Tăng cường quản lý vốn Nhà nước tại CTCP nói chung và tại CTCP tỉnh Nghệ An
nói riêng là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng và cấp thiết để nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước, đảm bảo vốn
Nhà nước được bảo toàn và phát triển, xác lập đúng đắn đắn hơn quyền của chủ sở hữu và
quyền của tổ chức, các nhân sử dụng tài sản nhà nước để sản xuất kinh doanh. Đồng thời,
thông qua những tồn tại của hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về quản lý vốn, Nhà
nước có hướng sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
CP phù hợp hơn trong kinh tế thị trường, giúp cho Nhà nước thực hiện việc quản lý vốn
Nhà nước tại doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, góp phần làm cho kinh tế nhà nước nói
chung, kinh tế nhà nước tỉnh Nghệ An nói riêng thực hiện được vai trò chủ đạo trong nền
kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
104 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2578 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp hoàn thiện quản lý vốn nhà nước trong các Công ty cổ phần của tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à kiểm soát các rủi ro này nếu chỉ dựa vào kinh
nghiệm giám sát trực tiếp. Đối với những CTCP mà có sự tách biệt lớn giữa người quản lý
và cổ đông, một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ góp phần tạo nên sự tin tưởng
cao của cổ đông. Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh là một nhân tố của một hệ
thống quản trị doanh nghiệp vững mạnh. Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ
giúp đem lại các lợi ích sau cho DN: đảm bảo tính chính xác của số liệu kế toán và báo cáo
tài chính; giảm bớt rủi ro gian lận hoặc sai sót mà có thể gây tổn hại cho công ty; kiểm soát
việc sử dụng các tài sản trong DN, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích; giảm
bớt rủi ro không tuân thủ chính sách, quy trình kinh doanh của công ty; xác định các rủi ro,
các vấn đề và nguồn gốc của việc kém hiệu quả và xây dựng kế hoạch giảm thiểu những
điều này.
Về hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của các CTCP ở tỉnh Nghệ An có thể
nhận xét như sau: Công tác kiểm tra, kiểm soát còn chồng chéo, phiến diện, tập trung vào
các chỉ số kinh tế - tài chính, mới chỉ dừng lại ở việc tìm lỗi, quy trách nhiệm chứ ít chú
trọng đến việc kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hệ thống để ngăn chặn, phòng ngừa các sự cố
xảy ra. Vì vậy, trong thời gian tới, để phát huy được vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ,
các CTCP ở tỉnh Nghệ An cần chú trọng một số điểm sau:
+ Tăng cường lực lượng trong bộ phận kiểm soát nội bộ cả về số lượng và chất
lượng. Những DN có quy mô lớn, ở tất cả các cấp đơn vị nên có một bộ phận kiểm soát
nội bộ.
+ Xây dựng một môi trường văn hóa DN trong các CTCP chú trọng đến sự liêm
chính, đạo đức nghề nghiệp cùng với những quy định rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn và
quyền lợi,…
+ Các quy trình hoạt động và kiểm soát nội bộ được văn bản hóa rõ ràng và được
truyền đạt rộng rãi trong nội bộ tổ chức. Bất kỳ thành viên nào của DN cũng phải tuân thủ
hệ thống kiểm soát nội bộ.
+ Xác định rõ các hoạt động tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao
+ Định kỳ kiểm tra và nâng cao hiệu quả của các biện pháp kiểm soát nội bộ.
- Tin học hóa tất cả các hoạt động chính của các CTCP
Hệ thống thông tin là yếu tố vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp đều phải quan tâm tới việc nâng cao trình độ của hệ thống này. Vì vậy, để
góp phần nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại các CTCP ở tỉnh Nghệ An, thì bản thân các
CTCP này sẽ cần phải quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao trình độ công nghệ của Công
ty. Một công cụ vô cùng hữu ích trong việc vận hành hệ thống thông tin của các công ty
trong thời đại hiện nay là Internet. Vì vậy, các CTCP ở tỉnh Nghệ An cần phát triển hệ
thống thông tin điện tử, thuận tiện cho việc tra cứu, lưu truyền thông tin, đảm bảo thông tin
được cung cấp một cách nhanh nhất và có sự kết nối trực tiếp với các cơ quan quản lý nhà
nước trên địa bàn cũng như SCIC.
Đồng thời, cần tăng cường kiểm tra, giám sát doanh nghiệp sau CPH về quản lý tài
chính, thực hiện các quyền của cổ đông nhà nước, cổ đông thiểu số, phát hành cổ phiếu, kế
toán, kiểm toán, công khai, minh bạch. Bộ Tài chính phải có trách nhiệm thực hiện giám sát
việc công bố thông tin và thực hiện xử phạt hành chính đối với các doanh nghiệp không
chấp hành công bố thông tin hoặc công bố thông tin không chính xác, sai lệch làm ảnh
hưởng đến quyền lợi của những bên liên quan. Nếu doanh nghiệp vi phạm về công bố thông
tin cần phải xử phạt mạnh tay hơn với các biện pháp như cấm giao dịch chứng khoán, cấm
phát hành chứng khoán trong một khoảng thời gian nhất định.
3.2.3. Hoàn thiện cơ chế người đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại công ty cổ
phần ở tỉnh Nghệ An
SCIC đi vào hoạt động với mục tiêu thay đổi phương thức quản lý vốn nhà nước tại
doanh nghiệp (DN) từ hành chính sang mối quan hệ kinh tế bình đẳng; từ cơ chế bao cấp
về vốn sang đầu tư kinh doanh tài chính... Theo đó, SCIC tiếp nhận và thực hiện quyền sở
hữu vốn nhà nước ở một số loại hình DN chuyển đổi. Như vậy, phương thức quản lý mới,
cả về quyền sở hữu vốn nhà nước đã được xác lập; nhưng vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế
nào đổi mới thực chất cách làm, mối quan hệ giữa SCIC và đại diện sở hữu vốn nhà nước
tại các DN để đạt hiệu quả cao nhất.
Thực tế chủ sở hữu CTCP có vốn nhà nước là một tập thể các cổ đông, bao gồm
những người được cơ quan hay tổ chức Nhà nước cử làm các cổ đông khác là công nhân
viên của công ty, là cá nhân và tổ chức ngoài xã hội, nhà đầu tư nước ngoài có đóng góp
cổ phần với công ty. Để đảm bảo dân chủ, bình đẳng giữa các cổ đông, cần được phân định
rõ ràng và đúng đắn các loại cổ phần và cổ đông, trên cơ sở đó, bảo đảm và thực hiện đúng
quyền và nghĩa vụ của mỗi loại cổ đông theo các điều từ Điều 78 đến Điều 84 của Luật
doanh nghiệp năm 2005. Đó là các loại cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi; gắn với loại cổ
phần là các cổ đông như cổ đông phổ thông, cổ đông ưu đãi, cổ phần phổ thông của cổ
đông sáng lập. Các vấn đề này chưa được quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp năm
1999 và ở các DNNN CPH chưa quán triệt thực hiện. Về phía Nhà nước, ở Trung ương,
Chính phủ thường uỷ quyền các bộ, các tổng công ty 91, các bộ thì uỷ quyền cho các tổng
công ty 90, ở các địa phương thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lại uỷ quyền cho các
sở, cử người đại diện chủ sở hữu cổ phần Nhà nước tại các CTCP. Những người được cử
này thường làm công tác kiêm nhiệm phải lo nhiệm vụ chính ở đơn vị mình phụ trách,
năng lực quản lý có hạn nên rất có ít điều kiện tham gia hoạt động quản lý công ty, do vậy,
chưa thực hiện đúng và quán xuyến hết quyền và trách nhiệm của người đại diện chủ sở
hữu cổ phần Nhà nước đối với công ty. Trong số đó, cũng có không ít người được cử
đương nhiên làm Chủ tịch Hội đồng quản trị nên, một mặt, đã không nắm bắt kịp cơ hội để
có những quyết sách hữu hiệu cho công ty, mặt khác lại không phát huy được năng lực của
các thành viên Hội đồng quản trị. Chung quy là hạn chế vai trò và trách nhiệm của Hội
đồng quản trị trong quản lý kinh doanh của công ty.
Việc mô hình SCIC ra đời và đi vào hoạt động đã được kỳ vọng rất lớn để thay đổi
phương thức quản lý vốn của Nhà nước đối với DN trước đây. Đó là thực trạng qua một
thời gian dài việc quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp luôn trong tình trạng
đầu tư dàn trải, thiếu tập trung, quy mô nhỏ, hiệu quả kinh doanh thấp. Cơ chế quản lý Nhà
nước đối với các doanh nghiệp chưa đồng bộ và phù hợp với kinh tế thị trường. Chưa có
sự tách biệt rõ ràng giữa chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và chức năng điều hành
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp... Cơ chế quản lý phần vốn Nhà nước tại
doanh nghiệp đã chuyển đổi sở hữu rất chậm thay đổi và chưa theo kịp với quy định của
Luật Doanh nghiệp. Việc quyết định đầu tư, quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được
thực hiện bởi nhiều cấp, chưa có tổ chức đầu tư tài chính chuyên nghiệp để thống nhất
quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào các loại hình doanh nghiệp...
Tuy nhiên, SCIC hiện nay là chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại các CTCP do địa
phương bàn giao, số lượng DN nhiền nhưng số vốn quản lý không lớn nhưng Tổng công ty
không có điều kiện bám sát tình hình thực tế phần nào làm giảm hiệu quả vốn nhà nước tại
các CTCP có vốn nhà nước ở các địa phương. Theo thống kê của SCIC thì hiện có gần
1.100 người đại diện phần vốn nhà nước tại DN. Con số này đã được cắt giảm 30% so với
thời gian đầu khi SCIC mới đi vào hoạt động (năm 2006). Quân số tương đối lớn, lĩnh vực
DN hoạt động đa dạng trên phạm vi rộng (cả nước), vì vậy vấn đề đặt ra là cần xây dựng
mối liên hệ chặt chẽ giữa người đại diện vốn của SCIC tại các địa phương và SCIC. Thực
tế khi chuyển phần vốn nhà nước tại DN sau CPH về cho SCIC thì các CTCP không còn
cơ quan chủ quản nữa. Điều này sẽ gây rất nhiều khó khăn cho DN trong rất nhiều vấn đề,
chẳng hạn: DN muốn xin chuyển quyền sở hữu tài sản là bất động sản sang tài sản của DN,
nhưng Bộ Tài nguyên và Môi trường lại yêu cầu phải có giấy chứng nhận của cơ quan chủ
quản. Chính vì vậy để đáp ứng các thủ tục hành chính trong các hoạt động đầu tư và xây
dựng của DN thì người đại diện vốn của SCIC tại DN cũng gặp không ít khó khăn. Bởi vì
ngay cả các cơ quan chức năng nhà nước cũng không hiểu hết vai trò, tính chất của SCIC.
Do đó, bên cạnh việc rạch ròi về vị trí, vai trò của người đại diện, SCIC nên tổ chức
thường xuyên việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm cho người đại diện. Thông
tin thường xuyên không chỉ về cơ chế chính sách, mà cả thông tin về cơ hội hợp tác, làm
ăn. Thực tế so với trước kia thì SCIC đã làm cho đồng vốn nhà nước hiệu quả hơn, có vai
trò sát thực hơn với DN. SCIC đã giúp nhiều DN tìm được đối tác lớn. Tuy nhiên với số
lượng trên 1.000 DN trải rộng trên cả nước mà SCIC đang làm chủ sở hữu thì không phải
DN nào cũng dành được sự quan tâm sát sao của SCIC đặc biệt là những doanh nghiệp
nhỏ ở những cùng khó khăn như tỉnh Nghệ An.
Theo chức năng, nhiệm vụ thì SCIC là cổ đông nhà nước tại DN, chứ không có
quyền hạn về mặt hành chính như cơ quan chủ quản. Tuy nhiên, vai trò của "đại" cổ đông
này đến nay vẫn mờ nhạt, khiến không ít người bị nhầm lẫn. SCIC chưa thực sự chủ động
phối hợp với người đại diện tại các địa phương nói chung và trong đó có Nghệ An, chỉ khi
DN có phát sinh vấn đề, cần giải quyết thì SCIC mới tích cực phối hợp.
Đội ngũ cán bộ của SCIC trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều, nặng về sự vụ, trong khi số
lượng DN lớn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nên thiếu kiến thức chuyên ngành
cần thiết để xử lý một cách thấu đáo và thỏa đáng vấn đề phát sinh của DN. Do đó, nhiều
vấn đề phát sinh chưa được giải quyết kịp thời, hiệu quả. Mặt khác, hiện nay tại một số
DN, có nhiều người là đại diện nên trách nhiệm không rõ ràng. Một số trường hợp người
đại diện phần vốn nhà nước lại kiêm nhiệm tại nhiều DN nên không đủ thời gian hoàn
thành trách nhiệm của người đại diện.
Trên thực tế, SCIC là DN, nên không có chức năng, thẩm quyền thực hiện chính
sách đối với lãnh đạo DN, đồng thời làm đại diện phần vốn nhà nước. Do đó, tại không ít
địa phương, người được đề cử vào vị trí người đại diện do địa phương quyết định, chứ
không phải SCIC, mặc dù người đó đại diện quản lý phần vốn nhà nước.
SCIC cũng không có cơ chế trả lương, thưởng, phụ cấp cho người đại diện chuyên
trách tại DN. Đó là một trong những hạn chế khiến mối quan hệ giữa người đại diện và
SCIC không bền chặt, việc quản lý nguồn vốn nhà nước tại DN chưa đạt hiệu quả như
trông đợi.
Để tháo gỡ các tồn tại, cần sớm đổi mới mô hình tổ chức thực hiện chức năng đại
diện chủ sở hữu vốn nhà nước. Nhà nước chỉ thực hiện quyền chủ sở hữu vốn với vai trò là
nhà đầu tư trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn; tách biệt thực hiện quyền chủ sở
hữu đối với quyền chủ động kinh doanh của doanh nghiệp. Đại diện chủ sở hữu có quyền
thành lập mới, cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu tổng
công ty; quyết định đầu tư vốn để hình thành và điều chỉnh vốn điều lệ; quy định chế độ tài
chính, phân phối thu nhập, trích lập và sử dụng các quỹ, quy định cơ chế giám sát đánh giá
hiệu quả sử dụng vốn nhà nước…
Ngoài ra, SCIC cần được tổ chức bộ máy và hoạt động theo quy định Luật Doanh
nghiệp thay vì Luật DNNN. Tổng công ty có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh, tự
quyết định việc sử dụng vốn nhà nước và vốn tự huy động để đầu tư mới, đầu tư bổ sung
hoặc giảm bớt hoặc không đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác. SCIC vẫn là đơn vị thực
hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn tại các CTCP, công ty TNHH được chuyển đổi từ
công ty nhà nước độc lập trực thuộc các bộ, UBND cấp tỉnh; nhưng các tập đoàn, tổng
công ty, công ty mẹ và các công ty có 100% vốn nhà nước độc lập đặc biệt quan trọng vẫn
do Chính phủ, bộ quản lý ngành, Bộ Tài chính hoặc UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng đại
diện chủ sở hữu nhà nước. Về lâu dài, cần thành lập một cơ quan chuyên trách độc lập trực
thuộc Chính phủ để thống nhất thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn với vai trò là
người đầu tư vốn tại các công ty trọng yếu trên. Như vậy, sẽ xoá bỏ cơ chế chủ quản, tách
rời chức năng quản lý nhà nước của các bộ, UBND cấp tỉnh và chỉ thực hiện mục tiêu đầu tư
và phát triển vốn nhà nước, cơ quan này sẽ giám sát các tổng công ty thông qua hình thức
như thuê kiểm toán, bắt buộc kiểm toán độc lập, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh cũng cần có một tổ chức riêng, tách rời chức năng quản lý
nhà nước để thực hiện chức năng của đại diện chủ sở hữu. Như vậy mới chủ động được việc
định hướng, đầu tư, chi phối các chính sách và hoạt động của công ty nhà nước, đồng thời
thông qua việc giám sát sẽ kịp thời phát hiện và có biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ doanh nghiệp
tháo gỡ khó khăn. Giải pháp cụ thể trong vấn đề này là:
- Với đặc thù nhiều đầu mối doanh nghiệp, lại nằm rải rác ở khắp các địa phương và
hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, việc quản lý phần vốn nhà nước như
thế nào để không chỉ bảo toàn mà còn phát triển phần vốn này, đòi hỏi SCIC phải có phương
thức quản lý hợp lý và khoa học.
- Chiến lược của SCIC là thực hiện thoái đầu tư phần vốn nhà nước tại những doanh
nghiệp quy mô nhỏ, hoạt động kém hiệu quả và trong những lĩnh vực nhà nước không cần
nắm giữ hoặc chi phối.
- Cải thiện cơ chế phối hợp thông tin và giám sát giữa SCIC và người đại diện, chất
lượng công tác đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp về cơ bản đã có nhiều cải thiện
hơn.
Tuy nhiên, cơ chế người đại diện của SCIC cần được tiếp tục nghiên cứu và hoàn
thiện. Chẳng hạn như cơ chế phối hợp giữa SCIC với các bộ, ngành, địa phương trong việc
lựa chọn người đại diện thích hợp cho doanh nghiệp, cơ chế quản lý, trách nhiệm và thù
lao cho người đại diện, chế độ báo cáo, v.v...
- Cần phải xây dựng một quy chế rõ ràng về hoạt động của các chủ đại diện và mối
quan hệ ràng buộc giữa SCIC và các đại diện sở hữu vốn tại DN.
- Cải thiện mối quan hệ giữa SCIC và đại diện vốn tại doanh nghiệp phải theo cơ
chế thị trường, nếu không sẽ chỉ giống như giao nhiệm vụ cho công chức và đảng viên mà
thôi. Nếu lương thưởng phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp thì sẽ khó thu hút được người
tài và khó có sự đổi mới hiệu quả trong quản lý vốn Nhà nước.
- Khi đã hoạt động theo cơ chế cổ phần thì dù SCIC có là cổ đông sáng lập hay chi
phối thì cũng là nhà đầu tư. Vì vậy, cần phải quy định rõ cơ chế đối với người đại diện vốn
cho SCIC tại doanh nghiệp là theo ủy quyền hay bổ nhiệm.
- Quyền lợi của người đại diện vẫn phụ thuộc nhiều vào DN mà chưa thấy quyền lợi
người đại diện được hưởng từ phía SCIC...Do đó phải quy định rõ trách nhiệm của cả
SCIC và người đại diện trước quyết định của mình.
- Người đại diện phần vốn nhà nước của SCIC tại DN phải có sự liên hệ mật thiết với cơ
quan quản lý nhà nước tại địa phương mà DN hoạt động. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các cơ
quan quản lý ở địa phương nắm rõ hoạt động của DN và có sự phối hợp và can thiệp kịp thời
trong việc xử lý các vấn đề phát sinh.
Dù cơ chế quản lý đối với số vốn nhà nước tại CTCP sau CPH có thay đổi theo
hướng nào thì nguyên tắc đại diện vốn nhà nước tại CTCP cũng phải được tôn trọng.
Để người đại diện cho số vốn nhà nước tại các CTCP sau CPH đảm nhiệm được
chức năng của mình, cần có quy định cụ thể về người được cử đại diện vốn nhà nước tại
CTCP trên các mặt:
- Tiêu chuẩn, trình độ năng lực. Tiêu chuẩn này nhìn qua thì tưởng dễ đảm bảo song
trong thực tế vấn đề làm sao để chỉ những người đủ tiêu chuẩn thực sự mới được cử làm
đại diện số vốn của Nhà nước tại CTCP sau CPH luôn là vấn đề khó đáp ứng. Việc “thực
tế hoá” tiêu chuẩn này luôn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của những người ban hành quyết
định. Vì vậy, không thể không pháp qui hoá và xác định trách nhiệm rõ ràng cho những
người ban hành quyết định này.
- Nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền lợi đối với người đại diện. Đây là một trong những
vấn đề khó khăn mà từ trước tới nay chúng ta chưa giải quyết được: nếu không xác định rõ
ràng trách nhiệm của người đại diện sở hữu cổ phần nhà nước thì khó giữ được phần vốn
của Nhà nước cũng như các tham gia các quyết định trong Hội đồng quản trị vừa đúng
luật pháp, vừa không làm thiệt hại lợi ích của Nhà nước.
Quan điểm của chúng tôi về vấn đề này là CTCP phải được tiếp tục phát triển, mở
rộng qui mô hoạt động khi có điều kiện. Những người có trách nhiệm đại diện sở hữu nhà
nước phải có đủ trình độ nhận thức về cơ hội kinh doanh, về các quyết định kinh doanh
trong nền kinh tế thị trường và có quyền tham gia biểu quyết về việc mở rộng hay thu hẹp
kinh doanh. Đồng thời, những người này cũng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự tham gia
các quyết định đó nếu làm phương hại đến lợi ích của CTCP cũng như của Nhà nước.
3.2.4. Đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với công ty cổ phần
Quản lý nhà nước đối với CTCP đang xuất hiện hai xu hướng: nhiều nơi vẫn áp
dụng như "chủ quản" DNNN trước đây, nhất là đối với CTCP Nhà nước và CTCP Nhà
nước chi phối; hoặc là buông lỏng tới mức như các doanh nghiệp thường nói "chúng tôi từ
con đẻ chuyển thành con nuôi" và hiện tại ở tỉnh Nghệ An đang xuất hiện xu hướng thứ
hai. Để khắc phục tình hình nêu trên, cần phân định rõ chức năng quản lý hành chính Nhà
nước với quyền chủ sở hữu của Nhà nước đối với doanh nghiệp. Nhanh chóng phát huy
vai trò và năng lực và giao cho SCIC quyền chủ sở hữu và quản lý vốn Nhà nước tại các
công ty có vốn Nhà nước. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An chỉ thực hiện chức năng quản lý
hành chính Nhà nước đối với doanh nghiệp theo đúng như quy định tại chương IX của
Luật Doanh nghiệp năm 2005. Khi đã thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước
theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản pháp luật có liên
quan, thì cơ hành chính chủ quản của doanh nghiệp tồn tại lâu nay cũng sẽ bị xoá bỏ. Bên
cạnh đó cơ quản lý nhà nước ở tỉnh Nghệ An cũng cần phải đổi mới công tác quản lý đối
với các CTCP, cụ thể:
Một là, kiên quyết bãi bỏ các hình thức can thiệp hành chính vào quyền điều hành
sản xuất kinh doanh của CTCP. Nếu giao quyền tự chủ cho CTCP mà không ràng buộc
trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn thì sẽ loại bỏ
vai trò chủ sở hữu đối với doanh nghiệp, tất yếu dẫn đến tình trạng tùy tiện, gây thất thoát
vốn, tài sản Nhà nước. Ngược lại, nếu tiếp tục duy trì sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà
nước đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì sẽ triệt tiêu động lực phát triển
của doanh nghiệp. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các CTCP có vốn nhà
nước trên các mặt: định hướng, chiến lược phát triển, quy hoạch, quản lý tài chính và thuế,
quản lý phần vốn Nhà nước, quản lý cổ phiếu ưu đãi của Nhà nước,... Ban hành quy chế
mẫu về hoạt động tổ chức Đảng và Đoàn thể xã hội chính trị tại các doanh nghiệp này, quy
chế mẫu về phân công trách nhiệm của các đại diện phần vốn Nhà nước chi phối tại doanh
nghiệp với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc trong các doanh nghiệp; hướng dẫn các đơn vị
này thực hiện tốt các quy chế quản lý nội bộ, quy trình kiểm tra báo cáo tài chính, công khai
tình hình tài chính, xây dựng các cơ chế quản lý trong đơn vị,...
Các cơ quan chức năng của tỉnh như Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan
thuế,... phải thực hiện kiểm tra các CTCP có vốn Nhà nước để tư vấn giúp đỡ, hướng dẫn
nghiệp vụ cho bộ máy quản lý CTCP đủ khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực sự
tạo niền tin cho các cổ đông.
Hai là, bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh, bình đẳng đối với các doanh nghiệp
CPH. Khi đã CPH và hoạt động theo Luật doanh nghiệp năm 2005, cũng như các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các CTCP có vốn nhà nước có đầy đủ quyền tự chủ
kinh doanh; cơ chế bộ và cấp hành chính chủ quản cũng như sự phân biệt đối xử giữa
doanh nghiệp CPH với doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước mặc nhiên bị xoá bỏ. Căn cứ
vào nhu cầu của thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, CTCP
Nhà nước tự xác định chiến lược, kế hoạch và hạch toán kinh doanh, tự tổ chức các hoạt
động sản xuất, cung ứng dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm, thực hiện các quan hệ về ngân
hàng, tài chính, với khách hàng, đối tác và đối thủ cạnh tranh hoàn toàn bình đẳng theo
pháp luật. Nhà nước cần thống nhất các chính sách ưu đãi để khuyến khích các CTCP có
vốn nhà nước nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế. Cần có hướng dẫn rõ ràng và thống nhất các chính sách ưu
đãi trong đầu tư, tiêu thụ sản phẩm và nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định của các luật
về đầu tư, thuế và thương mại mới ban hành. Xoá bỏ sự phân biệt đối xử với các CTCP có
vốn nhà nước trong các vấn đề về giải quyết sử dụng đất, vay vốn ngân hàng, xuất nhập khẩu,
xét cấp đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh... theo yêu cầu kinh doanh. Đồng thời phải
xúc tiến cải cách hành chính có hiệu quả, đặc biệt là loại bỏ các thủ tục hành chính phiền
nhiễu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động thông thoáng, thuận lợi và có hiệu
quả.
Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước đủ năng lực để phân tích tình hình
tài chính của các CTCP. Để quản lý tốt phần vốn nhà nước tại các CTCP thì khả năng phân
tích tình hình tài chính các CTCP của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước cần được cải thiện,
trước hết phải xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế tài chính có đủ phẩm chất nghề
nghiệp và thực hiện tốt các quy định Nhà nước về công tác kế toán, kiểm toán theo chế độ
kế toán hiện hành, có đủ trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng ngày càng cao về yêu cầu
quản lý tài chính của nhà nước đối với các CTCP: biết đọc, kiểm tra hệ thống báo cáo tài
chính và các loại báo cáo khác của CTCP; biết lựa chọn loại hình phân tích, biết thu nhập
tài liệu cho hệ thống thông tin kế toán, biết vận dụng các phương pháp xử lý thông tin phú
hợp, có năng lực tổ chức phân tích, biết tập hợp những người có đủ khả năng phân tích, có
khả năng viết và trình bày báo cáo phân tích và cung cấp những thông tin cần thiết về tình
hình tài chính của CTCP cho cơ quan nhà nước. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng đối
trong công tác quản lý nhà nước đối với CTCP để hạn chế những méo mó sai lệch trong
công tác tài chính ở các CTCP.
Bốn là, thay đổi tác phong làm việc của cán bộ quản lý nhà nước
Về bản chất, các cơ quan nhà nước được lập ra là để phục vụ cho sự phát triển của
đất nước. Để làm được việc đó từng cơ quan có trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát
sinh trong phạm vi mình phụ trách theo luật định. Để tiến hành kinh doanh, CTCP có
trách nhiệm hoàn thành nhiều thủ tục, yêu cầu, báo cáo,... theo qui định của pháp luật. Cần
chú ý rằng, các thủ tục, yêu cầu,... mà cấp trên đưa ra phải đúng pháp luật và tuân thủ
nguyên tắc tối thiểu cần thiết. Các cơ quan công quyền làm việc có hiệu quả biểu hiện
trước hết ở việc đưa ra ít các đòi hỏi, yêu cầu đối với CTCP mà vẫn quản lý được họ, vẫn
đảm bảo sự phát triển.
Cũng cần đưa qui chế làm việc của công chức vào thực tiễn cuộc sống. Có thông tư
hướng dẫn qui định rõ trách nhiệm của cán bộ công chức trong việc giải quyết các công
việc một cách công tâm và đảm bảo tính bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế. Qui chế này qui định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, thời hạn giải quyết từng
loại công việc liên quan tới đăng ký, thay đổi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,...
Đồng thời chỉ rõ các hình thức kỷ luật nếu quy chế bị vi phạm.
Năm là, đổi mới và tăng cường chất lượng hệ thống thông tin quản lý. Trước nhu
cầu cấp bách về hội nhập kinh tế, tỉnh Nghệ An cần có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp
trong công tác thông tin thị trường: Sớm hình thành một mạng lưới thông tin thương mại
của tỉnh (tạo lập 1 WEBSITE trên mạng internet hoặc intrernet của tỉnh) để tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp tiếp cận thông tin và cung cấp cho các nhà đầu tư và các ngành chức
năng của tỉnh tình hình về môi trường kinh doanh của tỉnh, thông tin dự báo trung và dài
hạn nhằm định hướng sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp và cho các ngành quản lý
Nhà nước. Đồng thời liên hệ với các tham tán thương mại của các sứ quán Việt Nam tại
nước ngoài để nắm bắt cơ hội ngoại thương cho kinh tế của tỉnh Nghệ An.
- Các doanh nghiệp (lớn, trọng điểm, có xuất khẩu) xây dựng trang Website về loại
hình sản phẩm, chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp được công khai, năng lực sản xuất kinh doanh
nối mạng với trang WEB của tỉnh để khai thác thông tin thị trường đáp ứng nhu cầu tiếp thị,
đầu tư và xúc tiến thương mại.
Trang Website của tỉnh thực hiện thu thập 2 loại thông tin quan trọng mà các doanh
nghiệp rất quan tâm là:
Thông tin về thị trường với các thông số thống kê về dân số, cơ cấu dân số, sức mua
dân cư, phong tục tập quán. Các mối quan hệ ngoại thương bao gồm các thành viên trong
các nhóm thương mại quốc tế, và hiệp định ưu đãi thuế quan và thương mại quốc tế
(WTO); Các lĩnh vực về thuế quan, biện pháp quản lý xuất nhập khẩu, các tiêu chuẩn vệ
sinh an toàn thực phẩm của thế giới,...
Thông tin về sản phẩm: các số liệu thống kê về thương mại - sản xuất - tiêu thụ
hàng hoá dịch vụ trên thế giới; Thông tin dự báo nhu cầu, đối thủ cạnh tranh, năng lực,
nhãn hiệu, thị phần; về giá cả và các mức giá trên các thị trường cụ thể; hệ thống tập quán
buôn bán và phân phối của các quốc gia và quốc tế; các kênh tiếp thị, các điều kiện mua
bán; các thông tin về các nhà xuất nhập khẩu; thông tin về công nghệ, kỹ thuật,... của các
sản phẩm, dịch vụ có liên quan đến năng lực kinh tế của các doanh nghiệp trong tỉnh.
Sở Tài chính với chức năng của mình sẽ phối hợp tham gia cung cấp các chế độ
quản lý tài chính hiện hành, tình hình tài chính doanh nghiệp (theo các chỉ tiêu được quy
định trong quy chế công khai tài chính của Nhà nước và doanh nghiệp), tình hình biến
động giá cả và giá cả một số mặt hàng mà doanh nghiệp có quan tâm. Các Sở: Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh, Công thương, các ngân hàng thương mại quốc doanh,...khai thác trang
Website và cung cấp những thông tin cần thiết về công tác quản lý chuyên ngành.
UBND tỉnh thông qua trang Website: Nắm tình hình tài chính doanh nghiệp để điều
hành quản lý sản xuất kinh doanh; cung cấp thông tin thị trường cho các doanh nghiệp để hỗ
trợ doanh nghiệp các thông tin xúc tiến thương mại; phổ biến môi trường kinh doanh cho các
nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm đến đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của địa
phương.
Phải quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc tiếp tục
cung cấp thông tin, phổ biến chính sách và giải đáp các vướng mắc của doanh nghiệp sau
chuyển đổi. Việc giải quyết những vấn đề khúc mắc trong tiến trình CPH hiện nay mới chỉ
dừng lại ở mức Ban chỉ đạo phát hiện ra điều gì thì tiến hành xử lý chứ chưa có kế hoạch
quản lý doanh nghiệp sau khi CPH. Bởi vậy, một chính sách chung để hướng dẫn quản lý
các doanh nghiệp hậu CPH đang rất cần từ các cơ quan chức năng của Nhà nước thiết lập,
nhằm giúp doanh nghiệp vận hành đúng lộ trình phát triển cũng như yêu cầu quản lý của
Nhà nước.
Sáu là, có cơ chế hỗ trợ đầu tư của tỉnh Nghệ An cho doanh nghiệp. Hiện nay, vốn
nhà nước tại các CTCP đã chuyển giao về SCIC nên tỉnh cần nghiên cứu để thành lập Quỹ
Đầu tư phát triển địa phương nhằm có điều kiện hỗ trợ các DN trong tỉnh vay vốn hoặc
đầu tư thông qua mua cổ phần, góp vốn liên doanh để cơ cấu lại vốn của các DN hoạt động
SXKD có hiệu quả, mặt khác tạo được lợi thế SXKD đúng định hướng phát triển KTXH
của tỉnh Nghệ An.
Giải pháp để hỗ trợ cho quá trình sắp xếp, đổi mới quản lý DNNN theo tinh thần
Nghị quyết Trung ương lần thứ 3 khoá IX, đề nghị trong giai đoạn từ nay đến năm 2010:
Hội đồng nhân dân tỉnh và UBND tỉnh cân đối từ ngân sách cấp bổ sung cho Quỹ hỗ trợ
sắp xếp và đổi mới DNNN của tỉnh mức độ tối thiểu từ 10 đến 15 tỷ đồng/năm để quỹ này
đủ mạnh hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển theo định hướng của tỉnh, nhằm mua sắm
trang thiết bị mới, bổ sung đủ vốn pháp định cho các DNNN đang hoạt động, hỗ trợ vốn để
doanh nghiệp lành mạnh tình hình tài chính, hỗ trợ kinh phí giải quyết chế độ cho người
lao động ở các doanh nghiệp trong quá trình đổi mới quản lý, hỗ trợ thông tin thương mại,
hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghệ mới, tìm kiếm thị trường mới,... .
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ VÀ UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN NHẰM ĐẨY NHANH TỐC ĐỘ CỔ PHẦN HOÁ
3.3.1. Đối với Chính phủ
Muốn triển khai đúng kế hoạch trên của TW và của tỉnh Nghệ An và quản lý tốt
phần vốn nhà nước trong các CTCP, theo tác giả thì cả tỉnh và TW cần xử lý 5 vấn đề
chính trong cổ phần DNNN như sau:
- Nhà nước nên cần có khung pháp lý đủ mạnh cho vấn đề CPH DNNN không chỉ
cho tỉnh Nghệ An mà cho cả nước. Đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành ban hành văn bản
hướng dẫn đầy đủ và đồng bộ, tăng cường phân cấp cho UBND tỉnh trong việc triển khai
thực hiện công tác sắp xếp, đổi mới và chuyển đổi DNNN.
- Xác định lại và thay đổi cơ bản cơ chế chủ quản đối với doanh nghiệp hoạt động
sản xuất kinh doanh.
- Chính sách và quy trình CPH của nhà nước nên ổn định và nhất quán (thời gian vừa
qua thay đổi quá nhanh gây lúng túng cho địa phương triển khai).
- Cần sớm khắc phục tình trạng một phận không nhỏ thờ ơ và né tránh trách nhiệm,
ỷ lại của cán bộ quản lý tại doanh nghiệp, sự thiếu thống nhất và kiên quyết của một bộ
phận công chức ở các cơ quan chuyên môn khi tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho
doanh nghiệp khi CPH.
- Bổ sung tiêu thức lựa chọn DNNN để CPH: Kiên quyết không CPH các đơn vị
làm ăn thua lỗ, hoặc trong diện giải thể, phá sản, đang gặp khó khăn trong khả năng thanh
toán các khoản nợ phải trả và có số nợ phải thu khó đòi quá lớn (hệ số nợ phải trả lớn hơn
nguồn vốn kinh doanh, số nợ phải thu khó đòi chiếm hơn 20% tổng nợ phải thu hoặc
chiếm hơn 5% doanh thu trong kỳ).
- Hướng dẫn bổ sung phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo hướng gắn với
thị trường như: xác định lợi thế doanh nghiệp, giá trị tài sản
vô hình,...
- Đề nghị Chính phủ có cơ chế xử lý nợ khó đòi cụ thể của các công ty nhà nước khi
thực hiện chuyển đổi trong khi công nợ khó đòi từ những vụ án không có khản năng thực
hiện việc thi hành án dân sự trong vấn đề thu hồi công nợ.
- Đề Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính và Quỹ hỗ trợ phát triển TW (nay là Ngân
hàng phát triển) xây dựng cơ chế chính sách cụ thể xử lý nợ vay Quỹ hỗ trợ phát triển TW
của các công ty chuyển đổi; các Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng thương mại xây dựng cơ
chế xử lý công nợ của các doanh nghiệp thực hiện đa dạng hoá sở hữu theo quy định tại
Nghị định số 69/NĐ-CP và TT số 05/ TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước; đề nghị Ngân
hàng cho khoanh nợ 3-5 năm, giãn nợ cho các doanh nghiệp chuyển đổi để tạo điều kiện
thuận lợi giảm bớt khó khăn những năm đầu mới chuyển đổi hoặc chuyển khoản nợ này
thành vốn góp trong CTCP.
3.3.2. Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An
- Tiếp tục quán triệt sâu sắc Nghị quyết TW 3, 9 (khoá IX) và Những chủ trương
chính sách mới, sửa đổi, bổ sung của Đảng và Nhà nước về sắp xếp, đổi mới Công ty nhà
nước; điều đó có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm tạo sự thống nhất cao về nhận thức của
các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở.
- Phối hợp chặt chẽ các cấp, các ngành, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về
sắp xếp, đổi mới công ty nhà nước trên các phương tên thông tin Đài, báo Nghệ An.
- Hỗ trợ cho các công ty nhà nước bằng nguồn ngân sách và các nguồn hỗ trợ DN
từ Trung ương vốn sắp xếp doanh nghiệp tỉnh để làm lành mạnh hoá tài chính của doanh
nghiệp khi chuyển đổi.
- Các thành viên Ban đổi mới (Ngành ngân hàng) tham mưu cho UBND tỉnh, Ban
đổi mới và PTDN tỉnh về tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp theo các quy định
hiện hành (như Thông tư số 05/TT-NHNN), thông tư số 89/TT-BTC và các chính sách
khác theo chế độ hiện hành.
- Đẩy mạnh công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện.
+ Kiện toàn lại Ban đổi mới quản lý ở một số sở quản lý ngành và một số công ty
có sự thay đổi, tăng cường hiệu lực quản lý. Kiên quyết chỉ đạo doanh nghiệp sắp xếp, đổi
mới theo chương trình hành động số 1060/CTHĐ-UB ngày 12/5/2004 của UBND tỉnh
Nghệ An.
+ Kiên quyết thực hiện các hình thức chuyển đổi công ty nếu đơn vị nào không
CPH theo Nghị định số 187/NĐ-CP được thì phải thực hiện theo Nhị định 103/NĐ-CP về
giao, bán, khoán kinh doanh và cho thuê doanh nghiệp; giải thể, tuyên bố phá sản doanh
nghiệp để thực hiện nghiêm túc đề án được Thủ tướng chính phủ phê duyệt là hết năm
2005 sắp xếp, đổi mới xong 100% theo kế hoạch.
- Báo cáo xin ý kiến kịp thời, thường xuyên với Thường trực Tỉnh uỷ, UBND tỉnh
và các ngành TW để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình chuyển đổi
các công ty.
- Đối với ngành chủ quản công ty: việc hoàn thành chỉ tiêu sắp xếp, đổi mới và
chuyển đổi công ty nhà nước được giao là nhiệm vụ trọng tâm, một trong những tiêu chuẩn
bình xét thi đua và xét tặng các hình thức khen thưởng khác nhà nước trong năm.
- Đối với các Giám đốc doanh nghiệp xin hoãn hoặc chậm trễ trong việc thực hiện
chủ trương CPH và đa dạng hoá sở hữu sẽ phải điều chuyển công tác hoặc cách chức, cho
nghỉ chế độ theo Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.
Kết luận chương 3
T ừ những phân tích cụ thể thực trạng về quản lý vốn nhà nước tại các công ty
cổ phần của tỉnh Nghệ An ở chương 2, với những đề xuất mang tính đồng bộ và khả
thi, nhằm Để giải quyết tốt công tác quản lý vốn nhà nước trong các CTCP đòi hỏi phải có
những cơ chế chính sách đồng bộ của Chính phủ, của chính quyền địa phương và đồng
thời cũng cần phải có những chủ động , tích cực từ phía doanh nghiệp. Hy vọng với những
giải pháp mà tác giả đã đề cập trên phần nào giải quyết được những hạn chế còn tồn tại
trong công tác quản lý vốn nhà nước tại các CTCP.
KẾT LUẬN
Tăng cường quản lý vốn Nhà nước tại CTCP nói chung và tại CTCP tỉnh Nghệ An
nói riêng là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng và cấp thiết để nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước, đảm bảo vốn
Nhà nước được bảo toàn và phát triển, xác lập đúng đắn đắn hơn quyền của chủ sở hữu và
quyền của tổ chức, các nhân sử dụng tài sản nhà nước để sản xuất kinh doanh. Đồng thời,
thông qua những tồn tại của hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về quản lý vốn, Nhà
nước có hướng sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
CP phù hợp hơn trong kinh tế thị trường, giúp cho Nhà nước thực hiện việc quản lý vốn
Nhà nước tại doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, góp phần làm cho kinh tế nhà nước nói
chung, kinh tế nhà nước tỉnh Nghệ An nói riêng thực hiện được vai trò chủ đạo trong nền
kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong phạm vi nghiên cứu luận văn tập trung hoàn thành một số nhiệm vụ sau đây:
1. Hệ thống hoá những khái niệm cơ bản về vốn, vai trò của vốn nói chung của vốn
nhà nước nói riêng trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả quản lý, sử dụng vốn, cũng như việc bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tại CTCP.
2. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn nhà nước tại CTCP, những
ưu điểm, tồn tại của hệ thống văn bản nhà nước về quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại
doanh nghiệp nhà nước. Từ đó, rút ra những vấn đề tồn tại và nguyên nhân ảnh huởng đến
công tác quản lý vốn Nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
3. Đề xuất một số giải pháp thiết thực, khả thi để không ngừng tăng cường công
tác quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, phân biệt rõ ràng vai trò quyền chủ sở hữu và
quyền tổ chức, cá nhân sử dụng tài sản Nhà nước để sản xuất kinh doanh trong thời gian
tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Cúc (2003), Thể chế nhà nước đối với một số loại hình DN ở nước ta hiện
nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Nguyễn Cúc (2005), 20 năm đổi mới và sự hình thành thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội
3. Nguyễn Cúc – Kim Văn Chính (2006), Sở hữu nhà nước và Doanh nghiệp nhà nước
– Trong nền kinh tế thị trường định hưóng XHCN ở VN, Nxb Lý luận chính trị,
Hà Nội
4. Trần Tiến Cường (2005), Doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước, Nxb Thống kê, Hà
Nội.
5. Trần Thái Dương (2004), Chức năng kinh tế của Nhà nước – Lý luận và thực tiễn ở
Việt Nam hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
6. Đài Tiếng nói Việt Nam (2006), “Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới
DNNN” Website www.tnvn.gov.vn ngày 14/01/2006.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII.
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX.
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII,
VIII, IX) về phát triển kinh tế – xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
10. Võ Văn Đức (2001), “Thành lập Tập đoàn kinh tế – một giải pháp cơ bản để nâng cao
hiệu quả kinh doanh của DNNN ở nước ta”, Tạp chí Lý luận chính trị, (10),
tr.39.
11. Lê Hồng Hạnh (2004), Cổ phần hoá DNNN - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Lưu Thị Hương (2005), Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội.
13. Phạm Thị Khanh (2004), Huy động vốn trong nước phát triển nông nghiệp vùng Đồng
bằng sông Hồng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Vũ Trọng Khải, Nguyễn Thắng (2006), Đa dạng hoá chủ thể sở hữu doanh nghiệp nông
nghiệp nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Ngô Thắng Lợi (2004), DNNN trong phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam đến năm,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Hồ Văn Mộc và Điêu Quốc Tín (1994), Chú giải thuật ngữ kế toán Mỹ, Nxb Đồng
Nai.
17. C.Mác và Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. C.Mác và Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 25, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Nguyên Đăng Nam (2001), "Giám sát tài chính DNNN trong nền kinh tế thị trường",
Tạp chí tài chính, (446), tr.18
20. Tào Hữu Phùng – Trần Tiến (2003), An ninh tài chính DNNN trong điều kiện chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Doanh nghiệp
2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Phạm Thị Quý (2002), Chuyển đổi mô hình kinh tế ở Việt Nam – Thực trạng và kinh
nghiệm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Phạm Đình Soạn (2002 ), "Để hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với DN", Tạp
chí Tài chính, (447), tr.32.
24. Nguyễn Văn Thạo – Nguyễn Hữu Đạt (2004), Một số vấn đề sở hữu ở nước ta hiện
nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Đoàn Huy Thành (2001), Vai trò then chốt của DNNN trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Phạm Sĩ Thành (2005), Con đường phát triển doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc từ
1949 đến 2004, Nxb Thế giới, Hà Nội.
27. Nguyễn Đình Toàn (2002), "Sức mạnh công ty mẹ, công ty con", Tạp chí tài chính,
(447), tr.51.
28. Lê Hồng Tiễn (2003), “Củng cố và phát triển DNNN”, Tạp chí Cộng sản, (697),
tr.27.
29. Trang Thị Tuyết (2006), Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Vũ Huy Từ- Phạm Quang Huấn – Đoàn Hữu Xuân (2007), Cơ cấu lại doanh nghiệp
nhà nước theo Luật DN năm 2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An – Ban đổi mới và phát triển DN (2008), Báo cáo -
Tình hình thực hiện sắp xếp, đổi mới công ty nhà nước năm 2002-2007 Tỉnh
Nghệ An.
32. Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm từ điểu học
Hà Nội.
33. Website Đảng Cộng Sản (2006), Diễn đàn thảo luận “ Đổi mới và phát triển DNNN
là củng cố nền tảng kinh tế”, ngày 5/4/2006
34. Website Báo Thanh Niên (2004), Quản lý vốn nhà nước: Chuyển từ quản lý hành
chính sang kinh doanh, ngày 8/8/2004,
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Số lượng, quy mô các doanh nghiệp cổ phần hóa theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ đến
hết tháng 6/2006
Đơn vị tính: triệu đồng
Số
Tên doanh nghiệp
Thời điểm ban hành
Quyết định
Giá trị sổ sách Giá trị thực tế theo
quyết định công bố
giá trị DN
Giá trị thực tế tại
thời điểm bàn giao
TT Thực hiện
CPH
Phê duyệt
phương án
CPH
Tổng tài
sản
Giá trị
vốn NN
Tổng tài
sản
Giá trị
vốn nhà
nước
Tổng tài
sản
Giá trị
vốn nhà
nước
1 Công ty Vật tư nông nghiệp 06/12/2004 03/2/2006 375.060 18.769 375.687 17.163 298.952 5.149
2 Công ty Du lịch 29/4/2004 03/3/2005 5.085 (6.053) 5.414 623 5.300 -
3 Công ty Dệt may 01/3/2005 31/8/2005 16.476 1.548 15.916 988 15.500 -
4 Công ty Chế biến và Xuất khẩu
súc sản
01/10/2004 29/7/2005 6.665 4.062 5.890 3.560 5.900 -
5 Công ty Dịch vụ vật tư bảo vệ
thực vật
27/9/2004 24/6/2005 4.415 2.671 4.323 2.577 5.200 1.892
6 Công ty Đầu tư hợp tác kinh tế
Việt - Lào
07/3/2005 22/12/2005 10.982 (11.479) 11.263 1.773 X
7 Công ty Xi măng 12-9 30/6/2004 03/11/2005 93.946 15.322 95.390 16.764 X
8 Công ty Dịch vụ công nghiệp 13/12/2004 08/6/2005 59.720 996 59.404 1.312 60.100 -
9 Công ty Xuất nhập khẩu Thủy
sản 2
06/12/2004 12/8/2005 14.149 2.104 13.322 1.276 14.500 -
10 Công ty Mía đường Sông Lam 28/6/2005 26/12/2005 45.096 (13.532) 49.642 594 50.150 -
11 Công ty Mía đường Sông Con 24/01/2005 28/2/2006 372.551 2.553 372.862 2.907 375.100 -
12 Công ty Quản lý và Sửa chữa
cầu đường bộ
29/6/2005 15/12/2005 19.455 5.150 20.397 6.092 21.700 2.640
13 Công ty Quản lý và Sửa chữa
giao thông thủy bộ
29/6/2005 12/12/2005 50.741 6.090 51.435 6.784 53.200 4.156
14 Công ty In 29/6/2005 12/12/2005 12.070 4.472 11.333 3.736 11.870 1.151
15 Công ty Văn hóa tổng hợp 01/6/2005 16/12/2005 2.968 104 3.016 164 3.140 -
16 Công ty Nuôi trồng thủy sản
Trịnh Môn
29/6/2005 22/12/2005 1.067 364 1.075 372 1.250 190
17 Công ty Thương mại đầu tư
phát triển miền núi
29/6/2005 29/12/2005 117.927 5.007 110.607 2.209 X
18 Công ty Xuất nhập khẩu và
Dịch vụ tổng hợp
16/7/2004 08/12/2006 24.562 5.000 24.891 5.276 X
19 Công ty Xuất khẩu lao động và
Cung ứng chuyên gia
29/6/2005 26/6/2006 2.268 798 2.469 1.298 X
20 Công ty Dịch vụ thương mại
tổng hợp Vinh
29/9/2005 26/6/2006 1.453 (386) 1.623 187
Cộng 1.236.656 43.560 1.235.959 75.655
Ghi chú: Phần số liệu bàn giao đánh dấu X là những đơn vị chưa thực hiện bàn giao.
Nguồn: Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp tỉnh Nghệ An.
Phụ lục 2: Kết quả hoạt động SXKD của một số DNNN sau khi chuyển đổi sở hữu
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
Tên doanh nghiệp
Doanh thu
Lợi nhuận trước
thuế
Nộp ngân sách
(số phải nộp)
Thu nhập bình
quân
1.000 đ/ng/tháng
Cổ tức (% vốn)
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
1 Cty CP xe khách Nghệ
An
13.70
7
17.42
2
19.93
5
342 - 243 803 982 141 389 650 862 963 1,9 0 5
2 Công ty CP Hữu nghị 53.60
5
59.89
9
87.27
1
1.558 1.971 2.142 1.634 1.713 2.165 600 775 888 6 7 7,2
3 Cty CP cơ khí ô tô 9.690 10.66
6
12.95
8
308 350 483 338 351 437 1.349 1.400 1.440 20 20 20
4 C.ty Cổ phần thủy sản
Diễn Châu
2.531 2.425 2.015 4 10 1,5 187 165 170 649 595 551 2 4 -
5 C.ty CP Thủy sản
Q.Lưu
2.650 2.500 2.550 7 8,8 15,2 180 176 226 630 650 750 0 0,16 0,42
6 Cty CP thủy sản Nghệ
An
2.231 2.386 2.588 14 17 - 200 251 253 420 450 470 0 0 0
7 Cty Cổ phần Khách
sạn Bến Thủy
19.53
7
38.98
3
61.23
0
19 124 138 110 122 310 480 688 1.100 0 5 5
8 Cty CP X.lắp Thương
mại
13.85
9
15.00
0
15.60
5
20 120 186 459 100 169,2 1.050 1.200 10,8 10 14
9 Cty CP Xi măng và
vật liệu XD Cầu Đước
39.09
3
36.56
3
39.34
3
1.947 2.648 3.359 2.100 1.528 1.960 946 1.000 1.270 12 20 20
10 Cty CP Vật tư Y tế và
dược phẩm Nghệ An
7.482 8.516 7.822 152 180 126 87 105 113 1.250 1.500 13 12 14,4
11 Cty Cổ phần Cơ khí
250 Phủ Quỳ
2.194 2.885 2.813 77 202 139 56 64 101 500 700 700 3,3 8,9 7,2
12 Cty CP Khí công
nghiệp và hóa chất
5.079 5.118 5.328 449 462 377 44 45 105 830 975 1.100 14 14,5 12
13 Cty CP Xây dựng -
dịch vụ NN&PTNT
8.691 11.01
0
13.20
3
398 550 352 280 379 433 1.093 1.100 1.300 10 16 15
14 Công ty CP Bia Nghệ
An
66.59
4
84.65
9
137.4
61
7.454 8.369 11.82
7
23.15
2
30.52
7
44.20
3
1.589 2.129 15 17 20
15 Cty CP vận tải ô tô 11.46
1
12.30
0
14.61
9
365 592 703 199 231 316 930 950 1.040 8 16 10
16 Cty CP khai thác đá 10.50
0
11.70
0
13.68
0
70 125 350 302 310 381 700 800 850 8 10 10
17 Cty CP Tàu quốc và
XL
4.991 5.643 3.056 157 837 157 35 144,3 986 1.400 800 6 16 3
18 Cty CP SXVL và xây
lắp Yên Thành
1.451 1.279 1.668 3 28 46 55 50 47,2 360 400 450 7,2 7,2 7,8
19 Cty CP SX Gạch ngói
và xây lắp Rào Gang
3.476 4.649 5.855 82 200 131 231 180 310 550 550 600 10 16 15
20 C.ty CP KDTH Đô
Lương
8.769 8.800 7.859 85 84 12 38 31,2 650 750 820 16 14 18
21 Cty CP Chế biến thực
phẩm Hoàng Long
1.154 3.103 1.671 105. 207 - 58 296 140,4 200 308 310 5 -
22 Công ty CP XD thủy
lợi I
34.00
0
27.00
0
25.36
1
- 261 150 246 540 560 755 650 600 771. 4 10
23 Công ty CP XD thủy
lợi II
25.00
0
19.00
0
23.40
0
+ 25 - 200 262 420 400 1.033 550 500 720 8,4
24 Cty CP Dược vật tư Y
tế
80.09
5
90.50
8
105.9
86
1.157 1.400 1.221 671 812 1.191 680 700 900 10 12
25 Cty CP Kinh doanh -
XNK Bắc Nghệ An
24.26
5
28.14
8
19 35 45 44,9 9.514 4.255 750 850 915 10 11
26 Cty CP Thương mại
TH Diễn Châu
1.660 4.400 3.098 2 5 10 15 93 155,9 100 500 650 0,2 0,8 0,8
27 Công ty CP Dầu thực
vật Nghĩa Đàn
2.062 3.012 3.950 20 131 251 123 152 170 350 550 760 12 16
28 Cty CP SXVLXD và
xây lắp 22/12
5.037 6.094 -468 181 233 275 605 750 5
29 Cty CP Xây dựng và
tư vấn thiết kế đường
bộ Nghệ An
26.80
7
51.47
3
1.383 1.470 1.011 1.151 1.150 1.250 9 9,5
30 Công ty CP XD và chế
biến gỗ xuất khẩu
10.39
3
16.99
3
75,75 152,1
2
40,5 48,7 800 900 10 12
Cộng 559.8
11
694.9
04
19.363
,6
25.173
,7
49.622
,5
614.43
8,9
817 928
Tăng (giảm) 135.0
93
5.810,
17
11.816
,4
111
24,13
%
30% 23,81
%
13,59
%
Nguồn: Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp tỉnh Nghệ An.
102
Phụ lục 3: Tổng hợp tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của một số DN sau khi CPH
TT
Tên doanh nghiệp
Doanh thu
(Tr.đ)
Lợi nhuận trước
thuế (lãi: +, lỗ: -)
(Tr.đ)
Nộp ngân sách
(Tr.đ)
Cổ tức
năm
2005
(%)
Thu nhập BQ
người/tháng
(ngàn.đ)
Trước
CPH
Năm
2005
Trước
CPH
Năm
2005
Trước
CPH
Năm
2005
Trước
CPH
Năm
2005
1 Cty CP Xi măng và VLXD Cầu
Đước
35.954 41.102 835 2.107 1.801 2.215 12 858 1.410
2 Công ty cổ phần Bến xe 3.689 10.476 676 1.585 382 876 10 1.500 1.700
3 Cty CP Tàu cuốc và XL 4.753 2.721 158 -499 165 26 - 765 916
4 Cty CP Vật liệu XD&TM
(đơn vị tách ra)
- 6.715 - 7 - 22 10 - 1.000
5 Cty CP Vật tư TB&XD 26.377 40.437 0 126 290 297 12 1.100 1.230
6 Cty CP Sản xuất vật liệu
XD&XL 22/12
5.037 6.581 -290 282 234 410 7,79 605 1.058
7 Cty CP Xây dựng & Tư vấn thiết
kế đường bộ
25.891 56.149 777 1.593 1.427 1.608 9,6 773 1.448
8 Công ty CP Xây lắp điện 30.000 32.000 -1.090 35 -570 625 9,6 550 750
103
9 Cty CP Kinh doanh XNK Bắc
Nghệ An
16.598 25.667 5 58 0 3.737 11 650 950
10 Cty CP Dịch vụ bảo vệ TV 8.939 11.075 0 11 27 35 1.400 1.510
11 Cty CP Môi trường đô thị và
DVDL Cửa Lò
2.532 2.580 78 273 34 61 8,4 2.532 2.580
12 Cty CP Xây dựng và ĐT số 1 59.590 49.012 299 344 2.056 3.224 9,65 950 1.100
13 Cty CP Vận tải biển & TM 95.512 72.672 - 1.090 955 1.006 3 1.870 2.000
14 Cty CP Xe khách 12.024 18.551 388 1.027 646 0 7 650 1.163
15 Cty CP Vận tải ô tô 9.812 18.325 62,8 1.085 262 530 15 901 1.580
16 Cty CP Bao bì & KDTH 68.679 70.593 0 104 674 1.035 12 1.100 1.200
17 Cty CP Tư vấn QHTKXD 11.250 11.398 1.070 968 1.317 1.124 12 1.961 3.217
18 Cty CP Xuất nhập khẩu 60.036 61.607 40 1.128 837 1.065 9 800 1.500
19 Cty CP Thương mại Nghi lộc 252 244 6 34 30 55 7,5 1.000 1.000
20 Cty CP XNK Thủy sản 15.289 12.040 -3.300 -524 1.143 627 0 300 400
21 Cty CP Vật tư nông nghiệp 556.445 582.186 6.039 6.539 12.150 11.350 15 2.700 2.850
22 Cty Cp Lâm sản 16.865 13.879 -479 176 401 1.097 12 528 1.116
23 Cty CP Sản xuất gạch ngói và XL
Rào gang
6.364 7.360 109 128
104
24 Cty CP Chế biến thực phẩm
Hoàng Long
2.892 100.967 -94 64 116 102 10 300 600
25 Cty CP Cơ khí ô tô 4.500 22.000 60 1.500 450 1.083 14 800 1.600
26 Cty CP Tư vấn & XDGT 13.967 19.344 292 578 590 770 13 2.874 3.200
27 Cty CP Thương mại 289.057 383.219 -1.925 -4.649 41.980 155.484 - 1.000 1.200
28 Cty CP Sách & TBTH 48.233 68.443 800 913 207 288 10 1.600 1.800
29 Cty CP Bia Nghệ An 54.049 137.056 5.078 14.477 24.068 58.214 20 984 2.225
30 Cty CP Nông sản XNKTH 374.617 411.144 60 806 22.000 43.000 8 990 1.071
31 Cty CP XD thủy lợi III 23.598 33.055 430 478 478 1.148 8,4 863 1.280
32 Cty CP Tư vấn &XD T.lợi 4.603 5.104 269 490 407 393 14.5 1.401 1.723
33 Cty CP Thủy sản Quỳnh Lưu 2.500 2.880 -37 19 123 261 3 460 870
34 Cty CP Thuỷ sản Diễn Châu 2.084 2.302 -45 16 17 194 4 595 808
35 Cty CP Dược - Vật tư y tế 80.615 163.153 563 1.997 876 1.238 12 690 1.120
36 Cty CP Cơ điện XL thủy lợi 3.231 4.552 -156 -859 249 243 - 586 514
37 Cty CP Hữu Nghị 67.722 115.418 185 1.691 2.010 2.532 6,5 419 1.036
38 Cty CP Gạch ngói &XL D.C 5.591 8.338 -303 925 198 861 27 612 1.101
Nguồn: Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp tỉnh Nghệ An.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Giải pháp hoàn thiện quản lý vốn nhà nước trong các CTCP của tỉnh Nghệ An.pdf