Luận văn Hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém" [21, tr.269]. Việc thất thu thuế cũng như không phát hiện kịp thời các vụ việc vi phạm Luật Thuế GTGT có nhiều nguyên nhân, trong đó không thể không nói đến đội ngũ cán bộ, viên chức, công chức ngành thuế. Cho nên, để nâng cao hiệu quả thực hiện Luật Thuế GTGT, bên cạnh nhiều nội dung công việc phải làm thì cần phải chú trọng nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế. Cán bộ thuế phải có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ đủ sức đáp ứng yêu cầu thực tế. Muốn thế, cần tập trung làm tốt các vấn đề sau: Một là, rà soát lại biên chế tổ chức và chất lượng công tác của cán bộ, công chức ngành thuế. Đây là việc làm rất quan trọng bởi hiện tại, cán bộ, công chức ngành thuế, theo biên chế, có nơi thừa, nơi thiếu, chất lượng công tác cũng không giống nhau. Cần rà soát biên chế tổ chức của các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành theo hướng tinh giảm biên chế, nâng cao năng lực bộ máy, kiên quyết loại khỏi bộ máy những cán bộ những nhiễu, tiêu cực và bổ sung cán bộ, viên chức đủ phẩm chất, năng lực thực hiện nhiệm vụ của ngành thuế ở những nơi còn thiếu hoặc cán bộ, công chức yếu.

doc125 trang | Chia sẻ: anhthuong12 | Lượt xem: 767 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trì nghiêm quy chế đào tạo. Trong quá trình đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế, cần chú ý đúng mức đến nâng cao trình độ lý luận chính trị, bồi dưỡng đạo đức cách mạng và gắn công tác đào tạo, đào tạo lại với công tác quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ. Bốn là, Tổ chức nghiêm túc các kỳ thi tuyển viên chức ngành thuế. Những năm vừa qua, Tổng cục Thuế đã tổ chức khá tốt việc thi tuyển viên chức ngành thuế. Các cuộc thi được tổ chức chặt chẽ, đảm bảo khách quan, đúng quy chế và đã tuyển lựa được nhiều công chức ngành thuế có năng lực chuyên môn tốt. Tuy nhiên, hiện còn tồn tại một số mặt xung quanh các cuộc thi cần khắc phục như công tác kiểm duyệt hồ sơ, chưa chú trọng đến kiểm tra nhận thức lý luận chính trị, tính công khai, minh bạch về công bố kết quả thi... Trong công cuộc cải cách hành chính thuế, quản lý thuế bằng công cụ tin học được đặt ra như một tất yếu và đây là một bước đột phá lớn của ngành thuế. Hiện nay, toàn ngành có hơn 5.500 cán bộ tin học trong đó có hơn 150 cán bộ chuyên tin có khả năng tiếp nhận công nghệ thông tin để triển khai thực hiện thuế có hiệu quả ở các địa phương. Ngành thuế đã thực hiện nối mạng nội bộ ở tất cả 61 tỉnh, thành và hơn 50 chi cục thuế lớn trong cả nước với hơn 4.050 máy tính và hơn 100 máy chủ tạo nên một mạng lưới thông tin thống nhất ở các tỉnh. Các chương trình phần mềm được tổng cục thuế thống nhất triển khai chính xác, an toàn và hiệu quả. Các chương trình quản lý mã số thuế, quản lý thuế, quản lý ấn chỉ hai cấp cục và chi cục. Để có thể phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những tồn tại của công tác công nghệ tin học nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý thuế cần phải quan tâm đến các vấn đề sau: Thứ nhất, ưu tiên đầu tư và phát triển các hệ thống thông tin phục vụ chuyên ngành như các chương trình quản lý mã số đối tượng nộp thuế, quản lý hoá đơn, tính thuế, lập bộ và theo dõi nợ đọng, quyết toán thuế. Thứ hai, ưu tiên cung cấp trang thiết bị cho các địa phương có địa giới hành chính rộng, có số thu lớn nhằm giảm bớt công việc thủ công, phát triển tin học một cách đồng bộ đến tất cả các địa phương, xây dựng hệ cơ sở dữ liệu đồng nhất, phát triển chương trình ứng dụng, từng bước phát huy hiệu quả hệ thống mạng máy tính ở từng cục thuế, chi cục thuế. Thứ ba, cần chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ tin học, phải tiến hành đào tạo thường xuyên và chất lượng đào tạo phải đặt lên hàng đầu nên đào tạo theo nhiều trình độ khác nhau như đào tạo các cán bộ theo trình độ cao để có thể quản lý các dự án tin học lớn trong ngành đạo tạo các cán bộ quản lý và triển khai ứng dụng, đạo tạo các cán bộ sử dụng chương trình ứng dụng cho các cán bộ không chuyên hiện đang làm việc ở các phòng ban khác. Thứ tư, thực hiện kết nối mạng giữa cơ quan thuế với đối tượng nộp thuế và các cơ quan quản lý chức năng khác để luôn có đầy đủ những thông tin và dữ liệu cần thiết giữa chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý phục vụ cho công tác quản lý thuế. * * * Đứng trước yêu cầu hội nhập và phát triển, để nâng cao hiệu quả thực hiện Luật Thuế GTGT cần phải quán triệt 3 quan điểm: Thực hiện Luật Thuế GTGT để góp phần thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; Thực hiện Luật Thuế GTGT phải có sự tương thích, phù hợp, tương đồng với các loại thuế khác và tính đến hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới và cần kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội trong quá trình thực hiện Luật Thuế GTGT. Các nhóm giải pháp đối với thực hiện Luật Thuế GTGT thời gian tới là: Kiện toàn và hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về thuế hiện nay, cải cách mạnh mẽ công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Tiếp tục hoàn thiện thuế GTGT, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người dân về thực hiện Luật Thuế GTGT; Thực hiện đúng quy trình quản lý Luật thuế GTGT, hoàn thiện chế độ quản lý chứng từ hóa đơn GTGT triệt để chống thất thu thuế để đảm bảo sự công bằng, bình đẳng cho các chủ thể trong nền kinh tế thị trường và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế. Hiện đại công tác quản lý thuế bằng công cụ tin học KẾT LUẬN 1. Luật thuế GTGT là một trong những công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước, thay thế cho thuế doanh thu, được áp dụng cho phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ qua mỗi khâu của quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. 2. Luật Thuế giá trị gia tăng được Quốc hội khoá IX thông qua ngày 10 tháng 5 năm 1997, tại kỳ họp thứ 11, có hiệu lực thi hành từ 01/01/1999. Trong quá trình triển khai thực hiện, Luật Thuế GTGT đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần nhằm tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát sinh cho phù hợp với bối cảnh toàn cầu hóa, xu thế hội nhập, yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Hiện tại, Việt Nam đang áp dụng Luật Thuế GTGT năm 2008, sửa đổi năm 2013. 3. Hiệu quả thực hiện Luật Thuế GTGT là tiêu chí phản ánh những kết quả đạt được về mặt thu cho NSNN và những tác động tích cực đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, hướng tới hoàn thành những mục tiêu kinh tế xã hội đã đặt ra - được đánh giá trên 3 tiêu chí chủ yếu: Tình hình thu ngân sách nhà nước; Việc đạt các chỉ tiêu tăng trưởng và xu hướng phát triển của nền kinh tế; Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sau khi áp dụng Luật Thuế GTGT. 4. Luật Thuế GTGT đã đi vào cuộc sống và tác động tích cực đến nhiều mặt kinh tế - xã hội của đất nước và đạt được một số mục tiêu về tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội, giúp nhà nước quản lý, điều tiết nền KTTT định hướng XHCN, khuyến khích các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân quá trình thực hiện Luật vẫn còn tình trạng trốn thuế, lậu thuế gây thất thoát lớn cho ngân sách, tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội. 5. Để thực hiện có hiệu quả Luật thuế GTGT trong thời gian tới cần quán triệt 3 quan điểm cơ bản và thực hiện đồng bộ 4 nhóm giải pháp chủ yếu. Các giải pháp có vị trí vai trò không ngang bằng nhau. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Văn Ái, Đỗ Đức Minh, Nguyễn Mai Phương (2002), Chính sách thuế của Việt Nam trong tiến trình hội nhập, Nxb Tài Chính, Hà Nội. Lê Văn Ái, Đỗ Đức Minh, Đỗ Thị Thìn (2002), Thuế thu nhập cá nhân trên thế giới và định hướng vận dụng ở Việt Nam, Nxb Tài chính. Hà Nội Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2003 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế GTGT và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT; Bộ Tài chính (2004), Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010, Hà Nội. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 127/2004/TT-BTC ngày 27 tháng 12 năm 2004 về sửa đổi Thông tư số 127/2003/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2003 và thông tư số 84/2004/TT-BTC ngày 18/8/2004 về mẫu tờ khai và hướng dẫn lập tờ khai thuế GTGT. Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 quy định chi tiết thi hành Luật Thuế GTGT và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT. Phạm Thế Duyệt, Chỉ thị Số 44-CT/TW ngày 04 tháng 11 năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng và các Luật Thuế mớ”, /Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30597&cn_id=215529. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia. Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng Cộng sản Việt Nam, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, ?topic=191&subtopic=8&leader_topic=989&id=BT531160686, ngày 7/5/2012. Trần Tất Đạt, Nâng cao hiệu quả thực hiện Luật vốn lưu động, Đặng Hiếu, Cần đẩy mạnh chống thất thu ngân sách nhà nước ngày 15/11/2013. Mai Thị Mai Hoa (2004), Định hướng hoàn thiện chính sách thuế trong bối cảnh tài chính hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại Học Kinh tế TPHCM. Phạm Hoàng, Một số biện pháp góp phần hoàn thiện Luật Thuế giá trị gia tăng đến 2020, Hội Tư vấn thuế Việt Nam (2013), Áp ngưỡng tính thuế GTGT tại Việt Nam: một số vấn đề đặt ra, Nguyễn Ngọc Hùng (2004), Những tác động về kinh tế - xã hội của thuế GTGT và hướng hoàn thiện thuế GTGT ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trường Đại Học Kinh tế TPHCM. Ka Ka,Chú trọng chống thất thu, tăng cường xử lý nợ đọng thuế Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 5, Nxb CTQG, Hà Nội 1995 Phan Hiển Minh, Châu Thành Nghĩa, Nguyễn Ngọc Thanh (2002), Hệ thống các quy định về ưu đãi, miễn, giảm thuế, Nxb Thống Kê, Hà Nội. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp nước Cộng hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2013), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013) Luật số: 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT. Soha, Thế giới áp dụng thuế GTGT thế nào?, Tạp chí thuế, Áp ngưỡng tính thuế GTGT tại Việt Nam: một số vấn đề đặt ra, Đặng Văn Thanh (2011), Những vấn đề đặt ra với kiểm toán thuế và giải pháp nâng cao chất lượng, Trần Văn Thọ, Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020, mot -tiep-can-khac-ve-chien-luoc-phat-trien-2011-2020, ngày 20/4/2013. Thủ tướng Chính phủ (2012), Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 26-11-2012 về việc tăng cường tiết kiệm, chống lãng phí trong thực hiện Luật ngân sách nhà nước ngày 26/11/2012. Hoàng Vũ Diệu Thúy (2010) "Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình". Luận văn Cao học. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Niên giám thống kê 2010 đến 2013 Tổng cục Thống kê Việt Nam (2013), tình hình thu ngân sách nhà nước 10:24 ngày 24/12/2013. Tổng cục Thuế (2005), Tài liệu tập huấn chương trình cải cách và hiện đại hóa ngành thuế đến năm 2010, Hà Nội. Tổng cục Thuế (2007), Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện các chính sách thuế mới hai năm từ năm 2005 đến năm 2007. Lý Thị Thùy Trang “Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Tân Châu, tỉnh An Giang”. Hiểu Trân, Tăng cường công tác thu hồi nợ thuế, 7:30 ngày 21/9/2014. Lê Xuân Trường, Tăng cường quản lý hóa đơn, góp phần đấu tranh chống gian lận thuế  ngày 26/9/2013. Hoàng Hải Vân, Một cách chống thất thu thuế, 00:37, ngày 29/11/2004 Vov.vn, Hà Nội tăng cường chống thất thu thuế hiệu quả, ngày 3/9/2013. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Luật Thuế GTGT (Ban hành năm 2008) QUỐC HỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- Luật số: 13/2008/QH12 Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2008 LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật Thuế giá trị gia tăng, Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Điều 2. Thuế giá trị gia tăng Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Điều 3. Đối tượng chịu thuế Hàng hóa, dịch vụ thực hiện Luật cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này. Điều 4. Người nộp thuế Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu). Điều 5. Đối tượng không chịu thuế 1. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu. 2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền. 3. Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp. 4. Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt. 5. Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê. 6. Chuyển quyền thực hiện Luật đất 7. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm người học, bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng và tái bảo hiểm. 8. Dịch vụ cấp tín dụng; kinh doanh chứng khoán; chuyển nhượng vốn; dịch vụ tài chính phát sinh, bao gồm hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn mua, bán ngoại tệ và các dịch vụ tài chính phát sinh khác theo quy định của pháp luật. 9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi. 10. Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và In-ter-net phổ cập theo chương trình của Chính phủ. 11. Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư; duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ. 12. Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội. 13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật. 14. Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. 15. Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học – kỹ thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử; in tiền. 16. Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện. 17. Máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để thực hiện Luật trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, dàn khoan, tàu thủy thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài thực hiện Luật cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê. 18. Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh. 19. Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ; đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế. Hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viên trợ không hoàn lại cho Việt Nam. 20. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất; gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài; hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau. 21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ; phần mềm máy tính. 22. Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác. 23. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến theo quy định của Chính phủ. 24. Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác cho người tàn tật. 25. Hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước. Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều này không được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào, trừ trường hợp áp dụng mức thuế suất 0% quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này. Chương 2. CĂN CỨ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ Điều 6. Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất. Điều 7. Giá tính thuế 1. Giá tính thuế được quy định như sau: a) Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; b) Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu. c) Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu tặng cho là giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này; d) Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế giá trị gia tăng; Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì giá tính thuế là tiền cho thuê trả từng thời kỳ hoặc trả trước cho thời hạn thuê chưa có thuế giá trị gia tăng; Trường hợp thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của nước ngoài loại trong nước chưa sản xuất được để cho thuê lại, giá tính thuế được trừ giá thuê phải trả cho nước ngoài. đ) Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế giá trị gia tăng của hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm; e) Đối với gia công hàng hóa là giá gia công chưa có thuế giá trị gia tăng; g) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế giá trị gia tăng. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị; h) Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa có thuế giá trị gia tăng, trừ giá chuyển quyền thực hiện Luật đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước; i) Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hóa và dịch vụ hưởng hoa hồng là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế giá trị gia tăng; k) Đối với hàng hóa, dịch vụ được thực hiện Luật chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì giá tính thuế được xác định theo công thức sau: Giá chưa có thuế giá trị gia tăng = Giá thanh toán 1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%) 2. Giá tính thuế đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng. 3. Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế. Điều 8. Thuế suất 1. Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 của Luật này khi xuất khẩu, trừ các trường hợp chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; dịch vụ cấp tín dụng, chuyển nhượng vốn, dịch vụ tài chính phát sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông; sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa qua chế biến quy định tại khoản 23 Điều 5 của Luật này. 2. Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây: a) Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt; b) Phân bón; quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng; c) Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác; d) Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp; đ) Sản phẩm trồng trọt,chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này; e) Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá; g) Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này; h) Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn; i) Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; bông sơ chế; giấy in báo; k) Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm máy cày, máy bừa, máy cấy, máy gieo hạt, máy tuốt lúa, máy gặt, máy gặt đập liên hợp, máy thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, máy hoặc bình bơm thuốc trừ sâu; l) Thiết bị, dụng cụ y tế, bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; m) Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học; n) Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim; o) Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách quy định tại khoản 15 Điều 5 của Luật này; p) Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của Luật khoa học và công nghệ. 3. Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Điều 9. Phương pháp tính thuế Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gồm phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. Điều 10. Phương pháp khấu trừ thuế 1. Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng được quy định như sau: a) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ; b) Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng; c) Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 12 của Luật này. 2. Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. Điều 11. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng 1. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng được quy định như sau: a) Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra nhân với thuế suất thuế GTGT; b) Giá trị gia tăng được xác định bằng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng. 2. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng áp dụng đối với các trường hợp sau đây: a) Cơ sở kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại  Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ; b) Hoạt động mua bán vàng, bạc, đá quý. Chương 3 KHẤU TRỪ, HOÀN THUẾ Điều 12. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào 1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau: a) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ thực hiện Luật cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ; b) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ thực hiện Luật đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa,dịch vụ thực hiện Luật cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Trường hợp thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định thực hiện Luật đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và không chịu thuế giá trị gia tăng thì được khấu trừ toàn bộ; c) Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân thực hiện Luật nguồn vốn viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được khấu trừ toàn bộ; d) Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung; thời gian để kê khai, bổ sung tối đa là 6 tháng, kể từ thời điểm phát sinh sai sót. 2. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định như sau: a) Có hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu; b) Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hóa, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng; c) Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này phải có hợp đồng ký kết với bên ngoài về việc bán, gia công hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, chứng từ thanh toán qua ngân hàng, tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu. Việc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu dưới hình thức thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước được coi là thanh toán qua ngân hàng. Điều 13. Các trường hợp hoàn thuế 1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng nếu trong ba tháng liên tục trở lên có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết. Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào thực hiện Luật cho nhà đầu tư mà chưa được khấu trừ hết và có số thuế còn lại từ hai trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng. 2. Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ hai trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng. 3. Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết. 4. Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Điều 14. Hóa đơn, chứng từ 1. Việc mua bán hàng hóa, dịch vụ phải có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật và các quy định sau đây: a) Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế thực hiện Luật hóa đơn giá trị gia tăng; hóa đơn phải được ghi đầy đủ, đúng nội dung quy định, bao gồm cả khoản phụ thu, phí thu thêm (nếu có). Trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng mà trên hóa đơn giá trị gia tăng không ghi khoản thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng đầu ra được xác định bằng giá thanh toán ghi trên hóa đơn nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này; b) Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng thực hiện Luật hóa đơn bán hàng. 2. Đối với các loại tem, vé là chứng từ thanh toán in sẵn giá thanh toán thì giá thanh toán tem, vé đó đã bao gồm thuế giá trị gia tăng. Chương 5. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 15. Hiệu lực thi hành 1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2009. 2. Luật này thay thế các luật sau đây: a) Luật Thuế giá trị gia tăng năm 1997; b) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng số 07/2003/QH11; 3. Bãi bỏ Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế giá trị gia tăng số 57/2005/QH11. Điều 16. Hướng dẫn thi hành Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều 5, 7, 8, 12, 13 và các nội dung cần thiết khác của Luật này theo yêu cầu quản lý. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 03 tháng 6 năm 2008. CHỦ TỊCH QUỐC HỘI Nguyễn Phú Trọng Phụ lục 2: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT QUỐC HỘI -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Luật số: 31/2013/QH13 Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2013 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12. Điều 1 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng: 1. Các khoản 4, 7, 8, 11, 15, 17, 23 và 25 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:  “4. Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl).”  “7. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm người học, các dịch vụ bảo hiểm khác liên quan đến con người; bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng, các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thuỷ sản; tái bảo hiểm. 8. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán sau đây: a) Dịch vụ cấp tín dụng bao gồm: cho vay; chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác; bảo lãnh; cho thuê tài chính; phát hành thẻ tín dụng; bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế; hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật; b) Dịch vụ cho vay của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng; c) Kinh doanh chứng khoán bao gồm: môi giới chứng khoán; tự doanh chứng khoán; bảo lãnh phát hành chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký chứng khoán; quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán; dịch vụ tổ chức thị trường của sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán; hoạt động kinh doanh chứng khoán khác theo quy định của pháp luật về chứng khoán; d) Chuyển nhượng vốn bao gồm: chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản xuất, kinh doanh, chuyển nhượng chứng khoán; hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật; đ) Bán nợ; e) Kinh doanh ngoại tệ; g) Dịch vụ tài chính phái sinh bao gồm: hoán đổi lãi suất; hợp đồng kỳ hạn; hợp đồng tương lai; quyền chọn mua, bán ngoại tệ; dịch vụ tài chính phái sinh khác theo quy định của pháp luật; h) Bán tài sản bảo đảm của khoản nợ của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam.”  “11. Dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ.”  “15. Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học - kỹ thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử; tiền, in tiền.”  “17. Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để thực hiện Luật trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc thuê của nước ngoài để thực hiện Luật cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê, cho thuê lại.”  “23. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác.”  “25. Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống. Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều này không được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào, trừ trường hợp áp dụng mức thuế suất 0% quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này.” 2. Các điểm a, b và d khoản 1 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:  “a) Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; b) Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và cộng với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu;”  “d) Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế GTGT. Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho thời hạn thuê thì giá tính thuế là số tiền cho thuê trả từng kỳ hoặc trả trước cho thời hạn thuê chưa có thuế giá trị gia tăng;” 3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 8; bổ sung điểm q vào khoản 2 Điều 8 như sau:  “1. Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 của Luật này khi xuất khẩu, trừ các trường hợp sau đây: a) Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; b) Dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; c) Dịch vụ cấp tín dụng; d) Chuyển nhượng vốn; đ) Dịch vụ tài chính phái sinh; e) Dịch vụ bưu chính, viễn thông; g) Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác quy định tại khoản 23 Điều 5 của Luật này. Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu là hàng hoá, dịch vụ được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của Chính phủ.”  “2. Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ sau đây: q) Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật nhà ở.” 4. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:  “Điều 10. Phương pháp khấu trừ thuế 1. Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng được quy định như sau: a) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ; b) Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng. Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng bằng giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ đó. Trường hợp thực hiện Luật chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ giá tính thuế GTGT xác định theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 7 của Luật này; c) Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 12 của Luật này. 2. Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ bao gồm: a) Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh; b) Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh. 3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.” 5. Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:  “Điều 11. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng 1. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý. GTGT của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng. 2. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau: a) Đối tượng áp dụng: - Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này; - Hộ, cá nhân kinh doanh; - Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có doanh thu phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, trừ tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam khấu trừ nộp thay; - Tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này; b) Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng được quy định như sau: - Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%; - Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%; - Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%; - Hoạt động kinh doanh khác: 2%.” 6. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:  “Điều 12. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào 1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau: a) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ thực hiện Luật cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế giá trị gia tăng đầu vào không được bồi thường của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng bị tổn thất; b) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ thực hiện Luật đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ thực hiện Luật cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ % giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng so với tổng doanh thu hàng hoá, dịch vụ bán ra; c) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân thực hiện Luật nguồn vốn viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được khấu trừ toàn bộ; d) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ thực hiện Luật cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí được khấu trừ toàn bộ; đ) Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế. 2. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định như sau: a) Có hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu; b) Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng; c) Đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này còn phải có: hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hoá, cung ứng dịch vụ; hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ; chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt; tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu. Việc thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu dưới hình thức thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước được coi là thanh toán không dùng tiền mặt.” 7. Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:  “Điều 13. Các trường hợp hoàn thuế 1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo; trường hợp lũy kế sau ít nhất mười hai tháng tính từ tháng đầu tiên hoặc ít nhất sau bốn quý tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ mà vẫn còn số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế. Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào thực hiện Luật cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT. 2. Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý. 3. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết. 4. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hoá mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh. 5. Việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các chương trình, dự án thực hiện Luật nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo được quy định như sau: a) Chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dự án thực hiện Luật nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả cho hàng hoá, dịch vụ mua tại Việt Nam để phục vụ cho chương trình, dự án; b) Tổ chức ở Việt Nam thực hiện Luật tiền viện trợ không hoàn lại, tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả cho hàng hóa, dịch vụ đó. 6. Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để thực hiện Luật được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng. 7. Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.” Điều 2 1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014, trừ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. 2. Quy định thuế suất 5% đối với bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội tại khoản 3 Điều 1 của Luật này được thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. 3. Giảm 50% mức thuế suất 10% thuế giá trị gia tăng từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2014 đối với bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại là căn hộ hoàn thiện có diện tích sàn dưới 70 m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2. 4. Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2013. CHỦ TỊCH QUỐC HỘI Nguyễn Sinh Hùng Bảng 2: Quyết toán thu ngân sách Nhà nước (2004-2011) Tỷ đồng 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 TỔNG THU 190928 228287 279472 315915 430549 454786 588428 704267 Thu trong nước (Không kể dầu thô) 104576 119826 145404 174298 240076 280112 377030 431066 Thu từ doanh nghiệp NN 32177 39079 46344 50371 71835 84049 112143 126944 Thu từ DN có vốn ĐTNN 15109 19081 25838 31388 43953 50785 64915 77432 Thu từ công, thương, dịch vụ ngoài QD 13261 16938 22091 31178 43527 47903 70023 86345 Thuế thực hiện Luật đất n.nghiệp 130 132 111 113 97 67 56 72 Thuế thu nhập cao 3521 4234 5179 7422 12940 14318 26276 38463 Phí trước bạ 2607 2797 3363 5690 7363 9670 12611 15701 Thu xổ số 4570 6142 Phí xăng dầu 3583 3943 3969 4457 4517 8962 10521 11201 Phí, lệ phí 4182 4192 4986 4059 7773 9363 10021 8264 Các khoản thu về nhà đất 17463 17757 20536 33925 39072 43677 55849 59466 Các khoản thu khác 7973 11673 6845 5695 8999 11318 14615 7178 Thu dầu thô 48562 66558 83346 76980 89603 61137 69179 110205 Thu hải quan 34913 38114 42825 60381 91457 105629 130351 155790 Thuế XNK, TTĐB; Thu chênh lệch giá hàng NK 21654 23660 26280 38385 60474 76996 74068 81440 Thuế GTGT hàng n.khẩu 13259 14454 16545 21996 30983 28633 56283 74350 Thu viện trợ không hoàn lại 2877 3789 7897 4256 9413 7908 11868 7206 Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê – Tổng cục thống kê Việt Nam Bảng 3: Cơ cấu thu ngân sách Nhà nước (2004-2011) % 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 TỔNG THU 100 100 100 100 100 100 100 100 Thu trong nước (Không kể dầu thô) 54.77 52.50 52.03 55.17 55.76 61.59 64.07 61.21 Thu từ doanh nghiệp NN 16.85 17.12 16.58 15.94 16.68 18.48 19.06 18.02 Thu từ DN có vốn ĐTNN 7.91 8.36 9.25 9.94 10.21 11.17 11.03 10.99 Thu từ công, thương, dịch vụ ngoài QD 6.95 7.42 7.90 9.87 10.11 10.53 11.90 12.26 Thuế thực hiện Luật đất n.nghiệp 0.07 0.06 0.04 0.04 0.02 0.01 0.01 0.01 Thuế thu nhập cao 1.84 1.85 1.85 2.35 3.01 3.15 4.47 5.46 Phí trước bạ 1.37 1.23 1.20 1.80 1.71 2.13 2.14 2.23 Thu từ xổ số 2.39 2.20 Phí xăng dầu 1.88 1.73 1.42 1.41 1.05 1.97 1.79 1.59 Phí, lệ phí 2.19 1.84 1.78 1.28 1.81 2.06 1.70 1.17 Các khoản thu về nhà đất 9.15 7.78 7.35 10.74 9.07 9.60 9.49 8.45 Các khoản thu khác 4.18 5.11 2.45 1.80 2.09 2.49 2.48 1.03 Thu dầu thô 25.43 29.16 29.82 24.37 20.81 13.44 11.76 15.65 Thu hải quan 18.29 16.69 15.32 19.11 21.24 23.23 22.15 22.12 Thuế XNK, TTĐB; Thu chênh lệch giá hàng NK 11.34 10.36 9.40 12.15 14.04 16.93 12.59 11.56 Thuế GTGT hàng n.khẩu 6.94 6.33 5.92 6.96 7.20 6.30 9.56 10.56 Thu viện trợ không hoàn lại 1.51 1.65 2.83 1.35 2.19 1.74 2.02 1.02 Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê – Tổng cục thống kê Việt Nam(2011) Phụ lục 3: Tỷ suất thuế GTGT các nước EU Nước Tỷ suất Viết tắt Tên gọi Chuẩn Sau khi giảm  Áo 20% 12% hoặc 10% MWSt Mehrwertsteuer  Bỉ 21% 12% hoặc 6% BTW TVA Belasting over de toegevoegde waarde Taxe sur la Valeur Ajoutée  Síp 15% 5% ΦΠΑ Φόρος Προστιθεμένης Αξίας  Cộng hòa Séc[1] 20% 10% DPH Daň z přidané hodnoty  Đan Mạch 25% moms Merværdiafgift  Estonia[1] 20% 9% km Käibemaks Phần Lan [1] 23% 19% hoặc 9% ALV Moms Arvonlisävero Mervärdesskatt  Pháp 19.6% 5.5% hoặc 2.1% TVA Taxe sur la Valeur Ajoutée Đức 19% 7% MWSt Mehrwertsteuer Hy Lạp[1] 23% 13% hoặc 6,5% (giảm 30% tới 13%, 6% và 3% trên những đảo) ΦΠΑ Φόρος Προστιθεμένης Αξίας  Hungary 25% 18% hoặc 5%[1] ÁFA általános forgalmi adó  Ireland 21% 13.5% hoặc 4.8% CBL Cáin Bhreisluacha Ý 20% 10%, 6% hoặc 4% IVA Imposta sul Valore Aggiunto  Latvia[1] 22% 12% hoặc 0% PVN Pievienotās vērtības nodoklis Litva 21%[1] 9% hoặc 5% PVM Pridėtinės vertės mokestis  Luxembourg 15% 12%, 9%, 6%, hoặc 3% TVA Taxe sur la Valeur Ajoutée  Malta 18% 5% TVM Taxxa tal-Valur Miżjud  Hà Lan 19% 6% BTW Belasting over de toegevoegde waarde  Ba Lan[1] 23% 8% hoặc 5% PTU Podatek od towarów I usług Bồ Đào Nha[1] 23% 13% hoặc 6% IVA Imposto sobre o Valor Acrescentado  Slovakia[1] 20% 10% [2] DPH Daň z pridanej hodnoty  Slovenia 20% 8.5% DDV Davek na dodano vrednost  Tây Ban Nha[1] 18% 8% hoặc 4% IVA Impuesto sobre el valor añadido Thụy Điển 25% 12% hoặc 6% Moms Mervärdesskatt  Anh Quốc 20%[1] 5% hoặc 0% VAT Value Added Tax Nguồn: Phụ lục 4: Mức ngưỡng thuế GTGT tại một số nước Đông Nam á và OECD Nguồn:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdo_khac_quan_1088_2086864.doc
Luận văn liên quan