Từkết quảthí nghiệm trên rút có thểra kết luận nhưsau:
- Môi trường thích hợp cho sựnhân chồi gấc in vitrolà môi trường cơbản MS
có bổsung 0,2 ppm BA+0,02 ppm IBA hiệu quảnhất trong sựtạo chồi gấc in vitro.
- Sửdụng môi trường cơbản MS có bổsung 0,2 ppm NAA kết hợp với 2 g/l
than hoạt tính thích hợp cho tạo rễchồi gấc in vitro.
- Sửdụng môi trường chất nền là tro trấu có phủmàng nylon giữ ẩm thích hợp
cho bước đầu thuần dưỡng cây gấc in vitro.
79 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3682 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hiệu quảcủa benzyl adenine, naphthaleneacetic acid, indole-3-butyric acid và than hoạt tính trên sựnhân chồi và tạo rễ cây gấc (momordica cochinchinensis(lour.) spreng.) in vitro, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t quá trình tiến hành thí nghiệm ghi nhận, hai nghiệm thức 0,1
ppm BA+0,01 ppm IBA và 0,2 ppm BA+0,02 ppm IBA cây sinh trưởng và phát
triển tốt với lá mới hình thành to hơn so với các nghiệm thức còn lại. Các nghiệm
thức ở nồng độ BA cao (0,6 ppm; 0,8 ppm) lá hình thành nhỏ, thuôn nhọn, xanh
vàng. Điều này có thể do cytokinin ngoài vai trò phân chia tế bào, còn kính thích sự
biến đổi của những lục lạp còn non thành lục lạp, giúp chồi bên tránh bớt sự ức chế
của chồi ngọn, làm chậm sự lão hoá đặc biệt là đối với bộ lá (Bùi Tuấn Anh và ctv.,
2000). Do đó, cytokinin ở nồng độ cao đã gây bất lợi cho sự phát triển của bộ lá.
40
Bảng 3.1 Hiệu quả của BA và IBA lên sự gia tăng chiều cao cụm chồi
của mẫu chồi gấc in vitro theo thời gian (tuần sau khi cấy)
Nghiệm thức Tuần sau khi cấy
3 6
Đối chứng 3,46 bc 4,68 de
0,1 ppm BA 3,78 abc 5,65 bc
0,2 ppm BA 3,62 abc 5,67 bc
0,4 ppm BA 3,67 abc 5,10 cd
0,6 ppm BA 3,45 ab 4,29 def
0,8 ppm BA 3,21 c 4,13 ef
1 ppm BA 3,34 bc 3,71 f
0,1 ppm BA+0,01 ppm IBA 4,06 a 6,38 ab
0,2 ppm BA+0,02 ppm IBA 4,09 a 6,73 a
0,4 ppm BA+0,04 ppm IBA 3,90 ab 5,87 abc
0,8 ppm BA+0,08 ppm IBA 3,73 abc 5,07 cde
F tính * **
CV (%) 11,23 9,9
Ghi chú:
Trong cùng một cột các số có chữ số theo sau giống nhau không khác biệt có ý nghĩa thống kê.
ns: không khác biệt có ý nghĩa thống kê
*: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%
**: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%
Qua kết quả phân tích chiều cao cho thấy, vào cả 2 thời điểm 3 và 6 TSKC
ở các nghiệm thức có sự kết hợp giữa BA và IBA chiều cao cụm chồi gia tăng cao
hơn so với các nghiệm thức chỉ sử dụng BA, và sự khác biệt này biểu hiện càng rõ
vào thời điểm 6 TSKC. Trong suốt quá trình tiến hành thí nghiệm, quan sát thấy ở
ba nghiệm thức 0,1 ppm BA+0,01 ppm IBA, 0,2 ppm BA+0,02 ppm IBA và
nghiệm thức đối chứng có sự xuất hiện rễ. Điều này có thể do hàm lượng auxin nội
sinh trong cây gấc cao nên đã gây ra sự xuất hiện rễ. Đồng thời auxin được biết đến
là chất điều hoà sinh trưởng có vai trò quan trọng trong sự kiểm soát sự tăng dài của
tế bào từ đó đã làm gia tăng chiều dài thân chính. Theo Bùi Tuấn Anh và ctv.
41
(2000), khi có sự kết hợp giữa cytokinin nồng độ cao và auxin nồng độ thấp thì thân
và lá được tạo ra ngược lại thì sự tăng trưởng của rễ bắt đầu. Do đó, có thể sự kết
hợp ở nghiệm thức 0,1 ppm BA +0,01 ppm IBA đã xác định được sự phát triển của
lá, thân, rễ, còn ở nghiệm thức 0,2 ppm BA+0,02 ppm IBA chỉ giúp cho cây vươn
chiều cao và tạo lá còn sự hình thành rễ rất ít.
3.1.2 Trọng lượng cụm chồi gia tăng (g)
Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.2 cho thấy, vào thời điểm 3 và 6 TSKC
trọng lượng cụm chồi ở tất cả các nghiệm thức đều gia tăng.
Vào thời điểm 3 TSKC, nghiệm thức 0,4 ppm BA+0,04 ppm IBA có trọng
lượng cụm chồi gia tăng cao nhất (0,39 g) có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa1%
so với 2 nghiệm thức: đối chứng và 0,2 ppm BA. Tuy nhiên không khác biệt so với
các nghiệm thức còn lại.
Vào thời điểm 6 TSKC, nghiệm thức 0,4 ppm BA+0,04 ppm IBA và
nghiệm thức 0,8 ppm BA+0,08 ppm IBA có trọng lượng cụm chồi gia tăng cao
nhất (1,37 g và 1,38 g) và có khác biệt thống kê so với các nghiệm thức còn lại ở
mức ý nghĩa 1%. Nghiệm thức đối chứng có trọng lượng cụm chồi gia tăng thấp
nhất (0,58 g).
42
Bảng 3.2 Hiệu quả của BA và IBA lên sự gia tăng trọng lượng cụm chồi của
mẫu chồi gấc in vitro theo thời gian (tuần sau khi cấy)
Nghiệm thức Tuần sau khi cấy
3 6
Đối chứng 0,24 c 0,58 d
0,1 ppm BA 0,33 ab 0,70 cd
0,2 ppm BA 0,27 bc 0,72 cd
0,4 ppm BA 0,36 a 0,82 bcd
0,6 ppm BA 0,31 ab 1,05 b
0,8 ppm BA 0,35 a 0,95 bc
1 ppm BA 0,34 ab 1,00 bc
0,1 ppm BA+0,01 ppm IBA 0,33 ab 0,75 bcd
0,2 ppm BA+0,02 ppm IBA 0,35 a 0,91 bc
0,4 ppm BA+0,04 ppm IBA 0,39 a 1,37 a
0,8 ppm BA+0,08 ppm IBA 0,35 a 1,38 a
F
tính * **
CV (%) 17,64 17,36
Ghi chú:
Trong cùng một cột các số có chữ số theo sau giống nhau không khác biệt có ý nghĩa thống kê.
ns: không khác biệt có ý nghĩa thống kê
*: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%
**: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%
Từ kết quả phân tích ở Bảng 3.3 cũng cho thấy, có sự tác động phối hợp giữa 2
nồng độ BA và IBA, nhưng ở 3 TSKC sự biểu hiện khác biệt chưa lớn có thể do sự
tác động phối hợp này chưa đủ thời gian để biểu hiện. Trong suốt quá trình tiến
hành thí nghiệm quan sát ở tất cả các nghiệm thức đều có sự hình thành mô sẹo ở
phần gốc của mẫu chồi cấy, trong đó 2 nghiệm thức 0,8 ppm BA, 1 ppm BA và 0,8
ppm BA+0,08 ppm IBA có phần mô sẹo hình thành to, màu nâu vàng vào thời điểm
6 TSKC. Trọng lượng cụm chồi gia tăng bao gồm sự gia tăng về số chồi, chiều cao,
số lá và khối mô sẹo hình thành. Khi tăng nồng độ BA thì mô sẹo gia tăng theo. Do
đó trọng lượng cụm chồi ở các nghiệm thức có sử dụng kích thích tố đều có xu
43
hướng gia tăng cao. Theo Đặng Phương Trâm (1997), sự tăng sinh của mô sẹo
chính là kết quả của sự cân bằng giữa trạng thái sinh lý của mẫu cấy và tác động của
chất điều hoà sinh trưởng thực vật ngoại sinh trong môi trường nuôi cấy. Những
mảnh cơ quan đã trưởng thành thường không có khả năng tạo mô sẹo. Ngược lại,
những mảnh thân non hay cây con cắt đoạn dễ tạo mô sẹo trên môi trường có chất
điều hoà sinh trưởng thực vật, đặc biệt khi có auxin vì auxin có vai trò trong sự tạo
mô sẹo (Ahloowalia, 1991; Komamin và ctv., 1992; Liu và ctv., 1993; Zimmerman,
1993) (trích dẫn bởi Nguyễn Đức Lượng và ctv., 2002). Khi nồng độ auxin thấp thì
sự tạo rễ bất định chiếm ưu thế, khi nồng độ auxin cao thì không có sự tạo rễ nhưng
lại xảy ra sự tạo ra mô sẹo (Torres, 1989) (trích dẫn bởi Nguyễn Đức Lượng và ctv.,
2002). Nhưng khi nồng độ auxin tăng cao kích thích sự tạo mô sẹo dạng bở và khi
giảm nồng độ auxin thì mô sẹo có dạng nốt và chắc. Theo Nguyễn Đức Lượng và
ctv. (2002), đa số mẫu cấy thực vật thuộc nhóm song tử diệp không có khả năng tạo
mô sẹo trong môi trường chỉ có auxin mà cần phải có sự phối hợp giữa cytokinin và
auxin, nhưng cytokinin lại không cần thiết trong sự tạo mô sẹo từ cây một lá mầm
và auxin phải được sử dụng với nồng độ cao, ví dụ: 2,4-D 9,0 - 45,2 µM (2,0 - 10,0
mg/l).
3.1.3 Số chồi lớn (chồi hữu hiệu, chiều cao chồi ≥ 2 cm)
Một chồi được xem là hữu hiệu khi chồi này có thể được dùng để nhân tiếp
hay tạo rễ cũng như có thể đem ra nhà lưới cho việc thuần dưỡng. Qua quá trình thử
nghiệm, chọn các chồi có chiều cao từ 2 cm trở lên, có từ 3-5 lá là chồi hữu hiệu
(chồi lớn) và chồi trung bình là chồi có từ 1 đến nhỏ hơn 2 cm chiều cao (chồi nhỏ).
Kết quả trình bày ở Bảng 3.3 cho thấy, vào thời điểm 3 TSKC các nghiệm thức
có sự kết hợp giữa BA và IBA thì sự phát sinh chồi cũng như chiều cao chồi cao
hơn so với các nghiệm thức chỉ sử dụng BA. Trong đó nghiệm thức 0,4 ppm
BA+0,04 ppm IBA có số chồi lớn nhiều nhất (1,23 chồi) và có khác biệt thống kê so
với các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 1%. Tuy nhiên lại không khác biệt so
với 2 nghiệm thức 0,1 ppm BA+0,01 ppm IBA và 0,2 ppm BA+0,02 ppm IBA, giữa
các nghiệm thức còn lại có số chồi lớn vẫn không có sự khác biệt. Điều này có thể
do trong thời gian đầu các mẫu chồi đang trong giai đoạn phân hoá.
44
Vào thời điểm 6 TSKC, nghiệm thức 0,4 ppm BA+0,04 ppm IBA vẫn có số
chồi lớn nhiều nhất (4,19 chồi) và khác biệt có ý nghĩa thống kê 1% so với các
nghiệm thức còn lại ở mức. Tuy nhiên lại không khác biệt so với nghiệm thức 0,2
ppm BA+0,02 ppm IBA (3,78 chồi). Nghiệm thức 1 ppm BA có số chồi lớn ít nhất
(0,28 chồi).
Bảng 3.3 Hiệu quả của BA và IBA lên sự hình thành số lượng chồi lớn của
mẫu chồi gấc in vitro theo thời gian (tuần sau khi cấy)
Nghiệm thức
Tuần sau khi cấy
3 6
Đối chứng
0,1 ppm BA
0,2 ppm BA
0,4 ppm BA
0,6 ppm BA
0,8 ppm BA
1 ppm BA
0,1 ppm BA+ 0,01 ppm IBA
0,2 ppm BA+ 0,02 ppm IBA
0,4 ppm BA+ 0,04 ppm IBA
0,8 ppm BA+0,08 ppm IBA
0,04 c
0,15 c
0,21 c
0,14 c
0,10 c
0,08 c
0,09 c
0,28 ab
0,73 a
1,23 a
0,23 bc
0,44 de
0,46 de
1,03 c
0,95 cd
0,60 de
0,55 de
0,28 e
2,08 b
3,78 ab
4,19 a
1,81 b
Ftính
CV (%)
**
80,54
**
26,52
Ghi chú:
Trong cùng một cột các số có chữ số theo sau giống nhau không khác biệt có ý nghĩa thống kê.
ns: không khác biệt có ý nghĩa thống kê
*: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%
**: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%
3.1.4 Số chồi nhỏ (1 cm ≤ chiều cao chồi < 2 cm)
Kết quả trình bày ở Bảng 3.4 cho thấy, sự kết hợp giữa BA và IBA đã có hiệu
quả đáng kể trong giai đoạn nhân chồi gấc in vitro.
45
Vào thời điểm 3 TSKC, nghiệm thức 0,4 ppm BA+0,04 ppm IBA có số chồi
nhỏ nhiều nhất (3,59 chồi) và khác biệt có ý nghĩa thống kê 5% so với các nghiệm
thức còn lại. Tuy nhiên lại không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức
0,2 ppm BA+0,02 ppm IBA. Nghiệm thức đối chứng có số chồi nhỏ ít nhất (0,44
chồi).
Vào thời điểm 6 TSKC, nghiệm thức 0,4 ppm BA+0,04 ppm IBA vẫn cho thấy
có sự phát sinh chồi nhỏ nhiều nhất (3,7 chồi) và khác biệt có ý nghĩa thống kê 1%
so với các nghiệm thức còn lại. Tuy nhiên lại không khác biệt so với hai nghiệm
thức: 0,8 ppm BA+0,08 ppm IBA và 0,4 ppm BA. Nghiệm thức đối chứng có sự
hình thành số chồi ít nhất (0,24 chồi).
Bảng 3.4 Hiệu quả của BA và IBA lên sự hình thành số lượng chồi nhỏ
của mẫu chồi gấc in vitro theo thời gian (tuần sau khi cấy)
Nghiệm thức
Tuần sau khi cấy
3 6
Đối chứng
0,1 ppm BA
0,2 ppm BA
0,4 ppm BA
0,6 ppm BA
0,8 ppm BA
1 ppm BA
0,1 ppm BA+0,01 ppm IBA
0,2 ppm BA+0,02 ppm IBA
0,4 ppm BA+0,04 ppm IBA
0,8 ppm BA+0,08 ppm IBA
0,44 e
0,46 e
0,51 e
0,58 cde
0,62 de
0,90 bcd
0,72 de
1,04 cde
2,26 ab
3,59 a
1,86 bc
0,24 f
1,60 e
2,30 bcd
2,91 ab
2,01 cde
1,84 de
1,52 e
1,64 bc
2,45 bc
3,70 a
2,92 ab
F
tính
CV (%)
**
48,79
**
12,15
Ghi chú:
Trong cùng một cột các số có chữ số theo sau giống nhau không khác biệt có ý nghĩa thống kê.
ns: không khác biệt có ý nghĩa thống kê
*: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%
**: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%
46
Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.4 cũng cho thấy, vào thời điểm 3 TSKC ở các
nghiệm thức có sử dụng nồng độ BA cao (1 ppm BA; 0,8 ppm BA) và các nghiệm
thức có sự kết hợp giữa BA và IBA (0,8 ppm BA+0,08 ppm IBA) thì sự phát sinh
chồi nhỏ nhanh hơn so với các nghiệm thức chỉ sử dụng BA. Nhưng sau 6 TSKC ở
các nghiệm thức sử dụng nồng độ BA cao, các chồi hầu như không phát sinh hoặc
phát sinh rất ít. Các chồi này ngắn hoặc tăng trưởng chậm sau khi hình thành, các lá
nhỏ có màu xanh vàng. Điều này có thể do nồng độ cytokinin quá cao đã kích thích
sự hình thành nhiều chồi nhỏ, nhưng những chồi này không thể kéo dài, làm lá biến
dạng, làm cho chồi chứa nhiều nước (Nguyễn Đức Lượng và ctv., 2002).
Ở ba nghiệm thức 0,2 ppm BA; 0,4 ppm BA và 0,6 ppm BA sự phát sinh chồi
nhỏ nhiều vào thời điểm 6 TSKC. Điều này có thể do thời gian đủ để nồng độ
cytokinin có tác dụng tăng sinh chồi bên bằng cách kính thích sự tăng trưởng của
chồi bên và làm giảm hiện tượng ưu thế ngọn của mẫu chồi sau khoảng 4-6 tuần.
Trong quá trình tiến hành thí nghiệm ghi nhận, ở nghiệm thức 0,4 ppm
BA+0,04 ppm IBA có sự phát sinh chồi cao nhất (chồi lớn và chồi nhỏ sau 3 và 6
TSKC). Nhưng chồi hữu hiệu ở nghiệm thức này có chiều cao chồi ngắn hơn so với
chiều cao chồi hữu hiệu ở hai nghiệm thức 0,1 ppm BA+0,01 ppm IBA và 0,2 ppm
BA+0,02 ppm IBA, kèm theo kích thước lá nhỏ hơn, có màu xanh nhạt và hình thái
cây phát triển không tốt.
Từ kết quả thí nghiệm trên cho thấy, ở nghiệm thức 0,2 ppm BA+0,02 ppm
IBA tuy có số chồi hữu hiệu không bằng so với nghiệm thức 0,4 ppm BA+0,04 ppm
IBA, tuy nhiên giữa chúng lại không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Hình thái cây
sinh trưởng và phát triển tốt, trọng lượng cụm chồi cũng như số chồi nhỏ đều ở mức
cao so với các nghiệm thức còn lại. Do đó, trong dãy các nồng độ từ 0-1 ppm BA và
IBA thì nghiệm thức 0,2 ppm BA+0,02 ppm IBA có hiệu quả nhất trong sự tạo chồi
gấc in vitro.
47
3.1.5 Hệ số nhân giống
Công thức tính hệ số nhân giống theo George (1993)
K= (N/N0)T/t
Trong đó:
K: Số chồi
N0: Số chồi ban đầu
N: Số chồi thu được sau một lần cấy
T: Thời gian cần để thực hiện (tuần)
t: Thời gian giữa 2 lần cấy chuyền
Từ kết quả thí nghiệm trên, nếu chọn nghiệm thức 0,2 ppm BA+0,02 ppm IBA
(có số chồi trung bình 3,78 chồi) để tiến hành nhân giống. Như vậy, nếu áp dụng
công thức tính hệ số nhân chồi của George (1993), về mặt lý thuyết chúng ta có thể
tạo ra được trên 104.300 chồi/năm từ một chồi ban đầu.
Tóm lại, để có thể tạo ra một số lượng lớn chồi hữu hiệu phục vụ cho nhu cầu
sản xuất, việc sử dụng kết hợp giữa cytokinin và auxin ở tỷ lệ 10/1 tỏ ra có ưu điểm
hơn so với việc chỉ sử dụng cytokinin trong việc tạo chồi cây gấc trong điều kiện in
vitro. Trong đó nghiệm thức 0,2 ppm BA+0,02 ppm IBA có hiệu quả tạo chồi cao
hơn so với các nghiệm thức còn lại.
Tuy nhiên, kết quả thí nghiệm này có sự khác biệt đối với kết quả thí nghiệm
tạo chồi gấc in vitro của Trang Ngọc Diệp (2005), với số chồi đạt cao nhất ở
nghiệm thức 0,6 ppm BA (3,43 chồi) vào thời điểm 6 TSKC. Ngược lại, ở thí
nghiệm này nghiệm thức 0,6 ppm BA chỉ tạo được 0,6 chồi hữu hiệu vào thời điểm
6 TSKC. Điều này có thể do mẫu chồi cấy chuyền nhiều lần trên môi trường cơ bản
MS có bổ sung BA, nên nồng độ cytokinin tích tụ dần trong mẫu chồi cấy, từ đó
làm cho chồi trở nên sinh trưởng và phát triển kém với lá xanh vàng, tạo callus to,
tạo ít chồi hữu hiệu. Vì vậy, để đạt hệ số nhân chồi cao có thể nên sử dụng những
mẫu chồi gấc khi mới đưa vào khử trùng tạo chồi, hoặc cấy chuyền mẫu chồi trên
môi trường cơ bản MS không có bổ sung hoặc bổ sung chất ĐHST với nồng độ
thấp. Như thế khi tiến hành tạo chồi sẽ cho hiệu quả cao hơn.
48
Hình 3.1 Sự sinh trưởng của chồi gấc in vitro ở các nghiệm thức có nồng độ BA
khác nhau vào thời điểm 6 tuần sau khi cấy
0,1 ppm BA
(6 TSKC)
0,2 ppm BA
(6 TSKC)
0,4 ppm BA
(6 TSKC)
0,6 ppm BA
(6 TSKC) 0,8 ppm BA (6 TSKC)
49
Hình 3.2 Sự sinh trưởng của chồi gấc in vitro ở các nghiệm thức có nồng
độ BA và IBA khác nhau vào thời điểm 6 tuần sau khi cấy
0,8 ppm BA+0,08 ppm IBA
(6TSKC)
0,4 ppm BA+0,04 ppm IBA
(6TSKC)
Đối chứng
(6 TSKC)
0,2 ppm BA+0,02 ppm IBA
(6TSKC)
0,1 ppm BA+0,01 ppm IBA
(6TSKC)
50
3.2 Thí nghiệm 2: Hiệu quả của Naphthaleneacetic acid (NAA) và than hoạt
tính trên sự tạo rễ chồi gấc in vitro
Trong quá trình vi nhân giống, sự tạo rễ bất định phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như: độ tuổi và giai đoạn phát triển của cây, vị trí thu mẫu trên cây, loài thực vật,
ánh sáng, nhiệt độ, đường, nguồn dinh dưỡng khoáng và các chất điều hoà sinh
trưởng thực vật. Đặc biệt là auxin, vì hầu hết thực vật cần phải có auxin để cảm ứng
ra rễ. Nhưng loại và nồng độ auxin phụ thuộc vào nhiều loài thực vật. Trong đó,
IBA và NAA là 2 loại auxin có hiệu quả nhất trong sự kích thích ra rễ. Thêm vào đó
than hoạt tính cũng được biết đến như là yếu tố quan trọng góp phần tạo rễ tốt hơn
cho nhiều loài thực vật (Nguyễn Đức Lượng và ctv., 2002). Do đó, thí nghiệm này
nhằm tìm ra loại và nồng độ auxin thích hợp cũng như sự hiện diện của than hoạt
tính trong sự tạo rễ chồi gấc in vitro.
3.2.1 Trọng lượng cụm chồi gia tăng (g)
Kết quả trình bày ở Bảng 3.5 cho thấy, vào thời điểm 5 TSKC ở tất cả các
nghiệm thức có sử dụng NAA đều có sự gia tăng trọng lượng cao hơn so với
nghiệm thức đối chứng (không sử dụng NAA). Trong đó nghiệm thức 0,2 ppm
NAA có trọng lượng cụm chồi gia tăng cao nhất (0,4 g), có khác biệt thống kê ở
mức ý nghĩa 1% so với nghiệm thức đối chứng có trọng lượng gia tăng thấp nhất
(0,23 g). Tuy nhiên giữa chúng lại không có sự khác biệt.
Khi kể đến nhân tố than hoạt tính trong việc gia tăng trọng lượng mẫu chồi
gấc sau thời gian nuôi cấy, ở các nghiệm thức không sử dụng than hoạt tính, trọng
lượng gia tăng không đáng kể. Trong đó, nghiệm thức 0,4 ppm NAA có trọng lượng
gia tăng cao nhất (0,27 g), có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với nghiệm
thức đối chứng (không sử dụng NAA) có trọng lượng cụm chồi gia tăng thấp nhất
(0,14 g). Tuy nhiên lại không có khác biệt so với các nghiệm thức còn lại.
Kết quả trình bày ở Bảng 3.5 cũng cho thấy, có sự tương tác giữa nồng độ
NAA và than hoạt tính. Các nghiệm thức có sự kết hợp giữa than hoạt tính và nồng
độ NAA có trọng lượng cụm chồi gia tăng cao hơn so với các nghiệm thức không
sử dụng than hoạt tính. Trong đó, nghiệm thức 0,2 ppm NAA có trọng lượng gia
tăng cao nhất (0,59 g) và có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với các
51
nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức đối chứng có trọng lượng cụm chồi gia tăng thấp
nhất (0,32 g).
Bảng 3.5 Hiệu quả của NAA và than hoạt tính trong sự gia tăng trọng
lượng cụm chồi gấc in vitro vào thời điểm 5 tuần sai khi cấy
Nghiệm thức
Than hoạt tính (g/l)
0 2
Trung bình
Đối chứng
0,1 ppm NAA
0,2 ppm NAA
0,4 ppm NAA
0,6 ppm NAA
0,8 ppm NAA
0,14 b
0,23 ab
0,21 ab
0,27 a
0,22 ab
0,19 ab
0,32 c
0,38 bc
0,59 a
0,46 b
0,45 b
0,58 a
0,23 c
0,30 b
0,40 a
0,37 ab
0,34 ab
0,39 a
Trung bình 0,21b 0,46 a
F (A)
F (B)
F (A x B)
CV (%)
**
**
**
27,67
Ghi chú :
Trong cùng một cột các số có chữ số theo sau giống nhau không khác biệt có ý nghĩa thống kê.
ns: không khác biệt có ý nghĩa thống kê
*: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%
**: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%
F(A): Than hoạt tính
F(B): nồng độ NAA
F(A x B): Tương tác giữa than hoạt tính và NAA
Trong suốt quá trình tiến hành thí nghiệm ghi nhận, ở nghiệm thức 0,8 ppm
NAA có sự hình thành khối mô sẹo to nhất, có màu nâu vàng và xốp sau 5 tuần nuôi
cấy. Điều này có thể do nồng độ NAA quá cao đã kích thích sự tạo mô sẹo. Trọng
lượng tươi gia tăng bao gồm sự gia tăng về số lượng, chiều cao, số lá và khối mô
sẹo hình thành ở phần gốc của mẫu chồi cấy. Kích thước khối mô sẹo gia tăng khi
nồng độ chất điều hoà sinh trưởng gia tăng. Theo Nguyễn Đức Lượng và ctv.
(2002), ở những loài cây thân gỗ cần có auxin mạnh với nồng độ cao hơn cây thân
52
thảo để ra rễ. Ngược lại cây thân thảo thường sử dụng loại auxin có tác dụng yếu
như IAA trong suốt quá trình tạo rễ. Do đó, nếu sử dụng những loại auxin mạnh
như NAA và 2,4-D với nồng độ cao thì có thể có sự tạo mô sẹo từ mẫu cấy. Mô sẹo
sau khi hình thành nếu tiếp tục duy trì trong môi trường có auxin thì mô sẹo tăng
sinh nhanh và tuỳ thuộc vào thành phần cũng như nồng độ auxin sử dụng (Bonner
và Galston, 1959; De Garcia và Martinez, 1995; Grant và Fuller, 1968), nồng độ
auxin cao kích thích tạo mô sẹo dạng bở, nồng độ thấp mô sẹo dạng nốt và chắc
(Ceriani và ctv, 1992) (trích dẫn bởi Nguyễn Đức Lượng và ctv., 2002). Mô sẹo
thường tăng trưởng trong môi trường đặc. Thêm vào đó, những mảnh cơ quan đã
trưởng thành thì không có khả năng tạo sẹo, ngược lại cây non cắt đoạn có thể tạo
mô sẹo trên môi trường có chất điều hoà sinh trưởng thực vật, đặc biệt là auxin.
Như vậy, có thể mẫu chồi gấc đã được cấy chuyền nhiều lần trước khi bố trí thí
nghiệm nên trở nên trẻ hoá, từ đó rất dễ tạo mô sẹo.
3.2.2 Chiều cao gia tăng (cm)
Kết quả trình bày ở Bảng 3.6 cho thấy, ở các nghiệm thức có sử dụng NAA
thì chiều cao gia tăng nhưng không khác biệt so với nghiệm thức đối chứng (không
sử dụng NAA). Như vậy, có thể NAA ảnh hưởng không có ý nghĩa lên sự gia tăng
chiều cao của mẫu chồi gấc in vitro trong môi trường tạo rễ, vì nghiệm thức đối
chứng có chiều gia tăng cao nhất (3,75 cm), trong khi các nghiệm thức có sử dụng
NAA lại có chiều cao gia tăng thấp hơn. Trong đó, nghiệm thức 0,8 ppm NAA có
chiều cao chồi gia tăng thấp nhất (3,02 cm).
Ở các nghiệm thức có phối hợp sử dụng than hoạt tính thì có chiều cao gia
tăng cao hơn so với các nghiệm thức không sử dụng than hoạt tính. Trong đó,
nghiệm thức đối chứng (không sử dụng NAA) kết hợp với than hoạt tính vẫn có
chiều cao gia tăng cao nhất (4,44 cm) và có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so
với các nghiệm thức còn lại. Hai nghiệm thức có nồng độ NAA cao là 0,8 ppm
NAA và 0,6 ppm NAA có chiều cao gia tăng thấp nhất lần lượt là 2,98 cm và 2,99
cm. Từ kết quả phân tích ở trên cho thấy không có sự tương tác giữa than hoạt tính
và NAA lên sự gia tăng chiều cao chồi gấc in vitro.
53
Bảng 3.6 Hiệu quả của NAA và than hoạt tính lên sự gia tăng chiều cao
của cụm chồi gấc in vitro vào thời điểm 5 tuần sau khi cấy
Nghiệm thức
Than hoạt tính (g/l)
0 2
Trung bình
Đối chứng
0,1 ppm NAA
0,2 ppm NAA
0,4 ppm NAA
0,6 ppm NAA
0,8 ppm NAA
3,05
3,54
2,86
3,17
3,15
3,06
4,44
3,76
3,68
3,66
2,99
2,98
3,75
3,65
3,27
3,41
3,07
3,02
Trung bình 3,14 b 3,59 a
F (A)
F (B)
F (A x B)
CV (%)
**
ns
ns
55,39
Ghi chú :
Trong cùng một cột các số có chữ số theo sau giống nhau không khác biệt có ý nghĩa thống kê.
ns: không khác biệt có ý nghĩa thống kê
*: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%
**: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%
F(A): Than hoạt tính
F(B): nồng độ NAA
F(A x B): Tương tác giữa than hoạt tính và NAA
Từ những phân tích trên cho thấy, khi sử dụng NAA ở nồng độ thấp thì có
sự gia tăng về chiều cao chồi. Ngược lại, ở nồng độ cao thì chiều cao chồi tăng
không tăng hoặc gia tăng rất ít. Điều này có thể do vai trò của auxin có liên quan
đến nhiều quá trình sinh lý trong cây. Vì auxin vừa có ảnh hưởng đến sự vươn dài tế
bào đồng thời cũng ảnh hưởng đến sự sinh sản ethylene. Mà ngày nay, người ta đã
biết ethylene có thể ức chế hoặc kích thích sự vươn dài của thân, rễ hoặc những cơ
quan khác. Nhưng sự ức chế vươn dài biểu hiện nhanh hơn so với biểu hiện kích
thích sự vươn dài ở thân và rễ. Theo Neljubow (1901) (trích dẫn bởi Nguyễn Minh
Chơn, 2005), ethylene vừa ức chế sự vươn dài, vừa kích thích sự nở rộng theo chiều
ngang và sự phát triển theo chiều ngang. Sự kích thích sinh sản ethylene gây ra do
54
auxin được ghi nhận đầu tiên trên cà chua bởi Zimmerman và Wileoxon (1935), và
trên nhiều loài thực vật như: đậu xanh, lúa, cỏ lồng vực; auxin kích thích sự sản sinh
ethylene được điều hoà bởi mức độ auxin nội sinh (trích dẫn bởi Nguyễn Minh
Chơn, 2005). Từ thí nghiệm 1 tạo chồi ghi nhận ở ba nghiệm thức: đối chứng, 0,1
ppm BA+0,01 ppm IBA và 0,2 ppm BA+0,02 ppm IBA có sự xuất hiện rễ, điều này
có thể do hàm lượng auxin nội sinh trong cây gấc cao. Do đó, khi bổ sung auxin
ngoại sinh vào môi trường tạo rễ đã làm gia tăng hàm lượng auxin trong mẫu chồi
cấy. Từ đó có sự sản sinh ethylene cao, nên đã ức chế sự vươn dài của thân và rễ.
3.2.3 Số lá
Kết quả trình bày ở Bảng 3.7 cho thấy, các nghiệm thức tạo rễ có sử dụng
than hoạt tính có số lá mới hình thành có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so
với các nghiệm thức không sử dụng than hoạt tính. Trong đó, nghiệm thức 0,2 ppm
NAA có số lá nhiều nhất (5,28 lá), hai nghiệm thức 0,6 ppm NAA và 0,8 ppm NAA
có số lá ít nhất lần lượt là 3,55 lá và 3,84 lá. Điều này có thể do than hoạt tính có
hiệu quả trong sự tạo rễ chồi gấc in vitro. Tuy nhiên, giữa các nghiệm thức có sử
dụng NAA số lá lại không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên trung
bình số lá ở các nghiệm thức không sử dụng than hoạt tính (5,2 lá) nhiều hơn so với
các nghiệm thức có sử dụng than hoạt tính (4,25 lá). Kết quả tình bày ở Bảng 3.7
cũng cho thấy có sự tương tác giữa NAA và than hoạt tính giữa các nghiệm thức ở
mức ý nghĩa 5%.
55
Bảng 3.7 Hiệu quả của NAA và than hoạt tính lên sự gia tăng số lá của mẫu
chồi gấc in vitro vào thời điểm 5 tuần sau khi cấy
Nghiệm thức
Than hoạt tính (g/l)
0 2
Trung bình
Đối chứng
0,1 ppm NAA
0,2 ppm NAA
0,4 ppm NAA
0,6 ppm NAA
0,8 ppm NAA
3,81
5,96
5,05
5,18
5,90
5,28
4,30 ab
4,49 ab
5,28 a
4,04 ab
3,55 b
3,84 b
4,06
5,23
5,17
4,61
4,73
4,56
Trung bình 5,20 a
4,25 b
F (A)
F (B)
F (A x B)
CV (%)
**
ns
*
55,39
Ghi chú :
Trong cùng một cột các số có chữ số theo sau giống nhau không khác biệt có ý nghĩa thống kê.
ns: không khác biệt có ý nghĩa thống kê
*: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%
**: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%
F(A): Than hoạt tính
F(B): nồng độ NAA
F(A x B): Tương tác giữa than hoạt tính và NAA
Trong suốt quá trình tiến hành thí nghiệm khảo sát ở các nghiệm thức không
sử dụng than hoạt tính ít tạo lá to, màu sắc lá ở ngọn chồi xanh nhạt, xuất hiện nhiều
đốm có màu trắng hoặc vàng nhạt. Trong đó, hai nghiệm thức 0,8 ppm và 0,6 ppm
lá có kích thướt nhỏ, hình vót nhọn, đôi khi các lá ở ngọn xoắn lại. Ngược lại, ở các
nghiệm thức có sử dụng than hoạt tính, lá mới hình thành đều phát triển bình
thường. Như vậy, có thể than hoạt tính không ảnh hưởng đến số lá nhưng ảnh
hưởng đến sự phát triển toàn diện của lá. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp cho
cây gấc thích nghi tốt với điều kiện môi trường in vivo. Từ đó giúp cây sinh trưởng
và phát triển tốt trong giai đoạn ex vitro.
56
3.2.4 Số rễ
Kết quả trình bày ở Bảng 3.8 cho thấy, ở các nghiệm thức có sử dụng NAA
thì nghiệm thức 0,2 ppm có sự hình thành số rễ nhiều nhất (2,58 rễ) và có khác biệt
thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với nghiệm thức đối chứng (không sử dụng NAA) và
các nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức đối chứng có số rễ ít nhất (1,03 rễ).
Kết quả trình bày ở Bảng 3.8 cũng cho thấy có sự khác biệt giữa 2 nghiệm
thức tạo rễ (có than và không có than hoạt tính) ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Trong
đó các nghiệm thức có sử dụng than hoạt tính tỏ ra có hữu hiệu lên sự tạo rễ gấc in
vitro.
Kết quả trình bày ở Bảng 3.8 cũng cho thấy có sự tương tác giữa 2 yếu tố
NAA và than hoạt tính lên sự hình thành số rễ của mẫu chồi gấc in vitro ở mức ý
nghĩa thống kê 1%. Trong đó, nghiệm thức 0,2 ppm NAA có số rễ hình thành nhiều
nhất (4,84 rễ) có khác biệt so với nghiệm thức đối chứng (không sử dụng NAA) có
số rễ ít nhất (1,8 rễ). Tuy nhiên lại không khác biệt so với các nghiệm thức còn lại.
57
Bảng 3.8 Hiệu quả của NAA và than hoạt tính lên sự hình thành số rễ của
mẫu chồi gấc in vitro vào thời điểm 5 tuần sau khi cấy
Nghiệm thức
Than hoạt tính (g/l)
0 2
Trung bình
Đối chứng
0,1 ppm NAA
0,2 ppm NAA
0,4 ppm NAA
0,6 ppm NAA
0,8 ppm NAA
0,26
0,36
0,30
0,26
0,17
0,00
1,80 c
2,91 ab
4,84 a
4,00 ab
2,80 bc
2,42 bc
1,03 d
1,64 abc
2,58 a
2,13 ab
1,49 bcd
1,21 cd
Trung bình 0,23 b
1,13 a
F (A)
F (B)
F (A x B)
CV (%)
**
**
**
36,59
Ghi chú:
Trong cùng một cột các số có chữ số theo sau giống nhau không khác biệt có ý nghĩa thống kê.
ns: không khác biệt có ý nghĩa thống kê
*: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%
**: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%
F(A): Than hoạt tính
F(B): nồng độ NAA
F(A x B): Tương tác giữa than hoạt tính và NAA
3.2.5 Chiều dài rễ (cm)
Kết quả trình bày ở Bảng 3.9 cho thấy có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa
1% giữa các nghiệm thức có sử dụng và không sử dụng than hoạt tính lên sự kéo dài
phác thể rễ gấc in vitro theo thời gian. Trong đó các nghiệm thức có sử dụng than
hoạt tính thì tốt hơn.
Khi khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ NAA lên sự kéo dài phác thể rễ thì ở
các nghiệm thức có sử dụng NAA đều có sự kéo dài phác thể rễ. Nhưng ở nồng độ
càng cao sẽ hạn chế sự kéo dài rễ. Giữa các nghiệm thức có khác biệt thống kê ở
mức ý nghĩa 5%. Trong đó, nghiệm thức 0,2 ppm NAA có sự kéo dài phác thể rễ
nhiều nhất (1,57 cm), nghiệm thức đối chứng có sự kéo dài phác thể rễ thấp nhất
58
(0,6 cm). Kết quả trình bày ở Bảng 3.9 cũng cho thấy không có sự tương tác giữa 2
yếu tố NAA và than hoạt tính lên sự kéo dài phác thể rễ vào thời điểm 5 tuần sau
khi cấy
Bảng 3.9 Hiệu quả của NAA và than hoạt tính lên chiều dài rễ của mẫu
chồi gấc in vitro vào thời điểm 5 tuần sau khi cấy
Nghiệm thức
Than hoạt tính (g/l)
0 2
Trung bình
Đối chứng
0,1 ppm NAA
0,2 ppm NAA
0,4 ppm NAA
0,6 ppm NAA
0,8 ppm NAA
0,22
0,28
0,24
0,18
0,14
0,00
0,97
2,14
2,90
1,78
1,70
1,60
0,60 c
1,21 ab
1,57 a
0,98 abc
0,92 abc
0,80 bc
Trung bình 1,78 b
1,85 a
F (A)
F (B)
F (A x B)
CV (%)
**
*
ns
47,67
Ghi chú:
Trong cùng một cột các số có chữ số theo sau giống nhau không khác biệt có ý nghĩa thống kê.
ns: không khác biệt ý có nghĩa thống kê
*: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%
**: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%
F(A): Than hoạt tính
F(B): nồng độ NAA
F(A x B): Tương tác giữa than hoạt tính và NAA
Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.9 cũng cho thấy, ở các nghiệm thức có sử
dụng than hoạt tính thì sự xuất hiện rễ cũng như chiều dài rễ cao hơn so với các
nghiệm thức không sử dụng than hoạt tính. Điều này có thể do ảnh hưởng của than
hoạt tính. Vì than hoạt tính có vai trò quan trọng trong sự tạo rễ bất định. Nó vừa có
tác dụng hấp thu các chất hữu cơ vừa làm đen môi trường tạo sự cảm ứng ra rễ dễ
(Cheema và Sharma, 1983 và Preil và Engelhardt, 1977) (trích dẫn bởi Nguyễn Đức
59
Lượng và ctv., 2002). Nhưng khi sử dụng NAA ở nồng độ cao thì ức chế hình thành
rễ, cũng như sự kéo dài phác thể rễ. Trong suốt quá trình thí nghiệm ghi nhận, ở tất
cả các nghiệm thức không sử dụng than hoạt tính thì rễ chính hình thành có hình
thái ngắn, to, không hoặc có rất ít sự tạo rễ phụ, đồng thời ở các nghiệm thức có sử
dụng than hoạt tính nhưng nồng độ NAA cao 0,6 ppm và 0,8 ppm các rễ cũng hình
thành ngắn, to và rất ít tạo rễ phụ. Ngược lại ở các nồng độ 0,4 ppm; 0,2 ppm; 0,1
ppm khi kết hợp với than hoạt tính thì các rễ hình thành to, dài và có phát sinh nhiều
rễ phụ.
Như đã biết, hầu hết thực vật cần có auxin để cảm ứng ra rễ và nhu cầu này
sẽ thay đổi sau khi đã được khởi tạo. Để cảm ứng ra rễ thì thực vật cần nồng độ
auxin cao, nhưng để kéo dài phác thể rễ (rễ sơ khởi) thì nồng độ auxin thấp là cần
thiết. Vì vậy, người ta thường khởi tạo rễ bất định trong điều kiện in vitro với nồng
độ auxin cao, sau đó để cho sự phát triển của phác thể rễ xảy ra trong điều kiện in
vivo (Nguyễn Đức Lượng và ctv., 2002). Theo Julius Von Sachs (1880) (trích dẫn
bởi Nguyễn Đức Lượng và ctv., 2002), trong lá non và những chồi hoạt động có
chứa một chất điều hoà sinh trưởng được biết đến là IAA có khả năng dẫn truyền và
kích thích sự tượng rễ. Do đó, khi áp dụng thêm auxin ngoại sinh thì có thể kích
thích sự tượng rễ và phát triển sớm của rễ, nhưng sự vươn dài rễ bị ức chế khi sử
dụng ở nồng độ cao. Sự ức chế sinh trưởng của auxin được biết đến có liên quan
đến sự kích thích sinh tổng hợp ethylene (Nguyễn Minh Chơn, 2005). Từ đó, khi
ethylene hình thành sẽ là yếu tố sự cản trở sự kéo dài phác thể rễ.
Từ kết quả thí nghiệm trên cũng cho thấy, ở nghiệm thức 0,2 ppm NAA kết
hợp với than hoạt tính có số rễ và chiều dài phác thể cao nhất, số lá, chiều cao, trọng
lượng tươi không khác biệt so với các nghiệm thức có chiều cao chồi, số lá, trọng
lượng cao nhất. Vì vậy, trong dãy các nồng độ từ 0-0,8 ppm NAA thì nghiệm thức
0,2 ppm NAA kết hợp với than hoạt tính có hiệu quả nhất đối với sự tạo rễ của chồi
gấc in vitro.
60
Hình 3.3 Hiệu quả của NAA và than hoạt tính lên sự tạo rễ của mẫu chồi
gấc in vitro vào thời điểm 5 tuần sau khi cấy
Đối Chứng +Than
(5 TSKC)
0,1 ppm NAA +Than
(5 TSKC)
0,2 ppm NAA +Than
(5 TSKC)
0,4 ppm NAA +Than
(5 TSKC)
0,8 ppm NAA +Than
(5 TSKC)
0,6 ppm NAA +Than
(5 TSKC)
61
Hình 3.4 Hiệu quả của NAA lên sự tạo rễ của mẫu chồi gấc in vitro vào
thời điểm 5 tuần sau khi cấy
0,6 ppm NAA
(5 TSKC)
0,8 ppm NAA
(5 TSKC)
0,2 ppm NAA
(5 TSKC)
0,4 ppm NAA
(5 TSKC)
Đối Chứng
(5 TSKC) 0,1 ppm NAA (5 TSKC)
62
3.2 Thí nghiệm 3: Khảo sát khả năng thích ứng ban đầu của cây gấc khi
chuyển từ ống nghiệm ra vườn ươm trên 3 nền giá thể khác nhau: tro trấu, xơ
dừa, tro trấu + xơ dừa (1:1) và nylon giữ ẩm
Sau khi tiến hành tạo rễ, chúng tôi tiến hành thuần dưỡng trên 3 loại giá thể
khác nhau: xơ dừa, tro trấu, xơ dừa+tro trấu (1:1), với 2 điều kiện không phủ và có
phủ nylon giữ ẩm cho cây, tưới ẩm hàng ngày. Kết quả ghi nhân như sau:
3.3.1 Tỷ lệ sống (%)
Qua kết quả ở Bảng 3.10 cho thấy giá thể trồng cũng như điều kiện có và
không có sử dụng màng phủ nylon giữ ẩm có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây gấc
khi đưa từ ống nghiệm ra vườn ươm. Phần lớn, ở các giá thể có phủ nylon thì tỷ lệ
cây sống đạt cao hơn so với các giá thể không sử dụng nylon giữ ẩm và có khác biệt
thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Trong đó, tỷ lệ cây sống đạt cao nhất ở giá thể tro trấu
kết hợp với nylon giữ ẩm (85%) vào thời điểm 4 tuần sau khi giâm. Tỷ lệ cây sống
thấp nhất ở 2 giá thể tro trấu, tro trấu + xơ dừa không sử dụng nylon giữ ẩm lần lượt
là 25% và 25%.
Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.10 cũng cho thấy, tỷ lệ cây sống giữa các
giá thể trồng không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê. Trong đó giá thể tro trấu có tỷ
lệ sống cao nhất (55%) và giá thể xơ dừa có tỷ lệ cây sống thấp nhất (42,5%).
Tuy nhiên cũng từ kết quả trình bày ở Bảng 3.10 cho thấy, khi khảo sát sự
tương tác giữa giá thể trồng và điều kiện có sử dụng và không có sử dụng nylon giữ
ẩm cho cây thì tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt ý nghĩa thống
kê. Trong đó giá thể tro trấu kết hợp với nylon giữ ẩm cũng cho tỷ lệ cây sống cao
nhất (85%), giá thể xơ dừa cho tỷ lệ cây sống thấp nhất (40%). Điều này có thể do
giá thể tro trấu có độ dinh dưỡng cao (giàu Kali), có độ thông thoáng cao, khả năng
thoát nước tốt, rễ cây có thể hấp thụ nhiều không khí, cây không bị thối rễ. Kết quả
này cũng được tìm thấy ở thí nghiệm thuần giống cúc CN97 trên giá thể tro trấu đạt
tỷ lệ cây sống cao nhất 83,3% sau 15 ngày (Hoàng Thị Lan Phương và ctv., 2004).
Giá thể tro trấu cũng tỏ ra có ưu điểm trong việc ra cây của ba giống cúc (S6, S7,
S26) đạt tỷ lệ sống cao nhất, cụ thể: S6: 75%, S7: 90%, S26: 60% (Lê Hữu Cần và
ctv., 2005).
63
Bảng 3.10 Hiệu quả của 3 loại giá thể và nylon lên tỷ lệ cây sống của cây gấc
in vitro sau 4 tuần giâm
Giá thể Nylon
Không phủ Phủ
Trung bình
Xơ dừa
Tro trấu
Xơ dừa+tro trấu (1:1)
45
25
25
40
85
65
42,5
55
45
Trung bình 31,67 b 63,33 a
F (A)
F (B)
F (AxB)
CV (%)
**
ns
ns
40,61
Ghi chú:
Trong cùng một cột các số có chữ số theo sau giống nhau không khác biệt có ý nghĩa thống kê.
ns: không khác biệt ý có nghĩa thống kê
*: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%
**: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%
F(A): nylon
F(B): 3 loại giá thể
F(A x B): Tương tác nylon và 3 loại giá thể
3.3.2 Chiều cao gia tăng (cm)
Kết quả trình bày ở Bảng 3.11 cho thấy, sau 4 tuần giâm, đa số các cây đều
có sự gia tăng chiều cao ở tất cả các giá thể. Nhưng giữa các giá thể có chiều cao
gia tăng khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Trong đó giá thể tro trấu có chiều cao
gia tăng cao nhất (8,33 cm) và giá thể xơ dừa có chiều cao gia tăng thấp nhất (5,85
cm). Tuy nhiên khi có sự hiện diện của nylon giữ ẩm thì các giá thể có sử dụng
nylon giữ ẩm cây có chiều cao gia tăng cao hơn so với cây ở các giá thể không sử
dụng nylon giữ ẩm, và có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
Kết quả trình bày ở Bảng 3.11 cũng cho thấy, khi khảo sát sự tương tác
giữa các giá thể và nylon giữ ẩm lên chiều cao gia tăng thì có sự khác biệt thống kê
ở mức ý nghĩa 1%. Trong đó giá thể tro trấu có chiều cao gia tăng cao nhất (9,85
cm), khác biệt so với giá thể xơ dừa có chiều cao gia tăng thấp nhất (4,31 cm),
64
nhưng không khác biệt so với giá thể xơ dừa+tro trấu (7,58 cm). Điều này có thể do
tình trạng cây lúc đem từ ống nghiệm ra vườn ươm và cách bố trí cây lên từng giá
thể, ở điều kiện không phủ nylon giữ ẩm thì xơ dừa có khả năng giữ ẩm tốt nên tỷ lệ
sống và chiều cao gia tăng cao nhất. Nhưng khi có nylon giữ ẩm thì cây lại thích
nghi và phát triển tốt trên nền giá thể tro trấu với tỷ lệ sống và chiều cao gia tăng
cao nhất.
Bảng 3.11 Hiệu quả của 3 loại giá thể và nylon lên chiều cao cây gia tăng
của cây gấc in vitro sau 4 tuần giâm
Giá thể Nylon
Không phủ Phủ
Trung bình
Xơ dừa
Tro trấu
Xơ dừa+tro trấu (1:1)
7,39
6,8
5,9
4,31 b
9,85 a
7,58 ab
5,85
8,33
6,74
Trung bình 6,7 b 7,23 a
F (A)
F (B)
F (AxB)
CV (%)
*
ns
**
53,73
Ghi chú:
Trong cùng một cột các số có chữ số theo sau giống nhau không khác biệt có ý nghĩa thống kê.
ns: không khác biệt ý có nghĩa thống kê
*: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%
**: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%
F(A): nylon
F(B): 3 loại giá thể
F(A x B): Tương tác nylon và 3 loại giá thể
3.3.3 Số lá
Kết quả trình bày ở Bảng 3.12 cho thấy, sau 4 tuần giâm, đa số các cây đều
có sự gia tăng hình thành lá mới. Nhưng giữa các giá thể có số lá không khác biệt
có ý nghĩa thống kê. Trong đó giá thể tro trấu cho số lá cao nhất (6,8 lá), giá thể xơ
dừa cho số lá ít nhất (6,4 lá).
65
Tuy nhiên khi sử dụng nylon giữ ẩm, ở các giá thể có sử dụng nylon giữ
ẩm có số lá cao hơn so với các giá thể không có sử dụng nylon giữ ẩm, và có khác
biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Trong đó, giá thể tro trấu có số lá gia tăng hình
thành cao nhất (7,59 lá) và giá thể xơ dừa +tro trấu có số lá gia tăng thấp nhất (5,8
lá).
Kết quả trình bày ở Bảng 3.12 cũng cho thấy, khi khảo sát sự tương tác
giữa các giá thể và nylon giữ ẩm lên sự hình thành số lá mới thì không có khác biệt
ý nghĩa thống kê. Trong đó, giá thể tro trấu có số lá gia tăng cao nhất (7,59 lá), giá
thể xơ dừa có số lá gia tăng thấp nhất (6,13 lá).
Bảng 3.12 Hiệu quả của 3 loại giá thể và nylon lên sự gia tăng số lá của
cây gấc in vitro sau 4 tuần giâm
Giá thể Nylon
Không phủ Phủ
Trung bình
Xơ dừa
Tro trấu
Xơ dừa+tro trấu (1:1)
6,67
6,00
5,80
6,13
7,59
7,23
6,40
6,80
6,52
Trung bình 6,16 b 6,98 a
F(A)
F(B)
F(AxB)
CV (%)
**
ns
ns
52,16
Ghi chú:
Trong cùng một cột các số có chữ số theo sau giống nhau không khác biệt có ý nghĩa thống kê.
ns: không khác biệt ý có nghĩa thống kê
*: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%
**: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%
F(A): nylon
F(B): 3 loại giá thể
F(A x B): Tương tác nylon và 3 loại giá thể
Trong suốt quá trình tiến hành thuần dưỡng, quan sát ở tất cả các cây ngoài
sự gia tăng hình thành số lá, chiều cao, số rễ mới và chiều dài rễ cũng gia tăng, thêm
66
vào đó kích thước lá to và hình thái cây phát triển tốt. Đặc biệt, các cây ở giá thể tro
trấu kết hợp với nylon giữ ẩm có hình thái cây phát triển rất tốt. Ngoài ra, tuy các
giá thể trước khi bố trí thí nghiệm đã được khủ trùng và có sử dụng thuốc duyệt
nấm bệnh, nhưng phát hiện 2 cây ở giá thể tro trấu kết hợp với nylon giữ ẩm có xuất
hiện côn trùng gây hại vào thời điểm 25 ngày sau khi giâm, mật số không đáng kể.
Hiện tượng cây bị chết trong quá trình ex vitro có thể được giải thích như
sau: trước hết có thể do điều kiện môi trường của in vitro và ex vitro hoàn toàn khác
nhau. Trong điều kiện in vitro cây sống trong điều kiện có ẩm độ cao cây không bị
mất nước và hoàn toàn không có vi sinh vật gây hại còn trong điều kiện ex vivo thì
có ẩm độ thấp, cường độ ánh sáng cao làm cho cây dễ bị mất nước dẫn đến cây bị
héo và chết. Thêm vào đó, điều kiện dinh dưỡng trong điều kiện in vitro được cung
cấp đầy đủ khoáng và năng lượng (đường), ngược lại ở điều kiện in vivo cây phải
chuyển từ dị dưỡng sang tự dưỡng, chính sự thay đổi đó đã làm ảnh hưởng đến sự
sinh trưởng và phát triển của cây. Về mặt hình thái của cây, cây cấy mô chưa phát
triển hoàn chỉnh với số khí khẩu và độ mở khí khẩu cao hơn so với cây trồng trong
nhà lưới, vì vậy đã làm cho cây cấy mô bị mất nước rất cao. Cấu trúc của thân, lá và
rễ cũng chưa hoàn chỉnh.
Tóm lại, từ kết quả phân tích trên cho thấy, ở các giá thể có sử dụng nylon
giữ ẩm có tỷ lệ cây sống cũng như chiều cao và số lá cao hơn so với các giá thể
không sử dụng nylon giữ ẩm. Trong đó, giá thể tro trấu kết hợp với nylon giữ ẩm tỏ
ra thích hợp đối với cây gấc in vitro khi bước đầu đem ra vườn ươm. Như vậy, việc
giữ ẩm cho cây gấc in vitro khi bước đầu đem ra vườn ươm là yếu tố quyết định đến
tỷ lệ cây sống cao nhất.
67
Hình 3.5 Sự sinh trưởng của gấc in vitro sau 4 tuần giâm
68
CHƯƠNG IV
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 KẾT LUẬN
Từ kết quả thí nghiệm trên rút có thể ra kết luận như sau:
- Môi trường thích hợp cho sự nhân chồi gấc in vitro là môi trường cơ bản MS
có bổ sung 0,2 ppm BA+0,02 ppm IBA hiệu quả nhất trong sự tạo chồi gấc in vitro.
- Sử dụng môi trường cơ bản MS có bổ sung 0,2 ppm NAA kết hợp với 2 g/l
than hoạt tính thích hợp cho tạo rễ chồi gấc in vitro.
- Sử dụng môi trường chất nền là tro trấu có phủ màng nylon giữ ẩm thích hợp
cho bước đầu thuần dưỡng cây gấc in vitro.
4.2 ĐỀ NGHỊ
- Cần tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của loại và nồng độ auxin cũng như thành
phần dinh dưỡng MS đến sự tạo rễ chồi gấc in vitro.
- Cần tiếp tục nghiên cứu điều kiện, cách thức giữ ẩm cho cây gấc in vitro
trong giai đoạn thuần dưỡng.
69
QUI TRÌNH NHÂN GIỐNG GẤC IN VITRO
Thuần dưỡng
Nylon giữ ẩm+ tro trấu
Chuyển mẫu vào ống
nghiệm chứa môi trường
cơ bản MS có bổ sung 0,5
ppm BA
Ngâm mẫu trong nước
xà phòng 10-15 phút
Rửa mẫu lại nhiều lần
dưới vòi nước chảy
Ngâm mẫu trong dung
dịch HgCl2 0,05% (trong
50 phút) rửa sạch 3 lần với
nước cất tuyệt trùng. Sau
đó cho mẫu vào dung dịch
Streptomycine 0,05%
(trong 50 phút)
Chọn dây gấc to, không
sâu bệnh, cho trái tốt
Cắt thành đoạn (3-5 cm)
có chứa mầm
Rửa mẫu sơ bộ dưới vòi
nước chảy
Tạo rễ
0,2 ppm NAA+2g/l than
hoạt tính
Tạo chồi
0,2 ppm BA+0,02 ppm IBA
Thuầ dưỡng
Tạo rễ
Tạo chồi
70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BÙI TUẤN ANH, VÕ VĂN BÉ, PHẠM THỊ NGA. 2000. Giáo trình sinh học đại
cương A2. Thư viện khoa Nông Nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ.
ĐỖ TẤT LỢI. 2003. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản y học.
ĐỖ THỊ TRANG NHÃ. 2005. Ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng cytokynin
và auxin lên sự tạo chồi và biến dị của dưa hấu tam bội (Citrullus Vulgaris
Schrad.) in vitro. Luận văn thạc sĩ. Thư viện khoa Nông nghiệp. Trường Đại
học Cần Thơ.
GEORGE, E. F. 1993. Plant propagation by tissue culture. 2rd Edition. Exergetics
limited.
HOÀNG THỊ LAN HƯƠNG, NGUYỄN XUÂN LINH, NGUYỄN KIM LÝ. 2004.
Nghiên cứu qui trình nhân nhanh giống cúc CN97 bằng phương pháp nuôi cây
mô. Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn số 4/2004. Thư viện khoa Nông
Nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ.
LÂM NGỌC PHƯƠNG, MAI QUANG THẢO.2003. Nhân giống dưa hấu tam bội
Citrullus vulgaris Schrad. in vitro. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ.
LÊ HỮU CẦN, NGUYỄN THỊ HẢI HÀ. 2005. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ in
vitro trong nhân nhanh một số giống cúc tại Thanh Hoá. Nông Nghiệp và phát
triển Nông Thôn kỳ 2 tháng 12/2005. Thư viện khoa Nông Nghiệp. Trường
Đại học Cần Thơ.
LÊ TRẦN BÌNH, HỒ HỮU NGHỊ, LÊ THỊ MUỘI. 1997. Công nghệ Sinh học
thực vật trong cải tiến giống cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
LÊ VĂN HOÀ. 1997. Giáo trình sinh lý thực vật. Thư viện khoa Nông nghiệp.
Trường Đại học Cần Thơ.
NGUYỄN BẢO TOÀN. 2005. Giáo trình nuôi cây mô và tế bào thực vật. Tủ
sách Đại học Cần Thơ.
NGUYỄN ĐỨC LƯỢNG, LÊ THỊ THUỶ TIÊN. 2002. Công nghệ tế bào. Nhà
xuất bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh.
71
NGUYỄN MINH CHƠN. 2005. Giáo trình chất điều hoà sinh trưởng thực vật.
Tủ sách Đại học Cần Thơ.
NGUYỄN MINH HÙNG. 2006. Hiệu quả của cytokinin, auxin và than hoạt tính
trên sự nhân chồi và tạo rễ cây dưa lê (Cucumis melo L.). Thư viện khoa nông
nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG. 2006. Ảnh hưởng của một số hoá chất khử trùng
đến sự sinh trưởng của chồi gấc (Momordica cochinchinesis (Lour.) Spreng.)
trong điều kiện in vitro. Luận văn tốt nghiệp đại học. Thư viện khoa Khoa
Học. Trường Đại học Cần Thơ.
PHẠM HOÀNG HỘ. 1999. Cây cỏ Việt Nam (Quyển I). Nhà xuất bản Trẻ.
Trang 568. Thư viện khoa Nông nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ.
PHAN VĂN MÃI, PHAN THỊ THUỶ NGÂN. 2006. Khảo sát môi trường làm
giảm hiện tượng bất thường trong vi nhân giống khóm (Ananas comosus
(L) Merr.) nhóm Queen trong điều kiện bình phản ứng sinh học. Luận văn
tốt nghiệp đại học. Thư viện khoa Khoa Học. Trường Đại học Cần Thơ.
TRANG NGỌC DIỆP. 2006. Ảnh hưởng của Benzyl Adenine đến sự sinh trưởng
của chồi gấc (Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng) trong điều kiện
in vitro. Thư viện khoa Khoa Học. Trường Đại học Cần Thơ.
72
BẢNG PHỤ CHƯƠNG 1
1.1 BẢNG PHÂN TÍCH ANOVA (THÍ NGHIỆM 1)
1.1 Ba tuần sau khi cấy
1.1.1 Chiều cao gia tăng (cm)
Nguồn biến
động
Độ tự do Tổng bình
phương
Trung bình
bình
phương
Ftính P
Ngiệm thức
Sai số
Tổng cộng
10
44
54
4,033
7,453
11,486
0,403
0,169
2,381 0,0236
CV = 11,23%
1.1.2 Trọng lượng cụm chồi gia tăng (g)
Nguồn biến
động
Độ tự do Tổng bình
phương
Trung bình
bình
phương
Ftính P
Ngiệm thức
Sai số
Tổng cộng
10
44
54
0,090
0,148
0,238
0,009
0,003
2,678 0,0119
CV = 17,64%
1.1.3 Số chồi nhỏ
Nguồn biến
động
Độ tự do Tổng bình
phương
Trung bình
bình
phương
Ftính P
Ngiệm thức
Sai số
Tổng cộng
10
44
54
1,392
0,899
2,291
0,139
0,02
6,812 0,0000
CV = 48,97%
73
1.1.4 số chồi lớn
Nguồn biến
động
Độ tự do Tổng bình
phương
Trung bình
bình
phương
Ftính P
Ngiệm thức
Sai số
Tổng cộng
10
44
54
0,398
0,202
0,600
0,040
0,005
8,655 0,0000
CV = 80,54%
1.2 Sáu tuần sau khi cấy
1.2.1 Chiều cao gia tăng (cm)
Nguồn biến
động
Độ tự do Tổng bình
phương
Trung bình
bình
phương
Ftính P
Ngiệm thức
Sai số
Tổng cộng
10
44
54
44,516
11,691
57,207
4,552
0,266
17.130 0,0000
CV = 9,9%
1.2.2 Trọng lượng cụm chồi gia tăng (g)
Nguồn biến
động
Độ tự do Tổng bình
phương
Trung bình
bình
phương
Ftính P
Ngiệm thức
Sai số
Tổng cộng
10
44
54
3,312
1,147
4,459
0,331
0,026
12,701 0,0000
CV = 17,36%
74
1.2.3 Số chồi nhỏ
Nguồn biến
động
Độ tự do Tổng bình
phương
Trung bình
bình
phương
Ftính P
Ngiệm thức
Sai số
Tổng cộng
10
44
54
1,391
0,205
1,596
0,139
0,005
29,926 0,0000
CV = 15,12%
1.2.4 Số chồi lớn
Nguồn biến
động
Độ tự do Tổng bình
phương
Trung bình
bình
phương
Ftính P
Ngiệm thức
Sai số
Tổng cộng
10
44
54
2,372
0,310
2,682
0,237
0,007
33,635 0,0000
CV = 26,52%
1.2 BẢNG PHÂN TÍCH ANOVA (THÍ NGHIỆM 2)
1.2.1 Chiều cao gia tăng (cm)
Nguồn biến
động
Độ tự do Tổng bình
phương
Trung bình
bình
phương
Ftính P
Than (A)
Nồng độ (B)
A*B
Sai số
1
5
5
48
3,944
2,285
3,747
17,802
3,944
0,457
0,749
0,371
10,6345
1,2324
2,0208
0,002
0,3087
0,0925
Tổng cộng 59 27,779
CV = 26,52%
75
1.2.2 Trọng lượng cụm chồi gia tăng (g)
Nguồn biến
động
Độ tự do Tổng bình
phương
Trung bình
bình
phương
Ftính P
Than (A)
Nồng độ (B)
A*B
Sai số
1
5
5
48
1,058
1,193
0,13
0,252
1,058
0,039
0,026
0,005
201,9000
7,3833
4,975
0,0000
0,0000
0,0009
Tổng cộng 59 27,779
CV = 27,67%
1.2.3 Số lá
Nguồn biến
động
Độ tự do Tổng bình
phương
Trung bình
bình
phương
Ftính P
Than (A)
Nồng độ (B)
A*B
Sai số
1
5
5
48
0,09
0,051
0,085
0,259
0,09
0,01
0,017
0,005
16,7596
1,8995
3,1616
0,0002
0,1119
0,0151
Tổng cộng 59 0,485
CV = 10,00%
76
1.2.4 Số rễ
Nguồn biến
động
Độ tự do Tổng bình
phương
Trung bình
bình
phương
Ftính P
Than (A)
Nồng độ (B)
A*B
Sai số
1
5
5
48
3,428
0,305
0,242
0,565
3,428
0,061
0,048
0,012
291,0952
5,1830
4,1046
0,0000
0,0007
0,0035
Tổng cộng 59 4,54
CV = 36,59%
1.2.5 Chiều dài rễ (cm)
Nguồn biến
động
Độ tự do Tổng bình
phương
Trung
bình bình
phương
Ftính P
Than (A)
Nồng độ (B)
A*B
Sai số
1
5
5
48
1,842
0,16
0,127
0,548
1,842
0,032
0,025
0,011
161,4545
2,7968
2,2296
0,0000
0,0270
0,0664
Tổng cộng 59 2,676
CV = 47,67%
77
1.3 BẢNG PHÂN TÍCH ANOVA (THÍ NGHIỆM 3)
1.3.1 Tỷ lệ sống (%)
Nguồn biến
động
Độ tự do Tổng bình
phương
Trung
bình bình
phương
Ftính P
Nylon (A)
Giá thể (B)
A*B
Sai số
1
2
2
24
0,845
0,099
0,627
2,280
0,845
0,049
0,313
0,095
8,8971
0,5198
3,2997
0,0065
0,0542
Tổng cộng 29 3,85
CV= 40,61 %
1.3.2 Chiều cao gia tăng (cm)
Nguồn biến
động
Độ tự do Tổng bình
phương
Trung
bình bình
phương
Ftính P
Nylon (A)
Giá thể (B)
A*B
Sai số
1
2
2
24
0,346
0,016
1,231
1,615
0,346
0,008
0,615
0,067
5,1500
0,1204
9,1471
0,0325
0,0011
Tổng cộng 29 3,208
CV= 53,73%
78
1.3.3 Số lá
Nguồn biến
động
Độ tự do Tổng bình
phương
Trung
bình bình
phương
Ftính P
Nylon (A)
Giá thể (B)
A*B
Sai số
1
2
2
24
0,729
0,003
0,294
1,653
0,729
0,002
0,147
0,069
10,5861
0,0232
2,1309
0,0034
0,1407
Tổng cộng 29 2,679
CV= 52,16%
79
BẢNG PHỤ CHƯƠNG 2
1. Môi trường Murashige and Skoog (MS) (1962)
Macro MS Hoá chất Hàm lượng (g/lít)
NH4NO3 1,65
KNO3 1,9
MS1
MgSO4.7.H2O 0,37
MS2 CaCl2 0,33
MS3 KH2PO4 0,17
Micro MS Hoá chất Hàm lượng (mg/lít)
H3BO4 6,2
MnSO4 22,3
ZnSO4.7.H2O 11,5
Na2MoO4.2.H2O 0,25
CuSO4.5.H2O 0,025
KI 0,83
CoCl2 0,025
FeSO4.7.H2O 27,8 Fe-EDTA
EDTA 37,3
2. Vitamin
Tên Hàm lượng (mg/lít)
Nicotinic acid 100
Pyridoxin 100
Thiamin 100
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nuôi cấy mô gấc.pdf