Tình trạng nợ khó đòi kéo dài và gia tăng là vấn đề thời sự nóng bỏng không chỉ riêng
ngành Ngân hàng mà còn là của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Nếu tình trạng này không sớm
được giải quyết thì nó có tác động rất lớn đến sự an toàn và hiệu quả của các Ngân hàng,
không những thế nó có thể là ngòi nổ của các cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ, ảnh hưởng
đến sự phát triển của nền kinh tế, sự ổn định của toàn xã hội. Một trong những biện pháp
hữu hiệu nhất để giải quyêt tình trạng này là công tác xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.
Để thực hiện tốt công tác này đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ hữu hiệu cả về môi trường
kinh tế, pháp luật, cơ chế nghiệp vụ, công tác tổ chức đào tạo cán bộ,. và các nguyên tắc
thực thi các giải pháp đó.
79 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2969 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả xử lý tài sản đảm bảo cho vay tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tài chính lành mạnh. Phần còn lại là cho vay CBCNV, doanh nghiệp dân
doanh và hộ gia đình có nhu cầu kinh doanh, tiêu dùng thực sự đảm bảo khả năng trả nợ
Ngân hàng, công việc này trong năm có sự khởi sắc cả ở Phòng giao dịch Đồng Xuân và
cả ở Phòng kinh doanh.
Phân tích cơ cấu dư nợ cho vay:
Theo thời hạn ta thấy: vốn vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng
dư nợ (trên 66%), mặc dù xét về số lượng cả vốn vay ngắn hạn và trung dài hạn đều tăng
nhưng về tỷ trọng thì vốn vay ngắn hạn ngày càng giảm: năm 2000 là 72,22%, năm 2001
là 66,06%, tỷ lệ tăng vốn ngắn hạn
năm 2000 là 12,2% nhưng đến năm 2001 chỉ là 3,6%. Dư nợ cho vay trung và dài hạn đã
có sự chuyển biến mạnh từ chổ thứ yếu (thường dưới 25%) thì đến năm 2001 đã chiếm
33,94%; nguyên nhân là trong những năm gần đây, NHCT-HK đã từng bước cải cách
hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt Ngân hàng đã quan tâm và triển khai mạnh mẽ
cho vay trung và dài hạn.
Theo khu vực vay, ta thấy: chủ yếu là cho vay đối với thành phần kinh tế quốc
doanh, tuy nhiên thời gian gần đây tỷ lệ tăng cho vay đối với thành phần kinh tế này là
không đáng kể, có năm lại giảm: năm 1999 là 385.116 tỷ đồng, năm 2000 là 34.569 tỷ
đồng(giảm 13,1%) và năm 2001 là 393.750 tỷ đồng (tăng 17,7%). Nguyên nhân là Ngân
hàng đã thực hiện hạn chế cho vay, rút dần dư nợ đối với các doanh nghiệp làm ăn kém
hiệu quả để tập trung đầu tư cho các doanh nghiệp khác làm ăn có hiệu quả hơn
Doanh số cho vay đạt 1.933 tỷ đồng, tăng so với năm 2000 là 14%, trong đó,
doanh số cho vay xuất nhậo khẩu đạt 1.291 tỷ đồng.
Doanh số thu nợ đạt 1.838 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2000, tốc độ tăng của
doanh số thu nợ nhỏ hơn so với tốc độ tăng của doanh số cho vay, nguyên nhân: năm
2001, Ngân hàng có sự chuyển dịch cơ cấu cho vay, phát triển cho vay trung và dài hạn
nhiều hơn so với những năm trước. Cho nên, dư nợ trung và dài hạn tăng lên đáng kể (
từ 1,4% năm 2000 đến 38,4% năm 2001).
3.Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại:
Năm 2001, trong bối cảnh giá cả các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu liên tục giảm
giá nên mặc dù khối lượng xuất khẩu vẫn tăng, nhưng lượng ngoại tệ “vào” Ngân hàng
vẫn giảm đáng kể. Nhưng doanh số kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng vẫn đạt 190 triệu
USD (trong đó, doanh số mua 96 triệu USD, doanh số bán 94 triệu USD), tăng gấp 2 lần
so với năm 2000. Doanh số thanh toán XNK đạt 170 triệu USD tăng 4% so với năm
2000, trong đó, doanh số xuất khẩu đạt 55 triệu USD.
Với thời gian hoạt động kinh doanh đối ngoại chưa bằng nữa thời gian của các
ngân hàng khác, nhưng Ngân hàng vẫn vượt lên đứng vị trí hàng đầu và là một trong 6
đơn vị xuất sắc trong kinh doanh đối ngoại của hệ thống NHCTVN.
Tổng thu phí dịch vụ từ kinh doanh đối ngoại và thanh toán quốc tế đạt 3,5 tỷ
đồng, tăng 46% so với năm 2000, trong đó, thu từ kinh doanh ngoại tệ là 1,1 tỷ đồng.
IV.thực trạng xử lý tài sản đảm bảo cho vay thu hồi nợ khó đòi tại Ngân hàng Công
Thương Hoàn Kiếm:
1.Sự tất yếu phải xử lý tài sản đảm bảo nợ khó đòi tại Ngân hàng Công Thương
Hoàn Kiếm:
Trên cơ sở đảm bảo tín dụng, Ngân hàng thực hiện giao vốn cho khách hàng sử
dụng với cam kết sẽ hoàn trả đầy đủ vốn và lãi khi đến hạn đã thoã thuận. Tuy nhiên,
thực tế lại rất phức tạp, các hợp đồng tín dụng luôn có khả năng bị vi phạm vì nhiều
lý do gây ra rủi ro cho Ngân hàng mà biểu hiện chủ yếu là tình trạng khách hàng
không trả được nợ khi đến hạn cả gốc lẫn lãi hay một trong hai số đó, từ đó phát sinh
ra nợ quá hạn, nợ khó đòi cho Ngân hàng.
Nghiên cứu nợ quá hạn theo cơ cấu thời gian ta thấy: Mặc dù tỷ trọng của từng
loại (dưới 180 ngày; từ 181-360 ngày và trên 360 ngày) không có sự thay đổi lớn qua
các năm, nhưng tỷ trọng của nợ khó đòi (nợ quá hạn trên 360 ngày) luôn chiếm tỷ
trọng cao ( trên 60%)
Năm 2001, số lượng nợ quá hạn có sự giảm mạnh về số lượng so với các năm
trước, năm 2001 là 17.930 triệu đồng so với năm 2000 là 31.395 triệu đồng và năm
1999 là 37.364 triệu đồng; tuy nhiên tỷ trọng nợ khó đòi trong nợ quá hạn vẫn chiếm
tỷ lệ cao (60,4%).
Xét tỷ lệ nợ quá hạn theo thành phần kinh tế quốc doanh ta thấy: thành phần kinh tế
quốc doanh chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Điều này xuất phát từ nguyên nhân là: khách
hàng của Ngân hàng chủ yếu là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Tỷ lệ nợ quá
hạn của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng rất cao (trên 96%)
trong tổng nợ quá hạn. nhưng đã có sự giảm về số lượng: năm 1999 là 36.782 triệu
đồng, năm 2000 là 30.813 triệu đồng và năm 2001 giảm xuống còn 17.348 triệu đồng.
Xét về mặt tuyệt đối thì nợ quá hạn cửa thành phần kinh tế quốc doanh là rất
nhỏ so với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, thế nhưng đa số nợ quá hạn của
thành phần kinh tế quốc doanh đều là nợ khó đòi, tức là có độ rủi ro cao. Nguyên
nhân chủ yếu là thành phần kinh tế quốc doanh thường kém năng động, trình đọ quản
lý làm ăn kinh tế còn yếu kém, bộ máy thì cồng kềnh nên sản xuất kinh doanh thường
gặp nhiều khó khăn.
Biểu 4: Nợ khó đòi trong nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
Đơn vị: triệu đồng
Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
I. Kinh tế quốc
doanh:
- Nợ quá hạn
-Nợ khó đòi
582
582
100%
582
582
100%
582
582
100%
II. Kinh tế ngoài
quốc doanh:
- Nợ quá hạn
- Nợ khó đòi
36.782
22.069
60%
30.813
17.872
58%
17.348
10.062
58%
2. Thực trạng vấn đề xử lý tài sản đảm bảo cho vay tại NHCT-HK:
2.1. Những qui định của Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm về xử lý tài sản đảm bảo
cho vay:
Thực hiện theo các qui định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công Thương
Việt nam về việc xử lý tài sản đảm bảo cho vay thu hồi nợ, Ngân hàng Công Thương Hoàn
Kiếm đã qui định:
2.1.1. Về vấn đề xử lý tài sản thế chấp, cầm cố:
* Các nguyên tắc xử lý tài sản:
- Ngân hàng qui định nếu bên vay hoặc bên bảo lãnh không thể thực hiện các nghĩa vụ
trả nợ của mình đúng thời hạn đã thoã thuận trong hợp đồng, tài săn đảm bảo sẽ được xử lý
để thực hiện các nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng.
- Ngân hàng đề cao sự hợp tác, thoã thuận và bình đẳng giữa các bên trong việc xử lý
tài sản đăm bảo để giải quyết nhanh gọn, hợp lý và giảm chi phí xử lý tài sản. Trong trường
hợp các bên không thể tự sử lý được, Ngân hàng chủ động, kiên quyết yêu cầu Toà án có
thẩm quyền giải quyết.
- Ngân hàng chỉ hạch toán giảm nợ cho bên vay sau khi đã xử lý xong tài sản và thực
thụ thu được tiền, hoặc sau khi đã làm thủ tục sang tên tước bạ cho Ngân hàng nếu nhận gán
nợ.
- Tiền thu được từ việc bán tài sản sau khi trừ đi các chi phí liên quan ưu tiên toàn bộ
để trả nợ cho Ngân hàng theo thứ tự: trả gốc trước, một phần như đảm bảo cuộc sống cho
chính khách hàng có tài sản bị xử lý (nếu khách hàng thực sự gặp khó khăn), trả lãi vay. Nếu
tiền thu được từ việc bán tài sản dùng để thanh toán nợ còn thiếu, thì phải tiếp tục theo dõi,
xử lý thu hồi nợ.
Trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, Ngân hàng sẽ xem xét giảm, miễn
lãi cho khách hàng theo các qui chế giảm, miễn lãi của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng
Công Thương Việt nam.
* Thời điểm tài sản được xử lý:
- Sau 60 ngày, kể từ ngày phải trả nợ, nếu khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ
của mình, tài sản đảm bảo sẽ được Ngân hàng xử lý như đã thoã thuận.
- Trường hợp tổ chức kinh tế (bên vay) bị giải thể theo luật phá sản
* Phương thức xử lý tài sản:
- Trường hợp nếu thấy tài sản thế chấp, cầm cố cần thiết cho hoạt động kinh doanh của
mình, Ngân hàng và khách hàng thoã thuận phương án gán nợ. Hai bên thoã thuận giá cụ thể
trên cơ sở giá trị còn lại của tài sản, mặt bằng giá tài sản cùng loại trên thi trường vào thời
điểm thoã thuận.
- Ngân hàng yêu cầu khách hàng đứng chủ bán tài sản. Đây là phương án tối ưu vì sẽ
tránh được chi phí phát sinh về xử lý tài sản.
- Ngoài ra, Ngân hàng có thể bán trực tiếp hoặc thông qua trung tâm bán đấu giá để
thu hồi nợ:
+ Đấu giá trực tiếp
+ Uỷ quyền bán đấu giá: giao cho bên thứ ba (trung tâm bán đấu giá có thẩm quyền)
thực hiện việc bán đấu giá.
- Nếu các phương án trên không thực hiện được thì Ngân hàng đề nghị Toà án có thẩm
quyền giải quyêt theo luật định.
- Nếu tranh chấp và việc kiện tụng tại Toà án phát sinh thì tài sản đảm bảo sẽ được xử
lý theo phán quyết của Toà án hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Trong trường hợp khách hàng bị phá sản, tài sản sẽ được xử lý theo các qui định
trong luật phá sản.
* Trường hợp có tranh chấp khi xử lý tài sản:
Trong trường hợp bên nợ có những hành động từ chối chuyển giao tài sản, gây cản trở
việc bán tài sản của Ngân hàng , Ngân hàng phải tiến hành kiện ra Toà án:
Qui trình khởi kiện tại Toà án:
Thông thường theo hợp đồng đã ký giữa các bên, Ngân hàng có thể đưa sự việc ra Toà
án Kinh tế- Dân sự hoặc trọng tài kinh tế để giải quyết.
- Trường hợp giải quyết bằng Trọng tài kinh tế , các qui định về Trọng tài kinh tế tại
Việt nam sẽ được áp dụng.
- Trường hợp phải giải quyết tại Toà án, thì thủ tục như sau:
+ Gửi các tài liệu liên quan đến Toà án (Kinh tế hoặc Dân sự)
+ Toà thụ lý, xem xét các tài liệu và mời các bên liên quan tới hoà giải.
+ Nếu không đạt được thoã thuận nào, Toà án sẽ mỡ phiên toà xét xử và đưa ra phán
quyết.
+ Nếu bên nợ vẫn từ chối chuyển giao tài sản, phán quyết sẽ được cưỡng chế thực hiện
bởi “Đội cưỡng chế thi hành án”, đội này sẽ tịch thu tài sản.
+ Sau khi phán quyết hoặc tịch thu, tài sản sẽ được chuyển giao cho cơ quan có thẩm
quyền, cơ quan này sẽ tổ chức bán đấu giá.
2.1.2. Một số qui định về việc mua lại tài sản đảm bảo thu hồi nợ khó đòi:
- Ngân hàng có thể xem xét mua lại các tài sản thế chấp của các khách nợ bao gồm các
tổ chức kinh tế và các cá nhân vay vốn do làm ăn thua lổ phải giải thể, sát nhập, ngừng hoạt
động hoặc còn hoạt động nhưng không trả được nợ Ngân hàng bằng cách gán nợ để thu hồi
nợ, sau đó bán lại hoặc cho thuê.
- Loại bất động sản Ngân hàng mua để gán nợ là: Nhà ở, kho tàng, cửa hàng, khách
sạn bao gồm cả trang bị nội thất. Các bất động sản này phải thuộc sở hữu hợp pháp của khách
hàng, có giấy chứng nhận quyền sở hữu theo qui định của pháp luật, phải bán được và có lãi
khi làm thủ tục mua, bán giữa Ngân hàng và khách hàng phải qua công chứng.
- Về giá cả: Nếu là tài sản thanh lý của doanh nghiệp Nhà nước giải thể, sát nhập,
chuyển quyền sở hữu thì giá mua là giá do Hội đồng thanhh lý định giá. Nếu là tài sản do
Ngân hàng phát mãi thì giá mua là giá bán đấu giá công khai của Hội đồng phát mãi tài sản.
Các trường hợp khác là do hai bên tự thoã thuận.
- Trong thời gian tài sản chưa bán, chưa cho thuê, các tài sản phải được quản lý và bảo
quản theo các qui định hiện hành. Khi Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm có nhu cầu sử
dụng phục vụ cho các hoạt động kinh doanh phải được sự đồng ý của Ngân hàng công
thương Việt nam và đồng thời phải dùng vốn thích hợp để trang trải, nhập tài sản cố định,
trích khấu hao theo chế độ hiện hành.
- Khi phát sinh nghiệp vụ thu hồi tài sản của khách hàng để gán nợ, các chi nhánh vẫn
phải theo dõi số cho vay của khách hàng trên tài khoản cho vay hoặc tài sản nợ quá hạn.
- Đối với tài sản gán nợ chi nhánh tạm giữ, chưa chuyển quyền sở hữu thì phối hợp với
các tổ chức kinh tế vay vốn bán lại tài sản khi thu nợ hoặc có văn bản đề nghị cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền tổ chức đấu giá, phát mãi tài sản để thu nợ.
2.2. Thực trạng xử lý tài sản đảm bảo cho vay tại NHCT-HK:
2.2.1.Vấn đề đảm bảo tiền vay tại NHCT-HK:
Xuất phát từ địa bàn hoạt động là quận Hoàn Kiếm, trung tâm kinh tế của thủ đô Hà
Nội, là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp hoạt động, do đó khách hàng của Ngân hàng rất đa
dạng: bao gồm các doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp cá nhân,Công ty TNHH, Công ty
cổ phần, các hợp tác xã và tổ sản xuất, Công ty liên doanh, cá nhân và hộ gia đình.
Biểu 5: Quan hệ tín dụng của NHCT-HK
Đơn vị: khách hàng
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
1) Kinh tế quốc doanh
2) Kinh tế ngoài quốc doanh
45
400
55
460
60
500
Tuy nhiên, qua biểu ta thấy khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là đối tượng kinh tế
ngoài quốc doanh. Đây là những đối tượng khách hàng thường có một độ rủi ro cao trong
kinh doanh. Cũng chính vì vậy mà hình thức đảm bảo tiền vay chủ yếu ở Ngân hàng là thế
chấp tài sản và hình thức này chiếm trên 65%; hình thức bão lãnh chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ;
hình thức cầm cố thì chủ yếu là cầm cố sổ tiết kiệm bằng sổ tiết kiệm tại Ngân hàng.
Các loại tài sản thế chấp tại Ngân hàng rất đa dạng do các đối tượng khách hàng hoạt
động kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, các loại tài sản thế chấp chủ yếu
là: nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh như:
dây chuyền máy móc thiết bị, hàng hoá,..
Đối vơi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, như: các công ty TNHH, công ty cổ phần
thì Ngân hàng áp dụng hình thức đảm bảo tiền vay chủ yếu là thế chấp tài sản và các tài sản
thường đem thế chấp là: trụ sở làm việc, thiết bị dây chuyền sản xuất, hàng hoá.
Các doanh nghiệp quốc doanh chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong quan hệ tín dụng của
Ngân hàng, và thường thì đối với thành phần kinh tế này thì hình thức đảm bảo khoản vay
chủ yếu là tín chấp; tuy nhiên nếu nhận thấy đơn vị kinh tế có độ rủi ro cao thì Ngân hàng
buộc phải áp dụng hình thức thế chấp tài sản.
Với loại hình là doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình thì hình thức thế chấp, cầm cố là
bắt buộc quan trọng trong quan hệ tín dụng với Ngân hàng.
Biểu 6: Phân loại các loại hình đảm bảo tiền vay
tại NHCT-HK năm 2001
Đơn vị: triệu đồng
Hình thức đảm bảo
Doanh số
Tỷ trọng
- Thế chấp
- Tín chấp
- Bão lãnh
- Cầm cố
1.285,4
189,43
202,97
255,16
66,5%
9,8%
10,5%
13,2%
Tổng: 1.933
Nhận thức được tầm quan trọng của tài sản đảm bảo tiền vay ( trong đó chủ yếu là thế
chấp) khi có rủi ro xảy ra nên vấn đề áp dụng và thẩm định tài sản đảm bảo luôn được
NHCT-HK đặc biệt coi trọng và xem nó như là một điều kiện bắt buộc đối với các khoản vay,
đặc biệt là đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
Việc thực hiện qui trình đánh giá tài sản đảm bảo được tiến hành đúng với qui định
của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt nam. NHCT-HK đã thực hiện căn
cứ theo từng món vay và giá trị tài sản đảm bảo để đưa ra các mức cấp tín dụng phù hợp,
thường là dao động xung quanh 70% giá trị tài sản đảm bảo.
Công tác kiểm tra, đánh giá thực trạng tài sản đảm bảo của mỗi khoản vay được các
cán bộ tín dụng của Ngân hàng thực hiện một cách thường xuyên nhằm tránh được những rủi
ro đối với tài sản đảm bảo nếu phải phát mãi để thu hồi nợ.
2.2.2.Vấn đề xử lý tài sản thế chấp tại NHCT-HK:
Nghiên cứu nợ quá hạn của Ngân hàng qua các năm ta thấy: nợ quá hạn đã có chiều
hướng giảm xuống, tuy nhiên nợ khó đòi vẫn giữ một tỷ trọng cao. Điều này cho thấy công
tác xử lý tài sản thế chấp thu hồi nợ còn nhiều bất cập.Đây là một khó khăn lớn qua nhiều
năm , Ngân hàng đặc biệt quan tâm đến việc xử lý thu hồi nợ khó đòi (nợ đọng) do lịch sử để
lại.
Số tài sản thế chấp năm 2000 buộc phải xử lý vào khoảng 37.370 triệu đồng và năm
2001 giảm xuống còn 31.400 triệu đồng cho thấy việc xử lý tài sản thế chấp thu hồi nợ đã đạt
được những kết quả khả quan nhưng còn chưa cao. Số lượng tài sản thế chấp hiện nay còn
phải xử lý tại Ngân hàng chủ yếu là: nhà cửa, quyền sử dụng đất, các dây chuyền máy móc
thiết bị sản xuất, hàng hoá.
Một thực tế là các tài sản thế chấp là dây chuyền thiết bị sản xuất tại Ngân hàng
thường không đồng bộ, một dây chuyền có thể được lắp ráp từ nhiều nguồn khác nhau. Mặt
khác, do trình độ quản lý yếu kém của doanh nghiệp trong vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh , cộng với sự vướng mắc từ một số sơ chế, chính sách của Nhà nước nên các dây
chuyền không thể phát huy hết khả năng và còn có một số dây chuyền không hoạt động.
Chính vì điều này mà khi tiến hành đem xử lý các dây chuyền này thì rất khó bán.Thực trạng
này đã có ảnh hưởng đến tiến trình xử lý tài sản thế chấp thu hồi nợ của Ngân hàng.
Trong năm 2001, Ngân hàng đã tiến hành xử lý được một số tài sản thế chấp và kết
quả là đã giải quyết được hơn 32 tỷ đồng nợ khó đòi, điều này đã tạo thêm thuận lợi cho hoạt
động kinh doanh năm 2002 và những năm tiếp theo. Song song trong quá trình xử lý tài sản
để thu hồi nợ, đặc biệt là các tài sản thế chấp bằng nhà cửa, đất đai , Ngân hàng cũng chú ý
đến tính nhân đạo trong phương thức xử lý của mình. Số tiền thu được từ việc phát mãi tài
sản, đầu tiên sẽ trích một khoản để bảo đảm cuộc sống cho khách hàng, số tiền còn lại mới
đưa vào giảm nợ vay cho khách hàng. Điều này đã góp phần nâng cao được uy tín của Ngân
hàng.
Biểu 7: Danh mục tài sản phải xử lý năm 2001
Đơn vị: triệu đồng
Danh mục tài sản
Doanh số
Tỷ trọng (%)
- Nhà cửa, vật kiến trúc
- Quyền sử dụng đất
- Dây chuyền máy móc
thiết bị
- Hàng hoá
9.449,9
8.068,5
8.413,9
5.046,7
30,1
25,7
26,8
17,4
Tổng:
31.395
2.3.Những vướng mắc trong quá trình xử lý tài sản thu hồi nợ tại NHCT-HK:
Để giải quyết vấn đề nợ khó đòi thì giải pháp hữu hiệu nhất là xử lý tài sản đảm bảo,
vấn đề này hiện đang được NHCT-HK đặc biệt quan tâm . Tuy nhiên, công tác phát mãi tài
sản đảm bảo trong thời gian qua vẫn gặp phải một số vướng mắc từ các nguyên nhân khác
nhau khiến cho việc phát mãi tài sản đảm bảo thu hồi nợ đạt tốc độ chậm và đạt hiệu quả
chưa cao.
2.3.1.Những vướng mắc từ phía khách hàng:
- Khách hàng tìm dủ mọi cách để lẫn tránh việc phát mãi tài sản, bỏ trốn khi toà án có
lệnh; dựa vào quyền có nhà ở do luật qui định bên thế chấp chây ỳ gây khó dễ cho Ngân hàng
đòi hỏi phải có chổ ở khác, cố tình lợi dụng quyền kháng cáo để trì hoãn việc trả nợ, kéo dài
thời gian xử lý gây thiệt hại cho Ngân hàng.
- Một số khách hàng vay vốn có tài sản thế chấp là nhà, đất thì giấy tờ chưa hợp lệ,
chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc việc xác nhận quyền sở hữu, quyền
sử dụng khồn đúng thẩm quyền. Nhà và đất thường từ đời cha ông để lại, nhiều người chưa
muốn làm các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà vì khi xây dựng trước
đây thiếu giấy tờ cấp phép, mặt khác thuế sang tên trước bạ cao tạo ra tâm lý không muốn
hoàn chỉnh hồ sơ chính chủ. Vì vậy, tạo ra việc xử lý tài sản thế chấp gặp khó khăn khi nợ
khó đòi phát sinh.
- Khách hàng thực hiện hành vi lừa đảo, một tài sản thế chấp đem thế ở nhiều nơi để
vay vốn hoặc tài sản đem thế chấp nhưng vẫn có những thủ đoạn tẩu tán, bán tài sản khiến
cho Ngân hàng phải gánh chịu hậu quả.
- Bên vay bị phá sản, mất khả năng thanh toán phải trốn nợ, nên không ký nhận lại nợ
vay do đó không thể làm được thủ tục xử lý tài sản để thu hồi nợ.
2.3.2.Hạn chế về trình độ của cán bộ NHCT-Hk:
Sự hiểu biết về thi trường các loại tài sản của cán bộ tín dụng Ngân hàng còn hạn chế
dẫn đến việc định giá tài sản đảm bảo không đúng với giá trị thực. Các tài sản thường được
khai khống giá cả lên rất nhiều khiến cho khi tiến hành phát mãi tài sản để thu hồi nợ gặp rất
nhiều khó khăn, không thu đủ số tiền gốc mà Ngân hàng đã cho vay.
2.3.3.Việc bán tài sản thế chấp, cầm cố không thuận lợi:
Nguyên nhân do không phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người mua, tài sản (các
máy móc dây chuyền sản xuất) cũ kỷ, lạc hậu, tâm lý người mua không muốn mua tài sản của
người “vỡ nợ”, nếu bán qua đấu giá thì chi phí quá cao.Thị trường bất động sản ở Việt nam
còn phôi thai, còn nhiều vướng mắc về pháp lý, hành chính nên quá trình mua bán, chuyển
nhượng còn nhiều bất cập.
2.3.4. Quyền của Ngân hàng nhận tài sản thế chấp, cầm cố trong việc xử lý chưa được đề
cao:
Cho nên khi cần xử lý tài sản, bên thế chấp, cầm cố không bàn giao tài sản cho Ngân
hàng, thậm chí chây ì nhưng chưa có qui định nào được áp dụng để xử lý. Một số nơi chính
quyền địa phương chưa thật sự ủng hộ việc xử lý tài sản do còn nhận thức chưa đúng về tính
pháp lý của hợp đồng kinh tế mà các bên đã thoã thuận ký kết và nhận thức chưa đúng của
Hiến pháp 1992 về quyền có nơi ở của công nhân nên yêu cầu Ngân hàng phải tìm chổ ở cho
bên thế chấp nếu xử lý tài sản để thu hồi nợ. Điều này khiến cho việc phát mãi tài sản thu hồi
nợ của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn, nhiều khi thu được tiền về nhưng trang trải tất cả các
chi phí, số vốn thu hồi lại được của Ngân hàng thực tế chẳng còn bao nhiêu. Mặt khác khi
bên vay vốn không trả nợ cho Ngân hàng, Ngân hàng muốn phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố
để thu hồi nợ thì phải làm đơn kiện ra toà án kinh tế đề nghị giải quyết và chỉ khi bản án được
quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật, phía Ngân hàng mới có quyền yêu cầu trung tâm
bán đấu giá tổ chức bán đấu giá tài sản.
2.3.5.Các vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm cố khi xảy ra chưa được
cơ quan toà án quan tâm giải quyêt, thời hiệu thi hành án dài và không hiệu quả, nhiều vụ đã
được toà xử lý nhưng không được thi hành án và không có biện pháp cưỡng chế thi hành án:
Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố còn
thiều chặt chẽ, mỗi cấp nhận thức mỗi khác, thực hiện theo cách riêng của mình.Nhiều nơi cơ
quan thi hành án giữ quyền định giá tài sản phát mãi. gây trở ngại cho việc phát mãi tài sản.
Ngoài ra, việc qui định về thời hiệu khởi kiện vụ án kinh tế 6 tháng đối với hoạt động
Ngân hàng là quá ngắn về các khoản nợ vay của khách hàng khi đến hạn mà chưa trả cho
Ngân hàng, Ngân hàng thường phải thương lượng với khách hàng để tìm giải pháp tốt nhất để
thu hồi nợ, tránh phải đưa ra kiện tụng tranh chấp trước Toà do đó đã mất một khoảng thời
gian dài. Nếu khách hàng biết được qui trình này cố tình không xác nhận nợ trong 6 tháng thì
Ngân hàng không thể khởi kiện do hết thời hiệu khởi kiện, nên quyền lợi chính đáng của
Ngân hàng không được bảo vệ.
2.3.6. Hệ thống các văn bản pháp luật qui định về xử lý tài sản thế chấp, cầm cố chưa hoàn
chỉnh đồng bộ và đầy đủ. Các văn bản chỉ dừng lại ở những qui định chung, còn có sự chồng
chéo, thiếu thống nhất giữa các văn bản.
- Theo Điều 12 Nghị định 178 về việc giữ tài sản và giấy tờ của tài sản cầm cố thế
chấp có qui định: “Nếu tài sản có đăng ký quyền sở hữu, tổ chức tín dụng phải giữ bản chính
giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản”, tuy nhiên thực tế hiện nay, các Ngân hàng đều chưa
nắm rõ được các danh mục các tài sản theo qui định phải đăng ký quyền sở hữu và cơ quan
chức năng cấp chứng nhận quyền sở hữu đó.
- Còn có sự mâu thuẫn trong các qui định của pháp luật về thế chấp tài sản:
+ Trong Bộ luật dân sự qui định khác nhau giữa thế chấp và cầm cố là tài sản dùng
làm đảm bảo thực hiện hợp đồng là bất động sản hay động sản. Ngược lại tại Nghị định số
17/HĐBT ngày 16/1/1990 của Hội đồng Bộ trưởng thì qui định sự khác nhau giữa thế chấp
và cầm cố là ai nắm giữ tài sản đó (chủ nợ nắm giữ tài sản là cầm cố, bên nợ nắm giữ tài sản
là thế chấp)
+ Luật các tổ chức tín dụng mục a) khoản 2 Điều 54 qui định: “ Bán tài sản cầm cố để
thu nợ, chuyển nhượng, bán tài sản thế chấp để thu hồi vốn trong một thời hạn nhất định theo
qui định của pháp luật.”. Như vậy, Luật qui định không minh thị, thiếu nhất quán. Chúng ta
hiểu rằng thu hồi nợ bằng thu hồi vốn gốc + lãi. Qui định không rõ ràng như trên sẽ dẫn đến
người vay viện cớ theo luật định chỉ trả vốn chứ không trả lãi.
Chương III:
một số giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả xử lý tài sản đảm bảo tại
Nhct-hk
Hiện nay, vấn đề xử lý tài sản thế chấp, cầm cố để thu hồi nợ là một vấn đề hết sức
búc xúc, quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc không chỉ ở NHCT-HK
mà cả hệ thống NHTMVN nói chung. Không chỉ đến bây giờ, nghành Ngân hàng mới quan
tâm đến nhiệm vụ xử lý tài sản để thu hồi nợ, mà vấn đề này đã được các NHTM và cả
NHNN quan tâm thực hiện nhằm giảm thiểu số lượng nợ quá hạn đến mức an toàn và thu hồi
được nguồn vốn của mình. Vấn đề này hiện đã và đang thu hút được sự quan tâm và tranh
luận của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực Ngân hàng, xoay quanh mục tiêu là nhằm đem lại
một hiệu quả cao nhất trong việc xử lý tài sản thu hồi nợ cho Ngân hàng.
` Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã và đang cố gắng thực hiện các biện pháp
nhằm đẩy nhanh tiến trình xử lý tài sản thế chấp, cầm cố thu hồi nợ, mặc dù đã được những
kết quả khả quan nhưng vẫn còn một khoảng cách nhất định so với yêu cầu.
Trong thời gian thực tập tại NHCT-HK, thông qua quá trình tìm hiểuvà nghiên cứu
vấn đề , em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến. Các ý kiến có thể còn nhiều bất cập nhưng
em mong đó sẽ là ý kiến mang tính đóng góp, xây dựng góp phần tháo gỡ những khó khăn
vướng mắc mà NHCT-HK nói riêng và toàn bộ hệ thống NHTM Việt nam nói chung đang
gặp phải.
I. Phương hướng hoạt động cho vay của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm:
*Chỉ tiêu cụ thể:
- Dư nợ: 1000 tỷ đồng
- Nguồn vốn: 4.500 tỷ đồng
*Giải pháp thực hiện:
- Nghiên cứu, nắm chắc tình hình kinh tế –xã hội của đất nước, đưa ra những chính
sách phù hợp trong từng thời kỳ, tránh những ảnh hưởng xấu có tính chu kỳ của nền kinh tế .
- Tiếp tục mỡ rộng cho vay đối những khách hàng có dự án khả thi, các công trình
trọng điểm, nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng dư nợ. Để làm được điều này, công tác
tiếp thị không chỉ thực hiện ở giai đoạn tìm kiếm, mỡ rộng khách hàng mà phải được diễn ra
trong suốt quá trình phục vụ khách hàng trong từng nghiệp vụ, từng cán bộ giao dịch.
- Quan tâm hơn nữa tới các doanh nghiệp dân doanh, tiến hành phân tích kỷ khả năng
phát triển và trình độ quản lý của họ để đầu tư vốn. Bởi vì, họ chính là tiềm năng lớn mà
Ngân hàng cần quan tâm khai thác.
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác huy động vốn, đẩy mạnh thu hút tiền gửi dân cư với
những dịch vụ thuận lợi và công nghệ hiện đại. Bởi đây vẫn là nguồn vốn nhàn rỗi, ổn định
và lâu dài nhất tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
- Không ngừng đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao trình độ về mọi
mặt, cán bộ vừa phải có đức, có tài, đủ tầm, đủ lực để đứng vững trong môi trường cạnh
tranh.
- Tiếp tục thực hiện sự chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt nam về việc đẩy
mạnh việc xử lý nợ tồn động còn lại, nhằm giảm bớt gánh nặng về tài chính, đồng thời tái tạo
vốn hữu dụng cho NHCT.
II. Các giải pháp xử lý tài sản đảm bảo cho vay tại NHCT-HK:
1. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ trong công tác xử lý tài sản:
- NHCT-HK thực hiện công tác bồi dưỡng, nâng cao khả năng về nghiệp vụ cũng như
bản lĩnh của cán bộ. Đồng thời cũng nâng cao khả năng nắm bắt và hiểu biết pháp luật, các
chính sách kinh tế và các văn bản có liên quan nhằm giúp cho họ có khả năng tiếp cận và xử
lý nợ khó đòi có hiệu quả.
- Ngân hàng thực hiện các lớp tập huấn, hội thảo về kinh nghiệm xử lý tài sản của các
Ngân hàng trong hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt nam; đồng thời nếu có điều kiện có
thể đưa các cán bộ đi tham quan, tìm hiểu ở các Ngân hàng nước ngoài. Từ đây để có thể lựa
chọn được những biện pháp hữu hiệu áp dụng cho Ngân hàng.
- Đồng thời, Ngân hàng cũng cần có chế độ thưởng phạt nghiêm minh, gắn liền với kết
quả công tác của tứng cán bộ. Đây là cơ góp phần làm lành mạnh hoá chất lượng cán bộ tín
dụng; thực hiện gắn chặt giữa quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm đến từng cán bộ.
2. Cần thuê chuyên gia pháp luật làm tư vấn trong hoạt động cho vay cũng như hoạt động
xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ:
Các cán bộ tín dụng tại Ngân hàng được trang bị chưa nhiều về kiến thức pháp luật có
liên quan đến các lĩnh vực kinh tế mà nếu có thì cũng không thể hiểu biết sâu sắc với nó.
Chính vì vậy cần có chuyên gia tư vấn pháp luật trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân
hàng. Các chuyên gia này sẽ xác định sự hợp pháp của các tài liệu trong hồ sơ vay vốn, ngăn
chặn tình trạng sử dụng giấy tờ giả để vay vốn Ngân hàng. Trong quá trình đàm phán, thương
lượng hợp đồng vay vốn, thế chấp, cầm cố, Ngân hàng cần có những chuyên gia hiểu biết về
pháp luật tham gia góp ý kiến về từng điều khoản cụ thể của hợp đồng để nội dung của nó
phù hợp với những qui định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho Ngân hàng. Khi tiến hành
các biện pháp xử lý nợ khó đòi có liên quan đên các cơ quan pháp luật thì những chuyên gia
này là người trực tiếp tham gia làm việc với cơ quan đó và bảo vệ lợi ích hợp pháp cho Ngân
hàng.
3. Đối với vấn đề phát mãi tài sản thế chấp, cấm cố để thu hồi nợ:
- Trước hết, nếu khách hàng đã tìm đủ mọi nguốn vốn có thể mà vẫn không thể trả hết
nợ cho Ngân hàng dẫn đến phải phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố thì Ngân hàng nên tạo điều
kiện cho họ tự bán tài sản nhằm thu được giá trị sát thực, tăng khả năng trả nợ cho Khách
hàng. Biện pháp này sẽ phát huy được năng lực giải quyết của ngưới vay.
- Đối với những tài sản cần phát mãi là bất động sản, như nhà cửa, trụ sở làm việc mà
chưa bán được do thi trường chưa có nhu cầu hoặc giá bán quá thấp thì Ngân hàng nên đẩy
mạnh và phát triển dịch vụ cho thuê tài sản nhằm có được doanh thu hổ trợ cho những chi phí
bảo quản và đợi khi thị trường thuận lợi thì tiến hành thanh lý.
- Ngân hàng nên kết hợp với một doanh nghiệp mua bán tài sản thế chấp, cấm cố của
Ngân hàng vì thông qua doanh nghiệp này sẽ hoàn thiện tính pháp lý của tài sản thế chấp,
cầm cố để chuyển nhượng cho người mua.
4.Thành lập một tổ có nhiệm vụ nghiên cứu về thi trường bất động sản:
Tổ này có nhiệm vụ phân tích, đánh giá “cầu” của thị trường bất động; thực hiện thống
kê và thành lập ra một bảng biểu về giá của các loại tài sản. Từ đây tạo cơ sở cho việc phát
mãi tài sản đảm bảo diễn ra nhanh chóng vừa đảm bảo lợi ích cho Ngân hàng vừa đảm bảo
quyền lợi cho khách hàng.
5. Cần thường xuyên kiểm tra, giám sát các khách hàng có tài sản thế chấp, cầm cố thuộc
diện phải phát mãi để thu nợ, có chế độ bảo quản, bảo dưỡng thích hợp, tránh việc khi sự việc
được đưa ra giải quyết tại Toà án thì tài sản để lâu ngày dẫn đến hư hỏng, giảm giá nghiêm
trọng gây tổn thất cho Ngân hàng.
Đồng thời nâng cao chất lượng công tác quản lý, điều hành xử lý tài sản thế chấp, cầm
cố, khắc phục tình trạng lỏng lẻo trong việc quản lý và điều hành công tác thu nợ.
6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn:
Đây là biện pháp mang tính chất phòng ngừa, nhằm giảm thiểu phát sinh nợ quá hạn,
nợ khó đòi dẫn đến phải tiến hành xử lý tài đảm bảo.
Ngân hàng cần thiết phải làm tốt công tác tiến hành kiểm tra trước, trong và sau quá
trình cho vay về mục đích sử dụng tiền vay, cũng như khả năng thu hồi lại vốn. Nếu khách
hàng có những biểu hiện gian dối trong việc thiết lập quan hệ tín dụng và sử dụng vón vay
không đúng mục đích,.. thì Ngân hàng cần có biện pháp xử lý kiên quyết, hợp lý và kịp thời.
7. Thực hiện tốt việc phân loại tài sản có và trích lập dự phòng rủi ro:
Thực hiện và triển khai tích cực quyết định số 48/1999/QĐ-NHNN ngày 08/02/1999
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam về việc ban hành qui định về phân loại tài sản
“có” trích lập và sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức
tín dụng.
III.các kiến nghị:
1. Kiến nghị với Chính phủ:
1.1.Hoàn thiện cơ chế đảm bảo tiền vay:
Cần có một cơ chế đảm bảo tiền vay theo hướng không qui định thế chấp, cầm cố hoặc
bảo lãnh là điều kiện vay vốn mà khách hàng vay bắt buộc phải thực hiện hoặc được “ưu đãi”
miễn thực hiện, mà chỉ nên qui định có tính khuôn khổ pháp luật tách bạch rõ ràng tín dụng
theo hướng thương mại và theo chính sách. Đối với tín dụng thương mại thì đưa ra nhiều biện
pháp đảm bảo tiền vay một cách phong phú, đa dạng, trên cơ sở đó các tổ chức tín dụng lựa
chọn khách hàng, lựa chọn các dự án để tự quyết định cho vay cần có đảm bảo hoặc không
cần có đảm bảo bằng tài sản. Việc thực hiện được tiến hành đối với khách hàng thuộc mọi
thành phần kinh tế , không phân biệt đối xử. Đối với tín dụng theo chính sách tức tín dụng ưu
đãi của Nhà nước đối với một số đối tượng khách hàng và dự án cần thiết thì do Chính phủ
chỉ định cho vay và không cần biện pháp đảm bảo bằng tài sản, khi bị tổn thất do các nguyên
nhân khách quan về các khoản vay thì được Chính phủ xử lý
Cơ chế đảm bảo tiền vay như vậy sẽ khắc phục được một số vướng mắc:
- Nâng cao quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm của Ngân hàng và khách hàng trong
việc quyết định cho vay và nghĩa vụ trả nợ; Nhà nước không can thiệp quá sâu vào quá trình
quyết định cho vay và đi vay của Ngân hàng và khách hàng.
-Ngân hàng sẽ lựa chọn khách hàng có uy tín, hiệu quả, có khả năng trả nợ để cho vay,
lựa chọn biện pháp đảm bảo tiền vay phù hợp cho cả hai bên, như vậy sẽ giảm bớt việc cho
vay bị động phụ thuộc vào Ngân hàng, giảm bớt việc nhận bất cứ tài sản thế chấp, cầm cố để
cho vay nên sẽ bớt tồn động nhiều tài sản cần xử lý.
1.2. Chính phủ cần đưa ra các giải pháp về định giá tài sản thế chấp, cầm cố sao cho hợp cả
Ngân hàng và khách hàng:
- Chính phủ nên đưa ra một khung giá “mỡ”, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng
linh hoạt hơn trong việc định giá tài sản không đi quá xa so với giá qui định của Nhà nước,
nhưng cũng không bị cố định vào khung giá đó, tránh được tình trạng giá theo khung giá của
Nhà nước thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường, đặc biệt là đối với thị trường bất động sản.
- Qui định chặt chẽ công tác hạch toán của doanh nghiệp để tránh cho việc đánh giá tài
sản theo sổ sách kế toán không đúng, các con số thường khác xa so với thực tế.
- Từng bước để thành lập một tổ chức chuyên môn về định giá tài sản thế chấp, cầm
cố.
1.3. Cần điều chỉnh thời hiệu khởi kiện vi phạm hợp đồng:
Theo qui định tại điều 31 khoản 1 pháp lệnh Hợp đồng kinh tế thì thời hiệu khởi kiện
vụ án kinh tế là 6 tháng kể từ ngày phát sinh tranh chấp. Trong các quan hệ tín dụng, khi đã
hết thời hạn vay vốn của khách hàng mà khách hàng chưa trả được nợ thì thường các Ngân
hàng không khởi kiện ngay mà tìm mọi cách thu nợ, đến khi đã có đủ căn cứ để xác định là
khách hàng không có khả năng trả nợ, khoảng thời gian này thường kéo dài trên 6 tháng. Lúc
này Ngân hàng mới khởi kiện ra Toà án kinh tế thì đã quá thời hiệu khởi kiện và bị Toà án
bác bỏ đon kiện.
Vì vậy, đối với các quan hệ tín dụng cần xác định lại thời hiệu khởi kiện, nên kéo dài
thời hiệu khởi kiện lên 12 tháng.
1.4. Tháo gỡ những vướng mắc trong việc xử lý tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất:
Tại khoản 2.1, điểm2, mục II, phần B Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT/NHNN-
BTP-BCA-BTC-BCA-TCĐC ngày 23/4/2001 (TTLT) hướng dẫn việc xử lý tài sản đảm bảo
tiền vay để thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng, qui định: “Tổ chức tín dụng trực tiếp bán tài
sản đảm bảo (trừ tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất và các tài sản khác mà pháp luật qui
định phải bán tại các tổ chức bán đấu giá chuyên trách)”. Nhưng hiện nay những qui định về
xử lý quyền sử dụng đất đã thế chấp được đề cập trong Điều 737, Bộ luật Dân sự chỉ nêu:
“Khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ bảo đảm bằng thế chấp quyền sử dụng đất mà bên thế
chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì quyền sử dụng đất được xử lý
như sau:
- Trong trường hợp quyền sử dụng đất Nông nghiệp, đất Lâm nghiệp để trồng rừng đã
thế chấp tại các NHVN, TCTDVN thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để thu hồi vốn và lãi.
- Trong trường hợp quyền sử dụng đất ở đã thế chấp với tổ chức kinh tế, cá nhân Việt
nam ở trong nước, thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để thu hồi vốn và lãi.
Như vậy, về điểm này, Luật Dân sự chỉ nhấn mạnh đến quyền của các bên nhận thế
chấp trong việc xử lý tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất. Đó là, các bên nhận thế chấp
quyền sử dụng đất có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức đấu giá để
thu hồi vốn và lãi khi đã đến hạn thực hiện hợp đồng mà bên thế chấp không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ. Luật Dân sự không bắt buộc khi xử lý tài sản thế chấp tiền
vay là quyền sử dụng đất nhất thiễt phải thông qua các tổ chức bán đấu giá. Điều này cũng có
nghĩa là nếu các bên nhận thế chấp không yêu cầu các tổ chức bán đấu giá chuyên trách xử lý
tài sản là quyền sử dụng đất thì họ vẫn có quyền tự định đoạt các biện pháp xử lý thích hợp.
Việc TTLT 03 chỉ qui định chung là quyền sử dụng đất mà pháp luật qui định phải
bán tại tổ chức bán đấu giá chuyên trách là chưa đề cập đến các quyền còn lại mà các Tổ
chức tín dụng có thể thực hiện được làm hạn chế tính linh động của các Tổ chức tín dụng
trong việc xử lý quyền sử dụng đất; việc không hướng dẫn cụ thể đối với loại đất nào thì khi
tiến hành xử lý là quyền sử dụng đất để thu hồi nợ các Tổ chức tín dụng phải thông qua các tổ
chức bán đấu giá chuyên trách để xử lý càng làm cho các Tổ chức tín dụng gặp khó khăn
trong thực hiện.
Để vừa tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho các Tổ chức tín dụng, vừa đảm bảo
quyền lợi chính đáng cho các bên có liên quan, thiết nghĩ việc xử lý tài sản đảm bảo là quyền
sử dụng đất thì Nhà nước nên:
- Một là: trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đến hạn trả nợ, cho phép các Tổ chức tín
dụng cùng với bên có tài sản đảm bảo là quyền sử dất được tiến hành xử lý tài sản theo
các biện pháp đã thoã thuận.
- Hai là: Sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày đến hạn trả nợ mà tài sản đảm bảo là quyền
sử dụng đất chưa xử lý được thì tuỳ từng trường hợp cụ thể, các Tổ chức tín dụng có
thể xử lý theo các hướng sau:
Đối với nhưng trường hợp mà trước đây người vay cam kết cùng Tổ chức tín dụng
trong việc xử lý tài sản, nay họ vẫn có thiện chí trong việc trả nợ thì Tổ chức tín dụng cùng
người vay tiếp tục xử lý tài sản để thu hồi nợ. Chỉ chuyển qua các tổ chức bán đấu giá chuyên
trách những trường hợp là người vay cố tình chây ì hoặc không thoã thuận được với Tổ chức
tín dụng trong quá trình xử lý tài sản nhằm đảm bảo tính công bằng và lợi ích của các bên.
- Ba là: Khi đã thực hiện các biện đã nêu trên nhưng nếu sau thời hạn 1 năm kể từ ngày
đến hạn trả nợ mà vẫn chưa xử lý được thì Tổ chức tín dụng được trọn quyền trực tiếp
xử lý, bán tài sản để thu hồi nợ, kể cả việc nhận lại tài sản từ các tổ chức bán đấu giá
để bán. Trong trường hợp này, người có tài sản đảm bảo không được quyền khiếu
kiện.
- Bốn là: cho phép các Tổ chức tín dụng được nhận tài sản đảm bảo là quyền sử dụng
đất để thay thế nghĩa vụ trả nợ nếu Tổ chức tín dụng xét thấy việc khai thác tài sản
đảm bảo có khả năng thu hồi nợ hoặc có nhu cầu sử dụng đất để xây dựng trụ sở,
phòng giao dịch nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Tổ chức tín dụng.
2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước:
- Ngân hàng Nhà nước nên khẩn trương xúc tiến thành lập Công ty mua bán nợ:
Quy chế mua bán nợ đã được Thống đốc NHNN ban hành kèm theo Quyết định số
140/1999/QĐ-NHNN, ngày 19/4/1999 nhưng đến nay vẫn chưa thể áp dụng được trong khi
đó các Ngân hàng đang có nhu cầu giải quyêt vấn đề này một cách bức bách. Do vậy sớm
hình thành Công ty mua bán nợ là một đòi hỏi cấp thiết. Công ty mua bán nợ có đủ năng lực
pháp lý về tài chính để xử lý dứt điểm nợ quá hạn, nợ khó đòi của các Ngân hàng Thương
mại, từng bước lành mạnh hoá hệ thống tài chính Ngân hàng. Nhờ Công ty này mà các Ngân
hàng có thể thu hồi nợ cũ, giảm nợ quá hạn xuống giới hạn cho phép, phần vốn bị động trong
tài sản thế chấp, cầm cố được giải phóng.
- Chủ động phối hợp với Toà án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ
tư pháp, Bộ Công an, Tổng cục địa chính để nghiên cứu soạn thảo, ban hành một văn bản liên
tịch nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý, tạo thuận lợi và an toàn để hướng dẫn xử lý ngay các khó
khăn ách tắc trong việc giải toả, phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố ở các NHTM hiện nay.
- Hiện nay mặc dù tài sản thế chấp đã đưa ra Toà và để tiến hành xử lý theo pháp luật
nhưng trình tự xử lý thường kéo dài ngoài ý muốn. Trong khi đó, lãi quá hạn vẫn phát sinh có
thể dẫn đến không thu hồi đủ nợ gốc và lãi. Do đó đề nghị NHNN nên có văn bản cho phép
ngừng tính lãi kể từ ngày có quyết định của Toà án đối với những tài sản thế chấp, cầm cố
được tiến hành xử lý theo pháp luật.
Kết luận
Trong những năm vừa qua, hệ thống Ngân hàng đã trở thành một trong những ngành
kinh tế quan trọng, tạo ra động lực thúc đẩy phát triển mạnh mẽ toàn bộ nền kinh tế quốc
doanh. Sự lành mạnh của hệ thống Ngân hàng ở mọi quốc gia luôn là cơ sở của sự ổn định
tình hình kinh tế xã hội, đồng thời là tiền đề, điều kiện để khai thác các nguồn lực phát triển
kinh tế .
Tình trạng nợ khó đòi kéo dài và gia tăng là vấn đề thời sự nóng bỏng không chỉ riêng
ngành Ngân hàng mà còn là của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Nếu tình trạng này không sớm
được giải quyết thì nó có tác động rất lớn đến sự an toàn và hiệu quả của các Ngân hàng,
không những thế nó có thể là ngòi nổ của các cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ, ảnh hưởng
đến sự phát triển của nền kinh tế, sự ổn định của toàn xã hội. Một trong những biện pháp
hữu hiệu nhất để giải quyêt tình trạng này là công tác xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.
Để thực hiện tốt công tác này đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ hữu hiệu cả về môi trường
kinh tế, pháp luật, cơ chế nghiệp vụ, công tác tổ chức đào tạo cán bộ,... và các nguyên tắc
thực thi các giải pháp đó. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các biện pháp xử lý tài sản đảm bảo
để thu hồi nợ là vô cùng cần thiết. Các giải pháp được đưa ra trong bài viết này không chỉ có
thể áp dụng tại NHCT-HK mà còn có thể áp dụng tại các chi nhánh khác của NHCTVN cũng
như các Ngân hàng khác phù hợp với thực tiễn của mỗi nơi.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của NHCT Hoàn Kiếm năm 2000,
năm 2001.
2. Các văn bản pháp luật và qui định của Chính phủ, NHNN và NHCT Việt nam về
vấn đề bảo đảm tiền vay và xử lý tài sản đảm bảo cho vay.
3. Ngân hàng Thương mại – của GS.TS Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân, Lê Nam Hải – Nhà
xuất bản Thống kê
4. Tiền tệ Ngân hàng và Thị trường Tài chính – Edward S. Mishkin
5. Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại – David Cox – NXB Chính trị quốc gia – 1997
6.Chiến lược tái cơ cấu Ngân hàng – Ngân hàng Nhà nước Việt nam
7. Luật đất đai, luật phá sản doanh nghiệp, luật dân sự
8. Tạp chí Ngân hàng các năm 1999-2000-20001
9. Tạp chí Thị trường Tài chính- tiền tệ các năm 1999-2000-2001
10. Thời báo Ngân hàng các năm 1999-2000-2001
Mục lục
Lời mỡ đầu: ................................................................................................... 4
Lời cảm ơn: ................................................................................................... 5
Chương I: Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại: ................... 7
I. Chức năng và vai trò của hệ thống NHTM trong nền kinh tế: ................. 7 1.Chức
năng trung gian tài chính:................................................................................ 7
2 .Chức năn g l àm t rung g ian thanh toán và qu ản lý các phương t i ện thanh
toán : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
3.Chức năng tạo ra tiền trong hệ thống ngân hàng hai cấp: .............................. 9
II. Khái quat về tín dụng NHTM và hình thức đảm bảo tiền vay: .............. 9
1. Khái quát về tín dụng của NHTM: ............................................................... 10
1.1 Khái niệm: ................................................................................................ 10 1.2
Tính chất pháp lý của các nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng: ............................... 10 1.3
Phân loại tín dụng chung: ................................................................................ 13
1.4 Rủi ro tín dụng: ......................................................................................... 14
2. Hình thức đảm bảo tiền vay:........................................................................ 15
2.1 Tính tất yếu khách quan phải đảm bảo tiền vay:......................................... 15
2.2 Khái niệm đảm bảo tiền vay: ..................................................................... 16
2.3 Phân loại đảm bảo tiền vay: ....................................................................... 17
III. Vấn đề cho vay có đảm bảo bằng tài sản trong các NHTMVN: ............ 17
1.Tài sản đảm bảo và vai trò của tài sản đảm bảo: .......................................... 17
2. Các hình thức cho vay có đảm bảo bằng tài sản: .......................................... 18
2.1 Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay: ................................... 18
2.2 Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba: ........................................................ 19
3. Các điều kiện đối với tài sản dùng đảm bảo tiến vay: ................................... 19
4. Quy trình cho vay có đảm bảo bằng tài sản:................................................. 20
4.1 Định giá tài sản đảm bảo: .......................................................................... 20
4.2 Xác định mức cho vay dựa vào tài sản đảm bảo: ........................................ 21
4.3 Ký kết hợp đồng và quản lý tài sản đảm bảo: ............................................. 21
IV. Vấn đề xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ trong hoạt động kinh doanh của
NHTM: .......................................................................................................... 22
1. Khái niệm nợ khó đòi: ................................................................................. 22
2. Thời điểm phát sinh việc xử lý tài sản đảm bảo cho vay: ............................. 22
3.Nguyên tắc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay: ................................................... 23
4. Phương thức xử lý tài sản đảm bảo tiền vay:................................................ 24
5. Khai thác, sử dụng tài sản đảm bảo trong thời gian chưa xử lý:.................... 25
6. Định giá tài sản đảm bảo khi xử lý: ............................................................. 26
7. Thanh toán thu nợ từ việc xử lý tài sản đảm bảo: ......................................... 26
8. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ:............... 27
V. ý nghĩa của việc xử lý tài sản đảm bảo cho vay thu hồi nợ trong hoạt động tín
dụng của NHTM: .......................................................................................... 30
1. Đối với Ngân hàng: ..................................................................................... 30
2. Đối với khách hàng: .................................................................................... 31
VI. Kinh nghiệm xử lý các khoản nợ xấu thông qua xử lý tài sản đảm bảo và trich
lập dự phòng rủi ro tại Thái lan và Hàn quốc: ............................................ 32
Chương II: Thực trạng xử lý tài sản đảm bảo cho vay thu hồi nợ tại NHCT-HK: 36
I. Khái quát về NHCT-HK: .......................................................................... 36
1. Lịch sử hình thành và phát triển: ................................................................. 36
2.Cơ cấu tổ chức bộ máy: ................................................................................ 37
3. Các hoạt động nghiệp vụ của NHCT-HK: .................................................... 39
II. Khái quát đặc biệt kinh tế – xã hội trên địa bàn tác động đến NHCT-HK: 41
III. tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT-HK: .................................. 42
1. Nghiệp vụ huy động vốn: ............................................................................ 42
2. Nghiệp vụ sử dụng vốn: .............................................................................. 44
3. Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại: ............................... 46
IV. Thực trạng xử lý tài sản đảm bảo cho vay thu hồi nợ khó đòi tại NHCT-HK: 47
1. Sự tất yếu phải xử lý tài sản đảm bảo nợ khó đòi: ....................................... 47
2. Thực trạng vấn đề xử lý tài sản đảm bảo cho vay tại NHCT-HK: ................. 49
2.1. Những qui định của NHCT-HK về việc xử lý tài sản đảm bảo: ................. 49
2.2. Thực trạng xử lý tài sản đảm bảo cho vay: ................................................ 53
2.2.1. Vấn đề đảm bảo tiền vay tại NHCT-HK:................................................ 53
2.2.2. Vấn đề xử lý tài sản thế chấp tại NHCT-HK: ......................................... 55
2.3. Những vướng mắc trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ tại NHCT-HK:
....................................................................................................................... 56
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả xử lý tài
sản đảm bảo thu hồi nợ tại NHCT-HK: ....................................................... 60
I. Phương hướng cho vay của NHCT-HK: ................................................... 60
II. Các giải pháp xử lý tài sản đảm bảo cho vay tại NHCT-HK: ................. 61
III. Các kiến nghị: ......................................................................................... 64
1. Kiến nghị với Chính phủ: ............................................................................ 64
2. Kiến nghị với NHNN: ................................................................................. 67
Kết luận:........................................................................................................ 69
Danh mục tài liệu tham khảo: ...................................................................... 70
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả xử lý tài sản đảm bảo cho vay tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm.pdf