Luận văn Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tại huyện Bình tân, tỉnh Vĩnh Long

Áp dụng công nghệ thông tin trong sản xuất khoai lang giúp chúng ta phát triển công nghệ truy xuất nguồn gốc ghi nhận lịch sử quá trình trồng trọt và thu hoạch như: giống, ngày trồng, ngày tưới, ngày phun thuốc trừ sâu, liều lượng thuốc Các thiết bị điện thoại thông minh được sử dụng để chụp hình, lấy mẫu, gửi thông tin cho các cơ quan chuyên môn, phân tích, xử lý kịp thời nếu có vấn đề về sâu bệnh xảy ra. Nông dân sẽ phải tự bảo vệ và có trách nhiệm với nông sản mình làm ra, tạo nên tính minh bạch trong nông nghiệp. Nguồn dữ liệu đó sẽ được tự động lưu lại thành hồ sơ về sản phẩm theo thời gian thực mà nông dân có thể cung cấp cho các đối tươṇ g liên quan trong chuỗi cung ứng khoai lang. Để tính minh bạch có hiệu quả, những thông tin mà nông dân cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm phải được cơ quan chức năng kiểm tra, đánh giá. Truy xuất nguồn gốc còn là công nghệ giúp mở rộng đường cho xuất khẩu khoai lang.

pdf118 trang | Chia sẻ: anhthuong12 | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tại huyện Bình tân, tỉnh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhằm trao đổi các thông tin về kỹ thuật, thị trường và có thể tổ chức sản xuất khoai lang để xuất khẩu theo đơn đặt hàng của phía đối tác nhằm có đủ số lượng, chất lượng, và độ đòng đều cao. - Xây dựng thương hiệu khoai lang Bình Tân, tăng cường công tác tìm đầu ra cho sản phẩm thông qua hợp đồng kinh doanh vơi các doanh nghiệp xuất khẩu khoai lang Bình Tân. - Phát triển thương hiệu mang tính chủ động từ các đơn vị sản xuất, kinh doanh khoai lang Bình Tân, cụ thể như: Xây dựng thương hiệu khoai lang Bình Tân và hình thành bộ hệ thống nhận diện thương hiệu. Đầu tiên phải đăng ký nhãn hiệu cũng như các dấu hiệu nhận biết để được pháp luật bảo hộ, trước là đăng ký trong nước rồi sẽ đăng ký quốc tế. 74 Kế đến là xây dựng bộ hệ thống nhận diện thương hiệu. Một hệ thống nhận diện tốt sẽ tăng tính chuyên nghiệp, thu hút khách hàng, giảm chi phí marketing, quan hệ hợp tác thuận lợi và đặc biệt là giúp người tiêu dùng dễ nhận ra. Thiết kế bộ hệ thống nhận diện bao gồm nhiều bộ phận: Tên thương hiệu, logo, slogan, tại nơi sản xuất khoai lang Bình Tân cần có trang bị cho nông dân các dụng cụ hỗ trợ thu hoạch, chăm sóc, phương tiện vận chuyển, tại điểm bán: cần có bảng hiệu, phương tiện bán hàng, trang trí gian hàng, điểm bán, đồng phục cho nhân viên bán hàng, nhân viên tiếp thị,tại văn phòng làm việc: thiết kế bộ dụng cụ văn phòng theo thể thống nhất; các giấy tờ giao dịch, thẻ đeo nhân viên, namecard, đồng phục nhân viên văn phòng,Đặc biệt, bao bì là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh sản phẩm. Do đó, cần tạo nên một thiết kế bao bì thật tiện dụng mà lại đẹp mắt, dán nhãn, logo lên từng sản phẩm của khoai lang Bình Tân để khẳng định nguồn gốc của sản phẩm đối với người tiêu dùng, là một lý do giúp lấy được lòng tin của khách hàng khi thương hiệu này chưa phổ biến trên thị trường. Đẩy mạnh đầu tư vào các kênh phân phối Hiện nay, khoai lang Bình Tân đang trong giai đoạn đầu của quá trình xây dựng thương hiệu, do đó mục tiêu của giai đoạn này là đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ để thương hiệu nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, mở rộng thị phần nhằm tạo dựng được sự nhận biết cao về thương hiệu trong công chúng. Để có thể đạt được mục tiêu đó, song song với các chiến dịch quảng cáo truyền thông cho thương hiệu phải nhanh chóng bao phủ được sản phẩm đến hệ thống siêu thị, chợ, các điểm bán lẻ trên địa bàn mục tiêu nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, tránh trường hợp khách hàng biết đến khoai lang Bình Tân muốn mua mà không có. Cần chú ý thiết lập kênh phân phối, đặc biệt là siêu thị. Thực tế, nếu thành công thì doanh số bán tại siêu thị sẽ rất cao, đồng thời việc trưng bày sản phẩm ở đây có tác dụng rất lớn trong việc giới thiệu đến người tiêu dùng. Trong tương lai hệ thống siêu thị sẽ phát triển đến một mức nào đó ắt hẳn xu hướng mua hàng ở đây sẽ nhiều. Đặc biệt, siêu thị là nơi khách hàng có thể mua các sản phẩm đúng theo tiêu chuẩn được quy định mà ít bị nhầm, điều này rất thuận lợi cho việc quảng bá thương hiệu khoai lang Bình Tân. 75 Tập trung vào công tác chiêu thị: Mục tiêu chủ yếu trong giai đoạn này là đẩy mạnh khả năng nhận biết sản phẩm đến người tiêu dùng. Để thực hiện được công việc này cần phải cùng lúc thực hiện nhiều biện pháp chiêu thị nhằm tăng khả năng nhận biết cũng như kích thích cho người tiêu dùng biết đến và dùng thử các sản phẩm mang thương hiệu khoai lang Bình Tân. Quảng cáo: cần thực hiện các chương trình quảng cáo cùng lúc trên Tivi, đài phát thanh, báo chí, các vật phẩm, trưng bày tại hội chợ,Triển khai thực hiện liên tục và xuyên suốt trong thời gian đầu để tạo sự nhận biết cho người tiêu dùng về khoai lang Bình Tân. Khuyến mãi: khi một sản phẩm ra đời, muốn tăng hình ảnh thương hiệu đó với người tiêu dùng thì chương trình khuyến mãi là hiệu quả. Sẽ sử dụng công cụ này kết hợp với yếu tố thời vụ, chẳng hạn mùa mưa thì tặng áo mưa, mùa nắng tặng nón; hoặc là tặng móc khóa lưu niệm,Quà tặng sẽ phụ thuộc vào giá trị lượng hàng mà khách hàng mua. Ngoài ra, cũng nên lưu tâm đến các ngày lễ lớn trong năm (Quốc Khánh 2/9; Ngày đất nước hoàn toàn thống nhất 30/4,) hoặc các sự kiện đặc biệt để nâng cao hình ảnh thương hiệu. Các quà tặng có thể là chuyến du lịch, vé tham quan khu trồng trọt, vé tham gia lễ hội trái cây,tùy vào doanh số mà khách hàng đạt được. Còn những vật phẩm khác như: lịch, sản phẩm trang trí bàn làm việc,Cũng là những vật phẩm quảng cáo rất hữu ích mà chi phí không cao, đây là những vật phẩm cần thiết xuất hiện xung quanh người tiêu dùng nhắc nhở họ nhớ đến thương hiệu khoai lang Bình Tân nhiều hơn. Đồng thời khi thực hiện các chương trình khuyến mãi cũng góp phần thu hút người tiêu dùng dùng thử sản phẩm nhiều hơn. Quan hệ công chúng: để thương hiệu khoai lang Bình Tân trở nên thân thuộc với người tiêu dùng thì ngoài việc kết hợp sử dụng các công cụ quảng bá tạo sự quan tâm, biết đến của người tiêu dùng, các đơn vị sản xuất, kinh doanh khoai lang Bình Tân phải làm sao để thương hiệu này ngày càng gần gũi hơn và đi vào lòng người tiêu dùng một cách nhẹ nhàng. Muốn vậy các đơn vị phải không ngừng nỗ lực trong việc thông cáo báo chí, trong các chương trình tài trợ, các hoạt động từ thiện. 3.4.5.4. Phân tích khả thi - Lợi ích: Xây dựng và phát triển thương hiệu khoai lang Bình Tân là bước 76 đi lâu dài nhằm giúp chuỗi cung ứng khoai lang huyện Bình Tân phát triển bền vững trong tương lai. - Dự kiến hiệu quả: Khoai lang Bình Tân có thương hiệu tốt sẽ được bán với giá cao hơn, ổn đinh hơn khi khách hàng hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng khoai lang Bình Tân sẽ góp phần ổn định đầu ra, gia tăng giá trị lợi nhuận cho toàn chuỗi cung ứng. - Điều kiện thực hiện giải pháp: Phát triển đồng bộ điều kiện cơ sở hạ tầng, thông tin địa phương. Các thành phần tham gia chuỗi cung ứng của toàn huyện phải cùng nhau thực hiện đồng bộ từ khâu trồng trọt đến khâu chế biến tiêu dùng để đảm bảo tính ổn định về chất lượng và số lượng cho thương hiệu khoai lang Bình Tân. 3.4.6. Nhóm giải pháp nhằm tăng cƣờng sự phối hợp và hỗ trợ giữa các thành phần tham gia chuỗi cung ứng khoai lang huyện Bình Tân 3.4.6.1. Củng cố và nâng cao chất lượng mối liên kết giữa các thành phần tham gia chuỗi cung ứng khoai lang Bình Tân Mục tiêu đề xuất giải pháp Với thực trạng của huyện Bình Tân hiện nay, điều kiện sản xuất của các Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp hiện có chưa hiệu quả. Những tổ chức nông dân còn quá nhỏ lẻ, manh mún, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, thiếu thông tin thị trường nhất là thị trường xuất khẩu nên việc thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP là vô cùng khó khăn. Vì vậy, cần tổ chức lại sản xuất trong chuỗi cung ứng để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng bằng cách xây dựng mối liên kết giữa hộ nông dân với các thành phần khác trong chuỗi cung ứng khoai lang một cách chặt chẽ. Vì nông dân là cội nguồn của toàn chuỗi cung ứng nên việc tác động trực tiếp vào hiệu quả sản xuất của nông dân sẽ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động cũng như gia tăng giá trị cho tất cả các thành phần còn lại trong chuỗi cung ứng khoai lang huyện Bình Tân. Nội dung giải pháp Xây dựng mô hình liên kết để cho thấy khi các tổ hợp tác của nông dân, các Hợp tác xã liên kết được với các doanh nghiệp thì sẽ có điều kiện giải quyết được những bế tắc của người sản xuất. Các thành phần tham gia vào chuỗi cung 77 ứng sẽ từng bước hỗ trợ những khó khăn của người nông dân để người nông dân có thể yên tâm gia tăng sản xuất nâng cao chất lượng và sản lượng khoai lang. Các bước thực hiện Giữa nông dân và doanh nghiệp, doanh nghiệp và nhà thu mua sẽ hình thành hợp đồng giấy ràng buộc. Nông dân sẽ yên tâm hơn khi sản phẩm của mình được đảm bảo tiêu thụ hết với một mức giá thỏa thuận có lợi, không bị ép giá, và cũng có thể nhận thêm phần giá trị khi không phải qua khâu trung gian là thương lái. Còn doanh nghiệp có thể đảm bảo nguồn hàng đủ tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu, tăng uy tín với khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh. Doanh nghiệp có thể tiến hành các bước hỗ trợ ban đầu như sau: Doanh nghiệp luôn có điều kiện để hiểu biết và nắm bắt tốt thông tin thị trường, cập nhật thông tin thị trường chính xác cho các thành phần còn lại của chuỗi cung ứng khoai lang; Doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để thu gom được số lượng lớn sản phẩm, có kỹ thuật sơ chế, đóng gói hàng hóa theo yêu cầu của thị trường; Doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế, có thể vay vốn ngân hàng để đầu tư cho các thành phần khác trong chuỗi cung ứng khoai lang huyện Bình Tân, đặc biệt là nông dân; Doanh nghiệp là cầu nối quan trọng giữa các thành phần khác trong chuỗi cung ứng khoai lang huyện Bình Tân với thị trường. Từ những thế mạnh đó doanh nghiệp có thể giải quyết vốn sản xuất, thiết kế chất lượng sản phẩm và lo đầu ra. Doanh nghiệp là chỗ dựa để tập hợp, tổ chức nông dân thành những cụm sản xuất hàng hóa tập trung, phá thế sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ phân tán như hiện nay. Phân tích khả thi - Lợi ích: Tăng cường sự hợp tác giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng giúp thông tin được thông suốt trong toàn chuỗi, gia tăng thu nhập cho tất cả các thành phần trong chuỗi, đặc biệt là tăng thu nhập cho người nông dân trồng khoai lang. Người nông dân yên tâm sản xuất khoai lang đạt chất lượng với sản lượng ổn định giúp tiết kiệm chi phí cho các thành phần còn lại, gia tăng giá trị lợi nhuận cho các thành phần còn lại, cuối cùng tổng giá trị của toàn chuỗi cung ứng khoai lang huyện Bình Tân sẽ tăng theo. - Dự kiến hiệu quả: Tăng cường sự hợp tác giữa các thành phần trong 78 chuỗi cung ứng khoai lang huyện Bình Tân giúp chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả nhất và phát triển bền vững hơn trong tương lai. Các chương trình hợp tác sẽ liên kết doanh nghiệp với người nông dân, người thu mua, giúp các thành phần hiểu rõ công việc của nhau, từ đó thành phần này sẽ làm nền tảng để thành phần khác hoạt động đaṭ hiệu quả nhất. - Điều kiện thực hiện giải pháp: Cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển, thông tin thị trường cần minh bạch. Có đội ngũ chuyên tổ chức, thiết kế, giám sát các chương trình liên kết các thành phần trong chuỗi cung ứng khoai lang với nhau. 3.4.6.2. Xây dựng mô hình hợp tác xã khoai lang kiểu mới Mục tiêu đề xuất giải pháp Hợp tác trong các hoạt động sản xuất và đời sống bao giờ cũng là sự cần thiết khách quan trong xã hội con người. Trong nền kinh tế tự túc, tự cấp trước đây, các hình thức hợp tác đã tồn tại nhằm giải quyết “đầu vào” của kinh tế hộ. Ngày nay, các tổ chức hợp tác trước hết là của những người lao động, nhằm giúp họ tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế và trước những hoàn cảnh thiên nhiên không thuận lợi. Xây dựng hợp tác xã khoai lang kiểu mới nhằm tạo ra cầu nối các hộ nông dân với nhau, hợp tác xã là trung tâm giúp thông tin thị trường, giá cả trong toàn chuỗi cung ứng khoai lang huyện Bình Tân được minh bạch và xuyên suốt. Nội dung giải pháp Để có điều kiện dần từng bước khắc phục những nhược điểm trên, phát triển sản xuất khoai lang và bắt kịp với tình hình mới của thị trường, thực sự đem lại lợi nhuận và bảo vệ quyền lợi cho người sản xuất, hợp tác xã khoai lang kiểu mới cần thành lập nhằm tổ chức lại nhiệm vụ giữa những người sản xuất, giữa những người sản xuất và các doanh nghiệp dưới hình thức tự nguyện và đảm bảo quyền lợi cho nhau một cách minh bạch. Mục tiêu cuối cùng là thành lập các tổ chức hợp tác tự nguyện phát triển khoai lang, xây dựng các hợp tác xã kiểu mới phù hợp với kinh tế thị trường, tạo thành hệ thống có mối liên kết chặt chẽ trong chuỗi cung ứng khoai lang. Hợp tác xã là cơ quan cung cấp thông tin giá cả, thông tin thị trường cho 79 toàn chuỗi cung ứng khoai lang huyện Bình Tân. Chính vì vậy cần thành lập đội ngũ chuyên môn chuyên cập nhật thông tin mới nhất cho toàn bộ bà con nông dân ở địa phương cũng như cung cấp thông tin các doanh nghiệp, nhóm nông dân trồng khoai lang uy tín ở địa phương cho các nhà đầu tư và những doanh nghiệp nước ngoài. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thu mua có thể dễ dàng tiếp cận thông tin chính xác của nhà cung cấp ở địa phương. Các bước thực hiện Hợp tác xã sẽ thành lập các tổ sản xuất, hỗ trợ nhau sản xuất. Nhiệm vụ của các tổ sản xuất là giúp nhau về kinh tế: giống, công lao động, vay vốn tín chấp. Hợp tác xã là câu lạc bộ khuyến nông để từng tổ viên hiểu, làm theo và cùng tham gia giám sát thực hiện quy trình sản xuất khoai lang an toàn, tiến tới sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đã được xây dựng và ban hành. Hợp tác xã cũng là nơi sinh hoạt giúp tổ viên tiếp cận thông tin về thị trường khoai lang và vật tư nông nghiệp, kỹ thuật sản xuất và khoa học công nghệ. Hợp tác xã khoai lang kiểu mới sẽ tổ chức họp theo định kỳ 1-2 tháng/lần và trong các cuộc họp này cần có sự tham gia của cán bộ khuyến nông, nhóm chuyên gia kỹ thuật để hỗ trợ nông dân. Trong các cuộc họp này, mỗi nông dân phải chia sẻ kinh nghiệm của mình để cả nhóm cùng nhau thảo luận, qua đó các thành viên có thể học hỏi, từ đó nâng cao kỹ thuật sản xuất và tiếp thị một cách nhanh chóng. Các thành viên tham gia trong nhóm sản xuất và tiếp thị có thể trao đổi thông tin với nhau, mua vật tư nông nghiệp phục vụ cho sản xuất như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Hợp tác xã khoai lang kiểu mới cập nhật thông tin giá cả thị trường; ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, tổ chức sản xuất theo vùng để đảm bảo đủ số lượng chất lượng sản phẩm khoai lang cung cấp cho đối tác và thị trường một cách liên tục. Bên cạnh đó hợp tác xã khoai lang kiểu mới cần khai thác hiệu quả nhãn hiệu tập thể “Khoai lang Bình Tân, Vĩnh Long, Việt Nam” và xây dựng website riêng nhằm cập nhật thông tin giá cả, thông tin sản phẩm khoai lang uy tín, chất lượng trên hệ thống website để các doanh nghiệp, nhà thu mua nước ngoài có thể dễ dàng tiếp cận thông tin. Phân tích khả thi 80 - Lợi ích: Tăng kiến thức, kỹ thuật trồng trọt cho nông dân, giúp nông dân nắm bắt trao đổi thông tin kịp thời, nhanh chóng và chính xác. Giúp nông dân tự quảng cáo được sản phẩm khoai lang của chính mình, từ đó giúp nông dân tự tin hơn vào sản phẩm do chính mình tạo ra. Giúp ổn định sản lượng, chất lượng và giá cả trên thị trường khi tất cả thông tin thị trường đều thống nhất. Minh bạch hóa thông tin trong toàn chuỗi cung ứng khoai lang, giúp chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả và ổn định. - Dự kiến hiệu quả: ổn định thị trường, mở rộng đầu ra cho nông dân trồng khoai lang. - Điều kiện thực hiện giải pháp: Cơ sở hạ tầng thông tin nông thôn phát triển tương đối và ổn định. Có đội ngũ tuyên truyền để từng hộ nông dân nắm rõ mục đích và cách thức thực hiện chương trình. 3.4.7. Những giải pháp hỗ trợ khác 3.4.7.1. Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật Mục tiêu đề xuất giải pháp Xuất phát từ những khó khăn gặp phải trong quá trình phát triển chuỗi cung ứng khoai lang huyện Bình Tân và căn cứ vào thực trạng kinh tế của địa phương cũng như yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ mới, đòi hỏi phải không ngừng phát triển hạ tầng kỹ thuật, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông làm yếu tố cơ bản để duy trì và phát triển chuỗi cung ứng khoai lang bền vững. Nội dung giải pháp Tập trung hỗ trợ phát triển hạ tầng kỹ thuật, nhất là hạ tầng giao thông đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng nông sản của huyện; đào tạo và nâng cao dân trí, chuyển dịch lao động nông thôn, chuyển giao nâng cao ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ cho vùng khó khăn, chi trả trực tiếp cho người sản xuất, trợ cấp chi phí tiếp thị và vận chuyển trong và ngoài nước. Các bước thực hiện Quy hoạch và triển khai thực hiện các công trình giao thông, thủy lợi đạt tiêu chí nông thôn mới. Việc bố trí cần đảm bảo có được một hệ thống đường 81 nội đồng hoàn chỉnh, hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi vận chuyển vật tư, nông sản phẩm, hệ thống thủy lợi khép kín đảm bảo cho sản xuất và nhà ở dân cư được an toàn; đẩy mạnh công tác cơ giới hóa các khâu sản xuất. Liên kết khuyến khích các đại lý viễn thông xây trạm phục vụ tại từng địa bàn xã. Đảm bảo đường truyền thông tin luôn được thông suốt phục vụ nhu cầu của bà con nông dân. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần đầu tư nâng cấp và cải tiến công nghệ thông tin bằng hệ thống phần mềm quản trị chuỗi cung ứng. Phân tích khả thi - Lợi ích: Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn làm tiền đề để chuỗi cung ứng khoai lang hoạt động thuận lợi, nâng cao hiệu suất hoạt động cho toàn chuỗi. - Dự kiến hiệu quả: Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, internet,... giúp chuỗi cung ứng khoai lang Bình Tân tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển; giảm bớt hao hụt trong khâu vận chuyển, nâng cao giá trị lợi nhuận cho toàn chuỗi cung ứng. - Điều kiện thực hiện giải pháp: Khâu quy hoạch cần triển khai đồng bộ, có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan ban ngành. Cần nguồn ngân sách đầu tư ổn định và tương đối lớn. Cần nguồn nhân lực dồi dào cả về chất lẫn về lượng để thực hiện các công trình phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. 3.4.7.2. Giải pháp xây dựng mở rộng hệ thống tiêu thụ, tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới - Cục xúc tiến thương mại tỉnh Vĩnh Long, thường xuyên tổ chức các đoàn khảo sát thị trường nước ngoài đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore; hướng dẫn các doanh nghiệp tham gia hội chợ nông sản quốc tế để giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản Việt Nam, trong đó có khoai lang Bình Tân; chủ động tìm kiếm khách hàng và ký kết các hợp đồng xuất khẩu; tiếp cận với khoa học công nghệ mới. Hỗ trợ huyện trong việc đăng ký nhãn hiệu tập thể “Khoai lang Bình Tân” ra nước ngoài, để quản bá, giới thiệu khoai lang Bình Tân đến người tiêu dùng nước ngoài. - Phòng Nông Nghiệp và PTNT phối hợp Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện hoàn chỉnh trang thông tin xúc tiến thương mại hàng nông sản huyện Bình Tân 82 trên trang tinh điện tử của huyện của huyện để doanh nghiệp, người tiêu dụng tiếp cận được thông tin về mặt hàng khoai lang Bình Tân. - Các doanh nghiệp xuất khẩu, kinh doanh khoai lang cần tích cực quảng bá các sản phẩm khoai lang Bình Tân trên các website thương mại điện tử chuyên về nông nghiệp, các ấn phẩm, tạp chí chuyên ngành cả trong và ngoài nước, ...Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần xây dựng trang web riêng cho mình một cách chuyên nghiệp, để mở rộng cơ hội tiếp cận khách hàng mục tiêu. 3.4.7.3. Giải pháp xâydựng vùng nguyên liệu Dưới thực trạng khu vực canh tác khoai lang Bình Tân chiếm diện tích khá lớn trong tổng diện tích đất nông nghiệp của vùng và với việc nông hộ trồng khoai lang chưa liên kết lại với nhau, nhà nước cần phát huy vai trò của mình, gắn kết bà con nông dân để xây dựng vùng nguyên liệu vững mạnh, đảm bảo chất lượng và số lượng thật ổn định và đồng bộ. Một khi đã xây dựng thành công vùng nguyên liệu thì đó sẽ là nguồn cung khoai lang Bình Tân dồi dào, ổn định. Nhà nước cần đầu tư, kêu gọi đầu tư thành lập các doanh nghiệp chế biến khoai lang để không chỉ giải quyết đầu ra cho khoai lang Bình Tân mà vì đây còn là một thị trường hấp dẫn, hứa hẹn nhiều nguồn lợi. Bên cạnh đó, khoai lang Bình Tân còn là nguồn xuất khẩu đầy tiềm năng. Tuy nhiên, lượng xuất khẩu thời gian qua còn hạn chế cả về chất lượng lẫn số lượng, chỉ là xuất khẩu thô.Vì vậy, thị trường xuất khẩu cũng là một thị trường tiềm năng mà nhà nước nên đầu tư, mở rộng và hỗ trợ cho các đơn vị sản xuất kinh doanh khoai lang Bình Tân. 3.4.7.4. Giải pháp hỗ trợ vốn và kỹ thuật Cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ nguồn vốn lãi suất thấp cho nông dân và các đơn vị sản xuất kinh doanh để họ có sự đầu tư thích hợp cho việc trồng và sản xuất, kinh doanh khoai lang Bình Tân để cái tên này ngày càng có chất lượng về chất lẫn về tiếng. Tổ chức các buổi hội thảo, cử cán bộ khuyến nông, các kỹ sư, các nhà khoa học đến tận địa phương để phổ biến và hướng dẫn bà con nông dân áp dụng mô hình trồng khoai lang theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Qua những buổi hội thảo, những diễn đàn nông nghiệp như thế, bà con nông dân sẽ được nâng 83 cao nhận thức cũng như vai trò của quy trình trồng khoai lang sạch, đạt tiêu chuẩn, nhận thức được nguồn lợi lâu dài mà quy trình này mang lại, từ đó có bước tiến bộ hơn. 3.4.7.5. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu khoai lang Bình Tân Dù là thị trường trong nước hay xuất khẩu thì thương hiệu là một yếu tố có vai trò cực kỳ quan trọng. Nó không chỉ mang lại nguồn lợi kinh tế mà còn là nguồn lợi về uy tín cho cả quốc gia. Chính vì vậy đầu tư cho thương hiệu khoai lang Bình Tân là một sự đầu tư có lời. Nhà nước cần có nhiều chính sách hỗ trợ các đơn vị sản xuất kinh doanh khoai lang trong việc xây dựng thương hiệu. Bởi xây dựng thương hiệu là cả một quá trình, đòi hỏi nhiều nhân tố và cũng không phải là việc làm của riêng ai thế nên nhà nước cần liên kết các đơn vị hữu quan đứng ra xây dựng thương hiệu khoai lang Bình Tân, hỗ trợ kinh phí và cố vấn quy trình. 3.5. Những khó khăn khi triển khai thực hiện các giải pháp Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bình Tân thời gian qua đạt được kết quả như: tăng về số lượng, sản lượng, giá trịnhưng thiếu tính ổn định và bền vững. Nông nghiệp, nông thôn vẫn còn bộc lộ hạn chế, sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, khâu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP còn quá khiêm tốnđưa đến chất lượng nông sản không cao, chưa đồng đều, chưa đáp ứng yêu cầu thị trường hàng hóa nông sản xuất khẩu. Sản xuất có hình thành vùng tập trung chuyên canh nhưng chưa tổ chức liên kết sản xuất, nên tình trạng được mùa, mất giá liên tục tái diễn. Nông dân trồng khoai lang còn hoạt động riêng lẻ, thiếu kỹ thuật canh tác, nông dân chủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm trồng trọt mà ít quan tâm đến khoa học kỹ thuật được các ngành chuyên môn khuyến cáo hoặc t ừ những chương trình đào tạo của địa phương. Nông dân thường không kiên nhẫn, thích kết quả nhanh chóng. Hạ tầng giao thông của huyện Bình Tân còn yếu kém, ngân sách không đủ chi cho nhu cầu đầu tư để đáp ứng viêc̣ vâṇ chuyển hàng nông sản . Hạ tầng thông tin địa phương còn kém phát triển. Thiếu ngân sách triển khai các chương trình liên kết. 84 Nông dân ít chú ý đến các chương trình liên kết do cơ quan chức năng phát động. Bên cạnh đó các chương trình liên kết nhàm chán, thiếu tính mới mẻ, thiếu sự giám sát của đơn vị tổ chức đến cùng. 3.6. Khuyến nghị Huyện Bình Tân cần xúc tiến thực hiện nhanh chóng hiệu quả các kế hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật: hạ tầng giao thông, hạ tầng điện, hạ tầng thông tinvì đây là nền tảng cho mọi chiến lược phát triển tiếp theo. Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Long xem xét hỗ trợ kinh phí để thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, thâm nhập thị trường, tìm hiểu khách hàng, tổ chức các cuộc hội thảo tại nước ngoài đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore nhằm tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ. Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, thường xuyên tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ thương mại, các đoàn đi tìm thị trường trong và ngoài nước. Thực hiện tuyên truyền hướng dẫn sử dụng chỉ dẫn địa lý Khoai lang Bình Tân. Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Vĩnh Long xúc tiến việc đăng ký nhãn hiệu tập thể “Khoai lang Bình Tân” ra nước ngoài, trước hết là Trung Quốc, từng bước xây dựng thương hiệu Khoai lang Bình Tân là thương hiệu mạnh. Sở Công thương tỉnh Vĩnh Long đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại mặt hàng khoai lang, kêu gọi các doanh nghiệp tham gia bảo quản chế biến khoai lang. Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Vĩnh Long hỗ trợ huyện thành lập Hợp tác xã khoai lang kiểu mới, là đơn vị thực hiện chức năng liên kết trong chuỗi cung ứng khoai lang Bình Tân. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường hội nhập, nông dân phải hoạt động trong các tổ chức tự nguyện, Hợp tác xã, xây dựng tổ chức liên kết giữa cơ sở sản xuất với các doanh nghiệp xuất khẩu, tạo điều kiện thực hiện tốt chuỗi cung ứng khoai lang một cách hợp lý từ sản xuất đến thị trường, giảm được khâu thương lái trung gian ở trong nước. 85 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 Nội dung chương 3 đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tại huyện Bình Tân dựa vào căn cứ để xây dựng giải pháp thông qua các bài học kinh nghiệm rút ra ở chương 1 và kết luận về tình hình hiện tại của chuỗi cung ứng khoai lang huyện Bình Tân ở chương 2. Tác giả đã đưa ra bảy giải pháp chính để hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang huyện Bình Tân như sau: Thực hiện trồng khoai lang theo quy trình sản xuất sac̣h; ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất; xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn; Hoàn thiện sự tăng cường phối hợp giữa các thành phần tham gia chuỗi cung ứng thông qua các giải pháp liên kết nông dân với các thành phần khác trong chuỗi cung ứng, xây dựng mô hình Hợp tác xã kiểu mới ở địa phương. Trong chương 3, tác giả cũng đưa ra các kiến nghị cho các cơ quan ban ngành nhằm hỗ trợ tối đa cho việc hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long 86 KẾT LUẬN Cây khoai lang có vai trò rất quan trọng đối với kinh tế - xã hội huyện Bình Tân và được coi như là một bộ phận không thể thiếu được trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Huyện Bình Tân có điều kiện tự nhiên phù hợp cho sinh trưởng, phát triển của khoai lang có năng suất cao và chất lượng tốt. Đây là cơ sở quan trọng cho việc phát triển ổn định và bền vững cho chuỗi cung ứng khoai lang, tạo ra nguồn lực kinh tế dồi dào và việc làm cho khu vực nông thôn, đa dạng hóa thu nhập và ổn định sinh kế cho một bộ phận lớn cư dân nông thôn. Mặc dù vậy, chuỗi cung ứng khoai lang huyện Bình Tân còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Sự liên kết lỏng lẻo trong quan hệ giữa các thành phần tham gia chuỗi cung ứng, thiếu kỹ thuật đồng bộ cho nông dân, chất lượng và sản lượng khoai lang không ổn định, thông tin thị trường thiếu minh bạch, cơ sở hạ tầng địa phương còn yếu kém, thiếu nguồn vốn để nâng cấp công nghệ là những hạn chế điển hình nhất. Để bảo đảm ổn định và phát triển bền vững chuỗi cung ứng sản phẩm khoai lang trong tương lai nhằm mang lại lợi ích kinh tế - xã hội nhiều hơn. Luận văn đề xuất các nhóm giải pháp chính nhằm tăng cường tính liên kết giữa các thành phần tham gia chuỗi cung ứng, tăng cường hiệu quả hoạt động thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới kỹ thuật canh tác, hoàn thiện khâu giao dịch thanh toán đồng thời phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn hướng đến giảm chi phí hoạt động, tăng hiệu suất cho toàn chuỗi cung ứng. Những kết quả đạt đƣợc của đề tài Nhờ sự nỗ lực của bản thân và sự hướng dẫn tận tình của GS. TS Nguyễn Thanh Tuyền và từ phía Phòng Nông nghiệp & Phát Triển Nông Thôn huyện Bình Tân tác giả đã hoàn thành đề tài “Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang huyện Bình Tân. Đề tài đã đạt được những kết quả sau: Thứ nhất là, đề tài đã giải quyết được mục tiêu chính là tìm ra những ưu nhược điểm của từng thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển bền vững chuỗi cung ứng khoai lang tại huyện Bình Tân. 87 Thứ hai là, đề tài đã tìm hiểu được đặc điểm của các đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng, sự liên kết giữa các thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng khoai lang tại huyện Bình Tân. Những hạn chế của đề tài Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng, song đề tài không tránh khỏi những hạn chế. Đó là: Thứ nhất là, mẫu khảo sát được thực hiện bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Do đó, về mặt tổng quát mẫu nghiên cứu chưa thực sự là mẫu đại diện để phản ánh hết bản chất liên kết chuỗi cung ứng khoai lang tại huyện Bình Tân. Các nghiên cứu tiếp theo có thể tiếp tục khảo sát mẫu rộng hơn và có thể tìm ra thêm các nhân tố mới hoàn thiện nghiên cứu hiện tại. Thứ hai là, do hạn chế về thời gian và tài chính nên đề tài chưa sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp số liệu bằng các phần mềm hiện đại, bài viết mới chỉ dừng lại ở việc thống kê mô tả bằng Exel. Thứ ba là, do điều kiện hạn chế thông tin về doanh nghiệp xuất khẩu và nhà phân phối ở nước ngoài nên đề tài chưa tìm hiểu được thông tin của các đối tượng này và chưa phân tích được những đóng góp của các đối tượng này đối với việc phát triển chuỗi cung ứng khoai lang tại huyện Bình Tân. Đề xuất hƣớng nghiên cứu mới Qua quá trình nghiên cứu đề tài với những kết quả đạt được cùng với những hạn chế của đề tài, tác giả xin mạnh dạn đưa ra một vài hướng nghiên cứu tiếp theo như sau: Thứ nhất, phân tích sâu hơn nữa về tác động của các đối tượng trong chuỗi cung ứng, nhất là đối tượng nhà phân phối nước ngoài, các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng trong nước và nước ngoài. Thứ hai, phân tích sâu hơn về việc áp dụng canh tác khoai lang theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để chuỗi cung ứng khoai lang có thể phát triển bền vững và tăng sức cạnh tranh cho khoai lang Bình Tân trên thị trường quốc tế. 88 TAI LIỆU THAM KHẢO [1] Cao Thị Thu Trang, 2010. Hoàn Thiện Chuỗi Cung ứng Mặt Hàng Thanh Long Bình Thuận. Luận Văn Thạc Sĩ. Trường Đại Học Nha Trang. [2] Cơ sở hoạch định chiến lược phát triển của Hàn Quốc và Singapore, ThS. Nguyễn Thị Thu Hường, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 2015. [3] Christopher M., 2005.Logistics and Supply Chain Management: Creating value- added networks.FT Prentice Hall. [4] David Blanchard, Quản trị chuỗi cung ứng – Những trải nghiệm tuyệt vời (Supply Chain Management – Best Practices), bản dịch 2013. [5] Đào Duy Huân (PGS, TS), 2013. Các phương pháp khoa học sử dụng để nghiên cứu trong kinh doanh; [6] Đoàn Thị Hồng Vân (GS,TS) và Nguyễn Xuân Minh (TS), 2005. Quản Trị Chuỗi Cung Ứng. Nhà Xuất Bản Thống Kê Thành Phố Hồ Chí Minh. [5] Đoàn Thi ̣ Hồng Vân (GS. TS), 2015, Bài giảng Quản trị Chuỗi cung ứng , Trường Đại học Tây Đô. [6] F. Robert Jacob & Richard B. Chase, Quản trị vận hành & chuỗi cung ứng (Operation and Supply Chain Management), bản dịch 2015 [7] Ganeshan, R. and Harrison, T.P., 1995. An Introduction to Supply Chain Management.Supply Chain Management [8] Joeteddy B. Bugarin, 2013. Supply Chain Improvement Of Durian Industry In Region Philippine Agricultural Economics Development Association. [9] Lambert, D.M.Et Al., 1998.Fundamentals of Logistics Management. Burr Ridge, IL: Irwin/McGraw-HiH. [10] McKinsey Global, 2010.Quản trị chuỗi cung ứng - những thử thách phía trước.Tạp chí quản trị chuỗi cung ứng. Số 16(1)2011. [11] Mentzer, J.T. Et Al., 2001. What Is Supply Chain Management?.Sage: Thousand Oaks, CA. [12] Mentzer, J.T., 2004.Fundamentals Of Supply Chain Management: Twelve Rivers Of Competitive Advantage. SAGE. [13] Michael Hugos, Tinh hoa quản trị chuỗi cung ứng (Essentials of Supply Chain Management), bản dịch 2010. [14] Nguyễn Công Bình, 2008.Quản Lý Chuỗi Cung Ứng.pp. 37-39. Nhà Xuất 89 BảnThống Kê. [15] Nguyêñ Đình Tho ̣và Nguyêñ Thi ̣ Mai Trang, 2002, các thành phần của giá trị thương hiệu và đo lường chúng trên thi ̣ trường Viêṭ Nam . Trường Đaị hoc̣ kinh tế TP Hồ Chí Minh; [16] Niên Giám Thống Kê Huyện Bình Tân, các Năm 2011-2015. [17] Simchi-Levi, Kaminsky, Simchi-Levi, Designing and Managing the Supply Chain: Concepts, Strategies and Case Studies [18] Suy ngẫm từ hạt gạo Thái Lan (Kỳ 1), Báo công an nhân dân [19] Taylor, A.D., 2004.Supply Chains - A Manager’s Guide. Pearson Education Inc., Boston. [20] Togar, M.S. and Sridharan, R., 2002. The Collaborative Supply Chain.The International Journal of Logistics Management. Vol. 13, No. 1, pp 15-30. [21] Togar, M.S. and Sridharan, R., 2004. The Collaboration index: A measure for supply chain collaboration.International Journal of Physical Distribution & Logistics Management. Vol. 35, No. 1, pp. 44-62. [22] To chuc san xuất va tiêu thu nông sản kinh nghiệm của một số nước, 2015. Tạp chí công thương Viêṭ Nam. [23] Trần Tiến Khai và cộng sự, 2011. Báo cáo nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị dừa Bến Tre. Dự ánPhát triển kinh doanh với người nghèo Bến Tre. 90 PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG DÂN TRỒNG KHOAI LANG Bảng số:.. Xin chào! Tôi là học viên khoa Sau đại học - Trường Đại Học Tây Đô, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu về chuỗi cung ứng khoai lang tại huyện Bình Tân. Ngoài mục đích phục vụ cho luận văn tốt nghiệp, qua đây tôi cũng muốn đóp góp một phần công sức của mình trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang, với hy vọng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần tăng thu nhập cho người dân vùng nông thôn cũng như tăng khả năng cạnh tranh cho khoai lang tại huyện trong thời kỳ hội nhập. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của cô/bác. Xin chân thành cảm ơn! Xin cô/bác vui lòng trả lời các câu hỏi sau: Q1. Xin cô/bác vui lòng cho biết diện tích đất canh tác của gia đình? 1. Tổng diện tích: 2. Diện tích trồng khoai lang: Q2. Xin cô/bác vui lòng cho biết viêc̣ choṇ giống ? 1. Mua 2. Tư ̣trồng 3. Khác Q3. Xin vui lòng cho biết cô/bác mua vật tƣ ( thuốc bảo vệ thực vật, phân bón,) ở đâu? 1. Đại lý lớn 2. Đại lý bán lẻ 3.Khác.. Lý do tại sao lại mua ở đó: ...... Cô/bác có hợp đồng như thế nào với người bán:. .. Q4. Xin cô/bác vui lòng cho biết nhà mình đã có áp dụng qui trình sản khoai lang đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (VIETGAP, GLOBALGAP, hoặc qui trình khác)? 1. Có 2. Không Lý do : Q5. Xin cô/bác vui lòng cho biết phƣơng thức hợp đồng với ngƣời thu mua? 1. Thỏa thuận miệng ngắn hạn 2. HĐ giấy dài hạn 3.Khác 91 Q6. Xin cô/bác vui lòng cho biết ƣớc tính chi phí cho 1 công trồng khoai? Chi phí (1 vụ): Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Đơn giá Tổng CP 1. Giống 2. Trồng 3. Thuốc BVTV 4. Phân bón 5. Cải tạo đất và lên liếp 6. Nhiên liêụ 7. Công lao đôṇg 8. Chi phí khác ........ ........ ..................... . ..................... . . . . .................... ....................... ........................ ........................ ................................................ . ................................................ . . . . ................................................ Q7. Tình hình tập huấn về kỹ thuật – khuyến nông 1. Năm qua cô/bác có tham gia tập huấn khuyến nông không? 1. Có 2. Không Lý do: 2. Nội dung có tập huấn có thích hợp không? 1. Có 2. Không Lý do: Q8. Xin vui lòng cho biết nguồn vốn đâu tƣ 1. Vay ngân hàng 2. Gia đình 3. Ban bè 4. Mươṇ người thân Q9. Xin cô/bác vui lòng cho biết những khó khăn thƣờng gặp khi trồng khoai lang hiện nay? 1. Giống: 2. Kỹ thuật:. 3. Vốn:..... 4. Thủy lợi:.. 5. Thị trường tiêu thụ:. 6. Khó khăn khác:.... Q10 Xin cô/bác vui lòng cho biết doanh nghiêp̣/ngƣời thu mua có chƣơng trình hợp tác nào cho nông dân trồng khoai không? 1. Chưa có 2. Hỗ trợ vốn 3. Bao tiêu sản phẩm 4. Hình thức khác 92 Q11. Xin cô/bác vui lòng đƣa ra kiến nghị đóng góp cho các cơ quan chức năng địa phƣơng? ............ ............ ........ Thông tin cá nhân 1. Họ và tên: 2. 2. Giới tính: nam/nữ 3. Nămsinh: 4. Địa chỉ: 5. Ngày phỏng vấn: / / 2016 XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA ANH/CHỊ ! 93 PHỤ LỤC 2 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NGƢỜI THU MUA KHOAI LANG Bản số . Xin chào! Tôi là học viên khoa Sau đại học - Trường Đại Học Tây Đô, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu về chuỗi cung ứng khoai lang tại huyện Bình Tân. Ngoài mục đích phục vụ cho luận văn tốt nghiệp, qua đây tôi cũng muốn đóp góp một phần công sức của mình trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tại huyện Bình Tân để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh cho khoai lang tại huyện trong thời kỳ hội nhập. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của anh/chị. Xin chân thành cảm ơn! Xin anh/chị vui lòng trả lời các câu hỏi sau: Q1. Sau khi thu mua anh/chị sẽ bán theo hình thức nào sau đây? 1. Bán trực tiếp cho doanh nghiệp 2. Phân loại rồi bán cho doanh nghiệp 3. Bán cho người mua sỉ 4. Hình thức khác ... Lý do:. .. Q2. Xin vui lòng cho biết anh/chị có chƣơng trình hợp tác nào cho nông dân trồng khoai không? 1. Hỗ trợ vốn 2. Hỗ trợ kỹ thuật 3. Cả 1&2 4. Hình thức khác 5. Không có chương trình hợp tác Lý do: . Q3. Xin vui lòng cho biết phƣơng thức, hợp đồng tiêu thụ của anh/chị với nông hô ̣trồng khoai? 1. Thỏa thuận miệng ngắn hạn 2. HĐ giấy dài hạn 3.Khác Lý do:... Q4. Xin vui lòng cho biết anh/chị có chƣơng trình hợp tác nào với nông hô ̣trồng khoai không? 1. Có 2. Không Nếu có thì bằng hình thức nào............ ............. Q5. Xin vui lòng cho biết lơị nhuâṇ môṭ năm tƣ̀ hoaṭ đôṇg kinh doanh khoai lang 1. Dưới 100 triêụ đồng 2. Từ 100 triêụ đồng – 1 tỷ đồng 3. Trên 1 tỷ đồng Q6. Xin anh/chị vui lòng ƣớc tính tỷ lệ lợi nhuận từ họat đôṇg kinh doanh khoai lang? 94 1. 1-5% 2. 5-10% 3. 10-20% 4. Tỷ lệ khác% Q7. Xin anh/chị vui lòng cho biết trong quá trình thu mua và phân phối khoai thƣờng gặp những rủi ro, khó khăn, vƣớng mắc gì? .. ........... Q8. Theo anh/chị các cơ quan chức năng tại địa phƣơng và các ban ngành có liên quan cần làm gì để ổn định giá cả, sản lƣợng khoai lang tại huyện Bình Tân? ............ ............ Thông tin cá nhân 1. Họ và tên: 2. Giới tính: nam/nữ 3. Năm sinh: 4. Địa chỉ: 5. Ngày phỏng vấn: / / 2016 XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA ANH/CHỊ ! 95 PHỤ LỤC 3 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN DOANH NGHIỆP KINH DOANH SẢN PHẨM KHOAI LANG Bảng số: Xin chào! Tôi là học viên khoa Sau đại học - Trường Đại Học Tây Đô, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu về chuỗi cung ứng Khoai lang taị huyêṇ Bình Tân. Ngoài mục đích phục vụ cho luận văn tốt nghiệp, qua đây tôi cũng muốn đóp góp một phần công sức của mình trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chuỗi cung ứng Khoai lang tại huyện Bình Tân để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh cho Khoai lang taị huyêṇ Bình Tân trong thời kỳ hội nhập. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của anh/chị. Xin chân thành cảm ơn! Xin anh/chị vui lòng trả lời các câu hỏi sau: Q1. Xin vui lòng cho biết hình thức thu mua khoai lang của doanh nghiệp anh/chị? 1. Mua trưc̣ tiếp hô ̣dân 2. Mua qua thương lái 3. Khác . Lý do:.. ......... Q2. Hiện nay công ty anh/chị có chƣơng trình hợp tác nào với nông dân trồng khoai lang không? 1. Hỗ trợ vốn 2. Hỗ trợ kỹ thuật 3. Cả1&2 4. Hình thức khác 5. Không có chương trình hợp tác Lý do:.. ..... Q3. Xin anh/chị vui lòng cho biết phƣơng thức giao dịch của doanh nghiệp với: 1. Nông dân: 1.1. Thỏa thuận miệng ngắn hạn 1.2. Hợp đồng giấy 1.3. Khác Lý do:... 2. Người thu mua (thương lái) 2.1. Thỏa thuận miệng ngắn hạn 2.1. Hợp đồng giấy 2.3. Khác Lý do:... .......... Q4. Doanh nghiệp anh/chị có đầu tƣ vùng trồng khoai lang không? 1.Có diện tích:.. 2. Không Lý do. 96 Q5. Thời gian tới doanh nghiệp anh/chị có dự định xây dựng hay mở rộng vùng trồng khoai lang không? 1.Có 2. Không Lý do tại sao có hoặc không: .. Q6. Xin anh/chị vui lòng cho biết quy trình phân loại, sơ chế, đóng gói, dán nhãn của doanh nghiệp khi tiêu thụ sản phẩm? ............ ........ Trong quá trình đó công ty anh/chị sử dụng chất bảo quản gì? ......... Q7. Xin anh/chị vui lòng cho biết cơ cấu (%) thị trƣờng tiêu thụ của Doanh nghiệp? 1. Nội địa: 2. Xuất khẩu: Q8. Hiện nay doanh nghiệp anh/chị xuất khẩu theo con đƣờng nào? 1. Chính ngạch .% 2. Tiểu ngạch .% Q9. Xin anh/chị cho biết yêu cầu của thị trƣờng tiêu thụ khoai lang của Doanh nghiệp? (hình dáng, kích cỡ, màu sắc, đóng gói,) 1. Thị trường nội địa: .......... . 2. Thị trường xuất khẩu: Q10. Xin vui lòng cho biết Doanh nghiệp anh/chị có sử dụng nhãn hiệu tập thể “Khoai lang Biǹh Tân” cho sản phẩm của mình chƣa? 1. Có 2. Chưa Lý do: ........ Q11. Khi xuất khẩu khoai lang doanh nghiệp anh/chị sử dụng nhãn hiệu của: 1. Chính công ty 2. Nhãn hiệu của khách hàng 3. Khác . Lý do:... Q12. Xin anh/chị vui lòng cho biết doanh nghiệp đã thực hiện quy trình truy nguyên nguồn gốc chƣa? 1. Có 2. Không Lý do có hoặc không: 97 Q13. Xin anh/chị cho biết tỷ lệ lợi nhuận/tấn khoai là bao nhiêu? 1. 1-5% 2. 5-10% 3. 10-20% 4. Tỷ lệ khác .. Q14. Xin anh/chị vui lòng cho biết Doanh nghiệp thƣờng gặp những rủi ro khó khăn gì trong quá trình kinh doanh khoai lang? 1. Vốn:.......... 2. Thị trường tiêu thụ:.. 3. Khó khăn khác:..... Q15. Theo anh/chị các cơ quan chức năng địa phƣơng và các ban ngành có liên quan cần làm gì để giá cả, sản lƣợng ổn định? ....... ........... Thông tin cá nhân 1. Tên doanh nghiệp: 2. Năm thành lập: .. 3. Địa chỉ: . 4. Ngày phỏng vấn: / / 2016 XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA ANH/CHỊ ! 98 PHỤ LỤC 4 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NGƢỜI BÁN SỈ KHOAI LANG Bảng số: Xin chào! Tôi là học viên khoa Sau đại học - Trường Đại Học Tây Đô, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu về chuỗi cung ứng Khoai lang taị huyêṇ Bình Tân. Ngoài mục đích phục vụ cho luận văn tốt nghiệp, qua đây tôi cũng muốn đóp góp một phần công sức của mình trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chuỗi cung ứng Khoai lang tại huyện Bình Tân , với hy vọng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh cho Khoai lang taị huyêṇ trong thời kỳ hội nhập. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của cô/bác. Xin chân thành cảm ơn! Xin anh/chị vui lòng trả lời các câu hỏi sau: Q1. Xin anh/chị vui lòng cho biết nguồn thu mua khoai lang? 1. Từ thương lái 2. Từ nông dân 3. Nguồn khác Q2. Xin cho biết hình thức đóng gói, dán nhãn, bảo quản tồn trữ của anh/chị? ........... ............ Q3. Hình thức đóng gói, dán nhãn bảo quản có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến giá cả sản phẩm của anh/chị? ............ ......... ......... Q4. Xin anh/chị vui lòng cho biết phƣơng thức hợp đồng với ngƣời cung cấp? 1. HĐ miệng 2. HĐ giấy 3. Không có hợp đồng Lý do: .. Q5. Xin anh/chị cho biết phƣơng thức phân phối khoai lang? 1. Tại chợ sỉ 2. Tại nhà 3. Giao hàng tận nơi cho người mua 4. Hình thức khác Q6. Xin anh/chị vui lòng ƣớc tính tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh khoai lang của anh/chị? 1. 1-5% 2. 5-10% 3. 10-20% 4. Tỷ lệ khác Q7. Xin anh/chị cho biết những rủi ro khó khăn, vƣớng mắc thƣờng gặp khi kinh doanh khoai lang? ........... 99 ........... ........... ....... Q8. Theo anh/chị cơ quan chức năng địa phƣơng và các ban ngành có liên quan cần làm gì để giá cả, sản lƣợng khoai lang ổn điṇh? ....... ....... ....... Thông tin cá nhân 1. Họ và tên: 2. Giới tính: nam/nữ 3. Năm sinh: .. 4. Địa chỉ: 5. Ngày phỏng vấn: / / 2016 XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA ANH/CHỊ ! 100 PHỤ LỤC 5 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NGƢỜI BÁN LẺ KHOAI LANG Bảng số: Xin chào! Tôi là học viên khoa Sau đại học - Trường Đại Học Tây Đô, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu về chuỗi cung ứng khoai lang tại huyện Bình Tân. Ngoài mục đích phục vụ cho luận văn tốt nghiệp, qua đây tôi cũng muốn đóp góp một phần công sức của mình trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tại huyện Bình Tân, với hy vọng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh cho khoai lang tại huyện trong thời kỳ hội nhập. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của cô/bác. Xin chân thành cảm ơn! Xin anh/chị vui lòng trả lời các câu hỏi sau: Q1. Xin anh/chị vui lòng cho biết nguồn thu mua khoai? 1. Từ chợ sỉ 2. Người bán sỉ giao hàng tận nhà 3. Từ nông dân 4. Nguồn khác Q2. Xin cho biết hình thức đóng gói, dán nhãn, bảo quản tồn trữ của anh/chị? ............. ......... .... Q3. Xin vui lòng cho biết tỷ lệ khách hàng của anh/chị? 1. Người tiêu dùng % 2. Nhà hàng, khách sạn % 3. Khách hàng khác % Q4. Hình thức đóng gói, dán nhãn bảo quản có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến giá cả sản phẩm của anh/chị? ............. ..... ......... Q5. Xin anh/chị vui lòng cho biết phƣơng thức hợp đồng với ngƣời cung cấp? 1. HĐ miệng 2. HĐ giấy 3. Không có hợp đồng Lý do:. .... Q6. Xin anh/chị vui lòng ƣớc tính tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh khoai lang 1. 1-5% 2. 5-10% 3. 10-20% 4. Tỷ lệ khác Q7. Theo anh/chị trong tƣơng lai khoai lang cần những thay đổi gì để đáp ứng nhu cầu của khách hàng? 101 1. Đầy đủ thông tin xuất xứ hàng hóa 2. Đạt tiêu chuẩn ATVS thực phẩm 3. Có nhãn mác, bao gói bảo quản 4. Nhiều mẫu mã 5. Chất lượng cao hơn 6. Giá cả 7. Khác . Q8. Xin vui lòng cho biết những rủi ro, khó khăn của anh/chị khi kinh doanh mặt hàng khoai? ................ ............ Thông tin cá nhân 1. Họ và tên: 2. Giới tính: nam/nữ 3. Năm sinh: .. 4. Địa chỉ: 5. Ngày phỏng vấn: / / 2016 XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA ANH/CHỊ ! 102 PHỤ LỤC 6 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NGƢỜI TIÊU DÙNG KHOAI LANG Bảng số: Xin chào! Tôi là học viên khoa Sau đại học - Trường Đại Học Tây Đô, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu về chuỗi cung ứng khoai lang tại huyện Bình Tân. Ngoài mục đích phục vụ cho luận văn tốt nghiệp, qua đây tôi cũng muốn đóp góp một phần công sức của mình trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tại huyện Bình Tân để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh cho khoai lang tại huyện trong thời kỳ hội nhập cũng như bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của anh/chị. Xin chân thành cảm ơn! Xin anh/chị vui lòng trả lời các câu hỏi sau: Q1. Xin vui lòng cho biết trong vòng 1 năm vừa qua anh/chị có thƣờng xuyên ăn khoai lang không? 1. Rất ít 2. 1-2 lần/tuần 3. 3-4 lần/tuần 4. 5-6 lần/tuần 5. Khác.. Q2. Xin vui lòng cho biết anh/chị chọn ăn khoai lang vì lý do nào sau đây? 1. Khoai lang là sản phẩn an toàn 2. Khoai lang tốt cho sức khỏe 3. Khoai lang có nhiều vitamin 4. Tuổi nào cũng ăn được 5. Có thể ăn nhiều không chán 6. Khác .. Q3. Xin vui lòng cho biết anh/chị thƣờng mua khoai lang loại nào? Loại 1: Tốt nhất Loại 2: Trung bình Loại 3: Bình thường    Q4. Xin cho biết anh/chị thƣờng thích mua khoai lang ở đâu? 1. Chợ 2. Siêu thị 3. Ven đường 4. Khác Lý do: Q5. Xin vui lòng cho biết anh/chị lựa chọn khoai lang an toàn, đạt chất lƣợng cao qua những đặc điểm nào? ............. ......... 103 Q6. Xin anh/chị vui lòng cho biết, anh/chị biết những thông tin gì khi mua khoai lang? 1. Xuất xứ 2. Tiêu chuẩn chất lượng 3. Nhãn mác 4. Khác . Q7. Xin vui lòng cho biết khi mua khoai lang anh/chị có quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm? 1. Có 2. Không Lý do: Q8. Xin vui lòng cho biết mong muốn của anh/chị đối với khoai lang? (vui lòng chọn 3 yếu tố) 1. Đầy đủ thông tin xuất xứ hàng hóa 2. Đầy đủ thông tin tiêu chuẩn chất lượng 3. Có nhãn mác, bao gói bảo quản 4. Nhiều mẫu mã 5. Chất lượng cao hơn 6. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 7. Khác ... Thông tin cá nhân 1 Họ và tên: 2 Giới tính: nam/nữ 3. Năm sinh: .. 4. Địa chỉ: 5. Ngày phỏng vấn: / / 2016 XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA ANH/CHỊ ! 104 PHỤ LỤC 7 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CƢ́U Thu nhâp̣ nông hô ̣ N Valid 74 Missing 0 Mean 19.2432 Minimum 9.00 Maximum 40.00 Tỷ lệ lợi nhuận mua sỉ Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid <5% 2 10.0 10.0 10.0 5-<10% 7 35.0 35.0 45.0 10-20% 11 55.0 55.0 100.0 Total 20 100.0 100.0 Tỷ lệ lợi nhuận doanh nghiệp Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid <5% 3 15.0 15.0 15.0 5-<10% 7 35.0 35.0 50.0 10-20% 10 50.0 50.0 100.0 Total 20 100.0 100.0 Tỷ lệ lợi nhuận ngƣời bán lẻ Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid <5% 1 5.0 5.0 5.0 5-<10% 10 50.0 50.0 55.0 10-20% 9 45.0 45.0 100.0 Total 20 100.0 100.0 105 Tỷ lệ lợi nhuận thƣơng lái Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid <5% 5 25.0 25.0 25.0 5-<10% 13 65.0 65.0 90.0 10-20% 2 10.0 10.0 100.0 Total 20 100.0 100.0 Diêṇ tích sản xuất nông hô ̣ diêṇ tích canh tác diêṇ tích trồng khoai N Valid 74 74 Missing 0 0 Mean 7.6622 7.1216 Minimum 2.00 2.00 Maximum 40.00 35.00 Sum 567.00 527.00 Chọn giống của nông hô ̣ Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid mua 66 89.2 89.2 89.2 tư ̣trồng 7 9.5 9.5 98.6 khác 1 1.4 1.4 100.0 Total 74 100.0 100.0 Tình hình tập huấn kỹ thuật Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid có 6 8.1 8.1 8.1 không 68 91.9 91.9 100.0 Total 74 100.0 100.0 106 Chi phí sản xuất nông hô ̣ Chi phí khác Công lao đôṇg Nhiên liêụ Lên dòng Chi phí phân bón Chi phí thuốc BVTV Chi phí trồng Chi phí giống Tổng chi phí N Valid 74 74 74 74 74 74 74 74 74 Missing 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Mean 4.9459 28.9189 5.0000 9.8243 15.9459 22.9189 7.9324 9.9730 105.4595 Minimum .00 20.00 4.00 9.00 15.00 20.00 7.00 9.00 87.00 Maximum 8.00 30.00 6.00 15.00 20.00 35.00 9.00 22.00 122.00 Nguồn vốn đầu tƣ của nông hô ̣ Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid vay ngân hàng 57 77.0 77.0 77.0 gia đình 9 12.2 12.2 89.2 bạn bè 4 5.4 5.4 94.6 muôṇ người thân 4 5.4 5.4 100.0 Total 74 100.0 100.0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphung_quang_truong_9897_2083137.pdf
Luận văn liên quan