Đối với hộ nông dân có dự định triển khai mô hình trồng chuyên canh hoặc xen canh cây bơ booth vào vườn cà phê thì không nên chặt bỏ hết vườn cây cà phê đang cho thu hoạch mà nên quy hoạch vườn cây theo hướng trồng xen canh từ 100- 120 cây bơ/ha hoặc trồng chuyên canh từ 200- 250 cây/ha. Trên cơ sở quy hoạch đó, thực hiện đào hố, trồng và chăm sóc cùng với chăm sóc cây cà phê để thực hiện phương châm “Lấy ngắn nuôi dài”.
Trên địa bàn thị xã Buôn Hồ hiện nay, chu kỳ sản xuất cây cà phê đã đến tuổi phải thay thế. Những vườn cà phê nào nằm trong giai đoạn phải tái canh lại cà phê theo quy hoạch của địa phương thì nên quy hoạch trồng xen cây ăn trái như bơ booth, sầu riêng, hoặc hồ tiêu để xen vào vườn cà phê, nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập, giảm thiểu rủi ro cho người nông dân.
116 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 2256 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hiệu quả kinh tế mô hình trồng bơ booth xen trong vườn cà phê trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho nông hộ.
Cũng giống như HQKT mô hình sản xuất hồ tiêu, cà phê chuyên canh tác giả phân tích ở phần trên, thì HQKT mô hình trồng bơ booth xen trong vườn cà phê bằng phương pháp hạch toán hàng năm cho thấy sự biến động các chỉ tiêu năng suất, giá trị sản xuất, chi phí, thu nhập hỗn hợp và lợi nhuận bình quân trên một hecta theo từng độ tuổi vườn cây trong TKKD. Kết quả và hiệu quả kinh tế mô hình trồng bơ booth t xen rong vườn cà phê qua từng năm được thể hiện ở số liệu Bảng 3.13 và diện tích, năng suất, sản lượng, bơ của một số Quốc gia trên thế giới từ năm 2003 đến năm 2012 thể hiện ở Phụ lục 1.1 và Phụ lục 1.2.
Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế mô hình trồng bơ Booth xen trong vườn cà phê
(Tính bình quân Ha)
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Năm
Năng suất (Tạ/ha)
Giá trị sản xuất (GO)
Chi phí
bằng tiền
Khấu hao TSCĐ
(A)
Tổng chi phí
(TC)
Thu nhập hỗn hợp (MI)
Lợi nhuận
(P)
Bơ
Cà
phê
4
20
15
137.050
27.500
2.039,3
54.539,3
107.510,7
82.510,7
5
50
25
300.750
27.500
2.039,3
54.539,3
271.210,7
246.210,7
6
70
30
404.300
27.500
2.039,3
54.539,3
374.760,7
349.760,7
7
80
30
447.700
27.500
2.039,3
54.539,3
418.160,7
393.160,7
8
90
30
491.100
27.500
2.039,3
54.539,3
461.560,7
436.560,7
9
100
30
534.500
27.500
2.039,3
54.539,3
504.960,7
479.960,7
10
100
35
551.250
27.500
2.039,3
54.539,3
521.710,7
496.710,7
11
100
35
551.250
27.500
2.039,3
54.539,3
521.710,7
496.710,7
12
110
35
594.650
27.500
2.039,3
54.539,3
565.110,7
540.110,7
13
110
30
577.900
27.500
2.039,3
54.539,3
548.360,7
523.360,7
14
120
30
621.300
27.500
2.039,3
54.539,3
591.760,7
566.760,7
15
130
30
664.700
27.500
2.039,3
54.539,3
635.160,7
610.160,7
16
130
30
664.700
27.500
2.039,3
54.539,3
635.160,7
610.160,7
17
130
25
647.950
27.500
2.039,3
54.539,3
618.410,7
593.410,7
18
120
25
604.550
28.025
2.039,3
55.064,3
574.485,7
549.485,7
19
110
25
561.150
28.025
2.039,3
55.064,3
531.085,7
506.085,7
20
100
20
501.000
28.025
2.039,3
55.064,3
470.935,7
445.935,7
21
90
20
457.600
28.025
2.039,3
55.064,3
427.535,7
402.535,7
22
80
20
414.200
30.125
2.039,3
57.164,3
382.035,7
357.035,7
23
70
20
370.800
30.125
2.039,3
57.164,3
338.635,7
313.635,7
24
50
20
284.000
30.125
2.039,3
57.164,3
251.835,7
226.835,7
25
30
15
180.450
30.125
2.039,3
57.164,3
148.285,7
123.285,7
BQC
90,5
26,1
480.129,5
28.072,7
2.039,3
55.112
450.017,5
425.017,5
Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả
*Về năng suất:
Năng suất bơ booth trồng xen trong vườn cà phê cũng biến động theo độ tuổi vườn cây. Năm tứ 4 cây bơ booth bắt đầu cho cho quả bói năng suất trung bình đạt 20 tạ/ha; năng suất cây cà phê ở năm thứ 4 cũng đạt 15 tạ/ha, không thay đổi lớn so với mô hình trồng chuyên canh. Qua số liệu điều tra, tính toán của tác giả và qua tham vấn của những hộ có nhiều kinh nghiệm thực tiễn triển khai mô hình thì năng suất bơ booth từ năm thứ 9 đến năm thứ 20 là thời kỳ cây cho năng suất cao nhất, từ 100- 130 tạ/ha/năm và đạt sản lượng trung bình trong suốt TKKD là 90,5 tạ/ha. Năng suất cà phê trung bình trong suốt TKKD là 26,1 ha/năm, giảm hơn so với mô hình trồng cà phê chuyên canh 4,4 tạ/ha/năm. *Về giá trị sản xuất
Với mức giá bình quân mà các hộ sản xuất bán sản phẩm trong năm 2015, với giá cà phê 33.500 đồng/kg, bơ booth 43.400 đồng/kg thì năm thứ 4 bình quân GTSX mô hình trồng xen sẽ thu được 137 triệu đồng, năm thứ 5 có GTSX là 300,075 triệu đồng, gấp gần 2,2 lần so với năm thứ 4. Giá trị sản xuất tăng lên và đạt giá trị lớn nhất từ năm thứ 15 đến năm thứ 17, giá trị sản xuất trung bình mô hình trồng bơ booth xen trong vườn cà phê trên địa bàn thị xã Buôn Hồ đạt trên 480 triệu đồng/ha/năm.
*Về chi phí sản xuất
Cũng giống như mô hình trồng hồ tiêu, cà phê chuyên canh, chi phí sản xuất cây bơ booth bao gồm: chi phí mua phân bón, thuốc BVTV, mua nhiên liệu để tưới nước, công lao động, chi phí khác và khấu hao vườn cây. Tổng chi phí đầu tư bao gồm chi phí tự có của gia đình, chi phí bằng tiền để mua các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất và chi phí khấu hao vườn cây. Tổng chi phí đầu tư TKKD mô hình trồng xen bơ booth vào vườn cà phê tương đối ổn định từ 54 đến 57 triệu đồng/ha/năm. Các hộ tận dụng được công lao động, tự chủ động được nguồn phân chuồng, phân xanh thì chi phí bằng tiền chỉ từ 27,5 đến 30 triệu đồng/ha/năm, bằng hoặc thấp hơn chi phí đầu tư mô hình trồng cà phê chuyên canh.
*Thu nhập hỗn hợp
Các hộ sản xuất mô hình trồng bơ booth xen trong vườn cà phê sử dụng lao động gia đình để thực hiện chăm sóc vườn cây, nên họ không hạch toán công lao động gia đình vào tổng chi phí sản xuất. Vì vậy, thu nhập hỗn hợp là một chỉ tiêu thường được sử dụng trong đánh giá kết quả sản xuất. Mức thu nhập hỗn hợp biến đổi qua các năm bỡi vì các khoản chi phí đầu tư hầu như không tăng lên trong khi năng suất bơ booth và cà phê lại liên tục thay đổi theo tuổi cây. Trung bình các hộ sản xuất mô hình trồng bơ booth xen trong vườn cà phê thu được mức thu nhập hỗn hợp bình quân chung 450 triệu đồng/ha/năm, cao hơn gấp nhiều lần so với mô hình sản xuất cà phê chuyên canh.
*Về lợi nhuận
Cũng như giá trị sản xuất và thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận các hộ triển khai mô hình trồng cây bơ booth xen trong vườn cà phê thay đổi theo độ tuổi của vườn cây. Lợi nhuận hàng năm chịu ảnh hưởng trực tiếp của năng suất và giá bán 02 loại sản phẩm bơ booth và cà phê. Năm thứ nhất trong TKKD mô hình này trên địa bàn thị xã Buôn Hồ thì đã có lợi nhuận 82,5 triệu đồng; bình quân lợi nhuận trong suốt TKKD của mô hình đạt đến 425 triệu đồng/ha/năm. Nếu như giá bán bơ booth có giảm đi, giá cà phê ổn định hoặc ngược lại thì lợi nhuận sản xuất mô hình mang lại sẽ chắc chắn cao hơn so với sản xuất mô hình trồng chuyên canh cây cà phê. Nội dung này tác giả sẽ phân tích HQKT bằng phương pháp đầu tư dài hạn có tính đến yếu tố rủi ro ở phần sau.
3.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình bằng phương pháp phân tích đầu tư dài hạn
Hồ tiêu, cà phê và cây bơ booth là cây công nghiệp lâu năm nên chi phí sản xuất và lợi nhuận thu được khác nhau theo từng độ tuổi vườn cây. Để đảm bảo tính so sánh được về giá trị tiền tệ của các khoản chi phí và lợi nhuận thu được ở các năm khác nhau thì việc hiện tại hóa giá trị được thực hiện. Theo phương pháp phân tích đầu tư dài hạn, HQKT sản xuất các mô hình được đánh giá qua các chỉ tiêu NPV, IRR và BCR. Kết quả phân tích được thể hiện ở số liệu Bảng 3.14.
Bảng 3.14. Hiệu quả kinh tế sản xuất các mô hình
bằng các chỉ tiêu phân tích dài hạn
Chỉ tiêu
ĐVT
Mô hình
Chuyên canh
hồ tiêu
Chuyên canh
cà phê
Xen bơ booth
trong cà phê
NPV
1.000đ/ha
270.000
16.958
261.031
IRR
%
38,79
20,27
68,56
BCR
Lần
3,34
1,32
5,91
Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả
Bảng 3.14 cho thấy, với mức lãi suất chiết khấu 10,6%, giá trị hiện tại ròng NPV đối với mô hình sản xuất hồ tiêu chuyên canh sẽ là 270 triệu đồng/ha/năm, mô hình sản xuất cà phê chuyên canh là 16,95 triệu đồng/ha/năm và đối với mô hình sản xuất trồng bơ booth xen trong vườn cà phê là 261 triệu đồng/ha/năm. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR đối với mô hình sản xuất hồ tiêu chuyên canh sẽ là 38,79%, mô hình sản xuất cà phê chuyên canh là 20,27% và đối với mô hình sản xuất trồng bơ booth xen trong vườn cà phê là 68,56%, cả 3 mô hình có tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR đều lớn hơn nhiều so với lãi suất chiết khấu ngân hàng r =10,6%. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí (BCR) theo thứ tự các mô hình lần lượt đạt được là 3,34 lần đối với mô hình trồng chuyên canh cây hồ tiêu; 1,32 lần đối với mô hình trồng chuyên canh cây cà phê và 5,91 lần đối với mô hình trồng bơ Booth xen trong vườn cà phê. Như vậy tỷ suất lợi nhuận trên chi phí đối với mô hình trồng bơ Booth xen trong vườn cà phê là lớn nhất.
Qua phân tích cho thấy các chỉ tiêu NPV, IRR và BCR có sự khác nhau giữa các mô hình, nhưng với kết quả này một lần nữa tác giả khẳng định mô hình trồng bơ booth xen trong vườn cà phê sẽ cho HQKT cao và ít rủi ro hơn so với mô hình trồng hồ tiêu và cà phê chuyên canh. Để phân tích cụ thể hơn, tác giả đề cập đến một số kịch bản rủi ro ảnh hưởng đến HQKT các mô hình cụ thể sau.
3.3.3. Các kịch bản rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất các mô hình
Cây hồ tiêu, cà phê và bơ booth là nhóm cây lâu năm, có chu kỳ sản xuất dài nên rủi ro có thể gặp phải và ảnh hưởng đến HQKT các mô hình là tương đối cao. Trên cơ sở kết quả điều tra, phỏng vấn 60 hộ tham gia sản xuất các mô hình chuyên canh cây hồ tiêu, chuyên canh cây cà phê và mô hình trồng bơ booth xen trong vườn cà phê; qua tham vấn các chuyên gia, nhà quản lý có kinh nghiệm,thì một số rủi ro thường nảy sinh trong sản xuất các mô hình trên địa bàn thị xã Buôn Hồ nói riêng và trong ngành nông nghiệp nói chung bao gồm: (i) năng suất cây trồng biến động do ảnh hưởng bỡi thiên tai và sâu bệnh, (ii) chu kỳ sản xuất thay đổi do kỹ thuật canh tác, (iii) giá cả các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất tăng, (iv) lãi suất chiết khấu ngân hàng tăng. Để thấy rõ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro đến HQKT sản xuất các mô hình, các kịch bản về phân tích độ nhạy và kịch bản về phân tích tình huống các chỉ tiêu NPV, IRR và BCR được thể hiện.
Kịch bản phân tích độ nhạy cho biết sự biến động các chỉ tiêu NPV, IRR và BCR khi các yếu tố rủi ro xuất hiện. Các thông tin về yếu tố rủi ro được đưa vào phân tích kịch bản như sau:
* Đối với năng suất
- Năng suất hồ tiêu: Trên cơ sở số liệu điều tra, số liệu tham vấn chuyên gia, và số liệu thu thập được từ trang thông tin điện tử FAOSTAT, 2016. Tác giả giả định năng suất hồ tiêu trung bình biến động từ 31,5 tạ/ha ( Theo số liệu thu thập được từ trang thông tin điện tử FAOSTAT, 2016) đến 37 tạ/ha ( Theo số liệu điều tra các mô hình tại thị xã Buôn Hồ). Trên cơ sở so sánh, tác giả chọn mức năng suất hồ tiêu biến động tăng từ 10%- 20% và giảm từ 10% đến 20% so với số liệu tính toán khi chưa có tác động đến yếu tố rủi ro về năng suất.
- Tương tự, năng suất cà phê và bơ booth tác giả cũng giả định chọn mức năng suất cà phê và Bơ booth biến động tăng từ 10%- 20% và giảm từ 10% đến 20% so với số liệu tính toán khi chưa có tác động đến yếu tố rủi ro về năng suất.
* Chi phí sản xuất
Trong những năm qua, giá các yếu tố đầu vào biến động theo xu hướng tăng. Điều này dẫn đến chi phí sản xuất các mô hình tăng lên, tạo ra sự rủi ro cho các hộ tham gia sản xuất mô hình nói chung và cho nông hộ nói riêng. Trên cơ sở nghiên cứu sự biến động các yếu tố đầu vào, tác giả nghiên cứu sự biến động các chỉ tiêu phân tích trong điều kiện giá yếu tố đầu vào tăng 10% và 20%.
* Đối với chu kỳ sản xuất
Trong thực tế chu kỳ sản xuất bị tác động bỡi nhiều yếu tố. Nếu cây hồ tiêu, cà phê, và cây bơ booth không được chăm sóc tốt hoặc bị các loại sâu bệnh gây hại nặng thì chu kỳ sản xuất sẽ giảm xuống. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu, tác giả xem xét trường hợp chu kỳ sản xuất giảm còn 20 năm.
*Lãi suất chiết khấu
Trong phạm vi phân tích của luận văn, tác giả sử dụng lãi suất chiết khấu 10,6%. Thực tế, nhiều hộ sản xuất các mô hình phải huy động vốn với các mức lãi suất cao hơn, chính vì vậy, luận văn sẽ phân tích sự thay đổi các chỉ tiêu tài chính trong trường hợp lãi suất chiết khấu thay đổi 8% và 14,7%/năm.
Kết quả kịch bản phân tích độ nhạy của các chỉ tiêu NPV,IRR và BCR cho thấy các chỉ tiêu NPV,IRR và BCR của các mô hình tương đối nhạy cảm với các yếu tố rủi ro. Sự biến động các chỉ tiêu phân tích được thể hiện ở Bảng 3.15.
Bảng 3.15. Kịch bản phân tích độ nhạy NPV, IRR và BCR
( Tính bình quân ha)
Chỉ tiêu
Mô hình
Chuyên canh hồ tiêu
Chuyên canh cà phê
Bơ xen cà phê
NPV
IRR
BCR
NPV
IRR
BCR
NPV
IRR
BCR
(Nghìn
đồng)
(%)
(Lần)
(Nghìn
đồng)
(%)
(Lần)
(Nghìn
đồng)
(%)
(Lần)
1. Năng suất thay đổi
Tăng 10%
308.503,9
41,4
3,7
23.969,0
23,5
1,5
292.439,8
72,6
6,5
Tăng 20%
347.007,3
43,8
4,0
30.979,0
26,4
1,6
323.848,5
76,3
7,1
Giảm 10%
231.497,1
36,0
3,0
9.948,8
16,7
1,2
229.622,3
64,3
5,3
Giảm 20%
192.993,7
33,1
2,7
2.938,7
12,6
1,1
198.213,5
59,7
4,7
2. Giá đầu vào thay đổi
Tăng 10%
263.671,0
38,3
3,2
13.162,3
18,3
1,2
257.269,0
67,8
5,5
Tăng 20%
257.341,4
37,7
3,0
9.365,7
16,3
1,2
253.507,0
67,0
5,2
3. Chu kỳ sản xuất
20 năm
258.928,3
38,8
3,3
16.427,8
20,2
1,3
249.886,0
68,6
5,9
25 năm
270.000,5
38,8
3,3
16.958,9
20,3
1,3
261.031,0
68,6
5,9
4. Lãi suất chiết khấu thay đổi
8%
363.324,2
38,8
3,7
25.997,5
20,3
1,4
344.110,6
68,6
6,4
10.6%
270.000,5
38,8
3,3
16.958,9
20,3
1,3
261.031,0
68,6
5,9
14.70%
172.132,6
38,8
2,8
7.479,4
20,3
1,2
174.687,2
68,6
5,2
* Biến động về năng suất
Năng suất sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm hồ tiêu, cà phê và bơ booth sản xuất các mô hình đề cập trong nội dung luận văn nghiên cứu của tác giả nói riêng là một rủi ro thường xảy ra. Sự thay đổi các điều kiện thời tiết do gió bão, sâu bệnh cũng như kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch bảo quản sản phẩm không đúng cáchđều ảnh hưởng đến HQKT thông qua việc ảnh hưởng đến năng suất sản phẩm các mô hình. Với mức lãi suất chiết khấu 10,6%. Năng suất hồ tiêu, cà phê và bơ booth đều giảm lần lượt 10%, và 20% thì:
- Giá trị NPV của mô hình sản xuất hồ tiêu lần lượt giảm 231,497 triệu đồng/ha/năm và 192,993 triệu đồng/ha/năm. Chỉ tiêu IRR lần lượt giảm 36% và 33,1%. Chỉ tiêu BCR lần lượt giảm 3 lần và 2,7 lần;
- Giá trị NPV của mô hình sản xuất cà phê lần lượt giảm 9,948 triệu đồng/ha/năm và 2,938 triệu đồng/ha/năm; Chỉ tiêu IRR lần lượt giảm 16,7% và 12,6%. Chỉ tiêu BCR lần lượt giảm 1,2 lần và 1,1 lần;
- Giá trị NPV của mô hình sản xuất trồng bơ booth xen trong vườn cà phê lần lượt giảm 229,622 triệu đồng/ha/năm và 198,213 triệu đồng/ha/năm. Chỉ tiêu IRR lần lượt giảm 64,3% và 59,7%. Chỉ tiêu BCR lần lượt giảm 5,3 lần và 4,7 lần.
Ngược lại, khi điều kiện thời tiết thuận lợi, chăm sóc, thu hái đúng kỹ thuật làm cho năng suất lần lượt tăng lên 10%, 20% thì giá trị NPV các mô hình sản xuất lần lượt tăng từ 308,503 triệu đồng/ha/năm và 347,007 triệu đồng/ha/năm đối với mô hình hồ tiêu; tăng từ 23,969 triệu đồng/ha/năm và 30,979 triệu đồng/ha/năm đối với mô hình cà phê; tăng từ 292,439 triệu đồng/ha/năm và 323,848 triệu đồng/ha/năm đối với mô hình trồng bơ booth xen trong vườn cà phê.
Qua phân tích nêu trên cho thấy, khi năng suất các loại cây trồng trong các mô hình tăng hay giảm thì chỉ tiêu IRR và BCR của mô hình trồng bơ booth xen trong vườn cà phê vẫn có giá trị cao nhất.
* Khi giá đầu vào sản xuất tăng
Khi giá đầu vào sản xuất tăng 10% và 20% sẽ làm chi phí sản xuất các mô hình hàng năm đều tăng 10% và 20%. Điều này dẫn đến sự sụt giảm đáng kể chỉ tiêu NPV, IRR và BCR.
- Giá trị NPV mô hình hồ tiêu giảm lần lượt 263,671 triệu đồng/ha/năm và 257,341 triệu đồng/ha/năm. Chỉ tiêu IRR lần lượt giảm 38,3% và 37,7%. Chỉ tiêu BCR lần lượt giảm 3,2 lần và 3,0 lần;
- Giá trị NPV mô hình cà phê giảm lần lượt 13,162 triệu đồng/ha/năm và 9,365 triệu đồng/ha/năm. Chỉ tiêu IRR lần lượt giảm 18,3% và 16,3%. Chỉ tiêu BCR không thay đổi và bằng 1,2 lần;
- Giá trị NPV mô hình trồng bơ booth xen trong vườn cà phê giảm lần lượt 257,269 triệu đồng/ha/năm và 253,507 triệu đồng/ha/năm. Chỉ tiêu IRR lần lượt giảm 67,8% và 67%. Chỉ tiêu BCR lần lượt giảm 5,5 lần và 5,2 lần;
Qua phân tích nêu trên cho thấy, khi chi phí giá đầu vào sản xuất tăng 20% thì giá trị NPV, IRR và BCR của các mô đều giảm.Tuy nhiên, nếu các hộ sản xuất các mô hình thực hiện tốt các biện pháp tổ chức sản xuất sẽ giảm được chi phí và vẫn có hiệu quả.
* Chu kỳ sản xuất biến động
Chu kỳ sản suất biến động cũng là một rủi ro thường xảy ra trong quá trình triển khai thực hiện các mô hình sản xuất. Chu kỳ sản xuất cũng bị tác động bỡi nhiều yếu tố như gió bão, kỹ thuật chăm sóc vườn cây, sâu bệnh hại gây ra. Chu kỳ sản xuất bị rút ngắn hay kéo dài đều làm cho các chỉ tiêu NPV, IRR và BCR biến động. Chu kỳ sản xuất cây hồ tiêu, cà phê và cây bơ booth giảm xuống còn 20 năm thì:
- Giá trị NPV mô hình hồ tiêu giảm còn 258,928 triệu đồng/ha/năm, Chỉ tiêu IRR giảm 38,8% và Chỉ tiêu BCR là 3,3 lần;
- Giá trị NPV mô hình cà phê giảm còn 16,427 triệu đồng/ha/năm, Chỉ tiêu IRR giảm 20,2% và Chỉ tiêu BCR là 1,3 lần;
- Giá trị NPV mô hình trồng bơ booth xen trong vườn cà phê giảm còn 249,886 triệu đồng/ha/năm. Chỉ tiêu IRR giảm 68,6% và Chỉ tiêu BCR bằng 5,9 lần;
Qua phân tích kết quả nêu trên cho thấy, sở dĩ mức giá trị NPV giảm nhiều hơn so với mức tăng giá trị NPV khi chu kỳ sản xuất cùng biến động tăng, giảm 5 năm là do những năm cuối của chu kỳ kinh doanh năng suất cây trồng các mô hình đều thấp hơn những năm giữa của chu kỳ sản xuất.
*Lãi suất chiết khấu biến động
Lãi suất chiết khấu biến động cũng là rủi ro trong quá trình triển khai đầu tư các mô hình sản xuất. Lãi suất ngân hàng tăng hay giảm phụ thuộc cơ bản vào chính sách tiền tệ điều tiết vĩ mô của Chính phủ.
Qua số liệu tính toán của tác giả ở Bảng 3.15 cho thấy, khi lãi suất chiết khấu ngân hàng giảm xuống 8%/năm và tăng lên 14,7%/năm, không ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu IRR ở các mô hình nghiên cứu. Tuy nhiên, Chỉ tiêu NPV và BCR biến động lớn khi lãi suất chiết khấu ở mức 8%/năm và 14,7%/năm ở các mô hình lần lượt:
- Giá trị NPV mô hình hồ tiêu giảm từ 363,324triệu đồng/ha/năm, xuống còn 172,132 triệu đồng/ha/năm. Giá trị NPV mô hình cà phê giảm từ 25,997 triệu đồng/ha/năm, xuống còn 7,479 triệu đồng/ha/năm. Giá trị NPV mô hình bơ booth xen trong vườn cà phê giảm từ 344,110 triệu đồng/ha/năm, xuống còn 174,687 triệu đồng/ha/năm.
- Giá trị BCR mô hình hồ tiêu giảm từ 3,7 lần, xuống còn 2,8 lần. Giá trị BCR mô hình cà phê giảm từ 1,4 lần xuống còn 1,2 lần. Giá trị BCR mô hình bơ booth xen trong vườn cà phê giảm từ 6,4 lần xuống còn 5,2 lần.
Qua phân tích việc biến động giá trị NPV và BCR ở 3 mô hình nghiên cứu cho thấy, lãi suất chiết khấu của các ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến hiệu quả kinh tế của từng mô hình. Đặc biệt những mô hình sản xuất có quy mô vốn lớn, phần vốn tự có của các chủ đầu tư, các nông hộ ít, chưa đảm bảo được tỷ lệ cơ cấu vốn nhất định thì đây thực sự là một rào cản trong đầu tư. Thực tế qua phân tích ở 03 mô hình cho thấy mô hình sản xuất hồ tiêu chuyên canh cần quy mô vốn lớn hơn 2 mô hình còn lại, bỡi vậy khi lãi suất chiết khấu ngân hàng tăng lên 14,7% thì giá trị thu nhập hiện tại ròng (NPV) giảm xuống thấp hơn giá trị NPV mô hình sản xuất bơ booth xen cà phê mặc dù điều kiện lãi suất chiết khấu ngân hàng tăng như nhau là 14,7%.
3.3.4. Một số gợi ý chính sách phát triển mô hình trồng bơ Booth xen trong vườn cà phê
Qua phân tích HQKT và nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất bơ booth, tác giả đề xuất một số chính sách như sau:
3.3.4.1. Về chính sách vĩ mô
a. Quy hoạch vùng sản xuất
Qua phân tích hiệu quả kinh tế, chúng ta thấy rằng mô hình trồng bơ booth xen trong vườn cà phê có hiệu quả cao với rủi ro thấp hơn trồng chuyên tiêu. Vì vậy, việc quy hoạch, quản lý quy hoạch vùng sản xuất sẽ giúp mở rộng và hình thành những vùng sản xuất tập trung là đặc biệt quan trọng. Thị xã Buôn Hồ có tiềm năng đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu thời tiết rất thích hợp cho việc đầu tư phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, hồ tiêu, ca cao, cao su nên đa số diện tích đất canh tác có cây lâu năm hiện hữu. Việc chuyển đổi cây trồng tiềm ẩn nhiều rủi ro nên trồng xen cây bơ trong vườn cà phê là giải pháp khả thi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Như vậy, việc khai thác và sử dụng nguồn lực đất đai vào phát triển sản xuất các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như mô hình trồng bơ Booth xen trong vườn cà phê sẽ giúp nâng cao đời sống người dân, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu xói mòn đất đai thì cần có chính sách;
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm và chiến lược sử dụng đất dài hạn trên cơ sở xem xét các yếu tố quy hoạch cụ thể, có căn cứ khoa học. Tổ chức quản lý quy hoạch vùng sản xuất và quy hoạch sử dụng đất chặt chẽ, định hướng cho nông dân phát triển cây trồng vật nuôi phù hợp theo quy hoạch;
- Đối với những diện tích cà phê già cỗi, cần có kế hoạch trồng tái canh theo hướng trồng bơ Booth xen trong vườn cà phê.
b. Chính sách phát triển công nghệ chế biến
Hiện tại, sản phẩm bơ booth chủ yếu tiêu dùng tươi trên thị trường nội địa và xuất khẩu qua Trung Quốc. Vấn đề chế biên sau thu hoạch với các sản phẩm bột bơ, tinh dầu bơ đang còn bỏ ngỏ. Việc phát triển công nghệ chế biến này sẽ đảm bảo vấn đề đầu ra bền vững cho ngành bơ nơi đây. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách quy hoạch, kêu gọi thu hút các nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, bảo quản trái bơ tại Đắk Lắk theo tiêu chuẩn cao, sạch, đủ điều kiện xuất khẩu trái bơ – Đặc sản của Buôn Hồ, Đắk Lắk, Việt Nam ra thị trường quốc tế; đầu tư xây dựng dây chuyền công nghệ, bảo quản, phân loại giữ tươi trái bơ đủ điều kiện cung cấp ra thị trường trong nước và xuất khẩu. Khi lượng bơ quả đã đủ lớn triển khai đầu tư xây dựng dây chuyền công nghệ chế biến dầu bơ, bột bơ,
c. Thị trường
Nhà nước có chính sách tạo điều kiện, hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ hợp tác tổ chức đăng ký nhãn mác, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hóa để quảng bá sản phẩm bơ Booth Buôn Hồ, Đắk Lắk phạm vi trong nước và tiến đến xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường.
d. Vốn tín dụng
- Nhà nước triển khai nhiều chính sách, chương trình, dự án cho vay ưu đãi để hộ sản xuất chủ động lựa chọn, quyết định trong hoạt động vay vốn để phục vụ sản xuất;
- Chính quyền địa phương phải đẩy nhanh việc rà soát cấp đổi, cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng cho các nông hộ để tạo điều kiện cho hộ sản xuất thực hiện thế chấp vay vốn phục vụ sản xuất;
- Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa thủ tục cho vay, mở rộng áp dụng cho vay tín chấp thông qua các tổ/hội hoặc chính quyền địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân;
- Các Ngân hàng, tổ chức tín dụng có cơ chế thông thoáng trong việc cho vay vốn, tập trung tăng cường công tác giám sát việc sử dụng, hổ trợ, hướng dẫn hộ sản xuất lập kế hoạch sản xuất, sử dụng vốn có hiệu quả nhất.
c. Nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông
- Các Tổ chức khuyến nông tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để giúp cho nông dân nâng cao kiến thức, ứng dụng vào thực tiễn hoạt động sản xuất;
- Trung tâm khuyến nông, Trạm khuyến nông cần phối hợp với UBND các xã, phường, các Hợp tác xã, các câu lạc bộ sản xuất bơ để xác định nội dung cần truyền đạt theo chủ đề cụ thể như: chăm sóc bơ ở thời kỳ KTCB, chăm sóc vườn cây ở thời kỳ kinh doanh, cách phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, bảo quản sản phẩm. Trên cơ sở đó tiến hành tập huấn cho các “hộ nông dân nòng cốt” và cán bộ khuyến nông xã;
- Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn, là các mô hình mẫu về áp dụng tiến bộ về giống, kỹ thuật bón phân hợp lý, tưới nước tiết kiệm, sản xuất theo mô hình VietGAP, để hộ sản xuất tham quan học tập;
- Trong dài hạn, trung tâm Khuyến nông cần xây dựng quy trình sản xuất mô hình trồng bơ xen trong vườn cà phê phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương;
3.3.4.2. Nâng cao kiến thức cho hộ sản xuất
Nâng cao HQKT và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất mô hình trồng bơ Booth trong vườn cà phê hộ sản xuất thường lựa chọn quy mô, cách thức sản xuất dựa trên điều kiện nguồn lực và khả năng của gia đình.. Vì vậy, cần triển khai,
- Quy hoạch mật độ trồng xen từ 100- 120 cây bơ/ha, mật độ cà phê còn lại khoảng 900- 1.000 cây/ ha; bơ là loại cây có thân mềm, dễ gãy nên xung quanh vườn cần trồng bổ sung cây chắn gió như muồng đen, cây keo;
- Quy hoạch xây dựng hệ thống tưới nước tiết kiệm từ nguồn nước các các trình thủy lợi, nước sông suối tự nhiên hoặc khai thác từ nguồn nước ngầm đủ để tưới cho cây cà phê và phục vụ tưới cho cây bơ trong 3 năm đầu;
- Tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn về kiến thức và kỹ thuật trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm bơ, cà phê. Thông qua đó giúp hộ nắm bắt được các kiến thức về mức độ và cách thức đầu tư các yếu tố đầu vào, chăm sóc cũng như bệnh lý để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời;
- Tổ chức các lớp tập huấn về lập kế hoạch sản xuất nhằm giúp cho hộ nâng cao kiến thức về tổ chức sản xuất, ra quyết định hợp lý trong việc sử dụng các nguồn lực. Hướng dẫn hộ sản xuất ghi nhật ký nông hộ để đảm bảo khâu quản lý chi phí và tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, giúp hộ giảm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất.
- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về kiến thức khoa học công nghệ mới trong sản xuất bơ. Tạo điều kiện để hộ sản xuất nắm bắt thông tin giá cả và cung cầu thị trường về sản phẩm bơ, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, dự báo trung và dài hạn về thị trường, giá cả, các chính sách có liên quan. Đa dạng hóa các hình thức cung cấp thông tin như thông qua loa đài phát thanh, truyền hình địa phương, các bản tin tại nhà văn hóa thôn, buôn;
- Hướng dẫn cho hộ sản xuất tiếp cận với các công cụ như: sản xuất theo đơn đặt hàng (hợp đồng), tham gia bảo hiểm nông nghiệp. Việc tham gia bảo hiểm nông nghiệp sẽ giúp hộ giảm thiểu được rủi ro trong quá trình sản xuất cũng như rủi ro thị trường. Bên cạnh đó, thông qua bảo hiểm nông nghiệp sẽ tạo cho hộ sản xuất có thói quen tuân thủ đúng quy trình sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa;
- Tăng cường mối quan hệ liên kết giữa các hộ sản xuất bơ. Có nhiều cách thực hiện như thành lập, khuyến khích hộ tham gia vào câu lạc bộ sản xuất bơ, tổ chức tham quan để học tập kinh nghiệm từ những mô hình sản xuất giỏi. Qua đó giúp hộ tiếp thu kỹ thuật sản xuất, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất;
- Tăng cường vai trò và nội dung hoạt động của các câu lạc bộ sản xuất. Ngoài việc sinh hoạt, chia sẻ kinh nghiệm giữa các hộ sản xuất trong câu lạc bộ, cần tăng cường mối quan hệ liên kết với các câu lạc bộ sản xuất bơ ở các địa phương khác trong tỉnh cũng như cả nước để chia sẻ kinh nghiệm từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, đóng gói, bảo quản, lưu thông và tiêu thụ sản phẩm;
- Thực hiện đa dạng hóa sản xuất, kết hợp sản xuất nông nghiệp với hoạt động phi nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi để tăng thu nhập. Điều này giúp hộ sử dụng có hiệu quả yếu tố nguồn lực và giảm được rủi ro sản xuất và rủi ro thị trường.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích thực trạng sản xuất mô hình trồng xen bơ booth trong vườn cà phê ở thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk, luận văn đã đề xuất một số chính sách dựa trên các căn cứ: Nhu cầu, khả năng sản xuất tiêu thụ sản phẩm bơ quả trong nước và phục vụ cho xuất khẩu; Định hướng, mục tiêu phát triển cây bơ Booth và các loại cây ăn quả có giá trị; Thực trạng sản xuất các mô hình trồng chuyên canh cà phê, hồ tiêu và trồng bơ Booth xen trong vườn cà phê trên địa bàn thị xã Buôn Hồ.
Để nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro sản xuất mô hình bơ Booth xen cà phê cần thực hiện đồng bộ một số chính sách vĩ mô và vi mô. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số chính sách: (i) Chính sách vĩ mô bao gồm chính sách quy hoạch và quản lý quy hoạch vùng sản xuất, chính sách phát triển công nghệ chế biến, về thị trường, chính sách đầu tư, tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông. (ii) Nâng cao kiến thức cho người sản xuất bao gồm hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho nông hộ, quy hoạch xây dựng vườn bơ xen cà phê, kỹ thuật chọn giống, sử dụng phân bón, thuốc BVTV, tổ chức chăm sóc, bảo vệ vườn cây, thu hoạch và chế biến
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1. Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk có lợi thế về phát triển cây công nghiệp lâu năm như cà phê, hồ tiêu, cao su, và đặc biệt trong thời gian gần đây các hộ nông dân triển khai nhiều mô hình sản xuất trồng chuyên canh hoặc xen cây bơ booth vào vườn cà phê mang lại HQKT rất cao. Hiện nay, quy mô sản xuất cây bơ booth trên địa bàn chưa lớn, nhưng tiềm năng phát triển có thể lên đến hàng nghìn hecta. Cây bơ booth, trên địa bàn thị xã Buôn Hồ phát triển đầu tiên là Phường Đạt Hiếu và sau đó phát triển rộng đến các phường An Lạc, Đoàn Kết và nay các hộ nông dân đã triển khai đều khắp trên các xã, phường thuộc thị xã. Năng suất bơ booth trồng trên địa bàn thị xã rất cao, vào năm thứ 4 đã cho trên 20 tạ/ha, cây bơ booth phát triển tốt, ít sâu bệnh. So với bơ truyền thống thì chất lượng bơ booth thơm ngon, cơm vàng, béo, ít nước, vỏ dày nên sâu rệp khó xâm nhập; thời gian khi hái đến khi quả chín từ 7 đến 10 ngày nên thuận tiện cho việc thu hái, bảo quản và vận chuyển; thời gian thu hoạch từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, lệch vụ so với các loại bơ truyền thống thu hái từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Đây là cơ sở quan trọng để phát triển, quảng bá thương hiện bơ booth Buôn Hồ và mở rộng thị trường.
2. Hoạt động sản xuất bơ booth trên địa bàn thị xã chủ yếu được tổ chức theo mô hình sản xuất nông hộ. Những điều kiện về đặc điểm của chủ hộ, các nguồn lực và tình hình chung của địa phương thuận lợi cho phát triển cây bơ booth.
3. Về hiệu quả mô hình sản xuất bơ booth trong thời gian qua là sự khởi đầu và đã mang lại nguồn thu nhập quan trọng cho các hộ triển khai mô hình. Mặc dù cây cà phê là cây trồng chủ lực trên địa bàn thị xã, nhưng bình quân mỗi hecta cà phê trong điều kiện chưa tính đến yếu tố rủi ro thì hộ sản xuất chỉ thu được mức thu nhập hỗn hợp 71 triệu đồng/ha/năm và lợi nhuận 46 triệu đồng/ha/năm. Các chỉ tiêu tài chính NPV = 16,958 triệu đồng/ha, IRR = 20,27% và BCR = 1,32 lần. Trong khi đó, sản xuất mô hình bơ booth xen trong vườn cà phê bình quân mỗi hecta, hộ sản xuất thu được mức thu nhập hỗn hợp 450 triệu đồng/ha/năm và lợi nhuận 425 triệu đồng/ha/năm. Các chỉ tiêu tài chính NPV = 261,031triệu đồng/ha, IRR = 68,56% và BCR = 5,91 lần, cao hơn rất nhiều lần so với các hộ triển khai mô hình trồng cà phê chuyên canh, điều này chứng tỏ hiệu quả và khả năng sinh lời của cây bơ booth là rất lớn. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất bơ booth chỉ ra rằng hộ triển khai mô hình có thể tăng thêm năng suất khi gia tăng các yếu tố phân bón, kỹ thuật chăm sóc, thu hái và bảo quản sản phẩm để đạt được lợi nhuận cao nhất.
4. Về rủi ro trong mô hình sản xuất bơ booth xen canh trong quá trình sản xuất, hộ cũng gặp nhiều rủi ro. Rủi ro do ảnh hưởng của thời tiết, sâu bệnh, kỹ thuật chăm sóc, sẽ ảnh hưởng đến năng suất và chu kỳ sản xuất của cây bơ. Rủi ro thị trường, do biến động giá đầu vào, đầu ra, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và hiệu quả kinh tế sản xuất mô hình. Các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất trong mô hình. Hầu hết các hộ tham gia mô hình đã nhận thức được và thực hiện các giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, phần lớn các giải pháp áp dụng đều dựa trên kinh nghiệm, mang tính tự phát.
5. Để nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro, hộ nông dân triển khai mô hình sản xuất bơ booth chuyên canh hoặc xen canh trong vườn cây cà phê cần phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp: (i) Giải pháp về kỹ thuật sản xuất; (ii) Giải pháp giảm thiểu rủi ro do thời tiết, khí hậu; (iii) Giải pháp giảm thiểu rủi ro do sâu bệnh; (iv) Giải pháp nâng cao năng lực cho hộ sản xuất; (v) Giải pháp về chính sách vĩ mô của Nhà nước.
2. Kiến nghị
- Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương
Nhà nước và chính quyền địa phương cần có các chính sách phù hợp để khuyến khích các tổ chức, các hộ dân triển khai mô hình sản xuất trồng xen cây bơ booth trong vườn cà phê, hồ tiêu, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu trên cơ sở khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Các vấn đề cụ thể bao gồm, quy hoạch vùng sản xuất cây ăn trái, chính sách hổ trợ tín dụng, chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách khuyến nông và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ vùng sản xuất.
- Chính quyền địa phương cần phối hợp, chỉ đạo cơ quan khuyến nông theo dõi hoạt động sản xuất các mô hình, trên cơ sở đó hổ trợ cho người sản xuất về kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh, kỹ thuật sản xuất: cắt tỉa cành, cách đầu tư chăm bón, sử dụng thuốc BVTV, cách thu hái, bảo quản sản phẩm cũng như thông tin về thị trường để giúp hộ sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro.
- Đối với hộ sản xuất mô hình trồng bơ booth xen trong vườn cà phê
Tăng cường tham gia các lớp tập huấn; liên kết, tổ chức xây dựng các Hợp tác xã hay câu lạc bộ sản xuất bơ booth ở địa phương để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi kiến thức trong sản xuất bơ.
Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật sản xuất để vườn cây phát triển tốt cho năng suất cao, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm để cung cấp ra thị trường trong nước, phục vụ xuất khẩu và mang tính bền vững.
Nâng cao kiến thức về thị trường và tiếp cận các công cụ quản lý rủi ro như Bảo hiểm nông nghiệp; đăng ký, cam kết sản xuất theo hợp đồng đặt hàng.
3. Khuyến nghị
Đối với hộ nông dân có dự định triển khai mô hình trồng chuyên canh hoặc xen canh cây bơ booth vào vườn cà phê thì không nên chặt bỏ hết vườn cây cà phê đang cho thu hoạch mà nên quy hoạch vườn cây theo hướng trồng xen canh từ 100- 120 cây bơ/ha hoặc trồng chuyên canh từ 200- 250 cây/ha. Trên cơ sở quy hoạch đó, thực hiện đào hố, trồng và chăm sóc cùng với chăm sóc cây cà phê để thực hiện phương châm “Lấy ngắn nuôi dài”.
Trên địa bàn thị xã Buôn Hồ hiện nay, chu kỳ sản xuất cây cà phê đã đến tuổi phải thay thế. Những vườn cà phê nào nằm trong giai đoạn phải tái canh lại cà phê theo quy hoạch của địa phương thì nên quy hoạch trồng xen cây ăn trái như bơ booth, sầu riêng, hoặc hồ tiêu để xen vào vườn cà phê, nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập, giảm thiểu rủi ro cho người nông dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
Bùi Nữ Hoàng Anh (2013), Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại Yên Bái giai đoạn 2012 -2020, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên.
Nguyễn Thị Minh Châu (2008), Tác động của một số yếu tố chính đến thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu Việt Nam trường hợp điển hình ở vùng Đông Nam Bộ, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
Cục thống kê tỉnh Đăk Lăk (2014), Niên giám thống kê 2014, NXB Cục thống kê Đắl Lăk.
Nguyễn Văn Hóa (2015), Bài giảng Kinh tế hộ và trang trại, dành cho học viên cao học ngành Kinh tế nông nghiệp.
Nguyễn Văn Ngãi, Lê Vũ, Đoàn Ngọc Trung và Đặng Lê Hoa (2006), Nghiên cứu lợi thế so sánh sản phẩm cao su miền Đông Nam Bộ, trích trong Nghiên cứu lợi thế so sánh của các sản phẩm đặc trưng ở vùng sinh thái Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội, tr 122.
Tuyết Hoa Niê Kdăm (2004), Kinh tế nông nghiệp, Đại học Tây Nguyên.
Lê Văn Gia Nhỏ (2005), Báo cáo phân tích kinh tế ngành hàng hồ tiêu, báo cáo tổng hợp đề tài nhánh đề tài KH&CN cấp Nhà nước: Nghiên cứu các giải pháp KHCN và thị trường để phát triển vùng hồ tiêu nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Miền Nam.
Sở KH&CN tỉnh Đắk Lắk (2005), Phân tích chuỗi gía trị bơ Đắk Lắk, chương trình phát triển MPI-GTZ.
Nguyễn Quang Thụ (2000), Những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê ở Đắk Lắk, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.
Tổng cục thống kê (2014), Niên giám thống kê 2014, NXB TK Hà Nội.
Bùi Dũng Thể (2014), Lựa chọn các giải pháp kinh tế, kỹ thuật để phát triển cây cao su đáp ứng yêu cầu phát triển nông thôn mới vùng gò đồi Bắc Trung Bộ, Báo cáo đề tài KH&CN cấp Bộ, Đại học Huế.
Phạm Thế Trịnh, Đào Châu Thu và Trần Minh Tiến (2014), “Hiệu quả kinh tế mô hình trồng xen mắc ca trong vườn cà phê trên đất đỏ bazan tại huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 12, số 3.
Nguyễn Khắc Quỳnh (2010), Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa lai thương phẩm của các hộ nông dân vùng đồng bằng Sông Hồng, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Lê Thị Xuân Quỳnh (2011), Rủi ro trong sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình nông thôn ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị chính sách, đề tài KH&CN cấp Bộ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
UBND thụ xã Buôn Hồ (2015), Đánh giá kết quả triển khai thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 5 năm (2010-2015), phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu giai đoạn 2015-2020.
UBND thị xã Buôn Hồ (2015), Báo cáo kết quả sản xuất nông, lâm nghiệp năm 2015 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân năm 2015-2016.
Viện kiến trúc quy hoạch Đô thị - Nông thôn - Bộ Xây dựng (2015), Quy hoạch chung xây dựng thị xã Buôn Hồ đến năm 2015.
Đỗ Văn Xê (2010), “Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình canh tác nông nghiệp: nghiên cứu trường hợp huyện Cai Lậy - Tiền Giang”, Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, số 13.
Internet:
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B2_th%E1%BB%8Bt
Cổng thông tin điện tử Chính phủ:
Cổng thông tin điện tử trích từ website: www.faostat.fao.org
PHỤ LỤC
Phụ lục 1.1. Diện tích sản xuất bơ một số Quốc gia trên Thế giới
Đơn vị tính: Ha
Tên quốc gia
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
BQC
Colombia
15.540
15.967
16.108
17.641
18.833
18.470
19.255
21.592
24.514
25.552
19.347
Indonesia
17.338
15.536
17.133
15.629
17.224
19.802
19.979
20.507
21.653
22.980
18.778
Israel
5.750
5.100
4.810
4.970
5.100
6.270
6.480
6.565
6.780
6.280
5.811
Mexico
95.399
100.000
103.119
105.477
110.377
112.479
121.491
123.403
126.598
130.308
112.865
South Africa
13.000
12.750
14.000
12.500
13.000
16.000
14.500
15.000
13.800
16.350
14.090
Spain
9.646
9.722
9.907
9.801
9.980
10.023
10.016
10.434
10.558
10.500
10.059
United States of America
27.074
27.790
27.357
29.070
29.684
29.473
26.819
24.253
24.261
25.000
27.078
Chile
23.800
24.000
26.700
26.700
26.800
33.800
33.500
34.057
36.388
37.000
30.275
Tổng Cộng
207.547
210,865
219,134
221.788
230.998
246.317
252.040
255.811
264.552
273.970
238.302
Nguồn: FAOSTAT, 2016
Phụ lục 1.2. Năng suất bơ một số Quốc gia trên Thế giới
( Tính bình quân Ha)
Tên quốc gia
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
BQC
5 NĂM CUỐI
Colombia
105
107
107
109
103
100
98
95
88
86
93
Indonesia
148
143
133
153
117
123
129
109
127
128
123
Israel
103
143
178
171
168
85
131
106
111
117
110
Mexico
95
99
99
108
104
103
101
90
100
101
99
South Africa
59
45
76
49
50
52
53
55
55
56
54
Spain
79
78
76
81
82
73
72
93
79
73
78
United States of America
78
59
104
85
65
36
101
65
98
98
80
Chile
59
67
60
77
78
36
69
49
43
43
48
Đơn vị tính: Tạ/Ha
Nguồn: FAOSTAT, 2016
Phụ lục 2.1. Lãi suất Ngân hàng
STT
Năm
Lãi suất NHNN (%)
Lãi suất NHCSXH (%)
Lãi suất BQ (%)
0
2005
14,30
8
11,2
1
2006
13,70
8
10,9
2
2007
13,20
8
10,6
3
2008
12,90
8
10,5
4
2009
12,58
8
10,3
5
2010
16,17
6,5
11,3
6
2011
19,72
6,5
13,1
7
2012
15,91
6,5
11,2
8
2013
13,31
6,5
9,9
9
2014
12,12
6,5
9,3
10
2015
10,85
6,5
8,7
Lãi suất trung bình
14,07
7,18
10,6
Nguồn số liệu Ngân hàng Agribank & NHCS Buôn Hồ
Phụ lục 3.1. Chi phí các yếu tố đầu vào trồng hồ tiêu
Thời kỳ KTCB tại Thị xã Buôn Hồ
( Tính bình quân ha)
Yếu tố đầu vào
ĐVT
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Tổng cộng
1. Gốc trụ
Trụ
1,600
0
0
1,600
2. Hom giống
Hom
3,200
0
0
3,200
3. Phân bón
Phân lân
Kg
500
0
0
500
Phân NPK
Kg
100
500
600
1.200
Phân chuồng
Kg
10.000
15.000
20.000
45.000
Vôi
Kg
400
100
100
600
4. Lao động
Công
366
366
235
967
Lao động gia đình
Công
266
266
200
732
Lao động thuê ngoài
Công
100
100
35
235
Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả
Phụ lục 3.2. Chi phí các yếu tố đầu vào trồng cà phê
Thời kỳ KTCB tại Thị xã Buôn Hồ
( Tính bình quân ha)
Yếu tố đầu vào
ĐVT
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Tổng cộng
1. Đào hố
Hố
1.100
0
0
1.100
2. Cây giống
Cây
1.100
0
0
1.100
3. Phân bón
Phân lân
Kg
250
0
0
250
Phân NPK
Kg
100
500
600
1.200
Phân chuồng
Kg
10.000
0
15.000
25.000
Vôi
Kg
200
0
0
200
4. Lao động
Công
148
134
134
416
Lao động gia đình
Công
100
100
100
300
Lao động thuê ngoài
Công
48
34
34
116
Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả
Phụ lục 3.3 Chi phí các yếu tố đầu vào trồng bơ Booth
Xen canh cà phê thời kỳ KTCB tại Thị xã Buôn Hồ
( Tính bình quân ha)
Yếu tố đầu vào
ĐVT
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Tổng cộng
1. Đào hố
Hố
1.100
0
0
1.100
2. Cây giống
Cây
1.100
0
0
1.100
Cà phê
Cây
1.000
0
0
1.000
Bơ Booth
Cây
100
0
0
100
3. Phân bón
Phân lân
Kg
250
0
250
500
Phân NPK
Kg
100
500
600
1.200
Phân chuồng
Kg
10.000
0
15.000
25.000
Vôi
Kg
200
0
0
200
4. Lao động
Công
148
134
134
416
Lao động gia đình
Công
100
100
100
300
Lao động thuê ngoài
Công
48
34
34
116
Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả
Phụ lục 3.4 Chi phí các yếu tố đầu vào trồng hồ tiêu
Thời kỳ kinh doanh ở thị xã Buôn Hồ
Năm
Phân bón (kg)
Lao động (công)
NPK
Phân chuồng
Lân
Vôi
Tổng LĐ
LĐGĐ
4
650
10.000
250
100
266
200
5
650
10.000
250
100
266
200
6
700
10.000
250
100
266
200
7
700
10.000
250
100
266
200
8
750
10.000
250
100
266
200
9
750
10.000
250
100
266
200
10
750
10.000
250
100
266
200
11
800
10.000
250
100
266
200
12
800
10.000
250
100
266
200
13
800
10.000
250
100
266
200
14
800
10.000
250
100
266
200
15
800
10.000
250
100
266
200
16
800
10.000
250
100
266
200
17
800
10.000
250
100
266
200
18
800
10.000
250
100
266
200
19
800
10.000
250
100
266
200
20
800
10.000
250
100
266
200
21
900
10.000
250
100
266
200
22
900
10.000
250
100
266
200
23
1,000
10.000
250
100
266
200
24
1,100
10.000
250
100
266
200
25
1,200
10.000
250
100
266
200
Phụ lục 3.5 Chi phí các yếu tố đầu vào trồng cà phê
Thời kỳ kinh doanh ở thị xã Buôn Hồ
Năm
Phân bón (kg)
Lao động (công)
NPK
Phân chuồng
Lân
Vôi
Tổng LĐ
LĐGĐ
4
1.250
5.000
250
100
166
100
5
1.250
5.000
250
100
166
100
6
1.250
5.000
250
100
166
100
7
1.250
5.000
250
100
166
100
8
1.250
5.000
250
100
166
100
9
1.250
5.000
250
100
166
100
10
1.250
5.000
250
100
166
100
11
1.250
5.000
250
100
166
100
12
1.250
5.000
250
100
166
100
13
1.250
5.000
250
100
166
100
14
1.250
5.000
250
100
166
100
15
1.250
5.000
250
100
166
100
16
1.250
5.000
250
100
166
100
17
1.250
5.000
250
100
166
100
18
1.300
5.000
250
100
166
100
19
1.300
5.000
250
100
166
100
20
1.300
5.000
250
100
166
100
21
1.300
5.000
250
100
166
100
22
1.500
5.000
250
100
166
100
23
1.500
5.000
250
100
166
100
24
1.500
5.000
250
100
166
100
25
1.500
5.000
250
100
166
100
Phụ lục 3.6 Chi phí các yếu tố đầu vào trồng Bơ Booth
Xen canh cà phê thời kỳ kinh doanh ở thị xã Buôn Hồ
Năm
Phân bón (kg)
Lao động (công)
NPK
Phân chuồng
Lân
Vôi
Tổng LĐ
LĐGĐ
4
1.250
5.000
250
100
166
100
5
1.250
5.000
250
100
166
100
6
1.250
5.000
250
100
166
100
7
1.250
5.000
250
100
166
100
8
1.250
5.000
250
100
166
100
9
1.250
5.000
250
100
166
100
10
1.250
5.000
250
100
166
100
11
1.250
5.000
250
100
166
100
12
1.250
5.000
250
100
166
100
13
1.250
5.000
250
100
166
100
14
1.250
5.000
250
100
166
100
15
1.250
5.000
250
100
166
100
16
1.250
5.000
250
100
166
100
17
1.250
5.000
250
100
166
100
18
1.300
5.000
250
100
166
100
19
1.300
5.000
250
100
166
100
20
1.300
5.000
250
100
166
100
21
1.300
5.000
250
100
166
100
22
1.500
5000
250
100
166
100
23
1.500
5.000
250
100
166
100
24
1.500
5.000
250
100
166
100
25
1.500
5.000
250
100
166
100
Phụ lục 3.7 Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu Việt Nam
Từ năm 2003 đến năm 2012
( Tính bình quân 1 ha)
Năm
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Giá
Tỷ giá
VNĐ
(Ha)
(Tạ/Ha)
(Tấn)
(USD/tấn)
(USD/VNĐ)
2003
30.600
29,1
89.180
1.668,2
22.000
36.700.400
2004
36.200
26,4
95.420
1.131,6
22.000
24.895.200
2005
39.400
26,5
104.390
1.660,0
22.000
36.520.000
2006
40.500
25,3
102.570
1.120,4
22.000
24.648.800
2007
41.100
28,2
116.090
2.971,4
22.000
65.370.800
2008
42.400
30,2
128.000
3.068,6
22.000
67.509.200
2009
44.200
31,7
140.000
2.380,9
22.000
52.379.800
2010
44.300
30,9
137.000
2.849,2
22.000
62.682.400
2011
45.070
32,4
146.000
4.679,1
22.000
102.940.200
2012
47.092
32,3
152.300
6.104,4
22.000
134.296.800
BQC 10 năm
41.086,2
29,3
121.095
2.763,4
22.000
60.794.360
BQC 5 năm cuối
44.612,4
31,5
140.660
3.816,4
22.000
83.961.680
Nguồn: FAOSTAT, 2016
Phụ lục 3.8 Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê Việt Nam
Từ năm 2003 đến năm 2012
( Tính bình quân 1 ha)
Năm
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Giá
Tỷ giá
VNĐ
(Ha)
(Tạ/Ha)
(Tấn)
(USD/tấn)
(USD/VNĐ)
2003
480.500
16,5
793.700
119,5
22,000
2.629.000
2004
479.100
19,1
913.800
104,1
22,000
2.290.200
2005
483.600
17,2
831.000
368,7
22,000
8.111.400
2006
483.200
20,4
985.300
397,2
22,000
8.738.400
2007
488.900
25,6
1.251.000
1.167,9
22,000
25.693.800
2008
500.200
21,1
1.055.811
1.103,3
22,000
24.272.600
2009
507.200
20,9
1.057.540
1.154,2
22,000
25.392.400
2010
511.900
21,6
1.105.700
1.254,4
22,000
27.596.800
2011
543.865
23,5
1.276.506
1.696,0
22,000
37.312.000
2012
574.314
22,5
1.292.389
1.666,7
22,000
36.667.400
BQC 10 năm
505.277,9
20.8
1.056.274,6
903,2
22,000
19.870.400
BQC 5 năm cuối
527.495,8
21.9
1.157.589,2
1.374,9
22,000
30.248.240
Nguồn: FAOSTAT, 2016
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ SẢN XUẤT
Phiếu số:........................ Mã số:...............
Phường.......................... Thị xã Buôn Hồ
Ngày phỏng vấn:...../3/2016
I. ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỘ
Họ và tên người trả lời phỏng vấn:...............................................
Giới tính:.............. Tuổi Dân tộc:
Trình độ học vấn .......... Số khẩu trong gia đình
Số lao động: ...... Lao động nam.........
II. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA HỘ
2.1. Đất đai của hộ
Tổng diện tích đất SXNN:................ m2
Trong đó:
Diện tích trồng hồ tiêu thuần:................m2
Diện tích trồng cà phê thuần............. m2
Diện tích bơ xen cà phê ...........m2
2. 2. Vốn sản xuất của hộ
Tổng vốn: triệu đồng
Trong đó:
Vốn tự có: .................triệu đồng;
Vốn vay: triệu đồng;
2.3. Phương tiện phục vụ sản xuất
Loại phương tiện
ĐVT
Số lượng
Giá trị
(Đồng)
Năm mua
Số năm sử dụng
Mục đích sử dụng
- Máy xay sát
Chiếc
- Máy phát điện
Cái
Bình phun thuốc
Cái
- Máy bơm nước
Cái
- Béc tưới nước
Cái
- Ống nước
Cuộn
2.4. Tình hình sản xuất của nông hộ
2.4.1. Thu từ sản xuất của hộ gia đình
Nguồn thu
Năm trồng
Doanh thu năm 2015
Số lượng
(Kg)
Đơn giá
( Đồng)
Thành tiền
( Đồng)
Cà phê
Bơ
Tiêu
2.4.2. Chi phí đầu tư thời kỳ KTCB vườn cây của hộ
Hạng mục
Năm trồng
Thời kỳ KTCB
Năm
Chi phí
( Đồng)
Số năm KTCB
Chi phí
( Đồng)
Cà phê
Bơ
Tiêu
2.4.3.Chi phí sản xuất thời kỳ kinh doanh của hộ
a) Mô hình cà phê chuyên canh
STT
Hạng mục
Cà phê
Số lượng
Đơn giá
(Đồng)
Giá trị
(Đồng)
I
Chi vật chất
1
Urê
2
Lân
3
Kali
4
NPK
5
Phân vi sinh
6
Phân chuồng
7
Phân khác
8
Thuốc BVTV
9
Nhiên liệu
10
Giống
II
Chi dịch vụ
1
Thuê máy móc
2
Thuê lao động
3
Thuê tưới
4
Lãi vay SX
III
Chi khác
IV
Công LĐ gia đình
b) Mô hình hồ tiêu chuyên canh
STT
Hạng mục
Hồ tiêu
Số lượng
Đơn giá
(Đồng)
Giá trị
(Đồng)
I
Chi vật chất
1
Urê
2
Lân
3
Kali
4
NPK
5
Phân vi sinh
6
Phân chuồng
7
Phân khác
8
Thuốc BVTV
9
Nhiên liệu
10
Giống
II
Chi dịch vụ
1
Thuê máy móc
2
Thuê lao động
3
Thuê tưới
4
Lãi vay SX
III
Chi khác
IV
Công LĐ gia đình
c) Mô hình hình Bơ xen cà phê
STT
Hạng mục
Cà phê
Bơ
Số lượng
Đơn giá
(VNĐ)
Giá trị (VNĐ)
Số lượng
(Kg)
Đơn giá
(VNĐ)
Giá trị
(VNĐ)
I
Chi vật chất
1
Urê
2
Lân
3
Kali
4
NPK
5
Phân vi sinh
6
Phân chuồng
7
Phân khác
8
Thuốc BVTV
9
Nhiên liệu
10
Giống
II
Chi dịch vụ
1
Thuê máy móc
2
Thuê lao động
3
Thuê tưới
4
Lãi vay SX
III
Chi khác
IV
LĐ gia đình
Ghi chú: * Nếu là của nhà thì ghi rõ và không cần ghi đơn giá và giá trị
III. THÔNG TIN CỦA HỘ
3.1. Tiếp cận thông tin thị trường
Nguồn thông tin tiếp cận giá cả của hộ
1. Ti vi/ đài/ báo [ ] 2. Đài phát thanh của địa phương [ ]
3. Người mua/ đại lý [ ] 4. Nông hộ khác [ ]
5. Các hiệp hội [ ] 6. Không có thông tin [ ]
3.2. Dịch vụ tín dụng
Trong năm 2015, gia đình có vay thêm vốn để sản xuất cà phê không?
1. Có [ ] 2. Không [ ]
Số lượng vốn vay: ............. triệu đồng Lãi suất: ..........% năm
Nguồn vay: 1. Ngân hàng [ ] 2. Tư nhân [ ]
Mục đích sử dụng vốn vay:
1. Mua vật tư, phân bón [ ] 2.Mua máy móc [ ]3. Khác [ ]
Gia đình có được hưởng chính sách hỗ trợ vay vốn của Chính phủ?
1. Có [ ] 2. Không [ ]
3.3. Dịch vụ khuyến nông
Gia đình có tham gia lớp tập huấn kỹ thuật canh tác cà phê, hồ tiêu, bơ hay tập huấn trồng các loại cây trồng khác không? 1. Có [ ] 2. Không [ ]
Số lần tham gia: ... Ai được tập huấn: 1. Chồng [ ] 2. Vợ [ ] 3. Con [ ]
Hình thức: 1. Huấn luyện kỹ thuật [ ] 2. Hội thảo đầu bờ [ ]
3. Tham quan [ ]4. Xây dựng mô hình điểm [ ]
Tiếp cận kiến thức canh tác cà phê của nông hộ:
1. Nhờ được tập huấn khuyến nông [ ] 2. Học từ nông trường [ ]
3. Tự đúc rút kinh nghiệm [ ] 4. Học hỏi từ các hộ khác [ ]
5. Kế thừa kiến thức gia đình [ ]
3.4. Dịch vụ cung cấp đầu vào
Gia đình thường mua phân bón ở đâu?
1. Đại lý bán buôn [ ] 2. Đại lý bán lẻ [ ] 3. Cửa hàng nhỏ [ ]
Hình thức thanh toán:
1. Bẳng tiền mặt [ ] 2. Bằng cà phê [ ] 3. Khác [ ]
Thời điểm trả tiền:
1. Trả ngay [ ]2. Mua chịu không lãi suất [ ] 3. Mua chịu có lãi suất [ ]
Khoảng cách từ nhà đến địa điểm mua phân bón: ......... km
Gia đình có được hưởng chính sách hỗ trợ phân bón của Chính phủ?
1. Có [ ] 2. Không [ ]
Xin chân thành cảm ơn Ông/Bà đã tham gia trả lời phỏng vấn!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 14818016_vo_van_su_9231.doc