Luận văn Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng của mọi quốc gia. Trong quá trình phát triển, đất đai được sử dụng làm nền tảng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phục vụ cho sự phát triển xã hội. Chính bởi vậy việc huy động và thu hồi đất phục vụ cho các mục đích xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu dân cư đô thị tập trung là việc không thể thiếu để bố trí cho các định hướng phát triển kinh tế quốc gia và nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển đất nước. Song song với quá trình phát triển đó là việc nhà nước tiến hành thu hồi đất kéo theo sự mất đất canh tác đồng nghĩa với mất đi việc làm của lao động nông nghiệp. Trong khuôn khổ luận văn này trên cơ sở những kiến thức đã học tác giả đã khái quát được những cơ sở lý luận và khoa học về lao động, việc làm và giải quyết việc làm, những nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho người lao động thuộc diện thu hồi đất, đồng thời cung cấp một số kinh nghiệm của các nước trên thế giới và các địa phương trong nước về vấn đề giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất. Trên cơ sở hệ thống lý luận đó tác giả đánh giá tình hình lao động, việc làm, cập nhật thực trạng giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất ở thị xã Điện Bàn trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2016 và những vấn đề hạn chế còn tồn tại cần phải được giải quyết. Qua kết quả khảo sát thực tế đó, luận văn đã đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu101 hồi đất, đây là một hệ thống các giải pháp tương đối đồng bộ và phù hợp với thực tế tại thị xã Điện Bàn trong thời gian đến, nếu được thực hiện sẽ góp phần giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất nhằm làm tăng thu nhập, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

pdf115 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Nhìn chung số lao động bị thu hồi đất được giải quyết việc làm từ ngành nghề phi nông nghiệp đã có xu hướng tăng lên. Nếu năm 2012 là 566 người thì năm 2014 là 519 người và năm 2016 là 809 người. Những thông tin 71 này cũng cho thấy số người được giải quyết việc làm từ phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp của thị xã Điện Bàn là chủ yếu. Tỷ lệ số lao động bị thu hồi đất được giải quyết việc làm từ ngành nghề phi nông nghiệp so với tổng số khá cao. Năm 2012 tỷ lệ này là 57.1%, năm 2014 là 48% và năm 2016 là 47.5%. Tuy xu thế của tỷ lệ này giảm nhưng số tuyệt đối vẫn tăng. Do đó có thể thấy phát triển các ngành phi nông nghiệp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn là giải pháp có tính chất căn cơ để giải quyết vấn đề này bền vững. Vì phát triển các ngành phi nông nghiệp theo hướng CNH vừa tạo ra việc làm để giải quyết lao động bị thu hồi đất do chính quá trình này đưa tới nhưng cũng tạo ra sự dịch chuyển lao động tốt hơn. Hình 2.3 . Số lao động bị thu hồi đất được giải quyết việc làm từ ngành nghề phi nông nghiệp (Nguồn: Xử lý từ số liệu của Phòng LĐ-TB&XH thị xã Điện Bàn) 2.3.6 Công tác xúc tiến việc làm, tuyên truyền, điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu, tư vấn học nghề và việc làm Hàng năm UBND thị xã Điện Bàn chỉ đạo Phòng Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Trung tâm giới thiệu việc làm Quảng Nam, 72 các doanh nghiệp, trường dạy nghề trong tỉnh tổ chức các phiên chợ việc làm, qua đó giúp cho người lao động có cơ hội lựa chọn nghề, làm công việc phù hợp; đồng thời phối hợp với các địa phương, các hội, đoàn thể thực hiện công tác tuyên truyền, tư vấn, khảo sát nhu cầu học nghề và tìm việc làm đảm bảo đúng đối tượng, đủ số lượng, đúng nghề người lao động có nhu cầu. Ngoài ra, còn tuyên truyền thông qua Đài Truyền thanh – Truyền hình thị xã và các Đài phát thanh của các xã, phường; phát hành cẩm nang đào tạo nghề và giải quyết việc làm đến từng thôn, khối phố; phối hợp với Thị đoàn mở các lớp tư vấn, định hướng nghề cho thanh niên và Hội Liên hiệp phụ nữ tổ chức nhiều lớp học nghề cho lao động nữ trên địa bàn thị xã. Qua đó, đưa một lượng thông tin đầy đủ về chính sách ưu đãi, cơ chế của công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm đến người lao động và để người lao động có sự lựa chọn ngành nghề tham gia đào tạo nghề và có việc làm phù hợp với bản thân. Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thị xã phối hợp với Sở Lao động - TB&XH tỉnh Quảng Nam tổ chức nhiều lớp tập huấn khảo sát, điều tra nhu cầu học nghề và việc làm lao động nông thôn cho 20 xã, phường. UBND thị xã đã chỉ đạo Ban chỉ đạo, các ngành, địa phương cùng với sự chung tay của các ban, hội, đoàn thể phối hợp, khảo sát lực lượng lao động trong độ tuổi nhưng chưa có việc làm, chưa được đào tạo nghề để tuyên truyền, tư vấn về chọn nghề, học nghề, lập nghiệp và việc làm nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; huy động mọi nguồn lực để tập trung cho các chương trình đào tạo nguồn nhân lực của thị xã với các trình độ và hình thức phù hợp, đảm bảo người lao động có nhu cầu học nghề được đào tạo nghề và 73 có việc làm, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, đồng thời triển khai hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội vừa thực hiện mục tiêu chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của thị xã sang hướng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. 2.4 Đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất 2.4.1 Những kết quả đã đạt được Nhờ vào việc vận dụng các chiến lược, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật cũng như sự nỗ lực của chính quyền địa phương và người dân trong giải quyết việc làm nên từ năm 2012 đến năm 2016 có thể thấy bằng nhiều giải pháp khác nhau kết quả giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất ngày càng tăng. Năm 2012 đã giải quyết cho 991 người, thì năm 2016 là 1702 người. Tuy nhiên, tỷ lệ giải quyết việc làm vẫn chỉ gần 92,5% là cao nhất. Điều này cũng cho thấy vẫn còn khoảng hơn 7% số lao động mất đất chưa được giải quyết việc làm. Đây thực sự là thách thức với địa phương. Bảng 2.10. Số lao động mất đất đã được giải quyết việc làm ở thị xã Điện Bàn Năm Số lao động mất đất cần việc làm (người) Số lao động mất đất đã được giải quyết việc làm (người) Tỷ lệ lao động mất đất đã được giải quyết việc làm (%) 2012 1135 991 88.5 2013 1201 944 83.2 74 2014 1792 1082 90.1 2015 1840 1634 91.2 2016 1957 1702 92.5 (Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH thị xã Điện Bàn) 2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất vẫn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập cần được quan tâm và sửa đổi, nhằm tạo thuận lợi nhất cho việc ổn định việc làm và cuộc sống của người lao động. Những hạn chế đó là: Thứ nhất, việc triển khai chính sách về tạo việc làm ở các địa phương trong thị xã còn nhiều hạn chế Công tác lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền một số địa phương chưa thực hiện quyết liệt, chưa phát huy hiệu quả; công tác tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực lao động - việc làm chưa được thường xuyên, liên tục. Việc triển khai các chính sách tạo việc làm ở các địa phương trong thị xã chưa kịp thời và đầy đủ. Nguồn Quỹ Quốc gia hỗ trợ giải việc làm hàng năm bổ sung cho thị xã rất hạn hẹp. Thêm vào đó, các chương trình vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội mặc dù đã được ủy thác qua các tổ chức đoàn thể, nhưng do phương thức cho vay theo hộ, nên hiệu quả thấp. Một số cơ chế, chính sách chậm được ban hành hoặc đã ban hành nhưng chưa phù hợp với thực tiễn, do đó chậm đi vào cuộc sống, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Một số địa phương chưa tham mưu UBND thị xã ban hành các Chương trình, Đề án về lĩnh vực việc làm - xuất khẩu lao động, chưa tập trung chỉ đạo các địa phương triển khai các hoạt động, dự án nên hiệu quả, chất lượng công tác trên lĩnh vực này còn hạn chế. 75 Thứ hai, số lượng việc làm tạo ra còn ít, chất lượng chưa cao Việc thu hồi đất để xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị thường thu hút được rất nhiều dự án đầu tư ở trong và ngoài nước với số vốn hàng ngàn tỷ đồng. Hàng chục ngàn lao động lẽ ra được giải quyết việc làm với thu nhập cao hơn, ổn định hơn. Việc thu hồi đất chính là điều kiện và thời cơ tốt nhất để chuyển một bộ phận quan trọng trong lực lượng lao động nông nghiệp, là khu vực có năng suất lao động thấp, sang lao động công nghiệp, dịch vụ nhưng hiện nay vẫn còn nhiều lao động bị thiếu việc làm. Thứ ba, hoạt động của các Trung tâm dịch vụ việc làm, các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm chưa đem lại hiệu quả cao, chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã, phường chưa đồng đều Năng lực của Trung tâm dịch vụ việc làm tuy có nâng lên nhưng nhìn chung còn hạn chế về kỹ năng tư vấn, giới thiệu việc làm và thông tin thị trường lao động, các hoạt động sàn giao dịch việc làm chưa đáp ứng được yêu cầu của người lao động và người sử dụng lao động. Thiếu sự gắn kết giữa cơ sở dạy nghề với các doanh nghiệp trong tổ chức dạy nghề cho người lao động: các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi nhuận, không mặn mà trong việc tiếp nhận người học nghề đến thực tập tay nghề tại doanh nghiệp mình; các cơ sở dạy nghề còn thiếu năng nổ trong tìm kiếm hợp đồng cung ứng lao động qua đào tạo nghề cho các doanh nghiệp. Trình độ, năng lực của đội ngũ giáo viên dạy thực hành nghề còn bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật chất lượng cao. Phần lớn giáo viên dạy nghề của tỉnh hiện nay không được đào tạo từ các trường sư phạm kỹ thuật, là trường chuyên đào tạo giáo viên dạy nghề, mà chủ yếu được đào tạo ở các trường kinh tế, kỹ thuật. Đội ngũ cán bộ xã, phường kiêm nhiệm khá nhiều công việc, lại hay thay đổi nên chất lượng hiệu 76 quả một số công tác như chế độ thông tin báo cáo, các cuộc điều tra cung - cầu lao động chưa đáp ứng yêu cầu để góp phần giải quyết việc làm. 2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại Nguyên nhân khách quan - Điều kiện thời tiết, khí hậu không mấy thuận lợi, hàng năm thường xuyên xảy ra thiên tai, bão lụt, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương còn nhiều khó khăn. - Việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp diễn ra chậm chạp và theo hướng tự phát. Việc làm của nông dân về cơ bản vẫn là thuần nông, trồng trọt và chăn nuôi. Dịch vụ nông thôn bị thả lỏng, công nghiệp nông thôn tự phát. Đa số các hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp có tư tưởng trông chờ vào chính sách hỗ trợ của nhà nước mà không chủ động tìm kiếm việc làm, tìm kiếm những thông tin trên thị trường lao động. Sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, năng lực ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn rất hạn chế. Sau khi mất đất người lao động vẫn giữ nguyên nghề sản xuất nông nghiệp, số lao động chuyển nghề rất ít, trong khi cơ hội tham gia vào môi trường lao động công nghiệp đòi hỏi kỹ năng và tính kỷ luật cao, nên thu nhập của người lao động vẫn thấp. Nguyên nhân chủ quan - Tâm lý của người lao động Một trong những nguyên nhân thường gặp cũng là bởi người lao động sau khi bị thu hồi đất còn ỷ lại các chính sách của nhà nước, thực tế chỉ có số ít người dùng tiền đền bù, giải phóng mặt bằng làm vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh hay tự đi học nghề để tìm kiếm việc làm mới hay đầu tư cho việc học hành của con cái để con cái tương lai. Đa số họ dùng số tiền đó chủ yếu vào 77 việc sửa sang lại nhà cửa, mua sắm trang thiết bị, vật dụng sử dụng trong gia đình, một số người thì dùng tiền đó để gởi tiết kiệm với mục đích sinh lợi, mặc dù biết hình thức này kém hiệu quả hơn rất nhiều so với hình thức đầu tư vào kinh doanh nhưng họ vẫn chọn vì sợ kinh doanh thất bại, không có trình độ để tiến hành việc kinh doanh, đặc biệt có một số hộ dân mang tiền đi mua vàng về cất trữ để tránh rủi ro, tính chuyện an phận. Vì thế sau khi sử dụng hết số tiền được hỗ trợ mà không biết tự đi kiếm việc làm mới, họ trở thành những hộ gia đình nghèo, không có thu nhập, đời sống lại khó khăn như trước. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của xã hội. - Trình độ lao động trong các hộ bị thu hồi đất còn thấp Về trình độ học vấn, người lao động tốt nghiệp cấp III rất ít, đa số chỉ tốt nghiệp cấp I,II, điều này ảnh hưởng đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua trường lớp đào tạo, nên việc tìm việc mới cho các lao động bị thu hồi đất sản xuất không phải dễ dàng. Các doanh nghiệp đầu tư sản xuất tại thị xã lại tuyển dụng những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. - Tầm nhìn của chính quyền địa phương Việc thu hồi đất nông nghiệp chưa gắn với quy hoạch tái định cư, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, thiếu kế hoạch cụ thể về hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho người lao động. Hầu hết nông dân trong hoàn cảnh này đều bị động khi phải chuyển đổi mục đích sản xuất. Việc quy hoạch sử dụng đất giao cho các đơn vị tư vấn thiếu năng lực chuyên môn, cơ quan thẩm định làm việc cho hết chức năng chứ chưa hết trách nhiệm. Và cứ thế đóng dấu thu tiền, rồi báo cáo lên cấp trên đã hoàn 78 thành việc quy hoạch nọ, quy hoạch kia giống như lâu nay báo chí, phương tiện truyền thông đã phản ánh dẫn đến việc sử dụng đất không hợp lý. Nguyên nhân là do suy nghĩ của chính quyền địa phương chưa sâu sắc, chưa nhìn xa trông rộng, chưa bao quát được toàn bộ quá trình thu hồi đất, tái định cư, giải quyết việc làm, cứ thấy có doanh nghiệp vào xin đầu tư kinh doanh, sản xuất, xây dựng khu đô thị, khu dân cư là đồng ý mà không có sự chọn lọc, thấy cái lợi trước mắt mà không thấy cái lợi lâu dài, chưa chọn lọc những dự án giải quyết việc làm tại chỗ cho người dân nơi có dự án. Hoặc có thể là tuân theo ý kiến chỉ đạo của cấp trên để được lòng, chấp nhận hậu quả chung để được lợi ích riêng, lợi ích nhóm mà không xem xét lợi ích của người dân, tình hình thực tế địa phương mình để đi đến quyết định chọn doanh nghiệp đầu tư. Điển hình như dự án Khu du lịch làng chài Điện Dương, Khu du lịch Xuân Phú Hải, khu đô thị sinh thái Thiên đường Cổ Cò quy hoạch treo hơn 10 năm, đã có thông báo thu hồi đất, làm cho những hộ dân sống ở khu vực dự án không sửa chữa, xây dựng, mua bán nhà cửa, đất đai cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giải quyết việc làm của người dân, đặc biệt còn chấp nhận những dự án còn gây ô nhiễm môi trường trầm trọng dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, vượt cấp như dự án sản xuất thép của Công ty TNHH thép Việt Pháp ở phường Điện Nam Đông. 79 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Trong những năm qua, Thị ủy, HĐND, UBND thị xã Điện Bàn, trên cơ sở tranh thủ sự hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm động viên các ngành, các địa phương, các tổ chức và nhân dân trong thị xã tập trung nỗ lực để tạo việc làm nhằm nâng cao thu nhập, ổn định đời sống của lao động thuộc diện thu hồi đất. Những nỗ lực của thị xã tập trung vào các hướng: Triển khai thực hiện công tác hỗ trợ vốn để giải quyết việc làm; công tác đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm từ ngành nghề phi nông nghiệp, công tác xúc tiến việc làm, tuyên truyền, điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn. Các nỗ lực của thị xã tuy đã đạt được những kết quả nhất định, song cũng còn nhiều hạn chế, khó khăn, vướng mắc cần khắc phục, từ đó làm cơ sở để tác giả sẽ đưa ra các giải pháp giải quyết việc làm trong Chương 3. 80 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG THUỘC DIỆN THU HỒI ĐẤT Ở THỊ XÃ ĐIỆN BÀN 3.1. Phương hướng giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn 3.1.1. Quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về giải quyết việc làm Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong đó có nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp và phát triển thị trường lao động là một trong những chính sách quan trọng, được Đảng và Nhà nước xác định là một trong những lĩnh vực trọng tâm của quá trình phát triển kinh tế – xã hội nhằm thực hiện CNH-HĐH, xóa đói giảm nghèo, ổn định và phát triển đất nước. Là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, đoàn thể và toàn xã hội. Do đó, để giải quyết việc làm cho nông dân cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nước với nhân dân để giải quyết tốt nhu cầu về việc làm cho lao động nông thôn, trong đó có nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ trì xây dựng Chiến lược việc làm giai đoạn 2011-2020. Chiến lược việc làm Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 là sự cụ thể hoá những chủ trương, định hướng của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 trong lĩnh vực việc làm, đồng thời hướng tới thực hiện các mục tiêu về việc làm bền vững cũng như các tiêu chuẩn về việc làm theo khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế, do đó các mục tiêu của Chiến lược việc làm đều thể hiện sự nhất quán với Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 và hướng tới các mục tiêu về việc làm đầy đủ, năng suất và bền vững cho tất cả mọi người, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. 81 Thị ủy, HĐND, UBND thị xã Điện Bàn xác định trong thời gian đến tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị theo định hướng phát triển nhanh, bền vững, là đô thị hạt nhân phía Bắc của tỉnh Quảng Nam. Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - thương mại dịch vụ, nâng cao chất lượng phát triển của các ngành nghề kinh tế, gắn với nâng cao chất lượng lao động. Phấn đấu xây dựng Điện Bàn trở thành trung tâm thương mại - dịch vụ của tỉnh và của khu vực. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tạo chuyển biến mạnh về đời sống văn hóa, nếp sống văn minh đô thị, chất lượng giáo dục, chăm lo sức khỏe, giải quyết việc làm. Thị xã đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật như Kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 30/9/2013, Công văn số 364/UBND ngày 04/4/2013, Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 09/3/2015, Kế hoạch số 67/KH-UBND ngày 17/6/2015 nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm; từng bước nâng cao chất lượng nguồn lao động nông thôn cả về số lượng và chất lượng, cải thiện đời sống cho người lao động; giảm nghèo bền vững, ổn định chính trị - xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chủ yếu từ nông - lâm - ngư nghiệp sang công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, góp phần xây dựng thị xã ngày càng vững mạnh. Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn bị mất đất sản xuất do đô thị hóa, chuyển sang làm việc tại các khu, cụm công nghiệp và đào tạo phát triển các mô hình có hiệu quả ở khu vực nông thôn theo hướng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn và cơ cấu kinh tế phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa 82 nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động cho phù hợp để giải quyết tốt việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã, đảm bảo cho mọi lao động trong độ tuổi, có khả năng lao động, sẵn sàng làm việc, đều có cơ hội tìm được việc làm có thu nhập ổn định, cải thiện đời sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế của thị xã nhất là giai đoạn Điện Bàn vừa mới lên thị xã. 3.1.2 Mục tiêu giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất đến năm 2020 Trong giai đoạn 2017-2020, dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển ổn định, theo đó Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, các cụm công nghiệp ở thị xã Điện Bàn cũng sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư cùng với sự phát triển mạnh mạng lưới thương mại - dịch vụ nên dự kiến có thêm nhiều dự án đầu tư trên địa bàn thị xã, vì vậy công tác giải quyết việc làm trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn. Giai đoạn 2017-2020 giải quyết việc làm cho 25.150 lao động. Trong đó lao động các nhóm ngành công nghiệp - xây dựng 14.050 người, thương mại - dịch vụ 10.555 người, nông - lâm - ngư nghiệp 545 người. Dự kiến kinh phí giải quyết việc làm giai đoạn (2017-2020) là: 25.492.000.000 đồng. Trong đó: - Nguồn TW: 20.595 triệu đồng; - Nguồn tỉnh: 3.697 triệu đồng; - Nguồn thị xã: 1.200 triệu đồng. 83 Bảng 3.1. Dự kiến tình hình giải quyết việc làm theo các nhóm ngành giai đoạn 2017 - 2020 Năm Tổng số lao động GQVL hàng năm (Người) Chia theo nhóm ngành Nông – Lâm - Ngư nghiệp Công nghiệp – Xây dựng Thương mại – Dịch vụ Tổng số (người) Tỷ lệ (%) Tổng số (người) Tỷ lệ (%) Tổng số (người) Tỷ lệ (%) 2017 6.000 165 2,75 3.410 56,83 2.425 40,42 2018 6.210 150 2,42 3.490 56,2 2.570 41,38 2019 6.380 130 2,04 3.550 55,64 2.700 42,32 2020 6.560 100 1,52 3.600 54,88 2.860 43,6 Tổng cộng 25.120 545 2,18 14.050 55,89 10.555 41,93 (Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH thị xã Điện Bàn) 3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn Nhằm phát huy kết quả đạt được trong giai đoạn 2012 - 2016, trong những năm đến giai đoạn 2017 - 2020 công tác giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất cần thực hiện một số giải pháp sau: 3.2.1. Rà soát, hoàn thiện công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật Đây là giải pháp mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Để hoạt động này mang lại hiệu quả cần thực hiện một số nội dung sau: 84 - Thực hiện có hiệu quả công tác nghiên cứu, dự báo và lập kế hoạch về giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất theo định kỳ. Công tác nghiên cứu, dự báo, lập kế hoạch là khâu đầu, là tiền đề rất quan trọng và cần thiết giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất; nếu không có các chỉ báo cơ bản về lao động bị thu hồi đất thì rất khó đề ra các chính sách, quy định đối với công tác giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất một cách sát thực. Để công tác dự báo, lập kế hoạch hiệu quả, lãnh đạo thị xã, cơ quan chuyên môn phải làm tốt khâu tổng kết, đúc kết các kết quả đạt được để phát huy trong tương lai đồng thời chỉ ra những tồn tại, khuyết điểm cần rút kinh nghiệm trong thực hiện từng chính sách cũng như trong tổng thể công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất. - Hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất Trong thời gian qua, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở lĩnh vực giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất vẫn còn nhiều thiếu sót. Cần phải có sự chuẩn hóa trên lĩnh vực ban hành để văn bản ra đời đúng định hướng, kịp thời và đồng bộ, làm căn cứ xác định nhiệm vụ quản lý và thực thi của những cơ quan đơn vị thuộc ngành và lĩnh vực có liên quan. Theo đó tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật đã có, liên quan đến công tác giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất, thẩm quyền ban hành văn bản liên quan đến công tác tạo việc làm cần được thống nhất ở các cấp, các ngành, tránh tình trạng ban hành văn bản chồng chéo, thiếu tính thống nhất giữa cơ quan Trung ương, UBND tỉnh Quảng Nam, UBND thị xã. 3.2.2. Tiếp tục phát triển các ngành phi nông nghiệp Phát triển công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp 85 Đẩy mạnh tốc độ phát triển công nghiệp. Tiếp tục làm tốt công tác cải cách thủ tục hành chính; công khai minh bạch quy hoạch, hồ sơ thủ tục, cơ chế chính sách, ưu tiên thu hút ngành công nghiệp “sạch” ít gây ô nhiễm, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp tạo nhiều giá trị gia tăng hoặc sử dụng nhiều lao động. Trên cơ sở quy hoạch từng cụm CN, làng nghề xác định nhu cầu đầu tư cụ thể cho từng cụm CN, làng nghề theo hướng đầu tư đồng bộ, không dàn trải, đầu tư gắn với khai thác; trên cơ sở này xây dựng kế hoạch huy động nguồn vốn để đầu tư, tranh thủ nguồn hỗ trợ có mục tiêu của Trung ương và tỉnh. Lồng ghép các nguồn lực để đầu tư phát triển làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch. Gắn làng nghề với các hãng lữ hành. Hỗ trợ xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm làng nghề tại thị trường trong nước và quốc tế. Có chính sách phát triển cả về số lượng và chất lượng đội ngũ làm công tác du lịch cộng đồng ở các làng nghề và một số cơ sở thủ công mỹ nghệ. Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo hướng thu hút và dịch chuyển các doanh nghiệp công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp từ khu vực thành thị như Đà Nẵng và các tỉnh lân cận tới địa phương. Đồng thời khuyến khích thành lập các doanh nghiệp mới trong các ngành này tại địa phương. Tập trung phát triển các ngành có lợi thế, giải quyết việc làm cho nhiều lao động đặc biệt là lao động nữ như các ngành may mặc, giày da, mây tre xuất khẩu. Phát triển các ngành Thương mại - Dịch vụ- Du lịch Chính sách phát triển thương mại cần phải đáp ứng cho nhiều mục tiêu khác nhau và của từng vùng cụ thể, điều chỉnh các hoạt động thương mại 86 theo chiều hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Quy hoạch và đầu tư xây dựng ngành dịch vụ theo hướng: Bố trí hợp lý không gian các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo dục- đào tạo, truyền thông trong các phân khu chức năng, khu dân cư đô thị, điểm dân cư nông thôn tạo động lực phát triển lan tỏa, thu hút đầu tư. Hình thành các Trung tâm thương mại ở các khu dân cư, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu Trung tâm các xã, phường để kết nối các chuỗi đô thị, hình thành các Trung tâm thương mại nằm trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ nâng cấp các chợ ở nông thôn để vừa giải quyết việc làm gắn với thúc đẩy lưu thông hàng hóa, mở rộng thị trường buôn bán vừa thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, phục vụ tốt cho sự nghiệp xây dựng và duy trì các xã nông thôn mới. Cụ thể như đầu tư xây dựng hoàn chỉnh khu phố chợ Vĩnh Điện thành trung tâm thương mại - dịch vụ lớn của thị xã vì ở đây có Trung tâm hành chính của thị xã. Kêu gọi đầu tư và xây dựng khu phố chợ Thống Nhất (Điện Dương), Thanh Quýt (Điện Thắng Trung), Lai Nghi (Điện Nam Đông), Phong Thử (Điện Thọ). Tiếp tục rà soát các dự án du lịch ven biển, kiến nghị tỉnh thu hồi đối với các dự án chậm triển khai thực hiện hoặc đắp chiếu nằm im. Đẩy nhanh tiến độ GPMB-TĐC các hộ dân sống trong các dự án đã hoàn chỉnh công tác đền bù, GPMB, tạo điều kiện để các nhà đầu tư yên tâm triển khai. Đầu tư hoàn thiện dự án Bãi tắm Hà My và có phương án tổ chức khai thác để đem lại hiệu quả cao hơn. Đôn đốc tiến độ triển khai khu bãi tắm Viêm Đông - Điện Ngọc, khu làng chài Điện Dương. Qui hoạch công viên biển 87 thành nơi dừng chân của khách du lịch Đà Nẵng – Hội An và địa điểm tổ chức các sự kiện biển. Hoàn thành quy hoạch định hướng phát triển du lịch làng nghề Điện Phương và vùng phụ cận. Tập trung trước mắt cho phát triển các làng nghề, du lịch sinh thái làng quê Triêm Tây, làng nghề chiếu chẻ Triêm Tây, không gian nhà cổ và ẩm thực truyền thống Vinahouse. Hoàn chỉnh khuôn viên Bảo tàng Điện Bàn và làm phong phú các hiện vật trưng bày trong bảo tàng. Để thực hiện tốt giải pháp này chính quyền địa phương cần cải cách thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong các ngành phi nông nghiệp hoạt động thuận lợi góp phần giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất. 3.2.3. Nâng cao hiệu quả cho vay vốn tín dụng ưu đãi Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm những năm qua đã phát huy vai trò tích cực trong việc thực hiện lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội của tỉnh như: xóa đói giảm nghèo, thực hiện các dự án phát triển sản xuất, tạo việc làm qua các đoàn thể. Từ nay đến năm 2020, để phát huy hơn nữa hiệu quả vốn vay tạo việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất cần thực hiện tốt các nội dung sau: - Tranh thủ tối đa các nguồn vốn hỗ trợ của ngân hàng cấp trên, đồng thời chủ động khai thác những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, ưu đãi lãi suất của các chương trình, dự án tài trợ trong nước, quốc tế, ngân sách địa phương dành cho chương trình xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm. - Nâng cao trách nhiệm, phối hợp hiệu quả giữa các Ngân hàng Chính sách Xã hội các cấp, chính quyền địa phương, các Hội, đoàn thể tham gia hợp đồng ủy thác, các tổ chức cho vay tín dụng vi mô, các trung tâm đào tạo, dịch 88 vụ xuất khẩu lao động. Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo giải quyết việc làm các cấp; thường xuyên kiểm tra giám sát đảm bảo sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả, đúng mục đích. - Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thị xã và các ngành liên quan triển khai thực hiện tốt các chương trình về xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm cho các hộ thuộc diện thu hồi đất; trong đó chú trọng đến các chương trình tín dụng ưu đãi cho các đối thất nghiệp, học sinh, sinh viên trong gia đình chính sách, thuộc diện thu hồi đất. Thành lập quỹ tín dụng ưu đãi cho các hộ thuộc diện thu hồi đất từ nhiều nguồn và tạo điều kiện cho người lao động dễ tiếp cận. Nguồn này được quay vòng khi có nhu cầu, nhất là đối với những người đi lao động ở nước ngoài. Có chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, khám sức khoẻ, làm hộ chiếu, các khoản kinh phí đóng góp, tiền đặt cọc trước khi đi lao động ở nước ngoài. Tiếp tục đẩy mạnh cho vay từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, Quỹ hỗ trợ việc làm Quảng Nam để hỗ trợ cho những người thiếu việc làm hoặc chưa có việc làm để tự tạo việc làm, ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở sản xuất kinh doanh, làm ăn có hiệu quả thông qua việc cắt giảm thủ tục hành chính, hỗ trợ về tài chính, đào tạo lao động, miễn, giảm thuế, thuê mặt bằng..., tổ chức các khóa đào tạo phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể giúp người lao động tự kinh doanh nhằm giải quyết tốt việc làm cho lao động ở nông thôn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chính sách ưu đãi của Nhà nước về xuất khẩu lao động, đồng thời hỗ trợ vốn vay, đảm bảo mức vay cho 89 mỗi lao động từ 80 - 100 triệu/người tham gia xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài. Hình thành quỹ hỗ trợ việc làm từ các nguồn huy động hợp pháp khác để hỗ trợ cho các địa phương, ngành và các đoàn thể thực hiện các hoạt động hỗ trợ người thất nghiệp, người thiếu việc làm, người tìm việc làm. Hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện thực tế thị xã, công khai hoá, đơn giản hóa thủ tục hành chính giúp các chủ thể này được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước một cách bình đẳng, có hiệu quả. 3.2.4 Nâng cao chất lượng đào tạo nghề Trong những năm đến, cần tập trung thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang thiết bị trong các cơ sở giảng dạy với hình thức đào tạo nghề đa dạng và hiệu quả, vừa đào tạo dài hạn tập trung phục vụ cho các ngành công nghiệp – xây dựng – thương mại và dịch vụ vừa đào tạo các nghề ngắn hạn trong nông nghiệp để phục vụ ngành nông nghiệp ở nông thôn theo phương châm xã hội hóa chương trình đào tạo nghề cho người lao động đáp ứng nhu cầu thị trường lao động để phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thị xã, trong đó cần tập trung vào các nội dung sau: - Các cơ sở đào tạo nghề phải chủ động xác định số lượng nghề đào tạo, quy mô đào tạo trên cơ sở đánh giá năng lực của cơ sở và nhu cầu của thị trường lao động; chủ động xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu tuyển dụng và sử dụng của doanh nghiệp. Đổi mới phương pháp, quy trình đào tạo, lấy học sinh, người học nghề làm trung tâm và nhu cầu của doanh nghiệp làm định hướng đào tạo. 90 - Định kỳ hàng năm, tiến hành điều tra lập danh sách tất cả những lao động có nhu cầu học nghề, tổng hợp theo nhóm ngành nghề cần đào tạo phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, các trường, trung tâm đào tạo nghề nắm bắt nhu cầu ngành nghề của từng doanh nghiệp cần tuyển dụng lao động để có kế hoạch mở các lớp đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, khả năng, nguyện vọng của từng lao động nhằm phát huy tối đa hiệu quả đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động. - Phấn đấu giai đoạn 2017-2020 phải đào tạo 10.000 lao động theo kế hoạch Đề án của thị xã đề ra. Trong đó: đào tạo nghề phi nông nghiệp 4.500 lao động, nông nghiệp 2.000 lao động và các trường đào tạo theo hệ trung cấp, cao đẳng, đại học 3.500 trên địa bàn, bình quân hàng năm đào tạo 2.000 lao động (không tính các sinh viên đi học và ra trường ngoài thị xã) góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo 76,14% và giải quyết việc làm thường xuyên cho lao động trên thị xã 98%. Thực hiện đào tạo nghề đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng theo quy định của Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Dự kiến kinh phí đào tạo nghề giai đoạn (2017-2020) là: 8.200.000.000 đồng. Trong đó: Nguồn TW đào tạo theo chương trình 1956/QĐ-TTg: 3.500.000.000 đồng; Nguồn theo chương trình khuyến công: 1.000.000.000 đồng; Nguồn ngân sách thị xã: 1.000.000.000 triệu đồng; 91 Xã hội hóa: 2.700.000.000 đồng. Tích cực huy động các nguồn lực tại chỗ gắn với nguồn ngân sách của tỉnh, Trung ương và các dự án để hỗ trợ cho lao động học nghề theo các chương trình mục tiêu Quốc gia của tỉnh và thị xã. Hàng năm trích một phần ngân sách của thị xã (200 triệu) để hỗ trợ cho hoạt động dạy nghề và các hoạt động khác của Đề án việc làm. - Thời gian tới cần thay đổi các chính sách đào tạo hợp lý hơn. Các chính sách cần được xây dựng nhằm thúc đẩy các cơ sở đào tạo nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh cùng hợp tác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường lao động vận hành. Trong đó, sẽ cần có thêm những chính sách thúc đẩy sự phát triển của mạng lưới trung gian làm cầu nối giữa đơn vị đào tạo nghề và nơi sử dụng lao động đảm bảo sự cân bằng cung cầu trên thị trường lao động nói chung. Cụ thể: + Xây dựng các chính sách nhằm thu hút, tạo điều kiện để có sự tham gia của doanh nghiệp trong quá trình đào tạo nghề, trong việc xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, trong quá trình giảng dạy, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và phản hồi về chất lượng của các "sản phẩm" của quá trình đào tạo nghề trước đó. + Rà soát, đánh giá lại và đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm phát triển hệ thống các cơ sở giới thiệu việc làm tại KCN Điện Nam – Điện Ngọc và các CCN xây dựng trên địa bàn thị xã, dịch vụ tư vấn nghề nghiệp, đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo, Phòng LĐ – TB & XH và các hội đoàn thể của thị xã làm cầu nối cho khối doanh nghiệp và khối cơ sở đào tạo. Đồng thời cần tạo ra các khuyến khích (thủ tục, vốn tín dụng, thuế) để khuyến khích mạng 92 lưới các cơ sở dịch vụ này tham gia tích cực hỗ trợ cho sự vận hành của thị trường lao động, giúp đảm bảo sự cân bằng giữa cung và cầu lao động trên thị trường. + Bổ sung cơ chế chính sách để huy động các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề và phát triển cơ sở dạy nghề tại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có hoạt động đào tạo nghề, chi phí đào tạo được tính trong chi phí giá thành; được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc được trích một phần thu nhập trước thuế để thực hiện đào tạo nghề. 3.2.5. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, tăng cơ hội việc làm cho người lao động Có chính sách khuyến khích để các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động tuyển chọn lao động thuộc diện thu hồi đất, chính sách thưởng đối với các doanh nghiệp đưa được nhiều lao động của địa phương đi lao động ở nước ngoài. Thành lập các tổ chức tuyển chọn lao động xuất khẩu phải có sự tham gia của cả hệ thống chính trị nhằm tuyên truyền sâu sắc cho người lao động hiểu rõ được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về vấn đề lao động, việc làm; quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động được đi xuất khẩu lao động, từ đó nâng cao nhận thức cho người lao động tránh trường hợp đi lao động theo chương trình xuất khẩu lao động của nhà nước nhưng lại thực hiện mục đích khác. Tăng cường chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động xuất khẩu lao động, thực hiện nghiêm và có biện pháp tích cực nhằm chấn chỉnh hoạt động xuất khẩu lao động trái quy định của nhà nước, hạn chế rủi ro cho lao động. 93 Chính sách xuất khẩu lao động cần nghiên cứu trên hai vấn đề đó là: Xuất khẩu lao động trực tiếp và xuất khẩu lao động gián tiếp hay là xuất khẩu lao động tại chỗ. - Xuất khẩu lao động trực tiếp là thông qua việc tuyển dụng của các doanh nghiệp có chức năng để đưa lao động đi làm việc trực tiếp tại nước ngoài, đây là chính sách của hầu hết các nước, nhất là đối với các nước đang phát triển, các nước nghèo, các nước có nguồn lao động dồi dào. Chính sách xuất khẩu lao động trực tiếp của Việt Nam được thực hiện chính thức theo hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ các nước thông qua Bộ LĐ – TB & XH và Xã hội và Sở LĐ – TB & XH tỉnh. Theo quy trình trước khi đi xuất khẩu lao động, người lao động bắt buộc phải học tiếng của nước, nơi đến làm việc hoặc tiếng Anh, đồng thời tuỳ theo nhóm ngành nghề xuất khẩu lao động mà người lao động phải học việc, tập huấn kỹ năng nghề nghiệp với chi phí khá cao. Do vậy Nhà nước nên hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho người lao động này. Đối với hộ gia đình thuộc con liệt sỹ, con thương, bệnh binh nặng, con gia đình thuộc hộ nghèo theo tiêu chuẩn nghèo của Bộ LĐ-TB&XH, hộ thuộc diện thu hồi đất thì hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo, những đối tượng khác hỗ trợ 50%. Đồng thời có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp hoặc liên kết với các trung tâm dạy nghề địa phương trực tiếp tập huấn, dạy nghề, dạy tiếng tại chỗ cho người lao động. - Xuất khẩu lao động gián tiếp hay còn goị là xuất khẩu lao động tại chỗ là hình thức xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm, hàng hóa của các quốc gia sang các nước khác trên thế giới. Với các nước đang phát triển, có nguồn lao động dồi dào như nước ta thì xuất khẩu lao động gián tiếp là một giải pháp tích cực mang tính dài hạn 94 trong vấn đề giải quyết việc làm và điều này rất phù hợp với Điện Bàn, một thị xã có nguồn lực lao động lớn. Các mặt hàng xuất khẩu như chế biến nông - lâm - thủy sản, may mặc, giày dép, gỗ và các sản phẩm từ gỗ... thường là những sản phẩm đang được các doanh nghiệp đầu tư sản xuất nhiều ở Điện Bàn đồng thời thu hút được nhiều lao động hơn các ngành nghề khác. 3.2.6. Tăng cường điều tra cung - cầu lao động và tổ chức các hoạt động dịch vụ việc làm Hàng năm tiến hành các cuộc điều tra cung - cầu lao động để cập nhật kịp thời, chính xác những thông tin cần thiết về thị trường lao động và nhu cầu đào tạo nghề tại các doanh nghiệp, vừa đánh giá được kết quả thực hiện Đề án giải quyết việc làm vừa phục vụ yêu cầu chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, điều hành chính quyền, vừa làm cơ sở cho việc hoạch định các chủ trương chính sách của địa phương cũng như phục vụ theo yêu cầu của cấp trên. Định kỳ hàng năm phối hợp với các ban, ngành, hội, đoàn thể, các địa phương và Trung tâm Giới thiệu việc làm Quảng Nam thường xuyên tổ chức phiên chợ việc làm, kể cả liên kết với các Trung tâm dịch vụ việc làm ngoài tỉnh nhằm tạo điều kiện cho người lao động, người sử dụng lao động gặp gỡ, tiếp xúc, giao lưu nắm bắt thông tin về nhu cầu lao động việc làm, qua đó giúp doanh nghiệp tuyển chọn lao động, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có cơ hội lựa chọn nơi làm việc phù hợp với bản thân, giải quyết tốt mối quan hệ cung cầu về lao động. Phát triển thông tin thị trường lao động, tổ chức hiệu quả sàn giao dịch việc làm. Đẩy mạnh công tác thu thập thông tin về nhu cầu tuyển dụng của các nhà tuyển dụng dưới nhiều hình thức, thông tin về cung, cầu lao động trên 95 thị trường, thông báo thường xuyên tới các xã, phường thông qua nhiều kênh tuyên truyền như Loa phát thanh, Đài truyền hình, website cổng thông tin điện tử thị xã Điện Bàn ... giúp người lao động nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, đào tạo của xã hội trong từng giai đoạn, đăng ký lựa chọn việc làm phù hợp, nâng cao hiệu quả giữa đào tạo và tuyển dụng. Từ nay đến năm 2020, tổ chức 12 lần Hội chợ việc làm; phấn đấu qua mỗi lần hội chợ, hỗ trợ cho khoảng 3.000 lao động tìm được việc làm, hỗ trợ cho khoảng 2.000 lao động đăng ký học nghề. Bên cạnh nguồn kinh phí Trung ương, tỉnh cấp xuống, thị xã phải dành nguồn kinh phí hỗ trợ để tổ chức Hội chợ việc làm. 3.2.7. Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và vai trò đồng hành của tổ chức hội, đoàn thể Lãnh đạo thị xã Điện Bàn cần ban hành cơ chế phối hợp giữa các ban, ngành, hội đoàn thể trong thị xã nhằm thực hiện tốt cơ chế phối hợp liên ngành trong thực hiện các nghị quyết và nhiệm vụ, chỉ tiêu về tạo việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất. Tăng cường sự phối hợp giữa các ban, ngành với các tổ chức chính trị - xã hội, với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong công tác giáo dục định hướng nghề nghiệp, đào tạo nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm và tự tạo việc làm. Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan QLNN về tạo việc làm cho lao động là Phòng LĐ – TB & XH thị xã. Trong quá trình tổ chức thực hiện, đơn vị chủ trì và các đơn vị phối hợp có quyền sử dụng công cụ, phương tiện, tổ chức chuyên môn để thực hiện khảo sát nhằm đảm bảo kết quả khách quan, khoa học. Đẩy mạnh việc lồng ghép các nhiệm vụ, chỉ tiêu về tạo việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất vào các chương trình, dự án ưu tiên của Trung 96 ương và tỉnh Quảng Nam như: Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020; Đề án đào tạo nghề trọng điểm đáp ứng nhu cầu lao động có tay nghề cao cho các doanh nghiệp. Trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, thị xã và các địa phương có chính sách tạo điều kiện cho lao động thuộc diện thu hồi đất có việc làm, thu nhập và làm giàu ngay ở nông thôn. Tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết của Chính Phủ về Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn, các chương trình mục tiêu, đề án của Chính phủ và các chủ trương, chính sách, các chương trình, đề án phát triển KT - XH của thị xã về việc hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động thuộc diện thu hồi đất. Phát huy hiệu quả văn phòng tư vấn việc làm trực thuộc thị xã. Đa dạng hóa hình thức vừa tập huấn tập trung vừa thông qua các buổi hội họp tổ đoàn kết, sinh hoạt chi hội, tham quan học tập các mô hình thực tế... Phối hợp với các tổ chức tín dụng, ngân hàng (đặc biệt là Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng NN&PTNN) các công ty, doanh nghiệp hỗ trợ vay vốn, tìm kiếm thị trường xuất khẩu lao động để đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và tạo việc làm, phân bổ lại lao động và dân cư, phát triển kinh tế hộ bền vững, đảm bảo quốc phong - an ninh. 3.3 Một sô kiến nghị Các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động thu hồi đất phần nào đã mang lại những hiệu quả nhất định trong thời gian qua. Tuy nhiên, trên thực tế thông qua quá trình nghiên cứu và đánh giá tình hình hiện nay thì việc thực hiện các chính sách này vẫn còn tồn tại những hạn chế và vướng mắc. Xuất phát từ tình hình đó, bản thân có một số kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại trong các chính sách giúp nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động thu hồi đất nông nghiệp như sau: 97 Kiến nghị với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Nam thay đổi môi trường kinh doanh của tỉnh và đặc biệt là ở Điện Bàn để các doanh nghiệp trong các lĩnh vực công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và Thương mại - Dịch vụ có thể phát triển thuận lợi hơn. Đẩy mạnh việc thực hiện các Đề án, chương trình xây dựng nông thôn mới, có cơ chế, chính sách phù hợp khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển mạnh công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở khu vực nông thôn, đặc biệt là các xã thuần nông ở xa khu, cụm công nghiệp; khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống nhằm giải quyết việc làm hiệu quả cho lao động tại địa phương. Thị xã cần dành một quỹ đất nhất định để tập trung các hộ sản xuất nông nghiệp có điều kiện đầu tư, lựa chọn và tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị tạo ra sản phẩm hàng hóa sạch, an toàn, đồng thời tập trung các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các doanh nghiệp dân doanh nhằm thu hút lao động nông nghiệp nhàn rỗi, đảm bảo môi trường trong các khu dân cư. Đây là nơi có thể tạo việc làm, đào tạo các ngành, nghề lao động phổ thông như thủ công mỹ nghệ, chế biến nông, lâm sản... Thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách của nhà nước, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Tập trung phát triển những ngành có lợi thế, giải quyết nhiều việc làm như: dệt, may mặc, da giày, thêu, đồ chơi, chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu... đẩy mạnh phát triển công nghiệp cơ khí, điện, sản xuất vật liệu xây dựng... triển khai xây dựng và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng các khu, 98 cụm công nghiệp, các dự án trọng điểm trong chương trình đầu tư phát triển công nghiệp để đưa vào khai thác. Chú trọng giải quyết việc làm tại các doanh nghiệp đang hoạt động trong khu, cụm công nghiệp, các doanh nghiệp, dự án đang triển khai thu hút nhiều lao động. Xây dựng các cụm công nghiệp, hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để phát triển sản xuất, tạo việc làm. 99 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 Những cơ sở khoa học nghiên cứu ở Chương 1 và thông qua kết quả khảo sát thực tế và phân tích, đánh giá thực trạng công tác giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn trong Chương 2, tác giả đã đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm trong Chương 3 đó là rà soát, hoàn thiện công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiếp tục phát triển các ngành phi nông nghiệp nhằm từng bước chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động, đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Bên cạnh đó là các cơ chế, chính sách hỗ trợ vay vốn tín ưu đãi, hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động. Đồng thời cần có sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước với các ban, ngành, đoàn thể liên quan trong công tác tạo việc làm cho thuộc diện thu hồi đất. 100 KẾT LUẬN Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng của mọi quốc gia. Trong quá trình phát triển, đất đai được sử dụng làm nền tảng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phục vụ cho sự phát triển xã hội. Chính bởi vậy việc huy động và thu hồi đất phục vụ cho các mục đích xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu dân cư đô thị tập trung là việc không thể thiếu để bố trí cho các định hướng phát triển kinh tế quốc gia và nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển đất nước. Song song với quá trình phát triển đó là việc nhà nước tiến hành thu hồi đất kéo theo sự mất đất canh tác đồng nghĩa với mất đi việc làm của lao động nông nghiệp. Trong khuôn khổ luận văn này trên cơ sở những kiến thức đã học tác giả đã khái quát được những cơ sở lý luận và khoa học về lao động, việc làm và giải quyết việc làm, những nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho người lao động thuộc diện thu hồi đất, đồng thời cung cấp một số kinh nghiệm của các nước trên thế giới và các địa phương trong nước về vấn đề giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất. Trên cơ sở hệ thống lý luận đó tác giả đánh giá tình hình lao động, việc làm, cập nhật thực trạng giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất ở thị xã Điện Bàn trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2016 và những vấn đề hạn chế còn tồn tại cần phải được giải quyết. Qua kết quả khảo sát thực tế đó, luận văn đã đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu 101 hồi đất, đây là một hệ thống các giải pháp tương đối đồng bộ và phù hợp với thực tế tại thị xã Điện Bàn trong thời gian đến, nếu được thực hiện sẽ góp phần giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất nhằm làm tăng thu nhập, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban BT-GPMB & TĐC thị xã Điện Bàn, Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư năm 2016; 2. Bùi Quang Bình (2007), Giáo trình kinh tế lao động, Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng; 3. Bùi Quang Bình (2011), “Vốn con người và đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các tỉnh Duyên hải Nam trung bộ”, Tạp chí khoa học số 41, Đại học Đà Nẵng; 4. Bộ luật lao động năm 2012; 5. Chi cục thống kê thị xã Điện Bàn, Niên giám thống kê năm 2012, 2013, 2014, 2015, Báo cáo thực hiện 2016; 6. Chu Phúc Lâm và Cao Sinh Quan, Nghiên cứu nền kinh tế thị trường của Trung Quốc, Nhà xuất bản Ngoại văn Bắc Kinh, 1995; 7. Nguyễn Hữu Dũng, “Thực trạng thu nhập, đời sống và việc làm của người dân có đất bị thu hồi”, Chuyên đề nghiên cứu; 8. Nguyễn Minh Hoài (2008), “Ổn định đất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia”; Tạp chí cộng sản số 790 tháng 8-2008; 9. Nguyễn Văn Nam (2005), “Việc làm cho người dân hết đất sản xuất, quy hoạch lại nguồn lao động”, Thời báo kinh tế Việt Nam, số ra ngày 19 – 8 – 2005; 10. Phòng Tài nguyên – Môi trường, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010-2015 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016-2020, tháng 09–2015; 11. Phạm Quang Tín (2007), “Thực trạng việc làm của người lao động trong các hộ dân diện thu hồi đất tỉnh Quảng Nam”, Tạp chí khoa học số 19, Đại học Đà Nẵng; 12. Thủ tướng Chính Phủ, Quyết định 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất; 13. Trần Lê, “Lợi ích” của người nông dân bị thu hồi đất, Theo website Thời báo kinh tế Việt Nam, cập nhật 6/7/2007; 14. UBND tỉnh Quảng Nam, Quyết đinh số 494/QĐ-UBND ngày 05/02/2011 về việc phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; 15. UBND tỉnh Quảng Nam, “Ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”, Quyết định số 43/QĐ-UBND ngày 22/12/2014; số 44/QĐ-UBND ngày 22/12/2014; số 45/QĐ-UBND ngày 22/12/2014; số 48/2014/QĐ-UBND ngày 25/12/2014; 16. UBND thị xã Điện Bàn, Kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 30/9/2013 về việc dạy nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn thị xã Điện Bàn năm 2014; 17. UBND thị xã Điện Bàn, Công văn số 364/UBND ngày 04/4/2013 về việc tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; 18. UBND thị xã Điện Bàn, Công văn số 281/UBND ngày 11/3/2014 về việc thành lập, củng cố Ban chỉ đạo (hoặc Tổ công tác), xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2012- 2015 và tầm nhìn đến năm 2020; 19. UBND thị xã Điện Bàn, Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 09/3/2015 về việc dạy nghề cho lao động nông thôn thị xã Điện Bàn năm 2015; 20. UBND thị xã Điện Bàn, Kế hoạch số 67/KH-UBND ngày 17/6/2015 về việc triển khai công tác xuất khẩu lao động năm 2015; 21. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; 22. Website 23. Website 24. Website

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_giai_quyet_viec_lam_cho_lao_dong_thuoc_dien_thu_hoi.pdf
Luận văn liên quan