Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam

- Tổ chức cán bộ tín dụng tập huấn thường xuyên các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, của các bộ, của ngân hàng cấp trên có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng và tổ chức kiểm tra để đánh giá kết quả hộc tập, đánh giá trình độ của cán bộ tín dụng. - Xây dựng phương án khoán đối với từng bộ phận, từng cán bộ tín dụng theo công văn 490 của NHNo&PTNT Việt nam và cuối quý, cuối năm có quyết toán theo các chỉ đã được giao và gắn việc phân phối quỹ thu nhập với kết quả thực hiện các chỉ tiêu.

doc70 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2355 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng và số lượng của công tác dịch vụ thanh toán của NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam ngày càng được nâng lên. Chi nhánh đó tổ chức kớ kết hợp đồng làm ngân hàng đầu mối thanh toán cho trung tâm chuyển tiền bưu điện - tổng công ty bưu chính viễn thông, hợp đồng được bắt đầu được triển khai, không chỉ góp phần tăng nguồn vốn, thu dịch vụ cho chi nhánh mà cũn đem lại hiệu quả cho cỏc chi nhỏnh toàn hệ thống Thu từ hoạt động kinh doanh khác như thu từ kinh doanh ngoại tệ ngày càng tăng cụ thể như trong năm 2007 thu 56 triệu đồng; năm 2008 thu 179 triệu đồng tăng 117 triệu đồng so với năm 2007, năm 2009 thu từ kinh doanh ngoại tệ đạt 1.006 triệu đồng tăng 827 triệu đồng so với năm 2007. Điều này chứng tỏ rằng dịch vụ xuất khẩu lao động của tỉnh Hà Nam ngày càng phát triển, số lượng tài khoản ngoại tệ mở tại ngân hàng tăng do vậy lượng kiều hối chuyển về nước ngày càng nhiều. Do đặc điểm hoạt động ngân hàng trên địa bàn nông thôn, người dân chưa quen với các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nên phần lớn thu chi tại NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam đều dùng tiền mặt. Doanh số thu chi hàng năm lên tới hàng nghìn ngàn tỷ đồng năm sau cao hơn năm trước, năm 2009 doanh số thu tiền mặt là 3.339.117 triệu đồng tăng 79,67% so với năm 2008 và 63,27% so với năm 2007. Tổng chi tiền mặt cũng tăng rất nhiều năm 2009 là 3.340.424 triệu đồng tăng so với 2008 tăng 25,47% và so với 2007 tăng 63,87% Trong công tác ngân quỹ, với ngân hàng hoạt động trên địa bàn nông thôn số khách hàng giao dịch với những món tiền có giá trị lớn rất ít, số món nhỏ lẻ nhiều trong khi đó số lượng cán bộ kiểm ngân ít để có doanh số thu chi hàng năm như trên cán bộ kiểm ngân không những phải tăng cường độ lao động mà còn phải thường xuyên trau dồi nghiệp vụ và tu dưỡng đạo đức của người cán bộ kiểm ngân. Dịch vụ phỏt hành thẻ và mỏy ATM: Năm 2005 là năm đầu tiên chi nhánh có triển khai máy ATM, hiện nay chi nhánh đó cú 8 mỏy, đó phỏt hành 8.043 thẻ với số dư hơn 7 tỷ đồng. 2.1.4.Kết quả tài chính * Tổng thu, chi qua các năm 2007-2008-2009 Năm 2007: Tổng thu trên cân đối: 58.696 triệu đồng. Tổng chi trên cân đối: 47.766 triệu đồng Năm 2008: Tổng thu trên cân đối là: 73.436 triệu đồng, tăng 14.740 triệu đồng, tăng 25,11 % so với năm 2007,. Tổng chi trên cân đối là : 58.130 triệu đồng, tăng 10.364 triệu đồng, tăng 21.69% so với năm 2007. Năm 2009: Tổng thu trên cân đối là: 103.201 triệu đồng, tăng 29.765 triệu đồng, tăng 40,53 % so với năm 2008. Tổng chi trên cân đối là: 88.567 triệu đồng, tăng 30.437 triệu đồng, tăng 52,36% so với năm 2008. (Năm 2009 phí sử dụng vốn của Ngân hàng cấp trên được hạch toán nội bảng do vậy thu nhập và chi phí đều tăng nhiều so với năm 2008) Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam đã đạt được với tốc độ tăng trưởng bền vững về nguồn vốn và dư nợ năm sau so với năm trước. Có nhiều hình thức huy động vốn với các mức lãi xuất linh hoạt phù hợp với thực tế tại địa phương. Thị trường, thị phần tín dụng ngày càng được mở rộng, nhiều khách hàng đã có quan hệ tiền gửi, tiền vay với NHNo&PTNT. Chất lượng tín dụng ngày càng được đảm bảo và từng bước nâng cao, tỉ lệ nợ quá hạn duy trì dưới mức 1%, thấp hơn mức bình quân toàn hệ thống đúng theo định hướng NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam đã đề ra. Dịch vụ sản phẩm mới được phát triển, đã thực hiện mua bán, kinh doanh ngoại tệ với các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu, thu dịch vụ cao hơn năm trước. Quản trị điều hành tốt, sát với tình hình, phù hợp với thực tế, kỷ cương, kỷ luật trong điều hành được nâng cao; công tác thông tin tiếp thị, quảng bá thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam có bước phát triển tốt. 2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam các năm gần đây 2.2.1.Tình hình cho vay Biểu 03: Doanh số cho vay các năm 2007 - 2009 Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 695.851 100 780.546 100 966.908 100 1. Doanh nghiệp Nhà nước 86.077 12,37 115.167 14,75 78.979 8,17 2. Công ty TNHH,CTTN, HTX 85.589 12,37 103.727 14,75 147.840 15,29 3. Hộ gia đình, cá thể 524.185 75,33 561.652 71,96 740.089 76,54 + Cho vay qua tổ nhóm 207.577 29,83 226.358 29 383.510 39,66 (Nguồn: Theo báo cáo cho vay thu nợ năm 2007-2008-2009 của NHNo&PTNT Hà Nam ) Biểu 03 cho thấy hoạt động cho vay của NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam bước tăng trưởng rõ rệt, doanh số cho vay hàng năm tăng hàng trăm tỷ đồng, năm 2008 tăng so với 2007: 84.695 triệu đồng bằng 12,17%. Năm 2009 thực hiện văn bản chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam: Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở tăng trưởng nguồn vốn huy động tại chỗ, hệ thống NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam cho vay năm 2009 tăng 186.362 triệu đồng bằng 23,87% so với năm 2008 Cũng nhìn vào biểu doanh số cho vay trên cho thấy đầu tư tín dụng hộ gia đình và cá thể của NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam chiếm tỷ trọng rất lớn theo đúng phương hướng mở rộng thị phần tín dụng mà NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam đã đề ra trong các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm, năm 2007 chiếm 75,33% trong tổng doanh số cho vay, Năm 2008 chiếm 71,96%, năm 2009 chiếm 76,54%. Cũng từ số liệu của biểu 03 ta thấy được rõ kết quả của sự kết hợp chặt chẽ giữa NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam và các tổ chức đoàn thể như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh trong việc truyền tải vốn cho hộ gia đình, cá nhân vay vốn phát triển nông nghiệp - nông thôn thông qua hình thức cho vay thông qua tổ vay vốn. Bằng hình thức cho vay này đã giảm được sự quá tải của cán bộ tín dụng trong khâu thẩm định, đôn đốc nợ đồng thời cũng tạo điều kiện thuận tiện cho hộ gia đình cần vốn phát triển sản xuất kinh doanh. Doanh số cho vay thông qua tổ vay vốn năm sau cao hơn năm trước về cả doanh số và tỷ trọng so với tổng doanh số cho vay: Năm 2007 chiếm 29,831% so với tổng doanh số cho vay Năm 2008 chiếm 29% so với tổng doanh số cho vay Năm 2009 chiếm 39,66% so với doanh số cho vay Tỷ trọng đầu tư tín dụng cho thành phần kinh tế ngoài quốc doanh năm 2007 chiếm 12,3%, năm 2008 chiếm 13,29%, năm 2009 chiếm 15,29% . Tỉ trọng đầu tư tín dụng cho thành phần kinh tế quốc doanh năm 2007 chiếm 12,37%; năm 2008 chiếm 14,75%; năm 2009 chiếm 8,17%, dự kiến năm 2010 NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam cho vay đồng tài trợ dây truyền 2 Nhà máy xi măng Bút Sơn thì doanh số cho vay khối kinh tế quốc doanh tăng. 2.2.2. Tình hình thu nợ: Biểu 04: Doanh số thu nợ từ năm 2007 - 2009 Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh số thu nợ 433.573 100 716.694 100 895.311 100 1.Doanh nghiệp Nhà nước 75.102 17,32 104.257 14,55 121.668 13,59 2. Công ty TNHH, CP, HTX 45.872 10,58 80.126 11,18 148.544 13,24 3. Hộ gia đình, cá thể 312.599 72,0 532.311 74,27 655.099 73,17 (Nguồn: Theo báo cáo cho vay thu nợ năm 2007-2008-2009 của NHNo&PTNT Hà Nam ) 2.2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng ở NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam Biểu 05 : Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền % Số tiền % +/- 2008/2007 Số tiền % +/- 2009/2008 Số tiền % % Nợ quá hạn 2.466 100 4.683 100 2.217 89,9 3.160 100 -1.523 - 32,5 DNNN 0 0 0 CT TNHH, CP, HTX 0 238 5,08 238 100 38 1,2 -200 - 84 Hộ gia đình,Cá thể 2.466 100 4.445 94,92 1.979 38 3.122 98,8 - 1.323 -29,76 %NQH/Tổng dư nợ 0,37 0,65 0,28 0,4 - 0,25 (Nguồn: Báo cáo NQH phân theo thành phần kinh tế quí IV năm 2007,2008,2009 NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam ) Nhìn biểu 05 ta thấy trong các năm 2007-2009 tỷ lệ nợ quá hạn ở NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam tăng từ 0,37 năm 2007 lên 0,65 năm 2008. Đến năm 2009 lại giảm xuống 0,4%. Nợ quá hạn khối kinh tế quốc doanh chưa phát sinh trên cân đối. Nợ quá hạn khối kinh tế ngoài quốc doanh năm 2007 không có nhưng đến năm 2008 có 238 triệu đồng nhưng đến năm 2009 NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam đã có biện pháp thu nợ nên đến cuối năm 2009 còn 38 triệu đồng giảm 84% so với năm 2008. Nợ quá hạn cho vay hộ gia đình chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số nợ quá hạn tỉ lệ nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất năm 2008 tăng 1.979 triệu đồng so với năm 2007 bằng 38%; Năm 2009 nợ quá hạn cho vay hộ gia đình giảm 1.323 triệu đồng và giảm 29,96% so với năm 2008. Nếu đánh giá chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam tỉ lệ dưới 1% là tốt nhưng chưa khách quan. Để có cách nhìn nhận khách quan về chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam trong phạm vi chuyên đề này em sẽ phân tích một số chỉ tiêu định lượng đánh giá chất lượng tín dụng như: Phân tích nợ quá hạn theo loại cho vay; Phân tích cơ cấu nợ quá hạn phân theo thời gian hay theo nhóm nợ xấu, Phân tích tình hình chuyển nợ quá hạn, thu nợ quá hạn. Phân tích tình hình trích lập dự phòng và thu hồi nợ đã được xử lý rủi ro tại NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam. Ngoài ra trong chuyên đề này em cũng sẽ phân tích chất lượng tín dụng thông qua loại cho vay trong tổng dư nợ của NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam. Biểu 06: Dư nợ quá hạn phân loại theo thời hạn cho vay tại NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam trong các năm 2007-2009 Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Số tiền % Số tiền % 2008/2007 Số tiền % 2009/2008 +/- Số tiền +/-% +/- Số tiền +/-% Tổng dư nợ quá hạn 2.466 100 4.683 100 2.217 89,9 3.160 100 -1.523 -32,5 Nợ quá hạn Ngắn hạn 1.507 61,11 3.056 65,26 1.549 102,78 2.085 66 -971 -31,77 Nợ quá hạn Trung hạn 959 38,89 1.627 34,74 668 69,65 1.075 34 -552 -33,92 (Nguồn: Tổng hợp báo cáo cho vay phân tích nợ quá hạn quý IV năm 2007-2008- 2009 NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam ) Số liệu biểu 06 cho thấy nợ quá hạn theo thời gian đầu tư vốn tại NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam thì nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số nợ quá hạn. Năm 2008 nợ quá hạn ngắn hạn so với năm 2007 tăng 1.549 triệu và tăng 102,78%; Năm 2009 Nợ quá hạn ngắn hạn giảm 971 triệu đồng và giảm 31,77% so với năm 2008. Nợ quá hạn trung hạn năm 2008 tăng 668 triệu so với năm 2007 và tăng 69,65%; Nợ quá hạn trung hạn năm 2009 giảm 522 triệu đồng so với năm 2008 và giảm 33,92%. Là do dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn dư nợ cho vay trung hạn nên tỉ lệ nợ quá hạn ngắn hạn lớn tỉ lệ nợ quá hạn trung hạn. Nợ quá hạn theo nguyên nhân thì 100% nợ quá hạn trong năm 2007, 2008 và năm 2009 là do nguyên nhân khách quan như thiên tai, hạn hán, dịch bệnh hoặc do khách hàng làm ăn thua lỗ... Biểu 07: Tình hình thu nợ quá hạn– Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi do tại NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam các năm 2007-2008-2009 Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Số tiền %+/- 08/07 Số tiền %+/- 09/08 D/S Chuyển NQH 10.979 20.552 87,19 25.700 25,08 D/S Thu NQH 11.125 18.335 64,81 27.229 48,51 Trích DP rủi ro 3.233 2.296 - 28,98 3.731 62,5 Số NQH được XLRR 4.059 2.117 -47,84 4.697 121,87 Số nợ RR đã thu 2.672 2.004 - 25 2.289 14,22 (Nguồn : Báo cáo thu NQH 2007,2008, 2009 và Báo cáo thu nhập Chi phí 2007-,2008- 2009 ở NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam ) Nhìn vào biểu 07 ta thấy NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam đã trú trọng quan tâm đến chất lượng tín dụng ngay cả nợ hết hạn thanh toán cũng hạn chế việc gia hạn , điều chỉnh kỳ hạn nợ kiên quyết xử lý chuyển nợ quá hạn những món nợ không có vật tư bảo đảm, những món nợ khách hàng chậm trả do nguyên nhân chủ quan của họ đồng thời cũng kiên quyết chỉ đạo thu hồi nợ quá hạn thể hiện doanh số chuyển nợ quá hạn hàng năm rất lớn và nợ quá hạn thu trong năm cũng không nhỏ. Năm 2008 chuyển nợ quá hạn tăng 87,19% so với 2007, đồng thời thu nợ quá hạn cũng tăng 64,81%; Năm 2009 doanh số chuyển nợ quá hạn tăng 25,05% so với 2008, Số nợ quá hạn thu tăng 48,51% so với 2008. Trích lập quỹ dự phòng rủi ro là quy định đề phòng rủi do trong hoạt động cho vay của ngân hàng nhà nước. Theo văn bản về trích lập và xử lý dự phòng rủi ro của Ngân hàng nhà nước thì việc trích lập được phân làm 5 nhóm quy định thời gian cho từng loại tài sản rủi ro. Đối với hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại thì cho vay có độ rủi ro cao nhất chiếm tỷ trọng lớn do vậy trích lập dự phòng rủi ro cho loại tài sản này là nhiều nhất. Nhìn vào số tiền phải trích dự phòng rủi ro đã phản ánh được số nợ quá hạn của ngân hàng trong từng quý như thế nào. Qua số liệu biểu 07 việc trích lập dự phòng rủi ro tại NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam trong ba năm 9.260 triệu đồng trong đó năm 2009 số tiền đã trích lập là lớn nhất điều này cũng phản ánh được chất lượng tín dụng năm 2009 là đáng lo ngại nhất mặt khác nó cũng chứng tỏ sự cố gắng nỗ lực của Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dung NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam trong việc đôn đốc thu hồi nợ quá hạn. Số liệu năm 2009 minh chứng cho nhận xét này là doanh số chuyển nợ quá hạn vẫn tăng 25,08% so với năm 2008 và doanh số thu nợ quá hạn cũng tăng: 48,51% so với năm 2008. Qua phân tích trên tất cả các chỉ tiêu của biểu 07 ta thấy chất lượng tín dụng ở chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam không đáng lo ngại. Tuy nhiên để có cách nhìn tổng thể về chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam chúng ta phải phân tích tổng hợp các yếu tố khác như việc sử lý rủi ro theo văn bản của ngân hàng nhà nước, việc thu hồi nợ đã được xử lý rủi ro qua các năm, phân tích chất lượng tín dụng qua chỉ tiêu thu lãi tiền vay trong tổng thu nhập của ngân hàng, phân loại nợ quá hạn theo thời gian Việc thu hồi nợ quá hạn đã được xử lý rủi ro năm 2009 tăng so với năm 2008 là 2.580 triệu đồng bằng 121,87%. Như phần trên em đã trình bày chất lượng tín dụng do nhiều nhân tố ảnh hưởng khi phân tích chất lượng tín dụng ta không được phép bỏ qua một yếu tố nào nhất là các chỉ tiêu định lượng để tránh nhìn nhận chất lượng tín dụng một cách phiến diện theo chủ quan của con người . Để xem xét kỹ hơn chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam phần còn lại trong mục 2 này em sẽ đề cập đến thời gian của nợ quá hạn qua các năm và tỷ trọng thu lãi tiền vay trong tổng thu nhập của ngân hàng. Biểu 08 Nợ quá hạn phân theo thời gian tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam 3 năm 2007, 2008, 2009 Đơn vị : Triệu đồng Thời gian 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Dư NQH % Dư NQH % +/- 2008/2007 Dư NQH % +/- 2009/2008 Dư NQH % Dư NQH % Dư NQH 2.466 100 4.683 100 2.217 89,9 3.160 100 - 1.523 32,52 Đến 180 ngày (Nợ dưới tiêu chuẩn) 2.048 83,05 3.775 80,61 1.727 84,33 2.385 75,47 -1.390 -36,82 181-360 ngày (Nợ nghi ngờ) 84 3,4 77 1,65 - 7 - 8,33 228 7,22 151 196,1 >= 361 ngày (Nợ có khả năng mất vốn) 334 13,55 831 17,74 497 148,8 547 17,31 -284 -34,17 (Nguồn : Báo cáo tình hình thu nợ quá hạn quý IV năm 2007-,2008-2009 Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam) Nhìn vào biểu 08 ta thấy phần lớn nợ quá hạn của NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam trong nhóm nợ quá hạn đến đến 180 ngày (hay nợ dưới tiêu chuẩn) là chủ yếu chiếm 83,05% năm 2007, Năm 2008 chiếm 80,61% và Năm 2009 chiếm 75,47%. Nhóm nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày (hay nhóm nợ nghi ngờ) chiếm tỉ lệ nhỏ như: Năm 2007 chiếm 3,4%; Năm 2008 chiếm 1,65% và năm 2009 chiếm tỉ lệ 7,22%. Nhóm nợ quá hạn trên 361 ngày (hay Nợ k hó đòi) chiếm 13,55 năm 2007; Năm 2008 chiếm 17,74% và năm 2009 chiếm tỉ trọng 17,31%. Phân tích nợ quá hạn theo thời gian cho ta thấy được chất lượng tín dụng ở NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam có những chuyển biến rất tích cực nhất là năm 2009. Một chỉ tiêu định lượng đánh giá một cách tổng hợp chất lượng tín dụng là tỷ lệ đóng góp vào quỹ thu nhập từ hoạt động cho vay là thu lãi tiền vay. Cũng như các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn tỉnh Hà Nam, thu lãi tiền vay là thu chính trong hoạt động ngân hàng. Kết quả thu lãi cho vay kinh tế hộ, cá thể và doanh nghiệp ngoài quốc doanh thể hiện trong 3 năm như sau: Năm 2007 lãi tiền vay thu được 55.354 triệu đồng chiếm 94,3% trong tổng thu trên cân đối. Năm 2008 lãi tiền vay thu được 69.034 triệu đồng chiếm 94% tổng thu Năm 2009 thu được 98.337 triệu đồng chiếm 95,29%. Từ những phân tích tổng hợp các chỉ tiêu định lượng phản ánh chất lượng tín dụng ở chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam ta thấy chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam ngày càng được nâng lên. 2.3. Đánh giá chung về chất lượng tín dụng tại nhno&ptnt tỉnh hà nam 2.3.1. Những mặt đã đạt được Qua nghiên cứu phân tích tình hình cho vay thu nợ và chất lượng tín dụng thông qua các chỉ tiêu định lượng ở chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam cho ta thấy chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam đạt được những kết quả sau: • Xác định được mục tiêu kinh doanh theo đề án cơ cấu lại Ngân hàng giai đoạn 2006-2010. • Có kế hoạch cụ thể từng năm, từng quý cho các chi nhánh trực thuộc. • Chi nhánh đã phân công 1 đồng chí phó giám đốc trực tiếp phụ trách kinh doanh tín dụng và chịu trách nhiệm thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Sự phối kết hợp giữa các đồng chí trong ban giám đốc NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam và giữa ban giám đốc với các chi nhánh trực thuộc để chỉ đạo công tác tín dụng. • Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát của các đồng chí trong ban giám đốc và lãnh đạo phòng tín dụng để phát hiện kịp thời các sai phạm từ đó có biện pháp để chấn chỉnh các sai phạm. • Bố trí sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực của từng cán bộ và nhu cầu công tác của từng phòng, từng đơn vị cơ sở. • Xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ, cử cán bộ tham gia các lớp học do NHNo&PTNT Việt Nam tổ chức. Tạo điều kiện sắp xếp bố trí cho cán bộ đi học để nâng cao trình độ chuyên môn tại Học viện Ngân hàng… • Thường xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ để triển khai kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, của ngành tới cán bộ tín dụng và cán bộ có liên quan nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng. • ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để thu hút khách hàng. Vì vậy trong những năm qua công tác tuyển dụng cán bộ có trình độ tin học đã được NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam chú trọng. Việc triển khai chương trình giao dịch IPCAS I và IPCAS II đã được thực hiện, dự kiến năm 2010 sẽ nâng cao chương trình giao dịch IPCAS hơn. • Tăng cường công tác huy động vốn để mở rộng cho vay nhưng phải đảm bảo chất lượng. Tăng cường công tác kiểm tra để phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề từ đó có các biện pháp xử lý giúp ngân hàng hạn chế mức thấp nhất những tổn thất có thể xẩy ra. Tất cả các khoản vay còn tồn đọng trước đây đều đã được xử lý theo quyết định 149 của Thủ tướng Chính phủ theo đúng lộ trình, đến nay không còn khoản nợ nào khê đọng. Những món nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 theo tiêu trí phân loại mới đã được kiên quyết xử lý triệt để, từng bước lành mạnh hoá chất lượng tín dụng đã đầu tư. • Chất lượng tín dụng luôn là vấn đề từ ban lãnh đạo đến cán bộ công nhân viên quan tâm hàng đầu trong hoạt động tín dụng nhất là những năm gần đây thể hiện thông qua các chỉ tiêu thu nợ quá hạn, thu nợ đã xử lý rủi ro, trích và sử dụng dự phòng rủi ro, đặc biệt là tỷ lệ thu lãi. • Xứ lý nợ đến hạn, nợ cơ cấu lại, nợ xấu và giải quyết các vướng mắc trong công tác tín dụng. Thực hiện chuyển nợ quá hạn và đề ra các biện pháp thu hồi có hiệu quả đã thành lập các ban thu hồi nợ xấu do Giám đốc các chi nhánh làm trưởng ban có quy chế phân công trách nhiệm của từng thành viên. Đồng thời phải phối hợp với chính quyền đoàn thể các cấp trong chỉ đạo điều hành công tác tín dụng. • áp dụng biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng thể hiện rất rõ qua các chỉ tiêu khoán thu nợ quá hạn, thu lãi tiền vay và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ hữu hiệu. NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam đã thực hiện khoán các chỉ tiêu kinh doanh đến từng đơn vị, từng bộ phận và khoán trực tiếp đến từng cán bộ và quyết toán việc thực hiện các chỉ tiêu gắn với phân phối quỹ tiền lương, tiền thưởng, thường xuyên phát động các phong trào thi đua nhằm khuyến khích, động viên cán bộ công nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. 2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân 2.3.2.1.Những mặt còn tồn tại Dư nợ tăng không đồng đều ở các thành phần kinh tế, tăng chủ yếu là kinh tế hộ, tốc độ tăng chậm so với mục tiêu đề ra, tỷ lệ hộ còn dư nợ đạt thấp, cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu dư nợ trong toàn tỉnh. Dư nợ tăng đều trong các năm nhưng so với định hướng của NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam đề ra vào đầu các năm đều không đạt yêu cầu năm 2007 chỉ đạt 18% trong khi định hướng 2007 là 23%, Năm 2008 đạt 22% ,định hướng 24%, Năm 2009 đạt 20% định hướng 25%. Chất lượng công tác thẩm định chưa cao nhất là chất lượng thẩm định doanh nghiệp. Nợ xấu có chiều hướng gia tăng Kiểm tra kiểm soát của cán bộ điều hành chưa thường xuyên chủ yếu kiểm tra theo chuyên đề, theo chương trình kế hoạch, kiểm tra đột xuất còn ít. Việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay còn mang tính chất hình thức, chất lượng kiểm tra chưa cao, kiểm tra sau khi giải ngân có lúc có nơi chưa thường xuyên, tuy NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam chỉ đạo các chi nhánh trực đã thành lập ban đôn đốc thu nợ quá hạn nhưng hoạt động duy trì chưa đều còn mang tính thụ động chưa phát huy sức sáng tạo của các thành viên trong đề ra biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng mà còn ỷ lại trông chờ vào giám đốc. Việc chuyển nợ quá hạn nói chung kịp thời nhưng vẫn còn tình trạng gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ còn chưa đúng với quy trình của gia hạn và điều chỉnh kỳ hạn theo quy chế cho vay mà chủ tịch hội đồng quản trị đã ban hành. Thu nợ đã được xử lý năm sau cao hơn năm trước nhưng so với kế hoạch NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam giao cho từng quý chỉ đạt 55-60%. Bên cạnh đó một vài xã chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến hoạt động ngân hàng nông nghiệp. Vì vậy sự ủng hộ giúp đỡ của các cấp chính quyền những xã này còn hạn chế. 2.3.2.2. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế * Nguyên nhân khách quan Môi trường kinh tế xã hội: • Do mới bước vào cơ chế thị trường nên các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh, đổi mới và hoàn thiện. Mặt khác quá trình thích ứng của các hộ nông dân với cơ chế thị trường còn chậm, việc chuyển hướng và điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh không theo kịp với sự thay đổi của cơ chế và chính sách vĩ mô. • Việc qui hoạch tổng thể cũng như cục bộ từng vùng, từng địa phương trong sản xuất nông nghiệp chưa cụ thể, nhất quán dẫn đến sản xuất, kinh doanh thiếu quy hoạch, không sát với thị trường. • Công tác quản lý vi mô trong sản xuất, xuất khẩu chưa tốt, dẫn đến tình trạng hàng hoá ứ đọng, không tiêu thụ được, vì giá cả chưa phù hợp nên người nông dân thua thiệt nhiều nên dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. • ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm và ô nhiễm nguồn nước cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ quá hạn gia tăng trong các năm gần đây. Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng chưa đầy đủ, chưa đồng bộ: • Một số văn bản hướng dẫn chuyển nợ quá hạn của Ngân hàng nhà nước chuyển tất cả số dư nợ trên hợp đồng tín dụng nếu trong một kỳ người vay không trả đúng hạn do vậy cũng làm gia tăng nợ quá hạn vào thời điểm cuối năm. • Một số văn bản pháp lý có liên quan tới vấn đề thế chấp vay vốn Ngân hàng ở khía cạnh này hay khía cạnh khác quy định chưa đồng bộ, đầy đủ, nhất là thiếu các văn bản hướng dẫn hoặc hướng dẫn chưa phù hợp nên quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. Đối với hộ nông dân tài sản chủ yếu là nhà đất, nhưng đến nay chính quyền địa phương mới cấp được khoảng 65% giấy tờ về quyền sử dụng đất. Đối với bên được giao đất, giá trị thế chấp do ngân hàng quy định không vượt quá giá trị tài sản hiện có trên khu đất như vậy, về thực chất đã tách rời tài sản xây dựng trên đất với giá trị quyền sử dụng đất. Điều này làm mất tác dụng của tài sản thế chấp vì tài sản thế chấp chỉ có giá trị khi nó gắn liền với đất, nó thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực đất nông nghiệp, giá trị quyền sử dụng canh tác đất nhỏ rất nhiều lần so với đất thổ cư. Nếu không thế chấp đồng thời cả giá trị tài sản trên đất và giá trị quyền sử dụng đất thì sẽ không phát mại được vì không chuyển được quyền sử dụng đất cho người mua tài sản đất trên lại có thời hạn tồn tại trên đất rất ngắn và phụ thuộc vào thiên nhiên. Trình độ dân trí. Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất phân tán thủ công, văn hoá pháp lý nhìn chung chưa cao, thói quen sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật còn mới bắt đầu. Vấn đề này lại càng bộc lộ rõ đối với hộ nông dân. Do trình độ dân trí thấp, ít am hiểu pháp luật, cũng như các kiến thức về kinh tế, tài chính, không đủ khả năng đối phó năng động với sự thay đổi thường xuyên hoặc bất thường của cơ chế thị trường. Vì thiếu khả năng, kinh nghiệm tổ chức sản xuất tính toán lỗ lãi, không tính toán cân đối "đầu vào, đầu ra ". Và có lẽ là cả do nguyên nhân do nông dân thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật, thiếu kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, thiếu sự hướng dẫn hỗ trợ của các ngành chức năng, ... nên nông dân đã gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng vốn vay và nhận thức trách nhiệm hoàn trả nợ vay. Mặt khác hiện nay tại hình thức đầu tư chủ yếu là hộ vay đến 10 triệu đồng không phải áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay nên khi hộ vay cố tình chây ỳ ngân hàng cũng không có một giải pháp nào để thu nợ ngoài động viên và nhờ vào sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể xã hội, cho vay thông qua tổ vay vốn một số tổ trưởng chưa xác định trọng trách của mình, còn lợi dụng cương vị để cố tình thực hiện sai nguyên tắc đã quy định. * Nguyên nhân chủ quan. • Nguyên nhân từ lãnh đạo điều hành: Do cơ cấu tổ chức của các chính nhánh số lãnh đạo tín dụng còn thiếu hoặc có nhưng trình độ, năng lực của cán bộ lãnh đạo còn nhiều hạn, lãnh đạo đảm trách quản lý hoạt động tín dụng còn yếu do vậy chất lượng công tác quản lý điều hành tín dụng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều . • Trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng không đồng đều, cán bộ tín dụng được đào tạo cơ bản ít, việc đào tạo lại của NHNo&PTNT Việt nam còn mang tính chất tập huấn nghiệp vụ. Sự hiểu biết về kiến thức pháp luật, kiến thức kinh tế trong cơ chế thị trường còn hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định rất nhiều. Một số cán bộ tín dụng chưa sâu sát trong quá trình cho vay, thu nợ nên đã để người vay dùng vốn sai mục đích (dùng vốn vay ngắn hạn vào trung hạn, dùng vào xây dựng cơ sở hạ tầng, hoặc bán được hàng không trả nợ ngay mà quay vòng vốn,...) và không phát hiện, ngăn chặn kịp thời dẫn đến người vay không trả được nợ vay đúng hạn. • Trình độ đội ngũ cán bộ đặc biệt là cán bộ tín dụng tuy đã được quan tâm đào tạo song vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng đòi hỏi của cơ chế thị trường, chưa đủ khả năng trình độ, kinh nghiệm đánh giá đúng tính hiệu quả và mức độ rủi ro của dự án vay vốn, nên đã không ngăn ngừa rủi ro của món vay trước khi xét duyệt cho vay. Cá biệt còn có cán bộ ngân hàng còn nể nang trong khi giải quyết công việc, dẫn đến việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ chưa đúng với quy chế, nợ quá hạn tồn đọng lâu ngày không thu được . • Việc kiểm tra kiểm soát các khoản vay của khách hàng chủ yếu giao cho cán bộ tín dụng trực tiếp theo dõi kiểm tra, đôn đốc thu hồi nợ. Việc kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay thiếu sâu sát, hời hợt, không thường xuyên phân tích nợ để tìm nguyên nhân và biện pháp hữu hiệu. • Vai trò chủ động kiểm tra, kiểm soát, tự phát hiện của một số cán bộ tín dụng chưa thường xuyên, chưa sâu sát và chưa khoa học kể cả nội dung và phương pháp kiểm tra cũng như các biện pháp xử lý. • Một số cán bộ kiểm tra kiểm soát còn thiếu phương pháp và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác kiểm tra, hiệu quả công tác kiểm tra còn hạn chế. • Quá trình phân tích nợ, kiểm tra, đối chiếu nợ công khai chưa được thực hiện thường xuyên và liên tục. • Thực hiện phân loại khách hàng chưa thường xuyên, chưa nghiêm túc nên một số khách hàng chây ỳ trong thanh toán nợ vay khi đến hạn là một nhân tố làm gia tăng nợ quá hạn. Ngoài những nguyên nhân trên, chất lượng hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam còn chịu ảnh hưởng của những nguyên nhân khác: phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên (thiên tai bão lụt, dịch bệnh, mất mùa, hoả hoạn), các tệ nạn xã hội như cờ bạc, hụi họ, nạn số đề là những vấn đề đạo đức đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng Ngân hàng. Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam 3.1. Định hướng hoạt động của NHNo&PTNT Hà nam năm 2010 Năm 2010 là năm cần nhiều nỗ lực phấn đấu để đẩy nhanh tiến trỡnh hội nhập kinh tế quốc tế. Vỡ vậy mục tiờu tổng quát năm 2010 của Chi nhánh là: Bám sát mục tiêu của toàn ngành thực hiện thật tốt những nội dung cơ bản của chỉ tiêu đề án phát triển kinh doanh giai đoạn 2006-2010, tiếp tục duy trỡ tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh, tập trung đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư đổi mới công nghệ Ngân hàng phù hợp với hiện đại hoá, tiếp tục quá trình hội nhập kinh tế. Nâng cao năng lực tài chính và phát triển thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với văn hoá Doanh nghiệp. Với các chỉ tiêu cụ thể cho năm 2010 như sau: * Nguồn vốn: phấn đấu tăng thêm 16-18% so với năm 2009. Trong đó, tiền gửi tổ chức tín dụng không quá mức 15%, tỷ trọng nguồn vốn dân cư không thấp hơn năm 2009. Thu dịch vụ tăng thêm 25%. * Dư nợ tại Địa phương tăng 15-20% trong đó: • Dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm 44% tổng dư nợ. • Chờnh lệch lói suất: 0,4%. • Nợ xấu (từ nhóm III đến nhóm IV) dưới 1%. * Lợi nhuận tăng thêm 10-15% so với năm 2009. * Thu dịch vụ tăng thêm 25% so với năm 2009. * Phân loại nợ và trích lập rủi ro theo đúng quy định. * Thu nhập người lao động hơn năm 2009 . * Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. * Làm tròn nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. * Đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản. * Đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. * ổn định tổ chức cán bộ; sắp xếp và bố trí lao động cho đi đào tạo học tập nghiệp vụ để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong cơ quan nhất là cán bộ tín dụng, cán bộ kế toán ngân quỹ. Mở rộng cơ sở vật chất, áp dụng công nghệ thông tin, phát triển củng cố mạng lưới phát triển dịch vụ. * Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, vận dụng linh hoạt cơ chế lãi xuất huy động cho phù hợp, phát huy các nguồn vốn uỷ thác đầu tư. * Nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý thu hồi nợ tồn đọng, thường xuyên kiểm tra phân tích nợ, thực hiện tốt phân loại khách hàng. Đi sâu đánh giá chất lượng tín dụng năm 2010 đề ra các biện pháp đầu tư tín dụng có hiệu quả. * Tranh thủ sự ủng hộ của cấp uỷ và chính quyền địa phương để có biện pháp kết hợp chặt chẽ hơn nữa với các tổ chức chính trị xã hội thực hiện chuyển tải vốn nhanh an toàn. 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam Từ thực tế chất lượng hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam trong những năm qua cho thấy nâng cao chất lượng tín dụng là đảm bảo cho hoạt động tín dụng tăng trưởng vững chắc và an toàn không những ổn định nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên và đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và của NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam nói riêng. Để thực hiện tốt những mục tiêu trên Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam cần có một số giải pháp sau: 3.2.1. Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động tín dụng hợp lý. Phải tuân thủ định hướng mục tiêu đã đề ra và các văn bản chỉ đạo của Tổng giám đốc trong từng thời kỳ. Phải coi trọng chất lượng tín dụng và hạn chế nợ xấu. Phải thường xuyên đánh giá phân loại theo đúng quy định số 165/QĐ-HĐQT ngày 6/6/2005 của Chủ tịch HĐQT. Chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của Thống đốc NHNN Việt Nam và Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam về việc nâng cao chất lượng tín dụng. 3.2.2. Xây dựng chiến lược khách hàng lâu dài. Tập trung đầu tư các dự án có hiệu quả, trong đó coi trọng các dự án, phương án cho vay hộ sản xuất, khách hàng nông nghiệp nông thôn, chủ trang trại, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp tư nhân; cho vay tiêu dùng cụ thể: Có giải pháp tiếp cận chủ động tìm kiếm thông tin của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh mở rộng cho vay thành phần kinh tế này. Để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, sử dụng có hiệu quả vốn tín dụng đảm bảo an toàn trong kinh doanh NHNo&PTNT cần nghiêm túc, thường xuyên phân loại khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng để chọn lựa cho mình khách hàng tốt, trên cơ sở nâng cao chất lượng đánh giá khách hàng, đồng thời phân tích đánh giá thị trường kinh doanh về nguồn vốn, cho vay để từng bước mở rộng và chiếm lĩnh thị trường. Chất lượng nghiệp vụ đánh giá khách hàng thể hiện ở khả năng phân tích nhận định trước, trong và sau khi cho vay, nó có quan hệ nhân quả với chất lượng tín dụng để đánh giá tình hình khách hàng càng chính xác, hiệu quả hoạt động tín dụng càng cao bởi thông qua đánh giá Ngân hàng sẽ định lượng được mức độ rủi ro trong quá trình cho vay để có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế tới mức tối đa bị thất thoát. Việc đánh giá tình hình khách hàng là phải chuẩn đoán được khả năng trả nợ thông qua phân tích những nguyên nhân dẫn tới rủi ro (cả về rủi ro tài chính và rủi ro phi tài chính). Phải nắm được các thông tin về tính đều đặn của khoản vay, tình hình trả nợ, có những tổ chức tín dụng nào đã cung cấp tín dụng (Ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng chính sách xã hội...) có nợ xấu không, mức độ nợ xấu... Mặt khác thông qua nghiệp vụ đánh giá khách hàng để tiến tới thiết lập mối quan hệ tốt và lâu dài với khách hàng, giúp cho ngân hàng có điều kiện nắm vững các thông tin có liên quan tới khách hàng, có đối sách thích hợp để đáp ứng trong sự cạnh tranh trên cơ sở không ngừng nâng cao chất lượng khách hàng. Quan trọng hơn nữa phân loại khách hàng phân công hợp lý cán bộ tín dụng phù hợp với từng loại hình kinh tế, từng địa phương đảm bảo cho việc mở rộng tín dụng đồng thời phải chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng. Chủ động khai thác thông tin về khách hàng nhất là khách hàng có dư nợ lớn và khách hàng có dự án đầu tư ngoài địa bàn tỉnh Hà Nam trên các phương tiện thông tin và trên mạng để có biện pháp ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra khi cho vay. Củng cố duy trì ban đôn đốc thu hồi nợ quá hạn và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức pháp luật cho các thành viên trong ban đôn đốc thu hồi nợ để nâng cao chất lượng hoạt động của các thành viên trong ban này. Có biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp để nâng cao được chất lượng công tác kiểm tra nội bộ đồng thời cũng trú trọng kiểm tra bất thường đối với đội ngũ cán bộ tín dụng tránh những nguyên nhân làm giảm chất lượng tín dụng từ phía cán bộ ngân hàng. Nâng cao chất lượng, khả năng phân tích tài chính, thẩm định dự án, đảm bảo các dự án phải có đủ vốn tự có, tài sản đảm bảo tiền vay theo định. 3.2.3. Tăng trưởng dư nợ phải gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường công tác kiểm tra chuyên đề tín dụng, bảo đảm an toàn vốn, kiểm soát mức tăng trưởng trong phạm vi kế hoạch và mức tăng trưởng nguồn vốn. tiếp tục mở rộng đầu tư vốn lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn dưới hình thức cho vay trực tiếp đến hộ thông qua tổ vay vốn theo quyết định 67 của Thủ tướng Chính phủ và chỉ thị 13 của UBND tỉnh, Nghị quyết 03 của Tỉnh uỷ và kế hoạch 365 của UBND tỉnh về thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển ngành nghề dịch vụ ở nông thôn, đồng thời tập chung cho vay các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, đặc biệt coi trọng đầu tư đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mở rộng tín dụng phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng, củng cố chất lượng tín dụng đã đầu tư. 3.2.4. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ tín dụng, từng bước nâng trình độ cho cán bộ tín dụng nhằm đáp ứng mọi yêu cầu trong hoạt động kinh doanh. Tăng cường công tác giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp và quản lý tốt cán bộ tín dụng, hạn chế các rủi ro, tiêu cực xảy ra, cụ thể đối với đội ngũ cán bộ tín dụng. * Cán bộ tín dụng luôn được xác định là người chiến sĩ ở tiền tuyến, là đội quân mũi nhọn, giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động ngân hàng vì vậy sự thành bại của hoạt động ngân hàng là dựa vào hoạt động của đội ngũ tín dụng. * Xác định được vai trò quan trọng của người cán bộ tín dụng ngành Ngân hàng nông nghiệp nói chung và NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam nói riêng phải xây dựng một đội ngũ cán bộ tín dụng đủ về số lượng mạnh về chất lượng thì mới thực hiện tốt được hoạt động tín dụng trên địa bàn nông thôn Về số lượng phải đảm bảo đủ cơ số theo qui định của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam số lượng cán bộ tín dụng phải chiếm từ 50% tổng số cán bộ trở lên. Hiện nay số lượng cán bộ tín dụng tại NHNo&PTNT mới chỉ đạt 33% tổng biên chế. Do vậy, NHNo&PTNT cần phải sắp xếp lại mô hình tổ chức như giảm bớt số cán bộ làm gián tiếp ở các bộ phận Hành chính, tổ chức... để tăng cường đội ngũ cán bộ tín dụng. * Trước hết NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam phải thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng cán bộ về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, tâm huyết với nghề nghiệp, thực hiện công việc với tinh thần và trách nhiệm cao với phương châm “ khách hàng luôn luôn đúng”. * Bố trí sắp xếp cán bộ tín dụng có trình độ đại học, có năng lực, có trình độ chuyên môn, am hiểu vấn đề khoa học, kỹ thuật của một số ngành nghề địa phương, xã hội, để thẩm định, phân tích, đánh giá... các dự án được chính xác hơn, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Mặt khác cán bộ tín dụng cần phải am hiểu tình hình chính trị - xã hội địa phương, kỹ năng giao tiếp để phổ biến, hướng dẫn, bổ sung thêm kiến thức, kinh nghiệm cho các hộ nông dân trong quá trình sản xuất kinh doanh.Và điều nữa không kém phần quan trọng là cán bộ tín dụng không những phải có tâm huyết với nghề tín dụng mà còn đồng thời phải là những cán bộ tiếp thị chủ chốt của Ngành để giúp cho việc tăng trưởng và nâng cao chất lượng tín dụng . * Phải chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại để không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ tín dụng để có khả năng thẩm định các dự án lớn, phức tạp một cách hiệu quả và thích ứng kịp thời với xu thế phát triển của thời đại. * Có chính sách sử dụng cán bộ hợp lý, từng bước tiêu chuẩn hoá cán bộ Ngân hàng, trước hết là cán bộ tín dụng trên cơ sở các kỹ năng như sau: Một là: Kỹ năng tổng hợp: Đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có những kiến thức nhất định về Marketing ngân hàng để thu hút khách hàng, nắm vững nghiệp vụ tín dụng để cho vay được nhiều với chất lượng tốt. Hai là: Kỹ năng tìm hiểu điều tra: Yêu cầu cán bộ tín dụng phải biết cách thu thập và khai thác thông tin có ích cho ngân hàng từ phía khách hàng và các nguồn thông tin khác để phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của mình. Ba là: Kỹ năng phân tích: Kỹ năng này yêu cầu cán bộ tín dụng phải biết nhận định đánh giá tình hình có cơ sở khoa học, từ đó rút ra kinh nghiệm, tìm biện pháp tốt hơn để không ngừng củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Bốn là: Kỹ năng hành chính,văn thư: Cán bộ tín dụng phải có khả năng phân tích được điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng, chỉ ra những rủi ro, nguy hiểm có thể gặp phải khi giao dịch một cách đầy đủ, chính xác, có tính thuyết phục dưới hình thức văn bản để trình cấp trên xin ý kiến chỉ đạo trong quá trình thực hiện. Năm là: Khả năng đàm phán với khách hàng: Đòi hỏi cán bộ tín dụng phải biết cách thương lượng với khách hàng về các vấn đề có liên quan tới việc tuân thủ các điều khoản đã qui định trong chế độ thể lệ cho vay được tiến hành trong điều kiện tốt nhất. Sáu là: Hiểu biết pháp luật: Hoạt động ngân hàng liên quan mật thiết với hệ thống pháp luật cán bộ tín dụng phải có một kiến thức nhất định và phải thường xuyên tìm hiểu các văn bản dưới luật để phục vụ cho hoạt động cho vay và sẵn sàng xử lý những tình huống pháp luật trong đôn đốc thu hồi nợ. 3.2.5. Thường xuyên kiểm tra phân tích nợ xấu; thực hiện phân loại khách hàng, kiên quyết xử lý những khoản nợ còn tồn đọng. Đối với các khoản nợ xấu, nợ được xử lý rủi ro cần được phân tích đánh giá làm rõ trách nhiệm của cán bộ có liên quan. Tổ chức thu hồi nợ đã xử lý rủi ro, có cơ chế tiền lương phù hợp và giao chỉ tiêu thu hồi nợ nợ xấu cho cán bộ tín dụng. Không để xảy ra nợ xấu do nguyên nhân chủ quan. 3.2.6. Nâng cao chất lượng công nghệ thông tin: cần trang bị thêm các thiết bị tin học hiện đại, tuyển chọn cán bộ có trình độ cao về tin học, triển khai thực hiện giao dịch chương trình IPCAS toàn chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam, nhằm khai thác và phát huy hết khả năng của công nghệ thông tin để phục vụ tốt hơn nữa hoạt động kinh doanh. 3.2.7. Nâng cao chất lượng công tác thông tin báo cáo, tổ chức tốt việc nắm thông tin diễn biến thị trường; nền kinh tế; những điều chỉnh trong cơ chế chính sách chính phủ, của các bộ, ngành có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng, để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. 3.2.8. Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương từ xã đến huyện, tỉnh và các tổ chức đoàn thể vì: Các cấp chính quyền địa phương có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động đầu tư tín dụng đối với hộ sản xuất. Từ khi xác định dự án phát triển kinh tế - xã hội đến xét duyệt cho vay, đôn đốc trả nợ và xử lý các trường hợp vi phạm chế tài tín dụng đều có liên quan đến chính quyền địa phương. 3.2.9. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá về hoạt động của ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng; Thực hiện phong cách giao dịch văn minh lịch sự nhằm thu hút nhiều khách hàng đến quan hệ với NHNo&PTNT trên các lĩnh vực tiền tệ, thanh toán, tín dụng... 3.2.10. Thực hiện phương án khoán tài chính đến từng bộ phận, thực hiện giao khoán chỉ tiêu đến từng đơn vị, từng cán bộ và gắn với phương pháp phân phối quỹ tiền lương theo quy định của NHNo&PTNT Việt nam. Những giải pháp trên không những tạo điều kiện cho khách hàng có điều kiện sử dụng đồng vốn vay có hiệu quả, trả nợ vay ngân hàng sòng phẳng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, mà còn giúp họ nâng cao đời sống và làm tốt vai trò của mình đối với nhà nước (nghĩa vụ với ngân sách). 3.3. Kiến nghị Việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ở chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nam không những có ý nghĩa với sự nghiệp kinh doanh của bản thân ngân hàng mà còn tạo ra một động lực mới cho sự phát triển nông nghiệp và nông thôn, giúp cho các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Nam phát triển thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tỉnh Hà Nam nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Đây cũng chính là vấn đề đòi hỏi cần được sự quan tâm của nhiều ngành nhiều cấp từ trung ương đến địa phương, sự hỗ trợ từ nhiều lĩnh vực của hoạt động kinh tế xã hội ở nông nghiệp nông thôn. Qua thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nam, để nâng cao hiệu quả của hoạt động trên, em xin nêu một số kiến nghị sau: 3.3.1. Đối với chính phủ • Đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại dịch vụ, công nghiệp nông thôn ở các thị trấn thị tứ, các tụ điểm dân cư, có chính sách khuyến khích các vùng có tiềm năng để phát triển kinh tế hàng hoá. • Có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư vốn phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cho các vùng nông thôn ,ưu tiên doanh nghiệp vừa và nhỏ. • Có chính sách ưu đãi về thuế, giá đất để khuyến khích đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến nhất là chế biến nông sản có giá trị xuất khẩu cao. • Tăng ngân sách nhà nước cho đầu tư cơ sở hạ tầng và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông thôn đảm bảo cho người dân sử dụng vốn có hiệu quả nhất. • Đầu tư thoả đáng cho công tác nghiên cứu thị trường, dự báo thị trường nông lâm thuỷ sản trong và ngoài nước. • Tạo điều kiện cho cho sản phẩm nông nghiệp có cơ hội lựa chọn thị trường tiêu thụ, hạn chế rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm do chênh lệch hoặc giảm giá sản phẩm nông nghiệp. • Mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá của các ngành nghề, làng nghề truyền thống. • Nhà nước có chính sách bảo hiểm nông nghiệp giúp đỡ nông dân gặp khó khăn hoặc rủi ro trong sản xuất, hướng dẫn khuyến khích, hỗ trợ cho nông dân lập quỹ bảo hiểm nông nghiệp dưới nhiều hình thức. • Đồng thời thúc đẩy mở rộng nghiệp vụ bảo hiểm nông nghiệp của các tổ chức bảo hiểm trong và ngoài nước. 3.3.2. Đối với địa phương tỉnh Hà Nam • Cần sớm có chính sách quy hoạch đầu tư cụm CN, phát triển làng nghề. • Hỗ trợ ngân sách cho các trang trại, các hộ bị thiệt hại trong những đợt dịch. • Có văn bản chỉ đạo sở tài nguyên và môi trường đẩy mạnh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh của mình và tạo điều kiện cho các hộ vay vốn phát triển kinh tế. 3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước • Điều 22, Quyết định 127 /2005/QĐ-NHNN của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định cơ cấu lại thời hạn trả nợ những khoản vay phải cơ cấu lại kỳ hạn nợ đều phân vào nhóm 2 đến nhóm 5 như vậy sẽ phải trích lập dự phòng rủi ro, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại nhất là NHNo&PTNT vì vậy em kiến nghị không nên quy định tỷ lệ trích dự phòng rủi ro các nhóm của những khoản nợ đã được cơ cấu lại giống tỷ lệ trích rủi ro của nhóm nợ đã quá hạn phải chuyển sang tài khoản nợ xấu. • Đề nghị ngân hàng nhà nước thường xuyên cung cấp cho các ngân hàng thương mại những thông tin tín dụng từ trung tâm CIC của ngân hàng nhà nước để cho các ngân hàng thương mại có được thông tin nhanh, chính xác và kịp thời để biết và xử lý đối với khách hàng. 3.3.4. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam • Tập trung các văn bản đã chỉnh sửa, bổ xung để ban hành văn bản thống nhất về quy trình cho vay đối với khách hàng và văn bản bảo đảm tiền vay trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam tạo điều kiện cho các chi nhánh khi thực hiện. • Cần tích cực đào tạo bồi dưỡng kiến thức pháp lý và nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ ngân hàng nhất là đội ngũ cán bộ tín dụng. Thường xuyên mở các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ nhất là nghiệp vụ thẩm định dự án lớn. • Cần có chương trình phần mềm cho kiểm tra kiểm soát quản lý chất lượng tín dụng, đồng thời mở lớp đào tạo trình độ tin học cho cán bộ tín dụng trong việc sử dụng thành thạo chương trình này. 3.3.5. Kiến nghị với NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam - Tổ chức cán bộ tín dụng tập huấn thường xuyên các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, của các bộ, của ngân hàng cấp trên có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng và tổ chức kiểm tra để đánh giá kết quả hộc tập, đánh giá trình độ của cán bộ tín dụng. - Xây dựng phương án khoán đối với từng bộ phận, từng cán bộ tín dụng theo công văn 490 của NHNo&PTNT Việt nam và cuối quý, cuối năm có quyết toán theo các chỉ đã được giao và gắn việc phân phối quỹ thu nhập với kết quả thực hiện các chỉ tiêu. Kết luận Việc nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nam là vấn đề phức tạp, có phạm vi rộng, chất lượng tín dụng còn là vấn đề sống còn của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam từ Hội sở chính đến cấp ngân hàng trong toàn quốc. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, trong khuôn khổ giới hạn, phạm vi của chuyên đề và trình độ của bản thân, qua thời gian học tập tại trường và quá trình thực tập tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam, em đã hoàn thành chuyên đề “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ở chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nam” với các nội dung: 1. Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam, từ đó rút ra những mặt được cũng như những hạn chế cần nghiên cứu để không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. 2. Phân tích những nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến hạn chế việc chất lượng tín dụng, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà nam. 3. Đề xuất những giải pháp về xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh; xây dựng chiến lược khách hàng; mở rộng và tăng trưởng dư nợ trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng; tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát, tiến hành phân tích khách hàng; áp dụng công nghệ thông tin; nâng cao chất lượng của công tác thông tin báo cáo nhằm nắm bắt kịp thời những diễn biến của nền kinh tế; tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ và tranh thủ sự ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, và áp dụng phương án khoán tài chính đến từng bộ phận và từng cán bộ tín dụng. 4. Kiến nghị với chính quyền địa phương, các cấp Ngân hàng. Nhằm không ngừng mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với nền các thành phần kinh tế, đối với định hướng phát triển kinh tế địa phương, làm cho hoạt động tín dụng trở thành công cụ đắc lực trong việc thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước, phát triển đời sống kinh tế, xã hội nông thôn. Để phát triển nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng một xã hội giàu đẹp, công bằng và văn minh, chúng ta phải thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp về hoạt động tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Được sự quan tâm và hướng dẫn tận tình của các thầy, cô giáo trong khoa Ngân hàng của trường, cũng như của Ban lãnh đạo, của cán bộ NHNo&PTNT Tỉnh Hà Nam và gia đình; đặc biệt là PGS.TS Lê Đức Lữ đã hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này. Tuy nhiên với sự hiểu biết của em còn nhiều hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm, không thể tránh những thiếu sót, em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo trong khoa Ngân hàng và ban lãnh đạo NHNo&PTNT Hà Nam để chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn! Danh mục tài liệu tham khảo 1. PGS.TS. Nguyễn Hữu Tài - Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB đhktqd hà Nội - Năm 2007. 2. PGS.TS.Phan Thị Thu Hà - Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB ĐHKTQD Năm 2007. 3. GS.TS. Lê Văn Tư - Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. 4. Ngân hàng thương mại - Edward W.Reed và Edward K.Gill. 5. Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam các năm 2007-2009 6. Báo cáo tài chính của NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam các năm 2007-2009 7. Tạp chí Ngân hàng qua các năm. 8. Các văn bản pháp quy có liên quan. 9. Cẩm nang tín dụng (NHNo&PTNT Việt Nam) năm 2008. 10. Sổ tay tín dụng (NHNo&PTNT Việt nam) tháng 7/2009.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam.doc