Khi đưa ra một số giải pháp ở tầm “vĩ mô” tức là các giải pháp này sẽ làhệ thống cơ
chế, chính sách của Đảng và nhà nước tác động tới vấn đề phụ nữ nông thôn nói chung và
vấn đề phát triển kinh tế của phụ nữ xã Xuân Bình -thị xã Sông Cầu nói riêng.
Thứ nhất:Đảng và Nhà nước, nên xem xét xây dựng một cơ quan chuyên trách về
vấn đề phụ nữ nông thôn trên cả nước. Cơ quan này cần xây dựng dựa trên một hệ thống tổ
chức chặt chẽ từ trung ương đến cấp cơ sở, sẽ đảm trách các vấn đề về phụ nữ nông thôn để
khảo sát nắm chắc về thực trạng, nhu cầu về việc phát triển kinh tế ổn định đờ i sống của
phụ nữ. Từ đó, có những cơ sở khách quan nhất,xây dựng những chính sách phù hợp đáp
ứng được sự phát triển bền vững, góp phần ổn định cuộc sống lâu dài cho người người phụ
nữ.
Thứ hai: Cần có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng cấp, xây dựng hệ thống
khen thưởng –xử phạt nghiêm minh tránh tình trạng xấu xảy ra, thành lập bộ phận giám sát
trong đó có sự tham gia của người dân ( phụ nữ)trong quá trình triển khai thực hiện chính
sách.
51 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3340 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hiệu quả của một số chính sách hỗ trợ cho phụ nữ nông thôn phát triển kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch khuyến khích đào tạo nghề cho lao
động nữ đáp ứng yêu cầu thị trường lao động và phát huy được thế mạnh của phụ nữ. Có
các giải pháp cụ thể để tăng nhanh tỷ lệ phụ nữ được đào tạo trung cấp nghề, cao đẳng
nghề, đại học, sau đại học.
+ Chính sách khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nữ dôi dư khi cổ phần hóa các
doanh nghiệp nhà nước, phụ nữ nông thôn không còn đất canh tác, phụ nữ nghèo, phụ nữ
tàn tật. Chính sách về nhà ở, chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần cho lao động nữ làm việc
tại các khu công nghiệp tập trung.
1.4. Chính sách khuyến nông - lâm - ngư
Nhằm hỗ trợ, khuyến khích người dân có được lợi nhuận từ những lĩnh vực nông –
lâm – ngư nghiệp để phát triển kinh tế ổn định cuộc sống. Đảng, Nhà nước ta ban hành
nhiều chính sách thiết thực tạo điều kiện cho người dân nói chung cũng như cho người phụ
nữ nói riêng có cơ hội tiếp cận và khai thác triệt để những tiềm năng thế mạnh ở ba lĩnh
vực này, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Gần đây nhất, xét đề nghị của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chính phủ mới ban hành Nghị định số
02/2010/ NĐ – CP ngày 18/ 01/ 2010; Nghị định quy định rõ phạm vi điều chỉnh là :
Ngành nghề sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ trong nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm
nghiệp, ngư nghiệp, thủy nông, cơ điện nông nghiệp, ngành nghề nông thôn; dịch vụ nông
nghiệp nông thôn bao gồm giống, bảo vệ thực vật, thú y, vật tư nông nghiệp, thiết bị, máy
cơ khí, công cụ nông nghiệp, thủy nông, nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn;…
Trang 29
Về đối tượng áp dụng là người sản xuất, bao gồm: nông dân sản xuất nhỏ, nông dân
sản xuất hàng hóa, nông dân thuộc diện hộ nghèo; chủ trang trại, xã viên tổ hợp tác và hợp
tác xã; công nhân nông, lâm trường; doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Mục tiêu của khuyến nông nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của người
sản xuất để tăng thu nhập, thoát đói nghèo, làm giàu thông qua các hoạt động đào tạo nông
dân về kiến thức, kỹ năng và các hoạt động cung ứng dịch vụ để hỗ trợ nông dân sản xuất
kinh doanh đạt hiệu quả cao, thích ứng các điều kiện sinh thái, khí hậu và thị trường. Góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa,
nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và
xuất khẩu; thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây
dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ
môi trường. Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham
gia khuyến nông.
2. Một số thuận lợi, khó khăn trong việc tiếp cận chính sách của phụ nữ xã Xuân Bình
* Thuận lợi
- Từ phía chính quyền địa phương: chính quyền xã Xuân Bình quan tâm thu hút các
chính sách phát triển dành cho phụ nữ, đồng thời tạo điều kiện, động viên về mọi mặt để
chị em có điều kiện tham gia thực hiện các chính sách này. Chính vì thế, đã thu hút được
phần lớn các phụ nữ trong xã tham gia nhiệt tình và đem lại hiệu quả tương đối. Mặt khác,
Hội liên hiệp phụ nữ xã cũng đã phát huy được vai trò của mình trong việc tập hợp và hỗ
trợ cho phụ nữ về nhiều mặt.
- Từ phía phụ nữ: Do điều kiện kinh tế nông nghiệp, đời sống của phụ nữ còn thấp
nên nhu cầu được hỗ trợ các chính sách của phụ nữ là tương đối lớn. Mặt khác, nguồn nhân
lực nữ ở địa phương còn tương đối trẻ nên cũng thuận lợi trong việc tiếp cận chính sách.
- Từ phía các chính sách: Các chính sách hiện nay đang được triển khai rất thiết
thực và tương đối phù hợp với tình hình phát triển của địa phương.
- Một số điều kiện khác: vị trí địa lý, giao thông đi lại thuận lợi và một số nguồn lực
của địa phương còn đang ở dạng tiềm năng nên có nhiều triển vọng phát triển…
Qua kết quả điều tra cho thấy có 84% phụ nữ biết về những chính sách hỗ trợ cho họ
trong phát triển kinh tế và 16% phụ nữ không biết về các chính sách này.
Bảng 7: Tỷ lệ phụ nữ nắm thông tin về chính sách
Phương án trả lời Tỷ lệ (%)
Có 84
Không 16
Tổng 100
* Khó khăn
- Mức độ quan tâm của chính quyền địa phương đối với phụ nữ chưa được đồng
đều, tính công bằng trong thực hiện chính sách còn có điểm hạn chế, còn nặng yếu tố tình
cảm. Năng lực của một số cán booj thôn xã chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, chưa có
nhiều sáng kiến, còn thụ động, tinh thần trách nhiệm chưa cao.
- Qua thực tế điều tra cho thấy trình độ của phụ nữ địa phương còn thấp, có đến
77% có trình độ từ tiểu học trở xuống. Đó là một trở ngại lớn của quá trình tiếp cận chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong hỗ trợ cho họ. Mặt khác, do đời sống của
Trang 30
phụ nữ còn khó khăn, tập quán canh tác theo kinh nghiệm truyền thống ít nhiều tác động
đến tư duy, lối nghĩ, cách làm của phụ nữ. Công việc của họ gắn liền với đồng ruộng, mảnh
vườn ít va chạm xã hội chính vì thế khoảng cách giữa họ với chính sách là khá lớn, họ
thiếu tính chủ động trong việc tham gia và thực hiện các chính sách, chưa nắm bắt kịp thời
những thời cơ thuận lợi để phát triển kinh tế cho mình.
- Các chính sách thường triển khai một chiều, vai trò của phụ nữ chưa được đánh giá
đúng. Thời điểm triển khai chính sách nhiều lúc không phù hợp với nhu cầu của phụ nữ.
Một số chính sách còn có những yêu cầu mà không phải phụ nữ cũng đáp ứng được. Chẳng
hạn như việc vay vốn, tuy đã khá thông thoáng song vẫn còn nhiều trở ngại đối với phụ nữ,
nhất là phụ nữ nghèo, cô đơn. Họ rất khó được tiếp cận các nguồn vốn, với họ nó khá phức
tạp, rườm rà và họ không có điều kiện để thế chấp.
Ngoài ra, mặc dù phụ nữ đảm nhận đa phần các công việc liên quan đến sản xuất
nông nghiệp, nhưng họ lại ít có cơ hội tham gia các lớp tập huấn chuyển giao kiến thức,
khoa học kỹ thuật. Theo khảo sát, chỉ có khoảng 13% phụ nữ được tham gia tập huấn về
trồng trọt, chăn nuôi song con số đó lại chủ yếu tập trung vào những phụ nữ làm công tác
Hội.
3. Hiệu quả và hạn chế của việc triển khai thực hiện một số chính sách
3.1. Hiệu quả
Trong những năm qua, được sự quan tâm của chính quyền các cấp, Hội liên hiệp
phụ nữ (LHPN) xã Xuân Bình đã triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ cho phụ nữ
địa phương phát triển kinh tế. Theo báo cáo hàng năm của Hội LHPN xã, kết quả từ các
chương trình tín dụng cho thấy số phụ nữ được hỗ trợ, giúp đỡ cũng tương đối nhiều. Số
chị em tham gia các chương trình tập huấn chuyển giao khoa học – kỹ thuật cũng tăng lên
đáng kể. Hiệu quả từ các chương trình này theo báo cáo tương đối cao, cơ bản đời sống
phụ nữ đã được cải thiện và tăng lên rõ rệt. Nhiều phụ nữ vươn lên thoát nghèo và tiếp tục
phát triển kinh tế. Phụ nữ chia sẽ, quan tâm với nhau, cùng nhau phát triển và tham gia
nhiều hạt động xã hội khác. Cụ thể là:
Phong trào phụ nữ giúp nhau làm kinh tế: năm 2006, toàn xã có 26 tổ tiết kiệm với
số vốn huy động được là 100 triệu đồng, đã cho nhiều phụ nữ mượn làm kinh tế có hiệu
quả. Ngoài ra, phụ nữ còn giúp nhau ngày công, cung cấp giống heo,… Theo chương trình
nuôi heo sinh sản, có 4 hộ nhận nuôi với mức vốn hỗ trợ là 5 triệu đồng/hộ, thời gian nuôi
là 24 tháng. Hội vận động phụ nữ tham gia 2 lớp tập huấn nuôi heo hướng nạc, có 100 chị
tham gia.
Năm 2007, với 25 tổ tiết kiệm, hàng tháng chị em huy động được khoảng hơn 13
triệu đồng và tiến hành cho mượn xoay vòng. Vận động phụ nữ tham gia các lớp tập huấn
chuyển giao KH – KT như: lớp làm thạch dừa, lớp trồng nấm, lớp trồng bắp, lớp trồng rau
sạch, lớp nuôi heo, bò và đã có 152 chị tham gia. Hưởng ứng chương trình nuôi heo hướng
nạc, có 528 hộ tham gia nuôi (trong đó có 507 hộ là hội viên và 21 hộ phụ nữ bình thường).
Năm 2008, trong chương trình vay vốn giả quyết việc là có 10 hộ vay chăn nuôi
heo với vốn vay 100 triệu đồng. Chương trình nuôi heo hướng nạc có 422 hộ (344 hộ là
HV, 78 hộ là PN bình thường). Vận động phụ nữ tham gia lớp tập huấn nuôi heo, bò và có
95 chị tham gia, lớp hưỡng dẫn kiến thức về làm ăn, chăn nuôi trồng trọt có 163 chị tham
gia.
Trang 31
Năm 2010, chương trình vốn vay hộ nghèo đạt 750 triệu đồng với 74 hộ vay; cộng
với các chương trình cho vay khác tổng dư nợ đến tháng 10/2010 do Hội phụ nữ quản lý là
6.528.000.000 gồm 12 tổ và 512 hộ vay. Có 88 hộ tham gia tập huấn chăn nuôi bò thuộc dự
án hỗ trợ vốn chăn nuôi sản xuất cho hộ nghèo trong đó có 62 hộ phụ nữ làm chủ hộ.
Với những kết quả đạt được như trên, nhiều phụ nữ đã có công ăn việc làm tạo thu
nhập, đời sống có nhiều chuyển biến, nhiều hộ phụ nữ nghèo đã vươn lên thoát nghèo. Phụ
nữ ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động xã hội và ngày càng khẳng điịnh vị trí của
mình trong sự phát triển chung của địa phương.
Mặt khác, qua kết quả điều tra cho thấy:
Bảng 8: Tỷ lệ phụ nữ nhận được sự hỗ trợ
Những hỗ trợ nhận được từ chính quyền địa phương Tỷ lệ (%)
Hỗ trợ về vốn 43
Đào tạo nghề 5
Giới thiệu việc làm 4
Tập huấn kỹ thuật 13
Hỗ trợ cây giống, con giống 6
Hỗ trợ vật tư, trang thiết bị sản xuất 0
Tham quan mô hình sản xuất để học hỏi kinh nghiệm 1
Ý kiến khác 46
- Có 43% phụ nữ của địa phương được nhận nguồn vốn vay, trong khi có đa số phụ
nữ địa phương gặp khó khăn về nguồn vốn sản xuất, con số này chiếm 70% và nhu cầu
hiện nay về nguồn vốn để phát triển kinh tế gia đình được xem là rất cần thiết chiếm 44%
trong tổng số những phụ nữ được điều tra.
- Việc đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nữ là rất cần thiết, đặc biệt
trong giao đoạn hiện nay, khi mà địa phương đang đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu ngành
nghề theo hướng tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp. Tuy
nhiên, tại xã Xuân Bình việc đào tạo nghề và giới thiệu việc làm dù đã có sự quan tâm
nhưng hiệu quả mang lại chưa đáp ững được yêu cầu kinh tế xã hội của địa phương và
mong muốn của người lao động nữ. Chỉ có 5% phụ nữ được đào tạo nghề và 4% phụ nữ
được giới thiệu việc làm, tỷ lệ quá thấp so với nhu cầu đòi hỏi của thị trường và người lao
động nữ.
- Phần lớn phụ nữ nông thôn, nhất là phụ nữ nghèo có trình độ văn hóa thấp, ít được
học hành, đào tạo về kỹ năng nghề nghiệp; ít được tiếp cận với các thông tin, kiến thức
khoa học – kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt, bảo quản chế biến nông sản … Do vậy họ rất
lúng túng, thụ động trong sản xuất, trong phương thức làm giàu. Tuy nhiên chỉ có 13% phụ
nữ được tập huấn kỹ thuật, điều này chưa thể giúp phụ nữ khắc phục được sự yếu kém của
mình được.
- Có đến 46% chưa được hỗ trợ để phát riển dù nhu cầu của họ rất rõ ràng. Đây là
bài toán đặt ra cho chính quyền địa phương, họ cần phải tìm lời giải để có thể làm tốt hơn
nữ việc hỗ trợ phụ nữ làm giàu và vươn lên làm chủ cuộc sống.
Ngoài ra, việc huy động những chương trình, dự án hỗ trợ về vật tư trang thiết bị
phục vụ sản xuất chưa được phát huy; việc tổ chức cho phụ nữ tham quan học hỏi kinh
Trang 32
nghiệm từ những mô hình sản xuất có hiệu quả hiệu quả kinh tế cao chưa làm được, có
chăng chỉ một số rất ít cán bộ quản lý tham gia.
3.2. Hạn chế
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì nhìn chung việc thực hiện các chính
sách nêu trên vẫn còn có những hạn chế nhất định:
- Về hiệu quả của các chính sách hỗ trợ: Chính sách đã được triển khai từ lâu, tuy
nhiên cho đến thời điểm hiện nay vẫn có một bộ phận phụ nữ trong xã chưa biết về các
chính sách này. Đời sống của phụ nữ địa phương đã có những chuyển biến rõ rệt nhưng
còn ở mức khá thấp. Một bộ phận phụ nữ được hưởng chính sách nhưng khai thác chưa
hiệu quả. Việc cung cấp chính sách chưa có sự đồng bộ; có những phụ nữ được vay vốn
nhưng thiếu phương pháp, kỹ thuật sản xuất dẫn đến hiệu quả từ đồng vốn mang lại thấp.
- Quy mô thực hiện chính sách: chính sách chưa dành cho tất cả các phụ nữ có nhu
cầu, chưa đáp ứng được mong mỏi của họ. Mặt khác, việc triển khai thực hiện chính sách
trong phạm vi còn hạn chế, chưa đồng bộ, chưa rộng khắp trên cả địa phương nên một số
phụ nữ nắm bắt chưa đầy đủ các chính sách.
- Kinh phí thực hiện các chính sách: một số chính sách mang tầm quy mô nhưng
kinh phí chưa tương xứng dẫn đến việc phân phối chưa đồng đều. Nguồn vốn hỗ trợ cho
phụ nữ còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của của họ.
4. Nguyên nhân dẫn đến các thực trạng
4.1. Nguyên nhân hiệu quả:
- Trong suốt quá trình triển khai thực hiện chính sách, Hội LHPN xã Xuân Bình
luôn nhận được sự quan tâm kịp thời và xuyên suốt của chính quyền và Hội LHPN cấp
trên, các cơ quan, ban ngành đoàn thể trong và ngoài địa phương luôn hỗ trợ giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi để Hội thực hiện thắng lợi mục tiêu mà chính sách đề ra.
- Sự đoàn kết, thống nhất, chủ động, sáng tạo của cán bộ Hội xã, thôn cùng với sự
phấn đấu nỗ lực, khắc phục khó khăn để vươn lên của phụ nữ địa phương.
- Ngoài ra, với những thành tựu kinh tế xã hội nước ta đạt được trong những năm
vừa qua đã phần nào tạo điều kiện thuận lợi để Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm tới
đời sống phụ nữ.
4.2. Nguyên nhân hạn chế:
- Nguyên nhân khách quan
Do yếu tố lịch sử phát triển đất nước, điểm xuất phát đi lên chủ nghĩa xã hội còn
thấp, từ một nước nông nghiệp, chịu nhiều ảnh hưởng của chiến tranh để lại nên nhìn
chung chúng ta đang còn khó khăn về mọi mặt. Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương
còn yếu, phong tục tập quán canh tác cũ vẫn còn in đậm trong mỗi người dân. Tuy chúng ta
đã có những chủ trương, chính sách lớn hỗ trợ cho sự phát triển của người dân nói chung,
người phụ nữ nông thôn nói riêng nhưng những chính sách này được ban hành không dựa
trên kết quả nghiên cứu khoa học. Mặc dù trong thời gian qua, rất nhiều chương trình, đề
tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ về nông nghiệp, nông thôn, nông dân, về phụ
nữ nông thôn được thực hiện, nghiệm thu, với kinh phí hàng trăm tỉ đồng. Song dường như
quá trình ban hành chính sách của bộ máy chính quyền và quá trình nghiên cứu khoa học
của giới học thuật là “2 đường thẳng song song”. Đứng ở tầm vĩ mô, những chính sách
Trang 33
thường được đánh giá là đúng đắn, tuy nhiên khi triển khai đi vào cuộc sống chính sách đã
bộc lộ những hạn chế.
Tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động: khủng hoảng kinh tế; biến đổi
khí hậu; dịch bệnh ở cây trồng, vật nuôi xảy ra thường xuyên; giá cả vật chất tăng cao …
đã gây trở ngại không nhỏ tới việc triển khai và thực hiện các chính sách.
Điều kiện tự nhiên của địa phương nghèo nàn, đất đai cằn cỗi, thiếu nguồn nước
tưới tiêu, đất nông nghiệp bị chia cắt nhỏ lẻ … hiệu quả khai thác từ chính sách còn thấp.
- Nguyên nhân chủ quan:
Sự quan tâm chưa kịp thời của chính quyền địa phương trong công tác thu hút, huy
đông nguồn lực phục vụ cho viêc thực hiện chính sách.
Năng lực, trình độ của một số cán bộ Hội địa phương còn chưa đáp ứng yêu cầu
chính sách đặt ra, chưa có nhiều sáng kiến, trong công việc còn thụ động, tinh thần trách
nhiệm chưa cao. Chế độ đãi ngộ cho phụ nữ tham gia công tác quản lý Hội còn thấp và có
nhiều bất cập, nhiều cán bộ Hội có điều kiện kinh tế còn khó khăn nên phải lo cho kinh tế
gia đình chưa có điều kiện chuyên tâm đầu tư cho việc thực thi chính sách.
Trình độ của phụ nữ địa phương còn thấp, có đến 77% có trình độ từ tiểu học trở
xuống. Đó là một trở ngại lớn của quá trình tiếp cận chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước trong hỗ trợ cho họ.
Mặt khác, do đời sống của phụ nữ còn khó khăn, tập quán canh tác theo kinh
nghiệm truyền thống ít nhiều tác động đến tư duy, lối nghĩ, cách làm của phụ nữ. Công
việc của họ gắn liền với đồng ruộng, mảnh vườn ít va chạm xã hội chính vì thế khoảng
cách giữa họ với chính sách là khá lớn, họ thiếu tính chủ động trong việc tham gia và thực
hiện các.
Trang 34
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Có thể nói rằng trong những năm vừa qua, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước
mà tình hình kinh tế, văn hóa xã hội của Thị xã sông cầu nói chung và xã Xuân Bình nói
riêng đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Nhiều chính sách dành cho phụ nữ đã được triển khai
thực hiện như chính sách: Chính sách vay vốn; chính sách dạy nghề; chính sách hỗ trợ giải
quyết việc làm; chính sách hỗ trợ trong đào tạo, bồi dưỡng, tiếp cận thông tin, ứng dụng
tiến bộ khoa học – kỹ thật, công nghệ mới; chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến
ngư.
Tuy nhiên, từ thực trạng nêu trên cho thấy việc thực hiện các chính sách vẫn đang
còn găp nhiều khó khăn và hạn chế nhất định. Chính vì thế, mà chúng tôi khuyến nghị một
số nhóm giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các chính sách dành cho
phụ nữ nông thôn tại xã Xuân Bình như sau:
1. Với Nhà nước
Khi đưa ra một số giải pháp ở tầm “vĩ mô” tức là các giải pháp này sẽ là hệ thống cơ
chế, chính sách của Đảng và nhà nước tác động tới vấn đề phụ nữ nông thôn nói chung và
vấn đề phát triển kinh tế của phụ nữ xã Xuân Bình - thị xã Sông Cầu nói riêng.
Thứ nhất: Đảng và Nhà nước, nên xem xét xây dựng một cơ quan chuyên trách về
vấn đề phụ nữ nông thôn trên cả nước. Cơ quan này cần xây dựng dựa trên một hệ thống tổ
chức chặt chẽ từ trung ương đến cấp cơ sở, sẽ đảm trách các vấn đề về phụ nữ nông thôn để
khảo sát nắm chắc về thực trạng, nhu cầu về việc phát triển kinh tế ổn định đời sống của
phụ nữ. Từ đó, có những cơ sở khách quan nhất, xây dựng những chính sách phù hợp đáp
ứng được sự phát triển bền vững, góp phần ổn định cuộc sống lâu dài cho người người phụ
nữ.
Thứ hai : Cần có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng cấp, xây dựng hệ thống
khen thưởng – xử phạt nghiêm minh tránh tình trạng xấu xảy ra, thành lập bộ phận giám sát
trong đó có sự tham gia của người dân ( phụ nữ) trong quá trình triển khai thực hiện chính
sách.
Thứ ba: Để phụ nữ được hỗ trợ toàn diện về mọi mặt cần phải có nguồn kinh phí rất
lớn. Chính vì vậy, bên cạnh xây dựng cơ quan chuyên trách cần kết hợp xây dựng một
nguồn quỹ để sử dụng vào công tác hỗ trợ phụ nữ nông thôn. Nguồn kinh phí này có thể
huy động từ ngân sách nhà nước, các nguồn viện trợ từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài
nước.
2. Với chính quyền địa phương
Thứ nhất: Xây dựng cơ quan chuyên trách cấp vi mô ở xã Xuân Bình để tiến hành
giúp phụ nữ giải quyết các vấn đề ngay tại địa phương. Cơ quan này cần phối hợp tất cả
các lực lượng như : đại diện UBND, Hội phụ nữ, ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng
phát triển nông thôn …Và không thể thiếu sự tham gia của chính người phụ nữ vào cơ
quan chuyên trách này. Mặt khác, cần có nhiều biện pháp, kích thích, ưu đãi nhằm thu hút
các dự án đầu phát triển trên địa bàn xã.
Thứ hai: Tăng cường tuyên truyền, vận động trên các phương tiện thông tin đại
chúng (gắn thêm nhiều loa phát thanh tại các vị trí đông dân) về vị trí, vai trò của phụ nữ,
về các chính sách của Đảng – Nhà nước trong hỗ trợ phát triển kinh tế; vận động và tạo
điều kiện cho mọi chị em từng thôn được thường xuyên tham gia sinh hoạt Hội, đoàn thể
Trang 35
phụ nữ, thanh niên, hội nông dân; được học tập, có điều kiện tiếp cận với sách, báo, các
phương tiện truyền thông...Nhằm nâng cao trình độ về mọi mặt của phụ nữ, tạo môi trường
cho họ phát huy và khẳng định vai trò của mình đối với gia đình và xã hội.
Thứ ba: Quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ, tạo điều kiện phát huy năng lực của
đội ngũ cán bộ nữ đang làm công tác chính quyền, đoàn thể từ các thôn đến cấp xã. Đồng
thời bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ trong tương lai có đủ năng lực, trình độ tham gia công
tác chính quyền, đoàn thể nâng cao vị thế của phụ nữ trong hoạt động xã hội địa phương.
Thứ tư: Tạo điều kiện để phụ nữ tiếp cận hơn nữa các nguồn vốn, nguồn tín dụng.
Đáp ứng nhu cầu lớn của người phụ nữ trong việc sử dụng nguồn vốn để đầu tư phát triển
kinh tế. Để làm được điều này cần có sự giúp đỡ, bảo lãnh của chính quyền địa phương
cũng như trực tiếp từ Hội phụ nữ khi phụ nữ vay vốn; đảm bảo nguồn vốn vay đủ lớn để
đầu tư có hiệu quả vào phát triển kinh tế.
Thứ năm: Trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh công tác khuyến nông - lâm - ngư,
tạo điều kiện để phụ nữ được tiếp cận nhiều hơn với kiến thức và công nghệ mới. Giúp đỡ
phụ nữ được tiếp cận với vốn, công cụ sản xuất mới...áp dụng kiến thức mới vào nuôi trồng
đạt năng suất hiệu quả và thu nhập cao.
Thứ sáu: Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương bằng phát triển mạnh
công nghiệp và dịch vụ nông thôn, tạo thêm việc làm phi nông nghiệp cho phụ nữ, tạo điều
kiện tăng thu nhập cho gia đình bằng các nguồn thu ngoài nông nghiệp, giảm bớt gánh
nặng và sự lo toan về kinh tế của phụ nữ.
Thứ bảy: Đổi mới, đưa ra nhiều phương thức sinh hoạt mới nhằm thu hút nhiều hơn
nữa sự tham gia đông đảo của phụ nữ trong thôn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội
liên hiệp phụ nữ xã, chi hội phụ nữ các thôn, xây dựng các câu lạc bộ nữ trong thôn tạo
điều kiện để phụ nữ giúp đỡ về kinh nghiệm sản xuất, thông tin kỹ thuật, chế độ ưu đãi của
chính sách, …
Thứ tám: Cần có sự đánh giá lại thực trạng việc làm của phụ nữ tại địa phương một
cách khoa học và nghiêm túc. Cần xác định được những khó khăn, nguồn lực có thể huy
động, nắm bắt nguyên nhân làm cơ sở để đưa ra giải pháp giải quyết việc làm cho phụ nữ
có hiệu quả nhất. Các cấp chính quyền cũng cần có sự liên kết, phối hợp với các doanh
nghiệp tư nhân, nhà nước tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn nữa cho đội ngũ lao động nữ
tại địa phương. Mặt khác, cần xem xét, nghiên cứu, tính toán, tìm hiểu kỹ về thị trường đầu
ra cho một số sản phẩm thủ công, không ngừng cải tiến mẫu mã, ổn định giá thành cạnh
tranh với mặt hàng khác trên thị trường và tìm hiểu để đưa về địa phương một số nghề phụ,
một số mô hình làm kinh tế hộ gia đình giúp chị em phụ nữ có việc làm thêm tại nhà, tạo
thêm thu nhập ổn định cuộc sống.
Bên cạnh đó, đứng ở vai trò là người đại diện cho quyền lợi của người dân, chính
quyền cần phải thực hiện khách quan công bằng trong việc giúp cho người dân (phụ nữ)
tiếp cận quyền lợi chính đáng của họ. Nhằm tránh tình trạng thiếu niềm tin của người dân
về chính sách từ đó gây khó khăn trong sự phát triển nói chung.
3. Với phụ nữ xã Xuân Bình
Thứ nhất: Nâng cao trình độ là việc quan trọng và cấp bách, vì vậy chính người phụ
nữ cần có ý thức trong việc nâng cao trình độ kiến thức cho mình, tiếp thu những thông tin
mới, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nhằm tăng thu nhập ổn định đời sống gia đình.
Trang 36
Thứ hai: Phụ nữ cần thấy rõ được vị trí, vai trò của mình hơn trong gia đình cũng
như ngoài xã hội.
Thứ ba: Chính phụ nữ cần chủ động tích cực hơn nữa trong việc tìm ra việc làm,
trong việc học nghề. Phải mạnh dạn, dám nghĩ dám làm và có quyết tâm cao để vươn lên
trong cuộc sống.
Thứ tư: Chị em trong thôn, xã cần phải đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái với
nhau. Giúp nhau nguồn vốn để làm ăn, chia sẻ kinh nghiệm làm việc…là các việc làm hữu
ích góp phần xóa đói giảm nghèo có hiệu quả trên chính quê hương của mình.
Trên đây là những khuyến nghị của chúng tôi. Dù các giải pháp thuộc ba nhóm ở
các cấp độ khác nhau, nhưng khi thực hiện cần phải có sự liên kết tạo thành một hệ thống
hoàn chỉnh từ trung ương tới trực tiếp người phụ nữ. Một khi có một nhóm giải pháp không
thực hiện được hay thực hiện không hiệu quả thì các nhóm giải pháp khác củng bị ảnh
hưởng. Vì vậy trong thực tế, mối quan hệ giữa nhà nước, chính quyền và người phụ nữ có
ý nghĩa rất quan trọng.
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những đề xuất mang tính cá nhân, xuất phát từ một cuộc
khảo sát nhỏ cần được chứng minh qua thực tiễn. Chúng tôi hi vọng rằng ở khía cạnh nào
những đề xuất trên sẽ giúp phụ nữ xã Xuân Bình có đời sống tốt hơn.
Với sự hạn chế về thời gian, nguồn kinh phí và vai trò là sinh viên thì các đề xuất
trên khó đi vào cuộc sống và giúp đỡ được phụ nữ xã Xuân Bình ổn định cuộc sống.
Nhưng dù sao, chúng tôi cũng đã hoàn thành được đề tài, góp được một tiếng nói cho cả
một cộng đồng đối với chúng tôi đã là thành công.
Mong rằng những thiếu sót và hạn chế của đề tài sẽ được quý thầy cô và các bạn
đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật,
Hà Nội, 1996.
2. Nguyễn Sinh Huy, Xã hội học đại cương, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1997.
3. Nguyễn Thị Thái Lan, Công tác xã hội nhóm, Đại học Lao động – Xã hội, 2008.
4. Nguyễn Thị Oanh, Phát triển cộng đồng, ĐH Mở Bán công TP. HCM, 2000.
5. Phạm Thị Kiều Duyên, Bài giảng Thanh tra chính sách lao động xã hội, Đại học
Quảng Nam.
6. Văn kiện Đại hội Đảng bộ xã Xuân Bình lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010 - 2015
Trang 38
PHỤ LỤC
Phụ lục I
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC & CÔNG TÁC XÃ HỘI
1. BẢNG PHỎNG VẤN SÂU ( Bảng 1)
- Tuổi, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn?
- Ngoài công việc hành chính văn phòng ông (bà) còn làm gì khác vào thời gian rãnh rỗi
không?
- Ông (bà) có thể cho biết thu nhập trung bình mỗi tháng là bao nhiêu không?
- Xin hỏi ông (bà) là ngoài những chính sách này (những chính sách liệt kê trong bảng hỏi
điều tra) còn có chính sách nào khác không?
- Ông (bà) có thể chia sẻ những thuận lợi, khó khăn của chính quyền địa phương trong
công tác chỉ đạo cũng như triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh
tế?
- Vậy theo ông (bà) thì việc phát triển kinh tế của phụ nữ xã mình có được những thuận lợi
cũng như gặp phải những khó khăn nào?
- Ngoài những thuận lợi và khó khăn trên, ông (bà) có thể giới thiệu những nguồn lực của
địa phương có ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của phụ nữ xã mình không?
- Như vậy địa phương mình đã tận dụng và phát huy được những gì trong các nguồn lực kể
trên để phát triển kinh tế địa phương nói chung và kinh tế của phụ nữ nói riêng?
- Theo ông (bà) những chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế mà địa phương đã và
đang triển khai đem lại hiệu quả như thế nào?
- Ông (bà) có thể chia những trăn trở, những định hướng nhằm phát triển kinh tế địa
phương nói chung, kinh tế hộ gia đình nói riêng mà đặc biệt là hoạt động kinh tế của phụ
nữ xã mình trong thời gian tới là gì?
KẾT QUẢ PHỎNG VẤN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
Khoa Tâm lý – Giáo dục & Công tác xã hội
Người phỏng vấn: Phan Xuân Nhựt _ Sinh viên
Người được hỏi: Ông: Nguyễn Văn Khương _ Chủ tịch UBND xã Xuân Bình
Thời gian bắt đầu: 19 giờ 15 phút
Câu 1: Bác có thể cho con biết tuổi, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn?
Trả lời: Năm nay bác 54 tuổi, trình độ học vấn thì 12/12, trình độ lý luận chính trị
trung cấp, trình độ chuyên môn trung cấp.
Câu 2: Thưa bác, ngoài công việc hành chính văn phòng bác còn làm gì khác vào thời gian
rãnh rỗi không?
Trả lời: Có chứ! Theo chỉ thị 05/CP thì làm thêm ở cơ quan vào sáng thứ Bảy, còn
thời gian nghỉ thì ở nhà làm ruộng, nuôi heo, mình làm nông mà con.
Câu 3: Vậy bác có thể cho con biết thu nhập trung bình mỗi tháng của bác là bao nhiêu?
Trả lời: Ừ, thì lương nhà nước là 4,06 * lương cơ bản (730.000) thì ra thu nhập bình
quân(2.963.800).
Trang 39
Câu 4: Thưa bác, trong bảng hỏi điều tra, con có liệt kê một số chính sách ở địa phương
đang triển khai hỗ trợ cho phụ nữ phát triển kinh tế, qua thực tế và hỏi qua ý kiến của cô
Hương _ chủ tịch HPN con nắm được, xin phép hỏi bác là ngoài những chính sách này còn
có chính sách nào khác và sự liệt kê của con có phù hợp không?
Trả lời: Ừ! Cơ bản thế là đầy đủ. Tuy nhiên, chính sách khuyến ngư chỉ chủ yếu tập
huấn kỹ thuật vì xã mình hoạt động nuôi trồng thủy hải sản ít.
Câu 5: Thưa bác, bác có thể chia sẻ những thuận lợi, khó khăn của chính quyền địa
phương trong công tác chỉ đạo cũng như triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phụ nữ
phát triển kinh tế?
Trả lời: Thuận lợi là được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của thị xã, của Đảng ủy xã.
Về khó khăn thì chủ yếu là do trình độ của phụ nữ xã mình còn thấp, hoạt động của cấp hội
cơ sở chưa đồng bộ, trình độ chuyên môn chưa cao. Còn khó khăn như điều kiện đi lại xa
thì có thể khắc phục.
Câu 6: Thưa bác, ở xã mình phụ nữ thường làm những nghề gì ạ?
Trả lời Nhìn chung xã mình là xã làm nông nghiệp nên chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi
gia súc, gia cầm. Tuy nhiên xã mình có 5 thôn, ở mỗi thôn có đặc thù nghề khác nhau. Ở
Bình Thạnh thì làm bánh tráng, nấu ruợu, làm bún…;ở Tuyết Diêm làm muối; ở Bình
Thạnh Nam có làm rẫy, làm đường mía; ở Thọ Lộc làm dầu dừa, làm hạt đào …; ở Diêm
Trường có làm biển… Ngoài ra có một bộ phận buôn bán, làm công nhân xưởng gỗ …hay
ở nhà nội trợ. Tóm lại, nghề chính là nghề nông.
Câu 7: Thưa bác, vậy theo bác thì việc phát triển kinh tế của phụ nữ xã mình có được
những thuận lợi cũng như gặp phải những khó khăn nào?
Trả lời: Thuận lợi là phụ nữ có nhiều thời gian lao động, được sự quan tâm tạo điều
kiện vay vốn làm ăn. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế của phụ nữ còn chậm. Điều kiện kinh
tế của xã là nông nghiệp đang có sự thay đổi dần về cơ cấu kinh tế trong khi đó trình độ
phụ nữ còn thấp nên không thích ứng kịp. Dù năm sau có phát triển hơn năm trước nhưng
nhìn chung thu nhập của phụ nữ vẫn thấp. Đa phần phụ nữ còn lại ở địa phương đều lớn
tuổi vì lực lượng lao động nữ còn trẻ (tuổi từ 18 – 30) thường đi làm xa theo hướng chuyển
vào lao động trong lĩnh vực công nghiệp. Tóm lại, khó khăn lớn nhất vẫn là thiếu vốn và
trình độ thấp.
Câu 8: Ngoài những thuận lợi và khó khăn như bác vừ kể trên, bác có thể giới thiệu những
nguồn lực của địa phương có ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của phụ nữ xã mình không?
Trả lời: Là một xã nông nghiệp, diện tích đất canh tác rộng, tuy nhiên lại cằn cỗi,
quá trình canh tác lại phụ thuộc vào nguồn nước trời. Lực lượng lao động dồi dào nhưng tỉ
lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp, dưới 30%. Mặt bằng dân trí thấp, khó triển khai thực
hiện các chủ trương, chính sách. Thời tiết, mưa bão diễn ra gây bất lợi cho hoạt động sản
xuất nông nghiệp tuy nó cũng có cái lợi là mang phù sa về bồi đắp.
Câu 9: Thưa bác, như vậy địa phương mình đã tận dụng và phát huy được những gì trong
các nguồn lực kể trên để phát triển kinh tế địa phương nói chung và kinh tế của phụ nữ nói
riêng?
Trả lời: Khắc phục một phần về nguồn nước tưới tiêu, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi. Về nguồn lao động dồi dào nhưng vẫn chưa khai thác hết. Ở thôn Tuyết Diêm chủ
yếu làm muối. Hiện nay có mô hình sản xuất muối sạch, có sự hỗ trợ bạt che mặt ruộng,
Trang 40
máy bơm nước nhưng diêm dân chưa dám thực hiện, vẫn duy trì lối canh tác cũ, không
chịu thay đổi. Ở thôn Bình Thạnh Nam đất rộng nhưng chỉ dừng lại ở dạng tiềm năng,
người dân trình độ thấp nên chưa khai thác có hiệu quả. So sánh thu nhập giữa các thôn thì
Tuyết Diêm có thu nhập bình quân cao nhất. Tuy nhiên, những người không làm muối
cũng rất khó khăn và con số cũng chỉ phản ánh tương đối vì hàng năm thấy rõ thu nhập bán
muối đem lại, còn các hoạt động kinh tế khác thường ít cụ thể.
Câu 10: Thưa bác, vậy theo bác những chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế mà địa
phương đã và đang triển khai đem lại hiệu quả như thế nào?
Trả lời: Rất hiệu quả. Nó đã tạo điều kiện cho họ vươn lên và từng bước nâng cao
vai trò của mình hơn nữa.
Câu 11: Một vấn đề nữa con muốn bác có thể chia sẽ đó là những trăn trở, những định
hướng nhằm phát triển kinh tế địa phương nói chung, kinh tế hộ gia đình nói riêng mà đặc
biệt là hoạt động kinh tế của phụ nữ xã mình trong thời gian tới là gì?
Trả lời: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động là 2 nhiệm vụ chủ yếu để phát
triển kinh tế địa phương. Xác định việc giáo dục bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cũng như nâng
cao dân trí, đào tạo nghề là việc cần thiết. Tạo điều kiện để bà con tiếp cận với các mô hình
kinh tế hộ gia đình có hiệu quả từ đó học hỏi làm ăn cũng như giới thiệu cho lao động làm
việc tại khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.
Xin cảm ơn bác!
Phỏng vấn kết thúc lúc 20 giờ 30 phút.
2. BẢNG PHỎNG VẤN SÂU ( bảng 2)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC & CÔNG TÁC XÃ HỘI
BẢNG HỎI PHỎNG VẤN
- Họ và tên; nơi ở hiện nay?
- Hiện nay cô (chị) đang làm nghề gì?
- Gia đình cô (chị) hiện có mấy lao động?
- Cô (chị) có nhận xét như thế nào về nguồn lao động nữ ở địa phương mình?
- Công việc cô (chị) đang làm hiện nay là gì?
- Thu nhập mang lại từ công việc này trung bình khoảng bao nhiêu một tháng?
- Với thu nhập hiện nay cô (chị) chi tiêu như thế nào?
- Cô (chị) thấy phụ nữ ở địa phương mình thường làm những công việc nào?
- Gia đình cô (chị ) có bao nhiêu người?
- Gia đình cô (chị ) có mấy người lao động có thu nhập?
- Cô (chị) có mấy người con?
- Cô (chị) có được chính quyền địa phương hỗ trợ trong việc tìm việc làm không?
- Công việc của cô (chị) ổn định hay chỉ theo thời vụ?
- Trong một ngày cô (chị) thường làm việc khoảng mấy tiếng?
- Ngoài công việc chính, vào thời gian rảnh rổi cô (chị) thuờng thấy phụ nữ địa
phương làm những công việc phụ nào không?
- Cô (chị) có phải là lao động chính của gia đình không?
Trang 41
- Từ trước đến nay cô (chị ) có học nghề gì không?
- Cô (chị ) có tham gia những hoạt động của Hội phụ nữ ở địa phương mình không?
- Theo cô (chị) ở địa phương mình có những chính sách nào hỗ trợ cho phụ nữ nông
thôn phát triển kinh tế?
- Cô (chị) biết được các chính sách hỗ trợ phụ nữ qua những nguồn thông tin từ đâu?
- Theo cô (chị) nhưng hoạt động của Hội mang lại ý nghĩa như thế nào đối với phụ nữ
ở địa phương mình?
- Trong quá trình phát triển kinh tế gia đình cô (chị) gặp phải những khó khăn nào?
- Ngoài những khó khăn thì cô (chị) có những thuận lợi nào?
- Khi gặp những khó khăn đó thì cô (chị) thường giải quyết như thế nào?
- Cô (chị) đã nhận được sự hỗ trợ nào từ chính quyền địa phương để phát triển kinh
tế?
- Theo cô (chị) những chính sách hỗ trợ mà chính quyền đang triển khai mang lại
hiệu quả như thế nào trong việc tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống cho phụ nữ
địa phương?
- Vai trò của chính quyền địa phương trong việc triển khai thực hiện các chính sách
hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế như thế nào?
- Cô (chị) có đề xuất gì trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phụ nữ địa phương
phát triển kinh tế, ổn định đời sống gia đình?
KẾT QUẢ PHỎNG VẤN:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
Khoa Tâm lý – Giáo dục & Công tác xã hội
Người phỏng vấn: Phan Xuân Nhựt _ Sinh viên
Người được hỏi: Bà: Diệp Tú Lan _ Tổ trưởng tổ phụ nữ thôn Tuyết Diêm Bắc
Thời gian bắt đầu: 17 giờ 15 phút
Câu 1: Thưa cô, năm nay cô bao nhiêu tuổi rồi ạ?
Trả lời: Năm nay cô 48 tuổi
Câu 2: Xin cô cho con biết trình độ học vấn và nghề nghiệp hiện nay của cô?
Trả lời: Trình độ học vấn thì tốt nghiệp THCS, nghề nghiệp: Làm muối
Câu 3: Vậy thu nhập trung bình hàng tháng của cô khoảng bao nhiêu ạ?
Trả lời: Dưới 5 trăm ngàn đồng, tùy thuộc mỗi mùa, muối nhiều hay muối ít nữa.
Câu 4: Với thu nhập đó có đủ cho sinh hoạt chi tiêu của cô không?
Trả lời: Rất thiếu thốn, làm sao đủ được.
Câu 5: Công việc làm muối chiếm khoảng mấy giờ trong một ngày hả cô?
Trả lời: Không ổn định, tùy thuộc giai đoạn. chủ yếu làm những tháng mùa nắng (từ tháng
02 đến tháng 7 còn mùa mưa nghỉ, làm việc nhà, bán đồ lặt vặt.
Câu 6: Thưa cô, từ trước giờ cô có học nghề gì không?
Trả lời: Có. Cô học nghề may nhưng do mắt yếu nên bỏ lâu rồi.
Câu 7: Thưa cô, trong những chính sách mà con liệt kê trong bảng hỏi thì ở địa phương
mình có triển khai những chính sách nào hỗ trợ cho phụ nữ phát triển kinh tế?
Trả lời: có chính sách vay vốn, hỗ trợ giải quyết việc làm, hỗ trợ trong đào tạo bồi dưỡng
tiếp cận thông tin; chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Riêng chính sách
Trang 42
dạy nghề chỉ có dành cho đối tượng người tàn tật và nam, không có lớp dành cho phụ nữ.
Việc tham gia lớp tập huấn khuyến nông thừong thì cán bộ hội tham gia, các lớp tập huấn
khác thường tùy tình hình cơ cầu ngành nghề của từng thôn.
Câu 8: Những chính sách vừa kể trên được triển khai đến phụ nữ bằng cách nào ạ?
Trả lời: Thường kỳ thì 3 tháng tổ họp một lần, triển khai thông tin đến chị em. Tuy nhiên ở
thôn có các câu lạc bộ sinh hoạt hàng tháng. Bản thân mình làm tổ trưởng cũng không phải
chờ đợi thông tin mà còn tự nắm bắt qua các nguồn khác nhau, nắm kịp thời nên cung cấp
cho chị em nhanh và cũng có ý kiến phản hồi nhanh.
Câu 9: Cô có thể cho biết vì sao có nhiều lao động nữ còn trẻ ít nhận được sự hỗ trợ từ các
chính sách này không ạ?
Trả lời: Nhìn chung là tuyên truyền vận động đa số vào hội, nghĩa là các chị em tuổi từ 18
đến 55. Tuy nhiên, ưu tiên cho những chị em dưới 50 tuổi, những chị em lớn tuổi thường
không tham gia. Lý do là quan niệm phụ nữ là phải có chồng, có con nên nữ còn trẻ, chưa
có gia đình ít tham gia. Đối với những chị em còn trẻ mà đã có gia đình thì vì phàn điều
kiện gia đình khó khăn, phần vì có con nhỏ nên cũng ít tham gia.
Câu 10: Theo cô thì phụ nữ địa phương mình thường gặp phải những khó khăn nào trong
quá trình phát triển kinh tế?
Trả lời: Tuy được hỗ trợ vốn làm ăn, riêng tổ Tuyết Diêm nguồn vốn cho vay gần 2 tỷ
đồng nhưng khó khăn cũng có nhiều! Thứ nhất là thiếu vốn, dù có sự hỗ trợ vốn của ngân
hàng chính sách nhưng nhiều lúc vốn giải ngân không kịp thời, nghĩa là không đúng với
thời điểm chị em phụ nữ cần. Thứ hai công việc phụ thuộc vào thời tiết, không chủ động
được. Thứ ba là thiếu đất canh tác. Thứ tư là trở ngại trong tư tưởng, chị em nào siêng
năng, thích làm thì phát triển còn những chị em ỉ lại, không muốn làm thì cuộc sống luôn
phải chịu khó khăn.
Câu 11: Cũng là người của địa phương mình, con có nghe một số người ý kiến từ phụ nữ
là họ ít được quan tâm khi xét đối tượng cho vay hay những chính sách khác. Cô có thể cho
biết ý kiến của cô về vấn đề này không ạ?
Trả lời: Điều đó là có. Lý do này liên quan đến yếu tố tình cảm cá nhân trong một số tổ. Có
những tổ do mối quan hệ tình cảm thể hiện quá rõ ràng, khi xem xét đối tượng sau khi ưu
tiên cho hộ nghèo thì đến những người có yếu tố quen, người thân nên nhiều người ý kiến
là có. Thứ hai nữa là cũng do yêu cầu của chính sách, ví dụ như khi xét người cho vay, yêu
cầu của ngân hàng chính sách xã hội là phải có người thừa kế và có khả năng trả nợ mới
được vay, trong khi đó có người muốn vay nhưng không thảo mãn điều kiện này.
Câu 12: Cũng liên quan đến vấn đề trên, cô có thể chia sẻ là tại sao có người có ý kiến cho
rằng người thì được vay vốn nhiều lần còn người cũng có nhu cầu mà không được vay
không cô?
Trả lời: Điều đó cũng như lúc nãy cô nói, do yêu cầu của chính sách. Lý do khác là xuất
phát từ chính họ. Do họ thiếu trách nhiệm, chậm trễ trong việc trả lãi, hay là có những
người thoát nghèo thì không cho vay lại.
Câu 13: Cô đánh giá như thế nào về hiệu quả của một số chính sách hỗ trợ phụ nữ phát
triển kinh tế ở địa phương mình?
Trả lời: Nhìn chung là có hiệu quả. Tuy nhiên trong việc vay vốn thì tùy mục đích và cách
thức sử dụng.
Trang 43
Câu 14: Để phụ nữ quê mình có thể phát triển kinh tế tốt hơn, cô có đề xuất gì trong việc
thực hiện các chính sách hỗ trợ cho phụ nữ?
Trả lời: Phụ nữ có thời gian nhà rỗi nhiều, cần có sự hỗ trợ để phụ nữ có công việc. Trước
đây mô hình đan các vật dụng bằng dây chuối, làm thảm xơ dưa có hiệu quả cũng tạo cho
nhiều phụ nữ có việc làm nhưng không đứng vững được lâu do chất lượng theo không kịp
nhu cầu của thị trường và giờ thì không còn. Điều kiện của phụ nữ địa phương không cho
phép sản xuất quy mô lớn, cần phát triển các mô hình kinh tế hộ gia đình. Phổ biến kiến
thức và đầu tư phát triển các mô hình mẫu về trông nấm, nuôi gà …để qua đó chị em nhìn
thấy thành công thực, học hỏi kinh nghiệm và có sự tin tưởng vào các mô hình từ đó phát
triển cho chính mình. Nguồn vốn vay còn ít và thời gian còn ngắn nên cũng mong muốn
được kéo dài thời gian và sỗ vốn mỗi lần vay được nhiều hơn.
Xin cảm ơn cô!
Phỏng vấn kết thúc lúc 18 giờ 20 phút.
Phụ lục II
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC & CÔNG TÁC XÃ HỘI
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
Phụ nữ nông thôn giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế gia đình. Tuy
nhiên để làm tốt được vai trò này, nhiều phụ nữ cần sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các
chính sách. Với mục đích tìm hiểu “Hiệu quả của một số chính sách hỗ trợ cho phụ nữ
nông thôn phát triển kinh tế ” tại địa bàn xã Xuân Bình để hoàn thành đề tài nghiên cứu
khoa học sinh viên. Chúng tôi _ sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục & Công tác xã hội,
trường Đại học Quy Nhơn làm bảng trưng cầu ý kiến này. Rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của cô (chị)! Cô (chị) trả lời những câu hỏi sau bằng cách đánh dấu “X” vào
ô “” hoặc ghi ý kiến của mình vào chỗ trống (……).
Những thông tin thu thập được, chúng tôi sẽ sử dụng vào mục đích nghiên cứu và
hoàn toàn được giữ bí mật.
1. Họ và tên :……..…………………………………………….(Có thể không trả lời).
2. Độ tuổi của cô (chị) là:
a. Từ 18 đến 30 tuổi
b.Từ 31 đến 45 tuổi
c. Từ 46 đến 55 tuổi
d. Từ 56 tuổi trở lên
3. Trình độ học vấn của cô (chị) là:
a. Tốt nghiệp Tiểu học
b. Tốt nghiệp Trung học cơ sở
c. Tốt nghiệp Trung học phổ thông
d. Tốt nghiệp Trung cấp – Cao đẳng – Đại học
Ý kiến khác: ………………………………………………………………………...
Trang 44
4. Nghề nghiệp của cô (chị) là:
a. Làm nông
b. Công nhân
c. Làm nghề thủ công truyền thống
d. Buôn bán
e. Cán bộ - công chức
Ý kiến khác: ………………………………………………………………...............
* Nếu câu 4 trả lời là làm nông thì hoạt động sản xuất của cô (chị) là gì?
a. Trồng trọt
b. Chăn nuôi
c. Làm muối
d. Nuôi trồng thủy hải sản
5. Thu nhập bình quân của cô (chị) một tháng là:
a. Dưới 5 trăm ngàn đồng
b. Từ 5 trăm ngàn đồng đến dưới 1 triệu đồng
c. Từ 1 triệu đồng đến dưới 2 triệu đồng
d. Từ 2 triệu đồng trở lên
6. Thu nhập hiện nay đáp ứng cho đời sống của cô (chị) ở mức nào?
a. Dư dả
b. Vừa đủ
c. Thiếu
d. Rất thiếu thốn
Ý kiến khác: ………………………………………………………………………
7. Khoảng thời gian làm công việc chính của cô (chị) trong 1 ngày là:
a. Từ 2 đến 4 tiếng
b. Từ 4 đến 6 tiếng
c. Từ 6 đến 8 tiếng
d. Từ 8 đến 10 tiếng
Ý kiến khác: ……………………………………………………………………
8. Cô (chị) có phải là lao động chính của gia đình không?
a. Có
b. Không
9. Từ trước đến nay cô (chị) có học nghề gì không?
a. Có
b. Không
Nếu có thì nghề mà cô (chị) đã học là: ………………………………………..........
Trang 45
10. Cô (chị) có phải là Hội viên của Hội phụ nữ ở địa phương không?
a. Có
b. Không
11. Cô (chị) có biết những chính sách hỗ trợ cho phụ nữ nông thôn phát triển kinh tế
hay không?
a. Có
b. Không
12. Trong những chính sách hỗ trợ phụ nữ nông thôn phát triển kinh tế sau đây, cô
(chị) biết chính sách nào?
a. Chính sách vay vốn
b. Chính sách dạy nghề
c. Chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm
d. Chính sách hỗ trợ trong đào tạo, bồi dưỡng, tiếp cận thông tin,
ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thật, công nghệ mới
e. Chính sách khuyến nông
f. Chính sách khuyến lâm
g. Chính sách khuyến ngư
13. Cô (chị) biết được các chính sách này qua nguồn thông tin từ đâu?
a. Từ các phương tiện thông tin đại chúng (như báo, đài, ti vi…)
b. Từ Hội phụ nữ địa phương
c. Qua cuộc họp do chính quyền địa phương tổ chức
Khác : ……………………………………………………………………………
14. Cô (chị) gặp phải những khó khăn nào trong quá trình phát triển kinh tế gia
đình?
a. Thiếu vốn đầu tư
b. Thiếu kiến thức - kỹ thuật
c. Khó khăn do thiên tai – thời tiết
d. Giá cả vật chất tăng cao
e. Thiếu người làm
f. Thiếu đất canh tác
Khó khăn khác:……………………………………………………………………...
15. Khi gặp những khó khăn đó thì cô (chị) thường giải quyết như thế nào?
a. Tự xoay sở
b. Nhờ sự giúp đỡ của Hội phụ nữ
c. Nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương
Ý kiến khác:………………………………………………………………………….
Trang 46
16. Cô (chị) đã nhận được sự hỗ trợ nào từ chính quyền địa phương để phát triển
kinh tế?
a. Hỗ trợ về vốn
b. Đào tạo nghề
c. Giới thiệu việc làm
d. Tập huấn kỹ thuật
e. Hỗ trợ cây giống, con giống
f. Hỗ trợ vật tư, trang thiết bị sản xuất
g. Tham quan mô hình sản xuất để học hỏi kinh nghiệm
Ý kiến khác:……………............................................................................................
17. Theo cô (chị) những chính sách hỗ trợ mà chính quyền đang triển khai mang lại
hiệu quả như thế nào trong việc tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống cho phụ nữ
địa phương?
a. Mang lại hiệu quả cao
b. Ít mang lại hiệu quả
c. Hoàn toàn không mang lại hiệu quả
Ý kiến khác:……………………………………………………………………........
18. Vai trò của chính quyền địa phương trong việc triển khai thực hiện các chính sách
hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế như thế nào?
a. Rất quan tâm
b. Ít quan tâm
c. Rất ít quan tâm
d. Hoàn toàn không quan tâm
Ý kiến khác:………………………………………………………………................
19. Cô (chị) có đề xuất gì trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phụ nữ địa
phương phát triển kinh tế, ổn định đời sống gia đình?
Trả lời:
……………………..…………………………………………….................................
………………………………………………………………………………………....……
………………………………………………………………………………...….…………
………………………………………………………………………………
Xin chân thành cảm ơn cô (chị) đã trả lời đầy đủ các câu hỏi trên!
Chúc cô(chị) sức khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống!
Trang 47
Thống kê kết quả trưng cầu ý kiến
2. Độ tuổi:
Độ tuổi Tỷ lệ %
Từ 18 đến 30 16
Từ 31 đến 45 60
Từ 46 đến 55 19
Từ 56 trở lên 5
Tổng 100
3. Trình độ học vấn:
Trình độ học vấn Tỷ lệ %
Tốt nghiệp tiểu học 48
Tốt nghiệp THCS 10
Tốt nghiệp THPT 8
Tốt nghiệp TC – CĐ – ĐH 5
Ý kiến khác 29
Tổng 100
4. Nghề nghiệp:
Nghề nghiệp Tỷ lệ %
Làm nông 40
Công nhân 11
Làm nghề thủ công truyền thống 4
Buôn bán 20
Cán bộ - công chức 4
Nghề khác 21
Tổng 100
Bảng phụ về nghề nông:
Hoạt động sản xuất Tỷ lệ %
Trồng trọt 29
Chăn nuôi 23
Làm muối 7
Nuôi trồng thuỷ hải sản
5. Thu nhập bình quân:
Mức thu nhập bình quân Tỷ lệ %
Dưới 5 trăm ngàn đồng 33
Từ 5 trăm đến dưới 1 triệu đồng 29
Từ 1 triệu đến dưới 2 triệu đồng 28
Từ 2 triệu đồng trở lên 10
Tổng 100
6. Thu nhập hiện nay đáp ứng cho đời sống ở mức nào:
Trang 48
Mức độ đáp ứng của thu nhập Tỷ lệ %
Dư dả 2
Vừa đủ 47
Thiếu 36
Rất thiếu thốn 15
Ý kiến khác 0
Tổng
7. Khoảng thời gian làm công việc chính trong 1 ngày:
Khoảng thời gian làm việc trong ngày Tỷ lệ %
Từ 2 đến 4 tiếng 7
Từ 4 đến 6 tiếng 18
Từ 6 đến 8 tiếng 25
Từ 8 đến 10 tiếng 28
Ý kiến khác 22
Tổng 100
8. Có phải là lao động chính của gia đình không?
Phuơng án trả lời Tỷ lệ %
Có 37
Không 63
Tổng 100
9. Từ trước đến nay cô (chị) có học nghề gì không?
Phuơng án trả lời Tỷ lệ %
Có 31
Không 69
Tổng 100
10. Cô (chị) có phải là Hội viên của Hội phụ nữ ở địa phương không?
Phuơng án trả lời Tỷ lệ %
Có 55
Không 45
Tổng 100
11. Cô (chị) có biết những chính sách hỗ trợ cho phụ nữ nông thôn phát triển kinh tế
hay không?
Phương án trả lời Tỷ lệ %
Có 84
Không 16
Tổng 100
Trang 49
12. Trong những chính sách hỗ trợ phụ nữ nông thôn phát triển kinh tế sau đây, cô
(chị) biết chính sách nào?
Chính sách Tỷ lệ %
Chính sách vay vốn 80
Chính sách dạy nghề 21
Chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm 26
Chính sách hỗ trợ trong đào tạo, bồi dưỡng, tiếp cận thông tin, ứng dụng tiến
bộ khoa học – kỹ thật, công nghệ mới 22
Chính sách khuyến nông 31
Chính sách khuyến lâm 12
Chính sách khuyến ngư 14
13. Cô (chị) biết được các chính sách này qua nguồn thông tin từ đâu?
Nguồn thông tin Tỷ lệ %
Từ các phương tiện thông tin đại chúng 22
Từ Hội phụ nữ địa phương 57
Từ chính quyền địa phương 25
Ý kiến khác 17
14. Cô (chị) gặp phải những khó khăn nào trong quá trình phát triển kinh tế gia
đình?
Những khó khăn gặp phải Tỷ lệ %
Thiếu vốn đầu tư 70
Thiếu kiến thức - kỹ thuật 30
Khó khăn do thiên tai – thời tiết 51
Giá cả vật chất tăng cao 75
Thiếu người làm 20
Thiếu đất canh tác 33
Khó khăn khác 10
15. Khi gặp những khó khăn đó thì cô (chị) thường giải quyết như thế nào?
Cách giải quyết những khó khăn Tỷ lệ %
Tự xoay sở 65
Nhờ sự giúp đỡ của Hội phụ nữ 20
Nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương 16
Ý kiến khác 8
16. Cô (chị) đã nhận được sự hỗ trợ nào từ chính quyền địa phương để phát triển
kinh tế?
Những hỗ trợ nhận được từ chính quyền địa phương Tỷ lệ %
Hỗ trợ về vốn 43
Đào tạo nghề 5
Trang 50
Giới thiệu việc làm 4
Tập huấn kỹ thuật 13
Hỗ trợ cây giống, con giống 6
Hỗ trợ vật tư, trang thiết bị sản xuất 0
Tham quan mô hình sản xuất để học hỏi kinh nghiệm 1
Ý kiến khác 46
17. Theo cô (chị) những chính sách hỗ trợ mà chính quyền đang triển khai mang lại
hiệu quả như thế nào trong việc tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống cho phụ nữ
địa phương?
Tính hiệu quả của chính sách Tỷ lệ %
Mang lại hiệu quả cao 28
Ít mang lại hiệu quả 39
Hoàn toàn không mang lại hiệu quả 7
Ýkiến khác 36
Tổng 100
18. Vai trò của chính quyền địa phương trong việc triển khai thực hiện các chính sách
hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế như thế nào?
Mức độ quan tâm của chính quyền địa phương Tỷ lệ %
Rất quan tâm 42
Ít quan tâm 31
Rất ít quan tâm 12
Hoàn toàn không quan tâm 6
Ý kiến khác 9
Tổng 100
19. Một số đề xuất cơ bản của chị em phụ nữ:
Đề xuất Tỷ lệ %
Vay vốn 44
Giới thiệu việc làm 7
Dạy nghề 3
Mong chính quyền quan tâm 7
Tập huấn kỹ thuật 8
Cấp ruộng 1
Giúp nhà ở 1
Hỗ trợ cây trồng, vật nuôi 3
Không dám vay 1
Chỉ cách làm ăn 1
Tham quan mô hình sản xuất 1
Mong chính quyền thực hiện công bằng 1
Không đề xuất gì 10
Trang 51
Phục lục III
Một số hình ảnh thu thập được trong quá trình nghiên cứu đề tài tại xã Xuân Bình
PHỤ NỮ LÀM HẠT ĐIỀU TRỒNG RAU
LÀM BÁNH TRÁNG LÀM MUỐI
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chhnh_sach__2366.pdf