Đa phần lao động nông thôn huyện Hướng Hóa là lao động giản đơn, có đến
gần 70% số lao động chưa qua đào tạo, số lao động được đào tạo thì phần lớn là những
lớp đào tạo ngắn hạn nên trình độ chuyên môn còn hạn chế, với năng lực hiện nay của
người lao động khó có thể thực hiện các công việc đòi hỏi kiến thức, tay nghề cao
trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ.
Người lao động nông thôn còn thụ động trong việc tạo việc làm cho bản thân, vì
thế cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu ngành nghề, mô hình kinh tế
mới, cũng như hiệu quả mang lại từ các mô hình để thay đổi nhận thức của người lao
động từ đó giúp họ chủ động hơn trong việc tạo lập việc làm.
Do trình độ, nhận thức của người lao động trên địa bàn huyện còn thấp nên vấn
đề giải quyết việc làm còn gặp nhiều khó khăn, cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển
đổi, nhưng chưa bền vững phần đông lao động tập trung trong khu vực nông lâm
nghiệp, có mức thu nhập thấp và không ổn định. Muốn phát triển kinh tế, giải phóng
lao động nông nghiệp nông thôn thì huyện Hướng Hóa cần đẩy mạnh hơn nữa công tác
đào tạo nghề, xây dựng cơ sở đào tạo nghề chất lượng, đội ngũ giáo viên có trình độ
cao, tận tâm với công tác đào tạo nghề cho người lao động. Bên cạnh đó việc lựa chọn
ngành nghề đào tạo cho lao động cũng rất cần thiết, cần có kế hoạch đào tạo nghề phù
hợp với điều kiện của từng địa phương, phù hợp với nhu cầu của người lao động và
nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp, tránh trường hợp đào tạo ồ ạt, chạy theo
phong trào vừa lãng phí kinh phí, vừa không mang lại hiệu quả.
3.3. Một số giải pháp chủ yếu về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên
địa bàn huyện Hướng Hóa
3.3.1. Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề, gắn đào nghề với sử dụng
lao động
Các cấp, các ngành trong toàn huyện tăng cường công tác thông tin, tuyên
truyền, nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về công tác dạy nghề và giải quyết
việc làm. Thường xuyên thông tin về thị trường lao động trong và ngoài nước, nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tiếp cận với những thông tin về việc làm, để
lựa chọn cho mình một việc làm thích hợp. Nêu gương điển hình, tiên tiến về công tác
dạy nghề, giải quyết việc làm và công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở
nước ngoài để nhân dân trong toàn huyện học tập kinh nghiệm.
118 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1092 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Hướng hóa, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rừng cũng cần mở các lớp dạy nghề lâm nghiệp như nghề mộc,
nghề chạm khắc gỗ nhằm tạo ra những sản phẩm có giá trị cao để nâng cao thu
nhập cho người dân.
Đối với khu vực các xã nằm trong Khu Thương mại Lao Bảo có nhiều tiềm năng để
phát triển Thương mại – dịch vụ và các ngành nghề thủ công nghiệp, nông nghiệp,
chăn nuôi vì thế phải mở các lớp tập huấn kỹ năng trong kinh doanh dịch vụ, quản lý
nhà hàng, khách sạn; ngành nghề thủ công, trồng trọt, chăm sóc vật nuôi ứng dụng
công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ. Đặc biệt trong trồng trọt, chăn nuôi cần có
những mô hình sản xuất cụ thể để nâng cao hiệu quả trong công tác đào tạo.
+ Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy
nghề để có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng
và cơ cấu nghề đào tạo. Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, cơ sở thực hành
cho các trung tâm dạy nghề; đề cao vai trò trách nhiệm trong việc tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của các trung tâm dạy nghề.
+ Đổi mới đào tạo nghề theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả, đào tạo nghề
theo nhu cầu người học, nhu cầu của thị trường lao động, gắn đào tạo nghề với tạo việc
làm cho lao động nông thôn.
- Nghiên cứu xây dựng nội dung, chương trình, giáo trình, tài liệu học tập và
phương pháp đào tạo nghề theo hướng phù hợp với đối tượng người học là lao động
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
80
nông thôn; chú trọng nâng cao kỹ năng thực hành cho người lao động. Thời gian đào
tạo phải phù hợp với nghề đào tạo, đặc điểm của quy trình sản xuất, quy trình sinh
trưởng của cây trồng, vật nuôi ở từng vùng, từng địa phương và phù hợp với điều kiện
của người học. Xây dựng và nhân rộng các mô hình dạy nghề có hiệu quả.
- Tập trung dạy nghề cho thanh niên nông thôn đáp ứng yêu cầu lao động của các
cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu lao động và chuyển nghề;
dạy nghề cho bộ phận nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp để thực hành sản xuất
nông nghiệp có hiệu quả, ổn định và bền vững. Chú trọng dạy nghề cho người thuộc
hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, lao động nữ, các đối
tượng chính sách.
- Đẩy mạnh xã hội hoá dạy nghề theo hướng khuyến khích, thu hút các tổ
chức, cá nhân, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các nhà khoa
học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các
doanh nghiệp tham gia thành lập các cơ sở dạy nghề và tổ chức dạy nghề cho lao
động nông thôn.
- Tăng cường liên doanh, liên kết, hợp tác giữa các cơ sở đào tạo nghề với các
cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm giải quyết việc làm cho người lao động
sau khi học nghề:
So với khu vực thành thị thì khu vực nông thôn, miền núi người lao động gặp rất
nhiều khó khăn, nhất là sự hạn chế về thông tin liên lạc, thông tin về thị trường vì thế
vấn đề về việc làm, lựa chọn việc làm, mức thu nhập đối với người lao động nông thôn
là rất khó khăn. Trong thời gian tới chính quyền huyện cần phối hợp với các trung tâm
giới thiệu việc làm trên địa bàn tỉnh, cũng như ở các tỉnh lân cận để nắm bắt nhu cầu
lao động của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức để giới thiệu việc làm cho người lao
động. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại
chúng về các ngành nghề, về các chỉ tiêu, yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp,
thông tin về doanh nghiệp, mức thu nhập, các chế độ đối với người lao động, để người
lao động biết và nộp hồ sơ ứng tuyển, phải làm tốt công tác là chiếc cầu nối giữa người
lao động và người sử dụng lao động.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
81
+ Xác định nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề (số lượng, chất lượng, cơ
cấu) của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế và thị trường lao động; gắn cơ sở đào tạo
nghề với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hình thành liên doanh, liên kết, phối hợp
trong đào tạo nghề và sử dụng lao động.
+ Giới thiệu lao động nông thôn đã qua học nghề để được tuyển dụng vào làm
việc tại các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn. Khuyến
khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đến đầu tư và sử dụng nguồn lao động tại
địa phương.
+ Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế; khuyến khích và tạo điều kiện
phát triển các loại hình doanh nghiệp; huy động nguồn lực đầu tư phát triển công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; phát triển kinh tế trang trại, các ngành nghề truyền
thống,... tạo cơ hội cho người lao động sau khi học nghề có việc làm ổn định.
+ Tạo điều kiện cho lao động nông thôn sau khi học nghề được vay vốn thuộc
Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.
+ Quan tâm phối hợp xuất khẩu lao động nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu
nhập, tạo điều kiện cho người lao động được rèn luyện kỹ năng, tiếp cận với công
nghệ mới.
- Giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động:
Duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu lao động hiện có; tìm kiếm, mở rộng
khai thác thị trường có thu nhập cao, việc làm ổn định.
Xây dựng Kế hoạch xuất khẩu lao động hàng năm để chủ động trong công tác tạo
nguồn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trong đó cần phát huy vai trò tích
cực của các trung tâm dịch vụ việc làm. Coi trọng việc đào tạo nguồn và giới thiệu
những người lao động có đủ năng lực đi làm việc ở nước ngoài, gắn chặt công tác đào
tạo nguồn lao động với nhu cầu của thị trường xuất khẩu lao động.
Tiếp tục duy trì và khai thác có hiệu quả các thị trường xuất khẩu lao động truyền
thống, kết hợp mở rộng các thị trường mới có thu nhập cao, như: Nhật Bản, Hàn Quốc,
Malaysia, Thái Lan, Qatar, Lào, đặc biệt quan tâm ưu tiên, tạo điều kiện để người
lao động tại vùng khó khăn tham gia thị trường xuất khẩu lao động có chi phí thấp như
Hàn Quốc, Thái Lan, Lào
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
82
Xúc tiến thành lập quỹ xuất khẩu lao động để có nguồn kinh phí hỗ trợ kinh phí
đào tạo cho người lao động, nhất là những người lao động thuộc diện chính sách để họ
có điều kiện tham gia học tập và xuất khẩu lao động. Huyện cũng cần phối hợp với các
ngân hàng để xây dựng nguồn vốn vay dành riêng cho những lao động đi xuất khẩu lao
động, có mức lãi suất vay, mức hạn vay, thời hạn được vay vốn để người lao động yên
tâm tham gia xuất khẩu lao động.
Thực hiện tạo nguồn lao động để đưa đi xuất khẩu lao động, đào tạo nghề, bồi
dưỡng nâng cao tay nghề, giáo dục ý thức kỷ luật lao động nhằm tạo nguồn xuất khẩu
lao động đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động ngoài nước. Đẩy
mạnh công tác tư vấn, định hướng cho người lao động học nghề, học ngoại ngữ để
nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu. Tổ chức hội nghị, hội chợ việc làm, sàn giao
dịch việc làm đến tận từng người dân để tuyên truyền, quảng bá, hướng dẫn tạo môi
trường gặp gỡ giữa doanh nghiệp và người lao động.
Thực hiện chính sách hỗ trợ người xuất khẩu lao động, hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ
trợ chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khỏe, lý lịch tư pháp, hỗ trợ cho
vay vốn lãi suất thấp. Tạo điều kiện cho người lao động không thuộc diện chính sách
được tiếp cận các nguồn tín dụng ưu đãi để xuất khẩu lao động.
Ngoài ra huyện cần xây dựng được chương trình hậu xuất khẩu nhằm tận dụng về
vốn và lao động lành nghề. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao
động sau khi về nước đầu tư sản xuất – kinh doanh vào các ngành nghề trên địa bàn
hoặc mở các ngành nghề mới để khai thác tiềm năng của địa phương và tạo công ăn
việc làm cho những người lao động khác.
3.3.2. Giải pháp về vay vốn giải quyết việc làm
Khu vực nông thôn, miền núi là khu vực có mức sinh lời thấp, nhiều rủi ro
khách quan như thiên tai, dịch bệnh nên nguồn vốn đầu tư, đặc biệt nguồn vốn thương
mại không đổ vào nhiều. Các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tại khu vực nông thôn còn
rất ít, các hoạt động về bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm tín dụng nông nghiệp rất hạn
chế, hầu như chưa có, thiếu vốn cũng là nguyên nhân làm cho sự chuyển dịch kinh tế ở
khu vực nông thôn huyện Hướng Hóa diễn ra chậm, việc làm chưa ổn định nên đời
sống của người dân còn nhiều khó khăn. Vì vậy, để người dân ở nông thôn tiếp cận
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
83
được nguồn vốn vay và các dịch vụ tín dụng thì trên địa bàn huyện cần có nhiều tổ
chức tín dụng, nhiều chương trình vay vốn đến tận tay người dân. Thành lập các tổ
chức tín dụng, các tổ vay vốn tại các địa phương, huy động sự tham gia của các tổ
chức, hiệp hội như: Hội liên hiệp phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân vào các hoạt
động hỗ trợ vay vốn cho người dân.
Cần chú trọng đến các nguồn vốn vay của ngân hàng chính sách xã hội, nguồn
vốn hỗ trợ phát triển kinh tế cho những hộ nghèo, hộ cận nghèo, vốn ưu đãi đối với
việc xây dựng các mô hình kinh tế, vì những nguồn vốn này lãi suất thấp nên người
dân rất quan tâm. Cùng với việc cho vay phải làm tốt công tác khuyến nông, hướng
dẫn và tư vấn cho người dân cách thức đầu tư và sử dụng vốn đề việc đầu tư sản xuất,
kinh doanh của người dân mang lại hiệu quả cao.
Giám sát sử dụng vốn của cá nhân và hộ gia đình sau khi vay thông qua chính
quyền và các đoàn thể tại địa phương Tăng cường khả năng thẩm định các phương
án sản xuất kinh doanh nhằm giảm rủi ro về việc thu hồi vốn, cũng như đánh giá được
những dự án khả thi, hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao để có kế hoạch tăng
mức vay, cũng như thời hạn trả nợ.
Đối với người lao động cần phải xây dựng được kế hoạch, định hình được
phương án đầu tư, thậm chí nên xây dựng mô hình thử nghiệm để xem hiệu quả kinh tế
mang lại trước khi vay vốn mở rộng đầu tư. Xác định mức vay, thời điểm vay vốn và
phân bổ nguồn vốn vay cho hợp lý với từng khâu, từng thời kỳ của quá trình sản xuất
nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế trên từng đồng vốn vay. Phải tận dụng được nguồn vốn
vay ưu đãi từ ngân hàng, các chương trình, dự án tài trợ của các tổ chức trong và ngoài
nước nhằm đảm bảo đủ vốn cho đầu tư phát triển, đặc biệt đối với những mô hình kinh
tế mới những nguồn vốn vay này giúp giảm bớt rủi ro nợ lãi suất, nợ vốn, tạo được sự
yên tâm hơn cho việc sản xuất của người dân.
Trong nguồn vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh, một nguồn vốn đóng vai trò
quan trọng là nguồn vốn tự có, các cá nhân và hộ gia định khi tiến hành đầu tư phải
biết huy động tối đa nguồn vốn tự có để giảm áp lực về lãi suất phải trả và chủ động
hơn trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư sản xuất kinh doanh.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
84
3.3.3. Đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động
nông thôn
3.3.3.1. Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp gắn với chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tập trung phát triển nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chất lượng, giá trị cao và thân thiện với môi
trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người sản xuất và tiêu dùng; nâng cao
chất lượng, sức cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có lợi thế như cà phê, hồ
tiêu, sắn nguyên liệu, chuối, gỗ rừng trồng Phát triển quy mô và phương thức sản
xuất đa dạng, phù hợp với điều kiện thực tế đối với các sản phẩm, nhóm sản phẩm có
tiềm năng như cây gia vị, gừng, nghệ Nâng cao chất lượng, sản lượng đối với các
vùng sản xuất chuyên canh hiện có, mở rộng phát triển các vùng chuyên canh rau, củ
quả và cây gia vị
Xác định sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp: Các sản phẩm chủ lực của
ngành nông, lâm nghiệp bao gồm: Lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, sắn nguyên liệu, chuối, thịt
bò, thịt lợn hơi, gia cầm, gỗ rừng trồng. Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; thực hiện
tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Thực hiện đầy đủ chính sách
hỗ trợ, khuyến khích, thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện
theo hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển xanh và bền
vững. Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng vùng chuyên canh và chế biến nông sản.
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi phát triển các hình thức liên doanh, liên kết “4
nhà”, nhất là liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân.
* Nhóm cây trồng ngắn ngày:
- Lúa: Sử dụng linh hoạt, hiệu quả 1.100 ha diện tích gieo trồng lúa nước. Tăng
diện tích sử dụng giống lúa có phẩm cấp, giống chất lượng cao, nâng tỷ lệ sử dụng
giống lúa chất lượng cao trên 60% vụ Đông Xuân và 75% vụ Hè Thu; cần đẩy mạnh
ứng dụng khoa học kỷ thuật để tăng năng suất sản lượng và sản xuất theo hướng hữu
cơ để tăng giá trị sản phẩm.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
85
- Sắn nguyên liệu: Duy trì và ổn định diện tích sắn nguyên liệu ở mức 4.200-
4.400 ha tập trung chủ yếu ở các xã vùng Lìa và các xã lân cận, rà soát điều chỉnh
những diện tích không phù hợp sang trồng các loại cây trồng khác, sử dụng giống sắn
có năng suất và hàm lượng tinh bột cao vào sản xuất; Tăng cường áp dụng các biện
pháp khoa học kỷ thuật thâm canh tăng năng suất và đảm bảo công tác bảo vệ thực vật
và phòng trừ sâu bệnh. Cần chuyển đổi diện tích đất trồng sắn, lúa rẩy kém hiệu quả,
đất lúa thiếu nước, giai đoạn 2017-2020 từ 500 – 550 ha, tại các xã Hướng Tân,
Hướng Lập, Hướng Việt, Xy, A Xing, A Dơi. sang trồng các loại cây khác như ngô,
rau, cây thực phẩm, cây gia vị.
- Ngô: Mở rộng diện tích ngô trên chân đất có điều kiện, chuyển đổi một số
diện tích trồng lúa kém hiệu quả tại các xã Hướng Tân, A Xing, A Túc, Xy sang
trồng ngô. Chyển đổi mạnh cơ cấu giống ngô, nâng cao tỷ lệ các giống cao sản như
HN88, MX; áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh linh hoạt về thời vụ.
- Các loại cây rau màu, gia vị, hoa, cỏ cao sản: Đang dạng cơ cấu các loại rau
màu, gia vị, phát triển mạnh rau màu, gia vị đang có thị trường tiêu thu như: ném, các
loại rau, củ quả đặc biệt là cây rau màu vụ Đông. Hình thành vùng chuyên canh
trồng rau màu, hoa tại các xã Tân Hợp, Khe Sanh, Tân Liên, Tân Lập, Húc; vùng
chuyên canh ném, gừng, nghệ tại các xã Hướng Tân, Hướng Linh, Hướng Việt (trong
đó: Gừng 50 ha, nghệ 20 ha). Phát triển trồng có cao sản, với diện tích khoảng 100 ha,
các giống cỏ đã trồng thử nghiệm cho năng suất và chất lượng cao như VA06...
* Nhóm cây trồng dài ngày:
- Cây cà phê: Cần ổn định diện tích cà phê 5.000 ha để tập trung chăm sóc và
thực hiện tái canh cây cà phê, đối với vườn cà phê già cổi, chú trọng thực hiện nghiêm
ngặt quy trình tái canh, sử dụng giống cà phê có năng suất, khả năng chống sâu bệnh
và phù hợp với điều thổ nhưỡng; tăng năng suất cà phê đạt 15-16 tấn quả tươi/ha, nâng
cao chất lượng cà phê sau thu hoạch. Trồng xen canh các loại cây ngắn ngày như ném,
lạc, gừng, nghệ trong 2 năm đầu tái canh cà phê để tạo thu nhập cho nông dân.
- Hồ tiêu: Áp dụng các biện pháp canh tác bền vững, phòng trừ sâu bệnh trên
cây tiêu có hiệu quả. Cùng với trồng mới, quan tâm đầu tư chăm sóc phục hồi các
vườn tiêu bị bệnh, suy yếu để tăng năng suất, sản lượng; áp dụng đồng bộ các tiến bộ
khoa học công nghệ trong trồng và chăm sóc vườn tiêu đảm bảo đúng quy trình.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
86
- Cây cao su: Phát triển diện tích ở những nơi có điều kiện, đầu tư chăm sóc cây
cao su hiện có; tạo điều kiện và có chính sách hỗ trợ để thành lập Hợp tác xã thu mua
mủ cao su tại các xã A Xing, A Dơi và Ba Tầng.
- Cây ăn quả: Phát triển, ổn định diện tích cây ăn quả trên 2.700 ha (chủ yếu
chuối 2.500 ha); cải tạo vườn tạp và chương trình kinh tế vườn đồi để phát triển các
loại cây ăn quả như: Thanh long, bơ, nhản, dứa... Chú trọng công tác liên doanh liên
kết trong việc thu mua, chế biến nông sản cho nông dân, tránh ép giá và được mùa mất
giá – được giá mất mùa.
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để xây các mô hình thí điểm trồng
các loại giống cây mới có giá trị kinh tế cao như Mắc ca, Sa chi, dược liệu để nhân
rộng. Hỗ trợ giống, phân bón để nâng cao sản lượng, đối với các sản phẩm chủ lực của
địa phương. Xây dựng thương hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý nhằm nâng cao chuổi giá
trị đối với các loại cây trồng như cà phê, hồ tiêu, chuối, gừng, nghệ nâng cao giá trị
đối với các sản phẩm của ngành nghề nông thôn.
Chú trọng xây dựng các mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm và cung cấp vật tư
nông nghiệp như mô hình doanh nghiệp – hộ kinh doanh – hộ nông dân, mô hình
doanh nghiệp – hộ nông dân, sản phẩm làm ra phải đảm bảo chất lượng, được thu mua
với một mức giá hợp lý và có sự ràng buộc giữa người sản xuất với doanh nghiệp tiêu
thụ thông qua các hợp đồng thỏa thuận mua bán giữa các bên.
Xây dựng chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ nhà đầu tư trong việc xây
dựng trung tâm thương mại trên địa bàn như giảm chi phí thuê mặt bằng, giảm thuế
doanh nghiệp, chính sách cùng tham gia với doanh nghiệp trong việc hỗ trợ người dân
sản xuất để đảm bảo cung cấp đủ sản phẩm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, để mở rộng thị trường thì chất lượng sản phẩm phải được đặt lên
hàng đầu, hộ sản xuất phải đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, tuân thủ
nghiêm ngặt quy trình nuôi trồng, sản xuất sản phẩm, xây dựng lòng tin đối với doanh
nghiệp cũng như người tiêu dùng.
Lâm Nghiệp: Phát triển lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, đa
dạng sinh học, nâng cao sinh kế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo. Chú trọng
đẩy mạnh công tác trồng rừng kinh tế, từng bước phát triển nghề rừng trở thành nghề
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
87
chính để giúp cho các hộ nghèo vùng sâu, vùng xa thoát nghèo, xây dựng 50 - 100 ha
rừng đạt chứng chỉ rừng bền vững (FSC). Tăng cường công tác khoanh nuôi, tái sinh,
nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Chăn nuôi: Hướng phát triển chăn nuôi cả về số lượng và nâng cao chất lượng
theo hướng sản xuất hàng hóa; nhân rộng các loại giống mới gia súc, gia cầm có hiệu
quả kinh tế cao. Nâng tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp, phấn đấu đạt 15% -
20% trong tỷ trọng nông nghiệp; nâng tỷ trọng lượng thịt hơi xuất chuồng bình quân
hàng năm đạt 4.000 - 4.500 tấn. Tiếp tục thu hút đầu tư các doanh nghiệp vào lĩnh vực
chăn nuôi tập trung gắn liền với phát triển trang trại, gia trại ở các xã Hướng Sơn,
Hướng Linh, Húc, chăn nuôi nhốt và theo hướng bán công nghiệp. Phát triển đàn gia
cầm, mở rộng diện tích nuôi cá, đa dạng hóa về chủng loại; Tăng cường phòng chống
dịch bệnh đảm bảo không để dịch bệnh lây lan.
* Đẩy mạnh phát triển kinh tế nông hộ
Kinh tế hộ nông dân ngày càng thể hiện được vai trò to lớn của mình trong đời
sống kinh tế xã hội nói chung và ở vùng nông thôn nói riêng. Sự phát triển của kinh tế
hộ nông dân trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu to lớn từng bước thay
đổi bộ mặt nông nghiệp nông thôn, cũng như đời sống của các hộ gia đình. Sự thay đổi
đó được thể hiện trên nhiều phương diện, nhưng rõ nhất là việc nhiều mô hình sản xuất
tiến bộ đã được người dân mạnh dạn đầu tư, nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng
suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp đã từng bước được cải thiện, nâng cấp, mức thu nhập bình quân của các hộ gia
đình hàng năm cũng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế
hộ nông thôn ở Hướng Hóa còn nhiều khó khăn và hạn chế: sản xuất của các hộ vẫn
chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa chưa
phát triển, còn mang nặng tính tự cung tự cấp, ít có sự ứng dụng khoa học, kỹ thuật
vào sản xuất do diện tích đất manh mún, quy mô nhỏ vì thế để phát triển kinh tế hộ gia
đình cần thực hiện một số giải pháp:
- Khuyến khích hộ nông dân đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất, phát
triển trang trại, gia trại để tăng số lượng hộ nông dân sản xuất theo hướng sản xuất
hàng hóa.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
88
- Huyện cần có chính sách tập trung mở rộng nguồn vốn vay cho các hộ gia
đình, rà soát các đối tượng, mục đích vay vốn và những mô hình kinh tế hứa hẹn mang
lại hiệu quả cao về hiệu quả kinh tế cũng như giải quyết nhiều việc làm cho người lao
động để có cơ chế cho vay phù hợp. Có những chính sách vay vốn ưu đãi đối với hộ
nghèo, giảm lãi suất và tăng nguồn vốn vay dài hạn và trung hạn thông qua các
chương trình phát triển kinh tế. Các địa phương cần tăng cường huy động nguồn vốn
từ các tổ chức, nguồn vốn đóng góp của các cá nhân để đáp ứng được nguyện vọng
của người dân trong việc vay vốn để sản xuất, kinh doanh.
- Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất của các hộ gia đình để
làm thay đổi hình thức canh tác của hộ gia đình nhằm nâng cao năng suất chất lượng
sản phẩm, từ đó tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Chú trọng đến các kỹ thuật nuôi
trồng, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch để tăng giá
trị cho các mặt hàng nông sản.
3.3.3.2 Phát triển sản xuất Công nghiệp – Xây dựng, Thương mại – dịch vụ
* Phát triển sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Trên cơ sở lợi thế của Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, Khu kinh tế Thương mại Lao
Bảo và các khu, cụm công nghiệp hiện có của địa phương, tiếp tục đầu tư nâng cấp
hoàn thiện cơ sở hạ tầng để thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp
đầu tư phát triển sản xuất. Địa phương cần có chính sách ưu đãi về mặt bằng, ưu đãi về
thuế, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, hỗ trợ nhà đầu tư trong việc thành lập
doanh nghiệp, tuyên truyền rộng rãi những thế mạnh của địa phương để thu hút cá
nhân, doanh nghiệp đến đầu tư trên địa bàn huyện Hướng Hóa. Trên thực tế việc thu
hút đầu tư vào Hướng Hóa còn nhiều khó khăn, do chính sách tại khu thương mại Lao
Bảo thay đổi và cắt giảm; Do vậy, biện pháp trước mắt hiện nay là Huyện cần có chính
sách địa phương để hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân vào các lĩnh vực ngành công
nghiệp nhỏ, công nghiệp chế biến và các ngành tiểu thủ công nghiệp, tạo tiền để cho
sự phát triển trong tương lai như:
- Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp chế biến như chế biến gỗ, chế
biến nông sản. Đây đều là những ngành mà địa phương có thế mạnh, tận dụng được
nguồn nguyên liệu sẵn có trên địa bàn, cũng như ở các địa bàn lân cận.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
89
- Phát triển thêm các ngành công nghiệp điện (phong điện), công nghiệp xây
dựng, vừa để tạo cơ sở cho việc đa dạng hóa các ngành công nghiệp trên địa bàn, vừa
tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của địa phương.
- Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu ở nông thôn. Cơ sở hạ tầng nông
thôn được coi là tiền đề để phát triển sản xuất hàng hóa, là cơ sở của công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông thôn. Trong hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn thì hệ thống giao
thông có vai trò rất lớn trong cuộc sống và mọi hoạt động sản xuất của người dân, là
huyết mạch của nền kinh tế nông thôn vì vậy cần tập trung xây dựng các tuyến được
giao thông, tạo thuận lợi cho việc đi lại, sản xuất và thu hoạch của người dân. Xây
dựng hoặc nâng cấp các khu chợ nhằm đẩy mạnh hoạt động giao lưu trao đổi hàng
hóa, quảng bá các sản phẩm của người dân trên địa phương tới các vùng lân cận và các
huyện bạn Lào có chung đường biên giới. Bên cạnh đó cũng cần cung cần nâng cấp hệ
thống trang thiết bị tại các trạm y tế xã đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh của nhân
dân, từng bước nâng cao sức khỏe đảm bảo người dân có thể lực tốt để thực hiện các
hoạt động sản xuất kinh tế.
* Thương mại – Dịch vụ
Khuyến khích kêu gọi nhiều nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương
mại - dịch vụ, nhất là ở vùng nông thôn và các hình thể kinh doanh đa dạng và quy mô
phù hợp với từng địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phân phối
và lưu thông hàng hóa. Xây dựng Khe Sanh, Lao Bảo và các xã lân cận từng bước trở
thành trung tâm trung chuyển hàng hóa, cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng đối với các
địa phương trong huyện, cũng như các huyện nước bạn Lào.
Chính quyền các cấp cần có giải pháp nhằm mở rộng thị trường cho nông dân
bao gồm cả việc đa dạng các thị trường cung cấp yếu tố đầu vào như giống, phân bón,
thức ăn cho chăn nuôi Đối với thị trường đầu ra chính quyền địa phương cần hỗ trợ
người dân trong việc tìm kiếm các cơ sở, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, hình thành
kênh lưu thông hàng hóa phục vụ cho việc lưu thông hàng hóa trên địa bàn, từ đó
người dân cũng như hộ gia đình sẽ giải quyết được khâu tiêu thụ và có động lực để
nhân rộng quy mô sản xuất của hộ gia đình. Hơn nữa, cần hỗ trợ thu mua sản phẩm
trực tiếp cho người dân, giảm bớt qua các trung gian tránh trường hợp tiểu thương ép
giá nông sản.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
90
* Du lịch: Phát triển kinh tế du lịch là xu hướng ngày càng gia tăng và trở thành
ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Hướng Hóa cũng
là địa bàn có nhiều tiềm năng về du lịch như du lịch-lịch sử cách mạng, du lịch văn
hóa tâm linh, du lịch sinh thái...Để khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của địa
phương gắn với phát triển thương mại dịch vụ, nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho
người dân; Trước hết tỉnh và huyện cần quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, tạo ra
sản phẩm của từng loại hình: du lịch lịch sử - cách mạng (cứ điểm Khe Sanh, Làng
Vây, sân bay Tà Cơn, Động Tri, nhà tù Lao Bảo, đường Hồ Chí Minh huyền thoại; du
lịch văn hóa tâm linh (lễ hội văn hóa của dân tộc Vân kiều - Pa Cô, các điểm tâm linh);
du lịch sinh thái (khu bảo tồn thiên nhiên Hướng Hóa, hang động Brai – Tà Puồng,
động Voi Mẹp, thác Chênh Vênh, khu du lịch sinh thái Rào Quán. Đồng thời khuyến
khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch với các hình thức
khác nhau, đặc biệt là có cơ chế thích hợp để thu hút nguồn vốn trong dân để đầu tư
phát triển du lịch. Khuyến khích cộng đồng dân cư có trách nhiệm tích cực tham gia
vào các hoạt động du lịch, cung ứng dịch vụ du lịch cộng đồng và các hoạt động bảo
tồn, khai thác bền vững tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường du lịch theo các quy
hoạch phát triển du lịch.
3.3.3.3. Phát triển các ngành nghề trong nông thôn
Hiện tại trên địa bàn huyện có các nghề truyền thống đan lát, thêu ren, rèn, đồ
gỗ, làm bún, đan lát, thêu ren của đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Cô. Để tạo
điều kiện cho các ngành nghề phát triển và nâng cao chất lượng, thương hiệu sản phẩm
huyện cần chú ý giải quyết các vấn đề sau:
- Khảo sát nhu cầu vay vốn phát triển nghề, làng nghề của người dân. Có các
chính sách hỗ trợ vốn vay cho bà con với mức vay và lãi suất phù hợp. Các tổ chức,
hiệp hội như hội nông dân, hội liện hiệp phụ nữ, đoàn thanh niên cần phối hợp với
các ngân hàng hình thành các quỹ tín dụng nhằm giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn
để phát triển sản xuất của người dân.
- Đối với một số ngành nghề mới cần hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ, đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao năng lực cho người lao động. Hỗ trợ các chủ doanh nghiệp về vốn đầu
tư, về mặt bằng xây dựng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp phát triển
và mở rộng mô hình sản xuất để giải quyết thêm việc làm cho người lao động.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
91
- Hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho ngành nghề nông thôn, đẩy
mạnh việc quảng bá hình ảnh, chất lượng sản phẩm, đảm bảo khâu đầu ra để người dân
cũng như doanh nghiệp yên tâm sản xuất.
- Quan tâm hỗ trợ và khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống khác
và các sản phẩm của ngành nghề nông thôn bao gồm: Tinh bột nghệ, tinh dầu gừng,
rượu nấu bằng men lá truyền thống của đồng bào dân tộc. Chú trọng xây dựng thương
hiệu và quảng bá sản phẩm, đẩy mạnh sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu
nông nghiệp.
- Khuyến khích phát triển các cơ sở dịch vụ sửa chữa, cung cấp máy móc, thiết
bị, phụ tùng thay thế phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp như máy tuốt lúa, cát cỏ, làm
đất, xay xát, chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Mở rộng và đầu tư một số cơ sở chế
biến sản phẩm nông - lâm nghiệp, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống
ở nông thôn như: Đan lát, mộc dân dụng, phục vụ tiêu dùng và hướng tới xuất khẩu.
3.3.3.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai
Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, huyện cần chú trọng phổ biến
tuyên truyền Luật đất đai, các chính sách nông nghiệp, nông thôn, nông dân; Đẩy
mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến người nông dân. Cùng với đó huyện tập trung
phát triển nghề, chú trọng đào tạo nghề cho nông dân để phát triển sản xuất; củng cố
phát triển hợp tác xã. Thay đổi cơ cấu và diện tích cây trồng, vật nuôi trên cơ sở nâng
cao chuỗi giá trị sản phẩm nông sản một diện tích gắn với ứng dụng khoa học kỷ thuật
vào sản xuất, thâm canh, tăng vụ. Tạo điều kiện và hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư
vào lĩnh vực nông lâm nghiệp trên địa bàn để tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp.
Đồng thời huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nội đồng,
thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp để phát triển nông nghiệp một cách bền vững.
Tổ chức thực hiện tốt quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất hàng năm
của huyện, tăng cường công tác quản lý, đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, giao đất, giao rừng cho cộng đồng, cá nhân, gia đình quản lý, chăm sóc
nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Thực hiện tốt các chính sách
về đất, hàng năm có kế hoạch điều chỉnh và sử dụng quỹ đất một cách hợp lý.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
92
3.3.4. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người lao động
- Tuyên truyền làm thay đổi nhận thức của người lao động đối với việc học nghề,
chọn ngành nghề, duy trì ngành nghề đã học, không phải chỉ có vào đại học mới là con
đường làm giàu và tiến thân duy nhất.
- Người lao động cần ý thức được trách nhiệm tự nâng cao trình độ bản thân,
giao tiếp, khả năng hòa nhập vào môi trường mới. Cần tự cập nhập thông tin, trao dồi
kiến thức về việc làm và định hướng cho mình nghề nghiệp phù hợp với khả năng của
bản thân để từ đó nâng cao vai trò nhận thức về việc tự tạo việc làm cho cá nhân.
- Hộ nông dân, người lao động đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số cần
xóa bỏ tâm lý ỷ lại, trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó cũng cần có những
kiến nghị phản ánh những thiếu sót, những vướng mắc trong sản xuất kinh doanh lên
các tổ khuyến nông, phản ánh những sai phạm một cách kịp thời cho các cơ quan có
thẩm quyền...
3.3.5. Trách nhiệm chính quyền các cấp và các cơ quan chuyên môn trong việc
giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Hướng Hóa
Tuyên truyền giảm thiểu tác động bất lợi về môi trường do khai thác các nguồn
lực cho sản xuất; tăng hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên; tăng cường áp
dụng các biện pháp sử dụng tiết kiệm nước, giảm thuốc hóa học, loại bỏ chất cấm
trong sản xuất; quản lý, sử dụng hiệu quả, an toàn các các loại vật tư nông nghiệp,
giảm thiểu thấp nhất các ảnh hưởng đến môi trường.
Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Ủy ban nhân dân huyện xây dựng chỉ
tiêu tạo việc làm mới cho người lao động trong giai đoạn 5 năm và hàng năm; tạo điều
kiện cần thiết hỗ trợ tài chính, cho vay vốn hoặc miễn thuế và áp dụng các biện pháp
khuyến khích để người lao động có khả năng lao động tự giải quyết việc làm, để các tổ
chức, đơn vị và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển nhiều ngành, nghề
mới nhằm tạo việc làm cho người lao động.
Đối với giải quyết việc làm cho đồng bào tộc thiểu số cần tập trung vào các giải
pháp nâng cao trình độ dân trí, qua đó để thay đổi tư duy, ý chí bảo thủ, trông chờ ỷ
lại, khơi dậy được lòng tự tôn của mỗi cá nhân, cộng đồng, dòng họ trong vùng DTTS
để họ có thể nỗ lực vươn lên tìm hướng thoát nghèo. Muốn làm được điều này, trước
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
93
hết cần có sự quan tâm phối hợp vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị ở địa
phương để tháo gỡ khó khăn.
Ban hành các chính sách địa phương để hổ trợ xây dựng mô hình HTX sản xuất
kinh doanh nông, lâm nghiệp trong vùng đồng bào DTTS. Ưu tiên hỗ trợ vốn vay để
các HTX và xã viên có điều kiện ổn định đời sống, phát triển sản xuất, thoát nghèo bền
vững.
Nghiên cứu xây dựng đề án để giao Phòng Dân Tộc huyện làm trung tâm hỗ trợ
phát triển vùng đồng bào DTTS để liên kết, liên doanh đẩy mạnh hoạt động của các
mô hình sản xuất tập thể trong vùng DTTS; cung ứng các mặt hàng chính sách, hàng
hóa vật tư đầy đủ và kịp thời phục vụ sản xuất và đời sống của đồng bào. Thực hiện
chính sách đầu tư ứng trước, hỗ trợ phát triển sản xuất và bao tiêu sản phẩm nông, lâm
thủy sản, chế biến và tiêu thụ nông sản cho nông dân vùng dân tộc thiểu số...
Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo cơ chế, chính sách phát
triển doanh nghiệp, trang trại, hợp tác xã và kêu gọi, thu hút thêm nhiều dự án mới
đầu tư vào các lĩnh vực có thế mạnh của huyện như nông lâm nghiệp, điện gió, du
lịch...; đẩy nhanh tiến độ và sớm đưa các dự án trọng điểm của huyện đi vào hoạt
động để giải quyết việc làm, nhất là lao động nông thôn ở các xã nghèo, địa bàn bị
thu hồi đất. Tập trung phối hợp, lồng ghép có hiệu quả giữa các cơ chế chính sách
hỗ trợ chung của Chỉnh phủ với các cơ chế chính sách hỗ trợ đặc thù riêng của tỉnh,
huyện nhằm tạo thuận lợi nhất cho người dân trong việc vay vốn giải quyết việc
làm, xuất khẩu lao động.
Tập trung vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, khuyến lâm, khuyến
nông, nước sạch cho sinh hoạt, phát triển hệ thống điện và bưu chính viễn thông, hệ
thống y tế, giáo dục, văn hóa ở nông thôn. Bên cạnh đó, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng
(đường giao thông, đường điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc),
thu hút đầu tư vào du lịch, dịch vụ thôn. Xây dựng các cụm, điểm công nghiệp tại các
xã, thị trấn, vùng sâu vùng xa. Khuyến khích công nghiệp có sử dụng lao động. Phát
triển thương mại - dịch vụ - du lịch. Tăng cường hoạt động tổ chức hội chợ, các hoạt
động lễ hội văn hóa nhằm quảng bá du lịch truyền thống và tăng cường giao lưu
thương mại với các vùng miền trong cả nước.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
94
- Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tăng
cường tuyên truyền chủ trương, chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tư
vấn học nghề, việc làm và vận động đoàn viên, hội viên của mình tham gia học nghề,
phù hợp với trình độ và nhu cầu của xã hội.
- Các phòng ban chuyên môn phối hợp chặt chẻ với các xã, thị trấn tổ chức rà
soát, đánh giá tình hình lao động việc làm hàng năm để tham mưu cho UBND huyện
trong công tác giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho lao động.
3.3.6. Hỗ trợ cho lao động nông thôn học nghề
- Thực hiện hỗ trợ theo chính sách quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg; căn
cứ quy định của Nhà nước và tình hình thực tế, hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung
điều chỉnh danh mục nghề được hỗ trợ và mức hỗ trợ chi phí học nghề cho phù hợp.
- Ngân hàng Chính sách Xã hội đảm bảo cho lao động nông thôn học cao đẳng
nghề, trung cấp nghề được vay để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học
sinh, sinh viên (theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của
Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên).
- Thực hiện hỗ trợ 100% lãi suất cho các khoản vay để học nghề đối với lao động
nông thôn làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề và vay vốn từ Quỹ Quốc gia
về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
95
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc làm là một trong những nhu cầu cơ bản của con người để đảm bảo cuộc
sống và sự phát triển toàn diện. Việc làm, giải quyết việc làm cho người lao động là
một trong những ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển kinh tế – xã hội của
nước ta, tỉnh Quảng Trị nói chung và huyện Hướng Hóa nói riêng. Trong những năm
qua, huyện Hướng Hóa đã đưa ra nhiều giải pháp để giải quyết việc làm cho người lao
động thông qua các chương trình, đề án về giải quyết việc làm, chính sách ưu đãi về
thu hút đầu tư, phối hợp chặt chẻ với các Doanh nghiệp, Trung tâm giới thiệu việc
làm. Nhờ đó, hằng năm trên địa bàn huyện đã giải quyết được việc làm cho hàng nghìn
lao động, cơ cấu lao động đã từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ lệ thất
nghiệp của lao động xã hội đã từng bước giảm dần, số người được giải quyết việc làm
tăng lên đáng kể.
Giai đoạn 2014-2016, mặc dù dân số trong độ tuổi lao động của huyện tăng lên
tương đối nhanh, nhưng được sự quan tâm, chỉ đạo của cấp, các ban ngành mà số lao
động được giải quyết việc làm cũng tăng lên tương ứng. Năm 2016, lao động có việc
làm trên địa bàn huyện là 34.818 người, chiếm 75,45% tổng số lao động, lao động thất
nghiệp 6.014 người, chiếm 13,02% tổng số lao động; trong năm đã giải quyết việc làm
mới cho 1.148 lao động, hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm. Số lao
động đi xuất khẩu lao động hàng năm cũng tăng lên đáng kể, năm 2016 toàn huyện có
737 lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài, bên cạnh đó huyện cũng đã tạo
điều kiện thuận lợi cho lao động nông thôn, cũng như các hộ gia đình được tiếp cận
các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế, nhờ đó nhiều ngành nghề, nhiều
mô hình kinh tế mới được hình thành và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong giai đoạn 2014 – 2016, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn ở
huyện Hướng Hóa cũng tăng lên đáng kể từ 74% năm 2014 lên 81% năm 2016, qua đó
đã góp phần làm giảm tỷ lệ lao động thiếu việc làm và thất nghiệp ở nông thôn.
Về đời sống xã hội, thu nhập của người dân ngày càng tăng lên từ mức 18,2
triệu đồng/người năm 2014 lên 20,6 triệu đồng/người năm 2015 và 31,6 triệu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
96
đồng/người năm 2016. Tỷ lệ hộ nghèo cũng giảm đi đáng kể với tỷ lệ giảm bình quân
hàng từ 2,5%-3,0%/năm (theo tiêu chí đa chiều).
Bên cạnh những thành tựu đạt được huyện Hướng Hóa cũng gặp rất nhiều khó
khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động
nông thôn như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, tỷ lệ lao động nông thôn
thiếu việc làm vẫn còn ở mức cao, các hoạt động sản xuất kinh doanh ở khu vực nông
thôn nhỏ lẽ, manh mún, chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp nên phụ
thuộc rất nhiều vào yếu tố thiên nhiên; Bên cạnh đó, tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm
48,5% trong tổng dân số toàn huyện, dân trí thấp, nguồn lực lao động ở nông thôn hạn
chế về trình độ chuyên môn kỹ thuật nên ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề giải quyết
việc và hỗ trợ tạo dựng việc làm. Dự báo trong giai đoạn tới lao động trong độ tuổi của
huyện Hướng Hóa sẽ tăng lên đáng kể do quy mô dân số tăng và nhu cầu về việc làm
của người lao động tăng lên, đây là thách thức lớn đối với địa phương trong việc giải
quyết việc làm cho người lao động.
Đề tài Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Hướng
Hóa, tỉnh Quảng Trị đã đánh giá tình hình thực trạng lao động nông thôn tại huyện
Hướng Hóa trong thời gian qua và đưa ra những định hướng mở, những giải pháp, cơ
chế chính sách nhằm phát huy tối đa các nguồn lực của địa phương và thu hút các
nguồn lực đầu tư từ bên ngoài cùng tham gia giải quyết việc làm cho người lao động.
Vì thế để đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, cũng như tạo
việc làm bền vững, nâng cao mức thu nhập ổn định cho người lao động thì trong thời
gian tới huyện Hướng Hóa cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để tạo việc làm
cho người lao động nông thôn như sau:
+ Tổ chức tốt công tác đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện chương
trình giải quyết việc làm ở các cấp.
+ Phát triển các loại hình kinh tế gắn với giải quyết việc làm cho người lao động
nông thôn, chú trọng việc bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống trên địa bàn.
+ Rà soát bổ sung điều chỉnh quy hoạch đất đai hợp lý để sử dụng hiệu quả tài
nguyên đất, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ về đất sản xuất cho đồng bào dân tộc
thiểu số nghèo.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
97
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn, tăng cường đào tạo
nghề và giới thiệu việc làm để người lao động có cơ hội tìm việc làm có mức thu nhập
cao hơn. Chú trọng công tác hướng nghiệp, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động
cho lao động là đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Hỗ trợ trực tiếp cho lao động thất nghiệp và thiếu việc làm thông qua các
chính sách như hỗ trợ về vay vốn, hỗ trợ đào tạo nghề
2. Kiến nghị
Để thực hiện có hiệu quả các định hướng, giải pháp về giải quyết việc làm và
nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ngày càng
bền vững. Trong thời gian tới, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
huyện cần có chương trình, kế hoạch, chính sách của địa phương, những mục tiêu
ngắn hạn và dài hạn về lao động - việc làm gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội của huyện; ưu tiên đầu tư phát triển nguồn nhân lực vừa là mục tiêu vừa là động
lực phát triển kinh tế - xã hội của huyện; có biện pháp khuyến khích mọi thành phần
kinh tế đầu tư vốn phát triển sản xuất, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các
doanh nghiệp hoạt động, góp phần tạo nên nhiều việc làm mới; nâng cao nhận thức,
năng lực, trách nhiệm các cấp ủy, chính quyền và người dân, khuyến khích sự năng
động và chủ động tự tạo việc làm cho bản thân người lao động và cho người khác,
không thụ động, trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước; tăng cường công tác giáo dục vai trò, ý
nghĩa, tầm quan trọng của lao động - việc làm nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách
nhiệm trong vấn đề đào tạo lao động; Hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng lao động được vay
vốn tạo việc làm, đặc biệt có chính ưu tiên, hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi, tập huấn
chuyển giao kỷ thuật, các điều kiện phát triển sản xuất đối với các hộ thoát nghèo.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Tú Anh (2012), Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn
huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
2. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hướng Hóa, Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ lần
thứ 16 nhiệm kỳ 2015-2020.
3. Chi cục thống kê Hướng Hóa, Niên giám thống kê huyện Hướng Hóa các năm
2014, 2015, 2016.
4. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2007), Giáo trình chính sách kinh tế -
xã hội, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
5. Nguyễn Thúy Hà (2013), Chính sách việc làm: Thực trạng và giải pháp, Trung tâm
Nghiên cứu khoa học - Viện Nghiên cứu lập pháp
6. Huỳnh Ngọc Hiểu (2014), Giải pháp việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Trà
Cú, tỉnh Trà Vinh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
7. Hoàng Hữu Hòa (2004), Phân tích số liệu thống kê, Đại học kinh tế Huế, Huế.
8. Hội đồng nhân dân huyện Hướng Hóa (2016), Nghị quyết về kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2016 – 2020, Số 07/2016/NQ – HĐND ngày 18 tháng
7 năm 2016.
9. Hội đồng nhân dân huyện Hướng Hóa, Nghị quyết điều chỉnh quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Hướng Hóa, số
07/2017/NQ-HĐND, ngày 25 tháng 7 năm 2017.
10. Đỗ Thu Hương và Nguyễn Thị Thanh Bình (2009), Giáo trình thống kê lao động,
Nhà xuất bản lao động – xã hội, Hà Nội.
11. Ngô Thắng Lợi (2009), Giáo trình kế hoạch hóa phát triển, Nhà xuất bản Đại học
kinh tế quốc dân, Hà Nội.
12. Quốc hội (2012), Bộ luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Quốc hội khóa XIII, Thông qua ngày 18/06/2012.
13. Vũ Đình Thắng (2002), Vấn đề việc làm cho lao động nông thôn, Tạp chí kinh tế
và phát triển.
14. Nguyễn Tiệp (2007), Giáo trình tổ chức lao động, Nhà xuất bản lao động – xã hội,
Hà Nội.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
99
15. Nguyễn Tiệp (2011), Giáo trình thị trường lao động, Nhà xuất bản lao động – xã
hội, Hà Nội.
16. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị (2017), Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động tỉnh
Quảng Trị giai đoạn 2017-2020, Số 264/KH-UBND, ngày 23 tháng 01 năm 2017,
Quảng Trị.
17. Uỷ ban nhân dân huyện Hướng Hóa (2017), Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động
huyện Hướng Hóa giai đoạn 2017-2020, Số 108/KH – UNBD ngày 15 tháng 3 năm
2017, Hướng Hóa.
18. Uỷ ban nhân dân huyện Hướng Hóa (2016), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ
kinh tế - xã hội năm 2016; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 trên địa bàn
huyện Hướng Hóa, Số 291/BC – UBND ngày 30 tháng 11 năm 2016, Hướng Hóa.
19. Uỷ ban nhân dân huyện Hướng Hóa (2017), Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5
năm, giai đoạn 2016-2020, Số 15/KH – UBND ngày 16 tháng 01 năm 2017, Hướng
Hóa .
20. https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=714
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
100
PHỤ LỤC 1
Dư nợ các chương trình tín dụng chính sách phát triển sản xuất, kinh doanh
Đơn vị tính: Triệu đồng
Tiêu chí
Năm So sánh (%)
2014 2015 2016 2015 /2014
2016 /
2015
Cho vay ưu đãi hộ nghèo 60.182 72.121 86.739 (16,85) 20,27
Cho vay hộ cận nghèo 11.983 26.193 32.414 118,58 23,75
Cho vay hộ mới thoát nghèo 8.499 13.578 59,76
Cho vay giải quyết việc làm 8.067 8.639 8.581 7,09 (0,67)
Cho vay hộ gia đình SXKD
tại vùng khó khăn 71.596 86.687 92.119 21,08 6,27
Cho vay Thương nhân vùng
khó khăn 2.395,0 1.576,0 1.546,0 (34,20) (1,90)
Cho vay hộ DTTS ĐBKK 1.044 1.841 3.851 76,34 109,18
Tổng cộng 155.267 205.556 238.828 32,39 16,19
(Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hướng Hóa)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
101
PHỤ LỤC 2
PHIẾU PHỎNG VẤN
HỘ NÔNG DÂN XÃ . HUYỆN HƯỚNG HÓA
VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
(Phiếu phỏng vấn này chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu. Mọi thông tin sẽ được giữ
bí mật)
Lưu ý: Ông/Bà điền thông tin vào chỗ trống và đánh dấu “X” hoặc số thứ tự vào mỗi
ô trả lời mà mình lựa chọn.
Xin Ông/Bà vui lòng cho biết các thông tin sau:
Tên địa bàn điều tra: Thôn:Xã:.
Họ và tên chủ hộ: ..
PHẦN I: HỘ VÀ NHÂN KHẨU
Hộ có đang thuộc diện hộ nghèo hay không? 1 có 2 không
Hộ có đang thuộc diện hộ cận nghèo hay không? 1 có 2 không
Số nhân khẩu của hộ? ..
Số nhân khẩu trong độ tuổi lao động của hộ?
(Nam từ 15 đến dưới 60 tuổi)
(Nữ từ 15 đến dưới 55 tuổi)
PHẦN II: TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HỘ
(Chỉ ghi những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động (trừ học sinh, sinh
viên đang đi học) và những người trên độ tuổi lao động thực tế đang làm việc).
Mô tả Thành viên của gia đình
1 (Chủ hộ) 2 3 4 5 6
1. Quan hệ với chủ hộ
2. Giới tính (Nam:1; Nữ:0)
3. Tuổi
4. Trình độ văn hóa
5. Trình độ chuyên môn
Chưa qua đào tạo = 1
Đã qua đào tạo nghề hoặc tương đương = 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
102
Trung cấp = 3
Cao đẳng, đại học trở lên = 4
6. Nghề chính
Nông lâm nghiệp = 1
Ngư nghiệp = 2
Công nghiệp-xây dựng = 3
Kinh doanh - dịch vụ = 4
Làm thuê = 5
Công nhân,viên chức = 6
Nội trợ = 7
Nghề khác = 8 (ghi rõ)
7. Nghề phụ
Nông lâm nghiệp = 1
Ngư nghiệp = 2
Công nghiệp-xây dựng = 3
Kinh doanh - dịch vụ = 4
Làm thuê = 5
Công nhân,viên chức = 6
Nội trợ = 7
Nghề khác = 8 (ghi rõ)
8. Không làm việc (thất nghiệp)
9. Thời gian làm việc bình quân hàng
tháng (ngày/tháng)
10. Các lớp đào tạo đã tham gia
Trồng trọt = 1
Chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản =2
Nghề thủ công = 3
Dịch vụ = 4
Cơ khí = 5
Điện = 6
Lớp đào tạo khác = 7 (ghi rõ)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
103
PHẦN III: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH NĂM 2015
(ĐVT: M2). (gồm cả đất đi thuê, đi mượn, đấu thầu, không tính đất cho thuê,cho mượn)
STT Chỉ tiêu Đất của hộ Đất hộ đi thuê, thầu
I Đất nông nghiệp
3.1 Đất trồng cây hàng năm
- Trong đó: Đất Lúa
3.2 Đất trồng cây lâu năm
- Cây ăn quả
- Cây công nghiệp lâu năm
3.3 Đất làm muối
II Đất lâm nghiệp
III Đất ao, hồ nuôi trổng thủy sản
IV Đất chưa sử dụng có khả năng
khai thác
PHẦN IV: TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ NUÔI TRỒNG THỦY HẢI SẢN
4.1. Trong năm qua hộ Ông(Bà) có chăn nuôi hay không?
có không
a. loài vật nuôi Số lượng (con) a. loài vật nuôi b. số lượng (con)
1. Trâu 6. Vịt, ngang,
ngổng
2. Bò 7. Ong
3. Lợn
4. Dê
5. Gà
4.2. Trong năm qua hộ Ông(Bà) có nuôi trồng thủy sản hay không?
có không >> phần V
Loài nuôi Diện tích nuôi (m2)
Cá
Khác
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
104
PHẦN V: THU NHẬP CỦA HỘ TRONG NĂM VỪA QUA (1.000 ĐỒNG)
Chỉ tiêu Doanh thu Chi phí Thu nhập Ghi chú
I. Nông lâm thủy sản
Trồng trọt
Chăn nuôi
Lâm nghiệp
Thủy sản
II. Phi nông nghiệp
Sản xuất công nghiệp –
tiểu thủ công nghiệp
Buôn bán – kinh doanh
Làm thuê
Xuất khẩu lao động
Tiền lương
III. Nguồn thu khác
Tổng ( I + II + III)
PHẦN VI: CÂU HỎI MỞ
6.1. Hiện tại công việc của hộ gia đình Ông (Bà) đảm bảo khoảng bao nhiêu phần trăm
việc làm cho các thành viên ?
- Dưới 50% - Khoảng từ 50% - dưới 60%
- Từ 60% - dưới 70% - Từ 70% - dưới 80%
- Từ 80% - dưới dưới 90% - Từ 90% - dưới 100%
- Từ 100% trở lên
6.2. Thu nhập hàng năm của hộ gia đình Ông (Bà) đảm bảo cho việc trang trải cuộc
sống như thế nào?
- Không đủ cho trang trải cuộc sống
- Đủ cho trang trải cuộc sống
- Sau khi trang cuộc sống vẫn còn dư
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
105
6.3. Hộ gia đình Ông (Bà) có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất hay không?
có không ( nếu có chuyển đến câu 6.5)
6.4. Những mong muốn của chủ hộ về vốn (hình thức vay, mức vay, lãi suất, thủ tục
vay, trả)
6.5. Ông (Bà) có nhu cầu tham gia một khóa đào tạo để nâng cao kiến thức, tay nghề
về ngành nghề làm việc của mình hay không?
có không ( nếu có chuyển đến câu 6.7)
6.6. Hình thức đào tạo nào mà Ông (Bà) muốn tham gia?
- Tập huấn kỹ năng nghề nghiệp
- Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo dài hạn
6.7. Lĩnh vực mà Ông (Bà) muốn tham gia đào tạo?
Trồng trọt Chăn nuôi
Tiểu thủ công nghiệp Công nghiệp ( cơ khí, điện)
Dịch vụ khác (ghi rõ)
6.8. Hộ Ông (Bà) có thành viên nào có dự định đi xuất khẩu lao động hay không?
có không
6.9. Khó khăn gặp phải đối với vấn đề xuất khẩu lao động của thành viên trong hộ gia
đình?
Chi phí xuất khẩu cao
Trình độ chuyên môn không phù hợp với yêu cầu
Hạn chế về khả năng ngoại ngữ
Thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu
Không gặp khó khăn trong xuất khẩu lao động
Khó khăn khác
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
106
6.10. Ông (Bà) có nhu cầu chuyển đổi việc làm từ sản xuất nông nghiệp sang các
ngành khác?
Các ngành nghề phi nông nghiệp tại địa phương
Công nhân lao động tại các cơ sở sản xuất trong và ngoài tỉnh
6.11. Ông (Bà) có đề xuất gì đối với chính quyền cấp xã, huyện để giải quyết việc làm
và nâng cao thu nhập hay không?
Cảm ơn Ông (Bà) đã giúp tôi hoàn thành phiếu điều tra này.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_quyet_viec_lam_cho_lao_dong_nong_thon_tren_dia_ban_huyen_huong_hoa_tinh_quang_tri_3019_2085743.pdf