Với hệ thống cơ sở đào tạo có thể nói về mặt số lượng, cơ cấu là đáp ứng,
tuy nhiên, việc định hướng ngành nghề thiếu rõ ràng, chưa có mối liên kết với DN
trong đào tạo, đào tạo theo hợp đồng với các cơ sở kinh doanh chưa phổ biến. Lượt
người đào tạo nhiều nhưng chưa đáp ứng đúng ngành nghề mà chủ DN trong các
KCN đang cần.
Một số ngành như sản xuất VLXD, may mặc, gia công chế biến lâm sản,
nông sản, hải sản v.v, là những thế mạnh của địa phương nhưng trong các ngành
nghề đào tạo của địa phương hầu như không được cân đối.
Khi được hỏi, có 9% DN cho biết gặp khó khăn trong việc tuyển chọn lao
động, lại rơi vào các ngành nghề cần nhiều lao động như may mặc, sản xuất chế
biến lâm sản, nông sản. Các DN hầu như phải tuyển dụng xong, đào tạo lại mới đưa
vào sử dụng.
d) Chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ mới
Chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ đã được UBND tỉnh ban
hành, tuy nhiênđây là một lĩnh vực nhiều khó khăn và thách thức, không nhất thiết
cứ đưa ra mức hỗ trợ là DN làm được, vấn đề ở đây cần có một lộ trình thích hợp từ
khâu tuyên truyền nhận thức, đến hoạt động thăm dò, nghiên cứu từng mô hình của
các DN hiện nay, những mô hình đã lạc hậu, ô nhiễm môi trường, năng suất kém thì
cần sự hỗ trợ của tỉnh để chuyển đổi và trong một số tình huống cần áp dụng cưỡng
chế đổi mới công nghệ nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường. Vì vậy, cơ chế hỗ trợ cần
phải xây dựng cho những DN cụ thể, lĩnh vực cụ thể mà tỉnh Quảng Bình đang quan
tâm (khai khoáng, chế biến lâm sản, hải sản, chế tạo máy, may mặc, điện tử, viễn
thông ).chứ không phải đưa ra các mức hỗ trợ chung.
125 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o các cụm công nghiệp, không đưa vào KCN các dự án có quy mô
nhỏ, công nghệ lạc hậu.
- Điều chỉnh chính sách hỗ trợ đào tạo nghề theo hướng: Chỉ hỗ trợ đào tạo
nghề đối với ngành nghề đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, nghề đặc thù mà các trường
ít đào tạo, chưa đào tạo; không hỗ trợ đồng đều trong khi nguồn kinh phí của tỉnh
còn quá hạn hẹp.
- Điều chỉnh cơ chế cho thuê đất, giá thuê đất trong KCN sao cho đảm bảo ưu
tiên diện tích để thu hút các dự án có vốn đầu tư lớn, tránh hiện tượng chiếm đất
lãng phí. Hiện nay, giá thuê đất trong KCN của tỉnh Quảng Bình đang rất thấp (từ
4.500 đ/m2/năm – 7.5000đ/m2/năm). Như vậy, chi phí thuê đất không lớn trong kết
cấu chi phí của DN nên dẫn đến tình trạng nhà đầu tư không cần tính toán nhu cầu
thực sự về đất, và vẫn cứ muốn thuê diện tích đất lớn hơn để dự phòng, điều này
gây lãng phí cho cả nhà nước và DN và cũng là nguyên nhân các dự án chậm tiến
độ vì giá thuê đất quá thấp, không đủ sức tác động đến hành vi khẩn trương của DN.
Vì vậy, tỉnh cần có điều chỉnh giá thuê đất hợp lý để vừa tạo điều kiện cho nhà đầu
tư, vừa có tác dụng ngăn ngừa việc chiếm đất lãng phí và chậm tiến độ. Mức bình
quân cả nước hiện nay đối với giá thuê đất KCN là 80USD/m2/chu kỳ (50 năm),
tương đương khoảng 35.000 đ/m2/năm (bao gồm cả chi phí hạ tầng).
- Điều chỉnh chính sách hỗ trợ về khởi nghiệp sáng tạo, sử dụng công nghệ tiên
tiến, công nghệ có hàm lượng chất xám caotheo hướng có trọng tâm, có mục đích cụ
thể, nhằm thu hút được các dự án công nghiệp điện tử, lắp ráp cơ khí, dự án FDI v.v
làm động lực. Mức hỗ trợ tùy theo từng dự án và vai trò của nó đối với thúc đẩy thu hút
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kin tế Huế
84
đầu tư của tỉnh, có sự ưu tiên đặc biệt, không đánh đồng với các dự án bình thường
khác. Đây chính là phương pháp trọng tâm, trọng điểm, không bình quân dàn trải, ưu
đãi thực sự cao, đặc biệt đối với các dự án đáp ứng tiêu chí định trước.
- Tiếp tục nghiên cứu để xây dựng các cơ chế hỗ trợ bổ sung như: Hỗ trợ
doanh nghiệp nghiên cứu, đổi mới công nghệ; hỗ trợ tiếp nhận, cải tiến, hoàn thiện,
làm chủ công nghệ; hỗ trợ kết nối với hệ thống các ngân hàng để tiếp cận các
chương trình ưu đãi vốn vay đầu tư phát triểnv.v.
b) Hoàn thiện chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng thu
hút đầu tư:
Mặc dù những năm gần đây, các KCN Quảng Bình chưa có nhu cầu cao về lao
động vì số doanh nghiệp KCN ít nhưng về sau này khi các KCN được lấp đầy việc
thiếu hụt nguồn lao dộng sẽ xảy ra nếu không có sự chú ý chuẩn bị trước như một số
tỉnh đã vấp phải (Đồng Nai, Bình Dương). Để đạt được yêu cầu về lao động cho các
KCN trong thời gian tới, Sở Giáo dục-Đào tạo, Sở Lao động-TB-XH cần phối hợp chặt
chẽ tham mưu UBND tỉnh Quảng Bình thực hiện đồng bộ các giải pháp:
- Rà soát, hoàn thiện hệ thống đào tạo nghề của tỉnh:Cần tổ chứcrà soát điều
chỉnh Đề án quy hoạch mạng lưới dạy nghề, trong đó cụ thể hóa các ngành nghề đào
tạo theo 2 hướng hệ thống dạy nghề hoàn chỉnh:
+ Hệ thống đào tạo nghề cơ bản: gồm cáctrường Đại học, Cao đẳng, Trung
cấp, trung tâm dịch vụ việc làm, trường dạy nghề dân lập, trung tâm dạy nghề của
các đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội.
+ Hệ thống dạy nghề chất lượng cao, chuyên sâu: Thành lập mới các Trung
tâm đào tạo chuyên sâu; hợp tác với DN xây dựng chương trình đào tạo thiết kế
riêng theo nhu cầu cho các vị trí mới vào nghề và vị trí quản lý trong các ngành
đang là thế mạnh của tỉnh: Khai khoáng, chế biến quặng, sản xuất vật liệu, may
mặc, điện tử, viễn thông ...v.v.
Từ 2 hệ thống đào tạo này sẽ tăng cơ hội học nghề cho các mọi đối tượng có
nhu cầu, từ đó tỉnh sẽ từng bước phổ cập nghề, đào tạo được nguồn lao động có trình
độ chuyên môn kỹ thuật cao cung ứng cho thị trường lao động, chủ yếu là các KCN.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
85
- Tạo sự liên kết giữa doanh nghiệp trong các KCN với các cơ sở đào tạo nghề
trong việc đào tạo nguồn nhân lực: Thông qua đó, nắm bắt được nhu cầu cũng như yêu
cầu về chất lượng lao động của các doanh nghiệp, từ đó có sự điều chỉnh chương trình
giảng dạy cho phù hợp. Nhà trường cũng có thể mời các công nhân làm việc trực tiếp
tại từ các doanh nghiệp về chia sẻ kinh nghiệm giúp người học nâng cao khả năng hoạt
động thực tiễn. Liên hệ với các cơ sở, các nhà máy ở các KCN để người học thực tập
sát với điều kiện thực tế. Bảo đảm người lao động sau khi đào tạo, có trình độ về
chuyên môn thực sự đáp ứng được với yêu cầu của các doanh nghiệp, đồng thời có khả
năng tiếp tục tự bồi dưỡng thêm trong quá trình lao động để đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của những dự án đầu tư có công nghệ hiện đại.
Như vậy bên cạnh việc quy hoạch, sắp xếp các trường dạy nghề thì vấn đề mà
địa phương cần quan tâm là giải quyết tốt mối liên hệ giữa trường nghề với DN.
Việc rà soát hoàn thiện các trung tâm môi giới lao động, xây dựng hoàn thiện hệ
thống thông tin về thì trường lao động, việc làm, đào tạo là vô cùng cần thiết và cấp
bách trong giai đoạn hiện nay.
- Xây dựng cơ chế, chính sách để thu hút đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ kỹ
thuật đầu ngành: Hàng năm, sở Nội vụ, Sở Tài chính cần tham mưu UBND tỉnh có
ngân sách hỗ trợ, gửi con em đi đào tạo ở những trung tâm có chất lượng cao trong
và ngoài nước về phục vụ ở các KCN. Phối hợp với các cơ sở đào tạo để khuyến
khích con em Quảng Bình học lực tốt sau khi ra trường trở về quê hương công tác.
Có chính sách tiếp nhận và hỗ trợ người lao động đã được đào tạo một cách thoả
đáng. Bên cạnh đó, tỉnh cần có chính sách bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ làm
công tác hoạch định chính sách, am hiểu luật pháp, tinh thông nghiệp vụ, có trình độ
tin học, ngoại ngữ tốt để phục vụ cho các dự án đầu tư nước ngoài. Với sự hỗ trợ
của ngân sách, nguồn quỹ khuyến công hàng năm cũng cần có các chương trình đào
tạo khởi sự doanh nghiệp để giúp đỡ con em trong tỉnh muốn thành lập doanh
nghiệp để kinh doanh và làm giàu chính đáng.
- Tổ chức, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác
quản lý các KCN mà trước hết là đội ngũ cán bộ của Ban quản lý các KCN, có trình
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
86
độ quản lý, năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, tin học giỏi... để nâng cao chất lượng
thẩm định các dự án đầu tư vào KCN và bảo đảm đáp ứng yêu cầu quản lý hiện
đại.Đây là nhiệm vụ trước mắt, thường xuyên và lâu dài củalãnh đạo Ban Quản lý
Khu kinh tế.
c) Xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân
KCN
Hiện nay chủ trương Nhà nước có nhiều ưu đãi nhưng do suất lợi nhuận thu
được từ ngành nghề xây dựng nhà ở cho công nhân tương đối thấp và chậm thu hồi
vốn đầu tư so với kinh doanh các lĩnh vực khác nên nhiều chủ đầu tư không có nỗ
lực trong việc bỏ vốn đầu tư. Qua nghiên cứu đặc điểm, tình hình và các quy định
hiện hành của nhà nước, tác giả đề xuất một số giải pháp sau đây nhằm phát triển
các dự án nhà ở cho người thu nhập thấp nói chung và công nhân lao động trong
KCN nói riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Với vai trò quản lý nhà nước về nhà ở xã hội, Sở Xây dựng cần tham mưu
UBND tỉnh các nội dung :
Xây dựng, ban hành cơ chế hỗ trợ, thu hút DN đầu tư xây dựng nhà bán/cho
thuê : áp dụng chính sách hỗ trợ, miễn giảm tiền thuê đất, thuế TNDN đối với việc
xây dựng nhà ở cho người lao động và người có thu nhập thấp để việc xây dựng
nhà ở cho thuê hoặc bán đảm bảo: thu hồi được vốn và có lãi đối với các
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; tạo điều kiện cho người lao động có thể thuê
hoặc mua được nhà với giá rẻ, chất lượng vừa phải.
Quan tâm quy hoạch để tạo quỹ đất cho các dự án xây nhà ở cho người có
thu nhập thấp: Chính phủ đã có quy định bắt buộc phải quy hoạch khu hạ
tầng xã hội khi thành lập KCN nhưng các chủ đầu tư thường xem nhẹ vấn đề
này, có quy hoạch nhưng hầu hết chưa đáp ứng về diện tích và các điều kiện
hạ tầng xã hội đi kèm. Ban Quản lý KKT cần quan tâm vấn đề quy hoạch chi
tiết các vị trí xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp để thu hút đầu tư.
Chú trọng đầu tư hạ tầng xã hội bên ngoài hàng rào KCN:Ngân sách tỉnh
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
87
cần đảm nhiệm phần lớn đầu tư về các công trình phục lợi công cộng như khu
thể thao, y tế, mẫu giáo, các cơ sở dạy văn hóa, dạy nghề nhằm nâng cao
trình độ nghề nghiệp, sức khỏe, chất lượng cuộc sống cho người lao động, bảo
đảm việc làm ổn định, lâu dài. Hơn nữa, các khu nhà ở xã hội cần được bố trí
hài hòa trong các khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị hiện hữu để người lao
động được hưởng những tiện ích về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của
toàn khu.Tỉnh cần nghiên cứu áp dụng nhiều phương thức đầu tư, trong đó
giai đoạn đầu cần coi trọng phương thức hợp tác đầu tư Công-Tư. Kinh
nghiệm cho thấy, trong những lĩnh vực cần được khuyến khích đầu tư, nhà
nước phải là người đi đầu, đương đầu với những khó khăn, chấp nhận chi
ngân sách hỗ trợ để các đơn vị sự nghiệp nhà nước mạnh dạn đầu tư, khi thị
trường ổn định, rút dần vốn nhà nước để tập trung vào các mũi nhọn kinh tế
khác. Khuyến khích xã hội hóa về nhà ở đồng thời thực hiện chính sách tạo
điều kiện, không thả nổi cho thị trường tự điều tiết.
Nâng cao quản lý NN về chất lượng nhà ở, đảm bảo vệ sinh môi trường và
an ninh trật tự công cộng:
Với yêu cầu đáp ứng ngày càng cao về môi trường cũng như cảnh
quan, không thể phát triển các dự án nhà ở xã hội một cách tùy tiện, theo kiểu
trăm hoa đua nở, rất có thể dẫn đến các khu ổ chuột tồi tàn, mất cân đối hoặc
phá vỡ cảnh quan, môi trường. Vấn đề đặt ra là cần có một bộ quy chuẩn về
kiến trúc không gian, quy cách căn hộ, phòng trọ ..v.v, phù hợp với từng địa
phương để các nhà đầu tư tham chiếu khi lập dự án nhằm đảm bảo sự hài hòa
về mặt kiến trúc cũng như vấn đề an toàn và bảo vệ môi trường. Sở xây dựng
cần tham mưu UBND tỉnh ban hành hệ thống tiêu chuẩn nhà ở tối thiểu cho
người lao động trong KCN, đồng thời điển hình hóa các thiết kế nhà ở nhằm
thống nhất và đảm bảo phù hợp với nhu cầu và khả năng của người lao động
trong KCN. Đồng thời, khi quy hoạch nhà ở KCN cần tính toán nhu cầu, khả
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
88
năng nhà ở của người lao động, từ đó định hướng việc xây dựng các loại hình
nhà ở với quy mô, mức độ hiện đại và giá thành hợp lý.
Cần có quy định cụ thể về việc xây dựng nhà ở, quản lý nhân khẩu, an
ninh, trật tự, nhằm đảm bảo tốt hơn cuộc sống cho người lao động.
Xây dựng các chế tài cụ thể quy định rõ trách nhiệm của chính quyền
địa phương, doanh nghiệp trong khu công nghiệp, doanh nghiệp phát triển hạ
tầng và người lao động trong việc xây dựng, quản lý, sử dụng nhà ở cho
người lao động trong KCN.
3.4.4. Đổi mới tổ chức, đổi mới phương thứchoạt động xúc tiến đầu tư.
Với chức năng quản lý nhà nước về bộ máy, tổ chức và biên chế, Sở Nội vụ
chủ trì phối hợp các sở, ngành tham mưu UBND tỉnh thực hiện đổi mới tổ chức và
hoạt động của lực lượng XTĐT theo hướng sau đây:
Về đổi mới tổ chức:Mô hình tổ chức các đơn vị làm nhiệm vụ XTĐT của tỉnh
hiện nay có thể nói chưa phù hợp yêu cầu, lực lượng XTĐT tại Ban Quản lý KKT
với mô hình kiêm nhiệm nên không phát huy hiệu quả, chưa đủ tầm để tổ chức các
chương trình XTĐT quy mô lớn, mang tầm quốc tế. Cần thành lập mới Ban (hoặc
Trung tâm) xúc tiến đầu tư trực thuộc UBND tỉnh trên cơ sở tổ chức tại Trung tâm
XTĐT thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư hiện nay và tổ chức lại bộ phận XTĐT tại Ban
Quản lý KKT (theo như kinh nghiệm một số địa phương đã phát huy hiệu quả). Với
mô hình Ban XTĐT trực thuộc UBND tỉnh, có cơ cấu chuyên trách các ngành:
KCN, KKT; Nông nghiệp; Du lịch; Thương Mại v.v. Ngoài ra, cần phải có bộ
phận chuyên trách làm công tác XTĐT tại Ban Quản lý KKT theo mô hình Trung
tâm tư vấn đầu tư, hoặc tối thiểu cũng có một bộ phận chuyên XTĐT đặt trong các
phòng hoặc đơn vị trực thuộc hiện nay trong bộ máy cơ cấu tổ chức của Ban Quản
lý KKT.
Về đổi mới phương thức hoạt động của bộ phận XTĐT:cần giao quyền, phân
cấp phạm vi lớn hơn cho Ban XTĐT, được chủ động áp dụng các mức hỗ trợ , ưu
đãi trong khung định trước đối với từng trường hợp cụ thể; được chủ động tham
mưu giúp UBND tỉnh các cơ chế, chính sách, chương trình XTĐT trong và ngoài
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
89
nước (thay vì hiện nay Trung tâm XTĐT chỉ tham mưu cho Giám đốc Sở Kế hoạch-
Đầu tư).
Về phương pháp XTĐT: Trung tâm XTĐT cần đa dạng phương thức hoạt
động xúc tiến đầu tư theo hướng tăng cường tiếp xúc trực tiếp, “gõ cửa” để mời gọi
nhà đầu tư như kinh nghiệm một số tỉnh, thành phố đã làm rất có hiệu quả.
Chương trình XTĐT cần có trọng tâm, trọng điểm, phải có thông tin cụ thể về
các đối tượng DN có tiềm năng mà chủ thể đang hướng đến để thuyết phục, mời gọi
có hiệu quả.
Tăng cường kết nối với các Trung tâm XTĐT phía Bắc, Phía Nam, với các
bộ, ngành TW, nhất là Bộ Kế hoạch và Đầu tư để được hỗ trợ về thông tin và giới
thiệu nhà đầu tư; tích cực quan hệ thông qua các cơ quan ngoại giao, đại diện
thương mại Việt Nam ở nước ngoài; các cơ quan ngoại giao; đại diện kinh tế, văn
hoá ở các nước tại Việt Nam; các Bộ, ngành, Trung ương để xúc tiến đầu tư.
Ngoài việc quan tâm nhà đầu tư tiềm năng, Ban Quản lý KKT cũng cần có
những hoạt động nhằm quan tâm, chăm sóc chu đáo các nhà đầu tư đang hoạt động
tại các KCN, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, tạo sự tin cậy gần gũi giữa các nhà đầu tư và các cơ
quan quản lý, cơ quan chức năng của địa phương. Đây là một kênh quan trọng tuyên
truyền quảng bá về hình ảnh tỉnh Quảng Bình, con người Quảng Bình, môi trường
đầu tư vào các KCN Quảng Bình một cách thuyết phục nhất.
Hoàn thiện hệ thống thông tin quảng cáo, cơ sở dữ liệu về đầu tư, DN trong
và ngoài nước, đáp ứng kịp thời khi có yêu cầu. Tăng cường xây dựng tài liệu, giới
thiệu về tỉnh Quảng Bình, quảng bá về các KCN, về cơ chế chính sách thu hút đầu
tư, quy trình, thủ tục đầu tưv.v.
Về kinh phí hoạt động : Mặc dầu trong điều kiện ngân sách khó khăn, tỉnh
cũng phải có cơ chế tăng nguồn kinh phí cho công tác XTĐT, hãy so sánh với chi
phí Marketing của một DN để thấy được mức chi phí cho công tác XTĐT của tỉnh
trong thời gian qua là rất hạn hẹp. Khi có mức kinh phí đáp ứng thì mới có chương
trình XTĐT quy mô lớn và chất lượng cao.Để có kinh phí cho cơ quan chuyên trách
Đại học Kinh tế Huế
Đại học ki h tế Huế
90
xúc tiến đầu tư vào KCN hoạt động, Sở tài Chính tỉnh cần tham mưu UBND tỉnh
dành một khoản kinh phí từ ngân sách thích hợp trong dự toán hằng năm.
3.4.5. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và tập trung cải thiện các chỉ số
năng lực cạnh tranh
a) Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc
trong hoạt động đầu tư, kinh doanh:
Mặc dù trong những năm gần đây thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư,
kinh danh của tỉnh Quảng Bình đã được cải thiện rõ rệt nhưng vẫn còn nhiều bất
cập, gây khó cho nhà đầu tư đăng ký đầu tư và KCN vì lý do chưa thật sự áp dụng
cơ chế “một cửa” trong các thủ tục đất đai và đăng ký đầu tư. Cần sớm khắc phục
tình trạng nhà đầu tư khi triển khai thủ tục đầu tư còn qua nhiều đầu mối, trọng tâm
cải cách ở hai lĩnh vực chủ yếu : Thủ tục thuê đất và thủ tục đầu tư xây dựng.
Với tỷ lệ các TTHC tại các sở, ngành trực thuộc UBND tỉnh hiện nay đạt
mức độ 3 còn thấp (24%) và mức độ 4 không đáng kể (0,26%), chưa thể tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư thực hiện TTHC trực tuyến, đây được xem là
mục tiêu cần đạt đến của tất cả các địa phương trong thực hiện nhiệm vụ CCHC nhà
nước. Để tiếp tục thực hiện lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử, cũng là một trong
các giải pháp quan trọng nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh,
trong thời gian tới cần tiếp tục cải cách TTHC, đặc biệt là chú trọng cung cấp dịch
vụ công trực tuyến với mức độ 3 và 4(theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-
CP ngày 16/3/2011 của Chính phủ về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực
tuyến). Thực hiện được các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, đồng nghĩa với việc
tạo tiền đề xóa bỏ các tư tưởng nhũng nhiễu, hách dịch, cửa quyền và tệ nạn “bôi
trơn” trong công chức và công vụ.
Các sở, ngành có liên quan đến thủ tục đầu tư vào KCN ( Kế hoạch-Đầu tư, Tài
nguyên-Môi trường; Xây dựng; Công thương; Ban Quản lý KKT v.v)tiếp tục rà soát,
đơn giản hóa, rút ngắn thời gian thực hiện các TTHC và kịp thời công bố, công khai
minh bạch, đặc biệt là tập trung tuyên truyền cho người dân, DN, nhà đầu tư biết về các
dịch vụ hành chính công trực tuyến để thực hiện một cách chuyên nghiệp;
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
91
Đảm bảo thực hiện nghiêm cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ
quan, đơn vị và Trung tâm hành chính công của tỉnh, thành phố. Xử lý nghiêm các
tổ chức, cá nhân để xảy ra các trường hợp làm chậm, làm sai, làm không hài lòng
người dân;
Rà soát để tiếp tục thực hiện cơ chế phân cấp ủy quyền của UBND tỉnh,
UBND các huyện, thành phố, thị xã cho Ban quản lý KKT thực hiện các thủ tục
hành chính, đơn giản hóa quy trình đầu tư, nhất là việc giao đất KCN cho Ban Quản
lý KKT hoặc Công ty Quản lý hạ tầng KKT để thực hiện việc cho thuê lại đất theo
mô hình nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN, cắt giảm được rất nhiều giai đoạn
trung gian trong tiến độ thực hiện thủ tục đầu tư, đất đai, môi trường; tạo điều kiện
thực hiện triệt để cơ chế một cửa, tại chỗ trong thẩm định và cấp phép đầu tư đối
với các dự án đầu tư trong và ngoài nước.
b) Tập trung chỉ đạo và giao trách nhiệm cho các sở, ngành về khắc
phục những điểm yếu trong các tiêu chí cải thiện môi trường đầu tư, kinh
doanh
Nghiên cứu của VCCI đã chỉ ra các chỉ số thành phần trong hệ thống chỉ số
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có điểm số thấp, yếu kém. Như vậy,ngoài việc phát
huy lợi thế một số điểm chỉ số thành phần đang ở mức cao, tỉnh phải tập trung khắc
phục 3 điểm yếu sau đây:
(1) Cạnh tranh bình đẳng
(2) Tính năng động
(3) Chi phí không chính thức
Các điểm yếu trên chính là phản chiếu kết quả thực hiện một số cơ chế,
chính sách của tỉnh còn kém hiệu quả; trong thời gian đến, cần tập trung vào một số
điểm cụ thể sau đây:
-Tạo môi trường pháp lý bình đẵng trong các hoạt động: giao đất, cho thuê
đất, lựa chọn nhà đầu tư, đấu thầu v.v; tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện
chấn chỉnh những biểu hiện, hành vi sai trái.
- Tăng cường hoạt động của lãnh đạo tỉnh và thủ trưởng các sở, ngành trong
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
92
việc tiếp xúc, đối thoại với DN, nhà đầu tư bằng nhiều hình thức; tổ chức tham
quan, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm thực tế với các địa phương về đầu tư, phát triển
KCN và thu hút đầu tư;
- Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư làm trung tâm đầu mối tổng hợp, tham mưu
giúp UBND tỉnh phân công các sở, ngành có liên quan làm đầu mối chủ trì xây
dựng và ban hành kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp khắc phục những yếu
điểm trong hệ thống các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
3.4.6. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với xây dựng và phát triển các KCN
Quản lý nhà nước trong lĩnh vực KCN thuộc phạm ví trách nhiệm của Ban
Quản Lý Khu kinh tế tỉnh; tập trung vào 5 nội dung trọng tâm:
- Quản lý Quy hoạch, đầu tư, xây dựng;
- Quản lý hoạt động SXKD và thương mại, dịch vụ của DN trong KCN;
- Quản lý đất, tài nguyên, môi trường thuộc phạm vi ranh giới;
- Quản lý lao động các DN.
- Quản lý an ninh, trật tự, an toàn phòng cháy chữa cháy.
Vị trí chức năng của Ban Quản lý KKT nói chung hiện nay hoạt động trên cơ
chế phân cấp, ủy quyền nên mặc dầu là đơn vị có chức năng quản lý hành chính nhà
nước (con dấu hình quốc huy), nhưng không có thẩm quyền quyết định thực thi các
nhiệm vụ quản lý nhà nước như: Cho thuê lại đất; chấp thuận chủ trương đầu tư;
thẩm định và phê duyệt đánh giá tác động môi trường; thanh tra xử phạt vi phạm
hành chính v.v. Đặc biệt là thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên phạm vi
rộng lớn, liên quan đến hầu như tất cả các lĩnh vực đất đai, môi trường, đầu tư
nhưng Ban Quản lý KKT không có công cụ thanh tra, xử phạt đã làm hạn chế hiệu
năng, hiệu quả, thiếu kịp thời.
Hiện nay, do pháp luật quy định (Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Chính
phủ về KCN, KCX và KKT), các địa phương cũng không thể giao nhiệm vụ hoặc
phân cấp cho Ban Quản lý KKT vượt quá thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Vì vậy trong thời gian chờ ban hành sửa đổi, ban hành mới các quy định pháp luật
liên quan, Ban Quản lý KKT cần nên tập trung vào các nội dung sau đây nhằm tăng
cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống các KCN :
Đại học Kinh tế Huế
Đại họ kinh tế Huế
93
- Xây dựng hoàn thiện quy chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà
nước giữa Ban Quản lý KKT với các sở, ngành và UBND cấp huyện.
Đây là vấn đề mấu chốt trong hoạt động quản lý nhà nước đối với lĩnh vực
KCN do xuất phát từ việc các KCN là một bộ phận không tách rời các hoạt động
quản lý nhà nước của UBND cấp huyện, cấp xã. Cần phải phân định rõ trách nhiệm,
trình tự giải quyết những vấn đề có liên quan đến hoạt động GPMB, đầu tư,
SXKDvới mô hình quản lý theo quy định hiện hành, phân công cơ quan chủ trì, cơ
quan phối hợp đối với từng nhiệm vụ cụ thể; nhất là các nhiệm vụ trong:
GPMB,quản lý trật tự xây dựng, quản lý an toàn vệ sinh môi trường, an ninh trật tự
và phòng chống cháy nỗ .v.v.
- Rà soát sắp xếp, bố trí hoàn thiện bộ máy tổ chức Ban Quản lý; phân công,
phân nhiệm cụ thể trong lãnh đạo Ban cũng như các phòng, đơn vị trực thuộc.
Bộ máy tổ chức của Ban Quản lý KKT tỉnh Quảng Bình sau khi sắp xếp,
kiện toàn từ năm 2009 đến nay cơ bản đã đáp ứng nhiệm vụ. Tuy nhiên, vẫn còn
nhiều tồn tại, bất cập cần điều chỉnh, đó là:
+ Cần rà soát quy định nhiệm vụ các tổ chức trực thuộc,phân định rạch ròi
nhiệm vụ quản lý nhà nước và nhiệm vụ cung cấp dịch vụ giữa các phòng chức
năng (bộ phận chủ trì QLNN) và các đơn vị trực thuộc (bộ phận cung cấp dịch vụ),
khắc phục tình trạng hiện nay còn chồng chéo giữa quản lý nhà nước và cung cấp
dịch vụ giữa các phòng, đơn vị trực thuộc.
+ Tăng cường phân cấp cho Đại diện Ban quản lý tại từng khu vực, bố trí đủ
nhân lực và trình độ để trở thành cánh tay nối dài của Ban Quản lý, khắc phục sự bị
động trong mô hình hiện nay là các Văn phòng Đại diện đang dần trở thành đơn vị
thụ động, chủ yếu là nắm bắt tình hình và báo cáo, chưa có xử lý, giải quyết.
+ Phân công lãnh đạo Ban Quản lý theo hướng quản lý toàn diện các địa bàn
theo địa giới hành chính, nhằm gắn kết các trách nhiệm có liên quan trong chuỗi
nhiệm vụ từ: Quy hoạch -> Đầu tư xây dựng ->Xúc tiến đầu tư -> thủ tục hành
chính - > Quản lý hoạt động DN-> Dịch vụ công ích; nhằm nắm chắc và sâu các
vấn đề phát sinh để giải quyết đúng hướng, khắc phục nhược điểm hiện nay là phân
công theo nhóm công việc.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
94
PHầN III: KẾT LUẬN VÀ KIếN NGHị
1. Kết luận
Trên cơ sở đề cương đã đăng ký, tác giả đã hoàn thành cơ bảnmục tiêu
nghiên cứu đặt ra. Từ kết quả nghiên cứu của Đề tài, rút ra được những kết luận sau
đây:
(1) Xây dựng và phát triển các KCN là nhiệm vụ tất yếu trong quá trình thực
hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa nền kinh tế. Những địa phương có KCN phát
triển luôn có nguồn thu ngân sách cao, giải quyết việc làm tốt và tạo tiền đề cho
việc thu hút các nguồn lực tài chính, lao động, công nghệ kỹ thuật tiên tiến.
(2) Thu hút đầu tư vào KCN là tập hợp các hoạt động của chính quyền địa
phương, các chủ thể quản lý, sở hữu hạ tầng KCN, có tác động quyết định đến hiệu quả
đầu tư phát triển hạ tầng các KCN. Do đó cần phải được tổ chức thực hiện một cách thận
trọng, có hệ thống, có đầu tư nguồn lực đáp ứng và có giải pháp thích hợp.
(3) Với những giải pháp thu hút đầu tư hợp lý, trong giai đoạn đầu xây dựng
và phát triển các KCN (2010-2017), tỉnh Quảng Bình đã đạt được kết quả khả quan
về thu hút đầu tư, tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt cao, thu hút được 54 dự án với tổng số
vốn đầu tư và đăng ký đầu tư đạt trên 13.500 tỷ đồng, đã giải quyết việc làm cho
hơn 4.000 lao động. Tuy nhiên, có nhiều mặt hạn chế, cơ bản các hạn chế là:
- Dự án thu hút đầu tư vào các KCN có quy mô nhỏ, 96% số lượng dự án có
quy mô dưới 300 tỷ đồng; suất đầu tư trên một ha đất đạt thấp dưới 25 tỷ đồng/ha;
vốn bình quân trên một dự án đạt thấp dưới 100 tỷ đồng/1 dự án. Các KCN thiếu dự
án động lực, thiếu dự án có công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hàm lượng chát xám cao;
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) còn rất hạn chế, sau 10 năm hình
thành và phát triển, các KCN chỉ có 01 dự án đầu tư nước ngoài đăng kýnhưng chưa
triển khai thực hiện;
(4) Các hạn chế trong thu hút đầu tư của tỉnh Quảng Bình xuất phát từ nhiều
nguyên nhân, trong đó đã được chỉ ra những nguyên nhân cơ bản sau:
- Cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư chưa đủ sức hấp dẫn, thiếu kịp thời, còn
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
95
dàn trải, chưa xác định trọng tâm, trọng điểm để tập trung vào một hoặc một số
nhóm đối tượng chiến lược nhất định.
-Tổ chức và hoạt động của lực lượng làm nhiệm vụ XTĐT chưa phù hợp,
chưa đầu tư nguồn lực tương xứng; năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ
làm công tác xúc tiến đầu tư còn hạn chế;
- Công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN chưa đồng bộ,
chưa gắn ngành nghề vào các vùng nguyên liệu. Việc đầu tư hạ tầng còn dàn trải, hạ
tầng kém hoàn thiện, đã gây trở ngại cho nhiều nhà đầu tư.
- Chưa chú trọng vào thu hút các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng, vì vậy chưa
huy động được các nguồn lực để phát triển hạ tầng kỹ thuật-xã hội các KCN một
cách đồng bộ, chủ yếu thực hiện đầu tư với nguồn vốn NSNN rất hạn hẹp.
- Nguồn nhân lực tuy không thiếu về số lượng, nhưng cơ cấu chất lượng chưa
đáp ứng, nhất là các yêu cầu của nhà đầu tư về công nhân kỹ thuật có tay nghề cao.
(5) Để khắc phục các tồn tại trong thu hút đầu tư, tỉnh Quảng Bình cần thực
hiện đồng bộ 6 nhóm giải pháp trọng tâm là:
- Đối với các KCN đã có quy hoạch nhưng chưa đầu tư hạ tầng kỹ thuật, tỉnh
Quảng Bình cần sớm rà soát quy hoạch xây dựng các KCN để đáp ứng các tiêu chí:
Quỹ đất, ngành nghề, tài nguyên, vùng nguyên liệu; lao động;
- Trong điều kiện nguồn vốn của tỉnh Quảng Bình còn hạn hẹp, cần chấm dứt
việc đầu tư dàn trải, tập trung nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật-xã hội
KCN, áp dụng các hình thức huy động vốn linh hoạt và phải nỗ lực tìm kiếm, thu
hút nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN;
- Sửa đổi các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, trong đó chú trọng xây dựng
các chính sách ưu đãi đầu tư phải có trọng tâm, trong điểm vào từng nhóm đối
tượng nhà đầu tư cụ thể;
- Kiện toàn tổ chức lực lượng làm công tác XTĐT theo hướng chuyển tổ
chức này trực thuộc UBND tỉnh, đổi mới phương thức hoạt động, tăng cường nguồn
lực tài chính và nhân lực có kinh nghiệm để tham mưu tích cực, trực tiếp cho lãnh
đạo tỉnh xây dựng và thực hiện các chương trình XTĐT có hiệu quả;
Đại học Kinh tế Huế
Đại họ kinh tế Huế
96
- Tập trung cải cách hành chính theo hướng chuyển dần trực tuyến, hướng đến
mức độ 3 và 4, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư các thủ tục về đăng ký đầu tư, giao đất,
giấy phép xây dựng và các TTHC khác liên quan đến đất đai và đầu tư xây dựng;
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực KCN, chuyển
cơ chế giao đất một lần cho đơn vị kinh doanh, dịch vụ đối với các KCN đầu tư từ
ngân sách nhà nước, theo mô hình nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN.
6. Những nhóm giải pháp tác giã đưa ra là mang tính hệ thống, phải thực
hiện đồng bộ, không tách rời, nhóm giải pháp nào cũng có vị trí quan trọng và bổ
sung cho nhau.
2. Kiến nghị
Dựa trên kết quả nghiên cứu, đối chiếu các quy định của pháp luật hiện hành
và tình hình thực tế xây dựng và phát triển các KCN của tỉnh Quảng Bình nói riêng
và cả nước nói chung, nhằm để các giải pháp đưa ra có tính khả thi, tác giả xin kiến
nghị một số vấn đề sau:
a) Về cơ chế, chính sách ưu đãi phát triển KCN: Xác định phát triển KCN là
con đường thích ứng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng và thực hiện công
nghiệp hóa-hiện đại hóa nên kinh tế, các lý luận và thực tiễn về xây dựng phát triển
KCN đã chứng mình rằng đầu tư vào KCN tập trung sẽ mang lại hiệu quả kinh tế -
xã hội lớn hơn so với đầu tư phân tán ngoài KCN; vì vậy, cần xem xét điều chỉnh
chính sách sao cho các doanh nghiệp đầu tư vào KCN phải được ưu đãi nhiều hơn
so với đầu tư bên ngoài KCN; đồng thời, giao quyền chủ động cho chính quyền địa
phương quy định mức ưu đãi đầu tư về đất đai, thuế; Chính phủ chỉ quy định khung
ưu đãi thay cho việc quy định cụ thể mức ưu đãi như hiện nay (Ưu đãi thuế thu
nhập DN quy định tại Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013; Ưu đãi đất
đai quy định tại Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014; Ưu đãi thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016; Ưu đãi
tín dụng quy định tại Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ).
b) Về mô hình tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và
địa phương trong lĩnh vực KKT, KCN: Cơ cấu tổ chức hiện nay rất không phù hợp
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh ế Huế
97
với vài trò, tính chất và quy mô phát triển các KKT, KCN. Với hệ thống KKT,
KCN có hầu hết 63 tỉnh, thành phố trên cả nước và đóng góp phần lớn nguồn thu
cho ngân sách từ hoạt động SXKD của DN trong KKT, KCN ( cả nước có 325
KCN, tổng diện tích đất 95.000 ha; 29 KKT cửa khẩu tổng diện tích đất hơn
660.000 ha; 16 KKT ven biển tổng diện tích đất 815.000 ha), tuy nhiên cơ quan
quản lý cao nhất là Vụ Quản lý KKT thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Chính phủ xem
xét kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước các KCN, KKT ở Trung
ương và địa phương theo các hướng như sau:
- Kiện toàn tổ chức bộ máy Vụ Quản lý các KKT hiện đang trực thuộc Bộ
Kế hoạch và Đầu tư thành Tổng Cục Quản lý KKT, KCN trực thuộc Bộ Kế hoạch
và Đầu tư trên cơ sở giao thêm một số thẩm quyền giải quyết trực tiếp giúp Bộ Kế
hoạch và Đầu tư thực hiện quản lý theo ngành, lĩnh vực hiệu quả hơn đối với Ban
Quản lý KCN, KKT cấp tỉnh thay vì mô hình như hiện nay.
- Kiện toàn các Ban Quản lý KKT, KCN, KCX thành Cục Quản lý KKT,
KCN, KCX trực thuộc các tỉnh, thành phố Trung ương để phù hợp với cơ cấu thống
nhất từ Trung ương đến địa phương và tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà
nước về KKT, KCN, chuyển dần cơ chế hoạt động theo phân cấp, ủy quyền sang cơ
chế thực hiện nhiệm vụ theo chức năng quy định của pháp luật nhằm chủ động tham
mưu lĩnh vực KKT, KCN cho UBND tỉnh.
c) Nghiên cứu Ban hành Luật KKT, KCN : Hiện nay, các quy định về KCN,
KKT chỉ dừng ở tầm Nghị định, với quy mô phát triển KCN trên phạm vi cả nước
hiện nay cho thấy cần phải tạo khung pháp lý cao nhất nhằm tạo thuận lợi trong
công tác quản lý nhà nước tại các KCN, KKT. Vậy cần xem xét, nghiên cứu và ban
hành Luật KCN, KKT, tạo cơ chế quản lý các KCN, KKT hoạt động hiệu quả và
phát triển ổn định, bền vững.
d) Sớm sửa đổi, bổ sung Luật Thanh tra và bổ sung Thanh tra KCN, KKT
vào danh mục Thanh tra chuyên ngành để Ban Quản lý KCN, KKT thực hiện tốt
nhiệm vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực có liên quan được giao.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật đầu tư năm 2015;
2. Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ về KKT, KCN và KCX;
3. Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ;
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 10/2017,Báo cáo tổng kết các mô hình KCN, KKT
5. Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Bình, Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ
2010-2017.
6. Ban Quản lý các KCN tỉnh Bình Dương, Báo cáo tình hình thu hút đầu tư 2017.
7. Ban Quản lý các KCN và KCX thành phố Đà Nẵng, Báo cáo tình hình thu hút
đầu tư 2017.
8. Ban Quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo tình hình thu hút đầu tư
2017.
9. Ban Quản lý các Khu kinh tế Phú Yên, Báo cáo tình hình thu hút đầu tư 2017.
10. Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình tại địa chỉ :
11. Công ty tư vấn McKinsey-2017, Kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội
tỉnh Quảng Bình đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050.
12. Cục thống kê Quảng Bình (2015, 2016), Niên giám thống kê.
13. HĐND tỉnh Quảng Bình, Nghị quyếtsố 19/2017 ban hành chính sách ưu đãi
đầu tư 2017.
14. HĐND tỉnh Quảng Bình, Nghị quyết số 117/2015,Kế hoạch phát triển kinh tế-
xã hội 5 năm (2016-2020).
15. Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam, cổng thông tin điện tử tại địa chỉ :
16. UBND tỉnh Quảng Bình, 2015, Quyết định số 195/QĐ-UBND ban hành Đề án
“Đào tạo nghề cho lao động Quảng Bình đến năm 2020”.
17. UBND tỉnh Quảng Bình, 2017, Báo cáo cải cách hành chính.
18. UBND tỉnh Quảng Bình (2011), Quyết định số 2922/QĐ-UBND ngày
02/11/2011, về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng
Bình đến năm 2020.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
99
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT
Mẫu 01
Kính thưa Quý Ông/Bà !
Tôi là học viên đang nghiên cứu Đề tài đánh giá thực trạng tình hình đầu tư của các
doanh nghiệp vào các KCN (KCN) của tỉnh Quảng Bình trong những năm gần đây, nhằm
đề xuất hoàn thiện cơ chế chính sách phục vụ tốt hoạt động của doanh nghiệp và tăng
cường thu hút đầu tư vào các KCN; xin Ông/Bà vui lòng cung cấp thông tin và cho biết ý
kiến của mình về những vấn đề có liên quan dưới đây.
Chúng tôi cam kết bảo mật thông tin mà quý Ông/Bà đã cung cấp.
1. Thông tin chung về doanh nghiệp:
1.1. Tên Doanh nghiệp : ..............................
1.2. Lĩnh vực SXKD :
1.3. Tổng số vốn đầu tư cho dự án tại KCN : Tỷ đồng; Trg đó vốn cố định
tỷ đồng
1.4. Tổng số lao động : người;
1.5. Diện tích đất sử dụng ha
1.6. Tiến độ xây dựng dự án . năm
1.7. Năm đi vào hoạt động :
2. Quý vị vui lòng đánh giá khách quan các nội dung sau đây theo các mức độ
đáp ứng từ thấp đến cao:
1. Hoàn toàn không đáp ứng 2. Không đáp ứng với nhiều lý do; 3. Không đáp ứng
với một vài lý do; 4. Cơ bản đáp ứng; 5. Hoàn toàn đáp ứng.
Về những điều kiện thuận lợi khi đầu 1 2 3 4 5
PHIẾU KHẢO SÁT
(Dành cho doanh nghiệp)
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
100
tư vào KCN
1 Mặt bằng SXKD đáp ứng yêu cầu của
DN
3 Cung cấp điện
4 Nước sạch
5 Thông tin liên lạc
6 Đấu nối thoát nước và xử lý nước thải
7 Kết nối giao thông
8 Trật tự an ninh và an toàn phòng chữa
cháy
9 Vệ sinh công nghiệp và môi trường nói
chung
10 Hệ thống các dịch vụ đi kèm
3. Quý vị vui lòng lựa chọn các đáp án sau đây :
3.1. Những khó khăn của doanh nghiệp khi đầu tư vào KCN (lựa chọn 1 hoặc
nhiều ô)
Khó khăn về thủ tục hành chính.
Nếu chọn ô này, xin Quý vị cho biết doanh nghiệp gặp những khó khăn nào trong
các thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực sau đây:
Chủ trương, chứng nhận đầu tư Thuê đất, mặt nước Bảo vệ môi
trường
Giải phóng mặt bằng Các thủ tục liên quan khác
Khó khăn do tiếp cận quỹ đất, mặt bằng xây dựng dự án ?
Khó khăn do phát sinh nhiều các chi phí khác ngoài dự kiến ?
Khó khăn do thiếu vốn cho đầu tư SXKD ?
Khó khăn do thiếu nguồn nhân lực ?
Khó khăn do cơ sở hạ tầng kỹ thuật ?
Khó khăn khác, cụ thể là :
.............
3.2. Quý vị cho biết mức độ tiếp cận các chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định
K
h
ó
k
h
ă
n
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
101
của tỉnh và quy định của Chính phủ
Đã được hưởng hưu đãi ; Chưa được hưởng ưu đãi
Nếu chưa được hưởng bất kỳ ưu đãi đầu tư nào, xin quý vị cho biết nguyên nhân :
Do chưa biết, chưa tiếp cận
Đã biết nhưng do doanh nghiệp chưa đủ điều kiện để hưởng ưu đãi
Đủ điều kiện nhưng thủ tục khó khăn, doanh nghiệp chưa được cấp chứng nhận
Đủ điều kiện nhưng doanh nghiệp chưa được hưởng vì lý do khác cụ thể :
3.3. Quý vị cho biết sự phù hợp của các chính sách ưu đãi đầu tư hiện nay tỉnh
đang áp dụng đối với doanh nghiệp đầu tư SXKD trong các KCN
a) Về điều kiện chung và cơ chế hỗ trợ
Không phù hợp Cơ bản phù hợp Rất phù hợp
b) Về ưu đãi thuế và đất đai
Không phù hợp Cơ bản phù hợp Rất phù hợp
c) Về hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Không phù hợp Cơ bản phù hợp Rất phù hợp
d) Về hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào dự án
Không phù hợp Cơ bản phù hợp Rất phù hợp
e) Về hỗ trợ kinh phí đào tạo lao động
Không phù hợp Cơ bản phù hợp Rất phù hợp
4. Ý kiến khác : Ngoài những ý khiến đã cho như trên, quý vị có những vấn đề khác
cần góp ý thì ghi vào đây ( nếu có):
5. Nếu có thể, xin quy Ông/Bà cho biết thêm một số thông tin:
Họ và tên : . Chức vụ :
Điện thoại : . Email:
Xin trân trọng cám ơn ý kiến của quý Ông/Bà !
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
102
Mẫu 02
Kính thưa Quý Ông/Bà !
Tôi là học viên đang nghiên cứu Đề tài đánh giá thực trạng tình hình đầu tư của các
doanh nghiệp vào các KCN (KCN) của tỉnh Quảng Bình trong những năm gần đây, nhằm
đề xuất hoàn thiện cơ chế chính sách phục vụ tốt hoạt động của doanh nghiệp và tăng
cường thu hút đầu tư vào các KCN; xin Ông/Bà vui lòng cung cấp thông tin và cho biết ý
kiến của mình về những vấn đề có liên quan dưới đây.
Chúng tôi cam kết bảo mật thông tin mà quý Ông/Bà đã cung cấp.
4. Thông tin chung về người được phỏng vấn:
4.1. Họ và tên : ..............................
4.2. Chức vụ .
4.3. Đơn vị công tác ..
5. Quý vị vui lòng cho ý kiến về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố sau đây đến
việc thu hút đầu tư vào các KCN của tỉnh:
1. Không có tác động 2. Tác động nhỏ ; 3. Tác động trung bình4. Tác động khá ;
5. Tác động rất lớn.
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu
hút đầu tư
1 2 3 4 5
1 Mức độ hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật
KCN
2 Vị trí xây dựng KCN
3 Định hướng ngành nghề đầu tư vào
KCN
4 Đơn giá nhân công
PHIẾU KHẢO SÁT
(Dành cho cán bộ, công chức, viên chức )
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
103
5 Thủ tục hành chính
6 Giá thuê đất, thuê hạ tầng
7 Chương trình xúc tiến đầu tư
8 Mức hỗ trợ, ưu đãi đầu tư
9 Dịch vụ hỗ trợ DN sau đầu tư
Ngoài những nhân tố trên, quý vị có thể cho biết thêm một số nhân tố có tác động đến thu
hút đầu tưvào KCN mà theo quý vị là sự tác động này là rất lớn :
.............
..
.
.
.
6. Quý vị vui lòng cho ý kiến về sự cần thiết phải thực hiện một số giải pháp sau
đây để tăng cường thu hút đầu tư các doanh nghiệp vào KCN của tỉnh :
1. Chưa cần thiết 2. Cần thiết cho một vài trường hợp; 3. Cần thiết cho nhiều
trường hợp; 4. Cơ bản cần thiết; 5. Hoàn toàn cần thiết.
Mức độ cần thiết các giải pháp 1 2 3 4 5
1 Rà soát quy hoạch các KCN để ưu tiên
đầu tư trọng điểm
2 Tiếp tục thành lập và mở rộng các KCN
để tạo quỹ đất cho nhà đầu tư
3 Cải cách hành chính tạo điều kiện thuận
lợi cho nhà đầu tư
4 Tập trung vốn từ ngân sách nhà nước để
đầu tư hoàn thiện hạ tầng KCN đối với
các KCN đang đầu tư từ NSNN
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kin tế Huế
104
5 Tìm kiếm nhà đầu tư để chuyển nhượng
các KCN đầu tư từ NSNN và/hoặc đầu
tư mới KCN
6 Rà soát nâng mức ưu đãi đầu tư của
tỉnh và/hoặc đề nghị các Bộ, ngành TW
mở rộng ưu đãi đầu tư
7 Kiện toàn các trung tâm XTĐT, rà soát,
hoàn thiện các chương trình xúc tiến
đầu tư trọng tâm
8 Rà soát đổi mới hệ thống các trường
dạy nghề, hỗ trợ đào tạo theo nhu cầu
của doanh nghiệp
9 Chú trọng bảo vệ môi trường
10 Tăng cường kiểm tra, giám sát việc
chấp hành PL về đầu tư, môi trường,
lao động của DN KCN
11 Nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ sau
đầu tư
Ngoài những giải pháp nêu trên, quý vị có thể cho biết thêm một số giải pháp mà theo quý
vị là rất cần thiết và cấp bách:
..
7. Quý vị vui lòng đánh giá khách quan về sự thuận lợi hoặc khó khăn đối với
việc phát triển hạ tầng KCN của tỉnh Quảng Bình dựa trên các yếu tố cơ bản
sau:
1. Rất khó khăn 2. Nhìn chung là khó khăn; 3. Một số ít trường hợp khó khăn; 4.
Cơ bản thuận lợi; 5. Hoàn toàn thuận lợi.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
105
Về các nhân tố ảnh hưởng đến việc
phát triển các KCN của tỉnh
1 2 3 4 5
1 Quỹ đất để phát triển KCN
2 Tìm kiếm nhà đầu tư kinh doanh hạ
tầng KCN
3 Vốn từ ngân sách nhà nước để đầu tư hạ
tầng KCN
4 Điều kiện tự nhiên và xã hội của địa
phương
5 Giải phóng mặt bằng
6 Cấp nước, cấp điện, thông tin
7 Kết nối giao thông
8 Công tác bảo vệ môi trường
9 Thu hút đầu tư
10 Quản lý nhà nước về đầu tư và hoạt
động của DN
Xin trân trọng cám ơn ý kiến của quý Ông/Bà !
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
106
PHỤ LỤC 2: TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT
Tháng 12/2017
1. Đánh giá của nhà đầu tư về mức độ đáp ứng đối với một số yếu tố khi đầu tư
vào KCN
Tiêu chí
Hoàn toàn
không đáp
ứng
Không
đáp ứng
với nhiều
lý do
Không đáp
ứng với
một vài lý
do
Cơ bản đáp
ứng
Hoàn toàn
đáp ứng
Số
ý
kiến
Tỷ lệ
%
Số
ý
kiến
Tỷ
lệ
%
Số
ý
kiến
Tỷ
lệ %
Số
ý
kiến
Tỷ lệ
%
Số
ý
kiến
Tỷ
lệ %
Mặt bằng SXKD
đáp ứng yêu cầu của
DN 2 3,7 3 5,6 9 16,7 35 64,8 5 9,3
Cung cấp điện 0 0,0 2 3,7 3 5,6 43 79,6 6 11,1
Cung cấp nước 0 0,0 0 0,0 6 11,1 26 48,1 22 40,7
Thông tin liên lạc 0 0,0 0 0,0 0 0,0 17 31,5 37 68,5
Đấu nối thoát nước
và xử lý nước thải 0 0,0 0 0,0 16 29,6 25 46,3 13 24,1
Kết nối giao thông 0 0,0 0 0,0 0 0,0 45 83,3 9 16,7
Trật tự an ninh và an
toàn PCCC 0 0,0 0 0,0 2 3,7 46 85,2 6 11,1
Vệ sinh công nghiệp
và môi trường nói
chung 0 0,0 0 0,0 11 20,4 35 64,8 8 14,8
Hệ thống các dịch
vụ đi kèm 0 0,0 18 33,3 32 59,3 4 7,4 0 0,0
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
107
2. Những khó khăn mà nhà đầu tư thường gặp khi thực hiện đầu tư vào các
KCN
Tiêu chí
Số DN cho là khó
khăn
Số ý
kiến
Tỷ lệ %
Khó khăn về TTHC 3 6%
Tiếp cận quỹ đất 2 4%
Phát sinh nhiều chi phí khác 18 33%
Thiếu vốn đầu tư 38 70%
Thiếu nhân lực 9 17%
Khó khăn khác 17 31%
3. Sự phù hợp của các chính sách ưu đài đầu tư mà tỉnh đang áp dụng
Tiêu chí
Không phù hợp Cơ bản phù hợp Rất phù hợp
Số ý
kiến
Tỷ lệ
%
Số ý
kiến
Tỷ lệ
%
Số ý
kiến
Tỷ lệ %
Về điều kiện chung và cơ
chế 2 3,7% 37 68,5% 15 27,8%
Về Ưu đãi thuế và tiền sử
dụng đất 5 9,3% 37 68,5% 12 22,2%
Về hỗ trợ GPMB 15 27,8% 25 46,3% 14 25,9%
Về hỗ trợ XD cơ sở hạ
tầng kỹ thuật 5 9,3% 43 79,6% 6 11,1%
Về hỗ trợ kinh phí đào tạo 0 0,0% 44 81,5% 10 18,5%
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
108
4. Mức độ tiếp cận các chính sách ưu đãi đầu tư
Tiêu chí
Mức độ tiếp cận các chính
sách ưu đãi đầu tư
Số ý kiến Tỷ lệ %
Đã được tiếp cận 49 90,7%
Chưa biết, chưa tiếp cận 0 0,0%
Thủ tục khó khăn 0 0,0%
Chưa được hưởng vì lý do khác 5 9,3%
5. Mức độ tác động của một số yếu tố đến việc thu hút đầu tư vào KCN
Mức độ tác động đến
thu hút đầu tư của một
số yếu tố cơ bản
Không có
tác động
Tác động
nhỏ
Tác động
trung bình
Tác động
khá
Tác động
rất lớn
Số
ý
kiến
Tỷ
lệ
%
Số
ý
kiến
Tỷ
lệ %
Số
ý
kiến
Tỷ lệ
%
Số
ý
kiến
Tỷ lệ
%
Số
ý
kiến
Tỷ lệ
%
Mức độ hoàn thiện hạ
tầng kỹ thuật KCN 2 6,3 0 0,0 1 3,1 8 25,0 21 65,6
Vị trí xây dựng KCN 1 3,1 3 9,4 4 12,5 12 37,5 12 37,5
Định hướng ngành
nghề thu hút 3 9,4 3 9,4 8 25,0 9 28,1 9 28,1
Đơn giá nhân công 2 6,3 6 18,8 9 28,1 10 31,3 5 15,6
Thủ tục hành chính 2 6,3 0 0,0 6 18,8 13 40,6 11 34,4
Giá thuê đất, thuê hạ
tầng 1 3,1 3 9,4 6 18,8 12 37,5 10 31,3
Chương trình XTĐT 1 3,1 5 15,6 6 18,8 9 28,1 11 34,4
Mức hỗ trợ, ưu đãi đầu
tư 1 3,1 0 0,0 2 6,3 13 40,6 16 50,0
Dịch vụ hỗ trợ sau đầu
tư 0 0,0 3 9,4 5 15,6 9 28,1 15 46,9
6. Sự cần thiết phải thực hiện một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư
vào KCN
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
109
Tiêu chí
Chưa cần
thiết
Cần thiết
cho vài
trường
hợp
Cần thiết
cho nhiều
trường hợp
Cơ bản cần
thiết
Hoàn toàn
cần thiết
Số
ý
kiến
Tỷ lệ
%
Số
ý
kiế
n
Tỷ
lệ %
Số
ý
kiến
Tỷ lệ
%
Số
ý
kiến
Tỷ lệ
%
Số
ý
kiến
Tỷ lệ
%
Rà soát quy hoạch để ưu
tiên đầu tư trọng điểm 0 0,0 5 15,6 6 18,8 9 28,1 12 37,5
Tiếp tục thành lập/ mở
rộng KCN để PT quỹ
đất 2 6,3 4 12,5 12 37,5 10 31,3 4 12,5
Cải cách hành chính để
tạo thuận lợi cho NĐT 0 0,0 0 0,0 1 3,1 5 15,6 26 81,3
Đầu tư hoàn thiện các
KCN từ vốn NSNN 0 0,0 0 0,0 4 12,5 9 28,1 19 59,4
Tìm kiếm nhà đầu tư
KD hạ tầng KCN 4 12,5 3 9,4 11 34,4 8 25,0 6 18,8
Rà soát tăng mức ưu đãi
đầu tư 1 3,1 1 3,1 6 18,8 15 46,9 9 28,1
Kiện toàn các TT XTĐT 0 0,0 5 15,6 7 21,9 12 37,5 8 25,0
Đổi mới hệ thống dạy
nghề 0 0,0 4 12,5 8 25,0 12 37,5 8 25,0
Tăng cường biện pháp
BV môi trường 0 0,0 1 3,1 1 3,1 10 31,3 20 62,5
Tăng cường kiểm tra,
giám sát QLNN 0 0,0 1 3,1 6 18,8 8 25,0 17 53,1
Nâng cao chất lượng
dịch vụ hỗ trợ 0 0,0 0 0,0 2 6,3 10 31,3 20 62,5
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
110
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
111
7. Đánh giá khó khăn và thuận lợi về phát triển hạ tầng KCN
Tiêu chí
Rất khó
khăn
Nhìn chung
là khó khăn
Một số ít
trường hợp
khó khăn
Cơ bản
thuận lợi
Hoàn toàn
thuận lợi
Số
ý
kiến
Tỷ lệ
%
Số
ý
kiến
Tỷ lệ
%
Số
ý
kiến
Tỷ
lệ %
Số
ý
kiến
Tỷ lệ
%
Số
ý
kiế
n
Tỷ lệ
%
Quỹ đất để phát triển
KCN 3 9,4 11 34,4 4 12,5 9 28,1 5 15,6
Tìm kiếm nhà đầu tư
KD hạ tầng KCN 18 56,3 6 18,8 8 25,0 0 0,0 0 0,0
Vốn từ NSNN cho đầu
tư hạ tầng KCN 15 46,9 9 28,1 5 15,6 2 6,3 2 6,3
Điều kiện tự nhiên, xã
hội của địa phương 2 6,3 13 40,6 6 18,8 6 18,8 4 12,5
Giải phóng mặt bằng 12 37,5 8 25,0 6 18,8 6 18,8 0 0,0
Cấp điện, nước, thông
tin 1 3,1 2 6,3 3 9,4 19 59,4 7 21,9
Kết nối giao thông 0 0,0 2 6,3 4 12,5 18 56,3 8 25,0
Công tác bảo vệ môi
trường 1 3,1 2 6,3 12 37,5 17 53,1 0 0,0
Thu hút đầu tư 7 21,9 9 28,1 10 31,3 5 15,6 1 3,1
Quản lý NN về đầu tư,
hoạt động KCN 1 3,1 3 9,4 3 9,4 20 62,5 5 15,6
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
112
PHỤ LỤC 4: CÁC DỰ ÁN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ VÀO KCN TỈNH
QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2017
Tổng số dự án 54
Tổng số vốn ĐKĐT (tỷ VND) 13751,2
Tổng diện tích đất ĐKĐT(ha) 213,4
STT Tên Dự Án/Tổ chức
Năm
ĐK
Dưới 300 tỷ Từ 300 :1000ty Trên 1000 tỷ
Vốn Dtich Vốn Dtich Vốn Dtich
TỔNG CỘNG 3.371,1 166,3 0,0 0,0 10.380,1 47,1
I
KCN Tây Bắc Đồng Hới
(S=41,6/66,32ha)
493,92 46,42 0,00 0,00 0,00 0,00
1 NM chế biến gỗ XK Phú Quý
Trước
2015
22,56 4,01
2 NM SX các SP bê tông ly tâm nt 12,83 12,83
3
XN SX và cung ứng thiết bị
trường học.
nt 3,95 1,70
4
Xí nghiệp gỗ Mỹ nghệ Phương
Anh
nt 12,68 2,40
5
Trạm chiết nạp Gas Hóa lỏng-Sư
Lý
nt 2,50 0,60
6
Trạm chiết nạp khí Gas Hóa lỏng-
Thăng Long
nt 3,15 0,59
7 NM sản xuất thiết bị điện CN nt 50,45 2,41
8
NM BT thương phẩm và SX cấu
kiện BTCT đúc sẵn
nt 43,70 1,17
9 NM SX bao bì thùng hộp Caston nt 23,20 1,10
10 NM gạch Tuynel Đồng Tâm nt 20,00 2,60
11
Xí nghiệp May XK Hà Quảng/Cty
may 10
158,00 5,21
12
NM chế biến gỗ nguyên liệu, SX
hàng mộc dân dụng và cao cấp
Hoàng Lâm
nt 20,00 1,66
13
NM sản xuất sơn sửa và kiểm định
vỏ bình gas Sư Lý
nt 50,00 2,20
14
NM chế biến ván gỗ ghép thanh
Trường Thành
nt 19,00 1,72
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
113
15
NM Zeolite và Dolomite
Cosevco/Công ty cổ phần hóa chất
và cao su Cosevco
nt 6,80 3,36
16
NM bê tông thương phẩm Hưng
Vượng-Lâm Hải
2015 28,50 0,76
17
NM sản phẩm từ gỗ Nam Việt-
Tr.Thành
2016 16,60 2,10
II
KCN Cảng biển Hòn La
(S=85,15/109,26 ha)
1.641,8 50,4 0,0 0,0 8.800,0 35,0
1
NM chế biến dăm giấy XK Quảng
Đông
Trước
2015
38,37 4,13
2
NM chế biến nguyên liệu giấy XK
Đăng Việt
nt 25,20 3,83
3
NM SX dăm gỗ Hào Hưng Quảng
Bình.
nt 32,00 2,32
4 NM nước Hòn La nt 147,00 0,30
5
Nhà máy chế tạo thiết bị công
nghiệp, bồn áp lực Trường Lộc.
nt 80,00 1,98
6
Nhà máy sản xuất, thi công cấu
kiện bê tông đúc sẵn Phan Vũ
nt 150,00 6,00
7 NM SX Bê tông Sơn Trường nt 122,40 5,49
8
NM chế biến NL giấy xuất khẩu
Đức Toàn
nt 30,50 3,50
9 Nhà máy cơ điện Tường Hưng nt 97,07 2,10
10
NM SX bồn, lò hơi, hệ thống nóng
lạnh CN Vĩnh phát QB (Đài
Loan).
nt 100,00 2,05
11
NM SX tủ điện, HT xử lý nước
thải, khí thải; Everglory (Đài
Loan)
nt 100,00 2,05
12
NM CB gỗ, hàng nội thất Lâm
Hoàn Quân
2016 82,00 3,00
13
NM SX viên nén năng lượng
Dohwa (Hàn Quốc)
2016 240,00 3,00
14
NM chế biến sâu quặng titan Hoàn
Long QB
2016 175,00 4,00
15 NM CB khoáng sản và TM Kim 2016 60,00 2,64
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
114
Thạch Anh
16
Kho xăng dầu DKC Hòn La/ Công
ty CP đầu tư DKC Hòn La
2017 162,30 3,97
17
Kho ngoại quan và HT ống dẫn
dầu Lào Petr (400tr.USD)
2017 8.800,00 35,00
III
KCN Bắc Đồng Hới
(S=41,6/104,77ha)
713,35 29,83 0,00 0,00 1.580,12 12,10
1
NM chế biến gỗ công nghiệp
Trường Thành
2015 40,25 1,55
2 NM SX bê tông Nguyên Anh 2016 60,00 1,20
3 NM kết cấu thép Thanh Tin 2016 35,00 0,75
4
NM phân bón hỗn hợp NPK
Quảng Bình
Trước
2015
82,80 3,80
5
NMSX vật liệu hàn, chế biến sâu
ti tan và nghiền Zircol Kim Tín
Trước
2015
130,00 4,05
6 NM SXcấu kiện XD Sơn Hải
Trước
2015
60,00 2,50
7
NM sx gỗ ghép thanh và hàng nội
thất Hòa Bình
2016 45,00 2,00
8
NM sx đồ uống không cồn, nước
khoáng Tuấn Việt
2015 70,00 0,90
9 NM SX bê tông Hoàng Huy Toàn 2016 80,00 2,20
10 NM SX nông sản Tân Châu Phát. 2015 55,00 6,50
11 NM gạch sông Dinh 2017 55,30 4,38
12 NM sx gỗ MDF Licogi 13 2017 1.580,12 12,10
IV Các KCN khác (chưa Hoàn
thành hạ tầng)
522,00 39,66 0,00 0,00 0,00 0,00
1
NM gạch Tuynel Vĩnh Ninh- Sông
Chanh (KCN Quán Hàu)
Trước
2015
63,00 15,81
2
NM sx than chuông Trường Minh
-KCN Quán Hàu
Trước
2015
16,00 1,00
3
NM may xuất khẩu S&D- KCN
Quán Hàu
2016 121,00 4,00
4
NM may xuất khẩu Lệ Thủy-DM
Việt Nam-KCN Cam Liên
2015 150,00 4,98
5 NM chế biến gỗ NL Thanh Thành Trước 26,00 3,76
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
115
Đạt-KCN Hòn La 2 2015
6
NM gạch ngói tuynel Minh Sơn-
KCN Hòn La 2
Trước
2015
12,00 4,17
7
NM sx gạch không nung Phát Lợi-
KCN Hòn La 2
2016 34,00 1,98
8
NM sản xuất ván sàn Cát Phú-
KCN Hòn La 2
Trước
2015
100,00 3,96
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_thu_hut_dau_tu_vao_cac_khu_cong_nghiep_cua_tinh_quang_binh_1689_2077211.pdf