Ứng dụng mạng nơron để xử lý số liệu đo nhằm giảm sai số ngẫu nhiên
cho phép ứng dụng không chỉtrong cảm biến thông minh mà còn có thể ứng
dụng cho các thiết bị đo tương tự, thiết bị đo số.
Hướng nghiên cứu tiếp theo từ cơ sở những nghiên cứu của luận văn này
là ứng dụng mạng nơron để giảm đồng thời sai sốngẫu nhiên và sai sốhệ
thống của cảm biến và ứng dụng vào việc chế tạo cảm biến và thiết bị đo với
độ chính xác cao.
98 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2557 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dụng cụ đo và cảm biến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính chất, các quan hệ và mã hóa chúng trong tín
hiệu đầu ra. Luật học không có hướng dẫn điển hình là luật Hebb thường
dùng cho mạng tự liên kết. Luật học LVQ thường dùng cho mạng nơron tự tổ
chức.
MNN
W
Bộ tính sai số
X Y
d
Tín
hiệu
sai số
Đầu ra mong muốn
Đầu ra thực tế
(a)- Học có tín hiệu chỉ đạo
MNN
W
Bộ nhận xét
X Y
d
Tín
hiệu
nhận
xét
Đầu ra thực tế
Đầu ra mong muốn
(b)- Học củng cố
MNN
W
X Y
Đầu vào Đầu ra thực tế
(c)- Học không có hướng dẫn
50
Hình 2.19 : Sơ đồ khối các thuật học của mạng nơron.
Ứng với các nhóm mạng nơron khác nhau thường áp dụng một số luật
học nhất định. Nếu tồn tại hàng chục loại mạng nơron khác nhau thì các luật
học dùng trong mạng nơron có thể liệt kê gấp nhiều lần.
Đối với mạng nơron phản hồi thường sử dụng luật Hebb và các luật cải
tiến của nó để chỉnh trọng mà không cần tín hiệu chỉ đạo từ bên ngoài.
Đối với mạng nơron truyền thẳng thường sử dụng luật truyền ngược để
chỉnh trọng với tín hiệu chỉ đạo từ bên ngoài.
Nếu coi cấu trúc mô hình mạng là phần xương thịt, thể xác thì các luật
học là phần trí tuệ thông minh của mạng nơron và các công trình nghiên cứu
luật học chiếm số lượng lớn nhất trong mấy chục năm qua.
2.5 Một số ứng dụng mạng nơron nhân tạo
+ Mạng nơron nhân tạo có khả năng nhận dạng (ảnh, vật thể, tiếng
nói...), xử lý thông tin có nhiễu, không đầy đủ, không chắc chắn, mờ [TL7],
[TL18].
+ Mạng nơron có khả năng xử lý song song với tốc độ xử lý nhanh do
vậy nó là công cụ mới đầy hứa hẹn trong khoa học tính toán, nhận dạng, điều
khiển tự động cũng như nhiều lĩnh vực khác. Các hệ thống sử dụng nó có thể
tăng tốc độ xử lý và tính toán theo thời gian thực [TL18].
+ Mạng nơron nhân tạo có khả năng học thích nghi, nó sẽ thích ứng với
quá trình tự chỉnh trong quá trình điều khiển tự động.
51
+ Mạng nơron có khả năng tổng quát hoá do đó có thể áp dụng để dự
báo lỗi hệ thống tránh được những sự cố đáng tiếc mà các hệ thống điều khiển
có thể gây ra [TL5], [TL7].
+ Mạng nơron có thể phối hợp cả nhận dạng và điều khiển đối tượng do
đó nó có thể được thực hiện như một bộ điều khiển thích nghi.
Việc nghiên cứu để đưa mạng nơron nhân tạo áp dụng vào quá trình
điều khiển tự động đã được nhiều nhà khoa học thực hiện và đã đưa ra được
nhiều kết quả quan trọng.
+ Theo Hunt (1992) thì mạng Hopfield có thể dùng làm bộ điều khiển
cho hệ thống học tuyến tính [TL15]. Trong trường hợp này người ta dùng các
phần tử của cấu trúc nơron thay đổi được để xây dựng bộ điều khiển. Bộ điều
khiển đưa ra chứa đựng sự thích nghi và đạt độ bền tốt.
+ Theo Chu thì mạng Hopfield có thể dùng làm một phần của cơ chế
thích nghi trong nhận dạng hệ tuyến tính. Trong trường hợp này, mạng tham
gia vào vòng thích nghi và được dùng để tối thiểu tốc độ sai số bình phương
tức thời của tất cả các trạng thái. Các đầu ra của mạng được dùng để thể hiện
các tham số của mô hình đối tượng dạng tuyến tính có tham số thay đổi theo
thời gian hoặc tham số bất biến.
+ Chang, Zhang và Sami cho biết mạng Hopfield cũng có thể kết hợp
với mạng Gabor để nhận dạng hệ phi tuyến. Trong trường hợp này, mạng bao
gồm ba lớp. Lớp thứ nhất gọi là bộ tạo hàm sử dụng mạng Gabor để tạo hàm
phi tuyến cơ sở Gabor. Lớp thứ hai dùng mạng Hopfield để tối ưu các hệ số
trọng chưa biết. Lớp thứ ba được gọi là mạng điều khiển để tính sai số ước
lượng và điều khiển hoạt động của các lớp mạng thứ nhất và lớp mạng thứ
hai. Hệ không yêu cầu phải ổn định tiệm cận mà chỉ cần các đầu vào-ra giới
hạn và ổn định đối với các kết quả được coi là hợp lý theo miền vào-ra lớn.
Thành công của phương pháp ở chỗ đã đạt được lý luận của phương pháp và
cho kết quả mô phỏng.
52
+ Mạng phản hồi Hopfield được dùng để tổng hợp hệ điều khiển tuyến
tính có phản hồi thông qua đặt cực. Trong trường hợp này mạng nơron có khả
năng giải những bài toán quy hoạch lồi. Để thu được ma trận phản hồi trạng
thái K thông qua đặt cực, người ta dùng mạng nơron phản hồi kiểu Hopfield.
So với các phương pháp đặt cực truyền thống khác, phương pháp này có ưu
điểm là phương pháp tổng hợp on-line và tự điều chỉnh thông qua mạng nơron
phản hồi. So với phương pháp sử dụng mạng nơron khác dùng để tổng hợp hệ
tuyến tính, phương pháp này có ưu điểm là tự động cả đặt cực và tối thiểu
chuẩn mà không cấn huấn luyện trước. Phương pháp này sử dụng bản chất
vốn dĩ về tính toán song song và phân bổ của mạng nơron phản hồi nên có thể
dùng trực tiếp trong các ứng dụng theo thời gian thực. Các tác giả này đang
định hướng nghiên cứu phương pháp này để đặt cực trong tổng hợp hệ phi
tuyến.
+ Mạng nơron phản hồi có thể dùng làm bộ nhớ liên kết. Bộ nhớ liên
kết có thể sử dụng như bộ suy diễn mờ. Như vậy có sự kết hợp giữa mạng
nơron và các luật mờ tạo nên bộ điều khiển nơron mờ. Phần điều kiện trong
trường hợp này có thể sử dụng mạng 'học lượng tử véc tơ'. Luật if...then...
dùng bộ nhớ liên kết với mạng Hopfield hoặc mạng liên kết hai chiều.
+ Yun-Ki Lei và các đồng tác giả đã sử dụng mạng nơron truyền thẳng
ba lớp lấy tín hiệu sai số để điều chỉnh tham số của PID là các hệ số Ki, Kp,
Kd. Đầu vào hiệu chỉnh mạng nơron trong trường hợp này sử dụng độ lệch
giữa sai số chuẩn g(t) và sai số thực của hệ điều khiển. Tuy nhiên, hệ điều
khiển được xây dựng chưa được chứng minh đảm bảo ổn định.
+ Abiev (1994) cũng đã nêu sơ đồ chỉnh định trực tiếp các hệ số PID.
Trong trường hợp này, mạng nơron ba lớp truyền thẳng chứa các tình huống
điều khiển để đưa ra tín hiệu điều khiển cho hệ. Mạng nơron lúc đó được mô
tả theo các luật mờ if...then...Phương pháp đã được áp dụng để điều khiển
nhiệt độ trong công nghệ hoá dầu ở Bacu.
+ Allon Gues cũng đã nêu một phương pháp tuyến tính hóa quanh điểm
cân bằng của mạng Hopfield liên tục nhằm xác định hệ số của mô hình bằng
53
cách rút ra và giải n(n+1) phương trình và bất phương trình, (trong đó n là số
phần tử nơron). Phương pháp Liapunov trực tiếp sử dụng ở đây để xác định
nghiệm ổn định tiệm cận cho mạng. Các vùng ổn định của mạng dùng làm các
vùng điều chỉnh các tham số của bộ điều chỉnh PD. Đây là một phương pháp
tổng hợp mạng kết hợp với tiêu chuẩn ổn định Liapunov để xác định các hệ số
trọng của mạng liên tục cho từng phần tử nơron, mỗi nơron chỉnh một tham
số của bộ PD.
+ Năm 1996, vấn đề nhận dạng tham số và điều khiển hệ servo với bộ
điều chỉnh PID đã được đưa ra. Sơ đồ sử dụng mạng Hopfield liên tục để
nhận dạng, sử dụng mạng Hopfield rời rạc bậc ba theo phương pháp điều
khiển gián tiếp để điều chỉnh tham số của bộ điều khiển PID theo tình huống,
đồng thời ứng dụng nó để điều khiển rô bốt.
+ Mạng nơron RBF, với khả năng ứng dụng trong điều khiển thích nghi
phi tuyến. Trên cơ sở phân tích ưu điểm của mạng nơron RBF là khả năng
sinh và diệt nơron tác giả đưa ra nhận định khả năng ứng dụng nó vào quá
trình điều khiển thích nghi các hệ thống phi tuyến có cấu trúc thay đổi.
+ Mạng nơron truyền thẳng nhiều lớp với khả năng xấp xỉ các hàm phi
tuyến bất kỳ với độ chính xác tuỳ ý do đó ngày càng được ứng dụng nhiều
trong các bài toán điều khiển.
+ Một số tác giả đã tập trung nghiên cứu việc ứng dụng mạng nơron
nhân tạo vào điều khiển rô bốt và tay máy [TL13]. Các mạng nơron phản hồi,
mạng nơron truyền thẳng cũng đã được sử dụng để hiệu chỉnh tín hiệu điều
khiển nhằm đạt được chế độ điều khiển tối ưu.
+ Mạng nơron đã dần được ứng dụng vào các lĩnh vực truyền thông
như nhận dạng kênh, mô hình hoá kênh, mã hoá và giải mã, hiệu chỉnh kênh,
phân tích phổ, lượng tử hoá véc tơ... ở đây các mạng nơron truyền thẳng, phản
hồi, mạng nơron tự tổ chức được ứng dụng trong các lĩnh vực phù hợp.
54
+ Có thể sử dụng mạng nơron để làm bộ biến đổi tương tự-số. Để xác
định các trọng và ngưỡng của mạng nơron ta tiến hành so sánh sai số của bộ
biến đổi với hàm năng lượng của mạng Hopfield.
+ Mạng nơron được dùng để xấp xỉ các đặc tính phi tuyến của cảm biến
dựa trên lý thuyết xấp xỉ hàm một hoặc nhiều biến bằng mạng nơron với độ
chính xác tủy ý.
+ Ứng dụng mạng nơron trong xử lý điện não. Trong điện não đồ thì
sóng điện não EEG bao gồm bốn sóng là Delta, Theta, Alpha và Beta. Để
nhận dạng ra bốn loại sóng đó rồi tiến hành so sánh điện não đồ của người
mắc bệnh và người không mắc bệnh giúp cho quá trình chuẩn đoán bệnh được
dễ dàng. Mạng nơron có thể thực hiện được việc đó. Mạng nơron Back-
propagation có trễ với hàm kích hoạt Sigmoid đã được sử dụng để nhận dạng
các thông số của điện não đồ.
+ Các mạng nơron đã được nhiều tác giả nghiên cứu ứng dụng trong xử
lý chữ viết, như: nhận dạng ký tự, nhận dạng chữ viết, nhận dạng tiếng nói.
+ Trong các lĩnh vực nghiên cứu về hình ảnh cũng được các tác giả sử
dụng mạng nơron để xử lý hình ảnh như nhận dạng, xử lý.
2.6 Kết luận
Trong chương này chúng tôi đã trình bày các nét đặc thù điển hình của
mạng nơron và khả năng hiệu chỉnh trọng của nó. Trong đó nổi bật lên mấy
vấn đề sau:
+ Cơ sở nghiên cứu mạng nơron nhân tạo là quá trình phỏng cấu hình
mạng của nơron sinh vật, từ cấu trúc của một nơron sinh vật đến cấu trúc
mạng của nơron nhân tạo cũng như quá trình học.
+ Cấu trúc cơ bản của mạng nơron nhân tạo đã được nêu làm sáng tỏ
nguyên lý hoạt động của mạng. Một số cấu trúc mạng truyền thẳng, mạng
phản hồi cũng được giới thiệu làm cơ sở cho các nghiên cứu và lựa chọn cấu
trúc mạng cho đề tài của luận văn.
55
+ Nguyên lý xấp xỉ theo quan điểm lý thuyết đối với mạng nơron và
một số luật học cơ bản cũng được nêu ra cho cách chỉnh trọng của mạng
nơron.
Từ những phân tích trên chúng tôi đề ra vấn đề nghiên cứu ứng dụng
mạng nơron:
- Để khắc độ tự động thiết bị đo và cảm biến
- Xử lý số liệu đo để xác định giá trị thực
- Chỉnh định đường đặc tính của thiết bị đo và cảm biến nằm trong giới
hạn sai số cho phép.
56
Chương 3
ỨNG DỤNG MẠNG NƠRON ĐỂ KHẮC ĐỘ TỰ ĐỘNG
3.1 Cơ sở lý thuyết xử lý số liệu đo
3.1.1 Tính toán sai số ngẫu nhiên [TL3]
Sai số ngẫu nhiên xuất hiện khi đo nhiều lần một điểm đo, nghĩa là khi
thực hiện phép đo theo cùng một phương pháp bằng những thiết bị có độ
chính xác như nhau trong cùng một điều kiện bên ngoài.
Đặc tính chung nhất cho sai số ngẫu nhiên và đại lượng ngẫu nhiên bất
kỳ là luật phân bố xác suất của chúng, nó được xác định bởi các giá trị có thể
của sai số ngẫu nhiên và xác suất xuất hiện của chúng.
Phần lớn các đại lượng đo các đại lượng vật lý có sai số ngẫu nhiên tuân
theo luật phân bố chuẩn-luật Gauss. Nó dựa trên giả thiết : các sai số ngẫu
nhiên có cùng giá trị (độ lớn) thì có cùng xác suất ; có giá trị nhỏ thì xác suất
xuất hiện lớn và giá trị lớn thì xác suất nhỏ. Nếu sai số ngẫu nhiên vượt quá
một giá trị nào đó thì xác suất xuất hiện hầu như bằng không và giá trị trung
bình của tất cả sai số ngẫu nhiên sẽ tiến tới « không » khi số lượng các lần đo
tăng lên đến vô cùng.
Sai số ngẫu nhiên Δ của lần đo thứ i có thể xem là hiệu giữa kết quả đo x
và kì vọng toán học mx của nó : Δ =x-mx (3-1)
Trong đó kỳ vọng toán học của biến ngẫu nhiên X , ký hiệu mx được xác
định như sau :
- Nếu X là biến rời rạc có hàm xác suất p(xi) =pi, i=1,2... thì
mx=∑
∀i
ii px ;
- Nếu X là biến liên tục có hàm mật độ f(x), x∈R thì
mx= ∫
+∞
∞−
dxxxf )(
57
Kỳ vọng chính là tổng có trọng số của tất cả các giá trị của X, hay còn là
giá trị trung bình của biến ngẫu nhiên (phân biệt với trung bình cộng của các
giá trị). Trong thực tế, nếu quan sát các giá trị của X nhiều lần và lấy trung
bình cộng, thì khi số quan sát càng lớn số trung bình đó càng gần tới kỳ vọng
toán học mx, vì vậy kỳ vọng còn được gọi là trị trung bình của biến X.
Biến ngẫu nhiên X được gọi là tuân theo luật phân phối chuẩn nếu hàm
mật độ phân bố xác suất của sai số ngẫu nhiên hay là hàm phân bố vi phân w(
Δ ) có dạng :
2
2
2
5,0
2
)(
2
1
2
1)(
⎟⎠
⎞⎜⎝
⎛Δ−−−
==Δ σσ πσπσ eew
xmx
(3-2)
ở đây Δ - sai số ngẫu nhiên tuyệt đối
σ - Độ lệch bình quân phương.
Phương sai D của sai số ngẫu nhiên bằng phương sai của các kết quả đo,
nó được định nghĩa là kì vọng toán học của bình phương sai số ngẫu nhiên và
nó đặc trưng cho sự sai lệch của kết quả đo vì có sai số ngẫu nhiên.
1σ
2σ
3σ
Hình 3.1: Phân bố chuẩn của sai số ngẫu nhiên
58
D= ∫+∞
∞−
ΔΔΔ= dw )(22σ (3-3)
Trong thực tế thường sử dụng khái niệm độ lệch bình quân phương
D±=σ có thứ nguyên của đại lượng ngẫu nhiên.
Từ công thức (3-3) và các đường cong mật độ phân bố đối với các giá trị
321 σσσ << được vẽ ở hình 3.1, rõ ràng khi σ giảm thì sẽ tăng các giá trị đo
có sai số nhỏ. Tức là càng gần đến giá trị thực của đại lượng đo hay càng
giảm tán xạ của kết quả đo.
Xác suất rơi của sai số ngẫu nhiên vào trong một khoảng nào đó cho
trước Δ 1 và Δ 2 bằng :
Δ=ΔΔ= Δ−
Δ
Δ
Δ
Δ
∫ ∫ dedwP 21
2
1
2
)/(5,0
2
1)( σπσ (3-4)
Xác suất rơi của kết quả đo hay là sai số ngẫu nhiên vào khoảng cho
trước sẽ bằng diện tích bao bọc đường cong phân bố, trục hoành và các đường
thẳng đứng giới hạn khoảng đó. Việc tính xác suất theo (3-4) gặp phải khó
khăn. Vì vậy trong thực tế người ta sử dụng máy tính với các phần mềm
tương ứng, hoặc dùng bảng số có sẵn.
Với khái niệm hàm Láp-la-xơ :
φ(x)= dte
x t
∫ −
0
2
2
2
1
π (3-5)
Dễ thấy hàm phân phối chuẩn của X có dạng:
F(x)= dte
x mt x
∫
∞−
−−
2
2
2
)(
2
1 δ
πδ (3-6)
Dễ dụng phép biến đổi z= δ
xmt − ta có thể đưa về dạng
59
F(x)= dzedzedze
xx mx
zz
mx
z
∫∫∫
−
−
∞−
−
−
∞−
− +=
δδ
πππ 0
2
2
0
2
2
2
2
2
1
2
1
2
1 = )(
2
1
δφ
xmx −+ (3-7)
Do vậy P( )21 Δ<≤Δ X = )()( 12 δφδφ
xx mm −Δ−−Δ (3-8)
Nếu ta đưa vào một hệ số k= σ/2,1Δ sau đó lập bảng các giá trị xác suất
đáng tin P (là xác suất của khoảng sai số, hệ số tin cậy) là một hàm của hệ số
k= )(kφ được tính theo biểu thức :
∫==
k t
dtekP
0
2
2
/2)( πφ 0≤ )(kφ ≤1 (3-9)
Như vậy để tính được sai số ngẫu nhiên 122,1 Δ−Δ=Δ nhất thiết phải tìm
được các giá trị σ và k. Hệ số k thường được xác định bằng xác suất đã cho
của P và dạng luật phân bố xác suất của sai số ngẫu nhiên.
Giá trị lý thuyết của hệ số k khi luật phân bố của sai số ngẫu nhiên là
chuẩn có các giá trị sau đây tuỳ thuộc vào xác suất P (bảng 3.1)
Bảng 3.1
P 0,5 0,68 0,95 0,98 0,99 0,997
k 0,667 1 2 2,33 2,58 3
Để tính sai số ngẫu nhiên người ta thường chọn :
σ=Δ 2,1 nghĩa là k=1
Đôi khi ta cũng chọn σ)3/2(2,1 =Δ tức là k=0,667 đối với một số phép đo.
Sai số lớn nhất có thể mắc phải là σ32,1 =Δ tức là k=3. khi đó sai số ngẫu
nhiên lớn hơn 3σ chỉ chiếm 0,3% còn giá trị nhỏ hơn chiếm 99,7%. Vì vậy
60
khoảng σ3± trong trường hợp phân bố chuẩn là khoảng đủ để cho kết quả đo
đáng tin cậy. Việc xuất hiện sai số lớn hơn σ3 hầu như không xảy ra.
Trong kỹ thuật đo người ta còn dùng luật phân bố đều của sai số ngẫu
nhiên, tức là hàm mật độ phân bố w( Δ ) không đổi trong khoảng ( Δ+Δ− , ) và
bằng 0 ngoài khoảng đó.
3.1.2 Gia công kết quả đo [TL3]
Khi tính toán sai số ngẫu nhiên, người ta thường sử dụng các đặc tính số
của chúng, đó là kỳ vọng toán học và độ lệch bình quân phương. Các đặc
trưng thống kê này đủ để đánh giá sai số của kết quả đo. Việc tính các đặc
tính số này là nội dung cơ bản trong quá trình gia công kết quả đo.
Để tính kỳ vọng toán học và độ lệch bình quân phương ta có số lượng
các phép đo rất lớn. Tuy nhiên trong thực tế số lượng các phép đo n là có hạn,
vì vậy ta chỉ tìm được ước lượng của kỳ vọng toán học và độ lệch bình quân
phương. Thường các ước lượng này đối với các đại lượng đo vật lý có các
tính chất cơ bản là ước lượng có căn cứ, không lệch và có hiệu quả.
Nếu *ξ là ước lượng của đặc tính thống kê ξ và ta tăng số lượng N các
giá trị đo và với mọi ε>0 mà ta có :
∞→
=⎥⎦
⎤⎢⎣
⎡ ≥−
N
P 0lim * εξξ (3-10)
Thì ước lượng được gọi là có căn cứ.
Nếu lấy trung bình ước lượng ta có :
M [ ] ξξ =* (3-11)
thì ước lượng *ξ được gọi là không chệch.
Nếu lấy trung bình bình phương độ sai lệch (phương sai) của một ước
lượng đã cho *lξ nào đó không lớn hơn trung bình bình phương độ sai lệch của
bất kỳ ước lượng thứ i nào *iξ thì ước lượng đó được gọi là có hiệu quả :
61
M [ ] [ ]2*2* )()( ξξξξ −≤− il M (3-12)
Giả sử ta tiến hành n phép đo cùng một giá trị X. Giá trị đáng tin nhất đại
diện cho đại lượng đo X là giá trị trung bình đại số của dãy phép đo như
nhau :
∑
=
=+++=
n
i
in
n
x
n
xxx
X
1
21 ... (3-13)
Trong đó x1, x2,…xn là kết quả của các phép đo riêng biệt.
n là số các phép đo
ước lượng của kì vọng toán học *xm của đại lượng đo sẽ bằng X khi số
lượng phép đo tiến đến vô cùng. Nếu không có sai số hệ thống thì X sẽ là giá
trị thực của đại lượng đo. Tất cả các giá trị của kết quả đo sẽ phân tán xung
quanh giá trị X này.
Độ lệch của kết quả đo so với giá trị trung bình (theo giá trị số và theo
dấu) được xác định từ biểu thức :
xi- X =vi (3-14)
vi là sai số dư
Sai số dư có tính chất sau :
Tổng tất cả các số dư bằng 0 :
0
1
=∑
=
n
i
iv
Tổng số bình phương của chúng có giá trị nhỏ nhất :
∑
=
=
n
i
i Minv
1
2 (3-15)
Theo tổng bình phương của tất cả sai số dư người ta xác định ước lượng
độ lệch bình quân phương *σ , tiêu biểu cho mức độ ảnh hưởng của sai số
ngẫu nhiên đến kết quả đo.
62
Theo lý thuyết xác suất việc tính *σ được thực hiện theo công thức
Bessel : ∑
= −=
n
i
i
n
v
1
2
*
)1(
σ (3-16)
Ước lượng này không chệch, có căn cứ và có hiệu quả.
Việc chia tổng bình phương sai số dư cho n-1 thay cho n có thể chấp
nhận được vì kết quả gần bằng nhau và n càng lớn thì sự sai lệch càng nhỏ.
Ước lượng độ lệch quân phương *σ đặc trưng cho độ chính xác của một
dãy các phép đo và được xác định bởi một tập các điều kiện đo (các đặc tính
kỹ thuật của dụng cụ đo, các đặc điểm của người làm thí nghiệm, các yếu tố
bên ngoài ảnh hưởng đến phép đo). Ước lượng *σ đặc trưng cho độ phân tán
của kết quả đo xung quanh giá trị trung bình đại số của nó.
Vì giá trị trung bình đại số còn có một sai số ngẫu nhiên nào đó, nên ta
đưa ra khái niệm ước lượng độ lệch quân phương của giá trị trung bình đại
số :
nnn
v
nn
Xx
n
i
i
n
i
i
X
*
1
2
1
2
*
)1()1(
)( σσ =−=−
−
=
∑∑
== (3-17)
Ước lượng này đặc trưng cho sai số kết quả đo. Ước lượng đã khảo sát
trên đây được gọi là ước lượng điểm bao gồm : Xo= nX X ,,
*σ .
Ước lượng điểm của sai số phép đo không hoàn chỉnh bởi vì *
Xσ chỉ thể
hiện ở khoảng mà giá trị thực có thể nằm trong đó nhưng lại không nói gì về
xác suất rơi của Xo vào khoảng đó. Ước lượng điểm chỉ cho phép làm một vài
kết luận nào đó về độ chính xác của phép đo.
Ước lượng khoảng là khoảng đáng tin mà trong giới hạn của khoảng đó
với một xác suất nhất định ta tìm thấy giá trị thực Xo.
Cho trước giá trị xác suất đáng tin P với đại lượng ngẫu nhiên có phân bố
chuẩn và số lượng phép đo là vô hạn n ∞→ , thì theo bảng 3.1 ta tìm được hệ
số k và như vậy tìm được khoảng đáng tin *2,1 σk=Δ
63
Khi số lượng các phép đo n ≥20 khoảng đáng tin đó có thể tính gần
bằng :
*
2,1 Xkσ=Δ (3-18)
Trong thực tế ta không thể tiến hành nhiều phép đo được thường chỉ hạn
chế trong 2≤ n <20, khi đó thì khoảng đáng tin được tính theo biểu thức:
*'
2,1 Xsth σ=Δ (3-19)
Ở đây hst là hệ số phân bố Student, phụ thuộc vào xác suất đã cho P và số
lượng phép đo n và được xác định bằng cách tra bảng. Số liệu trong bảng này
được tính theo công thức:
[ ] 2/2 )/1(
1
! 2/)1()1(
)!2/();( nntnn
nntS +−−= π (3-20)
S(t;n) là mật độ phân bố Student ;
t=( */) XoXX σ− là phân số Student ;
n - số lần đo
Trường hợp n ∞→ (thực tế với n ≥ 20) thì phân bố Student sẽ tiến đến
phân bố chuẩn, lúc đó hst có thể thay thế bằng hệ số k như ở biểu thức (3-18).
Kết quả đo với ước lượng khoảng, nhờ có phân bố Student có thể viết
dưới dạng ( ) ( )' 2,1' 2,1 Δ+<<Δ− XXX o (3-21)
Từ 3-21 ta thấy rằng độ lệch giá trị trung bình đại số so với giá trị thực
của đại lượng đo không vượt quá ' 2,1Δ
Khi thực hiện gia công kết quả đo người ta còn xác định khái niệm sai số
bình quân phương tương đối theo biểu thức sau đây :
100
*
X
X
X
σγ = (3-22)
Quá trình gia công kết quả đo được biểu diễn theo sơ đồ thuật toán ở
hình 3.2
64
65
Bắt đầu
n phép đo xi
Kì vọng toán học M[x]= X
Sai số dư vi=xi- X
Kiểm tra 0
1
=∑
=
n
i
iv
Tính ∑
=
n
i
iv
1
2
Tính ∑
=
−=
n
i
i nv
1
2* )1/(σ
nX /
** σσ =
Cho xác suất P tìm hst
Khoảng đáng tin *' 2,1 Xsth σ=Δ
Kết quả đo = ' 2,1Δ±X
Kết thúc
Hình 3.2: Lưu đồ gia công kết quả đo
66
Quá trình gia công này có thể thực hiện trên máy tính. Kết quả cho ta giá
trị thực Xo = X và khoảng đáng tin ' 2,1Δ . Kết quả đo được sau khi gia công là :
'
2,1Δ±X
Nhận xét : Phương pháp xử lý thống kê cho ra kết quả nằm trong khoảng
đáng tin phụ thuộc xác suất P và số lượng phép đo n. Thông thường ta sử
dụng giá trị trung bình X để xây dựng đường đặc tính của cảm biến. Giá trị
trung bình X mắc phải một sai số nằm trong khoảng đáng tin ' 2,1Δ so với giá
trị thực X0. Do đó đường đặc tính của cảm biến nếu loại trừ được sai số hệ
thống thì vẫn tồn tại một sai số ngẫu nhiên do sử dụng giá trị trung bình X
gây ra.
Trong luận văn này tôi đề xuất việc ứng dụng mạng nơron để xử lý số
liệu đo hội tụ về giá trị thực với độ chính xác tùy ý để giảm sai số ngẫu nhiên
một cách rất hiệu quả. Sử dụng giá trị đo đã được xử lý giảm sai số ngẫu
nhiên bằng mạng nơron để xây dựng đường đặc tính của cảm biến bằng hàm
nội suy Lagrange cho phép cảm biến đạt cấp chính xác cao.
3.2 Giảm sai số ngẫu nhiên bằng mạng nơron để khắc độ tự động
thiết bị đo và cảm biến
3.2.1 Đặt vấn đề
Để xây dựng đường đặc tính của cảm biến Y=f(x), trong đó x là đại
lượng đo chủ yếu. Theo phương pháp tuyến tính hóa từng đoạn ta cần lấy mẫu
nhiều giá trị trên toàn thang đo. Tần số lấy mẫu được tính theo công thức :
M
e CF
T 1= với ε
π
8
2=C , ε là sai số hồi phục đường cong [TL4].
Thông thường người ta tiến hành đo nhiều giá trị tại mỗi điểm lấy mẫu
để giảm sai số ngẫu nhiên của phép đo. Tại mỗi điểm lấy mẫu kết quả đo sau
khi gia công theo lý thuyết xác suất thống kê là : kk XX Δ± , k=1,..n và n là số
điểm lấy mẫu. Điều này cho thấy giá trị trung bình kX thường dùng để khắc
độ cảm biến vẫn mắc phải một sai số nằm trong khoảng kXΔ so với giá trị
67
thực Xk. Tương tự Y cũng tuân theo luật phân phối xác suất như X và độ lệch
của kY so với giá trị thực Yk cũng nằm trong khoảng kYΔ .
Đối với mỗi tập giá trị đo ngẫu nhiên tại mỗi điểm lấy mẫu ta có thể sử
dụng mạng nơron để đưa ra được giá trị sát với giá trị thực hơn so với giá trị
trung bình. Giả sử ta đã biết được giá trị thực tại mỗi điểm lấy mẫu và tập các
giá trị đo ngẫu nhiên phân tán xung quanh giá trị thực theo hàm phân phối
chuẩn.
Hình 3.3: Các kết qủa đo phân bố ngẫu nhiên xung quanh giá trị thực
Tại điểm lấy mẫu thứ k, k=1,..n, ta đo m lần để có tập giá trị đo ngẫu
nhiên {x(1),x(2)....x(m) } và {y(1),y(2),...y(m) } phân bố xung quanh cặp giá trị thực
(xk,yk). Các tập giá trị đo ngẫu nhiên này sẽ được đưa vào huấn luyện mạng
nơron để được đầu ra là các giá trị thực Xk và Yk mong muốn. Sau khi đã có
mạng nơron được huấn luyện để có đáp ứng gần với giá trị thực nhất thì với
mỗi tập đầu vào số liệu đo ngẫu nhiên ta sẽ có giá trị đầu ra *kX , *kY gần với
các giá trị thực Xk và Yk. Các giá trị đầu ra này có thể được dùng để khắc độ
cảm biến bằng hàm nội suy Lagrange cho độ chính xác cao, (Xem mục 1.5).
y
x 0
ky
kxXk
Yk
Mạng nơron
W
x(1)
x(2)
x(m)
-
+
Xk
*
kX
Hình 3.4 : Sơ đồ huấn luyện mạng cho giá trị ngẫu nhiên X
68
69
Hình 3.5: Sơ đồ huấn luyện mạng cho giá trị ngẫu nhiên Y.
3.2.2 Xử lý số liệu đo bằng mạng nơron để giảm sai số ngẫu nhiên
Xét đường đặc tính của cảm biến có dạng y=x2.
Với giải đo từ 0-xmax= 0-10 tương ứng với 0-ymax= 0-100. Thực hiện lấy
mẫu tại n điểm và tại mỗi điểm lấy mẫu thứ k, k=1..n, ta đo m lần để được tập
giá trị {x(1), x(2)...x(m)} và {y(1), y(2),...y(m) } phân bố xung quanh giá trị thực Xk
và Yk.
Mạng nơron
W
y(1)
y(2)
y(m)
-
+
Yk
*
kY
x
y
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Hình 3.6: Đặc tính cảm biến
70
Ứng với các tập giá trị đo ngẫu nhiên X tại điểm lấy mẫu thứ k, ta sử
dụng mạng nơron hai lớp và thuật học lan truyền ngược để huấn luyện mạng
cho ra kết quả chính xác gần với Xk. Với tập giá trị ngẫu nhiên Y ta cũng sử
dụng mạng tương tự như đối với biến X, tức là dùng hai mạng nơron để huấn
luyện tập các giá trị X và Y tương ứng.
+ Xây dựng mạng nơron:
Ta sử dụng mạng nơron truyền thẳng hai lớp như sau :
- Lớp vào : có m đầu vào và số nơron bằng số tự nhiên làm tròn của giá
trị đúng tại điểm lấy mẫu. Trong chương trình mô phỏng Matlab số nơron
được tính bằng hàm round(t(k)+1) trong đó t(k) là giá trị đúng tại điểm lấy
mẫu thứ k. Hàm truyền sử dụng cho lớp này là hàm sigmoid lưỡng cực :
1
1
2)( −+= −neng . Hàm này được dùng trong Matlab với tên hàm là tansig
- Lớp ra : một nơron với hàm truyền tuyến tính : nng =)( . Trong Matlab
hàm này được dùng với tên purelin.
- Thuật học sử dụng cho mạng : Ta dùng thuật học lan truyền ngược
Levenberg-Marquardt. Algorith này là nhanh nhất trong việc dạy mạng có
kích thước vừa phải và giảm bộ nhớ khi tập mẫu học quá lớn.
Nếu số mẫu học tại mỗi điểm lấy mẫu càng lớn đồng thời sai số học càng
nhỏ thì kết quả thu được càng chính xác. Trong trường hợp này chỉ cần dùng
200 mẫu học tại mỗi điểm lấy mẫu đủ để đạt được độ chính xác mong muốn.
Với 20 điểm lấy mẫu (n=20), số giá trị đo tại mỗi điểm lấy mẫu là 10
(m=10) và số mẫu học tại mỗi điểm lấy mẫu là 200 (h=200). Mạng được huấn
luyện theo thuật học lan truyền ngược, số lần lặp tối đa là 3000 và giá trị sai
số học là 10-10 đủ để đạt được mục tiêu của bài toán đề ra. Sau khi huấn luyện
mạng tại mỗi điểm lấy mẫu ta sẽ có một ma trận trọng số tối ưu. Ta kiểm tra
lại kết quả bằng cách lấy m=10 giá trị ngẫu nhiên tại mỗi điểm cho vào mạng
71
nơron đã huấn luyện để được giá trị đầu ra *kX , *kY thoã mãn : kk XX −* <
kk XX − và kk YY −* < kk YY −* với k=1,..n.
Lưu đồ thuật toán quá trình học như hình 3.7
72
Bắt đầu
- Nhập số điểm lấy mẫu, số giá trị
ngẫu nhiên, số mẫu học, sai số cho
phép
- k=0
- Tạo mạng ở điểm lấy mẫu thứ k
- Tạo mẫu học ở điểm lấy mẫu thứ k
- Tính sai lệch trọng và cập nhật
trọng theo thuật toán lan truyền
ngược
- Tính sai lệch Emới
Emới≤ ε sai
- Tạo tập giá trị ngẫu nhiên mô phỏng
- Tính kết quả bằng mạng đã huấn
luyện
- Gán k=k+1
k> số điểm
lấy mẫu
sai
đúng
đúng
- Vẽ đồ thị sai số
- lưu kết quả
Kết thúc
Hình 3.7: Lưu đồ thuật toán qúa trình học
73
Kết quả mô phỏng:
Số điểm lấy mẫu: n=20
Số giá trị đo ngẫu nhiên tại mỗi điểm lấy mẫu: m=10
Số mẫu học tại mỗi điểm lấy mẫu: h =200
- Mô phỏng đối với các giá trị ngẫu nhiên X (0≤ x ≤10) ta được kết quả
với các đồ thị sai số tuyệt đối thể hiện trên hình 3.8 và hình 3.9.
Bảng 3.2: Liệt kê các kết quả mô phỏng
Đầu ra mạng ( *X ) Giá trị trung bình ( X ) Giá trị thực X
0,00000006060542
0,50000000002978
0,99999999992853
1,50000000000253
1,99999999973687
2,49999928158084
2,99998934352460
3,49999999830347
3,99999657058059
4,49999999989793
4,99999999995207
5,49999999831897
5,99999999986617
6,49999994654007
6,99999996939560
7,49999651946078
7,99999728632537
8,49999304449184
8,99999869244313
9,49999999125812
9,99999999828265
0,00000000000015
0,50007836778220
1,00221730947259
1,49837875201959
2,00129209733474
2,50667369385198
3,00409276259502
3,50120637498524
4,00778532001772
4,49785243112724
4,98920624163394
5,49489551061936
5,98401929137361
6,51640259371695
6,97407969009206
7,50741352837351
7,98356088223748
8,51771984922467
9,00466876286380
9,50912038327919
9,97734890122512
0,00
0,50
1,00
1,50
2,00
2,50
3,00
3,50
4,00
4,50
5,00
5,50
6,00
6,50
7,00
7,50
8,00
8,50
9,00
9,50
10,00
74
Hình 3.9 : Đồ thị sai số tuyệt đối giữa giá trị trung bình và giá trị đúng
Hình 3.8 : Đồ thị sai số tuyệt đối giữa giá trị đầu ra của mạng và giá trị
đúng
X
Sa
i s
o
Sa
i s
o
X
75
- Mô phỏng cho các giá trị ngẫu nhiên Y (0≤ y ≤100) ta có kết quả với
các đồ thị sai số tuyệt đối thể hiện trên hình 3.10 và hình 3.11.
Bảng 3.3: Liệt kê các kết quả mô phỏng
Đầu ra mạng ( *Y ) Giá trị trung bình (Y ) Giá trị thực Y
0,00000000010387
0,24999999989464
1,00000005729888
2,24999931078880
4,00000000002612
6,24999999997494
8,99999999993234
12,24999576927858
15,99999273844916
20,24999935577222
24,99999880818501
30,24999547344620
35,99999830162605
42,24998820977342
48,99999932707719
56,24999920228370
63,99999461792213
72,24999346342256
80,99999841811624
90,25000023922870
99,99998768170779
0,00000000000210
0,24942875405719
0,99915747684112
2,25121691543895
4,00113099459300
6,25075112808389
8,98525138405521
12,24274314798082
16,01898970014716
20,24321902584729
24,92475117531456
30,25789879401264
36,06930622057524
42,28807302912637
49,01084163554467
56,34915904413644
63,99708132808966
72,25535966859097
80,91901315192682
90,16951604848173
99,71198783869305
0,00
0,25
1,00
2,25
4,00
6,25
9,00
12,25
16,00
20,25
25,00
30,25
36,00
42,25
49,00
56,25
64,00
72,25
81,00
90,25
100,00
76
Hình 3.10 : Đồ thị sai số tuyệt đối giữa giá trị đầu ra mạng và giá trị đúng
Hình 3.11 : Đồ thị sai số tuyệt đối giữa giá trị trung bình và giá trị đúng
Nhận xét: Sai số tuyệt đối lớn nhất của giá trị đầu ra của mạng nơron so
với giá trị đúng của biến X là 1,1x10-5 trong khi đó sai số tuyệt đối lớn nhất
giữa giá trị trung bình và giá trị đúng là:0,026. Tương tự các giá trị sai số
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4 x 10
-5
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
0
0.05
0.1
0.15
0.2
0.25
0.3
0.35
Y
sa
i s
o
Y
sa
i s
o
77
tuyệt đối tương ứng đối với biến Y là 1,2x10-5 và 0,29. Như vậy việc sử dụng
mạng nơron đã cho ta kết quả chính xác hơn so với giá trị trung bình rất
nhiều. Bằng cách tăng số lượng mẫu học và giảm sai số học của mạng ta có
thể thu được giá trị đầu ra của mạng với độ chính xác tuỳ ý. Tức là với một
sai số ε tuỳ ý cho trước ta có thể dùng nhiều mẫu học cho việc huấn luyện
mạng để thoã mãn: kk XX −* <ε hoặc kk YY −* <ε với k=1,..n. Từ các kết quả
đầu ra mạng sau khi đã được huấn luyện **, kk YX , có thể tiến hành khắc độ tự
động bằng một số phương pháp như phương pháp tuyến tính hóa, phương
pháp nội suy Lagrange hoặc sử dụng mạng nơron... Tiếp theo ta sẽ xem xét
việc sử dụng phương pháp nội suy Lagrange và mạng nơron để khắc độ tự
động cảm biến.
3.3 Khắc độ tự động thiết bị đo và cảm biến
3.3.1 Sử dụng hàm nội suy Lagrange để khắc độ tự động
Dùng các kết quả đầu ra của mạng nơron sau khi đã được huấn luyện:
**, kk YX , k=1,..n để tiến hành khắc độ tự động đặc tính của cảm biến. Trong
luận văn này tôi đề xuất phương pháp dùng hàm nội suy Lagrange với lý do
hàm này sẽ đi qua tất cả những điểm lấy mẫu **, kk YX .
Hàm nội suy Lagrange được cho bởi phương trình:
n
nnnn
n
n
n
n
n
y
xxxxxx
xxxxxx
y
xxxxxx
xxxxxx
y
xxxxxx
xxxxxx
y
))...()((
))...()((
......
))...()((
))...()((
))...()((
))...()((
121
121
2
23212
31
1
13121
32
−
−
−−−
−−−+
+−−−
−−−+−−−
−−−=
Hàm này sẽ đi qua tất cả các điểm (Xk,Yk) , k=1,..n. Ta thay các giá trị
(Xk,Yk) bằng các giá trị (
**, kk YX ) đã tìm được ở trên vào phương trình
Lagrange để có đường đặc tính cần tìm của cảm biến. Đường đặc tính này đi
qua tất cả những điểm lấy mẫu đã giảm sai số ngẫu nhiên bằng mạng nơron.
78
Kết quả mô phỏng:
Với các giá trị mô phỏng **, kk YX đã tìm được ở bảng 3.2 và bảng 3.3
của mục 3.2.2, ta xây dựng được đường đặc tính bằng hàm nội suy Lagrange.
Đường này gần trùng khít với đường cong đặc tính chuẩn y=x2 tạo thành một
đường thể hiện trên hình 3.12.
Đường sai số giữa đường đặc tính dùng hàm nội suy và đặc tính chuẩn
y=x2 như hình 3.13.
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Hình 3.12: Đường đặc tính cảm biến dùng hàm nội suy Lagrange
X
Y
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0 -0 .0 8
-0 .0 7
-0 .0 6
-0 .0 5
-0 .0 4
-0 .0 3
-0 .0 2
-0 .0 1
0
0 .0 1
sa
i s
o
X
Hình 3.13: Đường sai số giữa hai đường đặc tính
79
Nhận xét: Sử dụng phương pháp nội suy Lagrange để xây dựng đường
đặc tính mắc phải sai số tương đối nhỏ (trong ví dụ này sai số tương đối mắc
phải là 0.006 %). Như vậy việc ứng dụng mạng nơron để xử lý số liệu đo
ngẫu nhiên hội tụ về giá trị thực cho phép giảm sai số ngẫu nhiên. Từ các giá
trị đã được xử lý để giảm sai số ngẫu nhiên bằng mạng nơron, có thể dùng
hàm nội suy Lagrange để tiến hành khắc độ đường đặc tính của cảm biến đạt
độ chính xác cao.
3.3.2 Khắc độ tự động bằng mạng nơron
Phương trình đặc tính của cảm biến y=f(x), là hàm quan hệ giữa đại
lượng điện y và giá trị thực của đại lượng cần đo x, được xây dựng từ n điểm
lấy mẫu (Xi,Yi), i=1,..n. Đường đặc tính của cảm biến phải nằm trong giới hạn
sai số 0ε nhất định tùy vào cấp chính xác của cảm biến.
Gọi đặc tính chuẩn của cảm biến là y=f0(x) và trong trường hợp cảm biến
có sai số hệ thống ta ký hiệu đường đặc tính thực tế là y=fs(x). Đường đặc tính
thực tế cần phải nằm trong hai đường giới hạn sai số trên và dưới như biểu
diễn trên hình 3.14 để đảm bảo cấp chính xác cần thiết của cảm biến.
Khả năng xấp xỉ hàm phi tuyến hoặc tuyến tính với độ chính xác cao của
mạng nơron có thể ứng dụng vào việc khắc độ tự động cũng như hiệu chỉnh
đường đặc tính của cảm biến khi sai số hệ thống vượt quá giới hạn cho phép.
Hình 3.14 : Đặc tính của cảm biến
100%
Đường giới hạn dưới
Đường giới hạn trên Đặc tính chuẩn y=f0(x)
Đường đặc tính thực tế y=fs(x)
x
y
80
Mạng nơron để khắc độ tự động cảm biến có thể được huấn luyện lại để
hiệu chỉnh đường đặc tính trong trường hợp sai số hệ thống vượt quá giới hạn
cho phép.
Ta có sơ đồ cấu trúc khắc độ tự động đặc tính của cảm biến sử dụng
mạng nơron như hình 3.15.
Hình 3.15: Cấu trúc cảm biến sử dụng mạng nơron để khắc độ tự động
Trong trường hợp không có sai số hệ thống, mạng nơron khắc độ cảm
biến cần phải được huấn luyện để xấp xỉ hàm đặc tính chuẩn x=f0(y). Khi cảm
biến có sai số hệ thống vượt quá giới hạn cho phép, mạng nơron cần được
huấn luyện lại để thực hiện việc bù sai số bằng cách xấp xỉ theo đường đặc
tính thực tế x=fs(y).
Với các giá trị mô phỏng **, kk YX đã tìm được ở bảng 3.2 và bảng 3.3
của mục 3.2.2, sử dụng mạng nơron có cấu trúc như sau để khắc độ tự động
đặc tính của cảm biến :
- Chọn mạng nơron truyền thẳng hai lớp.
- Lớp vào : một đầu vào và số nơron bằng giá trị tự nhiên làm tròn lớn
nhất của thang đo. Hàm truyền sử dụng cho lớp này là hàm sigmoid :
1
1
2)( −+= −neng hoặc neng −+= 1
1)(
- Lớp ra : có một đầu ra, một nơron với hàm truyền tuyến tính : nng =)( .
- Thuật học cho mạng nơron : Dùng thuật học lan truyền ngược.
Lưu đồ thuật toán quá trình học như hình 3.16.
CĐCH CB A/D
VXL
MNN Chỉ thị
số
Đối
tượng
đo x
y
xđo y
Bắt đầu
- Nhập điểm lấy mẫu
- Nhập mẫu học
- Nhập sai số học ε
81
Hình 3.16 : Lưu đồ thuật toán quá trình học
Kết quả mô phỏng :
Dựa trên các giá trị mô phỏng **, kk YX đã tìm được ở bảng 3.1 và bảng
3.2 của mục 3.2.2, sử dụng mạng nơron đã thiết kế để khắc độ đặc tính với sai
số học yêu cầu là 10-6. Ta có kết quả mô phỏng thể hiện trên các hình 3.17,
3.18 và 3.19.
82
Hình 3.18: Đường đặc tính chuẩn và đặc tính khắc độ bằng mạng nơron
+ Điểm lấy mẫu
-- Đặc tính khắc độ bằng mạng nơron
Đặc tính chuẩn
X
Y
Hình 3.17: Sai số học giảm dần khi tăng số chu kỳ học
i s
o
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
0.02
0.03
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800
10
-6
10
-4
10
-2
10
0
10
2
1964 Epochs
Tr
ai
ni
ng
-B
lu
e
G
oa
l-B
la
ck
Performance is 9.64924e-007, Goal is 1e-006
83
Nhận xét : Mạng nơron đã thiết kế để khắc độ tự động đặc tính của cảm
biến, dựa trên các giá trị lấy mẫu đã qua xử lý giảm sai số ngẫu nhiên, cho
phép đạt độ chính xác cao. Với yêu cầu sai số học là 10-6, sai số tương đối quy
đổi của đặc tính khắc độ bằng mạng nơron trong ví dụ này là 0,025%. Tuy
nhiên trong bài toán này thì sai số khắc độ bằng mạng nơron (0,025%) vẫn
lớn hơn sai số khắc độ bằng hàm Lagrange (0,006%).
Như vậy việc sử dụng phương pháp nội suy Lagrange để khắc độ tự
động đặc tính của thiết bị đo và cảm biến, dựa trên các giá trị lấy mẫu đã được
xử lý giảm sai số ngẫu nhiên bằng mạng nơron, cho độ chính xác cao. Ngoài
ra phương pháp này còn cho phép giảm khối lượng tính toán cũng như dung
lượng bộ nhớ chương trình và đơn giản, dễ ứng dụng trong thực tế.
84
Chương 4
ỨNG DỤNG MẠNG NƠRON ĐỂ HIỆU CHỈNH ĐẶC TÍNH
THANG ĐO CỦA CẢM BIẾN
4.1 Đặt vấn đề
Đường cong đặc tính của cảm biến x=f(y) là một hàm đơn trị, giữa x và
y có ánh xạ một-một. Ta có thể biểu diễn : y=f-1(x), f-1 là hàm ngược của f.
Giả sử đường đặc tính thực tế có phương trình là: x=f1(y) và đường đặc
tính lý thuyết của cảm biến có phương trình : x=f2(y). Ta ký hiệu x1 là giá trị
đo đúng và x2 là giá trị đo thực tế của cảm biến. Sơ đồ cấu trúc và các đường
đặc tính của cảm biến như hình 4.1.
Hình 4.1 : Sơ đồ cấu trúc và các đường đặc tính của cảm biến
Đường đặc tính thực tế có sai số so với đường đặc tính lý thuyết vượt quá
giới hạn cho phép do đó kết quả đo cần phải được hiệu chỉnh theo phương
trình: x1=f1(y)= f1( 12−f (x2))=ϕ(x2).
CB CĐCH A/D
VXL
Đối
tượng
đo
x1 y y x2
x1 =f1(y)
Đặc tính thực tế Đặc tính lý thuyết
x1=f1(y)= f1( 12−f (x2))=ϕ(x2)
x2=f2(y) hay
y= 12
−f (x2)
85
Theo lý thuyết mạng nơron ta có thể thực hiện xấp xỉ hoá hàm phi tuyến
x1=ϕ(x2) với độ chính xác tuỳ ý. Hàm x1=ϕ(x2) là hàm đơn trị, đồng biến hoặc
nghịch biến do đó để xấp xỉ hàm này ta có thể sử dụng mạng nơron hai lớp
sigmoid/linear. Mạng này có thể xấp xỉ hầu hết các hàm phi tuyến với độ
chính xác tùy ý nếu có đủ số nơron cần thiết. Ta có sơ đồ huấn luyện mạng
như hình 4.3.
Ở sơ đồ trên {x1} và {x2} là tập các giá trị đo của cảm biến chuẩn (xem
như là tập giá trị đúng) và cảm biến sai tương ứng. Tập {x2} là tập giá trị đầu
Đặc tính thực tế - (1)
Đường hiệu chuẩn (Đặc tính lý thuyết) – (2)
Ym= 100% Y
100% X
0
Y
2X
1X
Hình 4.2: Đường cong đặc tính thực tế và lý thuyết
Hình 4.3: Sơ đồ huấn luyện mạng nơron hiệu chỉnh sai số
Cảm biến sai
x1=ϕ(x2) x
1 {x2 } MNN
W
x1 ≈ ϕ(x2)
Đối
tượng
đo
Cảm biến
chuẩn
{x1 } +
86
vào và tập {x1} là tập giá trị đích dùng để huấn luyện mạng. Sau khi huấn
luyện mạng sẽ cho ra hàm xấp xỉ mong muốn x1=ϕ(x2).
Mạng nơron đặc biệt hữu hiệu trong việc hiệu chỉnh sai số hoặc tự động
khắc độ của hệ thống đo gồm nhiều điểm đo. Mạng này được thiết kế với một
đầu vào và nhiều đầu ra.
Trong tự động khắc độ nhiều cảm biến thì mỗi đầu ra thứ i tương ứng với
một chuyển đổi và hàm đặc tính của chuyển đổi thứ i: X=fi(Y).
Để hiệu chỉnh sai số ta cũng sử dụng cấu trúc mạng tương tự, đầu ra thứ i
tương ứng với hàm biến đổi hiệu chỉnh sai số: x1=ϕi (x2). Giả sử hệ thống đo
gồm n điểm đo cùng một đại lượng, ta có mô hình mạng nơron dùng để hiệu
chỉnh sai số:
Tín hiệu đo thực tế của các chuyển đổi x2 được đưa vào mạng nơron để
xấp xỉ hoá các hàm x1=ϕi (x2) đồng thời. Mạng nơron đã huấn luyện sẽ dùng
chung cho nhiều chuyển đổi.
Y
X=f1 (Y).
X=f2 (Y).
X=fn (Y).
MNN
Hình 4.4: Khắc độ cảm biến bằng mạng nơron
MNN x
2
x1=ϕ1 (x2).
x1=ϕ2 (x2).
x1=ϕn (x2).
Hình 4.5: Hiệu chỉnh sai số cảm biến bằng mạng nơron
87
4.2 Hiệu chỉnh đặc tính thang đo của cảm biến sử dụng mạng nơron
Xét bài toán thực tế :
Đo điện áp xoay chiều từ 0-1000 V và đưa ra chỉ thị số kết quả đo đảm
bảo sai số hệ thống nhỏ hơn 0.5%. Giả sử chuyển đổi chuẩn hóa có điện áp
đầu vào từ 0-500V và cho điện áp đầu ra là 0-5VDC. Ta cần dùng biến áp có
tỉ số biến k (k=2) để biến đổi điện áp 0-1000 V thành 0-500 V để đưa vào
biến truyền. Thực tế biến áp không thể đạt cấp chính xác trên toàn thang đo,
do đó tỉ số biến không phải là hằng số mà có thể là một hàm số gần bằng k.
Kết quả đo tính toán theo tỉ số biến k có thể mắc phải một sai số vượt quá giới
hạn cho phép. Ta có thể sử dụng mạng nơron để tiến hành hiệu chuẩn đường
cong đặc tính thực tế về đường cong đặc tính lý thuyết với một độ chính xác
tuỳ ý.
Giả sử biến áp thực tế có quan hệ vào/ra : Uv1=0.004 2rU
Với k=2 ta có đường đặc tính lý thuyết : Uv2=2Ur
Hình 4.7 : Đường đặc tính lý thuyết và đặc tính thực tế
0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
1000
Uv2
Uv1
Ur
Đặc tính lý thuyết
Đặc tính thực tế
CĐCH
A/D
0-5VDC 0-500V 0-1000V
VXL Chỉ
thị số
Hình 4.6: Sơ đồ đo điện áp
Uv Ur
88
Ta có hàm chuyển đổi để biến đổi đường cong lý thuyết về đường cong
thực tế: Uv1=0.001 22vU với Uv2 từ 0÷1000V.
Hệ thống đo với những giả thiết như trên mắc phải sai số 12.5%. Sử
dụng mạng nơron được huấn luyện bởi tập các giá trị Uv1 và Uv2 tương ứng sẽ
cho ra kết quả xấp xỉ hàm chuyển đổi đảm bảo sai số cho phép.
+ Xây dựng mạng nơron :
- Lớp vào : một đầu vào và số nơron bằng giá trị tự nhiên làm tròn lớn
nhất của thang đo. Hàm truyền sử dụng cho lớp này là hàm sigmoid :
1
1
2)( −+= −neng hoặc neng −+= 1
1)(
- Lớp ra : có một đầu ra, một nơron với hàm truyền tuyến tính : nng =)( .
- Thuật học cho mạng nơron : Dùng thuật học lan truyền ngược.
Lưu đồ thuật toán quá trình học như hình 4.8
Bắt đầu
- Nhập số điểm lấy mẫu
- Nhập mẫu học
- Nhập sai số học ε
- Cập nhật trọng theo thuật
toán lan truyền ngược
- Tính sai lệch Emới
Emới≤ ε
- Mô phỏng kết quả qua
mạng đã huấn luyện
- Vẽ đồ thị
- Lưu kết quả
Kết thúc
sai
đúng
89
Kết quả mô phỏng :
Mạng nơron được huấn luyện với yêu cầu sai số học là 10-10. Ta có kết
quả sai số tương đối quy đổi giảm dần khi tăng số điểm lấy mẫu như bảng 4.1
và hình 4.9
Bảng 4.1 : Kết quả mô phỏng sai số phụ thuộc số điểm lấy mẫu
Số điểm lấy mẫu N Số chu kỳ học Sai số %
5 606 1.107
6 724 0.723
7 1207 0.096
8 1800 0.029
Hình 4.8: Lưu đồ thuật toán quá trình học để hiệu chỉnh đường đặc tính
90
9 1844 0.021
10 1256 0.008
Hình 4.9 : Sai số tương đối quy đổi giảm dần khi tăng số điểm lấy mẫu
Số điểm lấy mẫu cần thiết để đạt sai số yêu cầu 0.5% là N=7. Với N =7
ta có các kết quả thể hiện trên các hình 4.10, 4.11 và 4.12.
Hình 4.10 : Sai số học giảm dần khi tăng số chu kỳ học
Sa
i s
o
%
N
0 200 400 600 800 1000 1200
10-15
10-10
10
-5
10
0
1207 Epochs
Tr
ai
ni
ng
-B
lu
e
G
oa
l-B
la
ck
Performance is 4.34745e-018, Goal is 1e-010
91
Mạng xấp xỉ gần đúng đường cong chuyển đổi Uv1=0.001 22vU tạo thành
một đường cong như trên hình 4.11 sau :
Hình 4.11 : Đường cong xấp xỉ hàm bằng mạng nơron và đường cong
chuyển đổi
Hình 4.12 : Đường sai số giữa đường cong xấp xỉ bằng mạng nơron và
đường cong chuyển đổi
Uv2
Uv1
0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000
-0.2
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
Sa
i s
o
Uv2
+ Điểm lấy mẫu
-- Đường chuyển đổi
Đường xấp xỉ bằng mạng nơron
92
Nhận xét : Hệ thống đo sử dụng mạng nơron để hiệu chỉnh sai số của bài
toán trên đã giảm được sai số của hệ thống từ 12.5% xuống còn 0.096 % đảm
bảo nằm trong giới hạn sai số 0.5% cho phép chỉ với 7 điểm lấy mẫu. Như
vậy việc ứng dụng mạng nơron để hiệu chỉnh sai số của cảm biến, kể cả
những cảm biến mắc phải sai số lớn, cho độ chính xác cao.
93
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
Nội dung của luận văn này là ứng dụng mạng nơron nhân tạo để khắc độ
tự động thiết bị đo và cảm biến. Luận văn đã trình bày tổng quan các phương
pháp khắc độ thiết bị đo và cảm biến bao gồm khắc độ dụng cụ đo tương tự,
khắc độ dụng cụ đo có sử dụng vi xử lý hoặc máy tính và khắc độ chuyển đổi
đo lường sơ cấp. Phần lý thuyết cơ sở của mạng nơron đã trình bày những
hiểu biết về nơron sinh học đến khái niệm mạng nơron nhân tạo, nêu ra những
mạng nơron nhân tạo với các thuật học làm cơ sở cho các nghiên cứu ứng
dụng mạng nơron trong việc chế tạo cảm biến thông minh.
Luận văn đã nghiên cứu ứng dụng mạng nơron trong việc xử lý số liệu
nhằm giảm sai số ngẫu nhiên, nêu ra được số lớp của mạng, số nơron và thuật
học ứng dụng cho việc xử lý số liệu đo. Từ số liệu đã được xử lý, chúng tôi đề
xuất việc sử dụng hàm Lagrange để xây dựng đường đặc tính đi qua tất cả
những điểm lấy mẫu. Phưong pháp này cho phép giảm khối lượng tính toán
cũng như bộ nhớ chương trình và đơn giản hơn so với những phương pháp
thông thường. Với những kết quả thu được có thể áp dụng vào công nghệ chế
tạo cảm biến và thiết bị đo để nâng cao độ chính xác của chúng.
Khắc độ tự động cảm biến dựa trên nguyên lý xấp xỉ hàm phi tuyến bằng
mạng nơron đã được nghiên cứu trong luận văn cho ra những kết quả rất khả
quan.
Đồng thời luận văn cũng đề cập đến việc hiệu chỉnh đặc tính thang đo
của cảm biến đảm bảo sai số cho phép. Mạng được sử dụng là mạng hai lớp
với hàm truyền Sigmoid/linear cho phép xấp xỉ hầu hết các hàm phi tuyến với
độ chính xác tùy ý.
Do thời gian và điều kiện còn hạn chế nên luận văn mới dừng lại ở mức
mô phỏng bằng phần mềm trên máy tính, chưa được ứng dụng trong thực tế.
Nhưng cũng đã đề xuất được những hướng nghiên cứu cụ thể cho phép áp
dụng vào việc chế tạo cảm biến thông minh trong tương lai không xa.
94
Ứng dụng mạng nơron để xử lý số liệu đo nhằm giảm sai số ngẫu nhiên
cho phép ứng dụng không chỉ trong cảm biến thông minh mà còn có thể ứng
dụng cho các thiết bị đo tương tự, thiết bị đo số...
Hướng nghiên cứu tiếp theo từ cơ sở những nghiên cứu của luận văn này
là ứng dụng mạng nơron để giảm đồng thời sai số ngẫu nhiên và sai số hệ
thống của cảm biến và ứng dụng vào việc chế tạo cảm biến và thiết bị đo với
độ chính xác cao.
Như ta đã biết sai số của cảm biến bao gồm sai số hệ thống và sai số
ngẫu nhiên được tính theo công thức : nght Δ+Δ=Δ . trong đó htΔ là sai số hệ
thống và ngΔ là sai số ngẫu nhiên.
Từ những nghiên cứu trên ta có thể xây dựng mạng nơron gồm hai phần
để giảm sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống. Phần thứ nhất là mạng nơron
dùng để xử lý số liệu giảm sai số ngẫu nhiên, phần thứ hai là mạng nơron
dùng để xấp xỉ hàm để giảm sai số hệ thống.
Trong đó mạng nơron dùng để xử lý số liệu giảm sai số ngẫu nhiên đã
được nghiên cứu ở chương 3 là mạng truyền thẳng, có hai lớp với lớp vào sử
dụng hàm truyền sigmoid lưỡng cực và lớp ra sử dụng hàm truyền tuyến tính.
Mạng tổng hợp sử dụng thuật học lan truyền ngược.
Mạng tổng hợp có cấu trúc như sau :
MNN
(Y)
{Y}
MNN
(X)
{X} MNN
(xấp xỉ hàm)
+
-
*Y
*X
Giảm sai số ngẫu nhiên Giảm sai số hệ thống
)( ** XfY =
Hình 5.1: Cấu trúc mạng nơron tổng hợp
95
Cảm biến được chế tạo cài đặt mạng nơron này sẽ giảm được sai số ngẫu
nhiên cũng như sai số hệ thống (tránh việc sử dụng phương pháp tuyến tính
hoá gây ra sai số tuyến tính) để đạt độ chính xác rất cao. Tuy nhiên phương án
này cần phải được nghiên cứu thêm để có những kết quả cụ thể.
96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[TL1] Bộ Khoa học và Công nghệ (2005), Tuyển tập báo cáo khoa học
Hội nghị khoa học kỹ thuật đo lường toàn quốc lần thứ 4, NXB Khoa học và
kỹ thuật.
[TL2] Bùi Công Cường, Nguyễn Doãn Phước, Hệ mờ, mạng nơron và
ứng dụng, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà nội 2001.
[TL3] Phạm Thượng Hàn, Nguyễn Trọng Quế, Nguyễn Văn Hòa,
Nguyễn Thị Vấn - Kĩ thuật đo lường các đại lượng vật lý (trọn bộ hai tập),
NXB Giáo dục 2003.
[TL4] Phạm Thượng Hàn, Xử lí số tín hiệu, NXB Giáo dục 1993.
[TL5] Nguyễn Thanh Hải (2003), Tập bài giảng mạng nơron nhân tạo,
Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự.
[TL6] Nguyễn Hoàng Phương, Nguyễn Doãn Phước, Nguyễn Quang
Hoan, Nguyễn Thanh Thủy, Chu Văn Hỷ và các tác giả khác, Hệ mờ và ứng
dụng, NXB Khoa học và kĩ thuật Hà nội 1998.
[TL7] Nguyễn Đình Thúc, Mạng nơron, phương pháp và ứng dụng,
NXB Giáo dục, 2000.
[TL8] Nguyễn Mạnh Tùng (2003), Nghiên cứu ứng dụng mạng nơron
nhân tạo cho các bài toán đo lường, Luận án tiến sĩ kỹ thuật, Đại học bách
khoa Hà nội.
[TL9] C.T Lin, G.Lee (1996), Neural Fuzzy Systems, Prentice Hall, Inc
[TL10] David M.Skapura (1996), Building Neural Networks, ACM press
[TL11] J.-S.R.Jang, C.-T.Sun, E.Mizutani(1997), Neuro-Fuzzy and Soft
Computing, Prentice Hall, Inc
[TL12] Jacob Fraden (1993), AIP hanbook of modern sensor,American
institute of Physics.
97
[TL13] George A.Rovithakis (1999), Robustifying Nonlinear Systems
Using High-Order Neural Network Controllers, IEEE Tran. on Automatic
Control.
[TL14] Howard Demuth, Mark Beale, Neural Network Toolbox For Use
with Matlab, Version 4, The MathWorks
[TL15] Hunt K.J and Others (1992), Neural Networks for Control
System-A Survey, Automatica
[TL16] Limin Fu, Neural Networks in Computer intellingence, McGraw-
Hill, Inc
[TL17] Martin T.Hagan, Howard B.Demuth, Mark Beale MHB (1995),
Neural Networks design, An Internation Thomson Publishing Company, Inc.
[TL18] Madan M.Gupta, Liang Jin, Noriyasu Homma (2003), Static and
DynamicNeural Networks, A John Wiley &Sons, Inc., Publication.
[TL19] Michael A. Arbib (2003), The handbook of Brain Theory and
Neural Networks, The MIT Press.
[TL20] D.Michie, D.J.Spiegelhalter,C.C.Taylor(1994), Machine
learning, Neural and Statistical Classification, ACM press.
[TL21] Stuart J. Russell, Peter Norvig (1995), Artificial Intelligence A
Modern Approach, Prentice Hall, Inc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_dung_cu_do_va_cam_bien_6961.pdf