Luận văn Hiện trạng môi trường tự nhiên Côn Đảo các biện pháp tổng hợp bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa

Qua đề tài: "Hiện trạng môi trường tự nhiên Côn Đảo - các biện pháp tổng hợp bảo vệ môi trường khu vực Côn Đảo trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa." đa rút ra được các kết luận sau : 1/Hiện trạng chất lượng không khí ở Côn Đảo rất tốt, phần lớn diện tích Côn Đảo chưa có vấn đề ô nhiễm không khí. 2/Hiện trạng chất lượng nước hầu hét các suối, hồ còn tốt, đáp ứng tỉêu chuẩn nguồn bại A (phục vụ cấp nước). Nước ngầm có chất lượng về mặt hóa lý tốt nhưng nhiều giếng đã bị ô nhiễm vi trùng. Nước biển một số khu vực ven bờ có dấu hiệu ô nhiễm đầu. Tài nguyên nước ngọt sẽ bị suy giảm nếu điện tích rừng Côn Đảo bị suy thoái. 3/Hiện trạng tài nguyên sinh vật ở Côn Đảo, đặc biệt là trong Vườn Quốc Gia được bảo vệ tốt Thảm thực vật Côn Đảo phong phú về chủng loại và giá trị sinh thái Tài nguyên thủy sinh ven biển Côn Đảo giàu có về tiềm năng thủy sản, đặc biệt còn nhiều loại động vật quý hiếm. Đây là Vườn Quốc Gia lớn nhất ở Việt Nam còn bảo tồn các loài sinh vật trên cạn và ven biển. Do đó, bảo vệ tài nguyên sinh vật là ưu điểm hàng đầu trong việc phát triển kinh tế - xã hội Côn Đảo chứ không phải là đô thị hóa, công nghiệp hóa, giao thông thủy. 4/Với tầm quan trọng về mặt môi trường, thủy sản và du lịch, đề tài kiến nghị chính phủ, tỉnh và các bệ, nghành xem xét lại việc xây dựng các công trình lớn có khả năng gây biến đôi xấu các hệ sinh thái tự nhiên ở Côn Đảo, đặc biệt là các cảng nước sâu, khu đô thị, khu công nghiệp lớn và hạn chế di dân ra Côn Đảo. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, di dân sẽ dẫn đến phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên, mất rừng dẫn tới giảm khả năng cấp nước, ô nhiễm môi trường và tác hại đến phát triển kinh tế - xã hội của Côn Đảo.

pdf113 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 2288 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hiện trạng môi trường tự nhiên Côn Đảo các biện pháp tổng hợp bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng nước thải và các tác nhân ô nhiễm trong chăn nuôi được nêu ra ở bảng 6.8. Có thể nói chất thải chăn nuối là một nguồn ô nhiễm đáng kể cho nguồn nước sinh hoạt tại Côn Đảo bởi vì hầu như tất cả nguồn này đều phân bố trong khu vực dân cứ với diện tích tập trung nhỏ. 6.2.3.2.3. Nước thải sản xuất Côn Đảo có một số rất ít cơ sở sản xuất và tất cả đều ở quy mô nhỏ, chủ yêu là chế biên hải sản, chế biến nước mắm, làm chả cá Surumi, chế biến mực khô. Các chất ô nhiễm trong các loại nước thải trên là các chất ô nhiễm hữu cơ, ss, dinh dưỡng. Mặc dù tải lượng nước thải sản xuất chế biến hải sản tại Côn Đảo không lớn nhưng nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải chế biến thủy sản thường khá cao. Kết quả kiểm tra tại nhiều cơ sở cho thấy giá trị các chất ồ nhiễm trong nước thải sần xuất như sau : BOD 500 - 2500 mgỉl. COD 800-4000 mg/1. SS 200-500 mg/1. T-N 25 - 60mg/L T - P 8 - 20 mg/1. Nguồn nước thải sản xuất đáng kể sau nước thải thủy sản tại Côn Đảo là nước thải từ công nghiệp sản xuất nước đá, có chứa nhiều muối NaCl (nồng độ từ 150 - 1000 mg/l) ; ngoài ra, còn cố một số chất như dầu mỡ (do chạy may sinh ra), chất lơ lửng, các chất đạm, photpho, sunfat. Lượng nước thải từ sản xuất đá trung bình l00mP3P/Vngày. Tải lượng muối hàng ngày thải vào môi trường là 60 kg. Nếu không có biện pháp quản lý, thoát nước thải đúng quy định về lâu dài có thể gây ô nhiễm đất và nguồn nước. 6.2.3.2.4.Hoạt động các cảng Côn Đảo hiện có một cảng cá nhỏ và một bến tàu hàng 300 tấn. Hàng ngày có khoảng 25 - 30 tàu cập bến và hàng tuần có 2 - 3 chuyến tàu chở khách từ đất liền ra đảo và ngược lại. Ở cảng, nguồn ô nhiễm chính cho nước biển là rác thải, nước thải sinh hoạt và dầu mỡ rơi vãi từ các tàu thuyền. Đã có lúc váng dầu trên mặt nước khu vực cảng quan sát rất rõ (trên lmg/l). Với chế độ bán nhật triều ở Côn Đảo thì hàm lượng dầu thấm vào đất không nhỏ (hiện nay chưa có nghiên cứu về mức độ khuếch tán dầu từ cảng vào bờ). Trong tương lai, khi Côn Đảo mở rộng cảng và xây dựng các cảng mới ở Bến Đầm, khu vực Cỏ Ống thì vấn đề ô nhiễm dầu đối với nước biển ven bờ cần phải dự báo trước và có biện pháp phòng ngừa. 6.2.3.2.5.Nước mưa chảy tràn, rửa trôi Khu trung tâm nằm giữa ba mặt giáp núi nên nước mưa từ các núi xung quanh sẽ chảy tràn xuống thị trấn Côn Đảo với lượng mưa trung bình năm 2095,8mm. Côn Đảo chưa có hệ thống thoát nước, cả khu trung tâm chỉ có 2 tuyến mương hình thang, xây bằng đá, kích thước 0,5*0,5m với 6 cống qua đường, 4 cống thoát nước ra biển. Do quản lý không tốt, các cống bị rác, đất cát bồi lấp, nước không thoát được. Hiện nay, nhiều nơi nước mưa ứ đọng, chảy tràn lan, gây sụt lở, gây suy thoái nguồn nước mặt và nước ngầm. Nước mưa chảy tràn này không chỉ mang theo đất đá gây nên bồi lắng, cản trở các dòng chảy. Một phần lớn nước mưa còn chảy tràn qua các khu nghĩa trang liệt sĩ như nghĩa trang Hàng Dương mang rất nhiều các chất hữu cơ và vi sinh vật, có thể làm ô nhiễm các hồ như hồ Quang Trung và gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa. 6.2.3.2.6. Rác thải Hiện nay, quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải tại Côn Đảo kém hiệu quả và chưa giải quyết triệt để. Do lượng rác thải sinh hoạt còn ít, việc thu gom, vận chuyển rác hoàn toàn thủ công và biện pháp xử lý duy nhất là đổ vào bãi trống tại khu vực ngoài thị trấn. Rác tại chợ Côn Đảo bị vứt bỏ tùy tiện xung quanh chợ, chỉ một phần nhỏ được tập trung và đốt ở một hố kích thước 3*l ,5m gần đó. Những bãi rác thường trở thành nơi cự trú của chuột, ruồi nhặng, các loại vi trùng gây bệnh cho người và gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh. Nước rò rỉ từ các bãi rác có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước đáng kể. Nước rò rỉ là lượng nước thấm qua chất thải rắn và đem theo các chất hòa tan hoặc lơ lửng, Tại hầu hết các bãi rác, lượng nước rò rỉ là lượng nước sinh ra trong quá trình phân hủy các chất thải rắn và lượng nước ngấm qua rác từ nhiều nguồn như mưa, nước ngầm do ngấm qua rác, nước rò rỉ chứa rất nhiều các chất hữu cơ hòa tan. (bảng 6.9). Bảng 6.9. Thành phần của nước rò rỉ từ các bãi rác 6.2.4. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC 6.2.4.1. Phương pháp khảo sát chất lượng nước 6.2.4.1.1.Chọn vùng khảo sát và điểm lấy mẫu Trong hai mùa mưa, mùa khô năm 1995 và 1996, Trung tâm Bảo vệ Môi trường kết hợp với Sở KHCNMT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tiến hành khảo sát lấy mẫu nước tại huyện Côn Đảo. Các mẫu lấy đặc trưng theo khu vực phân bố dân cư, phân vùng kinh tế và theo nguồn nước. Trong đó : - Khu trung tâm (thị trấn Côn Đảo) đặc trưng cho khu dân cư - Khu nông nghiệp : vùng I, vùng II, vùng III trên đảo Côn Sơn. - Khu bến cảng : Cảng mới Bến Đầm. - Sân bay Cỏ Ống. - Các bãi biển trên đảo : Cỏ Ống, hòn Cau, hòn Bảy Cạnh. - Nước mặt: Hồ Quang Trung, hồ An Hải, hồ ở sân bay Cỏ Ống, nước trong vịnh Bến Đầm... thường lấy cách mặt nước 25cm. - Nước ngầm: Chủ yếu là các giếng khoan sâu 17 - 18m, giếng đào có đường kính 1,5 - 3m, nước máy lấy từ nhà máy nước... 6.2.4.1.2.Phương pháp lấy mẫu và phân tích Kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản mẫu thực hiện theo quy trình tiêu chuẩn của chương trình giám sát môi trường toàn cầu (GEMS). Các thông số hóa, lý được phân tích của APHA - AWWA có đối chiếu với chương trình GEMS bao gồm : - Nhiệt độ của nước : đo tại chỗ bằng nhiệt kế. - Độ dẫn điện (E): đơn vị tính µS/cm và đo tại chỗ bằng máy đo độ dẫn. - Độ mặn : Tính từ giá trị EC, độ mặn (%o) = EC (µS/cm) * 0.8 - Màu : Được xác định bằng phương pháp so màu với các dung dịch chuẩn Chloropilatinat/Cobalt. - PH là đại lượng đặc trưng cho tính axít hay bazo của nước. PH xác định bằng điện thế kế. Đo pH dựa vào độ chênh lệch giữa điện cực chuẩn calomel và điện cực HP+P(điện cực thủy tinh). - Sắt (Fe): Hàm lượng sắt thể hiện mức độ ô nhiễm phèn trong nước mặt và nước ngầm. Mẫu nước được đun sôi với axít và hydroxylamin, sắt bị khử đến sắt II. Sau đó, xử lý tiếp với 1,10 - phenanthrolin tạo thành phức chất màu đỏ, rồi đo độ hấp thụ ở bước sóng 510 nm. - Sulphat (SOR4RP2-P) : Các nguồn nước tự nhiên, đặc biệt nước biển và nước phèn có nồng độ sulphat cao. Nước ở vùng có mỏ thạch cao, quặng chứa lưu huỳnh, nước mưa axit và nước thải công nghiệp có hàm lượng sulphat cao. Dựa theo tính chất của sulphat tạo kết tủa với ban clòrua (BaClR2R) trong môi trường axit, sulphat trong nước được xác định bằng định lượng phần kết tủa trắng hoặc bằng phương pháp đo độ đục bởi quang kế (photometer) ở bước sóng 420 nm. - Photphat (mg POR4RP3-P/l): Cũng như nitrat, photphat là chất dinh dưỡng cho sự phát triển của rong, tảo. Photphat là chất có nhiều trong phân người, súc vật và trong nước thải một số ngành công nghiệp sản xuất phân lân, chất tẩy rửa, thực phẩm. Xác định POR4RP3-P; dựa vào phản ứng với molypdat - ammoni trong môi trường axit tạo thành phức chất màu vàng. Phức này bị axit asobic khử thành phức màu xanh. Hàm lượng POR4RP3-P được xác định theo phương pháp trắc quang trên quang phổ kế spectrophotometer. - Ammoni (NHR4R - N) xác định bằng phương pháp indophenol. Xử lý mẫu với hypoclorit trong môi trường kiềm nhẹ. So màu trên máy spectrophotometer ở bước sóng 635 nm. - Nitrat (NOP3-P) : Là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất chứa nitơ có trong chất thải của người và động vật. Nồng độ nitrat cao trên 10mg/l là môi trường dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của tảo, rong. Dùng Cd hoặc Rrucine để khử nitrat thành nitrit, tạo màu với sulphamilamid và N-naphthyl ethylene - diamine và xác định bằng phương pháp trắc quang ở bước sóng 540 nm. NOP3-P - N, NHR4R - N, POP44-P - P (mg/l) : đánh giá ô nhiễm nguồn nước do các chất dinh dưỡng. - Clorua (ClP-P) : là anion chính trong nước thiên nhiên và nước thải. ClP-P xác định nhờ định phân bằng AgN0R3R, với chất chỉ thị là Chromate. - Oxy hòa tan (DO): được tính bằng đơn vị mg/l (% bão hòa). Đo tại chỗ bằng DO - meter, hoặc bảo quản bằng hòa chất để đem về phòng thí nghiệm. - Nhu cầu oxy hóa học (COD): là lượng chất oxy hóa cần để oxy hóa chất hữu cơ (mg02/l). Mẫu được oxy hóa bằng Kalidichromate (KR2RCrR2ROR7R) Với AgR2RSOR4R làm xúc tác với sự có mặt của HP+P. Sau đó được chuẩn độ bằng Fe(NHR4R)R2R(SOR4R)R2R với chất chỉ thị là Feroin. Oxy hòa tan DO (mg/l) và nhu cầu oxy hòa học COD (mg/l) thể hiện mức độ ô nhiễm do các chất hữu cơ. - Nhôm (AlR3RP3+P) : Dùng phương pháp trắc quan spectrophotomemter ở bước sóng 540 nm với thuốc thử Eriochrome - Cyanin - N. - Chất rắn lơ lửng (SS) : So màu với thang màu chuẩn trên spectrophotơmeter. - Tổng Coliiorms, Feaeal Coliiorms : là hai chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm do vi trùng với các vi khuẩn. Các thông số này xác định bằng phương pháp nhân giống (MPN). - Đánh giá chất lượng ô nhiễm nước về mặt sinh học qua các thủy sinh chỉ thị : phiêu sinh động thực vật và động vật đáy. Việc xác định các chỉ tiêu thủy sinh được thực hiện tại Phân viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật. 6.2.4.2. Phương pháp đánh giá chất lượng nước ở Côn Đảo Việc đáng giá chất lượng và ô nhiễm nguồn nước dựa vào : + Mức độ ô nhiễm nước theo TCVN 5945 - 1995 + Các nguồn gây sinh thái chất lượng nước. 6.2.5. ĐÁNH GIÁ CHẮT LƯỢNG NƯỚC Ở CÔN ĐẢO Trong năm 1995 - 1996, Trung tầm Bảo vệ Môi trường đã thực hiện hai đợi khảo sất tại khu vực thị trấn, Vùng I, vùng II, vùng III, Bến Đầm, Hòn Cau, Cỏ Ống. Đợt I vào mùa mưa (tháng 11 - 1995) và đợi II vào mùa khô (tháng 5 - 1996). Khoảng trên 20 điểm đã được khảo sát bao gồm nước mặt nước ngầm (nước giếng). * Nước mặt tại các khu vực + Khu vực Cỏ Ống .- Đầm Trầu, Bãi Vong, suối Nước Nóng. + Hòn Cau + Đầm Tre 1, vịnh Đầm Tre 2 + Bến Đầm + Khu trung tâm đảo Côn Sơn : cảng chính, đập nước An Hải, hồ khu vực vườn Quốc Gia Côn Đảo. * Nước giếng đào và giếng khoan (nước ngầm) + Đảo Côn Sơn : Giếng nghĩa, trang Hàng Dương, giếng khu vực vùng II, khu vực II, nước máy, giếng đại đội 8 - bộ đội huyện Côn Đảo.. + Giếng ở đảo hòn Cau. 6.2.5.1. Chất lượng nước ngầm * Các chỉ tiêu hóa lý Kết quả phân tích các chỉ tiêu nước giếng khoan, giếng đào (12 giếng) ở huyện Côn Đảo đối chiếu với tiêu chuẩn (TCVN 5944 - 1995) cho thấy hầu hết các giếng có độ pH : 6,6 - 8,2. Các giếng khu vực I, khu vực II, khu vực chợ Côn Đảo là các giếng đào có hàm lượng Fe cao, về mùa khô mực nước bị rút đi khoảng 1m, hàm lượng Fe lên tới 4,0 - 5,0 mg/l, nước có màu, đục không thể dùng trong sinh hoạt. Trong mùa khô, nhân dân vùng này thường dùng nước mưa dự trữ hoặc nước giếng khoan của UNICER số giếng UNICEF trong vùng hiện nay có ít. Hàm lượng Glo tại các giếng đều thấp, riêng giếng ở đảo Hòn Cau có hàm lượng Clo lớn nhất (120 mg/1). Hàm lượng mangan, sunfat,... đều thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép và thấp hơn so với nước giếng tại các tỉnh thành trong đất liền như TP. HCM và các tỉnh trong đồng bằng sông Cửu Long. * Ô nhiễm chất dinh dưỡng Hầu hết các giếng có các thành phần dinh dưỡng nhỏ, các kết qua đo đều nằm trong giới hạn cho phép đối với nước sử dụng cho mục đích ăn uống và sinh hoạt. Chỉ có một giếng có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ, thể hiện bằng hàm lượng NOR2R đạt tới 0,9mg/l (giếng đào tại ngã ba đường Võ Thị Sáu cắt hương lộ 1). Tuy nhiên, NOR2R rất dễ bị chuyển thành dạng NOP3-P (ít độc hại hơn) và hàm lượng NOR3R của nước giếng này vẫn nằm trong giới hạn cho phép. *Ô nhiễm vi khuẩn Hầu hết các giếng không bị ô nhiễm chất hữu cơ, nhưng bị ô nhiễm vi trùng do chất thải sinh hoạt (chất thải rắn và nước thải) được đánh giá qua vi khuẩn chỉ thị E.coli. Hầu hết các giếng đều bị nhiễm khuẩn từ vài ngàn đến vài trăm ngàn MPN/lOOml kể cả trong mùa mưa và trong mùa khô. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là hiện tượng tiêu thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt bằng phương pháp tự ngấm. Một đặc điểm chung là hầu hết các giếng đều nằm ở vụng thấp trũng. Riêng giếng ở nghĩa trang Hàng Dương là ô nhiễm nặng nhất. Nguyên nhân do sự phân hỏa các xác chết, mà số lượng các xác chết ở đây rất nhiều (khoảng 20.000 xác tù nhân trên diện tích 19ha), về mùa khô, giếng ở đây cạn chỉ còn khoảng 10 - 20cm nước, nhiều rác, rêu hầu hết các giếng đào đều được đào từ cách đây rất lâu (dưới thời Pháp hoặc Mỹ). Có thể nhận thấy chất lượng nước ngầm của huyện Côn Đảo nói chung đạt tiêu chuẩn hóa lý đối với nước dùng trong sinh hoạt, trừ một số ít khu vực bị nhiễm phèn. Nhưng hầu hết các giếng đều bị nhiễm khuẩn từ trung bình đến rất bẩn. Nếu sử dụng nước giếng mà không đun sôi trước khi uống thì việc mắc các bệnh đường ruột là không tránh khỏi. Tuy vậy, cũng ghi nhận rằng từ trước đến nay ở Côn Đảo chưa có hiện tượng dịch bệnh lây lan, hạn hữu mới thấy trường hợp có triệu chứng sốt rét (năm 1995 có 14 người bị sốt rét, còn các bệnh dịch khác không có). Về lâu dài, khi số dân ở đảo tăng thì vấn đề ô nhiễm hữu cơ, vi trùng sẽ tăng lên, do đó yêu cầu các hộ dân ở sử dụng làm nguồn nước cấp cần phải có biện pháp khử trùng. Đồng thời, gần các giếng không bố trí nhà vệ sinh, bãi rác hoặc rãnh thoát nước thải sinh hoạt, tránh gây ô nhiễm nguồn nước. 6.2.5.2. Chất lượng nước mặt Chất lượng nước mặt bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố tự nhiên và con người tác động. Hiện nay, nguồn nước mặt ở Côn Đảo còn tương đối sạch và nguyên nhân có thể gây ô nhiễm nước mặt là nước thải sinh hoạt và hoạt động giao thông đường biển. về mùa khô, nước trong các hồ còn lại rất ít nên dễ bị ô nhiễm do sự phân hủy xác động thực vật rơi xuống hồ. Đối tượng khảo sát chất lượng nước mặt là các hồ, các suối tại khu vực trung tâm và khu vực Cỏ Ống trên đảo Côn Sơn và nước biển ven bờ. 6.2.5.2.1.Mức độ ô nhiễm phèn Các thống số pH, hàm lượng Fe thể hiện mức độ ô nhiễm phèn. Các hồ, các suối ở khu vực trung tâm và khu vực Cỏ Ống trên đảo Côn Sơn có độ pH từ 7,2 -7,7, ở Đầm Trầu (Cỏ Ống) có pH là 8,1, hàm lượng sắt không đáng kể từ 0,1 -0,4 mg/1. Nước ở đập An Hải bị nhiễm phèn nhẹ (tổng sắt l,34mg/l). Sở dĩ hồ An Hải bị nhiễm phèn nhẹ vì là hồ nước lợ này được đắp lại để ngọt hóa không có sự luân chuyển nước tự nhiên. 6.2.5.2.2.Ô nhiễm do chất hữu cơ, dầu mỡ trong nước Hiện tại, nước biển trong các vùng khảo sát chưa có hiện tượng ô nhiễm các chất hữu cơ và ô nhiễm dầu mỡ. Hàm lượng dầu trong nước biển ven bờ cả hai lần đo tại Bến Đầm là 0,03 và 0,02 mg/1, tại cảng là 0,04 và 0,16 mg/1. Tuy nhiên có một ghi nhận như sau: Kết qủa phân tích các mẫu nước cho thấy hàm lượng dầu trong nước biển ven bờ vào mùa khô (5 - 996) cao hơn so với mùa mưa (11 - 1995). Đối với các hồ trên đảo, nước chỉ bị ô nhiễm nhẹ do các chất hữu cơ vào mùa khô. 6.2.5.2.3.Ô nhiễm dầu tại các khu vực bờ biển Côn Đảo Các đợt khảo sát cho thấy một số bãi biển của đảo Côn Sơn như khu vực vịnh Đầm Tre, bãi Đầm Trầu, bãi Đá Trắng bị nhiễm dầu rất rõ. Trên các bãi ven bờ dầu bám vào các nền đá dày có chỗ tới 5 cm kết thành từng mảng. Qua quan sát đánh giá và phân tích các tính hóa lý cơ bản cho thấy các loại dầu trên có nguồn gốc từ dầu thô gần với đặc tính dầu thô của Việt Nam. Tỉ trọng từ 0,82 - 0,86, giàu parafin, lưu huỳnh thấp. Từ các điểm trên có thể nhận định các nguồn gốc gây ô nhiễm dầu tại các bãi biển khu vực Côn Đảo chủ yếu là do hoạt động khai thác dầu và chuyên chở dầu gây ra. 6.2.5.2.4. Ô nhiễm do chất dinh dưỡng Một trong những tác nhân gây ô nhiễm nước mặt do nước thải sinh hoạt là các chất dinh dưỡng thể hiện bằng hàm lượng của nitơ và photphat. Các chất dinh dưỡng nhiều gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa (eutrophication), điều kiện tốt cho rong, rêu, tảo; bèo phát triển nhanh che phủ mặt nước, làm giảm hàm lượng oxy hóa tan trong nước, do đó ảnh hưởng tới nuôi trồng, khai thác thủy sản và đặc biệt khó khăn cho việc xử lý nước làm nguồn nước cấp, có thể phân loại mức độ dinh dưỡng theo tiêu chuẩn sau : Kết qủa phân tích cho thấy hồ thuộc khu vực Vườn Quốc Gia Côn Đảo và hồ An Hải là hai nguồn nước mặt đang và sẽ được sử đụng làm nước cấp đều có hàm lượng dinh dưỡng nhỏ. Nhưng các hồ này rất có khả năng bị phủ dưỡng hóa nhất là trong mùa nắng và trong khoảng thời gian có nguy cơ bị ô nhiễm chất dinh dưỡng do tiếp nhận nguồn nước mưa chảy tràn từ nghĩa trang Hàng Dương về. Nồng độ N và P không chỉ phụ thuộc vào chất thải sinh hoạt mà còn phụ thuộc vào các sản phẩm xói lở đất do nước mưa cuốn vào các hồ. Nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn thải trực tiếp ra biển nên nước biển ven bờ sẽ bị ô nhiễm nếu không có biện pháp quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt. * Ô nhiễm do kim loại nặng, phenol và thuốc bảo vệ thực vật Kim loại nặng, phenol là tác nhân rất độc hại với con người và thủy sinh. Trong các mẫu đã phân tích, hàm lượng kim loại nặng Cu, Pb, Zn, Côn Đảo trong nước rất thấp, phenol hầu như không có. Thuốc bảo vệ thực vật không được sử dụng phô biến ở đảo nên hàm lượng rất nhỏ. Nước thải của công ty sản xuất nước mắm có khối lượng nhỏ nhưng hàm lượng chất đạm và photphat trong mẫu nước này rất cao 6.2.5.3. Nhận xét chung - Nước suối An Hải bị nhiễm phèn nhẹ, Hồ Quang Trung (hồ khu vực vườn Quốc Gia Côn Đảo) bị ô nhiễm chất hữu cơ nhưng ở mức độ nhẹ. Còn các hồ khác ở xa khu dân cư có chất lượng nước tốt. Các hồ có diện tích nhỏ rất dễ bị ô nhiễm chất hữu cơ trong mùa khô. - Chất lượng nước biển ven bờ tại các điểm khảo sát và lấy mẫu phân tích đều tốt, hàm lượng các chất ô nhiễm đều thấp hơn giới hạn cho phép. Tại một vài bãi biển ở khu vực Đầm Tre và dọc khu vực bến cảng vào mùa khô có khá nhiều dầu thô bám lên các bãi bồi, bãi đá chứng tỏ Côn Đảo có bị ảnh hưởng của hoạt động khai thác dầu khí. Hiện nay vẫn chưa có một đề tài nghiên cứu nào đánh giá ảnh hưởng của hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí đến môi trường biển Côn Đảo - Nguồn nước ngầm (giếng khoan) của Côn Đảo có chất lượng tốt nhưng lượng vi trùng cao do các nguồn ô nhiễm chất thải sinh hoạt là chính. Các giếng đào bị nhiễm phèn không sử đụng được vào mùa khô và biện pháp tốt nhất là dùng giếng khoan thay dần cho các giếng đào. Các giếng đào không còn sử đụng, bị ô nhiễm nặng hoặc giếng khoan thăm dò hầu như chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật trám cách ly, thau rữa và lấp kín để đảm bảo an toàn cho nước ngầm. - Nước thải sinh hoạt, nước thải các cơ sở sản xuất, chế biến hải sản hầu như không được xử lý cho chạy thẳng ra môi trường. - Rác thải sinh hoạt tại Côn Đảo tuy có số lượng nhỏ nhưng chưa có biện pháp quản lý. Rác thải sinh hoạt, xác động, thực vật trong quá trình phân hủy là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước trong các hồ. 6.3. MÔI TRƯỜNG SINH VẬT 6.3.1. Giá trị sử dụng - Cây lấy gỗ Các nghiên cứu đã tổng kết được 286 loài cây gỗ (thuộc 23 bộ, 71 họ, 191 giống) trong đó có 201 loài cây cho gỗ lớn, 18 loài cây gỗ thuộc nhóm 1 đến nhóm 3, 24 loài từ nhóm 4 đến nhóm 8. Có 4 loài đặc sắc của rừng Côn Đảo cho gỗ quý, có kích thước lớn và tập trung với mật độ nhiều. Ví dụ như cây Cẩm Thị, Lát, Quăng, Găng Néo... Trong đó, đặc biệt cây Găng Néo cho loại gỗ rất cứng và có giá tri xuất khẩu trong mỹ nghệ. Tại nhiều vùng trên đảo, cây Găng Néo phân bố rất tập trung, chiếm từ 15 đến 20% trên tổng số cây. - Cây làm thuốc Sơ bộ đã xác định được 76 loài cây làm thuốc với nhiều loài có trữ lượng lớn như cây Ngũ Gia Bì, Sâm Nam, Thiên Niên Kiện... Đặc biệt có loài Chay Lạn (Ochrosia borbonioa) là một loài cây gỗ chứa Alcaloit trị ung thư đang được một số nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu. - Cây làm vật liệu xây dựng : tre, lồ ô, mật cật, song mây... - Cây lương thực phụ : củ từ, nừng, khoai lang, khoai ngọt, mía... - Cây gia vị: nghệ nam, đậu khấu... - Cây hương liệu - hậu phát, cỏ sá, é thơm, lõa trai, nhục đậu khấu... - Cây lấy nhựa : sến, cây cho màu nhuộm : cánh kiến, gai... - Cây cảnh : thiết mộc lan, phong lan, thiên tuế, ngoắt nghẻo, ráng... 6.3.2.Giá trị nghiên cứu khoa học Về vị trí địa lý Côn Đảo có thể coi là đại diện tiêu biểu cho vùng biển xa bờ Nam Trung Bộ. Tuy nhiên, các đặc trưng về khu hệ, quần xã sinh vật của các hệ sinh thái có nhiều điểm khác biệt so với các vùng biển ở miền Trung hoặc Tây Nam Bộ. Đó là một vấn đề mà các nhà nghiên cứu rất quan tâm. Đồng thời, hệ thực vật Côn Đảo tự nó đã có những giá trị nghiên cứu khoa học rất lớn vì chứa đựng những loài mang tính đặc hữu hoặc phân bố rất hẹp, hoặc như một nguồn gen quý hiếm, dự trữ cho nhân giống và cải tạo cây trồng sau này... ví dụ những loài thực vật cho gỗ thuộc diện "sắp bị lâm nguy" như Dầu Cát, Vện Vén, Giáng Hương..., những loài đặc sắc mang tên Côn Đảo như Gội Côn Sơn , Dầu Côn Sơn... hoặc một loài mới cho khoa học như Gõ Sưa mà Phạm Hoàng Hộ (1985) đã phát hiện và công bố. Trong rừng Côn Đảo có loài nho dại mọc rất tốt cho quả xum xuê, nhiều chùm quả rất lớn và nặng hơn 2 kg, đây có thể là một nguồn gen quý; cô triển vọng lại tạo thành những giống nho đặc sắc. Các nhà nghiên cứu khoa học cho rằng có khả năng ở Côn Đảo còn có nhiều loài mới chưa được biết đến. 6.3.3.Các tác động tiềm tàng tối tài nguyên sinh học 6.3.3.1.Tác động do khai thác tài nguyên biển. Vùng biển Côn Đảo nằm trong khu vực có năng suất sơ cấp vào loại cao nhất trên các đại dương thế giới (FAO, 1981). Trong thực tế, năng suất sơ cấp trung bình của vùng nước xung quanh đảo đạt giá trị 500mgC/mP2P/ngày (Nguyễn Tác An, 1995). Các khảo sát gần đây cho thấy động vật thân mềm là nguồn lợi đang được khai thác xung quanh đảo. Các loài ốc Đụn có số lượng đáng kể trong quá khứ, được khai thác làm hàng mỹ nghệ và hiện rất hiếm. Trong khi đó , Trai Tai Tượng mới được chú ý khai thác gần đây với sản lượng 10 tấn trong 3 tháng (4-7/1994). Năm 1995 chúng chỉ còn đáng kể ở xung quanh hòn Bảy Cạnh. Các động vặt thân mềm khác như Bào Ngư, Ngọc Trai hiện không còn phổ biến và chỉ còn bắt gặp ở phía Đông Bắc đảo lớn và các đảo nhỏ lân cận. Tôm Hùm ở Côn Đảo rất nghèo, chỉ một loài là Panulinus ornatus được ghi nhận với số lượng thấp. Bên cạnh đó, nguồn lợi hải sâm cũng kém phong phú chủ yếu thuộc một số loài như Actynopyga maritiana, Microthele nobiiis. Sự nghèo nàn của nguồn lợi động vật không xương sống chắc chắn có một nguyên nhân là tình trạng khai thác quá mức vì đây là những sinh vật dễ đánh bắt. Vùng ven đảo còn có một nguồn lợi khác hiện đang được khai thác là cá rạn san hô kích thước lớn thuộc họ cá Mú, cá Hồng, cá Đông, cá Phèn, cá Hè, cá Khế. Chúng thường tập trung ở đới sâu của rạn nơi có các khối san hô lớn, trong các hang hốc ở phần sườn dốc rạn và có số lượng ở từng địa điểm khảo sát từ 2-71 cá thể/loài. Mật độ trung bình 131 con/500mP2P. Các loài cá thực phẩm đang là đối tượng có giá trị tươi sống. Việc khai thác đá vôi san hô để nung vôi, đánh cá bằng chất nổ đã được ngăn chặn có hiệu quả. Tuy nhiên, ngư dân trong vùng còn dùng chất độc gây mê do các thương gia Hồng Kông cung cấp để khai thác cá. Thực tế nghiên cứu trên thế giới cho thấy các chất độc sẽ được các thực vật nổi hấp thụ và đi vào chuỗi thức ăn của sinh vật rạn, cuối cùng có thể gây độc cho con người, sự nở hoa của tảo độc trong một số trường hợp liên quan đến chất độc có thể gây chết hàng loạt san hô. Đối tượng khai thác thường tập trung vào một số loài có giá trị và sự giảm sút số lượng của chúng trong quần xã có thể gây nên mất cân bằng sinh thái. Đối với Côn Đảo, các loài cá dữ như cá Mú, cá Hồng...có số lượng lớn trong quần xã, việc khai thác quá mức có thể làm tăng số lượng các cá ăn rong gây hại cho thực vật biển. Ngược lại, hàm lượng cao của muối Nitrate ở một số nơi có thể tạo điều kiện thuận tiện cho sự phát ừiển của thực ăn Nitrate, ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái trong thủy vực khi các rạn san hô bị biến đổi do tác động của con người. Việc khai thác cá cảnh bị hạn chế do một vài nguyên nhân, ví dụ do thành phần loài cá cảnh ở Côn Đảo kém đa dạng hơn các vùng rạn ở miền Trung. Mật độ trung bình trên các rạn nghiên cứu cũng tương đối thấp (29 con/500mP2P) trong đó loài cá Bướm có số lượng nhiều nhất. Cá cảnh có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên tính đa dạng và sự hấp dặn của rạn san hô. Nguồn lợi này hiện hay chưa được sử dụng do du lịch lặn chưa phát triển. Trong khi nguồn lợi sinh vật vùng ven đảo chỉ có ý nghĩa nhất định thì nguồn lợi vùng biển khơi xung quanh có vai trò quan trọng. Theo số liệu của tàu khảo sát Kyoshin (1969), mực nang Sepia đạt sản lượng lớn ở phía Đông Nam quần đảo, đặc biệt trong thời kỳ từ tháng 2-5 với năng suất khảo sát trên 25kg/giờ. Ngư trường cách đảo 40-50 km về phía Đông Nam cho sản lượng cao với năng suất khảo sát cá đáy có thể lên đến 200kg/giờ, các loài quan trọng là cá Hồng Latjanus spp, Saudina spp,, Pomadasys hasta., Plectorhynchus pictus trong mùa giò Đông Bắc và Stoĩephọrus spp., Sardineila., Decapterus spp., Ruthynus spp., trong mùa gió Tây Nam. Trong số trên, các loài cá Nục Decapterus spp, đóng vai trò rất quan trọng, chiếm 24,4% sản lượng cá đáy và phân bố gần Côn Đảo(Nguyễn Phi Đính, 1985). Theo tài liệu của sở Thủy sản tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, ngư trường Côn Đảo có diện tích khoảng 50.000 tấn/năm và thu hút 1000-2000 tàu đánh cá của nhiều địa phương (Bình Định, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Kiên Giang...) và thậm chỉ cả thuyền nước ngoài (chủ yếu là Thái Lan). Tính đến tháng 8/1996, đội tàu của huyện Côn Đảo chỉ có 21 chiếc của công ty Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo với tổng công suất 4.996 CV và 11 tàu cá nhỏ của dân, công suất 12-27CV/chiếc. Sản lượng khai thác hàng năm của toàn huyện đảo là 3600 tấn. Nghề cá của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phát triển với tổng số tàu thuyền đánh cá, lên đến 2832 chiếc vào năm 1994 trong đó loại có công suất nhô hơn 20CV chiếm 38,5%, 20-30CV: 13,4%, 31-45GV: 12,3%, 46-75CV: 26,1% và trên 75CV chỉ 9,8%. Ngoại trừ tàu giã cào thường hoạt động ở vùng khơi Kiên Giang, Minh Hải, tàu đánh mực ở xung quanh Phú Quí, hầu hết tàu thuyền còn lại khai thác ở ngư trường xung quanh Côn Đào. Các số liệu cho thấy tổng công suất tàu thuyền tăng lên đáng kể nhưng tổng sản lượng lại tăng không tương xứng cho thấy hiệu quả đánh bắt ngày càng giảm, từ l,35tấn/CV năm 1985 xuống 0,75 tấn/CV năm 1994. 6.3.3.2 Tác động do xây dựng đập tràn tại công An Hải Trước đây, Ban quản lý VQG Côn Đảo đã khoanh nuôi một khu vực rừng riêng làm mục đích nghiên cứu khoa học gọi là rừng nghiên cứu khoa học (rừng NGKH). Trung tâm Bảo vệ Môi trường và Phân viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh học đã khảo sát và đánh giá sơ bộ nguồn tài nguyên sinh học của khu rừng NCKH này. Hiện nay, khu rừng NCKH này bị tác động rất nặng nề do việc xây đập tràn cống tại An Hải. Đập tràn cống An Hải được tiến hành xây dựng với mục đích trữ nước ngọt trong mùa gió chướng của Côn Đảo. Tuy nhiên, việc tiến hành xây dựng đã không tính đến những tác động tiềm tàng mà khu rừng ngập mặn phía trong còn đập phải gánh chịu. Căn cứ vào kết quả khảo sát hệ sinh thái rừng NCKH và cấu trúc thảm thực vật rừng ngập mặn cho thậy đập tràn An Hải như một bức tường ngăn tách rời một vùng rừng ngập mặn thuộc rừng NCKH với môi trường biển. Thực tế, đập An Hải đã ngăn chặn dòng nước triều hàng ngày từ biển tràn vào rừng ngập mặn, nước trong khu vực rừng ngập mặn không được trao đổi thường xuyên và như một lá phổi đã bị thủng, các cây rừng ngập mặn chết dần dần, bắt đầu là các cây Mắm trắng, sau đó là Đước và Chà là... Mực nước ngọt tích lại trong vùng cũng do việc ngăn đập mà thay đổi, diện tích vùng ngập tăng, mực nước ngập này dâng cao hơn trước rất nhiều, kết quả là xuất hiện hàng loạt khu vực cây rừng bị ngập mặn quanh năm kèm theo sự ngập lụt là sự thay đổi của các yếu tố vi khí hậu và các chỉ tiêu sinh thái khác. Bên cạnh một số loài cây rừng bị chết do không thích ứng và một số loài động vật rừng mất đi thì đồng thời kéo theo sự xuất hiện một hệ sinh thái mới; Đó là hệ sinh thái trên vùng đất ngập nước quanh năm với sự xuất hiện của một số loài động vật nước. Từ đó dẫn đến một số loài chim nước về sinh sống và kiếm ăn ngày càng nhiều hơn. Xu hướng phát triển hệ sinh vật mới này đòi hỏi các nhà quản lý cần phải quy hoạch phát triển theo hướng bảo vệ vùng cư trú cho các loài chim nước. Đánh giá mức độ thiệt hại Thiệt hại về vật chất Toàn bộ khu rừng ngập mặn với tổng điện tích là 68.900mP2P.(một phần của lô III, IV và toàn bộ khu vực lô V trên bản đồ phân khu Lâm nghiệp rừng) đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng và tương lai không thể phục hồi lại được. Khi tiến hành khảo sát và đo đạt cụ thể cho thấy: -Khu vực lô III có 2.400mP2P là rừng mắm đen đang tái sinh chồi. l.150mP2P là rừng mắm đen còn nhỏ với đường kính trung bình là 5-10cm. -Khu vực lô IV là khu vực tác động nghiêm trọng nhất, đây chính là khu rừng Đước non bị chết nhiều nhất. -Khu vực lô V có tổng diện tích rừng bị ảnh hưởng là 30.700mP2P, trong đó rừng Đước non tái sinh bị chết khô nhiều nhất và rõ rệt nhất chiếm 16.000mP2P. Tính đến cuối năm 1995 khu rừng ngập mặn này đã bị mất một diện tích vào khoảng 50.000mP2P. Hiện nay, các loài cây rừng ngập mặn với diện tích còn lại khoảng 19.000mP2P đang tiếp tục chết dần. Thiệt hại về nghiên cứu khoa học Rừng ngập mặn là một loại hình rừng rất nhạy cảm với mọi sự tác động của con người. Các khu rừng ngập mặn như một lớp áo bao ngoài các vùng đất liền và các đảo, Chính rừng ngập mặn đã bảo vệ cho đất liền khỏi sự tốn thượng từ môi trường bên ngoài vào. Rừng ngập mặn của Côn Đảo không nhiều lắm và tập trung nhiều trong các vịnh khuất gió, đặc biệt là chúng phát triển ưên nền đáy san hô dầy đặc qua nhiều năm tích bùn, vì vậy rừng ngập mặn ở đây là một kiểu đặc trưng riêng rất hiếm gặp ở những nơi khác. Khu vực trước đây được chọn làm khu rừng thí nghiệm là vùng mang tính chất tổng hợp các loại hình sinh thái rừng của VQG Côn Đảo. Nhưng đến nay phần rừng ngập mặn ven biển của khu thí nghiệm đang mất dần, hệ sinh thái rừng ngập mặn được thay thế bằng một hệ sinh thái ngập nước ngọt quanh năm. Hàng loạt các yếu tố sinh thái cũ đã mất đi và các yếu tố sinh thái mới đáng được hình thành như thế nào cũng chỉ nằm trong dự đoán. Có thể một hệ sinh thái vùng đất ngập với các loài chim nước tập trung về làm tổ là một hướng phát triển mới của khu VQG. Đây là một vấn đề cần được tiếp tục theo dõi và là nhiệm vụ nặng nề nhất đặt ra cho ban quản lý VQG Côn Đảo. 6.3.3.3 Tác động do xây đựng cảng Trong kế hoạch phát triển kinh tế, sẽ có cảng thương mại lớn và cảng cá được xây dựng tại khu vực Bến Đầm (Tây Nam đảo lớn). Các công trình xây dựng này đòi hỏi phải san ủi mặt bằng, nạo vét đáy biển. Một phần dải rừng ngập mặn hiện cỏ sẽ mất đi, phần còn lại sẽ bị tác động nghiêm trọng. Trong quá trình xây dựng và hoạt động sau này, sự lắng đọng trầm tích tăng cào trên các rạn là một nguyên nhân có thể tiêu diệt hàng loạt san hô tròng vùng. Sự hoạt động tấp nập của.các loại tàu thuyền và các hoạt động dịch vụ này sẽ làm tăng mức độ ô nhiễm đối với vùng biển phía Tây quần đảo. Rất tiếc, các vị trí xây dựng cảng cá, nhà máy chế biến hải sản, các kho bãi...dự kiến sẽ được xây dựng đứng ngay trên một vùng cây rừng ngập mặn với nhiều loài sinh vật cư trú đang cần được bảo vệ và cần sự che chở của con người. Tính chất và vai trò của rừng ngập mặn là một điều không thể phủ nhận. Hiện nay, chúng bao quanh các đảo như một vành đai bảo vệ cho các vùng sinh thái bên trong không bị cát biển xâm lấn. Hơn nữa, rừng ngập mặn tại khu vực Bến Đầm gồm các loài ngập mặn trên nền cát: Loài Pemphis, là một loại rừng vô cùng đặc biêt. Khu rừng ngập mặn Pemphis nôi tiếng ở Bến Đầm là khu rừng ngập mặn duy nhất dược bảo tồn và phát biển trong tự nhiên. Khu rừng này mang tính chất đa dạng sinh học và lại có cảnh quan đẹp cần được bảo vệ. Tại vịnh Bến Đầm đang có quy hoạch xây dựng cảng thương mại và cảng cá nhằm phát triển kinh tế của Côn Đảo. Ở đây có thể sẽ hình thành một trung tâm công nghiệp mới. Các hoạt động kinh tế ở khu vực này làm mất đi vùng cảnh quan thiên nhiên đẹp và quý hiếm. Và điều đó là một thiệt hại lớn. Trả giá cho việc phát triển kinh tế là môi trường tự nhiên sẽ bị ô nhiễm, các hệ sinh thái và các loài sinh vật quý hiếm, tính đa dạng sinh học với những nét đặc sắc rất riêng của Côn Đảo sẽ bị suy thoái. Khu rừng ngập mặn Pemphis nổi tiếng có thể sẽ biến mất. 6.3.3.4 Tác động do mở rộng sân bay Cỏ Ống Sân bay cỏ ống sẽ được mở rộng để đón các chuyến bay trong và ngoài nước. Tuy nhiên các đợt khảo sát điều tra các thảm thực vật rừng lại cho thấy vùng sân bay Cỏ Ống là nơi tập trúng nhiều loài thực vật trong rừng xanh lá rộng ở mức độ khá tốt và đáng ra cần được bảo vệ. Vì địa hình của Côn Đảo có độ dốc cao nên những nơi có địa hình tương đối bằng phẳng như khu vực Cỏ Ống rất thích hợp cho cây rừng phát triển. Thực tế vùng sân bay Cỏ Ống là một nơi rừng tập trung đều và đẹp ít thấy. Rừng cây lá rộng thường xanh ở xung quanh khu vực sân bay sẽ bị mất đi và cảnh quan sinh thái khu vực cũng thay đổi khi thực hiện quy hoạch mở rộng sân bay. Chương 7: CÁC BIỆN PHÁP TỔNG HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÔN ĐẢO TRỌNG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA 7.1 DỰ BÁO QUY MÔ PHÁT TRIỂN TẠI CÔN ĐẢO 7.1.1.Định hướng, quy mô phát triển Theo tinh thần thống báo 253/TB/VPB của Phủ Thủ Tướng, nhiệm vụ xây dựng Côn Đảo gồm 3 nội dung sau: - Xây dựng khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam kết hợp với yêu cầu tổ chức thăm quan du lịch và học tập. - Khai thác các tiềm năng kinh tế của Côn Đảo. - Kết hợp với xây dựng và củng cố quốc phòng. Căn cứ vào khả năng và phát triển của các ngành kinh tế, quỹ đất để xây dựng nhà ở, hạ tầng kỹ thuật, khả năng tổ chức cuộc sống xã hội với việc khai thác an toàn tài nguyên tự nhiên, dự kiến quy mô dân số Côn Đảo đến năm 2000 đạt 6.500 người và 2010 là 15.000 người( kể cả khách vãng lai ở trên 6 tháng) trong đó dân số trong độ tuổi lao động chiếm 75,6% và số bộ đội thường trực tại đảo khoảng 600 người. 7.1.2.Cơ cấu quy hoạch Cơ cấu quy hoạch tập trung chủ yếu trên Đảo Côn Sơn như sau: + Khu trung tâm: Được xây dựng và phát triển thể hiện khung cảnh một đô thị mới nhưng không làm ảnh hưởng đến cảnh quan các khu di tích lịch sử. Khu vực trung tâm có địa hình thuận lợi để xây dựng và phát triển đô thị với khu dân cư, nghỉ mát, du lịch... về việc khoanh vùng bảo vệ khu di tích lịch sử cách mạng, Bộ Văn hóa đã có quyết định 66/VH/CP ngày 11-6-1984 yêu cầu không được xâm phạm và bảo vệ cảnh quan 8 trại giam, khu chuồng bò, nghĩa trang Hàng Dương, nhà Chúa Đảo, cầu tàu 914. + Khu Bến Đầm: Xây dựng cảng biển nước sâu (gồm cảng dịch vụ hàng hải, cảng địch vụ dầu khí, cảng xuất nhập hàng nội địa, cảng cá) và khu công nghiệp phù hợp với chức năng cảng. + Khu Cỏ Ống: mở rộng sân bay Cỏ Ống thành sân bay đón được các chuyến bay quốc tế và được chọn để lập dự án khu du lịch tự do. Ngoài ra, tại hòn Bảy cạnh và hòn Cau có một phần diện tích khoảng 20-25ha cũng thuận lợi để phát triển xây dựng. Cùng một lúc Côn Đảo phải thực hiện hai nhiệm vụ mâu thuẫn với nhau là phát triển kinh tế đồng thời bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Như vậy, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và hạn chế các nguyên nhân gây suy thoái môi trường trong tiến trình phát triển kinh tế nhằm mục đích phát triển bền vững trở thành nhiệm vụ chiến lược quan trọng nhất của Côn Đảo. Việc xây đựng một kế hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội đồng thời với bảo vệ môi trường là cần thiết, trong đó sự phát triển sản xuất và tăng trưởng dân cư không gây tác động xấu đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên của Côn Đảo. 7.2 CÁC BIỆN PHÁP TỔNG HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Các biện pháp bảo vệ môi trường nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản sau: - Triển khai các dự án và biện pháp quản lý môi trường. - Bảo vệ, phục hồi và phát triển tài nguyên rừng và tài nguyên sinh vật. - Phồng chống ô nhiễm môi trường do các hoạt động kinh tế gây ra. 7.2.1.Cơ sở đề xuất các biện pháp - Tính chất, quy mô phát triển kinh tế-xã hội và cơ cấu quy hoạch. - Tài nguyên thiên nhiên ( động-thực vật, đất, nước, không khí), hiện trạng khai thác sử dụng và dự báo các tác động tiềm tàng gây nên hậu quả xấu. - Khu vực khai thác dầu khí tại vùng biển Nam Côn Sơn và triển vọng hình thành đường hàng hải quốc tế (cách Côn Đảo 60km) khi có kênh đào Kra. 7.2.2.Xác định đôi tượng ưu tiên bảo vệ - Chất lượng môi trường (đất, nước, không khí) để bảo vệ sức khỏe và điều kiện phát triển bền vững cho con người và sinh vật trong khu vực. - Vùng biển với các hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển, thực vật ngập mặn... nhằm duy trì sản lượng thủy sản ở mức độ cao và cung cấp lâu bền nguồn động, thực vật thân mềm và cá thực phẩm. - Thảm thực vật rừng với các hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm, rừng đôi cát, rừng ngập nước để bảo tồn các động, thực vật quý hiếm, giữ nước mưa, bổ sung nguồn nước ngầm, chống xói mòn. - Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên nguyên hiện trạng như vốn có trong tự nhiên, bảo vệ nguồn gen và tính đa dạng loài, giữ gìn cận bằng sinh thái đáp ứng yêu cầu nghiên cứu khoa học, giáo đục và du lịch giải trí. 7.2.3.Tổ chức quản lý môi trường - Sở KHCN và MT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là cơ quan chức năng quản lý môi trường tỉnh, tô chức phối hợp với các cơ quan chuyên ngành đề xuất chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học khu vực bảo tồn biển, bảo tồn lừng làm căn cứ cho các hoạt động khai thác. - Tổ chức xây dựng phượng án phòng chống các sự cố môi trường, đặc biệt là sự cố tràn dầu trên biển. - Giám sát và kiểm tra việc thực hiện Luật Môi trường và các quy định về BVMT của các cơ sở sản xuất, các tổ chức hoặc cá nhân trong phạm vi khu vực Côn Đảo (kể cả các cơ sở đang tồn tại và các dự án sẽ thực hiện). - Tổ chức thanh tra môi trường và có các biện pháp xử lý theo quy định của Nhà nước đối với các cơ sở, các tổ chức hoặc cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm tổn hại hoặc có hành vi làm suy thoái nguồn tài nguyên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các đối tượng được ưu tiên bảo vệ. - Tổ chức giáo dục cộng đồng để tất cả mọi người nhận thức được tầm quan trọng của BVMT và tham gia BVMT một cách tự giác. - Xét duyệt, thẩm định các dự án phát triển tại Côn Đảo. 7.2.4.Thực hiện quy hoạch môi trường Quan điểm về quy hoạch môi trường khu vực Côn Đảo -Các ngành sản xuất Khu vực Côn Đảo cần được quy hoạch cho các loại hình công nghiệp dịch vụ du lịch ít có khả năng gây ô nhiễm. Do nằm trong vùng sinh thái có tính nhảy cảm cao với ô nhiễm môi trường, lại là khu vực bảo tồn thiên nhiên và là vùng nuôi trồng, khai thác thủy sản, du lịch cho nên việc lựa chọn loại hình công nghiệp ở Côn Đảo cần được xem xét nghiêm túc. Dù có hệ thông xử lý chất thải nhưng khả năng gây sự cố môi trường cao, tác động môi trường nghiêm trọng và khu Côn Đảo là nơi có rong cấm và các di tích lịch sử cần được bảo vệ nên các loại hình công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm đất, nước, không khí, tiếng ồn không được triển khai tại khu vực này. - Vấn đề phát triển dân số Phát triển dân số phải hết sức thận trọng, đặc biệt là tăng dân số cơ học. Con người vừa là nhân tố phát triển xã hội, vừa là các tác nhân gây mất cân bằng sinh thái, hủy hoại môi trường đồng thời cũng là nạn nhân khi môi trường bị hủy hoại. Việc phát triển dân số trên 10.000 người như một số phương án tại Côn Đảo sẽ gặp một số vấn đề có liên quan như: Trữ lượng nước ngọt cung cấp cho sinh hoạt. Khi dân cư tăng quá tải sẽ dẫn tới chặt phá rừng, khai thác tài nguyên một cách bừa bãi dẫn tới tình trạng làm mất cân bằng sinh thái, phá hỏng khu vực bảo tồn thiên nhiên quý hiếm. Hiện nay, quy hoạch tông thể xây dựng Côn Đảo đến năm 2010 chưa được nhà nước thông qua chính thức. Dựa vào những văn bản của nhà nước và bản dự thảo quy hoạch tổng thể Côn Đảo giai đoạn 1993 - 2010 có thể định hướng quy hoạch môi trường Côn Đảo như sau : 7.2.4.1.Vùng bảo tồn Trong vùng này có bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn di tích lịch sử. Ranh giới các vùng bảo tồn được xác lập theo các quyết định 85/CP của Hội đồng Bộ Trưởng, quyết định 135/Ttg của Thủ tướng Chính phủ và quyết định 66/VH/CP của Bộ Văn hóa. Tại các vùng này, tiêu chuẩn chất lượng môi trường đạt tiểu chuẩn môi trường du lịch. Mọi khai thác nguồi lợi kể cả các hoạt động du lịch nhằn phục vụ đời sống xã hội của cộng đồng đều nằm dưới sự giám sát và kiểm soát của các nhà quản lý môi trường. Mục tiêu quản lý nhằm duy trì cảnh quan tợ nhiên trên bờ và dưới nước, các yếu tố sinh thái, địa hình, địa mạo có giá trí và hạn chế tối đa các tác động tiêu cực tới môi trường. 7.2.4.2.Vùng đô thị Diện tích vùng này chiếm toàn bộ lòng chảo trang tâm đảo Côn Sơn (500ha) được bao bọc ba phía là núi cao, một phía nhìn ra vịnh Côn Sơn. Thị trấn Côn Đảo đã hình thành trên cơ sở các khu cư xá của cai ngục, nhà ở cho quan chức chế độ nhà tù cũ, sẽ được quy hoạch xây dựng để trỏ thành một trung tâm hành chính, văn hóa của Côn Đảo. Điểm đặc biệt của vùng này là cùng tồn tại khu thị trấn và dân cư cũ (phía Bắc, kể từ nhà chúa đảo), khu dân cư mới (phía Nam), khu đu lịch (khu vực hồ An Hải, chân núi Chúa), bãi tắm (từ nhà thờ đến chân núi Một), khù dân cư nông nghiệp (dọc theo đường chân núi), khu vực di tích lịch sử khoanh vùng bạo vệ..., một số cơ sỡ sản xuất, chế biến nhỏ nằm rải rác và một cảng chính. Tại vùng đô thị này, các cơ sở sản xuất, chế biến ở bất kỳ quy mô nào cũng đều phải cồ biện pháp xử lý chất thải (rác thải, nước thải, khí thải) theo đúng quy định và chịu sự giám sát định kỳ của các nhà quản lý môi trường . Khu dân cư nông nghiệp chuyển đần sàng chỉ trồng rau, hòa và chăn nuôi quy mô gia đình, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ. 7.2.4.3.Vùng vịnh Bến Đầm Qua các đợt khảo sát thực tế cho thấy: rừng ngập mặn khu vực Bến Đầm gồm các loài cây rừng ngập mặn trên nền cát: Loài Pemphis. Theo đánh giá của một số chuyên gia sinh thái môi trường nhận định đây là khu lừng ngập mặn duy nhất được bảo tồn và phát triển trong tự nhiên. Đây là một loại hình rừng tuyệt đẹp về mặt cảnh quan đồng thời mang tính chất đa dạng sinh học đang rất cần được bảo vệ. Các khu rừng này đã hình thành từ hàng trăm năm nay, có khả năng chịu sóng và gió biển rất tốt đồng thời đóng vai trò như một bộ máy lọc nước tuyệt vời nhất của thiên nhiên. Do có điều kiện tự nhiên hết sức lý tưởng, hiện nay vùng vịnh này đã được chọn để xây đựng hệ thông cảng và các loại hình công nghiệp phù hợp chức hãng cảng. Tại đây, các tiêu chuẩn về chất ltrong môi trường đối với khu công nghiệp và cảng cần đảm bảo. Đây là một thiệt hại đáng kể đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên tại Côn Đảo vì mục tiêu phát triển kinh tế. Những tác động tiềm tàng trong quá trình xây dựng và hoạt động cảng Bến Đầm tới tài nguyên môi trường chưa đánh giá hết do dự án chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định. Việc quy hoạch xây dựng cảng thtrong mại và cảng cá tại vịnh Bến Đầm rồi sau đó có thể hình thành một trung tâm công nghiệp mới tại đây sẽ làm mất đi một vùng cảnh quan tự nhiên rất đẹp, rất quý. Qua nghiên cứu môi trường của nhiều cảng lớn trên thế giới và ở Việt Nam, các tác động đến môi trường nghiêm trọng của việc xây dựng và do hoạt động cảng nước sâu tại Côn Đảo được dự báo dưới đây. - Các tác động trong xây dựng cảng : + Cảng được xây dựng làm mất một phấn diện tích rừng và hệ sinh thái cạn. + Xâm phạm lớn đến hệ sinh thái nước do hoạt động nạo vét, gây ô nhiễm nước, mất các loài cỏ biển, quấy động nơi cư ngụ của các loài thủy sinh, kể cả các loài động vật quý hiếm (bò biển, cá heo, rùa biển...) - Các tác động khi cảng đi vào hoạt động : + Gia tăng nguồn ô nhiễm nước biển, đặc biệt là nguy cơ tràn dầu có thể dẫn tới phá hoại hệ sinh thái tự nhiên nhạy cảm ở Côn Đảo và vùng chung quanh. Gia tăng dân số và các công trình địch vụ dẫn tới việc gia tăng khai thác nguồn nước ngầm hiện rất hạn chế; đồng thời gián tiếp tác động đến hệ sinh thái tự nhiên của Vườn Quốc Gia Côn Đảo. Suy giảm ngành kinh tế du lịch sinh thái và hải sản của Côn Đảo. Lợi tức của cảng chưa chắc đã bằng lợi tức do các ngành đu lịch, thủy sản và bảo tồn tài nguyên ở Côn Đảo. Ưu tiên hàng đầu đối với Côn Đảo là bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên và vườn Quốc Gia - tài sản quốc gia vô cùng quý giá. Do vậy, chúng tôi kiến nghị Chính phủ không cho phép thực hiện dự án cảng Bến Đầm cũng như các cảng lớn và các dự án công nghiệp, đô thị hóa triển khai tại Côn Đảo. Trong tương lai, lựa chọn và phát triển một vài loại hình công nghiệp nhỏ cần thẩm định kỹ và ưu tiên công nghiệp dịch vụ ít gây ô nhiễm nhất. Các loại chất thải (rác thải, khí thải, nước thải) được kiểm soát chặt chẽ và có hệ thống xử lý. Các phương án phòng chống sự cố gây ô nhiễm môi trường như tràn dầu, cháy nổ... và trang bị các phương tiện ứng cứu là điều kiện bắt buộc. 7.2.4.4.Vùng Cỏ Ống Xa hẳn khu trung tâm, khu vực Cỏ Ống tương đối biệt lập và hội đủ các yếu tố để lập khu du lịch tự do như sân bay, nhiều bãi tắm đẹp, địa hình lý tưởng để có thể xây dựng sân golf, khu vui chơi hiện đại, cách không xa có vịnh Đầm Tre để xây dựng để xây dựng một khu nghiên cứu về động vật biển... Tiêu chuẩn chất lượng môi trường khu vực này cần đạt các yêu cầu của khu du lịch Quốc tế. Ở đây không cho phép xây dựng các cơ sở sản xuất chế biên gây ô nhiễm. Do quy hoạch mở rộng sân bay trong tương lai, một vùng rộng lớn của rừng cây lá rộng thường xanh xung quanh khu vực sân. bay hiện nay sẽ mất đi. Việc mở rộng sân bay không chỉ thu hẹp diện tích rừng hiện có mà nó còn thay đổi cảnh quan sinh thái trong khu vực. 7.2.5. Bao tồn, phục hồi và phát triển tài nguyên rừng và tài nguyên sinh vật Quyết định 85/CT có quy định một khu đệm là hành lang biển rộng 4 km bao quanh các hòn đảo có rừng cấm nhằm bảo vệ các loài chim, thú. Do vậy, vùng biển xung quanh Côn Đảo do hai lực lượng quản lý và kiểm lâm Vườn Quốc Gia Côn Đảo và kiểm ngư của chị cục bảo vệ nguồn lợi tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Hiện nay, lực lượng kiểm lâm kiểm tra các hoạt động ở vùng cách bờ đảo 4 km theo thẩm quyền của Vườn Quốc Gia. Quy định này có phần nào bất hợp lý do đó gây nên sự mâu thuẫn giữa hai lực lượng quản lý và hạn chế hiệu qủa bảo vệ nguồn lợi. Để tổ chức tốt công tác quản lý khu bảo tồn nên : - Thống nhất lại cơ chế quản lý và giao cho một cơ quan duy nhất điều hành để nâng cao hiệu quả và trách nhiệm trong công tác quản lý. - Đào tạo kiến thức bảo tồn thiên nhiên cho cán bộ thuộc cơ quan quản lý và có sự phối hợp chật chẽ với các chuyên gia về các lĩnh vực bảo tồn tài nguyên rừng, tài nguyên biển trong nước. - Đề ra các biện pháp quản lý việc khai thác sử dụng tài nguyên trong khu vực bảo tồn. Khai thác có quy hoạch và tuân theo các quy định chặt chẽ là một hoạt động hợp pháp căn cứ vào kết quả các nghiên cứu khoa học và mục đích sử dụng lâu bền các nguồn lợi. Thực hiện giám sát và kiểm soát thường xuyên nhằm dự báo và phát hiện các sự cố Và xu thế biến đôi môi trường do các hoạt động của con người trong khu vực bảo tồn. - Cần đưa nội dung bảo vệ rừng vào chương trình tuyên truyền giáo dục trên hệ thông thông tin đại chúng. KẾT LUẬN Qua đề tài: "Hiện trạng môi trường tự nhiên Côn Đảo - các biện pháp tổng hợp bảo vệ môi trường khu vực Côn Đảo trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa." đa rút ra được các kết luận sau : 1/Hiện trạng chất lượng không khí ở Côn Đảo rất tốt, phần lớn diện tích Côn Đảo chưa có vấn đề ô nhiễm không khí. 2/Hiện trạng chất lượng nước hầu hét các suối, hồ còn tốt, đáp ứng tỉêu chuẩn nguồn bại A (phục vụ cấp nước). Nước ngầm có chất lượng về mặt hóa lý tốt nhưng nhiều giếng đã bị ô nhiễm vi trùng. Nước biển một số khu vực ven bờ có dấu hiệu ô nhiễm đầu. Tài nguyên nước ngọt sẽ bị suy giảm nếu điện tích rừng Côn Đảo bị suy thoái.. 3/Hiện trạng tài nguyên sinh vật ở Côn Đảo, đặc biệt là trong Vườn Quốc Gia được bảo vệ tốt Thảm thực vật Côn Đảo phong phú về chủng loại và giá trị sinh thái Tài nguyên thủy sinh ven biển Côn Đảo giàu có về tiềm năng thủy sản, đặc biệt còn nhiều loại động vật quý hiếm. Đây là Vườn Quốc Gia lớn nhất ở Việt Nam còn bảo tồn các loài sinh vật trên cạn và ven biển. Do đó, bảo vệ tài nguyên sinh vật là ưu điểm hàng đầu trong việc phát triển kinh tế - xã hội Côn Đảo chứ không phải là đô thị hóa, công nghiệp hóa, giao thông thủy. 4/Với tầm quan trọng về mặt môi trường, thủy sản và du lịch, đề tài kiến nghị chính phủ, tỉnh và các bệ, nghành xem xét lại việc xây dựng các công trình lớn có khả năng gây biến đôi xấu các hệ sinh thái tự nhiên ở Côn Đảo, đặc biệt là các cảng nước sâu, khu đô thị, khu công nghiệp lớn và hạn chế di dân ra Côn Đảo. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, di dân sẽ dẫn đến phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên, mất rừng dẫn tới giảm khả năng cấp nước, ô nhiễm môi trường và tác hại đến phát triển kinh tế - xã hội của Côn Đảo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Trung tâm Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ Quốc Gia, Viện Hải Dtrong Học Nha Trang, Luận chứng khoa học khu bảo tồn biển Côn Đảo, 1995. 2.Ủy Ban Nhân Dân tỉng Bà Rịa-Vũng Tàu, Dự thảo báo cáo quy hoạch tông thể kỉnh tế-xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2010, Bà Rịa-Vũng Tàu, 1995. 3.Tạp chí khoa học xã hội - Trung tâm Khoa Học - Xã Hội và Nhân Văn quốc gia. Viện khoa học - xã hội TP. HCM. 4.Cục thống kê tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Niên giấm thống kê tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 1995) 1997. 5.Các tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam về môi trường, tập 1 : Chất lượng nước, Hà Nội, 1995. 6.Các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường, tập II: Chất lượng không khí, Hà Nội, 1995. 7.Tóm tắt báo cáo quy hoạch tổng thể Côn Đảo giai đoạn 1993 - 2010, Hà Nội 1993. 8.Côn Đảo : Ký sự và tư liệu - TP. HOM : Trẻ 1996. - (Ban liên lạc tù chính trị - sở văn hóa thông tin). 9.Cẩm nang du lịch - di tích danh thắng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhien_trang_moi_truong_tu_nhien_con_dao_cac_bien_phap_tong_hop_bao_ve_moi_truong_trong_thoi_ky_cong_n.pdf