Luận văn Hạn chế của thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Phải khẳng định rằng ngay cả trong một thị trường chứng khoán hoạt động công bằng tới bao nhiêu đi nữa thì rủi ro là luôn luôn tồn tại. Và vai trò của hệ thống thanh tra, giám sát việc thực thi luật chứng khoán không phải là để xoá bỏ hết được các rủi ro trên thị trường chứng khoán hay chỉ để trừng phạt những người vi phạm pháp luật chứng khoán, mà là để góp phần tạo ra môi trường kinh doanh công bằng, công khai, có hiệu quả, minh bạch và bảo vệ những người đầu tư.

pdf11 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2454 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Hạn chế của thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Hạn chế của thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Lời mở đầu Trong khi thị trường chứng khoán thế giới xuất hiện từ thế kỉ XV thì thị trường chứng khoán Việt Nam mới chỉ đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2000. Tuy còn non trẻ nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những phát triển đáng kể và bước đầu góp phần hình thành một mô hình thị trường tương đối toàn diện, tạo lập và hình thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế . Bằng chứng là ngày đầu khai trương thị trường chính thức tại trung tâm giao dịch tại TP Hồ Chí Minh chỉ có hai công ty niêm yết thì đến nay đã tăng lên rất nhiều lần. Tổng giá trị của cổ phiếu niêm yết đến ngày 13/12/2006 đạt khoảng 10.560 tỷ đồng,tăng 528 % so với cuối năm 2005 (đến năm 2005 đạt 2.000 tỷ đồng) .Tổng giá trị vốn hoá thị trường của cổ phiếu ngày 13/12/2006 là 92.250 tỷ đồng tăng mạnh so với cuối năm 2005 ( đến năm 2005 là 7.390 tỷ đồng ) Đặc biệt năm 2006 tại thị trưòng chứng khoán Việt Nam trôi qua với nhiều cảm xúc cho giới đầu tư ,các nhà quản lý thị trường. Nhưng một nhận định chung đó là ai chơi cũng trúng, vì vậy thị trường chứng khoán Việt Nam “ngày thứ 3 đen tối” .Song song với việc nâng tầm với chất và lượng thì thị trường chứng khoán Việt Nam còn hàm chứa nhiều bất ngờ và đột biến và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để góp phần tạo ra môi trường kinh doanh công bằng công khai có hiệu quả và bảo vệ những người đầu tư thì công tác thanh tra, giám sát việc thực thi pháp luật chứng khoán có vai trò bậc nhất của cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Phần thân bài I/Khái niệm về hoạt động giám sát. Hoạt động giám sát dựa trên các hoạt động cụ thể, cấc số liệu, tài liệu báo cáo để phân tích, đối chiếu với các quy định trong văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán ,sớm phát hiện các dấu hiệu thiếu sót hoặc vi phạm của các tổ chức phát hành, kinh doanh và giao dịch chứng khoán, cá nhân hoạt động chứng khoán. II/Phạm vi hoạt động giám sát . 1/Những tiêu cực trên thị trường chứng khoán. 1.1/Đầu cơ. Đầu cơ là một yếu tố có tính toán của những người đầu cơ chấp nhận rủi ro, họ có thể mua cổ phiếu ngay với hi vọng giá cả sẽ tăng trong tương lai và sẽ thu được lợi nhuận trong từng phi vụ đó. Những yếu tố đầu cơ sẽ gây ảnh hưởng dây chuyền,làm cho cổ phiếu có thể tăng giá giả tạo.Nó thường xảy ra khi “nhiều người cấu kết với nhau”để mua hay bán ra một số loại cổ phiếu nào đó. Sự cấu kết này tạo ra sự lên, xuống đột ngột .Nói chung ,luật chứng khoán các nước đều không cấm đầu cơ nhưng cấm “sự liên kết”dưới mọi hình thức. 1.2/Mua bán nội gián. Mua bán nội gián là một cá nhân nào đó “lợi dụng việc nắm được thông tin nào đó “lợi dụng việc nắm được thông tin nội bộ của một công ty phát hành nào đó “để mua hoặc bán cổ phiếu của công ty đó một cách không bình thường ,nhằm mục đích thu lợi cho mình,làm ảnh hưởng đến giá cả của cổ phiếu đó trên thị trường. Mua bán nội gián là được xem là phi đạo đức vì người có được thông tin bên trong sẽ có lợi thế không hợp lý so với người đầu tư khác để thu được lợi riêng cho mình hay tránh được lỗ, là vi phạm nguyên tắc mọi nhà đầu tư đều có cơ hội như nhau. 1.3/Thao túng thị trường . Thao túng thị trường là lợi dụng thông tin sai lệch, để có ý đồ mua lại cổ phiếu lưu trữ, nhằm đẩy giá lên hoặc xuống, làm giá cổ phiếu tăng, giảm đột ngột, giả tạo, để thu chênh lệch giá hoặc nhằm thâu tóm doanh nghiệp. 2/Tổ chức công tác thanh tra, giám sát. 2.1/Mục đích và nguyên tắc của hoạt động của hệ thống tổ chức thanh tra,giám sát chứng khoán. a/ Hệ thống tổ chức thanh tra, giám sát chứng khoán. Thanh tra chứng khoán là tổ chức nhà nước chuyên ngành về chứng khoán và thị trường thuộc tổ chức bộ máy của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Thanh tra chứng khoán ở chỉ thành lập ở Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước quyết định, sau khi thống nhất ý kiến với Tổng thanh tra Nhà nước và Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ. Trung tâm Giao dịch Chứng khoán có trách nhiệm tổ chức một bộ phận để kiểm tra, giám sát các hoạt động giao dịch trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán. Các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán có trách nhiệm tổ chức thành lập kiểm soát nội bộ; để thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kinh doanh của mình. b/Mục đích của hoạt động thanh tra, giám sát. Nhằm góp phần đảm bảo cho hoạt động của thanh tra chứng khoán được an toàn ,công khai, có hiệu quả; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. c/Nguyên tắc của hoạt động thanh tra, giám sát. Hoạt động thanh tra chứng khoán chỉ tuân thủ theo pháp luật, đảm bảo chính xác, khách quan, dân chủ, kịp thời. Không một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của thanh tra chứng khoán. 2.2/Các đối tượng chịu sự giám sát. a/Giám sát các tổ chức phát hành chứng khoán đưa vào giao dịch tại thị trường giao dịch tập trung. - Giám sát việc tuân thủ và duy trì các điều kiện cấp phép như: vốn kinh doanh,số lượng cổ đông và kết quả kinh doanh. - Giám sát việc công bố thông tin. Công bố thông tin định kì, khi có thanh tra giám sát kiểm tra phải xuất trình đầy đủ giấy tờ cần thiết có liên quan. b/Giám sát công ty chứng khoán, tổ chức bảo lãnh phát hành, công ty quản lý quỹ đầu tư,tổ chức đăng ký chứng khoán. - Giám sát việc tuân thủ giấy phép kinh doanh. Bao gồm vốn pháp dịnh,cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực, quản trị công ty. - Giám sát các hoạt động kinh doanh: Tuân thủ pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Phòng ngừa rủi ro. Phòng ngừa, phát hiện các hành vi vi phạm. c/Giám sát hoạt động kinh doanh. - Giám sát kết quả hoạt đông kinh doanh. Hoạt động tài chính. Thu nhập-Chi phí. Duy trì các chỉ tiêu tài chính theo quy định. - Giám sát hành nghề kinh doanh chứng khoán. Tuân thủ các điều kiện giấy phép hành nghề. Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. Tuân thủ các nguyên tắc kinh doanh. - Kiểm soát nội bộ. Độc lập. Quy trình thực hiện phải chặt chẽ. Thường xuyên kiểm tra. Thẩm quyền. d/Giám sát tổ chức thị trường. Hoạt động đăng ký niêm yết. Việc tuân thủ quy chế thành viên. Tổ chức hoạt động giao dịch. Tổ chức và hoạt động giám sát của tổ chức thị trường. e/Giám sát các tổ chức phụ trợ. Giám sát hoạt động lưu ký,bù trừ,thanh toán của TTLKCK. Giám sát hoạt động quản lý tài sản quỹ của NHGS và việc công bố thông tin. Giám sát hoạt động thanh toán tiền của NHCĐTT. f/Giám sát các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán. Tuân thủ pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán. Hoạt động giao dịch của người đầu tư. III/ Các hình thức và trình tự giám sát. 1/Trình tự giám sát Tổ chức giám sát giao dịch chứng khoán: - Là tổ chức theo dõi toàn bộ quá trình các giao dịch diễn ra trên trung tâm giao dịch chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán; Căn cứ các biến động “giá và lượng giao dịch “ để phát hiện các giao dịch bất thường. - Việc kiểm soát này được thực hiện thường xuyên, liên tục, đảm bảo, chặt chẽ, thực chất là công tác canh gác liên tục để bảo vệ thị trường chống lại các giao dịch nội gián và thao túng thị trường. - Giám sát, theo dõi các giao dịch chứng khoán: là khâu đầu tiên của công tác giám sát thị trường, trước hết là để phát hiện các giao dịch không bình thường, đó là những giao dịch mà giá cả hoặc khối lượng giao dịch có sạư biến động không giống như xu hướng được ghi nhận trước đó. - Khi phát hiện được thì phải theo dõi riêng và ghi chép đầy đủ các tiêu chí như: giá cả, khối lượng giao dịch của mỗi loại chứng khoá, thời gian bắt đầu có sự biến động đó. -Thời gian theo dõi: có thể là một tuần, hai tuần hay bốn tuần theo từng trường hợp cụ thể. 2/Các hình thức giám sát . 1.1/Giám sát trực tuyến . Đây là theo khâu theo dõi diễn biến các giao dịch trên hệ thống giao dich liên tục qua các phiên giao dịch trong ngày. Sau khi phát hiện giao dịch không bình thường hoặc loại chứng khoán có tin đồn trong phiên giao dịch, thanh tra viên theo dõi chứng khoán sẽ: - Yêu cầu công ty phát hành công bố thông tin và thu thập thông tin để phân tích. - Hoặc, quyết định để theo dõi thêm nhiều ngày. - Hoặc, báo cáo ngay cho phòng giám sát thị trường, thanh tra uỷ ban chứng khoán nhà nước thực hiện thanh tra trực tiếp. Những trường hợp thuộc diện phải yêu cầu tiết lộ thông tin: - Khi giá chứng khoán hoặc khối lượng giao dịch ngoài mức chuẩn đã định. - Khi giá giao dịch của một loại chứng khoán đạt tới giới hạn sàn hoặc mức trần ngay trong ngày giao dịch. - Khi có tin đồn về loại chứng khoán có giao dịch khả nghi. - Chứng khoán đã bị đình chỉ giao dịch,chứng khoán mới phát hành, chứng khoán có tin đồn phá sản, thay đổi ban điều hành, đình chỉ kinh doanh, sát nhập, mua lại… - Trường hợp khác nếu thấy cần thiết Các trường hợp phải theo dõi nhiều ngày: - Chứng khoán được phát hiện có giao dịch khả nghi,trong quá trình theo dõi hàng ngày. - Chứng khoán có tin đông vể phá sản, đình chỉ về sử dụng tài khoản, bắt đầu quá trình tổ chức lại công ty… - Tiết lộ thông tin về sát nhập hoặc thâu tóm công ty. 1.2/Giám sát nhiều ngày Những giao dịch chứng khoán thuộc diện theo dõi trong nhiều ngày là những giao dịch bị hệ thống không bình thường, thông qua so sánh các tiêu thức về giá và khối lượng giao dịch,những giao dịch có tin đồn… Phần kết bài Phải khẳng định rằng ngay cả trong một thị trường chứng khoán hoạt động công bằng tới bao nhiêu đi nữa thì rủi ro là luôn luôn tồn tại. Và vai trò của hệ thống thanh tra, giám sát việc thực thi luật chứng khoán không phải là để xoá bỏ hết được các rủi ro trên thị trường chứng khoán hay chỉ để trừng phạt những người vi phạm pháp luật chứng khoán, mà là để góp phần tạo ra môi trường kinh doanh công bằng, công khai, có hiệu quả, minh bạch và bảo vệ những người đầu tư. Phần phụ lục Lời mở đầu 1 Phần thân bài 2 I/Khái niệm về hoạt động giám sát 2 II/Phạm vi hoạt động giám sát 2 1/Những tiêu cực trên thị trường chứng khoán 2 2/Tổ chức thanh tra giám sát 3 III/Các hình thức và trình tự giám sát 5 1/Trình tự giám sát 5 2/Hình thức giám sát 6 Phần kết bài 8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf18_3189.pdf
Luận văn liên quan