Hiện nay song song với nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế, việc xây dựng
nền văn hóa văn minh hiện đại, trong đó bảo tồn và phát huy văn hóa bản địa là việc
làm vô cùng cần thiết trong hệ thống giáo dục Việt Nam, đặc biệt trong giáo dục
trung học phổ thông và đại học hiện nay. Những trí thức Việt Nam trong thời đại
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nền kinh tế tri thức toàn cầu phải là những hiền tài,
nguyên khí của quốc gia, mang đầy đủ bản lĩnh, bản sắc và tinh hoa của dân tộc Việt.
Phải làm sao để các giá trị truyền thống của 4.000 năm văn hiến lan tỏa thành giá trị
đặc thù của nền văn hóa Việt. Hiện nay và trong tương lai, đất nước Việt Nam chúng
ta đang trên đà phát triển và từng bước khẳng định vị trí của mình trên trường quốc
tế. Phát huy những yếu tố văn hóa dân tộc, trên cơ sở đó tạo nên sự giao lưu văn hóa
giữa các dân tộc hay giữa các nước trên thế giới, tạo nền tảng của việc mở rộng quan
hệ ngoại giao. Cùng với quá trình toàn cầu hóa, quá trình giao lưu văn hóa càng trở
nên mạnh mẽ. Đó như một quy luật tất yếu mà không một nền văn hóa nào có thể
đứng ngoài. Mỗi một nền văn hóa muốn phát triển, tiến ngang tầm thời đại thì không
thể tự khép mình, đóng cửa với những “luồng gió” văn hóa mới.
144 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2681 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giao lưu văn hóa việt – Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (1975 – 2000), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chọn lọc những yếu tố tiến bộ, phù hợp với văn hóa của các dân tộc khác.
101
Như vậy, do đặc điểm cư trú đan xen và quá trình giao lưu văn hóa giữa các
dân tộc ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhất là sự ảnh hưởng văn hóa của người
Việt, diễn ra khá mạnh mẽ, nên trong thực tế đã và đang diễn ra một quá trình “đồng
hóa tự nhiên”. Trong điều kiện đó, đồng bào dân tộc Khmer đang có nguy cơ mất dần
những sắc thái văn hóa của dân tộc mình, đặc biệt là tiếng nói và chữ viết. “Thực tế
đáng báo động là nhiều nơi hiện nay, người Khmer và ngay cả giáo viên người dân
tộc Khmer cũng không biết nói và viết tiếng Khmer” [29, 209]. Tuy nhiên, khắc phục
những biểu hiện “đồng hóa” về văn hóa. Cần nhận thức rằng, quá trình xích lại gần
nhau giữa các dân tộc mà điển hình là hai dân tộc chủ thể Việt và Khmer ở vùng đồng
bằng sông Cửu Long đã tạo điều kiện thuận lợi để các dân tộc phát triển toàn diện, là
cơ sở để củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, nhưng không phải vì thế mà để xảy ra sự
đồng hóa về văn hóa dù đó là sự đồng hóa tự nhiên, dẫn tới tình trạng làm mất đi các
giá trị văn hóa của dân tộc Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là sự mai
một của tiếng nói và chữ viết Khmer. Do đó, cần đào tạo đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ
người Khmer, chính lực lượng này sẽ giữ vai trò nồng cốt trong việc bảo tồn, giữ gìn
những giá trị văn hóa trước sự đồng hóa và sự mai một của các giá trị văn hóa. Phải
nhận thức đúng đắn và tầm quan trọng của những giá trị văn hóa Khmer đối với việc
củng cố khối đoàn kết dân tộc. Văn hóa Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long chịu
ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tín ngưỡng tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo Tiểu thừa, họ tin
tưởng tuyệt đối vào các nhà chùa và các sư sãi, là một tộc người có tư duy sáng tạo,
cần cù, chịu khó, có truyền thống đấu tranh chống áp bức. Những giá trị văn hóa
Khmer thể hiện đặc điểm của cư dân nông nghiệp lúa nước, in đậm dấu ấn Bàlamôn
và Phật giáo Tiểu thừa, đồng thời thể hiện sự hòa nhập, giao lưu văn hóa với các dân
tộc khác trong vùng, vừa độc đáo riêng biệt, vừa phong phú đa dạng.
102
KẾT LUẬN
Đồng bằng sông Cửu Long – một miền đất giàu đẹp của Tổ quốc ta, vốn có
những dấu vết văn hóa lâu đời, liên tục từ thời tiền sử cho đến nay, nơi đã từng diễn
ra những tiếp xúc của nhiều lớp, nhiều tầng văn hóa vùng Đông Nam Á. Vì vậy, việc
nghiên cứu văn hóa đồng bằng sông Cửu Long cần được xét trong quá trình thống
nhất văn hóa của cả nước.
Ngay từ buổi đầu mở đất, các dân tộc cộng cư ở đồng bằng sông Cửu Long đã
chung lưng đấu cật, đoàn kết để chống chọi với thiên nhiên, với thú dữ và nhiều tai
họa khác. Bên cạnh việc đoàn kết để chống chọi với những khó khăn còn là để cho có
bạn có bè, cho đỡ quạnh hiu giữa chốn rừng thiên nước độc. Vì lẽ đó, cư dân ở đồng
bằng sông Cửu Long quan niệm “Bán bà con xa mua láng giềng gần”. Yếu tố láng
giềng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cư dân, trong việc giúp đỡ nhau những
lúc hoạn nạn khó khăn, tối lửa tắt đèn có nhau, trong việc khẩn hoang lập ấp, mở rộng
xóm làng, tạo dựng cho cuộc sống ngày càng phát triển lên. Có lẽ vì vậy dân đồng
bằng sông Cửu Long có tinh thần hiếu khách, trọng nghĩa khinh tài. Và trong hơn ba
thế kỷ qua, các cộng đồng dân tộc cộng cư trên đồng bằng sông Cửu Long đã khẳng
định được sức sống mãnh liệt trên vùng đất mới của Tổ quốc. Các dân tộc đã đoàn
kết, giúp đỡ nhau trong công cuộc xây dựng cuộc sống, kiến tạo những nét văn hóa
thêm phong phú và hơn hết đã góp phần gìn giữ trọn vẹn đất nước trước các cuộc
xâm lấn, nô dịch từ nhiều phía. Sự cộng cư của nhiều dân tộc trên một vùng đất đã
giúp vùng đồng bằng sông Cửu Long có được một bản sắc văn hóa phong phú và đa
dạng. Lúc đầu, có thể chỉ là sự liên kết đơn thuần của nhiều cộng đồng người để
chống lại những thiên tai dịch họa, hòng tìm sự bình yên trong cuộc sống và sản xuất.
Như trên đã trình bày, đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tộc người sinh sống
như người Hoa, Khmer, Chăm và nơi đây người Việt chiếm số lượng đông đảo nhất.
Họ cùng cộng cư lâu dài với nhau trên vùng đất mới này. Trong quá trình lao động và
chinh phục thiên nhiên cũng như trong đấu tranh chống lại sự áp bức bóc lột của giai
103
cấp phong kiến và sau này là thực dân đế quốc thống trị, đã đoàn kết hòa hợp với
nhau. Đây là cơ sở thực tế để mỗi tộc người tồn tại và phát triển, là tình cảm giai cấp
của quần chúng lao động cùng chịu chung một số phận chính trị, và cũng là quá trình
diễn ra sự giao lưu văn hóa một cách tự nguyện và sâu sắc nhất. Khi Việt Nam hoàn
toàn độc lập thống nhất, người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long mới thực sự được
giải phóng, quyền bình đẳng, dân chủ được khôi phục, thực sự được tôn trọng và có
nhiều điều kiện phát triển tự do trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong
đó, lĩnh vực văn hóa cũng dần dần được khởi sắc, đồng hành cùng văn hóa của các
dân tộc khác trong vùng cũng như trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Do điều kiện địa lý đặc thù, nên cách thức hoạt động sản xuất của cư dân trên
vùng đất phì nhiêu rộng lớn này mang đặc trưng đồng bằng sông nước rõ nét nhất,
đồng thời cũng đa dạng nhất so với tất cả các vùng miền khác.
Từ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, do dân số gia tăng và đất hoang ngày
càng ít, người Việt và người Khmer đã khai phá cả những mảnh đất bưng phèn ở các
vùng ngập mặn chỉ có thể cấy lúa một vụ. Bên cạnh việc trồng lúa nước, người
Khmer còn trồng hoa màu trên đất rẫy giống người Việt. Ở vùng ven sông biển,
người Khmer cũng làm nghề đánh bắt cá mà chủ yếu là cá đồng, cá sông, với kỹ thuật
và ngư cụ giống như người Việt. Nghề chăn nuôi nhìn chung còn gắn với nông
nghiệp, mặc dù đã hình thành được những đàn bò, trâu, vịt tàu khá lớn. Các nghề
thủ công đan mây tre, đan đệm, dệt chiếu rất phổ biến. Nghề dệt và làm gốm còn duy
trì ở An Giang, Kiên Giang.
Đến Nam Bộ để khai hoang lập ấp, người Việt cũng theo truyền thống để tổ
chức quần cư thành làng ấp. Tuy nhiên, về nội dung và hình thức, làng ấp của người
Việt Nam Bộ có nhiều điểm khác biệt với làng quê ở đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ.
Về nội dung, làng ấp của người Việt ở Nam Bộ là một tập hợp cư dân đến từ nhiều
vùng, nhiều họ tộc khác nhau, gắn bó với nhau không phải do quan hệ dòng họ mà
chủ yếu là do quan hệ láng giềng. Tập hợp cư dân của mỗi làng ấp cũng thường
104
xuyên biến động hơn, kẻ đến người đi đổi chỗ cho nhau, nên không có sự phân biệt
đáng kể giữa dân chính cư với dân ngụ cư. Về hình thức, để tiện việc đi lại, làng ấp ở
Nam Bộ thường hình thành dọc theo kinh rạch hoặc trục lộ, không có luỹ tre làng
đóng kín. Do đó, tính cố kết cộng đồng của làng ấp Nam Bộ lỏng lẻo hơn làng quê ở
đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ.
Đối với người Khmer trước kia theo chế độ gia đình song hệ nhưng đang trong
xu hướng chuyển sang phụ hệ. Có lẽ do sự ảnh hưởng trong quá trình cộng cư lâu dài
với người Việt. Hình thức gia đình chủ yếu là tiểu gia đình, mặc dù vẫn còn tồn tại
các đại gia đình gồm 3, 4 thế hệ sống chung trong các phum nhỏ. Hình thức tổ chức
cộng đồng cơ sở là phum, bao gồm dăm ba gia đình có quan hệ huyết thống và quan
hệ hôn nhân với nhau, phát triển từ công xã thị tộc mẫu hệ nguyên thuỷ, đứng đầu là
mê phum. Nhưng cũng có phum lớn, bao gồm cả trăm gia đình thuộc nhiều dòng họ
khác nhau. Các gia đình trong phum là những đơn vị kinh tế độc lập, có ruộng đất, tài
sản, sinh hoạt và sản xuất riêng. Cũng như làng ấp của người Việt, sóc của người
Khmer không có sự phân biệt đáng kể giữa dân chính cư và dân ngụ cư.
Về tín ngưỡng, là một vùng đất đa tộc người, Nam Bộ cũng là nơi gặp gỡ các
tín ngưỡng tôn giáo sẵn có từ Bắc Bộ, Trung Bộ, đồng thời là cái nôi sinh thành
những tín ngưỡng tôn giáo mới. Vì vậy, đây chính là vùng đất phong phú nhất về tín
ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam. Tiếp nối truyền thống của người Việt ở đồng bằng
Trung và Nam Trung Bộ, người Việt ở đồng bằng sông Cửu Long cũng dành ưu tiên
cho đạo Phật, kết hợp với tín ngưỡng vạn vật hữu linh và thờ cúng tổ tiên. Chùa chiền
có mặt ở khắp đồng bằng, đặc biệt là những vùng đồi núi sót, có sơn thuỷ hữu tình.
Phong tục của người Việt cũng có nguồn gốc từ đồng bằng Trung và Nam Trung Bộ,
nhưng có tiếp biến thêm nhiều yếu tố từ phong tục của người Khmer. Đối với người
Khmer và đại bộ phận người Việt ở đồng bằng sông Cửu Long, Phật là chỗ dựa tinh
thần vững chắc nhất, là đấng thiêng liêng nhất, còn sư sãi là những người thay Đức
Phật để hoằng hóa độ sinh, vì vậy rất được mọi người tôn kính.
105
Ở Nam Bộ nói chung và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng có một kho
tàng văn học, văn nghệ dân gian phong phú. Đó là các truyện dân gian phản ánh sự
nghiệp khai phá đất đai, gắn liền với những danh thắng, di tích và nhân vật lịch sử.
Đó là kho tàng ca dao và dân ca với các điệu hò, điệu lý, các bài hát huê tình, hát ru
em, hát đồng dao, hát sắc bùa, hát thài, hát rối, hát vọng cổ, hát tài tử, v.v. Đặc biệt,
hát vọng cổ và hát tài tử rất được ưa thích.
Trên cơ sở khai thác đặc điểm ngữ âm và những thành tựu của ca nhạc, sân
khấu dân gian và ca nhạc tài tử Nam Bộ, cùng với sự tiếp biến loại hình sân khấu
kịch nói phương Tây, cải lương đã nhanh chóng trở thành một trong ba loại hình sân
khấu dân tộc phổ biến ở Việt Nam. Người Khmer Nam Bộ có một kho tàng văn học
dân gian rất phong phú bao gồm nhiều thể loại như truyện cổ tích (rương prêng), thần
thoại (rương boran), tục ngữ (sopheaset), bài ca (châm riêng), và được chia làm hai
mảng lớn là văn xuôi (peak sâmrai) và văn vần (kâm nap). Người Khmer Nam Bộ
cũng có nhiều loại hình nghệ thuật rất độc đáo như múa, âm nhạc, sân khấu, kiến
trúc, điêu khắc, hội hoạ, trang trí Trong đó, nghệ thuật múa được chú ý nhiều nhất,
bao gồm múa dân gian và múa chuyên nghiệp.
Ẩm thực của người Việt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng theo truyền
thống bảo đảm cân bằng âm dương và theo quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc
của người Việt nói chung. Tuy nhiên, do điều kiện địa lý đặc thù và giao lưu tiếp biến
văn hoá, cơ cấu bữa ăn thông thường của người Việt nơi đây đã được điều chỉnh
thành cơm – canh – rau – tôm cá. Để cân bằng với khí hậu nóng nực, người Việt nơi
đây rất món ăn, và do tiếp biến các món canh chua của người Khmer, nên các món ăn
ở vùng đất này cực kỳ phong phú, nhiều địa phương ở đây cũng có những đặc sản nổi
tiếng.
Do sống trong môi trường sông nước, nông dân người Việt ở đồng bằng sông
Cửu Long, cả nam và nữ, rất thích chiếc áo bà ba và chiếc khăn rằn. Chiếc áo bà ba
gọn nhẹ rất tiện dụng khi chèo ghe, bơi xuồng, lội đồng, tát mương, tát đìa, cắm câu
106
giăng lưới, và có túi để có thể đựng một vài vật dụng cần thiết. Chiếc khăn rằn được
dùng để che đầu, lau mồ hôi, và có thể dùng quấn ngang người để thay quần. Trang
phục thường nhật của nam giới người Khmer Nam Bộ cũng là bộ bà ba đen, quấn
khăn rằn. Hiện nay, trang phục của người Khmer giống với người Việt ở địa phương.
Nhà của người Việt có ba loại chính: nhà đất cất dọc theo ven lộ, nhà sàn cất
dọc theo kinh rạch, và nhà nổi trên sông nước. Nhà nổi trên sông nước là nơi cư trú
đồng thời là phương tiện mưu sinh của những gia đình theo nghề nuôi cá bè, vận
chuyển đường sông, buôn bán ở các chợ nổi, bán sỉ và bán lẻ trên sông. Người Khmer
trước đây đều ở nhà sàn, nhưng ngày nay phần nhiều đã chuyển thành nhà đất, nhà
sàn chỉ còn phổ biến ở những khu vực gần biên giới. Nhà ở của họ ngày nay về hình
dáng, vật liệu kiến trúc cũng gần giống với nhà của người Việt.
Để đi lại, vận chuyển, các tộc người cư trú nơi đây đều phải lựa chọn những
phương tiện phù hợp với các địa hình đặc trưng của không gian Nam Bộ nói chung và
vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Nói chung, cho đến nay ở miền Tây giao
thông đường thuỷ vẫn rất thông dụng và thuận lợi, mặc dù giao thông đường bộ đã
được cải thiện nhiều.
Như vậy, theo qui luật phát triển của lịch sử văn hóa Việt Nam đã chỉ rõ: quá
trình đấu tranh cho độc lập dân tộc gắn với quá trình thống nhất đất nước trở thành
sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử Việt Nam. Vì vậy, một đặc điểm nổi bật của cuộc sống
kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng đồng bằng sông Cửu Long xưa và nay là sự hỗn dung
văn hóa với cơ cấu đa thành phần, tuy có ít nhiều tách biệt. Chính nhân dân các dân
tộc ở đây đã đưa nền văn hóa truyền thống của người Việt hội nhập với văn hóa địa
phương mà điển hình là loại hình sân khấu cải lương với loại hình Yukê của người
Khmer, hiện nay được nhân dân cả nước ưa thích và là một trong những loại hình có
khả năng đổi mới để góp phần xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa trong cả nước.
Đó là mặt chủ đạo, mặt tích cực của văn hóa đồng bằng Nam Bộ mà ta cần phát huy,
107
khai thác mạnh mẽ, như thế là chúng ta đã làm đúng theo đường lối văn nghệ của
Đảng và cũng phù hợp với lòng dân.
Từ sự phân tích trên có thể thấy một số biểu hiện tích cực trong quá trình
giao lưu văn hóa Việt – Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long, được biểu hiện:
Thứ nhất, trong quá trình cộng cư trên vùng đất này đã nảy sinh một quá trình
tiếp xúc văn hóa tự nguyện của hai dân tộc Việt - Khmer. Trong quá trình sinh sống,
làm ăn, hành trang mang theo của cư dân là những vốn truyền thống từ làng quê, đất
tổ đã thẩm thấu lẫn nhau tạo nên một nét mới để thích nghi, phù hợp với vùng sinh
thái tự nhiên và xã hội. Người dân tới vùng đất phương Nam phải gạt bỏ dần những
tập tục phong kiến để tiếp thu, thẩm thấu những nét, những sắc thái văn hóa hết sức
đa dạng, phong phú và riêng có của văn hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long trong
nền văn hóa người Việt. Đây là một sự gắn kết của hai dân tộc anh em, cùng khai
phá, cùng sống và cùng phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình.
Thứ hai, chính trạng thái cộng cư xen kẽ lâu dài, nên quá trình hình thành và
phát triển văn hóa của người Việt và người Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long
không chỉ là kết quả của sự vận động phát triển tự thân mỗi tộc người mà còn là kết
quả của sự giao lưu văn hóa. Những giá trị văn hóa, phong tục tập quán của người
Việt vùng đồng bằng sông Cửu Long có nguồn gốc từ đồng bằng Trung và Nam
Trung bộ, nhưng trong quá trình cộng cư lâu dài đã có sự tiếp biến thêm nhiều yếu tố
từ phong tục của người Khmer, người Hoa. Đây là quá trình tiếp xúc văn hóa tự
nguyện qua quá trình cùng sống, sinh hoạt lâu dài trên cùng một địa vực.
Thứ ba, những gì ban đầu mà người Việt, người Khmer mang theo đến vùng
đất này để “mở cõi” là những vốn sống, hành trang văn hóa vật chất và tinh thần
trong huyết quản, tiềm thức và để thích ứng với điều kiện tự nhiên của vùng đất mới,
cho nên họ đã bao dung lẫn nhau, cùng hòa đồng, thân thiện, làm ăn, sinh sống.
Chính vì vậy một tổng thể của các sắc thái văn hóa và tôn giáo cùng tồn tại, cùng
chung sống, cùng phát triển trong sự tôn trọng lẫn nhau đã làm nên nét văn hóa đặt
trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long, đó là đa tôn giáo, đa dân tộc. Thông qua
108
các hình thức tín ngưỡng, tôn giáo, hoạt động sản xuất, lễ hội truyền thống hay văn
hóa dân gian của hai dân tộc Việt, Khmer tại vùng đồng bằng sông Cửu Long tạo
điều kiện cho quá trình giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ hơn, qua đó thúc đẩy sự
gắn kết cộng đồng, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp đã có, hiện có và sẽ có
trong tương lai.
Thứ tư, những giá trị văn hóa của cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long trong
lịch sử phát triển của mình đã kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp những giá trị
văn hóa của quốc gia dân tộc. Đây là một sự kế thừa tích cực, làm cho nền văn hóa
dân tộc Việt Nam có thêm những giá trị văn hóa mới.
Thứ năm, xét trên bình diện tổng thể thì sự tiếp xúc văn hóa giữa các nền văn
hóa cùng có mặt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là sự tiếp xúc văn hóa trong hòa
bình, sự tiếp biến văn hóa có chọn lọc. Chính điều này đã làm cho Việt Nam trở
thành một quốc gia có nền văn hóa đa dạng, phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc.
Sự va chạm giữa các nền văn hóa trên thế giới đôi khi xảy ra những xung đột,
nhưng cũng có lúc sự va chạm này diễn ra một cách hòa bình. Khi những yếu tố văn
hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam, dù bằng con đường truyền đạo hay xâm lược
thì những yếu tố văn hóa đó vẫn bén rễ và phát triển ở vùng đồng bằng sông Cửu
Long. Sự tiếp biến có chọn lọc những giá trị văn hóa của nhiều nền văn hóa khác
nhau đã tạo ra một sự phát triển đa dạng và đặc sắc của cư dân trên vùng đất này.
Tuy nhiên, bên cạnh những biểu hiện tích cực trong quá trình giao lưu văn
hóa lâu đời của hai tộc người Việt – Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thì
cũng có một số hạn chế trong sự giao lưu này, được thể hiện ở một số điểm như
sau:
Thứ nhất, ở đồng bằng sông Cửu Long không trải qua cuộc cải cách ruộng đất,
phần nhiều người dân có ruộng, có vườn, nên cuộc sống cũng không vất vả, cực nhọc
như những cư dân miền Bắc, miền Trung. Có lẽ vì vậy người dân thường có những
suy nghĩ giản đơn, ít có sự nhìn xa, trông rộng để có sự đầu tư cho con cái trong
109
tương lai về vấn đề học hành, sự nghiệp, tiến thân. Tâm lý và tính cách tiểu nông
trong lối sống của cư dân nơi đây vẫn còn tồn tại khá phổ biến, ý chí làm giàu chưa
trở thành mẫu số chung trong nhân sinh quan của người dân, thái độ sống thụ động, lệ
thuộc, không cầu tiến vẫn tồn tại khá rõ nét. Những yếu kém và bất cập không chỉ thể
hiện sức ì, bảo thủ, tính cục bộ và phân tán của con người trong nhận thức và hành
động mà còn chứng tỏ một sự thật là nền kinh tế của vùng sông nước này vẫn còn là
nền kinh tế tiểu nông, nghèo nàn, lạc hậu và bộc lộ rõ nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh
tế và tri thức trong quá trình phát triển ở đồng bằng sông Cửu Long . Đây là những
trở ngại lớn đối với nhu cầu phát triển bền vững cũng như xây dựng lối sống văn hóa
mới cho đồng bằng sông Cửu Long. Khi cả nước đi vào kinh tế thị trường, nguồn
nhân lực yêu cầu cần được đào tạo, có chuyên môn, có trình độ cao thì ở đồng bằng
sông Cửu Long tỉ lệ người không có việc làm còn cao, số người nghèo còn đông
(9,25%) nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Thứ hai, do đặc điểm cư trú đan xen và quá trình giao lưu văn hóa giữa hai dân
tộc, diễn ra khá mạnh mẽ, nên trong thực tế và đang diễn ra một quá trình “đồng hóa
tự nhiên”. Trong điều kiện đó, đồng bào dân tộc Khmer đang có nguy cơ mất dần
những sắc thái văn hóa của dân tộc mình, đặc biệt là tiếng nói và chữ viết. Thực tế
đáng báo động là nhiều nơi hiện nay, người Khmer và ngay cả giáo viên người dân
tộc Khmer cũng không biết nói và viết tiếng Khmer.
Thứ ba, đức tin của Phật giáo Tiểu thừa từ bao đời nay đã ăn sâu vào tiềm thức
của các thế hệ người Khmer và được lưu truyền từ đời này sang đời khác, trở thành
một lý tưởng truyền thống, một động lực phát triển, họ rất tự hào về ngôi chùa và các
sư sãi, đối với họ “mất Phật giáo là mất dân tộc” [29, 138]. “Người Khmer nếu không
có chùa không thành người Khmer” [22, 67]. Tuy nhiên hiện nay trong các giá trị văn
hóa truyền thống ấy đã có một số giá trị bắt đầu mai một hoặc có những biểu hiện
mới cần phải quan tâm, lưu ý như: Số người đi tu ngày càng ít và số người chọn việc
tu hành lâu dài càng ít hơn, điều đó làm giảm vị thế của nhà chùa và các vị sư. Bởi
ngôi chùa từ lâu là trung tâm sinh hoạt tôn giáo văn hóa, nơi giữ gìn và phát huy các
110
giá trị văn hóa dân tộc, dạy giáo lý, đạo đức, chữ viết cho người Khmer. Nhưng ngày
nay, đa số thanh niên Khmer không xem trọng tiêu chuẩn đi tu, số người đi tu ngày
càng ít dần. Điều đó cũng nói lên rằng việc đi tu ngày nay chỉ là việc học đạo chứ nhà
chùa không còn là nơi giáo dục đạo đức cho thanh niên.
• Một số kiến nghị:
Kiến nghị thứ nhất: Cần nhận thức rằng, quá trình xích lại gần nhau giữa hai
dân tộc tạo điều kiện cho dân tộc kia phát triển và ngược lại, nhằm tạo điều kiện cho
mỗi dân tộc phát triển toàn diện về văn hóa, là cơ sở để củng cố vững chắc khối đại
đoàn kết dân tộc, nhưng không phải vì thế mà để xảy ra sự đồng hóa về văn hóa, dù
đó là sự đồng hóa tự nhiên, dẫn tới tình trạng làm mất đi các giá trị văn hóa của dân
tộc Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, cần nhanh chóng đào tạo đội ngũ
trí thức, văn nghệ sĩ người Khmer, chính lực lượng này sẽ giữ vai trò nòng cốt trong
việc bảo vệ, giữ gìn những giá trị văn hóa trước sự đồng hóa, sự mai một các giá trị
văn hóa dân tộc. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa, tôn
giáo.
Kiến nghị thứ hai: Trình độ dân trí thấp của bộ phận người Việt thiểu số và
đông đảo người Khmer, nên hiểu biết về các giá trị truyền thống còn hạn chế, tình
trạng mù chữ dân tộc còn nhiều. Đòi hỏi Đảng và Nhà nước cũng như các cấp lãnh
đạo ở đồng bằng sông Cửu Long cần có những chính sách tích cực hơn nữa nhằm
tuyên truyền, vận động họ nâng cao kiến thức, tạo điều kiện và hổ trợ để đẩy mạnh
việc giáo dục ở địa phương trong từng tỉnh, nhất là tỉnh có số người Khmer đông.
Kiến nghị thứ ba: Các hình thức lễ hội, văn hóa dân gian được tổ chức hay
diễn ra vào những ngày lễ trọng đại của từng tộc người (ví dụ: Lễ Ok om Bok, Lễ hội
đua Ghe Ngo của người Khmer,) tạo cơ hội cho các cộng đồng dân tộc người Việt,
hay người Khmer hay bất cứ một dân tộc nào khác được giao lưu văn hóa, gắn kết
thêm tính cộng đồng, đoàn kết. Cho nên việc giữ nguyên bản sắc văn hóa bản địa của
loại hình văn hóa này là rất cần thiết.
111
Kiến nghị thứ tư: Có thể khẳng định rằng, không có giá trị văn hóa thì ngành
kinh doanh du lịch của quốc gia đó không thể có tiềm năng phát triển nhưng tác động
của du lịch đến văn hóa cũng mang cả những ý nghĩa tích cực và tiêu cực của nó. Một
trong những ý nghĩa tích cực đầu tiên là du lịch giúp mở rộng giá trị của sản phẩm
văn hóa. Nếu không có du lịch thì bạn bè thế giới không thể biết đến Việt Nam nói
chung hay vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Nếu không có du lịch, sản
phẩm văn hóa chỉ đơn thuần có giá trị lịch sử, nghệ thuật hay khoa học không thể một
năm đóng góp một giá trị kinh tế nhất định cho nền kinh tế quốc dân. Thứ hai, chính
hoạt động du lịch giúp bảo tồn, duy trì lâu bền những giá trị văn hóa đang dần mai
một hoặc bị phá hủy bởi thời gian, bởi sự lãng quên của người dân bản địa. Minh
chứng rõ ràng rằng hàng năm chính quyền các cấp luôn dành một khoản kinh phí lớn
hay nhỏ cho việc trùng tu, tôn tạo chùa chiền, các công trình điêu khắc, mỹ thuật,
tùy theo sức hấp dẫn du khách của điểm đến.
Tuy nhiên, hoạt động du lịch cũng mang đến những tác động tiêu cực đối với
nền văn hóa. Trước tiên, du lịch thâm nhập vào cộng đồng làm thương mại hóa
những giá trị văn hóa bản địa thuần túy. Ngày nay, dễ dàng nhận thấy những hình ảnh
khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, các quán ăn tạm, các cửa hàng bán đồ ăn theo mọc
lên nhan nhản với các hoạt động kinh doanh manh mún, xô bồ xung quanh khu vực
đền, chùa – nơi vốn là chốn thiêng, không gian tĩnh mịch của tâm linh. Thứ hai, chính
du lịch ảnh hưởng đến lối sống của một bộ phận dân địa phương, làm mai một đi
những giá trị văn hóa trong tâm thức họ. Tóm lại, mặc dù hoạt động du lịch hiện nay
đang có những tác động rất lớn đến các thành tựu văn hóa dân tộc song không thể
không khẳng định lại sự gắn kết chặt chẽ của lịch sử, du lịch với văn hóa. Du lịch
hình thành dựa trên những giá trị văn hóa.
Có thể kết luận rằng “Giao lưu văn hóa vừa là kết quả của trao đổi vừa là chính
bản thân của sự trao đổi, có hiểu như vậy, mới thấy hết tầm quan trọng của giao lưu
văn hóa trong lịch sử nhân loại vì bên cạnh sản xuất, trao đổi là động lực thúc đẩy sự
phát triển lịch sử” [112, 28]. “Văn hóa là của chung nhân loại, không của riêng dân
112
tộc nào. Trong bài viết, “Yếu tố Hoa – Việt trong kiến trúc chùa chiền Việt
Nam”(1998), tác giả Nguyễn Duy Hinh, viết: “Việc tiếp thu văn hóa ngoại lai là điều
kiện cần thiết và thông minh có lợi cho sự phát triển văn hóa bản địa. Công bằng mà
nói, không có nền văn minh nào “thuần chủng”.“Giao lưu văn hóa là một xu thế tất
yếu trong lịch sử của mỗi quốc gia và toàn nhân loại” [119, 98]. Theo Trần Hồng
Liên, trong bài viết “Văn hóa phi vật thể qua các văn khắc tại những cơ sở tín
ngưỡng – tôn giáo người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh” trong “Bảo tồn và phát huy
di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trang 10 thì “Giao lưu
văn hóa – nhu cầu tất yếu của một nền văn hóa đa dân tộc”.
Qua việc nghiên cứu đề tài, có thể rút ra rằng, môi trường tự nhiên và điều kiện
xã hội đóng vai trò không nhỏ trong việc hình thành quan điểm tư tưởng, tâm lý, triết
lý sống và đời sống tâm linh của một cộng đồng. Suốt mấy nghìn năm dựng nước và
giữ nước, chúng ta có thể tự hào mà nói rằng, văn hóa bản địa, văn hóa làng xã là tài
sản vô giá của dân tộc cần phải được giữ gìn, phát huy trên cơ sở sàng lọc, loại bỏ
những gì phi văn hóa, duy trì và làm phong phú thêm những nét đep văn hóa vốn có.
Trong thời đại Hồ Chí Minh, với đường lối đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta,
văn hóa Việt Nam tiếp tục được phát huy, đã góp phần quyết định vào những thắng
lợi to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo,
đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là
kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng
hoàn thiện mình. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách và bản lĩnh
Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc.
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện hai nhiệm vụ
chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc “vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ văn minh”, là sự nghiệp xây dựng và sáng tạo to lớn của nhân dân ta, đồng
thời là một quá trình cải biến xã hội sâu sắc đòi hỏi phát huy khả năng và trí tuệ ở
mỗi con người Việt Nam. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế, kết cấu xã hội, nhu cầu tăng
113
nhanh về văn hóalà những yếu tố làm thay đổi nhiều mặt đời sống văn hóa dân tộc.
Nhìn nhận những di sản và hạn chế của những đặc điểm lịch sử, xã hội đối với sự phát
triển và phát triển bền vững của các tộc người tại chỗ (bản địa), tức chúng ta xem xét
trong mối quan hệ tương tác giữa tác động lịch đại và đồng đại đến sự phát triển của một
tộc người.
Ngày nay, đồng bằng sông Cửu Long không những chiếm một vị trí chiến lược
trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mà còn có vai trò
hết sức quan trọng trong sự nghiệp đoàn kết quốc tế, trước hết là sự liên minh chiến
lược giữa các nước trong khu vực. Do đó, việc khẳng định và phát huy truyền thống
văn hóa vùng này trong sự nghiệp cách mạng văn hóa – tư tưởng của cả nước và
trong mối giao lưu văn hóa với các nước bạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Tóm lại, chính sự hòa hợp và đoàn kết giữa các dân tộc mà điển hình là người
Việt, người Khmer cùng cộng cư trên vùng đồng bằng sông Cửu Long này đã tạo nên
một nguồn lực to lớn trong việc khai khẩn và phát triển vùng. Cuộc sống cộng cư của
các dân tộc, mà thành phần người Việt là chủ yếu, giữa vùng đất hoang vu đầy khắc
nghiệt đã tạo nên sự đoàn kết, hòa thuận giữa các dân tộc anh em. Tất cả cùng chung
sức khai phá vùng đất hoang với quy mô ngày càng lớn. Trong quá trình đó, họ đã
biến vùng đất hoang vu, rừng rậm này trở thành những xóm làng đông đúc, ruộng
đồng phì nhiêu, xây lộ, đắp cầu, dần dần hình thành chợ búa, thị tứ và từ đó trung tâm
dân cư cũng được thiết lập. Nói đến văn hóa ở vùng đất mới này là phải nói đến văn
hóa của các dân tộc cùng cộng cư trên một vùng đất. Trong đó, giao lưu và hòa nhập
văn hóa là một yếu tố đặc trưng của văn hóa vùng miền. Không gian văn hóa Đồng
bằng sông Cửu Long là một không gian văn hóa mở, sẵn sàng chấp nhận bất kỳ một
nền văn hóa nào du nhập vào. Nhưng đây là sự chấp nhận có chọn lọc, củng cố, bổ
sung và làm giàu thêm cho bản sắc văn hóa của mình. “Không thể kể hết sự giao lưu
văn hóa người Việt với văn hóa các dân tộc khác trong vùng trên tất cả các lĩnh vực:
cung cách làm ăn, việc ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, vui chơi, giải trí, giữ gìn sức khỏe
v.v... Trong sự giao lưu đó, trên cơ sở kế thừa, tiếp thu có chọn lọc, nền văn hóa của
114
người Việt trong vùng đã được nâng lên, được làm phong phú thêm với nhiều nét đặc
sắc.
Hiện nay song song với nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế, việc xây dựng
nền văn hóa văn minh hiện đại, trong đó bảo tồn và phát huy văn hóa bản địa là việc
làm vô cùng cần thiết trong hệ thống giáo dục Việt Nam, đặc biệt trong giáo dục
trung học phổ thông và đại học hiện nay. Những trí thức Việt Nam trong thời đại
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nền kinh tế tri thức toàn cầu phải là những hiền tài,
nguyên khí của quốc gia, mang đầy đủ bản lĩnh, bản sắc và tinh hoa của dân tộc Việt.
Phải làm sao để các giá trị truyền thống của 4.000 năm văn hiến lan tỏa thành giá trị
đặc thù của nền văn hóa Việt. Hiện nay và trong tương lai, đất nước Việt Nam chúng
ta đang trên đà phát triển và từng bước khẳng định vị trí của mình trên trường quốc
tế. Phát huy những yếu tố văn hóa dân tộc, trên cơ sở đó tạo nên sự giao lưu văn hóa
giữa các dân tộc hay giữa các nước trên thế giới, tạo nền tảng của việc mở rộng quan
hệ ngoại giao. Cùng với quá trình toàn cầu hóa, quá trình giao lưu văn hóa càng trở
nên mạnh mẽ. Đó như một quy luật tất yếu mà không một nền văn hóa nào có thể
đứng ngoài. Mỗi một nền văn hóa muốn phát triển, tiến ngang tầm thời đại thì không
thể tự khép mình, đóng cửa với những “luồng gió” văn hóa mới.
115
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1991), Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã
hội đến năm 2000, Nxb Sự thật, Hà Nội.
2. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung
ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, H.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, 126.
4. Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn kiện Đảng thời kì đổi mới (Đại hội VI, VII,
VIII, IX) – Về văn hóa, xã hội, khoa học – kỹ thuật, giáo dục, đào tạo.
5. Văn kiện của Đảng và Nhà nước về Chính sách Dân tộc (1960-1977) (1978),
Nxb Sự thật, Hà Nội.
6. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1997), Nxb Sự Thật, Hà Nội.
7. Văn kiện Đảng về chính sách dân tộc (1978), Nxb Sự Thật, Hà Nội.
8. Bùi Minh Đạo (2003), Một số vấn đề giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số Việt
Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
9. Bùi Xuân Đính (2012), Các tộc người ở Việt Nam, Nxb Thời Đại.
10. Cao Xuân Phổ, Văn hóa Phật giáo của người Khmer Nam Bộ, Tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2/ 2004.
11. Đặng Phương Kiệt (2006), Gia đình Việt Nam, Nxb Lao động.
12. Đặng Thị Vũ Thảo (1981), Sân khấu của người Khmer ở đồng bằng sông
Cửu Long, Nxb Tổng hợp tỉnh Hậu Giang.
13. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Tp.Hồ Chí Minh.
14. Đinh Khắc Thuần (2006), Tục lễ cổ truyền làng xã Việt Nam, Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
15. Đinh Lê Thư (2005), Vấn đề giáo dục vùng đồng bào Khmer đồng bằng sông
Cửu Long, Nxb Đại học Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh.
116
16. Đinh Lư Giang (2011), Tình hình song ngữ Khmer – Việt tại đồng bằng sông
Cửu Long, Một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
17. Đinh Văn Hạnh (1999), Đạo Tứ ân hiếu nghĩa của người Việt ở Nam Bộ
(1867 - 1975), Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
18. Đinh Văn Liên (1985), Giao lưu văn hóa giữa các dân tộc ở vùng đồng bằng
sông Cửu Long trong Mấy đặc điểm văn hóa đồng bằng sông Cửu Long,
Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội.
19. Đỗ Mười (1993), Chăm sóc, bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người vì mục
đích dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, Văn kiện Hội nghị
BCH TW lần thứ 4 khóa VII, Nxb Sự thật, H.
20. Đoàn Giỏi (2010), Đất rừng phương Nam, Nxb Văn học.
21. Đoàn Văn Chúc (2009), Xã hội học Văn hóa, Nxb Văn hóa – thông tin, Hà
Nội.
22. Hà Lý (2004), Chùa Khmer Nam Bộ với văn hóa đương đại, Nxb Dân tộc, Hà
Nội.
23. Hà Thắng (1997), Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Giáo
dục.
24. Hồ Bá Thâm (2011), Văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc, Nxb Văn hóa
thông tin.
25. Hội khoa học lịch sử TP. Hồ Chí Minh (2004), Nam Bộ đất và người, Nxb
Trẻ.
26. Huỳnh Công Bá (1998), Lịch sử Văn hóa Việt Nam, Nxb Thuận Hóa.
27. Huỳnh Lứa (1987), Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, Nxb Tp. Hồ Chí
Minh.
28. Huỳnh Quốc Thắng (2003), Lễ hội văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ,
Nxb Văn hóa thông tin.
117
29. Huỳnh Thanh Quang (2011), Giá trị văn hóa Khmer vùng đồng bằng sông
Cửu Long, Nxb Chính trị Quốc gia, Sự Thật, Hà Nội.
30. Lê Bá Thảo (2004), Thiên nhiên Việt Nam, Nxb Giáo dục.
31. Lê Duẩn (1982), Các dân tộc đoàn kết xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội.
32. Lê Minh (1984), Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
33. Lê Thanh Bình (2012), Giao thoa văn hóa và chính sách ngoại giao văn hóa
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Sự Thật, Hà Nội
34. Lê Thanh Sơn (1997), Ngôi chùa trong đời sống văn hóa của người Khmer
tỉnh Sóc Trăng, Luận văn Thạc sĩ khoa học văn hóa , tr.73.
35. Lê Văn Chương (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Trẻ.
36. Lê Xuân Diệm (1978), Những phát hiện khảo cổ học ở miền Nam Việt Nam,
Viện Khoa học xã hội.
37. Lương Duy Thứ (2000), Đại cương văn hóa phương Đông, Nxb Đại học
quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh.
38. Mạc Đường (1991), Về vấn đề dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
39. Ngô Đức Thịnh (1997), Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam, H, Nxb
Văn hóa Dân tộc.
40. Ngô Đức Thịnh (1993), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội, H.
41. Ngô Văn Lệ (2003), Một số vấn đề tộc người ở Nam Bộ và Đông Nam Á, Tp.
Hồ Chí Minh, Nxb Đại học Quốc gia.
42. Ngô Văn Lệ (2003), Nghiên cứu thực trạng kinh tế-xã hội và những giải pháp
xóa đói giảm nghèo ở người Khmer tỉnh Sóc Trăng, Đề tài nghiên cứu cấp
Đại học Quốc gia.
118
43. Ngô Văn Lệ (2003), Thực trạng kinh tế-xã hội và những giải pháp xóa đói giảm
nghèo ở người Khmer tỉnh Sóc Trăng, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí
Minh.
44. Ngô Văn Lệ (2004), Tộc người và văn hóa tộc người, Nxb Đại học Quốc gia
Tp. Hồ Chí Minh.
45. Nguyễn Công Bình (1995), Đồng bằng sông Cửu Long – Nghiên cứu phát
triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
46. Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường (1990), Văn hóa và cư dân
đồng bằng sông Cửu Long, Hà Nội, Nxb Khoa học xã hội.
47. Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng – tôn giáo ở Việt Nam,
Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
48. Nguyễn Đức Sự, Lê Tâm Đắc (2000), Mấy vấn đề Phật giáo trong Lịch sử
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, H.
49. Nguyễn Đức Tồn (2002), Tìm hiểu đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ
và tư duy của người Việt: Trong sự so sánh với những dân tộc khác, Nxb
Đại học Quốc gia, Hà Nội.
50. Nguyễn Duy Hinh (1998), Yếu tố Hoa – Việt trong kiến trúc chùa chiền Việt
Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội, trang 147.
51. Nguyễn Hồng Phong (1963), Tìm hiểu tính cách dân tộc, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
52. Nguyễn Hùng Khu (2008), Hôn nhân và gia đình của người Khmer Nam Bộ,
Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
53. Nguyễn Hữu Hiếu (2004), Tìm hiểu văn hóa tâm linh – Thành phố Hồ Chí
Minh, Nxb Trẻ.
54. Nguyễn Khắc Cảnh (1998), Phum, sóc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
119
55. Nguyễn Mạnh Cường (2002), Vài nét về người Khmer Nam Bộ, Nxb KH –
XH, Hà Nội.
56. Nguyễn Phương Thảo (2008), Văn hóa dân gian Nam Bộ, những phác thảo.
Nxb Văn hóa Thông tin .
57. Nguyễn Quản Tuân, Huỳnh Lứa, Trần Hồng Liên (1994), Những ngôi chùa ở
Nam Bộ, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
58. Nguyễn Tất Đạt (2011), Mối quan hệ giữa nhà nước và giáo hội Phật giáo
Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia.
59. Nguyễn Thanh Tuấn (2010), Đa dạng văn hóa và quyền văn hóa hiện nay ở
Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin và Viện văn hóa, Hà Nội.
60. Nguyễn Thị Hương, Trần Kim Cúc (2011), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
61. Nguyễn Văn Chiến (1994), Yếu tố Việt trong tiếng Khmer Nam Bộ (cách nhìn
và phương pháp), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
62. Nguyễn Văn Huyên (1995), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam, tập I-II,
Nxb Khoa học xã hội, H.
63. Nhiều tác giả (2003), Phát triển giáo dục vùng dân tộc Khmer Nam Bộ, Nxb
Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
64. Võ Văn Sen, Phan Văn Dốp (1998), Văn hóa vùng, văn hóa tộc người và sự
phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long, Trường
ĐHKHXH &NV – TP.HCM, Viện phát triển bền vững Vùng Nam Bộ.
65. Phạm Bích Hợp (2007) , Người Nam Bộ và tôn giáo bản địa. Nxb. Tôn giáo,
Hà Nội.
66. Phạm Thị Phương Hạnh (2011), Văn hóa Khmer – Nét đẹp trong bản sắc
văn hóa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội.
67. Phan An (1991), Một số vấn đề kinh tế - xã hội vùng nông thôn Khmer đồng
bằng sông Cửu Long, trong Vấn đề dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
120
68. Phan Cẩm Thượng (2011), Văn hóa vật chất của người Việt, Nxb Hà Nội.
69. Phan Đại Doãn (2001), Làng xã Việt Nam, Một số vấn đề kinh tế-văn hóa-xã
hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
70. Phan Đăng Nhật (1998), Đại cương về văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam,
Nxb Thời Đại.
71. Phan Ngọc (2005), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa – thông tin, Hà
Nội.
72. Phan Quang (1981), Đồng bằng sông Cửu Long, H.
73. Phan Thái Bình (2003), Ghe xuồng trong đời sống văn hóa người Việt ở đồng
bằng sông Cửu Long, Luận văn Thạc sĩ khoa học.
74. Phan Thị Yến Tuyết (1993), Truyền thống đoàn kết Việt – Khmer trong chiến
đấu và xây dựng, Trong người Khmer ở Cửu Long, Nxb Văn hóa – Thông
tin Cửu Long.
75. Phan Thị Yến Tuyết (1992), Văn hóa vật chất của các dân tộc ở đồng bằng
sông Cửu Long, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
76. Phan Xuân An (1994), Nhìn lại những chính sách đối với cộng đồng người
Hoa và người Khmer ở Việt Nam trong lịch sử, trong Báo cáo tổng hợp đề
tài Khoa học, Viện Khoa học xã hội tại Tp. Hồ Chí Minh.
77. Sơn Nam (1981), Đồng bằng sông Cửu Long, nét sinh hoạt xưa, Nxb Tp. Hồ
Chí Minh.
78. Sơn Nam (2009), Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Nxb Trẻ.
79. Thạch Phương (1992), Văn hóa dân gian Khmer ở Nam Bộ, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
80. Theo Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Sóc Trăng (1998), Truyền thống Khmer
Nam Bộ, Sóc Trăng.
81. Theo Văn hóa các dân tộc Tây Nam Bộ (2004), Thực trạng và những vấn đề
đặt ra, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
121
82. Tìm hiểu văn hóa tín ngưỡng tôn giáo và các phong tục tập quán, lễ hội tôn
giáo ở Việt Nam, Nxb Lao động, 2012
83. Toan Ánh (2005), Nếp cũ con người Việt Nam, Nxb Trẻ.
84. Toan Ánh (2005), Nếp cũ hội hè đình đám, Quyển thượng, Nxb Trẻ.
85. Toan Ánh (2005), Nếp cũ Làng xã Việt Nam, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
86. Tổng cục Chính trị (1998), Một số vấn đề dân tộc và quan điểm chính sách
dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
87. Trần Hồng Liên (2002), Văn hóa phi vật thể qua các văn khắc tại những cơ
sở tín ngưỡng – tôn giáo người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Bảo
tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, trang 10
88. Trần Hồng Liên (2004), Cộng đồng ngư dân Việt ở Nam Bộ, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
89. Trần Hồng Liên (2000), Đạo Phật trong cộng đồng người Việt ở Nam Bộ Việt
Nam (từ thế kỉ XVII – 1975), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
90. Trần Kim Dung (2000), Văn hóa truyền thống Khmer đồng bằng sông Cửu
Long trong cuộc sống hiện nay, trong Văn hóa Nam Bộ trong không gian
xã hội Đông Nam Á, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
91. Trần Ngọc Khánh, Tài liệu điều tra điền dã ở huyện Mỹ Xuyên tỉnh Hậu
Giang tháng 6 -1980. Khoa Sử trường Đai học Tổng hợp Tp. Hồ Chí
Minh
92. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục.
93. Trần Quốc Vượng (1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
94. Trần Thị Nhung (1998), Lịch sử vùng đất Nam Bộ - một số kết quả nghiên
cứu, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội.
95. Trần Thị Thu Lương (1994), Chế độ sở hữu và canh tác ruộng đất ở Nam Bộ
nửa đầu thế kỉ XIX, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
122
96. Trịnh Hoài Đức (1998), Gia Định thành thông chí, Bản dịch của Viện Sử
học, Hà Nội, Nxb Giáo dục.
97. Trịnh Hoài Đức (1972), Gia Định Thành thông chí, quyển III, S.
98. Trường Lưu (1993), Văn hóa Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long, Nxb
Văn hóa dân tộc.
99. Trương Thìn (2007)- Đại đức Thích Minh Nghiêm (hiệu đính), Nghi lễ thờ
cúng tổ tiên, đền chùa, miếu phủ, Nxb Hà Nội.
100. Sở VH – TT An Giang (1984), Văn hóa Óc Eo và các văn hóa cổ ở đồng
bằng sông Cửu Long, Nxb Long Xuyên.
101. Viện Dân tộc học (1983), Sổ tay về các dân tộc ở Việt Nam, Nxb Khoa học
xã hội, H.
102. Viện khoa học xã hội – Thành phố Hồ Chí Minh (1980), Người Khmer ở
đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Tp.Hồ Chí Minh.
103. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí
Minh (1991), Vấn đề dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Khoa học
Xã hội.
104. Viện văn hóa, (Trường Lưu) (1993), Văn hóa người Khmer vùng đồng bằng
sông Cửu Long, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, tr.94.
105. Viện văn hóa (1984), Mấy vấn đề văn hóa đồng bằng sông Cửu Long, Viện
văn hóa xuất bản.
106. Viện văn hóa (1988), Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ, Nxb
Tổng hợp Hậu Giang.
107. Viện văn hóa (1993), Văn hóa Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long, Nxb
Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
108. Vũ Ngọc Khánh, Hoàng Khôi (2005), Gia đình gia phong trong văn hóa
Việt, Nxb Hà Nội.
109. Vũ Ngọc Khánh (2007), Văn hoá làng ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
123
110. Đặng Vũ Thị Thảo (1981), “Sân khấu của người Khmer ở đồng bằng sông
Cửu Long”, Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật, 41(6), tr. 37.
111. Hà Văn Tấn (1981), “Giao lưu văn hóa ở người Việt cổ”, Tạp chí văn hóa
Nghệ thuật, (4), Bộ Văn hóa và Thông Tin, Hà Nội, tr. 28.
112. Lê Hương (1971), “Lễ Phật Đản của người Việt gốc Miên”, Văn hóa Nguyệt
San, (2).
113. Lê Hương (1969), “Tìm hiểu người Việt gốc Miên”, Văn hóa tập san, (4 –
5), tr. 76 – 87.
114. Lương Hồng Quang (1992), “Đời sống văn hóa cơ sở ở đồng bằng sông Cửu
Long”, Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, (1992), tr.101-104.
115. Mác Mod-Người Chàoa-Ku ở Châu Đốc, Tạp chí Dân tộc học, 1979 và tư
liệu in-rô-nê-ô của Ban dân tộc học, Viện Khoa học Xã hội TP. Hồ Chí
Minh
116. Nguyễn Công Bình (1998), “Phát triển xã hội trong công cuộc khai phá đất
Nam Bộ”, Tạp chí Xã hội học.
117. Nguyễn Phương Thảo (1992), “An Giang, vị thế lịch sử - văn hóa trên đồng
bằng sông Cửu Long”, Tạp chí nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, số 5/
1992.
118. Nguyễn Văn Diệu (1996), “Giao lưu văn hóa ở Việt Nam trong lịch sử và
hiện tại”, Tạp chí Khoa học xã hội, (29), Hà Nội, tr.98.
119. Nguyễn Danh Tiên (2005), “Lịch sử Đảng”, (12), tr.49 – 52.
120. Phạm Đức Mạnh (1997), “Giao lưu và hội tụ thành tố của bản sắc văn hóa cổ
ở Việt Nam trong thời đại kim khí”, Tạp chí khảo cổ học, Viện khảo cổ,
Hà Nội.
121. Phan Đại Doãn (1993), “Riêng và chung trong truyền thống văn hóa của các
cộng đồng cư dân Việt Nam”, Tạp chí Dân tộc học, số 4, Viện Dân tộc
học, Hà Nội.
124
122. Phan Hữu Dật (1988), “Về xác định các nguyên tắc cơ bản của chính sách
dân tộc của Đảng”, Tạp chí Dân tộc học, (4), Viện Dân tộc học, Hà Nội,
tr.15.
123. Sơn Nam (2008), “Sơn Nam đi và ghi nhớ”, Tạp chí Xưa và Nay, Nxb Văn
hóa Sài Gòn, Tp. Hồ Chí Minh, , tr. 13 -14.
124. Tập san Khoa học xã hội & Nhân văn (Annals of USSH), Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh), số
56, tháng 9/2012, tr. 25-40.
125. Trần Lâm Biền (1977), “Sơ lược về chùa Khmer”, thông báo nghệ thuật,
(20), Viện Nghệ thuật – Bộ Văn hóa thông tin phát hành.
126. Trương Thìn (1992), Lễ “Óc-om-Bóc” và hội đua Ghe Ngo của người
Khmer ở Nam Bộ, Văn hóa dân gian, (39), tr.51-53.
127. www.gso.gov.vn – Webside tổng cục thống kê.
125
PHỤ LỤC
Hình 1: Vị trí các vùng kinh tế ở Việt Nam (*)
I. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; II. Vùng đồng bằng sông Hồng
III. Vùng Bắc Trung Bộ; IV. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
V. Vùng Tây Nguyên; VI. Vùng Đông Nam Bộ; VII. Vùng Tây Nam Bộ
I
IV
V
VI
II
III
VII
126
Hình 2: Vị trí các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hiện nay (*)
(*)Đồng_bằng_sông_Cửu_Long&oldid=121
95001
@
127
Hình 3: Nhà ở Nam Bộ xưa. Ảnh: Trần Kiều Quang.
Theo Báo Cần Thơ
128
Hình 4: Bàn thờ Phật, bàn thờ ông bà và bộ bàn ghế cổ truyền
mời khách uống trà, ăn trầu
Ảnh chụp tại BTVH Khmer tỉnh Trà Vinh ngày 4/8/2012
Hình 5: Tạo dáng đồ gốm
Ảnh sưu tầm
129
Hình 6: Cày hai trâu là một đặc trưng kỹ thuật nông nghiệp
của người dân Khmer
Ảnh sưu tầm
Hình 8. Người nông dân dùng phảng chặt cỏ
Hình 7: Cái phảng (Ảnh sưu tầm)
130
Hình 9: Các loại nọc cấy và phảng cấy
Ảnh sưu tầm: Nguyễn Thị Mười
Hình 13: Nọc cấy, phảng cấy và vật dụng
Ảnh LTBH chụp tại BTVH Khmer tỉnh Trà Vinh ngày 4/8/2012
Một số điệu lý về chiếc phảng: (Sưu tầm)
131
Mùa màng mạ mọng cù lăn gieo cù lăn gieo
Phảng kia phát chế cù nèo cà lăn quơ, cà lăn quơ.
(Lý cái phảng Bến Tre)
Hay:
Chú kia vác phảng đi đâu
Phảng mua, phảng mượn, phảng nhà của ai.
Bớ nàng ơi, có chồng chưa ? giúp tình thương
(Lý Cái phảng Gò Công)
Hình 10: Thúng và đòn gánh các loại
Ảnh LTBH chụp tại BTVH Khmer tỉnh Trà Vinh ngày 4/8/2012
132
Hình 11: Dụng cụ đánh bắt thủy sản của nông dân Khmer
Ảnh LTBH chụp tại BTVH Khmer tỉnh Trà Vinh ngày 4/8/2012
Hình 12: Vật dụng trong sinh hoạt thường nhật (cối, chày)
Ảnh LTBH chụp tại BTVH Khmer tỉnh Trà Vinh ngày 4/8/2012
133
Hình 14: Ghe Ngo
Ảnh LTBH chụp tại BTVH Khmer tỉnh Trà Vinh ngày 4/8/2012
Hình 15: Lễ hội đua ghe
Ảnh sưu tầm từ: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
134
Hình 16: Ghe Ngo
Ảnh sưu tầm từ nguồn: Tạp chí VHNT số 332, tháng 2-2012
Hình 17: Trang phục áo dài, áo bà ba, nón lá và trang phục
truyền thống Khmer
Ảnh LTBH chụp tại BTVH Khmer tỉnh Trà Vinh ngày 4/8/2012
135
Hình 18: Thiếu nữ Khmer mặc áo dài trong ngày hội văn hóa dân tộc
Ảnh: Vũ Thống Nhất đăng ngày 25/08/2010
Hình 19: Bộ nhạc cụ trong nghệ thuật sân khấu cải lương .
Ảnh: LTBH chụp tháng 8/2013 tại phòng trưng bày Bảo tàng
Thành phố Hồ Chí Minh
136
Hình 20: Bộ nhạc khí trong nghệ thuật sân khấu của dân tộc Khmer
Ảnh chụp tại BTVH Khmer tỉnh Trà Vinh ngày 4/8/2012
Hình 21: Buổi biểu diễn nghệ thuật sân khấu cải lương
Ảnh LTBH chụp tại BTTPHCM tháng 8/ 2013
137
Hình 22: Đoàn Nghệ thuật tuồng cổ Phương Ánh (Cần Thơ)
trình diễn hát bội tại lễ Kỳ Yên đình Bình Thủy
Ảnh LTBH chụp tại BTTPHCM tháng 8/ 2013
Hình 23: Vở Dù kê “Trùng dương lặng sóng” của Đoàn Nghệ thuật Khmer Sóc
Trăng. Ảnh sưu tầm từ nguồn: Sở VHTTDL Sóc Trăng
138
Hình 24: Buổi biểu diễn nghệ thuật sân khấu Khmer
Ảnh LTBH chụp tại BTTPHCM tháng 8/ 2013
139
Hình 25: Vào ngày cuối của Tết Chol Chnam Thmay, đồng bào tập trung
lại tắm Phật để sám hồi và nguyện sẽ từ bỏ những việc ác,
thực hành thiện nghiệp
Ảnh sưu tầm từ nguồn: Báo Tin Tức – TTXVN
Hình 26: Hình Trong ngày lễ dâng y, y phục và các vật để dâng lên
ngôi tam bảo được đồng bào tôn kính đội trên đầu
Ảnh sưu tầm từ nguồn: Báo Tin Tức - TTXVN
140
Những tiếng Khmer còn giữ nguyên gốc trong tiếng Việt
Xneng là dụng cụ đươn bằng nang tre, trúc của người Khmer, có hình như cái xuổng.
Người bình dân dùng để xúc cá, tép ở những nơi có nước cạn, cỏ hoang mọc đầy.
Câu hát của người nào đó đã cất lên vẳng văng trên cánh đồng thửa ruộng:
Chiều chiều lấy cái xneng
Lên đồng xúc cá hái sen một mình
Ở một câu ca khác:
Thằn lằn cụt đuôi ai nuôi mày lớn
Dạ thưa thầy con lớn mình ên
Khmer có êng: một mình, chuyển sang Việt ngữ mất chữ g thành ên cũng mang nét
nghĩa một mình.
Hay:
Xa em nhớ vị sim lo
Xa em nhớ khứa cá kho quê nghèo
Sim lo (hay sum lo) là món canh của người Khmer nấu bằng bầu, hay lá bình bát dây,
đặc biệt nó được nêm bằng mắm bò hóc (prahok), đây là từ người Việt mượn nguyên
mẫu để sử dụng.
Cái nóp đã gắn liền với quân dân Nam Bộ thành đồng. Nóp cũng là tiếng Khmer còn
giữ lại nguyên gốc, nó chuyển sang tiếng Việt bằng phiên âm mà thôi:
Vai mang cái nóp tay xách cái lọp cái lờ
141
Về miền đồng chua nước mặn đặng nhờ miếng ăn
Cái lộp theo tiếng Khmer là dụng cụ đan bằng tre, dùng để bắt cá tôm. Một đầu của
lộp có hom bện bằng tre vót cỡ chiếc đũa ăn, hình phễu, cá tôm, rùa rắn vào được
nhưng không thể ra. Nông dân miệt này ai cũng biết, cũng dùng lộp để bắt thuỷ sản.
Những từ Khmer được Việt hoá
* Những từ chỉ địa danh
Từ vùng đất mũi còn vang vọng lời ca :
Cà Mau khỉ khọt trên bưng
Dưới sông sấu lội, trong rừng cọp um
(Cà Mau là từ Việt hoá của tiếng Khmer là Tuk Khmau, nghĩa là nước đen mà thành).
Về đất Ba Xuyên nghe câu hát :
Chợ Sóc Trăng chà gạo lộn trấu càng,
Anh thương em là thương lời ăn tiếng nói dịu dàng,
Chớ không phải anh vì bạc vì vàng mà thương.
(Theo Lê Hương thì Sóc Trăng là do tiếng Khmer đọc trại ra từ chữ Srok Tréang có
nghĩa là bãi sậy vì ngày xưa đất Sóc Trăng có nhiều lau sậy hoang vu).
Qua cầu Rạch Miễu đến quê hương Đồng Khởi, xứ dừa :
Bến Tre nhiều gái má hồng
142
Không tin thì xuống Mỹ Lồng mà coi
(Theo cụ Vương Hồng Sển thì Bến Tre vốn là xứ sinh sản và sản xuất nhiều cá tôm,
cho nên xưa, người Khmer gọi là Srok treay (đọc là sốc tre), nhưng sau này người
Khmer gọi theo người Kinh là bến có nhiều tređể phân biệt với địa danh Cần Thơ,
cũng có nhiều tre, người Khmer gọi tre là rusei, nên có hai địa danh rành rẽ: prêk
rusei (sông tre): chỉ Cần Thơ/prêk kompong rusei để chỉ Bến Tre).
Ngược lên vùng Bảy Núi, có câu:
Anh về xứ Chắc Cà Đao
Bỏ em ở lại như dao cắt lòng
(Sưu tầm từ http//:www.google.com)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_03_13_9590606809_7594.pdf