Luận văn Giao lưu văn hóa Việt - Chăm ở Ninh Thuận từ 1832 đến 2012

1. Cần tăng cường hơn nữa việc phổ biến và truyền dạy chữ Chăm ở Việt Nam. Hiện nay, mặc dù chữ Chăm đang được dạy trong các trường tiểu học, nhưng đang bị giảm dần, vì có sự khác nhau về cách thể hiện, phát âm và ký tự, giữa các vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và An Giang. Do đó, cần nghiên cứu chữ viết, đặc biệt là chuẩn sách giáo khoa dạy chữ Chăm cho học sinh phổ thông ở Ninh Thuận, Bình Thuận và khuyến khích ở An Giang. Đồng thời, có chính sách ưu tiên hỗ trợ các giáo viên người Chăm, dạy chữ Chăm. 2. Hiện nay, có không ít tồn tại và bất cập trong các hoạt động trình diễn nghệ thuật Chăm. Nghệ thuật trình diễn, đặc biệt là ca, múa bị biến cải, cách tân tùy tiện, dàn dựng cẩu thả, sai lệch với truyền thống dân gian Chăm, trong đó, có vấn đề sử dụng âm nhạc. Do đó, cần tập trung nghiên cứu thấu đáo và sâu sắc về những loại hình di sản văn hóa nghệ thuật đặc sắc này để có những biện pháp bảo tồn, phát huy, phát triển một cách phù hợp. Đồng thời, cần quan tâm đến phổ biến, truyền dạy các bộ môn nghệ thuật một cách hệ thống, bài bản. 3. Hiện nay, trong cộng đồng người Chăm vẫn duy trì nhiều loại lịch khác nhau và cách tính lịch khác nhau. Điều này gây ra một số khó khăn trong sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng và sản xuất nông nghiệp của người dân. Do đó, việc thống nhất lịch sẽ đem lại nhiều lợi ích cho đồng bào Chăm

pdf109 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 2315 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giao lưu văn hóa Việt - Chăm ở Ninh Thuận từ 1832 đến 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quyền sở hữu tài sản. Vì vậy, cơ chế xã hội truyền thống người Chăm gắn bó chặt chẽ với nhau và được vận hành bằng luật tục mà 87 mọi người Chăm đều phải tuân thủ, họ sống trên cơ sở bình đẳng, đoàn kết thương yêu lẫn nhau, cùng bảo vệ, lưu giữ thuần phong mỹ tục, những giá trị văn hóa của tổ tiên. Có thể nói palei, gia đình người Chăm là mắt xích quan trọng, gắn liền chặt chẽ với nhau, tạo nên một cơ cấu xã hội cổ truyền bền vững, trở thành cái nôi bảo tồn và lưu giữ văn hóa Chăm, lễ hội Chăm trong suốt những thăng trầm của lịch sử. Trong nền kinh tế truyền thống của mình, người Chăm có một nền nông nghiệp đa dạng phát triển khá sớm như nghề trồng lúa, trồng dâu, cây ăn trái và các loại cây lương thực khác. Bên cạnh đó, người Chăm còn rất giỏi trong kỹ thuật canh tác, làm thủy lợi. Người Chăm còn là những người làm vườn giòi. Họ biết khai thác những khu rừng lớn có nhiều sản vật quý. Tín ngưỡng của người Chăm rất phong phú, đa dạng, cũng là bộ phận cấu thành văn hóa Chăm, tín ngưỡng người Chăm chi phối sâu sắc trong đời sống cộng đồng và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Những nét đặc sắc của văn hóa Chăm trong nền văn hóa Việt Nam còn thể hiện từ tiếng nói, chữ viết, từ nghệ thuật biểu diễn dân gian đến các sản phẩm vải thêu, dệt hoa văn, dệt thổ cẩm hoặc đồ gốm và các vật dụng phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Cũng như mỗi dân tộc khác trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam cho dù cuộc sống đầy lo toan, vất vả, biết bao đổi thay của thời cuộc, biết bao thời kỳ đầy biến cố của lịch sử dân tộc đã trải qua nhưng người Chăm vẫn đang giữ được những giá trị văn hóa mà các thế hệ cha ông đã để lại cho họ từ bao đời nay. Trong đó, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng và đời sống kinh tế của người Chăm là những nét đặc sắc của văn hóa Chăm đã góp phần làm nên sự đa dạng trong nền văn hóa Việt Nam. Dân tộc Chăm trải qua bao thăng trầm của lịch sử vẫn bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa mà bao thế hệ cha ông để lại, bởi đó không chỉ là văn hóa mà còn là biểu hiện sự tồn tại của một dân tộc. Văn hóa Chăm với những công trình kiến trúc, điêu khắc, tôn giáo, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, âm nhạc đang ngày càng có những đóng góp quan trọng trong đại gia đình văn hóa các dân tộc Việt Nam. Những giá trị văn hóa Chăm còn lại ngày nay là kết quả của sự cố gắng gìn giữ của người Chăm, của nhà nước Việt Nam, vì nó là tài sản văn hóa quý giá của người Chăm, cũng như của cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam Văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm được thể hiện qua các sinh hoạt như: lễ hội, phong tục tập quán, các trò vui chơi giải trí. Nét truyền thống còn thể hiện qua âm nhạc, 88 lời ca, điệu múa với các nhạc cụ độc đáo như kèn Saranai, trống ginăng, trống Paranưng đã tạo nên không khí rộn rã, đầm ấm, có sức lôi cuốn trong những ngày lễ hội của cộng đồng người Chăm. Những bộ trang phục đặc sắc của các vị chức sắc, của các thiếu nữ Chăm trong buổi lễ Katê, Ramưwan mang hình dáng những đền tháp cổ kính, luôn gây ấn tượng thích thú với du khách. Các công trình nghệ thuật kiến trúc đến tháp trải qua bao thế kỷ mà vẫn đỏ thắm như màu gạch mới nung cho thấy trình độ xây dựng cùng với những loại vật liệu kỳ lạ mà đến nay vẫn là đề tài hấp dẫn cho các nhà nghiên cứu về văn hóa và kiến trúc. Tất cả đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Chăm, là tài sản quý báu của văn hóa Việt Nam cần được bảo tồn, gìn giữ trong thời đại ngày nay. Có thể nhận định rằng, văn hóa Chăm là một nền văn hóa đặc sắc, rất nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á, với sự tồn tại có hệ thống, khá toàn vẹn những tầng văn háo nổi và còn chìm trong lòng đất đã góp phần cùng với những đặc trưng văn hóa các dân tộc anh em khác, tạo nên nền văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc của đại gia đình 54 dân tộc của đất nước Việt Nam. Và để bảo tồn, phát huy nển văn hóa Việt Nam đa dạng cần có những chính sách khuyến khích, gìn giữ nền văn hóa của các dân tộc anh em. Với chính sách mở của, kinh tế phát triển, văn hóa bản địa của các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc thiểu số đang ngày càng mất dần bản sắc. Xu hướng “kinh hóa” làm mất dần vẻ đẹp riêng của văn hóa Chăm nói riêng và văn hóa các dân tộc khác nói chung. Bên cạnh đó, nạn đào bới, ăn cắp cổ vật, tình trạng chảy máu cổ vật, sự thờ ơ của cư dân, sự tác động của thiên nhiên – thời tiết làm các công trình đền tháp Chăm ngày càng xuống cấp đã làm cho văn hóa Chăm đứng trước nguy cơ mai một. Do đó, những người làm công tác văn hóa các cấp từ trung ương đến địa phương cần phát huy khả năng, tìm mọi biện pháp để duy trì, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, như điều tra tổng thể kho tang văn hóa, cũng như sưu tầm các giá trị văn hóa trong cộng đồng qua sách vở, tư liệu dân gian, lưu giữ các hình mẫu về văn hóa nhà của, trang phục, ăn uống, dụng cụ sản xuất, nhạc cụ, phong tục tập quán, tín ngưỡng. Có như vậy mới giúp đồng bào thấy được “những giá trị văn hóa mà cha ông mình đã tạo dựng nên trong suốt quá trình lịch sử và cũng giúp cho họ lưu giữ được cái gốc văn hóa của dân tộc mình, để họ tự suy ngẫm và hành động, tự đúng lên bằng ý chí, nghị lực của chính mình trong sự nghiệp xây dựng đời sống mới hiện nay của đất nước” [26, tr.49]. 89 3.2. Vai trò của sự giao lưu văn hóa Việt Chăm trong văn hóa Ninh Thuận Quá trình cộng cư và giao thoa văn hóa Việt - Chăm trong quá trình người Chăm hòa nhập vào cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam là một hệ quả tất yếu của lịch sử hai dân tộc cùng sống trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay. Từ đường biên lãnh thổ giữa hai quốc gia với hai nền văn hóa khác biệt đến sự thống nhất về một đường biên văn hóa chung là một quá trình phức hợp, lâu dài. Trong đó khó có thể nhận diện rõ ràng đâu là yếu tố Việt hoặc Chăm hoặc cái nào ảnh hưởng đến cái nào nhưng bản thân chúng đã toát lên sự hòa quyện những giá trị tinh hoa của hai nền văn hóa Chăm – Việt. Lịch sử trôi qua, người Chăm trở thành một bộ phận thiêng liêng không thể tách rời của dân tộc Việt Nam, họ là người có công khai phá vùng đất miền Trung, họ cùng chung sức đánh giặc, bảo vệ đất nước. Ngày nay, các thế hệ người Chăm dù sinh sống ở đâu, dù theo tôn giáo nào cũng luôn có ý thức vươn lên trong cuộc sống, lao động sản xuất, học tập cũng như giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc mình. Với bản chất hiền hòa, dễ thích nghi, người Chăm đã nhanh chóng hòa nhập vào cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam, cùng với các dân tộc anh em trên mảnh đất này xây dựng Tổ quốc Việt Nam thống nhất ngày càng giàu đẹp, văn minh. Bên cạnh đó cũng phải thấy rằng, bản thân người Việt khi đến các vùng đất do người Chăm làm chủ cũng tỏ ra thích ứng cao, biết hòa nhập cùng cư dân Chăm xây dựng đất nước. Bản chất của người Việt là dễ hấp thụ những yếu tố văn hóa hay, tốt đẹp từ bên ngoài để xây dựng cho mình một cuộc sống ngày càng hoàn thiện. Nếu tra cứu trên các trang mạng về Văn hóa Ninh Thuận hoặc Văn hóa vùng đất Ninh Thuận, chúng ta có thể tìm thấy những kết quả về văn hóa người Chăm hay lịch sử, văn hóa Champa. Trong các tài liệu sách báo, các công trình nghiên cứu về Văn hóa Ninh Thuận cũng không có nhiều tư liệu ngoài nội dung về văn hóa Chăm. Nếu tra cứu trên trang về Văn hóa Ninh Thuận, kết quả tìm được như sau: Người Chăm là dân tộc bản địa lâu đời. Các nhà khảo cổ đã phát hiện được ở Nhơn Hải -Ninh Hải của Ninh Thuận các mộ cổ chôn cùng với đồ đá, đồ sắt thuộc nền Văn hóa Sa huỳnh cách đây khoảng 2500 năm. Ninh Thuận còn là nơi gìn giữ được nhiều di sản quý báu của nền văn hoá Champa, bao gồm chữ viết, dân ca và nghệ thuật múa, trang phục và nghề dệt thổ cẩm, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc. Tỉnh có hơn 20 làng người Chăm, trong đó có những làng vẫn duy trì các tập quán của chế độ mẫu hệ. Ninh Thuận có gần như còn nguyên vẹn hệ thống tháp Chăm xây dựng 90 trong nhiều thế kỷ trước, tiêu biểu là cụm Tháp Hòa Lai xây dựng thế kỷ thứ 9, cụm Tháp Po Klaong Garai xây dựng thế kỷ 13 và cụm Tháp po Rome xây dựng thế kỷ 17 [ /wiki/Ninh_Thuận] Tác giả dẫn nội dung trên đây để thấy rõ hơn điểm nổi bật của văn hóa Chăm trong văn hóa vùng đất Ninh Thuận. Nhắc đến văn hóa Ninh Thuận, người ta nghĩ ngay đến văn hóa Chăm. Năm 1471 đánh dấu sự giao lưu văn hóa của hai tộc người Chăm – Việt, khi người Việt di cư đến vùng Bắc Champa theo chân các đội quân phong kiến Đại Việt. Nhưng mãi đến 1692, khi các chúa Nguyễn lập phủ Bình thuận tại vùng Nam Champa – Panduranga, thì các lớp cư dân người Việt mới di cư vào sinh sống nhiều hơn. Do đó, xét về thời gian thì giao lưu văn hóa Việt – Chăm ở vùng Bắc Champa đã xảy ra trước Nam Champa hơn hai thế kỷ. Hai thế kỷ trôi qua, hai nền văn hóa của hai dân tộc đã gần như hòa làm một. Sự giao lưu về văn hóa cũng như về nhân chủng đã làm mờ nhạt nền văn hóa Chăm rực rỡ mà thay vào đó là sự “Kinh hóa, Việt hóa”. Khó có thể nhận ra trong văn hóa Đại Việt lúc bấy giờ đâu là yếu tố thuộc văn hóa Việt, đâu là yếu tố văn hóa Chăm. Người ta cứ nói đó là sự giao lưu văn hóa của hai tộc người nhưng không thể khẳng định sự giao lưu ấy xảy ra bao giờ, là sự giao lưu hai chiều hay một chiều. Panduranga–tức là hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay, theo cách gọi của người Chăm bao gồm các xứ Panrang, Parik, Pajai, Kraung. Đây là địa bàn sinh sống lâu đời của cư dân Champa, trải qua bao biến cố lịch sử thịnh suy, người Chăm vẫn gìn giữ được những công trình kiến trúc đền tháp, tiếng nói, trang phục, sinh hoạt tôn giáo mang tính chất truyền thống. Có thể nói rằng, xứ Panduganga là nơi hội tụ những nét đặc trưng các tinh hoa của nền văn minh Champa đã từng hiện diện trong lịch sử Đông Nam Á. Người Chăm coi Panduranga là thành trì cuối cùng của một Champa đã từng có thời kỳ huy hoàng, rực rỡ. Hơn nữa, sự giao lưu văn hóa các tộc người ở Việt Nam có điểm đặc trưng là: Các tộc người gia nhập vào cộng đồng dân tộc Việt Nam vẫn giữ cho mình một bản sắc văn hóa, một tính cách tộc người riêng biệt, riêng biệt ngay với cả người đồng tộc trong cùng quốc gia cũng như ở các quốc gia kề cạnh, vì họ được hưởng những sáng tạo văn hóa của các tộc người đã cùng họ hình thành dân tộc Việt Nam. Đồng thời, nét riêng biệt của văn hóa tộc người còn phụ thuộc vào địa bàn cư trú của tộc người, sự phát triển về văn hóa của tộc người ấy. Do đó, sự giao lưu văn hóa giữa dân tộc Chăm và dân tộc Việt tại Ninh Thuận có thể phân biệt rạch ròi đâu là yếu tố Chăm hóa, đâu là yếu tố Việt hóa. Chính vì vậy, sự giao lưu văn hóa của hai tộc người này càng được thể hiện rõ nét hơn, 91 đặc trưng hơn. Nó được coi như một “sản vật” của vùng đất Ninh Thuận. Mặc dù có sự giao thoa về văn hóa, thậm chí có hiện tượng hòa huyết trong một thời gian dài; mặc dù có nhiều nét văn hóa Chăm bị “Kinh hóa” nhưng sự giao lưu văn hóa Việt – Chăm tại Ninh Thuận vừa giữ được bản sắc nền văn hóa Chăm bản địa, vừa tạo ra sự đa dạng văn hóa cho một vùng đất. Ngoài ra, tại vùng đất Panduranga này trong lịch sử đã diễn ra một sự kiện có tác động đến tư tưởng của bộ phận người Chăm. Đó là sự kiện năm 1832. Sau sự kiện này, người Chăm từ vị trí người làm chủ một quốc gia chính thức trở thành một tộc người thiểu số của dân tộc Việt Nam. Dù cho đó là hệ quả tất yếu của nhiều sự kiện lịch sử kéo dài nhưng đó cũng là một vết thương trong tâm thức người Chăm. Chính trên “kinh đô” này nhiều cuộc tàn sát đẫm máu đã diễn ra, nhiều di sản mà vương quốc Champa xây dựng bị triều đình phong kiến nhà Nguyễn phá hủy, chính sách đồng hóa về văn hóa đã gây ra sự tổn thương dẫn tới sự khép kín, nép mình của người Chăm tại vùng đất này. Đó là quá khứ. Quá khứ nên khép lại, để tương lai được diễn ra. Thời gian trôi qua, người Chăm đã không còn nép mình, sống khép kín, không còn chôn chặt quá khứ nữa. Họ đã cùng với người Việt chung lưng đấu cật, đấu tranh với những biến cố của đất nước. Không ít tấm gương người Chăm đã hy sinh thân mình trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu. Và trên hết, trong quá trình cộng cư với nhau, hai bộ phận Chăm – Việt đã cùng nhau xây dựng một vùng đất hiền hòa, đoàn kết ngày càng phát triển. Người Chăm và người Việt tại Ninh Thuận đã sinh sống cùng nhau hơn hai thế kỷ. Đó là quãng thời gian không dài so với lịch sử của quốc gia, nhưng đó cũng là khoảng thời gian đủ để minh chứng khả năng thích nghi và hòa hợp của hai tộc người. Văn hóa Chăm và văn hóa Việt tại Ninh Thuận cùng nhau hòa quyện để tạo nên sự đặc sắc, đa dạng của văn hóa Ninh Thuận nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. Cùng với quá trình thụ đắc từng phần lãnh thổ Champa vào lãnh thổ Đại Việt là quá trình hòa nhập của văn hóa Champa vào văn hóa Đại Việt, cũng là sự hòa nhập của nhiều cộng đồng văn hóa tạo ra một quốc gia đa văn hóa. Chính văn hóa Chăm cùng nhà nước Vua – Thần theo mô hình Ấn Độ đã tập hợp các cộng đồng văn hóa này làm nên tính đặc sắc của văn hóa Champa. Nhưng khi nhà nước Champa sụp đổ, người Việt tiến vào, văn hóa Việt cộng sinh với văn hóa Chăm, đóng vai trò chủ thể tiếp tục việc tích hợp đó thì văn hóa Chăm lại trở thành một trong những bộ phận của văn hóa Việt Nam. Quá trình tích hợp mà văn hóa Việt trở thành chủ thế không phải là 92 một tiến trình áp đặt. Lịch sử thụ đắc lãnh thổ có thể từ một sự kiện chính trị hay quân sự mang theo nhiều nỗi đau nhưng hòa nhập văn hóa chỉ có thể là hệ quả tất yếu của một quá trình cộng cư văn hóa với những mối liên hệ lịch sử lâu dài. Trước hết có thể thấy cả hai nền văn hóa đều có chung cơ tầng văn hóa bản địa Đông Nam Á. Cơ tầng bản địa này đã không hề phai nhạt trong quá trình Champa tiếp thu Ấn Độ giáo, đặc biệt là tại vùng Nam Champa. Trong khi đó cư dân Champa dù chịu ảnh hưởng tôn giáo Ấn Độ nhưng đời sống kinh tế xã hội của họ chủ yếu là văn hóa bản địa, đó là đời sống của cư dân trồng lúa nước, xã hội vẫn bảo lưu đậm nét yếu tố mẫu hệ và những tín ngưỡng dân gian. Do đó khi văn hóa Việt đóng vai trò chủ thể thì các cộng đồng của Champa tập hợp vào đó như một sự thuận chiều của văn hóa cùng nguồn gốc. Do đó, ngày nay, trong đời sống của người Chăm luôn hiện diện sự ảnh hưởng, tác động của văn hóa Việt và ngược lại, trong đời sống người Việt ở Ninh Thuận có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Chăm. Cư dân người Việt tại vùng đất này đã học hỏi được rất nhiều từ kinh nghiệm sống của cư dân bản địa để tồn tại trên một mảnh đất “gió như phan, nắng như rang”, khô cằn, khắc nghiệt. Bên cạnh đó, người Chăm cũng ngày càng cởi mở hơn, hòa nhập hơn với người Việt để phát triển kinh tế, xây dựng đời sống ngày càng phát triển. Hai dân tộc cùng sống trên một vùng đất đã có sự cộng sinh, tương hỗ để cùng tồn tại và phát triển. Nếu ai đã từng đến Ninh Thuận, đều được thấy sự hiện hữu của văn hóa Chăm tại Ninh Thuận như một nét đặc trưng nổi bật nhất. Các địa điểm du lịch nổi tiếng của Ninh Thuận mang đậm màu sắc văn hóa Chăm: Hai cụm tháp Chăm uy nghi và hùng vĩ (ở phía bắc, có cụm tháp Po Kloang Garai; ở phía nam của tỉnh có cụm tháp Hòa Lai); Bảo tàng Chăm vừa được xây dựng; Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm Ninh Thuận – nơi lưu giữ nhiều tài liệu quý về văn hóa Chăm, Làng dệt Mỹ Nghiệp–nơi lưu giữ kỹ thuật dệt độc đáo của người Chăm, Làng gốm Bàu Trúc-nơi lưu truyền kỹ thuật tạo hình gốm bằng tay. Sự giao thoa văn hóa Chăm –Việt đã tạo nên bức tranh văn hóa Ninh Thuận mang nhiều dấu ấn riêng biệt. Tại vùng đất này diễn ra các lễ hội quanh năm của cả cộng đồng người Chăm và người Việt. Bạn có thể chứng kiến trên một bãi biển có cả người Chăm và người Việt cùng nô đùa, tắm biển trong dịp Tết Nguyên đán và Tết Nguyên Tiêu. Bạn cũng có thể bắt gặp hình ảnh các cô gái Việt mặc áo dài truyền thống tại các đền tháp Chăm để tham dự lễ Katê của người Chăm. Ngày nay, nhiều trí thức người Chăm làm việc chung với người Việt đã mời các gia 93 đình người Việt đến nhà chơi vào dịp lễ Ramuvan, lễ Katê. Điều đó làm cho tình đoàn kết, thân ái giữa cộng đồng người Chăm và người Việt tại Ninh Thuận thêm bền chặt, hữu nghị và keo sơn. Tình cảm ấy, sự hòa quyện trong văn hóa ấy là minh chứng chắc chắc cho sự thành công của chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề xây dựng nền văn hóa đậm đà, bản sắc dân tộc, xây dựng mối đoàn kết toàn dân, để tạo nên sức mạnh toàn dân tộc chống lại mọi luận điểm xuyên tạc về chính sách dân tộc của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Tình cảm ấy, sự hòa quyện trong văn hóa ấy cũng là bài học kinh nghiệm quý báu để Đảng ta tiếp tục xây dựng chính sách dân tộc ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần phát huy vai trò của các dân tộc thiểu số trong việc xây dựng nền văn hóa dân tộc ngày càng đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. 3.3. Vai trò của sự giao lưu văn hóa Việt Chăm trong nền văn hóa Việt Nam Giao thoa văn hóa là sự tương tác giữa các nhóm xã hội, giữa các tiểu vùng văn hóa, giữa các văn hóa tộc người và giữa các nền văn hóa khác nhau. Sự tương tác hay giao thoa văn hóa này được thể hiện ở các kiểu loại sau: Tương tác nội văn hóa: được hiểu là sự/ quá trình tương tác giữa những đối tác sống trong cùng một quốc gia và có cùng một phông nền văn hóa. Nó bao gồm: - Tương tác nội văn hóa nhóm: các đối tác thuộc một nhóm xã hội - Tương tác nội văn hóa giao nhóm: các đối tác thuộc về các nhóm xã hội khác nhau - Tương tác nội văn hóa giao tiểu văn hóa: các đối tác thuộc về các tiểu văn hóa khác nhau. Tương tác liên văn hóa: được định nghĩa là sự /quá trình tương tác giữa những đối tác sống trong cùng một quốc gia, nhưng thuộc về các văn hóa tộc người khác nhau (tương tác giữa người Việt và các tộc người khác). Tương tác giao văn hóa: là sự/quá trình tương tác giữa những đối tác sống ở các quốc gia khác nhau và thuộc về các nền văn hóa khác nhau Tương tác xuyên văn hóa: là sự/quá trình tương tác giữa những đối tác sống trong cùng một quốc gia hoặc ở các quốc gia khác nhau nhưng có các phông văn hóa khác nhau. Quá trình tương tác này chứng kiến một ảnh hưởng văn hóa rõ rệt mang tính áp đặt (với các mức độ khác nhau) của đối tác này lên đối tác kia. 94 Có thể thấy rằng sự giao lưu văn hóa Việt – Chăm là biểu hiện của tương tác liên văn hóa. Đó chính là sự tương tác giữa hai tộc người trong cùng một quốc gia. Trong tổng thể nền văn hóa chung của dân tộc trong lịch sử, văn hóa Champa chiếm vị trí quan trọng, góp một sắc màu đa dạng, độc đáo trên dải đất hình chữ S ven biển Đông. Sự độc đáo thể hiện bản sắc riêng của tộc người Chăm sáng tạo ra theo suốt chiều dài lịch sử từ những thế kỷ đầu công nguyên đến khi sát nhập chung vào nền văn hóa dân tộc. Vị trí quan trọng bởi nền văn hóa này tồn tại trên một không gian lớn của lãnh thổ dân tộc ngày nay từ Quảng Bình đến Bình Thuận và cả những đảo xa cùng vùng Tây Nguyên rộng lớn. Có thể thấy, không gian của văn hóa Champa nằm gần trọn trong dải đất miền Trung hôm nay; phía Tây là dãy Trường Sơn hùng vĩ gắn với núi rừng Tây Nguyên bao la; phía Đông là biển lớn chập trùng. Kẹp giữa núi và biển là dải đất đồng bằng nhỏ hẹp chạy dài ven biển do các con sông có nguồn gốc từ dãy núi phía Tây chảy về biển tạo thành. Do kiến tạo địa chất, không gian văn hóa Champa chia thành nhiều tiểu vùng ngăn cách bởi những dải Hoành Sơn tỏa từ dãy Trường Sơn đâm ngang xuôi ra biển theo hướng Đông - Tây tạo thành. Có thể thấy địa hình vùng đất chia làm những tiểu vùng chính: Phía Bắc là vùng Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế được giới hạn bởi dãy núi Hoành Sơn với đèo ngang hiểm trở phân giới giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình ở phía Bắc. Phía Nam ngăn cách là dải núi cao trùng điệp với đèo Hải Vân cao ngất, nơi có “đệ nhất hùng quan”. Tiếp đến là vùng đất Quảng Nam - Quảng Ngãi với phía Bắc là đèo Hải Vân; phía Nam ngăn cách là đèo Bình Đề với vùng đất Bình Định. Đây là vùng đất có dải đồng bằng với diện tích lớn nhất miền Trung. Nằm giữa vùng đất là địa bàn tỉnh Bình Định hiện nay với giới hạn phía Bắc là đèo Bình Đê; phía Nam là đèo Cù Mông cao ngất. Tiếp đến là vùng đất Phú Yên với đèo Cù Mông phía Bắc và đèo Cả hiểm trở phía Nam. Vùng đất Khánh Hòa hiện nay nằm gọn trong bồn địa với đèo Cả ngăn phía Bắc, núi Tà Lương ngăn phía Nam, đây là vùng đất với những dải đồng bằng hẹp chạy ven các triền sông lớn xen giữa những dải núi non hùng vĩ. Vùng đất này nổi tiếng với sản phẩm trầm hương trong lịch sử, nên còn có tên gọi Xứ Trầm hương. Từ núi Tà Lương trở vào là dải đồng bằng cồn cát ven biển của hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, ngăn cách với vùng đất Đông Nam bộ là con sông Đồng Nai hình thành nên địa giới tự nhiên. Vùng đất này được coi là vùng khí hậu khô hạn nhất miền Trung, đồng bằng hẹp khô hạn, cồn cát chiếm tỷ lệ cao. Việt Nam có thể nói là một Đông Nam Á thu nhỏ. Nói một cách khái quát văn hóa Việt Nam là một phức thể gồm 3 yếu tố: văn hóa núi, văn hóa đồng bằng và văn hóa miền biển, 95 trong đó yếu tố đồng bằng tuy có sau nhưng đóng vai trò chủ đạo. Điều khác biệt cho phép chúng ta nhận diện văn hóa Việt Nam chủ yếu là do bức tranh cấu tạo tộc người với nền văn hóa của họ và quá trình tích hợp văn hóa để hình thành nên văn hóa quốc gia dân tộc mang tên là Việt Nam. Quả thật, chỉ có ở Việt Nam trong khung cảnh Đông Nam Á mới có một bức tranh đa dạng, đa sắc, đa hương, đa vị như vậy, với những gam mầu đậm nhạt khác nhau: nơi giầu chất núi, nơi thấm đượm chất biển, nơi mỡ màng chất đồng bằng. Nói cách khác, cũng là mầu xanh nhưng có xanh núi rừng, xanh màu lúa, xanh nước biển. Thời gian đã dệt nên những bức màn lịch sử với bao sự biến động thăng trầm. cũng là nơi hội tụ đủ các bộ tộc thuộc tất cả các dòng ngôn ngữ Đông Nam Á, Nam Á, Nhìn toàn cảnh văn hóa Việt Nam, sẽ thấy sắc màu đa đạng của văn hóa các tộc người. Ở miền Bắc của Việt Nam, người Tày – Thái là cư dân rất giỏi làm lúa nước và đã thể hiện thành công mô hình kinh tế - xã hội lúa nước vùng thung lũng hẹp chân núi, sau này được nhân rộng ra nhiều vùng ở Đông Nam Á. Trên bản đồ dân tộc học người ta chia thành 2 nhóm Tày – Thái theo đường phân thuỷ của Sông Hồng: bên hữu ngạn là cư dân Thái bao gồm cả người Lự, Lào, Thái ở Thanh Hoá, Nghệ An, bên tả ngạn là cư dân Tày – Nùng và các bộ tộc Giáy, Bố y, Tu Dí, Thuỷ, Tống... Có ba dân tộc lớn: Thái (trên 60 vạn) phân bố khắp vùng Tây Bắc, Tày (80 vạn), Nùng (55 vạn) ở vùng Việt Bắc. Cùng với các cư dân Môn Khmer và Hán Tạng, họ đã tạo dựng nên quê hương của một miền núi non hùng vĩ, từ vịnh Bắc Bộ lên tận Mường Tè nơi tiếng gà gáy cả 3 nước nghe (Lào – Trung Quốc - Việt Nam) với những vựa lúa nổi tiếng: Than Uyên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh... Họ còn giữ được một kho tàng văn hóa truyền thống, kể cả văn bản bằng các chữ Thái, chữ Nôm, Tày, Nùng và một dòng ngôn ngữ khá thống nhất. Người Tày – Thái đã có một đóng góp cực kỳ quan trọng vào nền văn hóa Việt Nam. Đó là văn hóa lúa nước. Chính người Việt đã áp dụng mô hình này vào vùng Châu thổ Bắc Bộ và sau này nhân rộng ra cả nước. Trong khi đó các nhóm Môn Khmer đại diện cho văn hóa núi, sống rải rác trên vùng cao làm nương rẫy. Nhưng đó chính là những cư dân bản địa cổ nhất, còn bảo lưu được những yếu tố tiền cốc loại và những người chủ thực sự của Cao Nguyên. Các học giả Pháp gọi họ là Tiền Đông Dương (protoindo-chinois). Họ quen thuộc với môi trường rừng núi và cũng sợ cái hoang vu đầy bí ẩn, đầy nguy hiểm đó. Do đó họ thích đốt lửa, ưa tiếng nhạc trầm hùng (kiểu cồng chiêng) theo nhịp 2/4, quen chiếm lĩnh chiều cao với nghệ thuật hoành tráng, ưa màu sặc sỡ tương phản với tự nhiên nhằm khắc họa hình dáng con người, ưa những điệu múa sôi động căng tròn trên từng thớ thịt đường gân theo tiếng nhạc giầu âm 96 hưởng như thôi thúc con người. Trong nhóm Môn Khmer có người Khmer Nam Bộ, là di duệ của chủ nhân nền văn hóa Đồng Nai (bệ đỡ của nhà nước Phù Nam, sau văn hóa Sông Hồng với nhà nước Âu Lạc và văn hóa Sa Huỳnh với nhà nước Lâm Ấp, Chămpa). Sự hiện hữu của người Khmer đã mang đến cho vùng đất mới Nam Bộ một sắc thái núi ngay trên đồng bằng rộng lớn, một đức tin phật giáo tiểu thừa Theravada với những nghi thức Balamôn giáo, những chùa chiền, những lễ hội... và gắn bó với người đồng tộc của họ ở Vương quốc Angkor vĩ đại. Người Chăm hiện nay tập trung sinh sống ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam và cả ở nước ngoài, nhưng đông nhất là ở khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận và An Giang. Ninh Thuận, Bình thuận là khu vực cư trú lâu đời của họ; ở đây một bộ phận theo Balamôn giáo (60%), số còn lại theo đạo Bàni (hồi giáo cổ) và một số ít theo đạo Islam (hồi giáo mới) sống bằng nghề nông. Trái lại, người Chăm ở An Giang theo đạo Islam, sống dọc sông Hậu, làm nghề dệt vải, đánh cá, buôn bán ngược xuôi. Mỗi nhóm Chăm sinh sống ở từng khu vực khác nhau lại mang những đặc trưng văn hóa khác nhau. Điều đó cũng đã tạo ra sự phong phú, đa dạng trong chính văn hóa chăm. Nếu người Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận da đen, môi dày, tóc xoăn, giọng trầm, theo chế độ mẫu hệ; thì người Chăm An Giang lại có nước da trắng, sáng hơn, theo chế độ phụ hệ..Yếu tố khí hậu phải chăng là yếu tố quyết định đến lối sống, phong tục và văn hóa? Thiết nghĩ rằng đó chỉ là một trong những yếu tố tác động đến cư dân Chăm đang sống rải rác ở nhiều nơi trên đất nước ta. Những yếu tố khác cần phải đề cập đến như: hoàn cảnh lịch sử, môi trường sống, văn hóa của cư dân cùng cộng cư trên địa bàn. Người Việt khi cộng cư với người Chăm lâu đời đã nảy sinh sự giao lưu văn hóa Việt – Chăm. Sự giao lưu văn hóa này tạo ra những nét văn hóa là sản phẩm của sự pha trộn văn hóa. Đó chính là sản phẩm sự giao thoa văn hóa nông nghiệp lúa nước với nền văn hóa đậm chất biển; là sự pha trộn của văn hóa Nho giáo và văn hóa phồn thực.Bên cạnh đó sự đa dạng trong văn hóa Chăm tại từng vùng, miền đã góp phần tạo ra sự đa dạng trong giao lưu văn hóa Việt – Chăm. Từ đó, góp phần vào sự đa dạng của văn hóa Việt Nam. Người Chăm cùng với các dân tộc Êđê, Jarai, Raglai, Churu tạo thành nhóm ngôn ngữ Nam đảo trên lục địa. Văn hóa Chăm đậm chất biển. Họ quen với môi trường biển, ưa phóng tầm mắt ra biển cả, ưa màu trắng của cát biển và khi chết họ có tục làm tang lễ trên bãi cát, khi cưới có tục ăn cá một ngày, thờ tổ tiên theo dòng biển (Atâu Tathich) bên cạnh dòng núi (Atâu Chơk). Họ là dân tộc chủ thể của Nhà nước Champa - một Nhà nước hùng mạnh ở Đông Nam Á với mô hình gồm 3 thành tố: Thủ đô hành chính (Trà Kiệu), Thánh địa 97 (Mỹ Sơn) và cảng thị (Chiêm cảng). Chính người Chăm đã có đóng góp to lớn vào phức thể văn hóa Việt Nam - yếu tố văn hóa biển, làm cho nền văn hóa Việt Nam hội đủ ba yếu tố: núi, đồng bằng và biển. Người Chăm ngoài những di tích văn hóa vật thể nguy nga đẹp vào loại nhất nhì Đông Nam Á, họ cũng đã để lại dấu ấn tạo nên sắc thái địa phương khá rõ nét của người Việt ở phía Nam, từ ngôn ngữ, văn hoá, phong tục tập quán. Cùng với người Khmer, người Hoa, người Chăm đã góp phần làm nên sự đa dạng văn hóa của người Việt ở miền Nam. Trong bức tranh đa sắc màu các dân tộc của Việt Nam, ở phía Bắc có một số bộ tộc nói ngôn ngữ Hán - Tạng, phần lớn là cư dân Tạng Miến và Mèo Dao. Họ là những người chuyển tải văn hóa từ Bắc xuống Nam, mang lại cho văn hóa Việt Nam một chút hương vị phương Bắc, nối Cao nguyên Vân Quý với Châu thổ Sông Hồng và biển Đông. Đó là những dân tộc Lô Lô, Hà Nhì, Sila, Cống, Phù Lá, Xá Phó. Họ sống rải rác trên vùng núi cao. Nhóm H’mông – Dao là một nhóm hỗn hợp mà ngôn ngữ của họ có cơ tầng Môn Khmer và cơ chế Tạng Miến. Người Dao vào Việt Nam sớm hơn người H’mông, sống du canh du cư, làm rẫy, ở nhà đất, nửa đất nửa sàn hay nhà sàn, thờ Bàn vương, khi chết vẫn được đưa hồn về Dương Châu, Trung Quốc. Người H’mông từ phương Bắc xuống Sapa rồi vào Lai Châu ở lại khu vực Điện Biên Phủ, sang Lào và vào Nghệ An. Họ là người đưa được ruộng nước lên núi cao, đưa được cái cày sắt lên vùng đất đá tai mèo làm nương thâm canh, rất giỏi chăn nuôi, giỏi nghề rèn sắt, có nghề trồng thuốc chữa bệnh, biết trồng thuốc phiện - một cây trồng có giá trị kinh tế cao mà ngày nay họ đang phải bỏ đi. Họ sống theo thiết chế dòng họ, khát khao có người tù trưởng của mình và một vùng đất quê hương để xây dựng cuộc sống. Người H’mông rất thiện chiến, rất dũng cảm nhưng cũng rất manh động dễ bị lợi dụng... Chỉ với từng ấy thôi chúng ta đã thấy được bức tranh đa sắc màu của các dân tộc Việt Nam với những nét đặc sắc, phong phú, đa dạng và những mối quan hệ cội nguồn, quan hệ tiếp xúc đan xen chằng chịt trong diễn trình lịch sử để có được một cộng đồng các dân tộc Việt Nam gắn bó, chung lưng đấu cật xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thống nhất với những truyền thống vẻ vang như ngày nay. Trước đây, do cách nghiên cứu tách biệt, nên chúng ta đã mô tả văn hóa các dân tộc ít người một cách rời rạc, không có mối liên hệ, nhất là với người Việt – dân tộc chủ thể đã có vai trò lớn trong lịch sử văn hóa dân tộc, cho nên không phát hiện ra quá trình tích hợp văn hóa Việt Nam. Chúng ta nói người Tày – Thái giỏi lúa nước nhưng không biết họ đóng góp 98 vào văn hóa lúa nước Việt Nam như thế nào; nói người Chàm giỏi biển, nhưng không nói họ đã có đóng góp cách nhìn và ứng xử với biển của người Việt ra sao... Nếu ngày nay chúng ta nói văn hóa Việt Nam là một phức thể gồm có yếu tố núi, đồng bằng và biển, thì đó là nói tới sự đóng góp của các dân tộc mà người Việt - một cư dân đồng bằng đã tích hợp được để cùng với các dân tộc khác dệt nên bức tranh đa dạng của văn hóa Việt Nam ngày nay. Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vốn là một cộng đồng gồm nhiều dân tộc anh em, cùng sinh sống trên dãy non sông gấm vóc, tuy khác nhau về một số yếu tố nhân chủng, tiếng nói, v.v. nhưng đều có chung một nền văn hóa Đông Nam Á. Người Chăm cũng như những dân tộc anh em khác đã cùng người Việt chung lưng đấu cật, góp sức xây dựng lên mảnh đất thấm bao mồ hôi và xương máu để xây dựng cuộc sống và bảo vệ non sông. Mối liên hệ đó được kiến tạo và thử thách qua nhiều biến cố của lịch sử dân tộc. Ngày nay, các dân tộc trên đất nước Việt Nam hình chữ S trải dài từ Lũng Cú đến mũi Cà Mau đều đang phấn đấu vì một đất nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Dù là ai? Dân tộc nào? Nói tiếng gì? Ăn mặc ra sao? Thì mỗi con người đều cùng chung một quê hương, đều cùng tồn tại trên vùng đất nhiệt đới gió mùa, cây cối xanh tươi bốn mùa, đầy hoa khoe sắc và tiếng chim hót, nơi quê hương của lúa nước và bầu bí. 99 KẾT LUẬN Nhận diện quá trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm cho ta thấy nhiều điều cơ bản như sau Một là, khác với văn hóa Hán vốn nổi trội, áp chế và dễ nhận thấy khi nghiên cứu về Việt Nam nói chung và Đại Việt trong lịch sử nói riêng, thì văn hóa Chăm vốn lặng lẽ, hòa đồng và khó nhận biết, chúng ta chỉ nhận thấy lờ mờ đâu đó những nét hao hao với những giá trị nghệ thuật tưởng rằng là đích thực của người Việt, hay Việt – Hán từ hàng trăm, hàng ngàn năm nay, nhưng nó đã được minh chứng là của người Chăm để lại Hai là, có nhận định cho rằng, ngày nay chúng ta rất khó tìm thấy những dấu vết của Việt trong văn hóa Chăm, nhưng lại có thể tìm thấy rất nhiều những dấu vết Chăm trong văn hóa Việt. Đó phải chăng là sự nhận định phiến diện. Quá trình cộng cư suốt một nghìn năm giữa hai dân tộc Việt – Chăm đã cho chúng ta thấy rõ dấu ấn Chăm trên đất Việt, nhưng đồng thời ở Chăm cũng đã ảnh hưởng rất nhiều yếu tố Việt, đặc biệt đã bị Việt hóa sau khi Champa trở thành một bộ phận không thể tách rời của Việt Nam. Bên cạnh việc Việt hóa những yếu tố văn hóa Chăm trên những miền đất trước kia vốn là quốc đô của họ. Bản thân cư dân Chăm sinh sống trên đất Việt bao đời nay cũng đã bị Việt hóa sâu sắc. Trường hợp khu vực Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội), quá trình cộng cư Việt – Chăm khó có thể cho ta khẳng định yếu tố Chăm trong văn hóa Việt và sự Việt hóa đối với văn hóa Chăm. Trường hợp ở địa bàn tỉnh Ninh Thuận, hai bộ phận cư dân Việt – Chăm tuy sống tách biệt từng khu vực (từng làng, palei) riêng nhưng hai bộ phận văn hóa này đã có sự giao lưu, tác động qua lại tạo nên một văn hóa Ninh Thuận mang đậm bản sắc riêng biệt. Hai dẫn chứng cơ bản trên có thể cho phép chúng ta khẳng định rằng: quá trình giao thoa văn hóa Việt – Chăm không diễn ra một chiều, mà nó luôn có những tác động hai chiều và mạnh mẽ như khi quá trình xâm lấn diễn ra theo quy luật phản hồi/dội ngược. Ba là: Có thể những dấu ấn giao thoa của nền văn hóa này sang nền văn hóa kia không phải ở tất cả các giá trị tổng thể chỉ một cách rạch ròi đâu là yếu tố Chăm ảnh hưởng Việt và đâu là yếu tố đã bị Việt hóa. Và có lẽ đây là quy luật chung của sự giao thoa giữa các nền văn hóa. Và sự nhận định và phân biệt có tính chất phiến diện, một chiều như vậy lại phụ thuộc vào chủ quan của người nhận thức từ góc độ nền văn hóa nào. Bốn là: Quá trình hòa huyết, cộng cư và giao thoa văn hóa Việt – Chăm là một hệ quả 100 tất yếu lịch sử của hai tộc người trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay. Từ đường biên lãnh thổ giữa hai quốc gia với hai nền văn hóa khác biệt đến sự thống nhất về một đường biên văn hóa trong một quá trình phức hợp, lâu dài. Chúng ta khó có thể nhận diện rõ ràng đâu là yếu tố Việt hoặc Chăm thuần túy, cái nào ảnh hưởng cái nào. Những cái hao hao, giông giống chỉ là những đoán định, bởi bản thân chúng đã toát lên sự hòa quyện những giá trị tinh hoa của hai nền văn hóa Chăm-Việt. Đường biên văn hóa đó là vô hình trong những biểu hiện hữu hình của cuộc sống. Về vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa Chăm: Người Chăm ở Ninh Thuận là tộc người bản địa có lịch sử phát triển liên tục, đang kế thừa những di sản của nền văn minh Champa để lại, tạo được một nét văn hoá riêng biệt không thể lẫn lộn với bất kỳ một tộc người khác trong khu vực. Hiện nay, người Chăm có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách Đại đoàn kết dân tộc. Hơn thế nữa, nói tới tộc người thiểu số ở miền Trung thì không thể không đề cập đến người Chăm. Bởi vì, không gian văn hoá Chăm được trải dài theo suốt dọc miền đất nước từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Bằng chứng là hàng năm vào dịp lễ hội Katê, người Chăm cùng tộc người Raglai và một số tộc người khác cùng nhau phối hợp thực hành nghi lễ chung ở đền tháp Champa. Trong lịch sử đấu tranh giành lại chủ quyền và bảo vệ nền độc lập của Việt Nam, đã xuất hiện nhiều tấm gương anh hùng, oanh liệt của chiến sĩ người Chăm như Phú Như Lập, Đổng Dậu, Pinăng Tắc Như vậy, người Chăm đã thực sự hoà nhập vào cộng đồng đa tộc người ở Việt Nam, quá trình phát triển tộc người Chăm đã cấu thành lịch sử Việt Nam. Địa bàn cư trú xa trung tâm hành chính, co cụm thành từng làng riêng biệt nên người Chăm còn chịu nhiều thiệt thòi, khó khăn để phát triển. Nhưng lực lượng lao động chất xám tại chỗ của người Chăm khá đông đảo đang nắm vai trò quan trọng ở các cơ quan hành chính sự nghiệp của Nhà nước. Đặc biệt, là các cơ quan giáo dục và y tế. Văn hoá Chăm góp phần rất lớn làm cho văn hoá Việt Nam thêm đa dạng trong thống nhất. Tuy nhiên, nhiều giá trị văn hoá Chăm có nguy cơ bị biến mất, chỉ riêng trong lĩnh vực văn học và âm nhạc đang bộc lộ khá rõ ràng. Bộ phận yêu thích văn chương và sáng tác bằng chữ Chăm Akhar Thrah giảm đi rất nhiều. Thay vào đó, xu hướng sử dụng tiếng phổ thông trong giao tiếp, thư từ, sáng tác văn học là chủ yếu. Những làn điệu dân ca Chăm ít được phổ biến, đang chịu sức ép về sự cạnh tranh với dòng trào lưu âm nhạc mới. Một phần do công tác nghiên cứu, sưu tầm chưa làm được, phần khác do lực lượng sáng tác bằng tiếng 101 Chăm quá ít, chưa nói tới chất lượng của tác phẩm. Chữ Chăm-Akhar Thrah không được giáo dục trong trường lớp chính quy do lịch sử để lại, làm mất đi tính thống nhất trong cộng đồng Chăm. Mặt khác, những lần cải cách ngôn ngữ chưa có được sự đồng thuận của đông đảo tầng lớp, nhân sĩ, chức sắc làm cho ngôn ngữ Chăm có nhiều bất cập và vướng mắc mà những nhà khoa học đã lên tiếng cảnh báo. Nền giáo dục truyền thống chỉ đào tạo được tầng lớp chức sắc phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, thì nền giáo dục hiện đại đã cung cấp cho xã hội nhiều trí thức và công chức đầy nhiệt huyết, có tinh thần làm việc trách nhiệm cao không những trong công việc mà còn trong việc kiến thiết, đưa cộng đồng Chăm phát triển đi lên cùng cả nước. Từ nền giáo dục Tây học đến giáo dục Quốc dân đã tạo điều kiện cho người Chăm thêm tự tin về kiến thức được trang bị ở nhà trường, có được nhiều cơ hội tìm việc làm và tiến thân, giúp người Chăm hoà nhập nhanh vào việc chung tay xây dựng đất nước. Tuy vậy, những đóng góp đó vẫn chưa được đánh giá đúng mức. Do đó cần phải có chính sách bảo tồn và phát huy văn hóa Chăm, góp phần lưu giữ sự đa dạng của văn hóa Việt Nam. Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã xác định các quan điểm chỉ đạo cơ bản và những nhiệm vụ cụ thể để xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Các quan điểm này được bổ sung, phát triển, thể hiện trong Văn kiện Đại hội lần thứ IX và Hội nghị lần thứ mười khoá IX của Đảng. Đây là những tư tưởng, lý luận quan trọng của Đảng về lĩnh vực văn hóa trong thời kỳ đổi mới, cần được triển khai sâu rộng trong toàn bộ đời sống xã hội. Trong 6 quan điểm chỉ đạo, thì quan điểm quan trọng nhất là quan điểm thứ 3: nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tính thống nhất và tính đa dạng của nền văn hóa Việt Nam hiện đại, tính thống nhất của nền văn hóa Việt Nam thể hiện ở sự thống nhất về truyền thống yêu nước và tinh thần đại đoàn kết của các dân tộc anh em trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thống nhất ở việc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với việc xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa; thống nhất ở ý chí và nguyện vọng chung của cộng đồng các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Tính thống nhất là điều kiện để đảm bảo sự phát triển đa dạng của văn hóa các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay, trên đất nước ta có 54 dân tộc với các đặc trưng văn hóa khác nhau. Các giá trị và các đặc trưng văn hóa đó bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển, làm phong phú cho nền văn hóa Việt Nam và củng cố sự thống nhất quốc gia. Tác giả luận văn này rất đồng tình với ý kiến của nhà nghiên cứu PGS. TS Trương 102 Quốc Bình trong bài tham luận Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Chăm ở Việt Nam hiện nay – Những đề xuất và kiến nghị 1. Cần tăng cường hơn nữa việc phổ biến và truyền dạy chữ Chăm ở Việt Nam. Hiện nay, mặc dù chữ Chăm đang được dạy trong các trường tiểu học, nhưng đang bị giảm dần, vì có sự khác nhau về cách thể hiện, phát âm và ký tự, giữa các vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và An Giang. Do đó, cần nghiên cứu chữ viết, đặc biệt là chuẩn sách giáo khoa dạy chữ Chăm cho học sinh phổ thông ở Ninh Thuận, Bình Thuận và khuyến khích ở An Giang. Đồng thời, có chính sách ưu tiên hỗ trợ các giáo viên người Chăm, dạy chữ Chăm. 2. Hiện nay, có không ít tồn tại và bất cập trong các hoạt động trình diễn nghệ thuật Chăm. Nghệ thuật trình diễn, đặc biệt là ca, múa bị biến cải, cách tân tùy tiện, dàn dựng cẩu thả, sai lệch với truyền thống dân gian Chăm, trong đó, có vấn đề sử dụng âm nhạc. Do đó, cần tập trung nghiên cứu thấu đáo và sâu sắc về những loại hình di sản văn hóa nghệ thuật đặc sắc này để có những biện pháp bảo tồn, phát huy, phát triển một cách phù hợp. Đồng thời, cần quan tâm đến phổ biến, truyền dạy các bộ môn nghệ thuật một cách hệ thống, bài bản. 3. Hiện nay, trong cộng đồng người Chăm vẫn duy trì nhiều loại lịch khác nhau và cách tính lịch khác nhau. Điều này gây ra một số khó khăn trong sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng và sản xuất nông nghiệp của người dân. Do đó, việc thống nhất lịch sẽ đem lại nhiều lợi ích cho đồng bào Chăm 4. Trong bảo tồn các di sản văn hóa vật thể – các di tích và phế tích kiến trúc nghệ thuật, đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Viện Bảo tồn Di tích chủ trì với sự tham gia của Cục Di sản văn hóa và Sở Văn hóa các tỉnh xây dựng “Quy hoạch tổng thể bảo vệ và phát huy giá trị các khu di tích Chăm ở Việt Nam”. Trong đó, trên cơ sở kiểm kê khoa học toàn bộ các di tích và phân loại theo tình trạng kỹ thuật hiện hữu. 5. Di sản văn hóa Chăm đồng thời là những tài nguyên du lịch độc đáo và hấp dẫn. Do đó, cần đẩy mạnh hơn nữa việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý di sản và các doanh nghiệp du lịch trong mọi hoạt động nhằm vừa bảo tồn, vừa khai thác có hiệu quả các di sản là tài nguyên du lịch. Trên đây là những đề xuất thể hiện tâm huyết về vấn đề bảo tồn văn hóa Chăm của một nhà khoa học có nhiều tâm huyết với văn hóa Chăm, mà qua đó, bản thân tôi cũng có nhiều suy nghĩ. Là một người con của vùng đất Ninh Thuận, có nhiều điều kiện tiếp cận với văn hóa Chăm thông qua tư liệu sách vở cũng như thực tế, tôi nhận thấy việc gìn giữ, bảo 103 tồn văn hóa Chăm ở Ninh Thuận cần quan tâm, xem xét đến tình hình thực tế của Ninh Thuận. Do đó, bản thân tôi với vai trò người nghiên cứu lịch sử, một giáo viên dạy sử trong tương lai, cũng mạnh dạn đưa ra những đề xuất và kiến nghị sau: - Chúng ta cần nhìn thẳng vào thực tế hiện nay ở Ninh Thuận việc dạy và học lịch sử, văn hóa của tộc người Chăm tại Ninh Thuận chưa được chú trọng, dẫn đến sự thiếu hiểu biết về văn hóa Chăm của học sinh. Văn hóa Chăm có vai trò quan trọng trong bức tranh văn hóa của vùng đất Ninh Thuận. Việc giữ gìn và phát huy văn hóa Chăm phải bắt đầu từ sự hiểu biết cơ bản về văn hóa Chăm. Do đó, theo tác giả luận văn, chúng ta cần xem xét, đưa nội dung về văn hóa Chăm vào chương trình giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông tại Ninh Thuận. - Việc bảo tồn văn hóa Chăm cần có sự góp sức, chung tay của cả cộng đồng. Việc bảo tồn văn hóa Chăm không chỉ là nhiệm vụ của cán bộ văn hóa hay của nhân sĩ, trí thức người Chăm mà phải là nhiệm vụ của từng con người, từng gia đình, từng palei, từng thôn xóm. Mỗi người con Ninh Thuận đều phải có trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo tồn văn hóa Chăm. Bởi lẽ, văn hóa Chăm là một phần “máu thịt” của văn hóa Việt Nam. 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh (2001), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Hội văn nghệ, Hà Nội. 2. Phan Quốc Anh (2001), "Đôi nét ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ đối với văn hóa Chăm Bàlamôn Ninh Thuận, Tạp chí Văn hóa - Nghệ thuật, (số 9), tr. 27. 3. Phan Quốc Anh (2001) "Vài nét về văn hóa truyền thống Chăm - Từ góc nhìn văn hóa Đông Nam Á", Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (số 5), tr 50. 4. Phan Quốc Anh (2002), "Lễ hoả táng của người Chăm Bàlamôn Ninh Thuận", Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3, tr 53. 5. Phan Quốc Anh (2002), "Văn hóa người Chăm Ninh Thuận trong việc nghiên cứu văn hóa miền Trung", Thông báo khoa học - Viện nghiên cứu Văn hóa - Nghệ thuật, (số 2), tr 45. 6. Phan Quốc Anh (2003), "Nghi lễ cưới truyền thống của người Chăm Bàlamôn", Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (số 6, 7), tr 228-229. 7. Phan Quốc Anh, (2006), Nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahiêr ở Ninh Thuận, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 8. Huỳnh Công Bá (2004), Lịch sử Việt Nam, NxbThuận Hóa, Huế. 9. Huỳnh Công Bá (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế. 10. Phan Xuân Biên, (1989), Người Chăm ở Thuận Hải, Sở VHTT Thuận Hải, Ninh Thuận. 11. Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp (1991), Văn hóa Chăm, Nxb KHXH, Hà Nội. 12. Lê Ngọc Canh, Tô Đông Hải (1995), Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Chăm, Nxb VHDT, Hà Nội. 13. Lê Ngọc Canh (1978), Nghệ thuật múa Chăm, Nxb VHDT, Hà Nội. 14. Phan Huy Chú (1960), Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb Sử học, Hà Nội. 15. Thành Phú Chung (2010), Yếu tố Chăm trong vùng văn hóa Trung bộ Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ lịch sử chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, Trường Đại học sư phạm T.p Hồ Chí Minh. 16. Ngô Văn Doanh (1994), Tháp Chăm sự thật và huyền thoại, Nxb VHTT, Hà Nội. 17. Ngô Văn Doanh (1994), Văn hóa Champa, Nxb VHTT, Hà Nội. 105 18. Ngô Văn Doanh (2002), Ninh Thuận trong lịch sử Chămpa, Viện nghiên cứu văn hóa dân gian, Hà Nội. 19. Trần Dũng (2009), Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử, Luận văn Thạc sĩ lịch sử chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, Trường Đại học sư phạm T.p Hồ Chí Minh. 20. Cao Xuân Dục (1972), Quốc Triều Chính Biên Toát yếu (bản tiếng Việt do Quốc Sử Quán dịch) Nxb Nghiên cứu Sử Địa Việt Nam, Sài Gòn. 21. Dohanide và Dorohiem (1965), Dân tộc Chàm lược sử, Sài Gòn. 22. Tân Việt Điểu (1958) "Ảnh hưởng và di tích Chiêm Thành trong nền văn hóa Việt Nam", Văn hóa nguyệt san, 3(29), tr. 49-53. 23. Bùi Xuân Đính (2000), Các tộc người ở Việt Nam, Nxb Thời đại, Hà Nội. 24. Lê Quang Định (2005), Hoàng Việt Nhất thống địa dư chí, Nxb Thuận Hóa, Huế. 25. Lê Quý Đôn (1977), Phủ biên tạp lục, Tập 1, Nxb KHXH, Hà Nội 26. Đỗ Thanh Hà (2004), "Bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số trong gia đình hiện nay", Tạp chí Cộng sản, 50(3), tr. 23-25. 27. Lê Văn Hảo (1979), "Tìm hiểu quan hệ giao lưu Văn hóa Việt và Chăm", Tạp chí Dân tộc học, 20(1), tr.40-45. 28. Bố Xuân Hổ (1995), Truyền thuyết các tháp Chăm, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 29. Đình Hy (1996), Nhạc cụ truyền thống tộc người Chăm, Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Ninh Thuận, Ninh Thuận. 30. Đình Hy (2008), Bản sắc một vùng đất, Tiểu luận nghiên cứu lịch sử văn hoá-nghệ thuật Ninh Thuận, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Ninh Thuận. 31. Inrasara (1994), Văn học Chăm, tập 1, Nxb VHDT, Hà Nội. 32. Inrasara (1995), Ca dao, tục ngữ Chăm, Nxb VHDT, Hà Nội. 33. Inrasara (1996), Văn học Chăm, tập 2, Nxb VHDT, Hà Nội. 34. Inrasara (1999), Các vấn đề văn hóa xã hội Chăm, NXB VHDT, Hà Nội. 35. Vương Khả Lâm (1936), Chiêm Thành lược khảo, Nxb Đông Tây, Hà Nội. 36. Hà Bích Liên (2000), Quan hệ giữa Vương quốc cổ Champa với các nước trong khu vực, Luận án tiến sĩ lịch sử, Trường Đại học sư phạm T.p Hồ Chí Minh. 37. Nguyễn Văn Luận (1974), Người Chăm hồi giáo Miền Tây nam phần, Sài Gòn. 38. Trương Hiền Mai (2002), Hệ thống thủy lợi và lễ nghi nông nghiệp cổ truyền Chăm Ninh Thuận – Bình Thuận, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 106 39. Văn Món (2000), Lễ hội Ka tê của người Chăm, Nxb VHTT, Ninh Thuận. 40. Văn Món (2001), Nghề gốm cổ truyền của người Chăm Bầu Trúc Ninh Thuận, Nxb VHTT, Hà Nội. 41. Văn Món (2003), Lễ hội của người Chăm, Nxb VHDT, Hà Nội. 42. Văn Món (2007), “Tín ngưỡng dân gian trong lễ hội Chăm”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo - Viện Nghiên cứu Tôn giáo, (số 5), tr 68. 43. Văn Món (2010), Văn hóa Chăm nghiên cứu và bình luận, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 44. Vija Nhàn (2010), Tên gọi và địa bàn cư trú của làng Chăm ở tỉnh Ninh Thuận, Nxb KHXH, Hà Nội. 45. Lương Ninh (2006), Vương quốc Champa, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội. 46. Cao Xuân Phổ (1995), Điêu khắc Chăm, NXB KHXH, Hà Nội. 47. Bá Trung Phụ (2001), Gia đình và hôn nhân người Chăm ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc. 48. Đạt Ngọc Quận (2008), Vấn đề dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng - Nhà nước đối với đồng bào Chăm ở Ninh Thuận, Trường Chính trị tỉnh Ninh Thuận, Ninh Thuận. 49. Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Khâm Định Việt Sử Thông giám Cương Mục (bản tiếng Việt), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 50. Quốc Sử Quán Triều Nguyễn(2007), Đại Nam Thực lục Chính Biên (Đệ nhất kỷ, bản dịch của Viện Sử học), tái bản lần 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 51. UBND tỉnh Ninh Thuận (2000), "Báo cáo tổng kết tình hình triển khai và thực hiện thông tri 03-TT/TW về công tác đối với đồng bào Chăm (1992-2000)". 52. Ủy ban KHXH Việt Nam (1984), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam), Nxb KHXH, Hà Nội. 53. Tư liệu học tập chuyên đề “Quan hệ đối ngoại của Việt Nam trong lịch sử từ thế kỉ X – XX”, Tiến sĩ Trần Thị Thanh Thanh giảng dạy, tháng 12/2012 – 1/2013. 54. Tư liệu hội thảo (2000) về "Tôn giáo tín ngưỡng Chăm của Ban dân vận tỉnh ủy Ninh Thuận, tư liệu hội thảo về Văn hóa nghệ thuật Chăm trong cuộc sống hôm nay", Tạp Chí Văn hóa Nghệ thuật, Ninh Thuận. 55. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 56. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm hiểu bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb TPHCM. 57. Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, 107 Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 58. Ngô Ðức Thịnh (chủ biên) ( 2004), Tục Thờ Mẫu của người Việt Nam và Châu Á, Nxb KHXH, Hà Nội. 59. Ngô Đức Thịnh (2006), Văn hóa - văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 60. Nguyễn Đức Toàn (2002), Ảnh hưởng tôn giáo đối với tín ngưỡng của người Chăm ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ lịch sử chuyên ngành Dân tộc học, Trường Đại học KHXH, Hà Nội. 61. Nguyễn Đình Tư (1974), Non nước Ninh Thuận, Nxb Sống mới, Sài Gòn. 62. Vương Hoàng Trù (1978), Bước đầu tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở người Chăm tỉnh Thuận Hải, Những vấn đề dân tộc học ở miền Nam Việt Nam (tập 2, quyển II), Viện Khoa học xã hội tại Tp. Hồ Chí Minh. 63. Vương Hoàng Trù (2003), Tín ngưỡng dân gian của người Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận, Luận án tiến sĩ, Viện Khoa học xã hội tại Tp. Hồ Chí Minh. 64. Nguyễn Văn Tỷ (2010), Đời sống văn hoá- xã hội người Chăm ở Việt Nam, Nxb Lao động. 65. Đặng Nghiêm Vạn (2003), Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh,TP. Hồ Chí Minh. 66. Trần Quốc Vượng (1991), Đô thị cổ Hội An, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 67. Trần Quốc Vượng (2009), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 68. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam – Bảo tàng dân tộc học Việt Nam (2002), Nhà ở của người Chăm Ninh Thuận – Truyền thống và biến đổi, Nxb KHXH, Hà Nội. Các trang web: Bách khoa toàn thư mở: vi.wikipedia.org (”\1”cite_note-NQ26-2). Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Thuận: www.ninhthuan.gov.vn Cổng thông tin điện tử Ủy ban dân tộc Việt Nam: www.ubdt.gov.vn Tổng cục thống kê Việt nam: www.gso.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflv_giao_luu_van_hoa_viet_cham_o_ninh_thuan_tu_1832_den_2012_4306.pdf
Luận văn liên quan