Trong các dự án, công trình đầu tư xây dựng phải tổ chức đánh giá tác động môi
trường, cân nhắc đến vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái và tài nguyên du lịch thiên
nhiên, kiên quyết xử phát nghiêm những hành vi vi phạm. Phát triển phòng trào giáo dục
nâng cao nhận thức của nhân dân, đồng thời xây dựng những quy định về bảo vệ môi
trường. Tăng cường quản lý Nhà nước về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, chống
ô nhiễm môi trường. Nâng cao chất lượng “cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư” làm cơ sở cho giữ gìn môi trường lành mạnh xem đây là một tiêu chí cho
cuộc vận động. Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến bảo vệ môi
trường, huy động sự tham gia đóng góp của cộng đồng dân cư, các tổ chức và cá nhân
tham gia bảo vệ môi trường, nâng cáo ý thức, trách nhiệm của mọi người trong việc bảo
vệ tài nguyên, môi trường sinh thái.
115 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5066 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Du lịch sinh thái ở Tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tour liên tỉnh, khai thác nguồn khách hành hương đến tham quan lễ hội, phát triển các
tour liên tuyến với thành phố Kép(Campuchia) và mở rộng đến các nước trong khu vực.
Cải hoán chuyển đổi mục đích sử dụng cho một số tàu đánh bắt, tàu khách sang
phục vụ khách du lịch ven bờ. Đầu tư mới hình thành một đội tàu du lịch để phục vụ
khách tham quan các đảo. Huấn luyện, bồi dưỡng cho thuyền viên có phong các đón tiếp,
hướng dẫn khách tham quan.
Hướng dẫn, tuyên truyền, tạo điều kiện cho cư dân địa phương hiểu biết chủ
trương để có hướng cư xử văn minh và tham gia vào công việc đón phục vụ khách, huấn
luyện đội ngũ chuyên môn bảo vệ, cứu hộ phục vụ đảm bảo an toàn cho khách du lịch
trong quá trình tham quan.
Nghiên cứu xem xét lập quy hoạch chi tiết khu DLST Đông Hồ, điểm du lịch
Thạch Động, tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia các hoạt động du lịch của
địa phương. Đầu tư cơ sở dịch vụ để khai thác các điểm du lịch như Hang Tiền, Moso.
Hoàn thành cơ bản 2 khu du lịch Chùa Hang và Mũi Nai. Lập quy hoạch chi tiết
các dự án khả thi phục chế Hòn Phụ Tử, đầu tư cơ sở hạ tầng các khu, điểm du lịch Hang
Tiền, Moso, Quần Đảo Bà Lụa (Hòn Đầm, Hoàn Nghệ, Hòn Heo), Bãi Dừa, Đông Hồ,
quần đảo Hải Tặc (Hòn Tre). Lập dự án khả thi đầu tư cơ sở hạ tầng khu du lịch Hòn
Trẹm,Thạch Động, bảo tồn thiên nhiên thắng cảnh Hòn Chông, khai thác các khu di tích lịch
sử văn hóa, (lăng Mạc Cữu, Tao Đàn chiêu Anh Các, Chùa Phù Dung, Truyền thuyết Thạch
Sanh).
- Vùng II Phú Quốc:
Tận dụng lợi thế vừa được chính Phủ cho phép áp dụng một số cơ chế chính sách
đặc biệt, cần khai tốt tài nguyên du DLST. Xây 2 hồ nước trên thượng nguồn sông
Dương Đông và sông Cửa Cạn nhằm tạo nguồn nước cung cấp sinh hoạt và du lịch. Khu
vực An Thới xây bờ kè dọc ra mé biển.
Giáo dục cho dân cư ý thức bảo vệ rừng và phát triển rừng đặc dụng xã Cửa Cạn.
Khai thác khu bảo tồn thiên nhiên vườn quốc gia Phú Quốc, chăm sóc và trồng mới rừng
ở Nam đảo, khu vực núi Hàm Ninh và một phần núi Khu Tượng. Đặc trọng tâm bảo vệ,
phát triển khu rừng Bắc Đảo nằm trong khu vực lâm viên quốc gia, bảo vệ các loại thú
rừng hiện có và nuôi thêm thú ở các vùng có khách du lịch đến tham quan theo dạng bán
hoang dã.
Qui hoạch bảo vệ môi trường các bải tắm (Bà Kèo, Cửa Lấp, Bải Sao, Bãi
Khem…) và các khu điểm DLST (Suối đá bàn, suối tranh), khu di tích nhà tù Phú Quốc
được trồng và phủ xanh đồi trọc, tạo vành đai xanh để che phủ và bảo vệ. Xây dựng các
dịch vụ phụ trợ về DLST. Tổ chức Casino ở một đảo nhỏ dành cho người nước ngoài, sân
golf, trường đua, cho thuê các đảo tổ chức DLST.
Chú trọng nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ, đường biển và đường hàng không.
Nâng cấp sân bay Phú Quốc thành cảng hàng không quốc tế tạo điều kiện mở rộng quan hệ
du lịch ra bên ngoài nhất là khai thác tốt thị trường du lịch các nước trong khu vực và Thành
Phố Hồ Chí Minh, các tỉnh trong khu vực. Trùng tu sửa chữa nâng cấp Cảng An Thới. Bãi
thơm, Dương Đông đủ khả năng đón khách du lịch bằng đường biển. Cải tạo xây dựng các
công trình phục vụ giao thông nâng cấp, hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ.
Xây dựng hệ thống cung cấp điện, nước phục vụ tốt cho yêu cầu phát triển kinh tế
xã - hội nói chung và DLST nói riêng. Đầu tư hệ thống cấp nước Dương Đông, hệ thống
cấp nước An Thới và hệ thống cấp nước Dương Tơ. Tiếp tục đầu tư nhà máy nhiệt điện
có công suất 6,5 MW đặt tại thị trấn Dương Đông, kéo cáp điện ngầm ra Phú Quốc từ nhà
máy nhiệt điện Kiên Lương, đảm bảo nguồn điện phục vụ cho nhu cầu phát triển.
Xây dựng nhà hàng và cơ sở lưu trú đủ sức đón tiếp những đoàn khách lớn trong
nước và nước ngoài. Quan tâm xây dựng khách sạn sinh thái đảm bảo cảnh quan thiên
nhiên và môi trường. Xây dựng trung tâm hội nghị, hội thảo, các khu vui chơi, giải trí,
thể thao tầm cỡ quốc gia và khu vực. Xây dựng khu DLST Bà kèo từ cầu Cửa Lấp đến
cầu bà Kèo nằm trên lộ Dương Đông – An Thới. Đầu tư một đội tàu, cao tốc du lịch. Lập
1 trại nuôi, huấn luyện và cung cấp chó giống thuần chủng Phú Quốc. Trùng tu tôn tạo
nhà tù Phú Quốc, kêu gọi đầu tư khu du dịch Bãi Sao và xây dựng những khu Ressort ở
bãi biển trên bờ. Phát triển khu du lịch Bà Kèo, Cửa Lấp, Hàm Ninh, Núi Khu Tượng…
thành khu DLST biển chất lượng cao.…..Phát triển khu lâm viên nằm trong khu vực rừng
ở Bắc Đảo với trọng tâm bảo vệ rừng kết hợp với các loại hình DLST.
Qui hoạch chi tiết và tiến hành đầu tư xây dựng hoàn thành cơ bản các dự án: Khu
DLST suối Đá Bàn, Khu di tích căn cứ Khu Tượng, Khu du lịch Bà kèo - Cửa Lấp …với
đa dạng các loại hình du lịch.
Loại hình du lịch: Do vị trí địa lý và tính đặc thù của Phú Quốc có thể phát triển
đa dạng các loại hình du lịch: Mở rộng tour du lịch tàu biển quốc tế, du lịch tham quan di
tích, du lịch tham quan thắng cảnh, du lịch phục vụ cho các kỳ nghỉ hè, nghỉ đông, leo
núi, tắm biển, cắm trại, bơi lặn, thẻ mực, câu cá, lặn biển ngắm san hô, thảm thực vật săn
bắt hải sản, du thuyền, chơi golt đi bộ tìm phong lan, quan sát thú rừng….
DLST vùng này là du lịch sạch, cao cấp. Phát triển du lịch Phú Quốc gắn chặt với
phát triển kinh tế - xã hội trên đảo. Xây dựng phương án trồng mới và bảo vệ rừng,
nghiên cứu xem xét lựa chọn khu vực khai thác du lịch hoang dã, du lịch thám hiểm, xây
dựng các phương án bảo vệ các loài động vật, thực vật quý hiếm.
Khảo sát nghiên cứu, tham quan, học tập, lựa chọn các khu vực và tìm đối tác
thích hợp khai thác các loại hình DLST lặn biển, thủy phi cơ, nhảy dù, tàu đáy kiếng, leo
núi. Đào tạo đội ngủ cán bộ, công nhân viên tại chỗ, có chính sách thu hút lao động có
khả năng tham gia tốt các hoạt động du lịch.
Ưu tiên đầu tư các loại hình vui chơi giải trí mới lạ, hấp dẩn,các loại hình DLST
rừng, biển, DLST khám phá nông thôn và du lịch ở nhà dân để đưa vào thực nghiệm.
Tuyên truyền vận động nhân dân địa phương tham gia các chương trình DLST,
hướng dẫn nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa, bảo vệ tốt môi trường tại khu vực, thực
hiện tốt yêu cầu quy hoạch của địa phương. Tìm phương án để xây dựng cơ sở vật chất,
kỹ thuật, huấn luyện đội ngủ chuyên môn bảo vệ, cứu hộ đảm bảo an toàn về tính mạng
và tài sản của du khách trong quá trình tham quan.
Các quy hoạch đã được duyệt, giao cho ban quản lý các khu di tích quảng cáo kêu
gọi đầu tư và quản lý thực hiện quy hoạch. Tổ chức khai thác DLST ở Suối Tranh và phía
Bắc đảo; xây dựng đội du thuyền thẻ mực, khảo sát xây dựng chương trình tham quan,
các dịch vụ phụ trợ và tuyên truyền quảng cáo đưa vào khai thác khu di tích nhà tù Phú
Quốc; hoàn thành việc xây dựng các khu du lịch Cửa Lấp, khu du lịch Bãi Vòng, bãi Sao.
Xây dựng và bảo vệ các bãi tắm ở Bãi Trường, Giếng Ngự, Bãi đất Đỏ (An Thới).v.v có
thể xây dựng một số Bungalow tương đối tiện nghi phục vụ cho khách an dưỡng, phát
huy dự án nuôi cấy Ngọc Trai kết hợp du lịch tại Khéo Tàu Rủ. Xem xét đưa vào khai
thác loại hình du lịch lặn biển. Cần quy hoạch chi tết sử dụng có hiệu quả tài nguyên: Tài
nguyên rừng: Khu Tượng, khu bảo tồn rừng Phú Quốc, Suối Đá Bàn; Tài nguyên biển:
Bà Kèo - Cửa lấp, Bãi Sao, Bãi Vòng, Bãi Thơm, Bãi Vũng bầu- Mũi Đá Trai.
- Vùng III: Thành phố Rạch Giá và Phụ cận
Động viên nhân dân ngoại thành xây dựng các vườn cây ăn trái, ao cá để kết hợp
tổ chức kinh doanh du dịch vào cuối tuần. Đầu tư tu bổ một số di tích như đền thờ vị anh
hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, mộ cổ Hội đồng Suông, các di tích văn hóa, lễ hội…
Kiến tạo tài nguyên nhân văn, tái hiện các hoạt cảnh lịch sử trình diễn theo quy mô sân
khấu. Mở rộng quy mô, hình thức hoạt động của công viên văn hóa An Hòa, khu lấn
biển, các trung tâm thương mại, hình thành chợ đêm An Hòa. Mở rộng việc khai thác du
lịch ra các hòn đảo lân cận (Hòn Tre, Hòn Rái, Nam Du), khai thác những tài nguyên du
lịch xanh, du lịch sông nước, khu di tích Hòn Đất
Nâng cấp các khách sạn, nhà hàng đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng. Mở rộng
các loại hình dịch vụ đáp ứng như cầu phục vụ ngày càng cao cho du khách. Xây dụng
một vài khách sạn khu lấn biển đạt tiêu chuẩn từ 2-3 sao.
Đây là nơi dừng chân của khách du lịch khi đến Kiên Giang. Do vậy, thành phố
Rạch Giá cần đẩy mạnh phát triển kinh doanh cơ sở lưu trú và dịch vụ như cung ứng thực
phẩm, trang phục, túi du lịch, lều du lịch, đồ tắm, đồ bơi lặn, mua sắm và các dịch vụ khác
phục vụ khi du khách. Ngoài ra còn tổ chức cung cấp hàng lưu niệm, dịch vụ ăn uống, nghỉ
ngơi, phục hồi sức khỏe…
Tour du lịch tham quan có thuyết minh về lịch sử: nhà bảo tàn, chùa Tam bảo, mộ
hội đồng Suông, nhà thờ Huỳnh Mẩn Đạt; phát triển khu du lịch di tích lịch sử Hòn Đất,
tour du lịch chuyên đề lễ hội, tham làng nghề, tham quan khu lấn biển, du lịch dã ngoại,
du lịch miệt vườn, du thuyền trên sông nước, du thuyền đến các đảo, du lịch mua sắm
(Shopping), đi canô trên biển ngắm cảnh; câu cá, thẻ mực, săn bắt cá…
Cải tạo phong cảnh thiên nhiên, vành đai xanh cho thành phố và các điểm tham
quan, từ bước nâng cao giá trị khu di tích Hòn Đất. Bên cạnh đó, có chính sách tuyên
truyền vận động nhân dân trong khu vực khu di tích Hòn Đất đầu tư cơ sở vật chất, kỹ
thuật phục vụ khách du lịch.
- Vùng IV: U Minh Thượng
Khôi phục tài nguyên thiên nhiên, căn bằng sinh thái và tạo ra sự hấp dẫn đối với
du khách là nhiệm vụ hàng đầu của vùng này. Ưu tiên phát triển rừng phòng hộ, trồng
rừng ở ven lộ, kết hợp kinh doanh du lịch. Bảo vệ tốt các sân chim và các loài thú quý
hiếm, có phương án bảo vệ, hình thành khu bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học để phục
vụ tham quan du lịch. Tổ chức, khuyến khích nhân dân nuôi ong mật, nuôi cá, rắn, rùa…
để cho du khách tới tham quan. Tại vùng này chủ yếu là khai thác khu bảo tồn thiên
nhiên vườn quốc gia U Minh Thượng.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, hoàn thành
nâng cấp quốc lộ 63, tỉnh lộ 18, 16, quốc lộ 63B, xây cầu kiên cố Xẻo Rô - Tắc Cậu,
quan tâm xây dựng hệ thống thông tin liên lạc.
Tại các khu vực trung tâm, khu đô thị mới Thứ Bảy khuyến khích nhân dân địa
phương đầu tư các mô hình nhà nghỉ sinh thái bằng vật liệu địa phương đảm bảo các điều
kiện điện, nước, vệ sinh, cảnh quan sinh thái để phục vụ du khách. Đầu tư nâng cấp đài,
chòi quan sát toàn cảnh khu vực rừng tràm và hồ Hoa Mai từ trên cao.
Loại hình du lịch: Du thuyền trên sông thăm rừng tràm nước đỏ, tham quan sân
chim, vuông cá, câu cá nước ngọt; du lịch khám phá cảnh quan thiên nhiên rừng tràm trên
đất ngập nước úng phèn; khám phá sinh cảnh phân bố động thực, vật, các sinh cảnh đầm
lầy; du lịch tham quan giải trí; du lịch tham quan di tích lịch sử kết hợp tham quan cộng
đồng dân cư địa phương, du lịch kết hợp với nghiên cứu khoa học…
Du lịch khám phá nông thôn trước mắt hướng vào đối tượng là đoàn thanh niên, học
sinh, sinh viên, cựu chiến binh trong và ngoài tỉnh bằng cách tổ chức các tour du lịch về
nguồn, du lịch dã ngoại, tour giao lưu văn hóa, tư đó có hướng phát triển thu hút khách quốc
tế. Phát triển du lịch làng quê nhằm tạo công ăn việc làm, cải tạo đời sống nhân dân địa
phương, thưởng thức các món ăn đặc sản đồng quê, phát triển làng nghề truyền thống, nâng
cao chất lượng tranh võ tràm…Đây là những loại hình du lịch đặc thù của vùng này.
Tuyên truyền vận động nhân dân tham gia tích cực trong công tác bảo vệ tài
nguyên môi trường, ngăn ngừa các nạn phá rừng, hủy hoại môi trường sống của các loại
động thực vật trong khu vực. Xây dựng mô hình nhà nghỉ sinh thái bằng vật liệu địa
phương để phục vụ du khách.
Kết hợp với đội du thuyền ở rạch Giá để đưa khách du thuyền trên sông Rạch Giá,
Xẻo Rô, Kinh Thú Bảy, khu căn cứ, xuôi thuyền sông Trẹm, Cái Lớn về rạch Giá. Phối
hợp ngành nông nghiệp lập dự án khai thác bảo tồn thiên nhiên rừng U Minh Thượng.
3.2.2.2. Nguồn lực về vốn
Căn cứ vào các quy hoạch được duyệt, xác định rõ trách nhiệm, đề ra kế hoạch cụ
thể khai thác có hiệu quả tiềm năng DLST ở tỉnh Kiên Giang. Trước mắt cần phân tích
nhu cầu vốn đầu tư cho từng giai đoạn; xây dựng kế hoạch huy động, thu hút nguồn vốn,
tranh thủ nguồn lực vốn từ bên ngoài đây được xem là yếu tố quan trọng; Bên cạnh đó,
huy động tối đa nguồn lực từ bên trong cho quá trình phát triển đây là yếu tố quyết định.
Huy động từ vốn Ngân sách Nhà Nước: xây dựng bộ máy quản lý, kết cấu hạ tầng
thiết yếu như: hệ thống giao thông, bến cảng, cung cấp điện, cấp thoát nước, phát thanh
truyền hình. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà Nước làm “vốn
mồi” để huy động và sử dụng các nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài
nước. Huy động các nguồn vốn để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội chủ yếu dựa
vào khai thác tài nguyên đất đai, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, cần sử dụng có
hiệu quả nguồn vốn điều tiết của Chính phủ trong công tác quản lý thu thuế, phí và các
nguồn thu khác. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phải gắn liền với việc đầu tư cơ sở vật
chất kỹ thuật du lịch theo phương châm phát huy hiệu quả và chú trọng những nơi có
tiềm năng lợi thế để khai thác tránh dàn trải.
Vốn từ các doanh nghiệp và trong nhân dân: Một số tổng công ty mạnh như Tổng
công ty Bưu chính Viễn Thông, Điện lực Việt Nam dùng vốn của mình vào phát triển hệ thống
bưu chính viễn thông và cung cấp điện. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư khai
thác các tiềm năng du lịch theo quy hoạch. Hỗ trợ kiến thức kinh doanh du lịch cho cho doanh
nghiệp và nhân dân địa phương. Phát huy có hiệu nguồn vốn trong nhân dân. Vận động nhân
dân tích cực tham gia vào các hoạt động du lịch tạo thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập.
Vốn nước ngoài: Có chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI); tích cực tranh thủ vốn viện trợ chính thức (ODA) để xây dựng kết cấu hạ tầng,
thực hiện các dự án về xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, đào tạo nguồn nhân lực
và nâng cao năng lực quản lý.
Huy động các nguồn vốn xây dựng hệ thống giao thông. Đường bộ: Điểm nhấn là
tuyến đường Quốc lộ 80 vào tỉnh Kiên Giang và đến các vùng du lịch; mở rộng và nâng
cấp đê quốc phòng vừa phục vụ quốc phòng kết hợp với phát triển kinh tế và du lịch.
Đường biển: Nhà nước đầu tư cảng Rạch Giá, An Thới, Bãi Vòng và cảng Hòn Chông,
có cơ chế cho tư nhân phát triển tàu cao tốc, các loại tàu đi tham quan các hòn và tàu du
lịch sông nước. Điểm nhấn của đường thủy là đầu tư cảng quốc tế tại Vịnh Đất Đỏ (An
Thới) và các cầu cảng đón khách tại các điểm du lịch. Đường hàng không: Cần nâng cấp sân
bay Rạch Giá; kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Phú Quốc. Đi đôi với đầu tư
cơ sở hạ tầng cần chú ý đầu tư nâng cấp cửa khẩu quốc tế Xà Xía làm cầu nối giao thương
mở rộng thị trường các nước trong khu vực.
Đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông kết hợp nâng cấp và phát triển các điểm tham
quan, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho du lịch để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch
trong nước và du lịch quốc tế. Có chính sách kêu gọi đầu tư, khuyến khích những nhà đầu
tư phát triển những sản phẩm, loại hình du lịch mới có tính đặc thù.
3.2.2.3. Nguồn nhân lực
Con người đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển DLST, hoạt động của
DLST liên quan trực tiếp đến con người và vì con người. Để đảm bảo sự phát triển nhanh
và bền vững, phải có chính sách Đào tạo, thu hút phát triển nguồn nhân lực xem đây là
một chiến lược lâu dài. DLST đòi hỏi phải có sự giao tiếp rộng rãi và trực tiếp đối với du
khách, do đó, phải được đào tạo về trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ phong cách, khả năng, thái
độ giao tiếp của cán bộ và nhân viên, người tham gia hoạt động du lịch trước mắt và lâu dài.
Phát triển DLST không thể thiếu yếu tố con người cần phải có chương trình đào tạo và đào
tạo lại cả về quản lý, kinh doanh và người dân địa phương, để đáp ứng kịp thời cho phát
triển DLST trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới.
Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, chuẩn hoá cán bộ, nhân viên
của ngành, nhất là lực lượng quản lý và hướng dẫn viên, nâng cao nhận thức về vai trò,
trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Khuyến khích mọi
người tự giác học tập, nâng cao trình độ bằng nhiều hình thức. Đào tạo, bồi dưỡng các
lĩnh vực thiết yếu cho phát triển DLST: Như quản lý, hoạch định chiến lược, tiếp tân, bồi
phòng, phục vụ bar, quản lý cơ sở vật chất, kế toán du lịch và đào tạo ngoại ngữ đặc biệt
là tiếng Anh, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…Ngoài ra, cần đào tạo đội ngũ hướng
dẫn viên du lịch giỏi và có kỹ năng của DLST.
Cần tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý và văn hoá kinh
doanh du lịch cho tất cả đội ngũ lao động đang làm việc tại các khu du lịch, các cơ sở
dịch vụ du lịch. Điều này đặc biệt cần thiết với những người làm nhiệm vụ quản lý từ bộ
phận lên tới chủ doanh nghiệp, giám đốc điều hành, lễ tân…
Việc đào tạo tại chỗ và đào tạo lại có thể thực hiện bằng các hình thức: Những
người giỏi truyền nghề cho những người mới, người chưa có kinh nghiệm trong từng
công việc cụ thể sao cho thành thạo dần, mời giảng viên về du lịch và kinh doanh du lịch
về giảng dạy tại các lớp bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng tại chỗ. Các lớp này
cần được tổ chức linh hoạt để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ. Nội
dung bồi dưỡng phải thiết thực và cập nhật cả kỹ năng nghiệp vụ, trang thiết bị. Riêng đào
tạo ngoại ngữ các cơ sở kinh doanh du lịch phải hướng tới đào tạo và sử dụng lâu dài.
Cung cấp kiến thức về môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, các giá trị
DLST, hiểm họa môi trường với phát triển kinh tế - xã hội, phát triển du lịch, xã hội hóa du
lịch…Các kiến thức về nhu cầu, sở thích, thói quen, tập quán giao tiếp ứng xử của khách du
lịch (kể cả khách quốc tế và khách nội địa). Từ đó khuyến khích sự sáng tạo cho ra đời
những dịch vụ phù hợp với khách du lịch, đồng thời khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch
của địa phương.
Cần tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn ngày cho những lao động thời vụ vốn là dân
cư địa phương. Bởi đây là lực lượng không thuần nhất, không có kỹ năng, nghiệp vụ
chuyên môn. Họ được tham gia vào phục vụ trong một số công việc lao động đơn giản,
phụ trợ cho các hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng và chữa bệnh…Trang bị kiến thức cơ
bản về giao tiếp ứng xử, kỹ năng bán hàng, vệ sinh môi trường, tiếp thị du lịch…Công
tác đào tạo nguồn nhân lực có nhiệm vụ tiến tới phát triển du lịch bền vững.
Bên cạnh đó cần quan tâm đào tạo lực lượng bảo vệ an ninh trật tự, an toàn cho du
khách, thành thạo các biện pháp bảo vệ an ninh, sơ cấp cứu người bị nạn. Đào tạo cách sử
dụng các thiết bị chuyên dùng, phương tiện vận chuyển phục vụ khách du lịch. Thiết lập
trang thông tin về nhu cầu lao động để tham gia vào hoạt động du lịch chú ý lực lượng
sinh viên tốt nghiệp ở các cơ sở đào tạo du lịch.
Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho lực lượng hướng dẫn viên du lịch có
trình độ chuyên sâu, am hiểu về du lịch, có trình độ kiến thức rộng trên nhiều lĩnh vực
như: văn hóa, lịch sử, kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống, ngoại ngữ…. Lực lượng này
vừa làm công tác hướng dẫn viên vừa làm nhiệm vụ tuyên truyền quảng bá hình ảnh
DLST ở tỉnh Kiên Giang. Tổ chức hội thi nghiệp vụ hướng dẫn viên, tuyên truyền viên,
tiếp tân để tạo cơ hội cho đội ngũ cán bộ nhân viên có dịp học tập nâng cao nghiệp vụ
ứng xử, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm.
Phát huy tinh thần tự học tập của đội ngũ cán bộ, nhân viên, nâng cao tay nghề
người lao động. Nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ lao động trực tiếp làm việc trong khối
khách sạn vừa và nhỏ, khách sạn sinh thái. Liên kết với các địa phương trong lĩnh vực đào
tạo phát triển nguồn nhân lực. Tranh thủ sự giúp đỡ, tài trợ của các tổ chức quốc tế, tổ chức
môi trường thế giới trong việc mở các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng
lao động trong ngành.
Tổ chức hoạt động hội thảo, giao lưu, gặp gỡ nhằm tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp trao đổi kinh nghiệm trong quá trình hoạt động kinh doanh cũng như tạo mối quan
hệ giữa các doanh nghiệp.
Tổ chức phát triển hệ thống các trường, trung tâm dạy nghề, đào tạo du lịch, phối
hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp xây dựng chương trình thực hành, thực tập cho sinh
viên phù hợp với thực tiễn. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo phát triển
nguồn nhân lực.
3.2.2.4. Nguồn lực xã hội
Đẩy mạnh công tác giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng các cấp học, bậc học.
Nâng cao trình độ mọi mặt cho người dân nhất là trong vùng du lịch. Đào tạo nghề gắn
với việc làm, giải quyết tình trạng thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo và hạn chế tệ nạn xã
hội; đồng thời đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, rút ngắn thu nhập giữa
nông thôn và thành thị, giải quyết việc làm tại chỗ. Mở rộng nhiều hình thức và tăng quy
mô đào tạo; đổi mới nội dung, mục tiêu, chương trình theo hướng gắn với nhu cầu sử
dụng nguồn nhân lực của địa phương.
Kiện toàn hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; cũng cố nâng cấp hệ thống y tế dự
phòng, hiện đại hóa cơ sở vật chất và trang thiết bị. Đầu tư thích đáng để đào tạo cán bộ,
xây dựng cơ sở, mua sắm trang thiết bị đảm bảo chủ động trong công tác phòng bệnh.
Đầu tư và hiện đại hóa 2 trung tâm nghỉ dưỡng ở Hà tiên và Phú Quốc đáp ứng yêu cầu
nghỉ dưỡng cao cấp cho khách du lịch trong nước và nước ngoài. Hai trung tâm này đáp
ứng các yêu cầu về môi trường, cảnh quan thiên nghiên, cơ sở vật chất và trang thiết bị
hiện đại, đội ngũ cán bộ và nhân viên có trình độ chuyên môn cao, lịch sự….về hình thức
có thể liên doanh, kêu gọi đầu tư.
Nâng cao năng lực nghiên cứu ứng dụng khoa học – công nghệ, khuyến khích
nghiên cứu khoa học phục vụ việc giải quyết các vấn đề bức xúc của ngành. Đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin du lịch, thiết lập hệ thống dữ liệu chuyên ngành góp phần
thúc đẩy việc quản lý, kinh doanh và xúc tiến quảng bá du lịch. Khuyến khích các doanh
nghiệp nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Tạo
điều kiện cho doanh nghiệp kết hợp với các cơ sở đào tạo trong nghiên cứu và chuyển
giao công nghệ. Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý quốc tế. Coi
trọng và phát huy tiềm năng chất xám, tri thức phục vụ cho phát triển DLST. Mở rộng
giao lưu hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học trong và ngoài nước để tranh thủ sự
hỗ trợ về kỹ thuật, kinh nghiệm, tiếp cận với những thành tựu mới, tiến bộ về khoa học
công nghệ trên thế giới. Hợp tác ứng dụng khoa học công nghệ trong nghiên cứu bảo tồn
tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, bảo tồn các loài động vật quý hiếm.
Lôi kéo sự than gia của cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động phát triển
DLST. Vận chuyển khách bằng phương tiện thô sơ; xây dựng những vườn cây ăn trái,
cung cấp rau, quả sạch cho du khách; xây dựng và cải tạo nhà ở để đón khách sinh hoạt là
nghỉ ngơi, tìm hiểu phong tục tập quán, văn hóa và tham dự các hoạt động của người dân
(loại hình du lịch home stay); chế biến các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi từ sàn xuất
nông - lâm - thủy sản thành các món ăn cung cấp cho khách du lịch; tham gia vào các
hoạt động sản xuất kinh doanh của hoạt động du lịch để tăng thu nhập nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chương trình nội dung
của DLST đến hộ dân vùng du lịch. Đào tạo kỹ năng giao tiếp thái độ phục vụ, kỹ năng
thu hút khách; hỗ trợ về vốn để người dân có điều kiện tham gia vào hoạt động DLST;
khơi dậy làng nghề truyền thống.
3.2.3. Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá, tạo môi
trường cho du lịch sinh thái phát triển
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, sản phẩm, tài nguyên du
lịch nhằm thu hút lượng khách ngày càng đông góp phần phát triển kinh tế - xã hội nâng
cao hình ảnh DLST trong nước và ngoài nước.
Ưu tiên nguồn vốn thỏa đáng cho công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch và xây
dựng chính sách thị trường. Trong đó, cần phân loại thị trường theo đối tượng; xác định
thị trường chính yếu, thị trường mục tiêu và các thị trường tiềm năng, kết hợp chặt chẽ
với việc nghiên cứu cung, cầu và tâm lý thị hiếu của du khách.
Đối với thị trường địa phương cần tuyên truyền, quảng bá để nâng cao nhận thức
của các cấp, các ngành và nhân dân về vai trò của DLST, nâng cao ý thức trách nhiệm
của toàn dân đối với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường tự nhiên, xã hội trong sự phát
triển DLST và kinh tế- xã hội.
Đối với thị trường quốc tế (Thị trường đầy tiềm năng) cần tập trung tuyên truyền,
quảng bá để nâng cao hình ảnh của DLST tỉnh Kiên Giang, tài nguyên, sản phẩm du lịch
đặc sắc… để thu hút khách du lịch quốc tế.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến đẩy nhanh tốc độ xây dựng,
đầu tư vào các công trình trọng điểm từ nay đến năm 2010 và định hướng chiến lược đến
năm 2020, có chính sách thích ứng và chiến lược quảng bá phù hợp với từng thị trường,
phát huy lợi thế so sánh và cạnh tranh đề ra các giải pháp khả thi.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá về DLST. Giáo dục pháp luật nói
chung và luật du lịch, luật bảo vệ và phát triển rừng, quyết định số 186/2006/QĐ-TTg
ngày 14-8-2006 của Thủ Tướng Chính phủ về ban hành quy chế quản lý rừng, luật di sản
văn hóa, luật bảo vệ môi trường…cho toàn dân nhằm nâng cao nhận thức, tuân thủ những
quy định của pháp luật, trong khai thác và bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái.
Trên cơ sở nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, tập quán, thói quen tiêu dùng của các đối tượng
khách du lịch đễ đưa ra những sản phẩm quảng cáo, tuyên truyền phù hợp và có chất
lượng cao đến với người tiêu dùng ở các thị trường. Trong đó, tuyên truyền, quảng bá
hình ảnh, sản phẩm du lịch phải thật sự cụ thể, chính xác để kích thích vào nhu cầu trực
tiếp của du khách. Đồng thời, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân địa
phương, kết hợp với các phong trào quần chúng bảo vệ an ninh trật tự của địa phương.
Phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền chủ trương, chính
sách, pháp luật của Đảng và nhà Nước; Tăng cường thời lượng phát sóng thông tin về
DLST trên đài Phát Thanh và Truyền hình của tỉnh và đài của địa phương. Mở chuyên
mục về du lịch trên các báo, đài; nâng cao số lượng và chất lượng bài viết, phóng sự về
DLST. Gửi tin, bài cộng tác với các báo đài khu vực và Trung Ương, tạp chí du lịch. Xây
dựng trang Web của các doanh nghiệp, các khu du lịch, xây dựng trang web về du lịch
của tỉnh.
Liên kết với đài truyền hình Việt Nam, các kênh truyền hình, đài truyền hình
Thành Phố Hồ Chí Minh giới thiệu về “tiềm năng đất nước con người Kiên Giang”, thực
hiện các bộ phim giới thiệu về DLST Phú Quốc và U Minh Thượng. Xây dựng các kịch
bản, tác phẩm phim (điện ảnh), trong đó chú ý gắn với cảnh quan thiên nhiên, đề cao vai
trò của thiên nhiên đối với cuộc sống và kinh tế - xã hội của địa phương; khơi dậy những
tiềm năng khám phá của con người đối với DLST của tỉnh Kiên Giang. Kịch bản, tác
phẩn điện ảnh theo những hình thức tích cực và thỏa mái.
Hợp tác giữa các công ty tư nhân và Nhà Nước trong việc cung cấp dữ liệu, thông
tin trên mạng internet. Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin để đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, quảng bá. Khách DLST thường có trình độ giáo dục cao do đó họ tiếp cận
với loại thông tin này một cách dễ dàng. Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền
thông qua khách du lịch quốc tế và trong nước, thông qua các tổ chức vì môi trường các
nhà nghiên cứu khảo cổ, thám hiểm, các nhà khoa học. Đối với đối tượng này, tuyên
truyền bằng cách thông qua các hướng dẫn viên du lịch được đào tạo chuyên sâu, thư
viện, phòng thí nghiệm, cơ hội quan sát thực tế bằng các thiết bị chuyên môn và chính
hình ảnh thật về DLST ở tỉnh Kiên Giang.
Trong công tác tuyên truyền, quảng bá cần tổ chức các hoạt động, sự kiện du lịch, các
ngày kỷ niệm, các ngày lễ hội… để kết hợp quảng bá hình ảnh các khu DLST. Nội dung công
tác tuyên truyền, quảng bá phải hướng vào mục tiêu: Tăng cường nhận thức của toàn dân về
vai trò của DLST, đem lại lợi ích cho nhân dân về nhiều mặt như, tạo công ăn việc làm, nâng
cao ý thức bảo vệ, giữ gìn và khai thác hợp lý tài nguyên du lịch. Duy trì và nâng cao hình ảnh
DLST tỉnh Kiên Giang trong và ngoài nước nhằm thu hút ngày càng nhiều khách du lịch, các
nhà đầu tư, góp phần mở rộng quan hệ hợp tác phát triển trong nước và quốc tế.
Xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền và giới thiệu về lịch sử, di tích văn hóa, danh
lam thắng cảnh, tiềm năng DLST để phục vụ cho xúc tiến du lịch trong và ngoài nước.
Phát hành sách hướng dẫn về du lịch, bản đồ du lịch của các khu DLST, hướng dẫn các
điểm tham quan, nơi ăn, ở, cách thức đi lại, hệ thống chỉ dẫn; các sách ảnh, bưu ảnh, tờ
gắp thông tin về du lịch và các sự kiện, loại hình, tua, tuyến ở các khu du lịch; các ấn
phẩm giới thiệu về văn hóa lịch sử truyền thống cách mạng.
Tổ chức các trung tâm DLST tại thành phố Rạch Giá, Vườn Quốc gia U Minh
Thượng, Hà Tiên- Kiên Lương, Phú Quốc; nâng cao hiệu quả và nội dung hoạt động của
chi nhánh du lịch tỉnh Kiên Giang tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Mở rộng hợp tác du lịch
ra nước ngoài nhất là các nước trong khu vực ASEAN. Đẩy mạnh quảng bá DLST của tỉnh
Kiên Giang ra thế giới. Đăng cai hội nghị, hội thảo, thể thao, hội thi…quốc tế và trong nước
tại tỉnh Kiên Giang; kết hợp với hãng truyền hình, hảng hàng không, hằng hải trong nước và
quốc tế để thực hiện các chương trình giới thiệu về DLST ở tỉnh Kiên Giang.
3.2.4. Phát triển du lịch sinh thái bền vững
Du lịch phát triển không chỉ nhằm tăng trưởng về kinh tế mà phát triển phải dựa
trên tính bền vững về sinh thái, xã hội và kinh tế. Phát triển bền vững chính là cố gắng
đáp ứng nhu cầu của hôm nay mà không làm tổn hại tới khả năng thỏa mãn nhu cầu của
các thế hệ tương lai. Không có nguồn tài nguyên nào vô tận. Do đó, cần quan tâm đến
chiến lược khai thác phát triển bền vững. Khai thác DLST cần phải được quy hoạch, xây
dựng, phát triển theo hướng đảm bảo môi trường sinh thái bền vững. Phát triển DLST
bền vững cần hướng tới: phát triển và hướng tới gia tăng sự đóng góp của du lịch vào
kinh tế và môi trường, cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển, cải thiện cuộc
sống của cộng đồng địa phương, đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách, duy trì chất lượng
môi trường.
- Tạo cảnh quan môi trường DLST xanh sạch đẹp, chống ô nhiễm môi trường.
Tạo dành đai xanh cho các khu DLST. Bảo vệ diện tích rừng hiện có, trồng cây
xanh, thảm cỏ, vườn hoa, mặt nước và tạo ra môi trường trong lành, cảnh quan thiên
nhiên tươi đẹp khu du lịch.
Đánh giá và phân loại tài nguyên du lịch hiện có đồng thời có kế hoạch cải tạo,
nâng cấp và phục hồi. Cần xúc tiến quy hoạch và phát triển du lịch tổng thể theo hướng
bảo vệ môi trường và duy trì các nguồn tài nguyên. Tăng cường quản lý các nguồn tài
nguyên dựa vào sự tham gia của cộng đồng địa phương. Điều này sẽ có tác động tích cực
hai chiều, nghĩa là vừa nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương nhưng
vừa là cách tốt nhất để phát huy vai trò của họ trong quá trình phát triển DLST, bảo vệ
môi trường và duy trì các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thiết lập thể chế và ứng dụng
công cụ quản lý môi trường sao cho đạt hiệu quả cao. Ngăn chặn, đề phòng suy thoái môi
trường tự nhiên, bảo vệ và phát huy giá trị tài nguyên sinh học. Xây dựng phong trào
quần chúng bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Từng bước tạo ra những khu DLST
chất lượng cao ở Phú Quốc và Thị xã Hà Tiên, U Minh Thượng.
Phải xem vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái và môi trường xã hội là vấn đề sống
còn của phát triển DLST ở tỉnh Kiên Giang. Đây cũng là điều kiện đảm bảo cho phát
triển DLST bền vững.
Trong các dự án, công trình đầu tư xây dựng phải tổ chức đánh giá tác động môi
trường, cân nhắc đến vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái và tài nguyên du lịch thiên
nhiên, kiên quyết xử phát nghiêm những hành vi vi phạm. Phát triển phòng trào giáo dục
nâng cao nhận thức của nhân dân, đồng thời xây dựng những quy định về bảo vệ môi
trường. Tăng cường quản lý Nhà nước về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, chống
ô nhiễm môi trường. Nâng cao chất lượng “cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư” làm cơ sở cho giữ gìn môi trường lành mạnh xem đây là một tiêu chí cho
cuộc vận động. Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến bảo vệ môi
trường, huy động sự tham gia đóng góp của cộng đồng dân cư, các tổ chức và cá nhân
tham gia bảo vệ môi trường, nâng cáo ý thức, trách nhiệm của mọi người trong việc bảo
vệ tài nguyên, môi trường sinh thái.
- Giữ gìn và tôn tạo nâng cao giá trị chất lượng của DLST.
Quy hoạch và sử dụng có hiệu quả và lâu dài tài nguyên DLST. Bên cạnh việc
khai thác thế mạnh cần quan tâm kết hợp khai thác tiềm năng du lịch văn hóa để tạo tiền
đề phát triển bền vững, đa dạng sản phẩm du lịch. Phối hợp chặt chẽ và đồng bộ trong
việc sử dụng và khai thác các giá trị văn hóa. Định hướng, quy hoạch, quản lý, khai thác
vừa bảo tồn, tôn tạo và phát huy được giá trị của các di sản văn hóa. Tăng cường quản lý
Nhà nước tạo nên ý thức tôn trọng và bảo vệ tài sản văn hóa quý giá của dân tộc. Thực
hiện xã hội hóa trong đầu tư bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội văn hóa dân
gian, các làng nghề cần được khôi phục và phát triển hình thành các điểm tham quan du
lịch tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, thúc đẩy sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại
chỗ, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo thêm việc làm và thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.
Xây dựng môi trường kinh doanh du lịch, dịch vụ lành mạnh. Quan tâm chấn
chỉnh hoạt động của các cơ sở kinh doanh du lịch trên đại bàn. Sắp xếp hợp lý các loại
hình du lịch, đảm bảo khai thác hợp lý các tài nguyên du lịch và tạo tính đa dạng cho sản
phẩm du lịch. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh dịch vụ; thành lập
các hội, hiệp hội DLST. Quy định và kiểm soát tiêu chuẩn chất lượng và giá cả của các
dịch vụ cơ bản, tạo uy tín đối với khách hàng.
Xây dựng và hỗ trợ việc đăng ký thương hiệu các sản phẩm du lịch nhất là đặc sản
của các vùng như nước mắm Phú Quốc, gỏi cá trích, chó Phú Quốc, rượu mỏ quạ, rượu
sim, mật ong, khô cá rằn, tranh võ tràm U Minh…
Nâng cao chất lượng văn hóa du lịch. Tăng cường giáo dục cộng đồng về “văn
hóa, văn minh”; tổ chức tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức văn hóa, đặc biệt là
văn hóa ứng xử cho cộng đồng - lực lượng trực tiếp tham gia hoạt động DLST, nhất là
đội ngũ hướng dẫn viên nhằm trang bị kiến thức, cách thức ứng xử phù hợp với thông lệ
quốc tế và mang đặc trưng dân tộc.
- Bảo đảm về ổn định chính trị, cũng cố quốc phòng an ninh.
Phát triển DLST phải đảm bảo cũng cố quốc phòng an ninh, ổn định chính trị, trật
tự an toàn xã hội tạo môi trường phát triển lành mạnh. Đây là yếu tố quan trọng để thu
hút khách du lịch. Tăng cường nghiệp vụ quản lý an ninh trật tự, bảo vệ toàn vẹn chủ
quyền quốc gia biên giới biển đảo. Hoàn thiện hệ thống quản lý tại các cơ sở lưu trú, tin
gọn thủ tục hành chính, đảm bảo các yếu tố về an ninh, trật tự, an toàn cho hoạt động sản
xuất kinh doanh; bảo đảm mọi quyền lợi của cơ sở du lịch, khách du lịch. Các cơ sở du
lịch phải xây dựng kế hoạch tự bảo vệ an ninh trật tự phù hợp với quy định của pháp luật.
Xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh trật tự. Nâng cao vai trò của Vườn Quốc
gia, Hạt kiểm Lâm trong bảo vệ rừng và bảo vệ tài nguyên rừng. Hình thành đội bảo vệ
an ninh trật tự ở từng khu, vùng du lịch.
Thành lập các đội cứu hộ, nhất là các đội cứu hộ trên biển, khu nghỉ dưỡng sẵn
sàng ứng phó với mọi tình huống. Quy định bắt buộc về trang bị cứu hộ đối với các
phương tiện, du thuyền trên sông, biển. Thực hiện bảo hiểm cho khách du lịch, thường
xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn trong các hoạt động du lịch.
Ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài nhất là các nước có tiềm lực kinh tế mạnh phát
triển DLST và các lĩnh vực khác trên các vùng phức tạp nhạy cảm để tạo thế đan xen lợi
ích kinh tế góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng.
Phát triển DLST để tiến đến phát triển du lịch bền vững chính là chìa khóa cho sự
thành công lâu dài. Đây là một vấn đề đòi hỏi sự hợp tác của toàn thể các ban ngành, là
trách nhiệm của mọi người trong xã hội. Bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên
thiên nhiên cùng với quá trình phát triển du lịch nhằm tăng trưởng nền kinh tế theo hướng
phát triển bền.
3.2.5. Phát huy vai trò của du lịch sinh thái đối với vấn đề phát triển kinh tế -
xã hội
- Đối với phát triển kinh tế:
Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư có trọng tâm trọng điểm tạo ra
đột phá về kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng cao đạt trên 13%/năm, tạo chuyển biến mạnh mẽ
về chất lượng phát triển, tăng trưởng bền vững.
Phát triển kinh tế đồng thời chú trọng việc đảm bảo môi trường sinh thái. Đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm chuyển biến một bước quan trọng về cạnh tranh
của nền kinh tế, trong đó thu hút đầu tư trong và ngoài nước là lĩnh vực quan tâm hàng
đầu.
Trên cơ sở nguồn thu của DLST và huy động các nguồn vốn khác đẩy mạnh đầu
tư phát triển nông nghiệp và công nghiệp theo chiều sâu. Ứng dụng rộng rãi khoa học
công nghệ trong sản xuất để giảm chi phí tăng sức cạnh tranh. Một mặt góp phần tăng
trưởng kinh tế, mặt khác tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu phát triển du lịch.
Tiến hành rà soát điều chỉnh công khai quy hoạch phát triển kinh tế xã hội giai
đoạn từ nay đến năm 2010, định hướng quy hoạch tổng thể đến năm 2015, các quy
hoạch, kế hoạch phát triển từng vùng trên địa bàn của tỉnh.
Đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao chất lượng và giá trị chế biến truyền thống,
tạo sản phẩm mới có sức cạnh tranh. Mở rộng quan hệ kinh tế trong và ngoài nước. tăng
cường sự trao đổi hợp tác giao lưu kinh tế với các tỉnh và các nước trong khu vực
ASEAN. Bên cạnh tạo điều kiện phát triển kinh tế đồng thời có cơ hội tìm nhiều thị
trường mới cho du lịch, giới thiệu tiềm năng DLST với các nước. Đẩy mạnh giao lưu hợp
tác trên nhiều mặt, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư. Tăng cường công tác đầu tư tạo điều
kiện thúc đẩy đồng bộ trên nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, tạo công ăn việc làm nâng cao
thu nhập cho người dân địa phương.
Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; tập
trung đầu tư các lĩnh vực, công trình, địa bàn trọng điểm như: giao thông, điện, cấp thoát
nước, bến cảng, cảng hàng không, khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, các khu du
lịch…thực hiện xã hội hóa trong công tác đầu tư.
Tăng cường xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thông qua khách du lịch nhất là hàng hóa
nông sản, công nghiệp và hàng thủ công mỹ nghệ. Xúc tiến quảng bá hình ảnh, tiềm
năng, lợi thế của tỉnh Kiên Giang tăng khả năng hiểu biết, đầu tư, hợp tác giao lưu kinh tế
quốc tế.
Phát huy ngành nghề truyền thống, tập trung đầu tư khai thác những sản phẩm có
thế mạnh mang tính đặc thù như: Nước nắm Phú quốc, Rượu Mỏ Quạ, Sim, các loại thủy
hải sản, mật ong, hàng lưu niệm…Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ
trên nhiều lĩnh vực tạo ra sức cạnh tranh cho nền kinh tế.
Mở rộng các phương tiện giao thông vận tải bằng đường bộ, thủy, hàng không.
Đẩy mạnh hợp tác kinh tế trong và ngoài nước. Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa và
thị trường du lịch. Đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao về chất lượng, phong phú về chủng
loại, đa dạng về hình thức.
Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động DLST. Trong đó chú trọng đến kinh tế tư
nhân. Huy động mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động phát triển DLST như đầu
tư xây dựng nhà hàng, khách sạn, cơ sở lưu trú, sản xuất các sản phẩm du lịch đặc thù và
các sản phẩm có thế mạnh. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để khai thác có
hiệu quả tiềm năng DLST, phát triển các ngành trên cơ sở nhu cầu của du khách. Mở
rộng sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều công ăn việc làm nâng cao thu nhập cho người dân
đại phương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
- Đối với phát triển xã hội:
Cải thiện và nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của cộng đồng thông qua
việc bảo vệ môi trường và di trì các nguồn tài nguyên. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của
mọi người trong việc bảo vệ môi trường, tài nguyên DLST. Cải thiện và nâng cao giá trị
vật chất và tinh thần cho mọi người trên mọi lĩnh vực tạo điều kiện hài hòa, thỏa mái,
nâng cao hiệu quả làm việc cho người lao động. Mở rộng giao lưu văn hóa, lịch sử giữa
các vùng, các dân tộc, quốc gia. Quan tâm đầu tư xây dựng nông thôn mới như điện,
đường, trường, trạm từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm dần khoản cách
giữa nông thôn và thành thị. Phát huy phong tục tập quán tốt đẹp cho dân tộc, khơi dậy
văn hóa truyền thống.
Giải quyết các vấn đề văn hóa, xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển DLST,
đô thị hóa trên cơ sở bảo đảm ổn định và phát triển đời sống dân cư ở vùng du lịch. Thực
hiện tốt chính sách khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du
lịch; có chính sách ưu đãi đối với các ngành nghề truyền thống, hoặc nghiên cứu chuyển
đổi để các ngành nghề này có thể tham gia vào hoạt động du lịch, tạo thu nhập bền vững
lâu dài. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức giáo dục du lịch cộng đồng, nâng cao
hiểu biết hoạt động du lịch và kiến thức về kinh tế du lịch, tạo khả năng kinh doanh du
lịch có hiệu quả.
Quan tâm tạo cơ hội việc làm, ổn định của cộng đồng dân cư, việc thực hiện dự án
có liên quan đến đời sống của nhân dân cần phải xem xét kỹ lưỡng và có chính sách ưu
đãi tạo điều kiện ổn định cuộc sống. Tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư.
KẾT LUẬN
DLST ngày nay trở thành thực tế trên toàn cầu, một nhu cầu không thể thiếu trong đời
sống xã hội, mang lại nhiều lợi ích cụ thể trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển bền vững.
Tăng nguồn thu ngoại tệ, góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, thúc đẩy mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế và tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế
khác, tăng thu nhập cải thiện đời sống cho nhân dân, bảo vệ môi trường, di trì các nguồn tài
nguyên….Phát triển DLST đặt trong tổng thể sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Sự nghiệp đổi mới của Đảng ta, đã tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho DLST
phát triển. Du lịch nói chung DLST nói riêng đã đóng góp rất quan trọng vào thu nhập
quốc dân, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội, nâng cao tinh thần sinh hoạt văn hóa
tinh thần cho người dân. Ngoài ra, ngành du lịch còn góp phần thực hiện có hiệu quả
chính sách đối ngoại rộng mở của Đảng, Nhà Nước. Du lịch là sứ giả của hòa bình, tăng
cường hợp tác quốc tế và hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Phát triển DLST góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên,
danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa của quốc gia và thế giới. Mở rộng giao lưu văn hóa
giữa các quốc gia, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
Tỉnh Kiên Giang được thiên nhiên ưu đãi rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch.
Lợi thế của tỉnh là có biển, hải đảo có rừng nguyên sinh đa dạng sinh học nếu được đầu
tư khai thác đúng mức thì góp phần rất quan trọng phát triển kinh tế xã hội. Với vị trí địa
lý, tiềm năng tỉnh Kiên Giang có thể phát triển nhiểu loại hình DLST hấp dẫn như: DLST
rừng, DLST biển đảo, DLST núi đá và hang động…
DLST ở tỉnh Kiên Giang hiện nay đang ở giai đoạn đầu, chỉ mới được quan tâm
trong vài năm trở lại đây. Từ chỗ nằm trong du lịch đến nay đã hình thành các khu DLST
và hoạt động bước đầu có định hướng, từng bước phát triển, xác lập được vị trí trong nền
kinh tế quốc dân, đóng góp một phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Ngoài những hiệu quả kinh tế, phát triển DLST trong những năm qua đã đem hiệu
quả rõ rệt về mặt xã hội như: lao động được thu hút vào các hoạt động du lịch ngày càng
tăng, góp phần giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập cho người lao động; sự giao lưu
văn hóa giữa các vùng các dân tộc được mở rộng, từ đó người dân địa phương có dịp giao
lưu văn hóa trong nước và thế giới.
Phát triển du lịch ở tỉnh Kiên Giang không tách rời sự phát triển của của du lịch của
khu vực ĐBSCL, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành Phố Cần Thơ. Đây là mối quan hệ mật
thiết, có tác động hỗ trợ thúc đẩy lẫn nhau, tạo điều kiện thu hút khách du lịch trong nước và
quốc tế. Tỉnh Kiên Giang có tiền năng và tài nguyên du lịch hấp dẫn trong đó nổi trội nhất là
tài nguyên DLST. Trong thời gian qua, việc đầu tư khai thác chưa hợp lý, hiệu quả chưa cao.
Đầu tư khai thác chưa tương xứng với tiềm năng, quy hoạch chưa đồng bộ, một số khu du
lịch xuống cấp, bảo vệ môi trường sinh thái chưa được quan tâm thường xuyên.
Hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch có sự đầu tư
phát triển nhanh trong những năm qua. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển còn chưa tương
xứng, cần phải có sự quan tâm đầu tư đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực. Trình độ chuyên nôm
nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành du lịch còn hạn chế, công tác quản lý nhà
nước về du lịch còn chồng chéo hiệu quả chưa cao. Khả năng thu hút đầu tư trên lĩnh vực du
lịch còn hạn chế.
DLST góp phần rất quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở để phát triển
đa dạng các sản phẩm du lịch, tiến tới phát triển bền vững. Do đó, cần tập trung vốn để
phát triển DLST theo nguyên tắc phát triển bền vững và trên cơ sở mang lại hiệu quả kinh
tế - xã hội; tạo cơ chế chính sách ưu tiên cho phát triển DLST; huy động các nguồn lực
thúc đẩy tăng trưởng nhanh; đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh của
DLST; giữ gìn và tôn tạo, nâng cao giá trị, chất lượng, tạo môi trường du lịch lành mạnh,
an toàn, chống ô nhiễm môi trường. Qua đó phát huy vai trò của DLST đối với vấn đề
phát triển kinh tế - xã hội.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Xuân Ảnh (2006), Thị trường du lịch của Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ kinh
tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
2. Trần Hữu Bình (2005), "Phát triển du lịch Hà Nội theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá", Báo Du lịch, (1).
3. Trần Thanh Bình (2005), Thị trường du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
đến năm 2020, Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh.
4. Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang (2001), Thống kê số liệu các năm 2001-2007.
5. Vũ Đức Cường (2003), Phát triển kinh tế du lịch ở Quảng Ninh thực trạng và giải
pháp, Luận văn Cao cấp lý luận chính trị, Họ viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh.
6. Dụng Văn Duy (2004), Du lịch trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Bình
Thuận, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội.
7. Đảng bộ tỉnh Kiên Giang (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ VIII, Kiên
Giang.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 14/10/1999 của BCH
Trung ương (khoá VII) về lãnh đạo và phát triển du lịch trong tình hình mới.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà (2004), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb Lao
động - Xã hội, Hà Nội.
12. Địa lý du lịch (2000), Nxb Trẻ thành phố Hồ Chí Minh.
13. Nguyễn Thị Thu Hiền (2006), Cẩm nang du lịch văn hoá châu Á, Nxb Từ điển Bách
khoa, Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Thu Hiền (2007), Địa danh du lịch, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
15. Đỗ Thị Thanh Hoa (2005), "Kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển du lịch
gắn với bảo vệ môi trường", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (12), tr.17.
16. Nguyễn Đình Hoà (2004), "Du lịch sinh thái - thực trạng và giải pháp để phát triển ở
Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và phát triển, (3), tr.11.
17. Lê Mai Khanh (2005), Phát triển du lịch Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn tốt nghiệp Cao
cấp lý luận chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
18. K. Lindberg và Donald E.Hawkins (1999), Du lịch sinh thái: Hướng dẫn cho các
nhà lập kế hoạch và quản lý.
19. Lưu Văn Lợi (2007), Những điều cần biết về đất, biển, trời Việt Nam, Nxb Thanh
niên, Hà Nội.
20. Phan Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
21. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn
phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
22. J.Y.Martin (2007), Phát triển bền vững học thuyết, thực tiễn, đánh giá, Nxb Thế
giới, Hà Nội.
23. Nguyễn Duy Mạnh, lê Trung Kiên (2005), "Du lịch sinh thái và kinh doanh sản
phẩm du lịch sinh thái tại các vườn Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của
Việt Nam", Tạp chí Kinh tế phát triển, (4).
24. Đổng Ngọc Minh - Vương Lôi Đình (2000), Kinh tế du lịch và du lịch học, Nxb Trẻ
Thành phố Hồ Chí Minh.
25. Nhiều tác giả (2008), Phát triển kinh tế và bảo vệ biển, đảo Việt Nam, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
26. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch Việt Nam
năm 2005.
27. Sở Du lịch Văn hoá Thể thao và du lịch tỉnh Kiên Giang (2000), Báo cáo tổng kết
năm từ 2000-2007.
28. Tổng cục Du lịch - IUCN - ESCAP (1999), Xây dựng chiến lược quốc gia về phát
triển du lịch sinh thái tại Việt Nam, Tuyển tập báo cáo hội thảo, Hà Nội.
29. Tổng cục Du lịch (2004), Kỷ yếu hội thảo bảo vệ môi trường du lịch, Hà Nội.
30. Đỗ Thị Ánh Tuyết, Bùi Thiết (2006), Du lịch Việt Nam những điểm đến, Nxb Thanh
niên, Hà Nội.
31. Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2000), Báo cáo tổng kết của tỉnh từ 2000-2007.
32. Thanh Xuân (2005), Sức sống U Minh Thượng, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí
Minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 107_631.pdf