Luận văn Giải pháp về vốn đầu tư cho phát triển nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Cà Mau

MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU1 CHƯƠNG 1TỔNG QUAN VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÀ VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN5 1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM NTTS5 1.1.1 Khái niệm nuôi trồng thủy sản5 1.1.2. Đặc điểm của nuôi trồng thủy sản6 1.2. VAI TRÒ CỦA NTTS TRONG CƠ CẤU KINH TẾ VIỆT NAM8 1.3. VAI TRÒ CỦA YẾU TỐ VỐN TRONG PHÁT TRIỂN NTTS21 1.3.1. Khái niệm về vốn21 1.3.2. Vai trò của vốn trong phát triển NTTS23 KẾT LUẬN CHƯƠNG 130 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN VÀ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NTTS Ở TỈNH CÀ MAU 2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH CÀ MAU32 2.1.1 Đặc điểm về tự nhiên32 2.1.2. Đặc điểm về xã hội36 2.1.3. Đặc điểm về Kinh tế - Tài chính và đời sống dân cư40 2.2. THỰC TRẠNG NTTS Ở TỈNH CÀ MAU47 2.2.1. Những thành quả đạt được47 2.2.2. Những hạn chế và vấn đề đặt ra60 2.3. THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ CHO NTTS Ở TỈNH CÀ MAU64 2.3.1. Những kết quả đạt được64 2.3.2. Những tồn tại cần hoàn thiện68 KẾT LUẬN CHƯƠNG 272 CHƯƠNG 3GIẢI PHÁP VỀ VỐN CHO PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở TỈNH CÀ MAU73 3.1. ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NTTS Ở TỈNH CÀ MAU73 3.1.1. Phát triển NTTS phải đạt hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo tính bền vững lâu dài, kết hợp kinh tế - xã hội và môi trường73 3.1.2. Phát triển toàn diện và tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn vốn phù hợp với các loại hình NTTS (kể cả cá, tôm và thủy sản khác)74 3.1.3. Đầu tư phát triển NTTS phải đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và khu vực75 3.1.4. Đầu tư và cho vay NTTS phải đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường cao76 3.1.5. Đổi mới cơ cấu đầu tư và cho vay NTTS theo hướng đồng bộ từ xây dựng cơ sở hạ tầng đến đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học, sản xuất thức ăn thủy sản77 3.1.6. Vốn phát triển NTTS của tỉnh cần hướng vào khai thác các78 thế mạnh về đất đai, rừng ngập mặn, bãi bồi của từng vùng sinh thái, đồng thời kết hợp giữa nuôi trồng với chế biến và xuất khẩu sản phẩm tinh chế phù hợp với yêu cầu của thị trường 3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU79 3.2.1. Những giải pháp về quy hoạch và tổ chức sản xuất79 3.2.2. Giải pháp tạo vốn81 3.2.3. Giải pháp sử dụng vốn85 3.3. CÁC GIẢI PHÁP HỔ TRỢ90 3.3.1. Giải pháp về nguồn nhân lực90 3.3.2. Giải pháp về thị trường tiêu thụ91 3.3.3. Giải pháp về khoa học - công nghệ91 3.3.4. Giải pháp về khuyến ngư92 3.3.5. Giải pháp về khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển NNTS92 3.3.6. Giải pháp về môi trường93 3.3.7. Giải pháp về giống94 KẾT LUẬN CHƯƠNG 394 KẾT LUẬN CHUNG96 TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf115 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3910 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp về vốn đầu tư cho phát triển nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át triển nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp ở những nơi có điều kiện (về thủy lợi, kỹ thuật, vốn) và một số vùng nuôi tôm kết hợp trồng một vụ lúa. - Ngoài việc đầu tư cho phát triển NTTS, cần bố trí vốn đầu tư chiều sâu cho các nhà máy chế biến thủy sản hiện có, sản xuất những sản phẩm tinh chế, đa dạng hoá mặt hàng để nâng cao giá trị xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, cần quan tâm xây dựng một số nhà máy chế biến thức ăn phục vụ cho NTTS, (nhất là thức ăn tôm) trên cơ sở nguồn bột cá đang sản xuất tại tỉnh để phục vụ cho NTTS trong tỉnh và một số tỉnh lân cận. Theo kế hoạch của tỉnh từ nay đến 2020 đầu tư thêm công suất chế biến thủy sản khoảng 90 nghìn tấn (hiện có 127 nghìn tấn) trong đó chế biến tôm 35 nghìn tấn (hiện có 99 ngàn tấn), chế biến các loài thủy sản khác 55 nghìn tấn (hiện có 28 nghìn tấn). 3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU: 3.2.1. Những giải pháp về quy hoạch và tổ chức sản xuất: 3.2.1.1. Hoàn thiện quy hoạch NTTS của tỉnh theo hướng gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Quy hoạch vùng nuôi tôm, nuôi cá, NTTS khác là cơ sở để xác định vốn đầu tư của các thành phần kinh tế cho nuôi trồng, chế biến thủy sản và xuất khẩu thủy sản. Quy hoạch NTTS là một bộ phận của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Coi phát triển NTTS là mũi nhọn, điểm đột phá về điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất trên cơ sở tổ chức lại sản xuất hợp lý đảm bảo tính bền vững, tạo ra nguồn sản phẩm sạch, đa dạng, an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ tiêu thụ nội địa, xuất khẩu và chế biến xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm, ổn định đời sống cho người dân trong tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ưu tiên phát triển nuôi các đối tượng có giá trị cao, có khả năng xuất khẩu và có tính cạnh tranh cao trên thị trường, tuy nhiên khi bố trí các đối tượng nuôi phải kết hợp với từng vùng sinh thái để nâng cao hiệu quả sản xuất. Huy động mọi nguồn lực để phát triển đồng bộ diện tích, công nghệ, dịch vụ giống, cơ sở hạ tầng khu vực nuôi tập trung gắn kết với các cơ sở chế biến và tiêu thụ. Diện tích NTTS tỉnh Cà Mau đã phát triển mạnh trong những năm qua, đặc biệt là sau khi có Nghị quyết 09/NQ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, sau khi chuyển đổi, diện tích NTTS được mở rộng đạt gần tới mức bảo hòa, điều này được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của giai đoạn 2000 - 2005 có xu hướng giảm xuống; trong 5 năm 2001 - 2005 tốc độ tăng trưởng diện tích NTTS bình quân hàng năm chỉ đạt 2,3%/năm, đặc biệt 3 năm 2003 - 2005 chỉ tăng 0,1%/năm. Tỉnh quy hoạch diện tích NTTS thời kỳ 2010 - 2020 ổn định 270.000 ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm là 235.000 ha, ổn định diện tích NTTS khác ở mức 35.000 ha, tăng số lồng bè NTTS từ 170 chiếc lên 234 chiếc năm 2015 và 590 chiếc năm 2020. Sản lượng NTTS tăng từ 260.000 tấn năm 2010 (trong đó 135.000 tấn tôm) lên 320.000 tấn (trong đó có 170.000 tấn tôm) năm 2015, tiếp tục tăng lên 370.000 tấn (trong đó có 190.000 tấn tôm) vào năm 2020. Năng suất NTTS bình quân/1ha nuôi trồng tăng từ 0,96 tấn/ha năm 2010 lên 1,19 tấn/ha năm 2015 và 1,37 tấn/ha năm 2020. Cụ thể NTTS nước mặn, lợ là 615 kg/ha vào năm 2010 (trong đó tôm 570kh/ha), 850 kg/ha vào năm 2015 (trong đó tôm 725kh/ha), và 1.015 kg/ha vào năm 2020 (trong đó tôm 850kg/ha; năng suất NTTS nước ngọt đạt 3.800 kg/ha năm 2010 lên 3.910kg/ha năm 2015 và 4.280kg/ha vào năm 2020. Đóng góp GDP của NTTS từ 4.797 tỷ đồng năm 2010 lên 6.162,3 tỷ đồng năm 2015 và 7.094 tỷ đồng năm 2020. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm GDP NTTS (tính theo giá so sánh 1994) giai đoạn 2006 - 2010 là 19,9%, giai đoạn 2011 - 2015 là 5,1% và giai đoạn 2016 - 2020 là 2,9%. Để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện quy hoạch NTTS như nêu trên thì vốn đầu tư cho NTTS trong thời gian tới cần được huy động từ các nguồn: vốn Ngân sách Nhà nước (kể cả ngân sách TW và địa phương); vốn tín dụng trung, dài hạn, vốn tín dụng ngắn hạn, vốn huy động từ các tổ chức; cá nhân và cộng đồng dân cư; vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Với tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản đến năm 2010: 3.509.100 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách 16,7%; đến năm 2015: 8.056.400 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách chiếm 14,4%; đến năm 2020: 9.596.360 triệu đồng, trong đó vốn Ngân sách Nhà nước chiếm 12,3%. 3.2.1.2. Đổi mới nhận thức, phương pháp chỉ đạo và nâng cao vai trò tổ chức quản lý, điều hành của các cấp chính quyền địa phương và các ngành chức năng, nhất là sở Thủy sản trong phát triển NTTS theo quy hoạch và kế hoạch thống nhất. - Trong quá trình thực hiện quy hoạch cần nghiên cứu đổi mới nhận thức, phương pháp chỉ đạo và vai trò tổ chức, quản lý điều hành của các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, xác định rõ trách nhiệm trong công tác quản lý, tăng cường công tác quản lý đối với từng cấp chính quyền, tăng cường sự hỗ trợ và liên kết giữa các cấp chính quyền với ngành thủy sản, với TW. Hình thành hệ thống cán bộ thủy sản với nhiệm vụ theo dõi, thống kê tình hình phát triển sản xuất, kinh doanh thủy sản ở địa phương, hướng dẫn chỉ đạo thực hiện quy hoạch, cập nhập thông tin, giúp đỡ về kỹ thuật, công nghệ sản xuất. - Trên cơ sở quy hoạch NTTS, sở Kế hoạch - Đầu tư, sở Tài chính và các sở, ngành liên quan có trách nhiệm bố trí cân đối vốn đầu tư và đảm bảo các chính sách để thực hiện tốt quy hoạch; các sở ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm tham gia, tạo điều kiện để triển khai thực hiện quy hoạch NTTS được thuận lợi. - Sở Thủy sản tổ chức triển khai, hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch NTTS đến năm 2010, 2015 và định hướng đến năm 2020 trên phạm vi toàn tỉnh; xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm; phối hợp với UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch phát triển NTTS hàng năm và quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ cho NTTS trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hàng quí, hàng năm, theo định kỳ thực hiện tổng hợp, lập báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch NTTS báo cáo cho cấp có thẩm quyền. - UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm hướng dẫn, triển khai, theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch; xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm và các chương trình, dự án phù hợp với quy hoạch; thực hiện các báo cáo theo quy định. - Các doanh nghiệp, tổ chức, các nhân, tổ chức các hoạt động liên quan đến NTTS phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch. 3.2.2. Giải pháp tạo vốn. 3.2.2.1. Khai thác nguồn vốn tại chổ trong dân là chủ yếu, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn khác của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án quốc gia và quốc tế để đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS, đào tạo nguồn nhân lực. - Vốn của dân cư, tư nhân và các thành phần khác là nguồn vốn chủ yếu để đầu tư phát triển NTTS, đóng vai trò hết sức quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế nói chung và NTTS nói riêng. Để huy động tốt nguồn vốn của nhân dân tham gia phát triển NTTS cần tạo lập môi trường thông thoáng, cải cách thủ tục hành chính ngày càng gọn nhẹ, hiệu quả. Các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên ngành cần có định hướng cho các doanh nghiệp, các hộ dân cư đầu tư phù hợp đối với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thị trường, tích cực thực hiện chủ trương xã hội hoá đầu tư, có cơ chế chính sách huy động tối đa nguồn vốn trong dân cư cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, trong có NTTS; theo quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh thì dự kiến nguồn vốn này đến năm 2020 tham gia 60% - 65% tổng nhu cầu vốn đầu tư của tỉnh và ngày càng tăng. - Nguồn vốn ngân sách Nhà nước, nhất là vốn ngân sách địa phương cần thực hiện triệt để tiết kiệm để có sử dụng có hiệu quả và tăng tỷ lệ tích luỹ đầu tư từ ngân sách của tỉnh; mở rộng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, công trái Kho Bạc Nhà nước để phục vụ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó có đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ cho NTTS, góp phần tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường quản lý thu - chi cho ngân sách, đảm bảo huy động đúng mức các nguồn thu từ các thành phần kinh tế theo chính sách thuế hiện hành, tăng cường nguồn lực cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế theo hướng tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tiếp tục cải cách cơ cấu chi ngân sách địa phương theo hướng giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng dần chi ngân sách cho đầu tư phát triển, đào tạo nguồn nhân lực, … Dự kiến nguồn ngân sách Nhà nước đáp ứng khoảng 15 - 20% tổng nhu cầu vốn đầu tư. - Nguồn vốn tín dụng Nhà nước: là nguồn vốn đầu tư hỗ trợ cho sản xuất, xuất khẩu, … với 3 loại hình: cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và bảo hành tín dụng đầu tư. Tỉnh cần tranh thủ thu hút ngày càng cao nguồn vốn đầu tư này vào khu vực phát triển NTTS. Dự kiến nguồn vốn tín dụng Nhà nước sẽ tham gia khoảng 4 - 5% tổng nhu cầu vốn đầu tư của tỉnh. - Tranh thủ sự hỗ trợ của các Bộ, ngành TW, liên kết với các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế Nhà nước đầu tư vào địa bàn tỉnh. Hiện tại Cà Mau là tỉnh nghèo, có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (trừ thành phố Cà Mau), xuất phát đặc điểm về kết cấu hạ tầng rất kém, suất đầu tư cơ bản cao, do đó tỉnh cần đề nghị Chính phủ có cơ chế tài chính, ngân sách ưu đãi cho tỉnh. Trước mắt để tăng cường vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cần đề nghị Chính phủ cho phép tỉnh ứng trước, vay vốn đầu tư xây dựng một số công trình quan trọng và bức xúc phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển NTTS. - Nguồn vốn ODA: thời gian qua, lượng vốn ODA đầu tư cho tỉnh Cà Mau còn rất thấp. Trong thời tới tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành TW, các tổ chức quốc tế và thông qua hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh theo hướng “Rãi thảm đỏ” để mời gọi đầu tư và tranh thủ vận động, đàm phán các dự án ODA cho tỉnh. Trong đó, cần phát triển vốn ODA cho đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS và phát triển NTTS. Để thu hút và giải ngân tốt nguồn vốn ODA, cần chuẩn bị tốt các văn kiện dự án, tích cực vận động đầu tư, chủ động bố trí vốn đối ứng cho các dự án theo hướng khẩn trương tích cực. Dự kiến nguồn vốn ODA sẽ tham gia khoảng 3 - 4% tổng nhu cầu vốn đầu tư. - Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI: dự báo trong thời gian tới, cùng với sự khởi động của các dự án lớn trên địa bàn, trong đó có nuôi trồng, chế biến xuất khẩu thủy sản thì các nguồn vốn FDI sẽ được cải thiện, cần đề ra những giải pháp, chính sách thích hợp thu hút nguồn vốn đầu tư này. Dự kiến vốn FDI sẽ tham gia khoảng 8 - 10% tổng nhu cầu vốn đầu tư. 3.2.2.2. Nghiên cứu ban hành cơ chế chính sách địa phương nhằm thu hút nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn của các doanh nghiệp ngoài tỉnh, chất xám của các nhà khoa học vào hoạt động NTTS, chế biến và xuất khẩu thủy sản. Tiếp tục thực hiện các chính sách đã và đang có tác dụng khuyến khích trước đây. Đồng thời, nghiên cứu hoàn thiện những chính sách đã có và ban hành bổ sung những chính sách mới nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình nuôi trồng trong gian tới, trong đó: * Chính sách về sử dụng đất mặt nước NTTS: y Tiếp tục làm rõ đất, mặt nước NTTS trong luật đất đai để có điều kiện cụ thể hoá, hướng dẫn thực hiện có hiệu quả hơn. y Thực hiện việc giao đất, mặt nước, bãi triều vùng biển ven bờ để có quy hoạch cho các thành phần kinh tế sử dụng vào NTTS ổn định, lâu dài. Khi hết hạn nếu có nhu cầu dụng tiếp tục và trong quá trình sử dụng có hiệu quả, không vi phạm pháp luật về đất đai thì được tiếp tục giao đất để sử dụng. y Được chuyển đổi đất nhiễm mặn, đất trũng, ngập úng cấy lúa bấp bênh, đất khác sản xuất kém hiệu quả (trừ đất lâm nghiệp) sang nuôi tôm công nghiệp, nuôi thủy sản thâm canh … * Chính sách thu hút vốn đầu tư: y Mở rộng liên doanh, liên kết, tăng cường hợp tác đầu tư, quãng bá tôm trên các phương tiện thông tin đại chúng về tiềm năng và cơ hội đầu tư vào NTTS ở tỉnh Cà Mau. y Tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước vào phát triển NTTS theo chương trình, dự án, quy hoạch không giới hạn về đối tượng, qui mô đầu tư của các chủ đầu tư theo qui định của pháp luật. y Nhà nước dành vốn trung hạn, dài hạn cho người dân, ngư dân vay với lãi suất thích hợp để đầu tư phát triển NTTS. y Nông, ngư dân nghèo có lao động thủy sản được vay vốn với mức không quá 10 triệu, khi được chính quyền địa phương xác nhận, được hội nghề nghiệp hoặc đoàn thể xã, phường tín chấp, không phải thế chấp tài sản. * Chính sách thuế: y NTTS trên diện tích đất, mặt nước thuộc đất nông nghiệp thực hiện theo luật thuế nông nghiệp hiện hành. y Nuôi trồng ở mặt nước ven biển, ven đảo, sông, bãi bồi áp dụng theo chính sách khai hoang, phục hóa. * Chính sách về trợ giá một số giống nuôi trông thủy sản để khuyến khích phát triển sản xuất: cần nghiên cứu ban hành các chính sách về trợ giá khuyến khích phát triển NTTS. y Trợ giá cho đơn vị, cá nhân thuần hoá giống nhập nội có lợi cho phát triển sản xuất. y Trợ giá một số giống cho người NTTS ở các vùng sâu, vùng xa, vùng người dân tộc phát triển NTTS nhằm đáp ứng nhu cầu an ninh thực phẩm. y Cấp bù kinh phí để duy trì nâng cao chất lượng đàn giống gốc thủy sản. y Trợ giá mua sản phẩm ở những vùng nuôi xuất khẩu, vùng nuôi hàng hoá khi giá thị trường giảm sút. * Chính sách về hỗ trợ NTTS gặp rủi ro, thiên tai, dịch bệnh. NTTS khi bị ảnh hưởng môi trường gây dịch bệnh chết hàng loạt hoặc do mưa lũ, bão, … Làm thiệt hại sản xuất, bị ngừng sản xuất, cần được nghiên cứu có chính sách hỗ trợ để người nuôi trồng có điều kiện tiếp tục sản xuất. Ngoài ra, cần vận dụng thực hiện tốt văn bản pháp luật khác có liên quan đến NTTS như: y Quyết định: 126/2005/QĐ-TTg ngày 01/06//2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển NTTS trên biển và hải đảo và thông tư số 06/2006/TT-BTS ngày 13/11/2006 về việc hướng dẫn thực hiện các nội dung trong quyết định 126 của Thủ tướng Chính phủ. y Vận dụng thực hiện tốt các bộ luật thủy sản, đất đai, bảo vệ môi trường, đầu tư. y Thực hiện bảo hiểm trong NTTS. 3.2.2.3. Tranh thủ sự hổ trợ của TW: Trong phát triển NTTS sự nổ lực của địa phương, của dân là chủ yếu nhưng chưa đủ, do đó tỉnh cần tranh thủ sự hổ trợ của các Bộ, Ngành TW để phát triển NTTS, nhất là vốn đầu tư (kể cả vốn vay, vốn viện trợ của Chính phủ các nước và vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế). Cụ thể tỉnh cần tranh thủ sự hổ trợ vốn của TW để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng quy họach NTTS, như: hệ thống thủy lợi, các cơ sở chế biến thủy sản, hệ thống đường giao thông, điện, đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học - công nghệ mới trong lĩnh vực sản xuất giống, công tác khuyến ngư, nghiên cứu thị trường, ... thông qua các chương trình, dự án. Đồng thời, Cà Mau là một tỉnh nghèo, điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (trừ thành phố Cà Mau) nên tỉnh cần đề nghị TW có cơ chế tài chính ưu đãi cho Cà Mau. 3.2.3. Giải pháp sử dụng vốn: 3.2.3.1. Hình thành nguồn vốn đầu tư cho chương trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ trồng lúa năng suất thấp sang NTTS bền vững, theo quy hoạch. Đổi mới nội dung cơ cấu đầu tư trong lĩnh NTTS theo hướng gắn với phương án đã được duyệt. Khắc phục đầu tư dàn trãi, theo phong trào. - Theo quy hoạch tổng thể kinh tế xã - hội NTTS của tỉnh từ 2010 đến 2020 ổn định diện tích NTTS 270 nghìn, trong đó diện tích nuôi tôm 235 nghìn ha, đứng đầu cả nước và ĐBSCL. Với sản lượng NTTS năm 2010 là 260 nghìn tấn (trong đó có 135 nghìn tấn tôm), năm 2015 là 320 nghìn tấn (trong đó có 170 nghìn tấn tôm ), năm 2020 là 370 nghìn tấn (trong đó có 190 nghìn tấn tôm) và vốn đầu tư cho NTTS (vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn lưu động) giai đoạn 2011- 2015: 8.056,4 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách chiếm 14,4%, vốn vay: 46,8% và vốn tự có: 38,8%; giai đoạn 2016-2020: 9.596,4 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách chiếm 12,3%, vốn vay: 44,8% và vốn tự có: 42,9%. Nguồn vốn trên tập trung đầu tư cho phát triển NTTS theo những hướng cụ thể như sau: • Đầu tư xây dựng quy hoạch phát triển NTTS trên từng vùng, từng địa phương. • Xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó tập trung vào hệ thống thủy lợi, đường giao thông, điện phục vụ cho NTTS. • Đầu tư cho cải tạo ao, đầm nuôi, thức ăn, thuốc thủy sản, … • Đầu tư công nghệ sản xuất giống sạch bệnh, giá thành hạ. • Đầu tư cho các chương trình, dự án nuôi thâm canh, bán thâm canh. • Đầu tư cho công tác khuyến ngư, dự báo nuôi trồng, kiểm dịch. • Đầu tư cho nghiêm cứu khoa học, công nghệ mới về NTTS, đào tạo nguồn nhân lực. • Đầu tư cho công tác quản lý ngành, điều hành lao động các chương trình dự án. Ngoài ra, để tăng tính hiệu quả và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm NTTS cần quan tâm đầu tư vào lĩnh vực chế biến và thương mại thủy sản. - Nguồn vốn đầu tư cho phát triển NTTS nêu trên, được bố trí theo các đối tượng đầu tư cụ thể như sau: • Đối với vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước, bao gồm vốn ngân sách địa phương, ngân sách TW hỗ trợ đầu tư có mục tiêu, ngân sách TW do các bộ, ngành trực tiếp đầu tư. Vốn Ngân sách Nhà nước chủ yếu tập trung đầu tư: quy hoạch cụ thể các vùng NTTS trong tỉnh, xây dựng hệ thống thủy lợi, giao thông, điện phục vụ cho NTTS, các trung tâm nghiên cứu giống, nghiên cứu khoa học, đầu tư nguồn nhân lực, dự báo môi trường, khuyến ngư, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, các công trình, dự án NTTS và công tác quản lý NTTS. • Đối với nguồn vốn tín dụng trung, dài hạn: tập trung cho sản xuất kinh doanh giống của các thành phần kinh tế, đầu tư cho cải tạo ao, đầm nuôi, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho NTTS, kinh mương cống thoát nước … • Đối với vốn tín dụng ngắn hạn: đầu tư cho sản xuất kinh doanh giống, thức ăn, thuốc chữa bệnh và các thiết bị phục vụ cho NTTS. • Đối với vốn của dân: tập trung cho cải tạo ao, đầm, thủy lợi nhỏ và các chi phí NTTS. • Đối với vốn ODA: tập trung xây dựng hệ thống thủy lợi cấp I, II phục vụ cho NTTS, hổ trợ kỹ thuật, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo việc làm, nâng cao trình độ cho người NTTS, ... - Xuất phát từ định hướng phát triển, quan điểm chỉ đạo và mục tiêu phát triển NTTS của tỉnh từ nay đến 2015 và 2020 cho thấy cần phải đổi mới nôi dụng cơ cấu vốn đầu tư cho từng lĩnh vực của NTTS. Phải đầu tư chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất theo hướng hiệu quả và phát triển tiềm năng lợi thế của NTTS. Tiếp tục đầu tư nguồn vốn ngân sách có trọng điểm có đủ lực để thu hút các nguồn vốn khác (nguồn vốn tín dụng NH, nguồn vốn nội lực trong dân). Trọng tâm là đầu tư đẩy mạnh nuôi trồng gắn với chế biến thủy sản xuất khẩu, đồng thời tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng cho NTTS như hệ thống thủy lợi, đường giao thông, điện phục vụ cho NTTS và các cơ sở sản xuất giống tại những vùng chuyển đổi sang nuôi trồng theo hướng gắn với quy hoạch, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trãi, theo phong trào. 3.2.3.2. Đổi mới cơ cấu đầu tư cho vay của các Ngân hàng thương mại theo hướng thông thoáng nhưng an toàn và hiệu quả. Thực hiện đầu tư có trọng điểm, đồng bộ từ khâu nâng cấp cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở sản xuất giống, sản xuất thức ăn, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới đến phòng trừ dịch bệnh, thu gom, sơ chế, chế biến vận chuyển tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu. - Nhu cầu vốn cho thực hiện quy hoạch NTTS trong thời gian tới là rất lớn, trong đó vốn đầu tư của các NH thương mại chiếm khoảng 45 - 47% tổng nhu cầu vốn. Trong các năm qua vốn tín dụng NH đầu tư cho NTTS tăng trưởng liên tục nhưng đáp ứng cho nuôi trồng vốn còn hạn chế. Do đó, để đáp ứng nhu cầu vốn cho NTTS trong thời gian tới các Ngân hàng thương mại cần thực hiện một số giải pháp nhằm đổi mới cơ cấu đầu tư theo hướng thông thoáng nhưng an toàn và hiệu quả như sau: • Một là: xây dựng chiến lược đầu tư tín dụng NH cho NTTS trên cơ sở quy hoạch NTTS của tỉnh, theo đó các NH thương mại cần xây dựng chương phối hợp với các địa phương và các ngành liên quan như sở Thủy sản, sở Tài Nguyên - Môi trường, … nhằm xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh. Việc phối hợp giữa các ngành Thủy sản với NH tập trung ở các nội dung: khảo sát nhu cầu vốn, đơn giản hoá thủ tục xây dựng và thẩm định dự án, đề xuất cơ chế tín dụng tại địa phương và kiến nghị các cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện, mở rộng diện cho vay nhất là cho vay nuôi thâm canh, bán thâm canh, sản xuất giống sạch, kinh doanh thuốc thủy sản, … • Hai là: linh hoạt trong đảm bảo cơ chế tiền vay: các NH thương mại cần thực hiện đúng hướng dẫn cho vay không đảm bảo bằng tài sản theo quyết định hiện hành, cho phép hộ nuôi tôm thịt vay đến 30 triệu đồng, hộ sản xuất giống vay đến 100 triệu đồng. Nếu cho vay theo hình thức có tài sản đảm bảo thì đánh giá trị tài sản thế chấp phải đúng giá thị trường, nên nâng mức cho vay đối sản thế chấp nhất là nuôi tôm theo phương pháp công nghiệp, bán công nghiệp (có thể từ 70-80% giá trị quyền sử dụng đất hoặc mặt nước NTTS). • Ba là: cho vay thông qua tổ vay vốn ấp, khóm: cho vay theo hình thức này từng thành viên lập giấy đề nghị vay vốn, tổng hợp qua danh sách chung có xác nhận của chính quyền cơ sở, nhưng phát tiền cho từng người nhận. Cho vay bằng hình thức thông qua tổ vay vốn, từng thành viên có liên kết với nhau cùng chịu trách nhiệm với nhau trong việc vay, trả nợ NH; đồng thời, thuận lợi cho khâu thẩm định, đơn giản được thủ tục vay, công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay được dễ dàng. Ngoài ra, để tạo điều kiện cho NH thương mại cho vay thông thoáng, an toàn, hiệu quả thì ngành thủy sản và các ngành có liên quan phải có các biện pháp để hoàn thành các nội dung: ƒ Sớm hoàn thành quy hoạch chi tiết các vùng NTTS, nhất là tôm. ƒ Đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS, nhất là thủy lợi, đường giao thông, điện phục vụ cho NTTS. ƒ Tăng cường công tác khuyến ngư, tập huấn kỹ thuật cho các hộ dân thực hiện dự án vay vốn NTTS, có giấy chứng nhận đã được tập huấn. ƒ Xây dựng các vùng sản xuất giống tập trung để cung cấp đầy đủ giống sạch bệnh cho người nuôi. ƒ Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mặt nước lâu dài cho hộ NTTS (hiện nay một bộ phận người dân trong nông thôn đã được cấp giấy chứng nhận nhưng chỉ cấp 15 - 20 năm, nay đã hết hạn nên khi có nhu cầu vay vốn NTTS thì không có giấy tờ hợp pháp để vay) để hộ NTTS thế chấp NH vay vốn theo quy định của pháp luật. ƒ Đề xuất với TW có cơ chế chính sách ưu đãi để phát triển kinh tế trang trại, bảo hiểm trong lĩnh vực NTTS, … nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho NH thương mại thực hiện đầu tư cho phát triển NTTS. ƒ Các Ngân hàng thương mại cần mở rộng cánh cửa cho vay trung và dài hạn có trọng điểm, đồng bộ đối với các dự án NTTS từ nâng cấp cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở sản xuất giống, sản xuất thức ăn, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới đến phòng trừ dịch bệnh, thu gom, sơ chế, chế biến vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm, xuất khẩu, trên cơ sở đẩy mạnh công tác thẩm định các dự án đầu tư, trong đó cần chú trọng: năng lực quản lý của khách hàng vay vốn, vốn đối ứng của khách hàng theo qui định, các yếu tố kỹ thuật của dự án, thị trường tiêu thụ sản phẩm, … Khi dự án hoàn toàn khả thi NH xác định mức vay phù hợp, thời gian vay hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng an tâm thực hiện dự án và NH có điều kiện thu hồi vốn khi đến hạn. 3.2.3.3. Nâng cao trình độ dân trí để mỗi doanh nghiệp, mỗi hộ gia đình, mỗi trang trại NTTS là một đơn vị hàng hoá, biết cách đầu tư và sử dụng vốn đầu tư, vốn vay đạt hiệu quả, bền vững. Để nâng cao trình độ dân trí của người NTTS nói chung, cần đẩy mạnh công tác giáo dục - đào tạo, trước hết cần tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân nhằm nâng cao nhận thức xã hội về tầm quan trọng của giáo dục, đảm bảo quyền lợi học tập cho mọi người, làm thay đổi cách suy nghĩ, nếp sống trong từng gia đình trong xu thế phát triển của xã hội. Đặc biệt, phải quan tâm đến công tác giáo dục chuyên nghiệp và đào tạo để đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công tác đào tạo cho người dân trong vùng trồng lúa năng suất thấp sang NTTS cần được quan tâm nhiều hơn. Các lớp bồi dưỡng kỹ thuật NTTS cần được mở rộng quy mô, đối tượng để đáp ứng yêu cầu phát triển NTTS ngày càng nhiều và phát triển thủy sản ngày vững chắc và hiệu quả cao hơn. 3.3. CÁC GIẢI PHÁP HỔ TRỢ: 3.3.1. Giải pháp về nguồn nhân lực: Thực trạng nguồn nhân lực của ngành Thủy sản ở Cà Mau trong những năm qua chưa đáp ứng cho yêu cầu phát triển ngành thủy sản theo hướng CNH- HĐH. Trên lĩnh vực NTTS, do chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ trồng lúa sang NTTS trên phạm vi rộng, quá nhanh nên nguồn nhân lực đáp ứng cho NTTS còn nhiều hạn chế. Thực tế những năm qua, trên lĩnh vực NTTS lực lượng lao động chưa được tập huấn, trang bị kỹ thuật nuôi là phổ biến; nông dân, ngư dân tự nghiên cứu, học hỏi lẫn nhau để nuôi thủy sản là chủ yếu nên kết quả NTTS đạt thấp. Hiện nay nhu cầu về kỹ sư và kỹ thuật cho nuôi trồng là rất lớn. Do đó, trong thời gian tới Chính quyền các cấp cùng với ngành thủy sản cần có giải pháp để phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển NTTS theo hướng chất lượng và hiệu quả. - Trước tiên, cần tiến hành điều tra khảo sát toàn diện về hiện trạng, đặc điểm nguồn lao động (trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, ...), khảo sát tình hình đào tạo và sử dụng lao động của ngành thủy sản trong thời gian qua. Từ đó xây dựng chương trình, kế họach đào tạo phục vụ cho chiến lược phát triển ngành thủy sản trong thời gian trước cũng như lâu dài. - Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực thông qua các kinh đào tạo tập trung tại các trường đại học, trung học và các trường dạy nghề. Đồng thời, liên kết với các trường mở rộng các hình thức đào tạo đa dạng phù hợp với từng đối tượng. Song song với đào tạo cần thực hiện chính sách thu hút nhân tài, đãi ngộ khen thưởng xứng đáng với những chuyên gia đầu ngành. - Thông qua tổ chức khuyến ngư, định kỳ mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về kỹ thuật và chuyển giao kỹ thuật cho người NTTS. - Tổ chức đi tham quan những mô hình tiên tiến, có hiệu quả, giúp người dân có điều kiện học hỏi và bổ sung kinh nghiệm trong thực tế. Các chuyến tham quan có trọng điểm, có nội dung, chú ý đi sâu vào các lĩnh vực, các chuyên đề thiết thực để người tham dự dễ dàng tiếp thu và ứng dụng. - Tổ chức các lớp học, hội thảo chuyên đề về tác động môi trường và dịch bệnh đến sản xuất để người nuôi nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Ngoài ra, cần có các hoạt động tuyên truyền thông qua các phương tiên thông tin đại chúng về cách thức chọn lọc con giống, phân biệt giống tốt, xấu, cập thông tin về thị trường, giá cả của các mặt hàng thủy sản cho người sản xuất. 3.3.2. Giải pháp về thị trường tiêu thụ: Có thị trường tiêu thụ thì sản xuất mới duy trì và phát triển. Do đó, giải pháp về thị trường tiêu thụ là một trong những giải pháp hổ trợ rất quan trọng để phát triển NTTS. Vì vậy, cần đa dạng hoá thị trường (kể cả thị trường trong và ngoài nước), không lệ thuộc quá nhiều vào một thị trường. Tiếp tục giữ vững các thị trường truyền thống như: Nhật Bản, Mỹ, Eu, Úc, Canada, Đài Loan; từng bước phát triển thị trường mới, đặc biệt là các thị trường Trung Quốc, Ả Rập, Châu Phi, Nam Mỹ. Phát huy vai trò của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Cà Mau trong quãng bá và thông tin thị trường để đưa công tác nghiên cứu phát triển thị trường và thông tin thị trường chuyển hẳn từ thụ động sang chủ động. Lấy thị trường làm động lực để phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để duy trì và mở rộng thị trường. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động tìm kiếm thị trường mới như : tham gia triển lãm, hội chợ thủy sản, quãng cáo, ... ; giảm các thị trường trung gian, tăng tỷ trọng các thị trường tiêu thụ trực tiếp. 3.3.3. Giải pháp về khoa học - công nghệ: Đây là giải pháp cơ bản có ý nghĩa nâng cao sức cạnh tranh và khả năng xâm nhập thị trường của sản phẩm NTTS của tỉnh. Do đó, ngành Thủy sản cần quan tâm khắc phục những yếu kém về khoa học - công nghệ trong lĩnh vực NTTS của tỉnh trong thời gian qua, theo các định hướng sau: - Du nhập các máy móc thiết bị, các đối tượng, các quy trình sản xuất tiên tiến ở các nước có điều kiện tự nhiên tương đồng với Cà Mau; chuyển giao nhanh chóng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. - Phối hợp với các trường, viện nghiên cứu để đẩy mạnh công tác chuyển giao các quy trình sản xuất sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; tổ chức đăng ký các đề tài nghiên cứu về các lĩnh vực NTTS (kỹ thuật, môi trường, tổ chức sắp xếp lại sản xuất, ...), ưu tiên các hướng nghiên cứu mới, có triển vọng và được hổ trợ bằng nguồn vốn ngân sách. - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu các công nghệ sản xuất các sản phẩm nuôi trồng hữu cơ, các sản phẩm sạch và các hệ thống nuôi an toàn môi trường sinh thái. Đồng thời, đẩy mạnh công tác nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các khâu bảo quản sau thu họach; nghiên cứu các hình thức bảo quản và vận chuyển hàng tươi sống. 3.3.4. Giải pháp về khuyến ngư: Công tác khuyến ngư là cầu nối giữa thành tựu khoa học kỹ thuật và người NTTS, cho nên phải được quan tâm để tạo điều kiện cho NTTS đạt kết ngày một tốt hơn. Các giải pháp cho công tác khuyến ngư: - Củng cố và hoàn chỉnh hệ thống khuyến ngư thành một hệ thống hoạt động có hiệu quả từ tỉnh xuống đến huyện, thị trấn, xã và các cơ sở sản xuất tập trung; gắn liền với cơ sở sản xuất thực nghiệm để thực hiện vai trò truyền đạt, huấn luyện kỹ thuật, hướng dẫn, đề xuất các biện pháp thực hiện và xử lý trong quá trình sản xuất. - Triển khai nghiên cứu, ứng dụng thực nghiệm, tổng kết kinh nghiệm của những hộ nuôi điển hình, hiệu quả để phổ biến rộng rãi cho người NTTS biết và làm theo. - Thường xuyên tổ chức những cuộc trao đổi, hội thảo chuyên đề, phổ biến thông tin, xây dựng các mô hình trình diễn. - Thông qua các tiến bộ khoa học kỹ thuật để tác động trực tiếp đến sản xuất và bằng sản xuất để kiểm chứng, khẳng định thành quả nghiên cứu khoa học và hòan thiện các công trình nghiên cứu khoa học, trên cơ sở đó phổ biến, triển khai ở phạm vi rộng hơn. 3.3.5. Giải pháp về khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển NNTS: Thu hút các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tham gia đầu tư phát triển NTTS là điểm yếu của Cà Mau trong thời gian qua. Thực tế đã qua các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước chỉ tham gia đầu tư một số ít dự án nuôi trồng theo phương pháp công nghiệp, các cơ sở sản xuất giống, dịch vụ cho NTTS, còn lại đầu tư quy mô nhỏ theo hộ gia đình là chủ yếu, trong khi đó nguồn lực vốn của các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước là rất lớn. Do đó, tỉnh cần quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước vào phát triển NTTS, như: - Tiếp tục triển khai thực hiện các ưu đãi cho các nhà đầu tư theo quy định chung của luật khuyến khích đầu tư trong nước. - Tỉnh cần nghiên cứu ban hành một số chính sách ưu đãi đầu tư đặc thù của tỉnh cho lĩnh vực NTTS, như: cho thuê đất lâu dài, ưu đãi thuế, miễn các phí có liên quan, vay vốn, ... Đồng thời, có chính sách khuyến khích đầu tư bằng nhiều hình thức: liên kết dọc - ngang, liên doanh, liên kết, chuyển giao công nghệ. - Hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển NTTS như: thủy lợi, điện, đường giao thông, mạng lưới thông tin liên lạc, ... để thu hút các nhà đầu tư. - Đẩy mạnh việc tuyên truyền, giới thiệu tiềm năng, lợi thế về NTTS của tỉnh để xúc tiến đầu tư và có chính sách đãi ngộ, khen thưởng đối với các nhà đầu tư. 3.3.6. Giải pháp về môi trường: Trong những năm gần đây NTTS của tỉnh phát triển với tốc độ nhanh, trên diện rộng nên môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng làm cho dịch bệnh phát sinh, tôm chết thường xuyên chưa khắc phục được, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của người dân. Do đó cần phải có giải pháp về môi trường để NTTS của tỉnh phát triển theo hướng bền vững. Các giải pháp: - Thường xuyên theo dõi môi trường nước trong và ngoài khu vực nuôi. Giảm tối đa thức ăn tự tạo gây ô nhiễm môi trường. - Hạn chế tối đa sử dụng thuốc trừ sâu, hóa chất trong xử lý ao, đầm nuôi cũng như trong sản xuất nông nghiệp. - Các dự án thủy sản đều phải được đánh giá tác động môi trường của các cơ quan chuyên ngành để đảm bảo tính khoa học, khách quan. - Các cơ quan chức năng thường xuyên đánh giá đúng thực trạng và mức độ gây ô nhiễm môi trường của các hoạt động trong các lãnh vực kinh tế để có những giải pháp kịp thời. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để giúp cho người sản xuất, cơ sở sản xuất nhận thức được vai trò của môi trường và ý nghĩa của công tác bảo vệ môi trường trong các hoạt động sản xuất. - Thực hiện tốt các văn bản của Bộ Thủy sản về sử dụng hoá chất, thuốc thú y dùng trong NTTS. 3.3.7. Giải pháp về giống: Người xưa đã tổng kết: “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, trong NTTS cũng vậy, giống là yếu quyết định nuôi trồng có hiệu quả hay không? Với tỉnh Cà Mau, trong những năm qua công tác giống cho NTTS đã được các cấp Chính quyền đặc biệt quan tâm và phát triển với tốc độ nhanh nhưng mới đảm bảo được 55% nhu cầu giống tôm cho người nuôi trong tỉnh và chất lượng chưa đảm bảo. Do đó, trong thời gian tới cần có giải pháp về giống để đảm bảo phát triển NTTS theo quy họach. - Đẩy mạnh và khuyến khích xã hội hóa sản xuất giống gắn với công tác quản lý, giám sát và kiểm dịch của cơ quan chức năng quản lý giống thủy sản. - Đối với giống nhập tỉnh cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trước khi nhập vào tỉnh và đưa vào sản xuất. Nâng cao nhận thức và cách phân biệt chất lượng giống nuôi của người sản xuất thông qua hoạt động khuyến ngư. - Xây dựng hệ thống các trại giống theo chương trình phát triển giống đến năm 2010 của Bộ Thủy sản. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Theo quy họach từ nay đến 2010, 2015 và 2020, diện tích NTTS của tỉnh Cà Mau ổn định khoảng 270 nghìn ha, trong đó có 235 nghìn ha nuôi tôm. Phát triển NTTS trong thời gian tới theo quan điểm chỉ đạo của tỉnh phải đạt hiệu quả kinh tế cao nhưng phải gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Với mục tiêu, định hướng nêu trên, đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn: theo tính toán của ngành Thủy sản cần vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho giai đoạn 2006 - 2010 là 3.509.100 triệu đồng; giai đoạn 2011 - 2015 là 8.056.400 triệu đồng; giai đoạn 2016 - 2020 là 9.596.360 triệu đồng; tổng cộng vốn đầu tư cho NTTS cả giai đoạn 2006 - 2020 là 21.161.951 triệu đồng và vốn lưu động giai đoạn 2006 - 2010 là 7.506.240 triệu đồng; giai đoạn 2011 - 2015 là 12.266.650 triệu đồng; giai đoạn 2016 - 2020 là 16.670.180 triệu đồng. Do vậy, để đảm bảo vốn đầu tư cho phát triển NTTS trong thời tới phải quan tâm đến các giải pháp về huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. Huy động vốn phải khuyến khích các thành kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư; tập trung khai thác nguồn vốn tại chổ là chủ yếu, đồng thời phải tranh thủ các nguồn vốn khác như: vốn Ngân sách Nhà nước, vốn ODA, FDI, ... Trong sử dụng vốn phải đổi mới nội dung cơ cấu đầu tư, cho vay NTTS theo hướng gắn với phương án được duyệt, khắc phục đầu tư dàn trãi, theo phong trào và đổi mới cơ cấu đầu tư cho vay của các Ngân hàng thương mại theo hướng thông thoáng nhưng an toàn và hiệu quả. Mặc khác, phải quan tâm nâng cao trình độ dân trí để mỗi doanh nghiệp, mỗi hộ gia đình, mỗi trang trại NTTS biết cách đầu tư và sử dụng vốn đầu tư, vốn vay đạt hiệu quả, bền vững./. KẾT LUẬN CHUNG NTTS là hoạt động đầu tư nhằm khai thác thế mạnh về đất đai, mặt nước tự nhiên, khí hậu và nguồn lao động sẵn có để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, nhất là nông dân, ngư dân. Nó có vị trí rất quan trọng trongphát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Cà Mau. Trong những năm qua thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ nông - lâm - ngư nghiệp sang ngư - nông - lâm nghiệp, tỉnh Cà Mau có trên 150 ngàn ha đất trồng lúa năng suất thấp, đất vườn, đất hoang hóa chuyển sang NTTS, bước đầu đã đạt được kết khả quan. NTTS đã trở thành ngành kinh tế mũi ngọn của tỉnh, tạo tiền đề cho tăng kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống nông dân, ... Song, trong phát triển NTTS do chuyển đổi nhanh trên phạm vi toàn tỉnh nên còn nhiều bất cập như: quy họach NTTS chưa theo kịp yêu cầu phát triển; ô nhiễm môi trường; thiếu vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm, ... trong đó vốn là là một trong những yếu tố quan trọng nhất để NTTS phát triển bền vững, chất lượng và hiệu quả. Vốn là yếu tố không thể thiếu của quá trình sản xuất của tất cả các ngành của nền kinh tế nên đối với ngành NTTS vốn có ý nghĩa quyết định. Vì vậy, nghiên cứu đề ra các giải pháp về vốn cho hoạt động NTTS là rất cần thiết. Các giải pháp đó, một mặt đáp ứng yêu cầu của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tiếp cận nguồn vốn dễ dàng, thuận lợi; mặt khác phải đảm bảo sản xuất có lãi ổn định, bền vững, lâu dài từ đó thu hồi vốn nhanh, đúng hợp đồng, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường trên phạm vi toàn tỉnh. Để xây dựng hệ thống các nhóm giải pháp khả thi cho những năm tới, trong luận văn đã tập trung phân tích, đánh giá đúng mức và toàn diện thực trạng các mặt được và chưa được cũng như nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động đến việc huy động và sử dụng vốn NTTS của tỉnh trong những năm qua. Trên cơ cơ tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã hòan thành một số nhiệm vụ sau: Một là, Hệ thống lại lý luận về vốn đầu tư cho phát triển NTTS, là cơ sở đề xuất ý kiến trong việc huy động vốn và sử dụng vốn trong thời gian tới cho phát triển NTTS của tỉnh. Hai là, Phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng NTTS và vốn đầu tư cho NTTS của tỉnh Cà Mau trong thời gian qua. Ba là, Trên cơ sở đánh giá những kết quả đã được và nguyên nhân tồn tại cần được khắc phục, luận văn đề xuất các giải pháp về vốn đầu tư để phát triển NTTS tỉnh Cà Mau trong những năm tới theo hướng bền vững, gồm: - Những giải pháp về quy hoạch và tổ chức sản xuất: • Hoàn thiện quy hoạch NTTS của tỉnh theo hướng gắn quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Quy hoạch vùng nuôi tôm, nuôi cá, NTTS khác là cơ sở để xác định vốn đầu tư của các thành phần kinh tế cho nuôi trồng, chế biến thủy sản và xuất khẩu thủy sản. • Đổi mới nhận thức, phương pháp chỉ đạo và nâng cao vai trò tổ chức quản lý, điều hành của các cấp chính quyền địa phương và các ngành chức năng, nhất là sở thủy sản trong phát triển NTTS theo quy hoạch và kế hoạch thống nhất. - Giải pháp tạo vốn: • Khai thác nguồn vốn tại chỗ trong dân là chủ yếu, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn khác của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án quốc gia và quốc tế để đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS, đào tạo nguồn nhân lực. • Nghiên cứu ban hành cơ chế chính sách địa phương nhằm thu hút nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn của các doanh nghiệp ngoài tỉnh, chất xám của các nhà khoa học vào hoạt động NTTS, chế biến và xuất khẩu thủy sản. • Tranh thủ sự hổ trợ của TW. - Giải pháp sử dụng vốn: • Hình thành nguồn vốn đầu tư cho chương trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ trồng lúa năng suất thấp sang NTTS bền vững, theo quy hoạch. Đổi mới nội dung cơ cấu đầu tư trong lĩnh vực NTTS hướng gắn với phương án đã được duyệt. Khắc phục đầu tư dàn trãi, theo phong trào. • Đổi mới cơ cấu đầu tư cho vay của các Ngân hàng thương mại theo hướng thông thoáng nhưng an toàn và hiệu quả. Ngoài các giải pháp trên, cần quan tâm đến nâng cao trình độ dân trí của đơn vị sản xuất, người sản xuất và các giải pháp hổ trợ là cần thiết trong quá trình phát triển NTTS của tỉnh. Để các giải pháp trên phát huy hiệu quả, Chính quyền các cấp cần có những chủ trương chính sách đồng bộ, phù hợp cùng với sự nổ lực của các đơn vị, cá nhân NTTS trong việc huy động và sử dụng vốn. Vốn đầu tư cho phát tiển NTTS thủy sản ở Cà Mau là vấn đề lớn, phức tạp mà trình độ giới hạn nên những kết quả nghiên cứu trong luận văn này chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Do vậy, sẽ còn nhiều vấn đề tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nhằm không ngừng bổ sung và hoàn thiện các giải pháp về vốn cho phát triển NTTS ở Cà Mau trong thời gian tới nhằm góp phần thúc đẩy phát triển NTTS ở Cà Mau theo hướng chất lượng, hiệu quả và bền vững./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lý thuyết Tài chính, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng, NXB Thống kê, 2006. 2. Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ, TS Nguyễn Ngọc Hùng, NXB Thống kê,1998. 3. Lý thuyết Tiền tệ - Ngân hàng, TS Nguyễn Ngọc Hùng, NXB Thống kê,1998. 4. Phát triển Thủy sản Việt Nam những luận cứ và thực tiển, PGS.TS Hoàng Thị Chỉnh, NXB Nông nghiệp, 2001. 5. Quản lý kinh tế dùng cho ngành nuôi trồng thủy sản, Thạc sỹ Phạm Xuân Thủy, Trường Đại học Thủy sản Nha Trang, 2001. 6. Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999 - 2010 của Bộ Thủy sản. 7. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 20.01.2003 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long thời kỳ 2001 - 2010. 8. Chỉ thị số 14/2003/CT-TTg ngày 05.06.2003 của Thủ tướng chính phủ về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long thời kỳ 2001 - 2010. 9. Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg ngày 08.12.1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999 - 2010. 10. Quyết định số 226/2005/QĐ-TTg ngày 01.06.2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển và hải đảo. 11. Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần thứ XI, XII và XIII của tỉnh Cà Mau. 12. Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 26.04.1999 của Tỉnh ủy Cà Mau về Phát triển kinh tế Thủy sản tỉnh Cà Mau. 13. Quy hoạch Tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau giai đoạn 2006 - 2020 của UBND tỉnh Cà Mau. 14. Báo cáo điều chỉnh quy hoạch ngư - nông - lâm nghiệp tỉnh Cà Mau giai đoạn 2001 - 2010 của UBND tỉnh Cà Mau. 15. Chương trình phát triển thủy sản tỉnh Cà Mau đến năm 2010 của UBND tỉnh Cà Mau. 16. Cà Mau 30 năm xây dựng và phát triển (1976 - 2005) của Cục Thống kê tỉnh Cà Mau. 17. Niên giám Thống kê Việt Nam từ 1996 - 2006 của Tổng cục Thống kê. 18. Niên giám Thống kê tỉnh Cà Mau từ 1996 - 2006 của Cục Thống kê tỉnh Cà Mau. 19. Kết quả kiểm kê đất đai 2005 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau. 20. Kết quả Tổng điều tra tình hình cơ bản của hộ tỉnh Cà Mau thời điểm 01.04.2005 của Cục Thống kê Cà Mau. 21. Kết quả khảo sát chuyển đổi cơ cấu nông - lâm nghiệp - thủy sản giai đoạn 1995 - 2005 của Cục Thống kê Cà Mau. 22. Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2002, 2004, 2006 của Cục Thống kê tỉnh Cà Mau. 23. Báo cáo Tổng kết ngành Thủy Sản từ năm 2000 - 2006. 24. Báo cáo Tổng kết hoạt động cho hộ sản xuất vay từ 1991- 2005 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Cà Mau. 25. Báo cáo tổng hợp kết quả cho vay chuyển đổi cơ cấu kinh tế 2000 - 2006 của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Cà Mau. 26. Báo cáo thực trạng các dự án đầu tư giai đoạn 2000 - 2006 của Ban quản lý dự án ngành Thủy sản tỉnh Cà Mau. 27. Các báo cáo, tài liệu có liên quan của Sở Kế hoạch và các ngành hữu quan; các bài viết về các đề tài có liên quan đến Thủy sản, xuất khẩu thủy sản của Báo Cà Mau; các website: http:// www.fistenet.gov.vn; http:// www.gso.gov.vn. Phụ lục số 01 ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ TỈNH CÀ MAU NĂM 2006 Số xã Số phường, thị trấn Diện tích tự nhiên (ha) Số hộ (hộ) Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (người/km2) Ghi chú Tổng số 81 16 532.916 253.836 1.234.896 232 1. TP Cà Mau 7 8 25.022 42.070 204.895 819 2. Huyện Thới Bình 11 1 63.997 29.142 144.299 225 3. Huyện U Minh 6 1 77.456 21.310 92.312 119 4. Huyện Trần Văn Thời 11 2 71.615 38.681 195.263 273 5. Huyện Cái Nước 10 1 41.699 29.715 148.943 357 6. Huyện Phú Tân 8 1 46.394 22.168 106.898 230 7. Huyện Đầm Dơi 15 1 82.607 37.125 186.271 225 8. Huyện Năm Căn 7 1 50.901 15.338 72.863 143 9. Huyện Ngọc Hiển 6 - 73.225 18.287 83.152 114 Nguồn số liệu: Sở Tài nguyên - Môi trường, Cục Thống Kê Cà Mau Phụ biểu số 02 DIỆN TÍCH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH CÀ MAU 1996 - 2006 Chia theo huyện, thành phố ĐVT: ha Số TT Tên đơn vị 1996 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1 Thành phố Cà mau 1.660 1.885 10.332 11.723 12.442 12.729 12.727 11.514 2 Huyên Thới Bình 18.250 17.420 35.530 36.928 39.509 41.953 41.953 41.375 3 Huyên U Minh 6.959 15.524 23.271 22.458 22.628 22.203 22.200 19.291 4 Huyện Trần Văn Thời 7.995 10.811 25.610 27.687 27.648 28.189 28.600 28.690 5 Huyện Cái Nước 20.131 69.171 61.697 64.034 66.455 31.626 31.626 31.626 6 Huyện Phú Tân - - - - - 33.495 33.495 33.495 7 Huyện Đầm Dơi 45.684 42.452 51.417 61.687 62.168 61.128 61.128 62063 8 Huyện Năm Căn - - - - - 23.875 24.000 24.000 9 Huyện Ngọc Hiển 54.383 47.118 46.334 64.334 46.838 22.507 22.512 23.141 Tổng số 155.062 204.381 254.191 288.851 277.688 277.705 278.241 275.195 Nguồn số liệu: Cục Thống kê Cà Mau Phụ lục số 03 VỐN ĐẦU TƯ CHO NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH CÀ MAU 2001 - 2006 ĐVT: triệu đồng Trong đó Năm Tổng số Nhà nước Hộ nuôi trồng Ghi chú 2001 165.118 1.899 163.219 2002 300.970 3.848 297.122 2003 525.201 4.778 520.423 2004 900.625 11.471 889.154 2005 1.534.579 12.601 1.521.978 2006 1.685.648 14.648 1.671.000 Tổng số 5.112.141 49.245 5.062.896 Nguồn số liệu: Cục Thống kê Cà Mau, Sở Thủy sản. Phụ lục số 04 KẾT QUẢ CHO VAY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2001-2006 Doanh số cho vay (triệu đồng) Dư nợ (triệu đồng) Chia ra Chia ra Năm Tổng số Ngắn hạn Trung - dài hạn Số hộ vay (hộ) Tổng số Tr. đó: nợ quá hạn Tổng diện tích đầu tư (ha) Chuyên tôm Lúa - Tôm Rừng - Tôm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 2001 545.555 252.330 293.225 66.571 619.179 6.514 93.018 1.971 74.969 16.078 2002 855.561 446.788 408.773 86.663 1.010.906 6.001 103.543 2.240 83.568 18.001 2003 667.186 355.982 311.204 63.526 1.192.187 14.674 127.924 4.948 98.083 24.478 2004 1.133.431 667.477 465.954 86.969 1.458.991 55.958 211.924 15.224 155.529 41.171 2005 1.027.751 657.810 369.941 65.685 1.654.968 41.010 260.528 23.734 181.801 54.993 2006 1.154.843 790.506 364.337 52.616 1.671.757 64.383 264.067 23.734 185.340 54.993 Tổng số 5.384.327 3.170.893 2.213.434 422.030 7.607.988 188.540 1.061.004 71.851 779.290 209.714 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Cà Mau Phụ lục số 05 MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHÍNH QUY HOẠCH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2006 - 2020 TỈNH CÀ MAU CHỈ TIÊU ĐVT 2006 - 2010 2011 - 2015 2016 - 2020 1. Diện tích nuôi trồng thủy sản ha 270.000 270.000 270.000 Trong đó: Tôm ha 235.000 235.000 235.000 2. sản lượng nuôi trồng thủy sản Tấn 260.000 320.000 370.000 Trong đó: Tôm Tấn 135.000 170.000 190.000 3. Giá trị sản lượng (giá so sánh 1994 Tr đồng 9.784.900 12.727.400 14.770.600 4. GT tăng thêm của NTTS (giá so sánh 94) Tr đồng 7.897.150 6.162.300 7.094.150 5. Cơ sở sản xuất kinh doanh giống cơ sở 1.242 1.425 1.599 Trong đó: sản xuất tôm giống cơ sơ 1.200 1.350 1.500 6. Sản lượng giống tr con 10.880 13.780 17.040 Trong đó: tôm tr con 10.800 13.500 16.500 7. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tr đồng 3.509.100 8.056.400 9.596.360 8. Vốn lưu động tr đông 7.506.240 12.266.650 16.670.180 Nguồn số liệu: theo báo cáo quy hoạch Tổng thể kinh tế - xã hội đến năm 2020 của UBND tỉnh Cà Mau Phụ lục số 06 NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN QUY HOẠCH NTTS 2006 - 2020 TỈNH CÀ MAU ĐVT: - Vốn: triệu đồng; Tỷ lệ: % STT CHỈ TIÊU 2006-2010 2011-2015 2016-2020 Tổng cộng 2006 -2020 A Tổng số 3.509.100 8.056.400 9.596.360 21.161.951 1 Vốn đầu tư thủy lợI 1.637.350 3.355.000 3.402.800 8.395.150 2 Vốn đầu tư hệ thống công trình nuôi 1.781.550 4.612.900 6.084.600 12.479.050 3 Vốn khuyến ngư và khoa học 16.180 33.910 42.410 92.500 4 Vốn sản xuất giống 51.370 49.890 62.750 164.101 5 Vốn đề tài dự án 22.650 4.700 3.800 31.150 B Cơ cấu vốn (%) 100 100 100 100 1 Vốn ngân sách 584.610 1.156.400 118.480 2.922.030 Tỷ lệ 17 14 12 14 2 Vốn vay 1.685.420 3.774.300 4.296.730 9.756.450 Tỷ lệ 48,0 46,8 44,8 46,1 3 Vốn tự có 1.239.070 3.125.160 4.119.150 8.483.380 Tỷ lệ 35,3 38,8 42,9 40,1 Nguồn số liệu: theo báo cáo quy hoạch Tổng thể kinh tế - xã hội đến năm 2020 của UBND tỉnh Cà Mau Phụ lục số 07 NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG PHỤC VỤ NTTS 2006 - 2020 TỈNH CÀ MAU ĐVT: Tr đồng STT CHỈ TIÊU 2006 -2010 2011 -2015 2016 - 2020 Tổng số 7.506.240 12.266.650 16.670.180 1 Nuôi nước mặn, lợ 5.833.300 7.792.750 9.698.600 1.1 Sò, nghêu 142.500 245.000 320.000 1.2 Tôm sú 5.679.000 7.513.000 9.308.000 1.3 Nuôi lồng, bè 11.800 34.750 70.600 + Trông đó: nuôi cá 8.800 27.600 54.600 + nuôi hàu 30.000 7.150 16.000 2 Nuôi nước ngọt 1.623.500 4.403.000 6.876.000 2.1 Nuôi cá 618.500 693.000 756.000 2.2 Nuôi thủy sản khác 1.005.000 3.710.000 6.120.000 3 Sản xuất giống 49.440 70.900 95.580 3.1 Giống tôm 48.000 67.500 90.000 3.2 Giống cá nước ngọt 1.200 2.800 4.500 3.3 Giống cá biển 240 600 1.080 Nguồn số liệu: theo báo cáo quy hoạch Tổng thể kinh tế - xã hội đến năm 2020 của UBND tỉnh Cà Mau

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiải pháp về vốn đầu tư cho phát triển nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Cà Mau.pdf
Luận văn liên quan