Luận văn Giải pháp phát triển tiềm năng tài nguyên du lịch tỉnh Bạc Liêu từ nay đến năm 2020

Bạc Liêu còn nổi tiếng với đặc sản nhãn da bò. Đặc biệt, ở thị xã Bạc Liêu có vườn nhãn cổ trên trăm tuổi, thu hút rất đông khách du lịch. Vườn nhãn rộng khoảng 230ha, chạy dài trên địa phận 2 xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông. Nếu có dịp đặt chân đến đất Bạc Liêu các bạn sẽ có dịp thưởng thức nhiều món ăn vừa ngon vừa lạ tai lại rất lạ miệng. Ví dụ như lẩu mắm mà ăn với các loại rau đồng như: bông súng, rau dừa. Rồi đến các món cá lóc kho tộ ăn với dưa bồn bồn, bún nước lèo cá lóc, cá lóc nướng trui rơm. Nhiều món như: khô cá sặc trộn gỏi xoài xanh và nước mắm đường, gỏi ngó sen với tôm luộc, lẩu dưa chua, tôm khô ăn với dưa kiệu

pdf99 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4721 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển tiềm năng tài nguyên du lịch tỉnh Bạc Liêu từ nay đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số lượng khách du lịch: Bảng 5: Lượng khách du lịch tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2001-2009 Đơn vị: ngàn lượt khách 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Khách dl 75 80 90 120 140 185 209 280 350 quôc tế 1.5 2 2.8 4 6 8 9 10 12 Nội địa 73.5 78 87.2 116 134 177 200 270 338 Nguồn: sở văn hóa thể thao và du lịch Bạc Liêu 2.2.3. Ngày khách du lịch: Bảng 6: Ngày khách du lịch tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2001-2009 Đơn vị: ngàn ngày khách 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Ngày khách 75 85 96 131 154 222 250 350 455 Quốc tế 2.25 3 5.6 8 12 16.4 18.5 25 30 Nội địa 72.75 82 90.4 123 142 205.6 231.5 325 425 Nguồn: sở văn hóa thể thao du lịch Bạc Liêu Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 70 2.3. Thực trạng về phát triển du lịch của tỉnh Bạc Liêu thời gian qua: Sau khi chia tách tỉnh, cơ sở vật chất kỹ thuật về du lịch trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu hầu như không có, các tài nguyên về du lịch còn ở dạng tiềm năng chưa được đầu tư khai thác. Nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh uỷ và UBND tỉnh cùng với sự phối hợp có hiệu quả cảu các cấp, các ngành trong tỉnh, và đặc biệt là sự cố gắng của ngành du lịch, trong những năm qua hoạt động du lịch có hiệu quả đã có mức tăng trưởng tương đối khá so với các ngành kinh tế khác. Cơ sở vật chất kĩ thuật đã được quan tâm cải tạo, mở rộng và đầu tư phát triển, đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng tăng của du khách. Các chỉ tiêu cơ bản về lượng khách du lịch, về doanh thu, nộp ngân sách, về chỉ tiêu vốn đầu tư và lao động liên tục tăng qua nhiều năm và năm sau cao hơn năm trước. Sự phát triển của ngành du lịch đã góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng dần tỉ trọng dịch vụ trong thu nhập GDP của tỉnh, giải quyết thêm nhiều công ăn việc làm cho xã hội.  Doanh thu của ngành du lịch giai đọan 2001-2005 đạt 520 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm là 18,72%.  Hàng năm hoạt động du lịch dịch vụ đóng góp cho ngân sách nhà nước gần 20 tỷ đồng.  Tỷ trọng du lịch trong GDP của tỉnh chiếm 1,81% và GDP của ngành du lịch cả nước là 0,61%.  Công suất sử dụng phòng nghỉ đạt 65-67%.  Tuy vậy, hoạt động du lịch dịch vụ trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua vẫn gặp nhiều khó khăn, hạn chế cần sớm có giải pháp tháo gỡ để đáp ứng các nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh trong thời gian tới, đó là:  Gía trị sản lượng ngành mới chiếm tỷ lệ rất nhỏ bé trong tổng giá trị sản xuất của tỉnh, sức đóng góp vào nền kinh tế tỉnh chưa nhiều, chưa tương xứng với những tiềm năng và cơ hội của ngành. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 71  Kinh doanh du lịch còn kém hiệu quả, chưa khai thác và đầu tư để khai thác tối ưu các nhóm hàng du lịch, các doanh nghiệp và cơ sở tư nhân chủ yếu mới kinh doanh vào nhóm hàng lưu trú và ăn uống.  Sự phối hợp giữa các ngành, các địa bàn đôi lúc chưa đồng bộ và thiếu chặt chẽ, nhất là đối với các điểm tham quan du lịch. Sự nhận thức và sự tham gia của nhân dân về kinh tế du lịch chưa cao.  Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ du khách cũng như yêu cầu phát triển của vùng.  Tiếp thị và quản lý kinh doanh còn nhiều lung túng, chưa tạo được thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế ổn định. Sự phối hợp với các công ty du lịch trong nước và quốc tế chưa đi vào chiều sâu, chưa có kết quả.  Hoạt động kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đa dạng, nhanh nhạy nhưng việc quản lý chưa thống nhất, thiếu sự phối hợp đồng bộ.  Năng lực của các bộ và nhân viên trong ngành còn yếu so với yêu cầu, nhất là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về hướng dẫn du lịch, quản lý nhà hàng- khách sạn, marketing…  Các điểm tham quan, các di tích lịch sử, văn hoá… đang bị xuống cấp và suy giảm, nhưng nguồn vốn để đầu tư, tôn tạo và khôi phục còn hạn chế.  Cơ cấu kinh tế nông, ngư, lâm- công nghiệp và dịch vụ trong tỉnh đang chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng kinh tế công nghiệp và dịch vụ, trong đó dịch vụ du lịch cũng có bước phát triển tương đối khá. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 72  Lao động du lịch: Bảng 7: Lao động ngành du lịch giai đoạn 2001-2009 Đơn vị: người 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 ĐH và trên ĐH 6 8 8 10 10 15 18 27 32 CĐ, TC 10 15 17 20 25 35 49 60 75 Đào tạo khác 50 50 70 100 150 190 230 300 400 Chưa qua đào tạo 784 182 805 820 825 910 908 868 853 Lao động ngành DL 850 855 900 950 1.010 1.150 1.205 1.255 1.360 Nguồn: sở văn hóa thể thao du lịch Bạc Liêu Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 73  Cơ cấu kinh tế: Biểu đồ 1: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bạc Liêu năm 2001: Biểu đồ 2: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bạc Liêu năm 2005: Nguồn: sở văn hóa thể thao du lịch Bạc Liêu Như vậy từ năm 2001 đến năm 2005 tổng sản phẩm dịch vụ có tăng lên nhưng tỷ trọng dịch vụ trong nền kinh tế của tỉnh lại không tăng. Điều đó chứng tỏ sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ của tỉnh vẫn còn chậm, riêng ngành du lịch chiếm tỷ trọng còn rất nhỏ bé. 54.819.6 20.6 Nông- ngư- lâm nghiệp Công nghiệp- xây dựng Dịch vụ 57.7 22.1 20.2 Nông- ngư- lâm nghiệp Công nghiệp- xây dựng Dịch vụ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 74 2.3.1. Vận dụng ma trận SWOT 2.3.1.1. Mặt mạnh: Bạc Liêu là một tỉnh mới được tái lập từ đầu năm 1997, nằm trong tiểu vùng du lịch tây Nam Bộ, thuộc vùng du lịch ĐBSCL. Bạc Liêu có vai trò trong phát du lịch của vùng nói riêng và của cả nước nói chung. Tỉnh Bạc Liêu nằm trên trục quốc lộ 1A, giao thông thuận tiện cả đường bộ và đường thuỷ. Nét đặc thù của tỉnh là có nhiều hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn, các cửa sông ven biển với những khu bảo tồn tự nhiên nổi tiếng cả nước. Đồng thời tỉnh cũng có tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị nhất định trong phát triển du lịch. Từ khi tỉnh được tái lập đến nay, kinh tế của tỉnh luôn luôn tăng trưởng ở mức cao và tương đối tòan diện. Cơ cấu kinh tế đang từng bước chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng kinh tế công nghiệp và dịch vụ, kinh tế du lịch cũng được quan tâm đầu tư phát triển. Về mặt xã hội, các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá ngày càng được nâng cao rõ rệt, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện cả về mặt vật chất và tinh thần. Thiên nhiên ưu đãi, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai mau mỡ. Mặc dù ở miền biển nhưng Bạc Liêu có hệ thống nước ngầm nên có thể cung cấp nước sinh hoạt cho người dân nơi đây. Một số điểm du lịch đã nhận ra được tầm quan trọng của du lịch, cải thiện cơ sở vật chất và đội ngũ nhân viên, một số điểm có đồng phục riêng cho nhân viên không còn giống như trước kia, góp phần tạo cảm tình với du khách trong và ngoài nước. 2.3.1.2. Mặt yếu Bạc Liêu là tỉnh gần tận cùng về phía Nam, xa cách thành phố, xa các trung tâm du lịch lớn. Vì vậy việc đưa đón, nhận làm công đoạn du lịch lữ hành sẽ khó khăn. Đồng thời Bạc Liêu không có lợi thế thu hút khách ở giữa các tuyến trục giao thông như một số tỉnh, thành phố khác. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 75 Tài nguyên và các hệ sinh thái tự nhiên của tỉnh đang bị suy giảm, môi trường ở một số vùng bị ô nhiễn cần phải được khôi phục. Các di tích lịch sử, văn hoá đang bị xuống cấp, thiếu vốn đầu tư để trùng tu tôn tạo. Giao thông đường bộ đến một số điểm du lịch còn khó khăn, đặc biệt thiếu các tuyến đường tốt dẫn đến các điểm du lịch hấp dẫn trong tỉnh. Ví dụ như đường đến các sân chim Phước Long và Đông Hải, đường đến tháp cổ Vĩnh Hưng… Lao động trong lĩnh vực du lịch còn thiếu về số lượng và yếu về mặt chất lượng. 2.3.1.3. Cơ hội: Hệ thống giao thông đang dần cải thiện giúp cho việc giao thông đi đến các điểm du lịch ngày càng thuận tiện. Cầu Cần Thơ đã được khánh thành vào tháng tư vừa qua tạo, là cầu nối để việc giao thông đến Bạc Liêu nhanh chóng, dễ dàng. Du khách không còn bị tình trạng kẹt phà, chèo kéo mua hàng… Giao thông thuận tiện vì thế Bạc Liêu sẽ có cơ hội là điểm dừng chân cho các tour, đoàn du lịch…, không còn sợ hạn chế về thời gian. Du khách từ lâu đã biết đến Bạc Liêu qua giai thoại “ công tử Bạc Liêu”, bài hát “dạ cổ hoài lang” của cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu. 2.3.1.4. Nguy cơ: Khủng hoảng kinh tế tài chính vừa qua ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch ở Bạc Liêu. Bạc Liêu nằm giữa Sóc Trăng và Cà Mau theo trục quốc lộ 1A, là 2 TP có tiềm năng rất lớn về du lịch. Những loại hình du lịch của Bạc Liêu hầu như Cà Mau và Sóc Trăng đều có trừ tháp cổ Vĩnh Hưng. Một số sản phẩm, điểm du lịch còn đơn điệu chưa liên kết được các điểm lại với nhau. Chưa có sản phẩm đặc trưng riêng mang thương hiệu của tỉnh. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 76 2.3.2. Chiến lược phát triển của các địa phương lân cận: 2.3.2.1. Chiến lược phát triển của tỉnh Sóc Trăng: Sáng ngày 30/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH ,TT&DL) tổ chức Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh du lịch tỉnh Sóc Trăng lần thứ II năm 2010. Đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở VH ,TT&DL, Uỷ ban nhân dân thành phố Sóc Trăng, các Ban ngành hữu quan và doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đến dự. Năm qua, tổng lượt khách du lịch đến Sóc Trăng ước đạt gần 600 ngàn lượt người, tăng 1,63% so với năm trước. Trong đó, khách quốc tế hơn 6.000 lượt, doanh thu ước đạt gần 60 tỷ đồng, đạt 112,77% kế hoạch năm. Các khách sạn được phổ biến theo tiêu chí về phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch theo quy định mới. Trong năm, có 05 cơ sở lưu trú du lịch thẩm định và thẩm định lại, trong đó thẩm định mới 02 cơ sở, nâng tổng số khách sạn hiện có trong tỉnh là gần 30 khách sạn. Tại Hội nghị, Ban Tổ chức thông qua Thông tư 88 và 89/2008/TT- BVHTTDL của Bộ VH,TT&DL quy định một số nội dung về tiêu chí phân loại, xếp hạng; hồ sơ đăng ký hạng, thủ tục xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện trong cơ sở lưu trú du lịch và các vấn đề về kinh doanh lữ hành, chi nhánh văn phòng đại diện doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam, những điều kiện đối với hướng dẫn viên du lịch. Các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến về tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh, tổ chức sự kiện văn hóa lễ hội, các dự án kêu gọi đầu tư, song song với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức khu dịch vụ ăn uống về đêm. Đồng thời, giới thiệu quảng bá sản phẩm Sóc Trăng, các tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh… Các ngành chức năng cũng đã giải đáp những vấn đề mà đại biểu đã đặt ra, cùng chung tay góp sức, xây dựng tỉnh ngày càng giàu đẹp, văn minh. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 77 2.3.2.2. Chiến lược phát triển của tỉnh Cà Mau: Trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, sẽ được chú trọng đầu tư nhằm giữ vai trò quan trọng hơn trong việc thực hiện các mục tiêu về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao mức sống cho người dân. Theo tính toán của những nhà hoạch định kinh tế, du lịch Cà Mau đến năm 2010 sẽ thu hút được 775 ngàn lượt khách, đạt doanh thu 270 tỷ đồng, đóng góp 1,7% GDP của tỉnh. Đến năm 2020 sẽ thu hút 3 triệu lượt du khách (trong đó có 66 ngàn lượt khách quốc tế), doanh thu đạt 1500 tỷ đồng, đóng góp 4,06% GDP… Những con số tuy khiêm tốn nhưng có tính khả thi cao bởi Cà Mau đang có bên mình những tiềm năng mà không phải nơi nào cũng có được. Hiện nay, nhiều điểm, khu du lịch trên địa bàn tỉnh đang được đầu tư đưa vào khai thác như: Khu du lịch Khai Long, Hòn Đá Bạc, Mũi Cà Mau, khu đa dạng sinh học LNT 184, LNT Sông Trẹm… đang có sức hút du khách mạnh mẽ. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư nâng cấp, xây mới. Hệ thống khách sạn đang ngày càng được nhiều thành phần kinh tế tham gia tạo nên một diện mạo mới cho cơ sở hạ tầng phục vụ du khách. Tài nguyên du lịch của Cà Mau rất phong phú. Bên cạnh tài nguyên du lịch thiên nhiên như hệ sinh thái rừng ngập mặn (có diện tích lớn thứ 2 thế giới) chỉ sau rừng Amazon của Brazil), hệ sinh thái rừng tràm U Minh Hạ, các điểm độc đáo khác như Mũi Cà Mau, Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc, Bãi biển Khai Long, các khu đa dạng sinh học ở các LNT… Cà Mau còn có tài nguyên du lịch nhân văn như Làng Rừng, Khu chứng tích tội ác chiến tranh Hải Yến - Bình Hưng và quan trọng hơn, Cà Mau là điểm cuối của đường Hồ Chí Minh trên biển đầy huyền thoại… có thể phát triển thành nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng, đặc sắc, có khả năng thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Thêm vào đó, các công trình hạ tầng giao thông quan trọng của vùng ĐBSCL đã và đang được tiến hành, chắc chắn góp phần thúc đẩy du lịch Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 78 Cà Mau phát triển nhanh hơn như: cầu Cần Thơ, tuyến cao tốc Tp.HCM - Cần Thơ, nâng cấp tuyến Quốc lộ 1A: Cần Thơ - Năm Căn, đường Hồ Chí Minh nối dài đến Đất Mũi… tất cả sẽ hoàn thành và rút ngắn về khoảng cách và thời gian từ TP.HCM, Cần Thơ đến Cà Mau, Đất Mũi. Trước những điều kiện thuận lợi này, ngành du lịch Cà Mau cần đầu tư để xây dựng một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có chất lượng cao, đồng bộ cả về cơ sở lưu trú, vui chơi giải trí, thể thao, phương tiện vận chuyển, các cơ sở dịch vụ du lịch khác để có đủ điều kiện phục vụ nhu cầu ngày càng cao của du khách. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, phát huy lợi thế các sản phẩm du lịch đặc thù của Cà Mau để cạnh tranh trên thị trường nhằm hấp dẫn du khách, phải có những chương trình đặc thù để kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của du khách bằng những sản phẩm đặc trưng của vùng sông nước này. Đặc biệt quan tâm đến lợi ích cộng đồng của khu dân cư, nơi có tài nguyên du lịch; giữ gìn phát huy bảo tồn bản sắc văn hóa ở địa phương… Du lịch Cà Mau sẽ có một hướng đi đúng để trở thành điểm đến thân thiện, Cà Mau sẽ là vẻ đẹp tiềm ẩn cần được khai phá, nhất là trong năm du lịch Quốc gia Mekong - Cần Thơ 2008 đã và đang được khai diễn… 2.3.3. Cơ sở dự báo: 2.3.3.1. Nguồn lực dân số trong tỉnh và trong vùng: Theo dự báo của sở Lao Động- thương binh và xã hội tỉnh Bạc Liêu, dân số Bạc Liêu đến năm 2010 là 858.540 người và đến năm 2020 khoảng 914.495 người. Dân số toàn vùng ĐBSCL theo quy hoạch tổng thể ĐBSCL dự báo dân số vùng ĐBSCL năm 2010 là 21.517.500 người và khả năng đến năm 2020 tăng lên 22.5 triệu người. Như vậy kể cả dân số của TPHCM thì nguồn nhân lực trong vùng giai đoạn 2002-2010 ở mức khoảng từ 22 lên 26.6 triệu người (chiếm khoảng ¼) dân số cả nước). Đây là điều kiện tăng lượng du khách du lịch nội địa đến Bạc Liêu. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 79 2.3.3.2. Căn cứ vào lượng du khách quốc tế đến Việt Nam và dự báo của tổng cục du lịch: Năm 2000 là 3.5- 4 triệu lượt khách, tăng bình quân giai đoạn 1996-2000 là 22.1%/năm. Năm 2005 là 3- 3.5 triệu lượt khách, tăng bình quân giai đoạn 2001-2005 là 10.3%/năm. Năm 2010 là 5.5- 6 triệu lượt khách tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 là 11%/năm. 2.3.3.3. Căn cứ lượng khách du lịch trong nước và dự báo của Tổng cục du lịch: Giai đoạn 0995-2000 tăng bình quân hàng năm 20.5%. Giai đoạn 2000-2005 tăng bình quân hàng năm 10%. Giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân hàng năm 7%. 2.3.3.4. Điều kiện về kết cấu hạ tầng: Giao thông trong vùng được cải thiện đặc biệt là quốc lộ 1A từ TPHCM đi Cà Mau đang được nâng cấp, mở rộng và cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu xây xong sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến Bạc Liêu nhiều hơn trong thời gian tới. Với các yếu tố vị trí địa lý và khả năng thu hút du khách của tỉnh so với trung tâm du lịch, các vùng trọng điểm du lịch của cả nước thì số lượng khách du lịch quốc tế và nội địa đến Bạc Liêu trong những năm tới vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ so với cả nước. Dự báo khách du lịch đến Bạc Liêu chiếm khoảng 0.1%- 0.15% lượng khách quốc tế và 1.8% lượng khách du lịch trong nước so với cả nước tương ứng với các giai đoạn. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 80 2.3.4. Dự báo số lượng du khách: Bảng 8: Dự báo số lượng khách du lịch đến Bạc Liêu tính theo năm: Đơn vị 2010 2015 2020 Tổng khách dl Lượt người 384.000 556.000 728.000 Khách quốc tế Lượt người 13.000 20.000 26.000 Khách nội địa Lượt người 371.000 536.000 702.000 Tổng ngày khách ngày khách 502.500 740.000 977.500 quốc tế ngày khách 33.468 50.812 68.156 Nội địa ngày khách 468.514 689.188 909.344 Ngày lưu trú TB Ngày 1,20 1,35 1,50 Nguồn: sinh viên thực hiện 2.3.5. Dự báo doanh thu dịch vụ du lịch: Trong những năm tới, do cơ sở vật chất kĩ thuật được đầu tư phát triển, chất lượng khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ du lịch cũng tăng lên. Trên cơ sở đó dự báo lượng du khách, thời gian lưu trú và khả năng chi tiêu của du khách. Dự báo doanh thu dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đến năm 2010 và khả năng đến năm 2020 như sau: Tổng doanh thu giai đoạn 2001-2010 tăng bình quân hàng năm là 20,8%. Tộng doanh thu giai đoạn 2010-2020 tăng bình quân hàng năm là 18,6%. Bảng 9: Dự báo doanh thu du lịch Bạc Liêu: Đơn vị: tỷ đồng Năm 2010 2015 2020 Tổng doanh thu 350 504 657 Quốc tế 47 71 96 Nội địa 303 433 561 Nguồn: sinh viên thực hiện Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 81 2.3.6. Dự báo nhu cầu về lao động: Ước tính một phòng quốc tế cần 1.7 lao động trực tiếp, một phòng nội địa cần 1.2 lao động trực tiếp. (1 lao động trực tiếp tương đương 2.2 lao động gián tiếp) Bảng 10: Dự báo nhu cầu lao động du lịch Đơn vị: người 2010 2020 Tổng nhu cầu lao động 2.000 3.500 Lao động trực tiếp 1.400 2.500 Lao động gián tiếp 600 1.000 Nguồn: sở văn hóa thể thao du lịch Bạc Liêu Biểu đồ 3: Dự báo nhu cầu lao động phân theo trình độ đào tạo Đơn vị: % Năm 2010 15 2560 đại học và trên đại học trung cấp sơ cấp, nhân viện Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 82 Năm 2020 Nguồn: sở văn hóa thể thao du lịch Bạc Liêu 2.3.7. Dự báo nhu cầu về vốn: Căn cứ vào nhu cầu đầu tư cơ sờ vật chất kĩ thuật, mua sắm trang thiết bị và đào tạo phát triển nguồn lực từ nay đến năm 2020 (kể cả đầu tư đồng bộ nhiều cơ sờ hạ tầng liên quan như: giao thông, điện, nước, khôi phục rừng, môi trường…). Dự ước nhu cầu vốn đầu tư như sau: Tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2010-2020 là 250 tỷ đồng. Trong đó dự kiến nguồn: Vốn ngân sách nhà nước 5% ( kể cả nguồn vốn trung ương hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật du lịch). Vốn vay: 40%. Vốn liên doanh đầu tư: 45%. Các nguồn khác: 10%. 20 30 50 đại học và trên đại học trung cấp sơ cấp, nhân viện Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 83 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TIỀM NĂNG DU LỊCH TỈNH BẠC LIÊU TỪ NAY ĐẾN HẾT NĂM 2020 3.1. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DU LỊCH:  Khách sạn: Sự tiện nghi thoải mái và điều kiện vệ sinh tốt là những yếu tố cơ bản mà bất cứ khách hàng nào cũng mong đợi nhưng để tạo sự khác biệt cho khách sạn của mình so với đối thủ cạnh tranh thì mỗi khách sạn trong tỉnh phải có nét đặc trưng riêng. Đó là những điều khách sạn muốn thêm vào để tỏ lòng mến khách và để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách như:  Khách được cung cấp thêm một món đồ uống hoặc thức ăn thêm như một món quà bất ngờ.  Khách đến nhận phòng thường đói và mệt sau những giờ đi đường, chuyến bay bị hoãn lại, thất lạc hành lý… thì một bữa ăn lót dạ hay thức uống sẽ làm cho khách cảm động.  Tặng hoa, rượu, trái cây hoặc quà được gói cẩn thận và đẹp mắt cho khách nhân ngày sinh nhật hay khách hưởng tuần trăng mật.  Tặng phòng tân hôn khi khách đặt tiệc cưới tại khách sạn.  Khách sẽ ngạc nhiên và thú vị khi nhận được một chiếc bánh từ đầu bếp khách sạn nhân kỉ niệm ngày cưới của họ.  Khách sạn nên có xe đưa đón khách ở sân bay, tặng hoa thậm chí Ban Giám đốc khách sạn ra tận nơi đón thì thật sự gây ấn tượng cho khách.  Chuẩn bị sách về văn hoá, du lịch (kể cả bằng tiếng Anh, Pháp…) cho những du khách quan tâm đến địa phương, nơi điểm đến hoặc muốn cập nhật các tin tức mới…  Đa dạng hoá dịch vụ giải trí trong khách sạn như phòng chiếu phim hoặc hoà nhạc.  Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của khách sạn. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 84  Thường xuyên nghiên cứu sự thỏa mãn của khách hàng, đồng thời đánh giá nội bộ định kì.  Xây dựng hệ thống thống tin rộng rãi trong khách sạn. Ví dụ có khách phàn nàn về bộ phận lễ tân thì bộ phận này có nhiệm vụ thông báo các bộ phận khác trong khách sạn để các bộ phận khác phục vụ du khách chu đáo hơn nhằm giảm bớt những than phiền từ khách.  Hiện nay kinh doanh khách sạn không chỉ đơn thuần là kinh doanh phòng ngủ mà khách sạn còn chào bán nhiều sản phẩm du lịch phong phú, độc đáo đặc biệt dưới dạng trọn gói bao gồm các dịch vụ đi liền với nhau như lưu trú, cho thuê xe… Khách sạn đa dạng hoá sản phẩm của mình bằng cách đưa khách đến các điểm tham quan, các viện bảo tàng hoặc tham gia các hoạt động đặc biệt như lễ hội, thể thao… và khách sạn không tính giá tour quá cao cho khách du lịch. Có thể tạo ra nhiều tour, loại sản phẩm trọn gói như tour khám phá, dã ngọai, du lịch nông thôn… Tuy lợi nhuận trực tiếp khi bán các loại sản phẩm trọn gói này không cao nhưng lợi ích gián tiếp mà khách sạn mang lại khá lớn. Những khách hàng khi mua sản phẩm trón gói nếu được thỏa mãn họ sẽ trở lại khách sạn mua sản phẩm trọn gói khác và giới thiệu với bạn bè của họ… Khách sạn cần có nhiều loại hình vui chơi giải trí, nhiều loại hình hoạt động văn hoá đặc sắc, mang tính truyền thống dân tộc nhân các ngày lễ của quốc gia… Cần áp dụng chính sách giảm giá đối với khách ở lâu hoặc tăng thêm các dịch vụ miễn phí khác. Bán sản phẩm lưu niệm: giá cả phải chăng, vị trí của cửa hàng dễ nhìn thấy, bao bì, đóng gói đẹp và lạ mắt, quảng cáo chân thật, uy tín… Sản phẩm phải đa dạng, phong phú về mẫu mã và giá cả và cần sự hỗ trợ của chính phủ về thuế khoá. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 85  Nhà hàng- quán ăn:  Cải tiến công thức nấu ăn cũ: Một món ăn ngon, hấp dẫn nhưng mười mấy năm vẫn mùi vị ấy thì khó mà giữ chân được khách và sớm muộn gì khách sẽ không đến nữa. Cho nên bếp trưởng phải thường xuyên học hỏi, tham gia các lớp huấn luyện, tìm tòi trên internet trao dồi kiến thức để đưa ra những ý tưởng mới lạ về công thức nấu ăn để làm mới sản phẩm của mình. Như vậy mới có thể tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng cũ và lôi cuốn thêm những khách hàng mới.  Thay đổi cách trang trí đĩa thức ăn cho đẹp mắt: Cùng với sự tiến bộ của xã hội thì văn hoá ẩm thực đã trở thành nghệ thuật. ngày nay khi cuộc sống vật chất đã được đáp ứng đầy đủ thì con người lại có nhu cầu cao hơn là thoã mãn về tinh thần. Cho nên khi ăn uống thực khách không chỉ thưởng thức món ăn bằng vị giác mà còn thưởng thức bằng thị giác. Tuy nhiên nếu chỉ trang trí một kiểu thôi thì khách nhìn vào cũng cảm thấy nhàm chán. Cho nên đầu bếp phải khéo léo, thường xuyên thay đổi cách thức trang trí cho đĩa thức ăn thêm đẹp mắt, phải luôn tạo cảm giác mới lạ, thú vị nơi khách hàng.  Đưa thêm món ăn mới vào thực đơn: Đây là công việc cần thiết cho sự thành công của nhà hàng. Một quyển thực đơn toàn những món ăn cũ khách ăn thường xuyên sẽ cảm thấy ngán thì khó lòng mà kích thích được khẩu vị của khách hàng và khiến họ quay trở lại ủng hộ mình nữa. Hầu hết thực khách điều yêu thích những món lạ, hấp dẫn. một món ăn ngon cũng tạo nên thương hiệu nổi tiếng, vì thế món mới đưa vào thực đơn là món ăn đặc biệt có thể lôi cuốn du khách. Tuy nhiên phải được thử nghiệm thật kỹ trước khi đưa vào thực đơn.  Thay đổi thực đơn: Để đáp ứng thị hiếu và nhu cầu của khách hàng thì nhà hàng cần phải thường xuyên duyệt lại thực đơn để đưa ra một thực đơn mới cho phù hợp với thị trường. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 86 Bởi vì thực khách mong đợi những điều ngạc nhiên, thú vị mà một nhà hàng quen thuộc dành cho họ. Đồng thời việc thay đổi thực đơn là việc làm mới mình với người quen cũ và hấp dẫn người mới.  Giao thông: Hình thức tổ chức vận chuyển khách du lịch trong thời gian sắp tới vẫn chủ yếu là hợp đồng theo các tour du lịch. Vì vậy cần đầu tư trang thiết bị hiện đại, an toàn, chỉnh trang về hình thức, phương tiện gắn bảng hiệu du lịch Bạc Liêu và có quy định hợp đồng cụ thể giữa ngành du lịch và chủ phương tiện. Trong giai đoạn 2010-2020 phải mua sắm tàu du lịch hiện đại, thiết bị tiên tiến, có các dịch vụ ăn uống, ca nhạc trên tàu. Đồng thời mua thêm một số loại tàu du lịch vừa và nhỏ để khai thác tối ưu tuyến du lịch biển. 3.2. Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ du lịch:  Khách sạn:  Nghiên cứu xây dựng một số khách sạn gắn với thiên nhiên xanh để gắn nhu cầu lưu trú với cảm nhận về tự nhiên của du khách. Đa dạng hoá kiến trúc (khách sạn cao tầng, biệt thự độc lập, một số khách sạn quy mô nhỏ…) phù hợp với từng điểm du lịch.  Trang bị nội thất khách sạn cần gắn giữa hiện đại với bản sắc dân tộc. Trong xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp phải đảm bảo dịch vụ đồng bộ và hợp lý với khả năng sử dụng của khách.  Cơ sở vật chất kĩ thuật cẩn phải được đầu tư mạnh, đổi mới thường xuyên và bổ sung kịp thời cho phù hợp với tiến bộ, văn minh xã hội. Tránh tụt hậu không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.  Cần phải khai thác và sử dụng tối đa khả năng của cơ sở vật chất kĩ thuật. Muốn vậy khách sạn phải áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật sử dụng được những lợi thế do khoa học kĩ thuật mang lại cho việc kinh doanh của khách sạn.  Cần có phương án kinh doanh cụ thể, đặc biệt là mùa thấp điểm. Hạn chế việc sử dụng không cân đối cơ sở vật chất trong năm. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 87  Đa dạng hoá cơ sở vật chất kĩ thuật trong khách sạn vì nhu cầu hiện nay của du khách rất phong phú. Do vậy cơ sở vật chất kĩ thuật, tiện nghi phục vụ trong khách sạn cũng phải đa dạng.  Hiện đại hoá cơ sở vật chất kĩ thuật vì khách hàng ngày đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao và đa dạng, xu hướng hiện đại hoá cơ sở vật chất kĩ thuật là một xu hướng tất yếu khách quan phù hợp với sự phát triển của xã hội.  Xây dựng cơ sở vật chất kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, hài hoà với thiên nhiên. Bên cạnh đó đòi hỏi sự thuận tiện, tiện nghi hiện đại, độc đáo thì du khách cũng muốn hưởng thụ một môi trường trong lành.  Nhà hàng:  Nâng cấp và sửa chữa nhà hàng cũ: Ấn tượng đầu tiên “đập” vào mắt thực khách và có thể thu hút họ là vẻ bề ngòai sang trọng của nhà hàng. Con người ai cũng vậy luôn thích cái đẹp và cái mới. Mặc dù nhà hàng là nơi ăn uống, thực khách đến chủ yếu là thưởng thức món ăn ngon, nhưng ngồi trong nhà hàng với bầu không khí mát mẻ, ngồi trong nhà hàng sang trọng thì ăn cũng ngon miệng hơn là ngồi trong nhà hàng cũ kĩ, chật hẹp, nóng nực. Vì vậy cần phải quan tâm hơn đến vấn đề nâng cấp và sửa chữa nhà hàng, thường xuyên làm mới chúng. Một số chủ nhà hàng quan niệm tốt gỗ hơn tốt nước sơn điều đó đúng nhưng chưa đủ. Ngày nay không giống thời kỳ bao cấp, không chỉ có một nhà hàng của tỉnh mà còn biết bao nhà hàng ở các tỉnh lân cận đang cạnh tranh gay gắt. Cho nên cần phải hạn chế tối đa khuyết điểm của nhà hàng và cố gắng thể hiện càng nhiều ưu điểm càng tốt.  mua sắm thêm những trang thiết bị mới phục vụ cho nhà hàng: Trang thiết bị cũ kĩ, lỗi thời, chén dĩa sờn nứt và ố vàng sẽ không tạo được cảm giác an tâm và thoải mái cho khách hàng. Vì họ không biết nhà hàng này có vệ sinh không? Có đáng tin cậy không? Nhưng nếu trang thiết bị của nhà hàng mới mẻ, trắng tinh và tươm tất thì khách hàng cũng có cái nhìn khác hơn về nhà hàng. Họ cũng tin tưởng hơn và quyết định chọn nhà hàng mình để ăn uống. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 88  Trồng thêm cây xanh tạo không khí trong lành: Sống trong đô thị với nhiều khói bụi lại thêm bận bịu lo toan cho công việc, cho gia đình nên một không khí trong lành và mát mẻ là sự lựa chọn tối ưu cho những buổi điểm tâm, họp mặt gia đình, đi du lịch…  Quan tâm đến vệ sinh ẩm thực và quản lí tốt môi trường: An toàn thực phẩm là một trong những quan tâm hàng đầu trong việc điều hành một nhà hàng. Quan tâm đến việc giữ gìn nhà hàng sạch sẽ và có tổ chức là cách tốt nhất để đảm bảo an toàn thực phẩm. Thường xuyên lau chùi các tủ đựng thức ăn, bàn ghế, giá đựng dụng cụ, bát đĩa… nhà hàng vốn là nơi thường bị côn trùng, vi khuẩn gây hại xâm nhập, tấn công nhiều nhất đặc biệt là trong thùng rác hoặc đồ ăn thức uống không được bảo quản kỹ. Nếu không vệ sinh sạch sẽ chúng sẽ phát tán và có thể truyền bệnh cho thực khách ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ. Bên cạnh đó nhà hàng cần phải liên kết với sở vệ sinh để xử lý rác thải và nước thải phù hợp tránh gây ô nhiễm cho môi trường, đồng thời đảm bảo sức khoẻ cho thực khách và cả nhân viên.  Điểm du lịch: Trùng tu tôn tạo một số điểm du lịch trong tỉnh nhằm phục vụ nhu cầu du lịch của du khách. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên trong khu, điểm du lịch. Đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật ở các điểm du lịch phục vụ cho du khách có nhu cầu ở lại qua đêm. Ví dụ như xây dựng một số phòng nghỉ cho du khách ở khu du lịch vườn nhãn chẳng hạn… Chú trọng phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hoá: Về du lịch sinh thái: phát triển đầu tư vào vườn nhãn, vườn chim Bạc Liêu, đầu tư CSHT- VCKT khu du lịch nhà mát hiệp thành. Phát triển, đầu tư du lịch nhà vườn ở P8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 89 Về du lịch văn hoá: mở rộng khu phật bà Nam Hải, xây dựng lại bờ kè trên sông đoạn thị xã Bạc Liêu để phục vụ hò trên sông Bạc Liêu. Về văn hóa ẩm thực tại điểm du lịch: Với hệ thực vật đặc trưng rừng ngập mặn và hệ động vật biển ven biển phong phú. Tỉnh bạc liêu có nhiều sản vật khá đặc sắc, thêm vào đó mỗi dân tộc lại có cách chế biến món ăn khác nhau đã làm nên nét văn hóa trong nghệ thuật ẩm thực khá độc đáo. Người Hoa nổi tiếng với các món ăn truyền thống như cháo Quảng, chả giò, vịt tiềm, cơm rang, hoành thánh, xíu mại, há cảo…, sử dụng nhiều gia vị, có khi được chế biến chung với các loại thuốc Bắc. Nước chấm của người Hoa cũng rất ngon và làm công phu. Đặc biệt nghệ thuật nấu nướng của người Hoa càng đặc sắc hơn khi tận mắt chứng kiến cách họ làm. Thợ nấu của người Hoa có khả năng phục vụ cho nhiều thực khách, nên ở các bữa tiệc lớn người ta thường chọn món ăn của người hoa. Nhược điểm lớn nhất là sử dụng rất nhiều mỡ động vật, gần đây chuyển sang sử dụng dầu thực vật nhưng lượng dùng vẫn lớn dễ gây ngán. Người Kinh chế biến đơn giản hơn, ít gia vị, dầu mỡ hơn. Canh chua cá kho tộ được xem là món ăn truyền thống của dân Nam Bộ. Các món ăn đặc sản khác của dân Bạc Liêu là: lẩu mắm và các loại mắm (làm bằng cá, tôm, ốc, thịt…), các loại cá khô (cá kèo, cá khoai, cá sặc bổi, cá lóc…), các loại rượu đế, rượu nếp say nồng nhưng ít gây mệt. Người Khmer ăn uống đơn giản nhất, sử dụng nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên và chế biến đơn giản nên rất dân dã. Nổi bật là loại mắm bò hóc được làm từ cá đồng hoặc cá biển, ăn chung với các loại rau quanh vườn, chuối chát, khế… mắm bò hóc còn được dùng như một gia vị chính để nêm nếm khi chế biến món ăn khác: canh thập cẩm, bún nước lèo ăn với rất nhiều rau và tất cả động vật mà họ có thể bắt được (cá, tôm, lươn, rắn…) rượu của người Khmer cũng rất ngon, được làm từ các loại gạo ngon (nếp nàng thơm…) Tất cả các món ăn truyền thống của 3 dân tộc được tổ chức tại các điểm ăn uống, điểm bán hàng lưu niệm tại các điểm ra vào của các điểm du lịch. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 90 Nghiên cứu để định ra một công thức chung cho một số loại món ăn đặc sản, các thợ nấu sẽ được hướng dẫn cách chế biến thống nhất, có thể pha chế thêm nhưng phải giữ được những mùi vị đặc trưng cơ bản. Nghiên cứu chế biến một số rượu đặc sản đóng chai như rượu nếp, rượu nhãn… và đặt tên gọi như một loại sản vật của Bạc Liêu để du khách có thể dùng làm quà lưu niệm. Vấn đề vệ sinh thực phẩm cần được coi trọng bởi các món ăn dân dã thường tạo cảm giác kém vệ sinh, các điểm dịch vụ ăn uống phải thường xuyên được các bộ, ngành có liên quan kiểm tra, xem xét.  Giao thông : Xây dựng, nâng cấp các đoạn đường dẫn đến các điểm, khu du lịch. Xây dựng hệ thống đường trong khuôn viên điểm, khu du lịch sạch sẽ, thoáng mát. Kiểm tra, nâng cấp thường xuyên thiết bị vận chuyển du khách. Mua thêm các loại xe, tàu mới để phục vụ nhu cầu du lịch. Xây dựng bờ kè trên khúc sông Bạc Liêu để phục vụ nhu cầu về du lịch biển, du thuyền trên sông. 3.3. Đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự phục vụ du lịch:  Khách sạn: Bên cạnh việc nâng cấp trang thiết bị phục vụ kinh doanh, cần phải tổ chức những khoá đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công nhân viên. Hình thành đội ngũ công nhân viên của khách sạn mang phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Tổ chức lại cơ cấu nhân sự, phân công đúng người, đúng việc. Tuyển rất hạn chế và chọn lọc những người có năng lực và làm việc có năng suất. Chỉ tuyển dụng thay thế trong trường hợp không thể choàng gánh công việc hoặc không thể thay thế bằng nguồn nội bộ. Đào tạo được xem như là công tác trọng yếu. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế như hiện nay, việc tăng cường các hoạt động đào tạo vừa là cơ hội, vừa là Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 91 cứu cánh và là nền tảng cho sức bật cao hơn trong nền kinh tế thế giới vực dậy sau khủng hoảng. Xây dựng hệ thống đánh giá nhân viên làm cơ sở để thưởng phạt và thúc đẩy kết quả làm việc xuất sắc. Huấn luyện các trưởng bộ phận trong việc ứng dụng đánh giá vào từng công việc, từng chức danh và từng cá nhân.  Nhà hàng  Đào tạo tại chỗ: Để nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn cho nhân viên nhưng vừa tiết kiệm ngân sách cho nhà hàng thì cách tốt nhất là đào tạo tại chỗ. Nhà hàng đến thuê chuyên gia đến giảng dạy thêm cho nhân viên, bồi dưỡng thêm kiến thức và kĩ năng cho họ để họ hiểu biết hơn về công việc của mình. Từ đó phục vụ khách tốt hơn, chuyên nghiệp hơn, mang đến nhiều khách hơn cho nhà hàng.  Tuyển dụng thêm chất xám: Sự thành bại của nhà hàng phụ thuộc vào tài lãnh đạo của nhà quản lý. Một nhà quản lý tài ba sẽ biến một tập thể dưới quyền thành một đội quân xuất sắc, làm cho mọi việc diễn ra thông suốt, trôi chảy hơn. Đội ngũ nhân viên cũng có thể kiểm tra các sự cố. Vì thế hãy cất công tìm những người giỏi nhất để quản lý nhà hàng tuy mất nhiều thời gian và tiền bạc nhưng đó là một công việc nên làm và phải làm bởi vì họ là người hái ra tiền cho nhà hàng đồng thời giúp nhà hàng ngày một phát triển hơn.  Khuyến khích sáng kiến: Một sáng kiến hay sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho nhà hàng. Vì vậy không nên bỏ qua bất kỳ một sáng kiến nào của nhân viên mà còn phải tìm cách khuyến khích nhân viên nhân viên của mình đưa ra càng nhiều ý kiến càng tốt. Từ đó chọn lọc những sang kiến hay nhất, có lợi cho nhà hàng nhất để áp dụng. Tuy nhiên, nhà hàng cần phải có chính sách khen thưởng đối với nhân viên có sáng kiến, ý tưởng hay. Như vậy mọi người sẽ hăng hái hơn trong việc đưa ra sáng kiến. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 92  Đào tạo nhân viên phục vụ là người biết cười, hiếu khách, hiểu ý khách và tôn trọng khách: Đây là điều quan trọng trong chiến lược thu hút khách. Bởi vì nhân viên là người tiếp xúc trực tiếp với khách. Thái độ phục vụ và tác phong nghiệp vụ của nhân viên sẽ tạo cho khách một ấn tượng tốt đẹp về nhà hàng. Ngoài ra, một phục vụ viên tinh ý sẽ có những đánh giá khá chuẩn về khách hàng. Chẳng hạn như: Khách thuộc loại nào? Có thể chi bao nhiêu cho một bữa ăn? Và trên cơ sở đó tìm cách làm cho khách chi mạnh tay hơn qua những gợi ý tế nhị, kín đáo. Đồng thời họ cũng có thể đọc được suy nghĩ của khách khi khách xem thực đơn để có những phản ứng thích hợp. Một nhà hàng muốn thu hút khách ngoài món ăn ngon thì nhân viên phục vụ cũng không kém phần quan trọng. Vì vậy nhà hàng cần đào tạo thật kỹ và có chế độ khuyến khích, động viên kịp thời với những người làm tốt công việc dẫn dụ khách và hài lòng khách.  Điểm du lịch Điểm, khu du lịch cần có tổ chức quản lý tốt để đảm bảo việc thực hiện các quy định nơi đây như vấn đề về sức chứa, an ninh, môi trường… Hướng dẫn viên là người trực tiếp tiếp xúc, trò chuyện với du khách. Vì vậy không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho hướng dẫn viên. Đào tạo, tuyển dụng hướng dẫn viên tại địa phương, từ các trường đại học, cao đẳng của tỉnh nhà… Có thái độ hòa nhã, hòa đồng với du khách, không phân biệt đối xử. đồng thời nghiêm khắc với các hành vi gây hại đến văn hóa, môi trường tại điểm tham quan…  Giao thông: Một người không kém phần quan trọng trong tiến trình phục vụ khách du lịch và tiếp xúc thường xuyên với du khách là bác tài trên các loại phương tiện vận chuyển. Vì vậy cần phải nâng cao trình độ nhận thức của đội ngũ này trong cách cư xử với khách du lịch. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 93  Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng cách: - Mở lớp nâng cao kỹ năng nghiệp vụ nhân viên. - Thực hiện các chương trình đào tạo theo chu kỳ - Phải tạo điều kiện về giờ giấc làm việc khi nhân viên muốn đăng ký tham gia các lớp học bên ngoài để nâng cao trình độ chuyên môn. - Tổ chức các cuộc thi đua giữa các nhân viên của các bộ phận. - Khen thưởng nhân viên đạt thành tích tốt hàng tháng, quý. - Thường xuyên đưa ra các cơ hội thăng tiến để nhân viên cùng thi đua. 3.4. Duy trì đội ngũ nhân sự giỏi: Đây là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sự thành bại của công ty, mọi cơ quan. Vì thế mọi doanh nghiệp của tỉnh phải có những chính sách đãi ngộ hợp lý giúp duy trì đội ngũ nhân sự này. Tiền lương, thưởng phải cao phù hợp với nỗ lực của từng thành viên. Điều kiện làm việc tốt. Có cơ hội hội thăng tiến. Đào tạo và phát triển chuyên môn nghiệp vụ. Nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng. Xây dựng môi trường văn hoá doanh nghiệp tốt Giờ giấc làm việc uyển chuyển cho từng bộ phận nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. 3.5. Nâng cao công tác chiêu thị (quảng bá, xúc tiến) du lịch Tăng cường công tác xúc tiến và quảng bá du lịch thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để giới thiệu hình ảnh du lịch Bạc Liêu đến các địa phương trong và ngoài nước. Xây dựng trang web về Bạc Liêu để đưa lên mạng Internet. Phối hợp với các địa phương trong vùng đồng bằng song Cửu Long tổ chức các hội thảo chuyên đề về phát triển du lịch vùng, xây dựng các ấn phẩm và thương hiệu du lịch để quản bá trên thị trường trong và ngoài nước. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 94 Xuất bản cẩm nang xúc tiến du lịch Bạc Liêu và các ấn phẩm văn hoá đặc trưng để giới thiệu tiềm năng và cơ hội đầu tư phát triển du lịch của Bạc Liêu. Tìm và mở rộng thị trường Thị trường khách du lịch quốc tế là mục tiêu hướng tới của ngành, bao gồm nguồn khách từ các khu vực chính: Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ, đặc biệt là các nước trong khu vực, các nước lân cận như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Trong điều kiện hiện nay việc khai thác khu vực quốc tế của du lịch Bạc Liêu còn nhiều khó khăn, do đó phải tiếp tục liên doanh với công ty du lịch thành phố HCM là phù hợp với trình độ và khả năng của tỉnh. Đây cũng là thị trường tiềm năng của tỉnh vì hiện nay tỉnh chỉ khai thác trên dưới 1 % lượng khách. Sau đó cần vươn tới lĩnh vực kinh doanh lữ hành quốc tế bằng cách là công ty du lịch Bạc Liêu phải tham gia kinh doanh lữ hành quốc tế tìm thị trường và trực tiếp khai thác khách. Thị trường khách trong nước ổn định và không ngừng phát triển, bao gồm khách từ các tỉnh, thành phố đến tham quan du lịch và khách trong tỉnh đi tham quan du lịch ở các tỉnh khác. Việc khai thác tốt nguồn khách này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Tạo và mở rộng thị trường khách là một trong những yếu tố giúp cho ngành du lịch ngày càng phát triển. Ngành du lịch cần đẩy mạnh các hoạt động: liên doanh với các tỉnh và thành phố, tuyên truyền, quảng cáo… dưới nhiều hình thức đa dạng để thu hút khách. Trước hết là liên doanh với các tỉnh vùng ĐBSCL và TPHCM… 3.6. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương: Du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang khách hàng đến sản phẩm chứ không phải mang sản phẩm đến khách hàng. Sản phẩm ở đây bao gồm chỉ không gian môi trường nơi công đồng địa phương sử dụng hoặc sở hữu, mà còn là chính cộng đồng địa phương với bản sắc của họ. Chính vì điều đó mà chúng ta phải có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương mới có sự phát triển du lịch một cách bền vững. Vì vậy cần phải: Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 95 Tuyên truyền vận động nhân dân xung quanh điểm du lịch cùng hợp tác, đóng góp vào việc phát triển chung của du lịch. Để họ tham gia vào việc lập quyết định liên quan đến phát triển của điểm du lịch vì họ hiểu nơi đó hơn những người lãnh đạo. Khuyến khích cộng đồng tham gia vào các dự án du lịch, đầu tư cơ sở dịch vụ, làng nghề thủ công cung cấp sản phẩm cho du lịch, ủng hộ các quán ăn tự làm chủ, các dịch vụ bổ sung tăng thu nhập cho người dân. Tránh đưa ra những quyết định gây bất mãn chia rẽ. Chẳng hạn phải buộc họ dọn đi nơi khác hay có những chính sách ưu đãi không đồng đều. Cần phải dung hoà để đôi bên cùng hợp tác có lợi không dẫn đến bất đồng và phản ứng từ người dân. Nêu lên những lợi ích thiết thực để người dân thấy họ được quan tâm và có lợi khi tham gia vào hoạt động du lịch. Họ cảm nhận được điều đó khi đời sống vật chất và tinh thần được nâng lên, có công ăn việc làm ổn định nơi mình sinh sống trước đây. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 96 KIẾN NGHỊ  UBND Tỉnh Bạc Liêu: Để tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện thị, đề nghị UBND tỉnh, Tổng cục du lịch và bộ VHTTDL Bạc Liêu kiến nghị chính phủ cho phép thành lập phòng văn hoá thể thao và du lịch ở các huyện thị trong tỉnh ở những địa bàn có thế mạnh về du lịch. Để tạo khả năng thu hút đối tác đầu tư, góp phần sớm hình thành các điểm du lịch để thu hút du khách. Đề nghị tỉnh quan tâm ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu vực điểm du lịch, khu du lịch biển Nhà Mát – hiệp thành, dự án khu dịch vụ du lịch ngoài sân chim Bạc Liêu, dự án cụm khách sạn nhà hàng khu hội nghị (nằm kế với khu nhà công tử Bạc Liêu), dự án khu du lịch biển Gành Hào…nhằm thu hút du khách, đề nghị tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho những khu vực này. Đề nghị UBND sớm ban hành cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp, các đoàn thể trong phát triển và quản lý kinh doanh du lịch. Đồng thời sớm ban hành các cơ chế cụ thể về bảo vệ môi trường, cảnh quan, bảo vệ các điểm du lịch và danh lam thắng cảnh của tỉnh để phát triển du lịch Đề nghị UBND tỉnh kiến nghị với các cơ quan chức năng có thẩm quyền ở trung ương về cơ chế chính sách giảm thuế nhập khẩu cho các doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị, phương tiện… phục vụ cho kinh doanh du lịch. Đồng thời nghiên cứu cải tiến thủ tục xuất nhập cảnh, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và đến Bạc Liêu nói riêng.  Tổng cục du lich Đề nghị Tổng cục du lịch quan tâm hỗ trợ đối với ngành du lịch tỉnh Bạc Liêu trên cơ sở giới thiệu những đối tác hợp tác đầu tư về phát triển du lịch có khả năng về vốn và nguồn khách. Đồng thời có sự quan tâm giới thiệu ngành du lịch Bạc Liêu tham giam vào các hiệp hội du lịch của vùng và quốc tế. Đề nghị Tổng cục du lịch quan tâm hỗ trợ vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia cho Bạc Liêu đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 97 Đề nghị Tổng cục du lịch và hệ thống các viện du lịch quan tâm hỗ trợ Bạc Liêu trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực  Sở văn hoá thể thao du lịch Bạc Liêu Tổ chức hội nghị công bố quy hoạch cho các ngành và UBND các huyện, thị trong tỉnh để cùng phối hợp thực hiện. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng, theo dõi hoạt động của các đơn vị tham gia lĩnh vực du lịch. Đồng thời có những góp ý, hướng dẫn để các đơn vị khắc phục những mặt hạn chế. Lập các đại lý du lịch ở các tỉnh lân cận nhằm phục vụ công tác tiếp thị quảng bá hình ảnh du lịch Bạc Liêu đạt hiệu quả hơn. Tổ chức tốt các hoạt động lữ hành, kết hợp chặt chẽ với các hãng lữ hành lớn ở TPHCM và các tỉnh để phối hợp tạo nguồn khách ổn định cho các cơ sở dịch vụ du lịch ở Bạc Liêu. KẾT LUẬN Đất đai Bạc Liêu màu mỡ, dân cư đông đúc, chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái, đánh bắt hải sản và nghề làm muối… Khi nhắc đến du lịch Bạc Liêu người ta thường nói nhiều, nhớ nhiều tới những tour du lịch sinh thái thú vị mà không phải nơi nào cũng có được, nhớ đến giai thoại công tử Bạc Liêu, nhớ làn điệu đàn ca tài tử đậm chất Nam bộ… tất cả đã tạo cho du lịch Bạc Liêu những nét độc đáo riêng của mình. Là vùng đất trù phú thịnh vượng, người dân Bạc Liêu hiền hoà, hiếu khách, có phong cách sống phóng khoáng đặc trưng của miền Nam bộ. Thời Pháp thuộc, Bạc Liêu vốn là xứ của một số đại điền chủ Nam kỳ lục tỉnh, nên đến nay vẫn còn khá nhiều dinh thự, biệt thự theo lối kiến trúc phương Tây đã tạo cho Bạc Liêu một dấu ấn riêng rất thú vị. Đã từ lâu Bạc Liêu được biết đến với những sân chim nằm ngay bên vành đai của đô thị. Đến đây, du khách sẽ bắt gặp những đàn chim quay về tổ ấm cứ mỗi độ hoàng hôn buông xuống. Sân chim Bạc Liêu chính là một trong những điểm dừng chân lý tưởng dành cho du khách. Từ thị xã Bạc Liêu hướng ra phía Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 98 biển, du khách có thể ngắm nhìn sự bao la của biển, của trời. Biển Bạc Liêu không có những bãi cát trắng phau như: Nha Trang, Vũng Tàu… nhưng lại có những nét riêng của mình bởi nơi đây có những bãi bồi xa tít. Đến Bạc Liêu du khách sẽ được khám phá những nét văn hóa Khmer với những đặc thù riêng. Chùa Xiêm Cán – ngôi chùa Khmer cổ được xây dựng cách đây hơn trăm năm, sẽ phần nào lý giải cho bạn những nét văn hóa dân tộc đặc sắc. Chùa Xiêm Cán còn là nơi thường có những lễ hội để du khách đắm chìm trong màu sắc của Phật pháp, của cộng đồng dân tộc Khmer sống chan hòa trong lòng dân tộc Việt. Bạc Liêu còn nổi tiếng với đặc sản nhãn da bò. Đặc biệt, ở thị xã Bạc Liêu có vườn nhãn cổ trên trăm tuổi, thu hút rất đông khách du lịch. Vườn nhãn rộng khoảng 230ha, chạy dài trên địa phận 2 xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông. Nếu có dịp đặt chân đến đất Bạc Liêu các bạn sẽ có dịp thưởng thức nhiều món ăn vừa ngon vừa lạ tai lại rất lạ miệng. Ví dụ như lẩu mắm mà ăn với các loại rau đồng như: bông súng, rau dừa. Rồi đến các món cá lóc kho tộ ăn với dưa bồn bồn, bún nước lèo cá lóc, cá lóc nướng trui rơm. Nhiều món như: khô cá sặc trộn gỏi xoài xanh và nước mắm đường, gỏi ngó sen với tôm luộc, lẩu dưa chua, tôm khô ăn với dưa kiệu… Tiềm năng phát triển du lịch có nhiều nhưng thực tế ngành du lịch Bạc Liêu cũng còn không ít khó khăn do chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh. Để thúc đẩy hoạt động du lịch tiếp tục phát triển bền vững, ngành du lịch của tỉnh đã tập trung khai thác những giá trị độc đáo của các điểm du lịch trong tỉnh, tạo cho du lịch Bạc Liêu có những điểm nhấn để thu hút khách và phát triển bền vững. Theo đó, Bạc Liêu tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, xây dựng tour, tuyến hợp lý, đầu tư cơ sở hạ tầng cho các dự án khu, điểm du lịch trọng điểm để du lịch Bạc Liêu tạo đà bứt phá. Vốn được coi là chiếc nôi của du lịch văn hóa nên bên cạnh việc phát triển du lịch sinh thái thì việc phát triển du lịch văn hóa cũng được tỉnh Bạc Liêu chú trọng để khai thác. Bên cạnh việc tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, ngành du lịch Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 99 tỉnh còn tập trung khai thác các điểm nhấn văn hóa mang sắc thái riêng của Bạc Liêu như: bản Dạ cổ hoài lang gắn với khu lưu niệm cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu, các khu du lịch tâm linh gắn với chùa chiền; tháp cổ Vĩnh Hưng gắn với nền văn hóa Óc Eo; phát triển các câu lạc bộ đờn ca tài tử để phục vụ khách du lịch tại các khu di tích; tổ chức các lễ hội truyền thống địa phương. Với những nỗ lực rất lớn của ngành du lịch Bạc Liêu, hy vọng du lịch Bạc Liêu ngày càng khởi sắc, thu hút khách du lịch đến với Bạc Liêu nhiều hơn góp phần thúc đẩy du lịch Bạc Liêu phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp vào thu nhập kinh tế-xã hội của tỉnh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdl_baclieu_msnguyen_5165.pdf
Luận văn liên quan