Nâng cao chất lượng thẩm định dự án nói chung và chất lượng thẩm định tài chính dự án nói riêng là một yêu cầu cấp thiết, khách quan đối với công tác thẩm định dự án của NHTM, nhằm đảm bảo cho các quyết định tài trợ cho các dự án đầu tư của NH thực sự đem lại lợi ích cho cả 2 bên. Về phía Ngân hàng là an toàn, sinh lời và bảo toàn được nguồn vốn cho vay, không phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi. Về phía khách hàng vay vốn là dự án hoạt động hiệu quả, đem lại lợi nhuận đảm bảo nhu cầu chi trả đúng hạn cho Ngân hàng.
132 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2315 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp & phát triển Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o bảng 5: Dự kiến về TSCĐ tính khấu hao và TSCĐ đi thuê kèm theo).
5.3- Chi phí sản xuất và vốn lưu động.
a. Chi phí sản xuất.
Phương pháp tính toán có sản xuất dựa trên định mức tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu do chủ đầu tư cung cấp trên cơ sở định mức tiêu hao của thiết bị đồng bộ.
- Trong khoản mục chi phí biến đổi của nhà máy thì chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tới 90% trong chi phí hoạt động. Chi phí nguyên vật liệu chính là phôi dẹt được Tổng Công ty dự tính là 240 USD/tấn. Cho đến hiện nay chưa nhập khẩu phôi dẹt chưa có cơ sở thực tế để xác định giá phôi. Theo số liệu của Công ty King Stream LTD giá bán phôi (giá CIF) trên thị trường Châu á bình quân 10 năm gần đây thấp nhất là từ nhóm nước KSL và là 245 USD/ tấn. Trong những năm sản xuất ổn định thì định mức tiêu hao nguyên vật liệu chính ở mức 79,2 triệu USD. Trong những năm hoạt động từ 2006 trở đi mức thuế suất nhập khẩu thay đổi thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị nguyên vật liệu chính và sẽ đẩy giá trị của mức tiêu hao nguyên vật liệu lên. Và đây cũng sẽ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của nhà máy.
- Nguyên vật liệu phụ: chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí biến đổi thường ở mức 5,3 triệu USD trong những năm sử dụng ổn định.
- Chi phí lao động ( lao động trực tiếp và gián tiếp): Theo mô hình và quy mô sản xuất thì chi phí nhân công sẽ biến đổi tăng dần theo mức huy động công suất của nhà máy, chi phí này vào khoảng 739 ngàn USD trong những năm sản xuất ổn định ( huy động 80 % công suất nhà máy)
b. Vốn lưu động.
Căn cứ vào các định mức về khoản mục vốn lưu động trong dự án ( theo mức mà tổng Công ty đưa ra; tuy nhiên chưa có giải trình căn cứ để xác định định mức và số vòng quay vốn lưu động trong một năm) thì tổng nhu cầu vốn lưu động vào khoảng 13,3 triệu USD trong những năm sản xuất ổn định. Tổng Công ty xác định vay trong nước 100% tuy nhiên theo quyết định 72 của NHN0 Việt Nam thì mức vốn tự có tham gia phương án vay vốn ngắn hạn phải tối thiểu là 10% (trừ trường hợp giám đốc có quyết định khác), do vậy việc tính toán chi phí vốn được tính ở mức đi vay 90% và vốn tự có của tổng Công ty là 10% tổng nhu cầu vốn lưu động. Trên cơ sở mức tính toán như vậy, lãi vay vốn lưu động trong những năm sản xuất ổn định khoảng 16,8 tỷ đồng.
5.4- Tổng mức đầu tư: 48.906.574 USD
Trong đó:
- Đầu tư cho tài sản cố định: 40.365.581 USD
- Đầu tư cho tài sản lưu động năm đầu sản xuất: 8.540.993 USD
Nếu tính cả phần tài sản cố định đi thuê thì tổng mức đầu tư ban đầu của dự án là 63.906.574USD và nhu cầu vốn lưu động trong những năm sản xuất ổn định là 1.365.923USD)
5.5 – Hạch toán thu nhập từ dự án.
Doanh thu của nhà máy tăng từ dần qua các năm theo định mức huy động cộng suất; doanh thu trong thời kỳ sản xuất ổn định (huy động 80% công suất) vào khoảng 108,8 triệu USD. Chi phí sản xuất giảm dần từ khi sản xuất bắt đầu đi vào ổn định do chi phí tài chính đã giảm dần. Nhà máy sản xuất có lãi từ khi bắt đầu sản xuất với mứ lãi dự kiến 1,78 triệu USD; trong những năm sản xuất ổn định thì mức lãi tăng dần từ 9,4 triệu USD lên 11,3 triệu USD, tuy nhiên từ năm 2013 trở đi thì mức lãi sau thuế giảm đi đáng kể ( xuống còn 9,6 triệu USD) do từ năm này nhà máy không được miễn 50% thuế thu nhập như trước.
5.6- Dòng tiền và hiệu quả của dự án đầu tư.
- Dòng tiền của dự án:
Dòng tiền vào bao gồm: Doanh thu hàng năm của dự án: vốn vay NHN0; vốn vay trả chậm nước ngoài; thanh lý TSCĐ và bán hàng tồn kho. Trong đó, dòng tiền vào được phân bổ trong hai năm đầu tiên của dự án là nguồn vốn vay trả chậm nước ngoài và nguồn vốn vay NHN0 (vốn vay trả chậm: 28.475.000USD và vốn vay NHN0: 3.360.000 USD), kể từ khi nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động thì nguồn tiền vào là doanh thu được tăng dần qua các năm theo định mức huy động công suất của nhà máy, trong những năm sản xuất ổn định thì doanh thu ở vào khoảng 108,8 triệu USD.
Dòng tiền ra bao gồm: tiền thuê đất, đầu tư TSCĐ; chi phí tài chính; chuẩn bị nguyên vật liệu và chi phí hoạt động hàng năm. Trong đó, tiền thuê TSCĐ, trả nợ gốc vốn vay NHN0 và vốn vay nước ngoài; chi phí chuẩn bị nguyên vật liệu được cố định hàng năm, các chi phí còn lại như chi phí trả lãi vay NHN0 và lãi vay nước ngoài; chi phí hoạt động hàng năm; phí bảo lãnh; phí bảo hiểm và phí mua bán ngoại tệ giảm dần qua các năm theo tiến độ trả nợ hàng năm và theo định mức huy động công suất nhà máy. Cụ thể, năm 2003 dòng tiền ra là 113.330 USD - đây là khoản đầu tư TSCĐ ban đầu; năm 2004 tổng tiền ra là 31.605.613 USD - đây là khoản đầu tư thiết bị, tiền thuê một số TSCĐ khác, chi phí tài chính phục vụ cho việc đầu tư TSCĐ. Việc đầu tư TSCĐ được kéo dài trong 2 đầu của dự án. Trong thời gian nhà máy hoạt động ổn định thì dòng tiền ra giảm dần từ 100,2 triệu USD năm 2008 xuống còn 96,2 triệu USD năm 2013 do chi phí trả lãi vay trong nước và nước ngoài; cho chi phí bảo lãnh, bảo hiểm và phí mua bán ngoại tệ giảm dần theo tiến độ trả nợ gốc.
Như vậy, dòng tiền của dự án âm trong năm 2003, 2004, 2005 và năm 2006 do trong thời gian này mới tập trung đầu tư, dòng tiền vào là nguồn vốn vay, năm 2005 nguồn tiền giải ngân ít trong khi đó dự án đó phải trả các chi phí như chi phí thuê đất, cơ sở hạ tầng và bắt đầu trả lãi và phí vay vốn nước ngoài. Năm 2006, dòng tiền âm do dòng tiền vào giai đoạn này chủ yếu là doanh thu mà dự án huy động công suất thấp ( 50%) trong khi đó chi phí phải trả cho vay vốn trong nước và nước ngoài lớn. Bắt đầu từ năm 2007, dòng tiền bắt đầu đương do nhà máy đã sản xuất với doanh thu thu được cao hơn và thời gian này không còn chi phí đầu tư TSCĐ, các chi phí biến đổi khác cũng giảm dần theo tỷ lệ huy động công suất.
- Hiệu quả của dự án: với công suất chiết khấu 8,5% (bằng lãi suất trái phiếu chính phủ thời hạn 5 năm) thì NPV của dự án là 31,6 triệu USD, dự án có tỷ suất hoàn vốn nội bộ là 24,6%.
Đánh giá về kế hoạch vay vốn và trả nợ.
- Nợ phải trả: Bao gồm trả nợ gốc, nợ lãi vay và phí bảo lãnh NHN0; nợ gốc, nợ lãi và phí bảo hiểm nước ngoài. Tổng nợ phải trả giảm dần qua các năm từ 6.369.075 USD năm 2006 xuống còn 4.210.636 USD năm 2013 do dư nợ tính lãi giảm dần qua các năm vì vậy tiền lãi, phí bảo hiểm và phí bảo lãnh cũng giảm dần qua các năm.
- Nguồn trả nợ: Bao gồm nguồn từ lợi nhuận sau thuế ( tạm tính trích 50% để trả nợ, số còn lại để trích lập các quỹ khác), từ khấu hao tài sản cố định và tiền lãi vay vốn cố định đã được hạch toán vào giá thành. Trong đó, nguồn khấu hao tài sản cố định được cố định hàng năm là 3.363.798 USD nguồn lợi nhuận sau thuết được tăng dần qua các năm từ 935.652 USD năm 2006 lên 4.840.285 USD năm 2013.
- Cân đối: Dự án đảm bảo khả năng trả nợ trong điều kiện không có biến động về tỷ giá, giá bán sản phẩm và giá phôi thép.
iV. ý kiến đánh giá và đề xuất.
1. Hồ sơ pháp lý của khách hàng.
Đầy đủ, khách hàng có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự, đủ điều kiện pháp lý để vay vốn ngân hàng.
2. Hồ sơ kinh tế của khách hàng.
Chưa đầy đủ, hiện tại đơn vị mơi cung cấp những tài liệu mang tính tổng quát nhất (bảng cân đối kế toán và kết quả sản xuất kinh doanh năm 2001, 2002). Do đặc thù là mô hình Tổng Công ty với 20 đơn vị hạch toán độc lập và các đơn vị phụ thuộc nên cần có tài liệu bổ sung để đánh giá phần tài chính do Tổng Công ty trực tiếp quản lý và tình hình tài chính của các Công ty thành viên.
3. Hồ sơ dự án: Tương đối đầy đủ.
4. Đánh giá dự án.
4.1- Về định hướng đầu tư.
Dự án xin vay vốn nằm trogn quy hoạch tổng thể đầu tư phát triển công nghiệp tàu thuỷ đã được phê duyệt. Việc đầu tư xây dựng nhà máy là đúng về mặt định hướng phát triển.
4.2- Về dự kiến sản phẩm sản xuất và khả năng doanh thu.
Sản phẩm của dự án là thép tấm dùng trong công nghiệp đóng tàu, nhằm thay thế thép tấm nhập khẩu, sản lượng thiết kế là 350.000 T. Dự kiến đạt 50% sản lượng thiết kế vào năm 2006, 70% vào năm 2007 và ổn định 80% từ năm 2007 trở đi. Dự án dự kiến sản lượng thép tấm ( trang 72) là 292.500 tấn/ năm bằng 83,4% công suất thiết kế là không phù hợp với dự kiến huy động công suất của nhà máy (trang 135). Theo hợp đồng thoả thuận giữa NHN0 Việt Nam và Tổng Công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, NHN0 sẽ cung ứng tín dụng và bảo lãnh cho dự án vay vốn nước ngoài ( 03 dự án) trong đó dự án đầu tư xây dựng nhà máy cán nóng thép tấm được dự kiến chỉ có công suất 150.000 tấn/ năm.
Trong dự án tính giá thép tấm (375 USD) và giá sản phẩm phụ (144 USD) không tính theo giá VNĐ, do vậy đã không tính đến tác động của tỷ giá hối đoái và không thể xác định được tính ổn định của doanh thu, nếu tỷ giá có biến động. Theo tính toán và hạch toán lại giá thành thì giá thành thép tấm sản xuất ra đã lên tới 364,69USD/ tấn năm 2006 và giảm dần xuống 337,36 USD tấn năm 2008; giá trình sản phẩm phụ là 140,04 USD/tấn năm 2006; 131,82 USD/tấn năm 2007 và 129,51 USD/ tấn năm 2008.
- Tổng mức đầu tư:
- Tổng mức đầu tư TSCĐ ( theo DA) khoảng 38,36 triệu USD, trong đó vốn tự có khoảng 7,13 triệu USD ( chiếm 18,3%)
- Theo tính toán thẩm định, tổng mức đầu tư phải bao gồm các phần đầu tư cho TSCĐ và đầu tư hình thành vốn lưu động. Do vậy, tổng mức đầu tư của dự án sẽ đạt mức khoảng 61.693.815 USD và dự án loại A, trước khi thẩm định phê duyệt dự án cần được chính phủ cho phép đầu tư. Cơ cấu tổng mức đầu tư được phân bổ như sau:
+ Đầu tư tài sản cố định: 38.152.822 USD
+TSCĐ đi thuê: 15.000.000 USD
+TSLĐ: 8.540.993 USD ( trogn năm đầu tiên bắt đầu sản xuất)
Như vậy, nếu không tính phần TSCĐ đi thuê, tổng mức đầu tư của dự án là 46.693.815 USD nguồn vốn đầu tư được phân bổ như sau.
+Vốn tự có: 7.171.921 USD
+Vốn vay trả chậm nước ngoài: 28.475.000USD
+Vốn vay trong nước: 11.046.894 USD
Trong đó: + Cho đầu tư TSCĐ: 3.360.000 USD
+Cho vốn lưu động: 7.686.894 USD
Như vậy để thực hiện dự án, tổng Công ty phải vay trong và ngoài nước cho đầu tư TSCĐ số tiền là 31.835.000 USD và vay vốn lưu động là 7.686.894 Usd
Tài sản lưu động: 13.356.923 USD ( trong những năm sản xuất ổn định)
- Ngoài ra, trong dự án đã dự kiến thuê tài sản (bao gồm các thiết bị phụ trợ và nhà xưởng) điều này cũng làm giảm tổng mức đầu tư khoảng 15.000.000 USD
4.3- Nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định.
Theo tính toán thẩm định, tổng Công ty phải vay (trong nước và ngoài nước) đầu tư cho TSCĐ số tiền tương đương là 31.835.000 USD. Nếu tổng Công ty vay và thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay, tổng Công ty phải có giá trị TSCĐ tương đương 42,4 triệu USD.
Theo dự án, TSCĐ hình thành sau khi đầu tư đạt khoảng 40,3 triệu USD, giá trị tài sản này không đủ để thế chấp vay vốn ngân hàng.
Ngoài ra, dự án phải thuê TSCĐ ( gồm nhà xưởng và thiết bị phụ trợ) với chi phí phải trả hàng năm là 2,5 triệu USD/ năm
4.4- Về vốn lưu động và nguồn vốn.
- Nhu cầu vốn lưu động ( những năm sản xuất ổn định): 13.356.923 USD
Tổng Công ty dự kiến vay trong nướcc, mức cho vay tối đa là 90%, tương đương 12.021.230 USD. Do giá trị TSCĐ hình thành vốn vay đã được thế chấp để vay đầu tư TSCĐ nên tổng Công ty chỉ có thể thực hiện vay không có tài sản đảm bảo nhưng phải có cam kết đảm bảo bằng tài sản. Căn cứ theo báo cáo tài chính của tổng Công ty tại thời điểm 31/12/2002, tổng giá trị TSCĐ là 1.148.614 trđ, trong đó vốn vay dài hạn khoảng 885,9 tỷ chiếm 77,13% và vốn chủ sở hữu là 262,7 tỷ chiếm 22,87%. Nguồn vốn hình thành TSCĐ chủ yếu là vốn đi vay, TSCĐ hình thành từ vốn chủ sở hữu có giá trị không lớn không đủ điều kiện làm tài sản cam kết đảm bảo tiền vay. Nếu tính nhu cầu vốn lưu động tương đương VNĐ thì nguồn tài sản cần để đảm bảo ở vào khoảng 213,8 tỷ.
Dự án dự kiến số ngày hoạt động của nhà máy là 365 ngày ( trang 124) để tính mức dự trữ phôi thép là không phù hợp với chế độ làm việc của máy cán. Theo thông số kỹ thuật của máy cán, chế độ làm việc của máy cán là 6.500 giờ/ năm, tương đương với 270 ngày/ năm (trang 72)
Để tính khối lượng phôi dự trữ, dự án đã dự kiến lượng phôi tiêu thụ là 280.000 tấn/ năm ( trang 124), tương ứng với sản lượng thép tấm là 252.000 tấn/ năm. Điều này là không phù hợp với dự kiến mức huy động công suất 80%, ứng với sản lượng thép tấm là 280.000 tấn/ năm. Từ mức dự trữ phôi chưa phù hợp, việc dự kiến sử dụng tàu trọng tải 30.000 tấn với số lần nhập 1 lần/tháng cần phải xem xét lại.
Theo tính toán thẩm định, trên cơ sở mức huy động công suất ổn định là 80% và số ngày làm việc ( 3 ca) lượng phôi tiêu thụ hàng năm khoảng 390 tấn / năm và lượng dự trữ phôi cần thiết cho 30 ngày làm việc là khoảng 35.951 tấn.
Dự kiến định mức 28 ngày tồn kho nguyên liệu phôi chưa phù hợp với dự kiến sử dụng tàu chuyển chở nguyên liệu phôi trọng tải 30.000 tấn và dự kiến dự trữ phôi 30 ở trang 108.
Dự kiến tồn kho thành phẩm và sản phẩm không có giải trình cơ sở tính toán.
- Việc dự kiến nhà máy đi vào hoạt động vào năm 2006 cần phải có chuẩn bị nguyên vật liệu (đầu tư vốn lưu động) trong năm 2005. Trong dự án chưa tính vấn đề này.
Dự án dự kiến vốn lưu động vay 100%. Điều này chưa đúng và không thoả đáng ( theo QĐ 72 mức vốn tự có trong vay ngắn hạn tối thiểu phải chiếm 10%), như vậy vốn lưu động đi vay là 90% tổng nhu cầu vốn, tương đương 12.021.230 USD. Việc vay vốn lưu động đối với Công ty có thể áp dụng cho vay không có đảm bảo bằng tài sản nhưng bắt buộc phải có cam kết đảm bảo bằng tài sản và nhưng tài sản phải được hình thành từ vốn tự có của đơn vị trong khi đó vốn tự có tham gia dự án là 7.171.921 USD ( đây mới chỉ là mức vốn tự có được tính toán đúng theo quy định trong quá trình thẩm định, trong thực tế chưa thể xác định được đơn vị có đảm bảo được nguồn vốn tự có này hay không).
Ngoài ra, dự kiến 100% nhập khẩu phôi đòi hỏi phải có kế hoạch chi tiết về đảm bảo phôi, nhằm bảo đảm cho hoạt động sản xuất liên tục. Tuy nhiên trong dự án đã không có luận chứng về vấn đề đảm bảo phôi cho nhà máy.
4.5- Hạch toán thu nhập.
- Theo số liệu của dự án, dự án có lãi ngay từ năm đầu hoạt động( năm 2006) với tỷ lệ huy động công suất là 50%, tuy nhiên khă năng lãi chưa thể khẳng định chắc chắn do dự án còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như tỷ giá, giá phôi, giá bán sản phẩm... dự án chỉ có thể có lãi trong trường hợp không có bất cứ một biến động bất thường nào mà điều này là không thể xảy ra trong thực tế.
- Doanh thu và lợi nhuận của dự án chịu tác động lớn của giá phôi, giá bán thép tấm trên thị trường nội địa ( lưu ý là cần phải tính bằng VNĐ, không phải giá USD) và tỷ giá hối đoái, nhưng các tác động này dự án đã không tính đến.
4.6- Dòng tiền và chỉ tiêu hiệu quả của dự án.
- Các dòng tiền vào và ra trong dự án xác định chưa đúng với quy định về thẩm định dòng tiền.
- Tỷ suất chiết khấu dự án tính 3% là không xác đáng. Tỷ lệ này tối thiểu ( theo NPV khoảng 31,6 triệu USD và IRR bằng 24,6% ( với tỷ suất chiết khấu 8,5%/năm)
- Nếu dựa trên tiêu chuẩn NPV và IRR như đã nêu ở trên, dự án có NPV dương, nhưng khả năng trả nợ chưa thật đảm bảo. Ngoài ra, kết quả này mới chỉ dựa vào các số liệu của dự án ( giá phôi, giá bán sản phẩm thép tấm trên thị trường nội địa, tỷ giá hối đoái...) và với giả thiết rằng các số liệu này không thay đổi và được giữ ổn định trong vòng đời của dự án, ít nhất là trong thời kỳ 2006 – 2013 ( điều này là khó có thể xảy ra)
4.7- Đánh giá về khả năng trả nợ của dự án.
- Dự án không tính các phương án trả nợ chi tiết.
- Dự án có khả năng trả nợ trong điều kiện không có biến động gì khác so với những điều kiện thuận lợi dự án đưa ra mà trên thực tế điều này là không thể xảy ra.
4.8- Tác động giá phôi thép và giá bán thép tấm đối với hiệu quả (NPV) của dự án
- Dự án phụ thuộc 100% vào nguồn phôi thép nhập khẩu ( từ Mỹ Latinh hoặc từ Liên xô cũ)
- Theo số liệu của Công ty King Stream Steel LID ta có mức giá cơ sở là 245 USD/ tấn đây là mức giá trung bình tối thiểu trên thị trường Hàn Quốc trong khoảng thời gian 10 năm biên độ lao động giá phôi thép tăng, giảm khoảng 13,4 thì dự án không còn hiệu quả (bị lỗ).
+Bán thép tấm trên thị trường nội địa ( tính theo VNĐ) giảm khoảng 5% ( xấp xỉ 5,2 triệu đồng/tấn) dự án cũng không hiệu quả.
+ Trường hợp giá phôi tăng và bán thép tấm giảm, dự án sẽ nhanh chóng chuyển từ lãi sang lỗ và lỗ nhiều ( xem biểu 17.1)
4.9- Tác động của tỷ giá hối đoái đói với NPV của dự án.
- Nếu tính theo tỷ giá hiện nay 15.550 VNĐ/USD dự án có NPD dương, nhưng không có khả năng trả nợ năm đầu hoạt động (năm 2006, ngoài ra phải kèm theo giả thiết tỷ giá này cố định trong suốt 2006 – 2015, mà điều không thể xảy ra trong thực tế). Theo tính toán của phòng thẩm định thì biên độ giao động tăng giảm bình quân của tỷ giá trong 03 năm gần đây là 357 VNĐ/USD.
- Theo tính toán, nếu tỷ giá chỉ cần tăng 3 – 5% đến khoảng 17.105 VNĐ/USD, NPV của dự án nhanh chóng chuyển từ dương sang âm.
- Trường hợp giá phôi tăng và tỷ giá cũng tăng, thì tính hiệu quả của dự án càng mất đi nhanh chóng ( xem biểu 17.3)
4.10- Tác động của tỷ giá và giá bán thép tấm đến NPV của dự án.
Khi tỷ giá tăng, doanh thu của dự án ( tính theo USD) sẽ giảm do giá bán sản phẩm trên thị trường nội địa tính bằng VNĐ và do vậy không những làm giảm NPV mà còn làm giảm khả năng trả nợ của dự án. Điều này sẽ càng làm xấu đi khả năng trả nợ vốn đã không tốt của dự án.
4.11- Tác động của giá phôi thép tấm đối với khả năng trả nợ của DA.
Với biên độ giao động giá phôi theo thông tin từ Công ty King Stream Steel LTD thì khi giá phôi tăng 272 USD/ tấn trong trường hợp giá bán không đổi ở mức 5.83 triệu VNĐ/tấn thì dự án không có khả năng trả nợ. Trong trường hợp giá bán phôi dẹt tăng và giá bán cũng tăng thì dự án có khả quan hơn nhưng khả năng trả nợ vẫn chưa thật đảm bảo, ở mức giá phôi 325 USD/ tấn và giá bán là 6,7 triệu đồng/ tấn thì dự án không có khả năng trả nợ vào khoảng 2,1 triệu USD.
4.12- Tác động của tỷ giá và giá bán với khả năng trả nợ của dự án.
Phương án cơ sở trong dự án là sử dụng VNĐ/USD và giá bán 5,83 triệu đồng/ tấn, ở phương án này, dự án đảm bảo khả năng trả nợ. Với biên độ giao đọng tỷ giá ( được tính toán tại NHNN Nam Hà Nội) là 357 VNĐ/USD, khi tỷ giá lên tới 16.621 và giá bán không đổi thì dự án không có khả năng trả nợ. Tương tự, trường hợp tỷ giá không đổi mà giá bán giảm xuống 5,25 triệu VNĐ/tấn thì dự án cũng không có khả năng trả nợ
4.13- Tác động của giá phôi và tỷ giá với khả năng trả nợ của dự án.
Phương án cơ sở áp dụng định mức giá phôi là245 USD/tấn và tỷ giá là 15.550 VNĐ/USD, với phương án này dự án đảm bảo khả năng trả nợ. Với biên độ giao động giá phôi là 13,4 thì dự án nhanh chóng mất khả năng trả nợ, trong trường hợp tỷ giả tăng và giá phôi cũng tăng thì việc mất khả năng thanh toán của dự án càng cao.
5. Nhận xét:
- Tỷ lệ vốn tự có của tổng Công ty tham gia vào dự án cần tăng cao hơn để giảm gánh nặng trả nợ ( nhất là nợ gốc)
- Các dự kiến về giá bán sản phẩm thép tấm cần được tính theo VNĐ và quy đổi ra USD để tính các khả năng trả nợ và cần dự kiến ở mức thấp hơn để tăng cường khả năng chịu đựng rủi ro giá bán và rủi ro tỷ giá.
- Giá phôi thép cần được dự kiến ở mức cao hơn để tăng cường sức chịu đựng của dự án về sự phụ thuộc phôi thép nhập khảu (dự kién khoảng 280-300USD/tấn)
- Dự án chịu nhiều rủi ro do tác động của tỷ giá hối đoái. Nếu tỷ giá tăng cao đạt trên 17.000VNĐ/USD, dự án dễ lâm vào tình trạng bị lỗ và mất khả năng trả nợ.
- Trong 2 – 3 năm đầu mới đi vào hoạt động, dự án có khó khăn trong vấn đề trả nợ, nhiều khả năng tổng Công ty phải nhận nợ bắt buộc.
6. Đề xuất.
- Đề xuất không bảo lãnh vay vốn nước ngoài
- Đề xuất cho vay bằng nguồn vón trong nước và bằng VNĐ theo quy định cho vay trung, dài hạn của NHNN cụ thể như sau:
+ Số tiền cho vay: VNĐ tương đương 31.835.000USD theo tỷ giá tại thời điểm nhận nợ, ( bằng chữ: ba mươi một triệu, tám trăm ba mươi năm nghìn đô la Mỹ)
+Thời hạn cho vay: 13 năm, trong đó thời gian ân hạn là 03 năm
+Lãi suất cho vay: áp dụng lãi suất cho vay bằng lãi suất huy động tiết kiệm ngoại tệ 12 tháng trả lãi sau cộng 2,5%/năm.
Lãi suất được điều chỉnh 1 năm 2 lần vào ngày 01/01 và ngày 01/07 hàng năm
- Phương thức và kỳ hạn trả nợ
+Tiến độ trả nợ gốc: 20 kỳ ( trong thời gian 10 năm)
Mỗi năm 2 kỳ bắt đầu trả từ tháng thứ 6 năm thứ 3.
+Tiến độ trả lãi: trả lãi hàng tháng theo dư nợ thực tế.
- Hình thức bản đảm tiền vay: Cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay với tổng giá trị dự toán ban đầu là 40.365.581 USD và vốn tự có của doanh nghiệp.
Dự án là khả thi và đồng ý cho vay.
Các bảng biểu kèm theo về doanh nghiệp và dự án ( cuối chuyên đề)
2.2.3 Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của Chi nhánh NHNo Nam Hà Nội.
2.2.3.1 Kết quả đạt được của công tác thẩm định tài chính dự án
Hiệu quả và nổi bật nhất là tổ chức thực hiện thẩm định các dự án đầu tư lớn, dự án có nhiều chi nhánh NHNo cùng tham gia và các dự án cho vay với các NHTM khác. Mặc dù mới được thành lập và đi vào hoạt động được chưa đầy 4 năm còn gặp nhiều bỡ ngỡ trong môi trường kinh doanh với những khó khăn và thách thức của nó, nhưng với lòng quyết tâm và sự đoàn kết nhất trí cao của ban lãnh đạo cùng với tập thể cán bộ nhân viên của Ngân hàng và sự quan tâm của cấp trên, Chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt trong lĩnh vực cho vay: Tính đến thời điểm 30/12/2004 nợ quá hạn là 545 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,06% tổng dư nợ. Nợ quá hạn giảm 1,718 triệu đồng so với năm 2003, số món chuyển nợ quá hạn không nhiều, chủ yếu tập trung ở các món cho vay nhập khẩu và vay tiêu dùng. Để có được những thành tích trên là sự đóng góp không nhỏ của công tác thẩm định cho vay, đặc biệt với những khoản vay lớn, có thời hạn kéo dài mà điển hình là cho vay theo dự án. Trong các nội dung thẩm định dự án đầu tư, thì khía cạnh được ngân hàng đặc biệt quan tâm là phương diện tài chính của dự án, đó là căn cứ quan trọng để thấy được mức độ an toàn của số vốn ngân hàng cho vay, khả năng trả nợ và lợi nhuận mà ngân hàng nhận được trong tương lai. Điển hình cụ thể ở một số dự án và các khoản tín dụng sau:
ð Dự án nhà máy cán nóng thép tấm tại cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân – Quảng Ninh (Bảo lãnh vay vốn nước ngoài và cho vay nhập khẩu thiết bị nhà máy với tổng số tiền bảo lãnh và cho vay 31triệu USD; (NHNo Nam Hà Nội trực tiếp thẩm định và cho vay).
ð Dự án thuỷ điện Bắc Bình – Tỉnh Bình Thuận (các Ngân hàng Nông nghiệp cùng cho vay là NHNo Nam Hà Nội, NHNo Bình Thuận với tổng số tiền cho vay là 276 tỷ đồng(chua giải ngân) (NHNo Nam Hà Nội làm đầu mối).
ð Dự án đồng tài trợ nhà máy xi măng Cẩm Phả (NHNo Nam Hà Nội cho vay 100 tỷ đồng, đến 03/05 đã giải ngân 10 tỷ).
ð Dự án Nhà máy Thuỷ điện Cửa Đạt – Thường Xuân – Thanh Hoá (dự án mới nhất trình Trụ sở chính) ( NHNo Nam HN cùng với NHNo HN, NHNo Thanh Hoá và NHĐT Thanh Hoá cùng thẩm định xét duyệt cho vay với số tiền 547 tỷ đồng – NHNo Nam HN làm đầu mối).
ð Cấp HMTD vốn lưu động năm 2004 cho 22 doanh nghiệp trong đó 01 Hạn mức tín dụng VLĐ vượt thẩm quyền phán quyết trình NHNo Việt Nam.
ð Thẩm định cho vay mở L/C 569 món với số tiền 47,748,444.28 USD.
ð Thẩm định mở L/C dự phòng hoàn thanh toán (Bảo lãnh) 2 món với số tiền 1.398.600 USD, đây là một phương thức mới phát sinh thực hiện ở chi nhánh, được phối hợp thực hiện và quản lý chặt chẽ từ thẩm định, tín dụng và thanh toán quốc tế, kết quả đạt được rất tốt (nguồn vốn ngoại tệ tăng, tăng thu phí dịch vụ).
ð Thẩm định cho gia hạn nợ 17 món số tiền 6.998 trđ và 1.297.793 USD.
Nguyên nhân chủ yếu của các kết quả trên:
wChi nhánh đã tổ chức công tác thẩm định theo đứng quy định của NHNN và NHNo&PTNN Việt Nam, với thái độ làm việc nghiêm túc, chặt chẽ theo một quy trình khoa học, sáng tạo.
ð Đối với các dự án nhiều chi nhánh NHNo và NHTM khác tham gia mà chi nhánh là đầu mối, chi nhánh tổ chức thành lập tổ thẩm định tại chi nhánh, tổ chức thẩm định sơ bộ, đánh giá hiệu quả và các yêu cầu thiết yếu khác của dự án gửi cho các chi nhánh tham gia, khi có sự chấp thuận của chi nhánh và các NHTM khác đồng thời với chấp nhận cho phép thẩm định đaàu tư của NHNo Việt Nam. Thực hiện thành lập tổ thẩm định chung thực hiện kết quả thẩm định được gửi cho các NH tham gia phê chuẩn và tham gia sửa đổi, bổ sung. Kết quả với phương thức tổ chức thẩm định trên NH đầu mối có được sự thống nhất cao của các chi nhánh tham gia.
ð Đối với các dự án mà chi nhánh tham gia đồng tài trợ các NHTM khác làm đầu mối, tổ thẩm định được thực hiện chặt chẽ từ thành lập thẩm định đến cử CBTD hoặc cán bộ thẩm định đại diện trực tiếp tham gia với các NH.
ðĐối với dự án lớn mà chi nhánh cho vay, ngân hàng tách thẩm định của đơn vị cho vay và thẩm định của phòng thẩm định trên cơ sở đó thành lập tổ đánh giá thẩm định lại kết quả của 2 báo cáo thẩm định nêu trên(đặc điểm của tổ thẩm định ngoài thành phần CBTD và cán bộ thẩm định do yêu cầu của dự án còn có cán bộ thanh toán quốc tế tham gia).
ðĐối với cho vay thông thường khác như cho vay từng lần, cho vay theo HMTD, bảo lãnh, chiết khấu, mở L/C thì thực hiện thẩm định theo mức phân quyền phán quyết trên cơ sở mức phân quyền phán quyết của NHNo Việt Nam (Văn bản số 729/NHN_QĐ ngày 23/8/2004) và linh hoạt điều chỉnh theo yêu cầu về quản lý tín dụng. Cụ thể: trước tháng 9/2004 tại nơi quản lý và cho vay trực tiếp thẩm định nhu cầu vay vốn, bảo lãnh, mở L/C theo mức phán quyết đã giao cho cấp trưởng đơn vị. Phòng thẩm định thực hiện thẩm định đánh giá, chấm điểm, phân loại khách hàng, thẩm định tất cả các món gia hạn nợ. Từ tháng 9/2004, tất cả các khoản giải ngân cho vay, bảo lãnh, mở L/C, tu chỉnh L/C ngoài việc tổ chức của đơn vị nơi cho vay được chuyển và giao cho phòng thẩm định tổ chức thẩm định.
Đặc biệt, đối với cho vay theo HMTD mỗi lần giải ngân thực hiện thẩm định gần như cho vay từng lần(bớt phânf hồ sơ) và từ chối giải ngân nếu đánh giá thấy không an toàn.
Đối với tất cả các khoản bảo lãnh, mở L/C bằng vốn tự có ký quỹ dưới 100% được thẩm định như cho vay.
Đối với bảo lãnh, mở L/C bằng vốn tự có ký quỹ 100% được thẩm định đặc biệt các yêu cầu về trách nhiệm của ngân hàng trong việc phát hành, thanh toán, bồi hoàn.
Các phương thức tổ chức thẩm định nêu trên ngoài dự án lớn, các nhu cầu về tín dụng, bảo lãnh khác đã từ chối đầu tư (ví dụ: Chi nhánh đã từ chối bảo lãnh thực hiện hợp đồng mặc dù đã phát hành dự thầu và đơn vị trúng thâù do dự án giải trình và cung cấp hồ sơ về nguồn thanh toán không rõ ràng, hợp lý). Kết quả thẩm định đạt được rất cao.
w Về thiết lập hồ sơ và nội dung thẩm định, nôi dung kết cấu của các loại hợp đồng tín dụng, tài sản, bảo hiểm đã thực sự tiếp cận được trình độ và yêu cầu hiện đại phù hợp với pháp luật và hội nhập, được trụ sở chính đánh giá cao và các NHTM khác đồng thuận, đặc biệtlà xây dựng các hợp đồng cho dự án đầu tư lớn, thời gian dài.
w Kỹ năng và kỹ thuật thẩm định được nâng cao, áp dụng tin học vào thẩm định, sản phẩm thẩm định đạt trình độ chính xác cao, nhanh (áp dụng trên bảng tính điện tử).
w Ngân hàng đã đưa các loại rủi ro vào trong quá trình thẩm định dự án bằng các phương pháp hiện đại như phân tích độ nhạy.
w Khi thẩm định ngân hàng luôn quán triệt nguyên tắc: Đánh giá dựa trên quan điểm của người cho vay, do đó thường đặc biệt chú trọng vào mức sinh lời của dự án, nguồn và khả năng trả nợ.
w Ngoài ra cũng phải kể đến sự đoàn kết, gắn bó, tin tưởng lẫn nhau trong tập thể, tạo nên sức mạnh của ngân hàng. Trong ngân hàng luôn luôn tạo ra bầu không khí vui vẻ, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ và phối hợp với nhau trong toàn ngân hàng tạo ra sự tin tưởng giữa nhân viên và ban lãnh đạo.
2.2.3.2 Một số hạn chế của công tác thẩm định tài chính dự án và nguyên nhân
Bên cạnh những thành công đã đạt được thì việc chỉ rõ những hạn chế của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư là vấn đề quan trọng nhằm tìm ra những giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định, hạn chế rủi ro, tránh cho ngân hàng phải đối mặt với khả năng không thu hồi được nợ. Những hạn chế đó là:
w Cán bộ phần lớn là cán bộ mới vào ngành còn chưa có kinh nghiệm nghiệp vụ trong khi đó khối lượng thẩm định dự án là rất lớn và rất đa dạng trên nhiều lĩnh vực, do đó đòi hỏi cán bộ phải có trình độ nhất định về nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức về các vấn đề của đời sống kinh tế, chính trị , xã hội.
w Các chỉ tiêu tài chính được xem xét, tính toán trong thẩm định còn mang tính chưa chính xác.
w Ngân hàng còn quá coi trọng việc bảo lãnh, thế chấp trong quyết định cho vay nên nhiều khi công tác thẩm định tài chính dự án không mang nhiều ý nghĩa thực sự.
w Đánh giá tình hình tài chính dự án trong điều kiện rủi ro chưa thực sự được thực hiện cho dù để đưa một số phương pháp phân tích như phan tích độ nhạy vào quá trình thẩm định nhưng việc phân tích này mới chỉ dựa trên sự giả thiết chủ quan sự thay đổi của các nhân tố ảnh hưởng.
w Việc xác định dòng tiền của dự án chưa chính xác,chưa thực tế còn phần lớn dựa vào luận chứng kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp trình cho ngân hàng..
Nguyên nhân của những hạn chế trên:
w Chi nhánh NHNo&PTNN Nam Hà Nội do mới được thành lập và đi vào hoạt đông không lâu, bên cạnh những cán bộ lâu năm có kinh nghiệm thì phần lớn là đội ngũ cán bộ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm. Trong khi đó công tác thẩm định tài chính dự án không những đòi hỏi kiến thức rộng mà quan trọng là kinh nghiệm từng trải qua nhiều lần thẩm định các dự án. Cán bộ thẩm định chỉ có thể phân tích sâu một vài khía cạnh có liên quan đến dự án nên kết quả nhiều khi không chính xác.
wMặc dù CBTĐ thường xuyên cập nhật và xử lý thông tin về khách hàng không chỉ từ hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp mà còn từ các tờ báo và phương tiện thông tin khác. Nhưng để lấy được thông tin nhanh chóng về khách hàng khi cần thiết đòi hỏi ngân hàng phải xây dựng được một hệ thống thông tin riêng, xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, đa dạng trên nhiều mặt phục vụ cho công tác thẩm định.
w Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình thẩm định còn hạn chế, chưa ứng dụng những phầm mền hiện đại để phân tích tính toán nhiều chỉ tiêu phức tạp mà thủ công không làm được.
w Các văn bản quy định về đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý tài chính, hệ thông kế toán ... của cấp mhà nước còn chồng chéo, chưa rõ ràng, chưa dẩy đủ, lại hay thay đổi gây khó khăn cho việc thẩm định. Việc định hướng, quy hoạch phát triển vùng, địa phương chưa ổn định, cụ thể cùng với sự can thiệp quá nhiều trong hoạt đông cho vay của các bộ, ngành, uỷ ban nhân dân các cấp đẵ làm giảm hiệu quả công tác thẩm định.
w Các định mức kinh tế kỹ thuật, các tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế , tài chính cho từng ngành nghề để làm chỉ tiêu tham chiếu so sánh chưa có.
w Việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm giữa các ngân hàng còn hạn chế. Công tác đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ trong ngân hàng nói chung và cán bộ thẩm định nói riêng chưa được ngân hàng chú trọng và đầu tư có bài bản.
Chương3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nôị.
3.1 Phương hướng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh năm 2005.
3.1.1 Phương hướng nhiệm vụ họat động kinh doanh năm 2005.
w Phương hướng nhiệm vụ:
Căn cứ vào kết quả đạt được trong năm 2004 và tình hình thực tiễn, những xu hướng triển vọng trong năm tới, kế họach họat động kinh doanh của chi nhánh dự kiến năm 2005 với những mục tiêu như sau:
- Tổng nguồn vốn đạt 4.100 tỷ (Tăng 30% so với 15/10/2004)
- Tổng dư nợ tại địa phương đạt 1.200 tỷ (Tăng 37%)
- Nợ quá hạn dưới 0,5%
- Tỷ lệ cho vay trung dài hạn 45%
- Quỹ thu nhập đủ chi lương cho cán bộ công nhân viên trong cơ quan ở mức cao nhất.
w Các giải pháp thực hiện:
Năm 2005 là năm đặc biệt khó khăn cho Chi nhánh, tổng hợp nhu cầu vốn từ các dự án, các hợp đồng tín dụng, các hạn mức tín dụng đã ký kết với khách hàng thì nhu cầu tín dụng năm 2005 của Chi nhánh tối thiểu phải 1.500 tỷ. Trong khi đó theo chỉ đạo của HĐQT NHNo Việt Nam tốc độ tăng trưởng toàn ngành không quá 17%. Vì vậy để tăng trưởng đúng hướng, lại đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận trong điều kiện hạch toán theo thông lệ quốc tế, cải thiện chênh lệch lãi suất, thực hiện trích lập rủi ro, quản lý tín dụng được điều chỉnh theo công văn 127 của Ngân hàng Nhà nước ... Chi nhánh cân thực hiện đồng bộ các giải pháp.
ðRà soát lại các hợp đồng, các cam kết đã ký kết, giảm bớt các dự án đầu tư ở xa địa bàn, các dự án đầu tư có khả năng rủi ro cao, ưu tiên đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế hộ gia đình.
ð Tiến hành xếp loại doanh nghiệp theo 1261, sàng lọc khách hàng, lựa chọn khách hàng, ưu tiên các khách hàng có nguồn tiền gửi, có sử dụng dịch vụ, khách hàng cung cấp ngoại tệ và các dự án có hiệu quả cao.
ð Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, đào tạo lại kết hợp với tự đào tạo cán bộ, nhân viên ngân hàng; Xây dựng phong cách giao dịch văn minh, lịch sự. Mở rộng các dịch vụ và tiện ích Ngân hàng nhằm thu hút khách hàng; Triển khai dịch vụ thanh toán thẻ điện tử tại trụ sở chi nhánh và tại các chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong giai đoạn hiên nay.
ð Giữ ổn định tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính phi Ngân hàng; tổ chức kinh tế; tiền gửi từ dân cư; Đẩy mạnh việc tăng trưởng loại tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế đây là nguồn vốn rẻ. Thu hút nguồn vốn trung dài hạn để đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho việc đầu tư các dự án trung dài hạn đã ký kết.
ð Tiếp tục củng cố, hoàn thiện và mở rộng mạng lưới theo định hướng đã được phê duyệt tại các địa điểm có điều kiện thuận lợi trong công tác huy động vốn. Bồi dưỡng, nâng cấp những phòng giao dịch hoạt động tốt, hiệu quả thành chi nhánh cấp 2 để phát huy được những lợi thế so sánh trong hoạt động ngân hàng trong môi trường hiện nay.
ðTiếp tục tìm hiểu, tiếp cận với các Bộ, ngành có các dự án có vốn đầu tư nước ngoài để được làm Ngân hàng phục vụ giải ngân dự án- Đây vẫn được coi là giải pháp đặc biệt quan trọng, là giải pháp chiến lược, đột phá trong khâu kinh doanh nguồn vốn nhằm vừa đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn vừa tăng tỷ trongj nguồn thu dịch vụ thông qua việc phục vụ dự án.
ð Quán triệt tư tưởng đến cán bộ mở rộng công tác tiếp thị. Đi sâu học hỏi nghiệp vụ tránh tư tưởng chủ quan khi thẩm định cho vay.
ð Nâng cao chất lượng thẩm định, lấy chất lượng thẩm định làm thước đo để đánh giá năng lực trình độ hiệu quả đối với cán bộ thẩm định. Giảm thiểu tối đa mọi sai sót trong khâu thẩm định, kịp thời nắm bắt những thông tin liên quan đến công tác thẩm định không cho vay đối với những đơn vị làm ăn kém hiệu quả, phương án sản xuất kinh doanh không rõ ràng, có nợ nần dây dưa đối với Ngân hàng.
ð Thực hiện thẩm định các dự án đảm bảo về thời gian, có chất lượng nhằm đấp ứng kịp thời cho nhiệm vụ kinh doanh.
ð Chú trọng công tác Kiểm tra sau cho vay, làm tốt công tác kiểm tra chuyên đè thẩm định.
3.1.2 Định hướng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh NHNo&PTNN Nam Hà Nội.
Đối với ngân hàng, chất lượng, hiệu quả, an toàn trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong hoạt động tín dụng là điều kiện tồn tại và phát triển. Điều kiện đó chỉ có thể có được trước hết và bắt đầu từ công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Vì vậy, công tác thẩm định tài chính dự án phải được đặt đúng vị trí của nó, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ, có cơ chế quy trình công nghệ toàn diện và đồng bộ với quy trình công nghệ của các nghiệp vụ khacs, tạo thành một tổng thể giải pháp mang tính chiến lược trong định hướng cũng như điều hành.
Để củng cố, phát triển công tác này trong thời gian tới được tốt hơn, ngân hàng trên cơ sở phương hướng hoạt động kinh doanh trong năm tới, đã đưa ra định hướng công tác sau:
w Xác định phương hướng, nhiệm vụ trước tiên phải xuất phát từ việc nhận thức đúng vị trí, vai trò và nội dung của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Thực hiện tố công tác này là một trong những yếu tố chính quyết định, góp phần bảo vệ và nâng cao vị thế, uy tín và sức mạnh của ngân hàng.
w Củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức thẩm định dự án; phát triển lưcj lượng thẩm định cả về số lượng và chất lượng. Tăng cường công tác đào tạo cụ thể nghiệp vụ thẩm định cho cán bộ thẩm định và bồi dưỡng, trao đổi nghiệp vụ chuyên môn.
w Đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại để thích ứng và phù hợo với xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế.
w Chú trọng công tác kiểm tra sau cho vay, làm tốt công tác kiểm tra chuyên đề thẩm định.
3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án dự án tại Chi nhánh NHN0 Nam Hà Nội.
Sau thời gian thực tập tại Chi nhánh, bằng những kiến thức thu thập được trong thực tiễn thực tập tài Chi nhánh và nhưng kiến thức thu thập, nghiên cứu từ các tài liệu liên quan, em xin đề nghị một số giải pháp nâng cao chất lương thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội như sau:
3.2.1 Bố trí cán bộ làm công tác thẩm định có trình độ nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của nhiêm vụ.
Trong thẩm dịnh dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng, con người luôn là trung tâm, quyết định chất lượng thẩm định. Lĩnh vực thẩm định tài chính dự án là một nghiệp vụ rất phức tạp, đa dạng có liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế - xã hội. Mặt khác, nó ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn và khả năng sinh lời của ngân hàng có thể làm cho ngân hàng đi đến bờ vực phá sản vì các dự án luôn đòi hỏi số vốn lớn, thời gian kéo dài và luôn chứa đựng rủi ro cao. Do đó trinh độ của cán bộ tín dụng phải đáp ứng được những yêu cầu đặt ra, đó là phải có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn, đậo đức nghề nghiệp và bản lĩnh vững vàng.
Về năng lực chuyên môn phải có trình độ đại học trở lên ,phải có các kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường, hoạt động tài chính và pháp luật, phải thông thạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thẩm định. Biết phân tích đánh giá các dự án đầu tư và các vấn đề liên quan thuần thục, sáng tạo và khoa học tìm ra nhiều phương pháp mới.
Về kinh nghiệm, cán bộ thẩm định phải là người trực tiếp tham gia giám sát, theo dõi và quản lý nhiều dự án, biết búc kết kinh nghiệm từ các lĩnh vực khác phục vụ cho chuyên môn của mình.
Về đạo đức nghề nghiệp, cán bộ thẩm định phải trung thực, có tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc, có lòng say mê, tâm huyết với nghề nghiệp.
3.2.2 Tổ chức và điều hành công tác thẩm định phải hợp lý và khoa học, tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng vẫn đạt hiệu quả đề ra.
Việc tổ chức và phân công hợp lý và khoa học trong quy trình thẩm định tài chính dự án sẽ hạn chế được rất nhiều những công đoạn không cần thiết, tránh sự chồng chéo và trùng lặp và phát huy mặt tích cực của từng cá nhân và cả tập thể, giảm thiểu những chi phí hoạt động và tiết kiệm về mặt thời gian. Vì vậy, để xây dựng một cơ chế tổ chức, điều hành tốt, Chi nhánh cần làm một số việc sau:
w Hoạt động của phòng thẩm định phải thực sự đi vào quy trình nề nếp đối với tất cả các nghiệp vụ tín dụng và có tính tín dụng,đảm bảo tính nguyên tắc trong moị nghiệp vụ thẩm định.
w Phân công cán bộ thẩm định phụ trách khách hàng theo từng lĩnh vực kinh doanh nhất định vì các dự án đầu tư rất đa dạng thuộc mọi ngành nghề khác nhau với nhiều vấn đề phát sinh không giống nhau. Một cán bộ tín dụng không thể am hiểu tất cả các dự án thuộc mọi ngành nghề kinh doanh khác nhau nên chỉ phân công một cán bộ tín dụng phụ trách một hoặc một số ngành nghề nhất định để từ ddó CBTĐ sẽ có điều kiện đi sâu tìm hiểu các ván đè có liên quan thuộc lĩnh vực mình đảm nhiệm. Do đó khi dự án thuộc lĩnh vực mình phụ trách, CBTĐ sẽ dễ dàng thu thập thông tin và thẩm định có chất lượng hơn từ đó đưa ra nhứng quyết định đúng đắn nhất. Tuy nhiên, cầncó sự trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong ngân hàng.
w Tăng cương kiểm tra, kiểm soát nội bộ, giám sát cấn bộ thảm định trong việc chấp hành các văn bản pháp luật của nhà nước cũng như quy trình thẩm định dự án tránh nhưng sai sót đáng tiếc.
3.2.3 Nâng cao chất lượng thông tin thu thập phục vụ cho quá trình thẩm định, đảm bảo thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời.
Trong thời đại ngày nay, thông tin được sử dụng như là một nguồn lực, một vũ khí trong môi trường cạnh tranh, ai nắm bắt và xử lý thông tin chính xác, kịp thời hơn sẽ là người chiến thắng trong cạnh tranh. Thông tin là nguyên liệu chính quyết định đến chất lượng thẩm định. Thông tin chính xác, kịp thời sẽ giúp cho hiệu quả thẩm định cao hơn, hạn chế rủi ro có thể xay ra. Vấn đề đặt ra là thu thập thông tin từ đâu, với số lượng và chất lượng như thế nào để tiết kiệm và hiệu quả nhất cần quan tâm. Để giải quyết vấn đề này, cần xây dựng một hệ thống thông tin toàn diện có chiều sâu, cụ thể như sau:
w Những thông tin về người xin vay vốn ( doanh nghiệp): để có thông tin về doanh nghiệp ngoài các bao cáo tài chính mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng và luận chứng kinh tế kỹ thuật trình, cán bộ tín dụng có thể lấy thông tin bằng cách điều tra nơi hoạt động kinh doanh của người xin vayvà phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ của dự án. Chi nhánh cũng có thể yêu cầu các đơn vị xin vay phải thuê các Công ty kiểm toán độc lập chứng nhận tính trung thực, chính xác của các thông tin mà họ cung cấp.
w Những thông tin từ sổ sách của ngân hàng: Một ngân hàng có thể lưu trữ hồ sơ tập trung của người vay vốn, từ đó có thể nhận được thông tin về tín dụng. Như từ sổ sách có thể cho biết việc chi trả về những khoản cho vay trước đây, số dư tài khoản tiết kiệm và tài khoản séc và cũng có thể biết được liệu người xin vay có thói quen rút quá số dư tài khoản của họ không.
w Những nguồn thông tin bên ngoài tín dụng: Như thông tin về thị trường sản phẩm, thông tin về kỹ thuật công nghệ và môi trừơng, tư bạn bè của người xin vay, từ các đối thủ cạnh tranh, từ báo chí, phương tiện truyền thông, các bộ ngành liên quan ...
3.2.4 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình thẩm định bằng các máy tính hiện đại và các phần mền chuyên dụng.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các quy trình ngân hàng là một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự thành công của một ngân hàng trong giai đoạn ngày nay. Đặc biệt trong nghiệp vụ thẩm định tài chính dự án, mà ở đó việc tính toán rất khó khăn và phức tạp mà việc tính toán thủ công sẽ tốn nhiều thời gian công sức và nhiều khi không đem lại kết quả như mong muốn, nhưng với việc sử dụng các phần mền chuyên dụng sẽ khắc phục được những khó khăn trên. Để có thể nhanh chóng hiện đại hoá hệ thống thông tin, ngân hàng nên ưu tiên đầu tư công nghệ thông tin nhằm tự động hoá trong hệ thống thanh toán kế toán tại ngân hàng.
3.2.5 Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các phòng nghiệp vụ
Công việc thẩm định tài chính dự án đầu tư không chỉ là công việc riêng của phòng thẩm định và cấn bộ thẩm định mà đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của các phòng khác. Việc tham gia,đóng góp ý kiến và cung cấp các thông tin cân thiết từ các phong khác sẽ giúp cho kết quả thẩm định hiệu quả hơn, đầy đủ hơn và khả thi hơn.Nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình thẩm định tài chính dự án mà cán bộ thẩm đinh không biết hoặc còn thiếu chắc chắn mà lại thuộc phạm vi của các phòng khác thì có thể xin ý kiến đánh giá, nhận xét.
3.2.6 Học hỏi kinh nghiệm thẩm định của các ngân hàng thương mại khác
Thẩm định dự án đòi hỏi phải có chuyên môn, trình độ, kinh nghiệm và khả năng nhạy bé, không ngừng trao dồi nâng cao nghiệp vụ. Chi nhánh NHNo&PTNT mới đi vào hoạt động chưa được bao lâu, do đó kinh nghiệm chưa có nhiều. Việc học hỏi kimh nghiệm thẩm định của các ngân hàng khác phải được Chi nhánh chú trọng thông qua cho vay hợp vốn với các NHTM khác.
3.3 Một số đề xuất kiến nghị
3.3.1 Chính phủ, các Bộ, Ngành và các cơ quan có liên quan
w Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa môi trường pháp lý, đặc biệt là các quy định, nghị định về các vấn đề liên quan đến đầu tư, quản lý tài chính, kiểm toán, hạch toán, thuế ... Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư kinh doanh, ngân hàng có cơ sở pháp lý chắc chắn xủ lý các vấn đề liên quan đến công tác thẩm định tài chính dự án.
w Hoàn thiện hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của từng ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh để làm cơ sở cho ngân hàng trong việc so sanh hiệu quả các chỉ tiêu tính toán được.
w Các Bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư mà các doanh nghiệp trình, làm sao trách tình trạng phê duyệt một cách hình thức, không tập trung và không mang tính khả thi. Do đó, sẽ làm cho ngân hàng mất nhiều thời gian thẩm định nhưng kết quả là không cho vay được vì dự án không có hiệu quả kinh tế.
3.3.2 Ngân hàng Nhà nước
w Hỗ trợ công tác đào tạo cho các cán bộ NHTM trong việc nâng cao kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn. Để hỗ trợ đào tạo cho các cán bộ NHTM, NHNN có thể tổ chức các khoá học định kỳ mời các chuyên gia về tài chính ngân hàng từ các nước có hệ thống tài chính phát triển hoặc từ các tổ chức tài chính như WB,IMF đến giảng dạy. Trong quá trình đào tạo, tập huấn nên chú trọng kỹ năng thực hành bằng các chương trình phầm mền thẩm định trực tiếp trên máy tính. Bên cạnh đó, các NHTM nên cử các cán bộ đi học tập phải là nhữn người đã có trang bị kiến thức và kinh nghiệm về thẩm định, có khả năng tiếp thu và hướng dẫn lại nghiệp vụ khi về cơ quan công tác để đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ ngân hàng mình.
w Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao hiệu quả của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trong việc cung cấp những thông tin tín dụng cho các NHTM phục vụ cho công tác thẩm định. Tuy nhiên, các thông tin từ phía CIC còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu của các NHTM như các thông tin còn chưa đầy đủ, không chính xác và không kịp thời. Mặt khác, CIC vẫn chưa có bộ phận chuyên phân tích các thông tin đã được cung cấp để chủ động phản hồi lại cho các NHTM những vấn đề lưu ý. Để nâng cao vai trò điều phối của CIC, NHNN cần quy định bắt buộc về cung cấp thông tin tín dụng của các NHTM về CIC phải đảm bảo đầy đủ và đúng thời hạn. Ngoài ra, NHNN nên mở rộng phạm vi cung cấp thông tin của CIC không chỉ các thông tin về tín dụng mà cả những thông tin kinh tế phục vự cho hoạt động thẩm định. Theo đó, CIC có thể hoạt động như một doanh nghiệp làm nhiệm vụ cung cấp sản phẩm thông tin và thực hiện hoạt động tư vấn.
NHNH cần tăng cường trong việc hợp đồng và hợp tác thông tin của CIC với các cơ quan quản lý kinh tế, các cơ quan chuyên cung cấp thông tin như Bộ kế hoạch và đầu tư, Tổng cục thống kê, Ban vật giá Chính phủ ... để cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường và các cơ chế chính sách của Nhà nước.
3.3.3 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
w Đề nghị Ban thẩm định NHNo&PTNT Việt Nam hỗ trợ hơn nữa trong việc tạo lập và tăng cường các mối quan hệ với các khách hàng lớn là các dự án đầu tư trung dài hạn bằng nguồn vốn đồng tài trợ giữa các Ngân hàng thương mại, các TCTD khác, các ngành có chức năng quản lý các dự án có vốn đầu tư nước ngoài và ngân sách nhà nước.
w Trình độ cán bộ có nhiều mặt bất cập, nhất là kiến thức kinh tế ngoại ngành như trình độ công nghệ, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ... nên đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam hệ thống hoá các văn bản về định mức kinh tế kỹ thuật của một số ngành, nghề chủ yếu trên cơ sở tiêu chuẩn nhà nước đã ban hành, trang bị cho các chi nhánh để có sự thống nhất trong công tác thẩm định.
w Đề nghị Ban thẩm định NHNo&PTNT Việt Nam mở các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên sâu về thảam định ... để cán bộ làm công tác thẩm định hiểu sâu hơn giúp cho công tác thẩm định được tốt hơn.
Kết Luận
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án nói chung và chất lượng thẩm định tài chính dự án nói riêng là một yêu cầu cấp thiết, khách quan đối với công tác thẩm định dự án của NHTM, nhằm đảm bảo cho các quyết định tài trợ cho các dự án đầu tư của NH thực sự đem lại lợi ích cho cả 2 bên. Về phía Ngân hàng là an toàn, sinh lời và bảo toàn được nguồn vốn cho vay, không phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi. Về phía khách hàng vay vốn là dự án hoạt động hiệu quả, đem lại lợi nhuận đảm bảo nhu cầu chi trả đúng hạn cho Ngân hàng. Muốn làm được điều đó, trong công tác thẩm định của NH phải được thực hiện thật kỹ càng, cẩn thận, chính xác, khoa học theo đúng trình tự và lượng hoá được các rủi ro có thể xảy ra đối với các dự án đầu tư.
Thông qua việc nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực tiễn công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh NHNHo&PTNT Nam Hà Nội, em đã hoàn thiện đề tài này. Trong bài viết này, em đã tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:
w Khái quát chung nhất những vấn đề liên quan đến thẩm định tài chính dự án đầu tư: Những khái niệm liên quan đến dự án; hệ thống các chỉ tiêu đánh giá; tầm quan trọng của công tác thẩm định tài chính dự án; các nhân tố ảnh hưởng ...
w Tìm hiểu thực tiễn công tác thẩm định tài chính dự án đầu tự tài Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội: Thực trạng hoạt động công tác thẩm định; kết quả đạt được và một số hạn chế .
w Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn hoạt động thẩm định tài chính dự án tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội, em xin đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội nói riêng và NHTM nói chung.
Tuy nhiên, đây là một đề tài có phạm vi rộng, phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, không những đòi hỏi kiến thức chuyên sâu và cần sự hiểu biết rộng, sự nhạy cảm và kinh nghiệm. Do đó, bài viết của em không tránh khỏi thiếu sót, em cần phải nghiên cứu cả lý thuyết và thực tiễn nhiều hơn nữa để hoàn thiện đề tài này.
Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thầy giáo - Tiến sỹ Hoàng Xuân Quế và các cô chú, anh chị làm việc tại Chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội để em hoàn thiện đề tài này.
Tài liệu tham khảo
1. Các báo cáo thẩm định của Chi nhánh NHNo Nam Hà Nội.
2. Thẩm định dự án đầu tư của Vũ Công Tuấn, xuất bản năm 2002.
3. Giáo trình Ngân hàng thương mại - Quản trị và nghiệp vụ của trường ĐHKT quốc dân Hà Nội, xuất bản năm 2002.
4. Ngân hàng thương mại của Edward W.Reed, Ph.D & Edward K.Gill, Ph.D
5. Giáo trình Thẩm định tài chính dự án của PGS.TS. Lưu Thị Hương, xuất bản năm 2004.
6. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp của trường ĐHKT quốc dân, xuất bản năm 2003.
Quản trị tài chính doanh nghiệp của Nguyễn Hải Sản, xuất bản năm 2001.
8. Các tạp chí Ngân hàng, Thời báo kinh tế, Thị trường tài chính tiền tệ.
9. Các luận văn tốt nghiệp các khoá trước.
Nhận xét của đơn vị thực tập
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh NHNo & PTNN Nam Hà Nội.doc