- Xây dựng và hoàn thiện chính sách tiền tệ hợp lý nhằm khuyến khích
ngƣời dân gửi tiền, bảo vệ quyền lợi của ngƣời gửi tiền: Thực thi chính sách tiền
tệ quốc gia một cách linh hoạt, trong đó tạo dựng được một chính sách lãi suất phù
hợp với quy luật cung - cầu trên thị trường, điều hành sáng suốt chính sách tỷ giá,
tăng cường vận dụng công cụ thị trường mở trong việc kiểm soát cung - cầu tiền
thay cho công cụ dự trữ bắt buộc. Về chính sách điều chỉnh tỷ giá, trong trường hợp
phải điều chỉnh, nên tránh gây sốc cho thị trường ở mức thấp nhất, không để việc
điều chỉnh rơi vào tình trạng "nước đến chân mới nhảy".
- Tăng cƣờng công tác thông tin dự báo: Cần phải xây dựng được một hệ
thống thông tin hỗ trợ các ngân hàng công khai, đầy đủ và kịp thời, sớm cho ra đời
các công cụ, nghiệp vụ tài chính mới nhằm làm tăng tính hiệu quả, giảm rủi ro cho
hoạt động của hệ thống tài chính.
- Nâng cao năng lực quản lý điều hành, tăng cƣờng quản lý hoạt động
của các NHTM: NHNN cần mạnh tay với các NH để thanh lọc các NHTM hoạt
động yếu kém nhằm đẩy nhanh quá trình mua lại, sáp nhập các NH.
NHNN trước hết cần kiểm tra, giám sát hoạt động của các NHTM một cách
chặt chẽ, tăng cường kiểm tra các NH có biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh, áp
dụng mức lãi suất huy động quá cao để đảm bảo an toàn hoạt động của toàn hệ
thống, tránh trường hợp chạy đua lãi suất, lôi kéo khách hàng giữa các Ngân hàng.
Hiện nay, số các NHTMCP VN tăng liên tục qua các năm. Tính đến tháng
10/2009, hệ thống NHTM Việt Nam bao gồm 3NHQD, 40NHTMCP, 5NHLD và
41 Chi nhánh NHNNg với hệ thống CN và PGD rộng khắp cả nước đặc biệt ở các
Thành phố lớn. Đây là con số khá lớn so với một thị trường quy mô nhỏ như VN.
106 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 4313 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệm
bằng vàng, tiết kiệm có đảm bảo bằng vàng và ngoại tệ, tiết kiệm bảo hiểm, Tiết
kiệm điện tử (hiện nay đã có NH Tiền Phong áp dụng hình thức tiết kiệm này)…
+ Tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm:
Với lợi thế là một NH lâu đời, có uy tín, có một lượng khách hàng tương đối
tốt, Vietcombank có thể tận dụng những thế mạnh này để kết hợp với các đối tác
bảo hiểm bán chéo các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ cho các khách
hàng thông qua mạng lưới giao dịch của mình, hoặc tận dụng quan hệ KH sẵn có để
tuyên truyền cho các sản phẩm mới. Ngoài ra, việc phát triển sản phẩm mới này sẽ
kéo theo những thay đổi về thủ tục giao dịch, ấn chỉ, quy trình hạch toán, kế toán, ...
75
do vậy các yếu tố này cần phải được phát triển song song để đảm bảo cho hoạt động
của NH được ổn định và sản phẩm mới thực sự mang lại lợi ích mới.
+ Tiết kiệm tự động trích tài khoản tiền gửi:
Hình thức này Vietcombank đã bắt đầu triển khai thực hiện nhưng mới chỉ ở
mức độ sơ khai cho một số ít khách hàng dưới hình thức mua các sản phẩm tiền gửi
của Vietcombank phù hợp nhất với mục tiêu của khách hàng trong từng thời kỳ theo
hình thức ủy quyền của khách cho NH khi tiền về tài khoản và ủy thác quản lý sổ
tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu…Hình thức này có hạn chế là theo dõi và thao tác
bằng tay nên chỉ thực hiện được với một số ít khách hàng và mất thời gian của cán
bộ, dễ xảy ra sai sót trong khâu theo dõi, thực hiện. Do đó, Vietcombank cần nhanh
chóng nghiên cứu triển khai đưa ra sản phẩm tiết kiệm trong đó khi số dư trong tài
khoản tiền gửi của khách đạt đến một mức nào đó sẽ được tự động chuyển sang một
tài khoản tiết kiệm có lãi suất cao hơn hoặc được tự động trích định kỳ hàng tháng
một số tiền nhất định chuyển sang tài khoản tiết kiệm. Đây là sản phẩm hứa hẹn
tính cạnh tranh cao do hiện nay, có một lượng khách hàng là những người có thu
nhập cao đang làm việc cho các tổ chức và công ty nước ngoài thường được trả
lương qua tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại NH. Những khách hàng này cũng có
nhu cầu chuyển tiền trong tài khoản của họ sang hình thức khác có mức lãi suất cao
hơn nhưng không có thời gian.
+ Tiết kiệm điện tử:
Là hình thức mở và tất toán tài khoản tiết kiệm thông qua dịch vụ Internet
Banking, khách hàng có thể mở và tất toán tài khoản của mình ở bất cứ đâu, 24/7,
hưởng mức lãi suất cao thậm chí cao hơn so với mức lãi suất gửi tiết kiệm tại quầy.
Hình thức này hiện đã được khá nhiều NHTMCP áp dụng như NHTMCP Tiền
Phong, NHTMCP Đông Á, NHTMCP Techcombank….Ngoài các đặc điểm như tiết
kiệm thông thường, sản phẩm này có ưu điểm tiết kiệm thời gian và thuận tiện trong
cách mở tài khoản, tiết kiệm thời gian đi lại và thời gian giao dịch, … Theo ông
Matthew Martin, Phó tổng giám đốc NH HSBC tại VN, VN có khoảng 60% dân số
dưới 30 tuổi. Lực lượng trẻ này có thể dễ dàng tiếp thu công nghệ tiên tiến và điều
này tạo môi trường thuận lợi để phát triển NH điện tử (e-banking). Theo số liệu
76
tháng 3 năm 2008 của trung tâm Internet VN (VNNIC), VN có 19,3 triệu người sử
dụng Internet, chiếm 22,96% dân số, tăng 20,6% so với cuối năm 2007. Với sự phát
triển Internet nhanh như vậy, giờ đây khách hàng có thể ứng dụng các công nghệ
mới một cách nhanh chóng và quen thuộc hơn với các dịch vụ NH. Đặc biệt trong
điều kiện mở cửa và hội nhập hiện nay, các khách hàng trẻ, năng động ngày càng ưa
thích các sản phẩm tiện dụng, có sự giảm tải giao dịch về giấy tờ, thủ tục chứ không
chỉ phụ thuộc vào mức lãi suất cao như trước.
Ngoài ra, Vietcombank có thể nghiên cứu cải tiến các sản phẩm huy động
vốn như Tiết kiệm rút gốc linh hoạt, Tiết kiệm gửi góp, Tiết kiệm đa năng, Tiết
kiệm giáo dục, Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ, tín phiếu, kỳ phiếu… và các sản phẩm bổ
sung như Tín dụng (VD: đơn giản hóa thủ tục, thời gian, ưu đãi lãi suất …đối với
sản phẩm cho vay cầm cố giấy tờ có giá do VCB phát hành), thanh toán, thẻ…nhằm
thu hút thêm khách hang, tăng cường bán chéo sản phẩm.
3.2.3.2.Chính sách về giá cả (lãi suất) huy động vốn:
Lãi suất là yếu tố tạo thành phần lớn thu nhập và chi phí của NH, ảnh hưởng
trực tiếp đến hoạt động huy động vốn của NH. Vì vậy, Vietcombank cần hoạch định
chính sách lãi suất linh hoạt đảm bảo nguồn vốn huy động có quy mô và cơ cấu hợp
lý, chi phí rẻ. đáp ứng nhu cầu sử dụng bên tài sản đồng thời đảm bảo tính cạnh
tranh và sinh lời.
Lãi suất huy động vốn hiện nay bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự cạnh tranh giữa
các NH và các tổ chức tín dụng khác. Do vậy, khi xây dựng biểu lãi suất cho các
loại hình huy động vốn khác nhau cũng như cho các đối tượng khách hàng khác
nhau, Vietcombank cần xem xét các yếu tố:
- Chính sách tiền tệ của NH Nhà nước: việc ấn định lãi suất của NH phải
tuân thủ các quy định về khung lãi suất mà NHNN đưa ra cho các tổ chức tín dụng.
- Cung và cầu trên thị trường: lãi suất đưa phải phải tuân thủ quy luật cung -
cầu về vốn trên thị trường sao cho NH vẫn huy động đủ vốn theo kế hoạch mà
không phải thu hẹp lãi suất đầu ra.
- Chính sách lãi suất của các NH khác: cần đưa ra được một chính sách lãi
suất có tính cạnh tranh với các NH khác và tạo ra sự hấp dẫn nhất định đối với
77
khách hàng, tăng cường áp dụng lãi suất linh hoạt, lãi suất thỏa thuận dành cho các
khách hàng có số dư tiền gửi lớn.
- Các chỉ tiêu của nền kinh tế vĩ mô như tăng trưởng, lạm phát, sự biến động
của tỷ giá... Dựa vào các yếu tố này, Vietcombank sẽ đưa ra một mức lãi suất dài
hạn phù hợp với mình và có thể dự báo được những biến động lãi suất trong tương
lai để có những điều chỉnh phù hợp.
- Nhu cầu vốn và sử dụng vốn của NH: ngoài việc duy trì một mức lãi suất
cạnh tranh để giữ chân khách hàng thì NH cũng cần phải cân nhắc sao cho việc tăng
nguồn vốn có được do tăng lãi suất phải đồng nghĩa với việc NH có một kế hoạch
sử dụng vốn hiệu quả, tránh lãng phí về vốn. Ngược lại, nếu NH có nhu cầu sử dụng
vốn cao thì lãi suất đưa ra phải phát huy được hiệu quả để nguồn vốn huy động tăng
trưởng theo kế hoạch. Do thế, nhất thiết phải cải thiện cơ cấu nguồn vốn hợp lý,
nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn.
Những nguồn vốn có thời hạn ngắn thường có chi phí thấp và tính ổn định
thấp, những khoản tiền gửi dài hạn có chi phí cao hơn nhưng lại ổn định hơn. Để
hoạch định chiến lược kinh doanh cho mỗi giai đoạn, NHTM phải tính toán, phân
tích chi phí phải trả cho mỗi nguồn huy động để từ đó có sách lược huy động vốn
phù hợp với mục tiêu mở rộng kinh doanh đồng thời đảm bảo tài sản được định
giá bù đắp được chi phí nguồn vốn và không ảnh hưởng đến khả năng thanh
toán. Lãi suất thực tế mà ngân hàng phải trả cho nguồn vốn còn tùy thuộc vào
số lần trả lãi, thời điểm trả lãi (trả lãi ngay khi gửi hay trả lãi khi đến hạn) và
lãi suất cố định hay thả nổi. Việc tính chi phí cho từng loại nguồn vốn huy
động cụ thể cho phép các nhà quản lý trả lời câu hỏi: nguồn nào rẻ hơn, nên
vận dụng lãi suất như thế nào và thu nhập từ tài sản tăng thêm có bù đắp được
chi phí cho nguồn vốn tăng thêm. Từ đó, NHTM quyết định lựa chọn cơ cấu
nguồn vốn của mình và có các giải pháp huy động vốn thích hợp.
3.2.3.3. Chính sách phân phối sản phẩm huy động vốn
- Phát triển mạng lƣới phân phối:
78
Để sản phẩm đến được với đông đảo KH, Vietcombank cần cơ cấu lại mô
hình tổ chức quản lý hiện đại vừa để xây dựng kênh phân phối dịch vụ phù hợp với
nhu cầu riêng của từng đối tượng KH để nâng tính chuyên môn hoá của đội ngũ cán
bộ, và ứng dụng nâng cao kỹ thuật quản lý hiện đại theo chuẩn mực quốc tế.
Ngoài ra, Vietcombank cần chú trọng công tác phát triển mạng lưới giao
dịch. Phòng giao dịch (PGD) và các chi nhánh là nơi phục vụ và tiếp xúc trực tiếp
với khách hàng cá nhân, cụ thể hóa hình ảnh và hoạt động của Vietcombank trước
công chúng. Sự hiện diện của các phòng giao dịch và các chi nhánh cũng là một sự
quảng cáo hiệu quả và mang tính lâu dài. Vì vậy đây có thể coi là hình ảnh thu nhỏ
của Vietcombank tại địa bàn, góp phần xây dựng uy tín và thương hiệu, thể hiện sự
lớn mạnh và phát triển của Vietcombank.
Có thể nói PGD và các chi nhánh là kênh phân phối rất hiệu quả của NH. Do
đó, các NH đua nhau mở rộng mạng lưới giao dịch, liên tục triển khai các chiến
dịch quảng cáo sản phẩm mới. Hiện nay các NH đặc biệt là các NH TMCP theo
chiến lược bán lẻ rất chú trọng đến việc mở rộng mạng lưới. Trung bình tốc độ mở
rộng mạng lưới của các Vietcombank trong 1-2 năm trở lại đây rất lớn (trung bình
mỗi NH mở 40-50 PGD/năm).
So với các NH lớn khác như Vietinbank, BIDV, Agribank mạng lưới PGD
của Vietcombank còn mỏng. Trong thời gian tới, Vietcombank cần mở rộng hơn
nữa mạng lưới các phòng giao dịch, nâng cấp một số phòng giao dịch lớn thành các
chi nhánh nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Để mạng lưới ngày càng
phát triển, thu hút được khách hàng, Vietcombank cần xây dựng một quy chuẩn
thống nhất cho các PGD như diện tích, quầy giao dịch, bảng hiệu, đồng phục nhân
viên,…và thường xuyên cải tạo nâng cấp PGD đáp ứng đúng quy chuẩn đó. Trong
việc quy hoạch mạng lưới phòng giao dịch cần nhanh chóng, kịp thời trong việc lựa
chọn địa điểm, tránh sự chồng chéo và cạnh tranh về khách hàng giữa các PGD. Đa
dạng hóa dịch vụ cung cấp tại PGD nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của PGD vì
để xây dựng một PGD NH phải bỏ ra khá nhiều chi phí về địa điểm, cơ sở vật chất,
trang thiết bị, nhân sự...
- Đầu tƣ phát triển công nghệ
79
Là một NH đi trước và đã có những cố gắng vượt bậc trong lĩnh vực công
nghệ. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, Vietcombank vẫn cần tiếp tục tiến hành
hiện đại hoá công nghệ, tăng cường đầu tư công nghệ để phục vụ việc tiêu chuẩn
hoá và hiện đại hoá các hoạt động của NH theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao hoạt
động của hệ thống thông tin quản lý, phát triển sản phẩm và dịch vụ trên nền
tảng công nghệ, đảm bảo sự phát triển một cách an toàn khi quy mô hoạt động
được mở rộng cả bề rộng và chiều sâu.
Trong những năm tới, cần tiếp tục hoàn thiện các chương trình công
nghệ:
+ Quản lý vốn trên tài khoản (đầu tư tự động)
Hiện tại Vietcombank đã đưa ra các giải pháp kỹ thuật và nghiệp vụ đối
với dịch vụ quản lý vốn tập trung cung cấp cho một số khách hàng. Bước đầu
mới chỉ thí điểm thực hiện tại một số Tổng công ty lớn. Số dư của các tài khoản
tiền gửi thanh toán được duy trì theo hạn mức tối thiểu và tối đa theo thỏa
thuận của chủ tài khoản và Vietcombank. Kèm theo tài khoản tiền gửi thanh
toán là tài khoản phụ. Các tài khoản phụ này dùng để điều chuyển vốn cho các
tài khoản tiền gửi của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty và các công ty
con tương ứng. Đây là tài khoản đầu tư tự động có hạn mức rút vượt số dư
nhất định. Hạn mức này sẽ được đưa vào số dư có thể sử dụng của khách hàng.
Các tài khoản này khi có số dư dương thì sẽ được hưởng lãi suất tiền gửi theo
thỏa thuận và ngược lại nếu hạn mức rút vượt số dư bị sử dụng thì tài khoản sẽ
dư âm và phải chịu lãi suất cho vay theo thỏa thuận trên số tiền đã sử dụng âm
đó.
+ Xây dựng hệ thống NH bán lẻ trực tuyến trên toàn hệ thống.
+ Lắp đặt ATM và KIOS Banking tại các trung tâm kinh tế lớn.
+ Hoàn thiện Internet Banking thông qua Website của Vietcombank.
+ Hiện đại hóa công nghệ NH và công nghệ thanh toán theo các chương
trình của World Bank.
80
+ Bồi dưỡng nâng cao trình độ và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin
của nhân viên, để nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ hiện đại.
Công tác đầu tư cho ứng dụng và phát triển công nghệ tại NH được coi là
một trong những chiến lược rất quan trọng tạo thế mạnh của Vietcombank trong
lĩnh vực thu hút tiền gửi thanh toán so với khối các NHTM ở Việt Nam.
Đặc biệt, Trung tâm tin học và Ban đề án - công nghệ cần nghiên cứu để cho
ra đời máy ATM có thể nhận được tiền gửi chứ không chỉ đơn thuần phục vụ mục
đích rút tiền và thanh toán chuyển khoản như hiện nay.
Trên cơ sở đổi mới và hoàn thiện, lấy công nghệ làm công cụ đắc lực thúc
đẩy các hoạt động kinh doanh, làm nền tảng để phát triển các sản phẩm, dịch vụ
mới, Vietcombank cần đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, tin học -
điện tử trong các hoạt động dịch vụ, đa dạng hoá dịch vụ NH bằng việc áp dụng
những tiến bộ của công nghệ hiện đại sẽ tiết kiệm được chi phí trên một sản phẩm
và các sản phẩm đơn lẻ sẽ được liên kết với nhau tạo thành “dịch vụ liên hoàn” thắt
chặt quan hệ lợi ích giữa khách hàng và NH. Trong đó, phát triển mạnh hoạt động
dịch vụ thanh toán, đảm bảo đáp ứng tốt nhất các nhu cầu về thanh toán với nhiều
tiện ích, tốc độ thanh toán nhanh, thủ tục thuận tiện, thông tin bảo mật, ... luôn là
những yếu tố thu hút khách hàng. Đây sẽ là cơ sở tốt để phát triển hoạt động huy
động vốn, tăng trưởng và mở rộng nguồn tiền gửi của dân cư, đảm bảo được chất
lượng cho nguồn vốn. Đặc biệt, Vietcombank cần tạo tiện ích tối đa để thu hút
khách hàng là các doanh nghiệp có quan hệ thanh toán với NH, đây là nguồn tiền
gửi mang lại hiệu quả cao trong hoạt động thanh toán, huy động và cho vay.
Bên cạnh bộ phận chuyên trách sẵn sàng xử lý các lỗi trong giao dịch, đảm
bảo hệ thống vận hành thông suốt và nhanh chóng, Vietcombank cần có bộ phận
chuyên trách nghiên cứu về chiến lược phát triển công nghệ thông tin, phát triển sản
phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường.
3.2.3.4. Chính sách hỗ trợ kinh doanh huy động vốn:
81
- Quảng bá thƣơng hiệu, sản phẩm huy động vốn của Vietcombank tới
đông đảo khách hàng
Với những uy tín đã tạo dựng được, Vietcombank cần tiếp tục có chính sách
hợp lý để quảng bá thương hiệu ra đông đảo khách hàng trong nước và quốc tế, giúp
họ hiểu rõ hơn về NH và các dịch vụ NH.
Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta có thể thấy tràn
ngập các quảng cao về hàng tiêu dùng, còn các sản phẩm của NH thì còn rất ít và
cũng chỉ là các sản phẩm truyền thống như tiết kiệm, cho vay, kỳ phiếu, trái phiếu,
... Các sản phẩm dịch vụ mới hầu như chưa được cung cấp thông tin một cách đầy
đủ. Người dân còn tâm lý lạ lẫm với các dịch vụ NH hiện đại nên dễ bị các tin đồn
như tin đồn các NH Mỹ phá sản làm cho lung lay và e ngại khi đến giao dịch đặc
biệt là giao dịch gửi tiền tại NH. Do đó, Vietcombank cần trích một nguồn chi phí
hợp lý cho công tác quảng bá, xây dựng và củng cố hình ảnh đến đông đảo khách
hàng, thường xuyên cung cấp các thông tin về khả năng tài chính của mình, báo cáo
kiểm toán thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người có thể tìm
hiểu về năng lực tài chính và kết quả kinh doanh của NH, hay các sản phẩm dịch vụ
mà NH đang cung cấp. Công việc này sẽ tạo cho khách hàng một cái nhìn tổng quát
về NH, làm tăng lòng tin đồng thời hấp dẫn họ đến gửi tiền ngày một nhiều hơn.
Đặc biệt đối với công tác huy động vốn, quảng cáo sản phẩm là khâu không
thể thiếu. Khách hàng có thể tin tưởng NH nhưng nếu họ không biết được những
sản phẩm, dịch vụ NH đang có thì khi khách hàng có nhu cầu và được biết thông tin
từ NH khác thì việc họ lựa chọn sản phẩm của NH khác là đương nhiên.
Do đó, việc đầu tư thích đáng cho công tác quảng cáo, khuyến mãi, tổ chức
các sự kiện…là cần thiết để đưa thương hiệu Vietcombank đến đông đảo khách
hàng. Việc quảng cáo cần làm thường xuyên, nên hướng vào những yếu tố chính
như: hình thức huy động, lãi suất huy động và lợi ích của khách hàng, phù hợp với
chi phí, tránh tràn lan không hiệu quả. Hình thức quảng cáo và cách tiếp cận của
NH là phải làm thế nào gây được sự chú ý cho khách hàng về hình ảnh, về sản
phẩm và dịch vụ đang cung ứng và lợi ích sau các giao dịch với NH. Đặc biệt là các
đợt huy động vốn lớn, tập trung phục vụ các dự án đầu tư hoặc giới thiệu các sản
82
phẩm mới có nhiều tiện ích để khách hàng có sự so sánh và chọn lựa.
Một trong những hình thức marketing hiệu quả và được nhiều khách hàng
quan tâm là phát tờ rơi rộng rãi trong dân chúng.Vietcombank có thể làm tờ rơi giới
thiệu từng dịch vụ, sản phẩm của mình cũng như các chỉ dẫn cần thiết là quyền lợi
của khách hàng về một số vấn đề trọng tâm như về thủ tục, các hình thức huy động,
các loại kỳ hạn và lãi suất tương ứng, những quyền lợi thiết thực của người gửi tiền,
những tiện ích của sản phẩm, ...
Ngoài ra, các bảng hiệu, các bản niêm yết hướng dẫn về thủ tục mở tài
khoản, về kỳ hạn và lãi suất tiết kiệm... được thiết kế đơn giản, dễ hiểu sẽ ttạo cho
khách hàng tâm lý thoải mái, dễ chịu.
Các hình thức khuyến mại, thưởng, quà tặng cũng góp phần tạo nên sự hấp
dẫn hơn đối với khách hàng, nhất là trong các ngày lễ tết như ngày 1/5, 2/9 và Tết
âm lịch, ngày thành lập NH.
Để thực hiện thành công công tác marketing trong NH, ngoài bộ phận
chuyên trách, tất cả nhân viên cũng như Ban lãnh đạo đều phải tham gia vào hoạt
động này, coi tiếp thị là công tác trọng tâm, là trách nhiệm của toàn thể cán bộ công
nhân viên. Bên cạnh đó, VCB cũng cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, giáo dục
thái độ phục vụ ân cần, niềm nở cho đội ngũ nhân viên, đặc biệt là các nhân viên
giao dịch tại quầy và tại các phòng giao dịch. Thái độ giao tiếp, phục vụ khách hàng
chính là yếu tố tạo nên ấn tượng của khách hàng đối với NH. Với tác phong giao
tiếp lịch sự, phục vụ tận tình của mình, các cán bộ NH đã tham gia một cách tự
nhiên vào hoạt động marketing của NH, xây dựng hình ảnh tốt về NH, đồng thời tạo
lòng tin của khách hàng với NH. Đây là hình thức quảng cáo tốt nhất cho NH với
chi phí thấp nhất.
- Phát triển các DV ngoại vi liên quan đến các sản phẩm huy động vốn
Đây được coi là các dịch vụ phụ trợ rất quan trọng cho công tác huy động
vốn. Trong đó, quy mô và sự ổn định của số dư trên tài khoản tiền gửi giao dịch
chịu ảnh hưởng trực tiếp do nhiều khách hàng mong muốn được nhận thêm các dịch
vụ phụ trợ. Vì vậy, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng, đa dạng về
loại hình phục vụ khách hàng, NH cần phải cung ứng thêm các dịch vụ kèm theo:
83
+ Cho thuê két sắt để khách hàng gửi tài sản an toàn tại NH. Thực hiện dịch
vụ này, NH vừa thu được phí dịch vụ lại có thể khai thác thêm thông tin để vận
động khách hàng, đặt khách hàng trước sự lựa chọn gửi tài sản như vàng bạc, ngoại
tệ, kim khí quý hay gửi tiền vào lấy lãi.
+ Tiếp tục giữ vững quan hệ với các công ty bảo hiểm lớn, đặc biệt là PJICO.
Bên cạnh mục tiêu khoán doanh số sản phẩm huy động vốn thì doanh số bán bảo
hiểm cũng phải được tính vào doanh số thưởng cho đơn vị thực hiện.
+ Tăng cường tư vấn hỗ trợ khách hàng, theo đó NH cung cấp cho khách
hàng các thông tin về thị trường trong và ngoài nước, lập dự án, phân tích dự án, tư
vấn pháp lý, tư vấn tài chính… cho khách hàng. Tính khả thi của hoạt động này rất
cao nhờ NH có lượng thông tin lớn, quan hệ rộng và có đội ngũ cán bộ am hiểu trên
nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tài chính, pháp lý và thị trường…
Theo điều tra về nhu cầu sử dụng dịch vụ của 341 khách hàng tại phòng
Khách hàng đặt biệt - Vietcombank thời điểm cuối năm 2008 cho kết quả như sau:
Bảng 3.1: Kết quả điều tra nhu cầu khách hàng đặc biệt tháng 12/2008
Loại dịch
vụ
Tư vấn
tài chính
Tư vấn
đầu tư
Tư vấn bất
động sản
Tư vấn
luật
Tư vấn
thuế
Quản lý
tài sản
Số KH có
nhu cầu
252 254 150 129 93 231
Tỷ lệ % 73.9 74.5 44 37.8 27.3 67.7
(Nguồn: Báo cáo điều tra nhu cầu khách hàng – Phòng KHĐB 12/2008)
Như vậy, khi gửi tiền tại NH, nhiều khách hàng rất quan tâm đến các dịch vụ
ngoại vi khác NH có thể cung cấp. Đặc biệt là nhóm khách hàng có số dư tiền gửi
lớn – chỉ chiếm 20% nhưng số dư tiền gửi chiếm đến 80% nguồn vốn huy động thì
nhu cầu được tư vấn tài chính, quản lý tài sản là rất lớn.
3.2.4. Cải thiện cơ cấu nguồn vốn
Một chính sách huy động vốn hợp lý là phải xác định được vốn huy động
bao nhiêu, phương thức và cơ cấu vốn huy động như thế nào, thời gian và đối tượng
huy động cũng như lãi suất huy động... Cơ cấu huy động vốn hợp lý là hướng vào
phát triển nhanh các hình thức có chi phí đầu vào thấp như: tiền gửi thanh toán của
tổ chức kinh tế, tiền gửi KKH. Đồng thời, tìm giải pháp để nâng dần tỷ trọng tiền
84
gửi tiết kiệm CKH, hạ thấp dần tỷ trọng kỳ phiếu NH vì hình thức kỳ phiếu NH
hiện nay phải trả lãi cao nhất. Thực hiện được chiến lược đó tốt sẽ có điều kiện hạ
thấp lãi suất huy động bình quân đầu vào, tạo cơ hội để mở rộng đầu tư tín dụng.
Hiện nay, vần đề cơ cấu nguồn vốn là một vấn đề mà các NH cần quan tâm.
Cơ cấu nguồn vốn gắn liền với kỳ hạn sử dụng vốn và bị khống chế tỷ lệ bởi
NHNN. Trên thực tế, tại các NH, vốn huy động ngắn hạn luôn chiếm đa số trong
tổng số vốn huy động, nhưng nhu cầu sử dụng vốn cho vay với những dự án lớn có
nhu cầu vốn cao, dài hạn lại rất lớn. Đây chính là bài toán khó đối với NH. Để đáp
ứng nguồn vốn này, giải pháp tốt nhất là Vietcombank tăng cường thiết kế sản
phẩm dài hạn như trái phiếu, kỳ phiếu dài hạn đối với VNĐ cũng như các loại ngoại
tệ khác nhằm bổ sung vào nguồn vốn trung và dài hạn.
Đặc biệt, nếu NHTM cung ứng được loại sản phẩm bảo đảm tỷ giá cho các
khoản tiền gửi có kỳ hạn trên 2 năm thì công tác huy động vốn trung và dài hạn sẽ
gặp nhiều thuận lợi hơn.
Cần đẩy mạnh quan hệ với các NH nước ngoài nhằm phát hành trái phiếu
quốc tế để thu hút vốn từ bên ngoài. Đây là nguồn vốn trung và dài hạn rất quan
trọng trong chiến lược huy động và sử dụng vốn của NH Ngoại thương Việt Nam
trong những năm trước mắt.
Để tranh thủ vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các NHNNg
tiến tới củng cố và tăng cường uy tín của Vietcombank trên trường quốc tế nhằm
phát hành trái phiếu quốc tế, những bước đi tiếp theo mà NH phải hoàn thiện là:
+ Củng cố và tăng cường quan hệ đối ngoại vốn có với trên 1.300 NH đại lý,
góp phần vào chiến lược huy động vốn từ bên ngoài. Rà soát lại quan hệ với các NH
đại lý, đặc biệt là các NH có quan hệ tiền gửi của NH Ngoại thương. Tăng cường
nghiên cứu, trao đổi kinh ngiệm, nắm bắt nhanh nhạy các diễn biến về tài chính và
tiền tệ trên thế giới nhằm cập nhật thông tin, nắm bắt các xu thế mới về thị trường
vốn để thích ứng và có đối sách kịp thời khi có biến động.
+ Mở rộng các quan hệ quốc tế song và đa phương. Xây dựng và phát triển
các mối quan hệ chặt chẽ với các NH các nước ASEAN, với các nước láng giềng
đặc biệt là với Trung Quốc.
3.2.5. Nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn
85
Trung tâm của việc quản lý, sử dụng vốn của ngân hàng là vấn đề giải quyết
mâu thuẫn giữa thanh khoản và sinh lời. Nhiệm vụ của Vietcombank là làm sao
phân tích một cách hợp lý, kỹ lưỡng mục phí tổn thanh khoản tương ứng với các
mục lợi nhuận có được từ các khoản cho vay hay đầu tư để có thể nâng cao mức
sinh lời của ngân hàng trong khi vẫn giữ mức thanh khoản nhất định.
Một chiến lược huy động vốn hợp lý cần gắn kết được với nhu cầu sử dụng
vốn cho từng thời kỳ kế hoạch quý, năm bởi hoạt động kinh doanh của ngân hàng
không chỉ đơn giản là huy động vốn mà mục tiêu quan trọng phải đạt được là sử
dụng nguồn vốn huy động đó như thế nào để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của
ngân hàng đạt hiệu quả cao. Cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào khác trong nền
kinh tế, hoạt động kinh doanh là phải bảo đảm bù đắp được chi phí và có lãi. Huy
động vốn mà không cho vay được hoặc cho vay quá ít sẽ dẫn đến ứ đọng, lãng phí
vốn và ảnh hưởng đến lợi nhuận của bản thân ngân hàng. Vì vậy, đòi hỏi huy động
vốn phải gắn với sử dụng vốn - đó mới thật sự mà mục tiêu của chính sách huy
động vốn tối ưu nhất, hợp lý nhất.
Do đó, Vietcombank cần nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo hoạt động
tín dụng có hiệu quả. Hiện nay, nhu cầu cho vay trung và dài hạn của ngân hàng rất
lớn, đòi hỏi ngân hàng phải khẩn trương huy động vốn trung và dài hạn. Nếu dùng
vốn huy động ngắn hạn đầu tư hay cho vay trung hạn là một điều vô cùng mạo hiểm
đến sự an toàn của ngân hàng. Các khoản cho vay trung và dài hạn, nhất là các dự
án đầu tư phát triển, có khả năng sinh lời hạn chế, vốn thu hồi chậm, rủi ro cao, lãi
suất cho vay lại không cao hơn nhiều so với lãi suất ngắn hạn. Vì vậy, trong khi
quan tâm hàng đầu vẫn là các khoản tín dụng trung và dài hạn thì Vietcombank
cũng nên tập trung vào tín dụng ngắn hạn, đặc biệt là tín dụng ngắn hạn cho các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn, tận dụng
các nguồn vốn tín dụng hiện có để sinh lời.
Để làm được như vậy, Vietcombank cần chủ động đến với doanh nghiệp, hỗ
trợ các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Trước khi cho vay
phải thẩm định dự án và kế hoạch vay - trả vốn ngân hàng một cách kỹ lưỡng.
86
Thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn của khách hàng, đảm bảo sử dụng
vốn đúng mục đích và có hiệu quả. Đôn đốc thu hồi nợ đúng kỳ hạn và kịp thời xử
lý những vấn đề mới nảy sinh tránh tổn thất cho ngân hàng.
Có thể nói, có hàng loạt giải pháp để tăng cường huy động vốn tại
Vietcombank. Tuy nhiên, có thể tóm gọn thành 3 nhóm giải pháp bao gồm: Nhóm
giải pháp kinh tế, nhóm giải pháp kỹ thuật và nhóm giải pháp tâm lý. Trên cơ sở
phân tích tình hình thực tế có thể quyết định nên áp dụng giải pháp nào là trọng tâm
và phối hợp cùng các giải pháp khác. Tuy nhiên, để biết nên tập trung vào giải pháp
nào thì trước hết các bộ phận trong NH cần phối hợp để biết được đâu thực sự là
nguyên nhân hoặc có thể sẽ là nguyên nhân khiến khách hàng rút tiền từ
Vietcombank và chuyển sang NH khác (Khách hàng có nhu cầu cần tiền mặt đột
xuất, Do tâm lý khách hàng không yên tâm để tiền tại NH, Do sự cạnh tranh về lãi
suất từ các NH khách…) để có quyết sách hợp lý.
Giải pháp kinh tế: Đây là biện pháp dựa vào yếu tố mang tính vật chất mà
thông qua đó có thể tác động đến nhu cầu và tâm lý của khách hàng gửi tiền vào
NH. Những biện pháp kinh tế mà NH có thể áp dụng với khách hàng là chính sách
lãi suất huy động hấp dẫn, khuyến mãi tặng quà cho khách hàng gửi nhiều, khách
hàng truyền thống…
Các NHTMCP VN hiện nay rất quan tâm và khai thác tâm lý thích giá cả
hợp lý của khách hàng. Có thể nói từ năm 2008 đến nay, thường xuyên có các cuộc
chạy đua giữa các NH tăng lãi suất huy động bằng nhiều hình thức lì xì, khuyến
mãi, thưởng lãi suất…nhằm thu hút nguồn vốn trong dân cư. Đặc biệt, một số NH
nhỏ mới ra đời dung chính sách giá cả để thu hút khách hàng thông qua việc liên tục
triển khai chính sách giữ lãi suất huy động ở mức cao nhất cho mọi kỳ hạn.
Giải pháp kĩ thuật: Đây là biện pháp mang tính kĩ thuật trong nghiệp vụ
huy động như bố trí mạng lưới thu hút vốn hợp lý, cải tiến công nghệ, quy trình
nghiệp vụ, nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên NH…nhằm rút ngắn thời gian
87
giao dịch (gửi, rút tiền…) để khách hàng thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng,
thuận tiện và chính xác.
Giải pháp tâm lý: Khách hàng khi gửi tiền vào NH ngoài mong muốn được
hưởng lãi suất cao, được phục vụ kịp thời mà còn mong muốn được cảm thấy hoàn
toàn yên tâm khi gửi tiền tại NH. Nếu NH tạo được uy tín và gây dựng niềm tin đối
với khách hàng thì sẽ góp phần vào thành công trong hoạt động huy động vốn của
NH. Bên cạnh nâng cao chất lượng, uy tín, tạo dựng hình ảnh đẹp về NH và quảng
bá trên các phương tiện thông tin đại chúng để thu hút KH, việc NHTM tham gia
bảo hiểm tiền gửi cũng góp phần đem lại cho KH sự yên tâm khi gửi tiền.
Ngoài việc tạo tâm lý thực sự yên tâm cho khách hàng khi gửi tiền vào NH
thì chính sách khuyến khích nhân viên cũng đóng vai trò quan trọng. Trong khi chế
độ tiền lương và thu nhập là yếu tố giúp nhân viên yên tâm công tác thì việc chăm
lo đời sống tinh thần cho nhân viên lại là yếu tố thúc đẩy nhân viên cống hiến hết
mình cho NH. Những biện pháp tâm lý áp dụng với nhân viên có thể là tạo niềm vui
và sự thoải mái trong công việc, khen thưởng kịp thời, được tạo điều kiện học hỏi,
nâng cao trình độ, được kính trọng và giao tiếp rộng rãi…
Các yếu tố thuộc về khách hàng như tâm lý, thị hiếu, quyền và lợi ích của
người gửi tiền, ... Để giải quyết vấn đề này thì không chỉ ở mức lãi suất cạnh tranh
cao hay thấp mà còn liên quan đế các vấn đề khác như tạo lập uy tín với khách
hàng, cách thức NH trả lãi, cách giải quyết với những món tiền rút trước hạn, ...
Điều quan trọng là phải đảm bảo yếu tố thực dương của lãi suất và quyền lợi lâu dài
của người gửi tiền nếu NH muồn huy động dài hạn hiệu quả vì khách hàng chỉ gửi
tiền dài hạn khi họ được bảo toàn giá trị vốn gốc đồng thời thu nhập phải tương
xứng với số vốn và thời gian bỏ ra cũng như rủi ro mà có thể gặp phải.
Ngoài ra, chính các biện pháp kinh tế, kĩ thuật nêu trên cũng có tác dụng tác
động vào tâm lý khách hàng và nhân viên NH, từ đó góp phần mở rộng và nâng cao
chất lượng huy động vốn của NHTM. Do đó, cần thực hiện đồng bộ ba biện pháp
trên trong hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung cũng như hoạt động huy
động vốn của NHTM nói riêng.
88
3.3. Một số kiến nghị đối với Nhà nƣớc và Ngân hàng Nhà nƣớc
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước
- Tạo môi trƣờng kinh tế ổn định
Sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô có thể gắn liền với ba mục tiêu, đó
là: Ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát và duy trì tăng trưởng bền vững.
+ Ổn định tiền tệ: Công tác huy động vốn sẽ có lợi hơn nếu công chúng có
lòng tin vào sự ổn định của đồng bản tệ. Trong giai đoạn mở cửa, việc người dân
dùng một lượng lớn nguồn tiền nhàn rỗi để mua vàng, ngoại tệ, bất động sản cho
thấy sự thiếu tin tưởng vào sự ổn định tiền tệ. Chỉ khi nào có được sự ổn định về
tiền tệ thì khi đó khách hàng mới yên tâm gửi tiền cũng như vay tiền tại NH để đầu
tư vào sản xuất kinh doanh.
Chứng khoán 1311 (44%)
Vàng 328 (11%)
Ngoại tệ 114 (4%)
Sản xuất - kinh doanh 300 (10%)
Bất động sản 618 (21%)
Gửi tiết kiệm 304 (10%)
Nguồn:
Hình 3.1: Kết quả khảo sát 1
”Năm 2010, bạn dự định tập trung nguồn vốn của mình vào lĩnh vực nào?”
Theo khảo sát mới nhất trên Báo điện tử Vneconomy, đa số độc giả lựa chọn
đầu tư chủ yếu nguồn vốn vào thị trường chứng khoán (44%), tiếp đến là bất động
sản (21%) và thứ 3 là Gửi tiết kiệm (10%). Trong khi một khảo sát trước đó cho kết
quả Gửi tiền tại NH được nhiều khách hàng lựa chọn (17%) chỉ sau kênh đầu tư
chứng khoán (35%). Như vậy, tùy thuộc vào tình hình kinh tế mà thói quen tiêu
dung và đầu tư của người dân có sự thay đổi. Với tình hình kinh tế không ổn định,
89
lạm phát ở mức khó dự đoán thì xu hướng người dân sẽ thiên về các kênh đầu tư
khác như chứng khoán và bất động sản nhiều hơn là gửi tiết kiệm tại NH.
Gửi NH 4151 (17%)
Chứng khoán 8772 (35%)
Vàng 3894 (15%)
Ngoại tệ 1775 (7%)
Bất động sản 3615 (14%)
Mua bảo hiểm 416 (2%)
Sản xuất - kinh doanh 1762 (7%)
Kênh đầu tư khác 770 (3%)
Hình 3.2: Kết quả khảo sát 2
“Có tiền mặt vào thời điểm này, bạn quan tâm đến kênh đầu tƣ nào?”
+ Kiểm soát lạm phát:
Dưới 7% 239 (6%)
Từ 7-9% 1027 (28%)
Trên 9% 2423 (66%)
Hình 3.3: Kết quả khảo sát
“Theo bạn, kết thúc năm 2010, lạm phát tại Việt Nam sẽ đứng ở mức nào?”
Mặc dù báo chí và các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin về tình
hình lạm phát hàng tháng, hàng quý, mục tiêu của Chính phủ trong kiềm chế
lạm phát và phát biểu của các quan chức về lạm phát kỳ vọng trong năm 2010
ở mức dưới 7% nhưng dường như khảo sát với độc giả trên Vneconomy lại
cho thấy đa số độc giả cho rằng lạm phát trong năm nay sẽ ở mức trên 9%.
Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý khách hàng gửi tiền tại NH khi
lo ngại lãi suất thực âm. Do đó, Nhà nước cần duy trì lạm phát ở mức hợp lý,
đảm bảo lãi suất thực dương cho người gửi tiền. Điều này sẽ khuyến khích
công chúng đầu tư vào thị trường tài chính.
+ Duy trì tăng trưởng bền vững :
90
Nhà nước cần tạo ra một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Môi trường vĩ
mô ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn qua NH. Nó có thể tạo điều kiện
thuận lợi cho công tác huy động vốn nhưng cũng có thể cản trở, làm hạn chế công
tác này. Đối với người Việt Nam hiện nay, một trong những nội dung của việc tạo
lập ổn định nền kinh tế vĩ mô là ổn định tiền tệ. Đây là điều kiện cần thiết cho việc
thực thi có hiệu quả các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cũng như chất lượng
huy động vốn qua NH.
- Ban hành hệ thống pháp lý đồng bộ và rõ ràng
Hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước là một đề tài đã được bàn luận
đến quá nhiều trong các đề tài về kinh doanh ngân hàng tuy nhiên cụ thể làm như
thế nào cho từng nội dung nghiệp vụ lại là một vấn đề khá rắc rối. Hiện nay, luật
pháp cũng còn có nhiều yếu tố chưa chi tiết để hỗ trợ các ngân hàng cải tiến các
hình thức huy động vốn. NH có nhu cầu nhận gửi, hoặc giải toả vốn nhanh cho
khách hàng hoặc tận dụng các chứng từ huy động vốn như một nguồn để thế chấp,
cầm cố vay vốn nhưng lại phải trải qua nhiều khâu giấy tờ, thủ tục phức tạp. Việc
Nhà nước ban hành các văn bản luật và dưới luật một cách có hệ thống, đảm bảo
mọi hoạt động tài chính tiền tệ, tín dụng đều được pháp luật hoá và có tính hiệu quả
cao không chỉ tạo niềm tin với công chúng mà với những quy định khuyến khích
của Nhà nước sẽ tác động trực tiếp đến việc điều chỉnh quan hệ giữa tiêu dùng và
tiết kiệm, chuyển dần tài sản tích trữ dưới dạng vàng, ngoại tệ hoặc bất động sản
sang đầu tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh hoặc gửi vốn vào NH
Nhà nước cũng cần nâng cao tính hiệu quả của chính sách tài chính và chính
sách tiền tệ, tăng cường sự vững mạnh của hệ thống tài chính. Trong việc xây dựng
và thực thi các chính sách này, điều quan trọng là phải phân định rõ các mục tiêu và
các công cụ của chính sách, tăng cường phối hợp chính sách giữa những cơ quan có
quyền hạn và trách nhiệm chính về các chính sách tương ứng, giảm thiểu các xung
đột xảy ra trong việc thực hiện mục tiêu giữa hai chính sách gây khó khăn cho việc
áp dụng và triển khai của các NHTM.
91
- Nâng cao tính tự chủ và linh hoạt của NHNN trong việc hoạch định,
thực thi chính sách tiền tệ:
Ở các nước trên thế giới, NHTW khá độc lập trong việc đưa ra các chính
sách tiền tệ, còn ở nước ta hiện nay, các quyết định liên quan đến chính sách tiền tệ
vẫn do Chính phủ thực hiện, từ đề xuất của NHNN, dẫn tới có độ trễ nhất định so
với thực tế bởi Chính phủ còn xem xét, quyết định. Do đó, Luật NHNN sửa đổi tới
đây cần quy định rõ hơn quyền hạn của Quốc hội, Chính phủ, NHNN trong việc
điều hành chính sách tiền tệ và tiến tới giao nhiệm vụ nhiều hơn cho NHNN trong
việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ. Luật cần phân định rõ ràng những vấn
đề NHNN được trực tiếp quyết định và vấn đề nào sẽ do Chính phủ quyết định, vấn
đề nào cần xin ý kiến Chính phủ. Nhà nước cần từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức,
quy định lại chức năng nhiệm vụ của NHNN: nhằm năng cao hiệu quả điều hành vĩ
mô, nhất là trong việc thiết lập, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và trong việc
quản lý, giám sát hoạt động của các trung gian tài chính.
- Ngoài ra, Nhà nƣớc cũng có thể áp dụng các biện pháp cụ thể để hỗ trợ
các NHTM trong công tác huy động vốn. Đó là:
+ Tiếp tục vận động, yêu cầu các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
thực hiện việc mở tài khoản, trả lương, chi trả dịch vụ qua tài khoản cá nhân. Đối
với các ngành dịch vụ, Chính phủ cần có biện pháp bắt buộc để hạn chế đến mức
thấp nhất việc thanh toán bằng tiền mặt.
+ Thành lập ban chỉ đạo liên ngành để cùng hướng dẫn chung trong cả nước
về mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng gồm đại diện
của Văn phòng Chính phủ, các ngành Ngân hàng, Tài chính, Thuế và Tổng Liên
đoàn Lao động.
+ Tăng cường phối hợp giữa các Bộ ngành xây dựng đề án đánh giá một số
ngành đào tạo tài chính ngân hàng hiện có, thuê chuyên gia tư vấn giúp các trường
xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với hoạt động của các Ngân hàng.
+ Đẩy mạnh việc phát triển thị trường chứng khoán nhằm tạo điều kiện cho
các NHTM thu hút vốn trung và dài hạn.
92
Với cơ chế huy động vốn như hiện nay thì không thể đáp ứng theo yêu cầu
đầu tư trung và dài hạn, đồng thời không tạo điều kiện thu hút và sử dụng tốt nguồn
vốn từ bên ngoài vào Việt Nam. Thị trường chứng khoán đã được hình thành và nếu
nó thực sự phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn trung và
dài hạn thông qua việc phát hành chứng khoán, các nhà đầu tư cũng có thể chuyển
chứng khoán của mình thành tiền mặt một cách dễ dàng và nhanh chóng. Hiện nay,
Vietcombank chủ yếu chỉ có vốn ngắn hạn, còn vốn trung và dài hạn được huy động
thông qua việc phát hành các trái phiếu, tuy nhiên việc sử dụng công cụ huy động
bằng trái phiếu không phải lúc nào cũng mang hiệu quả cao. Nếu có thị trường
chứng khoán thì việc phát hành và tính thanh khoản của trái phiếu sẽ được nâng cao
hơn. Để thị trường chứng khoán phát triển cần hoàn thiện được điều kiện cổ phần
hóa các doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh các công ty cổ phần, kiện toàn việc
phát hành trái phiếu chính phủ, từng bước mở rộng và phát hành trái phiếu ngân
hàng, cổ phiếu, trái phiếu công ty loại vô danh….tạo nhiều hàng hóa cho thị trường
hoạt động mạnh mẽ.
+ Phát huy vai trò tích cực của các phương tiện thông tin đại chúng
Thực tế vừa qua cho thấy , ảnh hưởng của tin đồn và sự mất niềm tin rất lớn ,
vì vậy , khi có những biến động trên thị trường tài chính , các phương tiện truyền
thông đại chúng phải là nơi cung cấp những nguồn tin trung thực , chính xác và kịp
thời, tránh tình trạng n gười dân và các nhà đầu tư không biết dựa vào thông tin nào
là “chuẩn” nên nghe ngóng và tin theo những tin đồn thất thiệt . Trong một số
trường hợp , sự thiếu trung thực của một số phương tiện thông tin đại chúng đã
khiến người dân mất niềm tin , dẫn đến tình trạng sau đó họ hành động ngược lại với
những nguồn tin này . Việc này đặc biệt quan trọng khi có những biến động xảy đến
với ngành ngân hàng . Cần phải tránh xảy ra tình trạng khách hà ng nghe tin đồn và
kéo nhau đến rút tiền hàng loạt , khi ấy , sự đổ vỡ của ngân hàng là khó tránh khỏi ,
nếu không có những “phao cứu trợ” đủ mạnh .
Xuất phát từ thực tế này , cần sớm có một chế tài mạnh , vừa bảo đảm thô ng
tin đầy đủ , trung thực và kịp thời , vừa tránh được tình trạng “đầu cơ thông tin” để
trục lợi, “thông tin nội gián” ..., làm người dân khó phân biệt giữa thông tin rò rỉ , nội
93
gián với những thông tin “vỉa hè” thất thiệt , nhất là trong thời kỳ thị trường vốn , thị
trường chứng khoán đang ngày càng phát triển và trở thành kênh huy động vốn
quan trọng của nền kinh tế nước nhà .
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước:
- Xây dựng và hoàn thiện chính sách tiền tệ hợp lý nhằm khuyến khích
ngƣời dân gửi tiền, bảo vệ quyền lợi của ngƣời gửi tiền: Thực thi chính sách tiền
tệ quốc gia một cách linh hoạt, trong đó tạo dựng được một chính sách lãi suất phù
hợp với quy luật cung - cầu trên thị trường, điều hành sáng suốt chính sách tỷ giá,
tăng cường vận dụng công cụ thị trường mở trong việc kiểm soát cung - cầu tiền
thay cho công cụ dự trữ bắt buộc. Về chính sách điều chỉnh tỷ giá, trong trường hợp
phải điều chỉnh, nên tránh gây sốc cho thị trường ở mức thấp nhất, không để việc
điều chỉnh rơi vào tình trạng "nước đến chân mới nhảy".
- Tăng cƣờng công tác thông tin dự báo: Cần phải xây dựng được một hệ
thống thông tin hỗ trợ các ngân hàng công khai, đầy đủ và kịp thời, sớm cho ra đời
các công cụ, nghiệp vụ tài chính mới nhằm làm tăng tính hiệu quả, giảm rủi ro cho
hoạt động của hệ thống tài chính.
- Nâng cao năng lực quản lý điều hành, tăng cƣờng quản lý hoạt động
của các NHTM: NHNN cần mạnh tay với các NH để thanh lọc các NHTM hoạt
động yếu kém nhằm đẩy nhanh quá trình mua lại, sáp nhập các NH.
NHNN trước hết cần kiểm tra, giám sát hoạt động của các NHTM một cách
chặt chẽ, tăng cường kiểm tra các NH có biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh, áp
dụng mức lãi suất huy động quá cao…để đảm bảo an toàn hoạt động của toàn hệ
thống, tránh trường hợp chạy đua lãi suất, lôi kéo khách hàng giữa các Ngân hàng.
Hiện nay, số các NHTMCP VN tăng liên tục qua các năm. Tính đến tháng
10/2009, hệ thống NHTM Việt Nam bao gồm 3NHQD, 40NHTMCP, 5NHLD và
41 Chi nhánh NHNNg với hệ thống CN và PGD rộng khắp cả nước đặc biệt ở các
Thành phố lớn. Đây là con số khá lớn so với một thị trường quy mô nhỏ như VN.
94
Theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP, ngay từ 2006, Nhà nước đã sớm nhận
thấy tình trạng “nhiều nhưng yếu” trong ngành ngân hàng nên đã đưa ra rào cản vốn
điều lệ nhằm mục tiêu nâng cao tiềm lực tài chính cho số ngân hàng quy mô nhỏ.
Theo đó, hết năm 2008, các NHTMCP phải đạt mức vốn điều lệ tương đương mức
vốn pháp định được quy định tại nghị định này là 1.000 tỷ đồng và hết 2010 là
3.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, hết năm 2008, mới chỉ có 28 đơn vị vượt “ba rie” và có
tới gần 10 đơn vị mới đạt mức vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng vào cuối 2009, muộn hơn
một năm so với quy định tại Nghị định 141. Do đó, NHNN kiên quyết buộc những
tổ chức tín dụng không tự nâng vốn điều lệ theo quy định phải sáp nhập với nhau,
không nên để quá nhiều ngân hàng nhỏ, làm thị trường rối thêm, khó quản lý và làm
ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của toàn hệ thống. chất lượng hoạt động của
một ngân hàng nào kém cỏi thì mức độ ảnh hưởng đến hệ thống sẽ rất khó lường.
- Hoàn thiện chính sách kiều hối:
Về chính sách chi trả kiều hối, NHNN nên ban hành nhiều văn bản hướng
dẫn cụ thể hơn về chính sách đối với kiều bào ở nước ngoài, cũng như chính sách
quản lý ngoại hối nói chung. Theo thống kê, nguồn kiều hối chuyển về Việt Nam
trong năm 2009 khoảng 6,2 tỉ USD và có xu hướng tăng trong những năm tới. Khả
năng huy động được nguồn này là khả thi nếu bản thân Vietcombank có các sản
phẩm hấp dẫn và Quy chế quản lý ngoại hối của Việt Nam hoàn thiện hơn để thu
hút kiều bào chuyển tiền về nước và yên tâm gửi tiền tại NH.
Ngoài ra, NHNN cần hỗ trợ các NH liên kết với các NH và công ty kiều hối
ở nước ngoài để thiết lập mạng lưới thu nhận kiều hối rộng khắp.
95
KẾT LUẬN
Dịch vụ Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập hiện
nay ngày càng đa dạng và hoàn hảo nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của
khách hàng cũng như yêu cầu tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Tuy nhiên, cho
dù dịch vụ Ngân hàng phát triển ở mức độ nào thì nghiệp vụ huy động vốn vẫn luôn
được các Ngân hàng quan tâm và duy trì vì đây là nghiệp vụ cơ bản, truyền thống
và không thể thiếu được của Ngân hàng. Vì vậy tăng trưởng nguồn vốn đặc biệt là
nguồn vốn huy động từ bên ngoài có ý nghĩa quyết định không những đến sự sống
còn của Ngân hàng mà còn quyết định đến sự tăng trưởng, phát triển của Ngân hàng
đó trong tương lai. Chính vì vậy việc nghiên cứu thực trang công tác huy động vốn
từ đó đưa ra các giải pháp tăng cường huy động vốn tại Vietcombank đặc biệt có ý
nghĩa. Đối chiếu với mục đích nghiên cứu, đề tài đã hoàn thành các nhiệm vụ cơ
bản sau đây:
Hệ thống hóa lý luận về nguồn vốn, công tác huy động vốn tại các NHTM và
những nhân tố ảnh hưởng.
Phân tích thực trạng nguồn vốn huy động của Vietcombank về cả qui mô và
cơ cấu, giá cả….trong mối quan hệ với công tác sử dụng vốn, đồng thời chỉ ra
những hạn chế và nguyên nhân trong công tác huy động vốn.
Trên cơ sở các yêu cầu và định hướng huy động vốn của Vietcombank, đã
phân tích và đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm tăng cường công tác huy động vốn
tại Vietcombank.
Hy vọng rằng với những giải pháp cơ bản trên, hoạt động huy động vốn của
Vietcombank sẽ được đẩy mạnh và cải thiện về quy mô, cơ cấu, kỳ hạn phục vụ tốt
hơn cho công tác sử dụng vốn tại Vietcombank.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn Cô giáo hướng dẫn PGS, TS Đặng Thị
Nhàn, các thầy cô giáo của Trường Đại học Ngoại thương, Lãnh đạo phòng Khách
hàng đặc biệt, Phòng Quản lý kinh doanh vốn Vietcombank cùng toàn thể gia đình,
bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.
96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tiếng Việt
1. Nguyễn Quang A (2009), Tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước, Lao Động
Cuối tuần số 31 ngày 02/08/2009.
2. Nguyễn Hoà Bình (2008), “45 năm Vietcombank: một thời và mãi mãi”, Tạp
chí thị trường Tài chính tiền tệ (Số 7).
3. Công ty Cổ phần chứng khoán MHB (2009), Báo cáo phân tích ngành ngân
hàng tháng 11.2009.
4. Công ty Cổ phần chứng khoán FPT (2009), Báo cáo phân tích tóm tắt VCB.
5. Công ty Cổ phần chứng khoán Âu Việt (2010), Phân tích nhóm các cổ phiếu
Ngân hàng, 18/02/2010.
6. Công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt VDSC (2010), Báo cáo chiến lược
đầu tư tháng 4-2010.
7. Nguyễn Thu Hà (2010), Ứng dụng Marketing Mix trong hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng Việt Nam, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ (số 6).
8. Đoàn Hiền, Ngân hàng Việt Nam – Vận hội và thách thức mới,
26/12/2008
9. Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo của
HĐQT về hoạt động kinh doanh năm 2009 và phương hướng hoạt động năm
2010.
10. Nguyễn Minh Kiều - Chủ biên (2006), Nghiệp vụ Ngân hàng, Nhà xuất bản
Thống kê, Hà Nội.
11. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo tài chính hợp nhất, Báo
cáo hoạt động kinh doanh từ 2003-2009.
12. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (2003), Lịch sử Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Tạp chí Vietcombank các số từ
2006-2010.
97
14. Nguyễn Thanh Phong (2009), Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương
mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí phát triển
kinh tế số 223, 5/2009.
15. Quốc hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam (1997), Luật Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997, Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày
17/6/2003.
16. Quốc hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam (1997), Luật các tổ chức tín dụng
số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15/6/2004.
15.Huỳnh Bửu Sơn, Ngân hàng Việt Nam – Những bài học đã quên,
nuoc-viet-nam-sua-111oi.
17. Lê Văn Tư – Chủ biên (1997), Các nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB
Thống kê, Hà Nội.
17. Hoàng Xuân (2006), “Diễn biến lãi suất và giải pháp kinh doanh của Ngân
hàng thương mại”, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, (Số 9+10).
18. Vina Capital Group Limited (2006), Nghiên cứu thị trường cổ phiếu Việt
Nam - Báo cáo khu vực ngân hàng.
18.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
98
2. Tiếng Anh
1. Micheal Anareta (2010), Will Asian Banks’ Unique Post-Crisis Strategies Be
Well Managed?, Sungard.
2. Fitch Ratings (2010), Outlook on Vietnamese Banks.
3. R.Eric Reidenbach &M.Ray Grubbs (1987), Developing new banking
products,Printice- Hall, Inc.,Englewood Cliffs, New Jersey.
4.
bank-custormers
5.
6.
99
PHỤ LỤC 1
Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank các năm 2006-2009
Đơn vị: triệu VND
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
Tổng tài sản 167.127.832 197.363.405 221.950.448 256.960.149
Vốn điều lệ 4.356.737 4.429.337 12.100.860 12.100.860
Nguồn vốn chủ sở hữu 11.228.106 13.527.579 13.790.042 17.051.921
Thu nhập lãi thuần 3.816.785 4.004.927 6.623.636 6.493.210
Thu nhập từ h/đ dịch vụ 723.498 1.014.217 1.140.031 1.400.011
Chi phí h/đ dịch vụ (175.246) (287.866) (349.144) (427.911)
Lãi (lỗ) thuần từ h/đ dịch vụ 548.252 726.351 790.887 972.099
Lãi (lỗ) thuần từ h/đ KD ngoại hối 273.481 354.532 952.911 926.456
Lãi (lỗ) thuần từ h/đ KD và đầu tư
chứng khoán
100.776 180.716 (409.127) 697.200
Thu từ góp vốn, mua cổ phần 160.126 253.872 679.403 377.815
Thu nhập h/đ khác 389.720 593.150 352.104 247.726
Tổng chi phí HĐKD (1.291.160) (1.627.740) (2.694.119) (3.733.416)
Lợi nhuận thuần từ h/đ KD trước
chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
3.997.980 4.485.808 6.295.695 5.879.698
Chi phí dự phòng rủi ro (120.724) (1.337.083) (2.971.235) 191.427
Lợi nhuận sau thuế 2.861.079 2.389.952 2.536.554 4.455.364
Tỷ suất LNST/VCSH 25,46% 17,60% 18,28% 26,12%
Tỷ suất LNST/Tổng tài sản 1,71% 1,21% 1,14% 1,73%
Hệ số an toàn vốn (CAR) 12,6% 9,2% 8,9% 8,11
Thu nhập bình quân/người/tháng 4,6 5,5 10,8 12,8
Số lao động 7.996 9.446 8.960 10.000
Chi nhánh 62 62 64 71
Phòng giao dịch 87 150 208 248
Vốn huy động (tỷ VND) 152.125. 177.906 196.507 231.349
Dư nợ tín dụng (tỷ VND) 67.763 97.631 112.747 140.547
Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,6 1,3 4,58 2,54
Số thẻ phát hành (chiếc)
- Thẻ quốc tế
- Thẻ nội địa
Doanh số sử dụng thẻ (tỷ VND)
- Thẻ quốc tế VCB phát hành
- Thẻ nội địa
Thanh toán thẻ quốc tế (triệuUSD)
104.506
1.500.000
1.438,6
29.249
386,3
170.040
2.326.602
2.413,2
47.133,4
452,7
293.648
3.071.737
6.784,1
66.157,3
642,6
480.978
3.850.650
10.172,3
90.654,8
567,0
Thanh toán XNK
- Doanh số (tỷ USD)
- Thị phần (thị phần)
22,8
27,1
26,4
24,1
32,5
22,6
25,6
20,4
DS mua bán ngoại tệ (tỷ USD) 22,4 26,2 31,2 26,7
Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán các năm 2006- 2008, Báo cáo hội nghị giám đốc các năm
2006-2009 & Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2009.
100
PHỤ LỤC 2
Một số chỉ tiêu kế hoạch cơ bản năm 2010 của Vietcombank đã đƣợc ĐHCĐ
thƣờng niên lần 3 thông qua
TT Chỉ tiêu TH 2009 KH 2010
Tăng
trƣởng
1 Tổng tài sản (tỷ đồng) 255.496 293.820 15,00%
2 Dư nợ cho vay (tỷ đồng) 141.621 169.945 20,00%
3 HĐV từ nền kinh tế (tỷ đồng) 169.458 208.433 23,00%
4 Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 5.004 4.500 -10,07%
5 Lao động cuối kỳ (người) 10.401 11.961 15,00%
6
Chi phí lương trên lợi nhuận
trước thuế chưa bao gồm lương
28,37% 32,00% 12,80%
7
Số chi nhánh và phòng giao dịch
tăng thêm
53 46 -13,21%
8 Tỷ lệ nợ xấu (theo định tính) 2,47% 3,50% 41,70%
9 Cổ tức (đồng/cp) 1.200 1.200 0,00%
Nguồn: www.vietcombank.com.vn
Ghi chú: 2010 phân loại nợ theo định tính
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3343_7755.pdf