Trong chương này, căn cứvào quan điểm và định hướng phát triển
của du lịch tỉnh TTH, đồng thời với kết quảphân tích các hạn chếcũng như
cơhội và thách thức trong quá trình phát triển du lịch ởchương II, kết hợp
với việc phân tích mô hình xương cá. Chúng tôi đã xác định được các giải
pháp cần phải thực hiện đểkhắc phục hạn chếvà đẩy mạnh phát triển du
lịch, đó là:
(1) Giải pháp vềquy hoạch;.
(2) Chiến lược quảng bá-xúc tiến ;
(3) Đào tạo nguồn nhân lực ;
(4) Xây dựng cơchếphối hợp liên ngành, liên vùng ;
(5) Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ;
(6) Đẩy mạnh mô hình phát triển du lịch cộng đồng, khuyến khích người dân
tham gia phát triển du lịch.
Ngoài ra, chúng tôi đã đềxuất các nội dung chi tiết có tính khảthi cao
cần thực hiện trong từng giải pháp cụthể. Tuy nhiên đểnâng cao tính khảthi
thì các giải pháp này phải được kết hợp một cách đồng bộvà trong quá trình
thực hiện phải được kiểm tra, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế
của ngành du lịch tỉnh.
94 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 7057 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến chưa có sự theo dõi, giám sát thường xuyên, làm hạn chế tính hiệu quả
và liên tục trong quảng bá. Đồng thời, các chiến lược quảng bá chưa gắn kết
nhiều với cộng đồng dân cư. Hơn nữa kinh phí còn hạn chế nên hoạt động
quảng bá chưa dám nhân rộng và kéo dài thời gian hơn.
2.2.2.5 Quy hoạch, đầu tư và nghiên cứu khoa học ngành du lịch
a) Quy hoạch: Hiện nay ngành du lịch Huế đã xây dựng được :
- Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch (QHTT PTDL)
Thừa Thiên Huế (TTH) đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Viện
Nghiên cứu phát triển du lịch thuộc Tổng cục Du lịch thực hiện đang trình
UBND tỉnh phê duyệt.
- Dự án QHTT PTDL tỉnh TTH đến năm 2015 và định hướng đến
2025 thuê Singapore lập đã được Uỷ ban Nhân (UBND) dân tỉnh phê duyệt
điều chỉnh đề cương và khái toán tổng kinh phí. Hiện đang tiếp tục triển
khai.
- Dự án xây dựng quy hoạch phát triển du lịch TP Huế do Chính phủ
Tây Ban Nha tài trợ đã triển khai, hiện nay Ban quản lý dự án đang phối hợp
với các đơn vị và chuyên gia để thực hiện dự án.
Tính đến nay đã có 2 huyện là Phú Vang, A Lưới đã phê duyệt và đang triển
khai Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của địa phương. Huyện Phú Lộc
tiếp tục xây dựng và triển khai quy hoạch các điểm du lịch trên địa bàn
58
huyện. Huyện Phong Điền cũng đang gấp rút hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch của huyện.
Việc xây dựng và thực thi đồng bộ giữa quy hoạch du lịch với quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đóng vai trò quang trọng. Nội dung
quy hoạch du lịch được xây dựng dựa trên ý kiến đóng góp của những cá
nhân, tổ chức hoạt động trong ngành thì sẽ mang lại hiệu quả thiết thực hơn.
Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát của Sở du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế về mức
độ quan tâm của “ những người trong cuộc” có phản ứng như thế nào về vấn
đề quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh thì cho thấy tỷ lệ nắm bắt
thông tin rất thấp.
Thật vậy, trong số khảo sát 20014 người, là lãnh đạo các Doanh nghiệp hoạt
động trong ngành du lịch, thì có trên 20% - 30% trong số đó hoàn toàn
không biết gì về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh nhà là như thế
nào có phù hợp với tiềm năng không, có tập trung không hay dàn trãi, có quy
hoạch với các ngành khác tốt không.
Điều này cho thấy tính khả thi của Quy hoạch sẽ bị hạn chế, bởi vì bản thân
các doanh nghiệp là người trực tiếp ảnh hưởng đến việc quy hoạch thì một
lượng lớn hoàn tòan không biết đến. Thêm vào đó, kết quả khảo sát cũng thể
hiện được chất lượng quy hoạch của Huế thấp. Vì với các cá nhân và tổ chức
tâm đến vấn đề này thì đều cho rằng, quy hoạch còn quá dàn trãi, không tập
trung, không chi tiết.
b) Về nghiên cứu khoa học ngành du lịch:
Phối hợp với TCDL, một số ngành, địa phương liên quan thực hiện một số đề
tài nghiên cứu khoa học: xây dựng kế hoạch Marketing du lịch VN; giải pháp
khai thác tiềm năng du lịch trên tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây; điều tra
tài nguyên du lịch; điều tra, khảo sát xây dựng chương trình tăng cường năng
14 Sở VHTT-DL tỉnh Thừa Thiên Huế
59
lực kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động du lịch; cung cấp thông
tin du lịch cho đề tài GISHuế,
Phối hợp sở KH-CN tỉnh hỗ trợ và chọn:
+ Công ty TNHH Saigon-Morin Huế làm điểm xây dựng hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 14.000 về môi trường. Hiện công ty đã và
đang thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường như: lắp ráp 30 giàn năng
lượng mặt trời, cung cấp nhiệt cho bình nước nóng của 120 phòng; lắp 20 đồng
hồ điện nhánh nhằm quản lý việc sử dụng điện của từng bộ phận; tổ chức phân
loại rác theo tiêu chí 3R;... Đặc biệt, đã có 19 cán bộ chủ chốt được cấp chứng
chỉ chuyên gia đánh giá nội bộ, là nguồn đào tạo lại cho CB-NV trong KS
nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ. Sau khi hoàn thiện, KS sẽ được cấp Nhãn hiệu
môi trường, một trong những tiêu chí thu hút khách du lịch.
+ Công ty CP DL Hương Giang xây dựng thương hiệu cho nhóm dịch vụ ẩm
thực Cung đình Huế nhằm xác định quyền sở hữu cho thương hiệu này, một
trong những công việc hết sức cần thiết trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
+ Chọn doanh nghiệp có đủ điều kiện phối hợp thực hiện đề tài Nghiên cứu và
xây dựng mô hình thử nghiệm du lịch đầm phá dựa vào cộng đồng, tạo tiền đề
cho việc khai thác du lịch đầm phá, tài nguyên đặc trưng, riêng có của TTH.
c) Đầu tư:
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có khoảng 3915 dự án đầu tư cơ
sở vật chất kỹ thuật du lịch, với tổng vốn đầu tư khoảng 34.990 tỷ đồng,
trong đó có 19 dự án đang khởi công xây dựng với số vốn đăng ký khoảng
hơn 3.000 tỷ đồng, 12 dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư và chuẩn bị khởi
công với số vốn đăng ký là 31.278 tỷ đồng, 8 dự án còn lại đã có chủ trương
của UBND tỉnh cho phép nghiên cứu đầu tư với vốn đăng ký khoảng 2.802
tỷ đồng.
15 Sở du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
60
Công tác đầu tư đang được triển khai mạnh, tại TP Huế, một số khách sạn
tiếp tục xây dựng như KS Duy Tân 2, Hùng Vương, Mondial, Sky Gardan,...;
một số khách sạn khác đang hoàn thành thủ tục đầu tư để triển khai xây dựng
như KS Petrolimex, Thuận Phú,
Tại Khu kinh tế Chân mây - Lăng Cô đã có gần 20 dự án đầu tư về du lịch
đang triển khai. Trong năm 2009 sẽ có hàng loạt dự án được động thổ, trong
đó có 3 dự án nước ngoài với giá trị đầu tư 1,3 tỷ USD như khu Laguna Huế
với số vốn 875 triệu USD, khu du lịch Bãi Chuối của công ty Cattigana 102
triệu USD, khu du lịch nghĩ dưỡng Dream Palace 640 tỷ VNĐ, khu resort
Thuận An với vốn 300 tỷ VNĐ.
Dự án ADB thông qua TCDL về phát triển du lịch cộng đồng tại A Lưới, đã
thành lập ban quản lý dự án của ngành, chọn vị trí cụ thể tại A Lưới để triển
khai dự án trong năm 2009.
Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư vào ngành du lịch yếu, chưa đủ sức hấp dẫn,
ảnh hưởng lớn đến sự phát triển du lịch của Tỉnh trong thời gian qua. Các
khu du lịch tuy đã được quy hoạch tổng thể nhưng đầu tư manh mún nên
chưa phát huy được hiệu quả thu hút du khách. Vấn đề đầu tư phát triển nhà
vườn còn mang tính tự phát, chưa có một chính sách thống nhất, việc ràng
buộc người chủ vườn vào quy chế trước khi đầu tư đã làm người dân ngần
ngại, không dám tham gia.
Công tác phục hồi các công trình kiến trúc còn chậm, công nghệ trùng tu và
kỹ thuật còn yếu kém, còn nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể chưa
được nghiên cứu. Những giá trị văn hóa này để lâu có thể bị mất đi hay bị
thiên nhiên tàn phá.
2.2.2.6 Công tác quản lý nhà nước về du lịch.
Có thể nói, du lịch đã được lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế xác định là ngành
mũi nhọn để phát triển kinh tế của Tỉnh. Chương trình phát triển kinh tế - xã
hội của Tỉnh đến năm 2010 là từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo
61
hướng lấy du lịch - dịch vụ làm ngành kinh tế mũi nhọn để khai thác lợi thế
và tạo động lực cho phát triển kinh tế.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên - Huế lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2006-2010)
đã xác định tập trung phát triển, nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ,
với mức tăng trưởng bình quân trên 15%/năm. Trong đó, Tỉnh ưu tiên phát
triển các nhóm ngành: Tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, thương mại;
vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng; bưu chính viễn thông - công nghệ thông tin;
bất động sản; dịch vụ y tế, giáo dục, nhất là dịch vụ du lịch.
Để thực hiện được mục tiêu Đại Hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên - Huế lần thứ
XIII, Tỉnh dự tính huy động tổng mức vốn toàn xã hội từ 40.000 đến 45.000
tỉ đồng để đầu tư phát triển, tăng từ 3 đến 4 lần so với nhiệm kỳ trước. Trên
cơ sở đó, tỉnh Thừa Thiên Huế tiến tới hình thành các trung tâm thông tin
quốc tế, hệ thống dịch vụ trình độ cao ở khu vực kinh tế Chân Mây - Lăng
Cô. Tỉnh sẽ đầu tư nâng cấp cửa khẩu A Đớt, Hồng Vân nối với Lào, gắn xây
dựng trung tâm giao dịch ngoại thương để khai thác tốt trục hành lang kinh tế
Đông - Tây, và tuyến đường Hồ Chí Minh qua A Lưới.
Ngoài ra, Tỉnh cũng có chính sách khuyến khích việc liên doanh liên kết đầu
tư trong nước và nước ngoài để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật
cho ngành du lịch và thiết lập thêm các tour mới thu hút khách du lịch đến
với Cố đô Huế.
Về việc phát triển các ngành nghề liên quan đến du lịch thì những năm trở lại
đây, các ngành nghề thủ công truyền thống ở Huế từng bước được vực dậy
nhờ vào sự quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ của các cấp chính quyền. Một số chính
sách ưu đãi đầu tư và hỗ trợ sản xuất kinh doanh, khuyến khích và hỗ trợ
xuất khẩu trực tiếp hàng hóa và dịch vụ, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư cho các làng
nghề, ưu đãi về thuế đất, ưu đãi về thuế, chính sách một giá đã được áp dụng.
Đặc biệt, từ năm 2002, Tỉnh và Thành phố đã đề ra chương trình phát triển
62
sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp, trong đó tập trung phát triển hàng thủ
công mỹ nghệ, hàng lưu niệm phục vụ cho du lịch và xuất khẩu.
2.3 Nhận xét thực trạng phát triển du lịch của tỉnh trong thời gian qua.
2.3.1 Những cơ hội và thách thức của du lịch Huế
Cơ hội:
o Các chính sách thông thoáng mở cửa của Việt nam sau khi gia nhập
WTO.
o Tình hình bạo loạn, mất an ninh của thế giới sẽ hướng khách du lịch tìm
đến nơi an toàn tốt.
o Có nền văn hóa đặc sắc đa dạng.
o Được nhà nước hỗ trợ, quan tâm phát triển (Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt đề án xây dựng Huế trở thành Thành phố Festival đặc trưng của
Việt Nam).
Thách thức:
o Nền kinh tế đang bị suy thoái nặng. Việc chi tiêu cho du lịch giảm.
o Du lịch Việt Nam chậm chuyển hướng sang thị trường mới.
o Cộng đồng dân cư còn chưa mạnh dạn tham gia vào phát triển du lịch vì
cơ chế chính sách không rõ ràng của các cấp quản lý.
o Công nghệ du lịch còn yếu, chưa khai thác mạnh kênh thông tin
internet. Hiện nay, theo thống kê của Tổ chức du lịch Thế giới thì 78%
du khách Mỹ, 50% du khách Pháp và khoảng 10% du khách Trung
Quốc tìm kiếm thông tin du lịch qua mạng.
o Sự cạnh tranh của các địa phương trong tỉnh và các nước trong khu vực
2.3.2 Những kết quả đạt được
- Về quy hoạch: Đã được góp ý của Lãnh đạo tỉnh và hiện đang điều chỉnh
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và định
63
hướng đến năm 2020, bên cạnh là dự án Quy hoạch do Sigapore lập và nhiều quy
hoạch chi tiết khác.
- Tài nguyên du lịch từng bước được khai thác có hiệu quả, hệ thống cơ sở
vật chất từng bước được phát triển, các dự án đầu tư phát triển du lịch tăng nhanh về
số lượng, quy mô và chất lượng, nhiều loại hình du lịch đa dạng như du lịch sinh
thái, du lịch văn hoá, du lịch lễ hội hình thành và phát triển mạnh, xu hướng xã hội
hoá các hoạt động du lịch ngày càng tăng
- Vị trí vai trò của du lịch trong nhận thức của các cấp chính quyền và nhân
dân được nâng cao tạo là một điều kiện thuận lợi giúp quá trình phát triển du lịch
ngày càng nhận được sự quan tâm, ủng hộ và có môi trường xã hội thích hợp với
quá trình phát triển.
- Tổ chức kinh doanh du lịch ở Thừa Thiên Huế khá phát triển, số lượng
doanh nghiệp khá lớn; loại hình doanh nghiệp đa dạng về cả hình thức sở hữu lẫn
hình thức tổ chức; đa dạng về các loại hình dịch vụ như khách sạn, vận chuyển, nhà
nghỉ, nhà khách, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch, khu vui chơi giải trí, lữ hành
- Hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch và kết cấu hạ tầng xã hội được đầu tư phát
triển tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và đầu tư phát triển du lịch.
- Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch được tiến hành dưới nhiều hình thức,
trên nhiều phương tiện đã góp phần quan trọng trong việc thu hút khách du lịch, các
nhà đầu tư, bước đầu tạo lập được thương hiệu du lịch của Thừa Thiên Huế.
- Đội ngũ lao động du lịch Thừa Thiên Huế tăng trưởng mạnh tích cực về
trình độ và năng lực ngày càng đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch; Cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ đào tạo nguồn nhân lực được đầu tư nâng cấp phát triển đảm bảo
phục vụ tốt hơn cho công tác đào tạo. Tỉnh đã có kế hoạch đào tạo nhân lực hàng
năm, được báo cáo vào tháng 10 hàng năm về kết quả đào tạo trong năm và kế
hoạch cho năm sau.
64
- Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch được củng cố, kiện toàn, ngày càng
nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý du lịch tạo điều kiện thuận lợi hoạt động
kinh doanh và đầu tư của các thành phần kinh tế. Đặc biệt là việc ra đời của cổng
thông tin điện tử Huế với nhiều tiện ích đã giúp mọi cá nhân, tổ chức có thể nắm bắt
thông tin kịp thời về các kế hoạch cũng như các hoạt động trọng điểm khác trong
tỉnh nói chung và ngành du lịch nói riêng
- Thừa Thiên Huế đang dần trở thành thành phố Festival và là một trong
những điểm đến độc đáo của văn hoá, lễ hội hấp dẫn khách du lịch quốc tế.
2.3.3 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân
Hạn chế:
- QH 1995 tuy đã góp phần đạt được những kết quả khả quan nhưng tồn tại
một số hạn chế:
+ Các chỉ tiêu dự báo làm cơ sở xây dựng định hướng phát triển và các giải
pháp của QH 1995 không còn phù hợp với thực tế do những biến động của tình hình
thế giới và trong nước.
+ QH 1995 chưa đánh giá được toàn bộ tiềm năng du lịch của tỉnh, dẫn đến
việc khai thác mới chỉ tập trung chủ yếu vào di tích văn hoá lịch sử, các tiềm năng
du lịch khác như biển, đầm phá, giá trị văn hoá dân tộc thiểu số, di tích lịch sử cách
mạng chưa được quan tâm khai thác.
+ Về định hướng phát triển du lịch, QH 1995 mới chỉ đề cập đến: Định
hướng về tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch; Định hướng tổ chức không
gian; Định hướng các dự án ưu tiên đầu tư trong khi chưa đề cập đến một số định
hướng có vai trò quan trọng như: Định hướng phát triển thị trường khách du lịch;
Định hướng phát triển loại hình và sản phẩm du lịch; Định hướng quảng bá xúc tiến
du lịch, Định hướng đào tạo nguồn nhân lực
Hiện nay đang có quy hoạch tổng thể cho việc phát triển du lịch tỉnh Thừa
Thiên Huế, nhưng tất cả vẫn còn đang trong giai đoạn hiệu chỉnh, còn nằm trên
65
giấy. Để đem vào áp dụng thực tế các quy hoạch này, phải mất rất nhiều thời gian
cho sự chờ đợi báo cáo, xét duyệt ..và nhiều bước kiểm tra khác.
- Sản phẩm du lịch chưa đa dạng, chủ yếu là các sản phẩm gắn liền với di sản
văn hoá thế giới cố đô Huế; Chưa có nhiều nghiên cứu xây dựng sản phẩm mới. Các
sản phẩm gắn với các tiềm năng du lịch khác như các bãi biển, hệ thống đầm phá,
hệ thống di tích lịch sử cách mạng chưa được quan tâm phát triển. Việc trùng tu
di tích chưa đạt chất lượng cao.Các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp, các dịch vụ bổ
trợ, hàng hoá lưu niệm chưa phong phú, chất lượng chưa tương xứng với giá cả
Hiện nay, Huế chỉ làm du lịch từ sáng đến tối chứ chưa khai thác du lịch từ đêm đến
sáng, lúc mà khách cần giải trí chi tiêu nhất. Do đó mức chi tiêu của khách du lịch
đặc biệt là khách quốc tế còn thấp so với tiềm năng. Ngày lưu trú của khách còn quá
thấp so với các khu vực lân cận.
- Môi trường đầu tư khuyến khích phát triển du lịch tuy đã có những biến đổi
theo hướng thông thoáng, hấp dẫn nhưng chưa có các giải pháp đồng bộ nên chưa
thúc đẩy mạnh đầu tư phát triển du lịch.
- Việc đầu tư hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu tập trung ở
khu vực thành phố Huế và phụ cận, các khu vực khác đặc biệt khu vực A Lưới hầu
như chưa được quan tâm đầu tư nhiều.
- Hoạt động xúc tiến, tìm kiếm khai thác thị trường mới chưa được thực hiện
chủ động do đó chưa phát triển được các thị trường mới. Với tình hình kinh tế như
hiện nay, xu hướng khách du lịch cũ cần được duy trì, nhưng chuyển đổi thị trường
là một việc làm cần thiết và cấp bách, nhưng dường như chưa thấy có động thái gì
rõ ràng cho xu hướng này, chậm hơn so với các khu vực lân cận.
- Đào tạo nguồn nhân lực tuy có kế hoạch hàng năm nhưng vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu thực tế của tỉnh. Thừa lao động nhưng thiếu lao động có chất
lượng.
- Để phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách, hiện trên địa bàn Huế chỉ có
vài siêu thị cỡ nhỏ và chợ Đông Ba. Còn lại là hằng hà sa số những cửa hàng đồ lưu
66
niệm có chủng loại hàng hóa tương tự nhau. Huế quả rất khó để tìm hàng hiệu, mua
sắm “đã tay” như các nước lân cận Thái Lan, Singapore và các thành phố lớn trong
nước. Đó quả là một sự lãng phí đối với mảnh đất mỗi năm thu hút trên 1,5 triệu
lượt khách.
- Quản lý nhà nước về du lịch hiện vẫn còn nhiều khó khăn trong việc kết nối
các ngành lại với nhau thành một chuỗi cung cấp dịch vụ hoàn chỉnh.
- Hạn chế về kinh phí.
Những nguyên nhân
a/ Nguyên nhân khách quan.
- Tình hình an ninh, chính trị, kinh tế trên thế giới ảnh hưởng tiêu cực đến
quá trình phát triển du lịch Việt Nam như chiến tranh Iraq, khủng hoảng tài chính
toàn cầu, các vụ khủng bố ở Mỹ, Ba li, Thái Lan, dịch Sars, cúm gà, bò điên
- Các địa phương tổ chức hàng loạt lễ hội, ít nhiều mang tính trùng lắp và
kéo đi phần lớn du khách.
- Sự xuất hiện các điểm đến có khả năng cạnh tranh như Nha Trang, Đà
Nẵng, Hội An, Bình Thuận với những sản phẩm du lịch đa dạng, có chất lượng
cao, hấp dẫn đối với khách du lịch quốc tế.
b/Nguyên nhân chủ quan.
- Quy hoạch 1995 xây dựng trên cơ Sở Du lịch Thừa Thiên Huế đang ở giai
đoạn đầu của quá trình phát triển với xuất phát điểm thấp, tốc độ tăng trưởng đạt tỷ
lệ cao. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu của quy hoạch 1995 cao hơn so với
tốc độ tăng trưởng thực tế là nguyên nhân các chỉ tiêu du lịch Thừa Thiên Huế đạt
tỷ lệ thấp so với Quy hoạch 1995.
- Công tác xây dựng chiến lược phát triển du lịch và quản lý phát triển du
lịch thông qua hệ thống quy hoạch du lịch từ tổng thể đến chi tiết còn thiếu đồng bộ
và thiếu sự liên hệ chặt chẽ, bất cập, chồng chéo, thiếu sự phối hợp giữa các ngành
trong quy hoạch phát triển du lịch, quy hoạch phát triển ngành phát triển lãnh thổ ở
67
tỉnh nên gây ra sự phát triển lệch hướng tại một số điểm du lịch, dẫn đến hiệu quả
đầu tư thấp
- Năng lực của nguồn lực quản lý nhà nước còn thấp. Chưa linh hoạt, sáng
tạo, chưa nắm được sự biến đổi, nhu cầu thị trường, và có hiểu thì cũng chỉ làm du
lịch ở dạng cung cấp những cái Huế sẵn có chứ chưa cung cấp cái khách hàng cần.
- Hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch gặp nhiều
khó khăn do việc huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển còn khó khăn. Hiệu quả
sử dụng vốn đầu tư chưa cao; tình trạng dàn trải trong bố trí kế hoạch chưa được
khắc phực triệt để; việc lựa chọn ưu tiên đầu tư ở một số dự án, công trình chưa hợp
lý. Công tác quản lý đầu tư và xây dựng còn chậm về thủ tục đền bù giải toả, giao
đất Chất lượng tư vấn lập dự án, thiết kế, giám sát chưa cao, ảnh hưởng đến hiệu
quả đầu tư. Môi trường đầu tư vẫn còn nhiều vướng mắc, thu hút đầu tư hạn chế,
nhất là các nguồn lực đầu tư nước ngoài.
- Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật
và phát triển, huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh còn
hạn chế.
- Cải cách thủ tục hành chính chưa đồng bộ, chưa thật sự là cơ chế "một
cửa", tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư và kinh doanh; một số cơ chế, chính sách
du lịch triển khai thiếu đồng đồng bộ, chưa được kiểm tra, tổng kết rút kinh nghiệm
kịp thời.
- Hệ thống khách sạn có sự tăng trưởng khá nhanh so với cả nước tuy nhiên
chủ yếu tập trung tăng trưởng ở khu vực tư nhân do đó chưa tạo ra sự đột biến trong
chất lượng dịch vụ lưu trú của tỉnh đồng thời cạnh tranh gay gắt làm giảm chất
lượng dịch vụ..
- Nhận thức của các cấp, các ngành về phát triển du lịch, coi du lịch là ngành
kinh tế mũi nhọn của tỉnh chưa thật đúng mức, đầy đủ và nhất quán; trách nhiệm
của các ngành, các cấp tổ chức quán triệt Chương trình hành động thực hiện Nghị
quyết của Tỉnh uỷ chưa sâu, mới được tổ chức ở cán bộ chủ chốt, còn triển khai
68
quán triệt từng ngành, từng địa phương và nhân dân chưa được quan tâm đầy đủ,
việc cụ thể hoá Nghị quyết của ngành và địa phương còn lúng túng, do đó Nghị
quyết vào cuộc sống có phần hạn chế.
- Việc phối hợp các ngành chưa đồng bộ, việc chủ động của ngành thương
mại - du lịch tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh chỉ đạo Chương trình phát triển du
lịch còn lúng túng, hiệu quả chưa cao.
69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.
Trong chương này, chúng tôi đã khái quát được bức tranh tổng thể về tình
hình phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế qua việc phân tích các yếu tố
bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển ngành du lịch của tỉnh.
Thực trạng của ngành du lịch thông qua nguồn dữ liệu thứ cấp của các cơ
quan, đơn vị liên quan đã phản ảnh được những mặt mạnh, mặt yếu về quy
hoạch, về cơ sở hạ tầng, cơ sở kỹ thuật, về nguồn nhân lực, về xúc tiến quảng
bá, hoạt động các doanh nghiệp và sự phối hợp liên ngànhCùng với những
thách thức và cơ hội hiện tại mà ngành du lịch tỉnh đang đối diện.
Kết quả có được từ chương II là những điểm mấu chốt để chúng ta có thể
hình thành nên các hướng giải pháp nhằm khắc phục được hạn chế đang tồn
tại và giúp du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển tương xứng với tiềm năng
vốn có của mình.
.
70
Chương III. Giải pháp phát triển du lịch Huế đến 2015
3.1 Quan điểm và Mục tiêu phát triển du lịch thành phố Huế đến 2015.
3.1.1 Quan điểm phát triển du lịch TTH
Phát triển bền vững:
Để được xem là phát triển bền vững thì việc phát triển ngành công nghiệp du
lịch bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau:
- Đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ ổn định, bền vững. Phát triển du
lịch gắn với lợi ích cộng đồng, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói
giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân
dân.
- Phát triển du lịch gắn với giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thống văn
hóa Thừa Thiên Huế, truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam ; bảo tồn và
phát huy di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, kết hợp hài hòa giữa yếu tố
truyền thống và hiện đại, tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới, tạo
điều kiện để tiếp cận và ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào hoạt
động du lịch. Chú ý phát triển đa dạng các loại hình và các điểm du lịch
văn hóa, lịch sử, sinh thái...
- Phát triển du lịch gắn với bảo vệ tốt môi trường tự nhiên, xã hội, bảo đảm
giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Phát triển toàn diện:
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang đậm chất văn hóa và có tính liên
ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Do đó, để phát triển du lịch một cách
toàn diện phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu sau :
- Việc phát triển du lịch Thừa Thiên Huế phải đặt trong mối liên hệ chặt
chẽ và gắn kết với hoạt động du lịch của khu vực Bắc trung bộ, khu vực
Miền trung - Tây nguyên, và các thị trường du lịch lớn như Đà Nẵng,
TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Phát triển du lịch đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển vùng,
khu vực, đặc biệt là với các Di sản Văn hóa thế giới của miền Trung.
71
- Các định hướng phát triển du lịch của Thừa Thiên Huế phải phù hợp với
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như quy
hoạch phát triển du lịch Việt Nam.
- Để có thể phát triển du lịch, phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành
liên quan, đặc biệt trong công tác quản lý chính sách phát triển du lịch.
3.1.2 Mục tiêu.
Trong năm 2009: Phấn đấu đón được 1,8 triệu lượt khách, tăng 18%;
doanh thu du lịch tăng 20% so với năm 2008; tổng số phòng cuối năm
2009 đạt 6.000 phòng, công suất sử dụng phòng bình quân đạt trên 60%.
Dài hạn:
Xây dựng Huế trở thành thành phố Festival
Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thừa Thiên Huế đến năm
2010, để thực thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Thừa Thiên Huế thì mục tiêu du lịch Thừa Thiên Huế phải đạt được như
sau:
o Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tăng mạnh
đóng góp của du lịch vào GDP của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo động lực
thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
o Phấn đấu đến năm 2010 đón hơn 2,5 triệu lượt khách du lịch, trong
đó có hơn 1 triệu lượt khách quốc tế, tỷ trọng của du lịch trong
GDP đạt hơn 15%; năm 2020 đón hơn 5,5 triệu lượt khách du lịch,
trong đó có hơn 2,5 triệu lượt khách quốc tế, tỷ trọng của du lịch
trọng GDP đạt gần 16%..
o Phát triển du lịch tạo điều kiện hỗ trợ phát triển cộng đồng thông
qua các lợi ích kinh tế du lịch mang lại cho cư dân địa phương và
các dự án hỗ trợ cộng đồng..
o Phát triển du lịch phải luôn đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên
cũng như xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa, dân tộc. Vì du lịch Huế
đang phát triển theo xu hướng dựa trên lịch sử văn hóa, nên việc
bảo tồn môi trường nhân văn, phát huy các giá trị văn hóa địa
72
phương là mục tiêu lâu dài của ngành du lịch tỉnh nhà. Đồng thời
cần có biện pháp tuyên truyền giáo dục du khách và dân địa
phương về giá trị tài nguyên du lịch tỉnh.
o Bên cạnh các mục tiêu về kinh tế, môi trường thì mục tiêu về giữ
gìn an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội cũng được đặt ra với
tầm quan trọng cao. Du lịch an toàn là mục tiêu để thu hút khách,
còn đối với một địa phương, đó là điều kiện để đảm bảo du lịch
phát triển bềnh vững, là cơ hội cho việc mở rộng hợp tác quốc tế.
3.1.3 Chỉ tiêu phát triển du lịch Huế
Nguồn :Viện NCPT Du Lịch
3.2 Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
Từ những vấn đề về thực trạng được phân tích như ở chương 2, các cơ hội ,
thách thức cũng như các thành tựu và hạn chế còn tồn đọng của ngành du lịch Huế,
chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch Thừa Thiên Huế, nhất là
trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay.
3.2.1 Giải pháp về quy hoạch .
Hiện nay, không chỉ riêng tỉnh TTH mà hầu như tại các tỉnh, thành phố của
nước ta, việc lập quy hoạch phát triển của ngành du lịch chưa gắn liền với
thực trạng và xu hướng phát triển trong tương lai. Nhiều người cho rằng quy
hoạch phát triển ngành là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về một
ngành cụ thể mà thôi chứ không liên quan với các bộ phận khác. Quan niệm
này cần phải được xem xét, đánh giá lại bởi vì các lý do sau đây:
- Quy hoạch phải dựa trên chiến lược phát triển;
Tốc độ bình quân Chỉ tiêu Đv 2010 2015 2020
2005-2010 2010-2020
Tổng số khách L/K 2.525.000 4.075.000 5.625.000 19,18% 8,34%
Khách quốc tế L/K 1.095.000 1.845.000 2.595.000 24,23% 9,01%
Ngày lưu trú TB ngày 2,00 2,50 3,00 0,20% 4,14%
Tổng số ngày khách ngày 2.190.000 4.612.500 7.785.000 24,48% 13,52%
Khách nội địa L/K 1.430.000 2.230.000 3.030.000 16,03% 7,80%
Ngày lưu trú TB ngày 1,96 1,98 2,00 0,32% 0,20%
Tổng số ngày khách ngày 2.802.800 4.415.400 6.060.000 16,39% 8,02%
73
- Chiến lược phát triển có tốt, có phù hợp hay không phải dựa trên
nguồn lực, tiềm năng hiện tại, xu hướng phát triển tương lai...;
- Để có chiến lược phát triển tốt cần phải có tầm nhìn dài hạn, sâu rộng.
Do đó, nếu quá trình xây dựng chiến lược phát triển / lập quy hoạch phát
triển ngành du lịch có ít đối tượng tham gia thì các quy hoạch này không thể
đảm bảo chất lượng; không tập trung trí tuệ của nhiều tổ chức, cá nhân và
điều quan trọng nhất là không gắn liền với thực tế; nói cách khác nếu không
gắn kết được quy hoạch với lợi ích lâu dài của doanh nghiệp, của cộng đồng
dân cư thì cả doanh nghiệp và cộng đồng dân cư đều không quan tâm đến
công tác quy hoạch và việc triển khai thực hiện công tác đó.
Ngoài ra, khi đã có chiến lược phát triển tốt thì bước tiếp theo là các cơ quan,
đơn vị, bộ phận có liên quan phải cùng phối hợp với nhau để xác định mức
độ ưu tiên cho từng khu vực, từng dự án cụ thể; trên cơ sở đó mới có kế
hoạch thực hiện đồng bộ các khâu. Từ đó, các giải pháp / chương trình được
xác định trong kế hoạch thực hiện mới đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ với mục
tiêu ban đầu đã đề ra.
Như vậy, để đạt được sự thống nhất giữa các cơ quan hữu quan khác nhau
nhằm tăng cường khả năng định hướng, điều chỉnh và phối hợp hoạt động
giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, giữa các vùng để khai thác
một cách có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế so sánh thì ngay từ thời điểm
bắt đầu lập kế hoạch rất cần thiết phải tạo ra một cơ chế hoạt động để qua đó
các thành viên như: đại diện các doanh nghiệp, đại diện các cơ quan quản lý
nhà nước, đại diện cộng đồng dân cư ở địa phương... tham gia. Thông qua đó
mới có thể phản ánh được suy nghĩ, nguyện vọng của các thành viên vào kế
hoạch.
Æ Nội dung cụ thể cần đạt được như sau:
- Đối với các điểm du lịch truyền thống : Chùa chiền, Lăng tẩm, sông
hương, cung đình... cần có kế hoạch trùng tu theo từng giai đoạn. Các
tuyến du lịch theo quy hoạch cũ vẫn còn giá trị trong giai đoạn hiện
nay như : Tuyến du lịch văn hoá Cố đô Huế - Huế city tour; Tuyến du
lịch thành phố Huế - Cảnh Dương - Bạch Mã - Lăng Cô - Hải Vân;
Tuyến du lịch thành phố Huế - Thuận An - phá Tam Giang - đầm Cầu
74
Hai; Tuyến du lịch TP Huế - A Lưới - đường mòn Hồ Chí Minh thì
vẫn thực hiện và bổ sung thêm một số tuyến mới như : Tuyến du lịch
thành phố Huế - Quảng Điền - khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền ;
Tuyến du lịch ven biển từ thành phố Huế qua cửa Tư Hiền đến Cảnh
Dương - Chân Mây - Lăng Cô; Tuyến du lịch Thành phố Huế - Nam
Đông để khai thác tiềm năng du lịch và phục vụ nhu cầu du khách
hiệu quả hơn.
- Rà soát, triển khai lập và xét duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết các
khu vực trọng điểm phát triển du lịch để xây dựng các dự án ưu tiên
đầu tư phát triển du lịch theo từng giai đoạn. Cụ thể, tiếp tục thực hiện
quy hoạch phát triển du lịch thành ba cụm với không gian rộng hơn,
lựa chọn các địa điểm ưu tiên hơn:
o Cụm du lịch trung tâm (Huế và phụ cận) : Quy hoạch theo
định hướng xây dựng thành khu du lịch quốc gia. Tập trung vào: Hạ
tầng hệ thống các khu du lịch sinh thái đầm phá, hệ thống hạ tầng cơ
sở như giao thông điện nước, cơ sở vật chất kỹ thuật như nhà hàng,
khu lưu trú và trung tâm hội nghị. Tăng cường quảng bá, xúc tiến đặc
biệt là Festival.
o Cụm du lịch Cảnh Dương – Bạch Mã – Lăng Cô và phụ cận:
Hạt nhân của cụm là các điểm du lịch bãi biển Cảnh Dương, điểm du
lịch Lăng Cô, Vườn quốc gia Bạch Mã, Hồ TruồiĐối với cụm này
cần Phát triển hệ thống giao thông trong vùng đặc biệt là các tuyến
đường ven đầm Lập An, khu vực vườn quốc gia Bạch Mã ; Phát triển
hệ thống các khu du lịch nghỉ biển ở khu vực Lăng Cô, Cảnh Dương;
Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu vực Nhị Hồ Suối Voi.
o Cụm du lịch A lưới : Tài nguyên du lịch ở khu vực này chủ
yếu là tài nguyên nhân văn. Đây là khu vực hạ tầng còn yếu kém, vì
vậy cần phải : Nâng cấp hạ tầng cơ sở như giao thông, điện nước.. ;
Đầu tư xây dựng các mô hình làng du lịch. Nghiên cứu xây dựng các
sản phẩm du lịch độc đáo gắn liền với đặc trưng tài nguyên khu vực.
- Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành liên quan trong quá trình
xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch. Đặc biệt chú ý đến vấn đề
75
tham gia của cộng đồng trong quá trình lập quy hoạch cũng như quá
trình thực hiện quy hoạch, cần chuyển hướng từ lập kế hoạch theo đầu
vào sang cách lập kế hoạch dựa trên kết quả.
- Chú ý đến công tác quy hoạch các vị trí để xây dựng hệ thống các
cửa hàng, cửa hiệu, siêu thị, khu vui chơi giải trí, nhà hàng, quán ăn
đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
- Các kế hoạch cũng phải có cơ chế theo dõi và đánh giá thường xuyên
(lâu nay khâu này ít được chú ý) để có thể phát hiện và giải quyết kịp
thời các khó khăn vướng mắc, và khi cần thiết có thể điều chỉnh việc
phân bổ nguồn lực.
3.2.2 Chiến lược quảng bá – xúc tiến
- Mở rộng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và
ngoài nước, giới thiệu điểm đến an toàn thân thiện, sản phẩm hấp dẫn,
độc đáo, mới lạ... Tập trung vào các thị trường chiến lược có khả năng
tăng trưởng nhanh trong cơ cấu khách như: Thái Lan, Xingapo, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Nga
- Phối hợp với các tỉnh khu vực miền trung như: Đà Nẵng, Quảng Nam,
Quảng Trị, Quảng Bình tiến hành một số chương trình Roadshow nhằm
vào các thị trường gần như Thái Lan, Trung Quốc,
- Tổ chức một số hội nghị chuyên đề về lưu trú, lữ hành nhằm nhận định
và bàn giải pháp phát triển thị trường mới.
- Xây dựng chiến lược quảng bá, tiếp thị du lịch với quy mô toàn ngành có
gắn với hoạt động của đội ngũ làm công tác thông tin đối ngoại và đối
nội, tập trung vào các thị trường chính, tích cực thăm dò chuẩn bị điều
kiện để tiếp xúc với các thị trường mới.
- Xây dựng các trung tâm thông tin du lịch (có thể đặt các Kios) tại các nhà
ga, sân bay, cửa khẩu, đây là nơi vừa là chỗ nghỉ ngơi cho khách, vừa làm
nơi cung cấp thông tin khi du khách mới đặt chân đến Huế.
76
- Nhanh chóng hoàn thiện chức năng của Cơ quan xúc tiến du lịch để theo
dõi, giám sát và đẩy mạnh các chiến lược quảng bá.
3.2.3 Giải pháp về vốn
Hiện nay, du lịch Huế đang hạn chế về kinh phí cho việc đầu tư các khu di
tích mới và trùng tu các khu di tích cũ. Nên việc huy động về vốn là yếu tố
cần thiết để duy trì và phát triển quy mô cũng như chất lượng sản phẩm của
ngành:
- Vốn nhà nước : Nguồn vốn tỉnh quy định một tỷ lệ hàng năm để đầu tư
cho ngành. Nguồn này cũng sẽ tăng dần tỷ lệ khi tỉnh có chiến lược thu
hút khách di lịch tới nhiều hơn, thời gian lưu trú lâu hơn.
- Xây dựng quỹ đầu tư phát triển du lịch lấy từ nguồn thu du lịch để đầu tư
cho quá trình nâng cao chất lượng các sản phẩm hiện có, nghiên cứu, phát
triển các sản phẩm mới và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Vốn doanh nghiệp : Huy động từ các Doanh nghiệp làm du lịch trong và
ngoài nước.
- Vốn đầu tư FDI.
- Vốn vay ngân hàng và các nguồn vốn khác.
Nguồn vốn này phải được kết hợp giữa nhà nước và Doanh nghiệp. Vì vậy,
nếu muốn kêu gọi các Doanh nghiệp tư nhân tham gia đóng góp vốn thì các
Doanh nghiệp nhà nuớc phải là những doanh nghiệp đi tiên phong trong việc
này.
3.2.4 Đào tạo nguồn nhân lực.
Ngành du lịch Tỉnh đang đứng trước một sức ép về nhu cầu nguồn nhân lực
chất lượng cao cả về người lao động trực tiếp lẫn cán bộ quản lý chủ chốt,
đòi hỏi nguồn nhân lực phải có kiến thức và chuyên môn sâu rộng về du lịch.
Việc xây dựng năng lực cho nguồn nhân lực là vấn đề có tính chiến lược của
tỉnh, tuy nhiên triển khai kế hoạch này như thế nào cho hiệu quả, đảm bảo
đáp ứng được nhu cầu hiện tại và tương lai thì cần thực hiện những nội dung
sau:
77
(1) Rà soát lại tình hình nguồn nhân lực hiện nay của Tỉnh trong ngành du
lịch, kết hợp với việc kiểm tra lại những kết quả hoạt động trong thời gian
qua, trên cơ sở đó đề xuất ra một kế hoạch đào tạo thiết thực.
(2) Kế hoạch đào tạo hỗ trợ nguồn nhân lực phải được thông báo đến các
doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân) đang hoạt động
trong lĩnh vực du lịch. Chính họ là bộ phận lớn sử dung nguồn nhân lực,
và đi sát với nhu cầu thực tế nên sẽ đóng góp những ý kiến hữu ích trong
việc xây dựng và thực hiện kế hoạch. Cũng trên cơ sở đó sẽ giảm bớt tình
trạng đào tạo mang tính tự phát, thời vụ...kém chất lượng. Xây dựng kế
hoạch đào tạo cụ thể, riêng biệt cho từng đối tượng sau:
o Nhân viên phục vụ: đây là lực lượng quang trọng đối với dịch
vụ du lịch, người lao động cần phải qua đào tạo nghề, đạt trình độ
tối thiểu. Ưu tiên đào tạo ngoại ngữ và tay nghề chuyên môn cho đội
ngũ này, bảo đảm phục vụ tốt khách du lịch, nhất là khách du lịch
nước ngoài.
o Hướng dẫn viên du lịch: phải giỏi nghề, yêu nghiệp, giỏi ứng
xử, hiểu biết rộng và sâu lịch sử, các di tích, văn hóa thiên nhiên,
các sản phẩm phi vật thể và những thuần phong mỹ tục của các điểm
du lịch. Hướng dẫn viên cần ý thức được mình là nhân tố quang
trọng tác động trực tiếp đến khách du lịch và cộng đồng dân cư tham
gia vào bảo vệ môi trường.
o Cán bộ quản lý: gắn liền với tiêu chí phải là một người giỏi
điều hành, thạo nghiệp vụ, có khả năng quản trị nhân sự và tầm nhìn
chiến lược về thị trường. Người quản lý phải được đào tạo từ căn
bản, có năng lực, sáng tạo và nhạy bén trong hội nhập.
o Giảng viên: là đối tượng đào tạo nguồn nhân lực, vì vậy cần
phải không những giỏi về lý thuyết mà phải thạo cả thực hành. Cần
có chính sách đào tạo bồi dưỡng nâng cao sau đại học bằng cách đưa
đi huấn luyện thêm ở các quốc gia có du lịch phát triển.
Ngoài các đối tượng liên quan như đã nói trên thì lãnh đạo ngành du
lịch tỉnh cần chú ý đến việc cung cấp, tuyên truyền nhận thức về du lịch
trong cộng đồng dân cư, thực hiện xã hội hóa du lịch.
78
(3) Ngoài việc đào tạo mới và đào tạo lại nguồn nhân lực, lãnh đạo Tỉnh
nên có các chính sách thu hút người tài như chính sách lương theo cơ chế
thị trường, hỗ trợ nâng cao trình độ...
(4) Tỉnh cần tạo nhiều điều kiện hơn nữa để doanh nghiệp và các trường
đào tạo gặp nhau, thấu hiểu nhau hơn để đưa ra một sản phẩm đạt yêu cầu
cho thị trường. Hạn chế tối thiểu các chi phí đào tạo lại và cả chi phí về
thời gian. Đồng thời Sở du lịch cần kết hợp với Sở Giáo dục Đào tạo và
Sở Lao động Thương binh Xã hội để dự báo nhu cầu nhân lực của du lịch
để có hướng ra cho bài toán này.
(5) Để phát triển nguồn nhân lực, các doanh nghiệp nên tăng cường chính
sách khuyến khích nhân viên, cán bộ quản lý tự học hỏi lẫn nhau giữa
những người cùng công tác trong ngành du lịch vì du lịch là ngành đặc
biệt, mở luôn thay đổi và mới mẽ nên nếu chỉ dựa vào đào tạo thì chưa
đủ. Tổ chức các hội thi tay nghề cho nhân viên, hội thi kiến thức cho cán
bộ quản lý.
3.2.5 Phối hợp giữa các ngành.
Du lịch là ngành kinh tế liên ngành, liên vùng và mang tính xã hội hóa cao. Tuy
trong thời gian qua đã có sự phối hợp giữa các ngành nhưng sự kết hợp này không
chặt chẽ để phát huy hết nội lực, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của
tỉnh TTH. Huế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là thành phố của Festival
thì việc phối hợp giữa các ngành, liên kết giữa các vùng, địa phương cần được phát
huy hơn nữa.
Æ Nội dung cần đạt được:
- Lãnh đạo Tỉnh phải là cầu nối giữa các sở, ban, ngành để hỗ trợ cho
du lịch phát triển thông qua việc ban hành các văn bản, chính sách....
Hiện tại, việc phối hợp giữa các sở, ban, ngành rất thấp. Vì vậy, Tỉnh
cần có chính sách rõ ràng, vừa phân công trách nhiệm hỗ trợ, vừa
khuyến khích hợp tác trên tinh thần mục tiêu chung của Tỉnh xem du
lịch là ngành mũi nhọn.
- Xây dựng những cơ chế điều phối - phát triển chung, cơ chế hỗ trợ, cơ
chế phân phối, cơ chế giám sát. Mỗi một vùng cần phải có ban quản
79
lý riêng, thực hiện và giám sát xuyên suốt kế hoạch phối hợp giữa
vùng này và các vùng khác.
- Đưa ra các chính sách để khuyến khích các Doanh nghiệp về Lữ hành
– Khách sạn - vận chuyển tự động liên kết với nhau thành một chuỗi
chỉnh thể cung cấp dịch vụ du lịch. Quản lý theo hình thức vừa thả
lỏng vừa thắt chặt (các doanh nghiệp tự do trong lựa chọn đối tác để
phối kết hợp nhưng phải trong khuôn khổ của pháp luật, kết hợp theo
đúng tinh thần cùng nhau phát triển).
- Xây dựng các chính sách phối hợp, liên kết giữa các Khu/Tuyến/Điểm
để thu hút khách du lịch, tạo ra sự liên thông trong phục vụ du khách,
du khách mong muốn tìm hiểu, khám phá nhiều hơn, góp phần nâng
cao thời gian lưu trú của khách du lịch tại Huế, tăng doanh thu cho
ngành du lịch.
- Xây dựng quy chế và chương trình hợp tác cụ thể giữa các địa phương
liền kề nhau, nhằm tạo điều kiện để khai thác lợi thế của nhau. Hiện nay,
sở du lịch Huế cũng đã kết hợp được với Đà Nẵng - Quảng Nam, tạo
được thế liên hoàn trong tour du lịch. Tuy nhiên, sự hợp tác này chưa
được thắt chặt nên vẫn còn có sự trùng lắp về sản phẩm du lịch biển. Huế
phải dựa vào lợi thế cạnh tranh của mình để tạo một thương hiệu riêng
cho sản phẩm du lịch, góp phần giúp các doanh nghiệp lữ hành có thể
phân biệt để giới thiệu sản phẩm đến du khách hiệu quả nhất.
3.2.6 Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch.
Sản phẩm du lịch của Huế hiện nay rất đơn điệu, giá trị gia tăng thấp nên
không níu kéo chân du khách ở lại và trở lại. Vì vậy, nâng cao chất lượng sản
phẩm, mở rộng các chương trình phục vụ du khách là một yếu tố cần thiết.
Cụ thể:
- Tăng cường chất lượng các chương trình lễ hội thu hút khách tham
quan. Gắn các hoạt động lễ hội với đời sống thường ngày của người
dân để tạo nên sức sống cho các chương trình văn hóa này.
80
- Cần phát triển thêm loại hình sản phẩm du lịch mua sắm (thông qua
các chợ ẩm thực, chợ đêm, chợ cuối tuần....). Hình thành các trung
tâm mua sắm hiện đại cho du khách trong nước và quốc tế tại các
trung tâm du lịch lớn. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, dịch
vụ du lịch, tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng.
- Đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ du lịch văn hóa bằng hình thức
làm phong phú, sinh động các văn hóa đặc trưng của Huế.
- Tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, quy mô
lớn để có khả năng khai thác số lượng khách lớn, có khả năng chi trả
cao, tăng thời hạn lưu trú và mức chi của du khách.
- Ngoài việc nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có, cần tìm
kiếm và xây dựng các loại hình dịch vụ du lịch mới để đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của du khách như nghiên cứu mở tuyến du lịch
sinh thái, những sản phẩm độc đáo mang đậm bản sắc văn hoá Huế đủ
sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Kéo dài thời gian phục vụ du khách vào ban đêm.
Đối với các sản phẩm đặc trưng của Festival, cần:
- Củng cố hoàn thiện không gian văn hoá cung đình Cố đô; phát triển
không gian văn hoá lễ hội và lịch sử cách mạng phía Tây Nam thành
phố như: Khu di tích Chín hầm; Đền Huyền Trân công chúa, khu
tưỏng niệm anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ; không gian
văn hoá cộng đồng: Thuận An, Phước Tích, Thuỷ Thanh, Lăng Cô.
- Bảo tồn, tôn tạo tài nguyên văn hoá vật thể: Quần thể di tích Cố đô
Huế, hoàn thành Khu tưởng niệm anh hùng dân tộc Quang Trung
Nguyễn Huệ, nhà thờ Nguyễn Tri Phương - Nguyễn Duy
- Nguyễn Lâm, di tích cụ Phan Bội Châu, bảo tồn các Khu nhà vườn
Huế, các Làng nghề truyền thống.
- Bảo tồn và phát huy văn hoá phi vật thể: Nghiên cứu phục hồi và tái
hiện văn hoá truyền thống Cung đình; sưu tầm và phát triển ca Huế,
81
ca Kịch Huế và âm nhạc truyền thống Huế; sưu tầm, khôi phục có
chọn lọc các loại hình nghệ thuật đặc thù xứ Huế, các lễ hội dân gian.
- Xây dựng các thiết chế văn hoá của thành phố Festival: Nhà hát nghệ
thuật Ca kịch Huế, Nhà hát nghệ thuật Cung đình Huế, Khu vườn
Tượng quốc tế, Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, Nhà thiếu nhi Huế.....
- Cải tạo, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị của thành phố Festival: Hệ
thống giao thông đô thị, công viên, cây xanh, hạ tầng các khu định cư
Cụ thể, nhiệm vụ trước mắt cần, quản lý nhà nước cần phải tăng
cường các công tác sau:
- Công bố, triển khai Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
- Triển khai Quy chế xét chọn dịch vụ du lịch đạt chuẩn, mở rộng các
cơ sở dịch vụ khác.
- Thẩm định, xếp hạng các khách sạn đạt tiêu chuẩn theo quy định; tăng
cường kiểm tra các dịch vụ lưu trú, lữ hành, hướng dẫn viên, kiên
quyết xử lý nghiêm khi có vi phạm.
- Rà soát, xác định trọng tâm các sản phẩm du lịch hiện có cần duy trì
và phát triển; nghiên cứu xây dựng sản phẩm mới, có kế hoạch và lộ
trình cụ thể như: phố đi bộ, phố ẩm thực; tour đầm phá, sinh thái biển
đảo; tour chữa bệnh kết hợp nghỉ dưỡng, khám phá Huyền thoại sông
Hương...
- Hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng các mô hình phát triển du lịch cộng
đồng, tập trung vào các địa bàn có tour du lịch đồng quê, sinh thái,
làng nghề, làng dân tộc ít người,;.
- Phục hồi và khai thác các điểm di tích mới như Lăng Gia Long, khu
Văn Thánh, khu Hỗ Quyền, Voi Ré...; Triển khai mạnh các tour du
lịch tâm linh Ba Đồn, Huyền trân Công chúa, Chín Hầm; Chuyển
giao công nghệ cho doanh nghiệp các sản phẩm mới để khai thác theo
hình thức nhà nước hỗ trợ giai đoạn hình thành sản phẩm.
82
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Nâng cao chất lượng ca Huế
trên sông Hương".
3.2.7 Đẩy mạnh mô hình phát triển du lịch cộng đồng, khuyến khích
người dân tham gia phát triển du lịch :
Sự tham gia của cộng đồng dân cư vào việc phát triển du lịch là một trong
những yếu tố hết sức cần thiết để tạo nên sự thu hút trong các sản phẩm du lịch.
Một khi du lịch đã được xác định là ngành then chốt, ngành mũi nhọn của Tỉnh
thì sự tham gia của cộng đồng dân cư là hết sức cần thiết, mang tính quyết định
đến sự thành công của các chiến lược phát triển du lịch mà Tỉnh đã đề ra.
Æ Nội dung cần đạt được:
- Tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân bằng nhiều hình thức về vai trò,
vị trí và hiệu quả của du lịch, về trách nhiệm phát triển du lịch, về
cách ứng xử, giao tiếp khi có khách quốc tế đến tham quan địa
phương.
- Tuyên truyền, khuyến khích, động viên nhân dân tham gia hoạt động
kinh doanh du lịch trong khuôn khổ của pháp luật; tăng cường huy
động các nguồn vốn trong dân và các thành phần kinh tế khác phục vụ
cho sự nghiệp phát triển du lịch.
- Triển khai giáo dục văn hoá trong du lịch cho học sinh, sinh viên,
thanh niên và các tầng lớp dân cư khác để đẩy nhanh hoạt động xã hội
hóa du lịch.
- Tuyên truyền, khuyến khích nhân dân tham gia vào các sự kiện, các
chương trình, các lễ hội du lịch như là một bộ phận cấu thành của
chương trình nhằm tạo nên không khí sống động cho chương trình,
đưa nét văn hóa của TTH vào từng sản phẩm du lịch văn hóa
- Mở lớp tập huấn về Luật Du lịch và các văn bản dưới luật, các chế độ,
chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan (quy định về quảng
cáo; an ninh trật tự, phòng và chống tệ nạn xã hội; vệ sinh an toàn
thực phẩm; bảo vệ tài nguyên - môi trường; giữ gìn bản sắc văn hoá
dân tộc) cho các đối tượng là giám đốc doanh nghiệp, người quản lý
cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.
83
- Sở Du lịch xây dựng chương trình, kế hoạch cùng với Đài Phát thanh
và Truyền hình, các đài, báo địa phương, chính quyền và các tổ chức
xã hội tại địa bàn trọng điểm du lịch, phối hợp tuyên truyền thường
xuyên và có trọng điểm chủ trương của Trung ương và địa phương về
phát triển du lịch, tạo chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của cộng đồng
xã hội về vai trò, vị trí của kinh tế du lịch trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của Tỉnh
3.3 Kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị đối với Bộ Văn hóa thể thao du lịch
- Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống pháp luật chuyên ngành du lịch.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị trong việc soạn thảo và
phát hành văn bản.
- Tăng cường pháp chế trong quản lý nhà nước về du lịch.
- Hỗ trợ đầu tư kinh tế cho tỉnh trong việc quảng bá – xúc tiến và đào
tạo nguồn nhân lực.
3.3.2 Kiến nghị đối với Sở du lịch và Ủy ban nhân dân tỉnh TTH
- Tăng cường công tác thực hiện và đôn đốc thực hiện các chính sách của
Trung Ương đã đề ra.
- Theo dõi, kiểm tra để tiếp xử lý kịp thời các thông tin phản hồi.
- Đẩy mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý nhà nước.
- Xử lý nghiêm minh với các đối tượng vi phạm quy định trong pháp luật
về du lịch.
84
KẾT LUẬN CHƯƠNG III.
Trong chương này, căn cứ vào quan điểm và định hướng phát triển
của du lịch tỉnh TTH, đồng thời với kết quả phân tích các hạn chế cũng như
cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển du lịch ở chương II, kết hợp
với việc phân tích mô hình xương cá. Chúng tôi đã xác định được các giải
pháp cần phải thực hiện để khắc phục hạn chế và đẩy mạnh phát triển du
lịch, đó là:
(1) Giải pháp về quy hoạch;.
(2) Chiến lược quảng bá-xúc tiến ;
(3) Đào tạo nguồn nhân lực ;
(4) Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành, liên vùng ;
(5) Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ ;
(6) Đẩy mạnh mô hình phát triển du lịch cộng đồng, khuyến khích người dân
tham gia phát triển du lịch.
Ngoài ra, chúng tôi đã đề xuất các nội dung chi tiết có tính khả thi cao
cần thực hiện trong từng giải pháp cụ thể. Tuy nhiên để nâng cao tính khả thi
thì các giải pháp này phải được kết hợp một cách đồng bộ và trong quá trình
thực hiện phải được kiểm tra, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế
của ngành du lịch tỉnh.
85
KẾT LUẬN
Để thực hiện mục tiêu ‘Du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi
nhọn’ thì cần phải phát triển nhanh và bềnh vững. Đây là hướng tích cực để đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, thúc đẩy các ngành khác phát triển..
Trong luận văn này, đã thể hiện được các tiềm năng du lịch của tỉnh, cho
thấy được những mặt mà ngành du lịch tỉnh nhà làm được và chưa làm được. Từ đó
đi tìm nguyên nhân của vấn đề và đưa ra được các hạn chế cốt lõi. Trên cơ sở đó,
chúng tôi đã đề xuất sáu giải pháp cùng một vài kiến nghị, hy vọng sẽ góp phần cải
thiện và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của tỉnh TTH, đưa ngành du lịch của
tỉnh có vị thế cao hơn trong nước, khu vực và thế giới.
86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt :
1. GS.TS Nguyễn Văn Đính, TS Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình
kinh tế du lịch, NXB Lao động - Xã hội.
2. TS Hoàng Văn Hoan (2006), Hoàn thiện Quản lý nhà nước về lao động
trong kinh doanh du lịch ở Việt Nam, NXB Thống kê Hà Nội.
3. Trần Thị Mai (2008), “Nghiên cứu tác động của Festival Huế đối với
kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế”.
4. Hoàng Trọng, Chu Thị Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên
cứu với SPSS, NXB Thống kê.
5. Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
6. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu thị
trường, NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM.
7. Luật Du Lịch (2006), Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
8. Sở du lịch tỉnh TTH (2007), Báo cáo hoạt động ngành du lịch tỉnh TTH
năm 2006.
9. Sở du lịch tỉnh TTH(2008), Báo cáo hoạt động ngành du lịch tỉnh TTH
năm 2007.
Website:
1. www.vietnamtourism.gov.vn.
2. www.dulichhe.com.
3. www.toquoc.gov.vn.
4. www.vtr.org.vn.
5. www.laodong.com.vn.
6. www.chinhphu.vn.
7. www.emeraldinsight.com.
8. www.voanews.com.
Tiếng Anh :
87
1. Juanita C. Liu (2005), Tourism and the value of culture in regions , The
Annals of Regional Science, Volume 39, Number 1 / March, 2005,
Springer Berlin / Heidelberg.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giaiphapdulichtinhthuathienhuedennam2015_5663.pdf