
Tổng cộng 1530
BẢNG KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH BÌNH QUÂN HÀNG NĂM
Đơn vị : Triệu đồng
Stt Tên máy, công cụ Nguyên
giá
Khấu hao /
5 năm
1 Lò hơi 145 29
2 Máy nấu 65 13
3 Máy ép gia nhiệt cốc
(sản xuất tại Đài Loan)
465 93
4 Máy nén khí 72 14,4
5 Giàn phơi I-nốc 30 6
6 Giá nhựa to 2 0,4
7 Thùng đựng sản phẩm I-nox 3000L 20 4
8 Nồi cô hai vỏ 40 8
9 Quạt thông hơi 16 3,2
10 Thiết bị vi tính 25 5
11 Xây dựng nhà xưởng 500 100
12 Xe ôtô 2,5 tấn (đã qua sử dụng ) 150 30
Tổng cộng 1530 306
Ghi chú: Toàn bộ các khoản 1,2,3,4,8,10 là hệ thống trang thiết bị máy được
chọn mua do điều kiện bảo hành hậu mãi tốt và có sự hỗ trợ chuyên gia, đào
tạo nghề cho công nhân, cung cấp bởi công ty sản xuất máy và thiết bị
Đông Hưng (Đài Loan).
BẢNG ƯỚC TÍNH CHI PHÍ NĂM I
Đơn vị: triệu đồng
STT Khoản mục Số tiền
1 ảng cáo 22,5
2 ện, nước 70,458.9
3 Lương công nhân sản xuất, đóng gói 134,4
4 Nguyên vật liệu
Trong đó: + Bột thạch rau câu
+ Đường kính trắng
+ Nước cốt trái cây
+ Màu thực phẩm
+ Tem gia nhiệt, cốc nhựa
1060,772.59
235,108
376,648.14
307,293.75
34,150.2
107,572.5
5 Bao bì đóng gói 82,725
6 Chi phí bán hàng 180
7 Chi phí quản lý 118,946.5
8 Chi phí vận chuyển 167,387.15
9 Chi phí bảo quản 36,197.83
10 ền thuê đất(dự kiến) 27,394.53
11 Các khoản khác 96,789.2
Tổng cộng 1890
3. Kế hoạch đầu tư, huy động vốn:
3.1. Kế hoạch đầu tư :
Từ kế hoạch triển khai sản xuất sản phẩm mới cùng các dự toán đựơc
trình bày ở chương III và các phụ lục, công ty có thể biết được thời điểm
và lượng tiền mặt dư thừa hay thiếu hụt trong từng giai đoạn của dự án để
dự trù trước khi cần.
Theo bảng phân tích, từ ngày15/07/03 công ty cần 1530 triệu đồng để đầu
tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm và lắp đặt máy móc trang thiết bị cần thiết
để có thể sản xuất. Tới ngày 15/11/03 công ty cần 350 triệu đồng để đầu tư
vào tài sản lưu động. Do dự án chỉ đầu tư một lần duy nhất nên trong thời
gian hoạt động công ty dự kiến sẽ không có phát sinh tăng tài sản cố định
mà chỉ phát sinh tài sản lưu động. Nhưng lợi nhuận và khấu hao hàng năm
đủ bù đắp những chi phí phát sinh nên doanh nghiệp hoàn toàn chủ động về
tài chính của mình.
3.2. Huy động vốn:
Hiện tại dự án đã có 4 thành viên đồng ý góp vốn với các mức cụ thể đã
thoả thuận. Theo kế hoạch, vốn góp sẽ được chia làm 2 lần như sau:
Đơn vị : Triệu đồng
Stt Họ và tên Đợt 1
(30/01/03)
Đợt 2
( 10/11/03)
1 Phan Nhật Long 80 35
2 Nguyễn Thị Hoa 650 150
3 Phan Thanh Bình 370 70
4 ần Thu Hằng 250 50
4. Tiến độ triển khai công việc:
Theo kế hoạch đã đề ra, dự án bắt đầu được triển khai vào 01/07/03. Cụ
thể từ ngày 01/07/03 - 15/07/03 công ty đã nhận bàn giao xong mặt bằng.
Từ 15/07/03 – 30/10/03 công ty xây dựng và đặt hàng xong nhà xưởng, các
máy móc thiết bị sản xuất. Bắt đầu sang tháng 11 công ty sẽ tổ chức lắp đặt
máy móc, trang thiết bị và tổ chức đào tạo, chuyển giao công nghệ cho công
nhân. Sau đó doanh nghiệp sẽ sản xuất thử và lên kế hoạch sản xuất cho ra
sản phẩm đầu tiên vào quý I của năm 2004. Để thực hiện dự án theo thời
gian đặt ra, đúng tiến độ công việc ta có thể thể hiện dưới dạng sơ đồ kỹ
thuật đánh giá và xem xét chương trình- PERT(Programe Evaluation and
Review Technique) như sau:
6 7 8 9 10 11 12
Tháng
V. ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM, KHẢ NĂNG LỢI NHUẬN THU ĐƯỢC:
Có được
mặt
bằng
Đặt
hàng
các
Bắt đầu
hoạt
động
Lắp đặt
trang
thiết
Xây
dựng,
cải tạo
1. Định giá:
Trên cơ sở tham khảo giá sản phẩm cùng loại của các công ty khác trên thị
trường và thực tế chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra, công ty áp dụng mức giá
như cho từng nhóm khách hàng như sau:
BẢNG GIÁ SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Đơn vị: đồng
STT Sản phẩm Kênh PP 1 Kênh PP 2 Người tiêu dùng
1 Nước rau câu hương chanh 83 000 85 000 95 000
2 Nước rau câu hương dừa 81 000 83 000 95 000
3 Nước rau câu hương dứa 83 000 85 000 95 000
4 Nước rau câu hương dâu 88 000 90 000 100 000
5 Nước rau câu hương xoài 83 000 85 000 95 000
Ngoài ra công ty áp dụng chính sách thanh toán như sau:
- Thanh toán ngay được chiết khấu 2% tổng giá trị.
- Trong 6 tháng đầu có thể thanh toán làm 2 đợt (Đợt 1 thanh toán ngay 40%
khi giao hàng; Đợt 2 thanh toán hết 60% sau khi giao hàng 1 tháng)
- Trong vòng 1 tháng tiêu thụ được 1000 thùng sẽ được thưởng 5 %
tổng giá trị.
2. Khả năng đạt doanh thu và lợi nhuận
Trên cơ sở năng lực sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị
trường,tỷ lệ sản phẩm hư hỏng, … ta dự tính được khả năng đạt doanh thu
của từng năm. Theo đơn giá bán ở phần định giá ta có doanh thu tiêu thụ dự
kiến của từng năm như sau :
Năm thứ nhất : 2549 triệu đồng
Năm thứ hai : 3561 triệu đồng
Năm thứ ba : 4226 triệu đồng
Năm thứ tư : 4851 triệu đồng
Năm thứ năm : 4112 triệu đồng
VI. QUẢN LÝ:
1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự dự kiến và nhiệm vụ của các bộ phận :
1.1. Sơ đồ tổ chức nhân sự của công ty:
Doanh nghiệp sẽ thực hiện việc điều hành theo cơ cấu trực tuyến chức
năng:
1.2. Nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Phó giám đốc phụ trách sản xuất: Yêu cầu phải là người lên được kế
hoạch cho hoạt động sản xuất, mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất sau
khi có sự chỉ đạo của giám đốc và tham khảo kế hoạch phát triển thị trường
của phòng kinh doanh, giám sát và đôn đốc công nhân làm việc tích cực
năng xuất cao, tuân thủ đúng nội quy làm việc đề ra. Hàng ngày có trách
nhiệm báo cáo với giám đốc mọi công việc trong xưởng chế biến (kế hoạch
dự trữ nguyên vật liệu sản xuất ngắn và dài hạn, tình trạng vận hành trang
thiết bị, kế hoạch bảo dưỡng máy móc thiết bị), chỉ đạo bộ phận thủ kho về
việc xuất nhập hàng ra và vào kho.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
SẢN XUẤT
Sản xuất
PHÓ GIÁM ĐỐC
THỊ TRƯỜNG
BỘ PHẬN
KỸ THUẬT
P.KINH DOANH KẾ TOÁN
PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT
NHÂN VIÊN BÁN HÀNG
THỦ KHO
- Thủ kho : Chịu trách nhiệm theo dõi tình hình kho bãi, bảo quản hàng
hóa, xuất và nhập kho theo lệnh trực tiếp của chủ doanh nghiệp.
- Bộ phận kỹ thuật: Trình độ đòi hỏi có bằng cấp kỹ sư chuyên môn là
công nghệ thực phẩm. Khi bắt đầu thành lập, doanh nghiệp sẽ được chuyển
giao về công nghệ sản xuất: cách pha chế, công thức, tỷ lệ định lượng các
nguyên vật liệu trong sản phẩm…từ công ty chế tạo máy và đào tạo chuyên
gia cho người mua công nghệ. Do vậy, doanh nghiệp sẽ phải cử người đi
học để nắm bắt quy trình công nghệ áp dụng cho cơ sở của mình.
- Phó giám đốc phụ trách bán hàng: Là người phải am hiểu thị trường, có
kinh nghiệm trong phân phối hàng hóa và quản lý nhân viên bán hàng.
- Bộ phận kế toán: Chịu trách nhiệm về sổ sách, hệ thống chứng từ , hóa
đơn, thuế…tổng hợp và báo cáo cho chủ doanh nghiệp tình hình kinh doanh
từng tháng một, theo dõi sát sao từng khoản phải thu của khách hàng để có
những biện pháp thích ứng với tình hình công nợ của khách hàng…
- Phòng kinh doanh: Là bộ phận tiếp xúc với khách hàng qua hệ thống
nhân viên bán hàng, có khả năng bao quát và tổng hợp các thông tin quản lý
đội ngũ nhân viên bán hàng một cách hiệu quả nhất, tránh việc nơi lỏng
quản lý nhân viên dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp… Dự kiến bộ phận
này cần 3 người.
- Nhân viên bán hàng: Là người có khả năng giao tiếp với nhiều khách
hàng khác nhau, trung thực và có sức khỏe. Số lượng dự kiến là 12 người
được phân chia theo nhưng thị trường trọng điểm như Hà Nội, Hải Phòng,
Nam Định…
- Công nhân đóng gói: Là lao động phổ thông, có sức khỏe và có ý thức
lao động tốt.
2. Kế hoạch về nhân viên và mức lương dự kiến:
Theo nhu cầu về nguồn nhân lực, doanh nghiệp có mức chi cố định lương
cho nhân viên một tháng dự kiến như sau:
Đơn vị: đồng
Stt Chức vụ Số
ngườ
i
Mức lương tháng
dự kiến/ người
1 Phó giám đốc SX, Thị trường 2 1 500 000
2 Kế toán 2 800 000
3 Nhân viên P. kinh doanh & bán
hàng
15 1 000 000
4 Công nhân đóng gói 14 800 000
5 Thủ kho 1 600 000
6 Lái xe 1 1000 000
7 Kỹ sư máy, pha chế 2 1 500 000
Tổng cộng 36 34 600 000
3. Sơ đồ bố trí hạ tầng cơ sở:
Với diện tích thuê là 5000 m2 và với quy mô hiện tại là phù hợp, doanh
nghiệp sẽ sử dụng 1/2 diện tích trên để thực hiện sản xuất. Còn quỹ đất dự
phòng sẽ thực hiện ở bước sau của dự án tránh việc sau này phải chuyển địa
điểm tới nơi rộng hơn gây tốn kém vì phải đầu tư mới vào nhà xưởng khi
yêu cầu tái sản xuất mở rộng cần diện tích mặt bằng gia tăng. Diện tích sản
xuất và kho bãi chứa nguyên vật liệu và thành phẩm dự kiến dựa trên cơ sở
phân tích nhu cầu và khả năng đáp ứng thực tế của sản xuất, tính chất của
hàng hóa, kết hợp với mục tiêu tối đa hóa sản xuất, doanh nghiệp sẽ phải
phân bố diện tích của mỗi bộ phận sản xuất như sau:
Nhà xưởng sản xuất : 1300m2, kho nguyên vật liệu, thành phẩm: 1000
m2, văn phòng : 80m2, trạm điện & khu lọc nước: 60m2.
Hệ thống nhà kho phải đáp ứng được yêu cầu thông thoáng để bảo quản
sản phẩm. Khu xưởng sản xuất phải có hệ thống đối lưu gió, thông hơi tốt,
thoát nhiệt nhanh cho hệ thống máy sản xuất cũng như sản phẩm được nấu
chín với nhiệt lượng rất lớn.
Giải pháp kiến trúc: Là công trình nằm trong tổng thể khu công nghiệp,
nên thiết kế hài hòa tăng thêm vẻ đẹp của toàn khu công nghiệp. Lối vào
chính và phụ được mở ra đường của khu công nghiệp, nhà xưởng và các
công trình phụ trợ được thiết kế theo phong cách công nghiệp nhưng không
khô cứng.
Giải thích:
- N1: Nhà bảo vệ
- N2: Nhà kho nguyên vật liệu, thành phẩm
- N3: Xưởng máy sản xuất, lò hơi, khu xử lý thanh trùng
- N4: Văn phòng, nhà điều hành
- N5: Nhà để xe
- N6: Giếng khoan, bể lọc nước
- N7: Trạm điện
SƠ ĐỒ BỐ TRÍ CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA DỰ ÁN
N7
N6
N2
N2
N3
N1
N
N4
Đường khu công nghiệp
4.Qui trình sản xuất sản phẩm:
Theo tài liệu quy trình công nghệ của nhà sản xuất cung cấp thì có rất
nhiều công đoạn sản xuất để làm ra thành phẩm cuối cùng. Dưới đây là toàn
bộ quy trình sản xuất sản phẩm. Nó đòi hỏi tính liên tục từ khi bắt đầu đến
khi kết thúc quá trình sản xuất.
SƠ ĐỒ QUI TRÌNH SẢN XUẤT CỦA SẢN PHẨM
và
Nước
Nước
hoa
quả
Đường
kính,
tinh
bột
Nồi cô
2 vỏ
Hệ thống
lọc tinh
Nấu
tinh
Máy
nạp
sản
phẩm
Khử
trùng,
thổi
Sản
phẩm
Lưu kho
Mô tả quy trình công nghệ:
Các nguyên vật liệu như : nước máy (được xử lý qua hệ thống lọc than
hoạt tính và xốp sứ), đường kính, bột rau câu và nước hoa quả theo từng
loại(mỗi một ca sản xuất làm cho một loại nước cốt hoa quả), tất cả được
đong đếm theo định lượng tiêu chuẩn vào nồi cô hai vỏ, đánh nhuyễn hỗn
hợp rồi đưa vào hệ thống nấu tinh để lọc bỏ tạp chất, bã của nước cốt hoa
quả nếu có và nấu chín hỗn hợp…
Sau đó hỗn hợp được đưa vào máy nạp sản phẩm để rót vào cốc nhựa để
ép nắp sản phẩm, ghi hạn dùng. Tất cả các sản phẩm được khử trùng qua hệ
thống xử lý Ô-zôn để loại bỏ các vi sinh vật gây hại có trong sản phẩm, và
được thổi nguội trên hệ thống giá I-nốc.
Qua khâu kiểm tra mẫu, thành phẩm nếu đạt tiêu chuẩn thì được đưa vào
dây chuyền đóng gói. Mỗi công nhân phụ trách một công đoạn như cho sản
phẩm vào thùng, dán tem niêm phong…
Khâu cuối cùng được thủ kho xác nhận số lượng thùng thành phẩm để viết
phiếu nhập kho.
VII. BÁO CÁO KẾT QUẢ TÀI CHÍNH DỰ KIẾN:
Trong tính toán phân tích kinh tế của công ty,yếu tố trượt giá và giá
trị thời gian của vốn đầu tư đã được xem xét một cách nghiêm túc.
1. Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh dự kiến:
( Phụ lục số 1)
2. Kế hoạch chu chuyển tiền mặt:
( Phụ lục số2 )
3. Bảng cân đối tài sản dự kiến:
(Phụ lục số 3)
Qua các báo cáo tài chính được trình bày ở trên , công ty đã dự toán được
tổng số đầu tư ban đầu của dự án, tổng TSCĐ, vốn CSH, lợi nhuận và các
khoản chi phí phát sinh trong từng tháng như: chi phí mua nguyên vật liệu,
chi phí nhân công…của dự án. Nó giúp công ty tổ chức huy động các nguồn
vốn kịp thời đáp ứng tốt các hoạt động sản xuất, quản lý chặt chẽ các khoản
thu chi, đảm bảo khả năng thanh toán và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.
Trên cơ sở các số liệu dự tính khi xây dựng dự án ta có thể thấy đây là dự án
có tính khả thi cao. Nó thanh toán hết các chi phí đầu tư ban đầu mà công ty
bỏ ra, mang lại lợi nhuận đáng kể cho nhà đầu tư và đem lại nhiều lợi ích
đáng kể cho xã hội.
CHƯƠNG III
ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN
I. ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI:
Để xem xét có nên lựa chọn dự án hay không ta còn phải phụ thuộc vào
nhiều phương pháp khác nhau:
1. Phương pháp đánh giá tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư:
Theo các số liệu dự kiến của doanh nghiệp ta lập được bảng sau
Đơn vị: triệu đồng
Nội dung 31/12/04 31/12/05 31/12/06 31/12/07 31/12/08 31/12/09
Đầu tư TSCĐ 1530
Đầu tư TS lưu động 350
Khấu hao bình quân 306 306 306 306 306
Lợi nhuận trước thuế 198.430 317.840 395.760 425.371 346.734
Thuế DN (32%) 63.497,6 101.708,8 126.643,2 136.118,7 110.954,9
Lợi nhuận sau thuế 134.932,4 216.131,2 269.116,8 289.252,3 235.779,1
Thu hồi TS lưu động 350
Thu hồi TSCĐ 48.342
Lợi nhuận + khấu
hao +TS thu hồi
440.932,4 522.131,2 575.116,8 595.252,3 940.121,1
Số lợi nhuận thuần bình quân do đầu tư đem lại trong thời gian đầu tư:
134932,4+ 216131,2+ 269116,8+ 289252,3+ 235779,1
5
= 282.865,7 triệu
Số vốn đầu tư bình quân hàng năm:
1880000
= 376 triệu
5
Tỷ suất lợi nhuận bình quân hàng năm của vốn đầu tư:
282865,7
= 0,75 (hay 75,2 % )
376000
Giá trị này cho thấy bình quân mỗi đồng vốn bỏ ra đầu tư thì dự án sẽ thu
được là 0,75 đồng lợi nhuận thuần.
2. Phương pháp giá trị hiện tại thuần(NPV):
Với tỷ lệ chiết khấu r = 10% / năm (tương đương lãi suất hiện tại của các
ngân hàng) thì ta tính được giá trị hiện tại thuần (NPV) của dự án (dựa vào
bảng trên ):
440932,4 522131,2 575116,8 595252,3 940121,1
NPV= + + + +
(1+0,1)1 (1+ 0,1)2 (1+ 0,1)3 (1+ 0,1)4 (1+ 0,1)5
– 1880000
= 374.611,58 triệu
Qua tính toán ta thấy giá trị hiện taị thuần của dự án
(NPV=374611,58 > 0 ) nên có thể nói dự án có tính khả thi cao.
3. Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ(IRR):
Để tìm tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án ta chọn:
- Với lãi suất r1 = 16% ta dược:
440932,4 522131,2 575116,8 595252,3 940121,1
N PV= + + + +
(1+0,16)1 (1+ 0,16)2 (1+ 0,16)3 (1+ 0,16)4 (1+ 0,16)5
– 1880000
= 32.819,6 triệu
Với lãi suất r1 = 17% ta dược:
440932,4 522131,2 575116,8 595252,3 940121,1
NPV= + + + +
(1+0,17)1 (1+ 0,17)2 (1+ 0,17)3 (1+ 0,17)4 (1+ 0,17)5
– 1880000
= - 1.6214,7 triệu
Từ đó ta tính được tỷ suất nội hoàn (IRR) là:
32819,6 * (17%-16%)
IRR = 16% + = 16,67%
32819,6 + - 16214,7
Vậy tỷ lệ lãi xuất tiền vay cao nhất mà dự án có thể chấp nhận không bị thua
lỗ là 16,67%/ năm.
II. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA DỰ ÁN :
1.Thuận lợi:
Là một dự án công nghiệp, với phương châm cùng nông dân xóa đói giảm
nghèo như nghị quyết TW 5 khóa 9 đề ra nhằm hiện đại hóa công nghiệp.
Doanh nghiệp được hưởng các chế độ ưu đãi như theo luật đầu tư trong
nước:
- Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 02 năm và giảm 50% trong
02 năm tiếp theo, kể từ khi có thu nhập chịu thuế.
- Không phải nộp thuế thu nhập bổ xung quy định tại khoản 1 điều 10 của
luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Được vay vốn quỹ hỗ trợ phát triển.
- Được miễn tiền thuê đất 06 năm kể từ khi ký hợp đồng thuê đất.
Doanh nghiệp đã có sẵn mạng lưới phân phối hàng hoá trảI khắp cả nước
từ các đại lý bán buôn, bán lẻ, hệ thống các siêu thị,…
Doanh nghiệp đã từng có kinh nghiệm trong việc tuyển chọn và đào tạo
đội ngũ lao động sản xuất thạch.
Khó khăn:
Mặc dù đã được UBND tỉnh Hưng Yên cấp đất và doanh nghiệp đã đền
bù hoa màu cho người nông dân nhưng dự án vẫn phảI chậm lại để nông dân
thu hoạch xong hoa màu.
III. Tính bền vững của dự án và các lợi ích kinh tế – xã hội mà dự án có
thể đạt được :
1. Tính bền vững của cơ sở:
Thứ nhất, tính bền vững của dự án được thể hiện ở chỗ doanh nghiệp chủ
động về nguồn nguyên liệu cần thiết cho sản xuất, tận dụng nguồn đặc sản
rất rẻ của địa phương đặc chế vào thành phẩm là: vải thiều Thanh Hà (Hải
Dương), nhãn lồng (Hưng Yên) tạo nên nét đặc trưng riêng cho sản phẩm.
Thứ hai, dự án mang tính chuyên môn hoá cao trong sản xuất nên có thể
sản xuất khối lượng lớn hàng hoá với chất lượng tốt trong thời gian ngắn
đáp ứng tốt với những đòi hỏi mang tính mùa vụ của sản phẩm.
Thứ ba, tính bền vững của dự án còn được thông qua phân tích kinh tế
mà tác giả đã trình bày .
2. Các lợi ích kinh tế xã hội dự án mang lại:
+ Xã hội : Dự án đầu tư xây dựng sản xuất thạch nước rau cauu tại xã Tân
Lập huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên , một huyện với đa số dân sống bằng
nghề nông nghiệp.Với quy mô của dự án ,doanh nghiệp sẽ tạo công ăn việc
làm thường xuyên cho khoảng 30 lao động với mức lương bình quân
800000 đồng/người/tháng.
Sản phẩm của doanh nghiệp được sản xuất có nhiều tiện ích và tác dụng
bồi bổ sức khỏe cho mọi người như vậy góp phần vào công cuộc chăm sóc
sức khỏe xã hội và qua đó củng cố và giữ vững thị trường của doanh nghiệp,
giúp doanh nghiệp có những bước đi vững chắc hơn trong tương lai.
+ Kinh tế: Đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng trăm triệu đồng tiền
thuế…
3. Tác động của dự án đến môi trường:
Trong quá trình thi công xây dựng nhà máy thì không gây các tác động
đáng kể nào tới môi trường. Đương nhiên, việc xây dựng ít nhiều cũng có
một số tác động nhỏ như bụi đá, tiếng ồn và bụi phát sinh lúc tập kết nguyên
vật liệu nhưng địa điểm nhà xưởng là khoảng đất trống xung quanh không
có nhà dân nên những tác động này không đáng kể và cũng không gây ảnh
hưởng.
Trong thời gian nhà máy đi vào hoạt động thì các nguyên nhân chủ yếu
gây tác động đến môi trường là:
- Nước thải vệ sinh công nghiệp : Đây là loại nước thải được tạo ra trong
quá trình làm vệ sinh các công cụ sản sản xuất, loại nước thải này ít nhiều
mang theo một số lượng nước rau câu, đường…
Kế hoạch xử lý: Nước thải sản xuất sẽ được chảy vào bể chứa và xử lý
theo công nghệ lên men của Viện khoa học công nghệ môi trường, Trường
Đại học Bách Khoa Hà Nội do vậy lượng nước thải sẽ đáp ứng tiêu chuẩn vệ
sinh môi trường trước khi cho chảy vào đường cống thoát chung của khu
công nghiệp.
- Tiếng ồn: Trong các thiết bị máy móc phục vụ cho việc sản xuất nước
giải khát hoa quả rau câu chỉ có tiếng ồn của hệ thống máy nén khí, máy rót-
ép gia nhiệt sản phẩm(nhưng không lớn lắm) mặt khác đây là dây chuyền
sản xuất được thiết kế hiện đại phù hợp với các tiêu chuẩn về tiếng ồn công
nghiệp.
Kế hoạch xử lý: Trang bị cho công nhân vận hành máy móc thiết bị bịt lỗ
tai khi thao tác.
- Phương án phòng cháy cháy nổ (PCCN) : Tuân thủ theo quy chuẩn và
được phòng cảnh sát PCCN xét duyệt và cho phép áp dụng. Tất cả các công
nhân đều được học định kỳ sát hạch công tác an toàn lao động. Các nội quy
quy định, biển báo được bố trí tại các vị trí phù hợp để mọi người dễ thấy,
nhằm nâng cao ý thức an toàn lao động cho tất cả công nhân của nhà xưởng
sản xuất.
Kết luận
Dự án sản xuất và kinh doanh nước giảI khát rau câu là mới mẻ ở
việt nam,nhưng có triển vọng phát triển lâu dàI tạo cho nước ta có loại hàng
giảI khát phù hợp với đời sống kinh tế của người tiêu ding. Đảm bảo nâng
cao chất lượng đời sống của nhân dân.
Dựa trên các sản phẩm và nguyên vật liệu sẵn có trong nước ,với khẩu
vị hợp với người Việt nam thạch nước giảI khát tong bước đáp ứng yêu cầu
của người tiêu ding trong nước và nước ngoàI,. khai thác tiềm năng rau câu
trong nước
Bước đường phát triển có nhiều triển vọng,khắc phục tong bước khó
khănđể đI đến hoàn thiện tạo thế vững chắc cho sản phẩm nước giảI khát rau
câu.
Luận văn tốt nghiệp được hoàn thành trên cơ sở kiến thức được tiếp
thu tại nhà trường và những thông tin thu thập dược tại công ty Hoa Việt
Bình . Do những hạn chế vể thời gian cũng như kiến thức,luận văn của em
không tránh khỏi những sai sót.Em mong nhận được những ý kiến đóng góp
của thầy giáo, cô giáođể luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Danh mục sách tham khảo
1.Dự án và kế hoạch kinh doanh-TS. Đỗ Minh Cương- NXB Chính trị quốc
gia –2001
2. Khởi sự doanh nghiệp – GS.TS. Vũ Huy Từ- THS Đỗ Thanh Hà-ĐHH
QL &KD Hà Nội 2001
3. Lập và quản lý dự án-Th.s.Từ Quang phương - ĐH QL &KD Hà Nội
2001
4. Giáo trình TàI chính doanh nghiệp- ĐH QL &KD Hà Nội 2001
5. Giáo trình Ngoại thương - ĐH QL &KD Hà Nội 2001
6. Giáo trình Thương mại- ĐH QL &KD Hà Nội 2001
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN DỰ KIẾN 2004
TàI sản Đầu kỳ Cuối kỳ Nguồn vốn Đầu kỳ Cuối kỳ
A/TàI sản lu động và đầu t ngắn hạn 350000 1009135A/Nợ phảI trả 0 218202.2
I. Tiền 350000 656029.8I. Nợ ngắn hạn 0 164202.2
II. Các khoản phảI thu 0 68728.8 PhảI trả ngời bán 0 154704.6
III. Hàng tồn kho 0 284376 PhảI nộp ngân sách 0 63497.6
B/TàI sản cố định và đầu t dàI hạn 1530000 1224000B/Nguồn vốn chủ sở hữu 1880000 2014932.4
I. TàI sản cố định I. Nguồn vốn kinh doanh 1880000 1574000
Nguyên giá 1530000 1530000II. LãI cha phân phối 0 134932.4
Giá trị hao mòn luỹ kế 0 306000III. Quỹ đầu t phát triển 0 306000
Tổng cộng tàI sản 1880000 2233135Tổng cộng nguồn vốn 1880000 2233134.6
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN DỰ KIẾN 2005
TàI sản Đầu kỳ Cuối kỳ Nguồn vốn Đầu kỳ Cuối kỳ
A/TàI sản lu động và đầu t ngắn hạn 1009134.6 1584597A/Nợ phảI trả 218202.2 163533.6
I. Tiền 656029.8 1096962I. Nợ ngắn hạn 164202.2 163533.6
II. Các khoản phảI thu 68728.8 134854 PhảI trả ngời bán 154704.6 61824.8
III. Hàng tồn kho 284376 352781 PhảI nộp ngân sách 63497.6 101708.8
B/TàI sản cố định và đầu t dàI hạn 1224000 810000B/Nguồn vốn chủ sở hữu 1960932.4 2231063.6
I. TàI sản cố định I. Nguồn vốn kinh doanh 1520000 1268000
Nguyên giá 1530000 1530000II. LãI cha phân phối 134932.4 351063.6
Giá trị hao mòn luỹ kế 306000 612000III. Quỹ đầu t phát triển 306000 612000
Tổng cộng tàI sản 2233134.6 2394597Tổng cộng nguồn vốn 2179134.6 2394597.2
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN DỰ KIẾN 2006
TàI sản Đầu kỳ Cuối kỳ Nguồn vốn Đầu kỳ Cuối kỳ
A/TàI sản lu động và đầu t ngắn hạn 1584597.2 2151194A/Nợ phảI trả 163533.6 613014
I. Tiền 1096962.2 1619093I. Nợ ngắn hạn 163533.6 613014
II. Các khoản phảI thu 134854 164618 PhảI trả ngời bán 61824.8 245531
III. Hàng tồn kho 352781 367483 PhảI nộp ngân sách 101708.8 367483
B/TàI sản cố định và đầu t dàI hạn 810000 612000B/Nguồn vốn chủ sở hữu 2231063.6 2150180.4
I. TàI sản cố định I. Nguồn vốn kinh doanh 1268000 612000
Nguyên giá 1530000 1530000II. LãI cha phân phối 351063.6 620180.4
Giá trị hao mòn luỹ kế 612000 918000III. Quỹ đầu t phát triển 612000 918000
Tổng cộng tàI sản 2394597.2 2763194Tổng cộng nguồn vốn 2394597.2 2763194.4
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN DỰ KIẾN 2007
TàI sản Đầu kỳ Cuối kỳ Nguồn vốn Đầu kỳ Cuối kỳ
A/TàI sản lu động và đầu t ngắn hạn 2151194.4 2678544A/Nợ phảI trả 613014 275994.2
I. Tiền 1619093.4 2214346I. Nợ ngắn hạn 613014 275994.2
II. Các khoản phảI thu 164618 139437 PhảI trả ngời bán 245531 139875.5
III. Hàng tồn kho 367483 324761 PhảI nộp ngân sách 367483 136118.7
B/TàI sản cố định và đầu t dàI hạn 612000 306000B/Nguồn vốn chủ sở hữu 2150180.4 2708549.5
I. TàI sản cố định I. Nguồn vốn kinh doanh 612000 306000
Nguyên giá 1530000 1530000II. LãI cha phân phối 620180.4 1178549.5
Giá trị hao mòn luỹ kế 918000 1224000III. Quỹ đầu t phát triển 918000 1224000
Tổng cộng tàI sản 2763194.4 2984544Tổng cộng nguồn vốn 2763194.4 2984543.7
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN DỰ KIẾN 2008
TàI sản Đầu kỳ Cuối kỳ Nguồn vốn Đầu kỳ Cuối kỳ
A/TàI sản lu động và đầu t ngắn hạn 2678543.7 3341636A/Nợ phảI trả 275994.2 397307.2
I. Tiền 2214345.7 3154467I. Nợ ngắn hạn 275994.2 397307.2
II. Các khoản phảI thu 139437 65732 PhảI trả ngời bán 139875.5 286361.3
III. Hàng tồn kho 324761 121437 PhảI nộp ngân sách 136118.7 110945.9
B/TàI sản cố định và đầu t dàI hạn 306000 0B/Nguồn vốn chủ sở hữu 2708549.5 2944328.6
I. TàI sản cố định I. Nguồn vốn kinh doanh 306000 0
Nguyên giá 1530000 1530000II. LãI cha phân phối 1178549.5 1414328.6
Giá trị hao mòn luỹ kế 1224000 1530000III. Quỹ đầu t phát triển 1224000 1530000
Tổng cộng tàI sản 3984543.7 3341636Tổng cộng nguồn vốn 2984543.7 3341635.8
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD DỰ KIẾN TỪ 2004 - 2008
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng doanh thu 2549134 3560861 4226349 4851453 4112543
Các khoản giảm trừ 37534 52341 54863 32968 21762
Doanh thu thuần 2511600 3508520 4171486 4818485 4090781
Giá vốn hàng bán 2051570 2867723 3413981 3995462 3365473
Lợi nhận gộp 460030 640797 757505 823023 725308
Chi phí bán hàng 180000 204635 234776 243419 241328
Chi phí quản lý doanh nghiệp 81600 118322 126969 154233 137246
LN trớc thuế 198430 317840 395760 425371 346734
Thuế thu nhập doanh nghiệp(32%) 63497.6 101708.8 126643.2 136118.72 110954.88
LN sau thuế 134932.4 216131.2 269116.8 289252.28 235779.12
KẾ HOẠCH LUÂN CHUYỂN TIỀN TỆ NĂM 2004
Nội dung Tháng 1
Tháng
2
Tháng
3
Tháng
4
Tháng
5 Tháng 6
Tháng
7
Tháng
8
Tháng
9
Tháng
10
Tháng
11
Tháng
12
I. Dòng tiền vào
1.Doanh số bán ra 110721 152473 205767 211598 281372 314017 330275 284425 241355 165132 137452 114547
a.Thu tiền bán hàng
Tháng thứ nhất 44288.4 60989.2 82306.8 84639 112549
125606.
8 132110 113770 96542 66052.8 54980.8 45818.8
Tháng thứ hai 0 66432.6 91483.8 123460 126959
168823.
2 188410 198165 170655 144813 99079.2 82471.2
Cộng dòng tiền vào 44288.4
127421.
8 173791 208099 239508 294430 320520 311935 267197
210865.
8 154060 128290
II. Dòng tiền ra
1. Dòng tiền từ hoạt dộng KD
Tiền mua nguyên vật liệu 72503 96651 106379 101573 116243 114872 98321 86468 82603 64757 63243 57159
Tiền lơng 34600 34600 34600 34600 34600 34600 34600 34600 34600 34600 34600 34600
Chi phí khác 47326 27417 28464 37279 38365 40721 39974 36084 32647 28362 27787 29602
Cộng dòng tiền ra 154429 158668 169443 173452 189208 190193 172895 157152 149850 127719 125630 121361
III. Dòng tiền thuần trong kỳ -110141-31246.2 4347.6 34647 50300 104237 147625 154783 117347 83146.8 28430 6929
IV. Tiền tồn đầu kỳ
350000
239859.
4 208613 212961 247608
297907.
8 402145 549770 704553 821900 905047
933476.
8
V. Tiền tồn cuối kỳ
239859.
4
208613.
2 212961 247608 297908
402144.
8 549770 704553 821900
905046.
8 933477
940405.
8
VI. Mức d tiền cần thiết 250000 250000 250000 250000 250000 250000 250000 250000 250000 250000 250000 250000
VII. Số tiền d hay thiếu hụt -10140.6-41386.8 37039.2 -2391.8 47908 152144. 299770 454553 571900 655046. 683477 690405.
8 8 8
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Dự án sản xuất và kinh doanh sản phẩm thạch nước rau câu Seaveg.pdf