Luận văn Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay

Giải quyết khiếu nại trong Thi hành án dân sự là lĩnh vực rộng và phức tạp cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Luận văn đã cố gắng thực hiện các mục đích và nhiệm vụ của đề tài, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra. 1. Vấn đề đảm bảo quyền công dân, quyền khiếu nại tố cáo cho công dân đối với hành vi trái pháp luật trong hoạt động của cơ quan nhà nước đã được Đảng và Nhà nước ta xác định đây là một công việc mang tính cấp bách và gắn với trách nhiệm của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Triển khai quan điểm mang tính chỉ đạo này, theo quan điểm của tác giả, các giải pháp phải được đặt ra một cách đồng bộ, trong đó, giải pháp tuyên truyền phổ biến pháp luật trở thành mối quan tâm hàng đầu, bên cạnh giải pháp về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác kiểm tra thanh tra, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công tác của cơ quan nhà nước có liên quan như các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan hữu quan và từ phía bản thân công dân. Đặc biệt, tác giả luận văn cho rằng, quyền của công dân đối với hành vi trái pháp luật phải được đảm bảo với các giải pháp từ gốc rễ chứ không phải từ ngọn, đó chính là các giải pháp ngăn chặn oan sai trong hoạt động của cơ quan nhà nước. 2. Giải quyết khiếu nại thuộc lĩnh vực Thi hành án dân sự là một loại thủ tục hành chính, quy định về thẩm quyền,trình tự, thủ tục cách thức thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại của đương sự; Đây là thủ tục hành chính giải quyết các công việc có nội dung tư pháp nhằm hỗ trợ cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân sự. Thủ tục về giải quyết khiếu nại là một công cụ để cơ quan Thi hành án dân sự tự xem xét, sửa chữa, khắc phục những sai sót của mình trong hoạt động quản lý hành chính về thi hành án dân sự; giúp cho Đảng và Nhà nước kịp thời điều chỉnh, đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước. 3. Tình hình khiếu nại của đương sự về thi hành án dân sự đang có 95chiều hướng gia tăng về số lượng, gay gắt về tính chất. Số vụ việc khiếu nại vượt cấp về các cơ quan Trung ương ngày càng nhiều, tình trạng đơn thư khiếu nại gửi tràn lan tới mọi cấp, mọi ngành diễn ra phổ biến. Số vụ khiếu nại đông người, phát sinh thành các “điểm nóng” xảy ra ở nhiều địa phương, nhưng chưa có những giải pháp, những quy định cụ thể về trình tự, thủ tục giải quyết đối với các loại khiếu nại này, dẫn đến tình trạng lúng túng cho cơ quan Thi hành án dân sự và các chủ thể thực hiện thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Hiệu lực, hiệu quả thi hành quyết định giải quyết khiếu nại của một số đơn vị địa phương còn thấp. 4. Bắt nguồn từ tâm lý "ngại pháp luật" và "sợ pháp luật" sâu xa trong lịch sử, người dân Việt Nam thích ứng xử theo quan hệ tình cảm và thói quen, không coi trọng vai trò của Nhà nước và pháp luật - "phép vua thua lệ làng", "một bồ cái lý không bằng một tý cái tình". Tuy nhiên, đã có sự thay đổi quan trọng về bản chất của Nhà nước, về trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân. Nhà nước phải quan tâm xem xét các khiếu nại tố cáo của công dân do hành vi trái pháp luật của những người đại diện cho Nhà nước, cũng như tạo ra các điều kiện cần thiết khác để đảm bảo cho công dân thực hiện quyền khiếu nại tố cáo, đưa ra những giải pháp nhằm góp phần bảo vệ triệt để hơn quyền lợi chính đáng của những công dân bị oan, nhằm xây dựng một nền tư pháp dân chủ hơn, một xã hội yêu thương con người hơn - một xã hội mà theo cách nói của Nguyễn Trãi - "khắp nơi hang cùng ngõ hẻm, không đâu còn tiếng nỉ non, hờn giận, oán sầu". /.

pdf105 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 734 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển đơn. Thông qua các phương tiện điện tử, nhân dân sẽ tiếp cận được kết quả giải quyết, hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Tuy nhiên, đến nay việc công bố công khai trên Trang thông tin điện tử về công tác thi hành án dân sự vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc. 3.1.5. Đảm bảo yêu cầu về thời hạn Theo các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và thông tư hướng dẫn thi hành quy định về thời hạn giải quyết khiếu nại rất ngắn nên khi giải quyết khiếu nại, cán bộ tham mưu, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cần lưu ý thời hạn, tránh chậm trễ. Đối với các đơn không thuộc thẩm quyền, sau khi phân loại, các cơ quan thi hành án dân sự chỉ có thời hạn rất ngắn, tính bằng ngày để xử lý đơn nên khi nhận được đơn, cán bộ tham mưu phải dự thảo ngay văn bản trình lãnh đạo ký giải quyết khiếu nại, không để tồn đọng, chậm thời hạn ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. 71 3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự Để nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự, điều đầu tiên tôi muốn đặt ra ở đây là phải hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành, như vậy mới có cơ sở và tiền đề để giải quyết việc khiếu nại phát sinh. Phải nói rằng pháp luật về thi hành án dâ sự tuy đã được chú trọng xây dựng trong nhiều năm lại đây và kết quả là đã có một hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, nhưng cuộc sống luôn phát triển nên pháp luật vẫn bị tụt hậu đằng sau. Mặt khác, vẫn còn tình trạng chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn, thiếu cụ thể của các quy định pháp luật làm cho người thi hành công vụ cũng lúng túng dễ xảy ra sai sót. Vấn đề này nếu không được kịp thời khắc phục sẽ dẫn đến hiệu quả của công tác tổ chức thi hành án không đạt hiệu quả, là nguyên nhân phát sinh khiếu nại, do đó cần tiến hành sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật thi hành án dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể: 3.2.1. Giải pháp chung + Thứ nhất, đối với Luật Thi hành án dân sự cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục và quy trình, như sau: - Về thông báo thi hành án đề nghị tăng thời hạn xác minh đối với các vụ việc phức tạp, ít nhất là 10 ngày theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật sửa đổi bổ sung. Về vấn đề này, Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thực hiện chưa có quy định các tiêu chí xác định đối với vụ việc phức tạp. Tuy nhiên, để đảm bảo thời hạn xác minh điều kiện thi hành án đúng pháp luật thì cũng cần xem xét đối với những trường hợp quyết định thi hành án có nhiều người phải thi hành và có nơi ở, làm việc khác nhau thì cân nhắc tới việc tăng thời hạn xác minh cho phù hợp với điều kiện thực tế để đảm bảo thời hạn thực hiện việc xác minh điều kiện thi hành án đúng pháp luật. 72 Do vậy, đề nghị sửa đổi khoản 1 Điều 44 Luật Thi hành án dân sự theo hướng tăng thời hạn xác minh điều kiện thi hành án từ 10 ngày lên 15 ngày đối với những quyết định thi hành án có nhiều người phải thi hành án... - Về việc phân loại án, theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 44a Luật Thi hành án dân sự thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ban hành quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành khi chưa xác định được địa chỉ, nơi cư trú của người phải thi hành án, người chưa thành niên được giao cho người khác nuôi dưỡng. Cũng với lý do này, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 48 Luật thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ban hành quyết định hoãn thi hành án; khoản 3 Điều 9 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn: Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án. Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án phải ghi rõ việc thi hành án bị hoãn theo điểm b khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự. Về vấn đề này, trường hợp cơ quan thi hành án chưa xác định được địa chỉ người phải thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án và trong nội dung quyết định đó phải ghi rõ việc thi hành án bị hoãn theo điểm b khoản 1 Điều 48 Luật thi hành án dân sự mà không phải ra quyết định hoãn thi hành án. Tuy nhiên, để thống nhất biện pháp thực hiện, tránh việc áp dụng tùy tiện, trùng lặp, đề nghị xem xét bãi bỏ điểm b khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự. Theo điểm b khoản 1 Điều 44a quy định: “người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ về trả vật đặc định nhưng vật phải trả không còn hoặc hư hỏng đến mức không thể sử dụng được; phải trả giấy tờ nhưng giấy tờ không thể thu hồi và cũng không thể cấp lại được mà đương sự không có thỏa thuận khác” thì được xác định việc chưa có điều kiện thi hành. Về vấn đề này, do đối tượng thi hành án không còn. Do vậy, việc đưa vào chưa có điều kiện thi hành án sẽ làm tăng lượng án tồn đọng kéo dài, 73 không phù hợp với điều kiện thực tế. Đề nghị nghiên cứu để có biện pháp giải quyết triệt để vấn đề này. - Về việc kê biên quyền sử dụng đất tại Điều 110 Luật quy định về quyền sử dụng đất được kê biên, bán đấu giá để thi hành án, theo đó: “ 2. Người phải thi hành án chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc thuộc diện quy hoạch phải thu hồi đất, nhưng chưa có quyết định thu hồi đất thì vẫn được kê biên, xử lý quyền sử dụng đất đó”. Tuy nhiên, Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 quy định về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất, theo đó: “a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này”. Như vậy, quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 110 Luật có sự mâu thuẫn với quy định của Luật Đất đai, gây khó khăn cho Chấp hành viên khi kê biên, bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án. + Đề nghị bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự về quy trình tổ chức thi hành án, như sau. - Về đình chỉ thi hành án quy định tại Điều 50 Luật THADS, theo quy định tại Điều 372 Bộ luật dân sự năm 2015 thì căn cứ chấm dứt nghĩa vụ gồm “Bên có quyền và bên có nghĩa vụ hòa nhập làm một”, “vật đặc định là đối tượng của nghĩa vụ không còn và được thay thế bằng nghĩa vụ khác”. Để phù hợp với quy định mới này của Bộ luật dân sự năm 2015, cần bổ sung vào Điều 50 Luật với 2 căn cứ quy định tại Điều 372 nêu trên để áp dụng thống nhất. + Về những vấn đề khác Luật Thi hành án dân sự chưa có quy định - Về chuyển giao nghĩa vụ thi hành án Luật Thi hành án dân sự quy định trường hợp thi hành nghĩa vụ về tài sản mà người phải thi hành án chết; nhưng đối với trường hợp người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đứng tên chủ sở hữu, sử dụng tài sản đảm bảo thi hành 74 án chết (trong các vụ việc tín dụng, ngân hàng) thì luật chưa có quy định. Việc tài sản đảm bảo thi hành án là tài sản thế chấp đứng tên sở hữu, sử dụng của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan được thông qua hợp đồng ủy quyền hoặc bảo lãnh. Theo quy định của Luật dân sự khi bên ủy quyền chết thì hợp đồng ủy quyền chấm dứt; trường hợp bên bảo lãnh là cá nhân chết thì bảo lãnh chấm dứt, nghĩa vụ bảo lãnh được chuyển giao cho người thừa kế Từ đấy có thể thấy khi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đứng tên chủ sở hữu, sử dụng tài sản đảm bảo thi hành án chết được xác định là sự kiện pháp lý ảnh hưởng đến việc xử lý tài sản đảm bảo thi hành án, nhưng Luật không quy định cụ thể đã ảnh hưởng đến quá trình thi hành án. - Về thi hành quyết định giám đốc thẩm Khoản 50 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2011 và Điều 343 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, theo đó, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có thẩm quyền hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án; sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án. Tuy nhiên, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014 chưa quy định về thi hành quyết định giám đốc thẩm hủy một phần và sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án. + Đề nghị bãi bỏ quy định về kết thúc thi hành án Theo khoản 1 Điều 52 Luật Thi hành án dân sự quy định về “kết thúc thi hành án”, trong đó: “có xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc đương sự đã thực hiện xong quyền, nghĩa vụ của mình”. Về vấn đề này, theo Điều 53 Luật Thi hành án dân sự quy định, thì việc xác nhận kết quả thi hành án khi có yêu cầu của đương sự. Do vậy, quy định tại khoản 1 Điều 52 không còn phù hợp, vì không phải mọi trường hợp các đương sự đều xin xác nhận. Việc xác nhận thi hành án, về cơ bản chỉ liên quan đến việc người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù để làm căn cứ trong việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án tù giam có thời hạn. Do vậy, để 75 giảm bớt các thủ tục hành chính, đề nghị xem xét bãi bỏ khoản 1 Điều 52 là phù hợp. + Thứ hai, sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 62/2015/NĐ- CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự: - Về nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên Theo quy định tại khoản 1 Điều 5, K1, điều 6, Thông tư 10/2010/TT- BNV ngày 28/10/2010 của Bộ nội vụ quy định: Chấp hành viên sơ cấp có trách nhiệm trực tiếp tổ chức thi hành án đối với vụ việc đơn giản, lượng tiền, tài sản phải thi hành án có giá trị nhỏ thuộc thẩm quyền thi hành án. Chấp hành viên trung cấptổ chức vụ việc thi hành án dân sự phức tạp, số tiền, tài sản lớn. Tuy nhiên, đến nay, chưa có văn bản nào quy định như thế nào là "vụ việc đơn giản, phức tạp; lượng tiền, tài sản phải thi hành án có giá trị nhỏ, lớn". Theo quy định tại Thông tư 10/2010/TT-BNV thì Chấp hành viên sơ cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ thi hành án dân sự, có trách nhiệm trực tiếp tổ chức thi hành án đối với vụ việc đơn giản, lượng tiền, tài sản phải thi hành án có giá trị nhỏ. Chấp hành viên trung cấp tổ chức vụ phức tạp, có giá trị lớn. Việc tổ chức thi hành án liên quan đến quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp tại Điều 35 của Luật, theo đó “ Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây: “a) Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở”. Tuy nhiên, theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011, được sửa đổi, bổ sung năm 2015 thì Tòa án cấp quận, huyện, thị xã xét xử các tranh chấp về dân sự, kinh doanh, thương mại mà không giới hạn về giá trị tài sản. Như vậy, việc quy định về nhiệm vụ của Chấp hành viên sơ cấp, trung cấp tại thông tư 10/2010/TT-BNV là không còn phù hợp. 76 Do đó, cần quy định bổ sung tại NĐ số 62/2015/NĐ-CP theo hướng bỏ quy định trên. - Quy định từ chối yêu cầu thi hành án Theo quy định tại khoản 4 Điều 7 NĐ số 62/2015/NĐ-CP thì: Cơ quan thi hành án dân sự từ chối yêu cầu thi hành án theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 31 Luật Thi hành án dân sự trong trường hợp bản án, quyết định không xác định cụ thể người phải thi hành án và nghĩa vụ phải thi hành án. Thực tế, chỉ cần 1 tiêu chí “không xác định được người phải thi hành án” hoặc “không xác định được nghĩa vụ phải thi hành án” là việc tổ chức thi hành án gặp nhiều khó khăn, nhiều vụ việc không thi hành án được. Trong thực tế, khi bản án, quyết định của Tòa án không rõ về người phải thi hành án hoặc nghĩa vụ phải thi hành án dẫn đến gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức thi hành án. Để tổ chức thi hành, cơ quan THA phải có văn bản đề nghị Tòa án nơi ban hành giải thích, đính chính rất mất nhiều thời gian, dẫn đến đương sự cho rằng cơ quan THADS chưa tích cực tổ chức thi hành án. Trách nhiệm của đương sự: Khi nhận thấy bản án, quyết định của Tòa án tuyên không rõ, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì phải tự đề nghị Tòa án giải quyết xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hoặc giải thích, đính chính bản án, quyết định. Do đó, nên quy định bổ sung khi sửa đổi Nghị định số 62/2015/NĐ-CP theo hướng như sau: “Cơ quan thi hành án dân sự từ chối yêu cầu thi hành án theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 31 Luật Thi hành án dân sự trong trường hợp bản án, quyết định không xác định cụ thể người phải thi hành án hoặc nghĩa vụ phải thi hành án”. - Quy định về đình chỉ thi hành án Theo quy định khi có căn cứ tại điểm c, khoản 1 Điều 50 Luật thì cơ quan THADS ra quyết định đình chỉ thi hành án. Tuy nhiên, Điều luật chưa 77 quy định việc người được thi hành án không có quyền yêu cầu thi hành án trở lại mà chỉ thể hiện trong nội biểu mẫu của quyết định. Việc định chỉ thi hành án theo điểm c, khoản 1 Điều 50 Luật là do đương sự có thỏa thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan THADS đình chỉ một phần hay toàn bộ quyền, lợi ích theo bản án, quyết định. Trên thực tế, sau khi cơ quan THADS ra quyết định đình chỉ thi hành án, các đương sự lại thay đổi quan điểm tiếp tục đề nghị tổ chức thi hành án gây mất thời gian, không đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Do đó, cần thiết phải quy định, người được thi hành án không có quyền yêu cầu thi hành án trở lại trong trường hợp đình chỉ quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 50 Luật. Do đó, đề nghị bổ sung trong Nghị định sửa Nghị định số 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ. - Về thẩm định giá Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định số 62/2015/NĐ- CP thì “Chấp hành viên xác định phần sở hữu của vợ, chồng”, đồng thời, tại đ Điểm c, khoản 1, Điều 43 Nghị định quy định: "Chi phí cho việc Chấp hành viên xác minh, xác định giá trị tài sản trước khi cưỡng chế để áp dụng biện pháp cưỡng chế tương ứng với nghĩa vụ phải thi hành án, chi phí cần thiết để áp dụng theo Điều 90 Luật Thi hành án dân sự". Tuy nhiên, Luật, Nghị định không quy định Chấp hành viên tự xác định giá trị tài sản Luật chưa quy định tự xác định theo trình tự, thủ tục và cơ chế nào (Chấp hành viên tự xác định giá trị tài sản hay ký hợp đồng với tổ chức thẩm định giá để xác định). Liên quan đến nội dung này, về nguyên tắc kê biên tài sản phải tương ứng với nghĩa vụ mà người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ theo quyết định của bản án, quyết định của Tòa án. Tuy nhiên, Pháp luật THADS chưa quy định trước khi ban hành quyết định cưỡng chế, Chấp hành viên phải tự xác định giá trị tài sản hay ký hợp đồng với tổ chức thẩm định giá để xác định giá trị tài sản. Việc Chấp hành viên xác định giá trị tài sản theo cơ chế 78 nào Luật cũng không quy định rõ. Trường hợp Chấp hành viên ký hợp đồng với cơ quan thẩm định giá để xác định giá trị tài sản trong khi chưa có quyết định cưỡng chế là không khả thi (chưa có các tài liệu chứng minh nguồn gốc, mô tả tài sản). Do đó, đề nghị quy định bổ sung khi sửa đổi Nghị định số 62/2015/NĐ-CP. - Quy định về chuyển giao nghĩa vụ, tại khoản 2, khoản 3 Điều 54 Luật Thi hành án sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định: “2. Trường hợp người được thi hành án, người phải thi hành án là cá nhân chết thì quyền, nghĩa vụ thi hành án được chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật về thừa kế. 3. Trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án có quyền làm đơn yêu cầu thi hành án hoặc phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thi hành án theo quy định của Luật này. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án đối với cá nhân, tổ chức mới tương ứng với quyền, nghĩa vụ thi hành án được chuyển giao và ra quyết định thu hồi quyết định thi hành án trước đây.” Như vậy khi người phải thi hành án là cá nhân chết, Cơ quan thi hành án phải xác định được người thừa kế nhận thực hiện nghĩa vụ thi hành án. Sau đó, Thủ trưởng cơ quan thi hành án thu hồi quyết định thi hành án trước đây và ra quyết định thi hành án đối với cá nhân mới. Để làm rõ thêm vấn đề này, tại điểm b, khoản 1 Điều 15 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định: “b) Trường hợp người phải thi hành nghĩa vụ về thanh toán tiền đã chết mà có để lại tài sản thì cơ quan thi hành án dân sự có văn bản thông báo, ấn định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ, để người thừa kế hoặc người quản lý di sản của người phải thi hành án thỏa thuận thực hiện nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án để lại. Hết thời hạn này, nếu người thừa kế hoặc người quản lý di sản 79 không thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được việc thực hiện nghĩa vụ của người phải thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với tài sản để lại của người phải thi hành án để đảm bảo thi hành án, đồng thời ấn định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ, để những người liên quan đến tài sản thực hiện quyền khởi kiện phân chia di sản thừa kế. Hết thời hạn thông báo về thực hiện quyền khởi kiện phân chia di sản thừa kế mà không có người khởi kiện thì cơ quan thi hành án dân sự xử lý tài sản để thi hành án. Trường hợp chưa xác định được người thừa kế thì cơ quan thi hành án dân sự thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại nơi có tài sản, trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản trong thời gian 03 tháng, kể từ ngày thông báo, niêm yết để người thừa kế biết, liên hệ và thực hiện nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án để lại; hết thời hạn này mà không có người khai nhận thừa kế thì cơ quan thi hành án dân sự xử lý tài sản để thi hành án.” Theo quy định trên thì trường hợp chưa xác định được người thừa kế thực hiện nghĩa vụ thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự vẫn xử lý tài sản để thi hành án. Bên cạnh đấy, theo quy định tại Khoản 2, khoản 3 Điều 54 Luật Thi hành án 2014 đã nêu trên, khi chưa xác định được người thừa kế thì không thể thu hồi quyết định thi hành án trước đây đối với người phải thi hành án đã chết để ra quyết định thi hành án mới đối với người thừa kế. Như vậy, Chấp hành viên có được xử lý tài sản để thi hành án khi chưa ra được quyết định thi hành án mới hay không, vẫn chưa được Luật và Nghị định làm rõ. + Thứ ba, sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về việc giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, như sau: - Về thời hạn giải quyết khiếu nại, đề nghị xem xét sửa đổi Điều 146 Luật Thi hành án dân sự, theo hướng tăng thêm thời hạn về giải quyết khiếu nại, được như vậy sẽ tạo điều kiện tâm lý tốt cho người có thẩm quyền giải 80 quyết khiếu nại, không còn bị áp lực lớn về thời gian giải quyết. Theo đó, cũng quy định về trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại phải gắn với chất lượng giải quyết, có thể hiểu là tăng thời gian giải quyết để chất lượng giải quyết cũng phải tăng lên, đảm bảo việc xem xét giải quyết khiếu nại của đương sự được thấu đáo. - Bổ sung quy định tại Điều 142 Luật Thi hành án dân sự về thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự khi thực hiện nhiệm vụ của Chấp hành viên, cục thể: Theo khoản 1 Điều 142 Luật Thi hành án dân sự quy định“Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên thuộc quyền quản lý của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện”, tại điểm c khoản 2 điều luật này quy định Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh giải quyết đối với “... quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có hiệu lực thi hành”. Tuy nhiên, theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 23 Luật Thi hành án dân sự quy định Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: “ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên”. Theo đó, ta có thể hiểu Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự (các cấp) bắt buộc phải là Chấp hành viên theo quy định và họ có quyền hạn thực hiện nhiệm vụ dưới vai trò của Chấp hành viên. Đối chiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 142 nên thì trường hợp khi Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thực hiện nhiệm vụ của Chấp hành viên mà bị khiếu nại thì Luật chưa có quy định cụ thể rõ thẩm quyền giải quyết đối với khiếu nại đó. Thông thường trong thực tế hiện nay khi Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện thực hiện nhiệm vụ của Chấp hành viên mà bị khiếu nại thì Thủ trưởng cơ 81 quan thi hành án dân sự cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) sẽ thụ lý giải quyết, theo tôi như vậy là bất hợp lý bởi vì: Nhiệm vụ quyền hạn của Chấp hành viên thì được quy định cụ thể tại Điều 20 Luật Thi hành án dân sự, khi thi hành nhiệm vụ dưới vai trò của Chấp hành viên thì đều có chức năng, trách nhiệm như nhau, không phân biệt Chấp hành viên thường hay Chấp hành viên đồng thời là Thủ trưởng đơn vị, nên khi Chấp hành viên mặc dù là Chi cục trưởng bị khiếu nại thì phải giải quyết cấp từ cơ sở và quy định về thẩm quyền giải quyết phải đưa vào quy định của Luật Thi hành án dân sự. - Bổ sung thẩm quyền của Bộ trưởng, theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 142 Luật Thi hành án dân sự quy định “ Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực thi hành quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này”, với những quy định như trên thì Bộ trưởng chỉ có thẩm quyền xem xét đối với quyết định có hiệu lực của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh và Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, không có thẩm quyền xem xét đối với quyết định đã có hiệu lực đối với hành vi áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án (được quy định từ Điều 66 đến Điều 69 của Luật Thi hành án dân sự) của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, bởi vì theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 140 Luật Thi hành án thì khiếu nại đối với hành vi này chỉ giải quyết một lần và có hiệu lực thi hành ngay. Do đó, đề xuất sủa quy định tại điểm b khoản 4 Điều 142 Luật Thi hành án dân sự theo hướng “ Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền xem xét lại các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực thi hành”. Như vậy mới không bỏ sót đối với quyết định giải quyết khiếu nại hành vi của Chấp hành viên cấp huyện khi thực hiện các biện pháp bảo đảm. - Bổ sung rõ quy trình và hình thức đối với việc Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét trong trường hợp đặc biệt, thực tế hiện nay trong những trường hợp 82 Bộ trưởng xem xét lại thì chưa có quy định hay quy trình cụ thể nào để thực hiện việc này và hình thức thì cũng không thống nhất, có những vụ việc Bộ trưởng ban hành Kết luận và có những vụ lại ban hành quyết định giải quyết. Do đó, phải bổ sung quy trình và hình thức đối với việc Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét lại, như vậy việc giải quyết khiếu nại mới đảm bảo được tính thống nhất và xuyên suốt từ trên xuốn dưới, tránh tình trạng như hiện nay là ban hành kết luận cũng được và ban hành quyết định cũng xong. - Bổ sung quy định về thông báo chấm dứt giải quyết khiếu nại, đối với những vụ việc đã được xem xét giải quyết và không thụ lý giải quyết một số khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng kéo dài qua rà soát đã kết luận rằng các vụ việc đó đã được giải quyết đúng chính sách pháp luật “thấu tình, đạt lý” 12. 12 Công văn số 2695/TTCP-VP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Thanh tra Chính phủ V/v hướng dẫn ra thông báo chấm dứt giải quyết khiếu nại, tố cáo sau rà soát theo Kế hoạch 1130/KH-TTCP của Thanh tra Chính phủ, 83 3.2.2. Giải pháp cụ thể 3.2.2.1. Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong giải quyết khiếu nại thi hành án dân sự Kinh nghiệm cho thấy nơi nào cấp ủy Đảng quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thì nơi đó có sự chuyển biến rõ rệt về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại và đã đem lại hiệu quả thiết thực; nơi nào thiếu sự quan tâm, kiểm tra, đôn đốc thì nơi đó chất lượng công tác này sẽ bị hạn chế rất nhiều. Từ đó, để thực hiện giải quyết khiếu nại về hoạt động thi hành án dân sự được tốt, các cấp ủy Đảng trong các cơ quan thi hành án dân sự phải luôn quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Trung ương Đảng, nhất là Chỉ thị 35-CV/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, đồng thời tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc đối với công tác này. Cùng với việc tăng cường vai trò của cấp ủy, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự các cấp thường xuyên, liên tục tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến tiếp dân, khiếu nại. Đồng thời, tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại thi hành án dân sự cho cán bộ trực tiếp làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại của cấp mình nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hạn chế những sơ hở, sai phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, chủ động tổ chức nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Luật Hòa giải ở cơ sở, Nghị định số 15/2014/NĐ- CP ngày 27 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản pháp luật có liên quan nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn, đặc biệt là người dân cơ sở về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác này. Từ đó, sử dụng ngày càng nhiều hơn biện pháp hòa giải để giải quyết các 84 vụ việc thi hành án dân sự. Xác định công tác hòa giải là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần tích cực vào việc đảm bảo ổn định trật tự, an toàn xã hội và đối với công tác giải quyết khiếu nại thi hành án dân sự. Thủ trưởng các cơ quan thi hành án dân sự cần kiểm tra, rà soát những vụ việc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền còn tồn đọng để đẩy nhanh tiến độ; giải quyết dứt điểm vụ việc khiếu nại đúng trình tự, thủ tục, kịp thời, đúng thời gian và đúng quy định của pháp luật nhằm hạn chế tình trạng đơn thư vượt cấp. Đặc biệt chỉ đạo giải quyết những vụ việc khiếu nại đông người, phức tạp ngay từ cơ sở, không để khiếu kiện vượt cấp đến thành phố, Trung ương và phát sinh thành "điểm nóng" gây phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Quá trình giải quyết khiếu nại cần làm rõ nguyên nhân làm phát sinh khiếu nại để rút kinh nghiệm, chấn chỉnh công tác thi hành án dân sự, đồng thời xác định rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật những trường hợp vi phạm trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự trái pháp luật. 3.2.2.2. Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật, Quy chế nghiệp vụ của ngành trong giải quyết khiếu nại trong hoạt động thi hành án dân sự Thực hiện các quy định của pháp luật, Quy chế nghiệp vụ của ngành trong hoạt động giải quyết khiếu nại trong hoạt động thi hành án dân sự là yêu cầu khách quan, đòi hỏi những người có trách nhiệm, thẩm quyền phải tự giác, nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ, đúng đắn và các quy định pháp luật khác có liên quan. Cụ thể như: thực hiện đầy đủ chế độ trách nhiệm giải quyết khiếu nại: trách nhiệm tiếp công dân, giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền, trách nhiệm chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại. Nhiều trường hợp do thiếu trách nhiệm, chưa giải quyết kịp các khiếu nại để người khiếu nại đi lại nhiều gây bức xúc và mất niềm tin vào các cơ quan pháp luật nên họ gửi đơn đến cả các cơ quan không có thẩm quyền giải quyết ở Trung ương của Đảng, Nhà nước. Do vậy thực hiện đầy đủ chế độ trách nhiệm giải quyết khiếu nại 85 sẽ góp phần làm giảm các khiếu nại bức súc, kéo dài. Bảo đảm cho người khiếu nại, người bị khiếu nại thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Việc bảo đảm những quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại có vai trò quan trọng trong việc giải quyết được khách quan, công bằng đúng pháp luật những vụ việc khiếu nại, tố cáo. Tuân thủ quy định về việc ban hành quyết định giải quyết khiếu nại theo đúng quy định. Quyết định giải quyết khiếu nại là những văn bản áp dụng pháp luật quan trọng nên các văn bản giải quyết nêu trên phải đúng về hình thức, chặt chẽ về nội dung, phản ánh chân lý khách quan của quá trình xác minh, giải quyết những vụ việc khiếu nại cụ thể, để tránh những khiếu kiện không đáng có. Đối với Tổng cục Thi hành án dân sự và Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự địa phương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện chỉ đạo và hướng dẫn các các cơ quan thi hành án dân sự địa phương làm tốt công tác phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân. Mục tiêu của công tác này nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật cho công dân, góp phần hạn chế việc khiếu nại không đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết, khiếu nại đông người, vượt cấp trái với quy định của pháp luật về khiếu nại ở địa phương. - Công tác giải quyết khiếu nại phải được tiến hành theo đúng quy trình, bảo đảm về thời gian, việc giải quyết phải phản ánh đúng thực tế, phù hợp chính sách pháp luật, giải quyết dứt điểm tránh để công dân khiếu nại nhiều lần, vượt cấp. Tăng cường nhận thức về pháp luật và trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại của cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại. Xử lý nghiêm với hành vi né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, không thực hiện đúng trách nhiệm, có hành vi bao che, cố ý làm sai hoặc không nghiêm túc thực hiện triệt để ý kiến chỉ đạo của cấp trên. - Thực hiện tốt công tác quản lý về khiếu nại từ trên xuống dưới để kịp thời có biện pháp điều chình, chấn chỉnh, chỉ đạo nhằm mang hiệu quả giải 86 quyết đạt cao trong toàn hệ thống. Thực hiện tốt việc báo cáo thống kê các vụ việc khiếu nại chính xác, không để bị động và lúng túng trong chỉ đạo khi xử lý tình huống phức tạp xảy ra. Các cấp phải lập kế hoạch giải quyết cụ thể, giải quyết đúng trọng tâm khiếu nại của công dân, giải quyết kịp thời những vụ việc phát sinh mới. - Bảo đảm việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật, các quy định chung của ngành; đảm bảo việc giải quyết khiếu nại phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và pháp luật về khiếu nại. Với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động, giải quyết khiếu nại đúng thời hạn, đúng pháp luật ngay từ cơ sở, hạn chế đến mức thấp nhất khiếu nại mới phát sinh, khiếu nại vượt cấp. Mọi khiếu nại phải được xem xét, xử lý, giải quyết đúng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án dân sự. Đối với công tác thi hành án dân sự nói chung, công tác giải quyết khiếu nại nói riêng, tính thống nhất của việc áp dụng trước hết cần phải đảm bảo đầy đủ, đúng quy định của pháp luật, đúng hướng dẫn của ngành về nội dung, hình thức và phương pháp thực hiện. - Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận kiểm tra, thanh tra, quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận tố cáo một cách nghiêm túc, kịp thời. Đối với các vụ việc khiếu nại mà nội dung khiếu nại của người khiếu nại được Thủ trưởng cơ quan thi hành án chấp nhận toàn bộ hoặc chấp nhận một phần thì sau khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, Thủ trưởng có trách nhiệm đôn đốc, chỉ đạo thi hành nghiêm chỉnh và báo cáo kết quả để đảm bảo văn bản giải quyết khiếu nại được thực thi có hiệu lực, hiệu quả trên thực tế; kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định xử lý vi phạm phát hiện được thông qua kiểm tra, giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền. - Những vụ việc thi hành án dân sự có khiếu nại bức xúc kéo dài mà nguyên nhân do các đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân không chấp hành án cần 87 phải có biện pháp yêu cầu thực hiện việc thi hành án. Những trường hợp do các ngành, các cơ quan hữu quan chưa thống nhất ý kiến, thiếu đồng tình với phán quyết của Toà án thì phải có biện pháp tháo gỡ, giải quyết kịp thời, rõ ràng, ngăn ngừa việc đương sự lợi dụng khiếu nại kéo dài, vượt cấp gây mất trật tự, an toàn ở địa phương. Trường hợp cần thiết, phải báo cáo cơ quan Thi hành án dân sự cấp trên để tìm biện pháp giải quyết, tránh trường hợp do chưa có ý kiến thống nhất giữa một số ngành ở địa phương mà cơ quan thi hành án phó mặc, buông xuôi việc tổ chức thi hành án dẫn đến vụ việc phức tạp lại càng phức tạp khiến khiếu nại bức xúc, gay gắt hơn. - Đối với việc khiếu nại do nguyên nhân khách quan, liên quan đến các ngành, các cấp thì cần tập hợp đầy đủ các thông tin, những vấn đề vướng mắc để kiến nghị với cơ quan liên quan, báo cáo Ban chỉ đạo, Chủ tịch UBND cùng cấp và Tổng cục Thi hành án dân sự để kịp thời chỉ đạo giải quyết. Đối những vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cần xem xét thì phải thụ lý, lập thủ tục giải quyết kịp thời, ngay tại nơi phát sinh, không để khiếu nại vượt cấp, kéo dài. Trong quá trình giải quyết khiếu nại cần tôn trọng người khiếu nại, không được định kiến, xem thường, thờ ơ hoặc có các biểu hiện khác. Đối với các khiếu nại không thuộc thẩm quyền hoặc khiếu nại nội dung không rõ ràng thì chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc chuyển trả cho người khiếu nại. - Thực hiện việc phân loại tốt đơn khiếu nại từ giai đoạn đầu tiên: Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự được quy định chặt chẽ ở các mức khác nhau vì giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Đề đảm bảo tính chính xác về nội dung, về thẩm quyền, về chủ thể có quyền khiếu nại, nên khi giải quyết đơn thư khiếu nại, cán bộ được phân công giúp Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự phải xác định đúng chủ thể làm đơn có quyền khiếu nại hay 88 không và có thuộc các trường hợp được thụ lý giải quyết theo phương pháp loại trừ căn cứ vào Khoản 1,2,3 Điều 141 Luật Thi hành án dân sự. Như vậy, việc bố trí cán bộ tham mưu rất quan trọng, bởi vì khi tiếp nhận đơn họ phải xem kỹ nội dung đơn khiếu nại, bản án và các tài liệu kèm theo để xác định người khiếu nại là ai, khiếu nại nội dung gì, người khiếu nại có liên quan đến việc thi hành án hay không, việc làm của cơ quan Thi hành án dân sự có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại hay không. Nếu trú trọng trong việc lựa chọn, bố trí người có trách nhiệm, trình độ vào khâu đầu tiên này thì việc giải quyết khiếu nại các bước tiếp theo sẽ được thuận lợi. 3.2.2.3. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị nghiệp vụ thuộc các cơ quan thi hành án dân sự và giữa cơ quan thi hành án dân sự với các cơ quan hữu quan, đặc biệt là Viện Kiểm sát, Tòa án nhân dân, các cơ quan tư pháp khác về giải quyết khiếu nại trong hoạt động thi hành án dân sự. Thực tiễn hoạt động công tác giải quyết khiếu nại cho thấy, nơi nào xây dựng được mối quan hệ phối hợp tốt giữa các bộ phận đơn vị nghiệp vụ trong ngành với nhau và giữa các cơ quan thi hành án dân sự với các cơ quan tư pháp khác thì nơi đó có điều kiện để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Mối quan hệ phối hợp ở đây phải được xác định bao gồm quan hệ phối hợp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quan hệ phối hợp trong hoạt động tác nghiệp nghiệp vụ, báo cáo tổng hợp. Quan hệ phối hợp có tác dụng hỗ trợ tích cực cho các công việc được tiến hành thuận lợi. Quan hệ phối hợp không chỉ được thiết lập giữa các bộ phận đơn vị trong nội bộ Viện kiếm sát mà còn phải thiết lập với cơ quan, tổ chức khác mà trước hết là các cơ quan tư pháp, như Toà án nhân dân, Công an, Việt Kiểm sát nhân dân vì công tác thi hành án dân sự có liên quan chặt chẽ với chuỗi các hoạt động tuy khác nhau, do các chủ thể là khác nhau hoặc cùng trong một hệ thống cơ quan thi hành án dân sự nhưng ở các cấp khác nhau thực hiện, thực chất lại có liên quan mật 89 thiết với nhau, giai đoạn trước kết thúc trở thành căn cứ cho giai đoạn sau tiếp tục, giai đoạn sau lại có thể xem xét lại tính đúng đắn trong hoạt động của giai đoạn trước, do đó, việc phối hợp giữa cơ quant hi hành án dân sự là yếu tố rất quan trọng trong giải quyết đúng đắn các vụ việc, cũng như trong giải quyết khiếu nại thi hành án dân sự. 3.2.2.4. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội trong công tác giải quyết khiếu nại thi hành án dân sự; giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp Các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan tư pháp phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền trong thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại trong thi hành án dân sự. Nâng cao chất lượng, hiệu qủa công tác giám sát việc giải quyết khiếu nại của Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND, các đại biểu Quốc hội và HĐND, UBMTTQVN và các đoàn thể chính trị - xã hội. 3.2.2.5. Tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại trong hoạt động thi hành án dân sự. Để giải quyết tốt khiếu nại thuộc thẩm quyền thì công chức, nhất là cán bộ làm công tác tham mưu giải quyết khiếu nại phải có trình độ chuyên môn vững vàng, nắm chắc các quy định của pháp luật, có tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp và đồng thời phải tuân thủ các thủ tục, quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo được quy định tại quy chế nghiệp vụ của ngành. Chú trọng đào tạo Thẩm tra viên. Tập trung xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ về công tác kiểm tra, tiếp dân, xử lý giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự. Khắc phục tình trạng nhiều địa phương còn thiếu Thẩm tra viên (có những đơn vị Cục Thi hành án dân sự chỉ có duy nhất 01 Thẩm tra viên nên việc thực hiện theo chức năng nhiệm vụ bị chồng chéo, vừa kiểm tra hồ sơ của Chấp hành viên, vừa phải kiểm tra theo định kỳ đối với các đơn vị cấp 90 dưới nên hiệu quả công việc chưa cao). Do đó, để đáp ứng nhu cầu tại các cơ quan thi hành án dân sự trong cả nước hiện đang còn thiếu, đề nghị Lãnh đạo Tổng cục và Cục Thi hành án dân sự tiến hành rà soát lại đội ngũ cán bộ trực thuộc đủ tiêu chí để bổ nhiệm, cần quan tâm trú trọng để lựa chọn, bổ nhiệm đủ số lượng Thẩm tra viên trong các cơ quan thi hành án dân sự trên toàn quốc, đặc biệt đối với các Thẩm tra viên làm công tác giải quyết khiếu nại thì ngoài trình độ theo yêu cầu thì cần phải có kinh nghiệm thực tế và cần quan tâm và có chế độ thu hút, hỗ trợ đối với đội ngũ Thẩm tra viên làm công tác giải quyết khiếu nại, vì đội ngũ làm công tác giải quyết khiếu nại chịu áp lực rất lớn trong công việc có tính đặc thù riêng. 3.2.2.6. Tiếp tục nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng Có thể nói, quá trình thi hành án phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của các giai đoạn trước đó như giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử. Nếu các bản án xét xử không công minh, không khả thi, không áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời thì khó nói hoạt động thi hành án dân sự được hiệu quả, vì vậy cần nâng cao chất lượng cũng như trách nhiệm của các cơ quan này hơn nữa. Mặt khác, công tác giải quyết khiếu nại là quá trình phản ánh cái "tâm" của Nhà nước đối với công dân. Nếu các cơ quan thay mặt Nhà nước để giải quyết việc cho công dân không có được sự tự nguyện, không dám chịu trách nhiệm, không dám nhận lỗi và lảng tránh, trì hoãn trách nhiệm của mình thì không chỉ công dân lại thêm một lần bị thiệt thòi. Theo quan điểm phòng hơn là chống, đảm bảo bảo quyền của công dân được do hành vi trái pháp luật, trước hết, phải hạn chế các nguy cơ xảy ra sai phạm như do các nguyên nhân khách quan như tính chất phức tạp của vụ án, do nhiều nguyên nhân chủ quan xuất phát từ trình độ nghiệp vụ non kém của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, do sự thiếu trách nhiệm, qua loa đại khái, do thoái hóa đạo đức, nhận hối lộ, do bệnh thành tích, nể vì cấp 91 trên hoặc vì các động cơ cá nhân mang tính tiêu cực khác. Vì thế, việc tạo cho họ một kiến thức, bản lĩnh chuyên môn vững vàng, môi trường làm việc độc lập, ý thức pháp luật ở trình độ cao trên cơ sở nền tảng văn hóa pháp lý là điều hết sức cần thiết. Mặt khác, bên cạnh việc yêu cầu những người tiến hành tố tụng phải nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm và chất lượng chuyên môn, còn cần phải chú ý tới việc nâng cao thu nhập, đưa đời sống của những người công chức được tốt hơn lên, tiến tới "Không thể tham nhũng, không phải tham nhũng và không muốn tham nhũng". Có như vậy, mới giải quyết được tận gốc vấn đề từ phía cơ quan nhà nước nói chung. Kết luận chương 3 Việc giải quyết khiếu nại phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và pháp luật về khiếu nại. Để tăng cường và nâng cao hiệu quả đối với công tác quản lý và giải quyết khiếu nại, Thủ trưởng các cơ quan thi hành án dân sự cần chấn chỉnh, đề cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, chú trọng nâng cao chất lượng quyết định giải quyết khiếu nại; cần chủ động chỉ đạo, tổ chức phối hợp giữa cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới; phát huy tối đa hiệu quả việc đối thoại, gặp gỡ, trao đổi với người khiếu nại đặc biệt là đối với các vụ việc đông người, phức tạp, gay gắt. Tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật. Quá trình thực hiện, nếu phát hiện có 92 sai sót, bất hợp lý, thì phải quyết tâm điều chỉnh, sửa sai có phương án giải quyết khác để bảo đảm quyền lợi của công dân, chấm dứt khiếu kiện, chấm dứt tình trạng giải quyết hình thức cho hết trách nhiệm, xử lý nghiêm minh những cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm. Tiếp tục tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của Cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương trong công tác giải quyết khiếu nại thi hành án dân sự. Đối với những trường hợp khiếu nại bức xúc, kéo dài, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp ở địa phương, thì cần báo cáo kịp thời cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và Ban chỉ đạo thi hành án để đề xuất biện pháp, hướng chỉ đạo giải quyết. Đồng thời phối hợp các ngành có chức năng tăng cường hơn nữa trong công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nhằm tạo bước chuyển biến căn bản trong nhận thức của cán bộ và nhân dân đối với việc chấp hành pháp luật, nhất là pháp luật về khiếu nại. Mọi khiếu nại phải được xem xét, xử lý, giải quyết đúng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án dân sự. Khi thực hiện việc xem xét, giải quyết các khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của cơ quan thi hành án dân sự phải nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự là yêu cầu cần thiết, cấp bách, vừa là yêu cầu thường xuyên đối với toàn bộ hệ thống cơ quan Thi hành án dân sự từ Trung ương tới địa phương. Tuy nhiên, để thực hiện được mục đích và yêu cầu chung, việc đề cao vai trò trách nhiệm, duy trì và tăng cường hơn nữa công tác quản lý về tổ chức thi hành án dân sự, công tác giải quyết khiếu nại là vấn đề quan trọng, đòi hỏi mỗi Cơ quan thi hành án dân sự cần phải quan tâm và nghiêm túc triển khai. Những chuyển biến về mặt nhận thức và hành động đó, là động lực, là nền tảng góp phần tích cực không nhỏ trong nỗ lực củng cố, xây dựng và hoàn thiện hoạt động thi hành án của toàn ngành mà Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp đã và đang đặt ra; phấn đấu 93 hoàn thành và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước giao cho. 94 KẾT LUẬN Giải quyết khiếu nại trong Thi hành án dân sự là lĩnh vực rộng và phức tạp cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Luận văn đã cố gắng thực hiện các mục đích và nhiệm vụ của đề tài, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra. 1. Vấn đề đảm bảo quyền công dân, quyền khiếu nại tố cáo cho công dân đối với hành vi trái pháp luật trong hoạt động của cơ quan nhà nước đã được Đảng và Nhà nước ta xác định đây là một công việc mang tính cấp bách và gắn với trách nhiệm của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Triển khai quan điểm mang tính chỉ đạo này, theo quan điểm của tác giả, các giải pháp phải được đặt ra một cách đồng bộ, trong đó, giải pháp tuyên truyền phổ biến pháp luật trở thành mối quan tâm hàng đầu, bên cạnh giải pháp về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác kiểm tra thanh tra, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công tác của cơ quan nhà nước có liên quan như các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan hữu quan và từ phía bản thân công dân. Đặc biệt, tác giả luận văn cho rằng, quyền của công dân đối với hành vi trái pháp luật phải được đảm bảo với các giải pháp từ gốc rễ chứ không phải từ ngọn, đó chính là các giải pháp ngăn chặn oan sai trong hoạt động của cơ quan nhà nước. 2. Giải quyết khiếu nại thuộc lĩnh vực Thi hành án dân sự là một loại thủ tục hành chính, quy định về thẩm quyền,trình tự, thủ tục cách thức thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại của đương sự; Đây là thủ tục hành chính giải quyết các công việc có nội dung tư pháp nhằm hỗ trợ cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân sự. Thủ tục về giải quyết khiếu nại là một công cụ để cơ quan Thi hành án dân sự tự xem xét, sửa chữa, khắc phục những sai sót của mình trong hoạt động quản lý hành chính về thi hành án dân sự; giúp cho Đảng và Nhà nước kịp thời điều chỉnh, đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước. 3. Tình hình khiếu nại của đương sự về thi hành án dân sự đang có 95 chiều hướng gia tăng về số lượng, gay gắt về tính chất. Số vụ việc khiếu nại vượt cấp về các cơ quan Trung ương ngày càng nhiều, tình trạng đơn thư khiếu nại gửi tràn lan tới mọi cấp, mọi ngành diễn ra phổ biến. Số vụ khiếu nại đông người, phát sinh thành các “điểm nóng” xảy ra ở nhiều địa phương, nhưng chưa có những giải pháp, những quy định cụ thể về trình tự, thủ tục giải quyết đối với các loại khiếu nại này, dẫn đến tình trạng lúng túng cho cơ quan Thi hành án dân sự và các chủ thể thực hiện thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Hiệu lực, hiệu quả thi hành quyết định giải quyết khiếu nại của một số đơn vị địa phương còn thấp. 4. Bắt nguồn từ tâm lý "ngại pháp luật" và "sợ pháp luật" sâu xa trong lịch sử, người dân Việt Nam thích ứng xử theo quan hệ tình cảm và thói quen, không coi trọng vai trò của Nhà nước và pháp luật - "phép vua thua lệ làng", "một bồ cái lý không bằng một tý cái tình". Tuy nhiên, đã có sự thay đổi quan trọng về bản chất của Nhà nước, về trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân. Nhà nước phải quan tâm xem xét các khiếu nại tố cáo của công dân do hành vi trái pháp luật của những người đại diện cho Nhà nước, cũng như tạo ra các điều kiện cần thiết khác để đảm bảo cho công dân thực hiện quyền khiếu nại tố cáo, đưa ra những giải pháp nhằm góp phần bảo vệ triệt để hơn quyền lợi chính đáng của những công dân bị oan, nhằm xây dựng một nền tư pháp dân chủ hơn, một xã hội yêu thương con người hơn - một xã hội mà theo cách nói của Nguyễn Trãi - "khắp nơi hang cùng ngõ hẻm, không đâu còn tiếng nỉ non, hờn giận, oán sầu". /. 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Chính trị (2014), Chỉ thị 35-CV/TW ngày 26/5/2014. 2. Bộ Nội vụ (2010), Thông tư 10/2010/TT-BNV ngày 28/10/2010. 3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp (2016), Thông tư số 02/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định quy trình giải quyết đơn khiếu nại, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự. 4. Chính phủ (2010), Báo cáo số 20/BC-CP ngày 23/10/2010 của Chính Phủ Báo cáo công tác thi hành án và đặc xá năm 2010. 5. Chính phủ (2011), Báo cáo số 17/BC-CP ngày 18/10/2011 của Chính Phủ Báo cáo công tác thi hành án và đặc xá năm 2011. 6. Chính phủ (2012), Báo cáo số 289/BC-CP ngày 19/10/2012 của Chính Phủ Báo cáo công tác thi hành án năm 2012. 7. Chính phủ (2013), Báo cáo số 322/BC-CP ngày 04/9/2013 của Chính Phủ Báo cáo công tác thi hành án và một số hoạt động bổ trợ tư pháp năm 2013. 8. Chính phủ (2014), Báo cáo số 307/BC-CP ngày 03/9/2014 của Chính Phủ Báo cáo công tác thi hành án năm 2014. 9. Chính phủ (2014), Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở. 10. Chính phủ (2015), Báo cáo số 566/BC-CP ngày 23/10/2015 của Chính Phủ Báo cáo công tác thi hành án năm 2015. 11. Chính phủ (2015), Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự. 12. Dung Lê Thị Kim Dung (2009), Luận văn thạc sĩ “Nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại tại Tổng cục Thi hành án dân sự”. 97 13. Nguyễn Thị Quỳnh Phượng (2010), Luận văn thạc sĩ “Tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án cấp tỉnh (thực tiễn từ TPHCM)”. 14. Quốc hội (1989), Pháp lệnh Thi hành án dân sự. 15. Quốc hội (1993), Pháp lệnh Thi hành án dân sự. 16. Quốc hội (2004), Pháp lệnh Thi hành án dân sự. 17. Quốc hội (2008), Luật Thi hành án dân sự. 18. Quốc hội (2011), Luật Khiếu nại. 19. Quốc hội (2013), Luật Đất đai. 20. Quốc hội (2014), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự. 21. Quốc hội (2014), Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi bổ sung năm 2014. 22. Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự. 23. Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011, được sửa đổi, bổ sung năm 2015. 24. Thanh tra Chính phủ (2012), Công văn số 2695/TTCP-VP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Thanh tra Chính phủ V/v hướng dẫn ra thông báo chấm dứt giải quyết khiếu nại, tố cáo sau rà soát theo Kế hoạch 1130/KH-TTCP của Thanh tra Chính phủ. 25. Nguyễn Công Toàn (2012), Luận văn thạc sĩ “Khiếu nại và giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự”.. 26. Từ điển Anh - Việt (1990), Nxb Đồng Nai, tr.205. 27. Lương Thanh Tùng (2008), “Những điểm kế thừa và điểm mới của Luật thi hành án dân sự 2008 so với pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 và Luật khiếu nại sửa đổi năm 2005 về giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự”, Trang thông tin điện tử của Bộ Tư Pháp. 28. Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển Tiềng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, tr.904. 98 99

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_giai_quyet_khieu_nai_trong_linh_vuc_thi_hanh_an_dan.pdf
Luận văn liên quan