Luận văn Hệ thống nhượng quyền thương mại của một số công ty trên thế giới và khả năng phát triển vào Việt Nam

Xu thế toàn cầu hóa đang từng giờ, từng ngày tác động đến nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội Việt Nam. Sự hội nhập nền kinh tế thế giới càng được nhận thấy rõ qua các chỉ tiêu kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài, số lượng công ty, sự phong phú về hàng hóa, dịch vụ, quảng cáo Sự phát triển của các hệ thống nhượng quyền thương mại bằng cách tận dụng tối ưu các nguồn nhân lực của các nhà nhượng quyền và nhận quyền tại Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Từ việc nghiên cứu tổng quan về hệ thống nhượng quyền thương mại, phân tích hệ thống nhượng quyền của một số công ty điển hình trên thế giới và Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển hệ thống kinh doanh này tại Việt Nam là một vấn đề thời sự, mang tính lý luận và thực tiễn cao trong giai đoạn hiện nay. Luận văn sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có có những giải pháp thích hợp, kịp thời để phát triển và củng cố vững chắc hệ thống nhượng quyền thương mại của mình, góp phần đắc lực cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

pdf96 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2231 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hệ thống nhượng quyền thương mại của một số công ty trên thế giới và khả năng phát triển vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quốc gia (%) Độ bão hòa thị trường (%) áp lực thời gian (%) Điểm số 2 Nga 52 62 53 90 89 3 Trung Quốc 46 75 46 84 86 4 Việt Nam 34 57 76 59 74 5 Ukraina 43 41 44 88 69 6 Chi Lê 51 80 42 43 69 7 Latvia 32 77 21 86 68 8 Malaysia 44 70 46 54 68 9 Mexico 58 83 33 33 64 10 Saudi Arabia 40 85 66 35 64 Nguồn: Kết quả khảo sát của tập đoàn tư vấn AT Keaney - Mỹ 3.1.1.3. Cơ hội phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bất động sản Thị trường bất động sản Việt Nam đang là một thị trường sôi động với sự chú ý, quan tâm của nhiều thành phần, nhiều giới cả trong và ngoài nước. Tuy bản chất của hiện tượng này không nằm ở việc thiếu nguồn cung hay cầu mặt hàng khá đặc biệt này mà sự thật thị trường bất động sản chỉ nóng ở thị trường thứ cấp do đầu cơ và nhiều nguyên nhân khác. Tuy nhiên, với đà tăng trưởng kinh tế cao trong những năm gần đây, khoảng 8% mỗi năm, cộng với vốn đầu tư phát triển tăng 16,4% và bằng 40,6% GDP, thuộc loại cao nhất thế giới chỉ sau Trung Quốc, nhu cầu về nhà ở, văn phòng và đầu tư đất đai sẽ theo đó mà tăng nhanh. Việc Việt Nam đang xếp thứ 17 trên thế giới và giữ vị trí thứ 5 tại khu vực Châu á - Thái Bình Dương về các quốc gia có giá cho thuê văn phòng đắt nhất đủ để thấy thị trường bất động sản Việt Nam hấp dẫn thế nào. Sotheby‟s International Realty Affiliates Inc., một đại gia trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại bất động sản của Mỹ đã vào Việt Nam. Sotheby‟s International Realty Affiliates Inc. đã có mặt ở 12 quốc gia với 7.200 điểm mua bán, 346 văn phòng [22]. 63 Theo khảo sát của Hiệp hội bất động sản gần đây, một số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đang chuyển sang xem xét triển khai kinh doanh nhượng quyền thương mại như một hướng kinh doanh mới khi thị trường bất động sản đóng băng, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tư vấn môi giới. Lợi thế của xu hướng này là mang lại hiệu quả cao trong việc phá triển thương hiệu, đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối đại lý trên quy mô cả nước, từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh với các doanh nghiệp dịch vụ bất động sản nước ngoài chuẩn bị vào Việt Nam. 3.1.1.4. Cơ hội phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo Hiện nay, Việt Nam đang tồn tại một nhu cầu có thực của một bộ phận người dân với mức thu nhập cao, đó là nhu cầu được thụ hưởng một nền giáo dục tiên tiến, với cơ sở vật chất khang trang. Vì vậy mà có rất nhiều phụ huynh đã lựa chọn con đường đi du học cho con em mình. Bởi một lẽ đương nhiên là họ mong con em họ được tiếp cận một chương trình giáo dục chất lượng từ các trường danh tiếng, uy tín trên thế giới. Năm 2004, có 3.165 sinh viên Việt Nam du học tại Mỹ. Tại úc, tính đến tháng 12/2003 có trên 4.100 sinh viên Việt Nam đang theo học. Tại Nhật có khoảng 1.350 sinh viên Việt Nam đang học tập và nghiên cứu. Tại Anh cũng xấp xỉ con số 1.500 sinh viên [4]. Việc nhận quyền từ các thương hiệu giáo dục - đào tạo uy tín từ các nước là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Việc phát triển hệ thống nhuợng quyền thương mại vào các trung tâm ngoại ngữ, tin học, các trường đại học, cao đẳng, thậm chí là các trường mầm non, nhà trẻ sẽ đáp ứng được nhu cầu của nhiều người. Họ không phải đi đầu xa mà vẫn được hưởng thụ một nền giáo dục tiên tiến với chi phí hợp lý. Đã có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đang có những kế hoạch đầu tư vào lĩnh vực này theo hình thức nhượng quyền thương mại. Cùng với sự ủng hộ của Chính phủ, các doanh nghiệp, các nhà giáo dục và đặc biệt là phụ huynh và học sinh, các mô hình giáo dục tiên tiến sẽ được nhượng quyền thành công ở Việt Nam trong thời gian tới. Cùng với một số cơ sở đào tạo hiện đang do các nhà đầu tư 64 trực tiếp kinh doanh và vận hành cũng là một cơ hội để phát triển hệ thống nhượng quyền qua sự trải nghiệm thành công hệ thống đào tạo của mình. 3.1.1.5. Cơ hội phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ chăm sóc sắc đẹp Ngày nay, với đời sống người dân được nâng cao, nhu cầu “ăn ngon, mặc đẹp” không còn là chuyện xa lạ. Ai cũng muốn chăm sóc hình thức bề ngoàI của mình nhiều hơn, không chỉ riêng nữ giới. Vì thế các spa, thẩm mỹ viện, trung tâm thể dục thể hình… đã rầm rộ mọc lên để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp của nhiều người. Việc phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực này tại Việt Nam là hết sức phù hợp. Điều này cũng không lằm ngoài quy luật của lịch sử nhượng quyền chung trên thế giới. Bên nhượng quyền sẽ mở rộng thị phần, danh tiếng của mình bằng các bí quyết và kinh nghiệm vượt trội. Trong khi đó, bên nhận quyền sẽ nhận được danh tiếng của thương hiệu, được hỗ trợ về qui trình quản lý công nghệ… Còn người tiêu dùng sẽ an tâm hơn khi đến với các trung tâm chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp có uy tín. Có lẽ Curves (Mỹ) là thương hiệu chăm sóc sức khỏe phụ nữ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam (cuối năm 2007). Dự kiến từ nay đến năm 2010, Curves sẽ nhượng quyền cho 50 câu lạc bộ hoạt động tại Việt Nam [30]. 3.1.1.6. Cơ hội phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ khác Đó là các dịch vụ bao gồm rất nhiều mảng như dịch vụ giúp việc nhà, dịch vụ viễn thông, dịch vụ chuyên chở, dịch vụ kế toán/thuế, dịch vụ bảo dưỡng, dịch vụ bảo vệ… Sự chuyển hướng sang dịch vụ chính là xu hướng tất yếu trong sự chuyển dịch cơ cấu ở các nước phát triển. Mặc dù vẫn còn nhiều mới mẻ trong việc vận dụng nhưng tại Việt Nam hiện nay các loại hình dịch vụ này đang từng bước thể hiện vai trò của mình. Trong tương lai khi nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh hơn thì việc áp dụng hình thức nhượng quyền ở lĩnh vực này sẽ rất hiệu quả. Đặc thù của lĩnh vực này là qui mô tương đối nhỏ, vốn đầu tư không lớn và rất đa dạng … Do vậy, nếu phát triển đúng mực thì hệ thống này cũng sẽ là một giải pháp hữu hiệu góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động và cải thiện đáng kể mức thu nhập của một bộ phận dân cư cũng như tạo cơ hội làm giàu cho 65 một bộ phận thanh niên muốn chinh phục bản thân mình thông qua con đường làm chủ. Đây là một bộ phận không nhỏ trong xã hội Việt Nam hiện nay. 3.1.2. Thách thức đối với việc phát triển nhƣợng quyền thƣơng mại 3.1.1.1. Thách thức về cơ sở pháp lý Có thể thấy cơ sở pháp lý của Việt Nam chưa rõ ràng, đầy đủ để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả. Hệ thống nhượng quyền thành công đòi hỏi sự cam kết của hệ thống và sự chế tài của luật pháp. Một khi các luật về sở hữu trí tuệ, bản quyền, sở hữu công nghệ… nhất là các luật về nhượng quyền thương mại chưa được thực thi rõ ràng nguy cơ của việc phát triển bền vững của hệ thống đương nhiên là đang bị đe dọa. Tình trạng vi phạm sở hữu công nghiệp và hiện tượng hàng giả, hàng nhái, kinh doanh không phép tại Việt Nam rất cao, song song với trình độ nhận thức, công tác quản lý thị trường còn rất yếu. Tất cả những điểm này sẽ gây thiệt hại về vật chất và uy tín cho các doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền, đặc biệt là chủ thương hiệu, đồng thời làm nản lòng những nhà đầu tư trong và ngoài nước đang có ý định phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. 3.1.1.2. Thách thức từ làn sóng nhượng quyền nước ngoài và sự yếu kém của hệ thống nhượng quyền trong nước Làn sóng nhượng quyền nước ngoài đang dâng lên rất cao trong thời gian gần đây. Có thể nói là họ đang phát triển hệ thống nhượng quyền của mình một cách rất bài bản và chuyên nghiệp. Vấn đề là các nhà nhượng quyền Việt Nam sẽ chuẩn bị những gì cho cuộc chơi đẳng cấp sắp tới khi mà họ đã nhận thức được đầy đủ những thách thức từ làn sóng này. Phần lớn các thương hiệu Việt Nam đã hoặc đang chuẩn bị bước vào con đường nhượng quyền thương mại đều trong giai đoạn học hỏi và trải nghiệm. Qui mô về hệ thống nhượng quyền còn rất khiêm tốn, số lượng cửa hàng trên mỗi hệ thống là rất thấp, khoảng dưới 8 cửa hàng. Điều này cho thấy ảnh hưởng của các hệ thống nhượng quyền tại Việt Nam chỉ mang tính khu vực và còn rất khiêm tốn. Bên cạnh đó, vấn đề kiểm soát hệ thống nhượng quyền, kiểm soát hình ảnh thương hiệu, chất lượng sản phẩm, nguồn cung cấp cho hệ thống và các chương 66 trình marketing… còn yếu. Làm cho hệ thống mất đi tính thống nhất dẫn đến vận hành theo một cách thức khác hẳn. Đó chỉ là một hệ thống thương mại hay bán hàng hay đại lý được ký kết trong hợp đồng với điều khoản đặc biệt mà thôi. Một số hệ thống nhượng quyền hiện tại chưa thể hiện được sự khác biệt vượt trội so với các hệ thống thông thường khác, đặc biệt là chưa có được sự trải nghiệm thực sự thành công ở các vị trí có các yếu tố thuận lợi khác nhau. Nhiều hệ thống nhượng quyền thương hiệu Việt Nam hiện nay chưa tối ưu hóa các chi phí trong việc vận hành hệ thống. Gánh nặng chi phí sẽ là trở ngại rất lớn khi phát triển ra các khu vực với lợi thế về địa điểm, khu vực, mức sống… không cao như các lựa chọn ban đầu. Một số hệ thống nhượng quyền hiện tại thường không duy trì được cam kết ngay từ ban đầu hệ thống gặp các thách thức do biến động của thị trường hay đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa, các kế hoạch phát triển đôi khi còn thụ động trong việc xử lý các sự cố từ thị trường. Đôi khi vì không có một kế hoạch bài bản và chi tiết, việc mở các cửa hàng ở cá phạm vi không hợp lý dẫn đến cạnh tranh trong nội bộ hệ thống… Một lý do sâu xa là tiềm lực tài chính của các hệ thống này còn có hạn và kinh nghiệm thực hiện chuyển giao hệ thống này còn rất thiếu và yếu. Trong khi các hệ thống nhượng quyền nước ngoài có một kế hoạch marketing bài bản nhắm đến các giá trị vô hình trên cơ sở các giá trị hữu hình là hệ thống và các sản phẩm vượt trội thì hệ thống nhượng quyền Việt Nam hiện nay dường như làm ngược lại, có nghĩa là tập trung khai thác giá trị từ các sản phẩm hữu hình. Nguồn nhân lực để thực thi hệ thống cũng là một bài toán nan giải cho các nhà nhượng quyền Việt Nam. Việc chuẩn bị một nguồn nhân lực có trình độ và kinh nghiệm trong việc phát triển hệ thống, kiểm soát hệ thống và chuyển giao niềm tin về sự thành công tuyệt đối của hệ thống cũng như làm cho sự cam kết luôn được tôn trọng rõ ràng là một một việc khó khăn. Có thể thấy một trong những nguyên nhân làm cho việc phát triển hệ thống nhượng quyền ra nước ngoài của nhà nhượng quyền Việt Nam chưa tiến triển là do công tác thông tin, tìm hiểu phong tục, tập quán, thói quen, các yếu tố về pháp 67 luật… chưa được thực hiện một cách đầy đủ và chi tiết. Rất nhiều trường hợp hệ thống mô hình hay sản phẩm ra nước ngoài mà không xét xem sản phẩm đó hay mô hình đó có phù hợp với đặc thù khu vực hay không. Do vậy, khi phát triển hệ thống nhượng quyền ra nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn do sự cạnh tranh của sản phẩm cùng loại hoặc sản phẩm không phù hợp với thị hiếu tiêu dùng nước ngoài có nhiều sự khác biệt. Bên cạnh đó, việc trải nghiệm hệ thống thành công ở nước ngoài trước khi tiến hành nhượng quyền gần như chưa được thực hiện. Phần lớn do các nhà nhượng quyền nước ngoài tự đảm nhiệm. Do vậy, khi phát triển hệ thống nhượng quyền ra nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn do sự cạnh tranh của sản phẩm cùng loại hoặc sản phẩm không phù hợp do thị hiếu tiêu dùng nước ngoài có nhiều sự khác biệt. Phần lớn do các nhà nhận quyền nước ngoài tự đảm nhiệm. Do vậy mà vấn đề kiểm soát, vận hành, kiểm tra hàng hay dịch vụ, doanh thu… trong hệ thống cửa hàng nhượng quyền này còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, phần lớn các nhà nhượng quyền Việt Nam có điều kiện tài chính không dồi dào, việc đào tạo chuyển giao còn nhiều lúng túng, nguồn nhân lực cho nhượng quyền quốc tế còn rất thiếu và rất yếu Do vậy, nếu các hạn chế trên chưa được khắc phục thì hiển nhiên chất lượng của các yếu tố chuyển giao vốn đã thấp sẽ lại còn thấp hơn, chất lượng của các yếu tố quan hệ lại càng không được đề cập đến. Điều tất yếu là có một số hệ thống thành công bước đầu nhưng lại lặng lẽ rút lui trong một thời gian sau đó. Nếu như có được sự truyền thông, hỗ trợ, đào tạo… đầy đủ từ chính phủ và từ các tổ chức liên quan thì có lẽ các hệ thống này đã có cơ hội phát triển. Hình thành một hệ thống đã khó, giữ hệ thống lại càng khó hơn và những tác động dây chuyền liên quan đến hệ thống này là rất lớn. Kéo theo đó là hệ quả về lao động, việc làm và nhiều vấn đề liên quan khác nữa cho xã hội 68 . 3.2. Một số giải pháp phát triển hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại vào Việt Nam 3.2.1. Nhóm các giải pháp về phía Nhà nƣớc 3.2.1.1. Bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại Nhượng quyền thương mại là một hoạt động khá phổ biến trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Luật thương mại Việt Nam quy định về vấn đề này và chỉ có 01 mục quy định với các điều khoản sơ sài. Mặc dù nhượng quyền thương mại đã được luật hoá tại Việt Nam nhưng theo giới kinh doanh hành lang pháp lý vẫn đi sau sự phát triển mạnh của loại hình này. Dưới góc độ pháp lý, quan hệ nhượng quyền thương mại là mối quan hệ hợp đồng giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Tuy nhiên ngoài quan hệ hợp đồng, quan hệ nhượng quyền thương mại còn liên quan đến các quan hệ pháp luật như pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về phân phối, đại diện, tài chính, cạnh tranh, lao động, pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng…Vì vậy bên cạnh việc hoàn thiện những quy định pháp lý riêng về nhượng quyền thương mại cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế thì cần thiết phải hoàn thiện những quy định pháp lý khác liên quan đến nhượng quyền, cần phải xem xét, làm rõ các khái niệm phạm vi điều chỉnh giữa các luật, văn bản pháp quy có liên quan, từ dó có sự điều chỉnh, sửa đổi phù hợp, ban hành các quy định mới để kịp thời đáp ứng công tác quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại. Bên cạnh đó, Nhà nước cần phải đào tạo và tập hợp một đội ngũ chuyên gia giỏi, am hiểu về nhượng quyền thương mại để cố vấn, giúp soạn thảo nghị định, văn bản hướng dẫn một cách rõ ràng và hợp lý, thuận tiện trong việc triển khai thực hiện. Có như vậy mới tạo được sự tin tưởng và an tâm của các nhà đầu tư, đẩy nhanh tốc độ phát triển của thị trường nhượng quyền thương mại. Hiện tại pháp luật rất nhiều nước trên thế giới đã có những qui định cụ thể hay đã chính thức ban hành luật liên quan trực tiếp đến nhượng quyền thương mại. Chúng ta có thể tham khảo 69 và biên soạn một qui định về chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế, như Luật Doubin (1989) của Pháp về nhượng quyền thương mại, luật nhượng quyền thương mại của một số nước như úc, Mỹ, Trung Quốc… 3.2.1.2. Tuyên truyền và hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao ý thức xây dựng và bảo vệ thương hiệu Một trong những khó khăn làm hạn chế khả năng áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại đối với các doanh nghiệp Việt Nam đó là họ chưa có ý thức phát triển và bảo vệ thương hiệu của mình. Nguyên nhân của vấn đề này là do từ ý thức và khó khăn từ nội tại của doanh nghiệp. Tuy nhiên, còn nhiều chính sách của nhà nước chưa khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh việc phát triển thương hiệu thậm chí còn trói buộc doanh nghiệp. Chẳng hạn như quy định khống chế doanh nghiệp chỉ được dành 7%-10% cho quảng cáo, khuyến mãi. Hoặc trong nhiều trường hợp doanh nghiệp mất rất nhiều công sức cho việc đăng ký và phát triển thương hiệu nhưng sau khi có rồi lại không được bảo vệ nghiêm túc. Bởi vì một thương hiệu khi đã có tên tuổi sẽ nhanh chóng bị làm giả hoặc nhái thương hiệu. Chính phủ đã có nghị định 12/1999/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nhưng thực ra vẫn còn rất nhẹ và không có tác dụng răn đe. Do vậy trong thời gian tới nhà nước cần xây dựng nhiều chương trình tuyên truyền và hỗ trợ các doanh nghiệp hơn nữa trong việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu. Trước hết, nhà nước cần phát động chương trình xây dựng thương hiệu nhằm thay đổi nhận thức của xã hội, của doanh nghiệp về ý nghĩa, vai trò của thương hiệu. Cụ thể, nhà nước cần xây dựng trang web về thương hiệu; tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo trên truyền hình về thương hiệu; tổ chức cuộc thi sáng tạo về thương hiệu. Bên cạnh đó, nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thương hiệu. Cụ thể, nhà nước cần tổ chức các khoá đào tạo, tư vấn về xây dựng, quảng bá và bảo vệ thương hiệu; lựa chọn những lĩnh vực có khả năng cạnh tranh cao như dệt may, giầy da, thủ công, mỹ nghệ, nội thất...để hỗ trợ họ quảng cáo trên các phương 70 tiện thông tin đại chúng hay tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ trong nước và quốc tế. Ngoài ra, nhà nước cần có các biện pháp chế tài, xử lý nghiêm minh, thích đáng nạn hàng lậu, hàng giả, hàng nhái... 3.2.1.3. Tổ chức các chương trình đào tạo, hội thảo về nhượng quyền thương mại Để tăng cường nhận thức và phổ biến kiến thức về nhượng quyền thương mại cho các doanh nghiệp thì cách tốt nhất và nhanh nhất hiện nay là các cơ quan chức năng của nhà nước phối hợp với các tổ chức, công ty tư vấn quốc tế tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn miễn phí hay các cuộc hội thảo, nói chuyện chuyên đề về nội dung cũng như các các kỹ thuật hoặc kinh nghiệm để triển khai hình thức kinh doanh này. Chẳng hạn như cuộc Hội thảo Vietnam franchise 2008 đã phần nào tuyên truyền đến các doanh nhân Việt Nam về hình thức kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương mại. Ngoài việc phổ biến kiến thức về nhượng quyền thương mại thông qua huấn luyện, hội thảo, hội nghị, kiến thức về nhượng quyền thương mại cũng nên được chính thức đưa vào nội dung chương trình giảng dạy về kinh tế, quản trị kinh doanh trong các chương trình đào tạo khối kinh tế. Như tại Australia chẳng hạn từ năm 1999, chính phủ nước này đã tổ chức các chương trình giáo dục chính quy về Franchise được thiết kế đặc biệt cho các chủ thương hiệu, các nhà quản lý trung và cao cấp, nhân viên làm việc trong các hệ thống nhượng quyền thương mại của nước Australia. Tương tự như vậy tại Mỹ và rất nhiều quốc gia khác, nhượng quyền thương mại đã thật sự trở thành một môn học chính quy như bất kỳ một môn học bình thường nào nằm trong chương trình đào tạo hệ đại học. Hay như hiệp hội nhượng quyền thương mại quốc tế còn có hẳn một chương trình đào tạo cao học về quản trị nhượng quyền thương mại phối hợp tổ chức tại trường Đại học Nova Southern University của Mỹ. Bằng cách đó nhà nước sẽ đào tạo được một nguồn nhân lực chuyên nghiệp, có hiểu biết sâu sắc về Franchise để phục vụ cho các doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức nhượng quyền. 71 3.2.1.4. Có chính sách, định hướng khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh áp dụng mô hình nhượng quyền thương mại Không chỉ riêng đối với hoạt động nhượng quyền, bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào nếu như nhà nước và chính phủ có nhiều chính sách, chương trình định hướng để khuyến khích thì chắc chắn sẽ tạo động lực để các doanh nghiệp tham gia đông đảo hơn. Chính phủ cần nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm phát triển nhượng quyền thương mại của các nước trong khu vực và trên thế giới để có thể đưa ra một định hướng phát triển nhượng quyền thương mại hiệu quả Theo quy định của Luật thương mại, bất cứ một doanh nghiệp nào kinh doanh nhượng quyền thì phải đăng ký với Bộ thương mại hoặc Sở thương mại. Vậy chính phủ nên thành lập một cơ quan chuyên trách về nhượng quyền thương mại thuộc Bộ thương mại hoặc Sở thương mại vừa để quản lý vừa hỗ trợ các doanh nghiệp nhượng quyền. Các cơ quan chuyên trách này sẽ có những cán bộ, chuyên viên được đào tạo sâu về kỹ thuật triển khai hệ thống nhượng quyền thương mại, kiến thức quản lý về hợp đồng nhượng quyền thương mại hoặc nắm rõ những ràng buộc pháp lý điều chỉnh mối quan hệ của các bên…để có thể tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp khi cần thiết. Ngoài ra, Chính phủ có thể tạo điều kiện về thủ tục hoặc hỗ trợ tài chính giúp các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các cuộc hội thảo, hội chợ nhượng quyền thương mại tổ chức thường niên trên thế giới. Tham gia vào các cuộc hội chợ này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm đối tác, có cơ hội tìm hiểu về thị trường kinh doanh nhượng quyền thương mại trên thế giới cũng như những kinh nghiệm thực tiễn về phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại. Hơn nữa, Chính phủ có những chính sách cụ thể hơn để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nhượng quyền và nhận quyền như các chính sách ưu đãi về thủ tục hành chính, về thuế, ngân hàng…hay các dịch vụ khác liên quan đến kinh doanh trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại. 3.2.1.5. Thành lập hiệp hội nhượng quyền thương mại Việt Nam Dù hệ thống nhượng quyền thương mại chưa phát triển mạnh ở Việt Nam và vẫn còn trong giai đoạn khởi động nhưng chính phủ cần phải có kế hoặc để thành 72 lập hiệp hội nhượng quyền thương mại Việt Nam. Hiệp hội này sẽ là nơi trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà nhượng quyền và nhận quyền và là đầu mối liên lạc giữa doanh nghiệp và chính phủ. Ngoài ra hiệp hội này còn là nơi quảng cáo để các doanh nghiệp có nhu cầu nhượng quyền và các doanh nghiệp muốn nhận quyền tìm đến hợp tác với nhau. Trước xu thế toàn cầu hoá hiện nay, hoạt động nhượng quyền thương mại của một quốc gia sẽ được thúc đẩy nếu như mở rộng ra phạm vi khu vực và thế giới. Vì thế nếu hiệp hội nhượng quyền thương mại Việt Nam ra đời thì cần phải đăng ký làm thành viên của hiệp hội chuyển nhượng châu á Thái Bình Dương và hiệp hội nhượng quyền thế giới. Tham gia các hiệp hội này các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi khi hợp tác với các đối tác nước ngoài đồng thời có cơ hội tham gia những hoạt động bổ ích khác để phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại trong nước. Tuy nhiên, để tạo tiền đề thành lập hiệp hội nhượng quyền thương mại trước mắt chính phủ có thể khuyến khích các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại thành lập “câu lạc bộ các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại”. Câu lạc bộ này sẽ là nơi gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, thông tin mới về thị trường nhượng quyền thương mại thế giới và Việt Nam trước khi thành lập hiệp hội Franchise. Được biết trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) và công ty Việt Âu đang có kế hoặch thành lập một câu lạc bộ như vậy. Hy vọng rằng câu lạc bộ này sẽ nhanh chóng đi vào hoạt động. 3.2.2. Nhóm các giải pháp về phía Doanh nghiệp Để phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, nhà nhượng quyền Việt Nam cần xây dựng một hệ thống các quy trình, qui định, giải pháp sao cho hệ thống vừa đảm bảo phát triển hiệu quả trong ngắn hạn và bền vững trong dài hạn. Phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại cần phải có các thước đo hiệu quả trong ngắn hạn và dài hạn. Điều này có thể nói là sống còn cho hệ thống. Cụ thể là các giải pháp sau: 73  Xây dựng và bảo vệ thương hiệu Ngoài ra bên cạnh việc xây dựng và phát triển thương hiệu thì bảo vệ thương hiệu cũng là một công việc mà doanh nghiệp phải lưu tâm, đặc biệt là bảo vệ thương hiệu ở thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, việc sao chép, nhái hay làm giả nhãn hiệu trở thành vấn nạn, khá phổ biến ở Việt Nam và tốc độ làm giả cũng gia tăng lên nhanh chóng. Do vậy, trước khi quyết định kinh doanh hình thức này với vai trò nhượng quyền thì doanh nghiệp nên đăng ký bảo vệ tài sản trí tuệ thương hiệu, qui trình và các bí quyết ở trong và ngoài nước. Điều này để đảm bảo rằng những nỗ lực, bí quyết và thương hiệu của doanh nghiệp không bị sao chép, nhái hay làm giả và tất cả những hành vi này sẽ được pháp luật bảo hộ. 3.2.2.1. Hoàn thiện hệ thống nhận diện Hoàn thiện hệ thống nhận diện là một yêu cầu sống còn cho sự phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại. Hệ thống nhận diện rõ ràng, phù hợp như logo, bảng hiệu, màu sắc hay vật phẩm… sẽ làm cho khách hàng càng nhận diện tốt nhất thương hiệu và hệ thống của doanh nghiệp. Bất kỳ sự nhầm lẫn nào cũng làm cho hệ thống ấy trở lên khó khăn trong quá trình hội nhập và phát triển. Chẳng hạn như khi đi bất kỳ đâu trên toàn thế giới, chỉ cần nhìn thấy hình ảnh ông già tóc bạc, cầm chiếc gậy đứng trước một cửa hàng, với phong cách trang trí hiện đại, màu sắc đỏ tươi trẻ thì chúng ta dễ dàng nhận ra rằng đó là một cửa hàng thức ăn nhanh của KFC. Bên cạnh đó, tên gọi của thương hiệu nhượng quyền cũng được quan tâm trong việc hoàn thiện hệ thống nhận diện và nhất là khi hệ thống vươn ra khỏi phạm vi một quốc gia. 3.2.2.2. Xây dựng cẩm nang nhượng quyền rõ ràng và chi tiết Cẩm nang nhượng quyền là một trong những tài liệu không thể thiếu được khi tiến hành nhượng quyền thương mại. Trong cẩm nang này các yếu tố chuyển giao phải được đề cập một cách rõ ràng và chi tiết. Trong quá trình vận hành hệ thống, chất lượng của các yếu tố chuyển giao là thước đo cho sự thành công ngắn 74 hạn của hệ thống nhượng quyền. Ngoài ra, các yếu tố chuyển giao này cũng là cơ sở để nhà nhận quyền và nhà nhượng quyền gia tăng cam kết và niềm tin để phát triển hệ thống, nhất là khi hệ thống này vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia. Điều này sẽ là một trong những căn cứ ghi vào các điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền mà các bên trong hệ thống có nghĩa vụ thực hiện nhằm đem lại hiệu quả cao nhất khi hệ thống được thiết lập. Cẩm nang nhượng quyền càng chi tiết, đầy đủ và phù hợp thì chất lượng các yếu tố chuyển giao được đảm bảo và cơ hội thành công của hệ thống cao hơn. 3.2.2.3. Nâng cao chất lượng chuyển giao Chất lượng chuyển giao là chất lượng của toàn bộ các yếu tố ngắn hạn được chuyển từ nhà nhượng quyền cho nhà nhận quyền từ lúc khởi nghiệp. Chất lượng chuyển giao tập trung nhận diện và nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của nhà nhận quyền trong việc khởi nghiệp, cụ thể là xem xét các tiêu chuẩn tối thiểu cho việc khởi sự và quản lý của nhà nhận quyền cho phù hợp và hiệu quả. Thông thường, các yếu tố này thường được nhà nhượng quyền thể hiện trong hồ sơ nhượng quyền và cụ thể hóa trong hợp đồng nhượng quyền. Trong đó cả hai bên cam kết thực hiện hàng loạt các cam kết nhằm tối đa hóa lợi ích của hai bên. Chất lượng chuyển giao thường được quan tâm nhất là chất lượng của sản phẩm cung ứng, mô hình kinh doanh, thời gian hoạt động, qui trình đào tạo, vấn đề cấp phép, thời gian cung cấp hàng hóa – dịch vụ, về quyền phân phối, độc quyền, phí chuyển nhượng, phí vận hành hàng tháng, hiệu quả của các chương trình tiếp thị, kinh doanh và những hỗ trợ khác như vận hành, tài chính, tiếp cận và cung cấp thông tin hệ thống, bí quyết kinh doanh, các qui định bắt buộc nhà nhận quyền tuân theo, thương hiệu, các qui trình kinh doanh, qui trình huấn luyện, khả năng phát triển kinh doanh của nhà nhận quyền, thái độ tham gia huấn luyện, cam kết thanh toán của các nhà nhận quyền, cam kết của nhà nhận quyền về tính đồng nhất và minh bạch trong kinh doanh. Cần xác định cho hệ thống thương hiệu, sản phẩm, mô hình, hệ thống các qui trình dự định chuyển giao cho các nhà nhận quyền trong tương lai, chương trình đào tạo, địa điểm đào tạo, qui trình vận hành, kiểm soát, tư vấn… thật rõ ràng và chi 75 tiết. Nhà nhượng quyền cần biết rằng, đã là một hệ thống nhượng quyền thì không phải là một điểm, hai điểm, mà là nhiều hơn như vậy, không phải chỉ tại Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh mà Việt Nam và thế giới với nhiều điểm khác biệt về địa lý, văn hóa… Ngoài ra, mô hình này cần được trải nghiệm thành công và có thể chuyển giao dễ dàng ra nhiều mô hình giống như mô hình ban đầu. Do vậy, rõ ràng không phải sản phẩm nào, dịch vụ nào hay mô hình nào cũng có thể thực hiện được nhượng quyền thương mại, chỉ có những sản phẩm, dịch vụ, mô hình có thể “mô hình” hóa dễ dàng với hệ thống qui trình hiệu quả và hợp lý mới thực hiện hệ thống này thuận lợi và hiệu quả. Mục tiêu của giải pháp này là xây dựng được chất lượng chuyển giao tối ưu và chủ động cho các nhà nhượng quyền trong tương lai. 3.2.2.4. Duy trì liên tục chất lượng mối quan hệ Chất lượng quan hệ là chất lượng của các yếu tố niềm tin, sự cam kết, sự tranh luận, hợp tác và rất nhiều các yếu tố “mềm” khác được xây dựng và phát triển trong hệ thống nhượng quyền thương mại. Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học trên thế giới, chất lượng quan hệ là yếu tố quan trọng nhất tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững cho cả hệ thống. Trong khi chất lượng chuyển giao được qui định rất rõ ràng bằng các thước đo cụ thể trong ngắn hạn thì chất lượng quan hệ được xây dựng xuyên suốt thời gian tồn tại của hệ thống trong dài hạn. Thứ nhất, xây dựng hồ sơ nhượng quyền đầy đủ và chi tiết để tìm ra được các nhà nhận quyền tương lai phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp trong việc cùng cam kết chia sẻ những thành công trong quá trình hợp tác. Đây là giai đoạn then chốt cho quá trình tạo dựng chất lượng quan hệ tốt đẹp trong thời gian tới. Thứ hai, xây dựng một văn hóa trung thực, chia sẻ và cam kết đối với hệ thống nhượng quyền của mình. Bất cứ sự không rõ ràng nào trong việc xây dựng hệ thống cũng là những nguy cơ rất lớn ảnh hưởng đến sự cam kết, niềm tin của nhà nhận quyền đối với nhà nhượng quyền. Do vậy, các thông điệp, chính sách từ nhà nhượng quyền cần được qui định rất rõ trong Hợp đồng nhượng quyền và cam kết thực hiện đến cùng các chính sách này. Chỉ có thực hiện tốt các cam kết, nhà nhượng quyền mới có thể tạo được niệm tin và sự tin cậy của nhà nhận quyền. Từ đó, các chính sách, qui trình từ nhà nhượng quyền mới được thực thi một cách trọn 76 vẹn. Đây là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững của một hệ thống nhượng quyền thương mại trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay. Thứ ba, chia sẻ thành công cùng nhà nhận quyền và đặc biệt là những lúc khó khăn. Vì một hệ thống có thể thành công ở một địa phương thì không có nghĩa là sẽ thành công ở cả thế giới. Bài học của MacDonald là những minh chứng cụ thể cho sự khác biệt này. Do vậy, trong những lúc như vậy, vai trò của nhà nhượng quyền cần được thể hiện hơn bao giờ hết. Việc chia sẻ khó khăn đối với nhà nhận quyền không những đem lại niềm tin cho bản thân nhà nhượng quyền mà còn giúp nhà nhượng quyền tìm ra được những khiếm khuyết của hệ thống để cải tiến đồng thời là cơ hội phát triển hệ thống bởi các nhà nhận quyền tiềm năng trong khu vực. Hình thức kinh doanh nhượng quyền là hình thức kinh doanh của niềm tin và của sự cam kết. Niềm tin sẽ tạo cho các nhà nhận quyền tin tưởng vào nhà nhượng quyền và vào hệ thống mà mình là một thành viên. Sự cam kết sẽ làm cho hệ thống được vận hành đúng và qui chuẩn dù ở bất cứ nơi đâu và bất cứ thời gian nào. Sự cam kết và niềm tin sẽ có được và phát huy hiệu quả của nó thông qua quá trình hợp tác và thông qua một văn hóa trung thực, giàu khát vọng. Thành công của hệ thống nhượng quyền không thể đo được trong một năm, hai năm mà được đánh giá trong dài hạn. Do vậy, hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp Việt Nam cần duy trì chất lượng mối quan hệ trong toàn hệ thống để không những thành công trong ngắn hạn mà còn phát huy tính ổn định, hiệu quả và phát triển hệ thống trong dài hạn. 3.2.2.5. Xây dựng kênh thông tin liên lạc Kênh thông tin liên lạc cũng được xem là một trong những cơ chế cơ bản nhất để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người bán và người mua nhượng quyền thương mại. Kênh thông tin này có thể giúp và hỗ trợ các cửa hàng nhượng quyền giải quyết các trở ngại và khó khăn kịp thời. Chẳng hạn như nhà nhượng quyền cần phải tư vấn cho bên mua nhượng quyền thương mại trong việc chọn lựa mặt bằng, tuyển dụng nhân viên, quản lý hàng hóa… để kinh doanh thành công. Để làm tốt điều này, nhà nhượng quyền cần phải thiết lập các tiêu chuẩn thống nhất cần thiết và không ngừng truyền đạt qua các kênh thông tin giữa nhà nhượng quyền với hệ thống của mình. 77 3.2.2.6. Xây dựng chiến lược marketing ở cấp độ khu vực và quốc gia Marketing là một mảng khá nhạy cảm đối với mối quan hệ giữa nhà nhượng quyền và nhà nhận quyền bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ và cảm nhận của khách hàng đối với thương hiệu – một tài sản vô hình nhưng quý giá nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại. Đối với hình thức này, các chương trình marketing không chú trọng đến tính vượt trội của sản phẩm hay dịch vụ mà hệ thống cung cấp, cũng không tập trung quảng bá một cách thái quá sự hùng mạnh trên góc độ số học của hệ thống mà, sự thật, các chương trình này hầu như tập trung “truyền tải” cho khách hàng và các nhà nhận quyền các triết lý, các chuẩn mực đạo đức hay phong cách của hệ thống. Để chiến lược marketing được phát huy hiệu quả tối ưu, các nhà nhượng quyền phải chú ý đến các yếu tố văn hóa, xã hội ở mỗi khu vực và nhất là ở mỗi quốc gia. Phải xây dựng một chiến lược marketing thật chi tiết và có chiều sâu. Chiến lược này cần tính đến các giải pháp chia sẻ, hỗ trợ cùng nhà nhận quyền trong những thời đIiểm cần thiết. Đồng thời cũng thể hiện được tính chủ động trong việc đối diện với các rủi ro có thể gặp phải khi mở rộng hệ thống của mình. 3.2.2.7. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Để phát triển hệ thống thành công, nguồn nhân lực đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Do vậy, nhà nhượng quyền cần xây dựng đội ngũ nhân sự mạnh về chất lượng và số lượng để sẵn sàng đáp ứng chủ động nhu cầu phát triển chuyển giao và kiểm soát hệ thống. Chúng ta không thể lúc nào cũng kiểm soát hệ thống của mình, đặc biệt là hệ thống đó ở nước ngoài. Do vậy, việc chuyển giao hệ thống thông qua đào tạo, chuyển giao sự tin tưởng, củng cố niềm tin … đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng rất cao. Thực sự thì đã có rất nhiều hệ thống nhượng quyền vì không chuẩn bị được đội ngũ này dẫn đến mất kiểm soát hệ thống và từ đó làm cho hệ thống chệch hướng ban đầu. Do đó, nhà nhượng quyền phải xây dựng bằng được một đội ngũ nhân viên quản lý chủ chốt có năng lực và kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền, đủ sức cáng đáng cho cả một hệ thống nhượng 78 quyền thương mại có qui mô không những trong mà còn ở nhiều nước trên thế giới sau này. Huấn luyện và đào tạo là điều kiện bắt buộc trong các hệ thống kinh doanh nhượng quyền thương mại hiện nay và được thể hiện chi tiết bằng các điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền thương mại. Yêu cầu này phải được thực hiện liên tục vị nhà nhận quyền không phải là nhà sáng lập ra hệ thống, họ có thể khác nhau về ngôn ngữ, khác nhau về ý thức, trình độ, khả năng quản lý, luật pháp … Do vậy, chỉ có đào tạo liên tục thì các triết lý kinh doanh từ nhà nhượng quyền mới chuyển giao chọn vẹn cho nhà nhận quyền. Từ đó mà mọi hành vi, qui trình, qui định, phương pháp kinh doanh tại các đại lý nhượng quyền mới thực sự qui chuẩn. Việc đào tạo này cũng là cơ hội để các nhà nhận quyền chia sẻ thông tin đến nhà nhượng quyền, từ đó, thắt chặt hơn nữa sự thông cảm, hiểu biết lẫn nhau để cùng duy trì và phát triển tốt đẹp hệ thống nhượng quyền thương mại. Trên thế giới, việc các công ty nhượng quyền hình thành các trung tâm đào tạo, thậm chí cả đại học là không hiếm. Chính từ các trung tâm, đại học này đã tạo ra những nhà nhận quyền tương lai rất chuyên nghiệp, hệ thống nhân viên giàu nhiệt huyết và niềm tin ở tương lai không ngừng được củng cố và phát triển. 79 KẾT LUẬN Xu thế toàn cầu hóa đang từng giờ, từng ngày tác động đến nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội Việt Nam. Sự hội nhập nền kinh tế thế giới càng được nhận thấy rõ qua các chỉ tiêu kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài, số lượng công ty, sự phong phú về hàng hóa, dịch vụ, quảng cáo… Sự phát triển của các hệ thống nhượng quyền thương mại bằng cách tận dụng tối ưu các nguồn nhân lực của các nhà nhượng quyền và nhận quyền tại Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Từ việc nghiên cứu tổng quan về hệ thống nhượng quyền thương mại, phân tích hệ thống nhượng quyền của một số công ty điển hình trên thế giới và Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển hệ thống kinh doanh này tại Việt Nam là một vấn đề thời sự, mang tính lý luận và thực tiễn cao trong giai đoạn hiện nay. Luận văn sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có có những giải pháp thích hợp, kịp thời để phát triển và củng cố vững chắc hệ thống nhượng quyền thương mại của mình, góp phần đắc lực cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Do hạn chế về thời gian cũng như kinh nghiệm, hơn nữa đây là một lĩnh vực kinh doanh còn mới ở Việt Nam nên bài nghiên cứu chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả luận văn rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các thày cô giáo và những bạn đọc có quan tâm đến đề tài này để luận văn được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn người hướng dẫn khoa học - PGS. TS. Vũ Chí Lộc, đã tận tình hướng dẫn cho tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả gửi lời cảm ơn tới Quý các thày cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt cho tác giả những kiến thức hết sức quý báu trong suốt quá trình học tập tại Trường đại học ngoại thương. Xin trân trọng cảm ơn. a TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt nam (2007), Làn sóng nhượng quyền sau hội nhập, 2. Báo điện tử - Thời báo kinh tế Việt Nam (2008), "Nổi sóng" nhượng quyền bán lẻ, quyen-ban-le.htm 3. Báo lao động (2007), Nhượng quyền thương mại đang "nóng" tại Việt Nam, dang-nong-tai-Viet-Nam/20071/18435.laodong 4. Báo điện tử VietnamNet (2004), Cuộc chiến du học, 5. Bản tin nhượng quyền thương mại Việt Nam - Vietfranchise (2008), Một số vướng mắc về quản lý hoạt động franchise, 6. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (1999), Thông tư 1254/1999/TT- BKHCNMT ngày 12/7/1999 hướng dẫn thi hành Nghị định 45/1998/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ 7. Bộ Khoa học Công nghệ (2005), Thông tư 30/2005/TT-BKHCN ngày 31/12/2005 hướng dẫn thi hành một điều của Nghị định 11/2005/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ 8. Bộ Thương Mại (2006), “Biểu cam kết về dịch vụ”, Toàn bộ văn kiện gia nhập WTO của Việt Nam. 9. Bộ Thương Mại (2006), Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25/5/2006 hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại 10. Chính Phủ (2005), Nghị định số 11/2005/NĐ-CP ngày 2/2/2005 quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ (sửa đổi) 11. Chính Phủ (2006), Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại năm 2005 về hoạt động nhượng quyền thương mại. 12. Công Ty Cổ phần Trung Nguyên (2008), Giới thiệu Trung nguyên, b 13. Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (2008), Các văn bản quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ, 472572E70035411E?OpenDocument. 14. Hồ Hữu Hoành (2008), Một số vấn đề về hoạt động Franchise tại Việt Nam, &id=120 15. KFC Viet Nam (2008), Khai trương các nhà hàng trong tháng mười, 16. KFC Viet Nam (2008), Lịch sử hình thành nhãn hiệu KFC, 17. Phòng Kinh doanh nhượng quyền (2007), Báo cáo so sánh hệ thống nhượng quyền của Phở 24 và Trung Nguyên, Công ty cổ phần Trung Nguyên. 18. Hữu Quang và Lê Tường Vân (2008), Nhượng quyền thương mại & cấp li xăng, hai phương thức tăng trưởng hiệu quả bất chấp những biến động của nền kinh tế, Nhà xuất bản lao động - xã hội 19. Vũ Minh Quân và Đỗ Dương Trúc (2008), Mua Frinchise thủ thuật và cạm bẫy, Nhà xuất bản trẻ 20. Quốc Hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật sở hữu trí tuệ, www.wincolaw.com.vn. 21. Quốc Hội, Luât thương mại (2005), Nhà xuất bản lao động - xã hội 22. Nguyễn Khánh Trung (2008), Franchise chọn hay không, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 23. Lý Quý Trung (2006), Franchise Bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh, Nhà xuất bản trẻ. 24. Lý Quí Trung (2007), Mua franchise cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản trẻ. 25. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (2005), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “ Giải pháp phát triển Franchising tại các doanh nghiệp Việt Nam”, Trường đại học ngoại thương. c 26. Tạp chí thương hiệu Việt (2008), Phở 24 - Thương hiệu vươn xa toàn cầu, 27. Thông tấn xã Việt Nam, Bùng nổ nhượng quyền thương mại, http:// ngoisao.net/News/Thuong – truong/2006/03/3B91363EA 28. Tổng cục thống kê (2008), Tình hình kinh tế-xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2008 29. VietLotus.Pte (2008), Xây dựng một hệ thống kinh doanh nhượng quyền, .pdf 30. VietnamBranding.com (2008), Tập đoàn Curves nhượng quyền tại Việt Nam, Curves-nhuong-quyen-tai-VN Tiếng Anh: 31. 7- eleven. Inc (2008), The story of convinience Shopping, Eleven.com/about/history.asp 32. Andrew A.Caffey(2002), Franchise & Business opportunities – how to find, buy and operate a successful business 33. Dave Thomas & Michael Seid (2000), Franchising for dummies 34. KFC Corporation (2008), History, 35. Mary E.Tomzack (1994), Tip & traps when buying franchise 36. McDonald's Corporation (2008), McDonald's history, 37. McDonald's Corporation (2008), McDonald's International franchising Các trang web về nhƣợng quyền thƣơng mại: 38. www.7-eleven.com 39. www.entreprenuer.com 40. www.franchisetimes.com 41. www.fransurvey.com 42. www.mcdonalds.com 43. www.worldfranchisecouncil.org d PHỤ LỤC e PHỤ LỤC 1 LUẬT THƢƠNG MẠI CỦA NƢỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM số 36/2005/QH11, ngày 14 tháng 6 năm 2005 Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10; Luật này quy định về hoạt động thương mại. CHƢƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG MỤC I Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp các bên thoả thuận chọn áp dụng Luật này hoặc Luật nước ngoài, điều ước qúc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật này. 3. Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này. MỤC 8 Điều 284. Nhƣợng quyền thƣơng mại Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: f 1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; 2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. Điều 284. Hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Điều 286. Quyền của thƣơng nhân nhƣợng quyền Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các quyền sau đây: 1. Nhận tiền nhượng quyền; 2. Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại; 3. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm đảm bảo sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ. Điều 287. Nghĩa vụ của thƣơng nhân nhƣợng quyền Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các nghĩa vụ sau đây: 1. Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền; 2. Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại; 3. Thiết lập và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền; 4. Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhận quyền; g 5. Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại. Điều 288. Quyền của thƣơng nhân nhận quyền Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thương nhân nhận quyền có các quyền sau đây: 1. Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cáp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại; 2. Yêu cầi thương nhân nhượng quyền đỗi xử với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại. Điều 289. Nghĩa vụ của thƣơng nhân nhận quyền 1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây: 2. Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại; 3. Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao; 4. Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kể, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền; 5. Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được bên nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt; 6. Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thm, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại; 7. Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại; 8. Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không được sự chấp thuận lại của bên nhượng quyền. Điều 290. Nhƣợng quyền cho bên thứ ba 1. Bên nhận quyền có quyền nhượng quyền lại cho bên thứ ba (gọi là bên nhận lại quyền) nếu được sự đồng chấp thuận của bên nhượng quyền. h 2. Bên nhận lại quyền có các quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền quy định tại Điều 288 và Điều 289 của Luật này. Điều 291. Đăng ký nhƣợng quyền thƣơng mại 1. Trước khi nhượng quyền thương mại, bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với Bộ thương mại 2. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại và trình tự thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại CHƢƠNG IX ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH. Điều 323. Hiệu lực thi hành Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2006. Luật này thay thế Luật thương mại ngày 10 tháng 5 năm 1997 Điều 324. Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005. Chủ tịch Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đã ký- Nguyễn Văn An i PHỤ LỤC 2 DANH SÁCH CÁC LĨNH VỰC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ NHƢỢNG QUYỀN ĐƢỢC HIỆP HỘI FRANCHISE QUỐC TẾ CÔNG NHẬN 1. Kế toán/dịch vụ khai thuế Accounting/Fax services 2. Quảng cáo Advertising 3. Cho thuê xe Auto rentals 4. Dịch vụ về xe Automotive services 5. Nước giải khát Beverages 6. Nhà sách Book stores 7. Dịch vụ kinh doanh Business services 8. Kinh doanh môi giới Business brokers 9. Kinh doanh cắm trại Business camping 10. Dịch vụ tài chính Financial services 11. Sản phẩm hoá học Chemical products 12. Dịch vụ trẻ em Children’s services 13. Quần áo và giày dép Clothing and shoes 14. Vi tính/điện tử Computer/electronics 15. Cửa hàng tạp hoá Convinience stores 16. Mỹ phẩm Cosmetics 17. Dịch vụ tìm bạn bốn phương Dating services 18. Tiệm thuốc tây Drug stores 19. Sản phẩm và dịch vụ giáo dục Education products and services 20. Dịch vụ giới thiệu việc làm Employment services 21. Cửa hàng bán hoa Florist shops 22. Thực phẩm, bánh ngọt Food: pastry, baked 23. Thực phẩm: kẹo, bắp rang, thức ăn nhanh Food: candy, pop corns, snacks 24. Thực phẩm: kem, sữa chua Food: ice-cream, yoghurt 25. Thực phẩm: nhà hàng Food: restaurants j 26. Thực phẩm: đặc sản Food: specialties 27. Cho thuê quần áo dự tiệc Formal-wear rental 28. Tiệm uốn tóc Hair salons 29. Dịch vụ sức khoẻ Health services 30. Thiết bị gia dụng Home appliances 31. Nội thất gia dụng Home furnishing 32. Kiểm tra nhà Home inspection 33. Khách sạn và phòng trọ Hotels and motels 34. Bảo hiểm Insurance 35. Dịch vụ coi nhà Janitorial services 36. Nữ trang Jewellery 37. Giặt ủi Laundry and dry cleaning 38. Cắt cỏ và làm vườn Lawrn and garden 39. Dịch vụ giúp việc nhà Maid services 40. Bảo trì và làm vệ sinh dọn dẹp Maintenance and cleaning 41. Dịch vụ quang học Optical services 42. Dịch vụ đưa thư/vận chuyển hàng hải Mail and shipment services 43. Chụp hình Photography 44. In ấn/photocopy Printing/photocopying 45. Xuất bản Publications 46. Dịch vụ bất động sản Real estate services 47. Giải trí: cung cấp hàng Recreation: supplies 48. Giải trí: thể thao, dịch vụ Recreations: sports services 49. Cho thuê trang thiết bị Rental equipment 50. Cửa hàng bán lẻ: chuyên dụng Rental stores: specialty 51. Cửa hàng bán lẻ: đa dụng Rental stores: variety 52. Hệ thống an ninh Security systems 53. Sửa giày Shoe repairs 54. Dịch vụ mua sắm Shopping services k 55. Sản phẩm và dịch vụ bảng hiệu Sign products and services 56. Kính mắt Stained glass 57. Dịch vụ kho bãi Storage services 58. Dịch vụ viễn thông Telecommunications services 59. Đồ ngũ kim Hardware 60. Dịch vụ chuyên chở Transportation services 61. Đại lý du lịch Travel agencies 62. Cho thuê đồng phục Uniform rental 63. Kinh doanh và cho thuê video/audio Video/audio sales 64. Cửa hàng sinh tố và nước khoáng Vitamin and mineral stores 65. Máy điều hoà nước Water conditioning 66. Kiểm soát trọng lượng Weight control

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3239_8229.pdf
Luận văn liên quan