KẾT LUẬN
Trên thế giới có những lúc người ta nói đến sự suy thoái của gia đình, chỉ còn cá nhân
và xã hội – nhưng ở Việt Nam qua sự nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu ta đều
thấy rằng gia đình đang giữ một vị trí rất quan trọng, là cầu nối, là khâu trung gian
tích cực giữa cá nhân và xã hội. Nó đang chứa đựng một tiềm lực phát triển mạnh mẽ.
Thông qua các chức năng của nó, gia đình là yếu tố bảo tồn những giá trị truyền thống
văn hóa tốt đẹp của dân tộc và nhân loại, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa gia đình Việt Nam nói chung, gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang có sự thay đổi lớn.
Bên cạnh những mặt tích cực của nó nãy sinh nhiều mặt tiêu cực, làm đảo lộn nhiều
giá trị chuẩn mực đạo đức sinh ra nhiều tệ nạn đáng tiếc. Đặc biệt là hiện tượng ly hôn và con cái hư hỏng.
Dù có những cái tốt lẫn mặt xấu như vậy ta vẫn tin tưởng vào độ bền vững của gia
đình Việt Nam. Bởi lẽ dân tộc ta vốn truyền thống văn hóa, truyền thống văn hóa, đạo
đức tốt đẹp và sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà Nước ta chắc chắn chúng ta sẽ
tìm ra được những giải pháp hợp lý để bảo vệ sự bền vững của gia đình . Dù có những
hỗ trợ của xã hội nhưng vai trò quan trọng vẫn phụ thuộc vào từng gia đình . Do đó
phải có những kiến thức cơ bản nhằm bảo vệ , ngăn chặn những mầm móng tiêu cực
để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Từ đó mới tạo nên hạnh phúc cho xã hội, sự phồn vinh của đất nước.
44 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời kì đổi mới hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hởi động nhưng những hệ qủa của nó diễn ra theo đúng
trình tự như những gì đã từng xảy ra ở các nước đi trước.
+ Hộ gia đình làm kinh tế trong khu vực nội thành.
Ở nội thành các gia đình cũng mất đi chức năng là một đơn vị kinh tế độc lập và
trở thành đơn vị tiêu thụ sản phẩm và tiêu dùng các dịch vụ xã hội - hỏi lẽ, do không
đủ sức cạnh tranh với các công ty lớn, công nghệ tiên tiến. Các đơn vị sản xuất tiểu
thủ công và công nghiệp nhỏ với quy mô gia đình bị tan vỡ hàng loạt. Hoặc họ phải
liên kết với nhau thành đơn vị sản xuất lớn hơn như công ty, tổ hợp . . . hoặc làm
nhiều nghề khác nhau để kiếm sống . . .xu thế này sẽ còn tiếp tục diễn ra nhanh và
mạnh hơn ở thành phố Hồ Chí Minh. Đó là xu thế tất yếu do quy hoạch biến ngoại
thành thành nội thành. Điều quan trọng là làm sao cho quá trình này ít gây tổn thất
nhất cho nhân dân. Vì vậy những dự án công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải quan tâm
đến mặt vật chất lẫn mặt xã hội(chuẩn bị tốt về tư tưởng cho người nông dân, tính toán
tiến độ đền bù hợp lí có kế hoạch dạy nghề cho dân cư nhất là đối với thanh niên, tạo
điều kiện cho những gia đình còn muốn tiếp tục sản xuất nông nghiệp).
Tuy nhiên, ờ thành phố Hồ Chí Minh chức năng kinh tế hỗ trợ gia đình không
hoàn loàn bị triệt tiêu nó còn tồn tại dai dẳng trong nhiều năm và Nhà nước cần có
chính sách xã hội tương ứng để hỗ trợ quá trình chuyến đổi này nhằm duy trì sản xuất
hộ gia đình trong những điều kiện cho phép với hình thức mới và chất lượng mới.
- Chức năng xã hội hóa :
Xã hội hóa là một chức năng cơ bản nhất của gia đình và nó cũng là một trong
các chức năng bị biến đổi mạnh nhất dưới tác động của ngoại cảnh.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, khi chuyển sang xã hội công nghiệp - đô thị thì chức
năng này của gia đình bắt dầu có những biến đổi đáng kể. Biểu hiện như sau :
+ Sự chuyển giao từ giáo dục truyền thống gia đình sang cho giáo dục công nghệ
của hệ thống trường học.
Gia đình truyền thống rất chú ý đến việc giáo dục những giá trị đạo đức cho các
thành viên trong gia đình thông qua những câu ca dao, tục ngữ, truyện ngụ ngôn, giáo
dục những kỹ năng hoạt động nghề nghiệp thông qua lối truyền nghề trực liếp bằng
kinh nghiệm từ thực tiễn lao động. Bên cạnh đó, lối giáo dục này thường thiên về tình
cảm. Do đó nó thường không có kế hoạch, quy mô nhỏ, không đồng bộ . . . khi chuyển
sang xã hội công nghiệp - đô thị thì những thế mạnh như trên đã nêu bị triệt tiêu đi và
dần dần được chuyển giao từng phần cho xã hội Phó thủ tướng Nguyễn Khánh đề cập
đến trong hội nghị “gia đình và xã hội” năm 1995, ông nhận định rằng: “gia đình Việt
Nam hiện nay có những mặt tiến bộ hơn so với trước đây, nhưng cũng có những một
sút kém hơn. Đặc biệt là sự sút kém về vai trò và hiệu quả giáo dục của gia đình. Đó là
một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội mà gia
đình không ngăn ngay từ đầu”.
Hiện tượng giảm dần chức năng giáo dục của gia đình được thể hiện ở các chiều
kích thích sau :
Hiện tượng trẻ em bị bứt khỏi gia đình sớm hơn các thế hệ trước và thời gian bị
tách khỏi môi trường gia đình lâu hơn theo thống kê của nhóm giáo sư, PTS, TS trong
công trình nghiên cứu “lịch sử 300 năm Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh”, hiện nay
phụ huynh gởi con vào trường bán trú ngày càng tăng cao theo từng năm :
Năm 1994-1995: thành phố có 89 trường bán trú với 739 lớp
Năm 1995 -1996: có hơn 104 trường với hơn 1000 lớp.
Thống kê 300 hộ gia đình thành phố thấy 70% con cái họ gởi vào trường trung
học trong thời gian đi làm việc.
Trong xã hội công nghiệp hóa - đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh, quỹ thời
gian của các thành viên trở nên eo hẹp đến mức họ không còn thời gian để chăm lo
giáo dục con cái, mặc dù họ rất muốn như vậy. Tình trạng này đã đưa đẩy nhiều con
cái tham gia các băng cướp giật, quậy phá, hút chích mà cha mẹ hoàn toàn không biết.
Do đó, trường học ngày càng hoàn thiện thì phạm vi giáo dục gia đình ngày càng
thu hẹp. Để đảm báo chức năng giáo dục, nhà trường đã thay đổi phương pháp giáo
dục theo tính chất công nghệ kiểu phương Tây. Đây là một lối giáo dục đáp ứng được
yêu cầu của xã hội kĩ thuật hiện đại. Đặc biệt là việc trang bị các kiến thức chuyên
môn, tay nghề, kỹ năng học vấn hiện đại. Tuy nhiên, nó cũng là kiểu giáo dục đồng
loạt, cứng nhắc, ít cảm xúc thiên về kĩ thuật và hướng tới bề rộng.
Mặc khác, quá trình xã hội hóa cá nhân cũng nảy sinh một mâu thuẫn lớn. Đó là
việc cha mẹ ngày càng phó mặc việc giáo dục cho nhà trường. Họ nghĩ rằng mình chỉ
cần đáp ứng những nhu cầu vật chất là đủ. Trong khi đó thì các nhà trường lại quá tải
vì việc truyền thụ kiến thức đã ngốn thời gian vì chương trình ngày càng quá
nặng(nhiều bài, nhiều môn). Việc giáo dục đạo đức bị giảm sút, mối quan hộ giữa thầy
trò càng lõng lẻo.
Thực tế ở thành phố Hồ Chí Minh chúng ta chưa chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất,
tinh thần của giáo viên - phụ huynh để tiến hành chuyển từ giáo dục truyền thống sang
giáo dục theo kiểu công nghệ nên xảy ra hiện tượng hụt hẫng, dẫn đến sự “tụt hậu về
văn hóa”.Thế nên, trẻ em rơi vào tình huống là có những khoảng trống phi giáo dục và
như thế chúng bị ban bè xấu lôi kéo là điều tất nhiên.
- Chức năng chăm sóc sức khỏe của các thành viên khác trong gia đình
Trong xã hội nông nghiệp và tiền công nghiệp thì gia đình và những người thân
thuộc bao giờ cũng đóng vai trò chính yếu trong việc bảo bọc, giúp đỡ người thân của
mình trong những lúc đau ốm, tai nạn, khó khăn về kinh tế, cưới hỏi, ma chay . . .
nhưng khi chuyển sang xã hội công nghiệp - đô thị thì người dân đô thị bắt đầu
chuyển dần chức năng này cho các loại dịch vụ tổ chức xã hội(nhà nước, tư nhân, tôn
giáo, hội từ thiện, ngân hàng,...). Trước đây, họ xem những người thân là chỗ nương
tựa chủ yếu khi có hữu sự nhưng nay họ chuyển dần sang các tổ chức xã hội. theo
thống kê của PTS.Nguyễn Minh Hòa trong 600 hộ ở thành phố Hồ Chí Minh có 26%
hộ cho rằng gia đình có gặp bất trắc thì họ trông cậy nhiều hơn vào cơ quan, đoàn thể,
hiệp hội, . . Tỉ lệ này đặc biệt cao ở các nhóm công nhân viên chức Nhà nước và các
đô thị sầm uất như quận 1, quận 3 lí do là hiện nay ai cũng bận bịu việc mưu sinh nên
họ không muốn phiền hà và tôn kém những người thân. Tuy nhiên, nói như vậy không
có nghĩa là truyền thống “Chị ngã em nâng”, “Bán bà con xa mua, láng giềng gần” bị
biến mất mà nó chuyển sang một hình thái khác.
Mặc dù, các loại dịch vụ xã hội có phát triển đến đâu thì chức năng này vẫn rất
cần thiết trong cuộc sống của các thành viên. Trong điều kiện các phúc lợi công cộng
của nhà Nước bị giảm sút thì việc chăm sóc người già, người tàn tật trở thành trách
nhiệm nặng nề của các gia đình và họ gánh chịu những chi phí rất tốn kém. Ngày nay,
gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh còn đảm nhận cả công việc nuôi dưỡng trẻ mồ côi,
chăm sóc gia đình thương binh liệt sĩ tại nhà. Bởi lẽ có một số gia đình ở đô thị lớn có
điều kiện về kinh tế tốt, họ muốn làm những công tác từ thiện, xã hội. Điều này nói
lên vai trò và trách nhiệm lớn của gia đình phải đảm nhiệm. Nhờ đó mà động viên
khai thác các nguồn lực tiềm năng như vốn liếng, tài sản, sáng kiến, đầu óc tổ chức và
quản lí kinh doanh để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống gia đình, đổi mới được bộ
mặt thành phố, nông thôn góp phần quyết định và thắng lợi của công cuộc đổi mới
hiện nay.
Trong thời kì bao cấp, chúng ta đề cao vai trò của tập thể, của xã hội, gia đình bị
lu mờ. Ngày nay cách nhìn đó đã thay đổi vì chúng ta nhận ra là tùy theo trình độ phát
triển của xã hội mà phạm việc phân công và phối hợp giữa gia đình và các thể chế xã
hội khác, có những xê dịch trong việc quản lí sản xuất, trong việc chăm sóc, nuôi
dưỡng con người, bảo hiểm xã hội và y tế. Nhưng kinh nghiệm của nước ta thời gian
qua, cũng như nhận định của thế giới cho rằng sự phân công giữa gia đình và xã hội sẽ
tồn tại lâu dài. Bởi lẽ, mặc dù nhân loại đã và đang đạt được nhiều thành tựu khoa học
và công nghệ tiên tiến cũng không thể nào thay thế được vai trò của gia đình.
- Chức năng đảm bảo sự cân bằng tâm lí thỏa mãn nhu cầu tình cảm của các
thành viên trong gia đình
Suốt một ngày “đầu tắt mặt tối” với công việc người thành phố trở về với mái
ấm gia đình với mong muốn được giải tỏa những căng thẳng, được nghỉ ngơi, giải trí,
tổ chức những sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao, tiếp khách, tham quan.
Nhịp độ của xã hội công nghiệp khiến cho “qũy thời gian” chúng ta rất ít ỏi.
Trước đây trong gia đình thường quây quần bên nhau trong bữa cơm. Đó là dịp để họ
trao đổi với nhau về công ăn việc làm, việc học hành của con cái, nhưng tâm tư tình
cảm . . . Giờ đây, do yêu cầu công việc, họ không còn thời gian để ngồi chung với
nhau trong một mâm cơm họ gặp đâu ăn đấy, bằng những loại thức ăn nhanh. Khuôn
viên gia đình trở nên nhỏ bé, ngột ngạt không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn
hóa tinh thần của các thành viên trong, gia đình. Cho nên, họ tìm đến địa điểm sinh
hoạt ngoài gia đình để nghỉ ngơi, cân bằng tâm lí như ở rạp hát, công viên, câu lạc
bộ, vùng ngoại thành, quán ăn, nhà thờ, chùa chiền . . . nhất là những ngày nghỉ lễ,
chủ nhật. Điều này, một mặt cho thấy nhu cầu về tinh thần ngày càng tăng và về lĩnh
vực văn hóa nghệ thuật cũng phát triển mạnh mẽ để đáp ứng những nhu cầu đó.
Đồng thời cũng cho thấy sự giảm dần chức năng cân bằng tâm lí, thỏa mãn những
nhu cầu tình cảm của các thành viên trong gia đình. Nếu chúng ta quá lạm dụng việc
sinh hoạt tinh thần ở phạm vi ngoài gia đình sẽ làm cho gia đình không còn là “tổ
ấm” mà trở thành “quán trọ”(nói như PTS.Nguyễn Minh Hòa). Một vấn đề khác nữa
là các thành viên trong gia đình có khi không cùng ngày nghỉ dẫn đến tình trạng
mạnh ai nấy làm điều này dẫn đến hành vi cá nhân hoặc cha mẹ không quản lí được
những nơi vui chơi của con cái lúc tuổi dậy thì.
Hơn nữa, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ngày nay đã thay đổi
cùng với việc Đảng và Nhà nước ta đề cao quyền dân chủ trong nước và tiếp xúc với
nền văn minh thế giới. Trong đó, quyền bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng
trong gia đình, quyền của trẻ em, quyền tự do và lợi ích cá nhân được Nhà nước bảo
vệ và xã hội coi trọng. Nhu cầu muốn được hưởng hạnh phúc của mỗi cá nhân trong
gia đình là chính đáng và cấp bách. Do đó, muốn củng cố sự bền vững gia đình cần
hết sức coi trọng chức năng giữ gìn sự cân bằng tâm lí tình cảm cho các thành viên,
quan tâm đúng mức đến cuộc sống, nhu cầu, nguyện vọng của mỗi thành viên.
Tóm lại, gia đình Việt Nam nói chung và gia đình thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng rõ ràng đang phải đảm nhận các chức năng nặng nề, phức tạp hơn trước rất
nhiều. Để các gia đình thực hiện tốt các chức năng đó, Đảng và Nhà nước ta đã tạo ít
nhiều điều kiện. Quan trọng nhất là việc chuyển đổi nền kinh tế quan liêu bao cấp
sang nền kinh tế thị trường. Các gia đình hiện nay không có tư tưởng ỷ lại trông chờ
vào Nhà nước mà đang chủ động vươn lên, phát huy các nguồn lực, tiềm năng trước
đây chưa được động viên, khai thác để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống gia đình.
nhờ đó mà bộ mặt thành phố, nông thôn, nhiều nơi có những biến đổi nhanh chóng
không thể lường trước được. Chính công sức, tiền bạc và sự quan tâm của họ đã góp
phần quyết định và thắng lợi của công cuộc đổi mới hiện nay.
* Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cũng có nhiều biến đổi
Mối quan hệ gia đình gồm có quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con
cái, giữa ông bà và các cháu. Các mối quan hệ để tạo thành cấu trúc một gia đình.
Mối quan hệ đó trong gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh như thế nào là vấn dề
chúng ta cần tìm hiểu. Tuy nhiên, ờ đây chủ yếu là tìm hiểu mối quan hệ giữa vợ và
chồng, giữa cha mẹ và còn cái với nhau. vì gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh chủ
yếu là gia đình hạt nhân.
- Vai trò giữa vợ và chồng trong gia đình :
Gia đình là một xã hội thu nhỏ, trong đó chứa đựng nhiều mối quan hệ xã hội
và các dạng hoạt động phức tạp. Trong cái tiểu xã hội đó các thành viên chủ chốt của
nó đóng vai trò như thế nào?
Như ở mục 1.3 đã nói về gia đình truyền thống Việt Nam nói riêng, ở Châu Á
nói chung, trong gia đình thường người đàn ông làm gia trưởng(người chồng hoặc
con trai Trưởng, con trai Út). Họ đóng vai trò chủ chốt có trách nhiệm lớn trong việc
quyết định sự vận động và phát triển của gia đình. Do đó, họ thường đứng tên chủ
hộ. Nhưng có gia đình thì quyền hành thực tế lại là của người vợ. Theo thống kê của
PTS.Nguyễn Minh Hòa trong 900 hộ gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh thì có 56%
hộ là người chồng đóng góp ngân sách cho gia đình. Nhưng người quản lí ngân sách
ấy lại là các bà vợ(gần 70%). Đó là truyền thống tốt đẹp “của chồng công vợ” không
như các nước phương Tây tiền ai nấy giữ. Họ thường nói đến vai trò của hai vợ
chồng trong gia đình nhưng thực tế nó vẫn lệch sang một phía nào đấy khi đối mặt
với những vấn đề quan trọng.
Đặc điểm chung của các gia đình trong môi trường công nghiệp hóa và đô thị
hóa là sự bình đẳng giữa vợ và chồng. Thành phố Hồ Chí Minh của chúng ta cũng
vậy. Tuy nhiên, đặc tính bình đẳng lại tỷ lệ nghịch với mức độ bền vững gia đình: sự
hình đẳng khá cao nhưng độ bền vững lại thấp so với các khu vực khác trong nước. sự
bình đẳng giữa vợ chồng thể hiện trong khi quyết định những vân đề lớn như: việc chi
tiêu, học hành của con cái, đi du lịch . . .Đặc biệt vai trò người phụ nữ không kém đàn
ông bao nhiêu. Vì ngày nay người phụ nữ có trình độ học vấn cao. Họ có một vị trí
quan trọng trong xã hội và cùng đóng góp vào việc tìm ra kinh tế cho gia đình. Hơn ai
hết người đàn ông phải nhận ra điều đó, để có thái độ cư xử cho phù hợp.
Dù sao trong những việc quan trọng phần lớn cả hai vợ chồng thường bàn bạc
với nhau để đi đến quyết định. Mặt khác, học vấn có vai trò quyết định của việc bình
đẳng trong mối quan hệ vợ chồng. Thực tế cho thấy tỷ lệ các cặp vợ chồng có học vấn
cao đối xử bình đẳng cao hơn. Gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh thường có học vấn
cao hơn ở nông thôn. Dù gia đình và xã hội đã coi trọng quyền bình dẳng trong quan
hệ vợ chồng, người phụ nữ vẫn xem chồng là người chủ của gia đình. Có lẽ do ảnh
hướng sâu nặng của gia đình truyền thống Châu Á nổi chung. Cũng có mội số gia
đình ở thành phố Hồ Chí Minh không tránh khỏi sự bất bình đẳng nhưng không quá
đáng như kiểu “chồng chúa vợ tôi”. Thường là có một số đức ông chồng kiếm được
rất nhiều tiền và họ nghĩ rằng mình chỉ có nhiệm vụ mang tiền về cho vợ là đủ mà
không cần quan tâm làm công việc nội trợ giúp đỡ người vợ. Họ coi đó là nhiệm vụ
đương nhiên mà phụ nữ phải gánh vác. Vậy mà, người phụ nữ không cảm thấy đó là
điều vất vả tủi nhục gì cả. Cho nên, họ cũng không hề buồn rầu hay than vãn gì cả.
Có lẽ họ nghĩ người chồng làm việc vất vả nên cần nghỉ ngơi nhiều hơn.
Tóm lại, kiểu gia đình cả hai người làm chủ ngày nay chiếm tỷ lệ cao. Theo
thống kê ở thành phố Hồ Chí Minh của PTS. Nguyền Minh Hòa là 71,6%. Các thế hệ
trẻ thích kiểu gia đình này hơn. Tuy nhiên mức độ bền vững của nó kém hơn gia đình
gia trưởng.
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái:
Tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái thật vô bờ bến. Nhưng tình cảm đó
ngày xưa không được thể hiện một cách vồ vập, thân thiết. Con cái không chỉ kính
trọng cha mẹ mà còn sợ sệt nữa. Giữa con cái và cha mẹ dường như có một khoảng
cách vô hình nào đó. Cho nên, con cái thường không dám bộc bạch những tâm tư tình
cảm, chính kiến của mình cho cha mẹ nghe. Lời nói của cha mẹ có một sức mạnh kỳ
lạ buộc con cái phải luôn luôn vâng lời dù là nói sai. Ngày nay, tuy trẻ em bị bứt ra
khỏi gia đình sớm và cha mẹ ít có thời gian quan tâm đến con cái. Nhưng giữa họ đã
thiết lập mối quan hệ mềm dẻo hơn. Con cái có thể tự bộc bạch những tâm tư tình cảm
của mình cho cha mẹ nghe. Trong giới trí thức, tình hình đánh đập con cái giảm.
Nhưng trong giới lao động tình trạng ấy vẫn còn.
Cuộc sống quả phức tạp, một vấn đề nào cũng có hai mặt của nó. Sự bình đẳng
và dân chủ trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái đã nảy sinh một hiện tượng là con
cái cãi lại cha mẹ để thể hiện thái độ không đồng ý một vấn đề nào đó(loại trừ hành
động chửi bới lăng nhục). Theo thống kê có hơn 50% con cái cãi lại cha mẹ. Theo
quan niệm truyền thống:
“Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”
(Ca dao)
Nhưng ngày nay có người cho rằng chuyện đó là bình thường vì tuổi trẻ không
hiểu nhiều về cuộc đời nên nghĩ rằng mình đúng. Cũng có thể là chúng đúng thật
nhưng vì cha mẹ áp đặt, không đồng ý với những yêu cầu đó. Theo PTS. Nguyễn
Minh Hòa những vấn đề khiến con cái hay cãi lại cha mẹ nhiều nhất là về thị hiếu, sở
thích cá nhân(49,59%), quan hệ bạn bè, tình yêu(24,6%). Ngoài ra còn có vấn đề học
hành, nghề nghiệp, tiền bạc, quan điểm chính trị, xã hội.
Theo tôi, việc con cái cãi lại cha mẹ cũng có lý do riêng của nó không có
nghĩa là con cái bất hiếu. Bởi lẽ, mỗi một thời đại, mỗi thế hệ có một quan niệm
riêng. Thế hệ già không thể tự cho mình có :”cái quyền định đoạt tất cả niềm hạnh
phúc và nỗi đau khổ của thế hệ trẻ “(nói như Ăng-ghen cách đây 150 năm).
Tóm lại, cha mẹ cần là tấm gương, chỗ dựa cho con cái về vật chất lẫn tinh
thần. Cha mẹ không nên quá cứng nhắc trong những quan niệm và cần phải có sự
đối xử công bằng.
* Hiện tượng ly hôn có xu hướng gia tăng :
Hiện tượng ly hôn thực ra không phải là hiện tượng mới mẽ nhưng ở mỗi thời
đại nó lại diễn ra khác nhau về hình thức, qui mô và tính chất thái độ của mỗi người
đối với hiện tượng này cũng khác nhau: người thì hoang mang, lo lắng, người thì
cho là bình thường .
Trong những thập niên gần đây, hiện tượng ly hôn trở nên phổ biến, phổ quát
trong mọi tầng lớp xã hội, mọi quốc gia và nhất là ở các nước phương Tây ( Mỹ
50%, Anh 40% . . .). Hiện tượng phân rã gia đình này cũng dần sang các nước Châu
Á nó không diễn ra mạnh mẽ mà âm thầm và lại nhích dần lên theo thời gian . Nó tỷ
lệ thuận với quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa . Do phong tục tập quán, dư luận
xã hội nên ở Châu Á hiện tượng này ít hơn ở Châu Âu.
Còn ở thành phố Hồ Chí Minh thì sao? Hiện tượng ly hôn bắt đầu gia tăng khi
thành phố ta bước vào cơ chế thị trường và công cuộc công nghiệp hóa -hiện đại
hóa (1990 - 1996) theo tài liệu thống kê của phó tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa toàn
thành phố số vụ ly hôn trên 5000 vụ trong một năm(1990 - 1991), trong khi từ
(1985 -1990 chỉ trên 5000 vụ), tăng lên gần 2000 vụ, nếu so sánh với dân số thành
phố là 4.795.000 và trên 100.000 hộ gia đình thì con số này không đáng kể nhưng
nếu so sánh giữa tỷ lệ kết hôn và ly hôn mỗi năm thì con số ấy thật to lớn . Tính
trung bình ở thành phố trong năm 1995 - 1996 là 31,40% thì nó là cứ ba đôi kết hôn
có một đôi ly hôn (cao hơn các nước trong khu vực). Trong thời gian chiến tranh,
đời sống luôn luôn bị xáo trộn bởi bom đạn nhưng gia đình rất bền vững dù người
trụ cột không có ở nhà. Có lẽ do họ phải đối mặt với sự sống và cái chết nên khả
năng tự vệ của gia đình nâng cao . Ngày nay, ta phải đối mặt với nhiều xung lực, vỏ
bọc bảo vệ gia đình chưa được rèn luyện trong môi trường đó nên dễ tan vỡ.
Một điều cần nói là trong các vụ ly hôn đa số là phụ nữ đứng đơn vì không chịu
nỗi những cách đối xử của chồng. Người đàn ông nếu gặp bế tắc trong hôn nhân họ
còn có cho để giải tỏa như bạn bè, rượu chè, phụ nữ khác còn phụ nữ thì không còn
cách cứu cánh nào ngoài giải phóng “tự giải phóng” mình bằng ly hôn. PTS. Nguyền
Minh Hòa cho rằng thành phần công nhân viên chức là thành phần có tỷ lệ ly hôn cao
nhất(31%), thứ hai là dịch vụ, thương mại(26,5%), ít nhất là lực lượng vũ trang, công
an(không,9%). Vì giới trí thức hay tự ái và có bệnh “sĩ”, về độ tuổi ly hôn thì từ 30 -
50 chiếm tỉ lệ cao nhất (55, 56%). Lý do là họ đã có mâu thuẫn từ những năm đầu sinh
sống, nhưng thường họ cố gắng chịu đựng nhau để con cái trưởng thành rồi mới chính
thức ly hôn. Sự chịu đựng này thật phi thường so với người Châu Âu. Thứ hai là
người Việt Nam không thích ly hôn vì những hậu quà của nó, cho nên, họ cố gắng cứu
vãn hạnh phúc đến mức tối đa. Một điều nữa là việc phân chia tài sản khi tiến hành
thủ tục ly hôn cũng rắc rối khó xử. Vì quan niệm người Việt Nam “của chồng công
vợ”, họ không có tài sản riêng và không nghĩ đến lúc phải chia tài sản. Còn ở phương
Tây thì tài sản của ai người ấy giữ nên dễ dàng hơn, điều đó cũng là nguyên nhân kéo
dài sự sống chung không tự nhiên ra. Lại có những gia đình khi nghèo thì sống rất
đằm thắm hạnh phúc, nhưng khi khá giả rồi thì cả hai đều sinh tật dẫn đến sự “tan đàn
xẻ nghé”.
Vì sao tỷ lệ ly hôn lại tăng cao? Trước hết là nguyên nhân khách quan. Đó là sự
thay đổi của xã hội dẫn đến nhiều tình trạng như: sự tự do kết hôn, kết hôn sớm, có
thai trước khi cưới . . . Mặt khác phụ nữ lại có địa vị trong xã hội đôi khi hơn cả nam
giới. Họ có một trình độ học vấn nhất định, được nhiều tổ chức xã hội bảo vệ. Do đó
họ không còn lệ thuộc vào người chồng như trước. Họ có thể độc lập về kinh tế, vị trí
xã hội và tự quyết định được số phận của mình.
Một nguyên nhân khách quan khác là do điều luật về ly hôn không đặt nặng vấn
đề thuận tình cả hai phía mà chủ yếu là xét đời sống hôn nhân thực tế. Dù có một bên
không đồng ý tòa án cũng quyết định cho ly hôn nếu xét thấy “đời sống chung không
thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”. Một điều nữa là dư luận xã hội
ngày nay chấp thuận ly hôn chứ không bị họ hàng làng xóm phản đối mãnh liệt nữa.
Hơn nữa, vấn đề nhân quyền ngày nay được đề cao nhất là cuộc cách mạng giải
phóng tình dục, giải phóng phụ nữ và sự phát triển của khoa học kĩ thuật cũng góp
phần làm tăng tỷ lệ ly hôn.
Bên cạnh đó, còn nhiền nguyên nhân chủ quan khác. Nổi bật nhất làa mâu thuẫn
trong gia đình do bị đối xử tàn bạo, do cá tính trái ngược nhau(37,33%), do không
hòa hợp về tình dục, việc giáo dục chăm sóc con cái (29,33%), sở thích cá
nhân(25,33%).
Đời sống kinh tế thấp kém cũng là một nguyên nhân gây mâu thuẫn gia đình và
vì thế tăng tỷ lệ ly hôn.
Trong vài năm gần đây đời sống các gia đình trở nên khá giả hơn, họ có điểu
kiện kinh tế để xây dựng nhà cửa, mua sắm những tiện nghi trong gia đình, chăm sóc
con cái hơn. Tuy nhiên, nhìn chung đời sống của nhân dân vẫn còn thấp. Theo kết
quả điều tra cho thấy có hơn nữa số dân dưới mức nghèo khổ. Do cả hai phải đối đầu
với kinh tế nên vợ chồng không có thời gian chăm sóc nhau, tìm hiểu nhau. Họ cũng
cáu gắt với nhau khi kinh tế khó khăn, làm ăn thua lỗ. Tuy nhiên ta cần thấy rằng
kinh tế sung túc không phải đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hạnh phúc
gia đình mà cần phải có sự hòa hợp tâm lý của các thành viên cũng như việc giáo dục
con cái.
Người phụ nữ và con cái của họ phải gánh chịu hậu quả nhiều nhất sau khi ly
hôn. Người mẹ chủ yếu phải nuôi con một mình, rất ít hoặc không có sự giúp đỡ của
người bố.
Mặc dù mấy năm nay tỷ lệ ly hôn có tăng lên. Chủ yếu ở thành phố. Nhưng ta
cùng phải thấy được gia đình Việt Nam nói chung, gia đình thành phố Hồ Chí Minh
nói riêng cũng có sự ổn định tương đối. Bởi vì dù có sự ảnh hưởng của cách suy nghĩ
và lối sống nước ngoài vào Việt Nam. Nhưng người Việt Nam vẫn giữ những truyền
thống tốt đẹp của mình. Việc kết hôn của đôi nam nữ vẫn được coi trọng, với sự công
nhận về pháp lý của Nhà nước, sự chấp nhận của cha mẹ họ hàng với các nghi lễ
mang tính dân tộc và màu sắc tôn giáo. Điều đó nói lên sự hòa giải, nhu nhượng nhau
giữa thế hệ già và trẻ, giữa phong tục truyền thống và nếp sống hiện đại. Tình trạng
các đôi nam nữ chung sống tự do, không kết hôn còn ít xảy ra và chưa được dư luận
xã hội ủng hộ, Trong một số trường hợp, việc không kết hôn chính thức là do hoàn
cảnh bó buộc mà thường không phải là phương thức lựa chọn của họ như ở phương
Tây.
Ở đây tôi xin nêu một số tài liệu mới nhất của cục thống kê thành phố về ình
trạng hôn nhân của nhân dân thành phố để ta thấy rõ thêm vấn đề.
+ Số người kết hôn năm 1998.
Ghi chú:
+ Tình trạng ly hôn năm 1998 :
Chương 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIÊN NGHỊ
3.1 Những yếu tố cần thiết tạo nên độ bền vững của gia đình
Mức độ bền vững của gia đình được đo bằng tỉ lệ ly hôn thấp hay cao, nhưng
không có nghĩa là ít vụ ly hôn là có nghĩa là nhiều gia đình hạnh phúc và ngược lại.
Muốn đưa ra những giải pháp và những kiến nghị để tăng cường độ bền vững của gia
đình, là cần tìm hiểu những yếu tố nào tạo nên độ bền vững của gia đình.
Trước hết, theo tôi đó là hôn nhân cần dựa trên cơ sở tình yêu. Trải qua một Ihời
gian yêu nhau, họ có điều kiện tiếp xúc, trao đổi để càng hiểu nhau hơn(cả những tính
tốt lẫn xấu, cả những sở thích phù hợp hay không phù hợp). Và khi đã quyết định đi
đến hôn nhân thì họ phải chấp nhận những cái hòa hợp lẫn không hòa hợp. Đã gọi là
sở thích, cá tính, quan niệm sống của cá nhân thì cần phải được tôn trọng. Và ta phải
yêu cả những sở thích khác nhau đó hoặc xây dựng sao cho người vợ(hoặc chồng) từ
bỏ những thói hư tật xấu để “Đôi ta tuy hai mà một”. Diều đó quả thật, phải nhờ cứu
cánh của tình yêu, họ mới đủ dũng khí để vượt qua. Tình yêu thương nhau cũng giúp
họ thức tỉnh khi có cơ hội “phản bội” mà giữ lòng chung thủy với nhau đến “đầu bạc
răng long”. Một điều thiết nhgĩ cũng cần phải nói đến là sự hòa hợp về tình dục. Đây
là mội vấn đề gây ra cho không ít cặp vợ chồng. Trong gia đình truyền thống có nhiều
người phải chịu đau khổ cả đời vì sự không hòa hợp này, Theo thống kê của PTS.
Nguyễn Minh Hòa có 78% giáo viên và 84,78% công nhân cho rằng quan hệ tình dục
chỉ có ý nghĩa khi có tình yêu. Như vậy, rõ ràng tình yêu là một yếu tố hàng đầu trong
việc bảo đảm hạnh phúc gia đình.
Những đứa con là lần lượt ra đời. Đó chính là kết qủa của tình yêu của đôi vợ
chồng. Nhưng vấn đề giáo dục chúng ta không đơn giản. Một gia đình hạnh phúc là
một gia đình nuôi dạy con cái ngoan ngoãn, thành đạt trong cuộc sống, trở thành
những người hữu ích cho xã hội. Một gia đình có những đứa con hư hỏng không thể
có hạnh phúc được. Sự thống nhất quan niệm nuôi dạy con cái trở thành những “con
ngoan, trò giỏi” cũng là một yếu tố tạo nên độ bền vững của gia đình.
Muốn nuôi dạy con cái tốt không chỉ đòi hỏi cha mẹ có trình độ, sự thống nhất
trong cách giáo dục mà còn phải có một điều kiện kinh tế tương đối đầy đủ . khó có
được một hạnh phúc trọn vẹn nếu các thành viên trong gia đình cứ phải “đầu tắt mặt
tối” không dám chơi ngày nào mà vẫn nghèo đói. Có những đôi bạn trẻ khi yêu nhau
thì lí tưởng hóa cuộc sống mà không nghĩ đến yếu tố kinh tế khi xây dựng hôn nhân.
Họ quyết định lấy nhau khi còn quá trẻ hoặc công ăn việc làm chưa ổn định. Họ
không lường hết những yêu cầu cần thiết tối thiểu cho một cuộc sống gia đình. Và
giấc mộng về “một mái nhà tranh hai quả tim vàng” nhanh chóng tan thành mây khói.
Thế nhưng, có những đôi bạn trẻ hoặc bố mẹ họ lại xem kinh tế là “thủ tục đầu tiên”
trong hôn nhân, bất kể cả yếu tố tình yêu. Điều đó cũng dẫn đến không biết bao nhiêu
thảm cảnh đau lòng. Vì thực tế nhiều gia đình rất giàu có nhưng chưa chắc hạnh phúc
và nuôi dạy con cái tốt. Trẻ em ngày nay hư hỏng lại rơi nhiều vào những gia đình ấy.
Vấn đề này lại tùy thuộc vào phong cách sống, hoàn cảnh sống, trình độ văn hóa, quan
niệm về hạnh phúc của đôi vợ chồng. Ngày nay, có nhiều người có cách sống vội,
sống gấp. Khi vừa có điều kiện kinh tế một chút là họ đã vội lo hưởng thụ, không lo
trao dồi kiến thức, sống bê bối cẩu thả cho qua ngày đoạn tháng.tất cả những điều đó
đều ảnh hưỏng đối với con cái - về phong cách sống phải tổ chức thật khoa học, đảm
bảo được nhu cầu vật chất lẫn tinh thần, mà vai trò quan trọng nhất là người phụ nữ.
Họ phải có trình độ nhất định mới chăm lo cho gia đình về mọi mặt. Về quan niệm
sống vợ chồng cần phải bàn bạc để đi đến thống nhất, tránh đề cao cá nhân và bất bình
đẳng trong quan hệ vợ chồng.
Cả hai phải quan tàm chăm sóc tôn trọng lẫn nhau để làm gương cho con cái.
Nhất là những người con trưởng thành, để họ chuẩn bị cho cuộc sống hôn nhân
sau này.
3.2 Những kiến nghị và giải pháp
Xuất phát từ vai trò quan trọng của gia đình đối với sự phát triển của cá nhân và
xã hội, từ thực trạng gia đình thành phố Hồ Chí Minh trong thời kì đổi mới luận văn
đề ra một số kiến nghị và giải pháp để tăng cường độ bền vững của gia đình ở thành
phố Hồ Chí Minh.
3.2.1 Những kiến nghị
Gia đình có vai trò rất lớn trong sự tồn tại và phát triển của xã hội nhưng ngược
lại gia đình muốn bền vững cũng phải nhờ sự hỗ trợ của xã hội. Do đó, trước hết nhà
nước cần quan tâm nhiều hơn nữa trong sự phát triển của gia đình bằng những biện
pháp thiết thực , cụ thể.
Bất kỳ một chính sách của Đảng và nhà nước đề ra đều tác động trực tiếp đến
từng gia đình mà các thành viện trong đó là người sẽ thực hiện. Nếu các chủ trương
chính sách không phù hợp với tân tư, tình cảm của nhân dân, không khả thi thì nhân
dân khó thông suốt và thực hiện tốt được. Do đó, khi đề ra một chính sách về kinh tế -
văn hóa - xã hội, nhà nước cần quan tâm đến lợi ích của toàn dân. Nhất là kinh tế. Vì
Ihành phố Hồ Chí Minh là một thành phố phát triển mạnh mẽ về kinh tế. Nhà nước
cần có những chính sách phù hợp để giúp đỡ khó khăn về kinh tế về sức lao động
thông qua các tổ chức, chính quyền địa phương. Đồng thời thấy được những biến
động trong gia đình để có sự điều chỉnh ứng phó kịp thời.
* Thứ hai là phải đổi mới phương pháp giáo dục. Sao cho kết hợp được hai yếu
tố truyền thống và hiện đại.
Bất kì một dân tộc nào, một nền giáo dục nào cũng có truyền thống, có quá khứ.
Biến đổi là quy luật của đời sống. Nhưng biến đổi không phải bao giờ cũng đồng nhất
với tiến độ, cũng không có nghĩa là từ bỏ hoàn toàn quá khứ. Thực ra truyền thống
luôn luôn tồn tại ở hiện tại. Đó là tính liên tục của đời sống xã hội. Nếu không giải
quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa truyền thống và hiện tại sẽ dẫn đến những hậu quả
nghiêm trọng trong những mối quan hệ gia đình và xã hội, của con người và tự nhiên
làm mai một đi bản sắc dân tộc, hủy hoại môi trường xã hội và môi trường sinh thái.
Có một số người cho rằng cách giáo dục truyền thống quá khuôn mẫu, cứng
nhắc một chiều, hạn chế việc phát huy tính năng động sáng tạo của trẻ em. Do đó, họ
cắt đứt hẳn với truyền thống. Trong xã hội hiện đại, quyền tự do dân chủ của thế hệ trẻ
được đề cao. Cha mẹ, thầy cô không còn là người áp đặt những công thức cho con cái
thực hiện mà chỉ như là “cố vấn” hướng dẫn cho con trẻ từng bước đi vào đời. Vậy thì
phương pháp giáo dục nào đúng đắn hơn? Theo tôi cách giáo dục nào cũng có ưu va
khuyết điểm của nó. Chúng ta cần phải biết chọn lọc những cái hay của giáo dục
truyền thống và uyển chuyển cho nó phù hợp với hoàn cảnh mới. Không hiểu sao tôi
lại thích cách giáo dục nghiêm khắc của gia đình truyền thống hơn. có lẽ xuất phát từ
thực tế trong gia đình tôi và ngoài xã hội hiện nay. Chính sự nghiêm khắc của cha tôi
mà anh em tôi được nên người. Còn thực tế xã hội thì ngày xưa trẻ em ít hư hỏng hơn
ngày nay (tất nhiên ngoài phương pháp giáo dục còn có nhiều nguyên nhân khác nữa).
Sự nuông chiều quá mức đến với trẻ em đã mang lại những hậu quả đáng tiếc trong xã
hội phương Tây, ví dụ như cha mẹ chỉ cần tác tai người con khi nó có hành vi hỗn láo
thì cha mẹ bị bắt ờ tù và nộp tiền phạt Học sinh đến trường không để học mà quậy
phá. Thầy cô giáo không kiểm soát được chúng. Rõ ràng sự xa rời truyền thống sẽ dẫn
đến sự suy đồi về đạo đức. Ở Việt Nam, tuy trẻ em được đề cao nhưng chưa đến nỗi
như thế, con cái vẫn chịu lệ thuộc nhiều vào sự quản lí và giáo dục của gia đình. Đó
cũng là cái hay của lối giáo dục kết hợp giữa truyền thống và hiện đại của dân tộc ta.
vấn đề là chúng ta xác định những yếu tố nào của gia đình truyền thống Việt Nam cần
được khai thác, bảo vệ, tiếp thu, kế thừa và tăng cường trong xã hội hiện nay. Điều đó
chúng ta sẽ bàn trong phần những giải pháp.
* Mặt Khác, hiện nay tình trạng ly hôn ngày càng tăng, trẻ em phạm pháp nhiều,
một bộ phập đang suy thoái về đạo đức, một phần cũng do các thành viên trong gia
đình chưa nắm rõ luật pháp. Tất cả sự biến đổi đó đều ảnh hưởng rất lớn đối với xã
hội. Do đó việc giáo dục pháp luật cho mọi người là một việc hết sức cần thiết. Một xã
hội mà mạnh ai nấy sống, việc ai nấy làm không theo một tôn ti trật tự gì cả thì xã hội
tất loạn. Một trong những cứu cánh của chúng ta là pháp luật. Nó có tác dụng rất lớn
trong việc hạn chế những hành vi sai trái, tội lỗi của con người. Con người hiện đại
vừa phải biết kế thừa truyền thống vừa phải biết “sống và làm việc theo pháp luật”.
Nhất là việc giáo dục hôn nhân và gia đình cho nam nữ thanh niên. Họ cần phải có
một kiến thức cơ bản về tình yêu, tình dục, những mối quan hệ vợ chồng, cha mẹ, anh
em, nuôi dạy con cái để chuẩn bị cho cuộc sống chung sau này.
3.2.2 Những giải pháp
Để thực hiện những kiến nghị trên ta cần có những giải pháp sau:
* Trước hết về phương diện gia đình cần khôi phục lại những mối quan hệ
truyền thống trong gia đình, họ hàng như quan hệ giữa ông bà và con cháu, cha mẹ và
con cái, bà con dòng họ với nhau. Tuy những mối quan hệ này của kiểu gia đình mở
rộng có phức tạp hơn kiểu gia đình hạt nhân nhưng mức độ bền vững lại cao hơn.
Điều đó cũng cho thấy tỷ lệ ở nông thôn thấp hơn ở thành phố vì kiểu gia đình mở
rộng chiếm tỷ cao hơn ở thành phố. Chính nhờ những mối quan hệ đan chéo ấy làm
cho các thành viên trong gia đình thấy gần gủi và có trách nhiệm với nhau hơn .Tinh
thần trách nhiệm chính là truyền thống qúy báu của dân tộc ta .Trong gia đình là trách
nhiệm làm con cháu, làm cha mẹ, làm vợ chồng, làm chị em, làm ông bà . . . Trách
nhiệm đối với người đang sống và người đã chết(tổ tiên). Tinh thần trách nhiệm của
các cá nhân trong gia đình chính là một nhân tố góp phần cho sự bền vững của gia
đình.
Theo quan niệm truyền thống ông bà, cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cháu
nên người. Ngược lại con cháu phải có bổn phận lắng nghe những lời dạy bảo cửa
ông bà, cha mẹ, tự trao dồi rèn luyện để trở thành “con ngoan trò giỏi”, thành đạt
trong xã hội, để cha mẹ nở mày nở mặt. Đừng làm gì xấu hổ, mất danh dự khiến cha
mẹ phải đau lòng. Hơn nữa bổn phận làm con phải phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già
bóng xế, hầu đền đáp công lao to lớn của cha mẹ:
“Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
(Ca dao)
Tất cả những việc làm đó đều xuất phát từ tình cảm chân thành chứ không
gượng ép vì trách nhiệm, anh em trong gia đình cần phải yêu thương, nhường nhịn
đùm bọc nhau khi “Tối lửa tắt đèn” để “Hai thân vui vầy”.
36THiện nay với lối sống thực dụng của xã hội công nghiệp và đô thị, con cháu thường tỏ
ra ít quan tâm đến bổn phận làm con cháu đối với ông bà cha mẹ. Họ chỉ biết đón
nhận một chiều. Thậm chí, họ còn có hành vi tỏ ra bất hiếu với ông bà, cha mẹ. Do đó,
việc giáo dục lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là một vấn đề cấp bách, mội
mặt nhằm bảo vệ truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình Việt Nam, mặt khác nhằm
ngăn chặn sự sa sút về đạo đức, nhân cách con người.
36THơn nữa, cần tạo mối liên kết giữa gia đình và dòng họ để tranh thủ sự can thiệp của
họ khi cần thiết
36T* Thứ hai là đối với xã hội cần có những giải pháp cụ thể để hỗ trợ gia đình trong việc
cũng cố sự bền vững của gia đình.
36T rước hết, Đảng và Nhà nước cần có những điều chỉnh về luật hôn nhân và gia đình
sao cho hợp lí hơn nghĩa là không có những khoảng trống để một trong hai lợi dụng
thúc ép người kia. Ví dụ như vấn đề chu cấp cho con sau ly hôn. Có nhiều trường hợp
sau khi tuyên án xong, người chồng không thi hành nghĩa vụ đối con cái. Mọi gánh
nặng đều đổ lên vai người phụ nữ. Pháp luật không có biện pháp gì để buộc họ phải
thực hiện nghĩa vụ của mình. Hoặc có những tuyên án ghi không rõ ràng khiến người
chồng có muốn thực hiện nghĩa vụ của mình cùng rất nhiêu khê. Ví dụ có bản tuyên
án như sau: “người cha phải chu cấp tiền nuôi con đến khi đứa bé có công ăn việc làm
ổn định”. Đến khi nào đứa bé mới có cồng ăn việc làm ổn định? Ngộ nhỡ đến năm ba
mươi tuổi nó cũng chỉ lo ăn chơi không thì sao. Hoặc có bản tuyên án buộc người cha
chu cấp tiền ăn học, thuốc men, mua sắm đồ tết, đi chơi . . . nhưng mức chu cấp là bao
nhiêu thì không ghi rổ ràng. Thật khó mà thực hiện được.
36TMột vấn đề nữa là trong nhân dân vẫn còn nhiều người chưa hiểu dược giá trị của giấy
chứng nhận kết hôn về mặt pháp lí. Họ nghĩ rằng chỉ có sự đồng ý của cha mẹ đôi bên,
có tổ chức đám cưới rình rang trước sự chứng kiến của bà con làng xóm là cuộc hôn
nhân đó có giá trị. Điều đó cũng gây ra nhiều điều phiền toái khó giải quyết. Trong
cuộc thi tìm hiểu về “luật hôn nhân gia đình” do báo pháp luật tổ chức. vấn đề này vẫn
còn nhiều ý kiến trái ngược nhau. Theo bà Nguyễn Thị Thanh Thủy thẩm phán tòa án
nhân dân tỉnh Long An thì cần có biện pháp chế tài trong vấn đề này. Theo tôi hiểu là
những đôi vợ chồng nào chung sống mà không đăng kí kết hôn thì Nhà nước phải có
biện pháp xử phạt hành chính.
36TVậy Đảng và Nhà nước ta cần tổ chức những cuộc vận động tuyên truyền sâu rộng để
toàn dân thấy rõ ý nghĩa pháp lí của giấy chứng nhận kết hôn. Chính quyền nơi cấp
giấy kết hôn cần có một thời gian và cách thức trao giấy kết hỗn mang ý nghĩa. Cưng
như mỏ những lớp về luật hôn nhân và gia đình để bạn trẻ chuẩn bị tinh thần tốt khi
bước vào cuộc sống chung. Kết hợp với việc khám sức khỏe trước khi kết hôn.
36TMặt khác, cần nâng cao hoạt động của các cộng đồng tổ chức công đoàn, phụ nữ, tổ
hòa giải, tôn giáo để làm cố vấn cho những gia đình có nguy cơ tan rã.
36TCần quan tâm nhiều đến chị em phụ nữ. vì phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong gia
đình cũng như ngoài xã hội. Gia đình có yên ấm hòa thuận phần lớn là do người phụ
nữ. Đảng và Nhà nước cần có những chính sách nâng cao, phát huy vai trò vị trí của
nngười phụ nữ. Cụ thể là thông qua những buổi tập huấn, tọa đàm, hội nghị . . . nâng
cao kiến thức của người phụ nữ về cuộc sống, hôn nhân, nuôi dạy con cái, kế hoạch
hóa gia đình, quản lí kinh doanh . . . đảm bảo vị trí lãnh đạo của người phụ nữ và
những chính sách xã hội nhằm giảm gánh nặng cho người phụ nữ.
36THơn nữa, gia đình là một đơn vị kinh tế của xã hội. Muốn kinh tế đất nước phát triển
trước hết phải phát triển kinh tế gia đình. Muốn thế Nhà nước cần có các chính sách
tương trợ vốn cho các gia đình có nhu cầu sản xuất với lãi xuất ưu đãi,tạo điều kiện
cho các gia đình tổ chức thành những nhóm sản xuất tránh tình trạng hộ gia đình chạy
theo kinh doanh nhất thời dẫn đến tình trạng kinh tế hộ thất bại. Việc nhập máy móc
công nghiệp cũng cần thận trọng. Vì có những máy móc làm bóp chết sản xuất gia
đình, đẩy họ vào cảnh khốn đốn. Nhà nước cũng cần quan tâm đến những hộ này, tạo
điều kiện cho phong trào phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình, chú ý đến việc đào
tạo nghề cho dân cư vùng công nghiệp hóa đô thị hóa nhất là tầng lớp thanh niên.
36TBên cạnh đó, nhà nước cũng cần có những xử lý nnghiêm khắc đối với một số gia
đình làm giàu bất hợp pháp: buôn bán lừa lọc, sống sa hoa đàng điếm bằng của cải vơ
vét bất chính, để tránh gây tâm lý bất mãn trong các gia đình làm ăn lương thiện mà
vẫn nghèo.
36TKinh tế gia đình có phát triển thì họ mới giải quyết một nhu cầu bức thiết hiện nay là
nhà ở. Ở thành phố Hồ Chí Minh do sự phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, khiến
giá cái nhà đất tăng cao, có một số người giàu lên nhanh chóng vì nắm bắt được điều
này. Nhưng đa số khác lại lâm vào cảnh khốn đốn do không có nhà ở hoặc phải sống
trong những căn hộ chật chội tối tăm, thiếu vệ sinh. Có gia đình cả ba thế hệ phải sinh
hoạt cùng không gian. Họ không có những phòng riêng cho nhu cầu cá nhân. Từ đó
thường nảy sinh những mâu thuẫn đến mức chỉ còn có ly hôn(dù nó không phải là
biện pháp tối ưu). Vì vậy, làm thế nào để họ có được những gia đình rộng rải, thoáng
mát để nó trở thành tổ ấm là một vấn đề không chỉ của gia đình mà là mối quan tâm
của toàn xã hội.
36T* Như trên đã kiến nghị cần phải đổi mới phương pháp giáo dục sao cho có sự kết
hợp giữa truyền thống và hiện đại. Muốn thực hiện được điều này, gia đình, nhà
trường và xã hội cần hợp tác với nhau trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
36TMối quan hệ này đã được đặt ra và thực hiện ở nước ta từ lâu tuy nhiên hiệu qủa phối
hợp chưa tốt nên đã ảnh hưởng đến chất lượng hình thành và phát triển nhân cách thế
hệ trẻ gia đình và nhà trường là hai thiết chế cùng thực hiện chức năng xã hội hóa cá
nhân nhưng đặc trưng của từng thiết chế có phần khác nhau lại cần được bổ sung cho
nhau.Gia đình giữ vai trò quan trọng trong chức năng xã hội hóa, hình thành nhân
cách con người. Nhưng gia đình thực hiện không phải chỉ bằng sức mạnh riêng của
mình mà là sức mạnh của xã hội. Nếu xã hội không chăm lo giáo dục con người thì
gia đình không có nền tảng để thực hiện chức năng xã hội hóa. Xã hội có dạy lễ nghĩa,
kĩ cương, phép tắc thì gia đình mới có cơ sở để dạy con.
36T uy nhiên, các bậc phụ huynh không nên quá ỉ lại vào nhà trường mà cần phải quan
tâm nhiều hơn đến con cái nhất là việc học tập. Nhà trường có thể dạy kiến thức, dạy
luân thường đạo lí nhưng giáo viên không thể thay thế cha mẹ trong việc nuôi dạy
chăm sóc những đứa trẻ dược. Hiện nay nhiều trẻ em được đến trường nhưng tình
trạng bỏ học cũng tăng cao. Thông qua các họat động trong gia đình và các họat động
vui chơi giải trí, cha mẹ kết hợp giáo dục đạo đức cho con cái theo quan niệm truyền
thống “Tiên học lễ hậu học văn”, “kính trên nhường dưới”, “lá lành đùm lá rách”.
Nhất là kiểm soát những sinh hoạt học tập, vui chơi giải trí cũng như quan hệ bạn bè
của con cái. Đối với những người con trưởng thành cha mẹ cần chú ý trong việc giáo
dục đạo đức hôn nhân theo quan niệm truyền thống “Thủy chung, hòa thuận yêu
thương nhau”, kết hợp với quan niệm hiện đại “bình đẳng, tôn trọng tự do cá nhân”
cũng như những kiến thức tối thiểu về tình yêu hôn nhân và gia đình mà cơ sở vững
chắc nhất của hôn nhân là phải trên cơ sở tự nguyện và tình yêu chân chính. Người
xưa thường nói “con hư lại mẹ, cháu hư lại bà”, theo tôi điều đó cùng có phần đúng vì
người phụ nữ thường gần gủi với con cháu hơn. Đối với con gái, người mẹ phải chú ý
đến giáo dục tứ đức theo quan niệm truyền thống là “công dung ngôn hạnh” đối với
con trai phải “nhân lễ nghĩa trí tín”. Cho nên, ông bà, cha mẹ là tấm gương tốt cho con
cái. Nhất là lối sống phải có trật tự kĩ cương trong gia đình cũng như ngoài xã hội.
36TĐối với nhà trường phải đổi mới nội dung giáo dục sao cho phù hợp với hoàn cảnh xã
hội hiện đại. Nghĩa là phải đào tạo ra những con người thông minh, sáng tạo, có kỹ
năng lập thán, lập nghiệp, biết làm giàu cho bản thân, cho xã hội. Vì giáo dục truyền
thông xem vấn đề giáo dục một con người chấp hành hơn việc giáo dục con người có
sáng kiến riêng. Ngoài việc giáo dục văn hóa nhà trường cần chú ý đến việc giáo dục
cho học sinh, thông qua các môn học và những hoạt động ngoại khóa như giáo dục
lòng hiếu thảo, tình nhân ái, lòng vị tha, tinh thần trách nhiệm. Nhà trường cần đưa
nội dung giáo dục về gia đình vào chương trình học tập của học sinh, sinh viên các
trường đại học. Mặt khác, nhà trường cần giảm bớt sự đóng góp của gia đình về vật
chất, kết hợp với nhà trường các cấp chính quyền, nâng cao đời sống giáo viên để họ
có thể an tâm giảng dạy tốt, tránh tình trạng để cho giáo viên phải “chân ngoài dài hơn
chân trong”.
36T óm lại, gia đình và nhà trường phải thống nhất về mục đích giáo dục, nội dung hoạt
động giáo dục ở nhà và ở trường(vừa dạy kiến thức vừa dạy đạo đức) cũng như
phương pháp truyền thụ và lĩnh hội phải thống nhất giữa giáo dục và tự giáo dục.
Muốn vậy, gia đình và nhà trường phải có những trao đổi với nhau thông qua hội phụ
huynh, sổ liên lạc.
36TNgoài ra các đoàn thể tổ chức cũng cần phải có những đóng góp để củng cố sự bền
vững của gia đình. Thời gian gần đây tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hàng năm
thường có những cuộc hội n nghị biểu dương cho những “con ngoan trò giỏi”, “gương
hiếu thảo”, câu lạc bộ ông bà cháu. Những hoạt động đó góp phần thiết thực vào việc
giáo dục đạo đức thế hệ trẻ cần phát huy. Bên cạnh đó cần tổ chức nhiều lớp học về
luật pháp, hôn nhân, gia đình, văn hóa ứng xử, tìm hiểu về truyền thống đạo đức của
dân tộc . . . Các tổ chức đoàn thể như Đoàn, Đội... các tổ chức xã hội như: Hội phụ nữ,
Hội từ thiện, các câu lạc bộ .. . cũng phải có những hoạt động thích hợp hỗ trợ cho
việc giáo dục trẻ em để tránh cho chúng sử dụng thời gian rỗi vào những hoạt động vô
bổ, phải biết kết hợp hài hòa giữa học tập và vui chơi, giải trí. Có thể nói việc giải trí
là một phần hoạt động sống cần thiết cho những đứa trẻ bình thường.
36T óm lại, giáo dục con người không phải là công việc riêng của từng gia đình hay của
xã hội mà kết hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội. Tuy nhiên xây dựng môi trường
gia đình thành một môi trường giáo dục qủa là không đơn giản, nó đòi hỏi sự nhận
thức đúng đắn của người làm cha làm mẹ và cũng đòi hỏi không ít điều kiện, thời
gian, công sức, vật chất, có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các tổ
chức xã hội.
36TNhư chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “vì sự nghiệp trăm năm trồng người”, cố gắng đến
mức cao nhất để phát huy thế mạnh của môi trường giáo dục gia đình. Đó là yêu cầu
khẩn thiết của mỗi gia đình và của toàn xã hội. Điều này không thể tách rời sự hợp tác
giữa gia đình và các thiết chế xã hội khác. Đồng thời đòi hỏi từ phía nhà nước cần có
sự hỗ trợ thích đáng, thông qua hệ thống các chính sách kinh tế - xã hội đúng đắn.
36TNhững kiến nghị và giải pháp được đề xuất trong luận văn một mặt nhằm ngăn chặn,
khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thị trường, những mặt trái của quá
trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tác động đến sự biến đổi tiêu cực của gia đình. Mặt
khác, nhằm tăng cường củng cố độ bền vững ổn định của gia đình ở thành phố Hồ Chí
Minh trong giai đoạn hiện nay.
KẾT LUẬN
36T rên thế giới có những lúc người ta nói đến sự suy thoái của gia đình, chỉ còn cá nhân
và xã hội – nhưng ở Việt Nam qua sự nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu ta đều
thấy rằng gia đình đang giữ một vị trí rất quan trọng, là cầu nối, là khâu trung gian
tích cực giữa cá nhân và xã hội. Nó đang chứa đựng một tiềm lực phát triển mạnh mẽ.
Thông qua các chức năng của nó, gia đình là yếu tố bảo tồn những giá trị truyền thống
văn hóa tốt đẹp của dân tộc và nhân loại, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
36TDưới tác động của quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa gia đình Việt
36TNam nói chung, gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang có sự thay đổi lớn.
Bên cạnh những mặt tích cực của nó nãy sinh nhiều mặt tiêu cực, làm đảo lộn nhiều
giá trị chuẩn mực đạo đức sinh ra nhiều tệ nạn đáng tiếc. Đặc biệt là hiện tượng ly hôn
và con cái hư hỏng.
36TDù có những cái tốt lẫn mặt xấu như vậy ta vẫn tin tưởng vào độ bền vững của gia
đình Việt Nam. Bởi lẽ dân tộc ta vốn truyền thống văn hóa, truyền thống văn hóa, đạo
đức tốt đẹp và sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà Nước ta chắc chắn chúng ta sẽ
tìm ra được những giải pháp hợp lý để bảo vệ sự bền vững của gia đình . Dù có những
hỗ trợ của xã hội nhưng vai trò quan trọng vẫn phụ thuộc vào từng gia đình . Do đó
phải có những kiến thức cơ bản nhằm bảo vệ , ngăn chặn những mầm móng tiêu cực
để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Từ đó mới tạo nên hạnh phúc cho xã hội, sự phồn vinh
của đất nước.
36T rong khi đề ra mục tiêu nhiệm vụ của năm 2000 Đảng cộng sản Việt Nam đã đặt gia
đình vào một tiêu điểm quan trọng phấn đấu sao cho “xây dựng gia đình no ấm , bình
đắng, tiến bộ và hạnh phúc, làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội,
là tổ ấm của mỗi người”.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
36T[1]. F. Ăngnghen, nguồn góc của gia đình , của sở hữu tư nhân và của nhà nước.
Ăngghen tuyển tập, tập IV, Nxb sự thật, Hà Nội 1984.
36T[2]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần 7, Nxb Sự thật,
Hà Nội, 1991
36T[3]. Trần Bạch Đằng, Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, Nxb thành phố Hồ Chí
Minh, 1987
36T[4]. Đỗ Thái Đồng, Tạp chí xã hội học, số 9, 1990
36T[5]. Phạm Minh Hạc, Tiếp cận giá trị trong việc nghiên cứu gia đình và phụ nữ, Tạp
chí khoa học phụ nữ, số4/1995
36T[6]. Nguyễn Minh Hòa, hôn nhân và gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh, 1998.
36T[7]. Trần Đình Hựu, gia đình truyền thống Việt Nam với ảnh hưởng nho giáo.
36T[8]. Nguyễn Khánh, vấn đề gia đình hiện nay, tạp chí cộng sản, 5/1995.
36T[9]. Vũ Ngọc Khánh, Văn hóa gia đìng Việt Nam, Nxb văn hóa dân tộc 1998
36T[10]. C. Mác và F.Ăgghen, Gia đình thần thánh, tập 1, nhà xuất bản sự thật, Hà Nội
1980.
36T[11]. C. Mác và Ăngghen, hệ tư tưởng Đức, tuyển tập, tập I, nhà xuất bản sự thật, Hà
Nội, 1980.
36T[12]. Đặng Kim Nhung, kinh tế thị trường với độ bền vững gia đình ở khu vực đô thị
Việt Nam, tạp chí thông tin lý luận,3/1997.
36T[13]. Lê Phương, tình hình ly hôn hiện nay và ý nghĩa của nó, tạp chí xã hội học
2/1986.
36T[14]. Lê Thi(chủ biên ), gia đình Việt Nam ngày nay, nhà xuất bản khoa học xã hội,
Hà Nội, 1996
36T[15]. Lê Thi, vai trò gia đìng trong việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam, nhà
xuất bản phụ nữ , Hà Nội, 1996.
36T[16]. Lê Thi, gia đình và vấn đề giáo dục gia đình, nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà
Nội, 1994.
36T[17]. Trần Bình Trọng, Mai Ngọc Cường, cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
Nước, tạp chí cộng sản 4/1992
36T[18]. Nguyễn Đình Xuân, Giáo dục đời sống gia đình, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội
1997
36T[19]. Lê Ngọc Văn, Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hóa, Nxb Giáo dục, 1996
36T[20]. Lê Ngọc Văn. Những vấn đề đặt ra đối với gia đình Việt Nam, tạp chí khoa học
và phụ nữ, số 1 (31)/1998.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gia_dinh_o_thanh_pho_ho_chi_minh_trong_thoi_ki_doi_moi_hien_nay_062.pdf