Đường lối phát triển đến năm 2010 và tầm nhỡn đến năm 2020, Đảng và Nhà nước
coi việc phát triển dạy nghề có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực
của đất nước. Triển khai cụ thể đường lối chủ trương của Đảng, dạy nghề giữ vai trũ chủ
đạo trong việc đáp ứng lực lượng lao động kỹ thuật có chất lượng cho sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và phổ cập nghề cho lao động. Dạy nghề gắn với việc làm, giải
quyết tỡnh trạng thất nghiệp, góp phần đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, đặc
biệt là từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, rút ngắn khoảng cách giữa
nông thôn và thành thị, giải quyết việc làm tại chỗ và nâng quỹ thời gian sử dụng lao động
trong nông thôn.
107 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2711 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển lao động kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện thị, xã, các tầng lớp nhân dân
phải có sự quan tâm đặc biệt đối với sự phát triển của hệ thống đào tạo LĐKT để không
ngừng mở rộng qui mô và nâng cao chất lượng LĐKT.
Thứ hai, phát triển LĐKT phải đáp ứng được quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
cơ cấu lao động, đáp ứng sự phát triển của công nghiệp, dịch vụ và phát triển nông nghiệp
theo chiều sâu.
Thứ ba, Phát triển LĐKT phải gắn với việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của
tỉnh, với qui hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của địa phương và phải lồng ghép
với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chương trình việc làm, đảm bảo đào tạo
đội ngũ LĐKT phù hợp, khắc phục tình trạng mất cân đối các loại lao động, đảm bảo yêu
cầu tìm được việc làm của người lao động, đào tạo gắn với hiệu quả sử dụng.
Thứ tư, Phát triển LĐKT phải tính đến đặc điểm phát triển các ngành nghề, bên
cạnh LĐKT đáp ứng cho các ngành nghề mới công nghệ hiện đại, cần chú trọng qui mô
và chất lượng các ngành nghề truyền thống, nghề thủ công là ngành có mức đầu tư thấp
giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động phù hợp với một tỉnh nông nghiệp và
miền núi, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động.
3.1.2. Định hướng phát triển lao động kỹ thuật
Quán triệt các quan điểm nêu trên, phát triển đội ngũ LĐKT tại tỉnh Thanh Hoá cần
thực hiện theo phương hướng sau:
- Để người lao động đáp ứng được qui mô và trình độ phát triển kinh tế ở trình độ
khoa học- công nghệ hiện tại cũng như tương lai, cần ổn định và phát triển hệ thống đào
tạo LĐKT theo ba trình độ đào tạo là sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề như đã
qui định tại Nghị định số 139/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động về dạy nghề. Đây
là định hướng cơ bản trong xây dựng và phát triển đội ngũ LĐKT ở tỉnh, là căn cứ quan
trọng để áp dụng đổi mới đào tạo LĐKT nhằm đáp ứng nhân lực cho các ngành kinh tế
của tỉnh. Các trình độ đào tạo nghề vừa có thể liên thông với nhau, vừa có thể liên thông
với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm tạo cho người học sử
dụng kết quả đã tích luỹ trong quá trình học tập để chuyển sang trình độ khác trong hệ
thống giáo dục quốc dân Việt Nam.
- Đào tạo LĐKT (dạy nghề) ở tỉnh cần chuyển đổi theo hướng cung sang hướng cầu
của thị trường sức lao động và yêu cầu đa dạng của xã hội, gắn dạy nghề với chiến lược
phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh và gắn với tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao
động. Đổi mới và nâng cao chất lượng dạy nghề theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá một
cách toàn diện đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, đánh giá
kết quả học tập, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
nghề….Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm các nước tiên tiến, tạo bước đột phá về chất lượng
dạy nghề, coi đây là nhân tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực để tăng tính hiệu quả
trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của nền kinh tế, thành bại trong cạnh tranh và
hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới.
- Tăng cường đào tạo LĐKT cả về số lượng và chất lượng, có khả năng hành nghề
đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động tại Thanh Hoá và cho xuất khẩu lao động, đảm bảo
cân đối với các trình độ và các ngành nghề, góp phần thực hiện mục tiêu CNH, HĐH và hội
nhập kinh tế quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam trong khu vực
nói riêng và quốc tế nói chung.
- Bảo đảm cơ cấu đào tạo kỹ thuật thực hành một cách hợp lý với tốc độ và trình độ
đổi mới công nghệ trong sản xuất kinh doanh, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu kinh tế. Vừa
phải đào tạo nhanh và đào tạo lại đội ngũ lao động bán lành nghề, lành nghề để cung cấp
cho các khu công nghiệp, các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc
làm, tăng thu nhập vừa chú trọng đào tạo đội ngũ LĐKT trình độ cao (CĐ nghề) để cung
ứng cho các ngành kinh tế mũi nhọn đảm báo xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ
nông nghiệp công nghiệp, dịch vụ sang cơ cầu kinh tế công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp.
- Đẩy mạnh xã hội hoá đào tạo nghề trên địa bàn, huy động mọi nguồn lực cho việc
phát triển và nâng cao năng lực các cơ sở DN như: từ các chương trình mục tiêu, từ ngân
sách địa phương, đầu tư nước ngoài, …Tạo cơ chế, chính sách để các thành phần kinh tế
mạnh dạn bỏ vốn đầu tư đào tạo nghề, nâng cao năng lực DN của tỉnh. Đa dạng hoá các lại
hình trường lớp, cơ sở DN, phương thức đào tạo.
- Đổi mới công tác quản lý nhà nước về đào tạo LĐKT, hình thành hệ thống quản lý
thống nhất từ tỉnh đến huyện thị, xã phường.
- Tăng cường hợp tác, liên doanh liên kết về đào tạo LĐKT, bao gồm liên kết với
các cơ sở tiên tiến, trọng điểm trung ương và các đối tác nước ngoài để đào tạo các ngành
mới, ngành mũi nhọn, ngành có nhu cầu nhân lực lớn tạo ra bước đột phá trong công tác
đào tạo LĐKT của tỉnh.
3.2. Dự báo phát triển lao động kỹ thuật đến năm 2015
3.2.1. Phương pháp và mô hình dự báo
3.2.1.1. Phương pháp dự báo
Nhu cầu về lao động qua đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như qui mô,
tốc độ, cơ cấu nền kinh tế, hình thức tổ chức sản xuất, kỹ năng và trình độ quản lý, mức
độ áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ…Việc dự báo phải dựa vào rất nhiều loại thông
tin và từ đó chọn phương pháp dự báo phù hợp.
Tại Thanh Hóa và cũng tương tự các địa phương khác, cho đến nay thông tin về
thay đổi và áp dụng công nghệ mới, thông tin về cân bằng nhu cầu lao động qua đào tạo,
lao động qua đào tạo nghề chưa đầy đủ. Vì vậy, trong điều kiện hiện có về số liệu thông kê
dân số, lao động việc làm qua các cuộc điều tra lao động - việc làm thời điểm 1/7 hàng
năm, từ năm 2001 đến năm 2007 của Tổng cục thống kê, chiến lược tăng GDP của tỉnh
đến năm 2010, phương pháp khả thi hơn cả là dự vào hệ số co giãn GDP. Hệ số co giãn chỉ
ra rằng nếu thay đổi 1% GDP thì cần thiết phải thay đổi bao nhiêu % về số lượng LĐKT.
Khi sử dụng phương pháp dựa vào hệ số co giãn GDP cần giả định phát triển LĐKT
có quan hệ tuyến tính với thay đổi GDP và không phụ thuộc vào các yếu tố khác. Vì vậy
cần dựa vào phương pháp chuyên gia, ngoại suy và tham khảo kinh nghiệm khi có tác
động của các nhân tố khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự tiến bộ trong
quản lý….
3.2.1.2.Mô hình dự báo
Công thức tổng quát dự báo theo phương pháp này như sau:
(1)
Trong đó:
L(t) : LĐKT năm t;
L : LĐKT năm gốc
re : Tỷ lệ tăng LĐKT bình quân;
ro : Tỉ lệ tăng trưởng giá trị sản lượng;
t : Độ dài của thời kỳ dự báo;
n=re/ro: Hệ số co giãn về LĐKT. Hệ số này chỉ ra rằng1% thay đổi sản lượng thì
cần thiết phải thay đổi bao nhiêu % về LĐKT sử dụng.
3.2.2. Vận dụng dự báo lao động kỹ thuật tại Thanh Hoá
3.2.2.1. Dự báo lực lượng lao động
Căn cứ số liệu điều tra lao động - việc làm thời điểm 1/7 hàng năm, tốc độ tăng
LLLĐ bình quân thời kỳ 2001-2007 tại Thanh Hoá được tính như sau:
L(t)= L*(1+re)t = L* (1+n*ro)t
L,2007 = L,2003(1+rl2003-2007)4
rl,2003-2007 = 4
2003,
2007,
L
L
-1 (2)
Trong đó:
L2007: LLLĐ năm 2007
L2003: LLLĐ năm 2007
rl,2003-2007: Tốc độ tăng LLLĐ bình quân 2003-2007
Thay số liệu vào công thức (2) ta có:
rl,2003-2007= = 4
1.806.900
1.994.200
- 1 = 0,025
giả sử rằng tốc độ tăng LLLĐ những năm sau rl= 2,50% thì công thức dự báo cho những
năm sau là:
L(t)= L,2007*(1+ 0.0250)n
Trong đó n là khoảng cách từ năm gốc đến năm dự báo(năm t)
Kết quả tính được như sau: ( bảng3.1)
Như vậy, LLLĐ Thanh Hoá trong những năm tới tiếp tục tăng, tốc độ tăng bình
quân 2,50%/năm (cả nước 2,4%) và chiếm 55,73% dân số vào năm 2010, bình quân hàng
năm bổ sung mới vào LLLĐ của tỉnh khoảng 60.000 người, đây là nguồn cung nhân lực
lớn cần đào tạo và giải quyết việc làm.
Bảng 3.1: Dự báo LLLĐ Thanh Hoá đến năm 2015
Chỉ tiêu thực hiện
Năm 2003 2004 2005 2006 2007
LLLĐ (người) 1.806.900 1.850.900 1.902.000 1.953.200 1.994.200
Chỉ tiêu dự báo
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
LLLĐ (người) 2.044.055 2.095.156 2.147.535 2.201.223 2.256.254
Chỉ tiêu dự báo
Năm 2013 2014 2015
LLLĐ (người) 2.256.254 2.312.660 2.429.739
Nguồn: Niên giám thống kê Thanh Hóa năm 2007, dự báo2008-2015.
3.2.2.2. Dự báo GDP
Mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XVI đề ra tốc độ
tăng GDP bình quân giai đoạn 2006-20010 là 12.5% trong đó tốc độ tăng trưởng bình
quân ngành nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp, thuỷ sản) 6,15 %, công nghiệp -xây
dựng 16,5%, dịch vụ 12,5%.
Sử dụng công thức dự báo tương tự như dự báo LLLĐ khi biết tốc độ tăng bình
quân của các ngành để dự báo GDP của từng nhóm ngành. Kết quả dự báo tính được như
sau (Bảng 3.2)
Ta thấy tốc độ tăng trưởng GDP theo ngành đến năm 2010 như Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XVI nêu thì tốc độ tăng GDP chung giai đoạn 2006-2010
là 12.5% (Nghị quyết nêu 12-13%).
Bảng 3.2: Dự báo GDP theo ngành (giá cố định năm 1994)
Đơn vị: Triệu đồng
GDP Nông nghiệp
Công nghiệp-
xây dựng
Dịch vụ
chỉ tiêu thực hiện
2003 9.998.100 3.387.400 3.452.400 3.158.300
2004 10.977.000 3.576.100 3.975.900 3.425.000
2005 11.910.000 3.633.000 4.538.000 3.739.000
2006 13.125.400 3.843.300 4.989.400 4.292.700
2007 14.499.600 3.834.400 5.837.600 4.827.600
chỉ tiêu dự báo
2008 16.302.069 4.070.215 6.800.804 5.431.050
2009 18.353.400 4.320.533 7.922.936 6.109.931
2010 20.690.139 4.586.246 9.230.221 6.873.672
2011 23.354.388 4.868.300 10.753.207 7.732.881
2012 26.394.678 5.167.701 12.527.486 8.699.491
2013 29.866.965 5.485.515 14.594.522 9.786.928
2014 33.835.786 5.822.874 17.002.618 11.010.294
2015 38.375.611 6.180.980 19.808.050 12.386.581
Nguồn: Niên giám thống kê Thanh Hoá năm 2007 và Dự báo năm 2008-2015.
3.2.2.3. Dự báo lao động kỹ thuật theo co giãn GDP
Bước 1: Từ số liệu về LĐKT tại Thanh Hoá, áp dụng công thức (2) tính được tốc độ
tăng LĐKT bình quân giai đoạn 2003-2007 là:
re,2003-2007= 4
386.258
782.418
- 1= 0,1301
Như vậy tốc độ tăng LĐKT bình quân giai đoạn 2003-2007 là 13,01%.
Bước 2: Bằng cách tương tự và số liệu đã tính ở bảng, ta tính được tỉ lệ tăng sản
lượng của kinh tế tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2003-2007 là:
ro,2003-2007= 4
9.998.100
14.499.600
- 1= 0.097
Vậy tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2003-2007 là 9,7%
Bước 3: Từ tốc độ tăng LĐKT bình quân và tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn
2003-2007 tính được, ta xác định hệ số co giãn về LĐKT n= re/ro
n= 323,1
097.0
1301.0
20072003,
20072003,
ro
re
Hệ số co giãn về LĐKT chỉ ra rằng LĐKT sẽ tăng 1,323% khi GDP tăng 1 %.
Bước 4: Tỷ lệ tăng LĐKT thời kỳ 2006-2010 được tính bằng cách nhân hệ số co
giãn vừa tính được (n= 1,355) với tỉ lệ tăng sản lượng dự báo trong thời kỳ 2006-2010, tỷ
lệ tăng sản lượng dự báo giai đoạn 2007-2010 là 12,5 %
re,2006-2010= ro 2006-2010*n=0,125*1,323 = 0,1653
Bước 5: Sử dụng công thức (1) để xác định nhu cầu LĐKT giai đoạn 2006-2010:
E,2010 = E,2007*(1+re,2007-2010)3
E,2010 = 418.782 *(1+0.1693)3
E,2010 = 662.616 lao động
Ta có nhu cầu LĐKT các trình độ (sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề) cần
thiết đáp ứng cho tốc độ phát triển GDP bình quân tỉnh Thanh Hoá đạt 12,5% giai đoạn
2006-2010, vào khoảng 662.676 người vào năm 2010, trung bình mỗi năm tăng 80.000
người.
Bảng 3.3: Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo và LĐKT tỉnh Thanh Hoá
đến năm 2010
Chỉ tiêu 2003 2007 2010
Dân số trong độ tuổi lao
động
2.132989 2.360.387 2.498.320
1. Số lao động đang làm
việc
1.736.792 1.899.475 2.083.109
2.Số lao động qua đào tạo
- Tỷ lệ so với LLLĐ(%)
417.393
23,10
618.202
31,0
898.887
41,85
3.LĐKT
- Tỷ lệ so với LLLĐ(%)
253.386
14,30
418.782
21,00
662.676
31,0
Nguồn: Niên giám thống kê Thanh Hoá năm 2007 và Dự báo năm 2010.
Theo tính toán trên vào năm 2010, tỷ lệ LLLĐ tỉnh Thanh Hoá qua đào tạo đạt
khoảng 41,85 %, LĐKT đạt 31,0%,
3.2.2.4. Nhu cầu đào tạo lại
Đào tạo lại LĐKT là xu hướng tất yếu trong điều kiện thực tế ở tất cả các nước, các
địa phương do việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, do chuyển đổi nghề, do nâng cấp độ đào
tạo từ bậc thấp lên bậc cao hơn để đáp ứng yêu cầu thị trường lao động, do đào tạo bổ sung
cập nhật kỹ thuật công nghệ mới… Theo thống kê lao động - việc làm của Bộ LĐ-
TB&XH, tỷ lệ đào tạo lại đối với đội ngũ LĐKT vào khoảng 1-2%. Tại Thanh Hoá, ước
tính tỷ lệ này vào khoảng 1%. Tác giả tính toán dự báo số LĐKT cần đào tạo lại như sau:
Bảng 3.4: Nhu cầu đào tạo LĐKT tại Thanh Hoá
Nhu cầu 2008 2009 2010
Đào tạo mới 42.000 46.200 50.820
Đào tạo lại 7.004 7.934 8.988
Tổng số 49.004 54.134 59.808
Như vậy, số lao động cần đào tạo lại tại Thanh Hoá mỗi năm trung bình 8.000
người.
3.2.3. Mục tiêu phát triển lao động kỹ thuật đến 2010 và 2015
Góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ các mục tiêu phát triển KT-XH tỉnh
Thanh Hoá giai đoạn 2006-2010 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Thanh
Hoá lần thứ XVI, thực hiện các nội dung cơ bản về DN theo luật DN trên cơ sở số liệu dự
báo đã nêu trên, mục tiêu chung về phát triển LĐKT ở thanh Hoá đến năm 2010 là:
Mở rộng qui mô, đáp ứng nhu cầu NNL về số lượng đi đôi với chất lượng, đảm bảo
cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ hợp lý, gắn đào tạo và sử dụng hiệu quả LĐKT, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo đúng định hướng của tỉnh, giải
quyết việc làm, xuất khẩu lao động và xoá đói giảm nghèo trên địa bàn.
a) Mục tiêu đến năm 2010
- Dân số của tỉnh: 3.853.000 người
- Tốc độ đô thị hoá đạt 16,5%
- Lực lượng lao động: 2.100.000 người
- Cơ cấu lao động nông lâm nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ là 55,0%;
25,0%; 20,0%.
- Nâng tỷ lệ qua đào tạo nghề của tỉnh Thanh Hoá từ 21% năm 2007 lên 29,5% năm
2010 (cả nước 26%) góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh từ 31% năm 2007 (cả
nước 30 %) lên 40 % (cả nước 40 %) vào năm 2010.
- Đảm bảo đào tạo ở trình độ, cao đẳng nghề đạt khoảng 7% (cả nước 11 %) trong
tổng chỉ tiêu đào tạo nghề năm 2010.
- Nâng qui mô đào tạo từ 40.000 học sinh năm 2007 lên 55.000 trong đó sơ cấp
nghề 17.300 học sinh lên 30.000 năm 2010, Trung cấp nghề và cao đẳng nghề là 25.000
học sinh. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo LĐKT giai đoạn 2006-2010 là 250.000 học sinh,
bình quân 45.000 học sinh năm,đĐào tạo lại từ 1-2% năm giai đoạn 2006-2010.
- Bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 giải quyết việc làm cho 50.000 lao động,
trong đó có khoảng 25.000 LĐKT ở các trình độ. Giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 4,8 % năm
2007 xuống còn dưới 3 % năm 2010, trong đó tỷ lệ thất nghiệp của LĐKT dưới 1%.
- Đảm bảo 100% giáo viên dạy nghề đạt chuẩn sư phạm, 95% giáo viên có trình độ từ
cao đẳng trở lên, tỷ lệ giáo viên trên học sinh là 20/1 vào năm 2010.
- Đảm bảo 90% các cơ sơ dạy nghề đạt chuẩn vào cuối năm 2010.
b) Mục tiêu đến năm 2015
+ Dân số của tỉnh: 4.000.000 người
+ Tốc độ đô thị hoá đạt 28,0%
+ Lực lượng lao động: 2.400.000 người
+ Lao động qua đào tạo 50,0%, trong đó qua đào tạo nghề là 37%
+ Cơ cấu lao động Nông lâm nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ là 45,0%;
29,0%; 26,0%
3.3. Các giải pháp chủ yếu phát triển lao động kỹ thuật tại Thanh Hoá đến năm
2015
3.3.1. Nhóm giải pháp về tăng cung lao động kỹ thuật
3.3.1.1. Nhóm giải pháp về đào tạo, phát triển đào tạo lao động kỹ thuật từ hệ
thống dạy nghề
a. Quy hoạch và thực hiện qui hoạch mạng lưới các trường nghề, trung tâm dạy
nghề
Thực hiện sắp xếp, quy hoạch mạng lưới các trường, các cơ sở đào tạo nghề theo
hướng đa dạng hoá ngành nghề và loại hỡnh đào tạo: tập trung đầu tư cho một số trường
cao đẳng nghề, trung cấp nghề trọng điểm đạt trỡnh độ tiên tiến trong khu vực để đào tạo
nguồn nhân lực trỡnh độ cao, phát triển mạnh đào tạo nghề trỡnh độ trung cấp, cao đẳng,
từng bước chuẩn bị cơ sở ban đầu cho việc thành lập trường đại học kỹ thuật - công nghệ
thực hành. Phát triển nhanh và phủ kín trung tâm dạy nghề cấp huyện và thị xó.
Tập trung phát triển các ngành nghề mũi nhọn, đồng thời quan tâm đến dạy nghề
cho lao động nông thôn và vùng đồng bào dân tộc, miền núi; phát huy năng lực của các
cơ sở dạy nghề công lập và khuyến khích các cơ sở dạy nghề ngoài công lập phát triển.
Thành lập mới các cơ sở dạy nghề ở các huyện thị: Sầm Sơn, huyện Bá Thước, Hà
Trung, Hoằng Hóa, Lang Chánh, Mường Lát, Như Thanh, Quan Hóa, Quan Sơn, Thọ
Xuân, Thường Xuân, Tĩnh Gia, Triệu Sơn, Yên Định để khai thác tiềm năng sẵn có các
ngành nghề của địa phương. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập trường,
trung tâm dạy nghề tại các cụm công nghiệp, khu vực nông thôn, miền núi nhằm đáp
ứng nhu cầu LĐKT tại chỗ và tăng nhanh quy mô và chất lượng lao động có kỹ thuật
trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp, ngành dịch vụ.
b. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, năng lực cán bộ quản lý dạy nghề
- Cần có chiến lược đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên một cách lâu dài
đồng thời không ngừng nõng cao trỡnh độ đội ngũ giáo viên bằng cách: thường xuyên tổ
chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, tin học và
ngoại ngữ...; Hỗ trợ kinh phí để tổ chức đào tạo, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi
cho cán bộ, giáo viên các cơ sở dạy nghề học tập nõng cao trỡnh độ chuyên môn nghiệp vụ
và kiến thức sư phạm kể cả ở trong và ngoài nước. Đối với dạy nghề cần chú trọng đúng
mức giáo viên dạy thực hành, có chính sách mời thỉnh giảng đối với các thợ bậc cao, các
chuyên gia giỏi... với tỷ lệ thích hợp.
- Thực hiện các chính sách đói ngộ để thu hút giáo viên giỏi và đào tạo đội ngũ giáo
viên mới bổ sung đội ngũ giáo viên chất lượng cao. Đối với sinh viên tốt nghiệp đại học
loại khá, giỏi có ngành nghề đào tạo phù hợp được ưu tiên xét tuyển thẳng vào các trường
dạy nghề. Đồng thời có chính sách ưu đói đối với các sinh viên của tỉnh đang theo học tại
các trường đại học, cao đẳng sư phạm kỹ thuật để thu hút bổ sung đủ lực lượng giáo viên
dạy nghề. Ngoài ra, để có thể đáp đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ mạng lưới cơ sở
dạy nghề trong những năm tới, đội ngũ giáo viên có thể được bổ sung thông qua việc lựa
chọn, tuyển dụng những người có khả năng, đó cú kinh nghiệm thực tế trong sản xuất và
được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm... Số lượng giáo viên phải bảo đảm được theo định
mức đảm nhận 01 giáo viên /20 học viên, tỉnh cần có 1.500 giáo viên đạt chuẩn đến năm
2010.
- Tập trung đào tạo nghiệp vụ quản lý và tổ chức các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ
quản lý dạy nghề cho các cán bộ quản lý trờn cơ sở tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng chức
danh nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề.
- Cần xác định một tỷ lệ hợp lý trong việc đưa giáo viên DN tham gia vào đề án liên
kết đào tạo đại học và sau đại học với các trường đại học nước ngoài của tỉnh để chuẩn bị
nguồn giáo viên chất lượng cao cho DN.
c. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề
- Trang thiết bị DN là một trong những yếu tố chủ yếu quyết định chất lượng ,
không thể nâng cao chất lượng mà không có đủ thiết bị DN cần thiết.
- Tập trung đầu tư xây dựng mới và cải tạo hệ thống trường lớp, nhà xưởng thực
hành, phũng thớ nghiệm đạt tiêu chuẩn. Đổi mới trang thiết bị phục vụ giảng dạy đạt tiêu
chuẩn khu vực và quốc tế.
- Mở rộng liên kết đào tạo để tận dụng hiệu quả CSVC, trang thiết bị cũng như đội ngũ giáo
viên tạo mối quan hệ giữa các cơ sở dạy nghề và các doanh nghiệp.
- Dành nguồn kinh phí hợp lý từ chương trỡnh mục tiêu và các nguồn khác để các
cơ sở dạy nghề tham gia nghiên cứu, sản xuất thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học.
- Dành quỹ đất cho việc mở rộng, xây dựng một số trường dạy nghề mới đảm bảo
diện tích tương ứng với định mức tiêu chuẩn của từng loại cơ sở dạy nghề; miễn thuế sử
dụng đất, giảm tiền thuê đất và hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở dạy nghề trong giải phóng
mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, điện, nước.
d. Đổi mới nội dung chương trỡnh, giỏo trỡnh dạy nghề
- Rà soát và tập trung chỉnh sửa, đổi mới cỏc giỏo trỡnh đó lạc hậu và xây dựng
chương trỡnh giỏo trỡnh mới cho các nhóm ngành nghề đào tạo mũi nhọn. Tập trung xây
dựng các chương trỡnh đào tạo, bồi dưỡng theo hướng tiếp cận với yêu cầu thực tế của đổi
mới dạy nghề, với tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.
- Xây dựng chương trỡnh đào tạo theo 3 cấp trỡnh độ trên cơ sở chương trình khung
của cơ quan quản lý về đào tạo LĐKT trung ương ban hành, kịp thời đổi mới, cập nhật nội
dung đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Thiết kế các chương trỡnh, khúa học
dựa trên năng lực thực hiện của học sinh và sát với yêu cầu thực tiễn của thị trường và phải
thường xuyên cập nhật điều chỉnh bổ sung theo sự thay đổi của công nghệ mới trong sản xuất
kinh doanh.
- Tăng cường áp dụng kỹ thuật mới trong xây dựng chương trỡnh giỏo trỡnh như
xây dựng chương trỡnh giỏo trỡnh theo phương pháp xây dựng các môdun kỹ năng hành
nghề MES(Module of Employable Siklls); theo năng lực thực hiện công việc
CBT(Copetency Based Training).
e. Nguồn lực tài chính
- Tăng chi ngân sách tỉnh cho dạy nghề, phấn đấu đến năm 2010 đạt tỷ lệ 10-12%
trong ngân sách chi cho giáo dục - đào tạo. Phấn đấu giai đoạn 2008-2010, đầu tư cho dạy
nghề bỡnh quõn tăng 55%, giai đoạn 2010-2015 tăng 40% và từ 2015-2020 tăng bỡnh
quõn 30%. Giai đoạn 2008-2010 nguồn vốn từ ngân sách Trung ương chiếm khoảng 20%,
từ ngân sách địa phương là 30-32% cũn lại là huy động từ các nguồn khác. Tuy nhiên cơ
cấu trên sẽ dần được điều chỉnh theo hướng giảm tỷ lệ từ nguồn ngân sách xuống 42% vào
năm 2015 và 37% năm 2020.
- Tập trung đầu tư cho các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề để đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao phục vụ công cuộc CNH - HĐH đất nước. Dành nguồn lực tài
chính bước đầu cho việc thành lập trường đại học kỹ thuật - công nghệ thực hành. Hỗ trợ
đầu tư cho các trung tâm dạy nghề cấp huyện, thành lập các trung tâm dạy nghề đối với
các huyện chưa có trung tâm dạy nghề và đào tạo nghề cho lao động nông thôn, người dân
tộc và mọi người lao động góp phần giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo.
- Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 43/2006/NĐ-
CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và chính sách khuyến khích các cơ sở dạy nghề ngoài
công lập theo nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ.
- Xây dựng Quỹ phát triển đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh trong đó có tỷ lệ thích
hợp hỗ trợ học sinh học nghề từ các nguồn khác nhau như các doanh nghiệp, tổ chức xó
hội, cỏ nhõn và toàn xó hội để hỗ trợ học nghề.
- Mở rộng sản xuất gắn với việc thực tập, thực hành của học sinh trong các cơ sở
dạy nghề nhằm nâng cao kỹ năng thực hành và làm việc cho học sinh đồng thời tạo nguồn
thu để bổ sung kinh phí đào tạo.
- Thực hiện tích cực các biện pháp nhằm thu hút các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp
đầu tư cho giáo dục, đào tạo nghề, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Xây dựng và ban hành những quy định cụ thể về trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh
nghiệp trong việc dạy nghề, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho lao động. Thí điểm, từng
bước mở rộng mụ hỡnh đào tạo theo cơ chế chia sẻ kinh phí đào tạo giữa nhà nước và
doanh nghiệp.
- Tăng cường hợp tác quốc tế đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật cho dạy nghề, ưu tiên nguồn
vốn ODA đầu tư cho dạy nghề, nhất là đầu tư vào các trường cao đẳng nghề chất lượng
cao.
f. Cơ chế, chính sách
- Tạo lập cơ chế ưu tiên đầu tư trọng điểm tập trung cho một số trường trọng điểm
làm cơ sở đào tạo nhân lực kỹ thuật cao, có ngành nghề đào tạo đạt trỡnh độ đạt ngang tầm
với trường ở thành phố và các nước trong khu vực;
- Triển khai đồng bộ chính sách phát triển các làng nghề, dạy nghề và tạo cơ hội học nghề
và việc làm cho lao động nông thôn và chính sách hỗ trợ cho giáo viên và người học nghề là
người nghèo, bộ đội xuất ngũ, học sinh vùng sâu, vùng xa...
- Chú trọng các chính sách khuyến khích nhằm thu hút nguồn nhân lực có chất
lượng trong ngành dạy nghề như chính sách ưu đói giỏo viờn dạy nghề như: tăng lương,
cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo cơ sở vật chất cho đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên
và các chính sách ưu đói khác;
- Tạo cơ hội ưu tiên cho các đối tượng đó qua đào tạo và đào tạo nghề được vay vốn
từ quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm để tự tạo việc làm, phát triển sản xuất, tăng thu nhập;
- Giám sát chặt chẽ việc tuyển dụng lao động tại các doanh nghiệp, quy định việc
tuyển dụng lao động phải có bằng nghề, chứng chỉ nghề vào làm việc trong các doanh
nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh;
- Tổ chức các cuộc thi tay nghề cấp tỉnh theo định kỳ hàng năm nhằm khuyến khích
người học nghề học tập, nõng cao trỡnh độ;
- Thực hiện cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa ba bên: các cơ sở dạy nghề, trung tâm
giới thiệu việc làm và doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dạy nghề gắn
với giải quyết việc làm cho lao động. Kiện toàn tổ chức và chức năng của các trung tâm
giới thiệu việc làm. Hỗ trợ trung tâm hoạt động dạy nghề ngắn hạn song hành với các hoạt
động tư vấn nghề, tư vấn việc làm, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động.
- Thực hiện phân cấp, tăng cường tính tự chủ tài chính và hoạt động của các cơ sở
dạy nghề. Giao quyền gắn với trách nhiệm cho Hiệu trưởng, ban lónh đạo nhà trường.
g. Quản lý hệ thống trường nghề, trung tâm dạy nghề
- Tăng cường quản lý nhà nước về đào tạo nghề thông qua việc thường xuyên nắm
bắt tỡnh hỡnh hoạt động, kiểm tra chất lượng đào tạo, đôn đốc các cơ sở dạy nghề thực
hiện đúng chủ trương, chính sách, các chế độ và các quy định về đào tạo nghề.
- Hoàn thiện bộ máy quản lý dạy nghề ở địa phương. Đảm bảo có cán bộ chuyên
trách về quản lý đào tạo nghề cấp tỉnh và cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm ở cấp
huyện/xó.
- Khuyến khích mở rộng hợp tác trao đổi và liên kết giữa các cơ sở dạy nghề trên
cùng địa bàn và các tỉnh lân cận cũng như với các nước trong khu vực và trên thế giới
trong công tác đào tạo nghề.
h. Hợp tác quốc tế về dạy nghề tăng chất lượng LĐKT
Cần xúc tiến xây dựng một số dự án về hợp tác quốc tế về đào tạo LĐKT nhằm huy
động nguồn lực vào nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị, bồi dưỡng giáo viên và nghiên
cứu khoa học. Viêc hợp tác quốc tế có thể thông qua các hình thức như: khuyến khích nhà
đầu tư nước ngoài mở cơ sở đào tạo nghề 100% vốn nước ngoài, liên doanh liên kết với
các trường nước ngoài; gửi đi đào tạo LĐKT ở nước ngoài bằng nguồn tài trợ, bằng lồng
ghép vào các chương trình trợ giúp, chương trình đầu tư của nước ngoài trong việc tạo việc
làm như chương trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, chương trình phát triển làng nghề
thủ công truyền thống… Khuyến khích các doanh nghiệp cử người đi đào tạo LĐKT ở nước
ngoài; huy động nguồn lực từ hợp tác quốc tế để tăng cường trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật
chất cho đào tạo LĐKT.
3.3.1.2. Tăng cường, khuyến khích dạy nghề tại các làng nghề
Như đã phân tích các làng nghề tại Thanh Hoá có truyền thống phát triển lâu đời và
tạo ra giá trị sản phẩm đáng kể trong GDP của Thanh Hoá và tạo ra bản sắc xứ Thanh
trong sản phẩm thủ công. Các ngành nghề mới được du cấy cũng được triển khai và phát
triển nhanh thu hút số lượng lớn lao động và tạo ra thu nhập lớn. Cả hai loại này rất cần
được quan tâm phát triển, trong đó các cơ sở, các hộ gia đình, nghệ nhân và thợ lành nghề
cần được động viên tổ chức vào việc dạy nghề cho người lao động để nhận họ vào làm việc
hoặc sau đó người được đào tạo tự lập cơ sở nghề để thu hút lao động. Theo chủ trương của
tỉnh phấn đấu 50 % số xã có làng nghề sẽ tạo ra một chuyển biến lớn trong đào tạo và sử
dụng LĐKT. Thợ và nghệ nhân hiện nay trong các làng nghề phần lớn là từ kèm cặp và tự
học, phần lớn chưa có văn bằng chứng chỉ. Cần khuyến khích việc dạy nghề tại các làng
nghề bằng nhiều hình thức thích hợp. Xây dựng qui chế, tổ chức đánh giá công nhận và cấp
chứng chỉ cho lao động được truyền nghề, nghệ nhân các làng nghề truyền thống. Có chế độ
động viên khuyến khích với lao động có nghề, có chứng chỉ như ưu tiên vay vốn, chế độ bảo
hiểm bàn tay vàng, bảo hiểm xã hội, xét cấp danh hiệu nghệ nhân, huân chương lao động…
theo thành tích lao động và truyền, dạy nghề của họ.
3.3.1.3. áp dụng phương thức đào tạo nghề theo phương thức từ xa
Phương thức này thông qua các phương tiện Internet, đài phát thanh, truyền hình,
nhất là đối với đào tạo ngắn hạn cho khu vực nông thôn, đặc biệt là miền núi.
Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn, miền núi thông thường hiện nay theo
phương thức truyền thống và thực hiện qua hệ thống dạy nghề huyện, việc tiếp cận học
nghề có một số khó khăn như người đi học phải di chuyển khoảng cách xa, thời gian ngắn,
kinh phí có hạn, lượng người học hạn chế. Nên có thể song song với việc tổ chức đào tạo
tại trung tâm dạy nghề huyện có thể đồng thời thực hiện phương thức đào tạo nghề từ xa.
Có thể sử dụng phương thức đào tạo từ xa để tận dụng ưu thế của phương thức đào tạo này
cho việc đào tạo ngắn hạn. Đài phát thanh truyền hình địa phương, trạm phát hình tại các
huyện miền núi thay vì chiếu phim Trung Quốc có thể được sử dụng để phát các chương
trình đào tạo thích hợp cho từng địa phương. Phương thức này cần kết hợp với việc cung
cấp tài liệu, giáo trình, băng hình hướng dẫn…
3.3.1.4. Thành lập các trung tâm đào tạo nghề thanh niên, Trung tâm đào tạo
nghề hội phụ nữ
Xuất phát từ đối tượng đào tạo và có nhu cầu học nghề ban đầu để bước vào thị
trường lao động phần lớn là thanh niên, phụ nữ và thị trường lao động Thanh Hoá đang
ở giai đoạn đầu, số lao động qua đào tạo thấp, giai đoạn này rất cần tăng nhanh số lao
động qua đào tạo, trước hết là đào tạo ngắn hạn để giảm bớt tỷ lệ lao động chưa qua
đào tạo, gắn với sinh hoạt của cộng đồng và tổ chức thanh niên, hội phụ nữ rất cần
được nghiên cứu tổ chức hệ thống dạy nghề của thanh niên, hội phụ nữ để qua các tổ
chức này huy động lực lượng vào việc đào tạo LĐKT chuẩn bị kỹ năng nghề cho họ
bước vào thị trường lao động xã hội. Hệ thống này được thực hiện và quản lý theo luật
dạy nghề, nhà nước quan tâm đầu tư về tín dụng, đất đai, hỗ trợ qua các chính sách.
3.3.2. Nhóm giải pháp về tăng cầu lao động kỹ thuật
3.3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp phát triển công nghiệp,
dịch vụ tăng nhu cầu sử dụng LĐKT
Để tạo cầu LĐKT, chuyển dịch cơ cấu LĐKT cần tập trung phát triển mạnh các ngành
kinh tế theo hướng CNH, HĐH “phấn đấu đến năm 2010 ra khỏi tỉnh nghèo, đến năm 2020 cơ
bản trở thành một tỉnh công nghiệp” [17, tr.48].
Xây dựng và phát triển nền nông nghiệp có năng lực sản xuất cao theo hướng sản
xuất hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ kinh tế thuần nông sang kinh tế
nông- công nghiệp- dịch vụ, ứng dụng công nghệ sản suất mới vào nông nghiệp như công
nghệ sinh học, công nghệ nuôi cấy mô, công nghệ sản xuất các loại giống cây, con đặc sản
giá trị kinh tế cao. Phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại chăn nuôi dê, đà diểu, nuôi ếch,
ba ba, nuôi tôm, cua, nghao, sản xuất rau sạch… chuyển mạnh từ kinh tế tự cấp tự túc sang
kinh tế hàng hoá ở khu vực nông thôn, tạo ra lượng giá trị hàng hoá cao. Tạo ra bước
chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp làm thay đổi cơ cấu lao động chuyển
dần lao động nông nghiệp sang các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ với tốc độ giảm
lao động nông nghiệp bình quân 3,5% / năm.
Phát triển ngành công nghiệp - xây dựng với tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân
18.7%/ năm, khuyến khích thu hút đầu tư phát triển 5 khu công nghiệp tập trung gồm khu
công nghiệp Lễ Môn, Bỉm Sơn, Đình Hương- Tây Bắc Ga, Lam Sơn, khu kinh tế Nghi
Sơn và các cụm công nghiệp trên địa bàn làm tăng nhu cầu sử dụng LĐKT, mở rộng các
ngành công nghiệp có lợi thế về nguyên liệu, thị trường như sản xuất vật liệu xây dựng,
chế biến nông sản, các ngành sử dụng nhiều lao động như may mặc, da giầy… "phát triển
một số ngành có hàm lượng công nghệ cao như lọc hoá dầu, hoá chất, sản xuất phần
mềm…đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn,
phấn đấu 50% số xã có làng nghề” [17, tr.53], phấn đấu thu hút hàng năm 25.500 lao động
(tăng bình quân 1.24%/năm) vào các ngành nghề thủ công và công nghiệp nông thôn.
Tập trung phát triển các ngành dịch vụ như thương mại du lịch, vận tải, viễn thông,
văn hoá, giáo dục, y tế, chăm sóc sức khoẻ, tài chính, ngân hàng… phấn đấu giá trị sản
xuất ngành dịch vụ tăng 13.2%/năm, góp phần phân bổ lại lao động trong các ngành kinh
tế, thu hút tạo việc làm cho 30.400 lao động, tốc độ tăng bình quân 1.49%/năm.
3.3.2.2. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động có kỹ thuật
Đẩy mạnh xuất khẩu lao động có kỹ thuật kể cả về qui mô số lượng và chất lượng,
làm tăng cầu trên thị trường lao động, đặc biệt LĐKT ở những ngành nghề mà Thanh Hoá
có tiềm năng như: thủ thủ, lái xe vận tải, thợ điều khiển máy thi công, thợ xây dựng, thợ
hàn, láp ráp điện tử, điều dưỡng viên y tế…. Không ngừng mở rộng và phát triển thị
trường lao động ngoài nước. Xây dựng chiến lược và mở rộng thị trường xuất khẩu lao
động; tập trung đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động, nhất là về trình độ nghề nghiệp,
ngoại ngữ, pháp luật v.v...; phấn đấu đưa hàng năm 10.000 đến 12.000 người đi xuất khẩu
lao động, 100% lao động xuất khẩu được đào tạo nghề. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ
đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu. Tăng cường quản lý đối với hoạt động này, tạo điều
kiện thuận lợi cho người có nhu cầu xuất khẩu lao động, tránh hiện tượng người lao động
bị lừa đảo làm mất niềm tin, ảnh hưởng đến chủ trương giải quyết công ăn việc làm, xoá
đói giảm nghèo của Nhà nước.
3.3.2.3 . Hoàn thiện và phát triển hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm, sàn
giao dịch việc làm
Hoàn thiện và phát triển hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm, sàn giao dịch việc
làm, kết nối cung cầu lao động qua hệ thống thông tin thị trường lao động.
Quy hoạch và phát triển rộng khắp các cơ sở giới thiệu việc làm ở các địa phương để
người lao động dễ tiếp cận. Phấn đấu đến năm 2010 cả tỉnh có 5 trung tâm giới thiệu việc làm,
trong đó Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh, Trung tâm Dịch vụ việc
làm thuộc Hội Nông dân tỉnh, Trung tâm Dịch vụ việc làm Sở Lao động- Thương binh và Xã
hội Thanh Hoá, Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Tỉnh đoàn Thanh niên và Trung tâm
Giới thiệu việc làm thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh. Đầu tư hiện đại hoá trung tâm giới thiệu
việc làm thuộc Sở Lao động-TBXH, sử dụng công nghệ thông tin hiện đại (internet, website
v.v...) để thực hiện giao dịch lành mạnh, hiệu quả và chuyên nghiệp, chống tiêu cực, nhất là
lừa đảo người lao động. Phấn đấu đến năm 2009 sẽ tổ chức sàn giao dịch việc làm tại trung
tâm này với phiên giao dịch hàng quý, tiến đến phiên giao dịch hàng tháng, hàng tuần và hàng
ngày.
Ngoài ra, cần đa dạng hoá các kênh giao dịch trên thị trường lao động (thông tin,
quảng cáo, trang tìm việc làm trên các báo, đài phát thanh, đài truyền hình, hội chợ việc
làm, sàn giao dịch việc làm v.v...) tạo điều kiện cho các giao dịch trực tiếp giữa người lao
động và người sử dụng lao động.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động toàn tỉnh, trước hết ở
các khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm, thành phố Thanh Hoá, các thị xã, cho xuất
khẩu lao động. Tiến tới xây dựng các trạm quan sát thông tin thị trường lao động trên địa
bàn toàn tỉnh để thu thập và phổ biến thông tin thị trường lao động đầy đủ, kịp thời. Chỉ
khi có hệ thống thông tin thị trường lao động thì mới có giải pháp khắc phục tình trạng mất
cân đối cung - cầu thị trường LĐKT, nhất là mất cân đối giả vì thiếu thông tin.
Xây dựng quy định về trách nhiệm thu thập và chia sẻ thông tin về đào tạo LĐKT,
việc làm giữa các cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở dạy nghề và các trung tâm hướng
nghiệp, giới thiệu việc làm.
Thiết lập mạng lưới thu thập thông tin về nhu cầu lao động từ các trung tâm hướng
nghiệp, giới thiệu việc làm, các doanh nghiệp và kịp thời cung cấp cho các cơ sở dạy nghề
để làm căn cứ điều chỉnh, đổi mới chương trỡnh, ngành nghề đào tạo.
3.3.3. Nhóm giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về phát triển lao động kỹ
thuật
Luật DN ra đời là căn cứ cho việc thực hiện quản lý hệ thống đào tạo LĐKT, qui
định rõ nội dung quản lý nhà nước về dạy nghề cần được triển khai đi vào cuộc sống tại
Thanh Hoá.
Cần kiện toàn, củng cố và hoàn thiện bộ máy, cán bộ quản lý nhà nước về đào tạo
LĐKT từ tỉnh đến huyện, thị, đề nghị trung ương cho thành lập cục dạy nghề ở cấp tỉnh để
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý dạy nghề tại địa phương theo 17 nội
dung qui định tại điều 83 của luật DN. Góp phần thống nhất hệ thống quản lý nhà nước về
dạy nghề từ trung ương đến địa phương.
Đẩy nhanh việc thực hiện qui hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề tỉnh Thanh Hoá đã
được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện đào tạo nghề theo cơ cấu ngành, nghề,
bậc và thời gian đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực và góp phần phân luồng học sinh THCS
và THPT tại địa phương.
Triển khai áp dụng kiểm định chất lượng dạy nghề qua các tiêu chí đánh giá nhằm
xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung dạy nghề đối với cơ sở dạy
nghề.
Nhanh chóng ban hành qui chế liên thông giữa các bậc đào tạo nghề và các bậc đào
tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm tạo điều kiện cho người học nghề được
chuyển đổi nghề, chuyển đổi văn bằng, nâng cao trình độ mà không cần học lại những gì
đã học, tăng sức hấp dẫn của đào tạo LĐKT và đồng thời quản lý chặt chẽ theo luật và qui
chế đối với việc dạy, học và quản lý văn bằng, chứng chỉ.
Xúc tiến thành lập “ Hiệp hội dạy nghề “ hoặc “hiệp hội đào tạo LĐKT”với nhiệm
vụ phối hợp với các tổ chức đào tạo nghề để tuyên truyền, cổ vũ, tôn vinh công tác dạy
nghề, nghiên cứu khoa học về dạy nghề, tôn vinh các điển hình nghệ nhân, người có tay
nghề cao, thẩm định và cấp danh hiệu nghệ nhân nghề…
3.3.4. Nâng cao giá trị tinh thần và vật chất của lao động kỹ thuật
Cần có chủ trương đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền làm cho xã hội thấy được tầm
quan trọng của đội ngũ LĐKT trong xã hội, trong phát triển đất nước, phải được thể hiện
trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, biên soạn
trong sách giáo khoa phổ thông…. Trong nền kinh tế tri thức, LĐKT được phát huy hết
khả năng của mình và được trân trọng, được tôn vinh nhất là đối với LĐKT lành nghề, bậc
cao. Xây dựng đội ngũ công nhân với chất lượng mới, nắm vững công nghệ hiện đại, có
khả năng làm việc, đủ điều kiện hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Xây dựng cơ
chế, chính sách tôn vinh những người có thành tích cao trong đội ngũ những người LĐKT
như chính sách khen thưởng, tặng thưởng huy chương, huân chương lao động…
Giá trị vật chất do đội ngũ LĐKT tạo ra là rất lớn vì vậy họ cần được quan tâm trả
thù lao xứng đáng, cần cải tiến chính sách tiền lương, tiền công hợp lý, LĐKT trình độ cao
cần đạt mức tiền lương, tiền công cao tương ứng với các hệ thống khác trong hệ thống
thang lương qui định của nhà nước, mặt khác cần có chính sách khuyến khích đối với việc
nâng cao tay nghề của LĐKT thể hiện trong khoảng cách bậc lương từ trình độ tay nghề
thấp lên tay nghề cao. Cần đổi mới chính sách bảo hiểm xã hội, có chính sách ưu tiên đối
với người lao động có tay nghề, có chuyên môn kỹ thuật được tham gia bảo hiểm xã hội.
Phát triển các loại bảo biểm khác như bảo hiểm nghề nghiệp, bảo hiểm bàn tay vàng…
Ngoài ra cải thiện điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ, sử dụng LĐKT tránh chênh lệch quá
mức giữa LĐKT với lao động các khu vực khác về điều kiện lao động.
Kết luận
Đường lối phát triển đến năm 2010 và tầm nhỡn đến năm 2020, Đảng và Nhà nước
coi việc phát triển dạy nghề có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực
của đất nước. Triển khai cụ thể đường lối chủ trương của Đảng, dạy nghề giữ vai trũ chủ
đạo trong việc đáp ứng lực lượng lao động kỹ thuật có chất lượng cho sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và phổ cập nghề cho lao động. Dạy nghề gắn với việc làm, giải
quyết tỡnh trạng thất nghiệp, góp phần đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, đặc
biệt là từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, rút ngắn khoảng cách giữa
nông thôn và thành thị, giải quyết việc làm tại chỗ và nâng quỹ thời gian sử dụng lao động
trong nông thôn. Đối với Thanh Hoá càng thấy rõ vai trò quan trọng của việc phát triển
LĐKT.
Từ những luận chứng, những phân tích lý luận và thực tiễn qua các chương của luận
văn, có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Phát triển LĐKT nói chung và ở Thanh Hoá nói riêng là tất yếu khách quan nhằm
đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh, thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lực lượng lao động, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, tạo
lập và vận hành thị trường lao động trong mối quan hệ phát triển với thị trường hàng hoá,
thị trường công nghệ, thị trường vốn... đáp ứng nhiệm vụ CNH, HĐH và năng cao năng
lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Qua kinh nghiện phát triển LĐKT các nước và các địa phương khác cho thấy tất
cả các nước, các địa phương có sự phát triển kinh tế, phát triển nguồn nhân lực nói chung
và LĐKT nói riêng đều được quan tâm đúng tầm quan trọng của đào tạo, phát triển và sử
dụng nhân lực, đây là bài học quí đối với Thanh Hoá trong việc phát triển LĐKT đáp ứng
cho nhu cầu phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập người lao động tỉnh Thanh Hoá.
3. Việc nghiên cứu, phân tích toàn diện thực trạng LĐKT tỉnh Thanh Hoá cho thấy
bên cạnh những kết quả đã đạt được trong cung, cầu, quản lý nhà nước về LĐKT vẫn còn
nhiều tồn tại cần khắc phục. Luận văn đã nêu và phân tích nguyên nhân những khó khăn
trong cung - cầu LĐKT, trong việc đào tạo(DN), bố trí sử dụng lao động, trong quản lý
nhà nước về LĐKT...
4. Luận văn đã đưa ra các quan điểm cần quán triệt trong cung, cầu, quản lý nhà
nước về LĐKT, dự báo LĐKT đến năm 2015, đề xuất một số giải pháp cơ bản để phát
triển LĐKT tại Thanh Hoá nhằm đào tạo và sử dụng có hiệu quả LĐKT, giải quyết việc
làm trong giai đoạn hiện nay.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1999), Sổ tay thống kê thông tin thị trường lao
động, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1999), Thuật ngữ Lao động- Thương binh và
Xã hội - Tập 1, Nxb Lao động-Xã hội, Hà Nội.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2002), Phát triển thị trường lao động ở Việt
Nam, Báo cáo tại Hội thảo, Hà Nội.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2005), Số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt
Nam từ 2001-2005, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2005), Quyết định số 1000/2005/QĐ-LĐTBXH
về phê duyệt Đề án phát triển xã hội hóa dạy nghề.
6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2007) Tài liệu Hội nghị triển khai nhiệm vụ
về Lao động- Thương binh và Xã hội 2007, Hà Nội.
7. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, Nxb
Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
8. Nguyễn Hữu Chí (2003), Những giải pháp về quẩn lí nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
9. Phạm Đức Chính (2005) Thị trường lao động cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Cục Thống kê Thanh Hoá(1999), Dân số và nhà ở, Thanh Hoá.
11. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hoá (2008), Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hoá 2007, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
12. Đỗ Minh Cương, Mạc Văn Tiến (2004), Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam lí
luận và thực tiễn, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
13. Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trung (2002), Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt
Nam, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Nguyễn Hữu Dũng (2004), Những vấn đề gay cấn trong quản lý nguồn nhân lực ở
nước ta hiện nay, trong cuốn “Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam”, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
15. Đại từ điển Tiếng Việt (1998), Nxb Văn hoá-Thông tin, Hà Nội.
16. Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu tỉnh lần thứ XV, Thanh
Hoá.
17. Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu tỉnh lần thứ XVI, Nxb
Thanh Hoá.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến
năm 2000, Nxb Sự thật, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu, Ban chấp hành
Trung ương Đảng khoá IX về định hướng chiến lược phát triển sự nghiệp giáo
dục và đầo tạo trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Lê Thị Hà (2005), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Thanh Hoá, Luận văn thạc sỹ triết học, Đại học Quốc
gia Hà Nội.
23. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình quản lý Kinh tế, Nxb Lý
luận chính trị, Hà Nội.
24. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh(2005), Giáo trình Kinh tế học phát triển,
Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
25. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác-Lênin, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
26. Bùi Sĩ Lợi (2002), Phát triển nguồn nhân lực của Thanh Hoá đến năm 2010 theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Thiều Văn Lý (2006), “Đào tạo nhân lực ở Việt Nam đang thiếu cả thầy lẫn thợ”, Báo
Lao động-Xã hội, (287).
28. Nguyễn Hồng Minh (2006), "Xây dựng chương trình dạy nghề theo 3 cấp trình độ”,
Tạp chí Lao động và Xã hội, (287).
29. Lê Thị Ngân (2005), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức ở
Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội.
30. Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam một số
lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
31. Nguyễn Trần Nghĩa (2006), “Giải pháp phát triển lao động kĩ thuật ở thành phố Hồ
Chí Minh”, Tạp chí Lao động và Xã hội, (287).
32. Nguyễn Bá Ngọc (2007), “Thất nghiệp thanh niên và vấn đề định hướng nghề nghiệp”,
Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (345).
33. Võ Hồng Phúc (2006), Những thành tựu về kinh tế-xã hội 20 năm đổi mới, trong cuốn
“Việt Nam 20 năm đổi mới”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Đỗ Thị Xuân Phương (2000), Phát triển thị trường sức lao động giải quyết việc làm,
Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
35. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Bộ luật lao động, Nxb
Lao động - Xã hội, Hà Nội.
36. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Luật dạy nghề, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. P.ASamuelson, Wiliam D Nordhalls (2002), Kinh tế học, tập 2, Nxb Thống kê, Hà
Nội.
39. Cao Văn Sâm (2006), “ Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí dạy
nghề”, Tạp chí Lao động và Xã hội, (286).
40. Phan Văn Sơn (2007), Phát triển đội ngũ lao động kỹ thuật ở thành phố Đà Nẵng -
Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội.
41. Nguyễn Thanh (2005), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá hiện đại
hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Vũ Bá Thể (2005), Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hoá hiện đại hoá,
Nxb Lao động-Xã hội, Hà Nội.
43. Thủ tướng chính phủ (2001), Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến
lược phát triển giáo dục 2001-2010.
44. Nguyễn Tiệp (2005), Nguồn nhân lực nông thôn ngoại thành trong quá trình đô thị
hoá trên địa bàn thành phố Hà Nội, Nxb Lao động-Xã hội, Hà Nội.
45. Nguyễn Đức Tĩnh (2001), Hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề ở nước ta
hiện nay , Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội.
46. Tổng cục Dạy nghề (2005), Báo cáo thực trạng và yêu cầu đổi mới công tác dạy nghề,
Hà Nội.
47. Trung tâm Thông tin Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (2004), Lao động -việc làm ở
Việt Nam 1996-2003, Nxb Lao động-Xã hội, Hà Nội.
48. Lương Văn Tự (2006), Chủ động hội nhập kinh tế, Những thành tựu quan trọng, trong
cuốn “Việt Nam 20 năm đổi mới", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
49. Từ điển bách khoa Việt Nam (2002), tập 2, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.
50. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá (2002), Quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội tỉnh
Thanh Hoá thời kỳ 2001-2010, Thanh Hoá.
51. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá (2004), Đề án quy hoạch phát triển đào tạo nguồn
nhân lực tỉnh Thanh Hóa đến năm 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số
1457/QĐ-UB ngày 04/05/2004 của UBND tỉnh Thanh Hóa).
52. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá (2006), Quyết định số 1291/QĐ-UBND ngày
11/5/2006 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt đề cương Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến 2020, Thanh Hoá.
53. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá (2006), Quyết định số 3652/QĐ-UBND ngày
13/12/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt kế hoạch phát
triển đào tạo nghề và xó hội hóa dạy nghề tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006-2010,
Thanh Hoá.
54. Trần Minh Yến (2007), “Việc làm- Thực trạng và những vấn đề bất cập ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (344).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Giải pháp phát triển lao động kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.pdf