Sau khi khủng hoảng tài chính Mỹ và suy thoái toàn cầu xảy ra, các biện pháp giải cứu hệ thống ngân hàng và kích thích kinh tế đã khiến nợ công tại các nước phát triển gia tăng mạnh mẽ. Với việc nợ công ở mức cao cũng với vấn đề già hóa dân số, những tác động tiêu cực mà nó gây ra đối với quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu là khó có thể tránh khỏi. Để giảm thiểu những tác động tiêu cực này, các nước phát triển cần có nhưng biện pháp củng cố tài khóa ngày sau khi có sự phục hồi của nền kinh tế sau khủng hoảng được khẳng định là vững chắc.
Trong nhưng năm tới dự báo mức lãi suất tại các nên kinh tế phát triển sẽ gia tăng ở mức 6%, đồng thời tốc đọ tăng trưởng ở mức 2%. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới xuất khẩu, lãi suất, đầu tư và tốc độ tăng trưởng khinh tế tại Việt Nam. Nếu Việt Nam không có những giải pháp đối phó, tình trạng nợ công cũng sẽ trở nên xấu đi bởi xu hướng tăng mức lãi suất bằng ngoại tệ và suy giảm tăng trưởng kinh tế.
Trước tình hình đó, để đảm bảo cho nền kinh tế Việt Nam ổn định cần nhanh chóng giảm thâm hụt ngân sách thông qua cắt giảm đầu tư công, đặc biệt là các khoản đầu tự không thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Mức cắt giảm cần được tính toán để đưa tổng đầu tư trong nước về mức tương đương với tỷ lệ tiết kiệm nội địa.
52 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3031 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp đề xuất để quản lý nợ công của Việt Nam trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư dàn trải, lãng phí, thất thoát vốn đầu tư ở tất cả các khâu của quá trình quản lý dự án đầu tư.
Thứ hai, hiệu quả đầu tư thấp, thể hiện qua chỉ số ICOR năm 2009, trong khi tổng mức đầu tư toàn xã hội lên tới 42,2% GDP, thì tốc độ tăng trưởng lại chỉ đạt 5,2%. Chỉ số ICOR năm 2009 đã tăng tới mức quá cao, trên 8 so với 6,6 của năm 2008.
Đồ thị 2.5. Chỉ số ICOR của Việt Nam năm 2001 – 2009
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tình hình trả nợ công
Từ năm 2006 đến nay, tình hình trả nợ công của Việt Nam không ổn định và hầu như không có sự gia tăng đáng kể về giá trị, trung bình hàngnăm Việt Nam dành ra trên 3,5% GDP để chi trả nợ và viện trợ. Tỷ lệ trả nợ/tổng nợ công giảm dần qua các năm, từ 9,09% năm 2006 xuống còn6,53% năm 2010. Trong khi đó, quy mô của các khoản nợ công ngày càng tăng lên với tốc độ chóng mặt với gần 20%/năm; mặt khác, tình hình sử dụng nợ công ở Việt Nam còn đang tồn tại nhiều bất cập như chậm trễ trong giải ngân và sự kém hiệu quả trong sử dụng vốn vay vào các dự án đầu tư. Điều này tác động tiêu cực tới khả năng trả nợ của Việt Nam trong tương lai.
Đồ thị 2.6. Tình hình trả nợ và viện trợ của Việt nam năm 2006 – 2010
Nguồn: Bộ tài chính
Tình hình quản lý nợ công
Để đánh giá được hiệu quả quản lý nợ công của Việt Nam, ta sẽ dùngphương pháp và cơ sở mà Ngân hàng Thế giới (2005) ápdụng đánh giá hiệu quả quản lý nợ công cũng như tình trạng nợ công của các nước nghèo có tỷ lệ nợ cao (viết tắt là HIPCs).
Đánh giá tính ổn định của nợ nước ngoài dựa trên:
- Tỷ lệ nợ nước ngoài/xuất khẩu (NPV/X): Đo lường giá trị hiện tại ròng của nợ nước ngoài liên quan đến khả năng trả nợ của quốc gia lấy từ nguồn thu xuất khẩu. Ngưỡng an toàn của tỷ lệ này là 150%.
- Tỷ lệ nợ nước ngoài/thu ngân sách nhà nước (NPV/DBR): Đo lường giá trị hiện tại ròng của nợ nước ngoài liên quan đến khả năng trả nợ củaquốc gia lấy từ nguồn thu ngân sách nhà nước. Ngưỡng an toàn của tỷ lệ này là 250%.
Một quốc gia được xem là an toàn nếu như tỷ lệ NPV/X nhỏ hơn150%; tỷ lệ NPV/DBR nhỏ hơn 250%. Theo mức ngưỡng của HIPCs, chỉ tiêu thứ hai chỉ được sử dụng nếu như đáp ứng hai điều kiện: Tỷ lệ xuấtkhẩu/GDP (X/GDP) phải lớn hoặc bằng 30%; tỷ lệ thu ngân sách nhànước/GDP (DBR/GDP) phải lớn hơn 15%. Qua tính toán, ta thấy từ năm 2004 đến năm 2010, tỷ lệ X/GDP của Việt Nam luôn ở mức cao, trung bình là 64,28%; trong khi tỷ lệ DBR/GDP trung bình ở mức 31,75%, thấp nhất là 22,35% vào năm 2009. Do đó, Việt Nam đáp ứng được hai điều kiện X/GDP 30% và DBR/GDP 15%. Trong khi đó, tỷ lệ NPV/X 150% (NPV/X thấp, luôn dưới mức 60%) và NPV/DBR 250% (NPV/DBR luôn dưới 150%). Như vậy, nợ công của Việt Nam đáp ứng được yêu cầu về nợ bền vững và được đánh giá là vẫn ở ngưỡng an toàn mà Ngân hàng Thế giới đưa ra.
Đánh giá nợ trong nước
Nợ trong nước được đánh giá qua hai chỉ số là Nợ trong nước/GDP và Nợ trong nước/DBR. Với tỷ lệ Nợ trong nước/GDP nhìn chung luôn ở mức thấp hơn nhưng khá sát với ngưỡng 20%-25%, tương tự, Nợ trong nước/DBR luôn ở mức thấp hơn nhưng khá sát với ngưỡng 92% (Bảng 3), do đó, nợ trong nước của Việt Nam được đánh giá là ổn định.
Bảng 2.2. Ngưỡng nợ trong nước theo tiêu chuẩn của HIPCs
Nguồn: Ngân hàng thế giới
Tính công bằng về gánh nặng nợ giữa thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai Như đã phân tích ở trên, thông qua chỉ số ICOR, ta thấy rằng hiệu quảsử dụng nợ công và hiệu quả của các dự án đầu tư còn rất thấp. Việt Nam vay nợ để đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội, song hiệu quả đầu tư thấpkhiến nguồn thu hồi để trả nợ trong tương lai từ các dự án này thấp và bị hạn chế. Các khoản vay và chi tiêu hiện tại của chính phủ không tạo nên nguồn thu hiệu quả trong tương lai; chúng làm tăng sức ép lên bội chi mới. Hậu quả là, thế hệ tương lai sẽ phải chịu gánh nặng nợ cao hơn thế hệ hiện tại. Tóm lại, tính công bằng liên thế hệ về gánh nặng nợ ở Việt Nam được đánh giá là thấp.Như vậy, áp dụng phương pháp đánh giá hiệu quảquản lý nợcông của Ngân hàng Thế giới, có thể khẳng định rằng nợ công của Việt Nam vẫn nằm trong giới hạn an toàn theo mức ngưỡng của HIPCs, song nếu xét tính công bằng liên thếhệvề gánh nặng nợ công thì quản lý nợ công của ViệtNam còn kém hiệu quả, cần phải được cải thiện tốt hơn nữa trong thời gian tới.
2.3.2. Tác động tới xuất khẩu
Tác động của cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu đến nền kinh tế Việt Nam nóichung là không lớn, có phần do đồng tiền Việt Nam chưa được tự do chuyển đổi; hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu thanh toán bằng USD. Dù vậy, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này đến hoạt động xuất, nhập khẩu là khá rõ. Đồng euro yếu đương nhiên sẽ dẫn đến việc xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực đồng euro giảm bớt. Nhưng, có thể thấy, cho đến nay, thị trường châu Âu chỉ chiếm khoảng 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Theo tính toán của một số chuyên gia, nếu tính xuất khẩu vào khu vực châu Âu giảm 20% thì mức sụt giảm về tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước tính chỉ vào khoảng 3%.
Trên thực tế, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào các nước EU trong các tháng đầu năm tăng trưởng khá thấp, hoặc vẫn bị giảm sút nhẹ ở một vài nước. Ví dụ với vương quốc Anh, trong bốn tháng đầu năm 2010, Anh nhập khẩu từ Việt Nam 358,42 triệu bảng (giảm 0,07% so với cùng kỳ năm 2009). Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Anh vẫn giữ được mức tăng trưởng: may mặc tăng 13,5%, đồ gỗ tăng 7%, càphê tăng 4,2%, hải sản tăng 16,6%, hạt điều tăng 9,9%, túi cặp, vali tăng 15,9%.
Những mặt hàng không phải là nhu yếu phẩm như sắt thép, đồ gỗ, giày dép… là những mặt hàng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng đáng kể do việc người dân châu Âu tiếp tục thắt chặt chi tiêu trước nguy cơ khủng hoảng nợ công lan rộng. Rõ rệt nhất là mặt hàng giày dép, trong bốn tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng này sang EU chỉ đạt 457 triệu USD, giảm 24,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo ý kiến của một số tham tán thương mại Việt Nam tại các nước EU thì để xuất khẩu của Việt Nam vào EU không bị giảm mạnh cần đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng là nhu yếu phẩm, nông, lâm, thủy sản, thực phẩm chế biến… Một khuyến cáo đáng lưu ý khác là các doanh nghiệp Việt Nam nên tiếp tục sử dụng đồng USD làm đồng tiền thanh toán trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của mình để tránh nguy cơ mất giá của đồng euro.
Kinh tế thế giới suy giảm sẽ đưa đến tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng ở các nền kinh tế đang phát triển, do hầu hết các nước này phụ thuộc vào xuất khẩu. Ảnh hưởng xấu có thể lan tỏa qua ba kênh chính: Sự lây lan bất ổn tài chính là mối đe dọa chủ yếu. Nợ xấu trong bảng tài sản của các ngân hàng trong khu vực đồng euro, biến động thất thường của thị trường tài chính có thể đưa đến cắt hoặc giảm đầu tư từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển.
Kênh thứ hai là tăng trưởng yếu và thực thi chính sách thắt chặt chi tiêu ngân sách, hạn chế tăng trưởng tín dụng ở cả Mỹ và các nước phát triển châu Âu sẽ đưa đến cắt giảm viện trợ và nhu cầu hàng hóa nhập khẩu từ các nước đang phát triển.
Cuối cùng, biến động tỷ giá hối đoái euro/USD và đặc biệt là sự suy yếu của đồng euro là yếu tố bất lợi làm giảm khả năng cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu được tính giá bằng USD.
Mức độ ảnh hưởng khác nhau tùy thuộc vào mức độ hội nhập. Các nước chịu ảnh hưởng lớn nhất là các nước có tỷ trọng giao dịch thương mại lớn với Mỹ và châu Âu. Đối với Việt Nam, ảnh hưởng xấu từ sự suy yếu của kinh tế Mỹ là có thể nhìn rõ nhất vì quốc gia này là đối tác thương mại hàng đầu của nước ta, chiếm khoảng 20% tổng giá trị xuất khẩu, đặc biệt là hàng dệt may. Diễn biến kinh tế của Trung Quốc, xuất khẩu giảm và nguy cơ đổ vỡ thị trường bất động sản vốn đang quá nóng cũng có thể đưa đến những tác động bất lợi.
Đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu thông qua thúc đẩy quan hệ mậu dịch, đặc biệt trong khối các nước ASEAN, là một giải pháp thích hợp trong thời điểm hiện nay. Ngoài ra, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án hợp tác nhà nước – tư nhân (PPP) cũng giúp huy động vốn bù đắp thiếu hụt từ đầu tư nước ngoài, đồng thời tránh phải tăng vay nợ công.
Cuộc khủng hoảng nợ châu Âu kéo theo một loạt hệ quả tất yếu: tốc độ phục hồi kinh tế thế giới chậm lại, có thể theo hình chữ W thay vì chữ V, đặc biệt khu vực châu Âu sẽ phải chứng kiến tình hình thất nghiệp và lạm phát tăng cao, đồng Euro mất giá, tăng trưởng GDP giảm sút, làm cho thu nhập thực tế người dân và cầu tiêu dùng với hàng nhập khẩu giảm mạnh.
Về vấn đề này, một số quan điểm cho rằng hàng hóa giá rẻ là ưu thế của Việt Nam do đó cuộc khủng hoảng nợ công sẽ giúp hướng người dân châu Âu chuyển từ hàng hóa cao và trung cấp sang hàng hóa do Việt Nam sản xuất. Tuy nhiên, những số liệu tính toán từ mô hình ước lượng cho thấy, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu sẽ có những tác động tiêu cực đến xuất khẩu và tăng trưởng GDP của Việt Nam, với mức suy giảm khoảng 1,7% GDP trong năm 2010, cao thứ ba chỉ sau Trung Quốc (2,8%) và Anh (1,9%).
Vì vậy, nếu không có những chính sách phản ứng kịp thời hỗ trợ xuất khẩu thì triển vọng trung hạn đối với xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn.
2.3.3. Tác động tới lãi suất và đầu tư
Do lo ngại tác động tiêu cực từ khủng hoảng nợ công, nhiều ngân hàng trung ước các nước phát triển vẫn huy trì mức lãi suất sàn thấp lịch sử nhằm kích thích sự phục hồi kinh tế và chấp nhận lạm phát trong chừng mực nhất định. Lãi suất cơ bản tiệm cận 0% ở hầu hết các nước: FED (Mỹ): 0,25%; ECB (EU): 1%; BOE (Anh): 0,5%; Nhật Bản 0,1%.
Ngược lại ở Việt Nam, lãi suất huy động lẫn lãi suất cho vay vẫn đứng ở mức cao. Các doanh nghiệp phải vay vốn với lãi suất khoảng 14-16%/năm với kỳ hạn ngắn và khoảng 14,5-17%/năm với kỳ hạn trung, dài hạn.
Nếu tính đến lạm phát ước cho năm 2010 là dưới 10%, doanh nghiệp phải đạt mức tỷ suất lợi nhuận trên 24-27%, là mức cao so với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân của các ngành trong năm 2009 (khoảng 20%).
Khủng hoảng nợ công châu Âu có thể tạo ra hai tác động trái chiều hoàn toàn với luồng vốn FDI trên phạm vi toàn cầu. Trong những quốc gia có trình độ phát triển tương đương với các nước thuộc EU sẽ hưởng lợi do nguồn vốn FDI sẽ dịch chuyển từ châu Âu sang các quốc gia này khi nhà đầu tư muốn tránh thuế thu nhập doanh nghiệp đang có xu hướng tăng cao tại các quốc gia châu Âu.
Ngược lại, các nước có trình độ phát triển thấp như Việt Nam lại hoàn toàn không được hưởng lợi từ việc dịch chuyển luồng vốn FDI khỏi châu Âu do sự chênh lệch quá lớn về trình độ công nghệ, trong khi luồng vốn từ các nhà đầu tư châu Âu vào các quốc gia này giảm sút do cuộc khủng hoảng nợ.
Các nhà đầu tư trên thế giới đang tìm vàng như một nơi trú ẩn an toàn trước nguy cơ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu ngày một lan rộng, làm cho giá vàng trong thời gian qua tăng mạnh, lên mức trên 1.300 USD/ounce. Điều này phản ánh nhu cầu về dự trữ an toàn hơn so với đồng tiền giấy, sau khi nhiều cá nhân và tổ chức ở châu Âu, châu Á đua nhau mua vàng, mua bạch kim và bạc.
Việc giá vàng tăng cùng với xu hướng tăng mạnh của đồng USD là điều ít khi xảy ra. Rất có thể sẽ tăng tới một kỷ lục mới trong thời gian tới và tạo sự tách biệt hoàn toàn giữa giá tài sản vàng và các tài sản khác.
Điều này sẽ tác động xấu đến đầu tư toàn thế giới và Việt Nam bởi một khi vàng chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục đầu tư của các tổ chức thì cũng đồng nghĩa với việc các danh mục khác như cổ phiếu, trái phiếu sẽ bị giảm mạnh. Như vậy, luồng vốn đầu tư gián tiếp càng trở nên hạn chế.
Vấn đề Hy Lạp đang làm cho các nhà đầu tư trên thế giới càng trở nên thận trọng hơn với các quốc gia có vấn nạn tương tự: 3 số liệu cảnh báo bao gồm: nợ quá nhiều, thể hiện ở tỷ lệ nợ trên GDP cao; chi tiêu quá mức, thể hiện ở mức thâm hụt ngân sách lớn so với GDP; và tốc độ tăng trưởng GDP sụt giảm.
Hệ quả là Việt Nam với tỷ lệ nợ cao, thâm hụt ngân sách triển miên đang bị các tổ chức tài chính quốc tế xếp vào mục rủi ro cao, với mức CDS là 263, xếp ngay trên Hy Lạp (321) và Iceland (466). Điều này sẽ là một cản trở rất lớn trong việc thu hút các luồng vốn đầu tư gián tiếp, trực tiếp và cho vay từ nước ngoài.
Khủng hoảng nợ châu Âu cũng tạo ra những biến động khó lường về tỷ giá. Đồng USD và đặc biệt là đồng Yên sẽ tiếp tục đà tăng mạnh so với đồng Euro do tính an toàn từ phía các đồng tiền này. Từ khi cuộc khủng hoảng có dấu hiệu nghiêm trọng, đồng Euro mất giá tương đối so với USD.
Sang tháng 6, tỷ giá USD/Euro chỉ còn 1,19, rất thấp so với mức xấp xỉ 1,4 của đầu tháng 3, do đó sẽ tạo ra những rủi ro nhất định trong việc vay, trả ngoại tệ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như cho hoạt động ngoại hối của các ngân hàng thương mại.
Ngoài ra, đồng USD tăng giá mạnh trong khi thâm hụt thương mại của Việt Nam đang gia tăng, cộng với thời điểm đáo hạn của các khoản vay tín dụng ngoại tệ, sẽ gia tăng sức ép tăng rủi ro hối đoái và biến động tỷ giá vào các tháng cuối năm 2010.
2.3.4. Tác động tới tăng trưởng kinh tế và lạm phát
Kinh tế Việt Nam đạt được hầu hết các chỉ tiêu đề ra của năm 2010 (17/21 chỉ tiêu) đã tạo đà tăng trưởng cho những tháng đầu năm 2011 (xuất khẩu những tháng đầu năm tăng 33%, cao gấp ba lần kế hoạch đề ra, hoạt động sản xuất tiếp tục phục hồi với giá trị sản xuất công nghiệp tăng hơn 14%...). Tuy nhiên, những biến động tiêu cực của kinh tế thế giới những tháng đầu năm đã tác động trực tiếp đến kinh tế Việt Nam
Lạm phát trở thành nguy cơ lớn nhất đối với nền kinh tế (chỉ số giá tiêu dùng quý I tăng 6,12%, mức tăng cao nhất so cùng kỳ ba năm trở lại đây) do nguyên nhân ‘nhập khẩu lạm phát’ từ thế giới, ở trong nước giá lương thực, thực phẩm tăng liên tục vì mất mùa do tình hình thời tiết phức tạp và nhất là quá trình tăng trưởng thời gian qua của nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào việc bơm vốn;
Cán cân thương mại thâm hụt ở mức cao (trung bình nhập siêu mỗi tháng một tỷ USD) do giá các nguyên, nhiên liệu nhập khẩu tăng mạnh, trong khi xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, do nhu cầu tiêu dùng thế giới phục hồi chậm. Vấn đề nhập siêu đang gây áp lực lên dự trữ ngoại hối quốc gia, tác động tới tỷ giá USD/VND, đồng thời gián tiếp làm gia tăng nguy cơ lạm phát đối với nền kinh tế.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp nhập khẩu gặp khó khăn do chi phí nhập khẩu tăng; một số ngành sản xuất đang có sự liên thông với chuỗi cung ứng toàn cầu, như ngành lắp ráp ô-tô, máy tính, điện tử... sẽ bị tác động do sự đình đốn của các hoạt động sản xuất Nhật Bản sau thảm họa động đất sóng thần.
Khủng hoảng chính trị ở Bắc Phi, Trung Ðông đã tác động đến quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước khu vực này, nhất là lĩnh vực thương mại, du lịch và xuẩt khẩu lao động. Chỉ riêng việc hơn 10.000 lao động Việt Nam từ Li-bi về nước cùng một thời điểm cũng là một bài toán đặt ra đối với thị trường lao động và việc bảo đảm an sinh xã hội ở khu vực nông thôn.
Thu hút đầu tư FDI, viện trợ nước ngoài ODA mặc dù chưa có tín hiệu chịu tác động rõ nét, nhưng về lâu dài sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực do nhiều nước phải thực hiện các biện pháp thắt chặt chi tiêu, hạn chế đầu tư, nhất là việc Nhật Bản phải tập trung tài chính để tái thiết đất nước sau thảm họa thiên tai.
Những biến động của tình hình chính trị và kinh tế thế giới kết hợp với những khó khăn nội tại của kinh tế Việt Nam đã tác động trực tiếp tới công tác bảo đảm an ninh trật tự, thể hiện trên một số mặt:
Lạm phát tăng cao và tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp đã tác động xấu đến kinh tế và đời sống của nhân dân, ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo đảm an sinh xã hội, nhất là khu vực nông thôn;
Các thế lực thù địch sẽ lợi dụng hiệu ứng từ các biến cố chính trị tại Bắc Phi, Trung Ðông, những khó khăn về kinh tế - xã hội ở trong nước để đẩy mạnh thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”.
Trên thị trường tài chính, lãi suất thị trường duy trì ở mức cao so với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế đã khiến cho dòng tiền thu hẹp và gia tăng rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại, đồng thời gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ) dẫn đến thất nghiệp và ảnh hưởng đến những vấn đề an sinh xã hội và an ninh khu vực nông thôn.
Sự thiếu minh bạch và việc tồn tại hai lãi suất trong hoạt động ngân hàng (lãi suất niêm yết và lãi suất thỏa thuận) đã tạo điều kiện cho những giao dịch “chui”, các hành vi móc ngoặc, là điều kiện để tội phạm tham nhũng thể hiện.
Trong lĩnh vực tiền tệ, áp lực tỷ giá gia tăng do tác động của lạm phát, nhập siêu và nhất là sự tồn tại của thị trường tự do mua bán ngoại tệ và vàng đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động quản lý Nhà nước về ngoại hối, gây ra tình trạng đầu cơ làm giá trục lợi, làm méo mó thị trường.
* Nhận xét:
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nói chung và những nguy cơ của khủng hoảng nợ công châu Âu đã tạo nên một mảng màu tối cho kinh tế Thế giới. Và qua những phân tích trên cho thấy, Việt Nam cũng chịu những tác động không nhỏ từ khủng hoảng nợ công châu Âu. Việt Nam gặp phải rât nhiều khó khăn trong quan hệ kinh tế quốc tế, bên cạnh đó cũng bộc lộ nhiều yếu kém nội tại. Trên tất cả các mặt của nền kinh tế đều chịu nhiều tác động tiêu cực, đặt ra rất nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết.
CHƯƠNG 3: NHỮNG KHUYẾN NGHỊ
3.1. Bối cảnh kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong tương lai
3.1.1. Kinh tế thế giới trong tương lai
Trong thời gian tới kinh tế thế giới còn gặp nhiều khó khăn, nhưng có dấu hiệu ấm dần. Các nền kinh tế đứng đầu và các nên kinh tế đang nổi sẽ là lực đẩy nên kinh tế thế giới đi lên.
Nền kinh tế Mỹ đã chạm vách đá phục hồi, năm 2013 dự báo tăng trưởng ở mức 2,4- 2,5%. Thị trường bất động sản - được coi là thước đo sức khỏe của nền kinh tế Mỹ, đã từng “nổ bong bóng”, lây lan sang các lĩnh vực khác, dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng năm 2008 - 2009, nay đang phục hồi mạnh mẽ, số dự án sẽ được triển khai xây dựng trong năm 2013 tăng khoảng 20 - 22%, giá cả cũng tăng ở mức 2 - 3%.
Nền kinh tế Trung Quốc, nhiều nhà phân tích dự báo, kinh tế của quốc gia đông dân nhất thế giới này sẽ phát triển theo xu hướng chậm lại: nếu năm 2012 GDP tăng 7,6%, thì năm 2013 cao lắm cũng chỉ có thể đạt từ 8 đến 8,4%.
Tình hình tài chính ở Nhật Bản cũng đang gây lo ngại, khi tỷ lệ nợ công dự kiến sẽ lên tới 220% GDP và với mức lãi suất 8% cho trái phiếu kỳ hạn 10 năm, Chính phủ nước này sẽ phải đối mặt với khoản chi phí tài chính chiếm 1,8% GDP năm 2013 và sẽ không có gì ngạc nhiên nếu thâm hụt ngân sách lên hơn 10% GDP.
Để thoát khỏi tình trạng này, Chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng thông qua chính sách nới lỏng tiền tệ, song biện pháp này đã làm tăng thêm món nợ công. Một thách thức lớn khác đối với chính quyền là phải đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng giảm phát đã bén rễ từ lâu ở nước này và đây được coi là ưu tiên chính sách hàng đầu
Trong năm 2013, việc cạnh tranh, giành giật nguồn năng lượng, tài nguyên thiên nhiên giữa một số quốc gia có thể sẽ diễn ra quyết liệt; các quốc gia sẵn sàng sử dụng mọi công cụ, từ ngoại giao đến cả quân sự, để chiếm đoạt và nắm quyền kiểm soát chúng. Tuy nhiên, trong bối cảnh các nền kinh tế ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, tốc độ tăng trưởng không cao, có sự thay đổi cơ cấu nền kinh tế thế giới, hầu hết các quốc gia đều rất cần một cấu trúc quản lý toàn cầu bền vững, nhằm giảm bớt các cuộc xung đột quốc tế. Hơn thế, để đạt được mục tiêu này, phải dựa trên một hệ thống kinh tế mở, bền vững, có trật tự, bảo đảm sự ổn định và điều chỉnh kịp thời tài chính quốc tế, tăng cường đấu tranh chống biến đổi khí hậu, giảm đói nghèo.
Quá trình già hóa dân số ở nhiều quốc gia cũng sẽ trở thành những áp lực và thách thức về kinh tế - xã hội tại những nơi này trong năm 2013. Theo đó, tỷ lệ người cao tuổi, người nghỉ hưu tăng nhanh, nhà nước phải tăng mạnh quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, dịch vụ chăm sóc người già. Hơn nữa, quá trình này còn làm tăng nguy cơ bất bình đẳng trong xã hội, mang lại nhiều cơ hội cho người có trình độ, giảm cơ hội cho người lao động chân tay, và khi có sự bất bình đẳng quá lớn sẽ khó tránh khỏi nguy cơ bùng nổ xã hội. Điều đáng chú ý là quá trình già hóa dân số còn tạo ra xu hướng tăng mạnh tầng lớp trung lưu. Nếu ở Mỹ hiện nay tầng lớp này chiếm khoảng 20% dân số, có thu nhập từ 25 đến 100 nghìn USD/người/năm, thì ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Bra-xin, In-đô-nê-xi-a, Mê-hi-cô,… những người có mức thu nhập tương đương trên 10 nghìn USD/người/năm đã được coi là trung lưu. Trung lưu là tầng lớp tương đối độc lập, lâu nay không có ảnh hưởng nhiều tới thể chế hay nền kinh tế của quốc gia. Thế nhưng, trong những năm gần đây, vai trò của tầng lớp trung lưu đã có nhiều thay đổi, bởi vậy, chính quyền bất cứ nước nào cũng phải quan tâm và trân trọng họ.
3.1.2. Nền kinh tế Việt Nam
3.1.2.1. Về xuất nhập khẩu
Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) dự báo triển vọng xuất nhập khẩu năm 2013
Những yếu tố thuận lợi về xuất khẩu trong năm 2013 là:
Kinh tế thế giới phục hồi kéo theo nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trên thị trường thế giới tăng trở lại với dự báo mức tăng trưởng có thể đạt 3,8%, cao hơn mức 3,4% của năm 2012 và mức dự báo 3,6% do Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã đưa ra vào cuối năm 2012;Kinh tế vĩ mô trong nước đã ổn định hơn, lạm phát hạ nhiệt và giữ được ổn định, lãi suất có giảm, việc tiếp cận vốn ngân hàng có dễ dàng hơn – đây là điều kiện, là cơ sở quan trọng hỗ trợ cho sản xuất nói chung và sản xuất hàng hóa xuất khẩu nói riêng;Hàng hóa xuất khẩu sản xuất tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng lợi thế cạnh tranh, xu hướng chuyển dịch đơn hàng vào Việt Nam có thể sẽ còn tiếp tục;Một số dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có qui mô lớn tiếp tục gia tăng sản lượng sản xuất và xuất khẩu;Giá hàng hóa có thể phục hồi, trong đó kỳ vọng vào sự phục hồi của một số mặt hàng như cao su, than đá, cà phê
Đồng thời, những khó khăn, thách thức cũng không ít:
Nguồn cung cho xuất khẩu ở các mặt hàng nông – lâm – thủy sản đã đến ngưỡng, khó tăng mạnh thêm;Một số mặt hàng xuất khẩu vẫn còn chịu áp lực về nguồn cung, về giá – nhất là đối với mặt hàng gạo; Tuy bất ổn kinh tế vĩ mô đang dần được giải quyết nhưng hoạt động đầu tư, sản xuất trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, lãi suất còn cao và khó vay vốn, tỷ giá USD/VND giữ ổn định trong một thời gian dài cũng sẽ hạn chế khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.
Với những thuận lợi và thách thức nêu trên, dự báo kim ngạch xuất khẩu trong năm 2013 có thể đạt khoảng 126 – 127 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm 2012.
Những yếu tố làm tăng nhập khẩu là:
Kinh tế trong nước phục hồi sẽ khiến cho nhập khẩu nhiều mặt hàng gia tăng, xuất khẩu sản phẩm điện tử vi tính, điện thoại được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng cao sẽ khiến cho nhập khẩu linh kiện của các mặt hàng này cũng sẽ tăng cao trong năm 2013;Tỷ giá ổn định sẽ khuyến khích nhập khẩu hàng hóa;Do những bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước kéo dài khiến cho hoạt động đầu tư, sản xuất hàng hóa ở trong nước bị đình trệ, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước các doanh nghiệp có xu hướng nhập khẩu hàng hóa về để bán.
Đồng thời, cũng có những yếu tố làm giảm nhập khẩu đó là:
Lượng tồn kho trong nước đối với nhiều mặt hàng hiện vẫn còn khá lớn, nhiều mặt hàng đã được sản xuất trong nước đang dần được thay thế cho hàng nhập khẩu như phân bón, xăng dầu, máy móc thiết bị, sắt thép…;Mặc dù đã có những cải thiện nhất định nhưng nền kinh tế Việt Nam trong năm 2013 sẽ còn gặp nhiều khó khăn nên nhu cầu tiêu thụ hàng hóa nhìn chung sẽ vẫn ở mức thấp; Chính phủ, các Bộ, ngành tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp mạnh và đồng bộ nhằm kiềm chế nhập khẩu, giảm nhập siêu; Giá hàng hóa trên thị trường thế giới khó có thể tăng thêm nhiều, cùng với lượng hàng tồn kho lớn sẽ khiến cho hoạt động nhập khẩu để đầu cơ tích trữ trong nước giảm.
Trên cơ sở phân tích nêu trên, dự báo hoạt động nhập khẩu trong năm 2013 sẽ có thể đạt 124 – 125 tỷ USD, tăng vào khoảng 9 – 10% so với năm 2012.
3.1.2.2. Lãi suất, đầu tư
Lãi suất
Dự báo lãi suất: mặt bằng lãi suất năm 2013 sẽ tiếp tục giảm và về mức 7 – 8% đến cuối năm 2013 do 2 yếu tố. Thư nhất, kỳ vọng lạm phát giảm (dự báo ở mức khá thấp 6-7%). Thứ hai, lãi suất có động lực để giảm khi rủi ro hệ thống ngân hàng giảm theo quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của NHNN.
Được biết, theo dự báo của ANZ, đến cuối năm 2012, lãi suất tái cấp vốn của Việt Nam giảm xuống 9%/năm và sẽ tăng lên 11% năm 2013, cao hơn mức 1,875 - 8%/năm của 9 nền kinh tế mới nổi ở khu vực Châu Á.
Đầu tư
Bất động sản
Nhận định chung trong năm 2013 là thị trường vẫn tiếp tục khó khăn đến quý 2/2013 do ngân hàng vẫn tiếp tục xử lý nợ xấu và các chủ đầu tư tiếp tục tung hàng các dự án dang dở làm áp lực cung mạnh hơn cầu. Bước vào quý 3/2013, nhiều khả năng kinh tế vĩ mô đi vào giai đoạn tăng trưởng, lãi suất tiết kiệm giảm kết hợp với giá căn hộ khó giảm nữa, do đó sẽ xuất hiện lực mua cho cả ba phân khúc cao cấp, trung cấp và bình dân. Những căn hộ có vị trí tốt, giá hợp lý sẽ được tiêu thụ mạnh tạo tâm lý cho các nhà đầu tư.
Thị trường chứng khoán
Dự báo trong năm 2013, kinh tế sẽ dần lấy lại đà hồi phục qua đó sẽ kích thích TTCK khởi sắc. Đặc biệt, khi nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng vào khả năng cải tổ nền kinh tế cũng như môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện thì sẽ có một lượng vốn lớn từ nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào TTCK.Trong quý 1/2013 có thể xuất hiện đợt giảm giá đưa VN - Index xuống dưới 400 điểm do nhà đầu tư đã đẩy giá khá mạnh vào cuối năm 2012. Nhà đầu tư giá trị có thể mua vào trong đợt giảm giá này với các mã cổ phiếu của các DN có nền tảng hoạt động ổn định, an toàn, thuộc lĩnh vực kinh doanh không bị ảnh hưởng mạnh bởi yếu tố đầu cơ như ngành sản xuất công nghiệp, xuất khẩu hàng hóa cơ bản và tiêu dùng.
3.1.2.3. Vàng, tiền gửi tiết kiệm
Dự báo giá vàng thế giới trong năm 2013 sẽ có những đợt tăng – giảm do sự phục hồi của kinh tế Mỹ và USD. Trong năm 2013, với mức chênh lệch khá lớn giữa giá vàng trong nước với thế giới sẽ tạo vị thế bất lợi cho nhà đầu tư trong nước. Do vậy nhà đầu tư nên thận trọng với kênh này.
Đối với kênh tiền gửi tiết kiệm bằng tiền đồng. Hiện nay lãi suất huy động phổ biến của các NHTM trong khoảng dưới 9%/năm (đối với kỳ hạn dưới 12 tháng) và khoảng 10%/năm (đối với kỳ hạn trên 12 tháng) được xem là vẫn chấp nhận được. Dự kiến lãi suất sẽ trong xu thế giảm vào giai đoạn quý 2 – 3/2013. Do vậy, với các nhà đầu tư an toàn nên chọn kỳ hạn dài 1 năm để có mức lợi nhuận cao.
Tương tự đối với kênh gửi tiền tiết kiệm bằng USD. Hiện lãi suất huy động phổ biến của các NHTM trong khoảng 2%/năm ở mọi kỳ hạn. Dự báo tỉ giá vẫn tiếp tục ổn định trong nửa đầu của năm 2013 nhờ dự trữ ngoại hối khá tốt, nhập khẩu tăng chậm, lượng kiều hối và vốn FDI vẫn khá ổn định. Tuy nhiên, NHNN có thể tăng tỉ giá vào cuối quý 1/2013 để khuyến khích xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư mới. Do vậy các DN vay bằng USD nên thận trọng.
3.1.2.4. Nợ trong và ngoài nước
Theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Việt Nam cần tới 250.000 - 300.000 tỷ đồng để xử lý nợ xấu. Có khả năng Chính phủ sẽ phải phát hành trái phiếu để xử lý nợ xấu. Điều này sẽ gây áp lực lớn lên nợ công.
Theo Tổ chức Business Monitor International (BMI), nếu số tiền xử lý nợ xấu được lấy hoàn toàn từ phát hành trái phiếu, thì tổng nợ nước ngoài của Việt Nam sẽ tăng từ 48,9 tỷ USD năm 2012 lên 67 tỷ USD vào năm 2013, tương đương tăng 37%.
3.2. Những khuyến nghị từ việc phân tích tác động của khủng hoảng nợ công ở khu vực châu Âu
Khủng hoảng nợ công tại châu Âu đã một lần nữa nói lên tầm quan trọng của các chính sách kinh tế vĩ mô và việc thắt chặt các hoạt động tài khóa một cách hợp lý để thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. Trong bối cảnh các nền kinh tế đang trong quá trình phục hồi, việc quản lý các hoạt động tài khóa sẽ càng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng các khoản chi tiêu, vay nợ để giảm bớt các khoản nợ tạo gánh nặng cho tương lai.
Đối với nền kinh tế Việt Nam cũng vậy, chúng ta cần thực hiện các kỷ luật tài khóa cả về số lượng và chất lượng. Những bước cần làm trước tiên là hạn chế tác động của khủng hoảng nợ công tại châu Âu đến nền kinh tế và việc là tiếp theo là phải đưa ra và thực hiện các biện pháp phòng ngừa xảy ra khủng hoảng nợ cộng tại Việt Nam
3.2.1. Giải pháp hạn chế tác động của khủng hoảng nợ công tại châu Âu đến Việt Nam
3.2.1.1. Phát triển kinh tế theo con đường bền vững trong dài hạn, ổn định kinh tế vĩ mô
Việt Nam cần hướng tới mô hình tăng trưởng dựa vào năng suất lao động vào hiệu quả sử dụng vốn cao. Trong bối cảnh phục hồi kinh tế trong thời gian tới, việc đặt mục tiêu phát triển bền vững không chạy theo tăng trưởng bằng mọi giá tránh tình trạng đầu tư công một cachs tràn làn như đập phá và xây dựng trụ sở mới của cơ quan nhà nước, mua sắm xe cộ, đào và lát lại vỉa hè..., những kiểu đầu tư công như vậy có thể làm tăng GDP nhưng không tạo được hiệu ứng dây chuyền cho các khu vực kinh tế khác và nhất là không hiệu quả và sẽ thúc đẩy lạm phát. Đầu tư từ NSNN sẽ theo cách thức thận trọng và cẩn trọng hơn, được kiểm soát chặt chẽ hơn. Khi đó đầu tư công sẽ được cắt giảm; những hiệu ứng tiêu cực lên lãi suất, nguồn vốn trên thị trường tiền tệ giảm bớt, khi đó khu vực ngân hàng sẽ ổn định hơn và không có nhiều căng thẳng về vốn.
3.2.1.2. Giám sát và quản lý chặt chẽ, có hiệu quả hơn các nguồn đầu tư từ NSNN, trái phiếu chính phủ, vốn ODA
Đầu tư công có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, bởi đóng góp đáng kể vào tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm tại nước ta. Trong tình trạng khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới xảy ra, đầu tư công trở thành động lực tăng trưởng kinh tế, góp phần bảo đảm việc làm và an sinh xã hội. Nhưng với đặc trưng phát triển dựa vào tăng vốn của nước ta, thì tăng đầu tư công cũng sẽ tác động đến lạm phát. Mà thực tế cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư từ khu vực công ở nước ta còn khá thấp và gây thất thoát lớn.Các vụ việc liên quan đến PMU 18, Vinashin thời gian qua cho thấy tình trạng thất thoát và hiệu quả trong đầu tư công mà nhất là đầu tư từ nguồn trái phiếu chính phủ là vấn đề thực tế và đáng lo ngại ở Việt Nam.
Nhưng có thể thấy, vốn đầu tư công lớn không phải là tác nhân chính gây ra tình trạng lạm phát cao hiện nay. Nếu công trình bảo đảm tiến độ, nhanh chóng phát huy hiệu quả thì sẽ khuyến khích kinh tế - xã hội phát triển. Như vậy, nếu đầu tư công hiệu quả sẽ góp phần kiềm chế lạm phát. Do đó, yếu tố then chốt trong cắt giảm đầu tư công không phải là về số vốn, mà cần tạo được hiệu quả khi sử dụng vốn từ ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, vốn ODA... Có nghĩa là phải cắt đi những thứ dễ gây lãng phí, thất thoát và không hiệu quả, để dòng vốn ngân sách chảy vào đúng chỗ cần thiết, nhằm mang lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế. Vì vậy cần có những văn bản quản lý hướng dẫn việc sử dụng nguồn vốn từ NSNN, dư án Luật đầu tư, mua sắm công cần sớm được xây dựng hoàn thiện và phê duyệt trong thời gian tới.
Có giải pháp cải thiện mức tín nhiệm trái phiếu Chính phủ. Việc cải thiện mức tín nhiệm trái phiếu chính phủ sẽ giúp chính phủ khai thông và tiếp cận tốt hơn các nguồn tài chính quốc tế và trên cơ sở đó thị trường trái phiếu sẽ hoạt động ổn định, tạo cơ sở cho việc ổn định tài chính-tiền tệ và đặc biệt ngăn chặn rủi ro vỡ nợ quốc gia đối với Việt Nam. Các giải pháp tổng thể để cải thiện mức tín nhiệm trái phiếu chính phủ trong thời gian tới đối với Việt Nam là: ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng vừa phải, kiềm chế lạm phát ở mức vừa phải; đảm bảo thâm hụt ngân sách ở mức thấp và chịu đựng được; tăng dự trữ ngoại hối (như nêu trên); ổn định tiền tệ và đảm bảo hệ thống ngân hàng lành mạnh.
3.2.1.3. Tăng cường các quỹ bình ổn trong hệ thống tài chính, tăng lượng dự trữ ngoại hối
Một quy mô dữ trữ ngoại hối tốt hơn, gia tăng rõ rệt hơn sẽ góp phần cải thiện tín nhiệm quốc gia. Tín nhiệm quốc gia cũng là một tham chiếu quan trọng khi các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế đánh giá các doanh nghiệp. Hạng mức tốt hơn, chi phí vay vốn sẽ thấp hơn. Đây là một giá trị rõ ràng và mở rộng. Những giải pháp tăng dự trữ ngoại hối như tiếp tục thực hiện các giải pháp chống đô la hóa nền kinh tếnhư hiện nay (xóa bỏ thị trường ngoại tệ chợ đen; yêu cầu các tổng công ty, tập đoàn kinh tế có ngoại tệ phải bán cho nhà nước); có giải pháp đồng bộ khuyến khích xuất khẩu; khuyến khích đầu tư nước ngoài; thu hút tốt nguồn kiều hối…
Năm 2012, sau khi sụt giảm nhanh và mạnh kể từ sau thời điểm công bố mức 20,7 tỷ USD nói trên, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng mạnh trở lại. Con số mua vào năm nay ước khoảng hơn 10 tỷ USD. Tổng thể, một số tổ chức trong và ngoài nước ước tính hiện có thể đã đạt trên 20 tỷ USD, quy mô dự trữ ngoại hối hiện đã đáp ứng được gần 12 tuần nhập khẩu của nền kinh tế. Nói theo tuần nhập khẩu là một chuẩn mực, bởi hơn 20 tỷ USD với Việt Nam là có ý nghĩa. Việc tính theo tuần nhập khẩu nhằm thể hiện khả năng hỗ trợ thanh toán quốc tế của dự trữ ngoại hối quốc gia đó, hoặc khả năng phòng vệ trước rủi ro các dòng vốn đảo chiều. Và theo IMF, một quốc gia có dự trữ ngoại hối từ 12 - 14 tuần nhập khẩu thì được coi là đủ.
3.2.1.4. Giảm thâm hụt NSNN
Thâm hụt ngân sách, không bao gồm chi trả nợ gốc, của Việt Nam trung bình trong giai đoạn 2003-2007 chỉ là 1,3% GDP, nhưng con số này đã tăng hơn gấp đôi lên 2,7% GDP trong giai đoạn 2008-2012.. Trung bình trong hai năm 2009-2010, con số thâm hụt ngân sách của Việt Nam thuộc diện cao nhất so với các nước trong khu vực, vào khoảng 6% GDP/năm
Việt Nam cần có một cuộc cải cách tài khóa triệt để và toàn diện nhằm đưa ngân sách dần trở về trạng thái cân bằng và duy trì sự ổn định lâu dài cho nền kinh tế; việc hạch toán ngân sách phải được thực hiện một cách minh bạch theo chuẩn quốc tế. Các khoản chi để ngoại bảng phải được tuyệt đối tránh. Các thước đo thâm hụt ngân sách loại trừ những khoản thu kém bền vững và thu từ bán tài sản cũng cần được tính toán thêm để có thể đánh giá được chính xác thực trạng tài khóa hiện tại. Ngoài ra, các gánh nặng ngân sách phát sinh trong tương lai, ví dụ như chi trả lương hưu hay bảo hiểm y tế, cũng cần được đưa vào các dự báo về thâm hụt ngân sách nhằm có được bức tranh chính xác hơn về triển vọng tài khóa trong những năm tới.
3.2.1.5. Ngăn chặn sự sụp đổ từ khu vực ngân hàng
Khi hệ thống Ngân hàng có những dấu hiệu không ổn định, và có nguy cơ sụp đổ thì đồng nghĩ với các gói cứu trợ từ NSNN. Trên thực tế hệ thống ngân hàng Việt Nam đang có dấu hiệu căng thẳng về thanh khoản.Mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng Việt Nam hết sức yếu và dễ đổ vỡ trước tác động bất lợi, đột ngột từ môi trường kinh doanh:
+ Chất lượng tài sản thấp, nợ xấu lớn và có chiều hướng tăng như trên đã trình bày, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế trong ít nhất 2 năm tới chính sách tiền tệ, tài khóa tiếp tục chặt chẽ, tăng trưởng kinh tế chậm lại, sản xuất kinh doanh khó khăn, thực hiện cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp, thị trường bất động sản còn tiếp tục điều chỉnh giảm và khó phục hồi nhanh;
+ Các hề thống ngân hàng Việt Nam rất dễ bị mất khả năng chi trả trên diện rộng dẫn đến khủng hoảng hệ thống do một số nguyên nhân sau đây:
(1) Tăng trưởng tín dụng qua nhanh và nhanh hơn huy động vốn trong một thời gian kéo dài làm cho bộ phận TCTD phụ thuộc vào nguồn vốn từ NHNN và huy động vốn từ thị trường liên ngân hàng để tài trợ thanh khoản thiếu hụt hoặc tạo nguồn mở rộng tín dụng.
(2) Cho vay quá mức dẫn đến hệ số sử dụng vốn của các TCTD Việt Nam rất cao và vượt mức an toàn: Đến cuối tháng 9/2011, tỉ lệ tổng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế so với huy động vốn từnên kinh tế là 100,4%; Nếu tính cả các khoản đầu tư khác (đầu tư, góp vốn, mua trái phiếu doanh nghiệp, các khoản phải thu khác) thì tổng đầu tư của toàn hệ thống cho nền kinh tế là 2.813.591 tỷ đồng bằng 113% huy động vốn từ nền kinh tế. Việc cho vay quá mức dẫn đến dự trữ thanh khoản thấp, TCTD phải vay NHNN hoặc vay nước ngoài để tài trợ tăng trưởng tín dụng.
(3) Cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn không ổn định; Mất cân đối nghiêm trọng về kỳ hạn giữa nguồn vốn vả sử dụng vốn.
(4) Các chỉ số an toàn chi trả ở mức thấp: Chênh lệch về kỳ hạn giữa tài sản nợ và tài sản có lớn và nguy cơ mất khả năng chi trả trong ngắn hạn của các TCTD của Việt Nam ở mức cao. Khả năng chi trả của các TCTD Việt Nam phổ biến thấp hơn đáng kể so với các TCTD nước ngoài.
(5) Tài sản có tính thanh khoản cao để sẵn sàng đáp ứng các nghĩa vụ nợ đến hạn thấp làm hạn chế khả năng ứng phó các đợt rút tiền hàng loạt.
3.2.1.6. Đẩy mạnh cổ phần hóa các DNNN, tập đoàn kinh tế Nhà nước
Việc cổ phần hóa các DNNN mà nhà nước không cần nắm giữ sẽ giảm các chi phí hỗ trợ không cần thiết từ NSNN và do đó giảm áp lực chi NSNN và cũng tăng hiệu quả đầu tư toàn xã hội và đầu tư từ NSNN. Quá trình cổ phần hóa DNNN bắt đầu từ năm 1992, đến năm 2001 thì được đẩy mạnh. Đến hết năm 2011, cả nước đã cổ phần hóa được gần 4.000 DN, góp phần cơ bản vào việc sắp xếp DNNN, từ chỗ DNNN trước đây là 12.000, xuống còn 6.000. Thế nhưng, nhìn chung tiến trình cổ phần hóa vẫn chậm hơn nhiều so với kế hoạch, nhất là từ năm 2011 đến nay. Trong năm 2011 số lượng DNNN cổ phần hóa rất thấp, chỉ được 60 DN. Theo kế hoạch, trong năm 2012, có 93 DNNN thực hiện cổ phần hóa, nhưng tính hết 6 tháng đầu năm, chưa có DN nào gửi văn bản đề nghị phê duyệt kế hoạch cổ phần hóa. Thực tế, cũng có vài doanh nghiệp tiến hành cổ phàn hóa trong những tháng đầu năm 2012, nhưng chủ yếu là từ kế hoạch năm 2011 chuyển sang.
Từ những con số trêc cho thấy tốc độ cỏ phần hóa các DNNN ở nước ta còn chậm vậy cần tiếp tục hoàn hiện cơ chế cổ phần hóa, đặc biệt trong việc xác định giá trị quyền sử dụng đất và giá trị thương hiệu. Ngoài ra, sử dụng các biện pháp thị trường để xử lý tài chính đối với DN cổ phần hóa như cơ cấu lại nợ, mua lại nợ. Trường hợp DN không đủ điều kiện cổ phần hóa thì cương quyết cho phá sản hoặc thực hiện các biện pháp sắp xếp khác. Một yếu tố quan trọng khác là thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy Thị trường chứng khoán “ấm” trở lại để tạo điều kiện về thị trường cho cổ phần hóa tăng tốc.
3.2.2. Giải pháp phòng ngừa khủng hoảng nợ công tại Việt Nam
3.2.2.1. Nâng cao hiệu quả huy động, và sử dụng vốn vay
Cần phải nhận định đánh giá lại các dự án đầu tư để tăng cường hiệu quả sự dụng vốn và hiệu quả đầu tư. Chúng ta phải có phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với kiểm soát tiền vay và có kế hoạch trả nợ. Để đảm bảo hiệu quả trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay cần phải tuân thủ hai nguyên tắc cơ bản là: không vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn, vay thương mại nước ngoài chỉ sử dụng cho các chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và đảm bảo khả năng trả nợ. Đồng thời kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên quá trình sử dụng các khoản vay nợ, các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, nhất là tại các đơn vị sử dụng trực tiếp vốn vay như: tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, ngân hàng thương mại, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng.
Thực tế trong việc sử dụng vẫn còn tình trạng vốn điều chỉnh chưa được tập trung nhiều cho những công trình trọng điểm, cấp bách, các dự án có khối lượng hoàn thành cần được bố trí vốn để sớm bàn giao đưa vào sử dụng. Nhiều dự án còn đang thi công dở dang, có khối lượng lớn cần có vốn để bảo đảm đúng tiến độ. Trong khi đó, một số bộ, ngành, địa phương vẫn tiếp tục bố trí vốn để khởi công thêm nhiều dự án mới làm tăng mức độ dàn trải, thiếu hiệu quả và khó khăn trong công tác quản lý.
Vay cho cân đối NSNN phải đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, phả bù đắp được mức bội chi trong hạn mức của Chính phủ. Tập trung vào các nguồn vay ưu đãi, vay viện trợ, hạn chế các khoản vay thương mại nước ngoài với lãi suất cao, vay ngắn hạn để bù đắp cho chi ngân sách thường xuyên.
Kiểm soát các khoản vay cho vay lại của Chính phủ và các khoản bảo lãnh. Các khoản này phát sinh khi các doanh nghiệp có nhu cầu huy động lượng vốn lớn nhưng không có đủ uy tín để vay, làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ trong tương lai của Chính phủ, khi các doanh nghiệp các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Nếu một khi Chính phủ không đánh giá kỹ lưỡng các dự án, phương thức sử dụng vốn của doanh nghiệp thì khả năng xảy ra càng lơn hơn, tạo ra gánh nặng trả nợ cho NSNN. Do đó, việc vay về cho vay lại và bảo lãnh vay cần hết sức thận trọng, chỉ nên ưu tiên cho các chương trình, dự án trọng điểm của Nhà nước có hiệu quả, có khả năng trả nợ trực tiếp hoặc thuộc các lĩnh vực ưu tiên cao của quốc gia.
3.2.2.2. Tăng cường giám sát và quản lý rủi ro
Theo Bộ Tài chính, các chỉ số nợ của Việt Nam ở mức an toàn, nợ công được quản lý chặt chẽ theo quy định. Các khoản nợ trong nước và nước ngoài được thanh toán đầy đủ, không có nợ xấu. Cụ thể, chỉ số nợ nước ngoài, nợ Chính phủ vẫn dưới ngưỡng an toàn (50% GDP). Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ khoảng 16% tổng thu ngân sách nhà nước (giới hạn an toàn 35%). Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trung và dài hạn trong nhiều năm qua khoảng 3,3 - 4,8% kim ngạch xuất khẩu (giới hạn an toàn là 25%). Cơ cấu nợ nước ngoài đang giảm dần so với tổng dư nợ của Chính phủ nhằm giảm sự phụ thuộc vào vốn vay nước ngoài… So với các nước đang phát triển có cùng hệ số tín nhiệm, chỉ số nợ công và nợ nước ngoài của Việt Nam ở mức trung bình.
3.2.2.3. Hoàn thiện bộ máy quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nợ
Xây dựng lộ trình quản lý và sử dụng nợ công một cách hoàn thiện, phải có kế hoạch định hướng rõ ràng, phù hợp với bối cảnh hiện tại của đất nước.
Trong báo cáo của Chính phủ hoàn thanh ngày 30/10/2012 về tình hình nợ công vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.Theo định hướng của Chính phủ, nợ công (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) đến năm 2015 không quá 65% GDP, trong đó dư nợ chính phủ không quá 50% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.
Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không kể cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm không quá 25% và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia hàng năm dưới 25% giá trị xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ.
Bên cạnh đó, đảm bảo chỉ tiêu tỷ lệ dự trữ ngoại hối nhà nước so với tổng dư nợ nước ngoài ngắn hạn hàng năm trên 200%.
Chính phủ cũng cho biết sẽ chỉ xem xét cấp bảo lãnh vay trong nước đối với các dự án cấp bách, công trình trọng điểm quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh vay trong nước.
Trước mắt chưa xem xét bảo lãnh phát hành trái phiếu quốc tế. Các doanh nghiệp hoặc ngân hàng thương mại nếu có nhu cầu thì chủ động phát hành trái phiếu quốc tế không có bảo lãnh chính phủ.
Sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, làm ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế, Chính phủ khẳng định.
3.2.2.4. Công khai, minh bạch hóa thông tin trong quản lý nợ
Với nhu cầu vay vốn ngày càng tăng công với những khó khăn trong nên kinh tế trong thời gian gần đây chúng ta cần phải có những giải pháp để hạn chế rủi ro, tăng sự tin tưởng của các nhà đầu tư. Theo các đánh giá thì chỉ số nợ vẫn trong tầm kiểm soát nhưng đặc biệt là các chỉ số về rủi ro chưa có độ tin cậy cao; rủi ro tín dụng chưa được phản ánh đầy đủ trong chi phí cho vay lại và phí bảo lãnh của Chính phủ. Thêm vào đó, cơ chế cảnh báo sớm còn hạn chế, mà cụ thể là hệ thống thông tin, số liệu, báo cáo và minh bạch thông tin về nợ công chưa đảm bảo tính đầy đủ và cập nhật theo tiêu chuẩn quốc tế (hiện nay, mới phát hành bản tin nợ nước nhưng lại chưa có bản tin đầy đủ cả nợ trong nước và với tần suất dày hơn). Việc phát triển và ứng dụng các công cụ quản lý nợ, đặc biệt là quản lý rủi ro như rủi ro tiền tệ (rủi ro tỷ giá), rủi ro về lãi suất, rủi ro tín nhiệm quốc gia cũng chưa được thực hiện.
Bản tin nợ công mà bộ tài chính sắp phát hành được đánh giá như một bước đi quan trọng trong lộ trình minh bạch hóa thông tin nợ, đồng thời công khai thông tin nợ công còn giúp tránh được những nguồn tin không chính thức, những thông tin không chính xác, sai lệch về tình hình nợ công của Việt Nam, từ đó, cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh. Nhưng Bộ tài chính cần xem xét lưu ý nghiên cứu kỹ phạm vi số liệu, sự phân loại và các định nghĩa về thuật ngữ kỹ thuật trong Bản tin tránh sự hiểu nhầm.
3.2.2.5. Hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô và quản lý nợ
Cần có những định hướng rõ ràng trong việc tăng trưởng và vay nợ. Thay đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, nâng cao hiệu quả đầu tư. Trong quá trình phát triển đất nước thì việc vay nợ nươc ngoài là không tránh khỏi, việc vay nợ này cần phải cân đối với thâm hụt ngân sách để ổn định trong dài hạn
Một vấn đề nữa là cần phải thuê các chuyên gia tư vấn độc lập có chuyên môn cao, cùng với các chuyên gia có uy tín của Nhà nước đánh giá toàn diện về nợ công, phân tích số liệu gốc, các nguyên nhân chủ quan, khách quan, đề xuất các giải pháp khắc phục trước mắt cũng như lâu dài như lạm phát, tài sản đầu tư, các khoản nợ không tính được.
KẾT LUẬN
Sau khi khủng hoảng tài chính Mỹ và suy thoái toàn cầu xảy ra, các biện pháp giải cứu hệ thống ngân hàng và kích thích kinh tế đã khiến nợ công tại các nước phát triển gia tăng mạnh mẽ. Với việc nợ công ở mức cao cũng với vấn đề già hóa dân số, những tác động tiêu cực mà nó gây ra đối với quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu là khó có thể tránh khỏi. Để giảm thiểu những tác động tiêu cực này, các nước phát triển cần có nhưng biện pháp củng cố tài khóa ngày sau khi có sự phục hồi của nền kinh tế sau khủng hoảng được khẳng định là vững chắc.
Trong nhưng năm tới dự báo mức lãi suất tại các nên kinh tế phát triển sẽ gia tăng ở mức 6%, đồng thời tốc đọ tăng trưởng ở mức 2%. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới xuất khẩu, lãi suất, đầu tư và tốc độ tăng trưởng khinh tế tại Việt Nam. Nếu Việt Nam không có những giải pháp đối phó, tình trạng nợ công cũng sẽ trở nên xấu đi bởi xu hướng tăng mức lãi suất bằng ngoại tệ và suy giảm tăng trưởng kinh tế.
Trước tình hình đó, để đảm bảo cho nền kinh tế Việt Nam ổn định cần nhanh chóng giảm thâm hụt ngân sách thông qua cắt giảm đầu tư công, đặc biệt là các khoản đầu tự không thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Mức cắt giảm cần được tính toán để đưa tổng đầu tư trong nước về mức tương đương với tỷ lệ tiết kiệm nội địa.
Chính sách tìa khóa thắt chặt náy sẽ làm giảm thâm hụt thương mại, đồng thời góp phần kiềm chế lạm phát ở mức vừa phải để có thể tăng tiết kiệm nội địa, giảm tình trạng đô la hóa, tăng mức huy động vốn trong nước nhằm bù đắp sự thiếu hụt các nguồn vốn nước ngoài có thể xảy ra cũng như tăng dự trữ ngoại tệ. sự ổn định kinh tế vĩ mô sẽ giúp giảm cac rủi ro về lãi suất, tỷ giá đối với nợ công của Việt Nam.
Do những bất ổn về kinh tế vĩ mô hiện nay, giới hạn nợ công tạm thời cần được giữ ở mức 60% GDP. Đồng thời, việc xác định và quản lý nợ dự phòng cần được chú trọng hơn.
Trong dài hạn, Việt Nam cần thực hiện những cải cách cơ cấu nhằm chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, dựa nhiều hơn vào năng suất, từ đó giảm các sức ép về vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đảm bảo các cân đối vĩ mô.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Sách, công trình nghiên cứu, tạo chí và trang điện tử:
1. Báo cáo chung của Chính phủ Việt Nam và Ngân Hàng thế giới. “Việt Nam: đánh giá tổng hợp chi tiêu công 2004”. NXB Tài chính.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tổng quan ODA của Việt Nam 15 năm.
3. Bộ Tài chính. (2010), Đề án “Mục tiêt, định hướng hua động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ 2011-2020”.
4. Bộ Tài chính. Bản tin nợ công. Số 1.
5. Bộ Tài chính. Bản tin nợ nước ngoài. Số 3, 4, 5, 6.
6. Luật quản lý nợ công của Quốc hội khóa XII số 29/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009, hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2010; và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn.
7. TS. Nguyễn Đức Độ. (2009). Giới hạn tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Tạp trí Tài chính. Số 10/2009. Tr 41-43.
8. TS. Nguyễn Đức Độ, TS. Nguyễn Thị Minh Tâm. (2011). “Vấn đề nợ công tại các nước phát triển và tác động đến nền kinh tế Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bộ Tài chính, Học viện Ngân hàng.
7. Ngân hàng Thế giới:
8. Quỹ Tiền tệ Quốc tế:
9. Bộ Tài chính:
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
11. Tổng cục Thống kê:
12. Tạp chí Tài chính:
Tiếng Anh
1. ADB. Key Indications 2010.
2. ADB. Key Indications 2009.
3. Égert. P. (2010), “Fiscal policy reaction to the cycle in the OECD: pro- or counter-cyclical?” OECD Economics Department Working Papers, No.763.4
4. IMF. World Economic Outlook. 4/2011.
5. IMF. World Economic Outlook. 10/2010.
6. Kumar M. and Woo J. (2010); “Public Debt and Growth”. IMF. Working Paper. WP/10/174.
7. Reinhart C. and Rogoff K. (2010). “From Financial Crash to Debt Crisis”. NEBR. Working Paper 15795.
MỤC LỤC
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tên Tiếng Anh
Tên Tiếng Việt
ADB
Asian Development Bank
Ngân hàng Phát triển Châu Á
ANZ
Australia and New Zealand Banking Group Limited
CDS
Certificate of deposit
Chứng chỉ tiền gửi
DNNN
Doanh nghiệp Nhà Nước
ECB
European Central Bank
Ngân hàng Trung ương Châu Âu
EMU
Economic and Monetary Union
Liên minh Tiền tệ và Kinh tế châu Âu
EU
European Union
Liên minh Châu Âu
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
ICOR
Incremental Capital Output Ratio
Hệ số sử dụng vốn
NAMA
Nigerian Airspace Management Agency
NHNN
Ngân hàng Nhà Nước
NSNN
Ngân sách Nhà Nước
ODA
Official Development Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
OECD
Organization for Economic Co-operation and Development
Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển
S&P
Standard & Poor's
Tổ chức xếp hàng tín dụng Stand & Poor’s
TCTD
Tổ chức Tín dụng
TTCK
Thị trường Chứng khoán
WB
World Bank
Ngân hàng Thế Giới
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Đồ thị 2.1. Nợ chính phủ/GDP năm 2009 của những nước đang được xem là có thể cần được giải cứu 20
Đồ thị 2.2. Thâm hụt ngân sách/GDP của các nước đang được xem là có thể cần được giải cứu 21
Đồ thị 2.3.Lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Ai Len. 21
Đồ thị 2.4. Tình hình nợ công và nợ nước ngoài của Việt Nam năm 2001 - 2010 24
Đồ thị 2.5. Chỉ số ICOR của Việt Nam năm 2001 – 2009 26
Đồ thị 2.6. Tình hình trả nợ và viện trợ của Việt nam năm 2006 – 2010 27
Bảng 2.1. Cơ cấu nợ công của Việt Nam năm 2006 – 2010 25
Bảng 2.2. Ngưỡng nợ trong nước theo tiêu chuẩn của HIPCs 28
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_an_da_sua_cua_son_695.doc